1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ IN KỸ THUẬT SỐ

51 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ước tính công việc và chi phí sản xuất các sản phẩm tiêu biểu cho công ty thiết kế và in kỹ thuật số
Tác giả Nguyễn Thị Vân, Lê Thị Thuỳ Trang, Nguyễn Tình Xuân, Nguyễn Huỳnh Triệu Vy
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Mạnh Huy
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM
Chuyên ngành In Và Truyền Thông
Thể loại Đồ án Kinh tế & Tổ chức sản xuất in
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Thủ Đức
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 2,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (6)
  • 2. Mục tiêu đề tài (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • 5. Kết cấu tiểu luận (7)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN (8)
    • 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất (8)
      • 1.1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất (8)
      • 1.1.2. Ý nghĩa của chi phí sản xuất trong quản lý doanh nghiệp (10)
    • 1.2. Tổng quan về ước tính công việc và dự toán chi phí sản xuất (10)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục đích của ước tính công việc trong sản xuất (10)
      • 1.2.2. Khái niệm dự toán và mục tiêu của dự toán chi phí sản xuất (11)
      • 1.2.3. Các bước dự toán chi phí sản xuất (12)
    • 1.3. Khái quát về in kỹ thuật số (13)
      • 1.3.1. Đặc điểm của in kỹ thuật số (14)
      • 1.3.2. Quy trình in kỹ thuật số (14)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ IN KỸ THUẬT SỐ (16)
    • 2.1. Quy mô và cơ cấu tổ chức của công ty thiết kế và in kỹ thuật số (16)
      • 2.1.1. Quy mô công ty thiết kế và in kỹ thuật số (16)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty thiết kế và in kỹ thuật số (17)
    • 2.2. Các sản phẩm tiêu biểu (18)
      • 2.2.1. Sản phẩm in ấn quảng cáo: poster, panner, tờ rơi, tờ gấp (18)
      • 2.2.2. Sản phẩm in đồ họa: Tranh ảnh treo tường (19)
      • 2.2.3. Tài liệu ngắn: Brochure, catalog (20)
  • CHƯƠNG 3. ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO CÁC SẢN PHẨM CỤ THỂ (21)
    • 3.1. Sản phẩm Brochure (tờ gấp) (21)
      • 3.1.1. Phân tích sản phẩm (21)
        • 3.1.1.1. Thông tin sản phẩm (21)
        • 3.1.1.2. Vật liệu và thiết bị sử dụng (22)
        • 3.1.1.3. Xây dựng quy trình sản xuất (25)
      • 3.1.2. Ứớc tính công việc (26)
        • 3.1.2.1. Công đoạn thiết kế (26)
        • 3.1.2.2. Công đoạn in (26)
        • 3.1.2.3. Công đoạn thành phẩm (27)
        • 3.1.2.4. Đóng gói và vận chuyển (28)
      • 3.1.3. Dự toán chi phí sản xuất (29)
        • 3.1.3.1. Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp (29)
        • 3.1.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp (30)
        • 3.1.3.3. Chi phí sản xuất chung (31)
    • 3.2. Sản phẩm Catalog (33)
      • 3.2.1. Phân tích sản phẩm (33)
        • 3.2.1.1. Thông tin sản phẩm (33)
        • 3.2.1.2. Vật liệu và thiết bị sử dụng (34)
        • 3.2.1.3. Xây dựng quy trình sản xuất (38)
      • 3.2.2. Ước tính công việc (39)
        • 3.2.2.1. Công đoạn thiết kế (39)
        • 3.2.2.2. Công đoạn in (40)
        • 3.2.2.3. Công đoạn thành phẩm (41)
        • 3.2.2.4. Đóng gói và vận chuyển (43)
      • 3.2.3. Dự toán chi phí sản xuất (44)
        • 3.2.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (44)
        • 3.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp (45)
        • 3.2.3.3. Chi phí sản xuất chung (46)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (50)

Nội dung

Đối với các doanh nghiệp in Kỹ thuật số nói chung, để vừa theo kịp xu hướng công nghiệp hóa hiện đại vừa đem lại lợi nhuận cao, đòi hỏi phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình hợp lý, ước tính công việc và chi phí sản xuất hiệu quả cũng cần chú trọng trong việc quản lý doanh nghiệp. Công đoạn này rất quan trọng, vì quy trình sản xuất không có kế hoạch và dự toán trước chi phí cần sử dụng dễ dẫn đến trình trạng thiếu liên kết, trì trệ, tiến độ bị kéo dài và đặc biệt là hao hụt chi phí, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp, thua lỗ và mất uy tín của công ty đối với khách hàng.

Mục tiêu đề tài

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về ước tính công việc và chi phí sản xuất

- Xác định, phân tích một số sản phẩm tiêu biểu và quy mô của công ty thiết kế và in kỹ thuật số

- Vận dụng được lý thuyết đã học vào thực tế thông qua ước tính công việc và tính chi phí sản xuất cho các sản phẩm của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

- Phân tích tài liệu mang giá trị học thuật như: giáo trình, sách, báo liên quan tới lĩnh vực ước tính công việc và chi phí sản xuát… kết hợp với lý thuyết đã học ở môn Kinh tế tổ chức và sản xuất in, vận dụng giải quyết bài toán thực tế

- Thực hiện với hình thức làm việc nhóm đồng thời kết hợp với sự hướng dẫn của giảng viên để hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.

Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

- Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ IN KỸ THUẬT SỐ

- Chương 3: TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO CÁC SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CỤ THỂ

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tổng quan về chi phí sản xuất

1.1.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất

❖ Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí liên quan tới việc sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong quá trình sản xuất Toàn bộ các chi phí này được tính vào giá thành sản phẩm Chỉ những chi phí dùng để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất và là bộ phận quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí sản xuất gồm nhiều khoản mục khác nhau, thông thường gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

❖ Phân loại chi phí sản xuất

- Phân loại chi phí theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí

Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế của chi phí, các chi phí giống nhau được xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, gồm:

Chi phí nguyên vật liệu: Là trị giá nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế đã sử dụng phục vụ trực tiếp sản xuất

Chi phí tiền lương, tiền công: Là chi phí về tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động tham gia vào quá trình sản xuất

Chi phí các khoản trích theo lương: Là các khoản trích theo lương phải trả người lao động như: BHXH, BHYT, BHTN, …

Chi phí về công cụ, dụng cụ: Là giá trị công cụ dụng cụ mà quá trình sản xuất sử dụng và có tính phân bổ cho chi phí sản xuất trong kỳ

Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí về trị giá hao mòn của tài sản cố định sử dụng phục vụ trực tiếp cho sản xuất

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về dịch vụ phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất như: Vận chuyển, điện thoại, nước,

Các chi phí khác bằng tiền: Là những khoản chi phí trực tiếp khác ngoài những chi phí trên như: tiếp khách, hội nghị, thuế tài nguyên (nếu có)

4 - Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng chi phí và quản lý giá thành

Theo cách phân loại này thì những chi phí có công dụng như nhau sẽ được xếp vào một yếu tố, bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác được sử dụng trực tiếp sản xuất sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp: Là toàn bộ chi phí trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT, BHTN,… trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Chi phí sản xuất chung : Là những khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, tổ đội sản xuất bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất

- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

Chi phí biến đổi : Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm lại không đổi như chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu,

Chi phí cố định: Là những chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này lại thay đổi như chi phí thuê nhà xưởng, lương của ban quản lý

Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí gồm các yếu tố của chi phí cố định và chi phí biến đổi Trong một giới hạn nhất định nó là chi phí cố định nhưng vượt qua giới hạn đó nó trở thành chi phí biến đổi (như: CP điện thoại, fax, )

Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý chi phí sản xuất tại doanh nghiệp, là cơ sở thiết kế và xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, dùng để phân tích điểm hòa vốn và đưa ra các quyết định quan trọng trong kinh doanh

1.1.2 Ý nghĩa của chi phí sản xuất trong quản lý doanh nghiệp Đánh giá hiệu suất sản xuất: Chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất của quá trình sản xuất Bằng cách so sánh chi phí sản xuất với sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất được, doanh nghiệp có thể xác định xem họ có thực hiện sản phẩm sản xuất hiệu quả hay không

Quản lý chi phí: Chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp xác định các thành phần chi phí cụ thể trong quá trình sản xuất Điều này cho phép họ tập trung vào công việc quản lý và kiểm soát các tài khoản chi phí có thể để tối ưu hóa lợi nhuận Định giá sản phẩm: Chi phí sản xuất là một phần quan trọng trong việc định giá sản phẩm hoặc dịch vụ Doanh nghiệp cần tính toán chi phí sản xuất để đảm bảo rằng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ đủ để bảo phủ chi phí này và đạt được lợi nhuận mong muốn

Ra quyết định về nhà sản xuất: Thông tin về chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp quyết định về việc sản xuất thêm sản phẩm hoặc liên tục sản xuất các sản phẩm không hiệu quả từ góc độ tài chính Điều này giúp cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp

Quản lý tồn kho: Chi phí nhà sản xuất cũng liên quan đến công việc quản lý tồn kho

Tổng quan về ước tính công việc và dự toán chi phí sản xuất

1.2.1 Khái niệm và mục đích của ước tính công việc trong sản xuất

❖ Khái niệm về ước tính công việc Ước tính công việc là một yếu tố không thiếu trong quản lý doanh nghiệp hiện đại Đây là quá trình quan trọng của việc lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện một loạt công việc hoặc dự án Ý nghĩa của ước tính công việc trong doanh nghiệp là không thể đo lường được, vì nó có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành công việc của doanh nghiệp một cách hiệu quả và đáng tin cậy Ước tính công việc giúp doanh nghiệp xác định thời gian, nguồn lực và chi phí cần thiết để đạt được mục tiêu của họ Điều này không chỉ giúp họ thiết lập kế hoạch cho một kết quả hiệu quả tương lai mà vẫn đảm bảo quản lý vững chắc tài chính

❖ Mục đích của ước tính công việc trong sản xuất

Lập kế hoạch mục tiêu: Ước tính công việc cho phép doanh nghiệp xác định thời gian cần thiết để hoàn thành dự án hoặc công việc Điều này giúp họ thiết lập một phương pháp cụ thể, thiết lập trong mục tiêu và tiến trình làm việc

Kiểm soát nguồn lực: Bằng cách ước tính các yếu tố như nhân lực, vật liệu và máy móc cần thiết, doanh nghiệp có thể quản lý nguồn lực của họ một cách hiệu quả Điều này giúp họ tránh được tình trạng thiếu nguồn lực hoặc lãng phí tài sản

Quản lý rủi ro: Ước tính công việc cũng giúp xác định các rủi ro nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến dự án hoặc công việc Doanh nghiệp có thể phát triển giải pháp dự phòng để hỗ trợ những công thức mà người ta không mong muốn Đảm bảo lợi nhuận: Ước tính công việc là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá sản phẩm hoặc dịch vụ Điều chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể đặt ra một mức giá hợp lý để đảm bảo lợi nhuận

Tóm lại, ước tính công việc là một công cụ quản lý quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, đối thoại với công thức và duy trì sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp của ngày nay Nó đóng vai trò quyết định trong công việc chắc chắn rằng mọi công việc và dự án đều được thực hiện theo cách thành công và thu lợi nhuận

1.2.2 Khái niệm dự toán và mục tiêu của dự toán chi phí sản xuất

❖ Khái niệm về dự toán

Dự toán là những kế hoạch tài chính chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và được biểu diễn bằng một hệ thống chi tiêu dưới dạng số lượng và giá trị

Dự toán chi phí là dự tính chi phí sản xuất của một công việc hoặc thực hiện một kế hoạch sản xuất trước khi đưa vào sản xuất thực tế, dự đoán giá của một sản phẩm trước khi chúng được tạo ra

Việc dự toán lý tưởng sẽ giúp cho chi phí sản xuất thực tế thấp nhất nhưng sẽ không bao giờ đảm bảo rằng chi phí sản xuất thực tế sẽ bằng với chi phí lúc dự toán Tính

7 chính xác của việc dự toán sẽ phụ thuộc vào thông tin chi tiết dự toán, cơ sở tính toán và độ tin cậy của dữ liệu sử dụng

❖ Mục tiêu của dự toán chi phí sản xuất

Lập kế hoạch và quản lý tài chính chính: Chi phí sản xuất dự kiến giúp doanh nghiệp lập kế hoạch cho tài chính chính của họ trong tương lai Nó cho phép họ biết trước các tài khoản chi phí mà họ cần chuẩn bị để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ Định giá sản phẩm: Dự toán chi phí sản xuất cung cấp thông tin về chi phí sản xuất, giúp doanh nghiệp xác định giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho có lợi nhuận Điều đặc biệt quan trọng là đảm bảo rằng giá sản phẩm đủ để bao phủ tất cả các chi phí liên quan và mang lại lợi nhuận

Quản lý tồn kho: Dự toán chi phí sản xuất cũng liên quan đến công việc quản lý tồn kho Nó giúp doanh nghiệp ước tính phí tồn tại kho trong tương lai và đảm bảo rằng họ không đầu tư quá nhiều vào tồn kho, gây lãng phí tài sản

Ra quyết định về sản xuất: Dự toán chi phí sản xuất cung cấp thông tin cần thiết để quyết định việc sản xuất thêm sản phẩm hoặc ngừng sản xuất các sản phẩm không hiệu quả từ góc tài chính Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và tài nguyên Đối phó với biến đổi chi phí: Dự đoán cho phép doanh thu được kỳ vọng và lập kế hoạch cho biến chi phí trong tương lai Điều này giúp họ đối phó với những thay đổi mà họ không mong muốn và điều chỉnh chiến lược kinh doanh

1.2.3 Các bước dự toán chi phí sản xuất

Xác định mục tiêu dự toán: Xác định mục tiêu chính của dự toán, chẳng hạn như việc dự toán cho sản phẩm cụ thể, dự án, hoặc khoảng thời gian cụ thể

Thu thập thông tin và dữ liệu: Thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất, bao gồm các danh mục chi phí, dữ liệu về sản lượng sản phẩm, nguồn lực cần thiết (nhân lực, nguyên liệu, máy móc), và bất kỳ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chi phí sản xuất

Phân loại chi phí: Phân loại các chi phí thành các loại khác nhau, chẳng hạn như chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp Chi phí trực tiếp là các chi phí mà có thể được trực tiếp

8 gắn liền với sản phẩm hoặc dự án cụ thể, trong khi chi phí gián tiếp là các chi phí không dễ dàng gắn liền với một sản phẩm hoặc dự án cụ thể Ước tính chi phí trực tiếp: Ước tính chi phí trực tiếp bao gồm các chi phí như nguyên liệu, lao động trực tiếp, và các chi phí sản xuất trực tiếp khác Sử dụng dữ liệu từ các nguồn như hóa đơn, bảng lương, và thông tin về giá cả để xác định chi phí này

Dự toán lượng NVL sử dụng = Định mức tiêu hao NVL × Số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán

Dự toán chi phí NVL trực tiếp = Dự toán lượng NVL sử dụng × Đơn giá xuất NVL

Khái quát về in kỹ thuật số

In kỹ thuật số hay in Digital là phương pháp in 2D hiện đại trong một quy trình in khép kín, sử dụng để in các hình ảnh kỹ thuật số sắc nét với độ phân giải cao Sản phẩm sau quá trình in sẽ nhận được ngay lập tức với số lượng và chất lượng tốt In kỹ thuật

9 số thường được dùng trong kỹ thuật in ấn chuyên nghiệp đối với nhu cầu in nhanh, số lượng vừa và nhỏ

1.3.1 Đặc điểm của in kỹ thuật số Đặc điểm lớn nhất của in kỹ thuật số chính là in tốc độ nhanh, chính xác với độ phân giải cao Ngoài ra còn có các đặc điểm nổi bật khác như:

In màu chuyển sắc: Đây là một kỹ thuật in khó mà không phải phương pháp in nào cũng làm được In chuyển màu sẽ giúp cho hình ảnh sống động

In được đa dạng các kích thước: In kỹ thuật số có thể in được các hình ảnh có kích thước rất nhỏ cho đến hình ảnh có kích thước cực lớn mà không bị giới hạn, nó chỉ phụ thuộc vào thiết bị in mà bạn có

Khả năng biến đổi dữ liệu in: Thay đổi hình ảnh, ngôn ngữ, nội dung cho từng bản in, nếu gặp lỗi có thể thay đổi bản thiết kế và sẽ in được lại ngay lập tức

Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau như giấy, gỗ, gốm sứ, kim loại, nhựa, vải, nilon, mica,

Chi phí đầu tư cho phương pháp in kỹ thuật số là rất lớn, đây là nhược điểm khó khăn nhất đối với phương pháp này vì phải dành chi phí đầu tư máy móc, nếu như không tính toán kỹ chi phí cần bỏ ra sẽ khó lấy lại vốn và lợi nhuận

1.3.2 Quy trình in kỹ thuật số

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

Chuẩn bị vật liệu in (giấy, phim, decal…) sau đó đưa vào máy in Vật liệu phải đảm bảo đủ để in hết lượng thành phẩm tránh trường hợp đang in thì hết vật liệu in

Chuẩn bị file in có thể là file có sẵn hoặc file thiết kế, tiến hành nhập vào máy in kỹ thuật số Các file thiết kế phải ở dạng quy chuẩn tương thích với máy in, để máy có thể đọc được dữ liệu Cần kiểm tra file kỹ lưỡng xem đã đúng file yêu cầu hay chưa

Bước 3: Kiểm tra máy in

Kiểm tra máy móc trước khi in, đảm bảo các bộ phận in hoạt động tốt và không bị ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài

Bước 4: Tiến hành in tự động

Khi đã có file in, mực đã lắp, khởi động máy và thực hiện lệnh in, file sẽ được in tự động với số lượng và kích thước đã cài đặt trước

Bước 5: Gia công sau in

Cắt xén: Để đảm bảo đúng kích thước sản phẩm

Cán màng bóng: Sản phẩm in sẽ được cán màng polymer lên bề mặt tạo độ sáng bóng, màu sắc tươi sáng Ngoài ra còn giúp tránh được sự bám bụi lên sản phẩm

Cán màng mờ: Lớp màng mờ polymer sẽ được phủ lên trên bề mặt giấy in (catalogue, brochure, poster, tờ rơi,…) Đóng cuốn lò xo: Công đoạn gia công này dành cho những loại catalogue nhiều trang dày Đóng kim: Đây là kỹ thuật đóng cuốn thông dụng nhất, mang đến sự chắc chắn cho thành phẩm,…

Dán keo: Sử dụng loại keo chuyên dùng sẽ giúp cố định các trang catalogue thẳng và đem lại tính thẩm mỹ cao

Bước 6: Kiểm tra chất lượng, đóng gói giao hàng

Hình 1 Minh hoạ quy trình sản xuất

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THIẾT KẾ VÀ IN KỸ THUẬT SỐ

Quy mô và cơ cấu tổ chức của công ty thiết kế và in kỹ thuật số

2.1.1 Quy mô công ty thiết kế và in kỹ thuật số

Công ty kỹ thuật số quy mô lỡn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn kỹ thuật số công nghiệp với các sản phẩm như: Tờ rơi, poster, panner quảng cáo, catalog,…Cung cấp dịch vụ thiết kế, in số lượng lớn, thành phẩm và đóng gói giao hàng

Với kinh nghiệm, công nghệ và trang thiết bị hiện đại, hàng năm công ty cung cấp hàng ngàn sản phẩm in kỹ thuật số ra thị trường trong nước cũng như quốc tế

Quy mô nhà xưởng: Diện tích 700 𝑚 2 Đội ngũ nhân viên: Khoảng 150 người, chia thành 4 bộ phận: Phòng kinh doanh, phòng sản xuất, phòng tài chính và phòng nhân sự

Số lượng máy móc: 10 máy in, 14 máy móc và thiết bị thành phẩm, 15 máy tính, 4 máy đo màu

Bảng 1: Trang thiết bị sản xuất của công ty in kỹ thuật số

Công đoạn Thiết bị Số lượng Tổng

Máy cà gáy dán keo 1

2.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty thiết kế và in kỹ thuật số

Công ty in kỹ thuật số hiện nay chủ yếu tổ chức cơ cấu theo các chức năng như:

Sản xuất, quản lý chất lượng, quản lý tài chính, marketing và bán hàng, quản lý dự án, phát triển sản phẩm, nghiên cứu và phát triển công nghệ, quản lý nhân sự và các hoạt động hỗ trợ khác Các chức năng này được sắp xếp sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty và đáp ứng nhu cầu của khách hàng Trong một số trường hợp, công ty còn tổ chức cơ cấu theo các đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ để tập trung vào các sản phẩm cụ thể hoặc nhóm sản phẩm

Sơ đồ cơ cấu tổ chức:

Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty thiết kế và in KTS

Bảng 2: Phân chia nhân sự cho từng công đoạn

Công đoạn Nhân sự Số lượng

Nhân viên thiết kế, xử lý file 13

Nhân viên đứng máy in 20

Nhân viên kiểm soát chất lượng 4

Bộ phận quản lý chất lượng

Nhân viên kỹ thuật giám sát

Nhân viên vận hành máy

Bộ phận gia công thành phẩm

Bộ phận quản lý nhân viên

13 đứng máy Máy cấn bế 6

Máy cà gáy dán keo 2

Nhân viên kiểm soát chất lượng 4 Đóng gói và giao hàng

Các sản phẩm tiêu biểu

Poster là một hoặc một tập hợp những hình ảnh có kích thước lớn, được tạo ra nhằm mang thông điệp Marketing cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp Rất nhiều công ty đã sử dụng loại hình quảng cáo này bởi chúng giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện thương hiệu, tiếp nhận sản phẩm một cách thụ động thay vì bán hàng trực tiếp

Hình 3: Một số mẫu poster trong in kỹ thuật số

Tờ rơi là một trong những ấn phẩm được sử dụng nhiều nhất hiện nay Ấn phẩm này được thiết kế và in ấn bằng phương pháp kỹ thuật số nhằm đưa những thông tin mới về sản phẩm, dịch vụ hoặc một sự kiện, chương trình khuyến mãi, khai trương của doanh nghiệp đến với khách hàng

Hình 4: Một số mẫu tờ rơi trong in KTS

Banner (bảng quảng cáo) là một ấn phẩm có sức hút cao với đông đảo khách hàng

Banner thường chú trọng rất nhiều vào thông điệp mặc dù không sử dụng quá nhiều thông tin, chính vì vậy, banner thường có kích thước rất lớn và chứa keyword, phông chữ to, hạn chế hình ảnh

Hình 5: Một số mẫu panner trong in KTS

2.2.2 Sản phẩm in đồ họa: Tranh ảnh treo tường

Với công nghệ in kỹ thuật số hiện đại của công ty, in tranh, in tranh kỹ thuật số, in tranh khổ lớn, in ảnh hiện nay được nhiều khách hàng tin tưởng đặt in để treo tường, từ màu mực in, khổ in cho cảm nhận như một bức tranh sơn dầu, trong khi giá thành in ấn rẻ hơn rất nhiều lần so với tranh vẽ thủ công

Chất liệu sử dụng in tranh kỹ thuật số, in tranh khổ lớn, chanh treo tường chủ yếu là vải canvas và vải silk, chất liệu bền, giữ được màu sắc trong thời gian dài

Hình 6: Một số mẫu tranh in KTS

2.2.3 Tài liệu ngắn: Brochure, catalog Catalog đây là một ấn phẩm được in ấn với mục đích quảng bá, trình bày các sản phẩm, dịch vụ của một công ty hay doanh nghiệp Thêm vào đó, các máy in kỹ thuật số của công ty còn có thể kết nối với các thiết bị sau in khác như: gấp, đóng cuốn, vào bìa, đóng kim, v.v, thành dây chuyền sản xuất khép kín để cho ra sản phẩm cuối cùng hoàn chỉnh với chất lượng cao và thời gian sản xuất ngắn nhất

Hình 7: Một số mẫu catalog trong in KTS

Brochure (hay còn được gọi là tờ gấp quảng cáo) là ấn phẩm quảng cáo được in ra duới dạng gấp hoặc có vài trang như một cuốn sách mỏng, nhằm cung cấp, giới thiệu chi tiết về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện của công ty, doanh nghiệp Qua Brochure, khách hàng có thể thu thập và đánh giá thông tin hiệu quả để đưa ra lựa chọn đúng đắn trong vấn đề tiêu dùng

Hình 8: Một số mẫu brochure trong in KTS

ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHO CÁC SẢN PHẨM CỤ THỂ

Sản phẩm Brochure (tờ gấp)

Hình 9: Sản phẩm brochure Honey Homestay

Bảng 3: Thông tin sản phẩm

Thông số kỹ thuật, đơn vị Brochure

Loại brochure Tri-fold Brochure (Brochure gấp ba): được in trên cả 2 mặt giấy, nội dung được chia thành 6 mặt

Kích thước khổ trải, mm 297 x 210

Số màu in, màu 4 màu C, M, Y, K

Gia công sau in - Cán màng bóng 2 mặt

Hình 10 Mô tả kiểu gấp và kích thước khổ trải brochure 3.1.1.2 Vật liệu và thiết bị sử dụng

❖ Vật liệu Bảng 4 Thông số vật liệu sử dụng

Thông số kỹ thuật, đơn vị Brochure

Loại giấy Couche Định lượng, g/𝑚 2 120 Độ dày giấy, mm 0.12

Mực Mực chính hãng của máy in

Số hiệu mực: TN627 (cung cấp bởi dịch vụ Click Charge)

Loại màng Màng bóng nhiệt loại 1 Độ dày màng, 𝜇 12 Độ dày lớp keo, 𝜇 5 Định lượng, g/𝑚 2 66

Hình 11: Máy in kỹ thuật số máy in Ricoh Pro C7200s

18 Bảng 5: Thông số kỹ thuật máy in kỹ thuật số Ricoh Pro C7200s

Thông số kỹ thuật, đơn vị Máy in Ricoh Pro C7200s

Khổ in tối đa, mm 323 x 480

Tốc độ in, trang/phút 85 Độ phân giải in, dpi 2400 x 4800 Định lượng giấy, g/𝑚 2 52 - 360

Link: RICOH_Pro_C7200_C7200s_C7200sl_Brochure.pdf

Hình 12: Máy gấp giấy tự động MPE-130LF Bảng 6: Thông số kỹ thuật máy gấp giấy tự động MPE-130LF

Thông số kỹ thuật, đơn vị MPE – 130LF

Khay gấp 4 Tấm gấp song song/ 2 tấm gấp chéo

Khổ giấy lớn nhất, mm 380 × 450

Khổ giấy nhỏ nhất, mm 65 × 90

Kích thước thành phẩm tối đa, mm 380 x 225 Kích thước thành phẩm tối thiểu, mm 65 x 45

Tốc độ con lăn, m/phút 130 Định lượng giấy, g/𝑚 2 50 - 240 http://www.mistrypackaging.com/high-speed-leaflet-folding-machine.html

Hình 13: Máy cán màng nhiệt Autobond 53 SD – T

Bảng 7: Thông số kỹ thuật máy cán màng nhiệt Autobond 53 SD – T

Thông số kỹ thuật, đơn vị Autobond 53 SD - T

Kích thước tối đa, mm 530 x 740

Kích thước ối thiểu, mm 320 x 225

Nhiệt độ, °∁ 60 - 130 Định lượng giấy, g/𝑚 2 100 - 650 https://www.autobondlaminating.com/mini-53-sd-t/

3.1.1.3 Xây dựng quy trình sản xuất

Công việc Thiết bị Số lượng thiết bị

Thiết kế đồ họa: Thiết kế theo yêu cầu của khách hàng, sử dụng phần mềm Ai, PS, Corel, …

Dàn trang: Bố trí thứ tự các mặt chính xác, số con trên tờ in,

Sau đó sẽ lưu file dưới dạng file

Xử lý file: Chỉnh sửa file phù hợp với điều kiện in C 1 giờ

Công việc Thiết bị Số lượng thiết bị

Chuẩn bị máy in: Chuẩn bị giấy in, kiểm tra đầu phun, kiểm tra tổng thể máy in Máy in

In thử 10 -15 tờ kiểm tra tính ổn định của máy in F 0,5 giờ

In sản lượng, với tốc độ máy in là: 85 trang/phút G 3,92 giờ

Kiểm tra tờ in: màu sắc hình ảnh và nội dung hai mặt - - 2 H 0,5 giờ

(*) Tốc độ in 85 trang/ 1 phút → 10 000 trang in trong: 10.000

85 = 117,6 phút =1,96h Brochure in 2 mặt: 1,96 ×2 = 3,92 giờ

Công việc Thiết bị Số lượng thiết bị

Cán màng bóng: Chuẩn bị cuộn màng, đưa chiều 297 vào Tốc độ cán 45 m/phút

Máy cán màng nhiệt Autobond 53

Gấp: Sau khi cán màng, đưa tờ in vô máy gấp theo chiều 210, máy chạy với tốc độ 130 m/phút

Máy gấp giấy tự động MPE-130LF

Kiểm tra thành phẩm: Sau khi thành phẩm tiến hành kiểm tra sản phẩm đã được cán màng hết hai mặt hay chưa, kiểm tra vị trí gấp và cấu hình sau khi gấp

(**) Tốc độ cán màng 45 m/ phút

− Đưa chiều 297 vào máy → 10 000 tờ in cần dùng 2100 m màng (1 mặt)

− Đưa chiều 210 vào máy → 10 000 tờ in → 2970 m

3.1.2.4 Đóng gói và vận chuyển

Công việc Thiết bị Số lượng thiết bị

Thời gian thực hiện Đóng gói và vận chuyển:

- Kiểm tra số lượng: 10 000 cái brochure

- Xếp vào thùng/ Bốc xếp lên xe - Vận chuyển

❖ Phân bố thời gian sản xuất brochure Honey Homestay

❖ Sơ đồ Gantt cho brochure Honey Homestay:

 Tổng thời gian làm việc ước tính là: 16.4 giờ

3.1.3 Dự toán chi phí sản xuất

3.1.3.1 Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp

❖ Giá trang in Click charge

− Máy in Ricoh: 1287𝑐𝑚 2 tính 1 click 440 đồng

− In cho số lượng 10 000 Brochure, in 2 mặt là:

− Bù hao 200 lượt in , tương đương: 124.740 𝑐𝑚 2

− Tổng diện tích cần in: 12.474.000 + 124.740 = 12.598.740 𝑐𝑚 2

− Loại giấy sử dụng: Giấy Couche 120, khổ A4 297 × 210 𝑚𝑚

− Gía thành : 130.000 đồng/ sấp 500 tờ

− Bù hao giấy cho các công đoạn:

Bảng 8: Bảng thống kê bù hao giấy cho các công đoạn

Số tờ chưa bù hao In Cán màng Gấp Tổng

10.000 tờ 100 tờ 50 tờ 50 tờ 10.200 tờ

− Vậy tổng lượng giấy cần dùng: 10.200 tờ (bù hao 200 tờ) ≈ 20,4 𝑠ấ𝑝 𝑔𝑖ấ𝑦

 Chi phí giấy in: 20,4 × 130.000 = 2.652.000 đồ𝑛𝑔

− Loại màng sử dụng: Màng bóng loại 1, kích thước 0.3 × 200 𝑚

− Cán màng 10.000 brochure 2 mặt cần:

− Vậy tổng số màng cần dùng: 4200 + 10,5= 4210,5 m ≈ 21,05 cuộn màng

Bảng 9: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

STT Nguyên vật liệu Số lượng Chi phí (đồng)

3.1.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 10: Tính theo: Tổng lương công nhân / giờ làm việc theo từng công đoạn

Tổng thời gian làm việc cho từng công đoạn

Chi phí 1 giờ làm việc

Số lượng nhân công thực hiện công việc (người)

Tổng chi phí lương cho từng công việc

Tổng chi phí nhân công trực tiếp 817.200

3.1.3.3 Chi phí sản xuất chung

❖ Chi phí lao động gián tiếp Bảng 11: Chi phí lao động gián tiếp

Tổng thời gian làm việc

Chi phí 1 giờ làm việc

Tổng chi phí lương (đồng) Đóng gói và vận chuyển 1.5 30.000 4 180.000

❖ Chi phí điện Ngày 04/5/2023, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 1062/QĐ-BCT quy định về giá bán điện Theo đó, giá bán lẻ điện cho kinh doanh từ ngày 04/5/2023 được quy định cụ thể như sau:

Cấp điện áp từ 22 kV trở lên:

− Giờ bình thường có giá là 2.516 đồng/kWh

− Giờ thấp điểm có giá là 1.402 đồng/kWh

− Giờ cao điểm 4.378 đồng/kWh

Vậy ta sẽ tính theo giờ bình thường để tính chi phí tiền điện trung bình Bảng 12: Chi phí điện năng trong sản xuất brochure

Thiết bị Số lượng thiết bị

Công suất điện (KW) Điện năng tiêu thụ

Chi phí điện năng (Đồng)

❖ Chi phí khấu hao tài sản cố định

Bảng 13: Tính khấu hao cho thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất brochure

Thiết bị Giá trị máy

Mức khấu hao hàng năm (đồng)

Mức khấu hao trung bình hàng giờ (đồng)

Số giờ hoạt động (giờ)

Chi phí khấu hao (đồng)

Bảng 14: Tổng chi phí sản xuất brochure

STT Loại chi phí Chi phí (đồng)

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10.011.850

2 Chi phí nhân công trực tiếp 817.200

3 Chi phí sản xuất chung 668.759

Sản phẩm Catalog

Hình 14: Sản phẩm Catalog Shanta Travel

Bảng 15: Thông tin sản phẩm

Thông số kỹ thuật, đơn vị

Kiểu thành phẩm Đóng kim

Gia công sau in Cán màng mờ (2 trang bìa_mặt trước), cắt

Gấp, bắt cuốn, đóng kim, xén 3 mặt

3.2.1.2 Vật liệu và thiết bị sử dụng

❖ Vật liệu Bảng 16: Thông số vật liệu sử dụng cho in Cataloge

Thông số kỹ thuật, đơn vị Catalog Shanta Travel

Loại giấy Couche Định lượng, g/𝑚 2 Bìa 300

Ruột 150 Độ dày giấy, mm Bìa 0.28

Mực Mực hóa học PXP-EQ (Cung cấp bởi dịch vụ Click Charge)

Loại màng Màng mờ BOPP Độ dày, micron 16 Độ dày lớp keo, micron 4

Nhiệt độ cán thích hợp, °C 100 - 130

Hình 15: Máy in Konica Minolta AccurioPress C12000

Bảng 17: Thông số kỹ thuật máy in Konica Minolta AccurioPress C12000

Thông số kỹ thuật, đơn vị Konica C12000

Khổ giấy lớn nhất, mm 330,2 × 487,7

Khổ giấy nhỏ nhất, mm 100 × 139,7

Khổ in lớn nhất, mm 323 x 480 Độ dày vật liệu, mm 0,03 – 1,00

Nhíp, mm Trên/ dưới: 4 ; Trái/ phải: 3

Tốc độ in, trang/phút 120 Độ phân giải, dpi 3.600 × 2.400 Định lượng giấy, g/𝑚 2 52-450 https://bt.konicaminolta.in/wpcontent/themes/Swaransoft/assets/images/products/Pro duction-Colour-Printers/Accurio-C14000-C12000/Brochure_c14000_c12000.pdf

Hình 16: Máy cán màng nhiệt tự động Autobond Mini 76 TH Bảng 18: Thông số kỹ thuật Máy cán màng nhiệt tự động Autobond Mini 76 TH

Thông số kỹ thuật, đơn vị Autobond Mini 76 TH

Khổ cán tối đa, mm 760 x 1060

Khổ cán tối thiểu, mm 320 x 225 Định lượng giấy tối thiểu, g/m² 115 Định lượng giấy tối đa, g/m² 650

Link: Autobond Mini 76 TH Thermal Laminating machine (lidograf.pl)

Hình 17: Máy cắt High-Speed Cutter N 155 PLUS

Bảng 19: Thông số kỹ thuật Máy cắt High-Speed Cutter N 155 PLUS

Thông số kỹ thuật, đơn vị High-Speed Cutter N 155 PLUS

Chiều rộng vùng cắt, mm 1550

Chiều cao chồng cắt tối đa, mm 165 Độ sâu tối đa bàn răng lược, mm 1550

Link: 07_polar_high_speed_cutter_155_producsheet.pdf (heidelberg.com)

Hình 18: Máy gấp tự động MORGANA DigiFold Pro

Bảng 20 Thông số kỹ thuật máy gấp tự động MORGANA DigiFold Pro

Thông số kỹ thuật, đơn vị MORGANA DigiFold Pro

Kích thước giấy tối đa, mm 700 x 385

Kích thước giấy tối thiểu, mm 210 x 140 Độ dày giấy tối đa, mm 0.4

Tốc độ gấp 1 tờ A4 làm đôi, tờ/giờ 6000

Link: DigiFold-Pro_EN_Break (neosysvietloi.com.vn)

− Máy bắt cuốn, đóng ghim

Hình 19: Máy bắt cuốn, đóng ghim Heidelberg Stitchmaster ST100

Bảng 21 Thông số kỹ thuật máy bắt cuốn, đóng ghim Heidelberg Stitchmaster ST100

Thông số kỹ thuật, đơn vị Heidelberg Stitchmaster ST100

Kích thước chưa xén tối đa, mm 311 x 355

Kích thước chưa xén tối thiểu, mm 92 x 128

Kích thước đã xén tối đa, mm 305 x 349

Kích thước đã xén tối thiểu, mm 89 x 120

Link: pb_stitchmaster_st_100_cont_en_02.indd (grafiko.ru)

Hình 20: Máy xén 3 mặt ACCUTRIM Three-Knife Trimmer HD 1680 Bảng 22 Thông số kỹ thuật máy xén 3 mặt ACCUTRIM Three-Knife Trimmer HD 1680

Thông số kỹ thuật, đơn vị ACCUTRIM Three-Knife Trimmer

Kích thước cắt tối đa, mm 300 x 420

Kích thước cắt tối thiểu, mm 80 x 80 Độ cao chồng cắt tối đa, mm 88 Độ cao chồng cắt tối thiểu, mm 5

Link: cp-three-knife-trimmer-accutrim-hd-1680.pdf (papercutters.com)

3.2.1.3 Xây dựng quy trình sản xuất

Công việc Thiết bị Số lượng thiết bị

Thiết kế đồ họa: Theo yêu cầu khách hàng, dùng các phần mềm chuyên dụng (Photoshop, Corel Draw, Illustrator)

Dàn trang: Trên phần mềm Indesign Sau đó sẽ lưu file dưới dạng file PDF

Xử lý file: Chỉnh sửa file phù hợp với điều kiện in

Bình trang: Bình trang trên phần mềm Quite Imposition

Bình Booklet theo kiểu “Perfect bound ” bình bìa và ruột trên khổ giấy 320 x 428 (mm) (*)

(*) Bìa bình A-B trên khổ giấy 320 x 428 (mm)

− Được 2 tay 4 trang trên 1 tờ in (tức 1 tờ in được 2 bìa)

− 5.000 cuốn → 5.000 bìa → 2.500 tờ in bìa

Ruột bình tự trở A-A trên khổ giấy 320 x 428 (mm)

− Bình được 2 tay sách 4 trang trên 1 tờ in

− Catalog 12 trang ruột → có 3 tay 4 trang

− Với số lượng 5.000 cuốn, cần:

+ 2.500 tờ in cho tay 1 + 2.500 tờ in cho tay 2 + 2.500 tờ in cho tay 3

 Tổng số tờ in ruột:

Công việc thực hiện Thiết bị Số lượng thiết bị

Chuẩn bị máy in: Chuẩn bị giấy in Kiểm tra đầu phun, kiểm tra tổng thể máy in Máy in

KTS Konica Minolta AccurioP ress C12000

In thử 10 -15 tờ kiểm tra tính ổn định của máy in F 0,5 giờ

In sản lượng, với tốc độ máy in là: 120 trang/phút

Kiểm tra tờ in: Kiểm tra màu sắc, hiệu quả hình ảnh và nội dung hai mặt của catalog

(**) Bìa: Cần in 2.500 tờ in

− Tốc độ in 120 trang / phút

 Thời gian in 2 mặt cho 2.500 tờ in: 2500

Ruột: Cần in 7.500 tờ in

− Tốc độ in 120 trang/ phút

 Thời gian in 2 mặt cho 7.500 tờ in: 7500

Vậy tổng thời gian in bìa và ruột là: 2,78 giờ

Công việc Thiết bị Số lượng thiết bị

Cán màng mờ: Cán màng mờ cho 2 mặt trước của tờ in bìa kích thước 428 x 320 mm, tốc độ máy: 60 m/phút

Máy cán màng nhiệt tự động Autobond

Cắt: Cắt đôi tờ in bìa và ruột thành các tay sách kích thước:

Gấp: máy chạy với tốc độ: 6000 tờ/giờ

Bắt cuốn, đóng ghim: Đưa tờ in đã gấp vào máy bắt thành cuốn sau đó bấm ghim tự động trên cùng thiết bị

Xén 3 mặt: Xén đầu, đuôi và bụng thành khổ thành phẩm 148 x 210 mm

Kiểm tra thành phẩm: Kiểm tra toàn bộ kích thước tờ in, vị trí cán màng sau khi thành phẩm

(***) Tốc độ cán màng 60 m/ phút

− Với 5000 cuốn cần cán 2500 tờ in bìa kích thước 428 x 320 mm

− Đưa chiều 428 vào máy → 2500 tờ in cần 800m màng

(****) Tốc độ gấp 6000 tờ/giờ

− Tờ in bìa và ruột sau khi cắt đôi thành các tay sách kích thước 320 x 214 mm

− Tổng số tay sách cần gấp: (2.500 × 2) + (7.500 × 2) = 20.000 𝑡𝑎𝑦

 Thời gian gấp tay sách: 20 000

3.2.2.4 Đóng gói và vận chuyển

Công việc Thiết bị Số lượng thiết bị

Thời gian thực hiện Đóng gói và vận chuyển:

- Kiểm tra số lượng trước khi đóng gói: 5 000 cuốn catalog

- Xếp vào thùng - Bốc xếp lên xe - Vận chuyển

❖ Phân bố thời gian sản xuất Catalog Shanta Travel:

❖ Sơ đồ Gantt cho Catalog Shanta Travel:

 Tổng thời gian làm việc ước tính là: 28.83 giờ

3.2.3 Dự toán chi phí sản xuất

3.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

❖ Giá trang in Click charge

− Máy in Konica Minolta: 1089 𝑐𝑚 2 tính 1 click 450 đồng

− In cho số lượng 5.000 Catalog ≈ 10.000 𝑡ờ 𝑖𝑛 𝑘í𝑐ℎ 𝑡ℎướ𝑐 428 × 320 𝑚𝑚 , in 2 mặt là:

− Bù hao 200 lượt in , tương đương: 273.920 𝑐𝑚 2

− Tổng diện tích cần in: 27.392.000 + 273.920 = 27.665.920 𝑐𝑚 2

− Loại giấy sử dụng: Giấy Couche 300 và 150, khổ 320 x 428 mm

− Giá thành : 948.000 đồng/ sấp 500 tờ cho giấy C300 474.000 đồng/ sấp 500 tờ cho giấy C150

− Bù hao giấy cho các công đoạn:

Bảng 23: thống kê bù hao giấy cho các công đoạn

Số tờ chưa bù hao

In Cán màng Gấp C ắt Tổng

2.500 tờ bìa 25 tờ 12,5 tờ 12,5 tờ 12,5 tờ 2.562,5 tờ

7.500 tờ ruột 75 tờ - 37,5 tờ 37,5 tờ 7.650 tờ

Vậy tổng lượng giấy cần dùng:

+ Cho in bìa: 2.562,5 tờ ( bù hao 62,5 tờ) ≈ 5,125 sấp giấy

 Chi phí giấy in bìa: 5,125 × 948.000 đồng = 4.858.500 đồ𝑛𝑔 + Cho in ruột: 7.650 tờ ( bù hao 150 tờ) ≈ 15,3 sấp giấy

 Chi phí giấy in ruột: 15,3 × 474.000 đồng = 7.252.200 đồ𝑛𝑔

− Loại màng sử dụng: Màng mờ BOPP, kích thước 0,43 x 200m

− Cán màng 2.500 tờ bìa 1 mặt cần: 1.070 m màng

− Vậy tổng số màng cần dùng: 1.070 + 5,35= 1.075,35 m ≈ 5,4 cuộn màng

 Chi phí màng: 5,4 x 185.000 đồng = 999.000 đồng Bảng 24: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

STT Nguyên vật liệu Số lượng Chi phí (đồng)

2 Giấy in bìa 5,125 sấp giấy 500 tờ 4.858.500

3 Giấy in ruột 15,3 sấp giấy 500 tờ 7.252.200

3.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Bảng 25: Tính theo: Tổng lương công nhân / giờ làm việc theo từng công đoạn

Tổng thời gian làm việc cho từng công đoạn

Chi phí 1 giờ làm việc

Số lượng nhân công thực hiện công việc (người)

Tổng chi phí lương cho từng công việc (đồng)

Tổng thời gian làm việc cho từng công đoạn

Chi phí 1 giờ làm việc

Số lượng nhân công thực hiện công việc (người)

Tổng chi phí lương cho từng công việc (đồng)

Tổng chi phí nhân công trực tiếp 1.542.000

3.2.3.3 Chi phí sản xuất chung

❖ Chi phí lao động gián tiếp

Bảng 26: Chi phí lao động gián tiếp

Tổng thời gian làm việc

Chi phí 1 giờ làm việc

Tổng chi phí lương (đồng) Đóng gói và vận chuyển 1.5 30.000 4 180.000

Thiết bị Số lượng thiết bị

Công suất điện (KW) Điện năng tiêu thụ

Chi phí điện năng (Đồng)

Máy bắt cuốn, đóng ghim 1 1 12 12 30.192

❖ Chi phí khấu hao tài sản cố định

Bảng 28: Tính khấu hao cho thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất Cataloge

Thiết bị Giá trị máy

Mức khấu hao hàng năm (đồng)

Mức khấu hao trung bình hàng giờ (đồng)

Số giờ hoạt động (giờ)

Máy bắt cuốn đóng ghim

Bảng 29: Tổng chi phí sản xuất Cataloge

STT Loại chi phí Chi phí (đồng)

1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 24.541.950

2 Chi phí nhân công trực tiếp 1.542.000

3 Chi phí sản xuất chung 619.117

PHẦN KẾT LUẬN Đối với các doanh nghiệp nói chung, ước tính công việc và dự tính chi phí sản xuất là công đoạn quan trọng khi bắt tay vào xây dựng một dự án, việc này không chỉ thể hiện được ý thức kinh doanh, thúc đẩy hiệu quả công việc, tận dụng nguồn nhân lực mà còn định hình được chiến lược khi mua hàng, biết được chi phí cần cho một dự án sẽ dễ dàng ước lượng được số phí cần khi thu mua nguyên vật liệu đầu vào, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khá nhiều thời gian và tiền bạc Đối với công ty in kỹ thuật số nói riêng, việc dự tính được công việc và chi phí để sản xuất một mặt hàng sản phẩm sẽ giúp thoả mãn được kỳ vọng của khách hàng khi đặt hàng tại đây, họ sẽ biết được với sản phẩm và số lượng in mình đưa ra thì công ty sẽ dự tính hoàn thành trong bao lâu và tốn khoảng bao nhiêu tiền, điều này tạo nên sự uy tín và sự chuyên nghiệp khi làm việc của công ty Ngoài ra, để in sản phẩm với số lượng lớn như 5.000 hay thậm chí 10.000, sẽ mất khá nhiều thời gian và tiền bạc mua nguyên vật liệu, chưa kể đến những sai sót trong quá trình sản xuất, càng cho thấy tầm quan trọng của việc dự tính công việc và chi phí; việc này sẽ giúp công ty nắm được tình hình sản xuất, sử dụng tối đa nguồn lực, thiết bị máy móc, và đặc biệt là có thể ước lượng được với sản lượng in này thì cần khoảng bao nhiêu nguyên vật liệu, bao nhiêu nhân công, thời gian thực hiện bao lâu và nguồn chi phí bỏ ra, dễ dàng theo dõi được lợi nhuận

Thông qua việc thực hiện đề tài: “Ước tính công việc và chi phí sản xuất các sản phẩm tiêu biểu cho một công ty thiết kế và in kỹ thuật số quy mô lớn”, nhóm chúng em đã hiểu được tầm quan trọng vì sao các doanh nghiệp và công ty nên ước tính được công việc cần làm trước khi xây dựng một dự án cụ thể, không chỉ vậy, nhờ vào kiến thức đã học ở môn Kinh tế tổ chức và sản xuất in, nhóm đã có thể áp dụng lý thuyết trên lớp đưa vào giải quyết vấn đề thực tiễn, mặc dù còn nhiều thiếu sót cũng như chưa có trải nghiệm thực tế nhưng nhóm cũng đã biết được cách phân bổ thời gian công việc, phân bổ nhân công, máy móc sao cho hợp lý và tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm cụ thể như: Brochure và catalog,… Để hoàn thiện được đề tài này, chúng em đã nhận được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Mạnh Huy, thầy đã luôn tận tình và dành thời gian hỗ trợ ngay khi nhóm gặp khó khăn trong lúc làm bài Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy!

Ngày đăng: 13/07/2024, 16:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. “In kỹ thuật số là gì? Ưu nhược điểm và quy trình của in kỹ thuật số”, 17/05/2021, địa chỉ:https://printgo.vn/in-ky-thuat-so-la-gi-uu-nhuoc-diem-va-ung-dung-cua-in-ky-thuat-so-v2534 [Truy cập 19/9/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: In kỹ thuật số là gì? Ưu nhược điểm và quy trình của in kỹ thuật số
[2]. “In kỹ thuật số là gì? Đặc điểm và quy trình in kỹ thuật số”, địa chỉ: https://azoka.vn/in-ky-thuat-so-la-gi-dac-diem-va-quy-trinh-in-ky-thuat-so.html [Truy cập 19/9/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: In kỹ thuật số là gì? Đặc điểm và quy trình in kỹ thuật số
[3]. “Quy trình và các phương pháp in ấn trong in kỹ thuật số ”, địa chỉ: https://inthienhang.com/quy-trinh-va-cac-phuong-phap-in-an-ky-thuat-so/ [Truy cập 19/9/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình và các phương pháp in ấn trong in kỹ thuật số
[4]. “Phân biệt các ấn phẩm truyền thông: poster – banner – standee – backdrop”, 28/04/2022, địa chỉ:https://inkhaichan.com/2022/04/28/phan-biet-cac-an-pham-truyen-thong-poster-banner-standee-backdrop-2/ [Truy cập 19/9/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân biệt các ấn phẩm truyền thông: poster – banner – standee – backdrop
[5]. “Cách Marketing trên ấn phẩm in hiệu quả”, Thế giới in ấn, địa chỉ: https://thegioiinan.com/faq/292/cach-marketing-tren-an-pham-in-hieu-qua.html [Truy cập 19/9/2023] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách Marketing trên ấn phẩm in hiệu quả”, "Thế giới in ấn
[1]. Trường Đại học Lao động Xã hội (2008), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Lao động xã hội, Hà Nội [Truy cập: 26/9/2023] Khác
[2]. PGS.TS. Ngô Thế Chi; TS. Trương Thị Thuỷ (2011), Kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội [Truy cập: 26/9/2023] Khác
[3]. Giáo trình Quản trị sản xuất và chất lượng, Nhà xuất bản đại học quốc gia TP HCM, 2016 [Truy cập: 28/9/2023] Khác
[4]. Nguyễn Mạnh Huy, Giáo trình kinh tế tổ chức và sản xuất in [Truy cập: 29/08/2023]. ❖ Web Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Minh hoạ quy trình sản xuất - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 1. Minh hoạ quy trình sản xuất (Trang 15)
Bảng 1: Trang thiết bị sản xuất của công ty in kỹ thuật số - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 1 Trang thiết bị sản xuất của công ty in kỹ thuật số (Trang 16)
Sơ đồ cơ cấu tổ chức: - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức: (Trang 17)
Bảng 2: Phân chia nhân sự cho từng công đoạn - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 2 Phân chia nhân sự cho từng công đoạn (Trang 17)
Hình 3: Một số mẫu poster trong in kỹ thuật số - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 3 Một số mẫu poster trong in kỹ thuật số (Trang 18)
Hình 5: Một số mẫu panner trong in KTS - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 5 Một số mẫu panner trong in KTS (Trang 19)
Hình 4: Một số mẫu tờ rơi trong in KTS - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 4 Một số mẫu tờ rơi trong in KTS (Trang 19)
Hình 6: Một số mẫu tranh in KTS - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 6 Một số mẫu tranh in KTS (Trang 20)
Hình 8: Một số mẫu brochure trong in KTS - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 8 Một số mẫu brochure trong in KTS (Trang 20)
Hình 9: Sản phẩm brochure Honey Homestay - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 9 Sản phẩm brochure Honey Homestay (Trang 21)
Bảng 3: Thông tin sản phẩm - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 3 Thông tin sản phẩm (Trang 21)
Hình 10. Mô tả kiểu gấp và kích thước khổ trải brochure  3.1.1.2. Vật liệu và thiết bị sử dụng - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 10. Mô tả kiểu gấp và kích thước khổ trải brochure 3.1.1.2. Vật liệu và thiết bị sử dụng (Trang 22)
Bảng 4. Thông số vật liệu sử dụng - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 4. Thông số vật liệu sử dụng (Trang 22)
Hình 13: Máy cán màng nhiệt Autobond 53 SD – T - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 13 Máy cán màng nhiệt Autobond 53 SD – T (Trang 24)
Bảng 9: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 9 Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Trang 30)
Bảng 13: Tính khấu hao cho thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất brochure - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 13 Tính khấu hao cho thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất brochure (Trang 32)
Bảng 15: Thông tin sản phẩm - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 15 Thông tin sản phẩm (Trang 33)
Bảng 16: Thông số vật liệu sử dụng cho in Cataloge - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 16 Thông số vật liệu sử dụng cho in Cataloge (Trang 34)
Hình 15: Máy in Konica Minolta AccurioPress C12000 - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 15 Máy in Konica Minolta AccurioPress C12000 (Trang 34)
Hình 17: Máy cắt High-Speed Cutter N 155 PLUS - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 17 Máy cắt High-Speed Cutter N 155 PLUS (Trang 35)
Hình 16: Máy cán màng nhiệt tự động Autobond Mini 76 TH  Bảng 18: Thông số kỹ thuật Máy cán màng nhiệt tự động Autobond Mini 76 TH - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 16 Máy cán màng nhiệt tự động Autobond Mini 76 TH Bảng 18: Thông số kỹ thuật Máy cán màng nhiệt tự động Autobond Mini 76 TH (Trang 35)
Hình 18: Máy gấp tự động MORGANA DigiFold Pro - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 18 Máy gấp tự động MORGANA DigiFold Pro (Trang 36)
Hình 20: Máy xén 3 mặt ACCUTRIM Three-Knife Trimmer HD 1680 - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Hình 20 Máy xén 3 mặt ACCUTRIM Three-Knife Trimmer HD 1680 (Trang 37)
Bảng 23: thống kê bù hao giấy cho các công đoạn - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 23 thống kê bù hao giấy cho các công đoạn (Trang 44)
Bảng 25: Tính theo:Tổng lương công nhân / giờ làm việc theo từng công đoạn - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 25 Tính theo:Tổng lương công nhân / giờ làm việc theo từng công đoạn (Trang 45)
Bảng 26: Chi phí lao động gián tiếp - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 26 Chi phí lao động gián tiếp (Trang 46)
Bảng 28: Tính khấu hao cho thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất Cataloge - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 28 Tính khấu hao cho thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất Cataloge (Trang 47)
Bảng 29: Tổng chi phí sản xuất Cataloge - ƯỚC TÍNH CÔNG VIỆC VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT CÁC  SẢN PHẨM TIÊU BIỂU CHO CÔNG TY THIẾT KẾ   VÀ IN KỸ THUẬT SỐ
Bảng 29 Tổng chi phí sản xuất Cataloge (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w