1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố hà nội

206 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Đảm An Sinh Xã Hội Cho Người Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Hoàng Văn Phai
Người hướng dẫn PGS.TS Đặng Văn, TS
Trường học Học Viện Chính Trị
Chuyên ngành Kinh tế Chính trị
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đềtài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28Chương 2:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃHỘI CHO NGƯỜI LAO

Trang 1

B¶O §¶M AN SINH X· HéI CHO NG¦êI LAO §éNG TRONG C¸C DOANH NGHIÖP Nhá Vµ VõA TR£N §ÞA BµN THµNH Phè Hµ NéI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

NG ƯỜI I

H

1 PGS.TS Đặng V2 TS Hoàng Văn Phai

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

B¶O §¶M AN SINH X· HéI CHO NG¦êI LAO §éNG TRONG C¸C DOANH NGHIÖP Nhá Vµ VõA TR£N §ÞA BµN THµNH Phè Hµ NéI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Mã số: 931 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2024

Trang 3

của riêng tác giả Các số liệu, trích dẫn trong luận án

là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2024

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đềtài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ

HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

2.1 Một số vấn đề chung về an sinh xã hội 352.2 Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnhhưởng đến bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trongcác doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 422.3 Kinh nghiệm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trongcác doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số địa phương nước ngoài,trong nước và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 53

Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI CHO

NGƯỜII LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

3.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

3.2 Thành tựu, hạn chế bảo đảm an sinh xã hội cho người laođộng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn

3.3 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết

từ thực trạng bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trongcác doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 102

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN SINH XÃ

HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH

118

Trang 5

trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang 6

2 Bảo hiểm thất nghiệp BHTN

5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV

6 Hội đồng nhân dân HĐND

7 Lao động - Thương Binh và Xã hội LĐTB&XH

9 Sử dụng lao động SDLĐ

10 Ủy ban nhân dân UBND

Trang 7

đoạn 2018 - 2022 80Bảng 3.2: Lợi nhuận trước thuế của các DNNVV trên địa bàn thành

phố Hà Nội phân theo ngành kinh tế 81Bảng 3.3: Thu nhập bình quân của NLĐ trong các DNNVV trên

địa bàn thành phố Hà Nội phân theo ngành kinh tế 83Bảng 3.4: Số lượng NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành

phố Hà Nội được đóng BHXH, BHYT, BHTN giai

Bảng 3.5: Thu nhập bình quân một tháng của NLĐ trong doanh

nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp 96

DANH M C CÁC BI U ỤC CÁC BẢNG ỂU ĐỒ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Tháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV 47Biểu đồ 3.1: DNNVV tạm ngừng kinh doanh giai đoạn 2018 -

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Bảo đảm ASXH có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần bảo đảm cácđiều kiện sống và phát triển tốt nhất cho người dân, giúp giảm bớt gánh nặngchi phí trong giáo dục, y tế, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, thúc đẩy xã hội phát triểnbền vững Mặt khác, bảo đảm ASXH còn tạo ra môi trường sống an toàn, bìnhđẳng và công bằng cho người dân, thể hiện quyền cơ bản của con người, chủnghĩa nhân đạo của Nhà nước, tinh thần đoàn kết của xã hội Đồng thời, bảođảm ASXH còn giúp người dân được phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục cácrủi ro và biến cố xã hội, giảm nghèo đói, tổn thương, giữ được mức thu nhậptối thiểu để thoát dần khỏi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống Đốivới nước ta, sau 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đã khẳng định,quyền được bảo đảm ASXH cho người dân là một tất yếu, có vị trí, vai trò rấtquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đối với đời sống củaNLĐ nói riêng, trong đó có NLĐ trong các DNNVV Vai trò của bảo đảmASXH còn được Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển hệthống ASXH toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòngngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho cácnhóm đối tượng yếu thế” [39, tr.150] Quán triệt quan điểm của Đại hội, Hộinghị Trung ương 8, khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày24/11/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứngyêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới Trong đó,tập trung nâng cao chất lượng chính sách xã hội, điều chỉnh cách tiếp cận từbảo đảm và ổn định sang ổn định và phát triển; gắn với quản lý phát triển xãhội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân và bảo đảm ASXH

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sởcủa các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội,

cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo

Trang 9

dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước Sau 16 năm

mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/QH12, đời sống củangười dân Thủ đô từng bước đổi khác, kinh tế - xã hội ngày một phát triển, sốlượng doanh nghiệp đăng ký mới không ngừng tăng lên hằng năm Theo báo cáocủa Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính đến ngày 31/12/2022, Hà Nội có189.037 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,32% so với năm 2021 và bình quângiai đoạn 2018 - 2022 tăng 7,18%/năm [124, tr.46] Trong đó, số lượng DNNVVchiếm 97,2%, đóng góp khoảng 50% GRDP của Thành phố Nhận thức sâu sắcvai trò bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV, thời gian qua dưới sự lãnhđạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố

Hà Nội đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảmASXH cho NLĐ trong các DNNVV đạt được nhiều kết quả tích cực: việc làm củaNLĐ tăng, thu nhập ổn định; tỷ lệ NLĐ được đóng BHXH, BHYT, BHTN cao,bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản có nhiều tiến bộ Tuynhiên, bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số hạn chế: một bộ phận NLĐvẫn không đủ việc làm, thu nhập không ổn định; mức độ bao phủ bảo hiểm chưatốt; bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản có mặt còn hạn chế

Trong thời gian qua, mặc dù đã có một số công trình nước ngoài và trongnước nghiên cứu về bảo đảm ASXH; tuy nhiên, chưa có công trình khoa họcnào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống dưới góc độ kinh tế chính trị vềbảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội

Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá những kết quả đạt được, hạnchế còn tồn tại, chỉ rõ những nguyên nhân, mâu thuẫn và đề xuất quan điểm,giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố

Hà Nội là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn Xuất phát từ

những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Bảo đảm ASXH cho NLĐ trong

các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành

Kinh tế Chính trị của mình

Trang 10

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến

đề tài luận án; khái quát giá trị các công trình khoa học đã tổng quan và nhữngvấn đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận về ASXH, những trụ cột và vai trò củaASXH; bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố

Hà Nội; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm bảo đảm ASXH cho NLĐ trong cácDNNVV ở một số địa phương nước ngoài, trong nước, trên cơ sở đó rút ra bàihọc cho thành phố Hà Nội

Đánh giá thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trênđịa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023; chỉ ra nguyên nhân và nhữngvấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐtrong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội

Đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong cácDNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án nghiên cứu bảo đảm ASXH trên 3 nội dung chính:

Bảo đảm việc làm, thu nhập; BHXH, BHYT, BHTN; Bảo đảm mức tối thiểu vềmột số dịch vụ xã hội cơ bản (Nghiên cứu chính sách nhà ở xã hội)

Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trang 11

Về thời gian: các số liệu được khảo sát từ năm 2018 đến 2023; quan

điểm, giải pháp đến năm 2035

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủnghĩa duy vật lịch sử; luận án sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chínhtrị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu; ngoài ra luận áncòn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa; phân tích - tổng hợp; thống kê, sosánh; logic kết hợp với lịch sử

Chương 1, luận án sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để tổngquan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án theo từng nội dungnghiên cứu; trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp đểkhái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và rút ra những vấn

đề luận án tập trung nghiên cứu

Chương 2, luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học kết hợpcác phương pháp phân tích - tổng hợp để rút ra những quan niệm và luận giảinhững vấn đề lý luận về ASXH, những trụ cột và vai trò của ASXH; nội dung vàcác yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa

Trang 12

bàn thành phố Hà Nội Đồng thời, chương 2 của luận án sử dụng phương pháplogic kết hợp với lịch sử khi khảo sát các tư liệu, tài liệu và kinh nghiệm thựctiễn bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV ở một số địa phương nướcngoài và trong nước, từ đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội.

Chương 3, luận án sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, phân tích - tổnghợp, thống kế, so sánh để đánh giá thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong cácDNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023 Đồng thời, sửdụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để phân tích nguyên nhân và chỉ racác mâu thuẫn cần tập trung giải quyết

Chương 4, luận án sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quáthóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2 và chương 3, làm cơ sở đề xuất quanđiểm, giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thànhphố Hà Nội đến năm 2035

5 Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, xây dựng quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá bảo đảm ASXH

cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thứ hai, chỉ ra những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết từ thực trạng bảo

đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các

DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Trang 13

* Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảocho các nhà quản lý trong bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV nóichung, bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố HàNội nói riêng Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiêncứu, giảng dạy những nội dung có liên quan ở các trường đại học, cao đẳng trong vàngoài quân đội

7 Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 04 chương (10 tiết); kết luận; danh mụccác công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án;danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1 1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội

James Midgley (2011), “Grassroots Social Security in Asia: Mutual Aid,Microinsurance and Social Welfare” (ASXH cơ sở ở châu Á: Hỗ trợ lẫn nhau, bảohiểm vi mô và phúc lợi xã hội) [134] Cuốn sách đã cung cấp một số nghiên cứuquan trọng về ASXH và thông tin chi tiết về các hiệp hội trong sự tác động lẫn nhau

ở các khu vực: Nam Á, Sri Lanka, Thái lan, Mông Cổ, Indonesia và Philippines.Bên cạnh đó, tác giả đã làm rõ vai trò của các hiệp hội trong cung cấp, bảo vệ thunhập có hiệu quả cho người dân và làm thế nào để các hoạt động của các hiệp hộinày có thể đóng góp vào việc xây dựng chiến lược ASXH toàn diện; đóng góp rõrệt cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống cho người dân

Jonathan Peterson (2012), “Social Security For Dummies Audiobook”

“Sách âm thanh: ASXH dành cho người không chuyên” [136] Ở công trình này,tác giả đã đề cập đến các vấn đề ASXH của Hoa Kỳ với một số nội dung: giảithích lịch sử, quy định và những thay đổi đáng kể ASXH Hoa Kỳ, cũng như cânnhắc về tương lai của chương trình; phân tích toàn diện các chương trình đượctài trợ bởi cơ quan quản lý ASXH; những thách thức và cân nhắc cho nhữngngười có hoàn cảnh đặc biệt Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, để giúp người dânhiểu được những nội dung chính trong chính sách ASXH, Chính phủ cần giúpngười dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, những chính sách được thụhưởng khi tham gia các quỹ bảo hiểm bắt buộc Bởi theo tác giả, không phảingười dân nào cũng được tiếp cận đầy đủ các thông tin, nắm được các quy địnhcủa pháp luật về ASXH

Trang 15

Joseph Matthews Attorney, Dorothy Matthews Berman (2013), Social

Security, Medicare & Government Pensions (ASXH, Medicare và lương hưu của

chính phủ) [137] Các tác giả đã đi vào làm rõ quan niệm, nội dung về ASXH baogồm: ASXH, chăm sóc y tế, nhà ở xã hội Từ việc phân tích những lợi ích của hệthống BHYT, cách thức để bảo đảm BHYT tốt nhất và nhà ở xã hội, tác giả đi đếnkhẳng định: chăm sóc y tế và đảm bảo nhà ở xã hội là yếu tố quan trọng, cốt lõi củachính sách ASXH; giúp cho người dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn về sứckhỏe, về nhu cầu nhà ở và là vấn đề bức thiết đối với họ Do đó, theo các tác giả, đểthực hiện tốt chính sách ASXH cần làm tốt công tác chăm sóc y tế và bảo đảm nhà

ở xã hội và cần phát huy vai trò của Chính phủ, của cộng đồng doanh nghiệp

Olga Chesalina (2020), Extending Social Security Schemes for

‘Non-employees’: A Comparative Perspective (Mở rộng các chương trình ASXH

cho: một nghiên cứu so sánh) [139] Trong phần mở đầu, các tác giả đã nêuchiến lược hiện có để mở rộng khả năng tiếp cận chế độ ASXH cho nhữngngười không phải là nhân viên và việc xây dựng công việc nền tảng Đồng thời,nghiên cứu các chiến lược đổi mới nhằm mở rộng khả năng tiếp cận bảo trợ xãhội cho NLĐ cũng như những lợi thế và hạn chế của bảo trợ xã hội đem lại.Bên cạnh đó, theo tác giả, BHXH không nhất thiết phải gắn với Luật lao động.Bởi vì, luật BHXH đưa ra những chiến lược khác nhau mở rộng bảo trợ xã hộicho những người không phải là người làm công bằng cách ngắt kết nối bảo trợ

xã hội khỏi tình trạng việc làm Các hình thức việc làm mới làm cho sự phụthuộc cá nhân vào người SDLĐ như một cơ sở không chỉ cho việc đưa vàophạm vi của pháp luật lao động mà còn để đưa vào chế độ BHXH

Sara Stendahl, Thomas Erhag (2022), XI Temporary Changes and

Long-Term Problems-Regulating the Swedish Labour Market and Social Security System during the COVID-19 Pandemic (Những thay đổi tạm thời và những vấn

đề dài hạn - điều tiết thị trường lao động và hệ thống ASXH Thụy điển trong đạidịch Covid 19 (trong cuốn Bảo vệ Sinh kế: So sánh toàn cầu về các luật xã hộiứng phó khủng hoảng Covid 19) [143] Các tác giả đã nêu bật những tác động của

Trang 16

đại dịch Covid-19 đối với xã hội Thụy Điển đã làm tăng nhanh nhu cầu về dịch

vụ Theo số liệu thống kê năm 2020, NLĐ ở Thụy Điển có tỷ lệ thất nghiệp tăngcao, nhất là NLĐ làm việc ở các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lĩnh vực nhiều laođộng làm việc bán thời gian Để giải quyết các vấn đề trên thị trường lao động,đặc biệt là khắc phục rủi ro trước tình trạng thất nghiệp hàng loạt, chính phủ ThụyĐiển đã tập trung nguồn lực trợ cấp cho NLĐ như: cho NLĐ nghỉ phép, kết hợpvới các hình thức hỗ trợ đối với người SDLĐ thông qua hệ thống ASXH, chínhphủ tăng cường hỗ trợ tài chính bằng cách nới lỏng các điều kiện về phúc lợi xãhội cho NLĐ và người tự do kinh doanh, bao gồm cả việc tăng mức phúc lợi xãhội và hỗ trợ trực tiếp cho người SDLĐ bằng cách trợ cấp chi phí tiền lương đểgiữ chân nhân viên và bồi thường cho thu nhập bị mất trong cuộc khủng hoảng.Chiến lược này nhằm mục đích ngăn ngừa việc sa thải và tình trạng thất nghiệp docông nhân nghỉ việc tạm thời và không nằm trong các quy định về ASXH

Adrianna Binaś (2023), Emergency solutions in the field of social

security caused by the COVID-19 pandemic in selected countries that are parties of the European Code of Social Security (Các giải pháp khẩn cấp trong

lĩnh vực ASXH do đại dịch COVID-19 gây ra ở một số quốc gia là thành viêncủa Bộ luật ASXH châu Âu) [129] Ở công trình này, tác giả đã nghiên cứu cácgiải pháp khẩn cấp trong lĩnh vực ASXH được các nước châu Âu ký kết thôngqua Bộ luật ASXH; đây cũng được xem là công cụ chính đặt ra các nguyên tắcASXH trong Hội đồng châu Âu Dựa trên thông tin được phân tích chuyên sâu

về các biện pháp thực hiện ở Thụy Điển, Vương Quốc Anh, Bỉ, Tây Ban Nha

và Estonia liên quan đến bốn lĩnh vực hỗ trợ chính là: hệ thống chăm sóc sứckhỏe, bảo vệ việc làm, hỗ trợ tài chính cho người SDLĐ và hỗ trợ cho cácDNNVV và chuyển giao xã hội Tuy nhiên, liên quan đến chính sách chăm sóc

y tế, các quy định của Bộ luật chưa được áp dụng đầy đủ, còn chậm trễ Chính

vì vậy, tác giả đã đề xuất hệ thống các biện pháp để phát triển hệ thống ASXH,cho phép các quốc gia phản ứng tốt hơn và nhanh hơn trong thời kỳ khủnghoảng và sau đó giảm thiểu tác động kinh tế, xã hội một cách hiệu quả hơn

Trang 17

Guangzhu Jin, Zhenhui Huang (2023), “On the corporate governance effect

of social security funds” (Tác động đối với quản trị doanh nghiệp của quỹ ASXH)

[132]. Bài báo chỉ ra, với sự cải thiện của thị trường vốn Trung Quốc, các quỹASXH đã dần tăng số lượng và có vai trò ngày càng lớn trong quản trị doanhnghiệp Hoạt động của quỹ ASXH không chỉ dừng lại ở chỗ “hỗ trợ”, “khích lệ”

mà còn tham gia tích cực vào công tác quản trị, ảnh hưởng trực tiếp đối với cácquyết định của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển Nếu quỹASXH không thể bảo toàn và gia tăng giá trị, sẽ ảnh hưởng đến nguồn tiền hỗ trợcuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn xã hội, với nhữnghậu quả khó lường Từ đó, các tác giả khuyến nghị, quỹ ASXH cần được tham giathị trường vốn, nắm giữ cổ phiếu của các công ty niêm yết, tích cực tham gia quảntrị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng giá cổ phiếu của công tynhằm đạt được mục tiêu cơ bản là bảo toàn và gia tăng giá trị của công ty, nângcao đời sống người dân và đem lại sự ổn định vững chắc cho xã hội

Sheeja S.R, Rahi.T B, Athira Ajay (2023), State led social security and

inclusion of marine fisherfolk: Analyzing the case of Kerala, India (ASXH do

nhà nước lãnh đạo và sự tham gia của ngư dân biển: Phân tích trường hợpKerala, Ấn Độ) [142] Nghiên cứu cho thấy, Kerala là bang có những thành tựunổi bật trong phát triển các lĩnh vực xã hội ở Ấn Độ Tuy nhiên, ngư dân chiếmgần 3,5% tổng dân số Kerala, vẫn phải chịu tai họa thiên nhiên, sự thiếu thốn vậtchất và những bất ổn liên quan đến việc làm Để đảm bảo tính toàn diện trongphát triển xã hội, trong thập kỷ qua, Nhà nước đã đưa ra một số sáng kiến ASXHnhư chương trình phúc lợi, trợ cấp, chuyển giao lợi ích trực tiếp, v.v nhằm giúpmức sống của họ được cải thiện một cách tương xứng Các tác giả đã phân tíchbản chất và vai trò của các biện pháp ASXH do Nhà nước chỉ đạo trong việcđảm bảo tính toàn diện dựa trên dữ liệu được thu thập từ nguồn thống kê củaChính phủ và khảo sát những chuyển biến của các hộ ngư dân được lựa chọn ởquận Thiruvananthapuram của Kerala Trên cơ sở đánh giá các khía cạnh khácnhau của các chương trình phúc lợi, như tính chất, mức độ nhận thức và số

Trang 18

lượng người được hưởng lợi Các tác giả đề xuất các giải pháp mang lại sự bảotrợ xã hội bền vững và tiếp cận các cộng đồng ven biển thông qua các chiến dịchASXH mà Nhà nước có thể cam kết đối với sự phát triển toàn diện của ngư dân.

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp

Ellen O’Brien (2003), Employers’ Benefits from Workers’ Health Insurance,

Milbank (Lợi ích của người SDLĐ từ bảo hiểm sức khỏe cho NLĐ) [131] Tác

giả đã phân tích mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người SDLĐ và NLĐ trongviệc cung cấp BHYT, tác giả đặt ra câu hỏi: tại sao người SDLĐ phải cung cấpBHYT? Có phải vì NLĐ muốn điều đó? Hay người SDLĐ cung cấp các lợi íchkinh tế về mặt sức khỏe cho NLĐ vì năng suất của họ và lợi nhuận doanh nghiệpphụ thuộc vào nó Từ đó, tác giả chỉ rõ: tất cả các doanh nghiệp đều cung cấp mộtchương trình bảo vệ sức khỏe cho NLĐ, mặc dù họ phải đối mặt với những ràocản lớn Lợi ích mà họ có được ở đây là NLĐ cải thiện được sức khỏe, tăng năngsuất lao động, còn người SDLĐ thì tăng lợi nhuận

Sara R.Collins, Karen Davis, Michelie M.Doty, and Alice Ho (2004),

Wages, health benefits, and workers’ health (Tiền lương, lợi ích sức khỏe và sức

khỏe của NLĐ) [141] Theo các tác giả, hiện nay những NLĐ ở Mỹ ngày càng

khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, một phần do sự suy giảmkinh tế làm hạn chế tài trợ trong BHYT, cũng như nhu cầu trang bị BHYT choNLĐ trong các doanh nghiệp Các tác giả đã so sánh hai nhóm: NLĐ có thunhập thấp và NLĐ có thu nhập cao trong khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế.Thông qua so sánh cho thấy, người có thu nhập cao luôn thuận lợi hơn trong tiếpcận với dịch vụ y tế Từ đó các tác giả đã đi đến đề xuất cần ổn định tiền lương,

vì đây là yếu tố quan trọng trong bảo đảm lợi ích sức khỏe cho NLĐ

Hagemejer Krzysztof, Behrendt Christina (2009), “Can low-incomecountries afford basic social security?” (Các nước có thu nhập thấp có khả năngbảo đảm ASXH cơ bản không?) [133] Ở công trình này, các tác giả cho rằng:bảo đảm ASXH tối thiểu là sự đầu tư để phát triển đất nước, không chỉ giảm

Trang 19

nghèo mà còn tăng nhu cầu và mở rộng thị trường trong nước; bảo đảm y tế vàgiáo dục tốt hơn, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm ổn định tình hình chínhtrị, xã hội Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc bảo đảm ASXH ở một số nướcchâu Phi và châu Á trên các vấn đề như: trợ cấp cho người già, người tàn tật;quyền lợi của trẻ em; chăm sóc y tế; các chương trình trợ giúp xã hội, việc làm;

hỗ trợ thu nhập; thực tế sự bảo đảm của xã hội và chi tiêu chính phủ cho ASXH.Các tác giả đã chỉ ra, các nước có thu nhập thấp cần xây dựng một hệ thốngASXH tối thiểu, dựa trên sự trợ giúp quốc tế và nỗ lực của các Chính phủ

T Zavora (2016), “Social responsibility as a factor for social securityensuring of the state” (Trách nhiệm xã hội là yếu tố đảm bảo ASXH của nhà

nước) [144] Mở đầu bài viết, tác giả chỉ rõ những mối đe dọa lớn đối với

ASXH như: dân số nghèo đói, sự gia tăng mạnh về phân tầng và bất bìnhđẳng xã hội, sự kém hiệu quả của các chính sách công để cải thiện thu nhậpcủa NLĐ, sự chênh lệch trong cải cách chăm sóc sức khỏe và bảo trợ xã hội

do biến đổi dân số Từ đó, tác giả chỉ ra trách nhiệm xã hội của Nhà nước,doanh nghiệp và người dân trong bảo đảm ASXH Theo tác giả, trách nhiệm

xã hội của Nhà nước là xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế và xã hội;xác định ngành kinh tế ưu tiên và bảo đảm khả năng cạnh tranh trên thịtrường quốc tế trên cơ sở đổi mới, phát triển Đồng thời tác giả cho rằng,trách nhiệm của Nhà nước là điều kiện tiên quyết để bảo đảm ASXH, nângcao chất lượng cuộc sống của người dân

Ryszard Bodziacki (2018), “The role of non-profit organizations inensuring social security on a local scale” (Vai trò của các tổ chức phi chính phủtrong đảm bảo ASXH ở địa phương) [140] Ở công trình này, tác giả đã phântích vai trò của tổ chức phi chính phủ ở Ba Lan như là một chiếc cầu nối giữaNhà nước, xã hội và khu vực tư nhân trong bảo đảm ASXH cho người dân địaphương Tác giả cho rằng, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ Nhà nước trong các lĩnhvực mà Nhà nước không thể đáp ứng được mong đợi và nhu cầu xã hội Đồngthời, tổ chức phi chính phủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo

Trang 20

ASXH để giải cứu, bảo vệ người dân, hỗ trợ các nạn nhân của thiên tai, thảmhọa, xung đột vũ trang, chiến tranh cả trong và ngoài nước Đồng thời, tác giảchỉ ra nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong việc xác định các mối đe dọa,phòng ngừa và loại bỏ các mối đe dọa xuất hiện để bảo vệ xã hội và môi trường;đáp ứng yêu cầu của người dân liên quan đến trợ giúp xã hội, các quyền lợi về y

tế, giáo dục, văn hóa,…

Caroline Johansson (2020), Occupational Pensions and Unemployment

Benefits in Sweden (Lương hưu và phúc lợi thất nghiệp ở Thụy Điển) [130] Tác

giả đã tập trung phân tích làm rõ vào hai lợi ích của lương hưu và phúc lợi thấtnghiệp Tác giả cho rằng, lương hưu và phúc lợi thất nghiệp đều rất quan trọng

và có sự thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây; một phần liên quan đến nhữngthay đổi trong dư luận về hệ thống ASXH, một phần do những thay đổi trên thịtrường lao động Tác giả đã minh họa và giải thích hoạt động ngày càng tăng ởcấp ngành liên quan đến lương hưu và phúc lợi thất nghiệp Tuy nhiên, tác giảnhận thấy trên thực tế có không ít lao động chưa được giải quyết hoặc thậm chíkhông được giải quyết, mặc dù đã được thỏa thuận giữa các thành viên và các tổchức tư nhân Chính vì vậy, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để pháthuy vai trò của Chính phủ trong điều hành để bảo vệ NLĐ nghỉ hưu và bị mấtviệc làm

Jayeon Lee, Max Koch (2023), The role of work and social protection

systems in social-ecological transformations: Insights from deliberative citizen forums in Sweden (Vai trò của hệ thống việc làm và bảo trợ xã hội trong các

chuyển đổi sinh thái xã hội: Những hiểu biết sâu sắc từ các diễn đàn thảo luậncủa công dân ở Thụy Điển) [135] Công trình đã khai thác kết quả của một dự ánnghiên cứu ở Thụy Điển nhằm khám phá một thế hệ mới của chính sách xã hộibền vững về mặt sinh thái và xã hội Theo lập luận của các tác giả, cuộc sốnglàm việc thường xuyên được đề cập như một sự thỏa mãn tiêu cực cho nhu cầucủa NLĐ Một mặt, do làm việc quá nhiều và nhiều giờ sẽ dẫn đến thói quenkhông lành mạnh và kiệt sức Điều kiện làm việc, việc làm không liên tục, hoặc

Trang 21

lịch làm việc chia ca thành hai hoặc nhiều phần, với thời gian nghỉ không đượctrả lương Đặc biệt, việc làm không an toàn, điều kiện làm việc tồi tệ và mứclương thấp ở các lĩnh vực thiết yếu như y tế, nông nghiệp… rất cần đến vai tròcủa hệ thống việc làm và bảo trợ xã hội trong các chuyển đổi sinh thái xã hội.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội

Vũ Văn Phúc (2012), “ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thựctiễn” [82] Tác giả bài viết đã đi sâu phân tích về ASXH và cấu trúc của hệ thốngASXH Theo tác giả, bản chất của ASXH là tạo ra lưới an toàn gồm nhiều tầng,nhiều lớp cho tất cả các thành viên xã hội trong trường hợp bị giảm, bị mất thunhập hay gặp phải những rủi ro khác Đồng thời tác giả cũng chỉ ra, chính sáchASXH là một chính sách xã hội cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năngphòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộcsống cho các thành viên trong xã hội Mặt khác, tác giả còn nêu cấu trúc của hệthống ASXH ở Việt Nam bao gồm 5 trụ cột: 1) BHXH; 2) BHYT; 3) BHTN; 4)Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội Tác giả đã đánh giá kết quả thựchiện chính sách ASXH và những thách thức đang đặt ra đối với quá trình đổimới, hoàn thiện hệ thống ASXH ở Việt Nam Trên cơ sở xem xét thực trạng hệthống ASXH hiện hành, bối cảnh kinh tế - xã hội đất nước và kinh nghiệm quốc

tế, tác giả xác định một số quan điểm định hướng, mục tiêu, yêu cầu đổi mới,hoàn thiện hệ thống ASXH ở nước ta trong thời gian tới

Hoàng Chí Bảo (2014), ASXH với ổn định và phát triển bền vững ở Việt

Nam [5] Ở công trình này, tác giả đi sâu phân tích, làm rõ vai trò của quá trình đổi

mới và những nhận thức lý luận mới về ASXH; trong đó, tác giả có cắt nghĩaASXH một cách trực tiếp và thực chất chính là sự an toàn, độ an toàn của cuộcsống con người Đồng thời, tác giả đã nêu lên những khó khăn, thách thức phảivượt qua trong quá trình thực hiện chính sách ASXH; nhất là trong điều kiện hiệnnay như: tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ cận nghèo và táinghèo còn cao; mức trợ cấp ưu đãi người có công còn thấp; chất lượng công tác bảo

Trang 22

vệ, chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, nhất là đối vớingười nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, tỷ lệ trẻ em suydinh dưỡng còn cao và giảm chậm; chênh lệch các chỉ số về ASXH giữa miền núi,vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình của cả nước còn lớn Chính vìvậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu quả quản lýcủa Nhà nước để bảo đảm ngày một tốt hơn chính sách ASXH cho người dân.

Lê Quốc Lý (2014), Chính sách ASXH - Thực trạng và giải pháp [70].

Tác giả đã đánh giá tổng quan thực trạng thực hiện chính sách ASXH ở ViệtNam; học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là các nước trong khuvực có điều kiện tương đồng với nước ta trong triển khai chính sách ASXH Tácgiả đi vào điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn quá trình thực thi chính sáchASXH ở nước ta trên các trụ cột: Bảo đảm việc làm, thu nhập và giảm nghèocho NLĐ; BHXH, chăm sóc y tế; trợ giúp xã hội khi NLĐ gặp những khó khăntrong cuộc sống do mất việc làm, do những tác động của khủng hoảng kinh tế Tác giả đã phát hiện những trở ngại, khó khăn của chính sách ASXH hiện hành

Từ đó, tác giả đã đề xuất những mục tiêu, quan điểm và giải pháp để thực thihiệu quả chính sách ASXH ở Việt Nam đến năm 2020

Nguyễn Tiến Hùng (2016), Vai trò của ASXH đối với tiến bộ xã hội ở

Việt Nam hiện nay [57] Ở công trình khoa học này, tác giả đã làm rõ về mối

quan hệ biện chứng giữa ASXH với tiến bộ xã hội dưới góc nhìn Triết học Tácgiả cho rằng, ASXH góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, giải phóng NLĐ, tạo thế

ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội; đồng thời, còn thực hiện quyền conngười, góp phần hoàn thiện chức năng xã hội của Nhà nước theo hướng tiến bộ

xã hội Ngược lại, tiến bộ xã hội (trong đó có tiến bộ về kinh tế) tạo ra tiền đề

để thực hiện tốt và góp phần đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sáchASXH Mặt khác, tác giả cũng chỉ ra thực trạng của vai trò ASXH đối với tiến

bộ xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Từ đó tác giả đã đề xuất nhữnggiải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của ASXH đối với tiến bộ xã hội trongthời gian tới

Trang 23

Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Mai Hương, Đỗ Thị Bích Thảo (2018),

ASXH những vấn đề cơ bản [43] Cuốn sách là công trình khoa học của tập thể tác

giả nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về ASXH Trong đó, các tác giả đãtập trung làm rõ về khái niệm ASXH và một số nguyên tắc trong xây dựng vàphát triển hệ thống ASXH Phân tích lịch sử hình thành, mô hình và xu hướngphát triển của hệ thống ASXH và hệ thống ASXH Việt Nam; các nhóm chínhsách ASXH với một số đối tượng đặc thù của công tác xã hội Như chính sáchASXH với người nghèo, người khuyết tật, ASXH đối với phụ nữ, chính sáchASXH với người cao tuổi và ASXH với nhóm dân tộc thiểu số Từ đó, các tác giả

đã xác định những nội dung cơ bản của chính sách ASXH thời gian tới

Phạm Thị Hồng Hoa (2019), Chính sách ASXH của một số nước Asean

và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam [48] Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận

về chính sách ASXH trong hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đã tập trung phântích chính sách ASXH và các bộ phận cấu thành Tác giả đi từ các khái niệm cơbản về ASXH, chính sách ASXH, các quan điểm khác nhau về chính sáchASXH, hoạch định và thực thi chính sách ASXH Đặc biệt tác giả còn nhấnmạnh tới các nhân tố ảnh hưởng tới hoạch định và thực thi chính sách ASXHnhư: chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, yếu tố kinh tế,văn hóa, xã hội, sự ủng hộ của nhân dân, trình độ năng lực quản lý của bộ máythực thi chính sách… trên cơ sở làm rõ thực trạng chính sách ASXH của Tháilan, Malaysia, tác giả đề xuất một số bài học cho Việt Nam về thực thi chínhsách ASXH hiện nay và đề xuất một số giải pháp vận dụng vào hoàn thiệnchính sách, hoàn thiện khung pháp lý, các bộ phận cấu thành chính sách ASXH

ở Việt Nam thời gian tới

Đoàn Thế Hùng, Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Giải quyết mối quan hệ giữatăng trưởng kinh tế và ASXH ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp”[58] Ở bài viết này, các tác giả đã phân tích, làm rõ mối quan hệ giữa tăngtrưởng kinh tế và ASXH, coi ASXH là những trụ cột cơ bản bảo đảm cho kinh tếtăng trưởng bền vững của mọi quốc gia Thực chất giải quyết mối quan hệ giữa

Trang 24

tăng trưởng kinh tế và ASXH là giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hộitrong quá trình phát triển, góp phần bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội Bêncạnh đó, các tác giả đi vào làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việcgiải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ASXH ở Việt Nam Trên cơ

sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả mốiquan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ASXH ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Minh Trí (2019), Tăng trưởng kinh tế với chính sách ASXH ở

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay [119] Tác giả đã tập trung lý giải những vấn

đề có tính lý luận chung về tăng trưởng kinh tế, chính sách ASXH và mối quan

hệ giữa tăng trưởng kinh tế với chính sách ASXH ở Việt Nam hiện nay Tậptrung phân tích, lý giải những nhân tố tác động và thực trạng gắn kết tăngtrưởng kinh tế với thực hiện chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh Tậptrung luận giải một số phương hướng và giải pháp gắn kết giữa tăng trưởngkinh tế với chính sách ASXH ở Thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, giải pháptác giả đề xuất gồm nâng cao nhận thức về tăng trưởng kinh tế với chính sáchASXH; hoàn thiện cơ chế, chính sách thực hiện tăng trưởng kinh tế với chínhsách ASXH bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội; gắn giữa việc chuyển dịch cơcấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững ổn định môitrường sống vì mục tiêu ASXH và phúc lợi xã hội; nâng cao năng lực, hiệu quảquản lý của bộ máy, đội ngũ cán bộ trong việc thực hiện tăng trưởng kinh tếvới chính sách ASXH và huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiệntăng trưởng kinh tế với chính sách an sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh

Lê Thanh Bình (2021), “Hoàn thiện pháp luật về ASXH thích ứng cáchmạng công nghiệp 4.0” [12] Tác giả cho rằng, pháp luật về ASXH là yếu tốquan trọng, góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu ổn định chính trị, xã hội, pháttriển bền vững Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khirô-bốt thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên thế giới

có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng trầmtrọng thêm Với lý do đó, để hạn chế những vấn đề này cần phải hoàn thiện pháp

Trang 25

luật về ASXH phù hợp với các trụ cột như: luật BHXH, luật BHYT, luật việclàm, Bộ luật lao động để hỗ trợ NLĐ thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0.Đồng thời, tác giả đã phân tích làm rõ về những ưu điểm, hạn chế quá trình thựchiện pháp luật về ASXH như: các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, thiếuđồng bộ, gây ra những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nướccũng như tổ chức thực thi pháp luật… Từ đó tác giả đã đề xuất những giải pháp

cụ thể để hoàn thiện pháp luật về ASXH trong những năm tới

Phạm Xuân Quyền (2022), “Bảo đảm quyền ASXH đối với nhóm yếuthế sau đại dịch Covid-19” [95] Tác giả đã làm rõ những quy định của phápluật về quyền ASXH và cho rằng: ASXH có thể hiểu là hệ thống chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước được xây dựng, thiết lập trên cơ sở điều kiệnthực tế của đất nước bảo đảm cho mọi người dân có mức sống ổn định, có cơhội, điều kiện được tiếp cận, hưởng thụ các dịch vụ về y tế, nhà ở, giáo dục,văn hóa, thông tin,… Theo tác giả, ASXH ở Việt Nam hiện nay gồm 4 nhóm

cơ bản: Nhóm chính sách việc làm bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm

nghèo; Nhóm chính sách BHXH; Nhóm chính sách trợ giúp xã hội; Nhómchính sách dịch vụ xã hội cơ bản, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ cơbản về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông Bên cạnh đó,tác giả có phân tích những kết quả đã đạt được, còn hạn chế trong triển khaichính sách ASXH trong đại dịch Covid-19 và có một số kiến nghị bảo đảmquyền ASXH cho nhóm yếu thế sau đại dịch Covid-19

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp

Hoàng Bích Hồng (2011), Hoàn thiện chế độ BHXH tai nạn lao động và

bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam [55] Tác giả luận án đã đi sâu nghiên cứu về tai

nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và còn là một chế độ trong hệ thống các chế

độ BHXH ở Việt Nam Tác giả đã tập trung nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận vềchế độ BHXH tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghiên cứu chế độ, chínhsách và tình hình thực hiện chế độ BHXH tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở

Trang 26

Việt Nam Từ việc phân tích vai trò của chế độ này với các bên tham gia trongđiều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; nghiên cứu chế độ tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp ở một số nước; qua đó, tác giả đã đánh giá những ưu,nhược điểm và rút ra bài học để hoàn thiện chế độ BHXH tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam Đồng thời, tác giả đã đề xuất những giải pháptiếp tục hoàn thiện chế độ BHXH nhằm đảm bảo đời sống NLĐ sau khi khôngmay bị tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp

Dương Văn Thắng (2014), Đổi mới và phát triển BHXH ở Việt Nam [116].

Tác giả cuốn sách đã đề cập một cách toàn diện, có hệ thống về sự hình thành vàphát triển của chính sách BHXH ở Việt Nam; đã sưu tầm, tập hợp các sự kiện cógiá trị, biên tập và hệ thống khá đầy đủ quá trình hình thành các chính sáchASXH; cả về mặt pháp lý, cũng như thực tiễn phát triển của chính sách ASXHhiện hành Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế trong phát triển chínhsách BHXH ở Việt Nam trong những năm vừa qua, rút ra bài học kinh nghiệm vàkiến nghị một số giải pháp để phát triển chính sách BHXH ở Việt Nam trongnhững năm tiếp theo, góp phần thực hiện mục tiêu BHXH toàn dân mà Nghịquyết số 21-NQ/TW ngày 21/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020 đã xác định

Đông Thị Hồng (2015), Đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội

[56] Tác giả luận án đi vào hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về đảm bảoASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội; tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXHcủa một số nước trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam, từ đó rút rabài học về đảm bảo ASXH cho thành phố Hà Nội Đồng thời, tác giả đã đánhgiá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên nhữngnội dung: BHXH, thị trường lao động, trợ giúp xã hội và xóa đói giảm nghèo

và các điều kiện bảo đảm ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội trên ba trụ cộtchính đó là: về cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính và nguồn lực con người.Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất 6 quan điểm và 6 giải pháp bảo đảm ASXH trênđịa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020

Trang 27

Phạm Thị Lan Phương (2015), Nghiên cứu phát triển BHXH tự nguyện

với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc [83] Tác giả luận án đã nghiên cứu về cơ

sở lý luận phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.Đồng thời, tác giả đã khái quát các nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển BHXH

tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở đánh giá thực trạng phát triểnBHXH tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn Tỉnh trong những năm qua Tác giảluận án phân tích, làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nhữngthành tựu, hạn chế; làm rõ những mâu thuẫn cần tháo gỡ trong phát triển BHXH

tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Trên cơ sở đó, tác giả luận

án đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm phát triển BHXH tự nguyện đối vớiNLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới, góp phần hiện thực hóamục tiêu BHXH toàn dân trên địa bàn Tỉnh

Lương Ban Mai (2021), “Hoàn thiện chính sách, pháp luật nhằm bảođảm ASXH về nhà ở cho người dân có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khókhăn” [74] Mở đầu bài viết tác giả phân tích, làm rõ vai trò của chính sách nhà

ở xã hội và cho rằng: Nhà ở xã hội là một trong những nội dung quan trọngnhằm bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản, những vấn đềliên quan đến phúc lợi xã hội mà người dân được hưởng theo quy định củapháp luật Đồng thời, tác giả có nêu những kết quả đạt được và hạn chế chínhsách nhà ở xã hội thời gian qua như việc quy định về điều kiện được hưởngchính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội tuy đã rõ ràng, nhưng trên thực tế, các đốitượng này chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, việc quyđịnh nhà ở xã hội và nhà ở dành cho người có thu nhập thấp vẫn được hiểu làkhác nhau, để có điều kiện hưởng chính sách pháp luật về nhà ở xã hội, nhiềunơi đã phức tạp hóa việc khai các thủ tục hành chính liên quan xác định thựctrạng chỗ ở, từ đó cố tình khai gian dối, làm giả giấy tờ Từ đó, tác giả đề xuấtcác giải pháp cụ thể để hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội chongười dân có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn

Trang 28

Đặng Nguyên Anh (2023), Đảm bảo ASXH cho NLĐ di cư đến đô thị: thực

trạng và giải pháp chính sách [2] Trong bài viết, tác giả đã khái quát những

nguyên nhân khiến NLĐ di cư đến các đô thị lớn; đồng thời cũng khẳng định, di

cư là một xu hướng khách quan, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động

- dịch vụ ở đô thị và tăng trưởng kinh tế Để làm sáng tỏ những nhận định trên, tácgiả đã đi vào làm rõ về cơ sở lý luận thông qua các lý thuyết kinh điển, dưới gócnhìn chính sách và quản lý Về mặt thực tiễn, Nhà nước ta đã ban hành Luật cư trúnăm 2020, Chính phủ đã đưa nhóm lao động di cư vào đối tượng điều chỉnh củamột số đạo luật: Luật BHXH, Luật Việc làm, Luật Lao động, Luật Khám bệnh,chữa bệnh… trên cơ sở đó, tác giả đã đi đến kết luận và khuyến nghị: 1) Tăngcường cơ hội việc làm, bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền vững… 2)

Mở rộng cơ hội cho lao động di cư tham gia hệ thống chính sách BHXH… 3) Hỗtrợ thường xuyên cho nhóm lao động di cư có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… 4)Tăng cường khả năng tiếp cận của lao động di cư với các dịch vụ xã hội cơ bản…

Từ những vấn đề nêu trên, tác giả đã đề xuất 10 giải pháp nhằm bảo đảm ASXH

cho NLĐ di cư: Một là, các cấp ủy đảng cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề di cư

và chuyển dịch lao động di cư; Hai là, Chính phủ cần có cơ chế khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp xây dựng cung ứng nhà ở cho người thu nhập thấp; Ba là,

Ngành LĐTB&XH có những giải pháp khả thi nhằm đảm bảo ASXH cho NLĐ di

cư…; Bốn là, Ngành Y tế cần xem xét phương thức BHYT di động cho lao động

di cư; Năm là, ngành Công an cần đẩy mạnh công tác quản lý bằng hệ thống Cơ

sở dữ liệu dân cư thay cho sổ hộ khẩu giấy; Sáu là, ngành Tư pháp cần rà soát các chính sách, pháp luật, bổ sung, sửa đổi và bãi bỏ những quy định bất hợp lý; Bảy

là, lồng ghép những thông tin về quy mô, cơ cấu di cư trong các quy hoạch, chiến

lược, kế hoạch dài hạn và hằng năm; Tám là, xây dựng chương trình ASXH tổng thể đối với NLĐ di cư liên quan tới các kế hoạch phát triển kinh tế; Chín là, các tổ

chức công đoàn và đoàn thể chính trị - xã hội cần phát huy sáng kiến, đẩy mạnhbiện pháp chăm lo và hỗ trợ an sinh cho lao động di cư hoàn nhập và chuyển đổi

nghề nghiệp; Mười là, tăng cường các hoạt động truyền thống để nâng cao khả

năng tiếp cận thông tin cho NLĐ di cư đến đô thị

Trang 29

Vũ Văn Hùng (2023), Đảm bảo ASXH đối với lao động phi chính thức

nhằm ứng phó với các cú sốc ở Việt Nam [59] Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu

các trụ cột chính của ASXH đối với lao động phi chính thức nhằm ứng phó với cúsốc về dịch bệnh Covid-19 Các trụ cột chính của ASXH bao gồm: 1) Việc làmđảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo; 2) Chính sách BHXH; 3) Trợ giúp xãhội; 4) Chính sách dịch vụ xã hội cơ bản Cuốn sách được kết cấu thành bachương, chương 1 đi vào làm rõ một số vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm

quốc tế, chương 2 làm rõ thực trạng và chương 3 đề xuất phương hướng và giải

pháp đảm bảo ASXH đối với lao động phi chính thức nhằm ứng phó với cú sốcCovid-19 tại Việt Nam trong bối cảnh mới Trong đó, tác giả đã đề xuất năm giảipháp về tăng cường nhận thức, giải pháp về mở rộng BHYT và tăng cường khảnăng tài chính tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải pháp hỗ trợ thu nhậpcho lao động khu vực kinh tế phi chính thức, giải pháp về đẩy mạnh chuyển đổi sốtrong các thủ tục hành chính và nâng cao khả năng huy động nguồn lực và giảipháp tăng cường cơ hội việc làm đối với lao động phi chính thức

Đậu Tuấn Nam, Lê Quang Bốn, Phan Thị Thu Hiền (2023), Trách nhiệm

xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm ASXH cho người dân tộc thiểu số

ở Việt Nam [76] Cuốn sách đã phân tích khái quát về quan điểm, chủ trương,

đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với vấn đềASXH nói chung và vấn đề ASXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.Tiến hành làm rõ các chính sách ASXH đối với đồng bào dân tộc thiểu số,phân tích kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn; từ đó đề xuất giải phápnhằm góp phần nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo

đảm ASXH ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; Hai là, hoàn thiện hành lang pháp

lý về hỗ trợ người dân tộc thiểu số có việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo

và tham gia thị trường lao động; Ba là, tăng cường trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; Năm là, chú trọng đào tạo, phát triển người dân tộc thiểu số; Sáu là,

hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Trang 30

Phạm Thị Quỳnh Nga (2023), Giải quyết việc làm cho lao động di cư nông

thôn ở Việt Nam hiện nay [77] Mở đầu bài viết đã cho rằng, giải quyết việc làm

cho NLĐ di cư ở nông thôn vẫn luôn là vấn đề mang tính cấp bách Để khẳngđịnh vấn đề nêu trên bài viết đi vào làm rõ về việc làm và định hướng giải quyếtviệc làm cho NLĐ di cư ở nông thôn; về thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếuviệc làm của NLĐ ở nông thôn Trên cơ sở đó, bài viết đã đề xuất hệ thống các

giải pháp: Một là, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn;

Hai là, chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp; Ba là, phát triển kinh tế hộ gia

đình Cuối bài viết tác giả khẳng định: giải quyết việc làm, phát huy vai trò to lớncủa lực lượng lao động di cư ở nông thôn là vấn đề có ý nghĩa quyết định sự thànhcông của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

Đỗ Văn Quân, Đặng Thị Minh Lý (2023), Đảm bảo nhà ở xã hội cho NLĐ

thu nhập thấp ở Việt Nam: vấn đề và giải pháp [85] Bài viết đã khái quát những

vấn đề chung về di cư và chính sách phát triển nhà ở xã hội; những vấn đề đặt ratrong việc đảm bảo nhà ở xã hội cho người di cư ở Việt Nam từ việc cung không

đủ cầu về nhà ở; những hạn chế của chính sách nhà ở xã hội và những vấn đề xãhội nảy sinh do không đáp ứng đủ chỗ ở ổn định cho lao động di cư… Từ đó, tác

giả đã đề xuất hệ thống các giải pháp: Một là, chính sách phát triển nhà ở xã hội

và công tác quy hoạch đô thị cần phải gắn kết chặt chẽ với nhau, liên kết với chính

sách phát triển của quốc gia, địa phương; Hai là, Nhà nước cần chủ động can

thiệp bằng cách đặt ra khung pháp lý cho sự hình thành chung cư xã hội, đặc biệt

là xây dựng bộ tiêu chí kỹ thuật cho căn hộ trong chung cư xã hội; Ba là, đưa các

chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở xã hội

vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Bốn là, Nhà nước cần có quy định

liên quan đến quy hoạch các khu nhà cạnh khu công nghiệp dành cho NLĐ, công

nhân di cư đến ở và làm việc; Năm là, đa dạng hóa các mô hình phát triển nhà ở

xã hội; Sáu là, tập trung phát triển loại hình nhà ở cho thuê; Bảy là, quy hoạch các

dự án nhà ở xã hội cần phải đồng bộ, gắn với hoạt động cư trú, sinh kế và hòa

nhập cộng đồng; Tám là, tiêu chuẩn xây dựng nhà ở xã hội cần phải phù hợp với

Trang 31

điều kiện địa lý của địa phương, tình hình kinh tế… phù hợp với lối sống và điều

kiện của gia đình có thu nhập thấp; Chín là, xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí

đánh giá tổng hợp giải pháp xây dựng nhà ở xã hội, liên quan đến giá thành và

chất lượng nhà ở xã hội; Mười là, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây

dựng nhằm giảm giá thành xây dựng công trình

Nguyễn Hồng Thu, Đào Lê Kiều Oanh (2023), “Phát huy vai trò tạo việc

làm cho các DNNVV hiện nay” [118] Ở công trình này, các tác giả đã đi vào làm

rõ các đặc điểm cơ bản của DNNVV từ quy mô, loại hình, hoạt động, môi trườngkinh doanh, năng lực quản lý và nêu lên vai trò của các DNNVV trong quá trìnhtạo việc làm cho lao động Trên cơ sở số liệu báo cáo của Tổng cục thống kêthông qua các chỉ số đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh và hiệu suất SDLĐcho thấy, các DNNVV là hạt nhân và tạo ra nhiều việc làm cho các lực lượng laođộng Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau các DNNVV vẫn gặp khókhăn trong việc phát triển và giữ ổn định Chính vì vậy, để phát huy vai trò tạo

việc làm của các DNNVV trong giai đoạn hiện nay cần: Một là, Chính phủ cần đa dạng hóa các chương trình hỗ trợ đối với các DNNVV; Hai là, hỗ trợ và tạo điều

kiện cho các DNNVV tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp lớn

có uy tín…; Ba là, về phía DNNVV cần nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên

môn đối với công tác quản trị, kết hợp đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho đội

ngũ nguồn lực lao động có tay nghề và kỹ năng tốt; Bốn là, các DNNVV cần

nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn lực trong quá trình tổ chức hoạt động

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án

Qua tổng quan các công trình khoa học nước ngoài và trong nước liên quanđến đề tài luận án, nghiên cứu sinh khái quát một số giá trị chủ yếu sau:

Một là, về lý luận.

Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau:

Trang 32

Quan niệm về ASXH và bảo đảm ASXH, các tác giả đã có một số điểm

chung trong quan niệm về ASXH là hệ thống các chính sách hỗ trợ người dânđang phải đối mặt hoặc bị đe dọa bởi sự thiếu thốn nguồn thu nhập do mấtkhả năng lao động, hay không tìm được việc làm, điều đó ảnh hưởng đến cáckhoản chi tiêu khác và cuộc sống hàng ngày của NLĐ Bên cạnh đó, tác giả

đã luận giải nội dung của ASXH trên một số khía cạnh chính như: giải quyếtviệc làm; BHXH, BHYT, BHTN; Trợ giúp xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản

Trong luận giải vai trò của ASXH, có tác giả cho rằng: ASXH có vai

trò quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trongmọi giai đoạn phát triển, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; bảođảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đấtnước; đồng thời khẳng định cần đặt chính sách ASXH ngang tầm với chínhsách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độphát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ

Ở mỗi công trình, các tác giả đều có chung nhận định: chính sách ASXH làmột nội dung cơ bản của chính sách xã hội; bảo đảm ASXH là bảo đảm cho cácchính sách của Nhà nước đến được với người dân và được thụ hưởng đầy đủ, nhất

là với người dân ở các nước có thu nhập thấp, các nước đang phát triển dựa trên

sự trợ giúp quốc tế và nỗ lực của Nhà nước Bên cạnh đó, một số công trình đãnghiên cứu và khẳng định mối quan hệ giữa bảo đảm ASXH với phát triển kinh tế

- xã hội Đồng thời, có công trình nghiên cứu cũng khẳng định về hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để bảo đảm ASXH choNLĐ ngày càng tốt hơn Do đó, muốn cho doanh nghiệp phát triển, đời sống củaNLĐ được cải thiện đòi hỏi phải quan tâm cả hai, tạo điều kiện cho doanh nghiệpphát triển và NLĐ được quan tâm và được thụ hưởng các chính sách ASXH

Công trình nghiên cứu về doanh nghiệp: Các tác giả luận giải những

vấn đề lý luận cơ bản và pháp lý về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệpnói chung và DNNVV nói riêng Đồng thời, có công trình đã nhấn mạnh tầmquan trọng của các DNNVV trong tạo việc làm cho NLĐ, một trong những trị

Trang 33

cột chủ yếu của bảo đảm ASXH Bên cạnh đó, có công trình cũng đề cập và

đi sâu phân tích, giải quyết các vấn đề đặc thù của doanh nghiệp ở Việt Namtrong bối cảnh hội nhập, như vấn đề áp dụng quản trị công ty, việc tạo lậpquan hệ lao động lành mạnh trong doanh nghiệp, vấn đề đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực, vấn đề tiếp cận nguồn lực kinh doanh, chuyển đổi số

Những vấn đề trên là cơ sở giúp nghiên cứu sinh tiếp thu, kế thừa phục

vụ giải quyết mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề ra Theo đó, đề tài luận án cóthể kế thừa một số vấn đề lý luận để xây dựng, luận giải, làm rõ quan niệm vềASXH, bảo đảm ASXH cho NLĐ Cùng với những quan niệm, nhận định,đánh giá giúp nghiên cứu sinh xây dựng quan niệm trung tâm và xác định cácnội dung, tiêu chí đánh giá bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trênđịa bàn thành phố Hà Nội

Hai là, về thực tiễn.

Một số công trình đã đánh giá thực trạng thực thi chính sách ASXH nóichung, trong đó có thực thi chính sách BHXH cho NLĐ và những mâu thuẫncần tháo gỡ trong phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ; đánh giá những kếtquả đạt được, còn hạn chế trong thực hiện chính sách BHXH, thị trường laođộng, trợ giúp xã hội và xóa đói giảm nghèo; đánh giá thành tựu, hạn chế trongthực hiện chính sách nhà ở xã hội Các công trình tuy có cách đánh giá khácnhau, nhưng có điểm chung đều thống nhất trong đánh giá vai trò của các yếu tố

để bảo đảm ASXH cho NLĐ đạt được kết quả tốt hơn cần phát huy vai trò quản

lý của Nhà nước, của doanh nghiệp đối với NLĐ; chú trọng bảo đảm đầy đủ việclàm và thu nhập ổn định cho NLĐ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp, quan tâm tới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; triển khai có hiệu quảchính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với NLĐ Đồng thời, một số công trình

đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối NLĐ di cư đến các đô thịlớn, đối với lao động phi chính thức; trách nhiệm của doanh nghiệp trong bảođảm ASXH cho NLĐ, nhất là những đối tượng yếu thế, người có hoàn cảnh đặcbiệt khó khăn như người dân tộc thiểu số, lao động di cư nông thôn

Trang 34

Tuy nhiên, các công trình cũng chỉ ra những hạn chế như: hệ thống ASXHchưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội; những hạn chế của các doanh nghiệptrong tạo việc làm; NLĐ bị mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chưa có chính sách hỗtrợ kịp thời; chính sách nhà ở xã hội, giáo dục, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe choNLĐ còn có những bất cập, chưa được quan tâm; hiện tượng trục lợi BHYT,trốn đóng BHXH, đóng mức thấp cho NLĐ vẫn tồn tại Đây là cơ sở thực tiễn đểnghiên cứu sinh học hỏi, kế thừa, tiếp thu chọn lọc, xây dựng phương pháp, cáchthức điều tra, khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐtrong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ba là, về quan điểm, giải pháp.

Một số công trình đã đề xuất giải pháp như: làm công tác giáo dục đểtăng cường nhận thức, hiểu biết pháp luật; mở rộng chính sách BHYT và tăngcường khả năng tài chính tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe; chuyển dịch cơcấu ngành công nghiệp; tăng cường cơ hội việc làm đối với lao động phi chínhthức; chính sách phát triển nhà ở xã hội và công tác quy hoạch đô thị cần phải gắnkết chặt chẽ với nhau, liên kết với chính sách phát triển của quốc gia, địa phương;đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc phát triển nhà ở

xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Nhà nước cần có quy địnhliên quan đến quy hoạch các khu nhà cạnh khu công nghiệp dành cho NLĐ, côngnhân di cư đến ở và làm việc; tập trung phát triển loại hình nhà ở cho thuê;DNNVV cần nâng cao kỹ năng và trình độ chuyên môn đối với công tác quảntrị, kết hợp đào tạo chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ nguồn lực lao động cótay nghề và kỹ năng tốt; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lao động trongcác doanh nghiệp; bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển nguồn nhân lực,tạo việc làm và đảm bảo ASXH cho NLĐ; hoàn thiện chính sách, pháp luật vềBHXH; hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh

Như vậy, các công trình khoa học đã tổng quan là nguồn tài liệu có giátrị lý luận và thực tiễn sâu sắc để nghiên cứu sinh học tập, tiếp thu, kế thừa,chọn lọc và phát triển trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài luận án

Trang 35

Những kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tàiluận án có giá trị định hướng lớn về phương pháp tiếp cận, cách giải quyết vấn

đề nghiên cứu Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiêncứu một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị về bảo đảmASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội Do vậy, đề

tài luận án “Bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành

phố Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp với các công

trình khoa học đã được nghiệm thu, công bố

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, tổng quan các công trình khoa học đã công bố,nghiên cứu sinh xác định các vấn đề luận án tập trung nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội dựa trên cơ sở lý luận nào?

Để trả lời cho câu hỏi, nghiên cứu sinh đã nghiên cứu các công trình cóliên quan để đi vào làm rõ những vấn đề lý luận chung về ASXH, những trụ cột

và vai trò của ASXH; về bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV Trên cơ

sở kế thừa có chọn lọc giá trị các công trình đã công bố, nghiên cứu sinh xâydựng quan niệm trung tâm của luận án là bảo đảm ASXH cho NLĐ trong cácDNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội dưới góc độ khoa học Kinh tế chínhtrị Thông qua quan niệm, nghiên cứu sinh đi vào làm rõ về mục đích, chủ thể,phương thức bảo đảm ASXH; nhất là xác định được nội dung, tiêu chí đánh giáthực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố

Hà Nội dựa trên ba nội dung chính đó là: Bảo đảm việc làm và thu nhập;BHXH, BHYT, BHTN; bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản(Bảo đảm nhà ở cho NLĐ) Đồng thời, nghiên cứu sinh phân tích, làm rõnhững yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trênđịa bàn thành phố Hà Nội (yếu tố khách quan, chủ quan) thời gian qua Nghiêncứu kinh nghiệm bảo đảm ASXH ở một số địa phương nước ngoài và trongnước, từ đó rút ra các bài học cho thành phố Hà Nội trong bảo đảm ASXH choNLĐ trong các DNNVV

Trang 36

Những vấn đề nêu trên là nội dung mà phần lý luận của luận án sẽ tập trungnghiên cứu để làm cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng bảo đảm ASXH choNLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023

Thứ hai, thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua như thế nào? Những thành tựu và hạn chế đạt được và còn tồn tại là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thành tựu

và hạn chế đó? Những mâu thuẫn trong bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV thời gian qua là gì?

Để trả lời câu hỏi, nghiên cứu sinh đã khảo sát, đánh giá thực trạngbảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nộigiai đoạn từ năm 2018 - 2023; chỉ rõ những thành tựu và hạn chế bảo đảmASXH trên ba nội dung, tiêu chí đã được xác định Làm rõ nguyên nhân củathành tựu, hạn chế, trên cơ sở đó tìm ra những vấn đề còn vướng mắc, mâuthuẫn cần được giải quyết để bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVVtrên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian tới

Thứ ba, để bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 cần thực hiện tốt những quan điểm và giải pháp nào?

Nghiên cứu sinh xác định, để bảo đảm ASXH cho NLĐ trong cácDNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035, luận án phải có một hệthống các quan điểm và giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện Vì vậy, nghiêncứu sinh đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong cácDNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 Các quan điểm lànhững vấn đề có tính nguyên tắc, đòi hỏi phải xác định rõ cơ sở của từng quanđiểm và yêu cầu cần quán triệt để thực hiện Hệ thống các giải pháp được xâydựng toàn diện, đồng bộ nhằm khắc phục những hạn chế, do đó phải làm rõ vịtrí, vai trò, nội dung và biện pháp cụ thể của từng giải pháp, bảo đảm sát vớiđặc điểm của thành phố Hà Nội, NLĐ và các DNNVV trên địa bàn

Trang 37

Kết luận chương 1

An sinh xã hội, bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các doanh nghiệp luônnhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý và cộngđồng xã hội Trong những năm gần đây, đã có một số công trình khoa học ởnước ngoài và trong nước nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau về vấn đề này

Có tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận chung về ASXH, bảo đảmASXH cho NLĐ trong các doanh nghiệp,… một số công trình tập trung đánh giáthực trạng đảm bảo ASXH, từ đó đề xuất các quan điểm, chỉ ra phương hướng,bài học kinh nghiệm và giải pháp Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa

có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về bảo đảmASXH cho NLĐ trong các DNNVV ở một địa phương cụ thể Chính vì vậy,

nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV

trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm vấn đề nghiên cứu sẽ không trùng lặp với

các công trình khoa học đã được công bố mà tác giả được biết

Bằng việc tổng quan các công trình khoa học cũng như tiến hành phân tích,

hệ thống, khái quát hóa các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đãgiúp nghiên cứu sinh hiểu biết sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn củanội dung nghiên cứu, cũng như lựa chọn được những nội dung sẽ kế thừa, vậndụng, phát triển trong quá trình xây dựng đề tài luận án Từ những nội dung thuthập được sẽ giúp nghiên cứu sinh tìm ra những khía cạnh mà các tác giả trướcchưa đề cập Đó cũng chính là nhiệm vụ đặt ra cho nghiên cứu sinh phải tiếp tụctìm hiểu, làm rõ trong luận án: phân tích những đề lý luận, thực tiễn và đề xuấtquan điểm, giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bànthành phố Hà Nội đến năm 2035

Trang 38

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN

2.1 Một số vấn đề chung về an sinh xã hội

2.1.1 Quan niệm về an sinh xã hội

Cho đến nay đã có nhiều quan niệm khác nhau về ASXH; trong đó,C.Mác dù chưa đưa ra quan niệm về ASXH, song ông đã đề cập đến việc thànhlập các quỹ xã hội để đề phòng bất trắc xảy ra trong cuộc sống Trong tác phẩm

“Phê phán cương lĩnh Gôta” (1875), C.Mác đã phê phán quan điểm “Phân phốisản phẩm toàn vẹn” của Látxan; khi ông cho rằng: Trong xã hội chủ nghĩa, sảnphẩm làm ra phải được phân phối hết cho NLĐ C.Mác chỉ ra: Trong giai đoạnđầu của xã hội cộng sản, phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởngtheo lao động Đây là sự phân phối công bằng bình đẳng gấp trăm lần phânphối dưới chủ nghĩa tư bản Tuy nhiên, theo C.Mác việc phân phối cho tiêudùng cá nhân trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa Cộng sản còn mang “Dấu ấncủa pháp quyền tư sản” Đồng thời, C.Mác đã đưa ra sơ đồ phân phối tổng sảnphẩm xã hội như sau:

Trong tổng sản phẩm đó, phải khấu đi: Một là, phần để thay thế những

tư liệu sản xuất đã tiêu dùng Hai là, một phần phụ thêm để mở rộng sản xuất Ba là, một quỹ dự trữ hoặc quỹ bảo hiểm đề phòng những tai nạn,

những sự rối loạn do các hiện tượng tự nhiên gây ra… Còn lại phần kiacủa tổng sản phẩm thì dành làm vật phẩm tiêu dùng [71, tr.31-32]

Kế thừa quan điểm của C Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đếnchính sách ASXH Người đã chủ trương xây dựng một xã hội được bảo đảm ansinh đối với tất cả các tầng lớp xã hội:

1 Công nhân Ngày làm việc tám giờ Định tiền lương tối thiểu.

Công việc làm như nhau nhận tiền lương nganh nhau, Cứu tế thấtnghiệp Xã hội bảo hiểm Cấm đánh đập, chửi mắng Thủ tiêu các

Trang 39

giấy giao kèo nô lệ, lập các giấy giao kèo chung của chủ và thợ.

Công nhân già có lương hưu trí… 6 Thương nhân và các nhà

kinh doanh Chính phủ hết sức giúp các nhà có vốn tự do kinh

doanh E- Xã hội 1) Thi hành luật lao động, ngày làm việc 8 giờ.2) Giúp đỡ các gia đình đông con 3) Lập ấu trĩ viên để chăm sóctrẻ con 4) Lập các nhà chiếu bóng, diễn kịch, câu lạc bộ, thư viện

để nâng cao trình độ trí dục cho nhân dân 5 Lập thêm nhàthương, nhà đỡ đẻ, nhà dưỡng lão [51, tr.631-632]

Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, với tư cách là chủ thể lãnh đạo, quản lý xãhội, Đảng và Nhà nước cần thông qua hệ thống chính sách để giải quyết các vấn đề

xã hội liên quan đến con người Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinhthần cho người dân Trong bản Di chúc (1969) Người căn dặn: “Đảng cần phải có

kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đờisống của nhân dân” [53, tr.612] Trong bài nói chuyện với Trường Thanh niên Laođộng xã hội chủ nghĩa Hòa Bình, Hồ Chí Minh giải thích: “Chủ nghĩa xã hội là làmsao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau

có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốtdần dần được xóa bỏ Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng,tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” [54, tr.438]

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn trungthành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có nhữngquan điểm, tư tưởng về ASXH Tại Đại hội IX của Đảng, cụm từ ASXH lầnđầu tiên được ghi trong Văn kiện Đến Đại hội X, Đảng ta nêu rõ: “Xây dựng

hệ thống ASXH đa dạng; phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT, tiến tớiBHYT toàn dân Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội” [34, tr.202] Đại hội

XI, Đảng ta xác định: “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, pháttriển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược” [35, tr.98], do đó, bảođảm ASXH chính là cơ sở cho phát triển bền vững giữa tăng trưởng kinh tế, ổnđịnh chính trị, xã hội và bảo vệ môi trường

Trang 40

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Hiến pháp năm 2013 (sửađổi bổ sung) đã lần đầu tiên khẳng định quyền ASXH là quyền cơ bản chongười dân; trong đó, điều 34 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân cóquyền được bảo đảm ASXH” và Điều 59 quy định: “Nhà nước tạo bình đẳng

về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống ASXH”.Đây là cơ sở rất quan trọng để thực hiện chính sách ASXH có hiệu quả theo tưtưởng Hồ Chí Minh Trên cơ sở đó, các bộ luật mới được triển khai như: Luậtngười khuyết tật năm 2010, trợ giúp người yếu thế tiếp cận các dịch vụ xã hội;Luật Việc làm năm 2013, Luật BHYT sửa đổi năm 2014, Luật BHXH sửa đổinăm 2014 Bộ luật Lao động năm 2019, Luật nhà ở năm 2023 và, Luật khám,chữa bệnh năm 2023,…

Đến Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định bảo đảm ASXH là mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ mới:

Tạo cơ hội để mọi người có việc làm và cải thiện thu nhập Bảođảm tiền lương, thu nhập công bằng, đủ điều kiện sống và tái sảnxuất sức lao động… Chú trọng giải quyết việc làm cho lao độngdôi dư từ khu vực nông nghiệp do việc tích tụ, tập trung ruộng đấthoặc thu hồi đất phát triển công nghiệp, đô thị và các công trìnhcông cộng [37, tr.136-137]

Đại hội XIII, Đảng ta đã một lần nữa khẳng định:

Bảo đảm cơ bản ASXH, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho ngườidân; thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có công; tiếptục cải thiện chính sách tiền lương; mở rộng BHXH; tỷ lệ BHYT đạt trên90% Hệ thống tổ chức y tế tiếp tục được kiện toàn Quy mô, năng lực,chất lượng y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch, chămsóc sức khỏe nhân dân có bước phát triển Đời sống nhân dân được cảithiện rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới3%; nhà ở xã hội được quan tâm [39, tr.65-66]

Ngày đăng: 13/07/2024, 08:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tùng Anh (2022), “Singapore: Hơn 378.000 LĐ được đảm bảo cơ hội đào tạo hoặc việc làm thông qua các sáng kiến của Chính phủ”, Tạp chí BHXH điện tử, ngày 21/3/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Singapore: Hơn 378.000 LĐ được đảm bảo cơ hội đàotạo hoặc việc làm thông qua các sáng kiến của Chính phủ”, "Tạp chíBHXH điện tử
Tác giả: Tùng Anh
Năm: 2022
2. Đặng Nguyên Anh (2023), Đảm bảo ASXH cho NLĐ di cư đến đô thị: thực trạng và giải pháp chính sách, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế: Chính sách ASXH đối với lao động di cư ở Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà nội, tr.201-209 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo ASXH cho NLĐ di cư đến đô thị: thựctrạng và giải pháp chính sách
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốcdân
Năm: 2023
3. Minh Anh (2023), “Hà Nội có thêm 31 nghìn doanh nghiệp mới trong năm 2023”, Báo điện tử Chính Phủ, ngày 27/12/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hà Nội có thêm 31 nghìn doanh nghiệp mới trong năm2023”", Báo điện tử Chính Phủ
Tác giả: Minh Anh
Năm: 2023
4. Ban Kinh tế - Ngân sách thành phố Hà Nội (2023), Báo cáo số 144/BC-BKTNS ngày 20 tháng 12 năm 2023 Kết quả giám sát về công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2021 đến nay, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 144/BC-BKTNSngày 20 tháng 12 năm 2023 Kết quả giám sát về công tác hỗ trợ DNNVVtrên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2021 đến nay
Tác giả: Ban Kinh tế - Ngân sách thành phố Hà Nội
Năm: 2023
5. Hoàng Chí Bảo (2014), “ASXH với ổn định và phát triển bền vững ở Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 18/7/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASXH với ổn định và phát triển bền vững ở ViệtNam”, "Tạp chí Cộng sản điện tử
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2014
6. Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội (2019), Báo cáo số 65/BC-BHXH ngày 05 tháng 01 năm 2019 về kết quả thực hiện công tác năm 2018 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 65/BC-BHXH ngày05 tháng 01 năm 2019 về kết quả thực hiện công tác năm 2018 vàphương hướng, nhiệm vụ năm 2019
Tác giả: Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2019
7. Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội (2020), Báo cáo số 53/BC-BHXH ngày 06 tháng 01 năm 2020 về kết quả thực hiện công tác năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 53/BC-BHXH ngày06 tháng 01 năm 2020 về kết quả thực hiện công tác năm 2019 vàphương hướng, nhiệm vụ năm 2020
Tác giả: Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2020
8. Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội (2021), Báo cáo số 28/BC-BHXH ngày 05 tháng 01 năm 2021 về kết quả thực hiện công tác năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 28/BC-BHXH ngày05 tháng 01 năm 2021 về kết quả thực hiện công tác năm 2020 vàphương hướng, nhiệm vụ năm 2021
Tác giả: Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2021
9. Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội (2022), Báo cáo số 39/BC-BHXH ngày 06 tháng 01 năm 2022 về kết quả thực hiện công tác năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 39/BC-BHXH ngày06 tháng 01 năm 2022 về kết quả thực hiện công tác năm 2021 vàphương hướng, nhiệm vụ năm 2022
Tác giả: Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2022
10. Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội (2023), Báo cáo số 89/BC-BHXH ngày 06 tháng 01 năm 2023 về kết quả thực hiện công tác năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 89/BC-BHXH ngày06 tháng 01 năm 2023 về kết quả thực hiện công tác năm 2022 vàphương hướng, nhiệm vụ năm 2023
Tác giả: Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2023
11. Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội (2024), Báo cáo số 138/BC-BHXH ngày 10 tháng 01 năm 2024 về kết quả thực hiện công tác năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo số 138/BC-BHXHngày 10 tháng 01 năm 2024 về kết quả thực hiện công tác năm 2023 vàphương hướng, nhiệm vụ năm 2024
Tác giả: Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội
Năm: 2024
12. Lê Thanh Bình (2021), “Hoàn thiện pháp luật về ASXH thích ứng cách mạng công nghiệp 4.0”, Tạp chí quản lý nhà nước, số 300, tháng 01/2021, tr.69-73 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện pháp luật về ASXH thích ứng cách mạngcông nghiệp 4.0”, "Tạp chí quản lý nhà nước
Tác giả: Lê Thanh Bình
Năm: 2021
13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Chiến lược ASXH thời kỳ 2011 - 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ASXH thời kỳ2011 - 2020
Tác giả: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2010
14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009, về trợ giúp phát triển DNNVV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009, về trợ giúp phát triểnDNNVV
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2009
15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số34/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 về việc thành lập, tổ chức vàhoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số38/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chitiết đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ Quy định chitiết một số điều của Luật hỗ trợ DNNVV
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
18. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế,chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nôngthôn
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2018
19. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển DNNVV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức vàhoạt động của Quỹ phát triển DNNVV
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2019
20. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2019), Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về Hỗ trợ pháp lý cho DNNVV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về Hỗ trợpháp lý cho DNNVV
Tác giả: Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2019

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w