Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, các yếu tố nhận diện khủng hoảng tài chính; đánh giá mức độ ảnh hưởng, tí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ LỚN TRÊN
THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM
KINH TẾ VĨ MÔ
NHÓM 4 - 212KT4939 GIẢNG VIÊN: THS LÊ NHÂN MỸ
Trang 2K215022216 K214070483 K215042354
Trang 31.2 Nguyên nhân d ẫn đến khủng hoảng
1.2.1 Nguyên nhân khách quan 1.2.2 Nguyên nhân ch ủ quan
2 Phân tích các cuộc khủng hoảng 2.1 Gi ới thiệu sơ lược
2.2 Kh ủng hoảng kinh tế châu Á 1997 2.3 Kh ủng hoảng tài chính thế giới 2007 2.4 Kh ủng hoảng kinh tế do COVID - 19
3 Ảnh hưởng đến Việt Nam 3.1 Tình hình kinh t ế Việt Nam trước
kh ủng hoảng 3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam
4 Phân tích chính sách vượt qua
4 4 5 5 5
6 6 7 11 14 20
25 28 35 41
45 46 48 50 53 53 56 57
Trang 4PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG
KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI ĐẾN VIỆT NAM
I Phần mở đầu:
1 Lý do chọn đề tài:
Khủng hoảng kinh tế là tình trạng mất cân đối tổng thể hoặc mất cân đối trên mọi lĩnh vực và thành phần của nền kinh tế, dẫn đến đời sống kinh tế - xã hội bị gián đoạn đáng kể, sản xuất, kinh doanh đình trệ Mất khả năng thanh toán, thất nghiệp xảy ra ảnh hưởng tiêu cực đến con người
Trong quá trình toàn cầu hóa, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đó là lý do tại sao nền kinh tế Việt Nam ngày càng bị ảnh hưởng bởi các cuộc khủng hoảng Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã tác động không nhỏ đến Việt Nam, khiến kinh tế tăng trưởng chậm lại, đời sống người dân khó khăn, sản xuất sa sút, số người thất nghiệp gia tăng Sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19 đang cho thấy một cuộc đại khủng hoảng y tế kinh
tế có thể xảy ra và sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng trên toàn cầu
Ngoài ra, nhóm chúng em muốn ứng dụng những kiến thức đã học được ở bộ môn kinh tế vi mô và vĩ mô để nhìn khủng hoảng kinh tế ở góc độ là những nhà kinh tế tương lai Nói một cách đơn giản, khủng hoảng kinh tế đưa đến những thách thức, nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội Điều chúng ta quan tâm là làm sao hạn chế được hậu quả và nắm bắt được các cơ hội kịp thời
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về khủng hoảng kinh tế,
khủng hoảng tài chính, các yếu tố nhận diện khủng hoảng tài chính; đánh giá
mức độ ảnh hưởng, tính chất tác động của một số cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiêu biểu đã diễn ra; nghiên cứu cách thức ứng phó của một số quốc gia trong các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính; trên cơ sở đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để có giải pháp vượt qua khủng hoảng
3 Phương pháp nghiên cứu:
Tham khảo các nguồn tài liệu sách báo, internet và các đề tài nghiên cứu khác có liên quan về cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, cuộc khủng hoảng
Trang 5kinh tế thế giới năm 2007-2009, cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn đại dịch COVID – 19 Từ đó rút ra các ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Đưa ra
nhận xét và đánh giá cá nhân về các phương pháp giải quyết của từng chính
phủ Đưa ra được bài học kinh nghiệm rút ra được từ các cuộc khủng hoảng
II Phần nội dung:
1 Cơ sở lý thuyết:
1.1 Các khái niệm liên quan đến chủ đề:
1.1.1 Kh ủng hoảng kinh tế:
Trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác – Lênin, Karl Marx đã đưa ra
đến cho người đọc về khái niệm của khủng hoảng kinh tế như sau: “Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn
cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế”
Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (Mỹ) định nghĩa khủng hoảng kinh
tế là một 'sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng' Sự tụt giảm hoạt động kinh tế được đo lường bởi 5 chỉ báo: GDP thực tế, thu nhập thực tế, tỷ lệ có việc làm, sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ
Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế và phân tích cho rằng khủng hoảng kinh tế xảy ra khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp Bên cạnh đó, có nhiều doanh nghiệp sẽ bị phá sản và các doanh nghiệp khác có doanh bị sụt giảm nghiêm trọng mà nguyên nhân là do lượng khách hàng bị sụt giảm nghiêm trọng, nhu cầu của mỗi người cho hoạt động mua sắm không còn cao, tỷ lệ thất nghiệp ở mức báo động
1.1.2 Suy thoái kinh tế:
Suy thoái (depression) là giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh được đặc
trưng bởi sự giảm sút nghiêm trọng trong quy mô hoạt động kinh tế Trong giai đoạn này, sản lượng thực tế, đầu tư đều ở mức thấp, còn tỷ lệ thất nghiệp thì ở mức cao Hiện tượng suy thoái mà chủ yếu do sự giảm sút trong tổng cầu gây ra
có thể xử lý bằng cách vận dụng chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng
Trang 6Suy thoái kinh tế (Recession) là một thuật ngữ kinh tế vĩ mô dùng để chỉ
sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế nói chung trong một khu vực được chỉ định Nó thường được công nhận là hai quý liên tiếp suy giảm kinh tế, được phản ánh bởi GDP kết hợp với các chỉ số hàng tháng như tỷ lệ thất nghiệp tăng Tuy nhiên, Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia Hoa Kỳ (NBER), nơi định nghĩa suy thoái kinh tế được thừa nhận, cho biết hai quý giảm liên tiếp trong GDP thực tế không phải là cách nó được định nghĩa nữa NBER định nghĩa suy thoái kinh tế là sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trải khắp nền kinh tế, kéo dài hơn một vài tháng, thường thấy trong GDP thực, thu nhập thực tế, việc làm, sản xuất công nghiệp và bán lẻ
1.1.3 Khủng hoảng tài chính:
Khủng hoảng tài chính (Financial crisis) xuất hiện khi thị trường tài
chính sụp đổ nguyên nhân bởi sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trở nên gay gắt trên các thị trường tài chính, làm cho các thị trường này không còn khả năng luân chuyển vốn hiệu quả từ những người tiết kiệm đến những nhà đầu tư tiềm năng Kết quả là nền kinh tế suy thoái
1.1.4 Khủng hoảng tiền tệ - tín dụng:
Là sự chấn động, rối loạn của hệ thống lưu thông tiền tệ và tín dụng nảy sinh do khủng hoảng chu kỳ sản xuất hoặc do các sự kiện thất thường về kinh tế
và chính trị Cơn khủng hoảng này được biểu hiện dưới dạng thiếu tiền cho vay
và tăng cao lãi suất trong thị trường tiền tệ
Còn trong lĩnh vực tín dụng quốc tế, nó là sự đứt quãng tức thời các mối quan hệ tín dụng quốc tế và sự phá sản của những người vay tiền nước ngoài, sự ách tắc của người xuất khẩu do các ngân hàng không cho vay thêm những khoản tín dụng mới Ảnh hưởng của nó biểu hiện lên cả thị trường chứng khoán
và trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ
1.1.5 Quỹ phòng hộ:
Quỹ phòng hộ (Hedge Fund) hay còn gọi là quỹ tự bảo hiểm rủi ro, hay
quỹ đối xung, là một khoản đầu tư thay thế được thiết kế để bảo vệ danh mục đầu tư khỏi sự không chắc chắn của thị trường, sử dụng các chiến lược khác nhau để kiếm lợi nhuận chủ động cho các nhà đầu tư, đồng thời tạo ra lợi nhuận tích cực ở cả khi thị trường lên và xuống
1.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế:
Trang 71.2.1 Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; từ đó nảy sinh một loạt mâu thuẫn phái sinh: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng, mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong các
xí nghiệp riêng biệt và tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội
Những mâu thuẫn đó đưa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đến khủng hoảng kinh tế Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa Cơ sở vật chất của sự phát triển có tính chu kì của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự phát sinh một cách định kì các cuộc khủng hoảng kinh tế sản xuất thừa là sự thay thế tư bản cố định (khoảng 8 - 10 năm) Khối lượng hàng hoá sản xuất vượt quá khối lượng nhu cầu có khả năng thanh toán
Do đó, nảy sinh những sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, và do
đó "chủ nghĩa tư bản cần trải qua một cuộc khủng hoảng mới tạo nên được một sự cân đối thường xuyên bị phá hoại" (V I Lênin)
Hoặc là do sự thiếu kiểm soát chặt chẽ của nhà nước nên mới có sự nổ tung của thị trường tài chính và thị trường bất động sản
1.2.2 Nguyên nhân chủ quan:
Chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết và giám sát lĩnh vực tài chính, kỹ thuật tài chính và các thiết chế tài chính tư nhân lớn Trong đó, hai nguyên nhân lớn nhất là sự thất bại của chính sách kinh tế vĩ mô và trong điều tiết, giám sát tài chính
Cuộc khủng hoảng kinh tế là bắt nguồn từ lòng tham của con người mà gây
ra Và lòng tham đó đã được các nhà tài phiệt tận dụng một cách triệt để, để
vơ vét và làm giàu cho tập đoàn của mình Họ chủ động kích cầu lòng tham của thế giới còn lại bằng giấc mơ ảo từ tín phiếu, từ cổ đông, từ bất động sản, etc… Họ nâng giá bằng những đợt kích giá trên thị trường chứng khoán Họ cho vay thả ga những đồng vốn kếch xù họ có Đến khi chiếc bong bóng họ thổi đã đến đỉnh điểm, họ bắt đầu châm kim bằng những đợt thắt chặt hầu bao cho vay và nâng giá lãi suất
2 Phân tích các cuộc khủng hoảng trên thế giới:
2.1 Giới thiệu sơ lược các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới:
Trang 8Bạn có biết hiện nay trong lịch sử thế giới đã xảy ra bao nhiêu cuộc
khủng hoảng kinh tế không? Và liệu rằng chúng ta có tưởng tượng được sức ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội như thế nào không? Ta có thể thấy rằng, các
cuộc khủng hoảng nói chung, khủng hoảng kinh tế, tài chính nói riêng được bắt nguồn từ các lĩnh vực then chốt như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng…
và thị trường hàng hóa Ông Markus K Brunnermeier – Giáo sư Kinh tế Đại
học Princeton tại Mỹ giải thích rằng: “Những cuộc khủng hoảng thường xảy ra khi giá của một sản phẩm được đẩy lên rất cao, ngay cả khi người ta không nghiên cứu kỹ càng về nó” “Bong bóng khủng hoảng kinh tế” thường xuất hiện trong những giai đoạn đổi mới, có thể là những biến đổi trong giới công nghệ và tài chính như tàu hỏa, internet… Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một số cuộc
khủng hoảng kinh tế, tài chính có sức ảnh hưởng mang tính khu vực và toàn cầu đáng chú ý đến như:
2.1.1 Cu ộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997:
Khủng hoảng tài chính châu Á là một giai đoạn khủng hoảng tài chính bao trùm phần lớn Đông Á và Đông Nam Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 và làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế trên toàn thế giới do ảnh hưởng của tài chính Cuộc khủng hoảng bắt đầu ở Thái Lan vào ngày 2/7/1997 và lan rộng khắp Đông Á, tàn phá các nền kinh tế trong khu vực và dẫn đến tác động lan tỏa ở cả Mỹ - Latinh và Đông Âu vào năm 1998
Vào ngày 2 tháng 7 năm 1997, Thái Lan đã phá giá đồng tiền của mình so với đồng đô la Mỹ Diễn biến này, kéo theo nhiều tháng áp lực đầu cơ đã làm cạn kiệt đáng kể nguồn dự trữ ngoại hối chính thức của Thái Lan, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng tài chính sâu rộng trên khắp Đông Á Trong những tháng tiếp theo, thị trường tiền tệ, vốn chủ sở hữu và bất động sản của Thái Lan suy yếu hơn nữa khi những khó khăn của nó phát triển thành một cuộc khủng hoảng trên cả hai mặt cán cân thanh toán và ngân hàng Một dòng
tháo chạy vốn diễn ra ngay sau đó, bắt đầu một phản ứng dây chuyền quốc tế Vào thời điểm đó, Thái Lan đã phải gánh một gánh nặng nợ nước ngoài cực kì lớn
Khi cuộc khủng hoảng lan rộng, hầu hết các nước Đông Nam Á, sau đó là Hàn Quốc và Nhật Bản đều chứng kiến đồng tiền lao dốc, thị trường chứng khoán và các tài sản khác mất giá, và đặc biệt là nợ tiêu dùng (consumer debt) tăng nhanh Hàn Quốc , Indonesia và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng
Trang 9nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng Hồng Kông , Lào , Malaysia và Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm này Brunei , Trung Quốc đại lục , Singapore , Đài Loan và Việt Nam ít bị ảnh hưởng hơn, mặc dù tất cả đều bị giảm nhu cầu
và niềm tin trong toàn khu vực Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng, mặc dù ít đáng kể hơn
Malaysia, Philippines và Indonesia cũng để đồng tiền của họ suy yếu đáng kể trước sức ép thị trường, trong đó Indonesia dần rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị và tài chính nhiều mặt Hồng Kông đã phải đối mặt với một số cuộc tấn công đầu cơ lớn nhưng không thành công vào việc neo giá tiền tệ của
họ với đồng đô la, lần đầu tiên trong số đó gây ra các đợt bán tháo ngắn hạn trên thị trường chứng khoán trên toàn cầu
Trên toàn khu vực Đông Á, dòng vốn chảy vào chậm lại hoặc đảo ngược hướng, và tăng trưởng chậm lại mạnh mẽ Các ngân hàng chịu áp lực đáng kể,
tỷ lệ đầu tư giảm và một số nước châu Á bước vào thời kỳ suy thoái sâu, tạo ra
sự lan tỏa quan trọng cho các đối tác thương mại trên toàn cầu
Các sự kiện được gọi là Khủng hoảng Tài chính Châu Á thường khiến những người tham gia thị trường và các nhà hoạch định chính sách ngạc nhiên Trong khi một số lỗ hổng đã được nhận ra rõ ràng trước khi cuộc khủng hoảng
nổ ra, đặc biệt là ở Thái Lan, nền kinh tế của các quốc gia này cũng được coi là
có nhiều thế mạnh Thật vậy, các nền kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất đều nằm trong số những nền kinh tế thành công nhất thế giới trong thập kỷ đi vào khủng hoảng Các chính sách thân thiện với doanh nghiệp và quản lý tài khóa và tiền tệ thận trọng đã dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư cao, hỗ trợ tốc độ tăng trưởng GDP vượt quá 5% và thường xuyên đạt mức 10%
Không giống như cuộc khủng hoảng nợ ở Mỹ Latinh, cuộc khủng hoảng
nợ ở Đông Á bắt nguồn từ việc vay nợ không phù hợp của khu vực tư nhân Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nền kinh tế đang bùng nổ, các công ty tư nhân
và tập đoàn tìm cách tài trợ cho các dự án đầu tư mang tính đầu cơ Tuy nhiên, các công ty đã tự chi tiêu quá mức và sự kết hợp của các yếu tố đã gây ra sự sụt giá trong tỷ giá hối đoái khi họ phải vật lộn để đáp ứng các khoản thanh toán
Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đề cập đến một cú sốc kinh tế vĩ mô mà một số nền kinh tế châu Á phải trải qua - bao gồm Thái Lan,
Philippines, Malaysia, Hàn Quốc và Indonesia Điển hình là các quốc gia đã trải qua thời kỳ mất giá nhanh chóng và dòng vốn chảy ra ngoài khi lòng tin của nhà
Trang 10đầu tư chuyển từ thái quá sang chủ nghĩa bi quan dễ lây lan khi sự mất cân đối
về cơ cấu trong nền kinh tế ngày càng rõ ràng
2.1.2 Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 – 2008:
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 – 2008 hay còn gọi là cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2007 – 2008 là một cuộc khủng hoảng diễn ra vào các năm 2007, 2008, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ “Cuộc
khủng hoảng thế chấp độc hại” này xảy ra khi các ngân hàng Mỹ cho vay thế
ch ấp mua nhà lãi suất cao với những người không có khả năng thanh toán tài chính Sau đó, số ngân hàng này đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực không có
nhiều lợi nhuận, cũng như bán lại nhiều lần trên thị trường tài chính
Bong bóng tài chính bùng nổ khi các khoản nợ tín dụng không thể được chi trả, giá nhà đất chạm đáy, trong khi hàng triệu người mất nhà cửa Thị trường chứng khoán sụp đổ, thất nghiệp tăng cao, hệ thống ngân hàng lao đao,
mà đỉnh điểm là việc ngân hàng Lehman Brothers đệ đơn phá sản vào năm
2008 Đáng chú ý, mặc dù bắt nguồn từ Mỹ, nhưng cuộc khủng hoảng đã
nhanh chóng lan sang các quốc gia khác, tạo thành một thảm họa tài chính đối với những nền kinh tế không thể tự bảo vệ được mình “Căn bệnh”
này đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của kinh tế thế giới và khiến nhiều nước một lần nữa rơi vào suy thoái
2.1.3 Cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn đại dịch COVID -
19
Trong báo cáo “Viễn cảnh toàn cầu” mới nhất, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) g ọi điều đang xảy ra do tác động của dịch bệnh COVID-19 là “Đại phong t ỏa” Cụm từ này nói đến một thực tế là nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà
th ế giới phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và là thảm họa kinh t ế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930 Câu hỏi đặt ra là dịch
b ệnh COVID-19 đang tác động đến kinh tế thế giới thế nào và sau khủng
ho ảng, nền kinh tế thế giới sẽ đi về đâu? Khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh
COVID-19 gây ra phần lớn là do sự suy giảm nhu cầu, khi không có nhiều
Trang 11người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch vụ Sự suy giảm này thể hiện rõ ở một số ngành và lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề, như vận tải và du lịch Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19, nhiều nước đã hạn chế sự lưu thông trong nước cũng như mở cửa biên giới theo đường hàng không Sự suy giảm nhu cầu tiêu dùng này khiến ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề Nhiều hãng hàng không phải sa thải nhân công để cắt giảm chi phí Các ngành công nghiệp khác cũng chịu sự tác động tương tự, như sự suy giảm nhu cầu dầu mỏ
và sản xuất ô tô Do các công ty phải cắt giảm nhân sự để bù đắp cho khoản doanh thu bị sụt giảm nên sẽ tạo ra một vòng xoáy suy giảm kinh tế, khi những người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có khả năng tài chính để duy trì cuộc sống, thậm chí có khả năng rớt xuống dưới chuẩn nghèo Ví dụ trong lĩnh vực bán lẻ, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên do các cửa hàng phải đóng cửa, chuyển sang bán hàng trên mạng Đây là một nguyên nhân khiến các nhà kinh tế
dự báo dịch bệnh COVID-19 sẽ dẫn suy thoái toàn cầu đến quy mô “Đại suy thoái” Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, song vẫn có những lý do để hy vọng về sự phục hồi của nền kinh tế thế giới Bài học từ các cuộc khủng hoảng trước đó cho thấy, các hậu quả của sự suy thoái do suy giảm nhu cầu tiêu dùng có thể được ngăn chặn khi có sự hỗ trợ từ chính phủ Nhiều chính phủ đã hỗ trợ cho người dân, bảo đảm các doanh nghiệp tiếp cận được với
sự hỗ trợ để không phải sa thải nhân công trong suốt giai đoạn dịch bệnh COVID-19 Bên cạnh đó, một số ngành kinh doanh lại có lợi từ cuộc khủng hoảng, như thương mại điện tử, bán lẻ đồ ăn và chăm sóc sức khỏe, ít nhất tạo
ra sự tăng trưởng kinh tế để bù đắp lại sự mất mát Có một thực tế là khủng hoảng có thể có một thời hạn kết thúc rõ ràng khi tất cả các giới hạn di chuyển
có thể được dỡ bỏ (ví dụ, khi một loại vaccine được phát triển) Điều này có nghĩa ít nhất khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi mạnh mẽ một khi dịch bệnh COVID-19 qua đi Mặc dù vẫn còn nhiều trở ngại đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu, nhưng có nhiều lý do để lạc quan rằng với sự nỗ lực, cùng những chính sách đúng đắn của các chính phủ, những dự báo về sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu có thể không xảy ra
Tóm lại, dù là cuộc khủng hoảng nào đi chăng nữa thì sức ảnh hưởng của
nó không dừng lại ở một quốc gia Đặc biệt trong điều kiện kinh doanh quốc tế như hiện nay, mọi thứ đều kết nối internet, các quốc gia giao thương với nhau với các đồng tiền quốc tế như USD, tiền tệ giao dịch qua ngân hàng, chúng được số hóa nên sẽ càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ Thế giới sẽ không muốn có thêm một cuộc khủng hoảng nào liên quan đến tài chính, tiền tệ, hàng hóa… một lần nữa!
Trang 122.2 Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997:
2.2.1 Nguyên nhân:
Nguyên nhân của sự sụp đổ có rất nhiều và đang được tranh cãi Tuy nhiên, có thể chia nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng thanh 2 nhóm chủ quan và khách quan:
Nguyên nhân chủ quan: Nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém chính là
nguyên nhân chủ quan lớn nhất và kéo theo một loạt những nguyên nhân phía sau:
- Tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP đã tăng từ 100% lên 167% ở bốn nền kinh
tế lớn ASEAN trong giai đoạn 1993-96 Các công ty nước ngoài đang thu hút dòng vốn từ các nước phát triển Các nhà đầu tư ở phương Tây đang tìm kiếm tỷ suất sinh lợi tốt hơn, và "phép màu kinh tế châu Á" dường như mang lại tỷ suất sinh lợi tốt hơn so với các nền kinh tế tăng trưởng thấp hơn
ở phương Tây
- Thâm hụt tài khoản vãng lai Các nước như Thái Lan, Indonesia, Hàn
Quốc thâm hụt tài khoản vãng lai lớn; điều này có nghĩa là họ đang nhập khẩu nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn là xuất khẩu - nó phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiêu dùng rất cao Thâm hụt tài khoản vãng lai được tài trợ bởi dòng tiền nóng (trên tài khoản vốn) Dòng tiền nóng được tích tụ do lãi suất tại miền Đông tăng cao
- Tỷ giá hối đoái cố định hoặc bán cố định Điều này khiến tiền tệ dễ bị đầu
cơ Ngoài ra, lãi suất đã được sử dụng để duy trì giá trị của một loại tiền tệ Khi lãi suất tương đối cao ở Đông Nam Á, khiến dòng tiền nóng
- Việc bãi bỏ quy định tài chính đã khuyến khích nhiều khoản vay hơn và giúp tạo ra bong bóng tài sản Tuy nhiên, khuôn khổ quy định và cấu trúc
của ngân hàng và các công ty có nghĩa là các khoản vay thường được thực hiện mà không có sự kiểm tra kỹ lưỡng về khả năng sinh lời và tỷ lệ hoàn vốn
- Mối nguy về đạo đức Với mong muốn chính trị mạnh mẽ về tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng, các chính phủ thường đưa ra những đảm bảo ngầm cho các dự án của khu vực tư nhân Điều này được tăng cường bởi mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty lớn, ngân hàng và chính phủ Sự gần gũi này
Trang 13khuyến khích các công ty tư nhân ít chú trọng hơn vào chi phí của các dự án
và một kế hoạch mở rộng giả định sẽ được chính phủ hỗ trợ
- Hoa mỹ quá mức Nền kinh tế bùng nổ và thị trường bất động sản bùng nổ
đã khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn mở rộng Nó cũng khuyến khích các nhà đầu tư quốc tế chuyển vốn sang các nền kinh tế đang phát triển nhanh này Có một yếu tố của sự phóng đại phi lý - ý tưởng rằng các nền kinh tế châu Á đang trải qua một kỳ tích kinh tế, nơi lợi nhuận cao được đảm bảo
Các yếu tố khách quan cũng đóng một vai trò nhất định và nhiều nhà
đầu tư nước ngoài đã bị thiệt hại đáng kể:
- Lãi suất Mỹ cao hơn: Cuối những năm 1990, Mỹ bắt đầu tăng lãi suất để
giảm áp lực lạm phát của Mỹ Lãi suất cao hơn ở Mỹ khiến miền Đông kém hấp dẫn hơn khi là nơi di chuyển dòng tiền nóng Khi dòng tiền nóng chảy vào phương Đông chậm lại, các đồng tiền châu Á bắt đầu giảm giá và các chính phủ phải vật lộn để giữ tỷ giá hối đoái ở mức cố định so với Đô la
Mỹ
- Sự lây nhiễm: Vào ngày 2 tháng 7 năm 1997, do các cuộc tấn công đầu cơ,
Thái Lan buộc phải thả nổi đồng Bhat của họ Điều này gây ra sự mất giá nhanh chóng, gây mất niềm tin vào các nền kinh tế châu Á Ngay sau đó, các quốc gia khác đã buộc phải phá giá do các nhà đầu tư muốn thoát ra khỏi các đồng tiền châu Á Các nhà đầu tư nhận ra sự lạc quan trước đó đã bắt đầu có vẻ không đúng chỗ
- Nợ vỡ nợ Trong thời kỳ khủng hoảng xảy ra, cả chính phủ và các công ty
tư nhân đều xây dựng tỷ lệ nợ nước ngoài cao Tuy nhiên, việc phá giá đồng tiền khiến việc trả nợ trở nên đắt đỏ hơn và kết quả là các công ty và quốc gia bắt đầu vỡ nợ trong việc trả nợ
- Ở giai đoạn này, IMF đã can thiệp để cố gắng ổn định cuộc khủng hoảng Tuy nhiên, sự can thiệp của họ đã gây ra rất nhiều tranh cãi, với nhiều ý kiến cho rằng sự can thiệp của họ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn Lãi suất cao hơn ở Indonesia và Philippines không ngăn được sự mất giá của đồng tiền - cho thấy các nhà đầu tư không tin rằng lãi suất cao như vậy là bền vững
- IMF nhấn mạnh vào việc hạn chế tài khóa - giảm chi tiêu, thuế cao hơn và
tư nhân hóa Chính sách tài khóa co giãn này đã làm cho suy thoái kinh tế
Trang 14trở nên trầm trọng hơn và nền kinh tế rơi vào suy thoái Các vụ phá sản gia tăng và có một cuộc tháo chạy vốn
- Các nhà kinh tế như Joseph Stiglitz và Sachs đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của tâm lý thị trường trong việc gia tăng mức độ của vấn đề Vấn đề ban
đầu là có thể giải quyết được nhưng vì niềm tin đã bốc hơi nên đã có một cuộc chạy trốn của các nhà đầu tư - giống như một vụ tháo chạy ngân hàng
cổ điển gây ra một động lực đi xuống không thể ngăn cản
2.2.2 Hệ quả:
Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bao gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Philippines Họ chứng kiến tỷ giá hối đoái, thị trường chứng khoán và giá các tài sản khác đều lao dốc GDP của các nước bị ảnh hưởng thậm chí còn giảm hai con số
Từ năm 1996 đến 1997, GDP bình quân đầu người danh nghĩa giảm 43,2% ở Indonesia, 21,2% ở Thái Lan, 19% ở Malaysia, 18,5% ở Hàn Quốc và 12,5% ở Philippines Hồng Kông, Trung Quốc đại lục, Singapore và Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng, nhưng ít đáng kể hơn
Bên cạnh tác động kinh tế, Khủng hoảng Tài chính Châu Á còn dẫn đến những tác động chính trị Thủ tướng Thái Lan Yongchaiyudh và Tổng thống Indonesia Suharto đã từ chức Một tâm lý chống phương Tây đã được kích hoạt, đặc biệt là chống lại George Soros, người bị cho là đã gây ra cuộc khủng hoảng với một số lượng lớn đầu cơ tiền tệ của một số cá nhân
Tác động của Khủng hoảng Tài chính Châu Á không chỉ giới hạn ở Châu
Á Các nhà đầu tư quốc tế ngày càng ít sẵn sàng đầu tư và cho vay đối với các nước đang phát triển, không chỉ ở châu Á mà ở các khu vực khác trên thế giới Giá dầu cũng giảm do khủng hoảng Kết quả là, một số vụ mua bán và sáp nhập lớn trong ngành công nghiệp dầu mỏ đã diễn ra để đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô
2.2.3 Ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997:
Để đối phó với cuộc khủng hoảng lan rộng, cộng đồng quốc tế đã huy động các khoản vay lớn với tổng trị giá 118 tỷ USD cho Thái Lan, Indonesia và Hàn Quốc, đồng thời thực hiện các hành động khác để ổn định các quốc gia bị
Trang 15ảnh hưởng nặng nề nhất Hỗ trợ tài chính đến từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các chính phủ ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương, Châu Âu và Hoa Kỳ Chiến lược cơ bản là giúp các nước gặp khủng hoảng xây dựng lại vùng đệm dự trữ chính thức và dành thời gian cho việc điều chỉnh chính sách nhằm khôi phục lòng tin và ổn định nền kinh tế, đồng thời giảm thiểu sự gián đoạn lâu dài trong quan hệ của các nước với các chủ nợ bên ngoài
Để giải quyết những yếu kém về cơ cấu do cuộc khủng hoảng bộc lộ, viện trợ phụ thuộc vào những cải cách chính sách trong nước đáng kể Sự kết hợp các chính sách khác nhau tùy theo quốc gia, nhưng nhìn chung bao gồm các biện pháp xóa bỏ, làm trong sạch và củng cố hệ thống tài chính yếu kém, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh và tính linh hoạt của nền kinh tế của họ Về mặt vĩ
mô, các nước tăng lãi suất để giúp ổn định tiền tệ và thắt chặt chính sách tài khóa để tăng tốc độ điều chỉnh bên ngoài và bù đắp chi phí thanh lọc ngân hàng Tuy nhiên, theo thời gian, khi thị trường bắt đầu ổn định, hỗn hợp chính sách vĩ
mô đã phát triển bao gồm một số nới lỏng chính sách tài khóa và lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng
2.3 Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 – 2008:
2 3.1 Mở đầu:
Cuộc khủng hoảng tài chính 2007 - 2008 (hay còn được gọi là cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn) là hệ quả của quá trình suy giảm nghiêm trọng thanh khoản trên thị trường tài chính toàn cầu và sự sụp đổ thị trường nhà đất ở Hoa Kỳ Cuộc khủng hoảng đã dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở Mỹ và nhiều nước châu Âu
2 3.2 Nguyên nhân:
Mặc dù nguyên nhân chính xác của cuộc khủng hoảng tài chính vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi giữa các nhà kinh tế, nhưng nhìn chung thì vẫn có sự thống nhất chung ở một số yếu tố
2.3.2.1 Nguyên nhân trực tiếp:
a Tình trạng kinh doanh thua lỗ và sự sụp đổ hàng loạt theo dây chuyền của các tổ chức tài chính hàng đầu
Khi nền kinh tế bước vào suy thoái, giá bất động sản giảm mạnh, những người vay không trả được nợ cũng như không thể bán bất động sản của
Trang 16mình đi để có tiền trả nợ Trước tình hình đó, các tổ chức tín dụng cho vay
phải đối mặt với nguy cơ bị mất vốn
Việc bất động sản giảm giá mạnh cũng kéo giá trị của các chứng khoán MBS đi xuống theo, khiến các ngân hàng và các nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán này phải chịu áp lực từ các khoản thua lỗ và tính thanh khoản Lúc này, họ buộc phải tìm đến sự cứu trợ từ nhà nước hay thậm chí là phải phá sản, chịu sự tiếp quản của nhà nước Bên cạnh MBS1, các hợp đồng bảo
hiểm CDS2 cũng là một trong những yếu tố khiến các tập đoàn tài chính, nhà đầu tư rơi vào tình cảnh khó khăn Họ phải trả lại một khoản tiền bảo
hiểm đối với từng hợp đồng bảo hiểm CDS được bán ra
b Khủng hoảng niềm tin vào nền kinh tế của người dân
Trước tình hình suy yếu của thị trường, các hướng giải quyết thiếu hiệu
quả, thiếu sự nhất quán trong cách tổ chức và điều hành, cộng thêm việc một số chính sách đã dần trở nên lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình lúc bấy giờ, các chính sách này không những không giúp ích được cho nền kinh tế, mà còn làm cho các dấu hiệu khủng hoảng, suy thoái ngày một rõ ràng hơn => Người dân mất lòng tin vào các chính sách tài chính do nhà nước đề ra
2.3.2.2 Nguyên nhân sâu xa
a Khủng hoảng nợ dưới chuẩn:
Khoản nợ dưới chuẩn là khoản cho vay chất lượng thấp với mức rủi ro cao, chúng thường được bảo đảm bằng rất ít hoặc thậm chí là không có giấy tờ
chứng minh khả năng tài chính của người đi vay Chính vì thế mà đối tượng vay
chủ yếu là những người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội
thấp hoặc có lịch sử thanh toán tín dụng xấu
1 Mortgage-backed security: chứng khoán được bảo đảm bởi các khoản vay thế chấp
2 Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS): là một công cụ tài chính hoặc hợp đồng cho phép nhà đầu
tư hoán đổi hoặc bù đắp rủi ro tín dụng của mình với nhà đầu tư khác
Trang 17đầu tư bắt đầu tháo chạy, nhiều người thậm chí còn bị chôn vốn hàng tỷ đồng do ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông
Sau khi chiến dịch “mỗi gia đình làm chủ một căn nhà” được phát động, các nhà tín dụng đã mạo hiểm cho những con nợ, những người có tín dụng
thấp, vay tiền mà không cần phải hoàn vốn Vì thế nên việc mua nhà lúc
bấy giờ trở nên đơn giản hơn hết, chỉ cần ký tên vay tiền là đã có thể trở thành chủ nhà Nhiều người mua nhà, đầu tư với niềm tin giá nhà sẽ tăng cao trong tương lai, lúc đó họ có thể bán lại căn nhà đó để kiếm lời Thị trường tín dụng cho vay dễ dãi, mạo hiểm cộng với lòng tham của người dân, đi vay ồ ạt để mua nhà đầu cơ tích trữ đã vô tình dẫn tới hình thành bong bóng bất động sản
Đến một mức nào đó, khi bong bóng bất động sản bị vỡ, nhiều con nợ không thể vay thêm cũng như không thể bán nhà đi để kiếm tiền trả nợ, nhiều tổ chức tín dụng cho vay gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ Giá nhà giảm nhanh cũng khiến cho CDS và MBS bị giảm giá nghiêm trọng
2.3.3 Diễn biến:
Tháng 6/2007: Quỹ phòng hộ của Bear Stearns sụp đổ sau khi đánh cược
vào chứng khoán MBS trên thị trường kinh tế Mỹ
Tháng 7 - tháng 9/ 2007: Tại Đức, Ngân hàng IKB là ngân hàng đầu tiên ở
Châu Âu chịu ảnh hưởng bởi những khoản nợ dưới chuẩn, trong khi đó,
ngân hàng SachsenLB cũng đã phải bắt đầu nhận sự cứu trợ từ chính phủ
Tháng 8/2007: Một số tổ chức tín dụng của Mỹ nộp đơn xin phá sản, số
khác thì rơi vào tình trạng giá cổ phiếu giảm mạnh Những người gửi tiền ở các tổ chức này bắt đầu lo sợ và kéo nhau mau chóng đi rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành Lúc này, cuộc khủng hoảng tài chính thực tế chính thức nổ ra
Ngày 15/10/2007: Lợi nhuận quý 3 của Tập đoàn ngân hàng hàng đầu nước
Mỹ - Citigroup, giảm 57% do ảnh hưởng từ các khoản thua lỗ và trích lập
dự phòng lên tới 6,5 tỷ USD Trước tình hình đó,giám đốc điều hành Citigroup Charles Prince từ chức vào ngày 4/11
Tháng 12/2007: quy mô cuộc khủng hoảng ngày một lớn, tình trạng đói tín
dụng trở nên rõ ràng
Năm 2008: Bong bóng nhà đất xuất hiện tại Mỹ với trên 1 triệu chủ nhà đất
đối mặt với nguy cơ tịch bị thu tài sản thế nợ Nhiều ngân hàng phải hứng
chịu những khoản thua lỗ nặng như là một hậu quả từ việc cho vay bừa bãi các khoản nợ dưới chuẩn
Trang 18 Ngày 11/1/2008: Bank of America chi 4 tỷ USD để mua lại Countrywide
Financial sau khi ngân hàng này thông báo phá sản do các khoản nợ xấu quá lớn
Ngày 17/2/2008: Anh tước quyền sở hữu tài sản của Ngân hàng Northern
Rock và biến khối tài sản đấy trở thành tài sản quốc gia
Tháng 3/2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York bất lực trước công
cuộc giải cứu Bear Stearns, buộc lòng phải để JPMorgan Chase mua lại với giá 10 dollar/cổ phiếu (thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 dollar/cổ phiếu lúc trước khi khủng hoảng nổ ra)
Ngày 29/4/2008: Sau khi trích 4,2 tỷ để xoay sở cho các khoản nợ xấu và
MBS, Deutsche Bank tuyên bố bị thua lỗ nặng
Ngày 11/7/2008: Ngân hàng IndyMac Bancorp chịu sự kiểm soát của chính
quyền liên bang Mỹ , sau sự kiện những người gửi tiền hàng loạt đòi rút ra hơn 1,3 tỷ USD trong vòng 11 ngày
Ngày 31/7/2008: Sau những lần trích lập dự phòng, tổng số tiền ngân hàng
Deutsche Bank đã mất giờ đây lên đến 11 tỷ USD, trở thành một trong 10
nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng tín dụng toàn cầu
Ngày 7/9/2008: Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ đoạt quyền kiểm
soát hai tập đoàn chuyên cho vay thế chấp là Fannie Mae và Freddie Mac nhằm hỗ trợ thị trường nhà đất Mỹ
Ngày 15/9/2008: Sau nhiều nỗ lực không thành, tổ chức tài chính Lehman
Brother trình đơn xin phá sản sau 158 năm hoạt động Bên cạnh đó, American International Group (AIG) - tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới,
mất khả năng thanh toán do những khoản thua lỗ liên quan tới nợ cầm cố
16/9/2008: Ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã đổ hàng tỷ USD vào
thị trường tiền tệ với nỗ lực xoa dịu căng thẳng và ngăn chặn sự đóng băng
hệ thống tài chính toàn cầu Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố kế hoạch bơm 85 tỷ USD vào AIG và nắm giữ 80% cổ phần tập đoàn
20-21/9: Chính phủ công bố các chi tiết bản kế hoạch giải cứu cho nền kinh
tế đang suy thoái
22/9/2008: Tập đoàn Nomura Holdings của Nhật mua lại các chi nhánh của Lehman tại châu Á, châu Âu và Trung Đông
25/9/2008: Với tổng thiệt hại lên đến 307 tỷ USD, Washington Mutual Inc (WaMu), một trong những ngân hàng lớn nhất Mỹ, chính thức ngã quỵ trên
thị trường kinh tế Mỹ
29/9/2008: Hạ viện bất ngờ không thông qua kế hoạch giải cứu thị trường tài chính Mỹ được đưa ra vào ngày 20 và 21 tháng 9 Phản ứng ngay lập tức
Trang 19với quyết định trên, chỉ số công nghiệp Dow Jones tụt giảm gần 780 điểm -
mức giảm trong một ngày mạnh nhất từ trước tới nay
1/10/2008: Sau khi bàn bạc lại và sửa đổi một số nội dung, kế hoạch giải
cứu được thông qua và đưa vào áp dụng
Tháng 10/2008: Khủng hoảng tín dụng đã lan rộng ra toàn nước Mỹ Tính
cả năm 2009, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 2,4%
2 3.4 Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến nền kinh tế thế giới:
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 - 2008 xảy ra, hàng loạt công ty bảo
hiểm và ngân hàng bị phá sản, thâu tóm, sáp nhập; lợi nhuận của các tổ chức tài chính giảm sút, thị trường tài chính cũng rơi vào căng thẳng khi thanh khoản bị thắt chặt, các chỉ số chứng khoán giảm sút và giao dịch bị đóng băng Các ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giá của thị trường bất động sản, cùng với đó các quy định khắt khe và sự can thiệp từ phía Chính phủ nhằm mục đích kiểm soát các hệ thống ngân hàng
Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng không chỉ gói gọn trong thị trường Mỹ
mà nó còn mau chóng lan rộng sang các nước khác:
- Các nền kinh tế lớn của thế giới như Nga, Trung Quốc, EU, và Nhật Bản đều đang trở thành nạn nhân của “cơn địa chấn tài chính” Mỹ
- Nhu cầu về việc sử dụng dầu mỏ giảm làm cho giá dầu mỏ cũng giảm theo Sau khi đạt đỉnh vào tháng 7/2008 với giá 147.27 USD/thùng, giá xăng dầu
bắt đầu tuột dốc không phanh xuống còn 40 USD/thùng
Trang 20Hình 1: Biểu đồ giá dầu thế giới tính từ ngày 3/12/2007 đến ngày 15/12/2008 d ựa trên giá dầu kỳ hạn đóng cửa tại thị trường New York
(Ngu ồn: WTRG)
Tốc độ tăng trưởng GDP của toàn thế giới năm 2008 giảm xuống còn 2,8%, đến năm 2009 thì rơi xuống mức tăng trưởng âm (-0,6%) Theo thống kê của IMF, trong năm 2009 đã có 88 trong tổng số 233 nước có mức tăng trưởng âm Chỉ trong 2 năm 2008 và 2009, tổng giá trị GDP danh nghĩa toàn thế giới đã mất khoảng 12,7 nghìn tỷ USD
Từ sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu đã tăng từ 5,6% năm 2007 lên mức 6.3% năm 2009 Bên cạnh đó, số lượng việc làm cũng giảm sút khiến đời sống của người lao động rơi vào tình trạng khó khăn Hệ số tạo việc làm giảm từ 61,7% (năm 2007) xuống còn 61,2% (năm 2009) Số lao động có mức sống dưới 2 USD/ngày chiếm đến thì 39% lực lượng lao động toàn cầu
2 4 Cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn đại dịch COVID-19:
2.4.1 Khái quát chung:
Trang 21Dịch bệnh COVID-19 len lỏi vào mọi ngóc ngách của kinh tế, kéo giảm doanh thu, cắt chuỗi cung ứng và làm bốc hơi cả nghìn tỷ USD GDP toàn cầu
Trong báo cáo “Viễn cảnh toàn cầu”, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gọi điều đang xảy ra do tác động của dịch Covid-19 là “Đại phong tỏa” Cụm từ này đang nói đến một thực tế là nền kinh tế toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt từ sau Chiến tranh thế giới II và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái
1930 Như vậy, kinh tế thế giới trong tình hình dịch bệnh COVID-19 như thế nào?
2.4.2 Năm 2020:
Nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, bắt đầu từ việc nguồn cung gián đoạn, làm suy yếu nhu cầu dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp gặp khó khăn và doanh thu cạn kiệt nhanh hơn
Đại dịch COVID-19 tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi Trong đại dịch COVID-19, các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ là các quốc gia chịu tác động nặng nề Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại Chính vì vậy mà làm gián đoạn chuỗi cung ứng, các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng, từ đó làm tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng bị suy giảm nặng nề
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt khoảng 2,4% (so với mức tăng 6,1% năm 2019), của Mỹ -2,6% (so với mức tăng 2,3% năm 2019), của Nhật Bản -1,9% (so với mức tăng 0,7% năm 2019) còn khu vực đồng tiền chung Châu Âu thậm chí tăng trưởng -8,4% (so với mức tăng trưởng 1,2% năm 2019)
Do tác động của COVID-19, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm
2020 được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đánh giá sẽ thu hẹp “từ mức 1.540 tỷ USD năm 2019 xuống dưới 1.000 tỷ USD”
Vào ngày 4-8-2020, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo thương mại toàn cầu giảm 13% trong năm 2020 Cấu trúc sản xuất toàn cầu mang tính tập trung cao độ, một số trung tâm lớn trên thế giới cung ứng đầu vào, đóng vai
Trang 22trò quan trọng trong chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu Vì thế, cú sốc COVID-19 tác động đến các trung tâm sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu
Tác động của COVID-19 đến việc làm toàn cầu cũng rất mạnh mẽ Theo
Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), trong quý II năm 2020, tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14%, tương đương 400 triệu lao động toàn thời gian Mức giảm việc làm toàn cầu còn mạnh hơn so với dự báo trước đó của ILO Điều này diễn
ra khi nhiều nước thực hiện giãn cách xã hội để chống sự bùng phát đại dịch, khi sản xuất đi xuống, việc làm cũng suy giảm theo
Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về cơ hội phát triển khi tiềm năng của mạng internet được khai thác một cách đầy đủ hơn trong giai đoạn này
2.4.3 Năm 2021:
2.4.3.1 Tình hình kinh tế thế giới năm 2021:
Trong năm 2021, hoạt động kinh tế thế giới được mở rộng tại hầu hết các nước và khu vực (trừ Hoa Kỳ và Trung Quốc) Chỉ số PMI sản xuất toàn cầu tăng từ 53,6 điểm (tháng 1) lên 54,2 điểm (tháng 11), cho thấy sự hồi phục của các hoạt động kinh tế toàn cầu Tăng trưởng kinh tế thế giới đạt khoảng 5,9% trong năm 2021 (tăng so với mức -3,1% trong năm 2020), trong đó, các nước phát triển đạt 5,2% (tăng so với mức -4,5% năm 2020), các nước mới nổi và đang phát triển đạt 6,4% (tăng so với mức -2,1% năm 2020)
Lạm phát và giá cả hàng hóa tăng
Lạm phát thế giới có xu hướng tăng trong năm 2021 do sự hồi phục của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu Tại các nước phát triển, lạm phát có xu hướng tăng từ 0,7% (năm 2020) lên 2,8% (năm 2021); tại các nước mới nổi và đang phát triển cũng tăng lần lượt từ 5,1% (năm 2020) lên 5,4% (năm 2021) do giá hàng hóa tăng
Sự hồi phục của nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu cũng đẩy giá cả hàng hóa thế giới tăng Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ số giá hàng hóa có
Trang 23xu hướng tăng từ 137,2 điểm (tháng 1) lên 183,85 điểm (tháng 11), chủ yếu do chỉ số giá phân bón tăng 104,79%, chỉ số giá nhiên liệu tăng 70,99%
Thương mại thế giới
Trong năm 2021, nhờ tác động của các gói kích thích kinh tế và chiến lược tiêm chủng được triển khai rộng rãi, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng toàn cầu phục hồi, thương mại thế giới đã dần phục hồi, cán cân thương mại thặng dư tại hầu hết các nước (trừ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines), tuy nhiên vẫn phải đối diện với những rủi ro liên quan đến diễn biến phức tạp của đại dịch Cán cân thương mại của Hoa Kỳ thâm hụt 705,24 tỷ USD (trong 10 tháng đầu năm
2021), tăng 29,74% so với cùng kỳ năm 2020 Trong 11 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Trung Quốc thặng dư 581,71 tỷ USD, tăng 26,48% so với cùng
kỳ năm 2020; Nhật Bản thâm hụt 867,113 tỷ JPY, tăng 274%; Thái Lan thặng
dư 3,93 tỷ USD, giảm 83,9% Theo IMF (tháng 10/2021), tăng trưởng thương mại toàn cầu dự báo đạt 9,7% trong năm 2021
2.4.3.2 Xu hướng điều chỉnh chính sách trong bối cảnh đại dịch:
Trong năm 2021, các nước tiếp tục thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT) nhằm ứng phó với dịch Covid-19
Chính sách tiền tệ
Một số quốc gia và khu vực tiếp tục xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, tuy nhiên, một số khác lại có động thái chuẩn bị hoặc bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ Trong tháng 12/2021, Hoa Kỳ đã quyết định đẩy nhanh tiến độ cắt giảm chương trình mua tài sản khi Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã cắt giảm 15 tỷ USD trong chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 11 và tăng gấp đôi mức cắt giảm trong tháng 12 Sau khi kết thúc chương trình nới lỏng định lượng thì FED sẽ bắt đầu nâng lãi suất vào năm 2022
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PboC) ngày 24/6 đã bơm 30 tỷ CNY (4,6 tỷ USD) bằng hợp đồng repo đảo ngược kỳ hạn 7 ngày - đây là lần bơm thanh khoản đầu tiên kể từ tháng 3/2021 Đồng thời, PboC cũng nâng tỷ lệ
Trang 24dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của các ngân hàng có chi nhánh ở nước này từ 5% lên 7% Tuy nhiên, trong tháng 12/2021, Trung Quốc đã giảm lãi suất từ 3,85% xuống 3,8%.
Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ với hai trụ cột chính là tiếp tục
áp dụng lãi suất âm (-0,1%) và chương trình mua trái phiếu chính phủ không hạn chế nhằm từng bước thực hiện mục tiêu lạm phát 2% trong trung hạn
Châu Âu tiếp tục giữ nguyên lãi suất tái cấp vốn ở mức 0%, lãi suất cho vay cận biên 0,25% và lãi suất tiền gửi -0,5% Chương trình khẩn cấp mua trái phiếu trong đại dịch vẫn giữ nguyên 1.850 tỷ EUR và được duy trì đến hết tháng 3/2022
Tuy nhiên, một số quốc gia lại có động thái thắt chặt chính sách tiền tệ, như Cộng hòa Séc tăng lãi suất từ 0,25% lên 0,5% (tháng 6) và tiếp tục tăng lên 0,75% (tháng 8) Nga nâng lãi suất từ 7,5% lên 8,5% (tháng 12) Brazil nâng lãi suất từ 5,25% lên 6,25% (tháng 9), từ 6,25% lên 7,75% (tháng 10) và từ 7,75% lên 9,25% (tháng 12)
Chính sách tài khóa
Tại châu Âu, Đức thông báo cắt giảm thuế tiêu thụ năng lượng nhằm chia
sẻ gánh nặng với người tiêu dùng trong bối cảnh giá năng lượng đang tăng cao Theo đó, thuế tiêu thụ điện sẽ giảm xuống còn 3,723 xu EUR/1 kwh từ ngày 01/01/2022 Pháp trợ cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp (dưới 2 nghìn EUR) 100 EUR/tháng nhằm vượt qua tác động của việc tăng giá năng lượng
Hoa Kỳ thông qua dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1.800 tỷ USD nhằm tăng cường mạng lưới an toàn xã hội và chống biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, Tổng thống Biden đã ký ban hành luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD, trong đó có
550 tỷ USD tài trợ mới sẽ được đầu tư vào đường bộ, cầu và đường sắt của Hoa
Kỳ
Trung Quốc thực hiện chính sách hoãn thuế trong bối cảnh các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu thô và chi phí sản xuất tăng cao Ngoài ra, Trung Quốc đã phê duyệt 40 dự án đầu tư tài sản cố định, có tổng
Trang 25giá trị đầu tư 246,4 tỷ CNY (khoảng 38,1 tỷ USD), bao gồm các lĩnh vực bảo vệ nguồn nước và năng lượng
Nhật Bản quyết định sử dụng 500 tỷ JPY (tương đương 4,6 tỷ USD) trong quỹ dự phòng của tài khóa 2021 (bắt đầu từ ngày 01/4) để hỗ trợ các doanh nghiệp chịu thiệt hại do Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba do đại dịch Covid-19 Nhật Bản cũng đã thông qua dự thảo ngân sách bổ sung của năm tài khóa 2021 với tổng trị giá 36 nghìn tỷ JPY (khoảng 314 tỷ USD) để tài trợ một phần cho gói kích thích kinh tế nhằm vực dậy nền kinh tế sau đại dịch Covid-19
Trong bối cảnh đại dịch diễn biến phức tạp, Indonesia đã mở rộng đối tượng doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng và miễn thuế nhập khẩu Theo đó, số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế doanh nghiệp tăng từ 216 lên 481, ưu đãi thuế nhập khẩu tăng từ 132 lên 397 và ưu đãi thuế
giá trị gia tăng tăng từ 132 lên 229 Trong 5 năm tiếp theo, Indonesia hướng tới cải cách thuế giá trị gia tăng đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ, với mức thuế tăng từ 10% hiện nay lên 11% (từ ngày 01/4/2022) và 12% (từ ngày 01/01/2025) Trong khi đó, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được giữ nguyên ở mức 22%, thay vì cắt giảm xuống còn 20% trong năm 2022 theo kế hoạch trước
đó
2.4.4 Năm 2022:
Năm ngoái, nhiều chuyên gia kinh tế đã kỳ vọng 2022 sẽ là năm kinh tế phục hồi mạnh mẽ Các doanh nghiệp sẽ trở lại hoạt động sau dịch COVID-19 Người tiêu dùng sẽ thoải mái tiêu tiền tiết kiệm cho các khoản chi, du lịch, các hoạt động bị hoãn sau khoảng thời gian dài giãn cách Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, lạm phát đã tăng lên mức hai con số trong khi tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới ngừng trệ, gây nên "lạm phát đình trệ" (thuật ngữ mô tả sự kết hợp giữa giá cả tăng cao và tăng trưởng thấp) Cùng với cuộc xung đột ở Ukraine, tỷ
lệ lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ ở nhiều quốc gia,
trong khi dự báo tăng trưởng kinh tế đang xấu đi nhanh chóng
Trong hai năm vừa qua, Covid-19 đã làm chao đảo nền kinh tế thế giới, với những diễn biến rất khó lường Tất cả những dự đoán phục hồi gần như chỉ mang tính chất trấn an trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị tàn phá nghiêm
Trang 26trọng Với đà phục hồi mong manh như hiện nay cùng các nguy cơ tiềm ẩn, thế giới lại tiếp tục phải hy vọng và bước sang một năm mới trong phập phồng âu lo.
Như vậy, đại dịch COVID-19 là cú sốc y tế mạnh mẽ, tác động đến mọi mặt lên nền kinh tế thế giới: Tăng trưởng toàn cầu và của nhiều quốc gia, khu vực ở mức âm; đầu tư và thương mại toàn cầu suy giảm; người lao động mất việc làm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao; Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, thách thức được đặt ra trong đại dịch, cũng có những cơ hội xuất hiện, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội Quốc gia, khu vực nào biết tận dụng cơ hội, lợi dụng thời cơ, với những chính sách duy trì và phát triển sẽ có khả năng vươn lên mạnh mẽ sau đại dịch Và ngược lại, quốc gia nào không tận dụng tốt cơ hội
sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ “hậu COVID-19”
3 Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế đến với nền kinh tế Việt Nam
3.1 Sơ lược về tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn trước khủng hoảng
Trước khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, chính sách phát triển nền kinh
tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã khơi dậy động lực phát triển sản xuất Từ năm 1992 đến 1996, tốc độ tăng trưởng GDP được nâng lên và duy trì ở mức bình quân hàng năm gần 9% Động lực tăng trưởng trước tiên gắn liền với mức đầu tư và tăng trưởng công nghiệp cao, được hỗ trợ mạnh mẽ từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư phát triển từ tích lũy trong nước được nâng lên xấp xỉ 20% GDP Lạm phát được kiềm chế ở mức trên dưới 10%, riêng năm 1996 là 4,5% Mặc
dù bị thiên tai thường xuyên, nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, khoảng 5%; công nghiệp tăng 14%/năm, dịch vụ tăng 9,5%/năm Sau 5 năm, sản lượng của nhiều sản phẩm quan trọng như dầu thô, điện, thép cán, xi măng, cà phê, cao su, tăng gấp đôi Cơ cấu kinh tế từ năm 1992 đã bắt đầu có bước chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ Trên trường quốc tế, từ thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã thực sự hội nhập khu vực và quốc tế, trở thành thành viên chính thức của ASEAN và đang tích cực chuẩn bị gia nhập APEC, WTO Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên
150 nước gồm các cường quốc, các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới; là bạn hàng của trên 100 nước và vùng lãnh thổ Kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 1996
Trang 27đạt 18,4 tỷ USD Đến hết năm 1996, đã thu hút gần 28 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp và 8,5 tỷ USD viện trợ phát triển (ODA), chưa kể viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ Tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 1997 vẫn nối tiếp theo chiều hướng phát triển tích cực của các năm trước Tuy nhiên, nhìn tổng quan, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp Nhiều yếu tố của nền kinh tế thị trường, nhất là thị trường tài chính, tiền tệ mới ở trong giai đoạn bắt đầu hình thành, chưa đồng bộ Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa nhưng cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng còn yếu kém, công nghệ trong nhiều ngành sản xuất chưa được đổi mới, còn lạc hậu Sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu chững lại ở một số ngành và lĩnh vực Bên cạnh đó, nhập siêu lại tăng nhanh, vượt quá giới hạn an toàn
Trước khi đối mặt khủng hoảng tài chính thế giới 2007 - 2008, thị trường hàng hoá, dịch vụ Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc Thị trường tài chính bước đầu hình thành; thị trường chứng khoán và các dịch vụ tài chính phát triển khá nhanh với sự tham gia của ngày càng nhiều chủ thể thuộc các thành phần kinh tế Đến quý III năm 2007, nền kinh tế nước ta đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua (8,5%) Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực Ngành nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh nhưng vẫn vươn lên Công nghiệp và dịch vụ đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cao Các cân đối vĩ mô của nước ta ngày càng vững chắc hơn: an ninh lương thực được đảm bảo; giá trị đồng tiền cơ bản ổn định; bội chi ngân sách được kiểm soát ở dưới mức 5%; tăng giá tiêu dùng được kiềm chế ở mức dưới 2 con số/năm và thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Nỗ lực mở cửa nền kinh tế đã mang lại những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động ngoại thương với kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục tăng cao Tuy nhập khẩu luôn cao hơn xuất khẩu nhưng nhập siêu vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần,
cơ cấu hàng xuất khẩu, nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực Giai đoạn
2002 - 2007, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng tiếp tục gia tăng, mức huy động đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh Hàng năm, vốn đầu tư
xã hội tăng khoảng 19% Tổng vốn đầu tư được huy động và đưa vào nền kinh
tế trong 5 năm 2002 - 2006 đạt khoảng 1.425 nghìn tỷ đồng, bằng gần 39% GDP; riêng năm 2006, mức huy động hơn 40% GDP, trong đó, vốn ngân sách nhà nước khoảng 22% tổng đầu tư xã hội Vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh đã làm tăng năng lực sản xuất, cải thiện kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách
Trang 28Kinh tế vĩ mô nước ta trước khi đối mặt với đại dịch Covid-19 đầu 2020 đã đánh dấu 1 năm 2019 khởi sắc trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu đang chững lại Tăng trưởng GDP duy trì đà tăng trưởng cao 7.02%, thuộc nhóm hàng đầu khu vực Đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng là hai khu vực công nghiệp - xây dựng (50,4%), và khu vực dịch vụ (45%) Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 2.01%, đóng góp 4.6% vào mức tăng trưởng chung, dù phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như hạn hán, nắng nóng kéo dài, dịch tả lợn châu Phi bùng phát và sự thu hẹp của thị trường xuất khẩu Nhìn tổng quan giai đoạn
2016 - 2019, mặc dù môi trường kinh tế toàn cầu trở nên thách thức hơn, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững nhờ sức cầu mạnh trong nước và nền sản xuất định hướng xuất khẩu Nền kinh tế trong giai đoạn 2015 - 2019 không những đạt mức tăng trưởng cao, mà cơ cấu kinh tế còn tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa: giảm tỷ trọng trọng GDP của khu vực nông, lâm, thủy sản; tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ; tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 2,8%, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm giảm dần Trong năm 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt gần 517 tỷ USD (tăng 7.6% so 2018), lần đầu tiên vượt qua mốc 500 tỷ USD với giá trị xuất siêu lớn nhất từ trước đến nay 9.94 tỷ USD Tăng trưởng kinh tế còn được hỗ trợ tốt nhờ vào việc thu hút tốt nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Năm 2019, tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước đã đạt 46% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, mức tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có xu hướng tăng tích cực, ước đạt 1.856,6 nghìn tỷ đồng khoảng 33,8% GDP Nổi bật, cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước tăng đều qua các năm, giảm tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước Trong năm 2019, lạm phát bình quân tăng 2,79% (yoy) do điều chỉnh giá điện, giá nhiên liệu và thực phẩm bất ổn Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, dưới 3% Đây cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam kiểm soát lạm phát dưới 4% Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài, khả năng chống chịu trước những biến động của bên ngoài còn hạn chế, mọi biến động của thế giới cũng tác động đến nền kinh tế trong nước
3.2 Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế đến với nền kinh tế Việt Nam
3.2.1 Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997
Trang 29Việt Nam đang trên đà phát triển và mở cửa hội nhập thì xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 1997 khu vực Trong bối cảnh đó, đồng tiền Việt Nam chưa chuyển đổi được, chưa có thị trường chứng khoán nên đã không
bị cuốn hút vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng này và dần dần vượt qua Tuy nhiên, do đã bắt đầu mở cửa hội nhập nên nước ta cũng bị tác động tiêu cực về nhiều mặt
a Tăng trưởng kinh tế: Do tác động của cuộc khủng hoảng, tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam đang ở mức cao trong thời kỳ 1995-1997 (9,54% năm
1995, 9,34% năm 1996 và 8,15% năm 1997), tốc độ tăng GDP xuống nhanh
và sâu (năm 1998 còn 5,76%, năm 1999 còn 4,77%) và phải mấy năm sau tăng trưởng kinh tế mới phục hồi
b Lạm phát và tiền tệ: Nếu năm 1996 lạm phát ở mức 4,5%, năm 1997 ở mức
3,6%, thì năm 1998 lên mức 9,2% Do các đồng tiền Đông Nam Á bị phá giá với tỉ lệ lớn, nên đã tạo ra tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ ở nước ta
Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại luôn muốn vượt trần gây sức ép phá giá đồng tiền Việt Nam Tình trạng mua bán USD chuyển khoản theo tỷ giá vượt trần đã xảy ra Đồng thời, khủng hoảng đã làm cho lượng tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng chậm, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng nhanh
kể cả tiền gửi tiết kiệm của dân chúng Trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối nói chung cầu luôn luôn cao hơn cung, do đó
có lúc thị trường gần như đóng băng, doanh số mua bán ngoại tệ giảm mạnh Ngoại tệ có nguy cơ tăng giá bất ngờ đã làm tăng nhu cầu vay vốn bằng đồng Việt Nam để tránh rủi ro về tỷ giá và do vậy làm tăng lãi suất đồng Việt Nam Ngoại tệ tăng giá mạnh đã làm cho nhiều doanh nghiệp không mua được USD hoặc phải mua với giá cao chịu lỗ nặng Nếu giá USD năm 1995 giảm 0,6%, 1996 tăng 1,2%, thì năm 1997 tăng 14,2%, năm
1998 tăng 9,6%
c Đầu tư: Do ảnh hưởng của khủng hoảng nên vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) vào Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký, nếu năm 1995 đạt trên 6,9 tỷ USD, năm 1996 đạt gần 10,2 tỷ USD, thì năm 1997 còn gần 5,6 tỷ USD, năm 1998 còn gần 5,1 tỷ USD, năm 1999 còn gần 2,6 tỷ USD Năm 1997, FDI chỉ bằng 70% so với năm 1996 Đó là do 70% FDI vào Việt Nam hiện nay là từ các nền kinh tế Đông Nam Á, là những nước đang bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng Cho nên họ không muốn đầu tư vào nước ta vì nhu cầu khắc phục kinh tế của bản thân nước họ
Trang 30d Việc làm: Sự giảm sút của FDI cùng với nguy cơ phá sản đối với các công
ty của Việt Nam do khả năng xuất khẩu giảm hoặc do chi phí đầu vào tăng
vì lãi suất vay vốn tăng và do giá hàng nhập tăng đã tạo ra nguy cơ thất nghiệp tăng ở nước ta Chỉ tính trong 3 tháng cuối năm 1997, riêng các xí nghiệp liên doanh ở thành phố Hồ Chí Minh đã sa thải 4000 công nhân vì họ phải thu hẹp các hoạt động hoặc bị giải thể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Năm 1997, cả nước có 47 dự án với nước ngoài bị giải thể, tăng 162% so với năm 1996
e Cán cân thương mại: Riêng sáu tháng cuối năm 1997, lợi tức của Việt Nam
chỉ tính từ xuất khẩu của mặt hàng nông sản đã bị mất khoảng 500 triệu USD Tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu giảm Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 1996 ở mức 33,2%, năm 1997 ở mức 26,6%, đến năm 1998 chỉ còn 1,9% Nhập khẩu 1997 chỉ tăng 4% và 1998 giảm 0,8%, 1999 chỉ tăng 2,1% Theo các số liệu ước tính thì khoảng 70% kim ngạch mậu dịch của Việt Nam là với các nước Đông Nam Á và chủ yếu được thanh toán bằng USD hoặc vàng Nhưng khi đồng tiền ở Đông Nam Á bị phá giá mạnh sẽ tác động xấu tới các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với các nước Đông Á Ngoại trừ đồng đô la Singapore và đồng Yên Nhật mới bị mất giá trên dưới 20%, còn các đồng tiền khác trong khu vực đã bị phá giá từ 80% đến 250%
so với đồng USD Trong khi đó đồng tiền Việt Nam mới chỉ mất giá chút ít, khoảng trên 10% so với đồng USD Điều đó sẽ làm cho hàng nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á vào Việt Nam với mức rẻ gần như tương ứng với mức phá giá của đồng tiền các nước Do đó hàng nhập từ Đông Nam Á sẽ lấn át hàng nội ngay tại thị trường Việt Nam Chính điều này đã khuyến khích các nhà xuất khẩu của Đông Nam Á tăng lượng hàng bán sang Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam nhập hàng từ Đông Nam Á do giá rẻ hơn bằng cả hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch Đồng thời, do các đồng tiền Đông Nam Á bị phá giá ở mức cao, đã tạo sức ép đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đông Á phải giảm giá, nếu không họ sẽ không nhập hàng của ta
3.2.2 Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 - 2008
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007 - 2008 xảy ra trong điều kiện Việt Nam vừa mới gia nhập WTO từ đầu năm 2007 Quá trình hội nhập đã làm cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng gắn kết hơn với nền kinh tế thế giới, mặc
dù trong giai đoạn khủng hoảng hệ thống tài chính vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều
Trang 31nhưng lạm phát, xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư,… đã bị tác động tương đối
rõ
a Tăng trưởng kinh tế: Ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính
toàn cầu đã khiến tình hình sản xuất kinh doanh trong nước gặp khó khăn, sụt giảm Năm 2008, một số ngành kinh tế phải giảm sản lượng, như khai thác than (giảm 8,5%), dệt may (giảm 5%), thép tròn (giảm hơn 40%) Dưới tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đạt mức tăng trưởng vừa phải, dù có sự chững lại và giảm so với ngay sau khi gia nhập WTO: năm 2008 giảm xuống còn 6,23%, năm 2009 còn 5,32%
b Lạm phát và tiền tệ: Sau khi khủng hoảng tài chính ở Mỹ lan ra toàn cầu,
tốc độ tăng giá tiêu dùng tăng cao trong tháng 12 năm 2007 (12,63%) Từ đầu năm 2008, lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng bắt đầu bùng lên Con
số này đạt mức đỉnh 28,3% trong tháng 8/2008 và thậm chí đạt mức 16,5% rất lớn sau khi loại bỏ giá lương thực và thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong
rổ CPI (khoảng 43%) Giá tiêu dùng bình quân năm 2008 tăng 22,97% so với năm 2007 Nhóm hàng có chỉ số CPI tháng 12 năm 2008 tăng cao là: giá dịch vụ tăng 31,86%, giá lương thực tăng 43,25%, thực phẩm tăng 26,53% Giá các nhóm hàng khác tăng khoảng 10% và giảm nhẹ trong ba tháng cuối năm 2008 do sức mua xã hội giảm Tính thanh khoản của một số ngân hàng gặp khó khăn Nếu giá USD năm 2007 giảm nhẹ, thì năm 2008 tăng 6,31%
và năm 2009 đã tăng 10,7% Đứng trước tình hình trên, mục tiêu ưu tiên của Chính phủ đã sớm chuyển từ tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát