1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty cp bảo hưng

64 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Nguyên Vật Liệu Vải Tại Công Ty CP Bảo Hưng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa Luận
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 426,5 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (1)
  • 2. Mục tiêu cụ thể cần đặt ra cần giải quyết trong đề tài (2)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài (2)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (2)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (3)
  • 4. Phương pháp thực hiện đề tài (3)
    • 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (3)
    • 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (4)
  • 5. Kết cấu của khoá luận (4)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU (5)
    • 1.1. Đặc điểm, nội dung và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (5)
      • 1.1.1. Khái niệm và vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. .5 1.1.2. Đặc điểm của nguyên vật liệu (5)
      • 1.1.3. Nội dung yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.6 1. Nội dung quản lý nguyên vật liệu (6)
        • 1.1.3.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu (11)
    • 1.2. Kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (12)
      • 1.2.1. Hạch toán ban đầu (12)
      • 1.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (13)
      • 1.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất (15)
        • 1.2.3.1. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên (15)
        • 1.2.3.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ (24)
        • 1.2.3.3. Kế toán dự phòng giảm giá nguyên vật liệu (25)
        • 1.2.3.4. Sổ kế toán (26)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VẢI TẠI CÔNG (28)
    • 2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bảo Hưng (28)
      • 2.1.1. Đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế toán tại công ty (28)
        • 2.1.1.1. Đặc điểm hoạt động (28)
        • 2.1.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý (29)
        • 2.1.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán (30)
      • 2.1.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài (32)
        • 2.1.2.1. Chính sách kinh tế (32)
        • 2.1.2.2. Chuẩn mực và chế độ kế toán (33)
    • 2.2. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng (34)
      • 2.2.1. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu (0)
        • 2.2.1.1. Phân loại nguyên vật liệu (34)
        • 2.2.1.2. Tính giá nguyên vật liệu (0)
        • 2.2.2.1. Hạch toán ban đầu (36)
        • 2.2.2.2. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng (38)
        • 2.2.2.3. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu vải tại công ty Cổ phần Bảo Hưng (40)
  • CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VẢI TẠI CÔNG TY CP BẢO HƯNG (45)
    • 3.1. Các kết luận về thực trạng kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng (45)
      • 3.1.1. Những kết quả đã đạt được (45)
      • 3.1.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân (47)
    • 3.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện (48)
    • 3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty Cổ phần Bảo Hưng (49)
  • KẾT LUẬN.................................................................................................................55 (54)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế thị trường đã và đang mang lại những cơ hội thách thức lớn cho các doanh nghiệp, đồng thời mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả phù hợp Các doanh nghiệp muốn tồn tại được thì phải tìm phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh và đáp ứng được yêu cầu của thị trường Chính vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh Để làm được điều đó, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó hạch toán đóng vai trò rất quan trọng để quản lý hoạt động sản xuất, kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản nhằm đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục, quản lý và sử dụng một cách tốt nhất các yếu tố chi phí để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, chức năng kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp là cung cấp hàng hoá cho thị trường nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận Để làm được điều đó một mặt doanh nghiệp phải không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh tăng doanh thu, mặt khác tổ chức tốt nhất quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất Cho nên việc tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là rất quan trọng.

Xét về mặt lý luận, nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm được sản xuất Thông thường trong các doanh nghiệp sản xuất, nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Cho nên việc tiết kiệm nguyên vật liệu, sử dụng đúng mục đích,đúng kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc hạ giá thành sản phẩm và thực hiện tốt kết quả sản xuất kinh doanh Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguyên vật liệu đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả cỏc khõu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng Kế toán nguyên vật liệu tốt sẽ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý nguyên vật liệu của doanh nghiệp Vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu phải được tổ chức một cách khoa học, vừa tuân thủ những quy định chế độ của Nhà nước, vừa phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về mặt thực tiễn, xuất phát từ những mặt tồn tại của kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bảo Hưng như: tốc độ luân chuyển chứng từ còn chậm; công ty sử dụng nhiều loại vải vào sản xuất nhưng lại không lập sổ danh điểm nguyên vật liệu, làm cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn; nguyờn vật liệu chính của công ty chủ yếu là các loại vải dễ bị mất phẩm chất, giảm giá trị nhưng công ty không lập dự phòng giảm giá cho nguyên vật liệu vải Những vấn đề nêu trên đã thể hiện tính cấp thiết về mặt lý luận cũng như mặt thực tiễn của việc nghiên cứu kế toán nguyên vật liệu tại công ty, từ đó em xin chọn đề tài khoá luận : “Kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng”.

Mục tiêu cụ thể cần đặt ra cần giải quyết trong đề tài

Trên phương diện lý luận, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá, phân tích những lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan và hoàn thiện nhất về kế toán nguyên vật liệu

Trên phương diện khảo sát thực trạng, đề tài nghiên cứu kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng nhằm những mục tiêu thực tiễn sau:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá đúng thực trạng về kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng.

Thứ hai, qua việc đánh giá thực trạng làm rõ những ưu điểm và những hạn chế về kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng.Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty.

Phương pháp thực hiện đề tài

Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có những số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, viết đề tài “kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng”, em đã sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp điều tra Để tiến hành thu thập dữ liệu, em đó dựng phương pháp điều tra bằng hệ thống những câu hỏi đóng liên quan đến công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty Người được hỏi chỉ việc đánh dấu X vào ý mình cho là đúng, các câu hỏi bám sát với vấn đề nghiên cứu Người được điều tra có thể đưa ra ý kiến riêng của mình khác với các lựa chọn đưa bằng cách lựa chọn ụ khỏc cũn để trống dưới dạng mở Phiếu điều tra được gửi cho các nhân viên phòng KT - TC, thủ kho Các câu hỏi trong mẫu phiếu điều tra chủ yếu nhằm làm rõ hơn các chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng và các thông tin liên quan đến kế toán nguyên vật liệu tại công ty.

Sử dụng phương pháp này, em đã xin được phỏng vấn anh Mai Ngọc Công, là kế toán trưởng của công ty CP Bảo Hưng Trong cuộc phỏng vấn em đã đưa ra một số câu hỏi như: Công ty đang thực hiện chế độ kế toán ban hành theo quyết định nào? Hình thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty là hình thức nào? Phũng cú mấy nhân viên?Nhiệm vụ của từng nhân viên? Kế toán chi tiết nguyên vật liệu của công ty hạch toán theo phương pháp nào? Phương pháp tớnh giỏ nguyên vật liệu? Công ty có lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu hay không?

Cũng trong buổi phỏng vấn em đã được sự đồng ý của anh Mai Ngọc Công cho phép sử dụng một số số liệu, tài liệu kế toán của công ty để thực hiện khoá luận này. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Để thực hiện đề tài khoá luận này em đã nghiên cứu các tài liệu: chuẩn mực kế toán,chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20/3 của Bộ tài chính; các tài liệu kế toán của công ty như sổ, thẻ kế toán chi tiết nguyên vật liệu, sổ tổng hợp (sổ cái TK 151, 152, …); báo cáo tài chính của công ty, tạp chí kế toỏn…

Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp tổng hợp: Từ các thông tin thu được từ phiếu điều tra, phỏng vấn và các số liệu từ các chứng từ sổ sách, báo cáo kế toán của công ty tiến hành tổng hợp lại theo tiêu thức nhất định, sau đó thống kê các kết quả liên quan đến kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty.

Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu đã thu thập được tiến hành so sánh số thực hiện của kỳ báo cáo so với kỳ kế hoạch, giữa số liệu thực hiện ở kỳ báo cáo so với số thực hiện của kỳ năm trước hoặc các năm trước để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu qua các thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.

Kết cấu của khoá luận

Khoá luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Những lý luận cơ bản về kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng

Chương 3: Các kết luận và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bảo Hưng.

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU

Đặc điểm, nội dung và yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

1.1.1 Khái niệm và vai trò của nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Ba yếu tố này có sự tác động qua lại với nhau để tạo ra của cải vật chất xã hội Đối tượng lao động là một trong những điều kiện không thể thiếu trong bất cứ quá trình sản xuất nào Biểu hiện của đối tượng lao động ở đây là các loại vật liệu Theo Mác, bất kỳ một loại vật liệu nào cũng là đối tượng lao động song không phải bất cứ đối tượng lao động nào cũng là vật liệu mà chỉ khi đối tượng lao động thay đổi do tác động của yếu tố con người thì khi đú nú mới trở thành vật liệu. Như vậy, nguyên vật liệu là đối tượng lao động được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào nó Vật liệu là đối tượng lao động biểu hiện dưới hình thái vật chất – một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở cấu thành nên thực thể sản phẩm.

Căn cứ chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2005/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính: Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tham gia sản xuất các sản phẩm và ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm được sản xuất. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.1.2 Đặc điểm của nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu có đặc điểm là sau mỗi chu kỳ sản xuất, nguyên vật liệu được tiêu dùng toàn bộ, hình thái vật chất ban đầu của nó không còn tồn tại Nói cách khác đi,nguyên vật liệu bị tiêu hao hoàn toàn hay bị biến dạng đi và cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm.

Giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ hay chuyển dịch một phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra, nú khụng hao mòn dần như tài sản cố định.

Nguyên vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị vật liệu thuộc vốn lưu động dự trữ của doanh nghiệp Nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp Cho nên việc quản lý quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu trực tiếp tác động đến những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp như chỉ tiêu sản lượng, chỉ tiêu lợi nhuận, giá thành, chất lượng sản phẩm…

1.1.3 Nội dung yêu cầu quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1.3.1 Nội dung quản lý nguyên vật liệu a Phân loại nguyên vật liệu

Trong các doanh nghiệp, vật liệu rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có một vai trò, công dụng và tính năng lý hoá khác nhau Vì vậy để quản lý vật liệu một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp tiến hành phân loại vật liệu Tuỳ theo yêu cầu quản lý vật liệu mà từng doanh nghiệp thực hiện phân loại theo các cách khác nhau.

Căn cứ vào yêu cầu quản lý, nguyên liệu, vật liệu bao gồm:

 Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuõt thỡ cấu thành nên thực thể vật chất, thực thể chính của sản phẩm Vì vậy khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệp sản xuất cụ thể Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra thành phẩm.

 Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản, đóng gói cho quá trình lao động.

 Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm diễn ra bình thường.Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn và thể khí.

 Phụ tùng thay thế: Là những vật tư dùng để thay thế, sửa chữa máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất,…

 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những loại vật liệu và thiết bị được sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào công trình xây dựng cơ bản.

 Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại trờn Cỏc loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra như các phế liệu, vật liệu thu hồi do thanh lý TSCĐ…

Căn cứ vào nguồn gốc, nguyên liệu, vật liệu được chia thành:

- Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài: Là loại vật liệu doanh nghiệp không tự sản xuất mà do mua ngoài từ thị trường trong nước hoặc nhập khẩu.

- Nguyên liệu, vật liệu tự chế biến, gia công: Là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra hoặc thuê ngoài gia công để phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

- Vật liệu khác: Là loại vật liệu hình thành do được cấp phát, biếu tặng, góp vốn liên doanh.

Căn cứ vào mục đích và nơi sử dụng, nguyên liệu, vật liệu được chia thành:

- Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất kinh doanh;

- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho công tác quản lý;

- Nguyên liệu, vật liệu dùng cho các mục đích khác; b Tớnh giá nguyên vật liệu

 Nguyên tắc tớnh giá nguyên vật liệu

Các loại nguyên vật liệu thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp, do đó về nguyên tắc đánh giá nguyên vật liệu cũng phải tuân thủ nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 “Hàng tồn kho” hàng tồn kho của doanh nghiệp được đánh theo giá gốc (trị giá vốn thực tế) và trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của vật nguyên vật liệu là giá ước tính của vật tư trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm.

Kế toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

Tổ chức chứng từ kế toán nguyên vật liệu là quá trình tổ chức việc lập, ghi chép chứng từ, kiểm tra, luân chuyển chứng từ bảo quản sử dụng lại chứng từ và lưu trữ tất cả chứng từ liên quan tới hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhằm phản ánh và giám đốc các thông tin kế toán về hàng tồn kho phục vụ cho việc lãnh đạo nghiệp vụ, ghi sổ kế toán và tổng hợp số liệu kế toán

Trên cơ sở yêu cầu chung về tổ chức chứng từ kế toán, dựa vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần tổ chức chứng từ kế toán cho phù hợp, cung cấp thông tin kịp thời và hiệu quả cho quá trình quản lý. Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC chứng từ kế toán về kế toán nguyên vật liệu bao gồm:

Phiếu nhập kho (mẫu số 01 – VT)

- Phiếu xuất kho (mẫu số 02 – VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá (mẫu số 03 – VT)

- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu số 04 – VT)

- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hoá (mẫu số 05 – VT)

- Bảng kê mua hàng (mẫu số 06 – VT)

- Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ (mẫu số 07 – VT)

Quy trình lập và luân chuyển chứng từ về NVL được khái quát qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 Quy trình lập và luân chuyển chứng từ về NVL (Phụ lục 1)

1.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp được hạch toán chi tiết theo từng người chịu trách nhiệm vật chất và theo từng lô, từng loại, từng thứ nguyên vật liệu Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết thích hợp

Tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với hạch toán nghiệp vụ ở kho bảo quản nhằm giảm bớt việc ghi chép trùng lặp giữa các loại hạch toán, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của kế toán đối với hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản

Hiện nay, các doanh nghiệp thường hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo một trong 3 phương pháp chủ yếu, đó là phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ số dư và phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển.

 Phương pháp thẻ song song

Tại kho: Thủ kho dùng “thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng Thẻ kho do phòng kế toán mở và được mở cho từng nguyên vật liệu Sau ghi những chỉ tiêu ở phần trên, kế toán giao cho thủ kho giữ.

Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ kế toán chi tiết để ghi chép hàng ngày tình hình nhập - xuất cho từng loại nguyên vật liệu theo chỉ tiêu số lượng và giá trị của từng thứ nguyên vật liệu Cuối tháng, thủ kho và kế toán tiến hành đối chiếu số liệu giữa thẻ kho và sổ chi tiết Mặt khác căn cứ vào sổ chi tiết kế toán lập bảng kê tổng hợp nhập - xuất – tồn để đối chiếu với kế toán tổng hợp. Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thời cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm nguyên vật liệu kịp thời, chính xác.

Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian. Điều kiện vận dụng: Phương pháp này chỉ phù hợp với doanh nghiệp cú ớt chủng loại vật tư, hàng hoá, khối lượng các nghiệp vụ, nhập xuất diễn ra không thường xuyên và trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán cũn hạn chế.

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song (Phụ lục 2)

 Phương pháp sổ số dư

Theo phương pháp này thủ kho chỉ ghi chép phần số lượng còn kế toán chỉ ghi chép phần giá trị.

Tại kho: Thủ kho vẫn mở thẻ kho và ghi chép như phương pháp thẻ song song Cuối tháng thẻ kho phải ghi chuyển số tồn kho trên thẻ kho vào sổ số dư ở cột số lượng. Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng bảng luỹ kế nhập, luỹ kế xuất để ghi chép định kỳ hoặc hàng ngày theo chỉ tiêu giá trị Cuối tháng lập bảng kê tổng hợp nhập - xuất - tồn Khi nhập được sổ số dư do thủ kho gửi đến kế toán phải tính và ghi vào cột số tiền trên sổ số dư Cuối tháng kế toán đối chiếu giữa sổ số dư và bảng tổng hợp nhập - xuất

- tồn. Ưu điểm: Giảm nhẹ đáng kể khối lượng công việc ghi chép hàng ngày và công việc được tiến hành đều trong tháng

Nhược điểm: Do kế toán ghi chép theo giá trị nên qua số liệu kế toán không theo dừi được tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu mà muốn biết phải xem trên thẻ kho Ngoài ra khi kiểm tra đối chiếu có sai sót thì việc phát hiện sai sót sẽ khó khăn. Điều kiện vận dụng: Phương pháp sổ số dư áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có khối lượng các nghiệp vụ về nhập xuất nguyên vật liệu lớn, nhiều chủng loại vật liệu, đã xõy dựng được hệ thống danh điểm vật liệu, dùng giá hạch toán để hạch toán hàng ngày và trình độ kế toán của doanh nghiệp tương đối cao.

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vậliệu theo phương pháp sổ số dư (Phụ lục 3)

 Phương pháp đối chiếu luân chuyển

Tại kho: Thủ kho sử dụng “thẻ kho” để ghi chép giống như phương pháp ghi thẻ song song.

Tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng “sổ đối chiếu luân chuyển” để ghi chép theo chỉ tiêu số lượng và giá trị cho từng loại nguyên vật liệu theo từng thỏng trờn cơ sở Bảng kê nhập, Bảng kê xuất (theo dõi từng danh điểm nguyên vật liệu theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị) vào cuụi thàng Số liệu trên sổ đối chiếu luân chuyển được đối chiếu với thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp theo chỉ tiêu giá trị. Ưu điểm: dễ kiểm tra, đối chiếu.

Nhược điểm: Ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán. Điều kiện áp dụng: Phương pháp này được áp dụng thích hợp với vác doanh nghiệp cú ớt chủng loại nguyên vật liệu, không nhiều nghiệp vụ nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu, không bố trớ riờng nhân viên kế toán chi tiết nguyên vật liệu, do vậy không có điều kiện ghi chép theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày.

Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp đối chiếu luân chuyển (phụ lục 4)

1.2.3 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất

1.2.3.1 Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên a Tài khoản sử dụng

 TK 152 “Nguyờn vật liệu”: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại nguyên vật liệu của doanh nghiệp.

 Nguyên tắc hạch toán trên tài khoản 152 “Nguyờn vật liệu” Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

- Kế toán nhập, xuất tồn kho nguyên liệu, vật liệu trên tài khoản 152 phải được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong Chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho” Nội dung trị giá gốc của nguyên liệu, vật liệu được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập (đã nêu ở phần 1.1.3.1).

- Việc tính trị giá của nguyên liệu, vật liệu tồn kho, được thực hiện theo một trong bốn phương pháp quy định trong Chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”:Phương pháp giá đích danh;

Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc cuối kỳ;

Phương pháp nhập trước, xuất trước;

Phương pháp nhập sau, xuất trước.

Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tớnh giỏ nào thì phải đảm bảo tính nhất quán trong cả niên độ kế toán.

- Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu phải thực hiện theo từng kho, từng loại, từng nhóm, thứ nguyên liệu, vật liệu.

- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thì cuối kỳ kế toán phải tính Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tớnh giỏ thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trong kỳ theo công thức:

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VẢI TẠI CÔNG

Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đối với kế toán nguyên vật liệu tại công ty CP Bảo Hưng

2.1.1 Đặc điểm hoạt động, tổ chức quản lý, tổ chức công tác kế toán tại công ty

 Giới thiệu về công ty Cổ phần Bảo Hưng

Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Bảo Hưng

Tên tiếng Anh: BaoHung Joint Stock Company

Trụ sở chính: Tiền Thắng, Bảo Khê, TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.

Hình thức công ty: Công ty Cổ phần

Người đại diện: ễng Đặng Văn Đồng

Nơi thường trú: Số 172B, phố Trưng Trắc, phường Minh Khai, TP Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên

Email: Baohungjsc@vnn.vn Điện thoại: 0321 3824 568/ Fax: 0321 3824 888

Mã số TK: 46510000042259(VNĐ) / 46510370011420(USD)

Ngân hang giao dịch: Ngân hàng đầu tư và phát triển Hưng Yên

Hình thức thanh toán: L/C, T/T, TTR

Công ty cổ phần Bảo Hưng được thành lập từ ngày 15 tháng 2 năm 2005, với vốn điều lệ là 30 tỷ đồng, là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh hàng dệt may Công ty có tư cách pháp nhân, đầu tư, hạch toán độc lập.

Lĩnh vực kinh doanh chớnh của công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu hàng dệt may, cho thuê nhà xưởng, kho bãi, nhà ở và các trang thiết bị dệt may, buụn bán máy móc, thiết bị, phụ tùng máy công nghiệp, kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô.

Công ty CP Bảo Hưng có hình thức hoạt động chính là: hoạt động – sản xuất – kinh doanh các mặt hàng chủ yếu như quần, áo Jacket; áo Polo; áo T-shirt; quần, áo bơi.

Quá trình sản xuất mang tính chất hàng loạt, số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định Công ty có hai hình thức sản xuất và kinh doanh là gia công theo hợp đồng FOB, mua nguyên vật liệu về sản xuất để bán.

- Trường hợp gia công thì quy trình công nghệ được thự hiện theo hai bước:

Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến phòng kỹ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và may thử sản phẩm mẫu sau đó khách hàng kiểm tra, nhận xét góp ý

Sơ đồ2 1 Bước 1 của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (phụ lục 5)

Bước2: Sau khi được khách hàng chấp nhận và các yếu tố của sản phẩm mẫu mới đưa xuống các xí nghiệp thành viên để sản xuất sản phẩm theo mẫu hàng Đơn đặt hàng được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng đã được ký kết Quá trình sản xuất được khép kín trong từng phân xưởng.

Sơ đồ 2.2 Bước 2 của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (phụ lục 6)

- Trong trường hợp mua nguyên liệu về sản xuất sản phẩm để bỏn thỡ công ty sẽ tự tạo mẫu trên cơ sở các đơn vị đặt hàng của khách hàng Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho các bộ phận cắt may Sản phẩm trong trường hợp này là chủ yếu là tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ sản xuất như bước 2 của quá trình sản xuất gia công.

2.1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý

Công ty CP Bảo Hưng là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, quản lý theo hình thức tập trung Đứng đầu là tổng giáp đốc có quyền hạn cao nhất công ty, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

Tổng giám đốc: Là người đứng đầu lãnh đạo, có quyền quyết định mọi việc, điều hành và quản lý, chỉ đạo hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, yêu cầu sản xuất kinh doanh, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước ,cán bộ công nhân viên, người lao động trong công ty về mọi mặt liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phó tổng giám đốc: Là người điều hành công việc liên quan đến hoạt động sản xuất, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về tiến độ sản xuất, lịch giao hàng, số lượng và chất lượng sản phẩm Thay mặt tổng giám đốc điều hành công việc khi uỷ quyền, giúp tổng giám đốc quản lý công tác kinh doanh và quản lý cỏc phũng ban của công ty. Ngoài ra, Phó Tổng Giám Đốc còn chịu trách nhiệm về công tác đối nội của công ty và các thể chế thi đua , khen thưởng của công ty…

Giám đốc chất lượng bao gồm QA (quality administator – Đảm bảo chất lượng) và

QC (quality control – Kiểm tra chất lượng) Nhiệm vụ của QA là giám sát, quản lý, ban hành chất lượng Nhiệm vụ của QC là kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Phòng nhân sự: Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức trong công ty, quản lý nhân sự.

Phòng XNK: Tổ chức thực hiện các lĩnh vực như xuất khẩu các sản phẩm của công ty, nhập khẩu nguyên vật liệu

Phòng KT - TC: Có chức năng điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính trong công ty, tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác tài chính, kế toán của công ty nhằm sử dụng đồng vốn có hiệu quả và đúng chuẩn mực , chế độ, các chính sách mà nhà nước ban hành.

Phòng kỹ thuật: Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, tham gia giám sát các hoạt động đầu tư về máy móc thiết bị của công ty, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Phòng vật tư: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác quản lý, mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và quản lý của công ty.

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Bảo Hưng (phụ lục 7)

2.1.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán tại công ty được tổ chức theo mô hình tập trung đứng đầu là kế toán trưởng, giúp cho kế toán trưởng là các kế toán viên quản lý các thành phần Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty từ khâu tổng hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toỏn….

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần Bảo Hưng (phụ lục 8)

Thực trạng kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng

2.2.1 Phân loại và tớnh giỏ nguyên vật liệu

2.2.1.1 Phân loại nguyên vật liệu

Công ty CP Bảo Hưng là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm đa dạng và phong phú, do đó nguyên vật liệu để sản xuất cũng rất đa dạng Vì vậy , công ty có những yêu cầu cấp thiết trong quản lý và hạch toán quá trình thu mua, vận chuyển, bảo quản, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu. Để quản lý chặt chẽ và hiệu quả, nguyên vật liệu cần được phõn loại Theo yêu cầu quản lý, nguyên vật liệu sử dụng tại công ty được phõn loại như sau:

- Vật liệu chớnh: Gồm các loại vải nhập từ trong nước và nước ngoài Vải lại được chia làm 2 loại: vải ngoài và vải lót Vải ngoài thường dùng các chất liệu: Vải sợi dệt thoi (60% Cotton và 40% Polyester, 100% Cotton, 92% Cotton và 8% Polyester ), kaki, satin, vải sợi dệt kim (100% cotton, 90% Polyester và 10% Spandex, 82% Polyester và 18% Spandex, 100 % Polyester ), vải mộc… Vải lót thường dùng là vải lót 190T FAFFETA-100% polyester, vải lót T/C-100% Cotton, vải lot 100% Nylon…

- Vật liệu phụ: Bao gồm các loại ghim, cúc, mác, chỉ các loại, khuy, chun, khoá, phấn may, nhám…

- Nhiên liệu: Điện, xăng, dầu…

- Phụ tùng thay thế: máy may, vòng bi, ốc vít…

- Vật liệu khác: Bao bì đóng gói, vải vụn…

2.2.1.2 Tớnh giỏ nguyên vật liệu

Tớnh giá nguyên vật liệu là một khõu rất quan trọng trong công tác kế toán nguyên vật liệu Nó giúp xác định chi phí sản xuất, sử dụng và hạch toán nguyên vật liệu.

 Đối với nguyên vật liệu nhập kho

Nguyên vật liệu của công ty đều là mua ngoài như vải ngoài, vải lót, ghim, cúc, chỉ… Với nhiều nguồn khác nhau nên giá mua và chi phí thu mua của mỗi nguồn là khác nhau Do vậy, việc hạch toán chớnh xác giá trị nguyên vật liệu mua về đòi hỏi phải được thực hiện một cách cẩn thận chớnh xác Giá nguyên vật liệu nhập kho tại công ty được tớnh theo giá thực tế (giá gốc), cụ thể:

Giá thực tế NVL = Giá mua ghi + Chi phí thu mua + các khoản thuế - CKTM, nhập kho Trên hoá đơn (nếu có) không được giảm giá hoàn lại hàng mua (nếu có)

 Đối với nguyên vật liệu xuất kho

Công ty sử dụng đơn giá bình quõn cả kỳ để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho Giá trị thực tế nguyên võt liệu xuất trong tháng được tớnh như sau: Đơn giá bình quân gia quyền

Trị giá vốn thực tế NVL = Số lượng NVL ì Đơn giá bình quân xuất kho (tồn kho) xuất kho (tồn kho) gia quyền

Theo phương pháp này, nguyên vật liệu tại thời điểm xuất kho chỉ xác định được về mặt số lượng, hiện vật và không xác định được về mặt giá trị Đến cuối tháng, kế toán vật tư mới tớnh ra đơn giá xuất và tổng giá trị nguyên vật liệu xuất trong tháng.

Ví dụ 1: Tình hình nhập - xuất - tồn nguyên vật liệu vải dệt thoi trong tháng 1/2012 của công ty CP Bảo Hưng như sau:

Chỉ tiêu Tồn đầu kỳ Nhập trong tháng Xuất trong tháng

Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kỳTrị giá vốn thực tế của NVL tồn ĐK + Trị giá vốn thực tế NVL nhập trong kỳ

45 750 000 + 80 000 000 Đơn giá bình quân gia quyền = = 31 437.5

Trị giá thực tế vải dệt thoi xuất kho = 1 000 ì 31 437.5 = 310 437 500

2.2 2 Kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng

 Chứng từ kế toán sử dụng

- Các chứng từ khác có liên quan Đối với nguyên vật liệu vải về nhập kho, trước khi nhập kho phải làm thủ tục kiểm tra về quy cách, số lượng, chất lượng Những nguyên vật liệu vải đúng theo yêu cầu như đã thoả thuận trong hợp đồng sẽ được nhập kho Nếu nguyên vật liệu vải đạt yêu cầu, cán bộ phòng vật tư sẽ lập biên bản giao nhận và căn cứ vào hoá đơn của người bán (hoá đơn thuế GTGT) để lập phiếu nhập kho Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên:

Liên 1: Lưu tại quyển gốc.

Liên 2: Giao cho thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để kế toán ghi vào sổ kế toán

Khi lập phiếu nhập kho, cán bộ phòng vật tư sẽ ghi số lượng cần nhập theo yêu cầu vào cột số lượng “yêu cầu” Khi tiến hành nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập vào cột số lượng “thực nhập” trên phiếu nhập kho và sau khi nhập kho, thủ kho ghi số lượng thực nhập vào thẻ kho Kế toán sẽ ghi định khoản, “đơn giá”, “thành tiền” vào phiếu nhập kho sau khi nhận được phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan. Quy trình luõn chuyển phiếu nhập kho được khái quát như sau:

1) Nhõn viên KCS kiểm nghiệm nguyên vật liệu vải về chất lượng, quy cách, chất lượng.

2) Nhõn viên thu mua lập biên bản giao nhận và lập phiếu đề nghị nhập kho

3) Cán bộ phòng vật tư lập phiếu nhập kho và ký vào phiếu nhập kho rồi chuyển xuống cho thủ kho.

4) Thủ kho nhập nguyên vật liệu, ghi số thực nhập vào phiếu nhập kho, ký vào phiếu nhập kho, ghi thẻ kho và chuyển phiếu nhập kho cho kế toán.

5) Kế toán ghi “đơn giá”, tớnh “thành tiền” vào phiếu nhập kho, định khoản trên phiếu nhập và ghi sổ kế toán

Ví dụ 2: Ngày 3/1/2011 sau khi ban kiểm nghiệm kiểm tra nguyên vật liệu, công ty tiến hành nhập kho lô nguyên vật liệu vải Cotton mua của công ty dệt Hưng Yên theo hoá đơn GTGT số 1101 công ty ngày 3/1/2011, nhập tại kho nguyên liệu.

Biểu 2.1 Hoá đơn GTGT (Phụ lục 9)

Biểu 2.2 Biên bản kiểm nghiệm (Phụ lục 10)

Biểu 2.3 Phiếu nhập kho (Phụ lục 11)

- Giấy đề nghị xuất vật tư

Khi các phõn xưởng sản xuất có nhu cầu về nguyờn vật liệu vải, thì bộ phận đó viết phiếu đề nghị lĩnh vật tư Phiếu này sẽ được đưa lên cho Phó Tổng giám đốc công ty xem xét và ký duyệt lệnh xuất vật tư Sau đó, phòng vật tư sẽ lập phiếu xuất kho thành

Liên 1: Lưu tại quyển gốc

Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để kế toán ghi sổ.

Liờn 3: Giao cho người nhận vật tư

Khi lập phiếu xuất kho, cán bộ phòng vật tư ghi số lượng xuất theo yêu cầu vào cột số lượng “yêu cầu” Khi lĩnh nguyên vật liệu vải, thì người nhận phải đem phiếu xuất kho giao cho thủ kho ghi số lượng thực xuất vào phiếu xuất và ký Sau mỗi lần nhập, thủ kho ghi số thực xuất vào thẻ kho Định kỳ, thủ kho gửi phiếu xuất kho lên phòng kế toán (hoặc kế toán xuống lấy) và cuối kỳ kế toán sẽ tớnh ra đơn giá xuất và ghi vào cột

Quy trình luõn chuyển phiếu xuất kho:

1) Phõn xưởng sản xuất viết phiếu yêu cầu đề nghị xuất vật tư.

2) Phó Tổng giám đốc công ty ký duyệt lệnh xuất vật tư.

3) Phòng vật tư lập phiếu xuất kho, gửi cho thủ kho

4) Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho tiến hành giao nguyên vật liệu, ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho, ghi thẻ kho, định kỳ chuyển phiếu xuất kho lên cho kế toán.

5) Cuối tháng, khi tớnh ra đơn giá xuất, kế toán ghi “đơn giá”, “thành tiền” lên phiếu xuất kho và ghi sổ.

Ví dụ 3: Ngày 10/1/2011 phõn xưởng 1 đề nghị xuất vải sợi dệt thoi nhằm phục vụ cho sản xuất tại phõn xưởng Phó tổng giám đốc công ty đã ký lệnh xuất kho Vật liệu xuất kho thuộc kho nguyên liệu của công ty.

Biểu 2.4 Phiếu xuất kho (Phụ lục 12)

2.2.2.2 Kế toán chi tiết nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng

Phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu vải được sử dụng tại công ty CP Bảo

Hưng là phương pháp thẻ song song Trình tự hạch toán được khái quát như sau:

Sơ đồ 2.5 Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu

CÁC KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VẢI TẠI CÔNG TY CP BẢO HƯNG

Các kết luận về thực trạng kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty CP Bảo Hưng

3.1.1 Những kết quả đã đạt được

 Tổ chức bộ máy và công tác hạch toán kế toán nói chung

Trong thời gian ngắn nhưng công ty CP Bảo Hưng đã xõy dựng được bộ máy kế toán khá hoàn chỉnh về mọi mặt và đảm bảo tốt vai trò, vị trí của nó trong bộ máy tổ chức kế toán của công ty Tổ chức bộ máy quản lý công ty rất khoa học, hợp lý Cỏc phũng ban được rõ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Do đó, tình hình kinh doanh của công ty luôn tiến triển tốt, quy mô không ngừng mở rộng và khẳng định chỗ đứng của mỡnh trờn thị trường Bên cạnh đó chế độ và chuẩn mực kế toán được tuõn thủ đầy đủ trong công tác hạch toán cũng là một yếu tố góp phần làm tăng hiệu quả của bộ máy kế toán.

Cán bộ kế toán đều nhận thức được vai trò của mình, thường xuyên theo dừi tỡm hiểu các quy chế tài chớnh để bổ xung hoàn thiện kiến thức và phục vụ cho công tác kế toán ngày càng tốt hơn Giữa các bộ phận cũn có mối liên hệ và bổ sung, hỗ trợ cho nhau để đạt được một kết quả chớnh xác, tốt nhất cho công tác hạch toán kế toán. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ được phản ánh một cách đầy đủ vào sổ sách kế toán trên cơ sở chứng từ gốc hợp lệ Việc bảo quản, lưu trữ chứng từ, sổ sách kế toán được thực hiện theo đúng quy định.

 Trong công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu vải

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức hợp lý, hoạt động có nguyên tắc Chớnh vì thế, công tác kế toán nguyên vật liệu được tiến hành nhịp nhàng, giúp việc ghi chép, phản ánh số liệu được chớnh xác Tuy nhiên không tránh khỏi sự chậm trễ do nguyên nhõn khách quan.

Phân loại nguyên vật liệu: Công ty tiến hành phõn loại nguyên vật liệu tương đối phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty Việc phõn loại hợp lý giúp công ty quản lý và hạch toán nguyên vật liệu một cách dễ dàng hơn.

Về công tác quản lý nguyên vật liệu vải: Công ty đã xõy dựng được một mô hình quản lý hợp lý từ khõu mua đến sử dụng cho sản xuất và dự trữ bảo quản.

 Ở khâu mua: Công ty đã xõy dựng và thực hiện tốt kế hoạch thu mua nguyên vật liệu Với đội ngũ cán bộ cung tiêu tương đối linh hoạt, năng động am hiểu về chất lượng và giá cả thị trường, có tinh thần trách nhiệm cao nên đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất, không làm gián đoạn quy trình sản xuất Công ty cũn quản lý tốt khõu thu mua thông qua việc quản lý hoá đơn, chứng từ.

 Ở khâu sử dụng: Công ty đã quản lý nguyên vật liệu đưa vào sản xuất tương đối chặt chẽ, đảm bảo nguyên vật liệu mua về được sử dụng đúng mục đích Khi có nhu cầu sử dụng, các bộ phận chức năng xem xét tớnh hợp lý của giấy đề nghị xuất nguyên vật liệu sau đó mới thực hiện xuất.

 Ở khâu bảo quản: Nguyên vật liệu vải của công ty rất dễ bị hư hỏng do tác động của môi trường nên việc bảo quản là rất cần thiết Tại công ty thì nguyên vật liệu vải được bảo quản tại các kho riêng Nguyên vật liệu được sắp xếp một cách khoa học Mặt khác, công ty cũng đảm bảo không để tồn kho nguyên vật liệu quá nhiều gây ứ đọng vốn.

Tình hình biến động của nguyên vật liệu được công ty theo dừi và phản ánh một cách nhanh chóng, rừ ràng cung cấp thông tin kịp thời và phục vụ cho việc tập hợp chi phí và tớnh giá thành sản phẩm.

Về hệ thống chứng từ áp dụng tại công ty: Đảm bảo các yêu cầu bắt buộc của chế độ kế toán về hàng tồn kho như phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Trên tất cả chứng từ đều thể hiện khá đầy đủ các yếu tố pháp lý: tên chứn từ, số hiệu, ngày tháng, nội dung

Về kế toán chi tiết: Công ty thực hiện kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp mở thẻ song song, giúp việc ghi chép dễ dàng, dễ đối chiếu, kiểm tra số liệu, quản lý chặt chẽ cả về mặt giá trị và mặt hiện vật của nguyên vật liệu

Về kế toán tổng hợp:

- Hệ thống sổ kế toán và tài khoản kế toán công ty sử dụng đúng theo quy định của nhả nước đã ban hành đảm bảo cho việc lập báo cáo quyết toán định kỳ chớnh xác.

- Tổ chức chứng từ kế toán: các chứng từ mà công ty sử dụng áp dụng đúng quy định của chế độ kế toán và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

- Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ: Do đặc điểm sản xuất là sản xuất các sản phẩm may mặc có nhiều phõn xưởng sản xuất nên việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ là tương đối phù hợp giúp công ty thuận tiện trong công tác hạch toán kế toán.

3.1.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân.

Một là, vật liệu vải của công ty có rất nhiều loại, nhiều quy cách khác nhau khó có thể nhớ hết được nhưng công ty không lập sổ danh điểm nguyên vật liệu vải làm cho việc quản lý nguyên vật liệu gặp khó khăn.

Yêu cầu của việc hoàn thiện

Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu vải tại Công ty CP Bảo Hưng là công việc cần thiết Trong quá trình hoàn thiện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Hoàn thiện phải tuõn thủ đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành đồng thời phải xét đến xu hướng vận động trong tương lai Áp dụng đúng các chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam, áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán nguyờn vật liệu nhằm đảm bảo thống nhất trong công tác hạch toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lónh đạo của công ty Trong nền kinh tế thị trường ngày càng biến động, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO các chế độ, chớnh sách, văn bản pháp lý về kế toán ngày càng hoàn thiện đòi hỏi kế toán trong công ty không ngừng thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất nhằm đảm bảo cho công tác hạch toán phù hợp với hiện tại nhưng vẫn có khả năng thích ứng với tương lai.

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu phải trên cơ sở phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như đặc điểm quản lý của công ty Mỗi công ty có đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau nên công tác quản lý cũng khác nhau Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì công ty phải biết vận dụng chế độ kế toán cho phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty mình.

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả Vì bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều vì mục đích chi phí bỏ ra thấp nhất và lợi nhuận mang lại là cao nhất Trong công tác kế toán nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, nên việc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu phải đảm bảo tớnh khả thi và hiệu quả nhất.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty Cổ phần Bảo Hưng

Thứ nhất, lập sổ danh điểm nguyên vật liệu

Như đã nói, công ty sử dụng nhiều loại vải để sản xuất sản phẩm làm cho công tác thống kế và quản lý gặp khó khăn Cùng với việc mở sổ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu vải, công ty nên lập sổ “Danh điểm nguyên vật liệu” để cụ thể hoá các quy ước về mã số, tên gọi, quy cách từng loại nguyên vật liệu trong công ty Sổ được mở và ký hiệu cho từng loại nguyên vật liệu Lập sổ danh điểm nguyên vật liệu giúp cho công tác quản lý nguyên vật liệu được chặt chẽ, thống nhất, sự kiểm tra đối chiếu được dễ dàng và kế toán dễ phát hiện sai sót nhầm lẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dừi từng loại nguyên vật liệu.

Nguyên tắc lập sổ danh điểm nguyên vật liệu: Sổ danh điểm nguyờn vật liệu được xõy dựng trên cơ sở quy định số liệu các loại vật liệu, căn cứ vào từng loại nguyên vật liệu của công ty: 4 số đầu quy định loại vật liệu, 1 số tiếp theo quy định nhúm vật liệu, hai chữ số tiếp theo chỉ số thứ tự vật liệu. Để có thể lập được sổ danh điểm nguyờn vật liệu thì việc phõn chia nguyên vật liệu cần phải chi tiết hơn Phũng kế toán cần được trang bị máy tớnh và có phần mềm kế toán vì danh điểm nguyên vật liệu trong kế toán trên máy vi tớnh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Xõy dựng bộ mã nguyên vật liệu dựa vào:

- Nhúm nguyên vật liệu cho mỗi loại tương ứng

- Thứ tự nguyên vật liệu trong mỗi nhúm

Trước hết bộ mã nguyên vật liệu phải được xõy dựng trên cơ sở tài khoản cấp II

Trong mỗi loại vật liệu ta phõn thành các nhúm và lập mã số theo từng nhúm;

Ví dụ: Trong vật liệu chớnh ta chia thành các nhúm và đặt mã như sau

Nhúm vải sợi dệt thoi : 1521-1

Nhúm vải sợi dệt kim : 1521-2

Sau đó trong các nhúm ta lại tiếp tục đánh 1521-1-01, 1521-1-02 cho từng thứ vật liệu Ví dụ như

SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU

TK 1521: Nguyờn vật liệu chớnh

Nhóm Danh điểm Tên nhãn hiệu, quy cách Đơn vị tính

1521-1 1521-1-01 Vải sợi dệt thoi (60% Cotton và 40% Polyester) Mét

1521-1-02 Vải sơi dệt thoi (100% Cotton) Mét

1521-1-03 Vải sợi dệt thoi (92% Cotton và 8% Polyester) Mét

1521-2 1521-2-01 Vải sợi dệt kim (100% cotton) Mét

1521-2-02 Vải sợi dệt kim (90% Polyester và 10% Spandex) Mét

1521-2-03 Vải sợi dệt kim (82% Polyester và 18% Spandex) Mét

1521-2-04 Vải sợi dệt kim (100 % Polyester) Mét

Thứ hai, về hệ thống chứng từ Đẩy mạnh tốc độ luõn chuyển chứng từ, công ty cần từng bước nõng cao dẫn tới đồng đều hoá trình độ của các kế toán viên để giảm bớt những sai sót, nhầm lẫn trong việc phản ánh chứng từ vào các loại sổ Nhờ thế mà nguyên vật liệu của công ty được phản ánh đúng thời điểm phát sinh Đối với mọi chứng từ kế toán phát sinh cần thực hiện ngay tránh dồn vào làm một thời điểm Như thế sẽ hạn chế được những sai sót không đáng có mà lại đẩy nhanh được tốc độ luõn chuyển chứng từ.

Do chứng từ là tài liệu pháp lý để ghi sổ đồng thời là tài liệu lịch sử của công ty nên công việc thực hiện đầy đủ chứng từ khi phát sinh các nghiệp vụ là một bước quan trọng Sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạch toán, chứng từ được chuyển sang lưu trữ để đảm bảo an toàn, không bị mất mát.

Thứ ba, lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu vải

Nguyên vật liệu vải của công ty do để lõu dẫn đến ứ đọng, luõn chuyển chậm, bị hư hỏng, mất phẩm chất làm giảm giá trị của vật liệu vải Công ty cần tiến hành lập dự phũng giảm giá nguyên vật liệu nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế xảy ra do vật liệu bị giảm giá; đồng thời để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện của nguyên vật liệu của công ty khi lập BCTC cuối kỳ

Cuối kỳ kế toán năm, khi giá thuần có thể thực hiện được của nguyên vậtliệu nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu.

Mứcdự phòng cần Số lượng Đơn giá gốc Đơn giá thuần có trích lập cho = nguyên vật liệu ì nguyên vật liệu - thể thực hiện được nguyên vật liệu tại thời điểm lập

Cơ sở: Yêu cầu của nguyên tắc “Thận trọng” trong kế toán Giá trị tài sản trong BCTC không được phản ánh lớn hơn giá có thể bán được thuần hoặc giá trị lợi ích từ việc sử dụng chúng

Nguyên tắc lập dự phòng:

- Lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu phải tớnh cho từng thứ nguyên vật liệu.

- Mức dự phòng là chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc.

- Có chứng từ hợp lệ để chứng minh giá gốc của nguyên vật liệu.

- Công ty phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá nguyên vật liệu

Cuối niên độ kế toán căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu và khả năng giảm giá của từng loại nguyên vật liệu để xác định mức trích lập dự phong tính vào chi phí, kế toán ghi Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán và ghi Có TK 159: Giảm giá hàng tồn kho

Cuối niên độ kế toán năm sau, tiếp tục tớnh toán mức cần lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm tiếp theo Sau đó so sánh với số dự phòng đã lập cuối kỳ kế toán của năm trước.

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn so với số đã lập năm trước thì số chênh lệch lớn hơn phải trích lập bổ sung, kế toán ghi Nợ TK632: Giá vốn hàng bán và ghi Có TK 159: Giảm giá hàng tồn kho.

- Nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn so với số đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi Nợ TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho và ghi Có TK 632: Giá vốn hàng bán.

Thứ tư, thay thế phương pháp tớnh giỏ nguyên vật liệu xuất kho từ phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ sang phương pháp bình quân liên hoàn sau mỗi lần nhập

Với phương pháp này, đơn giá đơn vị bình quõn được tớnh như sau:

Giá trị thực tế NVL tồn + Giá trị thực tế NVL nhập Đơn giá bình quõn trước lần nhập n lần n liên hoànsau mỗi lần nhập Số lượng NVL tồn trước lần nhập n +Số lượng NVL nhập lần n

Phương pháp này khắc phục được các nhược điểm của phương pháp tớnh giá bình quõn cả kỳ dự trữ: phản ánh được biến động giá cả thị trường của mỗi loại danh điểm vật tư, cung cấp kịp thời về nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất cũng được tập hợp trong kỳ nhờ đó mà công việc kế toán cũng được dàn trải, không bị ứ đọng vào cuối tháng Đặc biệt khi có phần mềm kế toán hỗ trợ việc tớnh giá đơn vị bình quõn liên hoàn sau mỗi lần nhập đơn giản và chớnh xác hơn.

Ngày đăng: 04/09/2023, 09:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.5. Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu - Kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty cp bảo hưng
Sơ đồ 2.5. Trình tự hạch toán chi tiết nguyên vật liệu (Trang 39)
2 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song  3 Sơ đồ 1.3 - Kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty cp bảo hưng
2 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song 3 Sơ đồ 1.3 (Trang 62)
21 Biểu 2.12. Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ  22 Biểu 2.13. Nhật ký - Chứng từ số 7 - Kế toán nguyên vật liệu vải tại công ty cp bảo hưng
21 Biểu 2.12. Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ 22 Biểu 2.13. Nhật ký - Chứng từ số 7 (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w