1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phầnlương thực thực phẩm safoco

52 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm Safoco
Tác giả Dương Thị Huỳnh Như, Phạm Thị Bích Phượng, Nguyễn Thị Kiều Loan, Đặng Quang Minh
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Thị Kiều Oanh
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại bài tập nhóm
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 6,81 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO (12)
    • 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY (12)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty (12)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (13)
    • 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ (14)
      • 1.2.1. Chức năng (14)
      • 1.2.2. Nhiệm vụ (14)
    • 1.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY (15)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO (17)
    • 2.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY (17)
      • 2.1.1. Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản (17)
        • 2.1.1.1. Phân theo chiều ngang (17)
        • 2.1.1.2. Phân tích theo chiều dọc (18)
      • 2.1.2. Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn (20)
        • 2.1.2.1. Phân tích theo chiều ngang (20)
        • 2.1.2.2. Phân tích theo chiều dọc (22)
      • 2.1.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn (24)
      • 2.2.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều ngang (25)
      • 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc (26)
    • 2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐẶC TRƯNG (28)
      • 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thanh toán (28)
      • 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư (28)
      • 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu hoạt động (29)
      • 2.3.4. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời (34)
    • 2.4. PHÂN TÍCH PHƯƠNG TRÌNH DUPONT (37)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO (40)
    • 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY (40)
      • 3.1.1. Thuận lợi (40)
      • 3.1.2. Tồn tại và những nguyên nhân (41)
      • 3.1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp (42)
    • 3.2. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG (43)
      • 3.2.1. Giải pháp giảm các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng (43)
      • 3.2.2. Giải pháp giảm lượng hàng tồn kho (44)
    • 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TẠO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP MỘT CÁCH THUẬN LỢI VÀ CÓ HIỆU QUẢ (46)
      • 3.3.1. Đối với nhà nước (46)
      • 3.3.2. Đối với doanh nghiệp (46)
  • KẾT LUẬN (27)

Nội dung

Trang 15 Tổ chức kinh doanh các mặt hàng mì sợi nui các loại, bánh tráng, bún tươi,bún khơ,…Hồn thành kế hoạch hoạt động hàng năm.Thực hiện chế độ kế toán, bảo tồn phát triển vốn và thực

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO Trụ sở chính: 7/13_7/25 Kha Vạn Cân - phường Linh Tây - Thủ Đức - thành phố

Ngành: Sản phẩm nông nghiệp.

Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm SAFOCO tiền thân là Cửa hàng Lương thực Thực phẩm Số 4 được thành lập năm 1995 theo Quyết định số 224/STM-QĐ ngày 29/4/1995 của Sở Thương mại TP.HCM, là đơn vị kinh tế hạch toán phụ thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Công ty Lương thực TP.Hồ Chí Minh.

Công Ty Cổ Phần Lương Thực Thực Phẩm SAFOCO xác định mục tiêu là phải thường xuyên duy trì và cũng cố hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 để nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, vừa duy trì ổn định thị trường trong nước vừa mở rộng phát triển thị trường nước ngoài.

Mục tiêu của Công ty cũng nhằm để chuẩn bị cho việc hội nhập kinh tế khu vực theo AFTA và việc Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

Thực phẩm - Cung cấp thực phẩm, Công ty thực phẩm

Thực phẩm ăn liền - Nhà sản xuất

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1999, Cửa hàng được đổi tên thành Xí nghiệp Lương thực Thực phẩm SAFOCO theo Quyết định số 033/QĐ-HĐQT ngày 10/5/1999 của Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.

Năm 2004, Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm SAFOCO được chuyển đổi từ Xí nghiệp Lương thực - Thực phẩm SAFOCO theo Quyết định số 4451/QĐ/BNN -TCCB ngày 09/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc “Chuyển doanh nghiệp nhà nước Xí nghiệp Lương thực - Thực phẩm Safoco thành công ty cổ phần” Tên giao dịch quốc tế Safoco Foodstuff Joint Company, viết tắt là SAFOCO.

Năm 2005, Xí nghiệp chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần kể từ ngày 01/5/2005 theo Giấy phép kinh doanh số 4103003305 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp ngày 14/4/2005 với vốn điều lệ là 22.000.000.000 đồng (Hai mươi hai tỷ đồng), trong đó Nhà nước nắm giữ 51,29%.

Ngày 28/12/2006, chính thức giao dịch 2.706.000 cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là SAF, theo Giấy phép niêm yết số 95/UBCK-GPNY do Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 05/12/2006.

Vốn điều lệ của công ty là 45.457.770.000 đồng, được chia thành 4.545.777 cổ phần Cổ phiếu của công ty đang được niên yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là SAF.

Hiện nay, Công ty đang quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm để nhằm thỏa mãn nhu cầu cao nhất của khách hàng.

Hằng năm, đều có các đoàn kiểm tra cấp nhà nước thực hiện kiểm tra tại nhà máy của Công ty như: Sở Y tế, Sở Khoa học - Công Nghệ và môi trường, Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường chất lượng theo định kì 1 năm/ 1 lần Công ty còn chủ động đưa sản phẩm của Công ty đến các cơ quan giám định như Trung tâm 3, Viện Pasteur để kiểm tra các chỉ tiêu như vi sinh, hóa lý định kì 6 tháng / 1 lần.

Sản phẩm Safoco hiện nay chiếm lĩnh hơn 70% thị trường nội địa, đặc biệt đối với thị trường nước ngoài khó tính cũng thật sự yên tâm khi chọn sản phẩm thương hiệuSafoco của Công ty Thị trường xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng ở các nước như: CHLB Nga, Tiệp Khắc, Đức, Mỹ, Philippines, Malaysia, Singapore,Taiwan, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Pháp, Ý, Cambodia, vàLào, Riêng thị trường Ý bắt đầu từ tháng 5/2003 đến cuối năm 2003, sản lượng tiêu thu là 245 tấn Trong năm 2004, Ký hợp đồng cả năm với số lượng là 1.650 tấn, tính đến hết tháng 5, Công ty đã giao cho khách hàng là 686 tấn đạt 42% so với hợp đồng.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

Sản phẩm chính của Công ty hiện nay bao gồm mì sợi nui các loại, bánh tráng, bún tươi, bún khô,… với nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, bao bì bắt mắt, luôn luôn đảm bảo duy trì chất lượng ổn định và không ngừng cải tiến nâng cao, tuyệt đối đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phương châm của Công ty là : “ Đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng cao nhất “ Nguồn nguyên liệu chủ yếu của Công ty được sử dụng bằng tinh bột gạo tươi được chọn lọc từ vùng nguyên liệu đặc chủng ở Sa Đéc ( tỉnh Đồng Tháp ), đặc thù của vùng nguyên liệu này có chất lượng rất tốt không có nơi nào sánh bằng do tính ổn định, chất lượng cao, tạo nên độ dai giòn của sản phẩm một cách tự nhiên Ngoài ra, nét nổi bật nhất của sản phẩm Safoco hiện nay là đưa chất liệu rau củ quả tự nhiên như: cà rốt, khoai tây, cải xanh vào sản phẩm mì và nui làm gia tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm.

Hiện nay, Công ty đang quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng của sản phẩm để nhằm thỏa mãn mọi nhu cầu cao nhất của khách hàng

Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký

Hoàn thiện cả về chất lượng sản phẩm lẫn các kế hoạch cung cấp hàng hóa doNhà Nước giao.

Tổ chức kinh doanh các mặt hàng mì sợi nui các loại, bánh tráng, bún tươi, bún khô,…

Hoàn thành kế hoạch hoạt động hàng năm.

Thực hiện chế độ kế toán, bảo tồn phát triển vốn và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước.

Thực hiện và phân phối theo lao động, chăm lo đời sống văn hóa, nâng cao trình độ cho công nhân viên chức.

Bảo toàn và tích lũy vốn được giao sử dụng hiệu quả.

Tăng cường cơ sở vật chất.

Bảo vệ cơ sở vật chất môi trường.

Hoạt động của công ty:

Tổ chức khai thác, thu mua tập trung nguồn hàng Đầu tư ký kết hợp đồng với các cơ sở chăn nuôi Quốc Doanh, các thành phần kinh tế khác ở Thành Phố và các Tỉnh.

Kinh doanh các dịch vụ mang tính ngành hàng, tổ chức sản xuất, chế biến, cung ứng các mặt hàng xuất khẩu theo từng thương vụ nhằm tận dụng ưu thế và khả năng thiết bị nhân lực hiện có.

Tổ chức dự trữ chiến lược theo yêu cầu của thị trường đảm bảo luôn đủ nguồn hàng cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy công ty SAFOCO

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

2.1.1 Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản

Bảng 2.1.Phân tích và diễn biến tài sản (theo chiều ngang) Đơn vị tính: VND

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Cuối năm 2021, tổng tài sản của Công ty SAFOCO đang quản lí và sử dụng là 257.131.313.561 đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 222.696.441.825 đồng, chiếm tỷ trọng 86.608% So với năm 2020, tổng tài sản tăng 33.308.041.123 đồng với tỷ trọng tăng 14.88% Cuối năm 2022, tổng tài sản của công ty là 274.953.960.83636 đồng, trong đó tài sản sản ngắn hạn là 242.888.502.376376 đồng, chiếm tỷ trọng 88.338%.

So với năm 2021, tổng tài sản tăng 17.822.647.275 đồng với tỷ trọng tăng 6.93%. Điều đó cho thấy quy mô về vốn của công ty tăng lên, quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng.

Tài sản dài hạn năm 2021 là 34.434.871.736 đồng với tỷ trọng giảm so với năm

2020 là 7.15% Yếu tố chiếm tỷ trọng cao nhất (15.167%) trong tài sản dài hạn là các khoản phải thu dài hạn tăng 38.961.000.000 đồng với tỷ trọng tăng 99900.00% Năm

2022, tài sản dài hạn là 32.065.458.460 đồng với tỷ trọng giảm so với năm 2021 là 6.88%.

Phần lớn các khoản đầu tư dài hạn của công ty là đầu tư vào tài sản cố định, các khoản mục tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong tổng tài sản năm 2020 là 16.570%, năm 2021 là 13.392%, năm 2022 là 11.662%, đây là tỷ lệ khá thấp, một phần là do đặc thù của ngành sản xuất ngắn hạn, có tài sản ngắn hạn lớn, đặc biệt là hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp sản xuất, tỷ trọng của tài sản dài hạn thấp thể hiện mức độ đầu tư của doanh nghiệp chưa cao.

Tài sản ngắn hạn năm 2020 là 186.736.294.009, năm 2021 là 222.696.441.82, tăng 35.960.147.816 đồng với tỷ trọng tăng 19.26% Năm 2022 là 242.888.502.376, tỷ trọng tăng so với năm 2021 là 9.07%.

2.1.1.2 Phân tích theo chiều dọc

Bảng 2.2 Phân tích và diễn biến tài sản (theo chiều dọc) Đơn vị tính:VND

Thông qua bảng phân tích trên có thể thấy được tổng tài sản năm 2021 so với năm 2020 tăng 33.308.041.123 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 14,88% (Tài sản ngắn hạn tăng 35.960.147.816 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 19,26% và tài sản dài hạn giảm 2.652.106.693 với tỷ lệ giảm 7.15%) Ta thấy công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng Tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng Tài sản dài hạn.

+ Tài sản ngắn hạn: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2021 tăng 28.366.177.109 nghìn đồng so với năm 2020 tương đương với tăng 148,07% và đầu tư ngắn hạn tăng 60.000.000.000 so với năm 2020 (một phần do nền kinh tế bắt đầu hoạt động lại sau dịch COVID-19) Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 15,65% chủ yếu do các khoản phải thu khách hàng giảm.

+ Tài sản dài hạn: Tài sản cố định năm 2021 giảm 2.274.846.920 nghìn đồng so với năm 2020 tương đương 6,22% Tài sản dài hạn khác năm 2021 giảm tỷ lệ 82,78% so với năm 2020.

Tổng tài sản năm 2022 so với năm 2021 tăng lên 17.822.647.275 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 6,93% (Tài sản ngắn hạn tăng 20.192.060.551 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 9,07% và tài sản dài hạn giảm 2.639.413.276 với tỷ lệ giảm 6,88%) Qua đó ta thấy công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng Tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trong giảm Tài sản dài hạn Cụ thể là:

+Tài sản ngắn hạn: Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2022 tăng 14.320.004.493 so với năm 2021 tương đương với 30,13% (công ty có khả năng thanh khoản cao), Đầu tư ngắn hạn giảm 40.500.000.000 nghìn đồng với tỷ lệ 38,94%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 50,31%, hàng tồn kho tăng 64,84% và các tài sản ngắn hạn khác tăng 4.964.457.388 nghìn đồng với tỷ lệ 1339,02%.

+Tài sản dài hạn: Tài sản cố định năm 2022 so với năm 2021 giảm 2.316.635.105 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 6,75% Tài sản dài hạn khác giảm 52.778.271 nghìn đồng tương đương với tỷ lệ giảm 67,26% do các tài sản ngắn hạn gia tăng.

=>Nhìn chung thì tổng tài sản qua 3 năm 2020-2022 của Công ty SAFOCO có sự tăng trưởng ở mức tương đối Tuy nhiên bước đến năm 2021 sang năm 2022 tình hình tăng trưởng của Công ty có sự chững lại, trong khoảng mức dao động tương đối nhỏ so với tổng tài sản của công ty Từ đây cho thấy tình hình tài chính của Công ty SAFOCO trong những năm 2020, 2021, 2022 là tương đối ổn định Tuy nhiên nhìn chung lại, SAFOCO là doanh nghiệp đang trên đường chuyển đổi tài sản dài hạn thành ngắn hạn.

2.1.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn

2.1.2.1 Phân tích theo chiều ngang

Bảng 2.3 Phân tích và diễn biến nguồn vốn (theo chiều ngang) Đơn vị tính:VNĐ

Thông qua bảng phân tích biến động nguồn vốn có thể thấy: cuối năm 2021 tổng nguồn vốn của công ty so với năm 2020 tăng 33,308,041,078 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 14,88% và năm 2022 tổng nguồn vốn tăng 17,822,647,275 đồng so với năm

2021 chứng tỏ công ty đã tích cực trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong đó:

Nợ phải trả năm 2022 tăng 5,305,829,758 đồng lên gần 99 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5,67% so với năm 2021, nhưng tỷ trọng nợ phải trả năm 2022 là 35,948% đã giảm so với tỷ trọng nợ phải trả trong năm 2021 là 36,377% Tỷ lệ tăng nợ phải trả 2022/2021 là 5,67% đã giảm mạnh so với tỷ lệ 2021/2020 là 31,91% Cụ thể là:

Nợ ngắn hạn: Năm 2021, nợ ngắn hạn tăng mạnh từ 70,910,872,109 đồng lên 93,535,473,446 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 31.91% Năm 2022, nợ ngắn hạn tăng 5,305,829,758 đồng với tỷ lệ tăng 5,67%, mặc dù tỷ trọng tương ứng lại giảm chút ít từ 36,377% xuống còn 35,948% so với năm 2021, tuy nhiên vẫn chiếm 100% tỷ trọng trong nợ phải trả

Khoản phải trả người lao động tăng nhiều nhất, tăng từ 27,028,806,132 đồng

(2020) lên 43,162,275,376 đồng (2021) và tiếp tục tăng lên 50,139,164,162 đồng vào năm 2022, với tỷ lệ tăng 2021/2021 là 59,69%, 2022/2021 tăng 16,16%

Các khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn, phải trả ngắn hạn khác tăng vào năm 2021 nhưng lại giảm vào năm 2022, tuy nhiên khoản phải trả người phải trả người bán ngắn hạn 2021/2020 lại giảm 21,70% nhưng 2022 lại tăng 96,61% so với 2021 Do lợi nhuận của công ty 2022 tăng so với năm trước nên khoản thuế phải nộp nhà nước có tăng 31.95% và quỹ khen thưởng phúc lợi cũng có xu hướng tăng nhẹ.

Nợ dài hạn: Không có nợ dài hạn, công ty không dùng chính sách huy động vốn vay từ bên ngoài, chỉ sử dụng nguồn vốn cổ phần, nên mức độ độc lập về tài chính cao.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2022 tăng 12,516,817,517 đồng với tỷ lệ tăng là 7,65%, tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 64,952%, tăng so với 2021 là 63,623% trong tổng nguồn vốn.

Vốn cổ phần 2022 tăng 19,908,010,000 đồng, tỷ lệ tăng 19,8% so với 2021, vốn cổ phần 2021/2020 không thay đổi nhưng tăng từ 100,557,890,000 đồng

(2021) lên 120,465,900,000 đồng (2022) thể hiện công ty đã chú trọng đến chính sách huy động vốn của mình

Tuy nhiên, 2022 công ty đã cắt giảm rất lớn gần hết quỹ đầu tư phát triển là 4,912,206,808 đồng, quỹ đầu tư phát triển giảm 98.73% so với 2021.

PHÂN TÍCH CÁC NHÓM CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐẶC TRƯNG

2.3.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán

Bảng 2.7 Tổng hợp nhóm chỉ tiêu thanh toán Đơn vị tính:VND

2.3.2 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Bảng 2.8 Tổng hợp nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

Tỷ số này đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản Nếu tỷ số này quá nhỏ, chứng tỏ doanh nghiệp vay ít Điều này có thể hàm ý doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao.

- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động nợ và vốn chủ sở hữu

Tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, tức là rủi ro tài chính của doanh nghiệp càng cao

Tỷ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích hiệu quả từ việc tiết kiệm thuế.

- Khả năng trả thuế: Tỷ số này càng cao doanh nghiệp càng ổn định về hoạt động.

2.3.3 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp Các chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng số nguồn vốn mà còn chú trọng đến hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.

Bảng 2.9 Các chỉ tiêu hoạt động

STT Chỉ tiêu hoạt động Đơn vị tính 2020 2021 2022 2021/2020 2022/2021

Số vòng quay tài sản

(= Doanh thu / Tổng tài sản)

Số vòng quay tài sản cố định

(= Doanh thu / Tổng tài sản cố định)

Số vòng quay vốn lưu động ròng

(Doanh thu / (Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn))

Số vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho bình quân)

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

(65 ngày/ số vòng quay hàng tồn kho)

Kỳ thu tiền bình quân

(Các khoản phải thu ngắn hạn x 360/ Doanh thu thuần)

Số vòng quay khoản phải thu

(= Khoản phải thu khách hàng/ Doanh thu thuần)

- Số vòng quay tổng tài sản:

Số vòng quay tổng tài sản năm 2021 là 3.759 và năm 2022 là 2.909 giảm 0.850 vòng so với 2021 Điều này có nghĩa cứ 1đ vốn sử dụng năm 2022 tạo ra doanh thu thuần thấp hơn so với năm 2021 là 0.850đ Nguyên nhân làm cho vòng quay tổng tài sản giảm:

+ Doanh thu giảm làm cho vòng quay tổng tài sản giảm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 (799,958,253,537 đồng) giảm 17,24% so với năm 2021 (966,643,954,154 đồng)

+ Tổng tài sản tăng làm cho vòng quay tổng tài sản giảm: tổng tài sản tăng từ 257,131,313,561 đồng (2021) lên 274,953,960,836 đồng (2022)

Năm 2021 số vòng quay tổng tài sản là 2.909 vòng giảm 1.906 vòng so với năm

2020 Điều này có nghĩa 1đ vốn sử dụng năm 2021 tạo ra doanh thu thuần thấp hơn so với năm 2020 là 1.906đ cho thấy khả năng quản lý tài sản của công ty năm 2021 và 2022 là không tốt Trong năm 2022, Công ty đã thực hiện 9 hạng mục đầu tư mua sắm với tổng giá trị 4.648 triệu đồng, cụ thể mua sắm: 05 Máy dò kim loại 02 Lò+

Sấy mì + 01 Máy indate + 01 Máy ép miệng bao + 01 Máy dập bánh tráng + 01 Máy chạy thành phẩm + 02 Xe tải 2,5 tấn + 01 Đường ống hơi

- Số vòng quay tài sản cố định:

Năm 2021 vòng quay tài sản cố định là 28.168 vòng, giảm 1.533 vòng so với 2020. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện chưa hợp lí việc đầu tư tài sản cố định, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định, công ty cần cố gắng cải thiện

Qua bảng phân tích, vòng quay tài sản cố định năm 2022 là 24.998 vòng, năm

2021 là 28.168 vòng, tiếp tục giảm mạnh 3.170 vòng so với 2021 Điều này cho thấy công ty đang sử dụng tài sản cố định ngày càng kém hiệu quả Nguyên nhân dẫn đến vòng quay tài sản cố định giảm là do:

Doanh thu giảm làm cho vòng quay tài sản cố định giảm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 (799,958,253,537 đồng) giảm 120,158,456,020 đồng so với năm 2021 (966,643,954,154 đồng), làm giảm 4.857 vòng quay tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định giảm làm cho vòng quay tài sản cố định tăng: giá trị tài sản cố định năm 2022 (32,000,763,460 đồng) giảm 2,274,846,920 đồng so với năm 2021 (966,643,954,154 đồng), làm 1,687 vòng quay tài sản cố định.

Như vậy, tốc độ làm giảm vòng quay tài sản cố định của doanh thu (4,857) cao hơn tốc độ làm tăng vòng quay tài sản cố định của giá trị tài sản cố định (1,687) nên làm cho vòng quay tài sản cố định giảm 3,170 vòng.

- Số vòng quay vốn lưu động ròng

Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động năm 2022 là 5,553 vòng giảm 1,931 vòng so với năm 2021, vòng quay vốn lưu động năm 2021 là 7,484 vòng giảm 1,899 vòng so với năm 2020 thể hiện doanh thu thuần đang bị giảm và cho thấy hiệu suất sử dụng vốn lưu động đang bị thấp, dẫn đến vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất luân chuyển rất chậm, dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra doanh thu chậm từ đó lợi nhuận sẽ ít đi Các sản phẩm có vòng quay vốn lưu động thấp, sẽ không hiệu quả, và trường hợp thị trường có biến động mạnh, sẽ không có tính linh hoạt để thay đổi kịp hoặc chuyển hướng.

- Số vòng quay hàng tồn kho = (GVHB trong kỳ / Hàng tồn kho bình quân)

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = 365 (ngày) / Vòng quay hàng tồn kho

Nếu hệ số vòng quay tồn kho càng lớn nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh tốt, bán hàng nhanh và hàng không tin tồn kho, ứ đọng nhiều Ngược lại, nếu hệ số ngày càng nhỏ nghĩa là hàng đang tiêu thụ chậm, tồn kho nhiều, cần lập kế hoạch bán hàng nhanh để không bị hết hạn sử dụng hay hư hỏng do tồn kho quá lâu.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2020 là 10,966 vòng và kì luân chuyển hàng tồn kho là 33,285 ngày Năm 2021 vòng quay hàng tồn kho là 20.269 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 18,007 ngày, Năm 2021 vòng quay hàng tồn kho tăng làm cho kỳ luân chuyển giảm xuống 15.277 ngày, Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho trong năm 2021 giảm đáng kể, do đặc thù kinh doanh của công ty, năm 2021 các khu vực bị phong tỏa bởi dịch Covid ngày càng tăng nên người dân có xu hướng tích trữ các sản phẩm lương thực, thực phẩm sẵn như bún khô, mì, nui, bánh tráng … của công ty. Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng:

Giá vốn hàng bán giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm: 1,57 vòngHàng tồn kho giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng: 10,882 vòng Như vậy, tốc độ làm giảm vòng quay hàng tồn kho của giá vốn hàng bán (1,57) thấp hơn tốc độ làm tăng vòng quay hàng tồn kho của hàng tồn kho (10,882 vòng) nên làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2022 là 9,836 vòng và kì luân chuyển hàng tồn kho là 37,107 ngày Năm 2021 vòng quay hàng tồn kho là 20.269 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho là 18,007 ngày, Năm 2022 vòng quay hàng tồn kho giảm làm cho kỳ luân chuyển tăng thêm 19,099 ngày, Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng:

Giá vốn hàng bán giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm: 3,49 vòng Hàng tồn kho giảm làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng: 6,378 vòng Như vậy, tốc độ làm giảm vòng quay hàng tồn kho của giá vốn hàng bán (3,49) thấp hơn tốc độ làm tăng vòng quay hàng tồn kho của hàng tồn kho (6,378 vòng) nên làm cho vòng quay hàng tồn kho tăng.

- Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = (Các khoản phải thu ngắn hạn x 360/ Doanh thu thuần)

PHÂN TÍCH PHƯƠNG TRÌNH DUPONT

Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định Các nhà phân tích tài chính thường xuyên vận dụng công thức Dupont trong các phân tích mô hình hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, công cụ này lại khá đơn giản, các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản hoàn toàn có thể áp dụng để phân tích các chỉ số của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đầu tư.

Bảng 2.13 Phân tích ROA và ROE bằng phương pháp Dupont Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

30.58% 30.20% 29.36% Đốồ th t suấốt l i nhu n trên tài s n và t suấốt l i nhu n trên vốốn ch s h uị ỷ ợ ậ ả ỷ ợ ậ ủ ở ữ

T suấốt l i nhu n trên tài s n (ROA) ỷ ợ ậ ả T suấốt l i nhu n trên vốốn ch s h u (ROE) ỷ ợ ậ ủ ở ữ

Từ đồ thị trên, có thể thấy doanh lợi tài sản (ROA) qua các năm dều có xu hướng giảm dần, năm 2021 thấp hơn năm 2020, cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản kém hiệu quả hơn năm 2020, đến năm 2022 doanh lợi tài sản vẫn tiếp tục giảm xuống còn 18.80%, cho thấy năm 2022 công ty vẫn chưa sử dụng tốt tài sản so với năm 2021 Ta thấy cứ 100đ giá trị tài sản sử dụng vào năm 2020 sẽ tạo ra 20.89đ lợi nhuận sau thuế, năm 2021 tạo ra 19.22đ lợi nhuận sau thuế và năm 2022 tạo ra 18.80đ lợi nhuận sau thuế là do:

- Sử dụng bình quân 100đ giá trị tài sản vào kinh doanh năm 2020 tạo ra được 4.81đ doanh thu thuần, năm 2021 tạo ra được 3.72đ doanh thu thuần và 2022 tạo ra 2.88đ doanh thu thuần.

- Trong 100đ doanh thu thuần thực hiện năm 2020 có 4.34đ LNST và năm 2021 có 5.17đ LNST, năm 2022 là 6.52đ LNST.

Như vậy, có hai hướng để tăng ROA là tăng tỷ suất LNST trên doanh thu thuần (ROS) hoặc tăng vòng quay vốn kinh doanh:

- Tăng ROS bằng cách tiết kiệm chi phí

- Tăng vòng quay vốn bằng cách tăng doanh thu và giảm giá bán và tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2020 cao hơn so với năm 2021 và năm 2022, cho thấy năm 2020 doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu, cứ bình quân 100đ VCSH bỏ vào kinh doanh năm 2020 tạo ra được 30.58đ LNST và năm 2021 tạo ra được 30.20đ LNST, năm 2022 là 29.36đ:

- Trong 100đ vốn kinh doanh bình quân năm 2020 có 1.46đ hình thành từ VCSH, năm 2021 có 1.57đ hình thành từ VCSH và năm 2022 là 1.56đ được hình thành từ VCSH.

- Sử dụng bình quân 100đ giá trị tài sản năm 2020 tạo ra được 20.89đ doanh thu thuần, năm 2021 tạo ra 19.22đ doanh thu thuần và đến năm 2022 tạo ra được 18.80đ doanh thu thuần.

Có hai hướng để tăng ROE là tăng ROA hoặc tăng tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu

- Tăng ROA làm như phân tích trên

- Tăng tỷ số tổng tài sản/vốn chủ sở hữu bằng cách giảm vốn chủ sở hữu và tăng nợ Ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của vốn chủ sở hữu càng cao.Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro sẽ càng tăng lên Do đó, doanh nghiệp sẽ phải hết sức thận trọng khi sử dụng nợ.

ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO

ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY

Năm 2022 mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có những khó khăn, thuận lợi nhất định nhưng với bản lĩnh, năng động, nhạy bén, sự quyết tâm của Ban Tổng Giám đốc cùng tinh thần đoàn kết một lòng toàn thể của người lao động, Safoco đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Đại hội đồng cổ đông giao, trong đó lợi nhuận đạt 65,6 tỷ đồng, vượt 4,05% so với kế hoạch, hoàn thành nhiệm vụ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 100,558 tỷ lên 120,466 tỷ đồng, duy trì sản xuất ổn định, đảm bảo thu nhập người lao động ổn định, tăng trưởng, trả cổ tức cho cổ đông, nộp thuế nhà nước đầy đủ, đúng thời hạn, đây là nỗ lực rất lớn của Safoco

Ngoài ra công ty còn có những lợi thế như:

- Duy trì sức mạnh tổng hợp, đoàn kết thống nhất từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành và toàn thể người lao động cùng chung một mục tiêu tất cả vì sự phát triển bền vững của Công ty

- Công ty đã duy trì nhiều năm xây dựng thương hiệu Safoco phát triển bền vững và thường xuyên cập nhật kịp thời thông tin về các quy định sử dụng chất phụ gia thực phẩm của từng nước nhập khẩu Chính vì vậy, sản phẩm xuất khẩu của Safoco luôn phù hợp với tiêu chuẩn cao của các nước như: Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Canada

- Công ty đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam và các nước thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, khối EU

- Công ty duy trì hệ thống phân phối sẵn có rộng khắp cả nước với 6.000 điểm bán hàng thông qua các đại lý truyền thống, kênh siêu thị cao cấp (như:CoopMart, Big C, WinMart, Mega Market, Sài gòn Satra, Aeon, LotteMart…), các cửa hàng tiện ích (Bách hoá xanh, Vissan, Vinafood Mart, G7Mart, Sài gòn HD ), đồng thời không ngừng khai thác thêm các cửa hàng tạp hóa, điểm bán nhỏ lẻ ở vùng sâu để tăng độ phủ, nhằm quảng bá, lan tỏa thương hiệu và gia tăng sản lượng

- Nhà xưởng được nâng cấp, máy móc thiết bị được đầu tư mới, tăng năng lực sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nước và xuất khẩu

- Hiện tại nguồn lực quản lý và điều hành các phòng ban cũng như quản lý trong các phân xưởng sản xuất có nhiều kinh nghiệm, lành nghề, thạo việc, trung thành nhưng để bắt kịp với xu thế phát triển hội nhập quốc tế, Công ty tiếp tục đào tạo, cho tham gia các khóa học ngắn hạn, nâng cao nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ mới, cập nhật kịp thời các quy định pháp luật, quản lý chặt chẽ hơn

- Công ty tiếp tục phát huy thế mạnh quản trị, bảo toàn nguồn vốn, hạn chế vay vốn ngân hàng, không có công nợ khó đòi, đảm bảo tốt nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

3.1.2 Tồn tại và những nguyên nhân

Năm 2022 kinh tế thế giới phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và U-crai-na, thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều quốc gia, các đợt bùng phát liên tục của dịch Covid-19 tại một số khu vực trên thế giới, áp lực tăng giá năng lượng đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Bước sang năm 2022, SAFOCO thực sự khó khăn:

- Trong 6 tháng đầu năm, do lao động khan hiếm, Công ty tuyển dụng gặp khó khăn, để đáp ứng cho nhân sự tại các khâu sản xuất đầy đủ là 150 người (nam

60, nữ 90) nhưng đến hết quý II lao động nữ vẫn thiếu 30 người cho các khâu vắt mì, vì vậy sản lượng chưa ổn định Đúng vào thời điểm thiếu nhân sự lại còn ảnh hưởng giá các nguyên, nhiên phụ liệu, vận chuyển… biến động tăng từ 15 - 30%,làm tăng chi phí giá thành sản phẩm.

- Qua 6 tháng cuối năm, thời tiết không thuận lợi, mưa, bão, lũ quét, ngập lụt nghiêm trọng nên sản lượng tiêu thụ của đại lý ở khu vực này giảm nhiều

- Do biến động tỷ giá USD trong nước tăng, trong khi các khách hàng nhập khẩu mặt hàng của Safoco (như: Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật, Philippines, Thái Lan…) nhưng tỷ giá trong nước nhập khẩu lại giảm, như vậy khách hàng cân đối giữa giá mua và bán (họ bị lỗ quá lớn) nên khách hàng không có nhu cầu đặt hàng, sản lượng xuất khẩu của Công ty cũng bị ảnh hưởng rất lớn (nhất là mặt hàng Bún tươi).

- Thực hiện theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, trong đó tăng lương tối thiểu vùng từ 4,42 triệu đồng/người/tháng lên 4,68 triệu đồng/người/tháng từ ngày 01/7/2022, dự kiến tăng chi phí bảo hiểm xã hội gần 600 triệu đồng/năm

Thực sự thấy được sản lượng tiêu thụ chậm của các siêu thị, đại lý trong và ngoài nước, Tổng Giám đốc và lãnh đạo phòng kinh doanh nội địa, phòng xuất nhập khẩu đã đi khảo sát, làm việc trực tiếp với từng khách hàng, tùy cơ ứng biến, có chương trình khuyến mãi cho tất cả các hệ thống đại lý, siêu thị kịp thời để gia tăng sản lượng, sản phẩm phủ kín thị trường

3.1.3 Mục tiêu của doanh nghiệp

Suy thoái kinh tế trên toàn thế giới và tình hình kinh tế khó dự đoán trong năm

2023 Bên cạnh đó, lạm phát mặc dù cơ bản được kiểm soát nhưng cũng gia tăng. SAFOCO đề ra các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 như sau:

Bảng 3.1 Kế hoạch kinh doanh

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2023

1 Tổng Doanh thu Triệu đồng 820.000

2 Sản lượng sản xuất Tấn 16.000

3 Sản lượng tiêu thụ Tấn 15.000

4 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 66.000

Các kế hoạch định hướng của Hội đồng quản trị SAFOCO trong năm 2023:

CÁC BIỆN PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG

CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO

3.2.1 Giải pháp giảm các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng

Khoản phải thu là một phần của doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, nếu bị chiếm dụng vốn thường xuyên thì sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Trong các khoản phải thu của công ty khoản phải thu ngắn hạn năm

2020 giảm xuống so với năm 2020 là 5,744,069,98 đồng tương ứng với 4.36%, năm

2022 lại tăng lên so với năm 2021 là 15,575,217,882 đồng tương ứng với 4.88% Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2022 tăng lên làm cho doanh thu giảm xuống Công ty cần phải thúc đẩy hoạt động thu hồi công nợ.

Mục tiêu của biện pháp

Giảm khoản vốn bị chiếm dụng

Tăng vòng quay vốn lưu động và giảm số ngày doanh thu thực hiện

Tăng nguồn vốn tự tài trợ cho tài sản cố định

Rà soát và quản lý các khoản phải thu Điều chỉnh các chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng

Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt quá thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì công ty được thu lãi suất tương ứng với lãi suất kì hạn của ngân hàng Áp dụng mức chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng đang nợ trả tiền sớm hơn

Giảm các khoản phải thu vừa có thể tăng doanh thu thực vừa có thể cải thiện chính sách tín dụng của mình Với chính sách tín dụng mới sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được doanh thu như dự kiến của mình.

Lập sổ kế toán theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng, từng tháng để kịp thời thu hồi những khoản nợ đến hạn.

Chiết khấu sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh hơn, làm giảm các khoản phải thu Đồng thời, việc thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mềm dẻo, doanh nghiệp không chỉ thu hồi được các khoản nợ, mà còn tạo điều kiện thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng.

3.2.2 Giải pháp giảm lượng hàng tồn kho

Hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định Do vậy, rất cần thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho.

Bảng 3.2 Đánh giá lượng hàng tồn kho Đơn vị tính: VNĐ

Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy mặc dù lượng hàng tồn kho của công ty năm 2022 so với năm 2021 có tăng tuy nhiên lượng tăng hàng tồn kho của năm 2021 là do nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, còn lượng hàng tồn kho của công ty năm 2022 chủ yếu là thành phẩm Nguyên nhân do năm 2022 Công ty đã thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ hàng tồn kho với số dư tồn kho tăng thấp hơn tốc độ tăng doanh thu, nhằm tăng cường tính thanh khoản Thường xuyên theo dõi chặt chẽ các thông tin thị trường nhằm quản lý thời điểm mua hàng, chủ động tìm kiếm nguyên liệu và thương lượng giá nguồn nguyên liệu Lựa chọn nhiều nhà cung cấp heo hơi uy tín để hạn chế rủi ro do phụ thuộc vào một nhà cung cấp. Kết hợp kiểm kê hàng thường xuyên, mỗi loại vật tư/ hàng hóa cần được phân loại để chứa vào những khu vực phù hợp trong kho, để dễ dàng xuất kho hay kiểm kho tránh thất thoát do nhầm lẫn hay bị mất cắp hàng hóa Doanh nghiệp nên tổ chức và quản lý một cách có hệ thống quy trình xuất - nhập hàng hóa vào kho, lưu trữ các chứng từ, dán nhãn mác của toàn bộ sản phẩm hoặc các giấy tờ liên quan có giá trị liên thành Xây dựng quy định bảo quản hàng hóa và quy cách đóng thùng hàng hóa sao cho việc khuân vác, vận chuyển, kiểm đếm dễ dàng và kiểm soát được thuận tiện. Bên cạnh đó, Xây dựng và duy trì được mối quan hệ với nhiều nhà cung cấp có uy tín để hạn chế được rủi ro nguồn hàng và giá khi có biến động lớn xảy ra đối với nguyên vật liệu Song song đó, Công ty cũng ký các hợp đồng kỳ hạn có thời gian nhất định và tìm kiếm nguồn nguyên liệu có giá cả thấp nhưng chất lượng được đảm bảo Lên kế hoạch sản xuất để dự tính mức hàng tồn kho phù hợp Tồn kho vật tư được theo dõi chặt chẽ, xây dựng biện pháp quản lý tồn kho hiệu quả, giảm chi phí tồn kho, hao hụt vật tư Đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải xác định và đưa ra những kế hoạch dự phòng hợp lý tránh tình trạng ùn ứ hàng tồn kho hoặc lượng hàng thiếu hụt quá nhiều.

Ngày đăng: 28/02/2024, 10:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w