1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo bài tập nhóm phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị giai đoạn 2021 – 2022

69 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (13)
    • 1.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị (13)
    • 1.2. Quá trình hình thành và phát triển (15)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (17)
    • 1.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (17)
      • 1.4.1. Chức năng (17)
      • 1.4.2. Nhiệm vụ (18)
    • 1.5. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành (18)
    • 1.6. Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh (18)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ (20)
    • 2.1. Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán (20)
      • 2.1.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán (20)
      • 2.1.2. Biểu đồ biểu thị xu hướng biến động (31)
        • 2.1.2.1. Cơ cấu tài sản (31)
        • 2.1.2.2. Cơ cấu nguồn vốn (31)
        • 2.1.2.3. Biến động Tài sản – Nguồn vốn (32)
    • 2.2. Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (34)
      • 2.2.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh (35)
  • doanh 35 2.2.2. Biểu đồ thể hiện sự biến động về doanh thu, lợi nhuận (44)
    • 2.2.2.1. Theo quy mô (41)
    • 2.2.2.2. Theo tỷ trọng (41)
    • 2.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (43)
      • 2.3.1. Phân tích hình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ (44)
    • 3.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (50)
      • 3.1.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua BCĐKT (50)
      • 3.1.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua BCLCTT (53)
    • 3.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn (54)
  • CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (57)
    • 4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp (57)
      • 4.1.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (57)
      • 4.1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp (61)
      • 4.1.3. Kỳ luân chuyển tiền (63)
    • 4.2. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp (65)
  • KẾT LUẬN (61)

Nội dung

Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh...18CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦNTHỰC PHẨM HỮU NGHỊ.... Chính vì lí do đó mà đề tài “Phân tích báo cáo tài c

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

Giới thiệu chung về công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị

- Tên tiếng việt: Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị

- Tên tiếng anh: HUUNGHI FOOD JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: HUUNGHIFOOD., JSC

- Địa chỉ trụ sở: 22 Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Website: http://www.huunghi.com.vn/

- Người đại diện pháp luật: Trịnh Trung Hiếu

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài NN

 Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn

 Sản xuất các loại bánh từ bột

 Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo

Hữu Nghị hướng tới trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong việc truyền tải và lan tỏa những giá trị thân thuộc của mỗi gia đình Việt ra khu vực và thế giới.

Hữu Nghị luôn mang trong mình sứ mệnh tạo ra những sản phẩm gắn kết các thành viên trong gia đình, mang lại cảm giác thân thuộc cho mỗi khách hàng, cho mỗi gia đình Việt.

Tin tưởng: Hữu Nghị luôn lấy chữ tín làm gốc trong quan hệ với khách hàng Tin tưởng nhau là động lực để Hữu Nghị xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, từ đó tạo ra những dịch vụ tốt nhất phục vụ tới khách hàng.

Trách nhiệm: Với Hữu Nghị, tính tự chịu trách nhiệm trong công việc là điều cần thiết và tiên quyết Trách nhiệm trong công việc, nhiệt thành trong mỗi hành động của doanh nghiệp.

Tôn trọng: Tại Hữu Nghị, CBNV tôn trọng quyết định của lãnh đạo, lãnh đạo tôn trọng khả năng và trao quyền cho nhân viện, bên cạnh đó, Hữu Nghị luôn tôn trọng, mong muốn được nghe những ý kiến của khách hàng, để hai bên hiểu nhau hơn, tạo nên tảng cho sự hợp tác bên vững cùng phát triển.

Hiệu quả: Với mong muốn trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm, Hữu Nghị luôn nỗ lực không ngừng trong cải tiến, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng tối đa nhu cầu ngày càng phong phú của thị trường

Bánh trứng Tipo, kem xốp Kexo, Bolero, bánh layer Salsa, Arita, kẹo Suri và Joli, bánh trung thu, bánh ngọt, mứt, các thực phẩm chế biến khác

Với những thành tích đạt được, Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị đã được khen thưởng và trao tặng nhiều danh hiệu khác nhau như:

Huân chương Lao động hạng hai do Chủ tịch nước trao tặng năm 2004;

- Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch nước tặng năm 2001, 2003.

Cờ Thi đua xuất sắc do Bộ Thương Mại và Công đoàn Thương Mại và

Du lịch Việt Nam trao tặng từ năm 1999-2007.

Cờ Thi đua xuất sắc do Thủ tướng Chính phủ tặng từ năm 2001-2008; - Danh hiệu hàng Việt Nam Chất Lượng Cao trong các năm 2000-2005.

Thương hiệu vàng 2008-2009 của Hiệp hội chống hàng giả và thương hiệu VN; - Danh hiệu Thương hiệu mạnh năm 2009 của Hiệp hội chống hàng giả và thương hiệu Việt Nam trao tặng.

Giải thưởng “Doanh nghiệp hội nhập và phát triển”.

Danh hiệu Sao Vàng Đất Việt; - Huy chương vàng hội chợ EXPO. Hàng Việt Nam chất lượng cao 2010.

Cúp vàng giải thưởng 1000 năm Thăng Long.

Huân chương lao động Hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng năm 2013.

Cờ thi đua Chính phủ do Thủ tướng trao tặng năm 2014.

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị (HUUNGHI FOOD), tiền thân là Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị, được thành lập và chính thức hoạt động vào ngày 8/12/1997 Đến năm 2006, sau 9 năm hoạt động, Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị Cùng năm đó, Hữu Nghị triển khai xây dựng hệ thống phân phối tại miền Bắc theo mô hình hiện đại - chuyên nghiệp.

Sau 1 năm triển khai, năm 2007, Hữu Nghị cơ bản xây dựng xong hệ thống phân phối tại 32 tỉnh thành từ Huế trở ra phía Bắc Năm 2008 đánh dấu mốc Hữu Nghị Nam tiến, triển khai hệ thống phân phối ở miền Trung, TâyNguyên và miền Nam Tháng 6/2009, để vận động theo xu hướng phát triển của thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh, Công ty Cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần thực phẩm HữuNghị Cùng với đó, Hữu Nghị chính thức triển khai xây dựng hệ thống Bakery

Hữu Nghị đầu tiên tại Hà Nội Năm 2010, Hữu Nghị tiếp tục nâng cấp hệ thống phân phối nội địa, thành lập phòng xuất khẩu, tiếp tục mở rộng hệ thống Bakery.

Tháng 5/2015, Hữu Nghị thành lập phòng kinh doanh kênh MT và kênh Horeca Năm 2016, Công ty Cổ phần thực phẩm Hữu Nghị chính thức tham gia phân phối ngành nước chấm, gia vị Sau 20 năm đồng hành với Hữu Nghị, tháng 4/2017, Tổng Công ty TNHH một thành viên thuốc lá Việt Nam đã thực hiện thoái vốn thành công khỏi Công ty CPTP Hữu Nghị Từ năm

2013 đến nay, doanh thu và lợi nhuận của Hữu Nghị liên tục tăng so với các năm.

Năm 2020 Hữu Nghị Food đã phát triển được mạng lưới khách hàng rộng khắp Việt Nam với hơn 140.000 điểm bán (kênh GT), hơn 6.000 điểm siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi (kênh MT) và hàng trăm đầu mối khách hàng trọng điểm (kênh KA) Mỗi ngày có hơn 1.5 triệu người Việt Nam tiêu dùng sản phẩm của Hữu Nghị Food và số người dùng liên tục tăng Đối với thị trường quốc tế, sản phẩm của Hữu Nghị Food đã được xuất sang hơn 12 quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Myanmar, TháiLan, Singapore v.v… Hữu Nghị Food hiện đang tổ chức sản xuất tại 3 nhà máy quy mô lớn đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm toàn cầu (FSSC) với hàng chục dây chuyền sản xuất hiện đại tại Hà Nội, Bắc Ninh và Bình Dương HữuNghị Food tự hào là nhà sản xuất-kinh doanh bánh kẹo quy mô lớn, uy tín hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị hiện có 2 chi nhánh, 3 nhà máy tại Hà Nội, Hà Nam, Bình Dương và mạng lưới phân phối phát triển mạnh với hàng trăm nhà phân phối, hơn 140.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc Sản phẩm của Hữu Nghị bao gồm nhiều loại bánh kẹo như bánh trứng Tipo, kem xốp Kexo, Bolero, bánh layer Salsa, Arita, kẹoSuri và Joli, bánh trung thu, bánh ngọt, mứt, các thực phẩm chế biến khác Hiện nay, Công ty CPTP Thực phẩm Hữu Nghị đang phát triển các dòng sản phẩm bánh khô nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng Song hành với các sản phẩm bánh khô đã tồn tại từ lâu, các sản phẩm bánh tươi mang thương hiệuHữu Nghị đã đang tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường với các sản phẩm chiến lược như Lucky, Staff, Braha, Sandwich Trải qua 12 năm với nhiều thay đổi, bánh tươi Hữu Nghị hiện nay vẫn luôn là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng.

Cơ cấu tổ chức

Hinh 1.1: Cơ cấu tổ chức của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị

Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Tổ chức sản xuất chế bién các loại sản phẩm công nghệ như: nánh kẹo, mứt, lương khô…

Hoạt động của công ty bao gồm hai chức năng chính là sản xuất ra các sản phẩm và chức năng tiêu thụ hàng hóa Tuy nhiên, hoạt động tiêu thụ sản phẩm và chưucs năng tiêu thụ hàng hóa không trực tiếp với người tiêu dùng cuối mà chỉ thực hiện qua hệ thống các trung gian là các đại lý, các cửa hàng bán lẻ và các chi nhánh của nhà máy trong nước.

Sản xuất các mặt hàng chủ yếu bao gồm các loại bánh kem xốp, lương khô, bánh trung thu, mứt Tết với đa dạng về chủng loại, mẫu mã đẹp, nâng cao hơn về chất lượng sản phẩm đẻ cung cấp cho thị trường, thỏa mãn tốt nhu cầu thị trường

Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, nộp thuế và các khoản nộp theo ngân sách theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tốt các hoạt động sản xuát kinh doanh, tiêu thụ các mặt hàng bánh kẹo trong nước, thỏa mãn nhu cầu thị trường từ đó giúp nhà máy tìm kiếm được lợi nhuận.

Thực hiện phân phối lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, nâng cao trình độ chuyên môn.

Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Công ty cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị là một trong những doanh nghiệp có bề dày lịch sử trong ngành sản xuất bánh kẹo Với nhiều kinh nghiệm, đội ngũ lao động được đào tạo chính quy, tay nghề vững chắc, kết hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 22000:2005, dây chuyền công nghệ tiên tiến liên tục đầu tư mới, cải tiến công nghệ nên sản phẩm của Công ty có chất lượng ổn định, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, giá thành phù hợp, sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đại đa số đối tượng khách hàng Nhiều sản phẩm của HuuNghiFood được các khách hàng ưa chuộng như: bánh tươi, bánh Trung thu, Mứt Tết và bánh mì ruốc Hiện nay,HuuNghiFood là một trong những doanh nghiệp có số lượng các sản phẩm đa dạng bậc nhất trong ngành sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam.

Chiến lược, định hướng phát triển sản xuất kinh doanh

Công ty đã xây dựng chiến lược phát triển bền vững dựa trên việc tuân thủ luật pháp và các quy tắc quản trị để đảm bảo an toàn phát triển trong các tình huống Ngoài ra, Công ty còn chủ động đón nhận những cơ hội đầu tư tiềm năng, nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, kiểm soát chi phí, chủ động về nguồn vốn, chủ động đối phó và giảm thiểu các rủi ro ảnh hưởng từ hệ thống chính sách vĩ mô, sự biến động thị trường Trong sản xuất kinh doanh, Công ty gắn liền với định hướng: hoạt động đầu tư, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại kết hợp với công nghệ quản lý tiên tiến và các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hành sản xuất cao nhất để tạo ra những sản phẩm bánh kẹo chất lượng, mang đến cho khách hàng sự hài lòng và nỗ lực phấn đấu để HuuNghiFood trở thành một thương hiệu mạnh ở trong và ngoài nước Công tác tiếp thị và phát triển thị trường của Công ty phải tạo thị phần vững chắc cho các sản phẩm của HuuNghiFood, chú trọng tìm kiếm và phát triển các thị trường ngách, thị trường mới cho các sản phẩm. Trong chiến lược của doanh nghiệp, công ty luôn chú trọng đến yếu tố con người, coi con người là tài sản quý giá nhất là nhân tố quyết định cho sự phát triển Công ty thường xuyên áp dụng các chương trình đào tạo và huấn luyện kỹ năng để nâng cao, phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ

Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán

2.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Hinh 2.1: Hinh ảnh bảng cân đối kế toán của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị tại ngày 31/12/2022

Bảng cân đối kế toán

I Tiền và các khoản tương đương tiền 32.895.432 1,61 52.122.110 2,64 -19.226.678 -36,89 -1,03

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 275.500.000 13,49 190.000.000 9,61 85.500.000 45,00 3,88

1 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 275.500.000 13,49 190.000.000 9,61 85.500.000 45,00 3,88

III Các khoản phải thu ngắn hạn 472.874.563 23,16 494.047.978 24,99 -21.173.415 -4,29 -1,83

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 437.929.072 21,45 437.085.360 22,11 843.712 0,19 -0,66

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 18.624.647 0,91 22.326.144 1,13 -3.701.497 -16,58 -0,22

3 Phải thu ngắn hạn khác 16.337.892 0,80 34.653.522 1,75 -18.315.630 -52,85 -0,95

4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (26.568) 0,00 (26.568) 0,00 - 0,00 0,00

5 Tài sản thiếu chờ sử lý 9.520 0,00 9.520 0,00 - 0,00 0,00

V Tài sản ngắn hạn khác 14.943.190 0,73 10.968.197 0,55 3.974.993 36,24 0,18

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 13.759.082 0,67 7.082.342 0,36 6.676.740 94,27 0,32

2 Thuế GTGT được khấu trừ 1.135.165 0,06 623.831 0,03 511.334 81,97 0,02

3 Thuế và các khoản phải thu nhà nước 48.942 0,00 3.262.023 0,17 -3.213.081 -98,50 -0,16

I Các khoản phải thu dài hạn 121.091.767 5,93 121.115.767 6,13 24.000 -0,02 -0,20

1 Phải thu dài hạn khác 121.091.767 5,93 121.115.767 6,13 24.000 -0,02 -0,20

II Tài sản cố định 777.518.400 38,08 769.385.974 38,92 8.132.426 1,06 -0,84

1 Tài sản cố định hữu hình 717.112.848 35,12 706.717.265 35,75 10.395.583 1,47 -0,63

- Giá trị hao mòn lũy kế -314.665.944 -15,41 -259.013.028 -13,10 -55.652.916 21,49 -2,31

2 Tài sản cố định thuê tài chính 56.136.033 2,75 61.740.045 3,12 -5.604.012 -9,08 -0,37

- Giá trị hao mòn lũy kế -10.428.012 -0,51 -4.824.000 -0,24 -5.604.012 116,17 -0,27

3 Tài sản cố định vô hình 4.269.519 0,21 928.663 0,05 3.340.856 359,75 0,16

- Giá trị hao mòn lũy kế -583.408 -0,03 -214.013 -0,01 -369.395 172,60 -0,02

III Tài sản dở dang dài hạn - 0,00 1.093.000 0,06 -1.093.000 -100 -0,06

1 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang - 0,00 1.093.000 0,06 -1.093.000 -100 -0,06

IV Tài sản dài hạn khác 178.337.293 8,73 178.854.229 9,05 -516.936 -0,29 -0,31

1 Chi phí trả trước dài hạn 178.337.293 8,73 178.854.229 9,05 -516.936 -0,29 -0,31

1 Phải trả người bán ngắn hạn 184.675.837 9,04 195.746.456 9,90 -11.070.619 -5,66 -0,86

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 17.487.720 0,86 19.384.026 0,98 -1.896.306 -9,78 -0,12

3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 16.315.824 0,80 3.301.528 0,17 13.014.296 394,19 0,63

4 Phải trả người lao động 35.814.327 1,75 34.271.649 1,73 1.542.678 4,50 0,02

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 68.763.150 3,37 85.489.476 4,32 -16.726.326 -19,57 -0,96

6 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 6.139.394 0,30 4.902.734 0,25 1.236.660 25,22 0,05

7 Phải trả ngắn hạn khác 5.932.825 0,29 4.026.676 0,20 1.906.149 47,34 0,09

8 Vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 563.790.205 27,61 509.947.866 25,80 53.842.339 10,56 1,82

9 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 10.903.553 0,53 8.294.192 0,42 2.609.361 31,46 0,11

1 Phải trả dài hạn khác 87.691.158 4,29 85.618.890 4,33 2.072.268 2,42 -0,04

2 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 380.140.633 18,62 489.213.325 24,75 -109.072.692 -22,30 -6,13

1 Vốn góp của chủ sở hữu 300.000.000 14,69 300.000.000 15,18 - 0,00 -0,48

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 300.000.000 14,69 300.000.000 15,18 - 0,00 -0,48

2 Thặng dư vốn cổ phần 16.689.002 0,82 16.689.002 0,84 - 0,00 -0,03

3 Quỹ đầu tư phát triển 81.931.159 4,01 74.097.076 3,75 7.834.083 10,57 0,26

4 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 265.476.197 13,00 145.732.655 7,37 119.743.542 82,17 5,63

- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối năm trước 145.472.208 7,12 93.505.437 4,73 51.966.771 55,58 2,39

- LNST chưa phân phối năm nay 120.003.988 5,88 52.227.218 2,64 67.776.770 129,77 3,24

Bảng 2.1: Bảng phân tích Bảng cân đối kế toán của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) năm 2022 của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị cho thấy tổng tài sản tăng 65.035.431 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,29% so với năm 2021 Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do tăng tài sản ngắn hạn Cụ thể:

Tài sản ngắn hạn năm 2022 so với năm 2021 tăng 58.536.940 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 6,46% Nguyên nhân chủ yếu khiến tài sản ngắn hạn tăng là do sự gia tăng của đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác

- Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2022 so với 2021 giảm 19.226.678 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 36,89% Nguyên nhân có thể là do trong năm 2022 Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã dùng tiền để mua tài sản cố định, thanh toán lương, trả cho người bán và nộp thuế nên tiền giảm trong kỳ là hợp lý.

- Đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2021 và năm 2022 lần lượt là 190.000.000 nghìn đồng và 275.500.000 đồng Chỉ tiêu này năm 2022 so với năm 2021 tăng 85.500.000 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 45,00% và tỷ trọng tăng là 3,88% Nguyên nhân là do trong năm 2022 công ty đã đẩy mạnh vào đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu và các khoản đầu tư năm giữ đến ngày đáo hạn.

- Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2021 và 2022 lần lượt là 494.047.978 nghìn đồng và 472.874.563 nghìn đồng Chỉ tiêu này năm 2022 giảm 21.173.415 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,29% chiếm tỷ trọng giảm là 1,83% Nguyên nhân là do trả trước cho người bán ngắn hạn giảm và phải thu ngắn hạn khác giảm.

+ Trả trước cho người bán ngắn hạn của Công ty cổ phần thực phẩmHữu Nghị năm 2022 so với năm 2021 giảm 3.701.497 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 16,58% Có thể thấy trong năm 2022 công ty hạn chế trả trước tiền cho người bán.

+ Phải thu ngắn hạn khác năm 2022 giảm khá nhiều so với năm 2021 khiến giá trị của khoản phải thu ngắn hạn khác chỉ còn là 16.337.892 nghìn đồng, trong khi năm 2021 giá trị của chỉ tiêu này đạt tới 34.653.522 nghìn đồng Có thể thấy trong năm 2022 công ty đã có các chính sách thắt chặt để giảm các khoản phải thu ngắn hạn khác.

- Hàng tồn kho năm 2022 tăng 9.462.040 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,95% và tỷ trọng tăng là 0,21% so với năm 2021 Nếu hàng tồn kho tăng là do Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đang mở rộng sản xuất nhằm tích trữ hàng chờ thời cơ để bán thì điều này là tốt Nhưng nếu như hàng tồn kho tăng do doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng thì điều này là không tốt, doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như nhu cầu của người tiêu dùng để có thể đưa ra kế hoạch sản xuất hàng hóa một cách phù hợp Hàng tồn kho nhiều trong thời gian dài sẽ tốn kém thêm một khoản chi phí về bảo quản sản phẩm Bên cạnh đó, công ty chuyên sản xuất các mặt hàng về thực phẩm và bánh kẹo nên việc tồn kho lâu có thể khiến cho chất lượng của sản phẩm không được đảm bảo.

- Tài sản ngắn hạn khác của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị năm

2022 so với năm 2021 tăng 3.974.993 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 36,24%, tỷ trọng tăng là 0,18%.

+ Chi phí trả trước ngắn hạn năm 2022 so với năm 2021 tăng 6.676.740 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 94,27% Trong năm 2022, doanh nghiệp đã dùng tiền để chi trả cho các khoản chi phí trả trước ngắn hạn là khá lớn.

+ Thuế GTGT được khấu trừ năm 2022 so với 2021 tăng 511.334 nghìn đồng tướng ứng với tỷ lệ tăng là 81,97% Đây là các khỏan thuế GTGT được khấu trừ do mua hàng hóa, dịch vụ và tài sản cố định đầu vào.

+ Thuế và các khoản phải thu nhà nước năm 2022 là 48.942 nghìn đồng giảm 3.213.081 nghìn đồng so với năm 2021 Nguyên nhân có thể là do trong năm 2022 doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước.

Tài sản dài hạn năm 2022 so với năm 2021 tăng 6.498.490 nghìn đồng tương ứng với mức tăng 0,61% Nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng chỉ tiêu tài sản cố định Cụ thể:

- Tài sản cố định năm 2022 tăng 8.132.426 nghìn đồng, tương ứng với 1,06% so với năm 2021 Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do tăng tài sản cố định hữu hình, bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc, thiết bị,

+ Tài sản cố định hữu hình năm 2022 so với năm 2021 tăng 10.395.583 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,47% Trong năm 2022, Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị đã đầu tư thêm vào tài sản cố định hữu hình để mở rộng quy mô sản xuất cũng như sản lượng sản phẩm sản xuất ra.

+ Tài sản cố định vô hình năm 2022 tăng 3.340.856 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 359,75% so với năm 2021 Nguyên nhân có thể là do sự tăng của các tài sản như quyền sử dụng đất, quyền phát hành, giấy phép và giấy nhượng quyền.

- Tài sản dở dang dài hạn năm 2022 so với năm 2021 giảm 1.093.000 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 100% Nguyên nhân là trong năm

2022 Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị không có tài sản sản dở dang dài hạn.

Phân tích báo cáo tài chính và đánh giá tình hình tài chính thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hinh 2.2: Hinh ảnh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị tại ngày 31/12/2022

2.2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.114.184.232 107,71 1.734.363.596 108,22 379.820.636 21,90 -0,51

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 151.288.381 7,71 131.745.700 8,22 19.542.681 14,83 -0,51

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.962.895.850 100,00 1.602.617.896 100,00 360.277.955 22,48 0,00

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 556.407.194 28,35 433.533.765 27,05 122.873.429 28,34 1,29

6 Doanh thu hoạt động tài chính 19.088.269 0,97 7.503.636 0,47 11.584.633 154,39 0,50

Trong đó: Chi phí lãi vay 68.121.564 3,47 54.206.095 3,38 13.915.469 25,67 0,09

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 45.812.975 2,33 50.597.713 3,16 -4.784.738 -9,46 -0,82

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 136.688.877 6,96 50.795.773 3,17 85.893.104 169,09 3,79

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 138.457.978 7,05 52.506.124 3,28 85.951.854 163,70 3,78

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 18.453.989 0,94 278.906 0,02 18.175.083 6.516,56 0,92

16 Chi phi thuế TNDN hoãn lại - 0,00

Bảng 2.5: Bảng phân Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Qua bảng phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị, ta thấy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2022 tăng so với năm 2021 cụ thể giảm 67.776.770 nghìn đồng tương ứng với tỷ tăng là 129,77% chứng tỏ trong năm 2022 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả Đây là sự gia tăng tốt của doanh nghiệp, điều này ảnh hưởng bởi các chỉ tiêu như sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 so với năm 2021 tăng 379.820.636 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,90% Doanh thu tăng có thể là do doanh nghiệp tăng giá bán hoặc tăng sản lượng hàng tiêu thụ. Nếu như doanh thu tăng chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ tăng thì điều này là hoàn toàn tốt với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phát huy điều này Còn nếu doanh thu tăng chủ yếu là do doanh nghiệp tăng giá bán thì đồng nghĩa với việc trong thời gian tới doanh nghiệp có thể sẽ mất đi một lượng nkhasch hàng bởi vì khi giá bán tăng thì sức mua người tiêu dùng giảm.

Các khoản giảm trừ doanh thu của công ty năm 2022 so với năm 2021 tăng 19.541.681 nghìn đồng tương ứng vưới tỷ lệ tăng là 14,83% Các kkhoarn giảm trừ bao gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại Nếu như trong kỳ các khoản giảm trừ tăng do chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thì đây là điều hoàn toàn hợp lý với doanh nghiệp khi mà doanh nghiệp đưa ra các chính sách cho người tiêu dùng để tăng sản lượng tiêu thụ Còn nếu do hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp cần xem xét nguồn gốc lô hàng, chất lượng sản phẩm tại sao có điều này xảy ra.

Năm 2022, doanh thu thuần tăng 360.277.955 nghìn đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 22,48% so với năm 2021 do trong năm sản lượng bán ra với số lượng lớn, nhu cầu mua của khách hàng cao hơn Doanh thu bán hàng tăng, các hoản giỉam trừ doanh thu tăng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu, do đó doanh thu thuần tăng là điều bình thường.

Giá vốn hàng bán trong năm 2022 tăng 237.404.525 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 20,31% Tuy nhiên tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độ tăng doanh thu thuần nên là phù hợp Doanh nghiệp cố gắng duy trì và phát triển hơn nữa với chiến lược bán hàng đang phù hợp và đi đúng hướng đảm bảo doanh thu nhiều nhất mà tốn ít chi phí.

Doanh thu hoạt động tài chính năm 2022 tăng 11.584.633 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 154,39% so với năm 2021 Nguyên nhân là do trong năm 2022 doanh nghiệp đã thu được thêm doanh thu từ lãi tiền gửi, đầu tư trái phiếu, cổ tức, lợi nhuận được chia, lãi bán hàng trả chậm và doanh thu tài chính khác.

Chi phí tài chính năm 2022 là 78.247.213 nghìn đồng, tăng 20.150.454 nghìn đồng, tương đương tăng 34,68% so với năm 2021 Chi phí tài chính tăng cao chủ yếu là chi phí lãi vay tăng từ 54.206.095 nghìn đồng năm 2021 lên 68.121.564 nghìn đồng vào năm 2022 Chi phí lãi vay năm 2022 so với năm 2021 tăng 13.915.469 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 25,67% Vì vậy công ty cần tăng cường quản lý, giám sát hoạt động đầu tư, theo dõi các khoản vay để giảm thiểu chi phí tài chính thấp xuống.

Thu nhập khác của công ty năm 2022 so với năm 2021 tăng 212.559 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,01% Chi phí khác năm 2022 tăng 153.810 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 37,28% Có thể là do trong năm 2022 doanh nghiệp thu từ thanh lý TSCĐ, thu từ những khoản phạt hợp đồng hoặc từ những khoản thu khác không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh do đó doanh nghiệp ghi nhận vào thu nhập khác Khi một khoản thu nhập khác tăng thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất đi một khoản chi phí đi kèm nên chi phí khác tăng là điều hợp lý.

Chi phí bán hàng năm 2022 tăng 33.199.242 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 11,79% so với năm 2021 Nguyên nhân do chi phí nhân công cho bộ phận bán hàng tăng cao, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bán hàng khác tăng cao Tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí bán hàng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu là phù hợp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2022 giảm 4.784.738 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 9,46% so với năm 2021 Nguyên nhân là do trong năm 2022 công ty đã có các chính sách sử dụng tiết kiệm đối với khoản chi phí này Cụ thể là giảm các chi phí dịch vụ mua ngoài cho bộ phận quản lý, chi phí nhân viên quản lý các khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi và các chi phí quản lý khác của doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2022 so vưới năm 2021 tăng 122.873.429 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,34% Lợi nhuận khác năm 2022 tăng 58.749 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,34% Lợi nhuận thuần từ hoạt dộng kinh doanh năm 2022 so với năm 2021 tăng 85.951.854 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 169,09%. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2021 và năm 2022 của công ty lần lượt là 52.506.124 nghìn đồng và 138.457.978 nghìn đồng Các khoản lợi nhuận tăng giúp cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2022 so với năm

2021 tăng 85.951.854 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 163,70% Các chỉ tiêu trên đều tăng lên thì đây là một dấu hiệu đáng mừng của doanh nghiệp khi doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí và giúp tăng doanh thu điều này làm cho lợi nhuận trước thuế tăng.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng từ 278.906 nghìn đồng lên thành 18.453.989 nghìn đồng Chỉ tiêu này năm 2022 so với năm

2021 tăng 18.175.083 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.516,56% Chi phí này tăng chứung tỏ doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả, có lãi và nó thể hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.

Như vậy lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm 2021 đến năm 2022 tăng từ 52.227.218 nghìn đồng lên thành 120.003.988 nghìn đồng Lợi nhuận sau thuế của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị năm

2022 tăng 67.776.770 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 129,77% so với năm 2021 Điều này đã chứng minh rằng doanh nghiệp đã hoạt động rất hiệu quả, có lãi và doanh nghiệp cần phát huy đối với các năm tiếp theo.

2.2.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động về doanh thu, lợi nhuận

Theo quy mô

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.734.363.596 2.114.184.232 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 433.533.765 556.407.194

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 52.506.124 138.457.978

Bảng 2.6: Bảng biến động về doanh thu, lợi nhuận của CTCP Thực phẩm

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động về doanh thu, lợi nhuận theo quy mô của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Theo tỷ trọng

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 108,22 107,71 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 27,05 28,35

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3,28 7,05

Bảng 2.7: Bảng biến động về doanh thu, lợi nhuận theo tỷ trọng của CTCP

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện sự biến động về doanh thu, lợi nhuận theo tỷ trọng của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Phân tích báo cáo tài chính thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Hinh 2.3: Hinh ảnh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Thực phẩm Hữu

2.3.1 Phân tích hình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Chênh lệch 2022/2021

I LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH

2 Điều chỉnh cho các khoản

Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT 61.626.322 53.218.209 8.408.113 15,80

Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 1.813.411 (164.178) 1.977.589 (1.204,54)

Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư (17.866.560) (6.048.856) (11.817.704) 195,37

3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước khi thay đổi vốn lưu động 252.152.715 153.717.394 98.435.321 64,04

Tăng, giảm các khoản phải thu 26.936.821 (6.919.976) 33.856.797 (489,26)

Tăng, giảm hàng tồn kho (9.462.040) (15.308.804) 5.846.764 (38,19) Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp) (18.833.863) 71.933.103 (90.766.966) (126,18)

Tăng, giảm chi phí trả trước (6.159.804) 2.053.888 (8.213.692) (399,91)

Tiền lãi vay đã trả (68.687.912) (63.701.116) (4.986.796) 7,83

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp (8.732.545) (6.062.316) (2.670.229) 44,05

Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh (2.000) (458.379) 456.379 (99,56)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 167.211.371 135.253.793 31.957.578 23,63

II LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Tiền chi để mua tài sản, xây dựng TSCĐ và TSCĐ khác (59.308.400) (49.433.741) (9.874.659) 19,98 Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSDH khác 262.025 (262.025) (100,00) Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác (325.500.000) (265.000.000) (60.500.000) 22,83 Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác 240.000.000 75.000.000 165.000.000 220,00 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 14.781.826 5.814.068 8.967.758 154,24

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (130.026.573) (233.357.646) 103.331.073 (44,28) III LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Tiền thu từ đi vay 1.504.684.155 1.384.355.367 120.328.788 8,69

Tiền trả nợ gốc vay (1.554.044.179) (1.279.107.829) (274.936.350) 21,49

Tiền trả nợ gốc thuê tài chính (6.830.717) (7.380.678) 549.961 (7,45)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính (56.190.741) 97.866.859 (154.057.600) (157,42) Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 +30+40) (19.005.943) (236.992) (18.768.951) 7.919,66 Tiền và tương đương tiền đầu năm 52.122.110 52.343.205 (221.095) (0,42) Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ (220.734) 15.898 (236.632) (1.488,44) Tiền và tương đương tiền cuối năm (70= 50+60+61) 32.895.432 52.122.110 (19.226.678) (36,89)

Bảng 2.8: Bảng phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và được coi là bộ phậnn quan trọng nhất. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2022 so với năm 2021 tăng 31.9957.5578 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,63%. Qua đó cho thấy khả năng tạo ra các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2022 khá tốt doanh nghiệp cần phát huy điều này Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng chủ yếu là do nguồn tiền thu về tăng và tiền chi trong năm 2022 giảm.

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tăng 103.331.073 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 44,28% Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư cả hai thời điểm đều âm Đây là dòng tiền vào và dòng tiền ra liên quan đến hoạt động đầu tư TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn và ngắn hạn vào các tổ chức khác và hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ Chỉ tiêu này tại năm 2021 là âm 233.357.646 nghìn đồng, năm 2022 là âm 130.026.573 nghìn đồng Có thể thấy tổng dòng tiền thu vào từ họa động đầu tư nhỏ hơn tổng dòng tiền chi ra.

- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2022 so với năm 2021 giảm 154.057.600 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 157,42% Có thể thấy trong năm tổng nguồn tiền thu vào từ hoạt động tài chính nhỏ hơn tổng tiền chi ra từ hoạt động tài chính khiến cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2022 là âm 56.190.741 nghìn đồng.

- Công ty cần có những chính sách đi vay hợp lý để giảm chi phí lãi vay từ đó giúp tăng luồng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Chỉ đi vay khi có kế hoạch sử dụng khoản tiền thu về từ đi vay cụ thể, hiệu quả Bên cạnh đó cũng cần xây dựng định mức tiền vay để giảm bớt các khoản tiền đi vay dư thừa.

- CTCP Thực phẩm Hữu Nghị cũng cần quan tâm đến các khoản thu về và chi ra từ hoạt động đầu tư từ đó đưa ra được các chính sách thích hợp giúp đầu tư hiệu quả, tăng nguồn tiền thu vào và giảm dòng tiền chi ra đối với hoạt động này.

- Cần có những kế hoạch đi vay và cho vay hợp lí hoặc trích nguồn tiền dự phòng để tránh rủi ro khi giải quyết công việc cần thiết.

2.3.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động của các luồng tiền

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Bảng 2.9: Bảng biến động các luồng tiền của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện sự biến động các luồng tiền của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CÔNG TY CỔ

Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

3.1.1 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua BCĐKT

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1,482 1,373 0,110 7,979

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,060 1,047 0,013 1,257

Hệ số, khả năng thanh toán nhanh 0,875 0,863 0,012 1,361

Hệ số, khả năng thanh toán tức thời 0,036 0,060 -0,024 -39,972

Bảng 3.1: Bảng phân tích khả năng thnah toán nợ ngắn hạn thông qua

BCĐKT của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua BCĐKT

Nhìn vào bảng phân tích, thông qua sự biến động của các hệ số khả năng thanh toán cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2022 so với 2021 tăng so với năm 2021, cụ thể:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp năm 2022 so với năm 2021 tăng nhẹ 0,110 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,979%, có nghĩa là nếu năm 2021 một đồng nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,373 đồng thì con số này tăng lên 1,482 đồng do tốc độ của tài sản lớn hơn tốc độ của nợ phải trả hay mức độ tham gia tài trợ tài sản bằng nợ phải trả trong năm 2022 giảm đi Tuy nhiên hệ số này ở cả 2 thời điểm đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn có thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ bằng tài sản của mình.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty năm 2022 So với năm 2021 tăng nhẹ không đáng kể Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2021 là 1,047 có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,047 đồng tài sản ngắn hạn và con số này vào năm 2022 là 1,060 Như vậy, năm

2022 tăng so với năm 2021 là 0,013 lần , tương ứng tỉ lệ tăng 1,257% Điều này là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và hàng tồn kho, trong khi đó khoản tiền và tương đương tiền là loại tài sản dễ thanh khoản nhất lại giảm so với đầu năm Tại 2 thời điểm này, hệ số đều lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có thể hoàn toàn đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2021 là 0,863 lần và vào năm

2022 là 0,875 lần, cho thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm

2022 cho biết, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 0,875 đồng tài sản ngắn hạn sau khi loại trừ hàng tồn kho Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn năm 2022 tăng so với năm 2021 là 0,012 đồng tương ứng tỉ lệ tăng 1,361% và ở cả 2 thời điểm này hệ số đều lớn hơn 0,5, chứng tỏ doanh nghiệp có đủ tài sản để chuyển đổi thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn Có được điều này là do hàng tồn kho của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng vừa phải trong số tài sản ngắn hạn.

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là 0,036 lần vào năm 2022 và 0,060 lần vào năm 2021 Hệ số này cho biết, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2022 được đảm bảo thanh toán bởi 0,036 đồng tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số này đã giảm so với năm

2021 là 0,024 tương ứng tốc độ giảm 39,972% Việc giảm đi hệ số này là do tiền và các khoản tương đương tiền có sự giảm mạnh trong khi nợ ngắn hạn lại tăng Do vậy, doanh nghiệp không đáp ứng được khả năng thanh toán tức thời bằng tiền và các khoản tương đương tiền cho các khoản nợ ngắn hạn.Qua đây ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong năm 2021-2022 nhìn chung là chưa tốt Tình hình này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp Do vậy để nâng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, doanh nghiệp cần có các biện pháp huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính.

3.1.2 Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua

Hệ số dòng tiền/Tổng nợ ngắn hạn 0,165 0,188 0,023 14,133

Hệ số dòng tiền/Nợ vay đến hạn trả 0,265 0,297 0,031 11,821

Bảng 3.2: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua BCLCTT của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua BCLCTT của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Nhìn vào bảng phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thông qua báo cáo lưu chuyển tiền thuần của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị , ta thấy:

- Trong năm 2022 hệ số dòng tiền/Tổng nợ ngắn hạn là 0,188 lần tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có thể được bù đắp bởi 0,188 đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

0,031 lần tương ứng với tỷ lệ tăng là 11,821% Năm 2022 hệ số này là 0,297 lần, tức là cứ 1 đồng nợ vay đến hạn trả cuối kỳ được bù đắp bởi 0,297 đồng từ hoạt động kinh doanh.

=> Có thể thấy cả 2 hệ số này đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ dòng tiền hoạt động từ sản xuất kinh doanh là chưa tốt.Trong năm dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa thể bù đắp khoản nợ ngắn hạn.

Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Hệ số nợ phải trả/Vốn CSH 2,074 2,643 -0,569 -22,719

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 2,302 1,862 0,440 23,617

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 3,033 1,969 1,064 54,041

Bảng 3.3: Bảng phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ khả năng thanh toán nợ dài hạn của CTCP Thực phẩm

 Qua bảng phân tích khả năng thanh toán gốc vay nợ dài hạn ta thấy chỉ tiêu hệ số nợ , hệ số tài trợ, hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu cho biết mức độ rủi ro tài chính mà các chủ nợ phải gánh chịu Hệ số nợ và hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu thấp trong khi hệ số tài trợ cao thể hiện mức độ rủi ro tài chính thấp, vì vậy khả năng thanh toán gốc vay nợ dài hạn sẽ tốt. Ngoài ra các chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng bảo vệ cho các chủ nợ trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán

 Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn năm 2021 là 1,862 lần và có nghĩa là 1 đồng nợ dài hạn được tài trợ bằng 1,862 đồng tài sản dài hạn Hệ số này tăng lên 2,302 năm 2022 tương ứng tỷ lệ tăng 0,440 lần, tỷ lệ tăng 23,617% Điều này là do tốc độ tăng của tài sản dài hạn > tốc độ tăng của nợ dài hạn, hệ số này ở cả 2 năm tương tương đối cao và >1 một chứng tỏ doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán nợ dài hạn và cho thấy doanh nghiệp độc lập về tài chính tương đối tốt, đảm bảo khả năng nợ dài hạn bằng tài sản dài hạn.

 Hệ số, khả năng thanh toán lãi vay thể hiện mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2022 tăng mạnh so với năm 2021 (tăng1,064 lần tương ứng tỷ lệ tăng 54,041%) Cụ thể năm 2021 là 1,969 lần và năm 2022 là 3,033 lần.

Có nghĩa là mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng 3,033 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (năm 2022) Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2022 cao hơn năm 2021 Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp không những có khả năng thanh toán phí lãi vay mà còn thanh toán nợ gốc vay, chứng tỏ dòng tiền vay có hiệu quả Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán lãi vay tốt thì nhà cung cấp tín dụng sẽ sẳn sàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp khi nợ gốc vay đến hạn thanh toán và là nhân tố quan trọng hấp dẫn doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư vay, thêm tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh để tích lũy lợi nhuận.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp

4.1.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2021 Đầu năm Cuối năm Bình quân Đầu năm Cuối năm Bình quân

I tiền và các khoản tương đương tiền 52.122.110 32.895.432 42.508.771 52.343.205 52.122.110 52.232.658

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 190.000.000 575.500.000 382.750.000 0 190.000.000 95.000.000

III Các khoản phải thu ngắn hạn 494.047.978 472.874.563 483.461.271 600.986.727 494.047.978 547.517.353

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 437.085.360 437.929.072 437.507.216 540.370.529 437.085.360 488.727.945

1.Phải trả người bán ngắn hạn 195.746.456 184.675.837 190.211.147 114.064.159 195.746.456 154.905.308

Bảng 4.1: Bảng dữ liệu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay khoản phải thu khách hàng 4,49 3,28 1,21 36,82

Số vòng quay khoản phải trả người bán (theo giá vốn) 7,39 7,55 -0,15 -2,02

Bảng 4.2: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của CTCP Thục phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Vòng quay hàng tồn kho cho biết bình quân hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong kỳ để tạo ra doanh thu Số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp có xu hướng tăng, năm 2021 là 10,58 vòng, năm 2022 là 11,98 vòng, tăng 1,40 vòng tương ứng tỷ lệ tăng 13,22% Nguyên nhân tăng lên là do nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào của công ty tăng cao khiến cho lượng hàng tồn kho của công ty tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho tăng lên cho thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn, mặc dù giá vốn hàng bán của công ty tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của hàng tồn kho, cho thấy công ty ngày càng quản lý hiệu quả hàng tồn kho của doanh nghiệp

Số vòng quay phải thu khách hàng tăng khá cao, cụ thể năm 2021 là 3,28 vòng nhưng đến năm 2022 tăng 4,49 vòng, tương ứng tỉ lệ tăng 1,21 vòng chiếm tỉ lệ 36,82% Hệ số vòng quay khoản phải thu khách hàng cho biết trong kì các khoản phải thu quay bao nhiêu vòng thì tạo ra giá trị doanh thu trong kì, đồng thời phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt Chỉ tiêu này tăng dẫn đến thời gian quay vòng phải thu khách hàng tăng lên Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ từ khách hàng, đối tác, các nhà cung cấp chưa có sự hiệu quả Đem đến những tín hiệu tiêu cực cho việc giảm thiểu bị khách hàng chiếm dụng vốn của công ty Doanh nghiệp đã làm chưa tốt trong khoản phải thu khách hàng và cần phải khắc phục.

Số vòng quay phải trả người bán của doanh nghiệp đã giảm nhẹ trong 2 năm cụ thể năm 2021 là 7,55 vòng và năm 2022 là 7,39 vòng tương ứng giảm 0,15 vòng tương ứng tỉ lệ giảm 2,02% Chỉ số vòng quay các khoản phải trả cho người bán phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp Hệ số thanh toán khoản phải trả cho người bán càng thấp hay thời gian thanh toán khoản phải trả cho người bán càng ngắn thì doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của nhà cung cấp giảm Một số nhà phân tích cho rằng, doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp hàng càng lâu càng tốt Tuy nhiên, họ phải cân nhắc một số điểm bất lợi sau:

+ Cung cấp hàng hóá cho doanh nghiệp trong tương lai có bị đe dọa không

+ Khả năng mất đi phần chiết khấu do trả sớm hoặc đúng hạn;

+ Các nhà cung cấp có thể bắt doanh nghiệp mua với giá cao hơn khi biết doanh nghiệp được hưởng thời gian tín dụng dài hơn.

Như vậy, việc sử dụng tài sản có hiệu quả có nghĩa là với một số lượng tài sản nhất định đưa vào hoạt động SXKD sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất và làm cho tài sản của doanh nghiệp không ngừng gia tăng Trên thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng phần lớn đều cho rằng hiệu quả sử dụng tài sản được thể hiện trên hai mặt đó là bảo toàn về mặt giá trị và phải đạt được những kết quả theo mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Kết luận: Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty tương đối tốt tuy nhiên công ty cần phải đưa ra biện pháp cụ thể nâng cao thu hồi các khoản phải thu của khách hàng thời kì kinh tế suy thoái như hiện nay.

4.1.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung của doanh nghiệp

Số vòng quay tài sản dài hạn 1,83 1,58 0,25 15,68

Số vòng quay tài sản ngắn hạn 2,10 1,86 0,23 12,51

Số vòng quay tài sản 0,99 0,78 0,21 26,51

Bảng 4.3: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản chung của CTCP Thực phẩm Hữu Nghị năm 2021-2022

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ hiệu quả sử dụng tài sản chung của CTCP Thực phẩm

Chỉ tiêu số vòng quay tổng tài sản có xu hướng tăng dần từ 0,78 vòng năm 2021 đến 0.99 vòng năm 2022 Năm 2022 cứ mỗi đồng tài sản tạo ra 0.99 đồng doanh thu thuần, năm 2021 tạo ra 0,78 đồng Năm 2022 số vòng quay tổng tài sản tăng 0,25 vòng, tương ứng tăng 15,68% so với năm 2021. Chỉ tiêu tăng cho thấy công ty sử dụng tài sản một cách hiệu quả, việc sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, đây là một trong những nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

Chỉ tiêu số vòng quay tài sản ngắn hạn tăng từ 1,86 vòng năm 2021 đến 2,10 vòng năm 2022, tỉ lệ tăng 0,23 tương ứng tỉ lệ tăng 12,51% Nguyên nhân là do Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên doanh thu thuần tăng Điều này cho thấy cường độ sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tốt Năm 2022 chỉ tiêu này đạt 2,10 có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng tạo ra 2,10 đồng doanh thu thuần.

Chỉ tiêu số vòng quay tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần từ 1,58 vòng đến 1,83 vòng Năm 2021 cứ mỗi đồng tài sản dài hạn tạo ra 1,58 đồng doanh thu thuần, năm 2022 tạo ra 1,83 đồng Năm 2022 số vòng quay tài sản dài hạn tăng 0,25 vòng, tương ứng tăng 15,68% so với năm 2021 Chỉ tiêu tăng qua 2 năm cho thấy công ty sử dụng tài sản một cách hiệu quả, việc sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

Hệ số này tăng cho thấy công ty tập trung đầu tư vào tài sản dài hạn, đảm bảo việc sản xuất và kinh doanh chắc chắn và lâu dài Tuy nhiên, những tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng với những tiến bộ khoa học công nghệ phát triển không ngừng với những thành tựu đạt được đã làm cho các TSCĐ của doanh nghiệp bị lỗi thời, lạc hậu nhanh chóng Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự mất vốn của doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng lớn đến công tác nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Doanh nghiệp phải chú trọng vào việc thường xuyên đổi mới thiết bị để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thời gian quay vòng HTK 30 34 -4 -11,68

Thời gian thu hồi khoản phải thu khách hàng 81 111 -30 -26,91

Thời gian thanh toán khoản phải trả người bán 49 48 1 2,07

Chu kỳ luân chuyển tiền 62 97 -35 -35,90

Bảng 4.4: Bảng phân tích kỳ luân chuyển tiền của CTCP Thực phẩm Hữu

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ kỳ luân chuyển tiền của CTCP Thực phẩm hữu Nghị năm 2021-2022

Nhìn vào biểu đồ ta thấy

+ Thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm Cụ thể trong năm 2022 giảm 4 ngày tương ứng giảm 11,68% so với năm 2021 Chứng tỏ năm 2021 hàng tồn kho quay vòng chậm hơn năm 2022 Doanh nghiệp chưa rút ngắn được chu kỳ sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Thời gian thu hồi khoản phải thu khách hàng giảm Năm 2021 là 111 ngày nhưng đến năm 2022 đã giảm xuống còn 81 ngày, cho thấy công ty đã có những biện pháp kịp thời để thu hồi các khoản phải thu tích cực, qua đó làm giảm rủi ro tài chính.

+ Thời gian thanh toán các khoản phải trả tăng từ 48 ngày năm 2021 lên thành

49 ngày năm 2022, tăng 1 ngày tương ứng tỉ lệ tăng là 2,07% Điều này cho thấy công ty doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của nhà cung cấp tăng.Kết luận Chu kì luân chuyển tiền của công ty giảm 35 ngày tương ứng tỉ lệ giảm là 35,9%, cho thấy sự vận động vốn trong công ty đã có sự cải thiện hơn,chi phí sử dụng vốn của công ty ít hơn, hiệu quả kinh doanh của công ty ở mức ổn định.

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w