Prinect Image Control đo và kiểm soát màu trong toàn bộ ảnh in, đồng thời kiểm soát màu trắng đục trong dải điều khiển in. Chính vì tính thiết thực và ứng dụng của Image Control trong in ấn nói chung và hệ thống quản lí màu của Heildelberg nói riêng rất hữu ích, nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “tìm hiểu về việc kiểm soát màu theo vòng lập kín theo phương pháp image control của heidelberg”.
Trang 1TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
CƠ ĐIỆN TỬ TRONG NGÀNH IN
KIỂM SOÁT MÀU VÒNG LẶP KÍN THEO PHƯƠNG PHÁP
IMAGE CONTROL CỦA HEIDELBERG
GVHD: ThS Cao Xuân Vũ
SVTH:
1 Nguyễn Thị Vân_20158190
2 Nguyễn Huỳnh Triệu Vy_20158192
3 Lê Thị Thùy Trang_20158023
Thành phố Thủ Đức, ngày 24 tháng 12 năm 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG
Trang 2MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
B NỘI DUNG 2
1 KIỂM SOÁT MÀU BẰNG VÒNG LẶP KÍN (CLOSED LOOP COLOR CONTROL) 2
1.1 Khái niệm về kiểm soát màu vòng lặp kín 2
1.2 Mô tả hệ thống vòng lặp kín 2
1.3 Cách thức làm việc của hệ thống kiểm soát màu vòng lặp kín 3
1.4 Cấu trúc hệ thống vòng lặp kín 4
2 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP IMAGE CONTROL CỦA HEIDELBERG TRONG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT MÀU VÒNG LẶP KÍN 5
2.1 Tổng quan về Printect Image Control 5
2.2 Cấu tạo của máy Prinect Image Control 6
2.3 Quy trình làm việc 8
2.4 Phương pháp thu thập dữ liệu 16
2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu 16
2.6 Phần mềm hỗ trợ: Netprofiler – phần mềm hiệu chuẩn độc lập 17
2.7 Ứng dụng và lợi ích của kiểm soát màu bằng phương pháp Image Control của Heidelberg 18
C KẾT LUẬN 20
D.TÀI LIỆU PHAM KHẢO 21
Trang 3in Chính vì tính thiết thực và ứng dụng của Image Control trong in ấn nói chung và hệ thống quản lí màu của Heildelberg nói riêng rất hữu ích, nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “tìm hiểu về việc kiểm soát màu theo vòng lập kín theo phương pháp image control của heidelberg”
2 Mục đích nghiên cứu
− Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát màu bằng vòng lặp kín
− Ứng dụng phương pháp Image Control của Heidelberg trong kiểm soát màu vòng lặp kín
3 Phương pháp nghiên cứu
− Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng số liệu tham khảo trên internet, tìm hiểu thực tế từ bản thân, bạn bè và xã hội Tìm hiểu thông qua sách báo và các phương tiện truyền thông
− Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, tập hợp và xây dựng các cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
− Phương pháp thống kê, mô tả: Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập
số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các đối tượng nghiên cứu
Trang 4B NỘI DUNG
1 KIỂM SOÁT MÀU BẰNG VÒNG LẶP KÍN (CLOSED LOOP COLOR
CONTROL) 1.1 Khái niệm về kiểm soát màu vòng lặp kín
Hệ thống Colosed – loop Color Control (kiểm soát màu vòng kín) là một giải pháp kiểm soát chất lượng màu sắc trong quá trình in, bao gồm cách thực hiện, quy trình kiểm soát, phần mềm và thiết bị, dải màu kiểm tra, các thông số kiểm tả, kiểm soát được lặp lại Quá trình đo được thực hiện trên dải màu kiểm tra in kèm theo sản phẩm in thực tế Quá trình hiệu chỉnh sai số giựa vào các khóa mực để lượng mực đồng đều trên bề mặt được thực hiện nhờ vào phần mềm Cũng có thể thực hiện bằng con người nếu không
có điều kiện để thực hiện một hệ thống hoàn chỉnh
1.2 Mô tả hệ thống vòng kín
Hình 1: Mô tả một hệ thống closed loop Color Control tiêu biểu
Phần mềm Ink “Pre-setting” – Phần mềm này lấy thông tin từ đầu ra của RIP, tính
toán độ che phủ mực cho từng màu và chuyển thông tin đó đến máy in, để thiết lập độ
mở của phím mực cho các đơn vị in Lý do “pre-setting” trong dấu ngoặc kép là phần mềm này không thực sự thiết lập độ mở các phím mực trên máy in, thay vào đó nó chuyển đổi dữ liệu, được trích xuất từ RIP sang định dạng cần thiết để đặt các phím mực
Trang 5Máy tính và bàn điểu khiển máy in – Hệ thống yêu cầu sự kết hợp với một máy
tính, cho kết nối với bàn điều khiển Các nhà sản xuất máy in có cách kết nối với bảng điều khiển, thông qua một giao thức được gọi là Direct Press Interface
Phần mềm quản lý hệ thống – Đây là nơi kiểm soát tất cả các công việc của máy in,
mặc dù phần mềm này có rất nhiều chức năng, nhưng nó cũng thân thiện và dễ sử dụng, ngay cả đối với những người không chuyên về kỹ thuật Phần mềm cần thực hiện nhiều việc, mỗi việc đều quan trọng để tạo vòng lặp Ban đầu khi cài đặt, nó cần được cấu hình của máy in Tất cả thông tin cần nhập bao gồm, tiêu chuẩn màu, mật độ CMYK tiêu chuẩn, dung sai in, dữ liệu thang màu, bao nhiêu phím mực, số lượng đơn vị in và máy
in có đảo trở hay không
1.3 Cách thức làm việc của hệ thống kiểm soát màu vòng lặp kín
− Thực hiện việc thiết lập thông số mở khóa mực theo CIP3
− In và đo dải kiểm tra, hiển thị kết quả, so sánh với các giá trị tiêu chuẩn
− Nếu có sai số với giá trị tiêu chuẩn, tính toán các thông số điều chỉnh việc cấp mực
− Điều chỉnh trực tiếp việc cấp mực trên máy in theo các thông số đã tính toán
− Điều chỉnh nhờ vào hệ thống phần mềm nếu được tích hợp chỉnh Inkkey máy in
− Qúa trình in ổn định với các thiết lập mới, lấy mẫu và đo
− Lặp lại quá trình
Hình 2: Vòng lặp điều chỉnh: In với dải màu - đo bằng máy quét - đánh giá kết quả
- điều chỉnh khóa mực - in
Trang 61.4 Cấu trúc hệ thống vòng lặp kín
Cấu trúc 1: Online (nhà máy sản xuất máy in cung cấp): Trường hợp này dành cho
các nhà in muốn đầu tư mới Thì tất cả các hãng máy in đều cung cấp giải pháp Close loop Color Control
Cấu trúc 2: Offline (Đầu tư máy quét và phần mềm hiển thị đo lường): Dành cho
các nhà in có vốn đầu tư tối thiểu, để làm một hệ thống cần một máy quét màu và phần mềm kết nối máy quét đó để hiển thị kết quả đo lường
Cấu trúc 3: Online (Nhà sản xuất thứ ba kết nối với mọi máy in): Liên hệ với các
nhà sản xuất thứ 3 như Inkzone, PrintFlow cung cấp các phần mềm canh mực trước in, đọc dữ liệu CIP 3, hiển thị kết quả đo lường Các nhà sản xuất khác cung cấp máy quét
bộ kết nối như Techkkon, X-rite Cấu trúc này vẫn là Online nhưng rẻ hơn rất nhiều khi đầu tư như cấu trúc 1
Trang 72 ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP IMAGE CONTROL CỦA HEIDELBERG
TRONG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT MÀU VÒNG LẶP KÍN
2.1 Tổng quan về Printect Image Control
Print Image Control của Heidelberg là một hệ thống đo màu vòng kín, được tích hợp đầy đủ, sử dụng công nghệ mới nhất trong phép đo quang phổ để đo và kiểm soát màu dựa trên dải điều khiển in liên tục và/hoặc các mảng mực đặc và/hoặc đồng nhất màu sắc trong tờ in Đây là hệ thống duy nhất trong ngành đo toàn bộ trang in và kết nối trực tiếp với quy trình in và chế bản nhằm mục đích quản lý màu tổng thể và kiểm soát màu của quy trình in
− Prinect Image Control được trang bị máy đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải cao để đo toàn bộ tờ giấy Hệ thống đo lường đo lường các giá trị L*a*b* của một tờ có kích thước lên tới 75 × 106 cm và cho phép đo 50 triệu điểm Điều này đảm bảo độ đáng tin cậy của hình ảnh và phân tích chi tiết của chất lượng in trên toàn bộ trang tính
− Prinect Image Control kiểm soát tối đa 4 lần nhấn
− Một chu kỳ đo mất khoảng 20 giây
− Công việc lặp lại có thể được lưu trong cơ sở dữ liệu
− Thiết bị đo mẫu hoàn chỉnh và xuất kết quả đo dữ liệu vào Hộp công cụ màu Prinect để tạo cấu hình ICC và hiệu chỉnh quá trình
− Phần mềm phân tích quy trình tích hợp Quality Monitor (Giao diện màu tùy chọn)
có thể đánh giá chất lượng quy trình trong thời gian thực trên cơ sở thử nghiệm các phần tử (Điểm nhỏ) được định vị trên trang tính Mọi chỉnh sửa cần thiết có thể tiến hành ngay
Hình 3: Máy Prinect Image Control
Trang 8Bảng Thông số kỹ thuật Máy Prinect Image Control
1 Thiết bị khả dụng
Speedmaster SM/SX 52, Speedmaster SM/SX 74 Speedmaster XL 75 Speedmaster SM/SX 102 Speedmaster CD/CX 102 Speedmaster XL 106
5 Số màu có thể kiểm soát trên mỗi mặt của tờ 10 màu
7 Quản lý màu/mini spot workflow Tùy chọn Giao diện màu
8 Prinect Image Control đảm bảo phép đo tuân thủ tiêu chuẩn
(quang phổ, D50, 2°, 45°/0°)
2.2 Cấu tạo của máy Prinect Image Control
Trang 91: Control panel on the measuring bar – Bảng điều khiển trên thanh đo
2: Measuring bar – Thanh đo
− Thanh đo bao gồm các bộ phận di động di chuyển theo hướng Y (từ trước ra sau)
và theo hướng Z (lên và xuống)
− Thanh đo mang các thành phần quang học sau:
+ Image measuring unit: đơn vị dùng để đo ảnh
+ Single measuring head: đầu đo đơn
− Thanh đo mang các thành phần về điện như
+ Mô-đun cấp điện
+ Động cơ định vị để điều chỉnh độ cao
+ Động cơ định vị cho chuyển động Y
3: Measuring table – Bàn đo
− Cung cấp 1 bề mặt, nơi mà đặt tờ in mà bạn muốn đo cũng như giá đỡ cho truyền động X và hệ thống định vị theo hướng X
− Trong quá trình đo, di chuyển thanh đo dọc theo toàn bộ chiều width của bàn đo
Hệ thống định vị theo hướng X giám sát vị trí của thanh đo
− Cạnh chặn tờ ở phía trước đảm bảo rằng tờ in được định vị chính xác trên bàn
đo
− Trong suốt quá trình đo, tờ in được giữ cố định bằng bộ phận hút khí
4: Màn hình cảm ứng: tất cả thông tin được hiển thị trên màn hình cảm ứng
5: Cổng USB
− Các cổng USB được đặt ở phía sau màn hình để kết nối thẻ nhớ USB nhằm sao chép dữ liệu Netprofiler hoặc dữ liệu để thay thế (chỉ dành cho kỹ thuật viên dịch vụ) vào hệ thống Cũng có thể kết nối chuột không dây và/hoặc bàn phím không dây (không bao gồm trong lô hàng)
Trang 10+ Bộ điều khiển phần cứng cho ổ đĩa X
+ Rơ le phụ tải điện tử cho quạt hút
+ Mô-đun chuyển đổi 26 chân
+ Dải thiết bị đầu cuối
− Tải công việc đang hoạt động từ máy in đến Prinect Image Control
− Thêm vào dữ liệu công việc tại Prinect Image Control
+ Dữ liệu PPF
+ Dữ liệu từ cơ sở dữ liệu việc làm
− Quét và phân tích tờ in từ tại Prinect Image Control
− Truyền dữ liệu được xác định tại Prinect Image Control sang máy in để kiểm soát mực được sử dụng
− Kiểm tra thường xuyên thông qua việc quét lại các trang đã in và theo dõi kiểm soát
Trang 112.3.1 Kiểm soát màu với dải kiểm soát màu/ dải kiểm soát in.
Kiểm soát màu sắc bằng các dải điều khiển in rất dễ dàng và lý tưởng khi thiết lập công việc theo các giá trị đích tiêu chuẩn Cơ sở để kiểm soát (tông nguyên) là một bộ màu chứa các đường cong quang phổ tham chiếu với các giá trị L*a*b cho mực in và giấy trắng sử dụng
Hình 4: Một số dải kiểm soát màu/ dải kiểm soát in có sẵn của Prinect image control
Tùy thuộc vào từng loại và các dải kiểm soát in chứa các ô tông nguyên của cyan, magenta, yellow, black và các màu đặt biệt, cũng như các ô giá trị tông màu, các ô màu xám và các ô để phân tích mức độ nhận mực cũng như hiện tượng in nhòe và hiện tượng đúp nét
Một số dải kiểm soát in khác:
• Dải đo lường để kiểm soát tông nguyên
• Dải đo lường để kiểm soát tông nguyên, 70% giá trị tông cũng như lỗi in nhòe và đúp nét
Trang 12• Dải đo lường để kiểm soát tông nguyên cũng như 25%, 50% và 70% giá trị tông nguyên
• Mini Spot “MB_100_80_40_CMYK” cho kiểm soát tông nguyên và 40%, 80% giá trị tông nguyên
2.3.2 Sự đánh giá quy trình với Mini Spots
Mini Spots được dùng để kiểm soát quy trình hoặc được dùng để phân tích các quy trình Mặt khác, chúng cũng là cơ sở để thực hiện quản lý màu, tạo hoặc điều chỉnh các ICC profiles
VD: đánh giá các ô tông nguyên, giá trị tông màu, trapping hoặc cân bằng xám
Trang 13Quy trình làm việc với Mini spots sẽ đc thực hiện như sau:
Bước 1: The Prinect Signa Station được sử dụng để định vị Mini Spot trên tờ in Mỗi
cái được thể hiện bằng một dấu màu, loại và vị trí của nó được nhập vào dưới định dạng file PPF hoặc JDF sẽ được đánh giá tự động bằng Prinect Image Control
Bước 2: Prinect Image Control và hệ thống điều khiển sẽ theo dõi và thực hiện các
điều chỉnh nếu màu sắc nếu khác so với các tiêu chuẩn quy định Để đạt được điều này, thì phải thực hiện quét quang phổ toàn bộ tờ in cùng với Mini Spots
Trang 14Bước 3: Giám sát chất lượng bằng cách tiếp nhận và phân tích dữ liệu từ Prinect
Image Control
Bước 4: Thực hiện Hiệu chỉnh đường cong đặc tính in và hiệu chuẩn bản in thử
Trang 15Sau đây là hỉnh ảnh tổng kết lại quy trình làm việc với Mini Spots
Quy trình làm việc với Mini Spots
2.3.3 Kiểm soát với phép đo trong hình ảnh
Chỉ cần 1 lần chạy, phép đo sẽ phân tích các ô tông nguyên trong dải kiểm soát in
và còn phân tích tất cả các khu vực đo lường có sẵn trong hình ảnh và sử dụng chúng để kiểm soát Điều này có nghĩa là kiểm soát mực dựa trên sự kết hợp của các tông nguyên
trong dải kiểm soát in và các vùng có giá trị tông màu trong hình ảnh in
Phương pháp kiểm soát này sẽ hiệu chỉnh sự thay đổi giá trị tông màu do quá trình
xử lý gây ra trong hình ảnh
Có hai cách tiếp cận để kiểm soát dựa trên hình ảnh:
− OK sheet (tờ in thử)
− Vùng hình ảnh giống nhau
Trang 16• Vùng tông nguyên giống nhau
Sử dụng PPF từ chế bản, Prinect Image Control tự động tìm tất cả các tông nguyên không overprint và gán các giá trị đích để điều chỉnh các màu tông nguyên Độ lệch màu trong suốt quá trình tạo sẵn sẽ không ảnh hưởng đến việc gán chính xác các giá trị đích
Trang 172.3.4 Đồng nhất vùng haft tone
Kiểm soát màu dựa trên vùng haft tone sẽ rất hữu ít khi có một tông màu được tạo
từ các màu process CMYK và cần được giữ ổn định trong suốt quá trình in Các giá trị haft tone rất dễ bị thay đổi trong quá trình xử lý và do đó máy in gặp khó khăn trong việc giữ nó ổn định, khi mực chỉ được điều chỉnh từ các ô tông nguyên của dải khiểm soát in
Với chức năng dành cho vùng haft tone giống nhau, máy in có thể chỉ cần gán một giá trị đích bất kỳ cho vùng haft giống nhau và Prinect Image Control sẽ điều chỉnh mực
để đạt được màu đích gần nhất có thể và duy trì ổn định trong suốt quá trình in
Với sự hỗ trợ của tệp PPF từ chế bản, máy in vẫn có thể chọn các khu vực haft tone giống nhau một cách an toàn Máy in đánh dấu một khu vực và phần mềm tìm kiếm trong các phần tách màu của tệp PPF để tìm các giá trị tông màu giống hệt nhau ở những nơi khác nhau trên tờ in và tự động chọn các giá trị này
Sau khi phê duyệt, máy in có thể lưu các giá trị đích mới trong kho lưu trữ màu và sử dụng lại chúng cho các công việc lặp lại hoặc làm giá trị đích cho cùng các vùng haft tone trong các công việc khác
Trang 182.4 Phương pháp thu thập dữ liệu
− Giới hạn bàn đo trái
− Giới hạn bàn đo phải
− Cảm biến hành trình đo
Đặt tờ in lên bàn đo, tờ in phải nằm phẳng dọc theo mép chặn giấy và nằm hoàn toàn trên các lỗ hút khí Sau đó tờ in được giữ cố định vào bàn hút bằng lực hút của 4 bộ phận hút khí và thanh đo sẽ bắt đầu đo
Trong quá trình đo, truyền động X di chuyển thanh đo trên toàn bộ chiều rộng của bàn đo Hệ thống định vị theo hướng X sẽ giám sát vị trí của thanh đo Tờ in sẽ được quét hai lần thông qua quá trình đo Dữ liệu sẽ được thu thập
Bằng cách chấp nhận dữ liệu CIP4-PPF từ chế bản, Prinect Image Control cung cấp các tùy chọn sau:
+ Điều chỉnh mực của bản in
+ Quản lý màu sắc, lưu đồ Mini Spot, kiểm soát quy trình
+ Kiểm tra tờ in để tìm lỗi in
+ Các ứng dụng đặc biệt cho việc bảo mật
2.5 Phương pháp xử lý dữ liệu
− Tải các dữ liệu từ máy in lên Prinect Image Control
− Quét và phân tích tờ in tại Prinect Image Control
− Sau đó Prinect Image Control ghi lại tất cả các tham số chất lượng, kết quả đo và
số lượng phép đo trong một lệnh in Dữ liệu có thể được phân tích bởi Prinect Pressroom Manager, trung tâm kiểm soát và thông tin quy trình làm việc của Prinect, sử dụng các thông số khác nhau liên quan đến công việc Các báo cáo chi tiết thu được phù hợp làm cơ sở cho các phân tích nội bộ và cung cấp cho khách hàng bằng chứng toàn diện về chất lượng in