In lụa trên vải ngày một thịnh hành và ưa chuộng. Mỗi cá nhân, tổ chức hầu như đều có thể chọn cho mình những chiếc áo thun mang họa tiết in như logo hay thương hiệu riêng để làm đồng phục hay bất kể các sản phẩm từ vải nào có áp dụng in lụa. Với kỹ thuật in này, để hình ảnh in trên vải đẹp, sắc nét và đạt tiêu chuẩn, đòi hỏi người in phải nắm vững kiến thức về quy trình in cũng như các đặc điểm của khuôn in, mực in đồng thời kiểm soát các lỗi trong quá trình in từ đó có các phương án khắc phục hiệu quả. Với mong hiểu rõ hơn về kỹ thuật in lụa, cụ thể là in lụa trên vật liệu vải, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về phương pháp in lụa lên vật liệu vải” làm đề tài nghiên cứu, để cùng nhau tìm hiểu và nắm bắt được các kiến thức về phương pháp in này, phục vụ cho học tập và công việc sau này.
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG
MÔN HỌC
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ IN
TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP IN LỤA
TRÊN VẬT LIỆU VẢI
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm…………
Ký tên
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu đề tài 1
3 Đối tượng, phạm vi thực hiện 2
4 Nhiệm vụ đề tài 2
5 Phương pháp thực hiện đề tài 2
PHẦN 2 : NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ IN LỤA VÀ KỸ THUẬT IN LỤA TRÊN VẢI 3
1 Khái quát về phương pháp in lụa 4
1.1 Nguyên lý in lụa 4
1.2 Khuôn in lụa 4
1.3 Mực in trong in lụa 5
1.4 Ứng dụng của in lụa 7
2 Kỹ thuật in lụa trên vật liệu vải 8
2.1 Một số loại vải thông dụng trong in lụa 8
2.2 Lựa chọn lưới in phù hợp với vật liệu vải 9
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH IN LỤA TRÊN VẬT LIỆU VẢI 13
1 Điều kiện xác định quy trình in 14
1.1 Điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị 14
1.2 Điều kiện sản phẩm 15
1.3 Điều kiện chất lượng sản phẩm 16
2 Quy trình in lụa trên vật liệu vải 17
2.1 Chuẩn bị 17
2.2 Chụp bảng film 18
2.3 In 19
2.4 Xử lý sản phẩm sau in 21
2.5 Kiểm tra chất lượng 21
CHƯƠNG 3: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP TRONG IN LỤA TRÊN VẬT LIỆU VẢI, NGUYÊN NHÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC 22
1 Lỗi hình in không sắc nét nhòe răng cưa 23
Trang 42 Lỗi đốm trắng do bít lưới 23
3 Lỗi xuất hiện hiện tượng lột vỏ cam 24
4 Lỗi vải không bắt mực dễ bong tróc 24
5 Lỗi sai lệch chồng màu 25
PHẦN 3: KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
Trang 5PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của con người đặt ra ngày càng cao Sản phẩm không chỉ đòi hỏi phải có chất lượng tốt mà bên cạnh đó tiêu chí thẩm mỹ cũng được đánh giá quan trọng không kém Thế nên, các kỹ thuật của ngành in đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của người tiêu dùng In lụa là một kỹ thuật in đã có lịch sử lâu đời và trải qua những năm tháng phát triển đầy thăng trầm Cho đến ngày nay, kỹ thuật in này vẫn tồn tại và không ngừng phát triển, nó còn được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong thời đại toàn cầu hóa, ngành in lụa (in lưới) vẫn tiếp tục được nghiên cứu, phát triển để phù hợp hơn với những nhu cầu thị trường mới
In lụa trên vải ngày một thịnh hành và ưa chuộng Mỗi cá nhân, tổ chức hầu như đều
có thể chọn cho mình những chiếc áo thun mang họa tiết in như logo hay thương hiệu riêng để làm đồng phục hay bất kể các sản phẩm từ vải nào có áp dụng in lụa Với kỹ thuật in này, để hình ảnh in trên vải đẹp, sắc nét và đạt tiêu chuẩn, đòi hỏi người in phải nắm vững kiến thức về quy trình in cũng như các đặc điểm của khuôn in, mực in đồng thời kiểm soát các lỗi trong quá trình in từ đó có các phương án khắc phục hiệu quả Với mong hiểu rõ hơn về kỹ thuật in lụa, cụ thể là in lụa trên vật liệu vải, nhóm chúng em
đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về phương pháp in lụa lên vật liệu vải” làm đề tài
nghiên cứu, để cùng nhau tìm hiểu và nắm bắt được các kiến thức về phương pháp in này, phục vụ cho học tập và công việc sau này
2 Mục tiêu đề tài
− Phân tích khái quát về phương pháp in lụa và các loại vải phù hợp với phương pháp in lụa
− Xác định quy trình in lụa trên vật liệu vải
− Xác định các lỗi thường gặp, phân tích nguyên nhân, đề xuất phương án khắc phục
Trang 63 Đối tượng, phạm vi thực hiện
Đối tượng nghiên cứu:
− Sản phẩm của phương pháp in lụa lên vật liệu vải
− Các đặc điểm của phương pháp in lụa: mực in, lưới in, khuôn in …
Phạm vi thực hiện:
− Tìm hiểu phạm vi các kiến thức về công nghệ in lụa trên vải
− Các tài liệu liên quan tới mực in, vải cho in lụa, cái lỗi xảy ra đối với sản phẩm
5 Phương pháp thực hiện đề tài
Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng em đã vận dụng một số phướng pháp:
− Lựa chọn ý tưởng, lựa chọn công nghệ sau đó là chọn về mảng sản phẩm muốn
tìm hiểu
− Tìm ý, thu thập thông tin liên qua tới công nghệ in lụa, hệ thống lại các phần lý
thuyết liên quan tới đề tài đã đặt ra được các mục tiêu cụ thể
− Tìm hiểu các thông tin, kiến thức phục vụ giải quyết mục tiêu đã đề ra thông qua:
sách chuyên ngành, tài liệu trên internet và tham khảo từ giảng viên hướng dẫn
và những người có chuyên môn
− Tổng hợp lại tất cả thông tin, sắp xếp và hệ thống lại để xây dựng nội dung sao
cho phù hợp để hoàn thiện đề tài
Trang 7PHẦN 2 : NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ IN LỤA VÀ KỸ THUẬT IN LỤA TRÊN VẢI
In lụa là phương pháp được dùng để in các đơn hàng có số lượng in nhỏ và trên nhiều loại vật liệu khác nhau: giấy, màng, tấm nhựa, gỗ, vải…
Cách truyền mực: Nhờ áp lực của dao gạt mực ép xuống bề mặt của lưới đóng vai trò là khuôn in: với phần tử in là lưới rỗng và phần tử không in được bít kín các lỗ lưới
mà mực được truyền lên bề mặt vật liệu in
Phân tích khái quát phương pháp in lụa dựa trên 4 đặc điểm sau đây:
− Nguyên lý in : Có 3 nguyên lý in: Phẳng – phẳng; Phẳng – tròn; Tròn – tròn
− Khuôn in: Khuôn in phẳng: gồm lưới và khung
− Mực in: Có tính chất đặc hơn so với mực in của các phương pháp khác, gồm
Phân tích về Kỹ thuật in lụa trên vải gồm 2 nội dung chính:
− Các loại vải được dùng phổ biến trong in lụa
− Lựa chọn lưới in cho in lụa trên vải
Để xác định được loại vải in có thể in được bằng phương pháp in lụa, dựa vào yêu cầu về tính chất vải: Độ mịn bề mặt, độ thấm hút, độ co dãn, độ bền … mà ta xác định được một số loại vải thường gặp trong in lụa như sau:
+ Vải cotton
+ Vải lụa tơ tằm
+ Vải polyester và Acrylic
+ Vải nylon
Trang 8Đối với lưới in dành cho vật liệu vải, dựa vào độ mịn lưới (tỉ lệ giữa độ rộng mắt lưới và kích thước sợi) trong bảng thông số của lưới để xác định lưới in phù hợp với vật liệu
− Theo độ mịn của lưới chia thành 2 loại: lưới mịn và lưới thô
− Theo độ dày sợi lưới gồm 3 loại: lưới sợi nhỏ (S), lưới sợi trung bình (T), lưới sợi lớn (HD)
→ Lưới dùng cho vật liệu vải thường là lưới trung bình (T), với độ rộng mắt lưới, kích thước sợi phù hợp với tính chất mực in đặc và tính chất vải
1 Khái quát về phương pháp in lụa
1.1 Nguyên lý in lụa
In lụa dựa vào nguyên lý thấm mực, mực được đưa
vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm và được
gạt bằng một lưỡi dao cao su Dưới tác động của dao gạt
quét qua, chỉ có một phần mực in thấm qua lưới Một phần
lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để
tạo hình ảnh hoặc chữ
Có 3 nguyên lý in:
− Phẳng – Phẳng: Khung in dạng phẳng và vật liệu in dạng tờ rời Trong quá trình
in khuôn in và vật liệu in đứng yên, còn dao gạt mực thì di chuyển
− Phẳng – Tròn: Khung in dạng phẳng và vật liệu in dạng phẳng, trụ hoặc tròn (trường hợp riêng có thể là in trực tiếp lên bề mặt của sản phẩm như trái banh
mà không cần trục ép in) Trong quá trình in dao gạt mực đứng yên, còn khuôn
in di chuyển tịnh tiến và vật liệu in thì xoay tròn
− Tròn – Tròn: Giống như các dạng in cuộn của các phương pháp in cơ bản khác Trong quá trình in dao gạt mực đứng yên, còn khuôn in và vật liệu in thì xoay tròn
1.2 Khuôn in lụa
− Khuôn in lụa là loại khuôn in phẳng vì phần tử in và không in cùng nằm trên một mặt phẳng Tại các phần tử không in những lỗ lưới được phủ kín; phần tử in là những lỗ của tấm lưới
Hình 1 Mô tả nguyên lý in lụa
Trang 9− Khuôn in có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại, lưới in làm những sợi lưới tơ tằm, lưới sợi nhân tạo hoặc sợi lưới là hợp kim đồng
− Khuôn in lụa gồm 2 thành phần chính là: + Khung in
+ Lưới in
1.3 Mực in trong in lụa
Mực in sử dụng trong in lụa có độ đặc cao hơn so với những loại mực in khác do nguyên lý thấm mực qua lưới dưới tác dụng lực của dao gạt mực, mực phải đủ đặc để đáp ứng yêu cầu chỉ có 1 phần lượng mực nhất định đi qua mắt lưới để tạo thành hình ảnh in trên vật liệu
Các loại mực phổ biến trong in lụa gồm 4 loại mực:
• Mực gốc nước
• Mực gốc dầu
• Mực in Plastisol
• Mực in UV
Mực gốc nước (Water-based ink): Loại mực này thích hợp cho các chất liệu vải
cotton và các loại vải dệt kim chuyên may áo phông, áo quần dành cho trẻ em
Ưu điểm:
+ Giá thành rẻ
+ Mực sau khi in rất mềm mại
+ Có thể khô tự nhiên mà không cần gia nhiệt
Hình 2 Hình minh họa khuôn in lưới
A: Mực in D: Lưới in B: Dao gạt mực E: Khung in C: Phần tử in F: Hình ảnh in trên vật liệu
Trang 10+ Dễ hòa tan trong nước với mức nhiệt độ từ 50℃ đến 60℃ và đặc biệt khó tan hơn trong nhiệt độ dưới 25℃
Nhược điểm:
+ Rất dễ bay hơi, khô mực, khó in vì rất dễ bị bít bản
+ Hạn chế khả năng tạo các hiệu ứng đẹp
+ Không in được trên một số loại vải khó bám như vải nilon, vải gió, …
Mực in gốc dầu: Mực được điều chế từ gốc dầu mỏ thì gọi là mực gốc dầu Đặc
trưng của các loại mực này là có mùi dầu, mực không tan được trong nước nhằm tạo ra
những hình ảnh có tính chân thực cao
Ưu điểm
+ Có khả năng kháng nước, không bị nhòe khi gặp nước
+ Có độ bám tốt, sản phẩm cho ra màu sắc tinh tế sắc nét hơn mực gốc nước Nhược điểm
+ Dễ bị bám các bụi bẩn trong quá trình in
+ Nếu không in thường xuyên mực dễ bị tắc, và nghẹt đầu phun
+ So với mực gốc nước thì mực in gốc dầu độc hại hơn
Mực in Plastisol (Plastisol Ink): Mực in Plastisol là mực được chiết xuất từ dầu
mỏ và nó thuộc loại mực in gốc dầu nhẹ Loại mực này có độ nhớt thấp, không thể khô trong điều kiện bình thường nên bắt buộc phải được sấy khô ở nhiệt độ khoảng 130℃ – 160℃
Ưu điểm:
+ Độ bám mực trên vải tốt hơn so với mực gốc nước
+ Có thể tạo hiệu ứng nhiều hơn so với mực gốc nước (độ bóng, in nổi, …)
+ Nhờ tính không tự khô của mực nên không gây ra hiện tượng bít bản trên lưới
Trang 11Mực in UV: Mực UV là loại mực gốc dầu nhưng đã được cải tiến và xử lý trung
gian giúp cải thiện những nhược điểm của mực in gốc dầu Để làm khô mực, người ta
sẽ phải sấy bằng tia UV
Ưu điểm
+ Khô nhanh, tiết kiệm được khoảng thời gian in ấn
+ Mực có khả năng kháng nước, không bị nhòe hay bay màu sau một thời gian
+ Do có chất tẩy màu, nên nếu mực bị dính vào các vùng không mong muốn sẽ
dễ tạo ra các đốm trắng trên nền tối
+ Độc hại, gây ô nhiễm môi trường
− Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào, …
➔ Kỹ thuật in lụa này, được ví như bàn tay phép thuật, chúng có thể biến hóa đa dạng trên tất cả các bề mặt “dày” như gỗ sơn mài, “mỏng” như trên bề mặt giấy, hay “cứng” như trên bề mặt của kim loại, “dẻo” như kẹo cao su, “cồng kềnh” như chiếc ghế đá trong nhà trường…
Trang 122 Kỹ thuật in lụa trên vật liệu vải
Từ những khái quát cơ bản về phương pháp in lụa đã phân tích ở trên, tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ thuật in lụa trên vật liệu vải, bao gồm 2 nội dung chính:
• Tìm hiểu một số loại vải phù hợp với kỹ thuật in lụa trên vải
• Lựa chọn lưới in phù hợp với vật liệu vải
2.1 Một số loại vải thông dụng trong in lụa
Điều kiện về tính chất của vải để in được bằng kỹ thuật in lụa:
− Độ mịn bề mặt: Vải dùng trong in lụa phải có độ mịn từ trung bình đến cao vì độ mịn bề mặt vải ảnh hưởng đến khả năng in chính xác Vải càng mịn thì hình ảnh
in càng chính xác và đẹp mắt
− Độ thấm ướt: Độ thấm ướt của vải ảnh hưởng đến độ khô và khả năng in chồng màu của mực, do đó, vải có độ thấm hút cao ưu tiên được lựa chọn trong in lụa
− Độ co dãn: (hay còn gọi là độ biến dạng của vải)
− Độ bền: thể hiện khả năng chịu lực và chống rách của vải trong quá trình in
Từ những điều kiện trên xác định được 4 loại vải trên thị trường phổ biến dùng trong
in lụa :
− Vải cotton
− Vải lụa tơ tằm
− Vải polyester và Acrylic
Trang 13Vải polyester và Acrylic: Polyester và Acrylic là 2 loại vải tổng hợp nhân tạo Về
cấu tạo, cả acrylic và polyester khá giống nhau, đều có nguồn gốc từ polypropylene mặc
dù không quá tương đồng
+ Nylon không dễ bị co hoặc giãn
+ Có khả năng chống phai màu cao
Nhược điểm:
+ Độ hút ẩm thấp
+ Khó bám mực
+ Khó có thể gia công hơn, và giá thành đắt hơn
2.2 Lựa chọn lưới in phù hợp với vật liệu vải
Đối với lưới in dành cho vật liệu vải, dựa vào độ mịn của lưới (tỉ lệ chiều rộng mắt lưới và đướng kính lưới) để xác định lưới in phù hợp với vật liệu Người ta kí hiệu 3 loại
lưới thường dùng theo kích thước gồm: S – Lưới nhỏ
T – Lưới trung bình
HD – Lưới lớn
Trang 14Phân loại dựa vào độ mịn của lưới gồm:
+ Lưới thô: là lưới có mật độ sợi và mật độ mắt lưới nhỏ, kích thước mắt lưới
và sợi lưới to
+ Lưới mịn: là lưới có mật độ sợi nhỏ và mật độ mắt lưới lớn, kích thước mắt
lưới và sợi lưới nhỏ
Việc chọn lựa mật độ lưới phụ thuộc vào bản chất hình ảnh cần tái tạo, dạng vật liệu
in và tính chất của mực in
➔ Lưới dùng cho vật liệu vải thường là lưới trung bình (T), với độ rộng mắt lưới, kích thước lựa sợi phù hợp với tính chất mực in, đặc điểm vải và tính chất lượng hình
ảnh in Dựa vào Bảng 1 dưới đây để xác định loại lưới phù hợp với nhu cầu
Hình 4 Lưới thô Hình 3 Lưới mịn
Trang 15Bảng 1 Bảng thông số lưới theo ISO 9001:2015
Trang 16Bảng 2 : Một số loại lưới phù hợp với một số loại vải thông dụng
Loại
lưới Loại vải Độ chi tiết hình ảnh Lý do lựa chọn
T43 Hầu hết các loại vải Thấp
- Lưới trung bình thích hợp cho hầu hết các loại vải
- Phù hợp với các chi tiết không quá phức tạp
T55 Vải dệt kim
Vải sợi nhân tạo Vừa phải
- Phù hợp để in trên các sản phẩm
áo thun và hoodie
- In được với hình ảnh nhiều chi tiết hơn
- Phù hợp cho các chi tiết mịn hơn
- Phù hợp hàng dệt nhẹ như bông mịn, các loại vải màu sáng
T90 Vải lụa, vải cotton Rất cao
- Phù hợp với lượng mực qua lớp lưới ít hơn, lớp mực mỏng hơn
- Sản phẩm sau in có cảm giác mềm mại hơn
Lưới T43 Lưới T77 Lưới T90
Hình 5 Phân biệt độ mịn của lưới T43 T77 T90 dưới kính zoom 50x
Trang 17CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH IN LỤA TRÊN VẬT LIỆU VẢI
Trong thực tế, để xác định quy trình in cần dựa vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất, cần xác định các điều kiện sau đây:
− Điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị
Xưởng in lụa trên vải cần phải đảm bảo các điều kiện về không gian, nhiệt độ và đầy
đủ các trang thiết bị phục vụ cho quy trình in lụa bao gồm: khuôn, lưới, mực, thiết bị ghi, thiết bị hiện, thiết bị sấy,
Cụ thể về trang thiết bị, các trang thiết bị phải đạt các yêu cầu nhất định trong in lụa Cần kiểm soát điều kiện các trang thiết bị sau:
+ Chất lượng hình in trên vật liệu
➔ Các điều kiện xác định trên có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động trực tiếp tới quá trình in, do đó cần chú ý để quy trình in đạt chất lượng và tối ưu nhất
Từ các điều kiện đã xác định, xây dựng quy trình in lụa trên vật liệu vải gồm 5 công đoạn
Trang 181 Điều kiện xác định quy trình in
1.1 Điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị
− Điều kiện nhà xưởng: Nhà xưởng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Đầy đủ các trang thiết bị cần thiết
+ Bố trí sắp xếp các trang thiết bị máy móc một cách hợp lý
+ Nơi để vật liệu phải sạch sẽ, thoáng mát
+ Vị trí đặt thiết bị ghi, chụp bản gần với khu vực rửa để thuận tiện cho công đoạn chụp bản
+ Nơi đặt thiết bị sấy gần với nơi thực hiện quá trình in, vì trong quá trình in có công đoạn sấy sơ bộ giữa các màu mực
+ Nhiệt độ xưởng in phải thích hợp, thường là nhiệt độ phòng 23 – 25 ℃
− Điều kiện trang thiết bị:
Khung và lưới:
+ Khung làm khuôn phải đủ cứng và nhẹ
+ Việc căng lưới phải đảm bảo độ ổn định cho các sợi lưới được thẳng trong suốt quá trình in
+ Mức độ dãn của sợi phải tương thích với mức độ đàn hồi của sợi, phù hợp với
độ nhớt của mực in, độ cứng và áp lực đè của thanh gạt mực khi in
+ Điều kiện cơ bản khi căng lưới là không được vượt quá giới hạn chảy của vật liệu, lực kéo phải tương đồng theo hai hướng dọc và ngang khung
Bàn in lụa: Bàn in phải hoàn toàn phẳng, chắc, độ đàn hồi ở mức nhất định để
khuôn in tiếp xúc đều bề mặt để in
Dao gạt mực:
+ Có khả năng chịu được sự ma sát, mài mòn rất cao
+ Chống chịu được sự ăn mòn, phân hóa của các loại dung môi hữu cơ và các loại axit
+ Dao phải có độ dẻo dai, độ đàn hồi và cả độ bền cũng phải cao nữa
+ Chất liệu làm dao phải không thấm mực, không ra màu; không biến dạng,
trương nở khi tiếp xúc với mực in, dung môi, …