Dù chưa có một định nghĩa nhận được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và giới làm chính sách, song, hội nhập quốc tế thường được hiểu là một quá trình các nước tiến hành các hoạ
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -🙞🙜🕮🙞🙜 - BÀI TẬP NHÓM PHÂN TÍCH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HOÁ NỀN KINH TẾ QUỐC TẾ Học phần : Toàn cầu hóa và khu vực hóa Lớp trong nền kinh tế thế giới Giảng viên hướng dẫn : INE3109 7 Nhóm sinh viên thực hiện : TS Trương Quang Hoàn Ths Mai Thị Thanh Mai : Nguyễn Thị Anh Đài Lưu Thị Mai Phương Hoàng Vân Hà Phan Đức Hòa Hà Nội – 10/2023 2 MỤC LỤC Lời cảm ơn 3 I Mở đầu 4 II Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay 6 III Cơ hội, thách thức hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa Kinh tế quốc tế 17 IV Một số chiến lược nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế cho Việt Nam 25 V Kết luận 31 VI Tài liệu tham khảo 32 3 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tiến hành triển khai nghiên cứu, nhóm chung em đã hoàn thành nội dung bài tiểu luận Bài viết được hoàn thành không chỉ là công sức của các thành viên trong nhóm mà còn có sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực của nhà trường và các thầy cô Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS Trương Quang Hoàn và ThS Mai Thị Thanh Mai, những trực tiếp giảng dạy truyền đạt những kiến thức quý báu của bộ môn cho chúng em Thầy cô đã dành nhiều thời gian, tâm sức để mang đến những đóng góp, gợi ý hướng đi chính xác cho nhóm Đặc biệt là Cô đã luôn quan tâm, động viên , nhắc nhở kịp thời để nhóm có thể hoàn thành luận văn đúng tiến độ Những ý kiến đóng góp quý báu cùng sự quan tâm, động viên và chỉ bảo tận tình của cô vừa giúp nhóm có được sự khích lệ, tin tưởng vào bản thân, vừa tạo động lực, nâng cao trách nhiệm với đề tài của nhóm, giúp chúng em hoàn thành bài một cách tốt nhất Tuy nhiên kiến thức là vô hạn trong khi khả năng, kinh nghiệm của bản thân có giới hạn; vì vậy, nhóm chúng em không thể tránh được việc còn có nhiều sai sót trong quá trình thực hiện Rất mong nhận được góp ý, đánh giá từ thầy cô để nhóm có thể hoàn thiện tiểu luận cũng như tiến xa hơn với đề tài độc đáo này trong tương lai Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! 4 I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết Trong thời đại ngày nay, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vẫn đề thời sự đối với hầu hết các nước Nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế chung của thời đại, khó tránh khỏi rơi vào lạc hậu Trái lại, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nước Bởi với những tiến bộ trên lĩnh vực khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ truyền thông và tin học, thì giữa các quốc gia ngày càng có mối liên kết chặt chẽ, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Trong 30 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong tiến trình mở cửa, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo thế và lực mới cho đất nước Quá trình hội nhập kinh tế mang lại cho nước ta hàng loạt các thành tựu nổi bật trong mọi lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, tuy nhiên đi cùng với đó cũng không ít những thách thức đặt ra cho chính phủ và các cơ quan khác Vì vậy, việc nhận thức được các rào cản, khó khăn cũng như tận dụng được hiệu quả của giai đoạn hội nhập quốc tế này sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh lành mạnh, cải thiện năng lực kinh tế làm nâng cao năng lực cạnh tranh và từng bước khẳng định vị thế của nước ta trên trường quốc tế 1.2 Mục tiêu Đề tài nghiên cứu về những kiến nghị, đề xuất để định hướng hội nhập toàn diện, sâu rộng trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng hội nhập, những khó khăn và cơ hội khi tham gia vào con đường hội nhập và hợp tác quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua 1.3 Đối tượng nghiên cứu 5 Các lĩnh vực hội nhập và hợp tác mà Việt Nam đã triển khai trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài bao quát các hoạt động hội nhập và hợp tác trong mọi lĩnh vực đặc biệt là kinh tế và từ thời điểm khi nước ta bắt đầu có những hoạt động chính sách bước đầu tham gia hội nhập vào 1986 6 II TÌNH HÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY 2.1 Khái quát chung về hội nhập quốc tế trong giai đoạn hiện nay "Hội nhập quốc tế" (Interational integration) là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay Trên thực tế, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về thuật ngữ hội nhập quốc tế Dù chưa có một định nghĩa nhận được sự nhất trí hoàn toàn trong giới học thuật và giới làm chính sách, song, hội nhập quốc tế thường được hiểu là một quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn bó giữa các nước với nhau, qua việc tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực, dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, nguồn lực, quyền lực, giá trị… Tuy nhiên, phải tuân thủ các nguyên tắc, luật chơi chung trong khuôn khổ của tổ chức khu vực và quốc tế đó Theo nghĩa rộng, toàn cầu hóa là một hiện tượng, một quá trình, một xu thế liên kết trong quan hệ quốc tế làm tăng “sự phụ thuộc lẫn nhau” về nhiều mặt của đời sống xã hội (từ kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường…) giữa các quốc gia Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hóa chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác và “phụ thuộc lẫn nhau” giữa các nền kinh tế quốc gia Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, kinh tế thế giới đã chứng kiến tốc độ toàn cầu hóa sâu rộng và nhanh chóng Sự hình thành các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực, các khu vực mậu dịch tự do, các hiệp định song phương và đa phương đã xóa bỏ các rào cản thương mại, rào cản sản xuất và rào cản về vốn, tăng khả năng tiếp cận dễ dàng với các nguồn lực trên thế giới và gia tăng dòng chảy quốc tế về vốn, hàng hóa và dịch vụ Toàn cầu hóa đã thúc đẩy thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 497,66 tỷ USD, dòng vốn lưu chuyển nhanh và dễ dàng giữa các 7 quốc gia, các khu vực kinh tế, Báo cáo Đầu tư Thế giới do Hội nghị Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố mới đây cho thấy, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đạt 1.300 tỷ USD.) là điều kiện cơ sở để nhiều quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển có cơ hội tận dụng nguồn vốn từ bên ngoài để tạo nên những bước đột phá về kinh tế xã hội Tuy nhiên từ sau đại dịch Covid 19 khiến dòng chảy thương mại, vốn và con người sụt giảm đã thúc đẩy làn sóng suy đoán về sự kết thúc của toàn cầu hóa, và việc Nga xâm chiếm Ukraine thậm chí còn mang đến nhiều dự đoán hơn về việc rút lui hướng tới khả năng tự cung tự cấp của các quốc gia Trong khi đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc cũng gây thiệt hại không chỉ với các bên liên quan mà còn lan rộng sang những nước có liên hệ mật thiết về kinh tế, chính trị với hai siêu cường Trên thực tế, thương mại hàng hóa toàn cầu đạt mức kỷ lục vào năm 2022 Hơn 3/4 thương mại đó được thực hiện theo các điều khoản chính sách cơ bản mà các chính phủ mở rộng cho tất cả các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho thấy rằng quy tắc đa phương vẫn đóng vai trò quyết định trong thương mại quốc tế Theo một số nghiên cứu mới nhất, toàn cầu hóa cần phải được cải thiện, tái định hình cho phù hợp với xu hướng hiện tại và tương lai 2.2 Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 2.2.1 Tư tưởng của Đảng về hội nhập quốc tế Bối cảnh và các quốc gia trên thế giới đang trải qua sự chuyển mình vô cùng lớn cùng với tốc độ phát triển vượt bậc, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện với sự xuất hiện của nhiều khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới Đối với một nước kinh tế còn thấp kém, lạc hậu như Việt Nam tại thời điểm đó, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường để rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, phát huy những 8 lợi thế và tìm cách khắc phục hạn chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, trong suốt thời gian qua, Đảng đã nhất quán chủ trương phải tăng cường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới Bằng sự khởi xướng của Công cuộc đổi mới, Đảng đã đề ra một kế hoạch chi tiết để nâng cao năng lực quản lý và khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Điều này đã giúp cho nền kinh tế Việt Nam phát triển vượt bậc trong những năm tiếp theo: Trong lĩnh vực kinh tế: Đảng đã đổi mới nền kinh tế đất nước từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Nền kinh tế Việt Nam được đẩy mạnh theo cơ chế thị trường và định hướng lên xã hội chủ nghĩa, đồng thời chịu sự quản lý của Nhà nước Điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh mới, giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.Ngoài ra, Đảng ta cũng tập trung vào việc phát triển các ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành kinh tế về khoa học và công nghệ, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước Các ngành này được đầu tư mạnh mẽ, hỗ trợ về chính sách, cơ sở hạ tầng và cung cấp nhân lực chất lượng cao Chính trị - Xã hội: Đảng ta đã đẩy mạnh vai trò của cả 03 nhánh quyền lực: lập pháp, tư pháp và hành pháp Trong đó, vai trò của cơ quan lập pháp được chú trọng, hoạt động hành chính nhà nước được đơn giản hóa, cụ thể hóa và đáp ứng được yêu cầu của nhân dân Đảng ta cũng lấy nhân dân làm gốc, xây dựng nhà nước “của dân, do dân, vì dân” Chính sách bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội được đưa ra, hệ thống giáo dục được cải cách Điều này đã giúp cải thiện sự tin tưởng và sự ủng hộ của nhân dân đối với chính phủ và Đảng 9 Văn hóa, giáo dục: Đảng ta đã gìn giữ, kế thừa văn hóa truyền thống dân tộc, hội nhập và tiếp cận nền văn hóa đa sắc màu của thế giới, cải cách giáo dục theo hướng chú trọng thực hành, tăng tính tự do, tự chủ và chú trọng vào người học Công cuộc đổi mới năm 1986 đã tạo ra sự đổi mới kịp thời, giúp nước ta giải quyết được các khó khăn, tồn tại trong quá khứ Đồng thời, công cuộc này còn chủ động, kịp thời nắm bắt được những cơ hội để phát triển, hoàn thiện đất nước Ngoài ra, công cuộc đổi mới còn tạo động lực cho nền kinh tế – xã hội phát triển vượt bậc và hướng tới dân chủ hóa xã hội Các mục tiêu của Đảng trong công cuộc đổi mới 1986 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước Việt Nam ngày nay 2.2.2 Quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế từ 1986 đến nay Đại hội VI (1986) của Đảng đã mở đầu cho thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Cũng chính từ Đại hội VI, bước đầu nhận thức về hội nhập quốc tế của Đảng ta được hình thành Đảng cho rằng, "muốn kết hợp sức mạnh với dân tộc với sức mạnh của thời đại, nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế" và "một đặc điểm nổi bật của thời đại là cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất" Đảng ta đã đưa ra chủ trương tranh thủ những điều kiện thuận lợi về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, tham gia ngày càng rộng rãi vào việc phân công và hợp tác quốc tế trong “Hội đồng tương trợ kinh tế và mở rộng với các nước khác” Tiếp đến Đại hội VII (1991), tư duy về hội nhập quốc tế tiếp tục được Đảng ta khẳng định, đó là, "cần nhạy bén nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế, sự 10 phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp" Đảng ta đề ra phương châm “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu cột mốc quan trọng khởi đầu của Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong thời kỳ mới, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ "Hội nhập" chính thức được đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: "Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới" Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến việc đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, tiếp tục đánh dấu một bước chuyển biến cơ bản trong nhận thức về nhu cầu cần tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh hơn "Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế" Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07- NQ/TW "Về hội nhập kinh tế quốc tế" Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và nâng lên một bước cao hơn, đó là "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác" Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ "Hội nhập kinh tế quốc tế" trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành "Hội nhập 19 Thứ năm, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh quảng bá lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ Việt Nam ra thế giới; bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thiên nhiên; khẳng định các giá trị xã hội và truyền thống tốt đẹp của Việt Nam Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội tham gia xử lý các vấn đề nhân đạo trên trường quốc tế; tham gia đấu tranh với các hiện tượng, hoạt động phi văn hóa, phản văn hóa, chống lại nhân loại Nói cách khác, ta có cơ hội phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước và gia tăng sức cạnh tranh về “sức mạnh mềm” trên trường quốc tế Đối với Doanh nghiệp Hưởng lợi từ cắt giảm thuế quan: Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan ưu đãi Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam, như nông, thủy sản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Với mức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, xuất khẩu của Việt 20 Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035 Việc tham gia FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Tiếp nhận kịp thời thông tin, hưởng các ưu đãi, được bảo vệ lợi ích trong các hiệp định thương mại tự do: Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng nắm bắt các cơ hội để tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước tham gia hiệp định, đơn cử như với CPTPP Cơ hội hình thành chuỗi cung ứng: Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp rắp, tham gia các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh