1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực hành lý sinh

33 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Bài 1 (4)
    • II. Đối tượng nghiên cứu và dụng cụ (5)
    • III. Các bước tiến hành (5)
    • IV. Kết quả thực hành (6)
    • V. Giải thích và kết luận (7)
    • VI. Tài liệu tham khảo (7)
  • BÀI 2 (8)
    • I. Cơ sở lý thuyết (13)
  • BÀI 3 (12)
  • BÀI 4 (17)
  • BÀI 5 (20)
    • II. Đối tượng nghiên cứu và dụng dụ (26)
  • BÀI 7 (29)

Nội dung

Cơ sở lý thuyết 1 Năng lượng hoạt hóa  Để một phản ứng hóa học xảy ra, các nguyên tử, phân tử của chất tham gia phản ứng phải thay đổi, sắp xếp lại cấu trúc và hình thành một trật tự cấ

Đối tượng nghiên cứu và dụng cụ

Đối tượng nghiên cứu là ếch, thuộc lớp lưỡng cư

Thuận lợi: phổ biến ở Việt Nam nên dễ tìm, rẻ tiền, có thể thực hiện nhiều thí nghiệm, bên cạnh đó, cơ tim khỏe, co bóp mạnh, tính tự động của tim cao, tính chống chịu tốt, phù hợp cho việc nghiên cứu

2) Dụng cụ, hóa chất và vật liệu

1 kéo to  4 con ếch/nhóm

1 kéo con  1 bàn xốp để ghim ếch

1 chọc tủy  2 công tơ hút

1 khay mổ  3 bình tam giác có nút cao su dùi hai lỗ

10 đinh ghim  1 nồi cách thủy

4 cốc thủy tinh  1 khay (chậu) nước đá

1 cuộn chỉ  1 lít dung dịch Ringer dùng cho động vật biến nhiệt

2 khăn lau để mổ  1 đồng hồ bấm giây

Các bước tiến hành

Cầm tim ếch bằng tay trái, để mặt lưng lên trên

Tìm nơi tiếp giáp giữa xương sống và hộp sọ, đó là chỗ lõm nằm ở đỉnh của tam giác đều có đáy là đường nối giữa hai mắt ếch

Ấn mạnh kim học và đâm sâu xuống tủy sống, nếu chọc đúng tủy thì hai chân ếch sẽ duỗi thẳng ra

Cố định ếch: dùng ghim cố định 4 chân ếch vào bàn mổ

Dùng kéo to mở rộng khoang ngực ếch cắt bỏ một mảnh da ngực hình tam giác (có đỉnh là mỏm xương ức và đáy là đường nối hai khớp vai) Tiếp đó dùng panh kẹp vào mỏm sụn xương ức, nhấc thành trước lồng ngực lên và cắt bỏ đi một mảnh lồng ngực theo hình tam giác như đã cắt ở da trước đó

 Thấy tim lộ rõ trong xoang bao tim Dùng panh kẹp nâng màng bao tim lên và dùng kéo cắt đứt màng bao tim

Dùng kéo và panh nhỏ, luồn chỉ xuống dưới tĩnh mạch chủ, hai động mạch trái và phải

Thắt chặt tĩnh mạch chủ và động mạch phải của ếch

Nhẹ nhàng kéo sợi chỉ nâng động mạch trái lên, cách một lỗ nhỏ để luồn canuyl (có chứa dung dịch sinh lý) vào sâu tâm thất

Dùng ống hút bỏ máu trong canuyl, tiếp tục cho dung dịch sinh lý vào, lại hút bỏ, rửa sạch tim cho đến khi toàn bộ máu trong tim được thay bằng dung dịch sinh lý Khi thấy tim trắng, nước sinh lý trong canuyl dâng lên, hạ xuống theo nhịp tim là được

Thắt chặt chỉ, buộc động mạch trái vào canuyl, dùng kéo cắt rời tim ra khỏi lồng ngực ếch

Gắn canuyl có tim ếch vào lỗ nhỏ trên nút bình tạo ẩm

2) Xác định đại lượng và năng lượng hoạt hóa của quá trình co bóp tim ếch tách rời

Chuẩn bị ba bình ẩm chứa khoảng dung dịch Ringer ở ba nhiệt độ khác nhau

 Bước 1: Đặt ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm

 Bước 2: Đặt trong máy điều nhiệt có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng

 Bước 3: Đặt vào chậu nước đá để hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ phòng

Khi nhiệt độ đã ổn định, đặt tim ếch đã cô lập vào bình ẩm ở nhiệt độ phòng, đếm số nhịp đập của tim trong thời gian 1 phút đó chính là hẳng số tốc độ của quá trình co bóp tim ếch tách rời

Đếm ít nhất 5 lần để lấy giá trị trung bình

Lưu ý: Có thể xác định hằng số tốc độ của quá trình này bằng cách xác định thời gian mà tim đập được 20 nhịp Suy ra 60 giây đập được bao nhiêu nhịp Làm như vậy có thể tiết kiệm được thời gian hơn

Tiến hành tương tự như trên ở nhiệt độ cao hơn và thấp hơn so với nhiệt độ phòng để xác định được và Cần chú ý mỗi lần thay đổi nhiệt độ phải chờ 3 phút cho tim thích ứng với điều kiện nhiệt độ mới trong bình ẩm

Áp dụng công thức để tính đại lượng trong điều kiện tăng nhiệt độ:

Từ đó tính được năng lượng hoạt hóa của quá trình co bóp tim ếch tách rời trong điều kiện này là:

Còn ở điều kiện giảm nhiệt độ giảm thì: và năng lượng hoạt hóa là:

Kết quả thực hành

Kết quả thu được lập thành bảng số liệu

Bảng tổng hợp số liệu trung bình

Hằng số tốc độ Đại lượng

Năng lượng hoạt Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình hóa

Giải thích và kết luận

Khi tim ếch được tách rời khỏi cơ thể, vẫn có khả năng co bóp là nhờ hệ thống nút tự phát các xung động và dẫn truyền xung động Hệ thống nút là nút xoang, nút nhĩ thất, bó His, mạng lưới Purkinje Hệ thống nút nếu tự động phát xung thì tần số khoảng 40-50 nhịp/phút

Nhiệt độ càng cao thì sự chuyển động của các phân tử càng lớn, các phân tử va chạm càng nhiều và mạnh làm phản ứng diễn ra nhanh, do đó sự tạo nhịp của nút xoang và lan truyền các xung nhanh và mạnh mẽ Vì thế, số nhịp tim đập trong một phút cũng nhiều hơn ở nhiệt độ thấp hơn

Năng lượng hoạt hóa: Tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ cao thì năng lượng hoạt hóa càng lớn Nói cách khác là nhiệt độ cao, số lượng các phân tử có năng lượng bằng hoă {c lớn hơn năng lượng hoạt hóa sẽ tăng lên làm tốc độ phản ứng tăng lên, năng lượng hoạt hóa cũng tăng lên Năng lượng hoạt hóa ở khi nhiệt độ tăng lớn hơn khi giảm xuống

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng và năng lượng hoạt hóa Nhiệt độ càng cao, tốc độ phản ứng càng lớn và năng lượng hoạt hóa càng nhiều

Tài liệu tham khảo

Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005

Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương (3 tập), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010

Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002

Những yêu cầu cần nắm được sau khi nghiên cứu bài thực tập này:

 Phân biệt thế nào là môi trường ưu trương, nhược trương và đẳng trương

 Phản ứng của tế bào động vật và thực vật trong các loại môi trường đó

 Thành phần cấu trúc nào của màng tế bào hồng cầu giúp nó có thể thay đổi thể tích trong một giới hạn nhất định

 Thế nào là độ bền của màng tế bào hồng cầu Ý nghĩa

 Thành thạo phương pháp sử dụng dunh dịch nhược trương xác định độ bền của màng tế bào hồng cầu

Chúng ta biết màng tế bào có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống của tế bào

U.B.Frank – một nhà lý sinh nổi tiếng đã nói rằng: “Mọi hoạt động sống đều diễn ra trên “sân khấu” – màng” Màng ở đây được hiểu theo một ý nghĩa rộng, gồm các loại màng có mặt ở bên trong tế bào (màng nội bào) và màng sinh chất, màng bao quanh tế bào

Màng sinh chất giữ nhiệm vụ bảo vệ, trao đổi thông tin và vật chất giữa tế bào với môi trường bên ngoài Tế bào hồng cầu là một đối tượng điển hình để chúng ta nghiên cứu cấu tạo, tính chất và chức năng của màng tế bào

2) Màng tế bào hồng cầu

Trên hình là hình ảnh chung về tế bào hồng cầu người quan sát qua kính hiển vi điện tử Tế bào có bề mặt lõm để tăng diện tích tiếp xúc với môi trường ngoài Hồng cầu trưởng thành là một loại tế bào không nhân Cấu tạo màng tế bào hồng cầu, nhìn chung giống như màng sinh chất của các loại tế bào khác, gồm các protein màng tế bào – lớp lipit kép – protein khảm vào nhau

Màng tế bào hồng cầu chứa một mạng lưới protein dạng sợi gọi là spectrin, chiếm tới 30% tổng lượng protein màng Spectrin là một phức hợp gồm hai polypeptit có trọng lượng phân tử khoảng 220.000-240.000 Da Cùng với các protein khác, spectrin giúp biến đổi hình dạng hồng cầu bằng cách co duỗi các sợi của nó, hỗ trợ hồng cầu đi qua các mao mạch nhỏ Tuy nhiên, ở lách, hồng cầu già hoặc bị suy yếu có khả năng co giãn spectrin kém, dẫn đến việc không thể đi qua các mao mạch và bị lách tiêu hủy.

Ở trạng thái sinh lí bình thường, màng hồng cầu khá bền vững Thể tích của tế bào thường không thay đổi và được điều tiết bởi tỉ lệ lượng các chất hòa tan bên trong và bên ngoài tế bào

Chúng ta biết, lượng các ion của các muối hòa tan trong tế bào là một hằng số ổn định Do đó thể tích tế bào phụ thuộc vào lượng ion của môi trường bên ngoài

3) Môi trường của tế bào hồng cầu

Chúng ta biết có ba loại môi trường: môi trường ưu trương, môi trường đẳng trương và môi trường nhược trương

Màng tế bào hồng cầu duy trì sự bền vững trong môi trường đẳng trương Trong môi trường ưu trương, áp suất thẩm thấu từ bên ngoài khiến tế bào hồng cầu co lại Ngược lại, trong môi trường nhược trương, áp suất thẩm thấu từ bên trong khiến tế bào trương phồng, vỡ màng và giải phóng chất nội bào Độ bền màng hồng cầu biểu hiện ở nồng độ dung dịch muối trong môi trường nhược trương mà tại đó hiện tượng huyết tiêu hồng cầu không xảy ra.

II Đối tượng nghiên cứu và dụng cụ

Đối tượng nghiên cứu: tế bào hồng cầu gà

2) Dụng cụ, hóa chất và vật liệu

250 dung dịch sinh lý máu nóng pH = 7,4

Tế bào hồng cầu gà

1 pipetman 100 , giấy thấm, khăn lau

III Các bước tiến hành

1) Lấy mẫu tế bào hồng cầu

Dùng citrat natri hoặc heparin để lấy máu chống đông Rửa tế bào hồng cầu bằng cách quay li tâm (1200 vòng/phút trong 5 phút) máu chống đông trong dung dịch sinh lý PBS (có pH bằng 7,4) ba lần

Trước khi li tâm dùng ống hút sục nhẹ nhàng cho hồng cầu phân bố đều trong dung dịch, tránh bị vỡ Sau lần li tâm thứ ba, phân tán đều hồng cầu trong dung dịch PBS nói trên sao cho có mật độ là 5.10 tế bào/ 6

2) Xác định độ bền của màng tế bào hồng cầu

Chuẩn bị 10 ống li tâm, đánh số từ 0 đến 10 Pha vào mỗi ống nghiệm 5 dung dịch muối NaCl tương ứng với các nồng độ 0; 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7; 0,8; 0,9%, sau đó thêm vào mỗi ống nghiệm 500 dịch hồng cầu đã chuẩn bị trên Để các ống nghiệm vào tủ ấm trong 15 phút rồi li tâm 3000 vòng/phút Sau khi li tâm, quan sát màu của dịch Màu đỏ là màu của huyết sắc tố thoát ra sau khi màng tế bào hồng cầu bị vỡ Nồng độ thấp nhất của các ống không có màu đỏ là giới hạn bền của màng tế bào hồng cầu

IV Kết quả thực hành

Kết quả thu được lập thành bảng số liệu

Màu sắc Đỏ Đỏ Hồng nhạt Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng Trắng

V Giải thích và kết luận

Do nồng độ NaCl trong môi trường nhiều hơn so với trong tế bào hồng cầu làm cho nước đi vào làm thề tích tế bào tăng, chúng trương phồng lên rồi bị vỡ ra, và giải phóng các chất ra ngoài môi trường gây ra hiện tượng huyết tiêu

Nồng độ NaCl trong các ống nghiệm càng tăng thì lượng nước đi vào tế bào hồng cầu càng giảm Trong ống nghiệm 1 nồng độ NaCl cao nhất, lượng nước đi vào ít nhất nên tế bào hồng cầu bị vỡ nhiều nhất, dung dịch có màu đậm nhất Ngược lại, trong ống nghiệm 4, nồng độ NaCl thấp hơn nên lượng nước đi vào tế bào hồng cầu nhiều hơn, khiến tế bào trương lên nhưng chưa vỡ, chưa xảy ra hiện tượng huyết tiêu.

Nồng độ nhược trương lớn nhất không gây tan máu là 0,4% Ở nồng độ này, hồng cầu không bị vỡ và lắng xuống đáy dung dịch, khiến dung dịch trong dần lên.

Khi ly tâm, tế bào hồng cầu nguyên vẹn và tế bào hồng cầu bị vỡ sẽ bị lắng xuống dưới đáy

Tuy nhiên tế bào hồng cầu bị vỡ có kích thước nhỏ dễ khuyếch tán nên tạo ra màu đỏ của dung dịch Càng nhiều tế bào hồng cầu bị vỡ, lượng tế bào khuyếch tán càng nhiều và dung dịch có màu càng đậm Trong khi tế bào hồng cầu nguyên vẹn lắng đọng dưới đáy và không khuyếch tán được do quá trình ly tâm

Màng tế bào hồng cầu bền trong môi trường đẳng trương

Trong môi trường ưu trương, tế bào nhăn nhúm lại do chịu tác động của áp suất thẩm thấu từ bên ngoài vào

Trong môi trường nhược trương, tế bào trương phồng lên và màng của nó bị bung ra do chịu tác động của một lực gây ra bởi áp suất thẩm thấu từ bên trong làm cho lượng nước trong tế bào ngày càng tăng cao và cuối cùng giải phóng các chất từ nội bào ra bên ngoài

VI Tài liệu tham khảo

Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005

Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương (3

Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002

Để đo kích thước các đối tượng nhỏ được quan sát dưới kính hiển vi như hạt phấn hoa, tế bào hoặc sợi bông, tóc , không thể đo trực tiếp bằng thước đo chiều dài thông thường mà phải đo gián tiếp thông qua thước đo thị kính gắn vào kính hiển vi.

Những yêu cầu cần nắm được sau khi nghiên cứu bài thực tập này:

 Quan sát thước đo vật kính và biết được giá trị độ dài của mỗi vạch

 Cách đo kích thước tế bào trên kính hiển vi

 Xác định được hệ số dài của một khoảng thị kính và kích thước trung bình của tế bào hồng cầu

Loại đơn giản: là một miếng kính hình tròn, giữa có một vạch dài 5 ở được chia ra làm 50 khoảng cách đều nhau Khi sử dụng được đặt vào một cái gờ giữa hai thấu kính của thị kính

Loại cải tiến: được dùng phổ biến trong các phòng thí nghiệm là loại AM-9-2 Nó được cấu tạo từ một thị kính 15x và một hệ thống chia vạch để đo Hệ thống chia vạch gồm một kính phẳng cố định, trên đó khắc các vạch cách đều nhau đánh số từ 0 đến 8 Ngoài ra, còn một kính di động có khắc hai vạch chéo nhau đi kèm với hai vạch song song Kính di động này được gắn liền với một trống chia độ bên ngoài Xung quanh vòng tròn trống chia độ được chia thành 100 vạch bằng nhau Khi vặn trống chia độ hết một vòng (đi hết 100 vạch) thì sẽ làm dịch chuyển 1 vạch trên kính cố định (dịch được 1 ) Như vậy mỗi vạch trên trống chia độ tương ứng với 1/100 vạch ở kính cố định

Thước đo vật kính là một phiến kính có kích thước 26 x 76 x15 Ở chính giữa của phiến kính có khắc một thước đo dài 1 thành 100 vạch bằng nhau Ở đó, chiều dài của mỗi vạch là 0,01 (10 ) Thước đo này được bảo vệ bởi một miếng kính nhỏ, tròn bằng cách gắn lên trên thước đo Xung quanh thước đo được đánh dấu bằng một vòng tròn màu đen Thước này đặt lên bàn kính hiển vi để xác định độ dài của mỗi vạch chia trên thước đo thị kính được dùng để đánh dấu khoảng cách, hoặc kích thước vật muốn đo

Muốn đo kích thước của bất kỳ vật hiển vi nào dưới kính hiển vi ở độ phóng đại nào đó, người ta phải xác định chiều dài (tính ra ) của mỗi khoảng cách trên thước đo thị kính khi quan sát ở độ phóng đại ấy Muốn vậy, người ta đặt thước đo vật kính vào bàn kính hiển vi, sau đó điều chỉnh sao cho vạch đầu tiên của thước đo thị kính trùng với vạch đầu tiên của thước đo vật kính, sau đó đếm xem có bao nhiêu khoảng của thước đo thị kính vừa vặn trùng với bao nhiêu khoảng của thước đo vật kính

Ví dụ 1 Ở độ phóng đại 32 (thị kính 10x, vật kính 3,2) thì 5 khoảng cách ở thước đo thị kính (ký hiệu là a) trùng khít hoàn toàn với 22 khoảng cách của thước đo vật kính (ký hiệu b) Như vậy, mỗi khoảng cách của thước đo vật kính có độ dài 10

, thì chiều dài một khoảng cách trên thước đo thị kính ở độ phóng đại trên là:

Khi đã biết độ dài một khoảng của thước đo thị kính, lấy thước đo vật kính ra và thay bằng tiêu bản vật cần đo lên bàn kính hiển vi, xác định xem vật đó có độ dài là mấy khoảng của thước đo thị kính

Ví dụ 2Vật cần đo hoặc tế bào vi sinh vật có độ dài là ba khoảng của thước đo thị kính ở cùng độ phóng đại nêu trên (là 32) thì giá trị độ dài của nó là:

Muốn đo được chính xác, người ta thường đo nhiều lần rồi lấy giá trị trung bình Nếu dùng thước đo thị kính loại AM-9-2 ta làm như sau : Nhìn vào thị kính, điều chỉnh trống chia độ cho giao điểm của vạch chéo chạy về số 0 Đồng thời điều chỉnh cho giới hạn thứ nhất của vật cần đo rơi vào trùng giao điểm trên Tiếp theo, vặn trống chia độ cho giao diểm của vạch chéo chạy sang điểm giới hạn thứ hai của vật đo Đọc số chẵn trên thước đo cố định của thị kính và số lẻ trên trống chiađộ

Ví dụ 3 Chiều dài của vật cần đo ứng với ba vạch trên thước cố định và 25 vạch trên trống chia độ Giả sử độ phóng đại đang đo hệ số một khoảng trên thước đo cố định của thị kính là 44 thì độ dài của vật đo sẽ là:

II Đối tượng nghiên cứu và dụng cụ

Đối tượng nghiên cứu: tế bào sinh vật

2) Dụng cụ, hóa chất và vật liệu

Thước đo thị kính AM-9-2

III Các bước tiến hành

Quan sát tế bào trên tiêu bản

Tiến hành đo kích thước của 40 tế bào ở các vị trí khác nhau trên tiêu bản bằng cách đo sử dụng máy đo gắn với máy vi tính (cách 1) và cách đo trực tiếp (cách 2)

Sử dụng quy tắc toán thống kê tính kích thước trung bình của tế bào

IV Kết quả thực hành

Tính kích thước trung bình của tế bào theo quy tắc của toán thống kê sinh học

1) Kết quả đo theo đơn vị trường nhìn (pixel)

2) Quy đổi sang mm: 1mmI00pixels

V Giải thích và kết luận

Kích thước tế bào trung bình:

Phương sai mẫu hiệu chỉnh:

VI Tài liệu tham khảo

Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005

Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương (3 tập), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010

Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002

Đối tượng nghiên cứu và dụng dụ

Đối tượng nghiên cứu: dung dịch protein

2) Dụng cụ, hóa chất và vật liệu

Dung dịch thuốc nhuộm xanh Commasie 1x

Protein với nồng độ chưa xác định

III Các bước tiến hành

Những yêu cầu cần nắm được sau khi nghiên cứu bài thực tập này:

 Hiểu được phản ứng của thuốc nhuộm Commasie xanh và ứng dụng trong xét nghiệm nồng độ

 Biết được thao tác sử dụng máy và đọc kết quả quang phổ kế

 Hiểu được áp dụng định luật Lambert-Beer trong việc xác định nồng độ chất

Bước 1: Pha dung dịch protein chuẩn (BSA) có nồng độ 10 trong PBS

Bước 2: Pha dung dịch thuốc thử Bradford

Pha 0,1g G250 và 50 methanol rồi pha loãng đến 500 được dung dịch A

Trộn dung dịch A với B rồi lọc ta được dung dịch Bradford

Bước 3: Dùng pipet hút 0; 0,2 dung dịch BSA vào ống falcon up tới 1 PBS.

Bước 4: Thêm dung dịch nhuộm vào ống falcon theo tỉ lệ 2:8

Bước 5: Tắt đèn, để phản ứng diễn ra Tối thiểu 5 phút và không quá 20 phút.

Bước 6: Đo bằng quang phổ kế ở 595 để xác định độ hấp thụ A (absortion)

Nếu quang phổ kế trả ra kết quả khác không ở mẫu trắng, ta lấy giá trị trung bình của mẫu trắng này và trừ giá trị mẫu chuẩn và mẫu cần đo với giá trị này

- Xây dựng đường chuẩn dựa trên mối liên hệ giữa bước sóng hấp thụ 595nm và nồng độ.- Dựa vào đường chuẩn, xác định nồng độ của mẫu chưa biết bằng cách so sánh với các giá trị trong đường chuẩn.- Nếu mẫu đã được pha loãng, tính nồng độ của mẫu ban đầu bằng cách nhân nồng độ đo được với hệ số pha loãng đã dùng.

IV Kết quả thực hành

Kết quả thu được lập thành bảng số liệu

V Giải thích và kết luận

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 f(x) = 0.0357162661737523 x + 0.00256377079482442 R² = 0.99993125387377 Đường chuẩn nồng độ BSA Đường chuẩn nồng độ BSA Linear (Đường chuẩn nồng độ BSA )

Nồng độ dung dịch (mg/ml) Độ hấp thụ quang ở bước sóng 595nm

VI Tài liệu tham khảo

Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005

Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương (3 tập), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010

Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002

Nguồn năng lượng chủ yếu của sinh vật trên trái đất là năng lượng bức xạ mặt trời Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời sự sống đã phát sinh, duy trì và phát triển Để tồn tại và tiến hóa, sinh vật thu nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời rồi chuyển hóa nó sang dạng năng lượng khác cần thiết cho sự sống qua những phản ứng đặc hiệu. Ánh sáng là bức xạ điện từ trường lan truyền trong không gian với vận tốc vô cùng lớn (trong chân không vận tốc ánh sáng đạt 300000 ) Ánh sáng được chia thành 3 vùng cơ bản:

Vùng nhìn thấy (vùng khả kiến) có bước sóng ( ) từ 400 – 700

Những yêu cầu cần nắm được sau khi nghiên cứu bài thực tập này:

 Nắm được bản chất ánh sáng

 Hiểu được quy luật hấp thụ ánh sáng

Trong hệ sinh vật, các loài có vùng khả kiến không giống nhau Ví dụ, với người vùng khả kiến có nhưng với côn trùng vùng khả kiến lại có Quá trình hấp thụ ánh sáng của vật chất có phương trình: là quá trình vật lý lượng tử thuần túy với cơ sở là sự tương tác giữa vectơ điện của lượng tử ánh sáng với nguyên tử hoặc phân tử Nguyên tử (phân tử) chỉ hấp thụ lượng tử có bước sóng ( ) xác định với năng lượng tương ứng với hiệu năng lượng ( ) giữa hai trạng thái, trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích của nguyên tử (phân tử) có phương trình như sau:

Trong đó: là hằng số Plan là tốc độ ánh sáng là bước sóng của ánh sáng Giai đoạn hấp thụ lượng tử ánh sáng và giai đoạn khử trạng thái kích thích điện tử của phân tử,đặc trưng chung cho tất cả các phản ứng quang sinh học:

 Đường : Khi phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng để chuyển từ mức năng lượng cơ bản ban đầu ( ) lên mức năng lượng cao hơn ( hoặc )

Theo cơ học lượng tử, không có bước chuyển dịch phát xạ (phát sóng ánh sáng) khi phân tử chuyển từ mức singlet sang mức triplet, đồng thời cũng không có bước chuyển thẳng từ mức singlet lên mức triplet (bước cấm).

Khi phân tử chuyển từ mức về mức cơ bản sẽ phát huỳnh quang ( ) hoặc chuyển từ mức triplet về mức cơ bản sẽ phát lân quang ( ).

 Các đường 1, 2, 3, 4 là phân tử thải hồi năng lượng dưới dạng tỏa nhiệt ra môi trường.

Quá trình phân tử hấp thụ năng lượng ánh sáng để chuyển lên trạng thái kích thích và sau đó trở về trạng thái ban đầu là một quá trình bất thuận nghịch.

Cảm giác màu sắc là một chuỗi của quá trình sinh lý và tâm lý phức tạp khi bức xạ trong vùng khả kiến chiếu vào võng mạc của mắt Ánh sáng chiếu vào một chất nào đó nó đi qua hoàn toàn thì đối với mắt ta chất đó không màu (thí dụ, thủy tinh hấp thụ các bức xạ với bước sóng nhỏ hơn 360 nên nó trong suốt với các bức xạ khả kiến) Một chất hấp thụ hoàn toàn tất cả các tia ánh sáng thì ta thấy chất đó có màu đen Nếu sự hấp thụ chỉ xảy ra ở một khoảng nào đó của vùng khả kiến thì các bức xạ ở khoảng còn lại khi đến mắt ta sẽ gây cho ta cảm giác về một màu nào đó Chẳng hạn như, một chất hấp thụ tia màu đỏ ( ) thì ánh sáng còn lại gây cho ta cảm giác lục

II Đối tượng nghiên cứu và dụng cụ

2) Dụng cụ, hóa chất và vật liệu

Kính lọc với các chiết suất khác nhau

III Các bước tiến hành

Nhỏ 2 giọt dịch chiết thực phẩm lên giấy lọc

Tắt đèn phòng, bật đèn UV pha quan sát giấy lọc thấm dịch chiết qua kính lọc với các chiết suất khác nhau

Sơ đồ biểu diễn các mức năng lượng của phân tử và các bước chuyển giữa các mức năng lượng đó

IV Kết quả thực hành

Kết quả thu được lập thành bảng như sau:

V Giải thích và kết luận

Mỗi kính lọc chỉ cho bước song trong dải cho phép đi qua (ví dụ kính lọc 420 cho phép bước sóng từ 410 đến 430 đi qua) Do vậy ta thu được dải hình ảnh ứng với dải bước sóng chiếu đến theo vùng ánh sáng khả kiến từ 400 đến 700 2 giọt dịch chiết thực phẩm hấp thụ ánh sáng khác giấy lọc hấp thụ ánh sáng cho nên khi chiếu lên tia UV ta thu được bước song phát ra khác nhau Với kính lọc 650 ta không thu được gì nữa vì kính lọc không cho ánh sáng không lọt qua

VI Tài liệu tham khảo

Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005

Lương Duyên Bình (Chủ biên), Vật lý đại cương (3 tập), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2010

Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002

Ngày đăng: 13/07/2024, 21:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp số liệu trung bình - báo cáo thực hành lý sinh
Bảng t ổng hợp số liệu trung bình (Trang 7)
Hình ảnh - báo cáo thực hành lý sinh
nh ảnh (Trang 32)
w