1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU

158 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Tác giả Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Thùy Trang, Nguyễn Huỳnh Triệu Vy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Long Giang
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật in
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 158
Dung lượng 8,02 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 TỔNG QUAN (26)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (26)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (27)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (27)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (28)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (28)
    • 1.6. Giới hạn của đề tài (28)
  • Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (29)
    • 2.1. Tổng quan về quản trị màu (29)
      • 2.1.1. Khái niệm quản lý màu sắc (29)
      • 2.1.2. Hệ thống quản trị màu (29)
      • 2.1.3. Các khuynh hướng phục chế màu (32)
    • 2.2. Cơ sở lý thuyết về phép đo màu (33)
      • 2.2.1. Phương pháp và tiêu chuẩn đo (33)
      • 2.2.2. Các không gian màu (37)
      • 2.2.3. Sự khác biệt màu và dung sai màu (40)
    • 2.3. Quản trị màu trong in kỹ thuật số (43)
      • 2.3.1. Đặc điểm của hệ thống in kỹ thuật số (43)
      • 2.3.2. Ý nghĩa của in thử kỹ thuật số (44)
      • 2.3.3. Tạo ICC Profile (46)
      • 2.3.4. Phương pháp cân chỉnh G7 (47)
      • 2.3.5. Tiêu chuẩn in ISO/ PAS 15339, GRACoL 2013, ISO 12647-7 và ISO 12647-9 (49)
    • 3.1. Tổng quan về máy in kỹ thuật số Mutoh ValueJet 628MP và phần mềm (54)
      • 3.1.1. Máy in kỹ thuật số Mutoh ValueJet 628MP (54)
      • 3.1.2. Mực in MP31 (56)
      • 3.1.3. Ứng dụng của máy in Mutoh ValueJet 628MP trong quản trị màu (58)
      • 3.1.4. Phần mềm Rip Onyx Thrive (59)
    • 3.2. Quy trình tạo ICC Profile theo Onyx Thrive (67)
    • 3.3. Xây dựng quy trình quản trị màu cho máy in Mutoh bằng phần mềm (69)
      • 3.3.1. Chuẩn bị máy in và vật liệu (70)
      • 3.3.2. Thiết lập workflow tạo ICC Profile G7 (71)
      • 3.3.3. Cài đặt chế độ in Print Mode (71)
      • 3.3.4. Giới hạn lượng mực cho từng kênh màu (Ink Restrictions) (73)
      • 3.3.5. Hiệu chỉnh (Calibration) (74)
      • 3.3.6. Giới hạn tổng lượng mực phủ (Ink Limits) (78)
      • 3.3.7. Hiệu chỉnh G7 GrayScale (G7 Grayscale Correction) (79)
      • 3.3.8. Thiết lập ColorCheck Baseline (80)
      • 3.3.9. Tạo ICC Profile (81)
      • 3.3.10. In bảng TC 1617 (Target GraCol 2013) (82)
      • 3.3.11. In thử với thang kiểm tra kỹ thuật số (85)
  • Chương 4 TẠO ICC PROFILE CHO MÁY IN MUTOH VJ 628MP TRÊN 3 LOẠI VẬT LIỆU: GIẤY, METALIZE VÀ MÀNG PET (87)
    • 4.1. Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh ValueJet 628MP trên 3 loại vật liệu (87)
      • 4.1.1. Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh VJ 628 trên giấy Couche 120 (88)
      • 4.1.2. Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh trên giấy ghép màng Metalize (91)
      • 4.1.3. Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh trên màmng PET (94)
    • 4.2. Đánh giá tính ổn định của máy in Mutoh ValueJet 628MP (101)
      • 4.2.1. Mô tả quy trình (101)
      • 4.2.2. Quy trình thực hiện (101)
  • Chương 5 GIẢI PHÁP GIẢ LẬP MÀU PHA BẰNG SWATCH BOOKS TRÊN ONYX THRIVE (22)
    • 5.1. Ứng dụng công cụ Swatch Books trong giả lập màu pha (106)
      • 5.2.1. Thiết lập các cài đặt in (109)
      • 5.2.2. Đo màu Pantone cần giả lập (Starting Color) (109)
      • 5.2.3. Tạo bảng Swatch Books (110)
      • 5.2.4. In và đo bảng màu Swatch Books (111)
      • 5.2.5. Chọn và thêm màu vào Print Mode (113)
      • 5.2.6. In lại với màu Pantone đã giả lập (114)
    • 5.3. Giả lập màu Pantone 369 C và Pantone 7734C bằng Swatch Books trên phần mềm Onyx Thrive (114)
      • 5.3.1. Đặt vấn đề (114)
      • 5.3.2. Mục đích và điều kiện thực hiện (115)
      • 5.3.3. Các bước thực hiện (116)
      • 5.3.4. Kết quả đạt được (120)
  • Chương 6 ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MÀU CHO MÁY IN (122)
    • 6.1. Các tiêu chí đánh giá (122)
    • 6.2. Kết quả đánh giá thông qua khảo sát (123)
      • 6.2.1. Khảo sát đánh giá quy trình quản trị màu cho máy in kỹ thuật số Mutoh bằng phần mềm Onyx Thrive (123)
      • 6.2.2. Khảo sát đánh quá quy trình giả lập màu Pantone bằng Swatch Books trên (124)
    • 6.3. Kết luận (126)
  • Chương 7 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN (127)
    • 7.1. Mục tiêu đã làm được (127)
    • 7.2. Hạn chế của đề tài (128)
    • 7.3. Hướng phát triển đề tài (128)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (129)
    • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MÀU CHO MÁY IN MUTOH BẰNG PHẦN MỀM RIP ONYX THRIVE. Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật máy in Mutoh ValueJet 628 MP (54)
    • CHƯƠNG 4: TẠO ICC PROFILE CHO MÁY IN MUTOH VJ 628MP TRÊN (0)
    • CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP GIẢ LẬP MÀU PHA BẰNG SWATCH BOOKS TRÊN ONYX THRIVE Bảng 5.1: So sánh giá trị Lab màu Pantone trên tờ in và trên bảng Pantone Coated (106)
    • CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MÀU CHO MÁY IN MUTOH BẰNG PHẦN MỀM RIP ONYX THRIVE. Hình 3.1: Ứng dụng của máy in Mutoh trên nhiều vật liệu (0)
    • Hinh 3.35: Minh họa về thiết lập quản trị màu theo G7 (0)

Nội dung

Nghiên cứu về quản lý màu sắc cho máy in kỹ thuật số là một lĩnh vực đầy thách thức, nhằm giải quyết các vấn đề về đảm bảo màu sắc được tái tạo chính xác và nhất quán trong quá trình in. Sự xuất hiện của các thiết bị in mới, mực in tiên tiến và công nghệ phục chế mới của máy in kỹ thuật số mang đến cả cơ hội lẫn thách thức trong việc duy trì màu sắc chính xác và đồng nhất trên các thiết bị và nền tảng khác nhau. Trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp in ấn cần cam kết với khách hàng rằng sản phẩm của họ sẽ có màu sắc chính xác và đồng nhất. Đây là lý do nghiên cứu quản lý màu trên máy in kỹ thuật số được đặc biệt chú trọng.

TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

Với sự tiến bộ của công nghệ thông tin, ngành công nghệ in ấn đã dần chuyển đổi từ hệ thống analog sang kỹ thuật số, mở ra nhiều cơ hội mới cho quy trình phục chế

Tuy nhiên, quá trình này cũng mang đến nhiều thách thức: sự đa dạng của các thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau và việc chuyển đổi dữ liệu Sự khác biệt trong hiển thị màu sắc trên các thiết bị khác nhau (màn hình, in thử, in trên giấy ) là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát màu Nếu không có giải pháp quản lý màu sắc hiệu quả, màu sắc hiển thị trên màn hình (Soft Proof) sẽ khác với màu trên tờ in thử (Hard Proof), và màu trên tờ in thử cũng sẽ khác nhiều so với tờ in sản lượng Điều này gây khó khăn cho các nhà in, nhà thiết kế và khách hàng trong việc dự đoán chính xác màu sắc sẽ được in ra như thế nào cho đến khi in thực tế

Quản lý màu sắc đóng vai trò then chốt trong việc giúp các nhà in đạt được kết quả tối ưu Đây là quá trình tạo ra một ngôn ngữ chung giữa các thiết bị trong hệ thống phục chế, giúp dự đoán màu sắc in ra từ các thiết bị khác nhau, mang lại lợi ích lớn cho nhà in:

• Tái tạo màu sắc chính xác (Accuracy)

• Đảm bảo tính nhất quán trong từng lượt in, giữa các đợt in và các máy in khác nhau (Consistency)

• Dự đoán được kết quả in (Predictable)

• Tiết kiệm chi phí (Cost-efficiency)

• Đảm bảo sự hài lòng của khách hàng (Customer Satisfaction)

Nghiên cứu về quản lý màu sắc cho máy in kỹ thuật số là một lĩnh vực đầy thách thức, nhằm giải quyết các vấn đề về đảm bảo màu sắc được tái tạo chính xác và nhất quán trong quá trình in Sự xuất hiện của các thiết bị in mới, mực in tiên tiến và công nghệ phục chế mới của máy in kỹ thuật số mang đến cả cơ hội lẫn thách thức trong việc duy trì màu sắc chính xác và đồng nhất trên các thiết bị và nền tảng khác nhau

Trong thị trường cạnh tranh, các doanh nghiệp in ấn cần cam kết với khách hàng rằng sản phẩm của họ sẽ có màu sắc chính xác và đồng nhất Đây là lý do nghiên cứu quản lý màu trên máy in kỹ thuật số được đặc biệt chú trọng

Nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam, đã có một số bài tập trung vào ứng dụng của quản trị màu và các phần mềm liên quan Điển hình là bài nghiên cứu khoa học

"Quản lý màu trong in kỹ thuật số" của Thạc sỹ Chế Quốc Long năm 2013, trong đó ông trình bày quy trình tạo Profile màu và in thử phù hợp với các điều kiện và vật liệu cụ thể tại xưởng in Khoa In và Truyền thông, cũng như nghiên cứu về RIP và các ứng dụng kiểm soát màu cho máy in HP-Indigo

2 Gần đây, vào ngày 25/04/2023, nhóm tác giả Thân Mai Chi và Hoàng Thị Kiều Nguyễn đã công bố nghiên cứu về quản trị màu thông qua phân tích khả năng in màu và độ chính xác của máy in phun Epson L1800, sử dụng để mô phỏng in offset Roland 700 Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về những thách thức và hạn chế của việc sử dụng máy in phun để mô phỏng in offset, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiệu chỉnh máy in để đạt được khả năng tái tạo màu chính xác

Trên thế giới, cũng có nhiều nghiên cứu tương tự về quản trị màu trên máy in kỹ thuật số Chẳng hạn, bài viết "Khảo sát các vấn đề về chất lượng in kỹ thuật số và in offset" của tác giả Robert Chung, hay "Nghiên Cứu Mô Phỏng Màu Sắc Giữa In Offset Và In Kỹ Thuật Số" của nhóm tác giả Trung Quốc Nghiên cứu này tập trung vào quản trị màu cho máy in HP-Indigo 1050 giả lập màu sắc máy in offset, và đã đạt được những thành tựu đáng kể như cải thiện độ chính xác đầu ra của màu trong gam màu offset Đối với 928 màu trong biểu đồ IT8.7/3, chênh lệch màu trung bình/tối đa của CIELAB giảm từ 4,98/13,90 xuống 3,13/13,13 sau khi áp dụng quản lý màu Đặc biệt, đối với các màu xám, chênh lệch màu trung bình/tối đa thay đổi từ 4,91/5,59 thành 0,92/2,00, cải thiện đáng kể độ cân bằng xám

Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung đánh giá khả năng phục chế của máy in kỹ thuật số với máy in offset trong một số điều kiện cụ thể, hạn chế như chỉ trên một loại giấy hoặc một loại mực Với mong muốn nghiên cứu về quản trị màu một cách toàn diện hơn, chúng tôi đã chọn đề tài "Nghiên cứu quản trị màu cho máy in kỹ thuật số Mutoh – Giả lập in sản lượng trên nhiều loại vật liệu" làm đề tài đồ án tốt nghiệp Đề tài này kết hợp nghiên cứu quy trình tạo ICC Profile bằng RIP Onyx Thrive và đánh giá khả năng phục chế màu sắc của máy in Mutoh trên ba loại vật liệu khác nhau: giấy, màng và metalize.

Mục tiêu nghiên cứu

− Tìm hiểu quy trình quản trị màu, tạo ICC Profile trên phần mềm RIP Onyx Thrive cho máy in Mutoh

− Nghiên cứu tạo ICC Profile cho máy in kỹ thuật số Mutoh bằng phần mềm Onyx Thrive trên vật liệu khác nhau: Giấy, màng PET và giấy ghép màng metalize

− Đánh giá tính ổn định và khả năng tái tạo màu sắc của máy in Mutoh phù hợp với quản trị màu sắc, mô phỏng in thử

− Nghiên cứu giả lập màu Pantone bằng công cụ Swatch Books của phần mềm

Đối tượng nghiên cứu

− Thiết bị: Máy in kỹ thuật số Mutoh ValueJet 628MP

− Phần mềm: Phần mềm RIP Onyx Thrive 22.5

− Vật liệu: Giấy, giấy ghép màng metalize, màng PET

− Các tiêu chuẩn ISO 13655, ISO 12647-2, ISO 12647-7, ISO 12647-9

− Quy trình quản trị màu và các chuẩn quốc tế về quản lý màu của ICC.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình tạo ICC Profile bằng phần mềm Onyx

Thrive cho máy in Mutoh Thực nghiệm trên 3 loại vật liệu bao gồm: giấy couche, giấy ghép màng metalize, và màng PET Từ đó đánh giá khả năng phục chế màu sắc của máy in ứng dụng trong quản trị màu sắc, tạo tờ in thử giả lập cho in sản lượng

Bên cạnh đó, đề xuất giải pháp giả lập màu pantone bằng công cụ Swatch Books trên

Phương pháp nghiên cứu

− Phương pháp luận + Sử dụng những khái niệm, quan điểm làm cơ sở lý thuyết cho đề tài

+ Áp dụng lý thuyết để phân tích và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề

− Phương pháp thu thập số liệu + Tham khảo nghiên cứu những tài liệu mang giá trị học thuật, những trang web mang thông tin chính thống

+ Tra cứu những tài liệu về ISO, những tài liệu về hướng dẫn sử dụng phần mềm Onyx, cách tạo Profile và quản trị màu

− Phương pháp xử lý thông tin + Thu thập thông tin, số liệu từ thực nghiệm, xử lý đưa ra kết quả, thể hiện thông tin dưới dạng: bảng biểu, biểu đồ và đồ thị.

Giới hạn của đề tài

− Quá trình thực nghiệm được thực hiện tại xưởng Khoa In và Truyền Thông, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

− Xây dựng quy trình tạo ICC Profile cho máy in kỹ thuật số Mutoh ValuaJet

628MP bằng phần mềm Onyx Thrive theo workflow G7

− Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh trên 3 loại vật liệu: giấy couche, giấy ghép màng metalize, màng PET So sánh giả lập in thử với tiêu chuẩn GRACoL 2013_CRPC 6 (đối với giấy và metalize) và ICC Profile của máy in sản lượng (đối với màng PET)

− Thiết bị đo sử dụng: I1 Pro 3 (Điều kiện đo M0, M1)

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về quản trị màu

2.1.1 Khái niệm quản lý màu sắc

Quản lý màu đề cập đến việc kiểm soát độ chính xác của màu trong suốt quy trình sản xuất in Từ thiết kế đến sản phẩm cuối cùng, việc duy trì tính nhất quán trong tái tạo màu sắc là điều cần thiết để đảm bảo tính toàn vẹn của thương hiệu, sự hài lòng của khách hàng và chất lượng in tổng thể

Do sự đa dạng của các thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau, quá trình chuyển đổi dữ liệu làm cho màu sắc được hiển thị trên các thiết bị khác nhau cũng gây ra sự chênh lệch và khó khăn trong việc kiểm soát màu sắc Nếu không có biện pháp quản trị màu, màu sắc hiển thị trên màn hình sẽ khác biệt so với tờ in thử và tờ in sản lượng Điều này khiến cho nhà in, thiết kế và cả khách hàng không thể dự đoán được kết quả màu sắc sẽ được in ra như thế nào cho đến khi nó được in ra thực tế, những hạn chế như vậy gây ra những hiều lầm và ngộ nhận giữa khách hàng và nhà in

Hình 2.1: Gam màu của các thiết bị và tài liệu khác nhau

Quản trị màu là sự hiệu chuẩn của tất cả đầu vào và thiết bị đầu ra trong quy trình xử lý hình ảnh, với mục đích là luôn đạt được khả năng tái tạo màu mong muốn mà không phụ thuộc vào thiết bị được sử dụng

2.1.2 Hệ thống quản trị màu

Hệ thống quản trị màu cung cấp một giải pháp tinh tế trong việc kiểm soát màu sắc Thay vì cố gắng kết nối thiết bị này với thiết bị khác, người ta sử dụng một hệ thống quản lý màu làm không gian kết nối trung tâm Do không thể loại bỏ được tính đa dạng của thiết bị, hệ thống quản trị màu sử dụng các hồ sơ màu và không gian kết nối hồ sơ màu của thiết bị để khắc phục những đặc tính riêng của từng thiết bị và tính đa dạng của chúng

Hệ thống quản lý màu CMS (Color Management System) bao gồm 3 thành phần:

− Không gian màu độc lập với thiết bị PCS (Profile Connection System): Không gian này có thể là không gian làm việc hoặc không gian màu tham chiếu

Thường là không gian màu CIELAB

− Hồ sơ màu của mỗi thiết bị phù hợp với ICC (ICC Profile)

− Mô đun quản lý màu CMM (Color Management Module): Phần mềm hay giải thuật chuyển đổi không gian màu từ thiết bị nhập sang thiết bị xuất

2.1.2.1 Không gian màu độc lập với thiết bị

Không gian màu là khoảng không gian thể hiện toàn bộ các màu có thể phục chế được bởi một thiết bị hay một hệ thống nào đó Không gian màu được xây dựng dựa trên các trục tọa độ trong không gian 3D nhằm thể hiện các yếu tố ảnh hưởng cũng như khả năng phục chế của nó Nếu càng nằm xa gốc tọa độ thì khối hình 3D càng lớn được tạo thành và chất lượng của hệ thống phục chế màu của thiết bị đó càng cao

Không gian màu phụ thuộc thiết bị: Các không gian màu phụ thuộc thiết bị bao gồm RGB và CMYK Các không gian màu này phụ thuộc vào các thiết bị thu nhận hình ảnh (như máy scan, máy chụp ảnh kỹ thuật số, …) thiết bị hiển thị như màn hình máy tính hoặc thiết bị in

Không gian màu độc lập với thiết bị (PCS - Profile Connection Space): Là các không gian màu tham chiếu dựa trên sự cảm nhận của mắt người và không phục thuộc thiết bị, ví dụ như: CIELAB hoặc CIEXYZ Ta xem nó như một không gian màu chung cho tất cả các thiết bị phục chế màu, nó là không gian màu thể hiện được tất cả các màu

Trong hình dưới, không gian màu chuẩn CIELAB là không gian màu độc lập với thiết bị (Profile Connection Space), đóng vai trò là trạm trung chuyển giữa các thiết bị

Hình 2.2: Không gian màu CIELAB độc lập với thiết bị

ICC (International Color Consortium) - Hiệp hội Màu Quốc tế, được thành lập vào năm 1993 nhằm thúc đẩy và khuyến khích tiêu chuẩn hóa cũng như phát triển hệ thống quản lý màu đa nền tảng và trung lập Hiệp hội này đã phát triển định nghĩa về hồ sơ ICC (ICC Profile) để duy trì tính nhất quán về điều kiện quan sát, hiển thị và in ấn trên nhiều thiết bị khác nhau như: máy quét, màn hình và máy in

ICC Profile mô tả các thuộc tính màu sắc của một thiết bị cụ thể Hồ sơ này bao gồm những mô tả về đặc tính và các dữ liệu số mô tả cách chuyển đổi các giá trị màu của thiết bị Các dữ liệu số bao gồm ma trận và bảng, được sử dụng để chuyển đổi kết quả màu của thiết bị thành một không gian màu chung, hoặc không gian màu kết nối hồ sơ trong chu trình quản lý màu

Hầu hết các hệ thống quản lý màu ngày nay đều dựa trên ICC Profile, do đó việc tạo ra hồ sơ này đóng vai trò quan trọng Một ICC Profile phải mô tả chính xác không gian màu của một thiết bị trong các điều kiện in ấn cụ thể Hồ sơ màu này sẽ được sử dụng trong quá trình chuyển đổi không gian màu giữa các thiết bị (Color Mapping) và tái tạo màu sắc (Color Emulation, Color Matching)

Hình 2.3 Khoảng phục chế khác nhau của một số không gian màu

2.1.2.3 Modun quản lý màu CMM

Mô-đun quản lý màu (CMM) là một phần mềm giúp chuyển đổi màu một cách hợp lý giữa các không gian màu khác nhau, hoạt động như một "phiên dịch viên" chuyển đổi màu từ không gian màu của thiết bị này sang không gian màu của thiết bị khác, tùy theo mục đích sử dụng

Trước hết, CMM chuyển đổi các giá trị màu phụ thuộc vào thiết bị của hình ảnh sang một không gian màu độc lập với thiết bị bằng cách sử dụng mô tả từ hồ sơ ICC

(ICC Profile) của nguồn Khi đó, các giá trị màu của hình ảnh được chuyển sang không gian màu Lab, không gian màu trung gian này được gọi là không gian màu chuyển đổi (Transfer Color Space) hoặc không gian kết nối hồ sơ (Profile Connection Space - PCS)

7 Tiếp theo, các giá trị màu Lab này sẽ được chuyển đổi sang các giá trị màu mà thiết bị đầu ra có thể tái tạo, sao cho màu sắc gần giống nhất với màu gốc Nếu thiết bị đầu ra không thể tái tạo chính xác màu gốc, CMM sẽ cố gắng tìm màu gần giống nhất Quá trình tìm kiếm màu gần giống nhất này được gọi là Rendering Intent

Hình 2.4: Mô tả hệ thống quản trị màu

2.1.3 Các khuynh hướng phục chế màu

Cơ sở lý thuyết về phép đo màu

2.2.1 Phương pháp và tiêu chuẩn đo Để quản lý màu, việc đo màu là không thể thiếu Vì mắt con người không thể gán giá trị số cho màu sắc, quản lý màu sắc phụ thuộc rất nhiều vào giá trị màu dựa trên sự đo đạc Dụng cụ đo màu cung cấp một giá trị màu cụ thể dưới dạng số và có thể lặp lại quá trình đo màu và phục chế màu một cách nhất định

Có 2 phương pháp đo màu cơ bản: Đo màu theo phương pháp kích thích 3 thành phần

Phương pháp này dựa trên nguyên lý tương tự như cách mắt người cảm nhận màu sắc Trong quá trình đo, ánh sáng từ nguồn chiếu sáng được phát ra tới mẫu cần đo Ánh sáng phản xạ từ mẫu đi qua một hệ thống ống kính và đến bộ cảm biến, nơi các cảm biến này đo cường độ ánh sáng của mỗi màu và chuyển tín hiệu nhận được cho một máy tính Tại đó, các tín hiệu này được so sánh với giá trị cảm nhận tương ứng của 3 loại tế bào hình nón trong mắt người, được xác định theo chuẩn quan sát của CIE (International Commission on Illumination) Kết quả thu được là các giá trị kích thích X, Y và Z, sau đó được chuyển đổi thành độ màu hoặc các tọa độ trong các không gian màu khác nhau (ví dụ như CIELAB hay CIELUV)

Hình 2.7: a) Sự cảm nhận màu của mắt người b) Nguyên lý đo màu kích thích 3 thành phần Đo phổ màu

Nguyên lý đo phổ màu là đo phổ phản xạ tại từng bước sóng hay từng khoảng bước sóng Trong tiến trình đo, các phổ màu thấy được từ 380 nm đến 780 nm đều đo được Ánh sáng phản xạ từ lớp mực in được tách thành các thành phần phổ bằng một thiết bị nhiễu xạ và đo bằng các cảm biến Mẫu được đo theo từng khoảng 1 nm,

5 nm, 10 nm kết quả nhận được là các giá trị X, Y, Z Bộ vi xử lý tính toán các giá trị đó thành các đường cong phối hợp màu, các đường cong này được mô phỏng bởi kính lọc nên có độ chính xác rất cao

Hình 2.8: Nguyên lý đo phổ màu

Các loại nguồn sáng khác nhau có các thành phần bước sóng khác nhau do đó chúng sẽ có các đáp ứng khác nhau khi tương tác với vật thể Ví dụ, hai tờ giấy có màu sắc giống nhau khi nhìn dưới ánh đèn huỳnh quang nhưng lại khác nhau khi quan sát dưới nguồn sáng khác, hiện tượng này được gọi là hiện tượng metamerism

Hình 2.9: Hiện tượng Metamerism: Hai mẫu nhìn khác nhau dưới nguồn sáng A nhưng giống nhau dưới nguồn sáng D65/2°

Theo ISO 13655:2009 xác định có 4 điều kiện đo tiêu chuẩn đáp ứng các nhu cầu khác nhau sử dụng để đo màu quang phổ và xác định tính chất của màu sắc bao gồm điều kiện đo: M0, M1, M2 và M3 Các điều kiện đặc biệt được xác định để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo Điều kiện đo M0 (điều kiện ánh sáng bình thường bao gồm cả tia UV): Trong điều kiện này, không sử dụng bộ lọc phân cực để đo sự phản xạ quang phổ Sử dụng nguồn sáng tiêu chuẩn CIE A (đèn sợi đốt, 2856 ºK), thường là đèn vonfram (tungsten) Do đó, việc đo mẫu chứa chất làm trắng quang học có thể không phản ánh môi trường xem mẫu một cách chính xác Mặc dù kết quả đo thường không đáng tin cậy, nhưng các nhà sản xuất vẫn thiết lập chế độ này để người dùng có thể so sánh sự khác biệt giữa các phép đo Điều kiện đo M1 (nguồn sáng D50): Chế độ này sử dụng nguồn sáng CIE D50

(đèn LED, 5003 ºK) mà không có bộ lọc phân cực Yêu cầu nguồn sáng chứa hàm lượng UV và tuân thủ phân bố quang phổ được chỉ định bởi đèn chiếu sáng CIE D50

Mục đích của chế độ này là chuẩn hóa các điều kiện xem và giảm thiểu vấn đề khi nhìn vào màu sắc của các vật liệu có chứa chất làm trắng quang học Điều kiện đo M2 (lọc tia UV): Chế độ này loại bỏ tia UV trong nguồn sáng khi đo, thích hợp cho việc phản ánh màu sắc trong điều kiện không có ánh sáng UV, như trong các bảo tàng hoặc các sản phẩm không muốn bị ảnh hưởng bởi ánh sáng UV Đặc biệt phù hợp cho việc đo các vật liệu có chứa OBA nhưng người sản xuất muốn loại bỏ hiệu ứng này để không ảnh hưởng đến dữ liệu đo Điều kiện đo M3 (sử dụng kính lọc phân cực): Chế độ này sử dụng hai bộ lọc phân cực để loại bỏ sự phản xạ bề mặt khi đo các tờ in ướt Mục đích là giảm thiểu sự khác biệt về độ bóng giữa các tờ in ướt và khô, dự đoán mật độ của tờ in khô khi đo tờ in ướt Phù hợp cho việc đo mật độ màu, màu của mực có khoảng phục chế rộng, mực sắc tố hiệu ứng và làm công thức mực, hỗ trợ cho các thợ in sản xuất và các nhà sản xuất mực

Bảng 2.1 : Chế độ đo quang phổ ứng dụng trong ngành công nghiệp in theo ISO 13655:2017

Chế độ đo Áp dụng Cài đặt thiết bị

Thành phần UV M0: ‘A, không có kính lọc’ Đo màu thông thường trong chế bản và in ấn, tạo hồ sơ đầu ra ICC (tối đa dữ liệu mô tả FOGRA50)

Phản xạ quang phổ mà không có kính lọc phân cực dưới nguồn sáng tiêu chuẩn A (đèn sợi đốt, 2856°K)

Mở rộng về mặt toán học

M1: D50, không có kính lọc Đo màu chính xác về mặt vật lý trong chế bản và in ấn , tạo ra các cấu hình đầu ra ICC chất lượng cao có tính đến độ sáng (từ

Phản xạ quang phổ mà không có kính lọc phân cực dưới nguồn sáng tiêu chuẩn D50 (đèn LED, 5003° K)

Gần UV và vùng khả kiến (360 – 700 nm)

Chuyển đổi bức xạ UV/vis (300…500nm) tuân thủ CIE D50 nếu có thể

M2: Loại bỏ UV Đo màu không có tia cực tím bằng cách loại bỏ thành phần tia cực tím ra khỏi ánh sáng đo

Mức độ phản xạ quang phổ mà không có kính lọc phân cực, nhưng có bộ lọc loại bỏ

Bị triệt tiêu hoặc loại bỏ

M1 – M2 Ảnh hưởng của chất tăng trắng quang học trong vật liệu in thử và mực huỳnh quang; xác định ∆b* trên giấy sáng, với việc lựa chọn giấy và vật liệu in thử cho ECI-v3-Profile (2015)

M1 và M2 lần lượt hoặc ngược lại

Xem M1 và M2 Đánh giá riêng hiệu ứng UV

M3: Có kính lọc Đo mật độ màu để bù khô ướt và đo mật độ chọn lọc (CMYK); màu sắc điểm đo mật độ quang phổ; đo màu bằng kính lọc phân cực trên quy mô chuyên sâu, hiệu ứng mực bột màu và cho công thức

(RGB+V) hoặc mức độ hấp thụ quang phổ với cặp bộ lọc phân cực chéo hoạt động dưới nguồn sáng tiêu chuẩn A hoặc D50

Bị triệt tiêu hoặc loại bỏ

Các giá trị kích thích màu XYZ và không gian màu Yxy tương ứng tạo nên nền tảng của không gian màu CIE ngày nay Khái niệm các giá trị XYZ được xây dựng trên cơ sở lý thuyết 3 thành phần của sự nhìn màu Các giá trị XYZ hữu ích trong việc xác định một màu nhưng kết quả cho thấy không dễ dàng như vậy

Năm 1931, CIE định nghĩa không gian màu Yxy nhằm xây dựng một bản đồ màu trong không gian hai chiều không phụ thuộc vào độ sáng Trong đó Y là trục độ sáng, còn xy là các trục màu được tính toán từ các giá trị kích thích XYZ Trong biểu đồ này các ô màu vô sắc hướng về tâm của không gian màu và các màu gia tăng giá trị của nó khi hướng ra vành ngoài

Hình 2.10: Không gian màu Yxy

Không gian màu L*a*b* (CIE LAB) là một trong những không gian màu phổ biến nhất sử dụng trong đo màu vật thể Nó là không gian màu đồng nhất được định nghĩa vào năm 1976 để giảm hạn chế một trong những vấn đề của không gian màu Yxy, đó là khoảng bằng nhau trên hai trục màu xy không tương ứng với sự khác biệt màu Trong không gian màu này, L* đại diện cho độ sáng, a* và b* là các trục màu:

− a* là hướng màu Red; -a* hướng màu Green

Quản trị màu trong in kỹ thuật số

2.3.1 Đặc điểm của hệ thống in kỹ thuật số

Công nghệ in kỹ thuật số, đặc biệt là máy in phun, đã có những bước phát triển vượt bậc và đóng vai trò quan trọng trong ngành in ấn, bao gồm cả in bao bì Năm 2018, in kỹ thuật số chiếm 16% tổng sản lượng thị trường và đến năm 2022, con số này tăng lên 17,4% về giá trị thị trường và 3,9% về khối lượng

Công nghệ in phun là phương pháp in trực tiếp từ dữ liệu số (Computer-To-Print), không cần thông qua bộ phận trung gian, mà hình ảnh được tạo trực tiếp trên bề mặt vật liệu in Dữ liệu số được truyền đến cơ sở dữ liệu để điều khiển đầu phun bằng các tín hiệu điện tử Hệ thống phun mực sẽ truyền mực lên giấy thông qua các vòi phun, thường là trực tiếp hoặc sử dụng các kỹ thuật in gián tiếp tùy theo ứng dụng Hệ thống in phun bao gồm các đơn vị chức năng như: hệ thống tạo hình, bộ phận trung gian truyền hình ảnh và đơn vị cấp mực, tất cả được kết hợp trong một module để truyền mực trực tiếp lên giấy In phun cải thiện đáng kể chuỗi cung ứng in ấn bằng cách giảm chi phí và tăng tốc độ in, đồng thời mở ra nhiều cơ hội mới trong các lĩnh vực khác như: in trên gốm sứ và dệt may thời trang Công nghệ in phun được chia thành hai nguyên lý cơ bản:

Nguyên lý phun mực liên tục (Continuous Inkjet): Trong phương pháp này, giọt mực được phun liên tục trong suốt quá trình in Chỉ những vùng cần in trên bề mặt vật liệu mới có mực bám vào, còn những chỗ không in, mực sẽ bị chặn lại

Nguyên lý phun chỉ tạo giọt tại những điểm cần in (Drop-on-Demand Inkjet):

Mực chỉ được phun ra tại các vòi phun độc lập khi cần in, và không phun mực ở những vùng không cần in

Hình 2.14: Mô tả 2 nguyên lý in phun

Dựa trên hai nguyên lý này, các loại máy in phun được thiết kế với các nguyên lý phun mực khác nhau như:

− Nguyên lý phun bằng nhiệt

− Nguyên lý phun bằng hiệu ứng áp điện ngược

− Nguyên lý phun tĩnh điện

Hình 2.15: Phân loại các nguyên lý in phun kỹ thuật số

Bởi sự đa dạng, tính ứng dụng cao, máy in kỹ thuật số đã phần nào thay thế công việc của các phương pháp in truyền thống như: Offset, Flexo và Ống đồng; đồng thời hỗ trợ mô phỏng kết quả sản phẩm in cuối cùng của các phương pháp này Hiện nay, các doanh nghiệp in liên tục nâng cao chất lượng của hệ thống in thử, sử dụng dữ liệu đo lường để dự đoán chất lượng của tờ in thử so với tờ in thực tế Mục tiêu là loại bỏ sự phụ thuộc vào đánh giá trực quan của con người, nhằm giảm thiểu những sai lệch và sự không chắc chắn mang tính cá nhân

2.3.2 Ý nghĩa của in thử kỹ thuật số

Cũng giống như các bản in thử được in trên máy ép in sản xuất hoặc trên máy in đặc biệt dựa trên công nghệ in giống như in sản lượng thật, bản in thử kỹ thuật số (digital proofing) có nhiệm vụ mô phỏng bản in thật để kiểm tra bố cục, văn bản, hình

20 ảnh và màu sắc Bản in thử phải là một mẫu hoàn hảo cho lần in sau Do đó, tính chất vật liệu và đặc điểm kỹ thuật in khác nhau phải được tính đến Điều kiện lý tưởng để tạo ra tờ in thử (hard proof) là sử dụng cùng một máy in, cùng một loại vật liệu và cùng một loại mực với điều kiện sản xuất in thật Tuy nhiên, những vấn đề về chi phí sản xuất và thời gian thực hiện đã hạn chế khả năng thực hiện, thay vào đó, các nhà in tìm đến một giải pháp in thử kỹ thuật số nhằm tối ưu hơn về chi phí và thời gian, mà vẫn đạt được yêu cầu về sự chính xác Bản in thử kỹ thuật số mô phỏng màu sắc của bản in sản lượng có liên kết màu chính xác trong phạm vi dung sai chặt chẽ của ISO 12647-7

Yêu cầu của một bản in thử bao gồm:

− Mô tả toàn bộ nội dung của tờ in thật

− Đảm bảo độ tin cậy của màu sắc

− Sử dụng vật liệu có tính chất bề mặt và kích thước giống như được sử dụng cho sản xuất

− Chi phí và thời gian tạo ra bản in thử là hợp lý

Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi từ analog sang số hóa, phương pháp in thử kỹ thuật số cho phép xuất bản in thử trực tiếp từ dữ liệu số mà không cần giai đoạn trung gian, dữ liệu được xử lý thông qua RIP và sau đó được in bằng máy in phun màu trên các loại giấy in thử đặc biệt Vì không cần thực hiện các bước trung gian nên các phương pháp in thử kỹ thuật số thường nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn các phương pháp tương tự In thử kỹ thuật số mang lại sự linh hoạt cao hơn trong việc điều chỉnh màu sắc và các thông số khác, cho phép tái tạo màu sắc cuối cùng chính xác hơn Bản in thử kỹ thuật số thường phù hợp với nhiều quy trình in khác nhau và cũng có thể được tùy chỉnh cho các quy trình cụ thể

Một máy in kỹ thuật số chỉ phù hợp để sử dụng in thử nếu không gian màu của nó có thể chứa đầy đủ không gian màu của máy in sản lượng được mô phỏng

Hình 2.16: Tờ in thử kỹ thuật số in trên máy in Epson

2.3.3 Tạo ICC Profile Để quản lý màu, tất cả các thiết bị phải có hồ sơ màu để hệ thống quản lý màu nhận biết khả năng phục chế của thiết bị Ta có thể hiểu đơn giản là hồ sơ màu của thiết bị cho biết những màu nào có thể phục chế và những màu nào không thể phục chế hoặc phục chế sai, trên cơ sở hồ sơ màu của 2 thiết bị nguồn và đích, mô đun quản lý màu sẽ điều chỉnh thiết bị đích phục chế màu của thiết bị nguồn tốt nhất

Quá trình tạo hồ sơ màu cho máy in khá phức tạp và phụ thuộc vào các thông số biến đổi:

− Đặc tính của quá trình in

− Đặc điểm của loại giấy sử dụng

− Đặc điểm của loại mực sử dụng

Như vậy, không thể tạo ra một hồ sơ màu có thể dùng cho tất cả các máy in mà chỉ có thể tạo ra được hồ sơ màu cho một máy in với các điều kiện in và nguyên vật liệu cụ thể

(1) Đầu tiên, để quản lý màu sắc chúng ta cần mô tả đặc điểm của thiết bị in thử hay tạo ICC Profile cho máy in thử:

− In file tham chiếu với các ô màu có giá trị cụ thể

− Sử dụng máy đo màu để đọc các giá trị đó

− Phần mềm tạo Profile kết nối với máy đo, ghi lại các giá trị vừa đo được, so sánh với tham chiếu chuẩn và tạo ra ICC Profile cho máy in thử từ những dữ liệu này

(2) Sau đó, tương tự tạo ICC Profile cho máy in sản lượng cũng bằng cách in ra bản tham chiếu, đo và so sánh với giá trị màu tham chiếu chuẩn, tạo ra ICC Profile cho máy in sản lượng dựa trên điều kiện cụ thể

22 (3) Profile của máy in thử sẽ được kết hợp với Profile của máy in thật (mô tả điều kiện in thật) để in ra tờ in thử Sau khi đo giá trị các ô màu trên tờ testform của máy in thử, kết quả sẽ được so sánh với dữ liệu tham chiếu chuẩn hoặc giá trị đo được từ testform của máy in thật Từ kết quả này có thể đánh giá được, hệ thống in thử có khả năng phục chế máy in thật, đồng thời cho biết tờ in thử có giống tờ in thật hay không

G7 là một phương pháp cân chỉnh mới do IDEAlliance – một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hầu hết các lĩnh vực của hệ sinh thái in, bao bì, xuất bản và phân phối G7 kiểm soát dựa trên hai thông số đó là tông màu (Tonality) và cân bằng xám (Gray balance), hai yếu tố có thể kiểm soát hoàn bằng đường curve 1-D đơn giản G7 tiêu chuẩn hóa các đường cong này nhằm mang lại kết quả hiển thị xám tương đồng (G7 Shared Neutral Appearance) cho mọi phương pháp in

Phương pháp G7 gồm 4 mức độ cân chỉnh là: G7 Grayscale, G7 Targeted, G7

G7 Grayscale: Đây là mức cân chỉnh đầu tiên và cũng là mức căn bản trong phương pháp G7 Ở mức này, NPDC là bắt buộc và cần được hiệu chuẩn cùng với tông màu và cân bằng xám G7 Grayscale chỉ là một trong những tiêu chí tối thiểu cần đạt được, bao gồm kiểm soát mật độ, đo và tạo curve G7 bằng phần mềm chỉnh curve Sau đó, các giá trị đã hiệu chỉnh được nhập vào RIP, in lại, đo lại và kiểm tra

Tổng quan về máy in kỹ thuật số Mutoh ValueJet 628MP và phần mềm

3.1.1 Máy in kỹ thuật số Mutoh ValueJet 628MP

Mutoh ValueJet 628MP được cho ra mắt vào tháng 03 năm 2018 Đây là một trong những sản phẩm mới nhất của Mutoh - dòng máy in có tích hợp chức năng cắt tự động Mutoh thường xuyên cập nhật và phát triển sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và công nghệ hiện đại, đây cũng được xem là một trong những kết quả của sự đổi mới đó Mutoh ValueJet 628MP là một trong những lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp in ấn, với nhu cầu in trên bề mặt vật liệu từ mỏng như màng đến dày, cứng như thiếc, kim loại, hoặc những mặt hàng sản phẩm đặc biệt như vải, …

Hình 3.1: Ứng dụng của máy in Mutoh trên nhiều vật liệu

Mutoh ValueJet 628MP trang bị đầu phun thế hệ mới nhất DX7, với 8 kênh màu tạo nên bản in chất lượng, sắc nét và nói không với hiện tượng chuyển màu bị gãy, gợn sóng, hay banding Với công nghệ Piezo giúp đầu phun của máy in đẩy mực ra ngoài bằng sự chuyển động cơ học Đầu phun Piezo cực kỳ bền, cho phép kiểm soát lượng mực phun ra vật liệu với tốc độ và khả năng chính xác tốt nhất, mang đến cho người dùng những sản phẩm đạt chất lượng cao, ngoài ra, vòi phun và hộp mực trong đầu in Piezo là các cấu trúc độc lập Một vòi phun có thể hỗ trợ nhiều hộp mực Khi thay mực, chỉ cần thay hộp mực thay vì thay đầu in, điều này có thể tiết kiệm một phần chi phí vật tư tiêu hao Đặc điểm nổi bật của Mutoh ValueJet 628MP:

− In bằng mực gốc eco của MUTOH: Mực MP31

− Lên đến 8 màu: CMYK, Lc, Lm, Lk và màu mực trắng

− Kích thước nhỏ gọn, bố trí trên bàn hoặc sử dụng với chân đế tùy chọn

− Công nghệ biến đổi điểm

− Được trang bị bộ điều chỉnh nhiệt độ sấy mới (cài đặt tối đa: 45 độ)

− Chiều cao 2 bước (1.2mm hoặc 2.5mm)

− Được trang bị chức năng cắt tự động

Hình 3.2: Cấu hình máy in Mutoh VALUEJET 628MP

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật máy in Mutoh ValueJet 628MP 1

THÔNG SỐ KỸ THUẬT MÁY

Công nghệ in Công nghệ phun Micro Piezo theo yêu cầu Đầu in 1

Cấu hình đầu in (180 x 8 hàng) / 1 đầu in Chiều cao đầu in Thấp:1.2 mm / cao: 2.5 mm Kích thước giọt mực tối thiểu 3,5 pl Độ rộng tối đa của vật liệu 630 mm Độ rộng tối đa của đầu in 620 mm

Loại mực Mực Eco-solvent

Màu mực KCMY, Lc, Lm, Lk, white - 8 màu Độ phân giải in 1440/1080/720dpi (12 các chế độ theo tiêu chuẩn + 19 chế độ tùy chỉnh)

Tốc độ in 39 m²/giờ (360 x 360 dpi)

Vật liệu cuộn Đường kính: 6" maximum / 2" & 3"

Trọng lượng tối đa: 9kg Hệ thống kiểm soát lò sấy Bộ sấy trước/sau theo tiêu chuẩn (max: 45℃)

Trọng lượng máy in Máy In: 31.8kg Chân: 8.7kg (tùy chọn)

1 Công ty TNHH Điện tử va tin học Ánh Vàng, https://shop.anhvang.com/may-in-muc-dau-mutoh-vj-628.html

“MP” trong mực MP31 là viết tắt của “Multi - Purpose” có tính chất tương tự mực eco - solvent (mực dung môi sinh thái), cho phép in trực tiếp trên nhiều loại vật liệu, bao gồm acrylic, PET, kim loại, da tổng hợp cũng như giấy

Về đặc điểm của mực eco - solvent: chúng thường chứa hạt pigment hơn là thuốc nhuộm dye, nhưng không giống như phiên bản mực gốc nước Chất mang là nước đối với mực solvent nó là một loại hợp chất hữu cơ – gốc dầu Chúng tương đối rẻ, có đặc tính hoàn toàn chống nước và an toàn dưới ánh mặt trời mà không cần phải có lớp phủ đặc biệt nào hết Mực solvent cho màu sắc rất rực rỡ Ưu điểm chính là đem lại bền cho sản phẩm in, có tuổi thọ dài kể cả khi trưng bày ngoài trời Mực solvent Eco hay solvent loãng (dạng nhẹ) phổ biến rất nhanh chóng trong thời gian gần đây vì chất lượng màu sắc của chúng và độ bền màu ngày càng tăng trong khi giá thành ngày càng giảm rõ rệt, thân thiện với môi trường hơn, ít độc hại hơn Nhược điểm: mực in cần phải xử lý cẩn thận tại khu vực làm việc

Hình 3.3: Đặc điểm nội bật của mực in MP31

Mực in đa năng MP31 mang lại cho người dùng những ưu điểm vượt bậc phải kể đến như:

− Chịu được thời tiết, chống mài mòn và phát triển màu tương đương với mực dung môi sinh thái

− Mực trắng có độ mờ cao mang lại độ sáng ban đầu của mực màu bất kể màu nền bên dưới

− Bề mặt hoàn thiện tự nhiên, không có hiện tượng không đồng đều và mịn màng hơn so với các loại mực UV, tận dụng tối đa kết cấu ban đầu của vật liệu

− Chịu nhiệt, co giãn và uốn cong, bề mặt in không dễ bị nứt khi uốn cong

− Có thể in và xử lý trên màng polycarbonate và màng co không bị biến dạng bởi nhiệt

− Có thể lựa chọn cấu hình mực 4, 5, 7 hoặc 8 màu tùy theo ứng dụng

32 Những ưu điểm mà mực in MP31 mang lại, cung cấp khả năng tạo ra các tờ in thử trực tiếp trên các vật liệu gốc trong quá trình sản xuất in, hạn chế tính không nhất quán và được sử dụng để kiểm tra màu sắc trước khi in thật Ngoài ra, việc sử dụng hiệu quả giấy gốc còn giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng giấy in phun chuyên dụng và giảm chi phí vận hành

Việc kết hợp thêm các màu như: Light Cyan (Lc), Light Magenta (Lm), Light Black (Lk) hoặc Organe (Or), Green (Gb) và Deep blue (Bl) (tuỳ theo thiết bị in) giúp mở rộng gam màu và cải thiện độ bão hòa màu góp phần tái tạo hình ảnh in sống động

Bảng 3.2: Đề xuất lựa chọn cấu hình mực tùy theo ứng dụng

CMYK + Spot Color Ink (OR, BL, GB)

Tất cả các tài liệu in với các màu cơ bản

Tái tạo sự chuyển màu mượt mà và ít hạt hơn khi kết hợp mực light, phù hợp với các ứng dụng in thử thương mại chất lượng cao

Tái tạo gam màu rộng với mực màu spot phù hợp để tạo proof và mô phỏng in bao bì linh hoạt

Hình 3.4: Gamut màu của mực in MP31 so với không gian màu ISO coated ở điều kiện 1440 x 1440 dpi

Hình 3.5: So với gam màu của mực MP31 CMYK với gam màu sử dụng bổ sung spot color đã được mở rộng và độ bão hòa đã được tăng lên

Hình 3.6: Tác dụng tái tạo màu sắc khi sử dụng kết hợp màu Light và spot color

3.1.3 Ứng dụng của máy in Mutoh ValueJet 628MP trong quản trị màu

Trước đây, với các máy in kỹ thuật số thông thường, việc tạo ra một bản in thử trên đúng các vật liệu in thật cũng là một thách thức lớn, nhất là đối với các kỹ thuật in ống đồng, flexo mà sản phẩm chủ yếu là các dạng bao bì mềm, vật liệu sử dụng là các loại film, màng trong suốt hoặc có lót trắng, vật liệu kim loại, có ánh kim,…

Những vật liệu này có khả năng nhận mực kém, đặc biệt là mực in phun Để in được trên các vật liệu này, cần trải qua công đoạn xử lý bề mặt Như vậy, tính chất bề mặt vật liệu phần nào đó bị thay đổi, ảnh hưởng đến màu sắc hiển thị lên chúng

Các dòng máy in kỹ thuật số thông thường không có khả năng in trên các vật liệu đặc biệt, để tạo ra bản in thử cho phương pháp in ống đồng trên màng, người ta, sẽ sử dụng giấy in phun thay thế và cố gắng mô phỏng màu sắc in thật sao cho giống nhất Bản in thử lúc này thường không thực sự phản ánh đúng màu sắc và các hiệu ứng hình ảnh của in thật Đòi hỏi khách hàng và cả người thợ in phần nào đó phải

“tưởng tượng”, màu sắc sẽ thực sự thế nào khi in thật trên vật liệu thật

Như vậy, bản chất của bản in thử không còn là “bản in mô phỏng kết quả in thật”, vì màu sắc khi in thử không thể giống in thật hoàn toàn, do vật liệu sử dụng là khác nhau Kết quả đạt được chỉ ở mức tương đối

Với công nghệ in phun Piezo - tạo ra hình ảnh trực tiếp không bằng cách phun các giọt mực trực tiếp lên bề mặt vật liệu in: giấy in, nhựa, vải hoặc các chất liệu khác theo cơ chế dao động cơ học Kết hợp với loại mực in đa năng MP31, hình ảnh in có thể được tái tạo lên bất cứ loại vật liệu nào mà không cần phải xử lý bề mặt, đảm bảo giữ nguyên tính chất bề mặt bao đầu của vật liệu Từ những ưu điểm như vậy, hiện nay, máy in kỹ thuật số Mutoh được ứng dụng trong quy trình quản trị màu, tạo ra các bản in thử đảm bảo chất lượng về màu sắc cũng như khả năng giả lập được các điều kiện in thực tế

Hình 3.7: Sử dụng máy in Mutoh và mực in đa năng MP31 trong quản trị màu

3.1.4 Phần mềm RIP Onyx Thrive

Phần mềm ONYX Thrive™ là giải pháp cho quy trình làm việc với PDF có khả năng mở rộng, đầy đủ tính năng dựa trên Adobe® PDF Print Engine và được tối ưu hóa để mang lại hiệu suất vượt trội cho mọi quy mô của các nhà cung cấp dịch vụ in Phần mềm ONYX kết hợp nền tảng công nghệ Onyx Graphics đã được chứng minh với các công cụ cải tiến giúp đơn giản hóa quy trình in màu, cải thiện khả năng dự đoán đầu ra và nhiều lợi ích khác

Quy trình tạo ICC Profile theo Onyx Thrive

Media Manager trong Onyx Thrive cho phép người dùng tạo, sửa đổi, quản lý ICC Profile và chế độ in, cấu hình máy in và thiết bị đo màu Nó cung cấp các công cụ nâng cao để đánh giá dữ liệu đo màu Media Manager hướng dẫn tạo profile nhanh chóng và đơn giản, tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa kết quả Đối với người mới sử dụng Onyx, việc thiết lập chế độ in khá đơn giản, chỉ cần “In, đọc dữ liệu và tiến tới bước kế tiếp” mà không cần thực hiện bước nâng cao của Ink Restrictions Bên cạnh đó, người dùng có thể thiết lập cấu hình và công cụ đo ngay trong quá trình tạo profile mà không cần thoát Media Manager

❖ Quy trình tạo ICC Profile theo workflow của Onyx Thrive

Onyx cung cấp cho người dùng quy trình tạo profile nhanh, đơn giản và dễ dàng thiết lập với 6 bước sau:

Hình 3.10: Quy trình tạo ICC theo Onyx

Bảng 3.4: Giải thích quy trình tạo Profile theo RIP Onyx Thrive

STT Công đoạn Phân tích công đoạn

1 Tạo một Profile mới (Create a New Media Profile)

Cung cấp cho người dùng hai chế độ tạo quy trình một là workflow theo sự hiệu chuẩn của G7 và hai là workflow thông thường không có sự can thiệp của điều kiện tham chiếu

2 Tạo một chế độ in mới

Cho phép người dùng tạo thiết lập chế độ in như: độ phân giải, hình dạng hạt mực,…

STT Công đoạn Phân tích công đoạn

Giới hạn lượng mực cho từng kênh màu

(Ink Restrictions) Đây là quá trình xác định lượng mực tối đa trên mỗi kênh màu mà vật liệu có thể chứa mà không gặp sự cố như mực ướt, mực chảy, không đều màu, nứt, bong tróc hay nhoè Ngoài ra, Ink Restrictions có thể được thiết lập tự động để tối ưu hóa gamut màu

Calibration là quá trình xác định cách máy in sử dụng mực cho từng màu, dựa trên cài đặt từ bước Ink Restrictions (nếu có) Target Densities xác định tông màu mong muốn, đại diện cho điều kiện lý tưởng của máy in và vật liệu in Theo thời gian, những thay đổi về môi trường, phần cứng và mực in có thể điều chỉnh bằng cách thực hiện lại quá trình hiệu chuẩn, nhằm duy trì điều kiện mục tiêu ban đầu

Giới hạn tổng lượng mực phủ

Khác với giới hạn lượng mực ở từng kênh màu, Ink Limits cho phép người dùng thực hiện giới hạn tổng lượng mực phủ nhiều kênh màu (không áp dụng cho kênh màu Black)

6 Tính toán và tạo ICC Profile

Tại công đoạn này, lựa chọn in bảng mà và đọc dữ liệu, hoặc cho phép import một profile khác vào phần mềm Và cuối cùng, người dùng có thể thực hiện Build ICC Profile để hoàn tất quy trình

Xây dựng quy trình quản trị màu cho máy in Mutoh bằng phần mềm

Dựa trên quy trình do Onyx đề xuất, kết hợp với kiến thức đã được học về quản trị màu chúng tôi đề xuất quy trình chi tiết và đầy đủ hơn về tạo ICC Profile cho máy in kỹ thuật số Mutoh bằng phần mềm RIP Onyx Thrive Quy trình này không chỉ nhằm mục đích đảm bảo rằng màu sắc in ra chính xác và nhất quán mà còn tối ưu hóa quy trình dựa vào workflow G7 tích hợp trong phần mềm

Hình 3.11: Quy trình tạo ICC Profile cho máy in kỹ thuật số Mutoh bằng phần mềm Onyx Thrive

3.3.1 Chuẩn bị máy in và vật liệu Để chuẩn bị máy in Mutoh cho quy trình tạo ICC profile, trước tiên cần tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng máy in kỹ lưỡng Đảm bảo rằng máy in hoạt động bình thường và không có lỗi kỹ thuật nào xảy ra trong quá trình thực hiện Việc vệ sinh đầu in cũng rất quan trọng để tránh tình trạng nghẹt mực hoặc lem màu, đồng thời cần kiểm tra và đảm bảo mực in được nạp đầy và không bị khô

Nozzle Check giúp kiểm tra tình trạng của các đầu phun mực (nozzle), phát hiện sớm tình trạng tắc nghẽn hoặc nghẹt mực ở các đầu phun Khi các nozzle bị tắc, mực không thể phun ra đều đặn, dẫn đến các vệt trắng hoặc các khoảng trống trên bản in

Hình 3.12: Minh hoạ bảng in khi in test đạt và không đạt

Bước 1: Chọn Nozzle Check: Chọn chức năng Nozzle Check từ menu

Bước 2 : In bản kiểm tra: Máy in sẽ in ra một bản kiểm tra với các mẫu màu và đường nét để người dùng kiểm tra tình trạng của các đầu phun

Bước 3: Kiểm tra bản in: Xem xét bản in để xác định xem có bất kỳ vệt trắng, đường kẻ đứt đoạn hoặc màu sắc không đều nào không

Bước 4: Thực hiện làm sạch (nếu cần): Nếu phát hiện các vấn đề, tiến hành làm sạch đầu in theo hướng dẫn của nhà sản xuất và kiểm tra lại

Tiếp theo, thiết lập vật liệu in trong Media Setting Điều chỉnh các thông số như: tốc độ in, chất lượng in và nhiệt độ sấy sao cho phù hợp với loại giấy và mực in đang sử dụng

Thực hiện các điều chỉnh về Adjust Print (chất lượng hình ảnh in) và PF Adjust

(trượt của vật liệu in), để đạt được chất lượng in tốt nhất trong quy trình tạo ICC Profile trên một loại vật liệu cụ thể Chi tiết về hướng dẫn thực hiện mô tả trong Phụ lục 2 Hướng dẫn thiết lập vật liệu in

Hình 3.13: Giao diện thiết lập vật liệu in trong phần mềm quản lý máy in Mutoh

3.3.2 Thiết lập workflow tạo ICC Profile G7

Onyx cung cấp hai quy trình, một là workflow theo G7 và hai là workflow cơ bản không có điều kiện tham chiếu Chọn workflow theo G7 khi tạo ICC Profile sẽ giúp kiểm soát chính xác các giá trị tông màu xám từ 0 – 100% Quy trình RIP/CTP sẽ điều chỉnh đường cong màu CMY và K theo tiêu chuẩn G7, đảm bảo cân bằng xám và in ấn nhất quán từ in thử đến in thật

Create Profiles → Create a new Media Profile → ICC Workflow with G7

Hình 3.14: Thiết lập workflow theo G7

3.3.3 Cài đặt chế độ in Print Mode Để cài đặt chế độ in (Print Mode), cần khai báo tên, độ phân giải, kiểu mẫu hạt mực, và các thiết lập khác như nhiệt độ sấy, phương pháp in, độ dày vật liệu, v.v

Hình 3.15: Minh hoạ cài đặt tại Select the Print Mode

Hình 3.16: Minh hoạ thiết lập tại Basic Print Mode Settings

− Type a name for print mode (Đặt tên cho print mode): Đặt tên cho chế độ in theo cấu trúc đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với vật liệu sử dụng trong quá trình hiệu chuẩn Người dùng có thể tham khảo cấu trúc sau: Độ phân giải_Tên vật liệu_Định lượng vật liệu_thời gian

− Select the print mode’s resolution (Chọn độ phân giải in): lựa chọn độ phân giải phù hợp với vật liệu và mục đích sử dụng

− Select the print mode’s dot pattern (Chọn mẫu hạt mực)

− Mode option: Thiết lập chi tiết các tuỳ chọn (Hình 3.17) bao gồm:

+ User definiton: chọn User (tương ứng với Type đã được thiết lập tại mục

+ Dot family (Thiết lập kích thước hạt mực): Small/ Medium/ Large

+ Print direction (chọn chế độ in 1 hoặc 2 chiều): Unidirectional/ Bidirectional

+ Media Thinkness (Thiết lập độ dày vật liệu)

+ Media vacuum (Thiết lập chế độ hút chân không): High/ Low/ Medium/ Off

48 + Platen heater temperature (Thiết lập nhiệt độ hệ thống sấy cho máy in)

Hình 3.17: Thiết lập chi tiết tuỳ chọn tại Media Option

3.3.4 Giới hạn lượng mực cho từng kênh màu (Ink Restrictions)

Ink Restrictions cho phép xác định lượng mực tối đa sử dụng cho từng kênh màu, đảm bảo lượng mực in vừa đủ để tái tạo màu sắc trên vật liệu Có hai cách để thiết lập giới hạn lượng mực cho mỗi kênh màu:

 Giới hạn lượng mực cho từng kênh bằng cách tự động

Với các bước đơn giản như in và đọc bảng Swatch, hệ thống tự động cân chỉnh dữ liệu mà không cần người dùng phải điều chỉnh lượng mực dựa trên tham chiếu

Hình 3.18: Thiết lập Print Swatch tại Ink Restrictions

Hình 3.19: In và đọc bảng màu tại Ink Restrictions

 Giới hạn lượng mực nâng cao cho từng kênh màu

Thay vì chỉ sử dụng việc in và đọc bảng Swatch và dựa vào hệ thống để can thiệp tự động, người dùng sẽ có khả năng tự thiết lập và điều chỉnh lượng mực cho mỗi kênh màu dựa trên mục tiêu muốn hướng tới Quá trình này bao gồm các bước sau:

[1] In và đọc bảng Swatch (thao tác này được thực hiện tương tự giới hạn lượng mực tự động)

[2] Sau khi dữ liệu đo đã được hệ thống ghi nhận → lựa chọn Gamut Size phù hợp với vật liệu đang dùng (VD: vật liệu có tráng phủ, vật liệu không tráng phủ, vật liệu khổ rộng, ) → giá trị hạn chế lượng mực đo được và sơ đồ kênh màu sẽ xuất hiện

Hình 3.20: Điều chỉnh giới hạn lượng mực kênh màu Cyan

Sau khi hoàn tất bước giới hạn lượng mực cho từng kênh màu (Ink Restrictions), tiến hành Calibration ở chế độ cơ bản hoặc nâng cao

 Calibration với chế độ cơ bản (Basic Calibration)

Calibration tự động không đòi hỏi các thiết lập phức tạp, chỉ cần in và đọc bảng Swatch cơ bản, sau đó hệ thống sẽ tự động cân chỉnh dữ liệu, với các thao tác:

50 [1] In bảng màu tại Print Swatch

[2] Đọc dữ liệu bảng bằng cách nhấp vào Read Swatch → Sau khi đọc nhấn OK để ghi nhận giá trị đo và đến bước kế tiếp (Ink Limits)

Hình 3.21: Bảng màu Basic Calibration Swatch

 Calibration với chế độ nâng cao (Advanced Calibration)

TẠO ICC PROFILE CHO MÁY IN MUTOH VJ 628MP TRÊN 3 LOẠI VẬT LIỆU: GIẤY, METALIZE VÀ MÀNG PET

Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh ValueJet 628MP trên 3 loại vật liệu

Để chứng minh hiệu quả của quy trình tạo ICC Profile cho máy in Mutoh bằng phần mềm Onyx đã xây dựng, tiến hành áp dụng quy trình để tạo ICC Profile trên 3 loại vật liệu có tính chất khác nhau: giấy, giấy ghép màng Metalize, màng PET(chi tiết quy trình xem tại Phụ Lục 3) Đồng thời, đánh giá khả năng tái tạo màu sắc của máy Mutoh trên ba loại vật liệu

Khi sử dụng các vật liệu in khác nhau, quy trình tạo ICC profile có sự điều chỉnh để phù hợp với đặc tính riêng của từng loại vật liệu Ví dụ đối với giấy ghép màng Metalize và màng PET cần thực hiện bước giả lập màu lót trắng với điều kiện in thực tế Dưới đây là bảng tóm tắt thực hiện và kết quả đạt được:

Bảng 4.1: Tóm tắt nội dung tạo ICC Profile trên 3 loại vật liệu bằng workflow G7 trên Media Manager của phần mềm RIP ONYX Thrive

Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh VJ 628 MP Trên giấy

Trên giấy ghép màng Metalize

Chuẩn bị máy in và vật liệu ✓ ✓ ✓

Giả lập màu lót trắng x ✓

Cài đặt chế độ in

Giới hạn lượng mực từng kênh màu (Ink Restriction) ✓ ✓ ✓

Giới hạn tổng lượng mực phủ (Ink Limit) ✓ ✓ ✓

In bảng TC 1617 và kiểm tra G7 Colorspace ✓ ✓ ✓

In thử với thang kiểm tra và đánh giá không gian màu ✓ ✓ ✓

4.1.1 Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh VJ 628 trên giấy Couche 120

Bảng 4.2: Thông số kỹ thuật giấy Couche 120

Thông số Định lượng Độ dày Độ trắng Độ bóng OBA Lab

Kết quả: Trên vật liệu giấy Couche, máy in Mutoh đã PASS G7 Grayscale với các thông số cụ thể như sau:

Hình 4.1: Kết quả PASS G7 Grayscale Verification

• Đánh giá không gian màu in thử qua TC1617 tham chiếu theo GRACoL 2013

Dùng Color Check để phân tích xác định mức độ phù hợp (PASS/FAIL) của ICC Profile đã tạo với G7 ColorSpace GRACoL 2013 (CGATS21-2-CRPC6)

Hình 4.2: Report phân tích kết quả đánh giá Profile đạt G7 ColorSpace GRACoL 2013

➔ Nhận xét: Kết quả Report cho thấy đạt ở mức độ Colorspace G7, nên ta có thể kết luận rằng profile trên vật liệu giấy Couche đã tạo đạt kết quả khá tốt khi sử dụng quy trình tạo ICC Profile theo Workflow G7 trên Onyx, nhờ khả năng tích hợp tạo đường cong điều chỉnh cân bằng xám

 So sánh không gian màu của máy in Mutoh trên giấy Couche với tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu Gracol 2013_CRPC 6

Hình 4.3:Đường màu đỏ: Không gian màu của Gracol 2013_CRPC 6, Đường gradient: Không gian màu của máy in Mutoh trên giấy Couche

− Kích thước không gian màu của máy in Mutoh trên giấy couche khá lớn, bao trùm toàn bộ không gian màu của GRACol 2013_CRPC 6

− Đánh giá gamut màu của ICC Profile trên giấy couche rộng hơn so với gamut màu của tiêu chuẩn tham chiếu Gracol CRPC6, như vậy ICC Profile vừa tạo có khả năng giả lập được điều kiện tham chiếu

 Đánh giá in thử qua thang kiểm tra IDEAlliance Control Wedge 2013

So sánh kết quả in thử không gian màu của máy in Mutoh trên giấy Couche với tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu Gracol 2013_CRPC 6 qua thang kiểm tra IDEAlliance

Control Wedge 2013 bằng công cụ ColorCheck_ Standards Simualtion

− Dữ liệu tham chiếu (Data set): ISO 15339 – CRPC 6 - IDEAlliance Control Wedge 2013

− Mức độ cho phép (Tolerance Level): Contract Proof (ISO 12647 – 7:2016)

− Output Profile: Mutoh Profile Couche 120

− Thiết bị đo: X – rite i1Pro3/ Điều kiện đo: M1

Hình 4.4: Thiết lập in thử giả lập với điều kiện Gracol 2013_CRPC 6

Hình 4.5: Report phân tích kết quả đánh giá Profile đạt ISO 15339 – CRPC

Kết quả đánh giá màu sắc in giả lập của máy in Mutoh trên giấy Couche cho điều kiện tham chiếu GraCol_CRPC6 đã Fail, vì:

− Giá trị sai lệch màu ∆E lớn nhất là 6.2, trong khi dung sai cho phép theo ISO

− Giá trị sai lệch ∆E trung bình là 3.1, trong khi dung sai cho phép theo ISO 12647 – 7:2016 là 2.5

66 Tuy nhiên, nhìn chung ghi nhận kết quả cũng khá tích cực hầu hết các giá trị:

− Giá trị độ trắng của giấy có ∆E đạt 1.4, có nghĩa là thông số giấy Couche gần như đạt lý tưởng so với điều kiện của GraCol 2013_CRPC 6

− Các giá trị màu C, M, Y, K đều đạt và khoảng sai biệt màu ∆E của các màu này nằm trong khoảng 1.4 – 2.7, với khoảng sai biệt này thì tái tạo màu sắc khó thấy sự khác biệt bởi những người có kinh nghiệm

− Các giá trị tông màu CYK (∆H) Pass với các giá trị lần lượt là là 1.4, 2, 1.3 nhưng không đạt ở thông số tông màu Magenta với giá trị ∆H là 3.1, đây là giá trị sai biệt tông màu ở mức khả quan

4.1.2 Tạo ICC Profile cho máy in Mutoh trên giấy ghép màng Metalize

 Giả lập lớp lót trắng trên giấy ghép màng Metalize

Onyx cho phép in tùy chọn đến 9 lớp mực In test và chọn lớp mực trắng mong muốn dựa trên giá trị Delta E so với màu lót trắng trong in thực tế

Bảng 4.3: Thông số màu Lab của lớp lót trắng của mẫu in thực tế

Bảng 4.4: Giá trị Lab đo 9 lớp mực trắng trên vật liệu màng metalize

Lớp mực L* a* b* 𝐄 𝐚𝐛 so màu lót trắng thực tế

➔ Chọn chế độ in 1 lớp, giá trị delta E thấp nhất, tốc độ in nhanh, tiết kiệm thời gian

 Kết quả đạt của quy trình tạo ICC Profile cho máy in Mutoh VJ 628MP trên giấy ghép màng Metalize

Trên vật liệu giấy ghép màng Metalize, máy in Mutoh đã FAIL G7 Grayscale với các thông số cụ thể như sau:

Hình 4.6: Kết quả G7 Grayscale Verification

Nhận xét: Từ bảng trên, nhận thấy giá trị hiệu chỉnh máy in Mutoh theo G7 chưa đạt, do giá trị Gray Balance vượt khỏi dung sai cho phép Phân tích nguyên nhân:

− Do lớp mực trắng giả lập theo thực tế không đủ dày để che phủ hết ánh xạ nền vật liệu ánh kim đặc trưng của vật liệu metalize, làm ảnh hưởng đến kết quả đo

− Hơn nữa, thiết bị đo sử dụng trong thực nghiệm này là máy X-rite I1 Pro3, đo với điều kiện M1, không phải điều kiện đo thích hợp đo trên vật liệu metalize

Hình 4.7:Đường màu đỏ: Không gian màu của Gracol 2013_CRPC 6, Gradient:

Không gian màu máy in Mutoh trên Metalize

➔ Quan sát thấy, không gian màu tạo được trên Metalize tương đối lớn nhưng ở một số gam (màu vàng), Gracol CRPC 6 nằm ngoài khả năng phục chế của Profile

Metalize có thể tái tạo được

 Đánh giá in thử qua thang kiểm tra IDEAlliance Control Wedge 2013

So sánh kết quả in thử không gian màu của máy in Mutoh trên giấy Metalize với tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu Gracol 2013_CRPC 6 qua thang kiểm tra IDEAlliance

Control Wedge 2013 bằng công cụ ColorCheck_ Standards Simualtion

− Dữ liệu tham chiếu (Data set): ISO 15339 – CRPC 6 - IDEAlliance Control

− Mức độ cho phép (Tolerance Level): Contract Proof (ISO 12647 – 7:2016)

− Output Profile: Mutoh Profile Metalize

− Thiết bị đo: X – rite i1Pro3 / Điều kiện đo: M1

Hình 4.8: Report phân tích kết quả đánh giá Profile đạt ISO 15339 – CRPC

6_GRACoL 2013 trên giấy ghép màng Metalize

Nhận xét: Vì không gian màu của Mutoh trên Metalize nhỏ hơn với điều kiện GraCol

CRPC 6 do đó kết quả Report Fail ở hầu hết các giá trị Nhất là ở màu Yellow, Delta E sai lệch lớn nhất như đã dự đoán khi quan sát không gian màu 3D

Hình 4.9: Bản in thử bằng ICC đã tạo trên giấy Metalize của máy in Mutoh

(bên trái) so với bản in sản lượng (bên phải)

Quan sát đánh giá tờ in thử bằng máy Mutoh với tờ in sản lượng:

− Về tổng quan Mutoh có thể in giả lập tờ in sản lượng trực tiếp trên Metalize với hình thức màu sắc tương đối ổn, độ bám mực trên bề mặt mặt vật liệu Metalize đều, sắc nét ổn định mà không cần lớp phủ nào

− Về tông màu, dễ dàng nhận thấy tờ in bằng Mutoh (bên trái) bị yếu tông màu vàng và đỏ, nguyên nhân do Profile tạo trên Metalize nằm ngoài khả năng giả lập hết tất cả màu sắc của điều kiện tham chiếu GraCol 2013_CRPC6

GIẢI PHÁP GIẢ LẬP MÀU PHA BẰNG SWATCH BOOKS TRÊN ONYX THRIVE

Ứng dụng công cụ Swatch Books trong giả lập màu pha

Phần mềm RIP được lập trình để nhận ra màu pha đã được định danh trong một tệp thiết kế và sau đó tra cứu giá trị toán học cho màu pha đó trong thư viện của Pantone Những giá trị này sau đó được xử lý thông qua một hồ sơ ICC để tính toán tỉ lệ phối trộn 4 màu C, M, Y, K một cách chính xác để in được màu mong muốn đúng nhất có thể Đây là một thách thức lớn, vì hầu hết các máy in hệ màu CMYK không thể tạo ra tất cả các màu của Pantone, ngay cả khi đã có tỉ lệ phối trộn chính xác, chúng ta vẫn phải đối mặt với thách thức rằng những màu sắc này sẽ nhìn khác nhau trên các vật liệu khác nhau Độ chính xác sẽ bị hạn chế bởi không gian màu của thiết bị Nếu màu pha nằm trong không gian màu của thiết bị thì chúng ta sẽ giả lập được tốt với độ chính xác cao và ngược lại nếu nó nằm ngoài thì in màu pha sẽ có sai số lớn

Việc giả lập màu pha bằng các mực in hiện có trên máy in là hướng giải quyết tốt nhất cho vấn đề trên và là nhiệm vụ của RIP Nhiều phần mềm RIP có tích hợp sẵn phép đo tạo ra các bảng LUT, thư viện Pantone để hỗ trợ một cách thuận tiện nhất khi xác định tỷ lệ màu tối ưu cho một màu pha cụ thể

Hình 5.1: Thư viện màu Pantone ứng dụng cho RIP trong in kỹ thuật số để giả lập màu pha

Một số vấn đề trong phục chế màu pha đối với in kỹ thuật số: Độ chính xác: Tùy thuộc vào hồ sơ màu được sử dụng mà độ chính xác của màu pha có thể bị thay đổi trong quá trình phục chế Nếu màu pha nằm ngoài gamut màu của máy in và hồ sơ màu đích, thì trong quá trình phục chế nó sẽ ánh xạ đến những màu gần nhất trong gamut của máy in bằng các thuật toán sử dụng trong RIP để đưa ra các giả lập màu gần nhất cho màu pha đó

Tính nhất quán giữa các máy in: Mỗi máy in sẽ có khả năng tái tạo màu pha khác nhau, việc đảm bảo màu sắc chính xác và nhất quán giữa các máy in là điều khó khăn

Vì thế, trong quy trình quản lý màu, việc tạo Profile và hiệu chuẩn rất quan trọng

Tính nhất quán giữa các tài liệu: Các phần mềm ứng dụng khác nhau sẽ sử dụng không gian màu khác nhau, vì thế cần quan tâm đến việc giả lập hoặc thay thế màu pha để có thể phục chế màu chính xác và nhất quán với nhau

Tính khả dụng: Khi thực hiện giả lập màu pha, phải thực hiện qua nhiều bước vì thế làm tăng khả năng xảy ra lỗi và cần chú ý thực hiện lại đến khi đạt kết quả tối ưu Đối với Rip Onyx, có tích hợp hệ thống màu thương mại Pantone cung cấp các bảng màu pha bao gồm tên màu và giá trị màu thực (Lab) của chúng Trong trường hợp sử dụng tính năng “Swatch Books” để giả lập màu pha, Onyx sẽ sử dụng 1 bảng màu đã tính toán, tìm kiếm giá trị CMYK và truy suất ra giá trị Lab gần màu pha nhất mà máy in có thể phục chế Ngoài ra, để tăng sự đánh giá bằng trực quan của khách hàng, Onyx có thể đo giá trị Lab của bảng màu Pantone thực tế bằng cách sử dụng máy đo giá trị cho màu muốn giả lập, sau đó sẽ định nghĩa nó là màu nguồn “Source”

Sau khi đã định nghĩa màu nguồn lên hệ thống, Onyx sẽ tính toán tạo ra các giá trị CMYK tối ưu cho máy in kỹ thuật số bằng cách ánh xạ giá trị màu thực Lab lên hồ sơ màu đích Hồ sơ màu đích sẽ xác định dựa trên điều kiện in thực tế mang lại bảng lựa chọn giá trị màu tối ưu và gần với giá trị màu nguồn nhất có thể để ta tìm ra giá trị phù hợp Sau đó, xác định màu muốn giả lập với sai số so với màu nguồn nhỏ nhất, rồi sử dụng tính năng “Color Matching” để định nghĩa màu

Hình 5.2: Onyx Thrive Swatch Books giả lập màu pha

5.2 Quy trình giả lập màu pha bằng Swatch Books trên phần mềm Onyx Thrive

Hình 5.3: Quy trình giả lập màu pha/màu Pantone bằng Swatch Books trên Onyx

5.2.1 Thiết lập các cài đặt in

Việc đầu tiên khi tiến hành giả lập màu Pantone bằng Swatch Books trong Onyx Thrive, ta cần thiết lập các điều kiện in cho vật liệu đang sử dụng Các thiết lập bao gồm:

− Lựa chọn thiết bị in (Mutoh ValuaJet 628MP)

− Lựa chọn Quick Set (có thể chọn thiết lập mặc định hoặc theo thiết lập riêng đã tạo tương ứng)

− Lựa chọn Print Mode ứng với vật liệu đang giả lập màu Pantone

Hình 5.4: Giao diện thiết lập cài đặt in trong Swatch Books

5.2.2 Đo màu Pantone cần giả lập (Starting Color)

Màu nguồn là 1 màu sắc cụ thể nào đó mong muốn máy in giả lập được (đó có thể là màu Pantone hay màu pha) và là màu mà các biến thể của Swatch Books sẽ dựa trên nó Do đó, cần thiết lập màu nguồn chính xác, tham khảo các thông số màu của Pantone hoặc đo chính xác màu muốn giả lập bằng máy đo màu

Trong Onyx, màu nguồn được thiết lập trong cửa sổ trung gian bằng cách nhập các thông số, lựa chọn Color Type phù hợp với từng mục đích: CMYK, RGB, Lab,

Spot color hoặc Device Valuaes Chế độ Lab cho phép sử dụng thiết bị đo kết nối để đo trực tiếp màu muốn giả lập Spot color cho phép lựa chọn màu Pantone có sẵn trong danh sách

Hình 5.5: Đo giá trị màu nguồn trong Swatch Books

Nếu Color Type được đặt thành CMYK hoặc RGB, tùy chọn “Sử dụng quản lý màu từ cài đặt nhanh” sẽ xuất hiện Nó được kích hoạt theo mặc định Các giá trị do người dùng nhập vào sẽ được quản lý và các giá trị công thức mực của thiết bị

(Device Valuaes) sẽ cùng được hiển thị

Giao diện Swatch Books được chia thành 7 phần: Starting Color, Swatch Generation, Source Color, Selected color, Auto Patches, Manual Patches và Preview

Hình 5.6: Không gian và các tính năng làm việc trong Swatch Books

Swatch Generation: Cung cấp các tùy chọn để tùy chỉnh các mẫu Swatch Books được tạo bao gồm: số lượng biến thể mà Swatch Books sẽ sử dụng, số lượng Patch màu, kích thước và khoảng cách giữa các Patch Những thay đổi được thực hiện đối với phần này sẽ kiểm soát những gì có sẵn trong “Auto Pactches” và “Manual Patch”

Auto Patches: Cung cấp khả năng tùy chỉnh các loại biến thể và độ lớn của từng biến thể Các tùy chọn được liệt kê phụ thuộc vào cài đặt trong Swatch Generation

− Lightness: Thêm sáng, thêm tối cho các ô màu trong Swatch Books

− Chroma (Sắc độ): Thể hiện mức độ sặc sỡ khác nhau hoặc khoảng cách của màu với màu xám

− Tông màu (Hue): Sự thay đổi từ màu này sang màu khác Có thể coi như việc di chuyển xung quanh một bánh xe màu sắc

Manual Patches: Cho phép người dùng thay đổi màu sắc ở mỗi góc Bấm đúp vào ô Patch ở góc để chỉnh sửa màu mong muốn Khi các ô Patch ở góc được thay đổi, các màu ở giữa 2 Patch cũng được cập nhật Số lượng ô Patch ở góc sẽ thay đổi dựa trên giá trị trong Swatch Type

1-Dimensional: chỉ có hai Patch góc

2-Dimensional: bốn Patch góc có thể được sửa đổi Thay đổi màu của một Patch ở góc sẽ có tác động đến gần như tất cả các Patch còn lại

Giả lập màu Pantone 369 C và Pantone 7734C bằng Swatch Books trên phần mềm Onyx Thrive

mềm Onyx Thrive 5.3.1 Đặt vấn đề

Do hạn chế không gian màu của máy in Mutoh, việc in giả lập và tái tạo màu pha chưa đạt kết quả mong muốn So sánh sự sai lệch Delta E giữa màu Pantone 369 C và màu Pantone 7734 C theo bộ bảng màu Pantone Coated khách hàng yêu cầu với tờ in thử trên máy in Mutoh bằng Profile trên giấy Ivory Nhận thấy rằng có sự sai lệch khá lớn, dễ dàng thấy được sự khác biệt màu sắc khi đánh giá bằng mắt thường

Cụ thể, giá trị đo trong bảng sau:

Bảng 5.1: So sánh giá trị Lab màu Pantone trên tờ in và trên bảng Pantone Coated

Pantone Tờ in thử Delta E So sánh màu sắc

Hình 5.12: Tờ in thử giả lập chưa chính xác màu Pantone 369 C và 7734

5.3.2 Mục đích và điều kiện thực hiện

− Giả lập in lại 2 màu Pantone 369 C và Pantone 7734 C bằng công cụ Swatch

Books tích hợp trong phần mềm RIP Onyx Thrive

− In tờ in thử bằng Profile đã tạo sau khi giả lập màu pha

− So sánh Delta E của 2 màu pha so với cuốn Pantone trước và sau khi sử dụng công cụ Swatch Books

Quy trình thực hiện tại xưởng in của Khoa In và Truyền thông với các thiết bị và phần mềm sau:

− Máy in kỹ thuật số Mutoh ValueJet 628MP

− Máy đo quang phổ X-rite I1 Pro3

− Phần mềm điều khiển máy in Mutoh Status Monitor

− Phần mềm RIP Onyx Thrive (phiên bản 22.5)

− Phần mềm kết nối máy đo I1 Profiler

− Điều kiện đo: M1, nguồn sáng D50

− Công cụ hỗ trợ: Bộ bảng màu Pantone Coated

Bảng 5.2: Thông số kỹ thuật giấy Ivory sử dụng trong thực nghiệm

Thông số Định lượng Độ dày Độ trắng Độ bóng OBA Lab

Bảng 5.3: Mô tả quy trình giả lập màu pantone bằng Swatch Books cho màu

Pantone 369 C và Pantone 7734 C trên giấy Ivory

Thiết lập các cài đặt in

→ Lựa chọn máy in, Quick Set, Media Group,

Media, Mode cho giấy Ivory

Hình 5.13: Thiết lập điều kiện in cho giấy Ivory

Pantone cần giả lập (Starting Color)

→ Đo giá trị màu nguồn Pantone 369 C và Pantone

7734 C dựa trên thông số L* a* b* bằng thiết bị đo X- rite I1 Pro3

Hình 5.14: Đo giá trị màu nguồn Pantone 369 C

Hình 5.15: Đo giá trị màu nguồn Pantone 7734C

Thiết lập số lượng ô ngang, dọc, khoảng cách giữa các ô màu và các tùy chỉnh về độ lớn của từng biến thể: Lightness, Chroma, Hue đối với các ô giá trị liên quan đến màu Pantone cần giả lập

Hình 5.16: Thiết lập tùy chọn trong Swatch

Hình 5.17: Thiết lập tùy chọn trong Swatch

In và đo bảng Swatch Books

Measure Swatch” để in các ô giá trị đo Lab Sau đó bấm chuột phải vào file đã in, chọn

“Measurement” để đo các ô giá trị bằng thiết bị đo X-rite I1 Pro3

Phân tích, đánh giá từ kết quả của bảng Report

Hình 5.18: In bảng các bảng màu

Hình 5.19: Bảng Report từ kết quả đo cho màu

Hình 5.20: Bảng Report từ kết quả đo cho màu

Print Mode dựa trên dữ liệu đo trong Report

Sau khi hiển thị bảng kết quả đo

→ Click vào ô có giá trị Delta thấp nhất

PrintMode để thêm vào phần

“Print Mode Defined Colors” của Color

Matching Đặt tên màu được chọn giả lập trùng với màu muốn giả lập trên file thiết kế Hình 5.21: Thêm màu giả lập tại ô D17 của

Hình 5.22: Thêm màu giả lập tại ô A1 của Pantone 7734 C vào Print Mode

Hình 5.23: Đặt tên màu được chọn giả lập trùng với màu muốn giả lập trong Color Matching

Hoàn tất và in lại file với màu

Mở lại file thiết kế mới và in lại file màu muốn giả lập sẽ tự động được thay đổi sau khi mở file

Hình 5.24: In file đã thiết lập Print Mode Defined

Bảng 5.4: So sánh Delta E 2 màu Pantone trước và sau khi giả lập Swatch Books

Từ kết quả đo Delta E giữa màu giả lập bằng Onyx trên Mutoh và màu Pantone đích, có thể thấy kết quả giả lập tối ưu, Delta E thấp < 2 Color Swatch là một công cụ hữu ích giúp quy trình tạo ra tờ in Proof đạt được màu sắc mong muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn

Hình 5.25: Màu PANTONE được giả lập trước và sau khi sử dụng Swatch Books

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MÀU CHO MÁY IN

Các tiêu chí đánh giá

Để đánh giá một quy trình Quản trị màu – tạo ICC profile cho máy in kỹ thuật số, cần xem xét nhiều yếu tố khác nhau Các yếu tố này giúp xác định xem quy trình có hiệu quả, chất lượng và đáng tin cậy hay không Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét:

Bảng 6.1: Các tiêu chí đánh giá quy trình quản trị màu cho máy in Mutoh

STT Tiêu chí đánh giá Nội dung

1 Thời gian thực hiện Đánh giá xem quy trình có thể hoàn thành trong khoảng thời gian hợp lý không?

Mức độ sử dụng tài nguyên (nhân lực, thiết bị, vật liệu) và các tài nguyên này có được sử dụng hiệu quả không?

3 Sự chính xác màu sắc

Kiểm tra độ chính xác của màu sắc trên tờ in kỹ thuật số so với tiêu chuẩn

4 Sự nhất quán, đồng đều Đảm bảo rằng kết quả in ấn không có sự biến đổi màu sắc hoặc chất lượng qua các lần in khác nhau

5 Sự ổn định Đánh giá tính ổn định của quy trình qua thời gian, đảm bảo rằng các profile tạo ra duy trì chất lượng cao

Khả năng quy trình thích ứng với thay đổi về điều kiện môi trường, loại mực, loại giấy và các biến số khác

Khả năng sử dụng quy trình này với nhiều loại máy in, phần mềm và thiết bị khác nhau

8 Dễ hiểu và thực hiện

Quy trình có dễ hiểu và dễ thực hiện đối với người sử dụng không?

9 Số bước Số lượng bước trong quy trình có hợp lý và tối ưu không?

10 Tuân thủ tiêu chuẩn Đánh giá xem quy trình có tuân thủ các tiêu chuẩn công nghiệp và quy định của nhà sản xuất không

11 Hiệu quả kinh tế Đánh giá tổng chi phí của việc thực hiện quy trình (bao gồm chi phí thiết bị, mực, giấy và nhân lực)

Kết quả đánh giá thông qua khảo sát

6.2.2.Khảo sát đánh quá quy trình giả lập màu Pantone bằng Swatch Books trên Onyx Thrive

Kết luận

Từ các biểu đồ tròn cho thấy mức độ hài lòng một số người làm khảo sát đối với quy trình quản trị màu tạo ICC Profile cho máy in Mutoh Nhìn chung, đa số các ý kiến đánh giá đều hài lòng về tính logic dễ hiểu và đồng ý quy trình có thể áp dụng vào thực tế

Có trên 70% ý kiến cho rằng cả 2 quy trình do sinh viên thực hiện hoàn toàn có thể áp dụng vào thực tế và mức độ hài lòng là trên 50%, có 28 % đánh giá quy trình trung bình và có 14% đánh giá quy trình không thể áp dụng vào thực tế

Kết quả này cho thấy quy trình thực hiện của sinh viên cũng có sự đáp ứng tốt kỳ vọng Bên cạnh đó, ghi nhận lại những phản hồi của kết quả khảo sát, có ý kiến cho rằng quy trình còn chưa rõ ràng, chưa phân công công đoạn chính công đoạn phụ và dùng từ chuyên môn khó hiểu Đề xuất hoặc khuyến nghị: Tiếp tục cải thiện quy trình tối ưu dễ dàng tiếp cận hơn

Ngày đăng: 13/07/2024, 16:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Mạnh Huy (2006), “Giáo trình Xử lý ảnh kỹ thuật số”, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xử lý ảnh kỹ thuật số
Tác giả: Nguyễn Mạnh Huy
Năm: 2006
[2]. Ngô Anh Tuấn (2012), “Giáo trình Màu sắc - Lý thuyết và Ứng dụng”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Màu sắc - Lý thuyết và Ứng dụng
Tác giả: Ngô Anh Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia. TIẾNG ANH
Năm: 2012
[3]. Abhay Sharma (2018), “Understanding Color Management”, pp.187-231 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding Color Management
Tác giả: Abhay Sharma
Năm: 2018
[4]. IDEAlliance (2009), Don Hutcheson, “G7 How-To Guide”, pp. 20-28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: G7 How-To Guide
Tác giả: IDEAlliance
Năm: 2009
[5]. H. Kipphan (2011), “Handbook of Print Media”, pp. 961-979 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Handbook of Print Media
Tác giả: H. Kipphan
Năm: 2011
[7]. “ISO 12647-7:2016: Graphic technology — Process control for the production of halftone colour separations, proof and production prints — Part 7: Proofing processes working directly from digital data” Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISO 12647-7:2016: Graphic technology — Process control for the production of halftone colour separations, proof and production prints — Part 7: Proofing processes working directly from digital data
[9]. “ISO 12647 – 9: 2021: Graphic technology - Process control for the production of half-tone colour separations, proof and production prints - Part 9: Metaldecoration printing processes using offset lithography”TRANG WEB Sách, tạp chí
Tiêu đề: ISO 12647 – 9: 2021: Graphic technology - Process control for the production of half-tone colour separations, proof and production prints - Part 9: Metal decoration printing processes using offset lithography
[10]. G7 System Certification Application Data Sheet (2019), “ONYX Media Manager with G7” https://idealliance.org/wp- Sách, tạp chí
Tiêu đề: ONYX Media Manager with G7
Tác giả: G7 System Certification Application Data Sheet
Năm: 2019
[12]. ONYX, “Trang web hướng dẫn sử dụng của ONYX Graphic” từ [trực tuyến]: http://help.ONYXgfx.com/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang web hướng dẫn sử dụng của ONYX Graphic
[13]. Dragonfly (13/11/2023), “Quản trị màu trong in ấn-Phần 2”https://prima.vn/quan-tri-mau-trong-in-an-phan-3/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị màu trong in ấn-Phần 2
[14]. Nhím, “Khuynh hướng diễn dịch màu”, https://prima.vn/khuynh-huong-dien-dich-mau-rendering-intent/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuynh hướng diễn dịch màu
[16]. Yan Fang Xu, “Study on Color Simulating between Offset Printing and Digital Printing”, truy cập 08/03/2024, tại:https://www.researchgate.net/publication/272627370_Study_on_Color_Simulating_between_Offset_Printing_and_Digital_Printing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on Color Simulating between Offset Printing and Digital Printing
[17]. Thân Mai Chi &amp; Hoàng Thị Kiều Nguyễn, 2023, “Comparative Analysis of Color Simulation between Offset Printing and Inkjet Printing”, truy cập: 07/03/2024, tại: Comparative_Analysis_of_Color_Simulation_between_O.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative Analysis of Color Simulation between Offset Printing and Inkjet Printing"”
[18]. P.D Fleming &amp; A Sharma, 2002, “Color Management with ICC Profiles: Can’t Live without It so Learn to Live with It”, truy cập 07/03/2024, tại: document.pdf [19]. Mutoh, “MP31 Multi-Purpose Inks”, truy cập tại: mp31-inks-datasheet-en.pdf (mutoh.eu) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Color Management with ICC Profiles: Can’t Live without It so Learn to Live with It”, truy cập 07/03/2024, tại: document.pdf [19]. Mutoh," “"MP31 Multi-Purpose Inks"”
[21]. Chris Gripp (2023), “WHY WE LIKE MUTOH LARGE FORMAT PRINTERS...”, truy cập tại: Why We Like Mutoh Large Format Printers... – Signwarehouse | SignWarehouse (tổng quan) Sách, tạp chí
Tiêu đề: WHY WE LIKE MUTOH LARGE FORMAT PRINTERS
Tác giả: Chris Gripp
Năm: 2023
[6]. ISO 12647-2:2013: Graphic technology — Process control for the production of half-tone colour separations, proof and production prints - Part 2: Offsetlithographic processes Khác
[8]. ISO 13655: 2017: Graphic technology — Spectral measurement and colorimetric computation for graphic arts images Khác
[20]. ISO 12647 – 9, 2021, Graphic technology - Process control for the production of half-tone colour separations, proof and production prints - Part 9: Metaldecoration printing processes using offset lithography, truy cập tại: Iso.org Khác
[22]. Tham khảo thiết lập vật liệu tại Website: anhvang.com và hướng dẫn sử dụng máy Mutoh tại: HDSD_valuejet_vj628mp.pdf, HDSD MUTOH VALUEJET 628MP Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.8: Nguyên lý đo phổ màu. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 2.8 Nguyên lý đo phổ màu (Trang 34)
Hình 2.7: a) Sự cảm nhận màu của mắt người. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 2.7 a) Sự cảm nhận màu của mắt người (Trang 34)
Hình 2.11: Không gian màu L*a*b*. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 2.11 Không gian màu L*a*b* (Trang 38)
Hình 3.6: Tác dụng tái tạo màu sắc khi sử dụng kết hợp màu Light và spot color. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 3.6 Tác dụng tái tạo màu sắc khi sử dụng kết hợp màu Light và spot color (Trang 58)
Hình 3.11: Quy trình tạo ICC Profile cho máy in kỹ thuật số Mutoh bằng phần  mềm Onyx Thrive - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 3.11 Quy trình tạo ICC Profile cho máy in kỹ thuật số Mutoh bằng phần mềm Onyx Thrive (Trang 69)
Hình 3.13: Giao diện thiết lập vật liệu in trong phần mềm quản lý máy in Mutoh. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 3.13 Giao diện thiết lập vật liệu in trong phần mềm quản lý máy in Mutoh (Trang 71)
Hình 3.23: Giao diện Reading Swatch Advanced. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 3.23 Giao diện Reading Swatch Advanced (Trang 76)
Hình 3.36: Thiết lập Color Check theo Quick Set đã tạo. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 3.36 Thiết lập Color Check theo Quick Set đã tạo (Trang 83)
Hình 3.37: Đo bảng màu đã in ra. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 3.37 Đo bảng màu đã in ra (Trang 84)
Hình 4.4: Thiết lập in thử giả lập với điều kiện Gracol 2013_CRPC 6 - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 4.4 Thiết lập in thử giả lập với điều kiện Gracol 2013_CRPC 6 (Trang 90)
Hình 4.15: Biểu đồ so sánh giá trị Delta E màu sắc của tờ in trên máy   Mutoh so với FingerPrint - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 4.15 Biểu đồ so sánh giá trị Delta E màu sắc của tờ in trên máy Mutoh so với FingerPrint (Trang 99)
Hình ảnh - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh ảnh (Trang 100)
Hình 4.16: Quy trình thực hiện đánh giá tính ổn định của máy in Mutoh. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 4.16 Quy trình thực hiện đánh giá tính ổn định của máy in Mutoh (Trang 101)
Hình 5.3: Quy trình giả lập màu pha/màu Pantone bằng Swatch Books trên Onyx  Thrive. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 5.3 Quy trình giả lập màu pha/màu Pantone bằng Swatch Books trên Onyx Thrive (Trang 108)
Hình 5.5: Đo giá trị màu nguồn trong Swatch Books. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 5.5 Đo giá trị màu nguồn trong Swatch Books (Trang 110)
Hình 5.15: Đo giá trị màu nguồn Pantone 7734C. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 5.15 Đo giá trị màu nguồn Pantone 7734C (Trang 117)
Hình 5.18: In bảng các bảng màu. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 5.18 In bảng các bảng màu (Trang 118)
Hình 5.22: Thêm màu giả lập tại ô A1 của  Pantone 7734 C vào Print Mode. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 5.22 Thêm màu giả lập tại ô A1 của Pantone 7734 C vào Print Mode (Trang 119)
Hình 5.23: Đặt tên màu được chọn giả lập trùng  với màu muốn giả lập trong Color Matching - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 5.23 Đặt tên màu được chọn giả lập trùng với màu muốn giả lập trong Color Matching (Trang 120)
Hình 5.25: Màu PANTONE được giả lập trước và sau khi sử dụng Swatch Books. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
Hình 5.25 Màu PANTONE được giả lập trước và sau khi sử dụng Swatch Books (Trang 121)
Hình PL 2- 5: Giao diện thiết lập điều chỉnh sơ bộ chất lượng in. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 2- 5: Giao diện thiết lập điều chỉnh sơ bộ chất lượng in (Trang 141)
Hình PL 2- 7: Minh hoạ Micro Adjustment sau khi nhập giá trị. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 2- 7: Minh hoạ Micro Adjustment sau khi nhập giá trị (Trang 142)
Hình PL 2- 13: Giao diện thực hiện điều chỉnh chi tiết chất lượng in cho vật liệu. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 2- 13: Giao diện thực hiện điều chỉnh chi tiết chất lượng in cho vật liệu (Trang 145)
Hình PL 3- 2:Giao diện giới hạn từng kênh màu. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 3- 2:Giao diện giới hạn từng kênh màu (Trang 147)
Hình PL 3- 5: Bảng màu Basic Ink Limit Swatch. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 3- 5: Bảng màu Basic Ink Limit Swatch (Trang 148)
Hình PL 3- 12: Giao diện giới hạn từng kênh màu. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 3- 12: Giao diện giới hạn từng kênh màu (Trang 152)
Hình PL 3- 15: Bảng màu Basic Ink Limits Swatch. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 3- 15: Bảng màu Basic Ink Limits Swatch (Trang 153)
Hình PL 3- 20: Kiểm tra đầu phun máy in. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 3- 20: Kiểm tra đầu phun máy in (Trang 154)
Hình PL 3- 21: Thiết lập % độ phủ màu trắng trong  Ink Restriction. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 3- 21: Thiết lập % độ phủ màu trắng trong Ink Restriction (Trang 156)
Hình PL 3- 24: Biểu đồ kết quả đo bảng. - NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ MÀU  CHO MÁY IN KỸ THUẬT SỐ MUTOH  – GIẢ LẬP IN SẢN LƯỢNG   TRÊN NHIỀU LOẠI VẬT LIỆU
nh PL 3- 24: Biểu đồ kết quả đo bảng (Trang 157)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w