1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu phương pháp in lụa lên vật liệu vải

33 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Phương Pháp In Lụa Lên Vật Liệu Vải
Tác giả Nguyễn Minh Nghĩa, Phạm Nguyễn Thành Nghĩa
Người hướng dẫn PTS. Cao Xuân Vũ
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ In
Thể loại Báo Cáo Đồ Án
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố HCM
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 756,42 KB
File đính kèm Tìm hiểu về phương pháp in lụa trên vật liệu vải.rar (1 MB)

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (7)
    • 1. Lí do chọn đề tài (7)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu (7)
      • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (7)
      • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (8)
    • 3. Nhiệm vụ đề tài và phạm vi nghiên cứu (8)
      • 3.1. Nhiệm vụ đề tài (8)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (8)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (8)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ IN LỤA VÀ PHƯƠNG PHÁP IN LỤA LÊN VẬT LIỆU VẢI (9)
    • 1. Kỹ thuật in lụa (9)
      • 1.1. Khái niệm (9)
      • 1.2. Nguyên lý in lụa (9)
      • 1.3. Cấu tạo khuôn in lụa (10)
    • 2. Tìm hiểu về kỹ thuật in lụa lên vật liệu vải (12)
      • 2.1. Một số loại vải thông dụng trong in lụa (12)
        • 2.1.1. Vải từ xenlulozo (12)
        • 2.1.2. Vải jean (12)
        • 2.1.3. Vải nylon (12)
        • 2.1.4. Vải cotton (12)
        • 2.1.5. Vải bố (12)
      • 2.2. Tiêu chí, cách chọn mực cho từng loại vải (13)
      • 2.3. Ưu và nhược diểm của phương pháp in trên vải (15)
      • 2.4. Yếu tố tác động đến chất lượng của họa tiết sau khi in (15)
  • Chương III: QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHUÔN IN LỤA TRÊN VẢI (16)
    • 1. Trang thiết bị (16)
      • 1.1. Lưới in (16)
      • 1.2. Bàn in lụa (17)
      • 1.3. Dao gạt mực (17)
      • 1.4. Máng tráng keo (18)
    • 2. Quá trình chuẩn bị (18)
      • 2.1. Bản can vẽ tách màu hoặc film (18)
      • 2.2. Kỹ thuật chụp hình lên khuôn (19)
        • 2.2.1. Nguyên lý (19)
        • 2.2.2. Các bước thực hiện (19)
    • 3. Kiểm tra, chỉnh lý khuôn in (20)
    • 4. Tóm tắt quy trình chuẩn bị (21)
  • CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH IN LỤA TRÊN VẬT LIỆU VẢI (22)
    • 1. Nguyên lý pha mực (22)
    • 2. Quy trình in (24)
      • 2.1. Sơ đồ quy trình in lụa (24)
      • 2.2. Cố định vải trên bàn in (24)
      • 2.3. Cố định khuôn in (25)
      • 2.4. In thử (26)
      • 2.5. Sấy vải trong khi in (26)
      • 2.6. Xử lý sản phẩm sau khi in (27)
  • CHƯƠNG V: CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC (29)
  • KẾT LUẬN (17)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

In lụa trên vải ngày một thịnh hành và ưa chuộng. Mỗi cá nhân, tổ chức hầu như đều có thể chọn cho mình những chiếc áo thun mang họa tiết in như logo hay thương hiệu riêng để làm đồng phục hay bất kể các sản phẩm từ vải nào có áp dụng in lụa. Với kỹ thuật in này, để hình ảnh in trên vải đẹp, sắc nét và đạt tiêu chuẩn, đòi hỏi người in phải nắm vững kiến thức về quy trình in cũng như các đặc điểm của khuôn in, mực in đồng thời kiểm soát các lỗi trong quá trình in từ đó có các phương án khắc phục hiệu quả. Với mong hiểu rõ hơn về kỹ thuật in lụa, cụ thể là in lụa trên vật liệu vải, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu về phương pháp in lụa lên vật liệu vải” làm đề tài nghiên cứu, để cùng nhau tìm hiểu và nắm bắt được các kiến thức về phương pháp in này, phục vụ cho học tập và công việc sau này

TỔNG QUAN VỀ IN LỤA VÀ PHƯƠNG PHÁP IN LỤA LÊN VẬT LIỆU VẢI

Kỹ thuật in lụa

In lụa hay còn gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn thường được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in áo, in tranh, túi vải, … In lụa là tên thông dụng do giới thợ in đặt ra khi mới hình thành, kỹ thuật in sử dụng bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa Ngày nay, khuôn in còn được làm bằng nhiều loại chất liệu như vải bông, vải sợ, vải cotton, … và cái tên in lưới ra đời để dành cho khuôn in bằng bằng lưới kim loại

Dựa vào nguyên lý thấm mực, mực được đưa vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm và có một thanh gạt qua hình lưỡi dao làm bằng cao su Thông qua tác động của dao gạt quét qua nên chỉ có một phần mực in thấm qua lưới và in lên vật liệu Một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình ảnh hoặc chữ

Hình 1: Nguyên lý in lụa

1.3 Cấu tạo khuôn in lụa

Có 2 loại khung in lụa là khung làm bằng gỗ và khung làm bằng kim loại

- Gỗ có trọng lượng nhẹ, để lâu không bị biến dạng

- Chịu được lực kéo khi căng lưới mà không bị cong

- Tuổi thọ ngắn, không bền với hóa chất

- Những loại gỗ thường dùng: gỗ thông, gỗ mỡ, gỗ dẻ, …

- Khung chắc chắn, độ bền cao, dễ tẩy rửa

- Tính cố định cao, không bị công vênh

- Khung kim loại thường dùng là: nhôm, inox, hỗn hợp kim loại, …

- Số lỗ lưới (Mesh count)

- Độ rộng ô lưới (Mesh opening)

- Đường kính lưới (Thread diameter)

Hình 2: Mô tả cấu tạo lưới in

Trong vật liệu dùng để chế tạo khuôn in, lưới in là vật liệu quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của khuôn in cũng như đến chất lượng in Việc chọn lưới in không phù hợp sẽ dẫn đến kết quả không như mong muốn Dưới đây là một số loại lưới làm khung in lụa:

- Lưới từ sợi tơ tằm: o Kém bền với kiềm nên không thích hợp in các loại mực có tính kiềm o Độ bền không cao, độ đàn hồi tốt o Không bị ngấm mực khi in và ít bị xô lệch do các sợi ngang dọc liên kết tương đối chặt

- Lưới từ sợi polyester: o Độ bền cơ học cao, bền với tác dụng ánh sáng, các dung dịch axit và các dung môi hữu cơ như axeton, benzene, toluene o Tính đàn hồi thấp, khả năng chịu ma sát kém o Không bị trương nở và thích hợp in trên các màng PVA và PE

- Lưới từ sợi polyamit: o Độ bền cao, dễ kéo căng o Độ đàn hồi cao, chịu được mực mang tính kiềm và tính axit o Ít bị nấm mốc, bền với ánh sáng

- Lưới từ sợi kim loại: lưới kim loại thường dệt từ dây của hợp kim đồng, ngoài ra lưới kim loại còn được dệt từ dây thép, dây niken o Tính bền cơ học cao o Tính đàn hồi kém, dễ biến dạng, khi in cần kéo mạnh dao gạt do đó lưới mau giãn dẫn đến làm hình ảnh không chính xác

Tìm hiểu về kỹ thuật in lụa lên vật liệu vải

2.1 Một số loại vải thông dụng trong in lụa

Nhóm này bao gồm các loại vật liệu như: các loại lụa, các loại vải bông, vải dệt từ sợi bông, … Chúng có tính chất chung là có khả năng hút ẩm cao, độ bền cơ học khá cao, có khả năng đàn hồi, vì vậy loại vải này khá dễ in trong in lụa

Vải jean là loại vải có độ bền cơ học tốt, khả năng ma sát cao, tương đối dày, độ đàn hồi thấp và đặc biệt loại vải này có tính chất khá là cứng cho nên chúng sẽ làm giảm khả năng bám dính mực khi in, vì vậy ta cần phải có cách xử lý loại vải này trước khi in

Vải nylon có bản chất là một loại nhựa có nguồn gốc từ dầu thô, khả năng chống thấm nước, độ hút ẩm thấp, bề mặt sáng bóng và rất mịn nên loại này khó bám mực khi in nên cần có những cách xử lý và chọn loại mực in phù hợp

Loại vải này có độ bền, độ co dãn, độ ma sát cao, bề mặt mềm mại, có khả năng thoáng khí tốt và có độ thấm hút tốt nên loại vải này khá dễ in và hình ảnh in trên vải cotton thường đẹp và bền hơn các loại vải khác

Vải bố có độ bền cơ học cao, bề mặt khá thô, không mịn so với các loại vải khác, có độ dày khá cao và vì tính liên kết các sợi vải với nhau không mịn nên gây khó khăn trong quá trình in ấn và đòi hỏi có cách xử lý và lựa chọn loại mực phù hợp Loại vải này được dùng để sản xuất các sản phẩm như: balo, túi xách, trang trí nội thất, giày, bạt che, lều trại, ô dù, biển bảng hiệu, in ấn quảng cáo, …

2.2 Tiêu chí, cách chọn mực cho từng loại vải

Mỗi loại vải đều có cấu tạo, tính chất khác nhau cũng như với mỗi kỹ thuật in thì sẽ có mỗi loại mực in phù hợp, vì vậy với mỗi loại vải sẽ có những loại mực khác nhau để phù hợp với từng tính chất cũng như đáp ứng được điều kiện bề mặt để có thể in được với chất lượng tốt

Có 3 loại mực thông dụng khi in trên vải hiện nay:

- Mực gốc nước (Water-based ink)

Loại mực này thích hợp cho các chất liệu vải cotton và các loại vải dệt kim chuyên may áo Phông, áo quần dành cho trẻ em

Về tính chất của mực, nước đóng vai trò là dung môi Khi in, nước sẽ bay hơi và làm khô mực Do đó, mực có thể tự khô theo nhiệt độ bình thường mà không cần sấy gia nhiệt, thông thường mực sẽ chết hẳn sau 24 giờ Nếu có điều kiện sấy gia nhiệt thì càng tốt với nhiệt độ khoảng 120 o C trong khoảng 2 phút

Thành phần mực bao gồm: o Clear binder (mực dẻo trong) o White binder (mực dẻo trắng) o Toner pigment (chất phẩm màu, hay còn gọi là cốt màu) o Các chất phụ gia khác như: thickener (chướng), keo tang bám dính, chất làm khô, chất chống bít bản, … Ưu điểm: o Giá thành rẽ o Mực sau khi in rất mềm mại o Có thể khô tự nhiên mà không cần gia nhiệt

Nhược điểm: o Rất dễ bay hơi, khô mực, khó in vì rất dễ bị bít bản o Hạn chế khả năng tạo các hiệu ứng đẹp o Không in được trên một số loại vải khó bám như vải nilon, vải gió, …

- Mực in Plastisol (Plastisol Ink)

Mực in Plastisol là mực được chiết xuất từ dầu mỏ và nó thuộc loại mực in gốc dầu, có độ bám cao Loại mực này không thể khô trong điều kiện bình thường nên bắt buộc phải được sấy khô ở nhiệt độ khoảng 130 o C – 160 o C Ưu điểm: o Độ bám mực trên vải tốt hơn so với mực gốc nước, o Có thể tạo hiệu ứng nhiều hơn so với mực gốc nước (độ bóng, in nổi, …) o Nhờ tính không tự khô của mực nên không gây ra hiện tượng bít bản trên lưới in Nhược điểm: o Vì là mực có bản chất từ gốc dầu nên không tốt cho sức khỏe người sử dụng o Bắt buộc phải xử lý qua nhiệt độ trên 160 o C để mực khô và chết hoàn toàn o Có hiện tượng nhiễm màu vải lên mực

Mực UV là loại mực gốc dầu nhưng đã được cải tiến và xử lý trung gian giúp cải thiện những nhược điểm của mực in gốc dầu Để làm khô mực, người ta sẽ phải sấy bằng tia UV Chính vì thế, mực UV có độ trong suốt, áp dụng trong việc in, làm bóng mờ, tạo gồ hạt trên bề mặt, tạo nên sự sống động cho hình ảnh Không những thế, mực

UV còn có độ bám rất tốt và in được trên nhiều chất liệu khác nhau

Mực in Discharge (Mực tẩy màu vải)

Vải màu sẫm khi dùng mực in tẩy thì mực sẽ tẩy màu sẫm của vải đi để trả lại màu nguyên thủy của vải và chổ vải in chỉ còn màu in của hình in mới Việc in discharge này có mùi rất khai và quá trình in thường công phu hơn bình thường Ưu điểm: o Màu in sắc xảo, không bị trộn với màu nền của áo o Sản phẩm sau khi in gần như đã được nhuộm không sợ phai hay bay màu mực in o Lớp mực không có cảm giác dày như các kiểu in lụa thông thường nên sản phẩm mặc vào rất dễ chịu

Nhược điểm: o Chỉ tẩy được trên vải 100% cotton có màu sậm, đồ thể thao cần độ bám tốt, không in được trên chất liệu không phải cotton tự nhiên o Mực in có tính không ổn định, lúc đậm lúc nhạt do người thợ in không thể kiểm soát được độ đặc của mực, thuốc nhuộm trong vải không đồng đều đây là nguyên nhân chính làm cho hình ảnh in trên vải jean không có tính ổn định cao

2.3 Ưu và nhược diểm của phương pháp in trên vải Ưu điểm

- Màu sắc sống động do in với lớp mực dày

- Có thể chủ động về màu sắc (mực) cần in

- In được trên nhiều loại vải khác nhau

- Dễ dàng lựa chọn số màu in

- Bị giới hạn về độ phân giải in do sử dụng lưới in, hình ảnh in độ nét không cao

- Khi in nhiều màu (nhiều hơn CMYK) thì việc chồng màu chính xác khá phức tạp và chi phí làm khuôn cao

- Mất nhiều thời gian cho khâu chuẩn bị

2.4 Yếu tố tác động đến chất lượng của họa tiết sau khi in Đối với in lụa, ngoài một sản phẩm có họa tiết đẹp, độc lạ, bắt mắt thì yếu tố tác động khá lớn đến việc có thể mang lại vị thế cho in lụa đó chính là chất lượng của các chi tiết in trên vải là một điều hết sức quan trọng Một số yếu tố của vải ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm như:

- Chất liệu cấu tạo nên vải: Chất liệu vải là yếu tố tác động ảnh hưởng đến chất lượng của hình ảnh in trên vải Chất liệu vải đa dạng và được liên kết cấu thành khác nhau đã tác động trực tiếp đến chất lượng hình ảnh, chất lượng chi tiết in trên vải, màu sắc của hình ảnh in Điều này thể hiện rõ ở các chất liệu vải dày như vải jean, vải bố sẽ khó khăn cho khả năng bám dính mực hoặc các loại vải mỏng như vải cotton thường dễ gặp phải tình trạng nhăn nhúm, chùn vải hay thậm chí là bị biến dạng form

- Độ co dãn của vải: Vải có độ dãn đồng đều nhau thì khi in sẽ không bị vỡ màu hoặc bị lem màu

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHUÔN IN LỤA TRÊN VẢI

Trang thiết bị

1.1 Lưới in o Ký hiệu: NYBOLT 180 S

• 180: số sợi lưới trong 1 cm (hàng dọc 180 sợi và hàng ngang 180 sợi)

M: trung bình (sợi vừa vừa)

HD: thật dầy (sợi thật to) o Tiêu chí chọn loại lưới in

• Về vật liệu: Khi in trên các loại vải và sản phẩm dệt nên chọn lưới thô và trung bình như: khi in trên khan tắm chọn lưới từ 30 đến 50 đường/cm, loại vải thô dùng lưới từ 40 đến 150 đường/cm; loại vải mỏng, dệt kim chọn lưới từ 50 đến 100 đường/cm

• Hình ảnh in: Hình ảnh nhỏ có nét thẳng chọn lưới mịn, khi in ảnh bằng tram thì chọn lưới in phù hợp với loại tram dùng sao cho số đường của lưới gấp từ 3 đến 4 lần của loại lưới tram

Thể loại in ấn và nhu cầu kỹ thuật, mỹ thuật Lụa thích hợp

Vải sợi từng tấm hay nguyên cuộn bông hoa đơn giản có in màu nền Lụa đơn sợi số từ 49HD – 62 HD Vải sợi từng tấm hay nguyên cuộn bông hoa có chi tiết tỉ mỉ Lụa đa sợi từ 77T – 90HD

Vải thành phẩm quần áo trẻ em, quần áo thể thao, … Lụa đơn sợi từ 77T – 95T

Vải bố, vải dù, bao bột mì, trình bày nét to, mảnh lớn Lụa đơn sợi từ 55HD – 77HD

In trên bao bố, bao sợi PP, bao đựng gạo, đường, phân bón và các loại hạt Lụa đơn hoặc đa sợi từ 77T – 95T

In trên da, giả da như cặp, giỏ xách, … Lụa đơn sợi từ 81T – 120T

 Kết luận: với việc in trên vải cotton đã thành phẩm thì ta chọn lụa đơn sợi từ 77T –

Bàn in lụa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cho hoa văn được in chính xác, đạt được độ nét cao Không những thế cách thiết kế, bố trí bàn in cũng ảnh hưởng khá nhiều đến năng suất cũng như hiệu quả công việc in ấn Bàn in phải hoàn toàn phẳng, chắc, độ đàn hồi ở mức nhất định để khuôn in tiếp xúc đều bề mặt để in

Bàn in lụa có 2 loại (loại thường và loại đa năng)

• Loại thường làm bằng gỗ, mặt bằng kính 8 ly

• Loại đa năng khung làm bằng sắt, có hệ thống lò xo điều chỉnh cao thấp để in vật liệu dày mỏng khác nhau

Dao gạt mực là công cụ dùng để đẩy, phết mực khiến mực xuyên qua lưới, chuyển lên bề mặt vật liệu in

Dao gạt mực có 2 loại (loại cán bằng gỗ và loại cán bằng nhôm) Lưỡi dao làm bằng cao su dẻo Khi chọn mua dao gạt mực, người thợ in lụa cần lưu ý chọn đồ dài của dao phải phù hợp với nội dung chỉ tiết cần in (Chiều dài của dao gạt mực phải dài hơn kích thước nội dung chi tiết cần in, mỗi bên dư ra khoảng 2 cm)

Trong quá trình in, để các hình ảnh in được đều màu, phải chú ý đến các yêu cầu quan trọng sau:

• Góc nghiêng của dao không đổi trong suốt quá trình in

• Áp lực đè lên dao phải không thay đổi

Dùng loại máng tráng keo chuyên dụng, làm bằng nhôm Kích thước chiều dài của máng phải phù hợp với chiều ngàng của khung lụa Nếu dài hơn khung lụa sẽ không lọt long bề trong của khung lụa, nên kéo tráng tráng không được Ngược lại nếu ngắn hơn khung lụa nhiều quá, khi kéo keo không tráng phủ hết bề mặt khung lụa, còn lại khoảng trống phải kéo them một lần nữa, mặt lụa sẽ bị sọc không thẩm mỹ.

Quá trình chuẩn bị

2.1 Bản can vẽ tách màu hoặc film

Thông thường, người ta dùng loại giấy can vẽ kỹ thuật hoặc dùng film nhựa PE/PVC, căn cứ vào số màu của bản in người ta sẽ có số bản vẽ hoặc bản film tương ứng

Giấy can vẽ kỹ thuật hoặc film nhựa phải có độ trong suốt nhất định để cho ánh sáng đi qua dễ dàng Nhờ đó màng keo tráng lên lưới dễ đóng rắn khi chụp hình lên khuôn lưới

Bản film phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Có màu đen hay đỏ Những màu này hấp thụ hầu hết các tia sáng khi cảm quang, không cho nó tác dụng với màng keo ở những điểm có hình in, là cho màng keo không bị đóng rắn và có thể rửa sạch khỏi lưới

- Có cường độ màu cao để hình có độ đen tốt

2.2 Kỹ thuật chụp hình lên khuôn

Hình 4: bố trí chụp hình lên khuôn lưới (phương pháp thủ công)

Trong đó: o 1: Bàn chụp o 2: Nguồn sáng o 3: Mặt bàn bằng kính o 4: Bản vẽ o 5: Khuôn lưới đã tráng keo o 6: Vải phủ o 7: Vật ép

2.2.2 Các bước thực hiện o Làm sạch bề mặt lưới (dùng vòi xịt sạch bụi bẩn ở 2 mặt lưới, có thể dùng xà phòng bột để có thể làm sạch mỡ trên bề mặt lưới) o Sấy khô (Sử dụng máy sấy cầm tay sấy khô đều 2 mặt lưới, nhiệt độ sấy từ 40 đến 50 độ Sấy đến khi mặt lưới khô hoàn toàn o Lên keo chụp bản (Đổ keo vào khoảng nữa máng, khi kéo phải làm đều tay, không dừng lại giữa chừng để tránh tạo ngấn Lực ép của chuỗi quét phải đều và vừa đủ để keo không lọt qua mắt lưới quá nhiều Thực hiện nhiều lần và đều để lớp keo đều ở 2 mặt lưới

14 o Sấy khô lưới (Sấy khô đều 2 mặt trước sau đến khi không còn hiện tượng bị dính khi chạm vào Thực hiện trong điều kiện ánh sáng yếu để tránh hiện tượng keo bắt sáng Chọn nhiệt độ sấy và thời gian sấy thích hợp sẽ tạo chất lượng tốt hơn, không nên sấy ở nhiệt độ cao Thông thường khoảng 25-30 o C và sấy từ 1-2 giờ o Chụp hình lên khuôn

- Cân chỉnh film khung trên bàn kính

- Dùng tấm vải đen phủ lên (mục đích để ánh sáng ko xuyên qua)

- Đặt lên tấm phím lấy mặt phẳng

- Tiến hành bật đèn chụp bản

Thời gian chụp hình phụ thuộc vào các yếu tố sau:

• Độ nhạy cảm sáng của màng cảm quang: lớp màng cảm quang phủ trên lưới càng nhạy cảm đối với ánh sáng thì thời gian chụp càng nhanh

• Độ dày của màng keo phủ trên lưới in: màng keo càng dày thì thời gian chụp càng lâu

• Mật độ và đặc tính của hình chụp: hình chụp có đường nét mảnh thì thời nhanh chụp sẽ nhanh Ngược lại, nếu hình chụp có nét lớn, thời gian chụp sẽ lâu hơn

• Mật độ của lưới in: mật độ của lưới in càng cao, thời gian chụp càng nhanh

• Cường độ nguồn sáng: nguồn sáng càng mạnh thì thời gian chụp càng ngắn

• Ngoài ra, thời ra chụp còn phụ thuộc các yếu tố như: độ đen của hình vẽ, hàm lượng các chất phụ gia ảnh hưởng đến tốc độ bắt sáng của màng keo, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh o Rửa bản, hiện bản (sau khi tiến hành chụp bản, khuôn lưới được ngâm vào nước nóng từ 40 – 50oC trong 10 – 15 phút Tại những điểm có hình hoa văn, do không bị tác dụng của ánh sáng, màng keo còn “sống” sẽ trương nở và hòa tan vào nước nóng Những vùng keo bị chiếu sáng đã cô cứng và bám chặt lên bề mặt lưới, bít hết các ô lưới Khi in mực sẽ xuyên qua những vùng này và bắt vào sản phẩm tương ứng như trên phim Rửa lại vài lần với nước nóng để gột hết những chổ keo “sống” Nếu cần thiết, tiết tục ngâm và rửa nước nóng cho đến khi gột hết keo ở những vùng có hình hoa văn Và sau cùng, đem khuôn lưới đi sấy khô

Kiểm tra, chỉnh lý khuôn in

Nếu phát hiện những vết rỗ trên khuôn lưới (do bụi bẩn, do bản can bị dính mực,

…), phải dùng bút long thấm keo cảm quang quét phủ lên Sau khi chỉnh lý, khuôn lưới được sấy khô và phơi sáng cho màng keo mới quét đóng rắn lại Như vật, việc tạo hình lên khuôn lưới đã cơ bản hoàn thành.

Tóm tắt quy trình chuẩn bị

Hình 5: sơ đồ quy trình chuẩn bị

QUY TRÌNH IN LỤA TRÊN VẬT LIỆU VẢI

Nguyên lý pha mực

In lụa trên vải được coi là một giải pháp tối ưu do có thể in trên nhiều màu vải khác nhau với chất lượng bản in bền hơn và có thể in được số lượng lớn và thời gian nhanh hơn Tuy nhiên, để có một bản in lụa đẹp và chất lượng nhất thì cần có một phương pháp pha trộn màu thích hợp nhất

Cách pha mực ảnh hưởng đến quá trình tạo ra một sản phẩm chất lượng, để có cách pha mực chuẩn là vấn đề đáng quan tâm, vì màu sắc lên hình phải chuẩn và chân thật nhất so với bản in gốc, do đó cần phải biết rõ quy tắc pha mực chuẩn

Phương pháp tạo màu: Cách pha mực in lụa dựa trên hai phương pháp tạo màu đó là tổng hợp màu cộng và tổng hợp màu trừ

Nguyên tắc pha mực trong in lụa:

Trên một vòng tròn màu, 2 màu bù sẽ đối nhau 180 độ, Nghĩa là sẽ nằm ở hai cực đối diện, còn những màu khác sẽ cách nhau một góc nhỏ hơn Khi hai màu càng nằm cách xa nhau, pha với nhau thì màu mới sẽ càng tối Tương tự, nếu pha hai màu càng nằm gần nhau trên vòng tròn màu thì màu mới sẽ càng sáng Lam đỏ nhạt và màu vàng đỏ nhạt nằm cách nhau trên vòng màu nên khi pha chung sẽ cho màu lục nâu Trong khi đó, nếu pha hai màu lam lục và vàng lục cách nhau ít thì ta sẽ có màu lục tươi trong Hai màu đỏ lam và vàng lục sẽ cho màu cam nâu, trong khi đỏ vàng và lam lục lại cho tím nâu Muốn có màu xám, ta có thể pha một ít đen với một trong các màu của vòng màu Như vậy, mực đen được them vào dùng để gia tăng độ đậm Còn trong kỹ thuật chồng màu thì để có màu đen, phải chồng các màu lên nhau để chúng hấp thụ hết ánh sáng chiếu vào

Khi cần làm tối màu, ta cần pha them màu đen Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận vì chỉ cần một lượng rất ít mực đen là đủ làm tối màu Ngược lại, khi cần làm sáng màu thì cần pha lạt mực đậm

Khi pha các màu đậm với nhau, ta sẽ được màu đậm hơn và có chiều sâu hơn Khi pha các màu lạt với nhau ra được màu trong và sáng

Khi pha hai màu có liều lượng bằng nhau, không hẳn ta sẽ được một màu “ở giữa” hai màu nọ Màu nào đậm hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn Chỉ cần một ít lam cho màu vàng cũng đủ ra màu lục Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu lục Một ít đỏ cho màu vàng cũng đủ ra màu cam Ít lam cho đỏ cũng đủ ra tím Khi pha mực, nên cho dần mực đậm vào mực lạt, chứ không được làm ngược lại

Khi pha các loại mực trắng vào mực màu ta sẽ nhận được các sắc thái khác nhau của màu đó Nếu pha mực trắng trong thì sẽ dược sắc thái trong, còn trắng đục dùng để pha màu phủ

Mực in bao giờ cũng cũng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật như độ trong, đậm đặc, độ khô, độ bền ánh sáng, … khi pha mực thì tính chất kỹ thuật của mực pha sẽ giảm đi Do vậy nên hạn chế viêc pha màu và tốt nhất nên gửi mẫu màu đến cơ sở sản xuất mực để chế sẵn

Quy trình in

2.1 Sơ đồ quy trình in lụa

Hình 6: Sơ đồ quy trình in lụa

2.2 Cố định vải trên bàn in

Có hai phương pháp cố định vải trên bàn in:

- Cố định vải bằng phương pháp ghim:

Khi cố định vải in lụa bằng phương pháp ghim thì không cần bảo vệ lớp nỉ bằng vải phủ chịu nước, mà chỉ cần phủ bằng vải bông Nếu mặt bàn đã có vải phủ, trước khi ghim vải lên cần dán vài lớp vải lót lên trên để bảo vệ Dùng đinh ghim để cố định vải Tiến hành ghim hai bên mép vải

Phương pháp này tốn nhiều thời gian dẫn đến năng suất in thấp, dể làm hỏng khuôn in vải do đó chỉ dùng phương pháp này đối với vải mỏng hoặc loại vải không sử dụng phương pháp dán cố định như vải lụa, …

- Cố định bằng phương pháp dán:

Phương pháp này đòi hỏi lớp vải phủ bàn in phải chịu được nước, không cho thấm qua, chịu được tác dụng của mực in, hồ dán và các tác nhân tẩy rửa

Yêu cầu chung của keo hay hồ dán là có tác dụng dán tốt đối với vải và vật liệu làm mặt bàn, không gây phản ứng với mực in Ngoài ra đối với hồ dán một lần, đòi hỏi phải dễ rửa khỏi mặt bàn

2.3 Cố định khuôn in Định vị khuôn in đóng vai trò rất quan trọng, nhằm mục đích giúp ta có thể in một cách chính xác màu lên bề mặt vật liệu in Nhờ đó, các màu của hình được in đúng chỗ Ngoài ra, nó còn đảm bảo sự kế tiếp liên tục và chính xác của khuôn in khi in cùng một mẫu nhiều lần trên một dải vật liệu dài (chảng hạn như in cuộn vải) Có những cách định vị khuôn in như sau:

- Định vị theo sự chuyển động của khung in lụa: đòi hỏi sự định vị chắc chắn của khuôn in và khuôn in phải được đặt dọc theo bàn in với đúng kích thước của sản phẩm Cơ cấu định vị được cấu tạo từ một đường ray thẳng, đặt song song bên cạnh rìa bàn in, trên ray có nhữn vấu định vị Các vấu này có thể di động được, và khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi được tùy theo kích thước hình muốn in

- Định vị dựa vào sự chuyển động của vật liệu in: Hiện nay trong ngành in lụa người ta thường tiến hành quá trình trong đó vải hay bang tải chuyển động, còn khuôn đứng yên tại chỗ (ví dụ in bàn xoay, in dây chuyền) Điều quan trọng ở đây là tạo được chuyển động của vải từng bước một bằng với kích thước của khung in hình Phương pháp đơn giản nhất kéo vải qua bề mặt bàn in trên đó đã đánh dấu các mốc sau mỗi lần in người ta lại kéo vải qua bàn in cho đến khi điểm cuối trùng với điểm đánh dấu thì dừng lại

Việc cố định này phải được duy trì trong suốt quá trình in, nếu không khi nhấc khuôn in lên vật liệu dạng ướt sẽ bị kéo theo khuôn, và việc in khung hình tiếp theo hoặc màu tiếp theo sẽ không còn chính xác nữa

2.4 In thử Để đảm bảo cho việc các sản phẩm được in ra đúng với vật mẫu đòi hỏi phải thực hiện quá trình in thử, việc in thử rất quan trọng giúp chúng ta có thể chỉnh sửa các lỗi hoặc sai xót có thể có của sản phẩm in

Trong quá trình in thử cần lưu ý đó là: Lượng mực sử dụng phải phù hợp với yêu cầu về màu sắc của hoa văn trên sản phẩm in, tốc độ dao gạt phải đồng đều, góc đột quét phải thích hợp, đối với những hoa văn có chi tiết tỉ mỉ dao gạt phải có góc nghiêng gần với góc vuông vận hành nhanh và nhẹ nhàng Với những vật phẩm in thô góc nghiêng của dao gạt nhỏ, vận hành chậm, lực đè mạnh hơn Vị trí hoa vân phải cân chỉnh xác

Sau khi in thử đã có thể xác định được vị trí chính xác để đặt vật phẩm cần in CHúng ta sẽ cần cố định các sản phẩm cần in vào đúng vị trí, đây là công việc rất quan trọng, nó đảm bảo cho sự chính xác giữa các khuôn in, cũng như sự chính xác của các chi tiết in và màu sắc khi in nhiều màu

2.5 Sấy vải trong khi in

Trong quá trình in lụa trên vải, sấy vải đóng vai trò quan trọng, kỹ thuật này ứng dụng khi in nhiều màu, nhờ có sấy trung gian giữa 2 lần in mà ta có thể in màu tiếp theo khi màu trước đã tương đối khô Do đó, có thể tiến hành in đè màu tiếp theo mà hạn chế được màu bị nhòe, … Tuy nhiên sấy trung gian có thể làm cho năng suất in giảm xuống Để khắc phục quá trình sấy góp phần giảm khả năng giảm năng suất thì: o Trang bị hệ thống điều hòa không khí nhằm duy trì độ ẩm không khí khoảng 40 đến 50 % o Trang bị các hệ thống sấy thích hợp Có hai cách sấy chính là sấy từ dưới lên và từ trên xuống:

• Sấy từ dưới lên, mặt bàn được sấy nhờ hệ thống gia nhiệt đặt dưới mặt bàn như các ống dẫn hơi hoặc nước nóng Tốt nhất là đặt các tấm điện trở mỏng và giữa mặt bàn và lớp nỉ, như vậy khả năng điều chỉnh nhiệt độ sẽ tốt hơn và

21 ít thất thoát nhiệt Ưu điểm của hệ thống sấy này là mặt bàn ít bị vướng dễ dàng quan sát và thao tác

• Sấy từ trên xuống: dùng môt xe sấy trung gian chạy trên hai mặt dọc của bàn in, hoặc được treo trên ray đặt ở phía trên bàn in Xe có quạt gió và các điện trở và đèn sấy, khi in xe chạy liền sau người công nhân Hệ thống sấy này có ưu điểm là thiết bị đơn giản hiệu quả sấy tốt, ít tốn năng lượng Nhược ngược lại nó có nhược điểm là dễ gây vướng cho không gian phía trên mặt bàn

2.6 Xử lý sản phẩm sau khi in

Xử lý sau khi in là quá trình cố định màu cho hình in gồm các bước sau: o Sấy sơ bộ

Ngay sau khi in các chi tiết in còn ướt, khi lấy sản phẩm ra khỏi bàn in cần cẩn thận tránh lem màu Sấy sơ bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gắn màu tiếp theo Nhiệt độ sấy thích hợp còn phụ thuộc vào vật liệu in Đối với vải thì nhiệt độ sấy thường là 70 o C o Gắn màu Đây là quá trình làm cho thuốc nhuộm chuyển từ bề mặt tiến sâu vào lõi xơ Sau khi thực hiện xong quá trình này, các hình in sẽ có độ bền Một vài phương pháp gắn màu đó là:

Ngày đăng: 07/03/2024, 10:41

w