1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích tác động của môi trường kinh tế văn hóa đến hoạt động kinh doanhquốc tế của ajinomoto

62 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 8,76 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
  • CHƯƠNG I: SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT (6)
    • I. Khái niệm và đặc điểm môi trường kinh doanh quốc tế (6)
      • 1. Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế (6)
      • 2. Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế (9)
      • 3. Sự cần thiết của việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế (10)
    • II. Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế (11)
      • 1. Môi trường chính trị (12)
        • 1.1 Khái niệm (12)
        • 1.2 Chế độ chính trị (12)
        • 1.3 Tác động của môi trường chính trị tới kinh doanh quốc tế (12)
      • 2. Môi trường pháp luật (13)
        • 2.1 Hệ thống pháp luật trên thế giới (13)
        • 2.2 Các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh quốc tế (14)
        • 2.3 Tác động của môi trường pháp luật đến kinh doanh quốc tế (15)
      • 3. Môi trường kinh tế (15)
        • 3.1 Hệ thống nền kinh tế trên thế giới (15)
        • 3.2 Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế (16)
        • 3.3 Tác động của môi trường kinh tế đến kinh doanh quốc tế (17)
      • 4. Môi trường văn hóa (17)
        • 4.1 Khái niệm về văn hóa (17)
        • 4.2 Các yếu tố trong môi trường văn hóa (18)
        • 4.3 Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế (19)
  • CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP (19)
    • I. Giới thiệu về doanh nghiệp Ajinomoto (19)
      • 1. Sự hình thành và phát triển (19)
      • 2. Mô hình triết lý của Ajinomoto Việt Nam (20)
      • 3. Các sản phẩm của doanh nghiệp (20)
      • 4. Sáng kiến có giá trị (ASV) của Ajinomoto Việt Nam (21)
        • 4.1 Sáng kiến giúp giảm tác động đến môi trường (21)
        • 4.2 Sáng kiến đóng góp cho nông nghiệp (21)
        • 4.3 Sáng kiến đóng góp cải thiện dinh dưỡng & sức khỏe (22)
        • 4.4 Hoạt động đóng góp xã hội khác (22)
      • 5. Đường lối tập đoàn Ajinomoto Việt Nam (22)
    • II. Môi trường KDQT của doanh nghiệp (24)
      • 1. Môi trường vĩ mô (24)
        • 1.1 Môi trường kinh tế (24)
        • 1.2 Môi trường văn hóa - xã hội (26)
        • 1.3 Môi trường chính trị - pháp luật (28)
        • 1.4 Môi trường tự nhiên (29)
        • 1.5 Môi trường kỹ thuật - công nghệ (31)
      • 2. Môi trường vi mô (34)
        • 2.1 Sức ép cạnh tranh (34)
        • 2.2 Nguồn cung ứng đầu vào (38)
        • 2.3 Các sản phẩm thay thế (39)
        • 2.4 Khách hàng (40)
      • 3. Môi trường nội bộ (42)
        • 3.1 Thực trạng nguồn tài chính giai đoạn 2020 - 2023 (42)
        • 3.2 Thực trạng nguồn nhân sự (44)
        • 3.3 Uy tín, thương hiệu (46)
  • CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP AJINOMOTO (49)
    • 1. Ưu điểm (49)
      • 1.1 Môi trường vĩ mô (49)
        • 1.1.1 Yếu tố chính trị (49)
        • 1.1.2 Yếu tố kinh tế (50)
        • 1.1.3 Môi trường xã hội (50)
        • 1.1.4 Yếu tố công nghệ (52)
        • 1.1.5 Yếu tố tự nhiên (52)
      • 1.2 Môi trường vi mô (53)
        • 1.2.1 Sức ép cạnh tranh (53)
        • 1.2.2 Nguồn cung ứng đầu vào (53)
        • 1.2.3 Các sản phẩm thay thế (54)
        • 1.2.4 Khách hàng (54)
      • 1.3 Môi trường nội bộ (55)
        • 1.3.1 Nguồn tài chính (55)
        • 1.3.2 Nguồn nhân sự (55)
        • 1.3.3 Uy tín, thương hiệu (56)
    • 2. Nhược điểm (56)
      • 2.1 Môi trường vĩ mô (56)
        • 2.1.1 Môi trường kinh tế (56)
        • 2.1.2 Quy định và chính sách chính trị (57)
      • 2.2 Môi trường vi mô (57)
        • 2.2.1 Sức ép cạnh tranh (57)
        • 2.2.2 Sức ép từ sản phẩm thay thế (57)
      • 2.3 Môi trường nội bộ (58)
        • 2.3.1 Khả năng phát triển sản phẩm mới (58)
        • 2.3.2 Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp (58)
  • Tài liệu tham khảo (60)

Nội dung

Việc hiểu biết rõ ràng về môi trường kinhtế, văn hóa trong kinh doanh quốc tế trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh có thể giảmbớt các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải, đồng thời c

Tính cấp thiết của đề tài

Trong thế kỷ 21, giao thương quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thế giới Đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở bất cứ lĩnh vực nào, ở bất cứ đâu, trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, việc thực hiện quốc tế hóa không còn là một lựa chọn mà là tất yếu Sự ra đời của các tập đoàn đa quốc gia đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nước tiến lên một nền sản xuất cao hơn, đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc Không có bất kỳ một công thức cụ thể nào cho sự thành công của các tập đoàn đa quốc gia, một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình Trong những yếu tố đó, môi trường kinh tế và văn hóa là vấn đề đáng quan tâm, cho dù doanh nghiệp đó kinh doanh ở đâu cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nền kinh tế và văn hóa của quốc gia đó Vì vậy, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ thuộc một phần lớn vào việc doanh nghiệp có am hiểu về môi trường kinh tế và nền văn hóa của nước sở tại hay không Việc hiểu biết rõ ràng về môi trường kinh tế, văn hóa trong kinh doanh quốc tế trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải, đồng thời cũng có thể coi đó là chiếc chìa khóa giúp doanh nghiệp xâm nhập thành công vào các thị trường trên thế giới.

Nhận thấy tầm quan trọng ấy, nhóm 3 đã thực hiện đề tài: “Phân tích tác động của môi trường kinh tế - văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế của Ajinomoto” Việc tìm hiểu đề tài sẽ giúp chúng ta hiểu cụ thể hơn về tác động của yếu tố kinh tế - văn hóa đến từ các quốc gia khác nhau ảnh hưởng như thể nào đến hoạt động kinh doanh quốc tế của một tập đoàn đa quốc gia nói chung và Ajinomoto nói riêng Đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những ưu nhược điểm và đề xuất các giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển hơn trong quá trình hội nhập và khẳng định vị thế của mình.

SƠ LƯỢC LÝ THUYẾT

Khái niệm và đặc điểm môi trường kinh doanh quốc tế

1 Khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế

Môi trường kinh doanh quốc tế là một khái niệm trong bộ môn Kinh doanh quốc tế, bao gồm tất cả các yếu tố và điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức và doanh nghiệp trên các thị trường quốc tế Kinh doanh quốc tế khác rất nhiều so với hoạt động kinh doanh nội địa bởi vì một công ty hoạt động vượt ra khỏi biên giới quốc gia phải đối mặt với các yếu tố 3 thuộc cả ba môi trường - môi trường quốc gia, môi trường nước ngoài, và môi trường quốc tế Tuy nhiên, một công ty dù chỉ hoạt động trong phạm vi biên giới một quốc gia cũng cần phải đặc biệt chú ý không chỉ môi trường kinh doanh quốc gia mà còn phải chú ý tới hai môi trường kinh doanh còn lại Hiểu và phân tích môi trường kinh doanh quốc tế là cực kỳ quan trọng để các doanh nghiệp có thể điều chỉnh và thích ứng với các yếu tố này để đạt được lợi thế cạnh tranh và thành công trong môi trường kinh doanh quốc tế đa dạng và phức tạp. Không một công ty nào có thế hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh nước ngoài hoặc môi trường kinh doanh quốc tế; bởi vì, với xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì các công ty nội địa luôn phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài hay sản phẩm của các công ty nước ngoài có cơ sở kinh doanh tại quốc gia họ Để hình thành khái niệm về môi trường kinh doanh quốc tế, cần tìm hiểu các yếu tố của môi trường kinh doanh và hoạt động của chúng trong cả ba môi trường trên Bên cạnh đó môi trường kinh doanh quốc tế bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, pháp lý, công nghệ, cạnh tranh và đối thủ cạnh tranh, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp khi hoạt động trên thị trường quốc tế

Các yếu tố cấu thành trong môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là sự tổng hợp các yếu tố có liên quan và tác động tới sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Các yếu tố đó được phân chia thành các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài Thêm vào đó, các nhà quản lý không thể kiểm soát trực tiếp các yếu tố đó, dù họ có nhiều cố gắng trong việc tác động tới chúng như: vận động hành lang đối với việc thay đổi các điều luật, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm mới tung ra thị trường nhằm thay đổi thái độ của người tiêu dùng

Yếu tố bên ngoài thường được gọi là yếu tố không kiểm soát được (uncontrollable forces),gồm có các yếu tố sau:

Document continues below kinh doanh quốc tế

Bài thảo luận cuối học phần tiếng Phá… kinh doanh quốc tế None

5 chiến lược kinh doanh quốc tế của… kinh doanh quốc tế None

Nhom 8 BANG DANH GIA Thanh VIEN kinh doanh quốc tế None

Chính sách xuất khẩu hạt điều kinh doanh quốc tế None

Sach btap - Bài tập kinh doanh

 Cạnh tranh: dựa vào vị trí và hoạt động mà có rất nhiều kiểu cạnh tranh và nhiều đối thủ cạnh tranh

 Phân phối: các công ty trong nước và quốc tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng phân phối hàng hóa và dịch vụ

 Kinh tế: các biến số kinh tế như GNP, chi phí lao động theo đơn vị, mức chi tiêu cá nhân, ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của mỗi doanh nghiệp

 Kinh tế xã hội: đặc điểm và sự phân bố dân cư.

 Luật pháp: mỗi doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh với rất nhiều bộ luật quốc gia và quốc tế

 Địa lý: các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, và tài nguyên thiên nhiên

 Chính trị: các yếu tố thuộc môi trường chính trị quốc gia như chủ nghĩa dân tộc, chế độ chính trị, và các tổ chức quốc tế

 Văn hóa xã hội: các yếu tố văn hóa như thái độ, niềm tin, và quan điểm là các yếu tố quan trọng đối với các nhà kinh doanh quốc tế

 Công nghệ: trình độ kỹ thuật và các thiết bị tác động tới quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm

Ngoài các yếu tố trên, các nhà quản lý còn phải đối mặt với các yếu tố bên trong như đầu vào sản xuất (vốn, nguyên liệu, và con người) và các hoạt động của tổ chức (nhân sự, tài chính, sản xuất và marketing) Những yếu tố này được gọi là các yếu tố có thể kiểm soát được (controllable forces), các nhà kinh doanh cần phải quản lý điều hành một cách có trật tự các yếu tố này để có thể thích ứng được những thay đổi của các yếu tố trong môi trường không kiểm soát được Ví dụ sự thay đổi chính trị - thị trường chung ASEAN được hình thành, ảnh hưởng tới toàn bộ các yếu tố có thể kiểm soát được của các công ty quốc tế đang hoạt động liên quan tới các quốc gia nằm trong khối ASEAN Các công ty phải xem xét lại các hoạt động kinh doanh của mình và có những điều chỉnh cho phù hợp với luật mới khi thị trường chung chính thức đi vào hoạt động Ví dụ, một số công ty của Mỹ hay Nhật Bản có chi nhánh công ty đặt tại Singapore, một nơi có chi phí lao động rất cao, có thể xem xét lại việc chuyển chi nhánh tới quốc gia khác có chi phí lao động rẻ hơn nhiều như Philippin, Việt Nam khi mà rào cản thương mại giữa các quốc gia này được xóa bỏ

Vậy, môi trường kinh doanh quốc tế là sự tác động qua lại giữa các yếu tố thuộc môi trường quốc gia về môi trường nước ngoài; và giữa các yếu tố môi trường nước ngoài của hai quốc gia khi một công ty tại quốc gia này hoạt động kinh doanh với khách hàng ở quốc gia khác Khái niệm này cũng phù hợp với khái niệm kinh doanh quốc tế là hoạt động kinh doanh vượt ra khỏi biên giới một quốc gia [Donald A.Bai VendeSI H.McCuLloch (2004), International Business: The challenge of Global competition, NXB McGraw-Hill] Ví dụ, nhân sự tại trụ sở chính của

Mục tiêu BMW - description kinh doanh quốc tế None

1 một công ty đa quốc gia được xem là làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế nếu công việc của họ có liên quan tới quốc gia khác; trong khi đó nhân sự tại các chi nhánh nước ngoài sẽ không làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế nếu họ không hoạt động kinh doanh quốc tế xuất khẩu, hoặc quản lý công ty con khác Ví dụ, các nhà quản lý bán hàng thuốc tập đoàn GM Motor sẽ không làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế nếu họ chỉ bán oto tại thị trường Hàn Quốc Nếu công ty này xuất khẩu ôtô sang Việt Nam, thì các nhà quản lý bán hàng chịu tác động của cả hai yếu tố môi trường kinh doanh trong nước là Hàn Quốc và môi trường kinh doanh nước ngoài là Việt Nam, nghĩa là các nhà quản lý đã làm việc trong môi trường kinh doanh quốc tế Các tổ chức quốc tế cũng ảnh hưởng tới kinh tế kinh doanh quốc tế, và trở thành một phần của môi trường kinh doanh quốc tế Các tổ chức quốc tế bao gồm: tổ chức thế giới (WTO, WB ), các tổ chức kinh tế khu vực (AFTA, EU ), tổ chức gồm các quốc gia ký kết hiệp định công nghiệp (OPEC).

2 Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế gồm có:

 Đa dạng văn hóa và ngôn ngữ: Môi trường kinh doanh quốc tế thường chứa đựng nhiều văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, điều này có thể ảnh hưởng đến phong cách làm việc, giao tiếp và tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp quốc tế Ví dụ: Một công ty Mỹ muốn mở rộng thị trường tại Trung Quốc sẽ cần nắm bắt và thích nghi với văn hóa và ngôn ngữ địa phương để tạo sự tin tưởng và thành công trong việc tiếp cận khách hàng Trung Quốc

 Sự khác biệt về quyền sở hữu: Môi trường kinh doanh quốc tế có thể có sự khác biệt trong quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ Ví dụ: Một công ty công nghệ quốc tế muốn tham gia vào thị trường Trung Quốc cần đảm bảo rằng các sản phẩm và công nghệ của họ được bảo vệ bản quyền và không bị vi phạm hoặc sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh

 Sự biến động chính trị và pháp lý: Môi trường kinh doanh quốc tế thường có những biến động chính trị và pháp lý địa phương, như thiếu ổn định chính trị, thay đổi quy định thuế hay hạn chế về nhập khẩu - xuất khẩu Ví dụ: Khi các quy định về nhập khẩu - xuất khẩu thay đổi, một công ty sản xuất điện thoại họ cần phải điều chỉnh quy trình sản xuất và cung ứng để tuân thủ các quy định mới và tránh phạt vi phạm

 Cạnh tranh toàn cầu: Môi trường kinh doanh quốc tế mang tính cạnh tranh mạnh mẽ, doanh nghiệp cần thiết kế và triển khai các chiến lược cạnh tranh một cách sáng tạo để nắm bắt được thị trường và khách hàng Ví dụ: Một công ty sản xuất ô tô Nhật Bản cần phải cạnh tranh với các công ty ô tô Hàn Quốc và Đức trong việc giành thị phần và tạo ra các dòng sản phẩm mới để thu hút khách hàng

 Quy định và luật pháp phức tạp: Mỗi quốc gia có hệ thống pháp lý riêng và quy định kinh doanh khác nhau Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và luật pháp địa phương khi hoạt động ở quốc gia ngoài để tránh các vấn đề pháp lý Ví dụ, các công ty nước ngoài phải tuân thủ luật lao động địa phương khi tuyển dụng và quản lý nhân viên.

Kinh doanh quốc tế là hoạt động được thực hiện bởi các chủ thể có trụ sở kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau Kinh doanh quốc tế khác biệt so với kinh doanh nội địa môi trường thay đổi khi một doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Thông thường, một doanh nghiệp hiểu rất rõ về môi trường trong nước nhưng lại kém hiểu biết về môi trường ở các nước khác và do vậy doanh nghiệp phải đầu tư thời gian và nguồn lực để hiểu về môi trường kinh doanh mới Môi trường kinh doanh quốc tế là môi trường kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau Môi trường này có nhiều đặc điểm khác biệt so với môi trường trong nước của doanh nghiệp, có ảnh hưởng quan trọng tới các quyết định của doanh nghiệp về sử dụng nguồn lực và năng lực Vì các doanh nghiệp không có khả năng kiểm soát được môi trường bên ngoài nên sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào việc các doanh nghiệp thích ứng như thế nào với môi trường này Năng lực của một doanh nghiệp trong việc thiết kế và điều chỉnh nội lực để khai thác được các cơ hội của môi trường bên ngoài và khả năng kiểm soát các thách thức đặt ra của môi trường sẽ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh quốc tế không chỉ bao gồm những yếu tố bên trong liên quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, những yếu tố bên ngoài là luật pháp, bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, nhân khẩu học, văn hóa ở các quốc gia khác nhau mà còn bao gồm những yếu tố khác như sự liên kết và hợp tác giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới, các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia và khu vực, các quy định của các tổ chức quốc tế như WTO, UN,…

Tóm lại, môi trường kinh doanh quốc tế có nhiều đặc điểm đa dạng về văn hóa, quyền sở hữu, chính trị và cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm việc thông minh và linh hoạt để thành công trong môi trường này.

3 Sự cần thiết của việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế

Mỗi quốc gia tồn tại một môi trường kinh doanh nhất định và môi trường kinh doanh luôn khác nhau từ nước này qua nước khác, việc tìm hiểu môi trường bên ngoài giúp cho các doanh nghiệp lựa chọn được các quốc gia, thị trường để tiến hành các hoạt động kinh doanh, các loại hình kinh doanh phù hợp.

Những yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc tế

Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ 1 chỉnh thể bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp)

Hệ thống chính trị của 1 quốc gia sẽ định hình các hệ thống kinh tế và pháp luật

Hệ thống chính trị trên thế giới được hình thành từ các tổ chức khác nhau và cấu trúc của hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức sau: Đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội chính thống

 Là chế độ chính trị mà nhà nước nắm quyền điều tiết hầu hết mọi khía cạnh của xã hội

 Quyền lực được duy trì bằng cảnh sát ngầm, thông tin truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng do nhà nước kiểm soát

 Một số nước được coi là dân chủ chuyên chế: Đức (1933 - 1945), Tây Ban Nha (1939 -

1975), Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông

 Chế độ xã hội chủ nghĩa:

 Dựa trên tư tưởng tập thể trong đó cho rằng tổng phúc lợi của tập thể có ý nghĩa hơn phúc lợi của từng cá nhân

 Vốn và sự giàu có cần được sử dụng trước hết như một phương tiện để sản xuất, chứ không phải như một phần lợi nhuận

 Chế độ dân chủ (chế độ chính trị của hầu hết các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới):

 Quyền sở hữu tư nhân: chỉ khả năng sở hữu tài sản và làm giàu bằng tích lũy tư nhân.

Cá nhân và các doanh nghiệp có quyền sở hữu, sử dụng, mua hoặc bán và ủy nhiệm chúng cho bất kỳ ai họ muốn

 Quyền lực có giới hạn của chính phủ: chính phủ chỉ thực hiện một số chức năng thiết yếu cơ bản phục vụ cho lợi ích chung của nhân dân (bảo vệ quốc phòng, duy trì luật pháp và trật tự xã hội, quan hệ ngoại giao, ) Sự kiểm soát và can thiệp của chính phủ đối với các hoạt động kinh tế của nhân dân và các doanh nghiệp được giảm thiểu

1.3 Tác động của môi trường chính trị tới kinh doanh quốc tế

Môi trường chính trị ổn định thúc đẩy tốt các hoạt động kinh doanh quốc tế, các thể chế bình ổn và không có xung đột tạo điều kiện hài hòa hóa chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho việc kinh doanh quốc tế

Môi trường chính trị không ổn định, không lành mạnh sẽ dẫn đến các rủi ro và tác động bất lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Các doanh nghiệp có xu hướng không chọn các quốc gia này

Hệ thống pháp lý của quốc gia là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và các quy trình giúp thi hành các điều luật qua đó xử lý các tranh chấp. Ở mỗi quốc gia, hệ thống pháp luật bao gồm những văn bản luật và những văn bản dưới luật tạo nên một khung pháp lý cho phép hoặc hạn chế các mối quan hệ cụ thể giữa con người và các tổ chức, đưa ra hình phạt cho những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật

Nắm chắc hệ thống pháp luật của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn quốc gia, khu vực kinh doanh, hình thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro

2.1 Hệ thống pháp luật trên thế giới:

 Luật Thông lệ (Thông luật):

 Luật Thông lệ được bắt nguồn từ các quyết định của tòa án nên nguồn của thông lệ là các án lệ chứ không phải từ các văn bản pháp luật do cơ quan luật pháp ban hành

 Được sử dụng rộng rãi tại Anh, Mỹ, Canada,

 Hạn chế cơ bản của hệ thống thông luật là tính cứng nhắc, kém linh hoạt, thiếu độ chính xác và rõ ràng cho các trường hợp gần tương tự

 Theo các nhà sử học, khởi nguồn của hệ thống luật thành văn là Luật 12 bảng của Cộng hòa La Mã được ban hành vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên

 Hệ thống công luật phân biệt giữa Công pháp (luật hiến pháp, luật hành chính, ) và Tư pháp (luật gia đình, luật sở hữu, )

 Được sử dụng dựa trên các quy định đã được ghi trong văn bản pháp luật

 Hệ thống luật Islam giáo (Luật Hồi giáo - Luật Thần quyền):

 Luật Thần quyền là một hệ thống pháp lý bị ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo, nguyên tắc đạo lý, và các giá trị đạo đức được xem như là một hiện thân tối cao

 Hầu hết các nước Hồi giáo hiện nay đang duy trì hệ thống kép (tôn giáo và tòa án hiến pháp cùng tồn tại)

 Luật Hồi giáo điều chỉnh các mối quan hệ giữa con người, giữa người dân với nhà nước, giữa con người và đấng tối cao

2.2 Các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh quốc tế:

Luật quốc tế được hiểu là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.

Hiện nay cá hệ thống luật pháp quốc tế như điều ước quốc tế, tập quán quốc tế… ngày càng đóng vai trò quan trọng và chi phối các thỏa thuận, ràng buộc giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh quốc tế.

 Pháp luật quốc tế về hợp đồng thương mại:

 Một hợp đồng là một tài liệu quy định rõ những điều kiện để sự trao đổi diễn ra được và quyền lợi cũng như nghĩa vụ cụ thể cho các bên liên quan.

 Để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế, nhiều quốc gia đã thông qua các pháp luật chung để cùng áp dụng quy tắc về hợp đồng thương mại đảm bảo sự thống nhất.

 Pháp luật về tiêu chuẩn hóa quốc tế:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA DOANH NGHIỆP

Giới thiệu về doanh nghiệp Ajinomoto

1 Sự hình thành và phát triển Được thành lập từ năm 1991, Công ty Ajinomoto Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc Tập đoàn Ajinomoto, Nhật Bản với giá trị đầu tư ban đầu hơn 8 triệu đô la Mỹ Từ khi thành lập đến nay, công ty đã không ngừng mở rộng và nâng công suất sản xuất các sản phẩm với tổng chi phí xây dựng, hoạt động và phát triển thị trường lên đến 70 triệu đô la MỹHiện Công ty Ajinomoto Việt Nam có hai trụ sở văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh và HàNội, hai nhà máy sản xuất bao gồm Nhà máy Ajinomoto Biên Hòa hoạt động từ năm 1991 vàNhà máy Ajinomoto Long Thành hoạt động từ năm 2008 Ngoài ra công ty có 3 trung tâm phân phối lớn tại các tỉnh Long Thành, Hải Dương, Đà Nẵng cùng 60 chi nhánh kinh doanh và gần 290 đội bán hàng trên toàn quốc Tổng số nhân viên làm việc tại Công Ty Ajinomoto ViệtNam lên đến hơn 2.300 người.

2 Mô hình triết lý của Ajinomoto Việt Nam

Ajinomoto Việt Nam xác lập Mô hình triết lý trong đó nhấn mạnh Mục đích tồn tại của chúng tôi là “Góp phần mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho người dân và xã hội Việt Nam thông qua việc cung cấp những sản phẩm chất lượng và sáng kiến có giá trị”.

3 Các sản phẩm của doanh nghiệp

Từ sản phẩm đầu tiên là Bột ngọt AJI-NO-MOTO®, trải qua hơn 30 năm, Ajinomoto Việt Nam đã luôn nỗ lực không ngừng trong việc nghiên cứu và phát triển để mang đến nhiều chủng loại sản phẩm gia vị, thực phẩm, đồ uống và thực phẩm dinh dưỡng với chất lượng tốt, an toàn, phù hợp với khẩu vị và nhu cầu của người Việt Ngoài ra, Công ty cũng cung cấp những sản phẩm hỗ trợ dinh dưỡng & sức khỏe tâm lý của người tiêu dùng trong xã hội hiện đại, bận rộn ngày nay, giúp gia tăng những lợi ích về mặt tinh thần như mang lại cảm giác sảng khoái, thoải mái và thư giãn, đóng góp cho sức khỏe và hạnh phúc nói chung của người tiêu dùng, chẳng hạn như sản phẩm Blendy hay Vtox.

Hiện tại, Ajinomoto Việt Nam đang có hơn 35 chủng loại sản phẩm thực phẩm được giới thiệu rộng rãi trên toàn quốc với các thương hiệu được nhiều người tiêu dùng tin yêu như Bột ngọtAJI-NO-MOTO, Hạt nêm Aji-ngon, Gia vị nêm sẵn Aji-Quick, Xốt Mayonnaise Aji-mayo,Nước tương “Phú Sĩ”, Giấm gạo lên men Ajinomoto, Bột bánh rán pha sẵn, Thức uống hòa tanBlendy, Cà phê lon Birdy, Thức uống amino VITAL, Bột gia vị bổ sung vi chất “măm măm” v.v.v.v.

4 Sáng kiến có giá trị (ASV) của Ajinomoto Việt Nam

Kể từ khi thành lập, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã luôn nỗ lực đẩy mạnh các sáng kiến nhằm giải quyết các vấn đề xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của mình Các sáng kiến giá trị được thể hiện đồng nhất trong nhiều hoạt động mà Ajinomoto Việt Nam đã và đang triển khai nhằm kiến tạo cuộc sống tốt đẹp nhất cho người dân tại Việt Nam bao gồm các sáng kiến giúp giảm tác động đến môi trường, đóng góp cho nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng & sức khỏe.

4.1 Sáng kiến giúp giảm tác động đến môi trường

Giảm phát thải khí nhà kính:

 Giảm thiểu khí thải CO2 thông qua vận hành Lò hơi sinh học sử dụng nhiên liệu sinh học (củi trấu) thay cho nhiên liệu dầu/khí đốt.

 Tối đa hóa mảng xanh nhà máy, sử dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió làm nguồn năng lượng thay thế

 Giảm tiêu thụ nhựa trong các nhà máy

 Chuyển đổi vật liệu đóng gói sản phẩm sang bao bì có thể tái chế

Giảm thất thoát và lãng phí thực phẩm:

 Tái sử dụng hoặc tái chế các sản phẩm/nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất để giảm thiểu thải ra môi trường

 Đa dạng hóa thực đơn tại căn tin để tăng sự hài lòng của nhân viên nhằm giảm thức ăn thừa và lãng phí.

Bảo tồn nguồn nước & xử lý nước thải:

 Bảo tồn nguồn nước thông qua việc vận hành hệ thống tháp giải nhiệt và giảm thiểu tiêu thụ nước không cần thiết trong sản xuất

 Vận hành hệ thống xử lý nước thải hiện đại với chất lượng nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Tập đoàn Ajinomoto

4.2 Sáng kiến đóng góp cho nông nghiệp Áp dụng mô hình “Chu trình sinh học” trong sản xuất bột ngọt để cung cấp các sản phẩm đồng hành như phân bón sinh học, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hỗ trợ nâng cao năng suất cho cây trồng & vật nuôi.

Cung cấp kiến thức và kĩ thuật hữu ích cho người nông dân giúp nâng cao năng suất mùa màng và phát triển nông nghiệp.

4.3 Sáng kiến đóng góp cải thiện dinh dưỡng & sức khỏe

 Hỗ trợ cải thiện dinh dưỡng cho người Việt thông qua các dự án phối hợp với các cơ quan ban ngành như:

 Dự án Bữa ăn Học đường nhằm cung cấp thực đơn chuẩn cân bằng về dinh dưỡng, giáo dục Học sinh về kiến thức dinh dưỡng và xây dựng mô hình chuẩn Bếp ăn bán trú hướng tới việc cải thiện sức khỏe và tầm vóc cho thế hệ tương lai thông qua dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý.

 Chương trình “Dinh dưỡng Bà mẹ và trẻ em” nhằm cung cấp thực đơn cân bằng dinh dưỡng, công cụ theo dõi sức khỏe, kiểm tra và tư vấn chế độ ăn dinh dưỡng thông qua Phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng dành cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

 Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam hỗ trợ thiết lập các chương trình đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng tại các trường đại học y lớn trên toàn quốc, với mục đích đào tạo các chuyên gia dinh dưỡng làm việc trong các cơ quan, tổ chức y tế, sức khỏe; xây dựng hệ thống dinh dưỡng nhằm đưa ra những giải pháp có tính lâu dài để phát triển dinh dưỡng và sức khỏe cho người Việt.

 Hỗ trợ cung cấp thông tin kiến thức về ẩm thực, dinh dưỡng, sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua chương trình truyền hình Món Ngon Mỗi Ngày, các lớp học nấu ăn, các chương trình tham quan, hội nghị hội thảo…trên toàn quốc.

4.4 Hoạt động đóng góp xã hội khác

Bên cạnh các hoạt động chủ lực ASV đóng góp tạo lập những giá trị chung cùng Việt Nam, hơn 30 năm qua, Công ty Ajinomoto Việt Nam còn đồng hành cùng nhiều hoạt động đóng góp xã hội như trao hàng ngàn suất học bổng, hàng trăm căn nhà tình thương, xây dựng trường học, các công trình phúc lợi công cộng, trao tặng quà Tết cho người nghèo, hoạt động kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường cho nhân viên và cộng đồng địa phương như Ngày cùng nhau làm sạch Trái đất, Ngày hội thu gom đồ cũ…và nhiều hoạt động xã hội khác.

5 Đường lối tập đoàn Ajinomoto Việt Nam: Để có thể theo đuổi và hiện thực hóa “Mục tiêu tồn tại”, Tập đoàn Ajinomoto xác định 04 giá trị cũng là cách thức tiếp cận và thực hiện mà mỗi thành viên Ajinomoto đều hướng tới trong công việc hàng ngày bao gồm:

 Sáng tạo Giá trị mới

 Tôn trọng Giá trị Con người

Môi trường KDQT của doanh nghiệp

1.1 Môi trường kinh tế a Tốc độ tăng trưởng

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một giai đoạn khó khăn trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 GDP của Việt Nam trong năm 2020 chỉ đạt 2,91%, thấp nhất trong vòng

11 năm qua Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 và

2022 GDP của Việt Nam trong năm 2021 đạt 7,08% và trong năm 2022 đạt 7,72% Điều này dẫn đến sự gia tăng về sản xuất và tiêu thụ của tất cả các mặt hàng, trong đó có các sản phẩm của Ajinomoto Đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định mở rộng quy mô cũng như thị trường hoạt động kinh doanh của mình. b Lãi suất

Lãi suất Việt Nam có tác động lớn đến doanh nghiệp thông qua các khía cạnh sau:

 Tác động đến chi phí vay vốn: Lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc tính toán chi phí vay vốn của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng, chi phí vay vốn cũng tăng, gây áp lực đến năng lực thanh toán và lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Ảnh hưởng đến đầu tư: Lãi suất cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và hạ tầng Khi lãi suất cao, doanh nghiệp có thể khó tiếp cận được vốn đầu tư và đẩy lùi các dự án mới.

 Tác động đến thanh khoản: Lãi suất cũng có ảnh hưởng đến thanh khoản của doanh nghiệp Khi lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc vay vốn và chủ động huy động vốn thông qua các kênh khác như phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Ajinomoto, lãi suất Việt Nam cũng có ảnh hưởng tới doanh nghiệp này Lãi suất cao có thể làm giảm mức thu hút của Việt Nam đối với vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm các thị trường khác có lãi suất thấp hơn Tuy nhiên, lãi suất không phải là yếu tố duy nhất quyết định quyết định đầu tư của doanh nghiệp đối tác nước ngoài, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tiềm năng tăng trưởng kinh tế, chính sách đầu tư, môi trường kinh doanh và các yếu tố khác liên quan. c Lạm phát

Lạm phát có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo một số cách sau:

 Tăng giá thành: Khi lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, doanh nghiệp sẽ phải chi trả nhiều hơn để mua nguyên liệu, tiền lương, thành phẩm, và các dịch vụ khác Điều này làm tăng giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ, gây sức ép lên lợi nhuận của doanh nghiệp.

 Giảm sức mua của khách hàng: Lạm phát khiến tiền tệ mất giá, giảm sức mua của người dân Khách hàng có thể sẽ kiêng cẩn tiêu dùng, giảm mua sắm hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng tiêu cực tới doanh thu của doanh nghiệp.

 Tác động lên việc vay vốn và đầu tư: Lạm phát cao có thể làm tăng lãi suất, làm giảm khả năng tiếp cận các nguồn vốn, đồng thời làm tăng rủi ro đầu tư Điều này có thể làm giảm đầu tư của các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự mở rộng và phát triển của họ.

 Nắm bắt và quản lý rủi ro: Lạm phát có thể làm gia tăng rủi ro kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu hoặc có khoản nợ khá cao Doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc dự đoán và quản lý rủi ro, để đảm bảo hoạt động kinh doanh bình thường.

Về tình trạng lạm phát của Việt Nam từ năm 2020 tới nay, dữ liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy hiện tại lạm phát đang tăng Trong tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả, như điều chỉnh chính sách tiền tệ, kiểm soát giá và tăng cường quản lý thị trường Các biện pháp này nhằm giảm tác động tiêu cực của lạm phát lên doanh nghiệp và nền kinh tế tổng thể Vì vậy mà trong những năm gần đây, giá thành sản phẩm của Ajinomoto có sự biến động liên tục.

Bảng 1.1.3: Biến động về giá của 1 số sản phẩm thuộc Ajinomoto Việt Nam từ 2020 đến nay

Gia vị nêm sẵn Aji-Quick®

8.000 đồng - 10.000 đồng Hạt nêm Aji-ngon® Heo loại 80g

12.000 đồng - 15.000 đồng Bột ngọt AJI-NO-MOTO® loại 200g

15.000 đồng - 20.000 đồng Xốt Mayonnaise Aji- mayo® loại 280g

Có thể thấy trong 4 năm qua các sản phẩm của Ajinomoto đều có sự tăng nhẹ, nguyên nhân do nguyên liệu đầu vào tăng bởi yếu tố lạm phát. d Các chính sách kinh tế của chính phủ

Nhà nước ta đã và đang đề ra nhiều chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp Điển hình là chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp phát triển Các hỗ trợ về tài chính đối với doanh nghiệp được áp dụng linh hoạt về loại hình, về mức độ và thời điểm nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối ưu nhất Theo đó, để hỗ trợ kịp thời về dòng tiền, chính phủ thực hiện biện pháp gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn giảm tiền thuế TNDN, GTGT, TNCN; để kích cầu tiêu dùng tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh Điều này đã tác động tích cực đến doanh nghiệp Ajinomoto, là cơ sở thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, phát triển bền vững tại thị trường Việt Nam Nhưng kinh tế đi lên đồng nghĩa với việc đời sống của người dân nâng cao, do đó đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã phải tốt nếu không sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh đánh gục

Về luật tiền lương cơ bản, hiện nay việc tăng lương tối thiểu vùng giúp cho người lao động có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có quy mô lớn như Ajinomoto, số lượng lao động đông đảo, thì việc tăng chi phí trả lương cho lương tối thiểu vùng có tác động rất lớn và không phải là con số nhỏ Khi lương tối thiểu vùng tăng 5,5% thì mức lương thấp nhất doanh nghiệp phải trả cho người lao động cũng tăng theo Những người lao động có mức lương thấp hơn tối thiểu vùng sẽ được tăng bằng lương tối thiểu kéo theo các lao động khác ít nhiều cũng sẽ được tăng lương Như vậy, việc tăng lương tối thiểu vùng làm cho doanh nghiệp Ajinomoto phát sinh chi phí trả lương tăng lên, từ đó khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm

1.2 Môi trường văn hóa - xã hội

Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản xâm nhập thị trường Việt Nam ở mặt hàng thực phẩm nên việc nghiên cứu về văn hóa ẩm thực và cách chế biến thức ăn của người Việt là hết sức quan trọng.Việt Nam và Nhật Bản có nền văn hóa gần gũi vì cùng là nước Á Đông, tuy nhiên cũng có vài điểm khác biệt Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với cách pha trộn nguyên liệu không quá cay,quá ngọt hay quá béo Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú và nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt.

Ngoài ra còn có các loại nước tương, tương đen (từ đậu nành) Khác với đồ ăn của Việt Nam trong đó khá đa dạng về nước chấm thì dường như các món ăn Nhật lấy xì dầu (soya sauce) là nước chấm chính So với đồ ăn của Việt Nam thì đồ ăn của Nhật có phần nào nhạt hơn và người Nhật không ăn ớt nhiều như người Việt Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo Dựa trên những đặc điểm trên, công ty Ajinomoto Việt Nam đã cung cấp những sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt nhưng với công nghệ Nhật Bản như bột ngọt, Hạt nêm Aji- ngon, Giấm gạo LISA, Xốt Mayonaise LISA, Nước tương LISA, Xốt tương LISA Mặt khác, công ty còn cho ra đời dòng sản phẩm giúp đỡ các chị em nội trợ Việt tiết kiệm thời gian trong cuộc sống với bộn bề công việc: Bột nước dùng Aji-ngon, bột tẩm khô chiên giòn Aji Quick, Bột cà ri tiện dụng Aji Quick

ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP AJINOMOTO

Ưu điểm

Các yếu tố chính trị và luật pháp có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp nói riêng và tập đoàn Ajinomoto nói riêng Trong những năm gần đây nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu khởi sắc nhờ vào các chính sách ưu đãi về thuế, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu Trong bối cảnh này, việc ban hành và áp dụng chính sách ưu đãi thuế, trong đó có thuế TNDN được cho là cần thiết để bù đắp những hạn chế đang hiện diện trong môi trường đầu tư trong nước, đồng thời góp phần định hướng đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn cần khuyến khích theo ưu tiên phát triển của Chính phủ Thực tế cho thấy việc áp dụng những chính sách ưu đãi về thuế đặc biệt là thuế thu nhập góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất - kinh doanh và tăng cường xuất khẩu.

Việc áp dụng những chính sách ưu đãi về thuế đã mang về cho Ajinomoto Việt Nam sự tăng trưởng về lợi nhuận Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất cho năm tài chính 2022 cho thấy trong số những thị trường nước ngoài của Ajinomoto như Thái Lan, Indonesia, Brazil hay Philippines thì thị trường Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất.

Seasonings and Foods (Sauce & Seasonings and Quick Nourishment) FY22 Jan – Mar FY22

Nền kinh tế Việt Nam từ năm 2020 được đánh giá ở mức ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp Việc kiểm soát được lạm phát ở mức thấp giúp cho giá cả các nguyên liệu đầu vào giữ được ở mức ổn định.Việc chi phí đầu vào giảm giúp các doanh nghiệp có thêm thời gian để hạ giá thành sản phẩm, thực hiện một số biện pháp kích cầu Đặc biệt đối với tập đoàn Ajinomoto, một tập đoàn thường xuyên phải sử dụng các nguyên liệu đầu vào đến từ thiên nhiên như ngô, mía và sắn, khi lạm phát được kiểm soát sẽ làm giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp từ đó giữ được giá sản phẩm khi đưa ra thị trường ở mức cố định Trung bình giá các mặt hàng của Ajinomoto giao động từ 8.000 - 50.000, đây là một mức giá phù hợp đối với nhu cầu của người Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở việc kiểm soát được lạm phát, việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO đã giúp cho thị trường được mở rộng, từ đó biến Việt Nam trở thành một nơi hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Không chỉ như vậy, việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu còn tạo điều kiện cho nhiều hàng hóa đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý hơn, giúp cho nhiều doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn Riêng với tập đoàn Ajinomoto, thị trường Việt Nam trở thành một trong những thị trường vô cùng tiềm năng về mặt tiêu thụ sản phẩm trong khu vực Châu Á.

Tập đoàn Ajinomoto Nhật Bản du nhập vào thị trường Việt Nam với các sản phẩm gia vị, đồ uống Tuy nhiên vì Việt Nam và Nhật Bản cùng là những nước Á Đông nên hầu như không có quá nhiều sự khác biệt về mặt ẩm thực Văn hóa ẩm thực người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhiều loại gia giảm để tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong các món ăn Chính vì những đặc điểm như vậy, sản phẩm bột ngọt do Ajinomoto sản xuất đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất của tập đoàn trên thị trường Việt Nam.

Trong năm 2021, tại Việt Nam, sản phẩm bột ngọt (mì chính) Ajinomoto và hạt nêm Aji-ngon là các sản phẩm quen thuộc với khu bếp của mỗi gia đình, trong đó, theo số liệu từ Ajinomoto,sản phẩm bột ngọt Ajinomoto đang chiếm khoảng 60% thị phần bột ngọt tại Việt Nam Từ đó, bột ngọt là động lực chính giúp Ajinomoto Việt Nam thu về khoản doanh thu và lợi nhuận lớn hàng năm.

Area Country Category Brands FY21 Market share (rank)

Thailand Umami seasonings AJI-NO-MOTO®

Indonesia Umami seasonings AJI-NO-MOTO® Approx.40%

VietNam Umami seasonings AJI-NO-MOTO® Approx.60% Phillippines Umami seasonings AJI-NO-MOTO® Approx.100% Americas Brazil Flavor seasonings Tempero Sazon® Approx.70%

Nguồn nhân lực về công nghệ của Việt Nam được đào tạo bài bản, hàng năm có gần 50.000 sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, cung cấp một nguồn tài năng công nghệ cao, chi phí thấp tham gia vào thị trường lao động Những năm qua, đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng, là lực lượng đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế Môi trường điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất và kỹ thuật cho hoạt động của trí thức ngày càng hoàn thiện

Tập đoàn Ajinomoto Việt Nam cũng đã kế thừa được công nghệ sản xuất và xử lý chất thải của trụ sở tại Nhật Bản Từ năm 2014, Ajinomoto Việt Nam đã đưa vào vận hành lò hơi sinh học sử dụng nhiên liệu sinh khối làm nhiên liệu đốt để cung cấp hơi nước phục vụ cho sản xuất, thay thế cho nhiên liệu dầu và khí đốt Ngoài ra còn có hệ thống xử lý nước thải ứng dụng công nghệ xử lý nitơ sinh học Nhật Bản với quy mô hơn 100 tỷ đồng Hệ thống có công suất xử lý 3.400 m3 nước thải mỗi ngày với chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A theo quy chuẩn Việt Nam và những chỉ tiêu nghiêm ngặt khác của Tập đoàn Điều này giúp Ajinomoto Việt Nam đáp ứng được xu hướng tiêu dùng xanh ngày càng được coi trọng trong thị trường Việt Nam và trên thế giới Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới tiêu dùng những sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường ngay từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm Với hệ thống sản xuất thân thiện và sử dụng những nguyên liệu đầu vào từ môi trường, các sản phẩm của tập đoàn Ajinomoto Việt Nam sẽ ngày càng đón nhận ở thị trường Việt Nam cũng như các quốc gia khác.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, với các lợi thế về sản xuất gạo, mía, sắn.Diện tích gieo trồng lúa mùa cả nước năm 2022 đạt 1.553,1 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha so với vụ mùa năm 202 Khổng chỉ có lợi thế về gạo mà Việt Nam còn có lợi thế trong việc sản xuất các loại cây như mía và sắn… Theo kết quả tổng hợp của Hiệp hội Mía đường Việt Nam

(2023) tổng diện tích trồng mía vụ 2022/23 là 141.906 ha, tăng 17.151 ha (13,75%) so với vụ 2021/22 là 124.753 ha Đây là một lợi thế lớn đối với tập đoàn Ajinomoto tại Việt Nam Vì các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất gia vị của tập đoàn là mía đường và sắn (khoai mì), đường, muối, bột nước mắm, bột gia vị, tiêu, bột nước tương, dầu ăn, tỏi, dầu thực vật, gạo và đậu nành nguyên hạt cùng trứng, sữa, bột mì,

Trước khi hạt nêm trở nên phổ biến với người tiêu dùng hiện nay, bột ngọt là thứ gia vị không thể thiếu của nhiều bà nội trợ Việt Nam Khi nhắc đến sản phẩm này, những thương hiệu trở nên quen thuộc với người Việt gồm Ajinomoto, Vedan và Miwon Sản phẩm bột ngọt của Ajinomoto được sản xuất vào năm 1909, trong khi đó sản phẩm hạt nêm của Vedan mãi tận đến sau đó mới có nhà máy tại Đài Loan Tuy Vedan chiếm thị trường cao hơn Ajinomoto tại Việt Nam ở sản phẩm bột canh tuy nhiên công ty Vedan lại vướng phải vấn đề xả thải nước thải ra sông Thị Vải Điều này khiến cho hệ thống xử lý nước thải được đầu tư với 2 hệ thống vận hành gồm: tháp giải nhiệt hiện đại và xử lý nước thải ứng dụng công nghệ nitơ sinh học tiên tiến vào quy trình của Ajinomoto trở thành lợi thế khi so sánh với đối thủ. Đối với đối thủ cạnh tranh Miwon, tuy sản phẩm của Miwon có giá cả thấp hơn Ajinomoto tuy nhiên hoạt động truyền thông còn yếu, độ nhận diện chưa cao Trong khi Ajinomoto Việt Nam không chỉ nối tiếng với chương trình tư vấn khách hàng mà tập đoàn còn sở hữu trang Fanpage đạt 139K lượt thích, 147K lượt theo dõi, và trang web với rất nhiều lượt truy cập Không chỉ như vậy, những chiến dịch truyền thông cho sản phẩm của Ajinomoto được tiến hành một cách chuyên nghiệp hiệu quả, thường xuất hiện trên các kênh truyền hình quốc gia vào những khung giờ có lượt khán giả xem cao nhất Đây là một lợi thế giúp cho sản phẩm của Ajinomoto Việt Nam có lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ khác.

Ngoài ra, các sản phẩm của Ajinomoto được phân phối trực tiếp ở rất nhiều nơi, từ những cửa hàng tạp hóa nhỏ đến các siêu thị lớn Ngoài ra, nhận thấy xu hướng mua hàng trực tuyến của khách hàng, Ajinomoto Việt Nam chính thức mở bán trực tiếp thông qua 3 nền tảng Shopee, Lazada, Tiki Điều này giúp khách hàng tiếp cận và mua sản phẩm một cách dễ dàng hơn.

1.2.2 Nguồn cung ứng đầu vào

Việt Nam là một nước có thế mạnh về nông nghiệp, nên chúng ta có thể đáp ứng đầy đủ nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào cho tập đoàn Ajinomoto Công ty sử dụng các nguyên liệu có nguồn gốc nông nghiệp như mía và khoai mì để phục vụ sản xuất bột ngọt Nguồn nguyên liệu này chủ yếu là được cung cấp bởi các trang trại và nông dân trong nước Theo báo cáo của Tổng cục Thống Kê Việt Nam, sang năm 2021, diện tích lúa cả năm đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha so với năm trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất nhưng năng suất lúa ở mức cao đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha Sản lượng lúa năm 2021 tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020, tiếp tục đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ chế biến và xuất khẩu.Tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm sơ bộ năm 2021 đạt 3.688,6 nghìn ha, tăng 72,3 nghìn ha so với năm 2020, trong đó nhóm cây ăn quả đạt 1.173,4 nghìn ha, tăng 38,2 nghìn ha; nhóm cây lấy dầu đạt 189,1 nghìn ha, tăng 5,8 nghìn ha; nhóm cây công nghiệp đạt 2.209,9 nghìn ha, tăng 24,1 nghìn ha.

1.2.3 Các sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế mà tập đoàn Ajinomoto gặp phải tại Việt Nam có thể kể đến: bột ngọt Vedan, bột ngọt Miwon, bột ngọt Yess, bột ngọt A-One Tuy nhiên do xâm nhập vào thị trường Việt Nam sớm hơn nên bột ngọt của tập đoàn Ajinomoto vẫn giữ cho mình những lợi thế nhất định Nhóm khách hàng mà Ajinomoto nhắm tới là những người nội trợ, đặc biệt là những người phụ nữ thường xuyên dành thời gian nấu ăn cho gia đình Nhóm khách hàng mà tập đoàn hướng tới có khẩu vị ngọt, ngon nhưng giá trị không mất đi, nhưng đồng thời phải an toàn cho sức khỏe và môi trường Nắm bắt được nhu cầu này, Từ năm 2020, Công ty Ajinomoto Việt Nam tiên phong ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất Bột ngọt, một trong những công nghệ lên men tiên tiến và thân thiện với môi trường hàng đầu trên thế giới Từ đó giúp tập đoàn tiêu thụ ít nguyên liệu đầu vào, tạo ra được nhiều sản phẩm hơn đồng thời tăng được lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng phân khúc.

Ngoài việc tìm hiểu về khẩu vị và thói quen ăn uống của người Việt Nam để chế biến và điều chỉnh đưa ra sản phẩm gia vị, nước uống phù hợp với sở thích thị yếu của khách hàng màAjinomoto Việt Nam còn chú trọng đến dịch vụ chăm sóc khách hàng nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất Khách hàng dễ dàng nghe thấy giọng nói nhẹ nhàng và thân thiện của nhân viên Trung tâm Tư vấn khách hàng khi liên hệ với trung tâm tư vấn Trong trường hợp khách hàng cần tư vấn hoặc giải đáp những thông tin thuộc những lĩnh vực chuyên biệt như khoa học, dinh dưỡng… một cách chuyên sâu, Trung tâm Tư vấn khách hàng sẽ nhanh chóng làm việc với những phòng, ban liên quan để thu thập thông tin, dữ liệu hoặc tiến hành những biện pháp kiểm nghiệm khoa học để có được câu trả lời, giải đáp chính xác và thỏa đáng cho khách hàng Ngoài ra thông tin đưa đến khách hàng luôn nhanh chóng và chính xác nhất có thể

Nhược điểm

Qua tìm hiểu về môi trường kinh doanh của Doanh nghiệp AJINOMOTO có thể thấy doanh nghiệp có được môi trường kinh doanh hết sức thuận lợi trên hầu hết các mặt từ môi trường vĩ mô đến môi trường nội bộ Tuy nhiên doanh nghiệp vẫn còn gặp khó trên một số khía cạnh sau:

Về tình trạng lạm phát, mặc dù hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang được đánh giá là duy trì lạm phát ở mức độ ổn định tuy nhiên đây là chỉ số biến động liên tục qua các năm do đó có thể khiến doanh nghiệp gặp khó.

Các chính sách của chính phủ giúp nền kinh tế phát triển đó có thể là một lợi thế cũng có thể là một khó khăn đối với doanh nghiệp bởi kinh tế đi lên đồng nghĩa với việc đời sống của người dân nâng cao, do đó đòi hỏi chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã phải tốt nếu không sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh đánh gục

Cuối cùng là luật tiền lương cơ bản, hiện nay việc tăng lương tối thiểu vùng giúp cho người lao động có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống Tuy nhiên đối với doanh nghiệp có quy mô lớn như Ajinomoto, số lượng lao động đông đảo, thì việc tăng chi phí trả lương cho lương tối thiểu vùng có tác động rất lớn và không phải là con số nhỏ.

2.1.2 Quy định và chính sách chính trị

Chính phủ Việt Nam có thể can thiệp thay đổi chính sách và quy định đối với kinh doanh, thực phẩm, công nghệ, hóa chất Những thay đổi đó có thể khác với mô hình kinh doanh của Ajinomoto và buộc Ajinomoto phải thay đổi các hoạt động kinh doanh khi đầu tư ở Việt Nam. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kế hoạch đầu tư ban đầu, doanh thu và lợi nhuận của Ajinomoto.

Chính phủ cũng có thể can thiệp vào thị trường nguyên liệu của Ajinomoto, bao gồm cả về giá cả và nguồn cung cấp Chi phí nguyên liệu đầu vào của Ajinomoto sẽ thay đổi đáng kể, làm cho công ty cần phải cân nhắc về giá cả sản phẩm để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận.

2.2.1 Sức ép cạnh tranh Đối với bất kì một doanh nghiệp nào việc có đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏi Qua tìm hiểu trên có thể thấy đối thủ cạnh tranh của AJINOMOTO trên thị trường gia vị này rất lớn mạnh với những thế mạnh khó vượt qua Do đó yêu cầu doanh nghiệp phải thực sự có những chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã để tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

2.2.2 Sức ép từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác nhau về tên gọi và thành phần nhưng đem lại cho người tiêu dùng những tính năng, lợi ích tương đương như sản phẩm của doanh nghiệp Sản phẩm thay thế đáp ứng cùng chức năng như các sản phẩm của ngành Không chỉ vậy các sản phẩm thay thế này còn có giá thành rẻ hơn giá thành của các sản phẩm chính của doanh nghiệp Có thể nó sẽ là lựa chọn tốt hơn cho người tiêu dùng bởi công dụng thì tương đương mà vẫn giá thành lại hợp lý hơn Dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm chính của công ty sẽ bị giảm.

2.3.1 Khả năng phát triển sản phẩm mới

Việc nghiên cứu và phát triển bất kỳ sản phẩm mới nào trong ngành thực phẩm đều đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian và vốn Sẽ mất tương đối nhiều thời gian cho đội nghiên cứu và phát triển của Ajinomoto để nghiên cứu tìm hiểu rõ nhu cầu của thị trường thực phẩm khi mà doanh nghiệp có kế hoạch tung ra thị trường một loại sản phẩm mới Sau khi hoàn tất nghiên cứu thị trường, cũng cần thêm tương đối một lượng thời gian và vốn đầu tư để nghiên cứu tìm ra công thức để sản xuất sản phẩm, thử nghiệm sản phẩm và sau đó mới đi đến quyết định có tung sản phẩm ra thị trường hay không Nếu sản phẩm không thành công có thể gây áp lực lên tài chính của Ajinomoto. Để nghiên cứu và phát triển một sản phẩm mới đều cần phải tốn thời gian nghiên cứu thị trường, đặc biệt lại đối với thị trường thực phẩm, là một thị trường thay đổi nhanh chóng Một số loại thực phẩm trở thành xu hướng nhưng chỉ tồn tại được trong thời gian ngắn, sau đó liền trở nên lạc hậu và nhường cho một loại khác lên xu hướng thay thế Ví dụ Bánh đồng xu phô mai, hiện tại đang thịnh hành trên thị trường Và Ajinomoto có thể một hướng phát triển ra sản phẩm tự làm bánh đồng xu phô mai tại nhà vì Ajinomoto có sản xuất phân khúc sản phẩm các loại bột bánh pha sẵn Tuy nhiên trước khi Ajinomoto có thể nghiên cứu đưa ra loại sản phẩm này thì món ăn đã hạ nhiệt và trở nên lạc hậu

2.3.2 Quản lý chuỗi cung ứng phức tạp

Ajinomoto phải quản lý một chuỗi cung ứng tương đối phức tạp, từ nguyên liệu cho đến khi ra được sản phẩm cuối cùng Ajinomoto sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau để sản xuất, điều này đòi hỏi danh mục nguyên liệu đầu vào đa dạng, từ thực phẩm đến hóa chất và bao bì Và những vấn đề về gián đoạn trong vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy hoặc thiếu hụt nguyên liệu hoặc sự cố sản xuất có thể làm gián đoạn có trình sản xuất và cung ứng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Ajinomoto dựa vào một số nhà cung cấp chính cho các nguyên liệu quan trọng, tuy nhiên nếu có vấn đề sự cố xảy ra và khiến các nhà cung cấp chính gặp khó khăn trong cung cấp nguyên liệu, Ajinomoto sẽ bị gián đoạn sản xuất Công ty sẽ phải tìm nguồn cung cấp khác và điều này sẽ tốn thêm thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến trực tiếp doanh thu và lợi nhuận của công ty

Ajinomoto là một tập đoàn có quy mô hoạt động lớn trên toàn thế giới Sự thành công của Ajinomoto phần lớn nhờ sử dụng hiệu quả lợi thế công ty mẹ và các nguồn lực của các quốc gia khác khi đặt công ty con ở đó.

Việt Nam là một trong số những quốc gia được Ajinomoto đầu tư phát triển, Ajinomoto đã tận dụng tốt nguồn nhân công rẻ, thị trường rộng lớn và nguồn nguyên liệu dồi dào Từ đó, Ajinomoto đã xây dựng được một hệ thống khép kín từ khâu thu mua nguyên liệu đến sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam Bên cạnh đó Việt Nam cũng là nước có nền chính trị ổn định, kinh tế có xu hướng phát triển mạnh, luật pháp cũng như sự ủng hộ từ chính phủ góp phần xây dựng và vận hành ổn định nhà máy Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được Ajinomoto tại Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường kinh doanh Tình trạng lạm phát liên tục tăng, cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành giữa Ajinomoto và doanh nghiệp khác cũng gây khó khăn cho công ty khi vận hành Để đảm bảo được doanh thu lợi nhuận và sự thành công trong tương lai, Ajinomoto cần duy trì sự linh hoạt sáng tạo trong chiến lược kinh doanh Sự tập trung vào giá trị của khách hàng, trách nhiệm xã hội và tối ưu hóa quản lý chi phí là những yếu tố then chốt cho sự thành công và bền vững của doanh nghiệp Môi trường kinh doanh ngày càng biến đổi nhanh, Ajinomoto cần phải có khả năng thích nghi nhanh để tận dụng cơ hội và đối phó với những thách thức mới.

Trên đây là bài thảo luận của nhóm về “Phân tích tác động của môi trường kinh tế - văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế của Ajinomoto” Bài làm còn nhiều thiếu sót, mong thầy đưa ra nhận xét giúp nhóm hoàn thiện bài thảo luận hơn Nhóm xin chân thành cảm ơn thầy!

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w