1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

báo cáo bài tập nhóm phân tích video

13 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích Video
Tác giả Trần Đoàn Thảo Linh, Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thu Hằng, Phan Thị Hoài Thu, Nguyễn Gia Bảo
Người hướng dẫn PTS. Trần Thiện Trí
Trường học Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

- Liên minh thị trường vốn: là sự liên minh giữa các công ty, chính phủ và cá nhân trong việc huy động và giao dịch các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chín

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

… …   

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM: PHÂN TÍCH VIDEO

Học phần: Kinh doanh quốc tế

GVHD : Trần Thiện Trí

Nhóm : 2

Thành viên : Trần Đoàn Thảo Linh

Trần Thị Thùy Linh

Nguyễn Thị Thu Hằng Phan Thị Hoài Thu

Nguyễn Gia Bảo

Đà Nẵng, ngày 06 tháng 04 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 Chọn video: 2

2 Phân tích nội dung: 2

2.1 Các khái niệm chính 2

2.2 Nội dung chính 3

2.3 Các ví dụ thực tế được thảo luận trong video 3

3 Liên hệ với kiến thức thực tế: 4

4 Thảo luận 9

4.1 Những điểm quan trọng trong video 9 4.2 Ý kiến và đánh giá cách mà video có thể áp dụng trong kinh doanh quốc tế 11

Trang 3

BÀI TẬP 1: PHÂN TÍCH VIDEO

1 Chọn video:

https://www.youtube.com/watch?v=Z7H5vF99sVM

2 Phân tích nội dung:

2.1 Các khái niệm chính

- Nền kinh tế tập trung: là một nền kinh tế-xã hội trong đó Chính phủ và Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập

- Lạm phát: là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó

- Sức mua: là một số lượng hàng hóa, dịch vụ có thể mua được bằng một đơn vị tiền tệ

- Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực khoa học máy tính chuyên giải quyết các vấn

đề nhận thức thường liên quan đến trí tuệ con người, chẳng hạn như học tập, sáng tạo

và nhận diện hình ảnh

- Liên minh thị trường vốn: là sự liên minh giữa các công ty, chính phủ và cá nhân trong việc huy động và giao dịch các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác để thu thập vốn cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư dài hạn Nó đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và cung cấp các cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư

- Tiền tệ dự trữ: là một loại ngoại tệ được các ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan tiền tệ khác nắm giữ với số lượng đáng kể như là một phần của dự trữ ngoại hối của họ Đồng tiền dự trữ có thể được sử dụng trong các giao dịch quốc tế, đầu tư quốc

tế và tất cả các khía cạnh của nền kinh tế toàn cầu Nó thường được coi là một loại tiền

tệ cứng hoặc tiền tệ trú ẩn an toàn

- Chủ nghĩa dân túy: là một hệ tư tưởng thể hiện "nhân dân" như một lực lượng tốt về mặt đạo đức và đối lập họ với "giới tinh hoa"- những người được miêu tả là đồi bại và tư lợi

- Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế Châu Âu (ECIPE) là một cơ quan nghiên cứu chính sách độc lập và phi lợi nhuận chuyên về chính sách thương mại và các vấn

đề chính sách kinh tế quốc tế khác có tầm quan trọng đối với Châu Âu

Trang 4

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là một diễn đàn dành cho chính phủ của các nền kinh tế thị trường phát triển nhất thế giới cùng nhau bàn bạc giải quyết các vấn đề kinh tế của bản thân họ và của thế giới

- Tái cấp vốn, hay viết tắt là "refi”, đề cập đến quá trình sửa đổi và thay thế các điều khoản của hợp đồng tín dụng hiện có, thường là vì nó liên quan đến khoản vay hoặc thế chấp

2.2 Nội dung chính

- Nền kinh tế Mỹ đang vượt lên trên nhiều nước EU, Anh, Nhật Bản, … + Quy mô GDP, GDP bình quân đầu người của nước Mỹ cao hơn so với các nước Châu Âu

+ Kinh tế Châu Âu trì trệ sau đại dịch Covid-19

+ Sức mua của Châu Âu đang giảm dần

- Sự thịnh vượng của nền kinh tế tri thức, trí tuệ nhân tạo tại Mỹ so với các nước Châu Âu

- Vị thế của USD là đồng tiền dự trữ của thế giới mang lại cho Mỹ khả năng tài trợ vốn

- Gói kích thích để xoa dịu tác động từ đại dịch của nước Mỹ lớn hơn tất cả các nước còn lại

- Châu Âu hiện "gần như hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường vốn của Mỹ"

- Tác động từ lãi suất cao đối với nền kinh tế Mỹ

- Châu Âu còn những gì đang dẫn đầu thế giới?

2.3 Các ví dụ thực tế được thảo luận trong video

- Trong khoảng thời gian từ 1960 đến 2008, GDP của Hoa Kỳ và châu Âu có quy mô tương tự nhau Tuy nhiên, sau 15 năm, GDP của châu Âu vẫn không mấy thay đổi, đạt 14.040 tỷ USD năm ngoái Trong khi đó, nền kinh tế Hoa Kỳ đã đạt đến quy

mô 25.460 tỷ USD Như vậy, nền kinh tế châu Âu hiện chỉ bằng hơn 55% của Mỹ

- Trung tâm Kinh tế Chính trị Quốc tế châu Âu (ECIPE) đã công bố bảng xếp hạng GDP bình quân đầu người các bang Mỹ và các nước châu Âu Kết quả cho thấy: Italy cao hơn Mississippi, bang nghèo nhất của Mỹ Pháp khá hơn một chút với GDP đầu người nằm giữa Idaho và Arkansas, hai bang xếp hạng 48 và 49 về chỉ số này Trong khi, đầu tàu kinh tế châu Âu là Đức nằm giữa Oklahoma và Maine, hai bang đứng thứ 38 và 39 của Mỹ

Trang 5

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chỉ ra rằng, GDP bình quân đầu người của Anh chỉ xếp trên khoảng 6 bang nghèo nhất của Mỹ

- Nền kinh tế Đức đang gặp nhiều thách thức từ khi Nga cắt khí đốt và lập trường cứng rắn hơn của Trung Quốc - thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu hàng đầu của Đức Trong khi đó, người Mỹ không lo lắng đến những vấn đề này Họ có nguồn năng lượng khổng lồ, là nhà sản xuất 20% lượng dầu thô của thế giới

- Sự bùng nổ của Google, Apple, Facebook, Amazon và trí tuệ nhân tạo đã mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế Apple trị giá 2.800 tỷ USD, Microsoft 2.400

tỷ USD, Meta và Tesla trị giá 750 tỷ USD Pháp đã công bố khoản đầu tư 200 triệu euro cho vũ trụ ảo (metaverse) vào năm 2030, trong khi nhà sáng lập Meta đã đầu tư hơn 30 tỷ USD cho công nghệ này Với trí tuệ nhân tạo, theo Đại học Stanford, đầu tư

tư nhân ở Pháp ở mức 1,7 tỷ USD vào năm 2022 so với 47 tỷ USD ở Mỹ

- USD là đồng tiền dự trữ của thế giới mang lại cho Mỹ khả năng tài trợ vốn cho tham vọng phát triển Ngược lại, EU có ngân sách nhỏ hơn nhiều và chỉ mới bắt đầu phát hành nợ chung.Vốn tư nhân cũng sẵn có hơn nhiều ở Mỹ Châu Âu có rất ít quỹ hưu trí lớn mang lại chiều sâu cho thị trường vốn như Mỹ

- Năm 2008, sức mua ở châu Âu và Mỹ ngang bằng nhau Ngày nay, khoảng cách là 57% Mức lương trung bình của người Mỹ hiện vào khoảng 77.500 USD, gần gấp 1,5 lần mức lương 52.800 USD của người Pháp

- Các khoản hỗ trợ từ chính phủ cùng với việc thay đổi thói quen tiêu dùng và giảm lãi suất đã giúp túi tiền của người dân Mỹ không vơi đi nhiều

- Người Mỹ cũng chưa hoàn toàn cảm nhận hết tác động từ lãi suất cao Người vay mua nhà và doanh nghiệp tại Mỹ phải tái cấp vốn khoản vay (refinance) với tần suất thấp hơn so với các nước khác Việc này khiến chính sách tiền tệ mất nhiều thời gian hơn mới tác động được đến nền kinh tế, McFee nhận định Dù vậy, người Mỹ vài năm qua đã tiêu tiền tiết kiệm khá mạnh tay Trong khi đó, nhiều quốc gia khác vẫn chưa động đến khoản này McFee cho rằng điều đó có thể khiến Mỹ sau này dễ tổn thương hơn

3 Liên hệ với kiến thức thực tế:

● Giải thích mối liên hệ giữa nội dung video với kiến thức đã học trong môn Kinh doanh quốc tế:

Theo như những gì đã đề cập trong video:

Trang 6

- Nền kinh tế Mỹ đang vượt lên trên nhiều nước EU, Anh, Nhật Bản, … + GDP bình quân đầu người cao của Mỹ hơn các nước châu Âu: điều này có thể phản ánh mức độ phát triển kinh tế và hiệu suất lao động Phải chăng Mỹ đã đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển, công nghệ tiên tiến, giúp tăng cường năng suất lao động và tạo ra giá trị sản xuất cao hơn các nước châu Âu

GDP bình quân đầu người = Tổng GDP (GDP cả nước)/Tổng dân số

GDP bình quân đầu người càng cao thì thể hiện mức có thể chi tiêu và nhu cầu sử dụng dịch vụ cao của người dân nước đó cũng như chất lượng sống của họ càng cao Tuy nhiên cũng không hẳn GDP cao thì người dân và quốc gia đó giàu có Bởi có khi GDP cao là do tiêu dùng nhiều hay do dân số đông hay nhóm thượng lưu nắm giữa Tài chính mà thôi

+ Kinh tế Châu Âu trì trệ sau đại dịch Covid-19 Có thể nói: “Châu Âu đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19”

Châu Âu là một trong những vùng lãnh thổ có mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động xuất khẩu Vì vậy mà các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại khi dịch Covid xảy ra đã gây làm gián đoạn hoạt động kinh tế và thương mại, gây ra tổn thất lớn đối với sản xuất và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Châu Âu

Nỗi lo ngại về dịch bệnh khiến người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, đặc biệt là trong các ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn

Các doanh nghiệp lần lượt đóng cửa, hoạt động kinh tế trì trệ dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng điều này ảnh hưởng đến thu nhập và khả năng chi tiêu của người dân nơi đây

Trong khi đó, Mỹ đã triển khai các biện pháp kích thích kinh tế nhằm hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Các biện pháp này bao gồm việc: tăng cường chi tiêu công cộng, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và cá nhân, cắt giảm lãi suất và tăng cường vay vốn Từ

đó, tạo động lực cho sự phục hồi kinh tế trở lại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong nước và xuất khẩu

=> Do đó, các doanh nghiệp Châu Âu cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh để thích ứng với môi trường kinh tế mới, bao gồm đa dạng hóa thị trường, phát triển thương mại điện tử và tăng cường khả năng phục hồi trước những rủi ro tiềm ẩn Ngoài ra các quốc gia châu Âu cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết các vấn đề chung như đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và bất ổn kinh tế

Trang 7

+ Sức mua tại Châu Âu đang giảm dần

Khi sức mua giảm, người dân và doanh nghiệp châu Âu có thể sẽ tiêu thụ ít hàng hóa và dịch vụ hơn, điều này có thể làm giảm xuất khẩu của các quốc gia trong khu vực Đồng thời, sức mua thấp còn phản ánh sự suy thoái kinh tế, tăng trưởng chậm lại

và khó khăn trong việc tạo ra giá trị gia tăng

Năm 2008, sức mua ở châu Âu và Mỹ ngang bằng nhau Khi so sánh sức mua giữa các quốc gia, ngang giá sức mua PPP sẽ là một phương pháp hữu ích để điều chỉnh sự chênh lệch về mức sống và mức lương trung bình Nếu ta áp dụng phương pháp ngang giá sức mua PPP có thể thấy mức lương trung bình của người Pháp sẽ tương đương hơn so với mức lương trung bình của người Mỹ

(Chẳng hạn như sự khác nhau về mức lương trung bình giữa Mỹ và Pháp trong đoạn video trên Cụ thể, mức lương trung bình của người Mỹ được nêu là 77.500 USD, trong khi mức lương trung bình của người Pháp chỉ là 52.800 USD Và sự chênh lệch này có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm sự khác biệt về nền kinh tế, chính sách lương, mô hình kinh doanh hay cấu trúc thị trường lao động)

Theo như kiến thức đã học, thì để phản ánh sự khác biệt về chi phí sinh hoạt, có thể dùng sức mua để điều chỉnh tổng thu nhập quốc gia trên đầu người Được hiểu là điều chỉnh theo ngang giá sức mua (PPP), bằng cách này chúng ta có thể so sánh trực tiếp mức sinh hoạt giữa các nước khác Trong đó gốc điều chỉnh là chi phí sinh hoạt tại Mỹ

Tuy nhiên, để thực hiện một so sánh chính xác và toàn diện hơn về khía cạnh kinh tế và mức sống giữa các quốc gia, ngoài sức mua và ngang giá sức mua PPP, cần xem xét các yếu tố khác như chỉ số phát triển con người, chỉ số giá cả, thuế, chi phí sinh hoạt và môi trường kinh doanh chung

- Sự thịnh vượng của nền kinh tế tri thức tại Mỹ so với các nước Châu Âu: + Nền tảng chung:

● Tri thức là chìa khóa: Cả Mỹ và Châu Âu đều coi trọng tri thức như nguồn lực then chốt cho sự phát triển kinh tế

● Kinh doanh quốc tế thúc đẩy đổi mới: Hoạt động kinh doanh quốc tế khuyến khích sự cạnh tranh, dẫn đến đổi mới trong sản phẩm, dịch vụ và quy trình

Trang 8

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Cả hai khu vực đều có nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có khả năng tiếp thu và ứng dụng kiến thức mới

+ Điểm khác biệt:

● Mức độ đầu tư vào giáo dục: Mỹ đầu tư nhiều hơn vào giáo dục đại học so với các nước Châu Âu, dẫn đến lực lượng lao động có trình độ cao hơn

● Môi trường kinh doanh: Mỹ có môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo

● Chính sách thương mại: Mỹ có chính sách thương mại cởi mở hơn so với các nước Châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế

+ Ảnh hưởng đến sự thịnh vượng:

● Mỹ: Nền kinh tế tri thức của Mỹ phát triển mạnh mẽ, dẫn đến mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các nước Châu Âu

● Châu Âu: Nền kinh tế tri thức của Châu Âu phát triển chậm hơn so với Mỹ do các rào cản về ngôn ngữ, văn hóa và chính sách

Ví dụ mở rộng:

Mỹ: Silicon Valley là trung tâm của nền kinh tế tri thức toàn cầu, nơi tập trung nhiều công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Google và Facebook Đây là một trong những khu vực giàu có nhất trên thế giới và được biết đến như một trung tâm đổi mới về công nghệ toàn cầu

Châu Âu: Thụy Điển là quốc gia Châu Âu có nền kinh tế tri thức phát triển nhất, với tỷ lệ người lao động có trình độ cao và đầu tư vào nghiên cứu khoa học cao

- Vị thế của USD là đồng tiền dự trữ phổ biến nhất trên thế giới Điều này có nghĩa là nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lựa chọn giữ và sử dụng USD để tích trữ giá trị và thực hiện các hoạt động tài chính quốc tế Vị thế này đem lại lợi thế cho Mỹ trong việc tài trợ vốn và thu hút đầu tư

Tác động của vị thế USD trong hoạt động tài chính quốc tế: Vị thế của USD mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ trong lĩnh vực tài chính quốc tế:

+ Tài trợ vốn: Do USD được coi là đồng tiền dự trữ an toàn và ổn định, Mỹ có khả năng sử dụng đồng tiền này để tài trợ vốn cho các hoạt động kinh doanh và dự án quốc tế Điều này giúp Mỹ thu hút các nhà đầu tư và tăng cường sự tin tưởng và sự ổn định tài chính

Trang 9

+ Tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế: USD cũng cho phép Mỹ tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế một cách dễ dàng Khi giao dịch thương mại được thực hiện bằng USD, các bên tham gia không cần phải lo lắng về rủi ro tỷ giá hối đoái và các thủ tục phức tạp liên quan đến việc chuyển đổi tiền tệ

+ Tác động đến tỷ giá hối đoái: Vị thế của USD có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái Khi USD mạnh, tỷ giá hối đoái giữa USD và các đồng tiền khác có thể tăng, làm giảm giá trị các đồng tiền khác so với USD Điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ, nhưng đồng thời cũng có thể tạo ra khó khăn cho các quốc gia khác trong việc xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường quốc tế

- Gói kích thích lớn của Mỹ: Mỹ đã triển khai các gói kích thích kinh tế lớn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Các khoản hỗ trợ hào phóng từ chính phủ cùng với việc thay đổi thói quen tiêu dùng và lãi suất thấp kỷ lục đã giúp túi tiền của Mỹ không vơi đi nhiều Tiêu dùng là động lực chính của kinh tế Mỹ Các khoản tiết kiệm từ trong đại dịch giúp người Mỹ thoải mái chi tiêu, bất chấp gia tăng

=> Điều này đã bù đắp ảnh hưởng từ lạm phát

=> Tóm lại các biện pháp này đã tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và giúp nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn so với các nước khác Việc áp dụng các biện pháp kích thích hiệu quả có thể giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn và phục hồi mạnh mẽ hơn

- Châu Âu hiện "gần như hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường vốn của Mỹ": Một trong những lý do chính là sự kết nối mạnh mẽ giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính châu Âu với thị trường vốn của Mỹ Ảnh hưởng của thị trường tài chính

Mỹ đến Châu Âu cũng được gia tăng thông qua các quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai khu vực này Điều này có thể tạo ra sự không ổn định và rủi ro cho nền kinh tế Châu Âu khi thị trường vốn Mỹ gặp biến động

● Thiếu quỹ hưu trí lớn: Châu Âu không có nhiều quỹ hưu trí lớn như Mỹ Quỹ hưu trí đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn cho thị trường vốn, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế

● Thị trường vốn nhỏ hơn: Thị trường vốn châu Âu nhỏ hơn nhiều so với Mỹ Điều này dẫn đến việc thiếu thanh khoản và hạn chế khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp châu Âu

Trang 10

Lãi suất thấp: Lãi suất thấp ở châu Âu khiến cho việc tiết kiệm trở nên kém hấp dẫn hơn, làm giảm nguồn cung vốn cho thị trường vốn

Hệ quả:

● Phụ thuộc vào nhà đầu tư Mỹ: Châu Âu phụ thuộc vào dòng vốn đầu tư từ Mỹ

để tài trợ cho hoạt động kinh tế Điều này khiến châu Âu dễ bị tổn thương trước những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Mỹ

● Giảm khả năng cạnh tranh: Doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn đầu tư, khiến họ gặp bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ và các khu vực khác

● Tăng trưởng kinh tế thấp: Sự phụ thuộc vào thị trường vốn Mỹ khiến châu Âu khó có thể đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao

- Châu Âu còn những gì đang dẫn đầu thế giới?

+ Châu Âu giỏi trong các ngành công nghiệp “lối sống” Khoảng ⅔ lượng khách

du lịch trên thế giới đến từ châu Âu

+ Các thị trường hàng xa xỉ bị chi phối bởi các công ty châu Âu

+ Bóng đá, môn thể thao phổ biến nhất thế giới

=> Sự thống trị của châu Âu trong các ngành công nghiệp lối sống cho thấy rằng cuộc sống ở lục địa già vẫn hấp dẫn nhiều người

4 Thảo luận

4.1 Những điểm quan trọng trong video

● Quy mô GDP, GDP bình quân đầu người của nước Mỹ cao hơn so với các nước Châu Âu:

Quy mô GDP:

- Từ năm 1960 đến 2008, GDP của Mỹ và châu Âu tương đối song hành với nhau, dù lục địa già có những giai đoạn gập ghềnh hơn so với đà đi lên thẳng tiến của

Mỹ Vào 2008, khoảng cách GDP của hai nền kinh tế đôi bờ Đại Tây Dương không đáng kể, với Mỹ và châu Âu lần lượt là 14.770 tỷ USD và 14.160 tỷ USD theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) tính theo giá hiện hành

- Tính đến năm 2023, GDP của châu Âu vẫn không mấy thay đổi, đạt 14 040 tỷ USD vào năm ngoái Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đã đạt đến quy mô 25 460 tỷ USD Như vậy, nền kinh tế châu Âu chỉ bằng 55% Mỹ

Ngày đăng: 13/07/2024, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN