Hướng dẫn cách lấy dữ liệu BCTC trên sàn chứng khoán...18CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ...182.1.. Phân tích khái quát Báo cáo tài chính của Côn
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
Tổng quan chung về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: HAI HA CONFECTIONERY JOINT- TOCK COMPANY
- Trụ sở chính: số 25, Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103003614 do Sở Kế hoạch và
- Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 01 năm 2004.
- Tài khoản ngân hàng: 1020.10000054566 tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thanh Xuân, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Vốn chủ sở hữu: 552.538.934.518 đồng
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà (HAIHACO ) là một trong những doanh nghiệp chuyên sản xuất bánh kẹo lớn nhất tại Việt Nam.
- Công ty được thành lập từ năm 1960 trải qua hơn 50 năm phấn đấu và trưởng thành Công ty đã không ngừng lớn mạnh, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh Với đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, chiến lược kinh doanh tốt, đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên ngành có năng lực và lực lượng công nhân giỏi tay nghề Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà đã tiến bước vững chắc và phát triển liên tục để giữ vững uy tín và chất lượng xứng đáng với niềm tin yêu của người tiêu dùng.
- Tiền thân là một xí nghiệp nhỏ với công suất 2000 tấn/ năm Ngày nay, Công ty đã phát triển thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà với quy mô sản xuất lên tới 20.000 tấn/ năm.
- Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà là Doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo được cấp chứng nhận hệ thống "Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn" (HACCP) tại Việt Nam Điều này thể hiện cam kết của Lãnh đạo doanh nghiệp về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng Năm 2003 Công ty thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 191/2003/QĐ-BCN ngày 14/11/2003 của Bộ Công nghiệp.
- Các sản phẩm chủ lực của Công ty bao gồm kẹo Chew, kẹo jelly, bánh cookies trứng sữa Sozoll, bánh mềm Long Pie, bánh trứng Mercury, bánh xốp ống Miniwaf, bánh trung thu… Dây chuyền sản xuất của công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000 nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Hiện công ty có 3 nhà máy sản xuất tại KCN Bắc Ninh, TP Nam Định,TP Việt Trì và hai chi nhánh phân phối hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Hiện công ty có hơn 1.200 cán bộ công nhân viên.
- Năm 2018 là năm các cổ đông mới tiếp quản công ty sau khi Nhà nước thoái vốn, ban lãnh đạo mới đã có những quyết định đúng đắn như ổn định tổ chức,tạo niềm tin của người lao động, thực hành tiết kiệm tất cả các khâu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm… Cùng với sự cố gắng của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên công ty, năm 2018 là một năm rất thành công của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà, các chỉ tiêu kinh doanh đều lập kỷ lục từ trước đến nay.
- Sản xuất, kinh doanh bánh kẹo và chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, sản phẩm
- chuyên ngành, hàng hoá tiêu dùng và các sản phẩm hàng hoá khác.
- Đầu tư xây dựng, cho thuê văn phòng, nhà ở, trung tâm thương mại.
- Kinh doanh các ngành nghề khác không bị cấm theo các quy định của pháp
1.1.3 Danh hiệu và phần thưởng
4 Huân chương Lao động Hạng Ba (năm 1960 – 1970)
- 1 Huân chương Lao động Hạng Nhì (năm 1985)
- 1 Huân chương Lao động Hạng Nhất (năm 1990)
- 1 Huân chương Ðộc lập Hạng Ba (năm 1997)
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2010
1.1.4 Các mô hình tài trợ vốn phổ biến của doanh nghiệp
Phương thức tổ chức nguồn vốn của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố về thị trường của sản phẩm, thị trường vốn, uy tín của doanh nghiệp cũng như trình độ của nhà quản lý Nói chung không có một phương thức nào là tối ưu cho các doanh nghiệp
- Mô hình thứ nhất: : Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Mô hình thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
- Mô hình thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay HAIHACO đã thiết lập được kênh phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước với 115 nhà phân phối và hệ thống HẢI HÀ BAKERY phục vụ khoảng 50.000 cửa hàng bán lẻ Các nhà phân phối và các cửa hàng bán lẻ được nhân viên thị trường của công ty chăm sóc chu đáo, nhiệt tình đảm bảo sản phẩm của công ty được đến với người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất Công ty cũng là nhà cung cấp lớn cho các hệ thống siêu thị lớn như: Winmart, BigC, MMMarket, Coopmart, Lanchi, … với hàng trăm siêu thị lớn và hàng nghìn cửa hàng tiện ích, nhà sách Ngoài ra công ty cũng đẩy mạnh bán hàng trực tiếp vào các cơ quan và các tổ chức vào các dịp lễ tết và Trung thu nhằm khai thác các đơn hàng lớn và tăng cường quảng bá sản phẩm của công ty Bên cạnh đó, các sản phẩm của Công ty được xuất khẩu tới 15 quốc gia trên thế giới như Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Myanmar, Mông Cổ, Trung Quốc
- Thị trường tiêu thụ: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ bánh kẹo Nếu thị trường đang phát triển và có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, công ty có thể tăng doanh số bán hàng.
- Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng Nếu sản phẩm của công ty được đánh giá cao về chất lượng, khách hàng sẽ tin tưởng và tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Giá cả sản phẩm: Giá cả sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng, nếu giá cả sản phẩm của công ty phù hợp với thu nhập của khách hàng và đối thủ cạnh tranh, công ty có thể tăng doanh số bán hàng.
- Chiến lược tiếp thị: Chiến lược tiếp thị của công ty ảnh hưởng lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm Các công ty có thể sử dụng các chiến lược tiếp thị để quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng, bao gồm quảng cáo, khuyến mãi, hội chợ triển lãm, v.v.
- Đối tượng khách hàng: Đối tượng khách hàng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Nếu công ty phát triển các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng, công ty có thể tăng doanh số bán hàng.
- Cạnh tranh: Tình hình cạnh tranh trên thị trường cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Các công ty cần phát triển các sản phẩm có đặc điểm riêng để cạnh tranh trên thị trường và tăng doanh số bán hàng.
Tình hình về lao động
- Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một công ty cổ phần có quy mô tương đối lớn Từ khi thành lập năm 1959, Công ty có chưa đầy 100 lao động, cho đến nay Công ty đã có gần 2000 lao động đang làm việc và phục vụ ở các phòng ban bộ phận Nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của Công ty được cung ứng từ thị trường lao động dồi dào ở nước ta Hàng năm, Công ty tiến hành tuyển dụng và thu nhận cán bộ kỹ thuật và quản lý từ các trường đại học và cao đẳng trong cả nước.
- Nhiệm vụ này do phòng hành chính tổng hợp đảm nhận Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một lượng lớn lao động theo mùa vụ.
- Cơ cấu lao động theo chức năng
Do tính chất và đặc thù của sản phẩm bánh kẹo nên phần lớn lao động của Công ty là lao động trực tiếp sản xuất Trong tổng số gần 2000 lao động thì lao động trực tiếp có khoảng 1700 người (chiếm 85%), lao động gián tiếp gần 300 người (chiếm 15%)
- Cơ cấu lao động theo trình độ lao động
Ta thấy lượng công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động của Công ty (chiếm 59,6%), bắt nguồn từ đặc thù sản xuất và yêu cầu công nghệ Đây chính là đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm cho công ty Bên cạnh đó, Công ty còn có một đội ngũ đông đảo cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật có trình độ cao đã tốt nghiệp từ các trường Đại học và Cao đẳng ở trong và ngoài nước (chiếm 13,33 %) Ngoài ra, Công ty còn một lượng lớn lao động phổ thông do yêu cầu của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (chiếm 25,81%).
- Cơ cấu lao động theo thời hạn lao động
Trong cơ cấu lao động của Công ty, lượng lao động dài hạn phục vụ cho các mục tiêu lâu dài chiếm tỷ trọng lớn nhất Điều này giúp cho Công ty có được sự ổn định trong quản lý và tạo nên sự ổn định trong sản xuất kinh doanh.
Tình hình về máy móc thiết bị và công nghệ
1.4.1 Hệ thống máy móc thiết bị của công ty hiện nay
- Xí nghiệp bánh có 4 dây chuyền sản xuất bánh: dây chuyền sản xuất bánh kem xốp, dây chuyền sản xuất bánh biscuit, dây chuyền sản xuất bánh mặn và dây chuyền sản xuất bánh Cracker.
- Xí nghiệp kẹo có 3 dây chuyền: dây chuyền sản xuất kẹo cứng và dây chuyền sản xuất kẹo mềm và dây chuyền sản xuất kẹo gôm.
- Xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định có dây chuyền bánh kem xốp.
- Xí nghiệp thực phẩm Việt Trì có dây chuyền sản xuất kẹo mềm Năm 1998 được trang bị thêm dây chuyền sản xuất kẹo Jelly khuôn và Jelly cốc.
Công tác đầu tư, đổi mới trang thiết bị công nghệ được Công ty rất chú trọng Cho đến nay, Công ty đã đầu tư 2 nồi nấu kẹo chân không liên tục và một số máy gói kẹo tự động thay thế gói thủ công vừa tăng năng suất lao động vừa đảm bảo vệ sinh công nghiệp vừa tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu Công ty đã nhập các dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo hiện đại của Đức, Italia, Đan Mạch, Inđônêxia… Năm 2001, Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất kẹo cứng nhân và đầu tư một dây chuyền sản xuất kẹo Chew của Đức (hình thành nên xí nghiệp kẹo Chew).
Công suất thiết kế của Công ty hiện nay khoảng 20.000 tấn bánh kẹo/năm Do đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo nước ta mang tính thời vụ nên vào mùa hè các dây chuyền sản xuất bánh kẹo của Công ty chỉ đạt 55-60% công suất thiết kế.
Trong thời gian này, Công ty thực hiện tốt công tác bảo dưỡng, sửa chữa chuẩn bị cho hoạt động sản xuất những tháng cuối năm Như vậy, có thể nói hiện nay công ty đã có được quy mô sản xuất hiệu quả, vì: máy móc thiết bị của Công ty hoạt động gần 100% công suất vào những tháng đầu năm và những tháng cuối năm.
Với loại hình sản xuất khối lượng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi để công ty áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền Quá trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình tự hợp lý Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định Do đó, nơi làm việc được trang bị máy móc thiết bị và dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý và có trình độ tổ chức lao động cao.Mặt khác, các nơi làm việc được tổ chức theo hình thức đối tượng, nói cách khác là theo trình tự chế biến sản phẩm và tạo thành đường dây chuyền, do đó nguyên liệu được vận động theo một hướng nhất định và có đường di động ngắn nhất giúp cho thời gian sản xuất ít bị gián đoạn, đảm bảo 3 ca trong một ngày làm việc, rút ngắn chu kỳ sản xuất: nhanh nhất còn từ 5-10 phút và dài nhất là từ 3-4 giờ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Các chiến lược kinh doanh của công ty
- Chiến lược tập trung vào khách hàng: Công ty tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, từ đó phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ Các công ty cũng có thể sử dụng các chiến lược tiếp thị để quảng bá sản phẩm và thu hút khách hàng.
- Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Công ty phát triển nhiều dòng sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và tăng doanh số bán hàng.
- Chiến lược mở rộng thị trường: Công ty tìm kiếm và mở rộng thị trường mới để tăng doanh số bán hàng Các công ty có thể sử dụng các chiến lược mở rộng địa lý hoặc mở rộng dòng sản phẩm để đưa sản phẩm của mình đến nhiều khách hàng hơn.
- Chiến lược tối ưu hóa sản xuất và chi phí: Công ty sử dụng các phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả để tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm thiểu chi phí. Điều này giúp công ty cải thiện mức lợi nhuận và cạnh tranh trên thị trường.
- Chiến lược đổi mới sản phẩm: Công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và giữ vị trí cạnh tranh trên thị trường.
Hướng dẫn cách lấy dữ liệu BCTC trên sàn chứng khoán
Để lấy dữ liệu BCTC (Báo cáo tài chính) của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
- Truy cập vào trang web của sàn chứng khoán mà công ty đó niêm yết Ví dụ: trang web của sàn HoSE (Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh) là https://www.hsx.vn/, trang web của sàn HNX (Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội) là https://www.hnx.vn/.
- Tìm kiếm công ty mà bạn muốn lấy BCTC bằng cách sử dụng công cụ tìm kiếm trên trang web của sàn chứng khoán.
- Khi đã tìm thấy công ty, truy cập vào trang thông tin của công ty đó trên trang web của sàn chứng khoán.
- Tìm kiếm mục "Thông tin tài chính" hoặc "Báo cáo tài chính" và chọn loại BCTC mà bạn muốn lấy (Báo cáo tài chính quý, bán niên hay niên độ).
- Tải xuống BCTC của công ty đó bằng cách nhấp vào liên kết tải xuống trên trang web Bạn có thể lưu trữ dữ liệu này trong máy tính của mình để tham khảo sau này.
Lưu ý rằng các sàn chứng khoán có thể có các cách thức khác nhau để truy cập vào thông tin tài chính và BCTC của các công ty niêm yết, vì vậy bạn nên xem xét các hướng dẫn cụ thể trên trang web của sàn chứng khoán đó.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI HÀ
Phân tích khái quát Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà 18 1 Phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
2.1.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 Đơn vị tính: VND
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ
I Tiền và các khoản tương đương tiền 19,008,149,094 1.526% 18,391,796,229 1.477% (616,352,865) -3.243% -0.049%
II Các khoản 95,000,000,000 7.627% 86,000,000,000 6.908% (9,000,000,000) -9.474% -0.719% đầu tư tài chính ngắn hạn
3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 95,000,000,000 7.627% 86,000,000,000 6.908% (9,000,000,000) -9.474% -0.719%
III Các khoản phải thu ngắn hạn 737,066,440,726 59.176% 797,648,655,684 64.073% 60,582,214,958 8.219% 4.897%
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 212,549,205,147 17.065% 279,965,781,748 22.489% 67,416,576,601 31.718% 5.424%
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 197,314,132,280 15.842% 132,138,111,382 10.614% (65,176,020,898) -33.032% -5.227%
6 Phải thu ngắn hạn khác 327,203,103,299 26.270% 385,544,762,554 30.970% 58,341,659,255 17.830% 4.700%
V.Tài sản ngắn hạn khác 1,906,205,120 0.153% 889,937,806 0.071% (1,016,267,314) -53.314% -0.082%
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 1,040,066,977 0.084% 508,116,739 0.041% (531,950,238) -51.146% -0.043%
2 Thuế GTGT được khấu trừ 292,148,277 0.023% 114,783,743 0.009% (177,364,534) -60.710% -0.014%
3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 573,989,866 0.046% 267,037,324 0.021% (306,952,542) -53.477% -0.025%
I Các khoản phải thu dài hạn 2,609,446,975 0.210% 2,609,446,975 0.210% - 0.000% 0.000%
6 Phải thu dài hạn khác 2,609,446,975 0.210% 2,609,446,975 0.210% - 0.000% 0.000%
II.Tài sản cố 184,401,952,164 14.805% 167,100,308,394 13.423% (17,301,643,770) -9.383% -1.382% định
1 Tài sản cố định hữu hình 184,401,952,164 14.805% 167,100,308,394 13.423% (17,301,643,770) -9.383% -1.382%
- Giá trị hao mòn lũy kế -255,544,110,613
3 Tài sản cố định vô hình 0 0.000% 0 0.000% - #DIV/0! 0.000%
- Giá trị hao mòn lũy kế -196,200,000 -0.016% -196,200,000 -0.016% - 0.000% 0.000%
IV Tài sản dở dang dài hạn 22,312,631,507 1.791% 0 0.000% (22,312,631,507) -100.000% -1.791%
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 22,312,631,507 1.791% 0 0.000% (22,312,631,507) -100.000% -1.791%
VI Tài sản dài 48,608,193,550 3.903% 46,799,352,334 3.759% (1,808,841,216) -3.721% -0.143% hạn khác
1 Chi phí trả trước dài hạn 48,608,193,550 3.903% 46,799,352,334 3.759% (1,808,841,216) -3.721% -0.143%
1 Phải trả người bán ngắn hạn 137,066,768,709 11.005% 287,892,186,444 23.126% 150,825,417,735 110.038% 12.121%
2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 132,625,022,233 10.648% 123,343,700,041 9.908% (9,281,322,192) -6.998% -0.740%
3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 19,248,053,583 1.545% 13,509,142,412 1.085% (5,738,911,171) -29.816% -0.460%
4 Phải trả người lao động 12,777,837,273 1.026% 23,863,951,371 1.917% 11,086,114,098 86.760% 0.891%
5 Chi phí phải trả ngắn hạn 18,348,874,301 1.473% 16,464,658,140 1.323% (1,884,216,161) -10.269% -0.151%
8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 1,130,528,915 0.091% 1,135,588,479 0.091% 5,059,564 0.448% 0.000%
9 Phải trả ngắn hạn khác 21,229,325,557 1.704% 20,887,613,132 1.678% (341,712,425) -1.610% -0.027%
10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 314,777,865,090 25.272% 191,737,485,402 15.402% (123,040,379,688) -39.088% -9.871%
12 Quỹ khen thưởng phúc lợi 5,268,598,740 0.423% 7,668,699,442 0.616% 2,400,100,702 45.555% 0.193%
7 Phải trả dài hạn khác 1,611,022,865 0.129% 1,705,822,865 0.137% 94,800,000 5.884% 0.008%
8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 79,092,297,745 6.350% 4,156,321,593 0.334% (74,935,976,152) -94.745% -6.016%
1 Vốn góp của chủ sở hữu 164,250,000,000 13.187% 164,250,000,000 13.194% - 0.000% 0.007%
- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 164,250,000,000 13.187% 164,250,000,000 13.194% - 0.000% 0.007%
2 Thặng dư vốn cổ phần 33,502,910,000 2.690% 33,502,910,000 2.691% - 0.000% 0.001%
4 Vốn khác của chủ sở hữu 3,656,202,300 0.294% 3,656,202,300 0.294% - 0.000% 0.000%
8 Quỹ đầu tư phát triển 245,873,013,806 19.740% 295,541,618,588 23.740% 49,668,604,782 20.201% 4.000%
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 55,084,526,901 4.423% 55,588,203,630 4.465% 503,676,729 0.914% 0.043%
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước 52,282,741,875 4.198% 2,801,785,026 0.225% (49,480,956,849) -94.641% -3.973%
- LNST chưa phân phối kỳ này 2,801,785,026 0.225% 52,786,418,604 4.240% 49,984,633,578 1784.028% 4.015%
Bảng 1: Bảng phân tích biến động về quy mô và cơ cấu tài sản và nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Mã số Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ 2 1 Biểu đồ biểu thị xu hướng biến động của Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn
Qua biểu đồ ta thấy tổng tài sản của doanh nghiệp cuối năm 2022 giảm 638.744.179 đồng so với năm 2021 với tốc độ giảm là 0,051% Tốc độ này cho thấy sự biến động tổng tài sản của doanh nghiệp trong năm không lớn Nhưng tỷ lệ giữa TSNH và TSDH trong doanh nghiệp lại có sự thay đổi đáng kể.
Bảng 3: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
TSNH cuối năm 2022 đã tăng 40.784.372.314 đồng so với cuối năm 2021 tương ứng tăng 4,13%, tỷ trọng tăng 3,317% trong tổng tài sản cụ thể:
- Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 616.352.864 đồng tương ứng giảm 3,243%, tỷ trọng giảm 0,049% trong tổng tài sản, điều này có nghĩa là cuối năm
2022 doanh nghiệp không thu hồi được các khoản công nợ hay doanh nghiệp không dự trữ để mua hàng vào thời gian tới.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn giảm 9.000.000.000 đồng tương ứng tỉ lệ giảm 9,474% chiếm tỉ trọng giảm 0,719% Khoản mục này giảm có thể do doanh nghiệp đang bị nắm giữ những khoản đầu tư đến ngày đáo hạn như: tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn,
- Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 60.582.214.958 đồng với tốc độ tăng 8,219%, tỷ trọng tăng 4,897% trong tổng tài sản và xem xét doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2022 có sự cải thiện so với năm 2021 nên khoản mục này tăng lên là hợp lý do doanh nghiệp bán được nhiều hàng, hoặc doanh nghiệp thay đổi chính sách, phương thức bán hàng.
- Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm 9.165.222.465 đồng với tốc độ giảm6,808%, tỷ trọng giảm 0,731% trong tổng tài sản so với năm 2021 là do doanh
- TSNH khác của doanh nghiệp lại giảm đi 1.016.267.314 đồng với tốc độ giảm 53,314%, tỷ trọng 0,082% trong tổng tài sản, càng chứng tỏ cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ngày càng hợp lý.
Bảng 4: Cơ cấu tài sản dài hạn của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
TSDH cuối năm 2022 giảm so với năm 2021 là 41.423.116.493 đồng với tốc độ giảm 16,06%, tỷ trọng giảm 3,317% trong tổng tài sản Sự biến động của tài sản dài hạn là do:
- Các khoản phải thu dài hạn không thay đổi, điều này chứng tỏ khả năng thu hồi công nợ không có hiệu qu
- Tài sản cố định năm 2022 giảm mạnh 17.301.643.770 đồng so với năm 2021 với tốc độ giảm 9,383%, tỷ trọng giảm 1,382% trong tổng tài sản, nguyên nhân do doanh nghiệp đã thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hoặc doanh nghiệp đem tài sản cố định đi góp vốn vào đơn vị khác.
- Bên cạnh đó, trong năm 2022 doanh nghiệp cũng không có khoản mục tài sản dở dang dài hạn do sản phẩm đã hoàn thành.
- Tài sản dài hạn khác năm 2022 so với năm 2021 giảm 1.808.841.216 đồng tương ứng giảm 3,741% chiếm tỉ trọng giảm 0,143% trong tổng tài sản
Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ 2 2: Biểu đồ biểu thị xu hướng biến động của Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nợ phải trả có xu hướng giảm đi trong khi đó vốn chủ sở hữu tăng lên điều này là do:
Bảng 6: Cơ cấu nợ ngắn hạn và dài hạn của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Sự tăng lên từ nợ ngắn hạn là những khoản nợ dưới 1 năm tài chính
24.030.150.462 đồng với tốc độ tăng 3,627%, tỷ trọng tăng 1,958% trong tổng nguồn vốn, chủ yếu là do khoản phải trả người bán tăng
Trong khi đó nợ dài hạn giảm 74.841.176.152 đồng với tốc độ giảm
92,736% tỷ trọng giảm 6,008% trong tổng nguồn vốn Doanh nghiệp cần cân nhắc để thanh toán các khoản nợ này để nhà cung cấp tin tưởng cho những lần mua hàng tiếp theo
- Vốn chủ sở hữu tăng 50.172.281.511 đồng với tốc độ tăng 9,987% tỷ trọng tăng
4,051% trong tổng nguồn vốn, tỉ lệ này cho thấy mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp tương đối đảm bảo
Kết luận: Tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa 2 năm 2021 và năm 2022 không có sự thay đổi nhưng giá trị của các chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn và tỷ trọng giữa chúng có sự thay đổi Sự thay đổi này là do chính sách tài chính của doanh nghiệp trong năm có sự thay đổi
Với những đánh giá cụ thể tài chính trên, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm 2022 so với năm 2021 không được cải thiện, doanh nghiệp còn nhiều khoản đầu tư mạo hiểm, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro.
2.1.2 Phân tích Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 Đơn vị tính: VND
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,002,430,638,395 107.718% 1,517,002,029,660 104.293% doanh thu
3 Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 930,608,567,920 100% 1,454,562,802,336 100%
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 143,351,556,629 15.404% 195,679,408,249 13.453%
6 Doanh thu hoạt động tài chính 26,748,049,202 2.874% 75,565,856,782 5.195%
- Trong đó: Chi phí lãi vay 25,959,522,939 2.790% 56,431,124,247 3.880%
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 47,386,481,676 5.092% 48,051,792,875 3.304%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (14,078,318,767) -1.513% 42,756,346,850 2.939%
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 65,945,357,398 7.086% 70,107,262,997 4.820%
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 13,662,615,523 1.468% 17,320,844,393 1.191%
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN 52,282,741,875 5.618% 52,786,418,604 3.629%
18 Lãi cơ bản trên cổ 3,024 0.0000003 3,214 0.0000002
Bảng 7: Bảng phân tích biến động về quy mô và cơ cấu của các chỉ tiêu qua báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Tình hình kết quả kinh doanh của công ty Hải Hà qua 2 năm có sự biến động Năm 2022 tình hình kết quả kinh doanh khả quan hơn so với năm 2021, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng nhẹ 503.676.729 đồng tương ứng tăng 0,963%, tỉ trọng giảm 1,989%. Lợi nhuận của công ty chỉ tăng nhẹ nguyên nhân 1 phần do chi phí tăng cao, mặc dù doanh thu năm 2022 tăng và lớn hơn năm 2021, bên cạnh đó năm 2022 công ty bị giảm lợi nhuận từ hoạt động khác Cụ thể như sau:
Mã số Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022
20 LNG về BH và CCDV 15,4% 13,45%
50 Tổng LN KT trước thuế 7,09% 4,82%
Bảng 8: Cơ cấu chỉ tiêu Doanh thu, Lợi nhuận gộp và Lợi nhuận trước thuế của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ 2 3: Biểu đồ biểu thị xu hướng biến động của doanh thu, lợi nhuận gộp và LN trước thuế của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hải Hà năm 2022 tăng 514.571.391.265 đồng so với năm 2021, tương ứng tỉ lệ tăng 51,332% chiếm tỉ trọng giảm 3,425% Doanh thu bán hàng tăng có thể là do tăng nhờ giá bán hoặc sản lượng tiêu thụ Nếu như công ty tăng chất lượng sản phẩm mà doanh thu tăng chủ yếu do sản lượng, điều đó thể hiện công ty bán hàng cùng với các chính sách bán hàng đúng đắn Nếu doanh thu chỉ tăng vì giá bán, về lâu dài công ty cần xem xét điều chỉnh giá bán, tập trung tăng sản lượng.
- Các khoản giảm trừ năm 2022 giảm 9.382.843.151 đồng so với năm 2021 tương ứng tỉ lệ giảm 13,064% chiếm tỉ trọng 3,425% Các khoản giảm trừ giảm đi có thể là do không có những lô hàng bị trả lại Còn nếu các khoản giảm trừ giảm do chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán thì điều này là chấp nhận được bởi không có khách mua với số lượng lớn.
- Hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp mặc dù tăng 523.954.234.416 đồng tương ứng tăng 56,302% nhưng trong khi đó giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cũng tăng cao 59,908% làm cho lợi nhuận gộp bị giảm đi. Giá vốn tăng cao nguyên nhân do trong kỳ có sự biến động về nguồn cung ứng hàng hóa, nguyên liệu sản xuất dẫn tới chi phí đầu vào tăng lên Trong khi đó trên thị trường xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh nên để đảm bảo được sản lượng tiêu thụ thì giá bán sản phẩm của doanh nghiệp cũng không tăng lên Do vậy, tỉ trọng của giá vốn hàng bán chiếm trong tổng doanh thu thuần đã tăng lên 1,951%.
Phân tích khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà
2.2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn - Năm 2021 = = 1,491
Hệ số khả năng thanh toán nhanh - Năm 2021 = = 1,288
Hệ số khả năng thanh toán tức thời - Năm 2021 = = 0,029
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,491 1,498 0,007 0,485%
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,288 1,315 0,028 2,151%
Hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,029 0,027 (0,002) -6,629%
Bảng10: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ 2 4: Biểu đồ biến động hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty CP bánh kẹo Hải
Nhìn vào bảng phân tích, thông qua sự biến động của các hệ số khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2022 so với năm 2021, cụ thể:
– Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty Hải Hà trong năm 2021 và 2022 đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Năm 2022, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 1,498 lần Tức là, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,498 đồng tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp đang có So với năm 2021, chỉ tiêu này tăng 0,007 lần Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn (4,13%) cao hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (3,627%) Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản mục các khoản phải thu ngắn hạn tăng so với năm 2021
Nhìn chung, trị số của chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng dần Như vậy, nếu cứ duy trì được xu hướng này thì hoạt động tài chính của công ty sẽ ổn định vì tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn nhưng doanh nghiệp cũng phải lưu ý rằng là hệ số này nếu tiếp tục giảm thì có thể gây ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán.
– Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2022 là 1,315 lần Cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bới 1,315 đồng tài sản ngắn hạn sau khi trừ hàng tồn kho Vào năm 2021 là 1,288 lần, vì thế năm 2022 giảm so với năm 2021 là 0,028 lần , ở cả hai thời điểm hệ số này đều lớn hơn 0.5, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn, có được điều này là do lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng vừa phải trong tổng số tài sản ngắn hạn.
– Hệ số khả năng thanh toán tức thời vào năm 2022 là 0,027 lần, hệ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2022 được đảm bảo thanh toán bởi 0,027 đồng tiền và tương đương tiền, năm 2021 là 0,029 lần, năm 2022 giảm so với 2021 là 0.002 lần Điều này là do tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền nhỏ hơn tốc độ tăng của Nợ ngắn hạn Hệ số này ở cả hai thời điểm là tương đối thấp, cho thấy doanh nghiệp dự trữ lượng tiền mặt không nhiều
Kết luận:Qua phân tích ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tại hai thời điểm phân tích nhìn chung là thấp, các chỉ số như khả năng thanh toán tức thời còn ở rất nhỏ dưới 0,1 Tình trạng này nếu kéo dài có gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Do vậy để nâng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, doanh nghiệp cần có các biện pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính.
2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát - Năm 2021 = 1.245.542.848.018 743.176.195.011 = 1,676
*Phân tích khả năng thanh toán gốc vay nợ dài hạn
Hệ số tài trợ - Năm 2021 = = 0,403
Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu - Năm 2021 = = 1,479
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn - Năm 2021 = = 3,196
*Phân tích khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay - Năm 2021 = = 3,540
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,676 1,798 0,122 7,284%
Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 3,196 36,933 33,737 1055,594%
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 3,540 2,242 -1,298 -36,662%
Bảng 11: Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán dài hạn của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ 2 5: Biểu đồ biến động chi tiêu khả năng thanh toán nợ dài hạn của Công ty CP bánh kẹo Hải
Nhận xét: Qua bảng phân tích ta thấy
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát năm 2022 là 1,798 lần, năm 2021 là 1,676 lần, như vậy năm 2022 tăng nhẹ so với năm 2021 là 0,122 lần, có nghĩa là nếu năm 2021 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,676 đồng tài sản thì con số này là 1,798 đồng ở năm 2022, do tốc độ tăng của tài sản lớn hơn tốc độ tăng của nợ phải trả hay mức độ tham gia tài trợ tài sản bằng nợ phải trả trong năm 2022 tăng lên Hệ số này ở cả hai thời điểm đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo trang trải được các khoản nợ phải trả.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2021 là 3,196 có nghĩa là một đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng 3,196 đồng tài sản dài hạn, hệ số này tăng lên là 36,933 vào năm 2022 (tăng 33,737 lần) vì tốc độ tăng của nợ dài hạn nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản dài hạn Như vậy mức độ sử dụng nợ dài hạn cho tài sản dài hạn tăng lên có nghĩa là sử dụng tài sản ngắn hạn giảm xuống Hệ số này ở cả hai năm vẫn rất cao, cho thấy doanh nghiệp mức độ độc lập về tài chính rất tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn.
- Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2022 so với năm 2021 giảm 1,298 lần Hệ số này trong năm 2022 là 2,242; có nghĩa là mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bởi 2,242 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, con số này trong năm 2021 là 3,540. Chứng tỏ hoạt động trả lãi của doanh nghiệp là không tốt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp là không có.
Kết luận: Khả năng thanh toán của công ty Hải Hà về cơ bản là tốt (>1) Tuy nhiên công ty vẫn cần phải cân nhắc xem xét đối với dòng tiền thu vào, chi ra của các hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty, cải thiện hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Phân tích khả năng sinh lời
2.3.1 Phân tích khả năng sinh lời theo phương pháp không Dupont
Tổng Tài sản bình quân
Tổng Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế (ROS)
Vòng quay tài sản (SOA)
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên tổng Tài sản (ROA)
Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)
BẢNG TÍNH TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY
1 Tỷ suất lợi nhuận gộp 15.40% 12.90% -2.50% -16.26%
2 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (ROS) 5.62% 3.63% -1.99% -35.41%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) 10.41% 9.55% -0.85% -8.20%
Phân tích ROA không theo phương pháp Dupont
1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (ROS) 5.62% 3.63% -1.99% -35.41%
2 Số vòng quay tổng tài sản (SOA) 0.75 1.17 42.13% 56.38%
3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản
Phân tích ROE không theo phương pháp Dupont
1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế (ROS) 5.62% 3.63% -1.99% -35.41%
2 Số vòng quay tổng tài sản (SOA) 0.75 1.17 42.13% 56.38%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) 10.41% 9.55% -0.85% -8.20%
Bảng 12: Bảng tính tỷ số khả năng sinh lời của Công ty CP bánh kẹo Hải Hà
Biểu đồ biểu thị khả năng sinh lời
Biểu đồ 2 6: Biểu đồ biểu thị khả năng sinh lời2.3.2 Phân tích khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ROA ΔROA(ROS) = (ROS2022 - ROS2021)*SOA2021 = (3,63 - 5,62)*0,75 = -1,49% ΔROA(SOA) = ROS2022*(SOA2022 - SOA2021) = 3,63*(1,17 - 0,75) = 1,52%
=> ΔROA = ΔROA(ROS) + ΔROA(SOA) = -1,49% + 1,53% = 0,04%
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới ROE ΔROE(ROS) = (ROS2022-ROS2021)*SOA2021*AOE2021 =(3,63 - 5,62)*0,75*2,48 = -3,70% ΔROE(SOA) = ROS2022*(SOA2022-SOA2021)*AOE2021 = 3,63*( 1,17 - 0,75)*2,48 = 3,78% ΔROE(AOE) = ROS2022*SOA2022*(AOE2022-AOE2021) = 3,63*1,17*(2,25 - 2,48) = -0,98%
=> ΔROE = ΔROE(ROS) + ΔROE(SOA) + ΔROE(AOE) = - 3,68% + 3,79% - 0,96% = -0,85%
Nhìn vào bảng phân tích có thể thấy các hệ số đánh giá khả năng sinh lời của công ty Hải Hà năm 2022 có xu hướng giảm nhẹ so với năm 2021, cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong năm 2022 giảm sút, cụ thể như sau:
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của Công ty năm 2021 là 5,62% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thu về công ty giữ lại được 5,62 đồng Lợi nhuận sau thuế, con số này giảm còn 3,63 đồng trong năm 2022, như vậy giảm 1,99 đồng tương ứng 35,41% Điều này cho thấy hiệu quả kiểm soát, quản lý và sử dụng chi phí trong năm 2022 giảm so với năm 2021.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của Công ty năm 2021 là 4,2 %, có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được 4,2 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này tăng lên 4,24 đồng năm 2022, như vậy tăng 0,04 đồng, tương ứng tăng 1,02%; điều này có thể giải thích do ROS giảm so với năm 2021,nhưng bên cạnh đó là sự tăng mạnh của chỉ tiêu số vòng quay tài sản SOA (tăng56,38%) ROA tăng tác động từ ROS là -1,49% cường độ sử dụng tài sản giảm, số vòng quay tài sản tác động làm tăng 1,52%.
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty năm 2021 là 10,41%, có nghĩa là 100 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản tạo ra được 10,41 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này chỉ còn 9,55 đồng năm 2022, như vậy giảm 0,85 đồng tương ứng 8,2%, đây là một con số đáng kể ROE giảm do ROS giảm mạnh tác động làm giảm 3,7%, do SOA làm tăng 3,78% và do doanh nghiệp có xu hướng giảm bớt nợ phải trả, tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu, do vậy hệ số nhân AOE giảm nhẹ và tác động làm giảm 0,98%.
Kết luận: Như vậy, sự sụt giảm của các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời là do ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố Tuy nhiên nguyên nhân chính là do Doanh thu sụt giảm, tỷ suất chi phí gia tăng, có thể do công tác bán hàng chưa thật sự hiệu quả, các chiến lược kinh doanh chưa phù hợp trong thời kỳ biến động nền kinh tế do ảnh hưởng của dịch covid 19 đã làm cho hàng hóa của doanh nghiệp tồn đọng, khả năng thanh toán kém, chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm đi ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để đưa ra các giải pháp khắc phục.
Đánh giá tình hình tài chính
Sau khi phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà ta có thể thấy trong giai đoạn từ 2021-2022 là giai đoạn có nhiều biến động mạnh của các chỉ số tài chính có ảnh hưởng tới công ty và sự thu hút đối với các nhà đầu tư Tuy nhiên công ty vẫn có một số ưu nhược điểm như sau:
- Nhìn chung, quy mô tài sản và nguồn vốn của công ty tương đối ổn định trong giai đoạn 2021-2022, tính đến cuối năm 2022 tổng tài sản/nguồn vốn đạt hơn 1.000 tỷ đồng.
- Hiện nay, hệ số nợ của công ty luôn duy trì ở mức dưới 0,5, công ty sẽ ít gặp những rủi ro trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn và cũng đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.
- Các chỉ số về khả năng thanh toán đều cho thấy mức độ đảm bảo an toàn khi thanh toán nợ ngắn hạn Và đồng thời công ty cũng cho thấy được tỷ lệ thanh toán lãi vay của mình luôn vượt trên ngưỡng an toàn.
- Lợi nhuận sau thuế của công ty trong giai đoạn 2021-2022 luôn đạt mức trên 50 tỷ đồng, năm 2022 tăng hơn năm 2021 do năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-
19 diễn biến phức tạp Tuy nhiên so với các đối thủ cạnh tranh và trung bình ngành, con số này vẫn rất lớn và đáng ngưỡng mộ.
- Nhờ chương trình tiêm chủng của chính phủ mà Hải Hà thuận lợi gia tăng sản lượng bán hàng nội địa
- Thứ nhất, Quy mô tài sản của công ty còn hạn chế.
Tổng tài sản của công ty đều có dấu hiệu giảm từ năm 2021 đến 2022 Nguyên nhân chủ yếu là tài sản dài hạn Cụ thể, cuối năm 2021 tổng tài sản của công ty 1.245.542.848.018 đồng (trong đó tài sản dài hạn là 403.932.224.196 đồng) Nhưng đến cuối năm 2022 tổng tài sản giảm còn 1.244.904.103.839 đồng (trong đó tài sản dài hạn là 216.509.107.703) Doanh nghiệp cần xem xét lại cách quản lý để tài sản có thể tăng lên, tiền mặt cũng như các khoản khác có thể ổn định hơn.
- Thứ hai, khả năng độc lập tài chính của công ty còn hạn chế.
Năm 2021, tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là 1.245.542.848.018 đồng, trong đó tỷ trọng nợ phải trả chiếm 59,67% đến năm 2022 tổng nguồn vốn là 1.244.904.103.839 đồng với tỷ trọng nợ phải trả là 55,62% Điều này cho thấy khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp còn khá yếu, việc giảm tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn đang là vấn đề cần chú trọng để giảm việc phụ thuộc tài chính vào bên ngoài đối với doanh nghiệp Đồng thời giảm sức ép vay nợ cho doanh nghiệp, đảm bảo không có các khoản nợ vay quá hạn hay tín dụng xấu để không ảnh hưởng tới khả năng sinh lời vốn chủ ảnh hưởng tới sức hấp dẫn các nhà đầu tư vào doanh nghiệp.
- Thứ ba, công tác quản lý hàng tồn kho chưa được tốt
Việc quản lý hàng tồn kho còn tồn tại nhiều bất hợp lý và chưa hiệu quả dẫn đến kỳ luân chuyển vốn lưu động dài, vòng quay vốn lưu động thấp làm cho vốn bị ứ đọng Cụ thể hàng tồn kho năm 2022 giảm 9.165.222.465 đồng (giảm 6,81%)so với năm 2021 Điều này chứng tỏ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế trong việc tiêu thụ hàng hóa dẫn đến hàng hóa không bán được ứ đọng trong kho kéo theo doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm đi đáng kể.
- Thứ tư, Tiền và các khoản tương đương tiền dự trữ còn ít
Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của công ty Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng đến khả năng thanh toán tức thời của công ty Tiền và các khoản tương đương tiền có sự giảm đi qua các năm Cụ thể từ cuối năm 2021 đến cuối năm
2022 giảm 616.352.865 đồng tỷ lệ tương ứng giảm 3,24% Tỷ trọng của khoản tiền và các khoản tương đương tiền so với nợ ngắn hạn vẫn còn thấp và không đủ để bù đắp các khoản nợ dẫn đến khả năng thanh tức thời của doanh nghiệp rất thấp (dưới 0,5) kéo dài liên tiếp cả 2 thời điểm Có nghĩa là doanh nghiệp không có đủ tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn, quá hạn gây rủi ro thanh toán cho công ty.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNHCỦA CÔNG TY HẢI HÀ
Tăng đầu tư vốn chủ sở hữu
- Qua phân tích cho thấy tỷ trọng Nợ phải trả trong Tổng nguồn vốn của Công ty có tỷ trọng cao tại năm 2021 nhưng lại giảm nhỏ qua năm 2022 Như vậy hoạt động của công ty đang bị phụ thuộc một phần không nhỏ vào nguồn vốn vay và chiếm dụng, tuy vậy mà công ty vẫn giữ được sự cân bằng trong cơ cấu vốn Đây là một điều tích cực trong quản lý doanh nghiệp của Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà Với tình hình kinh tế không mấy khả quan trong năm 2021, thì đây là một sự cố gắng không hề nhỏ của doanh nghiệp Nếu công ty không giữ được mức cân bằng nguồn vốn như vậy sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy ví dụ như mất khả năng thanh toán và Nợ phải trả lớn hơn vốn chủ sở hữu nguy cơ phá sản có thể xảy ra Mặt khác, các tình huống xấu hơn có thể xảy ra do cơ cấu vốn không hợp lý các khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong khi nguồn vốn thường xuyên thấp khiến cho tình trạng mất cân bằng tài chính.
- Tuy nhiên công ty vẫn cần áp dụng các biện pháp để giảm tỷ trọng các khoản nợ phải trả trong tổng nguồn vốn đưa cơ cấu vốn về mức tối ưu có thể bằng các cách sau:
- Trước mắt công ty cần tập trung khôi phục sản xuất đẩy mạnh kinh doanh tăng lượng hàng hóa bán ra để đẩy mạnh quy mô doanh nghiệp về vị thế ban đầu Công ty cần phải đẩy nhanh hơn việc thu hồi các khoản công nợ phải thu, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, xác định mức dự trữ nguyên vật liệu phù hợp nhằm giảm thiểu lượng vốn ứ đọng, thanh lý bớt các tài sản cố định đã hết khấu hao không hoạt động cho dịch vụ kinh doanh.
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả chi phí, mở rộng thị trường tiêu thu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng để tăng doanh thu tăng lợi nhuận Các khoản lợi nhuận này có thể dùng để trích lập quỹ như quỹ đầu tư và phát triển,… từ các quỹ này có thể sử dụng cho mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho tái sản xuất và dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra làm tăng tính tự chủ tài chính cho công ty.
Nâng cao tính thanh khoản tài sản ngắn hạn
Để cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, nhằm nâng cao uy tín với khách hàng và quản lý hàng tồn kho, nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn Nhóm nghiên cứu chúng em đề ra một số biện pháp như sau:
Sử dụng tài sản một cách tiết kiệm, không lãng phí thông qua việc triển khai các định mức kỹ thuật tiên tiến, nâng cao tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn. ỉ Về nõng cao tớnh thanh khoản của cỏc khoản phải thu:
- Công ty cần xây dựng quy trình quản lý và thu hồi công nợ, để phân loại khách hàng và áp dụng chiết khấu thanh toán và thời gian trả nợ khác nhau Đối với những khách hàng lâu năm, công ty có thể áp dụng chiết khấu thanh toán, sử dụng phí hoa hồng và thời gian trả nợ có thể kéo dài hơn Đối với khách hàng hiện tại, họ sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán nếu thanh toán ngay.
- Thực hiện theo dõi chi tiết các khoản nợ quá hạn bằng cách lập ra một bản kê thời gian quá hạn của các khoản phải thu, phân loại chi tiết các khoản nợ theo quy mô nợ, thời hạn thanh toán nợ và chính sách giá cả hàng hóa, dịch vụ.
- Thường xuyên cập nhật tình hình thanh toán và đối chiếu công nợ với khách hàng, tiếp tục thu hồi đối với nợ khó đòi. ỉ Về nõng cao tớnh thanh khoản hàng tồn kho:
- Cần xác định cơ cấu Tài sản ngắn hạn hợp lý, xây dựng và lựa chọn các phương án, chiến lược kinh doanh tối ưu giúp công ty hạn chế hàng tồn kho tăng quá nhiều.
- Chủ động xây dựng phương án mua nguyên vật liệu đầu vào, tìm nguồn cung cấp hàng hóa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý, dự trữ một lượng hàng tồn kho nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất luôn được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Tuy nhiên, việc dự trữ lượng hàng tồn kho quá lớn sẽ phát sinh các chi phí như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí cơ hội trong việc đầu tư Do vậy công ty cần có những dự báo chính xác về tình hình thị trường để dự trữ một lượng hàng tồn kho hợp lý.
- Tổ chức tốt công tác nhập khẩu, mua hàng, vận chuyển và dự trữ hàng hóa có cân nhắc, phù hợp với nhu cầu kinh doanh thực tế nhằm làm giảm số hàng tồn kho tối thiểu Phát hiện kịp thời và xử lý ngay những ứ đọng quá lâu tránh tình trạng ứ đọng vốn.
- Nâng cao tốc độ tiêu thụ hàng hóa bằng cách tăng cường công tác marketing, dùng phương pháp bán hàng bằng cách chào hàng, chào giá đối với những khách hàng có nhu cầu, tổ chức đa dạng các hình thức tiêu thụ sản phẩm như gửi hàng đi bán, mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh công tác tiêu thụ.
Cải thiện khả năng thanh toán
Để cải thiện khả năng thanh toán hiện nay của công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà, nhằm giúp đánh giá về hiệu quả tài chính cũng như thấy rõ những rủi ro tài chính của công ty Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư, cho vay thông qua đó để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của công ty Do đó, công ty cần một cơ chế quản lý hợp lý:
- Trong thời gian tới công ty cần bổ sung lượng vốn bằng tiền thích hợp để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ đặc biệt là các khoản nợ ngắn hạn Kể cả các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán cũng cần dự phòng một khoản tiền mặt nhất định để đề phòng rủi ro từ phía các nhà cho vay cần thanh toán gấp.
- Công ty cần theo dõi chi tiết theo thời gian và đối tượng của các khoản nợ ngắn hạn để phân loại các khoản nợ đã đến hạn để có kế hoạch trả nợ hợp lý Đặc biệt là các khoản vay đến hạn nếu vay từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng, nếu không trả đúng hạn cũng gây mất uy tín cho công ty.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tiền mặt: làm tăng khả năng có sẵn của tiền mặt, điều chỉnh lượng tiền mặt để tối thiểu hóa nhu cầu vay vốn Đầu tư các khoản tiền mặt dư thừa của công ty để nâng cao thu nhập, đầu tư và dự trữ vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao để có thể chuyển đổi thành tiền mặt nhanh chóng khi có nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
- Bên cạnh đó, công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc thu hồi công nợ Công ty cần có những chính sách phân loại đối với từng đối tượng khách hàng khác nhau để có những chính sách tín dụng linh hoạt nhằm nhanh chóng thu hồi được các khoản nợ từ khách hàng Và thanh lý hàng tồn kho để tăng cường khả năng thanh toán.
Giải pháp nâng cao công tác quản lý
Trong xu thế nền kinh tế số hiện nay, làn sóng công nghệ mới từ cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra cơ hội giúp cho công ty nâng cao nhiều khía cạnh đồng thời cũng giảm thiểu các chi phí cho doanh nghiệp Tuy nhiên cuộc cách mạng này cũng đặt ra yêu cầu cần nâng cao công tác quản lý của công ty để đạt được hiệu quả cao Vì vậy chúng ta cần đề xuất giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao công tác quản lý công ty Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý của công ty thì họ cần chú trọng những điều sau:
Cần có kế hoạch thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, quan tâm, gắn bó và đồng hành cùng nhân viên
Chỉ đạo, đánh giá trình độ và quá trình xây dựng hoạt động, làm việc của bộ phận.
Ban giám đốc và các cán bộ cần có năng lực chuyên môn để đưa ra quyết định đúng đắn cũng như điều hành tốt được.
Công ty cần bồi dưỡng, phát triển và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, tổ chức các khóa đào tạo quản lý, nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ
Không chỉ vậy, giải pháp về trang bị các hệ thống thông tin quản lý phần mềm cũng cần được phổ biến rộng rãi Trong bối cảnh 4.0 thì việc các nhà quản lý biết ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý, điều hành công ty là vô cùng tốt Ngoài ra, công ty cần có những kế hoạch thăng tiến, vạch ra cột mốc rõ ràng cho từng nhân viên để họ có niềm tin và gắn kết lâu dài với công ty.