1.1 Tổng sản phẩm quốc nội GDP: Là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một t
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
•• ••
BÀI TẬP NHÓM:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM TRONG VÒNG 05 NĂM GẦN
ĐÂY
Đặng Thị Phương Thảo Ngô Thị Kiều Anh Phạm Bảo Hùng Nguyễn Quang Mạnh Souvanmany Aphisith
Trang 2Đà Nẵng, 2024
MỤC LỤC
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ TRONG 5 NĂM (2018 – 2022) 2
1.Các khái niệm cơ bản: 2
1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): 2
1.2 Năng suất lao động: 2
1.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 2
1.4 Lạm phát: 2
1.5 Tỷ lệ thất nghiệp: 3
2 Phân tích: 3
2.1 Tăng trưởng GDP: 3
2.2 Năng suất lao động: 3
2.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): 5
2.4 Lạm phát: 6
2.5 Tỉ lệ thất nghiệp: 7
3 Bảng dữ liệu: 9
4 Nhận xét: 9
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ TRONG 5 NĂM (2018 – 2022)
Trang 31.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường
là một năm)
1.2 Năng suất lao động:
Năng suất là số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi lao động Y/L hay được tính bằng số lượng hàng hóa dịch vụ được sản xuất ra trên mỗi đơn vị thời gian
1.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
Là chỉ số phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian được tính bằng phần trăm (%) CPI đo lường sự thay đổi trung bình về giá theo thời gian mà người tiêu dùng trả cho một giỏ hàng hóa hoặc dịch vụ, thường được gọi là lạm phát
1.4 Lạm phát:
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian
và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền
tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ
1.5 Tỷ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ số kinh tế quan trọng, đo lường phần trăm người lao động trong một quốc gia hoặc khu vực nhất định mà không có việc làm và đang tìm kiếm việc làm Chỉ số này thường được tính dựa trên dữ liệu từ các cuộc điều tra lao động hoặc từ báo cáo chính phủ
2 Phân tích:
2.1 Tăng trưởng GDP:
Hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi tích cực ở cả ba khu vực kinh tế GDP năm 2022 tăng cao ở mức 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,36%, đóng góp 5,11% vào tốc
độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%, đóng góp 38,24%; trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,1% Khu vực dịch vụ tăng 9,99%, đóng góp 56,65%; trong đó nhiều ngành dịch vụ thị trường tăng cao như bán buôn, bán lẻ tăng 10,15%; vận tải kho bãi tăng 11,93%;
Trang 4Hình 1: Tốc độ tăng GDP các năm 2018-2022 (%)
2.2 Năng suất lao động:
Năng suất lao động theo giá hiện hành đã tăng từ mức 70 triệu đồng/lao động của năm
2011 lên mức 150,1 triệu đồng/lao động vào năm 2020 Năng suất lao động năm 2020 gấp 2,1 lần năm 2011, trong giai đoạn 2011-2020 trung bình mỗi năm năng suất lao động của Việt Nam tăng khoảng 8,9 triệu đồng/lao động
Theo số liệu Niên giám thống kê quốc gia 2022 của Tổng cục Thống kê, năm 2021 - năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, năng suất lao động của Việt Nam tăng đột biến từ 150,1 triệu đồng/lao động của năm 2020 lên mức 172,8 triệu đồng/lao động, cao hơn 22,7 triệu đồng/lao động so với năm 2020; đến năm 2022 năng suất lao động đạt 188 triệu đồng/lao động, tăng 15,2 triệu đồng/lao động so với năm 2021
- 2018: Đạt 102 triệu đồng/lao động,
- 2019:110,5 triệu đồng/lao động, tăng 6,82%
- 2020:150,1 triệu đồng/lao động
- 2021: Đạt 171,8 triệu đồng/lao động, tăng 2,5 lần so với 10 năm trước đó (70,3 triệu đồng)
- 2022: Đạt188,1 triệu đồng/ lao động.(Đạt mức tăng trưởng cao 8,02% nhưng năng suất lao động của nền kinh tế cũng chỉ tăng 4,7% so với năm trước Bình quân hai năm 2021-2022, năng suất lao động tăng 4,65%/năm, thấp khá xa so với mục tiêu
kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 đặt ra là tốc độ tăng năng suất lao động bình quân mỗi năm trên 6,5%)
Nền kinh tế Việt Nam cải thiện nhanh, tuy nhiện vẫn bị bỏ xa thế giới:
- Tính theo sức mua tương đương (PPP 2017), năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2022 tăng bình quân 5,3%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của Malaysia (1,4%/năm); Thái Lan (1,9%/năm); Singapore (2,2%/năm); Indonesia
Trang 5(2,8%/năm); Philippines (3%/năm).
- khu vực ASEAN có trình độ phát triển cao hơn Nếu năm 2011 năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia lần lượt gấp năng suất lao động của Việt Nam 12,4 lần; 4,3 lần; 2,1 lần và 1,7 lần thì đến năm 2022 khoảng cách tương đối này giảm xuống tương ứng còn 8,8 lần; 2,8 lần; 1,5 lần và 1,3 lần
- Tính theo PPP 2017, năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 đạt 20,4 nghìn USD, chỉ bằng 11,4% mức năng suất lao động của Singapore; 35,4% của Malaysia; 64,8% của Thái Lan; 79% của Indonesia và bằng 94,5% của Philippines; tương đương mức năng suất lao động của Lào (20 nghìn USD)
- So với các nền kinh tế phát triển có quy mô lớn, năng suất lao động của Việt Nam bằng 15,4% của Mỹ; 19,1% của Pháp; 21,6% của Anh; 24,7% của Hàn Quốc; 26,3% của Nhật Bản và 59% của Trung Quốc
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
150.1
171.8
188.1
Hình 2 Tốc độ tăng trưởng năng suất lao động qua các năm
2.3 Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):
Chỉ số CPI có xu hướng giảm từ năm 2018 đến năm 2020, sau đó tăng vào năm 2021 và giảm nhẹ và năm 2022
Mức tăng CPI cao nhất trong giai đoạn này là 3,54% ( năm 2018) và thấp nhất là 1.84% ( năm 2021)
Năm 2019 chỉ số CPI là 2,79% giảm 0,75% so với năm 2018
Mức tăng CPI năm 2022 là 3,15% nằm trong mục tiêu kiểm soát lạm phát của chính phủ ( dưới 4%)
Trang 62018 2019 2020 2021 2022
2.79%
3,23
1.84%
3.15%
Hình 3 Tốc độ tăng/ giảm CPI từ năm 2028 đến năm 2022
2.4 Lạm phát:
Sự gia tăng chi phí đầu vào gây lạm phát chi phí đẩy Theo đó, trong năm 2022, bên cạnh
sự gia tăng chi phí của nền kinh tế do lãi suất tăng thì chi phí nguyên nhiên liệu dùng cho sản xuất cũng tăng tương đối So với cùng kì, chỉ số giá cước vận tải năm 2022 tăng 8,36% (dịch vụ vận tải đường hàng không tăng 35,84%), chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất tăng 6,79% (dùng cho sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 9,9%, công nghiệp tăng 5,53%, xây dựng tăng 6,96%)
Giá nhập khẩu hàng hóa tăng gây lạm phát nhập khẩu Trong đó, so với cùng kì, chỉ số giá nhập khẩu tăng 8,56%; chỉ số giá nhập khẩu nhiều mặt hàng có mức tăng rất cao (khoảng
20 - 30%) so với các năm trước như xăng dầu, khí đốt, thức ăn gia súc, phân bón, sắt thép Cùng với đó, chỉ số giá USD tăng khoảng 2,1% so với cùng kì, cũng góp phần tạo nên tác động kép của giá hàng hóa nhập khẩu lên giá hàng hóa trong nước thông qua kênh tỉ giá
- 2018: Mức tăng lạm phát cơ bản trong năm 2018 so với cùng kì có biên độ dao động trong khoảng từ 1,18% đến 1,72% lạm phát cơ bản bình quân năm tăng 1,48% thấp hơn mức kế hoạch 1,6% cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định
- 2019: Được kiểm soát ở mức thấp, chỉ tăng 2,79%, thấp nhất trong 3 năm qua
- 2020: Tăng 2,31% so với 2019
- 2021: năm 2021 là 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2015
- 2022: : Lạm phát tăng 3,15% so với năm 2021 nhưng được kiểm soát
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế:
- Về ảnh hưởng tích cực: Giá hàng hóa tăng, điển hình là giá xăng dầu tăng đã bổ sung thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua một số khoản thu từ dầu, thu từ thuế xuất nhập khẩu tăng Theo đó, trong năm 2022, thu từ đầu thô đạt 77 nghìn tỉ đồng, tăng 72,5% so với năm 2021, chủ yếu do giá dầu tăng cao so với dự toán
- Về ảnh hưởng tiêu cực: Lạm phát tăng đem lại tác động tiêu cực nhiều hơn cho nền kinh tế Trong đó:
Tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước: Giá dầu và giá các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất tăng đã làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước
Tác động đến việc phân bổ lại các khoản chi ngân sách nhà nước cho các nhiệm vụ
Trang 7phát triển kinh tế - xã hội: Năm 2022, việc điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất nhằm hạn chế tác động của tăng giá hàng hóa và kiểm soát lạm phát
Tác động đến nợ công do các khoản chi trả nợ lãi của ngân sách nhà nước tăng Theo đó, giá cả hàng hóa và lạm phát tăng, cùng với việc lãi suất tăng đã gây khó khăn cho việc huy động trái phiếu chính phủ và tăng lãi suất huy động nợ công do các khoản chi phí lãi vay của ngân sách nhà nước tăng
Tác động đến công tác điều hành, quản lí giá của Nhà nước: công tác quản lí giá luôn được đặt trong trạng thái chủ động, bám sát, sẵn sàng các kịch bản ứng phó với mọi tình huống phát sinh Theo đó, Ban chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp để rà soát đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời theo dõi, cập nhật tình hình trong nước và thế giới, đồng thời đề ra các giải pháp, định hướng công tác quản lí, điều hành giá đối với nhiều mặt hàng quan trọng thuộc quản lí của Nhà nước như giá sách giáo khoa, giá vật tư sản phẩm nông nghiệp, giá năng lượng
Tác động đến chi phí sản xuất và tiêu dùng của toàn nền kinh tế: bên cạnh giá cả hàng hóa thế giới tăng thì chi phí thương mại (chi phí vận tải, logistic ) cũng tăng
do nguồn cung gián đoạn đã khiến chi phí sản xuất hàng hóa trong nước tăng
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
4.00%
3.54%
2.79%
2.31%
1.84%
3.15%
Hình 4 Biểu đồ lạm phát của nền kinh tế Việt Nam qua các năm
2.5 Tỉ lệ thất nghiệp:
- 2018:
Tỷ lệ thất nghiệp đạt 2,2 %, tăng nhẹ trong năm 2018
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lao động ước tính ở quý 3/2018 là 2,2%, cao hơn quý 2/2018 là 0,3 % Trong khi đó, lực lượng lao động đạt 55,2 triệu người, tăng 581.500 người so với cùng kỳ năm trước
Khảo sát của Tổng cục Thống kê, trong 9 tháng năm nay, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 1,46%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 0,63%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 1,86%
- 2019:
Trang 8 Tình hình lao động, việc làm năm 2019 của cả nước có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm giảm, thu nhập của người lao động làm công hưởng lương
có xu hướng tăng
Theo Tổng cục Tahống kê Dân số trung bình năm 2019 của cả nước ước tính 96,48 triệu người, trong đó dân số thành thị chiếm 34,7%; dân số nông thôn chiếm 65,3%; dân số nam chiếm 49,8%; dân số nữ chiếm 50,2%
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2019 là 55,8 triệu người, tăng 417,1 ngàn người so với năm trước; lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 49,1 triệu người, tăng 527,7 ngàn người Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2019 là 54,7 triệu người, bao gồm 19 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, chiếm 34,7% tổng số (giảm 3 điểm phần trăm so với năm trước); khu vực công nghiệp và xây dựng 16,1 triệu người, chiếm 29,4% (tăng 2,7 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ 19,6 triệu người, chiếm 35,9% (tăng 0,3 điểm phần trăm)
Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2019 là 198% ( quý I là 2,00%; quý II là 1,98%; quý III là 1,99%; quý IV là 1,98%), trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung khu vực thành thị là 2,93%; khu vực nông thôn là 1,51%
- 2020:
Năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19
trở lên của cả nước ước đạt 55,1 triệu người, tăng 563,8 nghìn người so với quý trước và giảm 860,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tính chung năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với năm trước
năm 2020, lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc là 53,4 triệu người
khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%; Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,48%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu vực nông thôn là 1,75%
đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là 5,45%
thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn
là 2,93%
- 2021:
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2021 ước tính 3,22% do ảnh hưởng của dịch Covid-19
thông báo về tình hình lao động và việc làm của cả nước trong quý 4/2021
trước nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên tỷ lê ‰ thất nghiê ‰p và tỷ lê ‰ thiếu viê ‰c làm tính chung năm 2021 cao hơn năm trước, trong khi số người có viê ‰c làm, thu nhâ ‰p của người làm công hưởng lương thấp hơn năm trước
với tổng số tiền phạt 240,7 tỷ đồng; trên địa bàn cả nước xảy ra 2.230 vụ cháy, nổ, làm 97 người chết và 145 người bị thương, thiệt hại ước tính 379,4 tỷ đồng
- 2022:
Trong năm 2022 hơn 1 triệu người bị thất nghiệp
Trang 9 Tính chung năm 2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là gần 1,07 triệu người, giảm 359.200 người so với năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động năm 2022 là 2,32%, giảm 0,88 điểm phần trăm so với năm trước
"Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp năm 2022 là khoảng 409.300 người, chiếm 37,6% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên", Tổng cục Thống kê nhấn mạnh
0.00%
0.50%
1.00%
1.50%
2.00%
2.50%
3.00%
3.50%
2.20%
1.98%
2.26%
3.22%
2.32%
Hình 5 Biểu đồ tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2018-2022
3 Bảng dữ liệu:
Tăng trưởng
Năng suất lao
động 102 triệu đồng/lao động đồng/ lao động110,5 triệu đồng/ lao động150,1 triệu đồng/ lao động171,8 triệu đồng/ lao động188,1 triệu
Triệu đồng/ lao động Chỉ số giá tiêu
Tỷ lệ thất
4 Nhận xét:
Điểm sáng:
- Tăng trường kinh tế:
Kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2018 – 2022, bình quân đạt 6,81%/năm, cao hơn mức mục tiêu đề ra (6-6,5%/năm) Năm 2022, GDP tăng 8,02%, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011- 2022
Trang 10- Lạm phát:
Lạm phát được kiểm soát tốt, bình quân 4 năm (2018-2022) chỉ 2,6%/năm Năm
2022, lạm phát bình quân 3,15%, thấp hơn mục tiêu đề ra ( 4%)
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI): Vốn FDI đăng ký và giải ngân liên tục tăng cao trong giai đoạn 2018-2022 Tổng vốn FDI đăng ký và giải ngân liên tục tăng cao trong giai đoạn 2018- 2022 Tổng vốn FDI đăng ký giai đoạn 2018- 2022 đạt 311,5 tỷ USD Năm 2022, vốn FDI giải ngân đạt 20,4 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua
- Xuất nhập khẩu: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa liên tục tăng trưởng trong giai đoạn
2018 – 2022 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2018 – 2022 đạt 755,4 tỷ USD Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 371,85 USD, tăng 10,6% so với năm 2021
- Thách thức:
Nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19: Đại dịch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong năm 2020 Tăng trưởng kinh tế năm 2020 giảm xuống 2,91%, mức thấp nhất trong 30 năm qua Nhiều doanh nghiệp gặp khó khan, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ
Lạm phát gia tăng trong năm 2022: Giá cả nguyên liệu đầu vào, giá xăng dầu, giá lương thực thực phẩm tăng cao trong năm 2022 đã đẩy lạm phát gia tăng Lạm phát bình quân năm 2022 tăng 3,15% cao hơn so với mức 2,89% của năm 2021
Nợ công cao: Nợ công của Việt Nam liên tục tăng cao trong giai đoạn 2018 –
2022 Năm 2022 ở mức 43,1% GDP, vượt ngưỡng an toàn 60% GDP
Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt: Cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt liên tục Năm 2022 thâm hụt 13,4 tỷ USD
- Kết luận:
Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2022 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức cần được giải quyết Để duy trì đà tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền vững, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, giải quyết các vấn đề về nợ công và cán cân thanh toán quốc tế