Việt Nam cũng không ngoại lệ, với việctham gia các hiệp định thương mại tự do quốc tế và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế,thuế quan đã được áp dụng rộng rãi trong quá tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
Trang 2sót Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp đến từ cô để bài thảo luận của nhóm em hoàn thiện hơn nữa
Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy!
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 6
1.1 Khái niệm thuế quan 6
1.2 Phân loại và các biện pháp thuế quan 6
Trang 3CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở
VIỆT NAM 9
2.1 Xu hướng áp dụng thuế quan trên thế giới 9
2.2 Tình hình áp dụng thuế quan trên thế giới 10
2.3 Tình hình áp dụng thuế quan tại Việt Nam 17
2.3.1 Các biện pháp thuế quan chủ yếu đang được áp dụng ở Việt Nam 17
2.3.2 Đối tượng áp dụng biện pháp thuế quan của Việt Nam 26
2.3.3 Xu hướng sử dụng biện pháp thuế quan tại Việt Nam và những tác động tới nền kinh tế 28
2.3.4 Luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam 30
2.4 Phân tích tác động tích cực và tiêu cực 37
2.4.1 Tác động của các biện pháp thuế quan đối với các nước trên thế giới 37
2.4.2 Tác động của thuế quan đối với Việt Nam 38
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN ĐỐI VỚI MẶT HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 45
3.1 Thực trạng và tác động của biện pháp thuế quan áp dụng đối với thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 45
3.1.1 Thực trạng 45
3.1.2 Tác động của biện pháp thuế quan đối với mặt hàng thủy sản của Việt Nam vào thị trường Mỹ .47
3.2 Phân tích vụ kiện áp thuế chống trợ cấp tôm nước ấm giữa Việt Nam và Mỹ 50
3.2.1 Nguyên nhân khởi kiện 50
3.2.2 Diễn biến 50
3.2.3 Tác động của vụ điều tra 54
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ 57
4.1 Đánh giá 57
4.1.1 Cơ hội 57
4.1.2 Thách thức 58
4.2 Kiến nghị và giải pháp 59
4.2.1 Nhà nước 59
4.2.2 Đối với doanh nghiệp 60
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu của mọi nền kinh
tế, đặc biệt là hoạt động thương mại quốc tế Mỗi quốc gia khi gia nhập vào thị trường thương mạiquốc tế chung ấy đều có những chính sách thương mại quốc tế phù hợp với những mục tiêu và điềukiện phát triển của mình Hệ thống chính sách kinh tế thương mại của các quốc gia mở rộng trênmọi lĩnh vực, từ hàng hóa, dịch vụ đến đầu tư, cạnh tranh, tài chính, môi trường…và điều mà aicũng dễ dàng nhận thấy là thương mại quốc tế đang đem lại lợi ích cho mọi quốc gia Vì thế, phấn
Trang 5đấu cho một nền thương mại tự do toàn cầu đang là mục tiêu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõnét nhất là sự ra đời và phát triển của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Tuy nhiên, do nhiềunguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các ràocản thương mại nhằm bảo hộ nền sản xuất nội địa Rào cản thương mại có thể là hàng rào thuế quanhoặc hàng rào phi thuế quan
Thuế quan là một trong những công cụ quan trọng của chính sách kinh tế của một quốc gia,đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền kinh tế nội địa, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm bảo
an ninh quốc gia và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam cũng không ngoại lệ, với việctham gia các hiệp định thương mại tự do quốc tế và đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế,thuế quan đã được áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa.Tuy nhiên, việc áp dụng thuế quan cũng đặt ra nhiều thách thức và tranh cãi trong việc xác định mức
độ thuế, phạm vi áp dụng và cách tính thuế Chính vì vậy, nhóm 1 lựa chọn đề tài: “Phân tích tác động các biện pháp thuế quan trên thế giới và ở Việt Nam Lấy ví dụ với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ ”
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm thuế quan
Thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập khẩu của một quốcgia
Trang 6Trong hầu hết các trường hợp, thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu nhằm để bảo vệ các nhàsản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài bằng cách làm tăng giá bán của hàng nhậpkhẩu Tuy nhiên, thuế quan cũng mang lại nguồn thu cho Chính phủ Thuế xuất khẩu có vai trò làmtăng ngân sách của chính phủ, tăng giá bán của hàng xuất khẩu trên thị trường nước ngoài để tậndụng vị thế độc quyền hoặc nhằm giảm số lượng hàng hóa xuất khẩu vì một số mục đích chính trịhoặc bảo vệ tài nguyên.
1.2 Phân loại và các biện pháp thuế quan
Theo tính chất hàng hóa: thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu là thuế đánh trên hàng hóa xuất khẩu Thuế xuất khẩu được áp dụng khá phổbiến ở các nước đang phát triển, đặc biệt đánh vào các hàng hóa truyền thống nhằm thu được giá caohơn và tăng lợi ích cho quốc gia
Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh trên hàng hóa nhập khẩu Các nước phát triển đánh thuếnhập khẩu và áp dụng các hình thức khác để bảo vệ một vài ngành trong nước, còn muốn nâng lợiích quốc gia, tăng phúc lợi dân cư thì sử dụng nguồn thu chủ yếu từ những khoản thuế khác
Theo phương pháp tính, thuế quan chia làm 3 loại:
Thuế quan tính theo giá trị ( the ad valorem tariff) được coi là một loại thuế đánh bằng tỷ lệphần trăm theo giá trị của hàng hóa thương mại
Thuế quan tính theo số lượng là một loại thuế đánh trên mỗi đơn vị vật chất của hàng hóathương mại
Thuế quan hỗn hợp là cách thức tính thuế dựa vào sự kết hợp của hai cách tính trên Đa số ởcác nước người ta dùng phương pháp tính thuế quan theo giá trị hàng hóa thương mại
Các công thức tính thuế nhập khẩu:
- Tính theo đơn vị vật chất của hàng nhập khẩu: P1 = P0 + Ts
Trong đó: P0: Giá nhập khẩu
Ts: Thuế tính theo đơn vị hàng hóa
P1: Giá hàng hóa sau khi nhập khẩu
- Tính theo giá trị của hàng nhập khẩu: P1 = P0.(1+ t)
Trong đó: P0: Giá nhập khẩu
t: Tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng hóa
P1: Giá hàng hóa sau khi nhập khẩu
- Tính thuế hỗn hợp: Kết hợp hai cách tính trên
Ngoài ra còn có một số loại thuế quan đặc thù sau:
Trang 7chính sách
kinh tế… 100% (2)
38
Nhóm4 Csktqt ádasd
-chính sách
kinh tế quốc… None
35
Csktxh - Thật sự việc mua sắm, hẹn… chính sách
kinh tế quốc… None
7
CHƯƠNG II - ádasd chính sách
kinh tế quốc… None
4
Chính SÁCH KINH TẾ QUỐC TẾ
59
Trang 8Thuế theo hạn ngạch: Là một biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức thuế suất nhập khẩu.Hàng hóa trong hạn ngạch thuế quan thì có mức thuế suất thấp còn ngoài hạn ngạch thuế quan thìchịu mức thuế suất cao hơn Ví dụ: Mức thuế MFN của Hoa Kỳ năm 2002 áp dụng đối với số lượngtrong hạn ngạch bình quân là 9%, trong khi đó mức thuế đối với số lượng vượt hạn ngạch trung bình
là 53%
Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu: Là một khoản thuế đặc biệt đánhvào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủnước xuất khẩu trợ cấp
Thuế chống bán phá giá: Là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn và đối phóvới hàng nhập khẩu được bán phá giá vào thị trường nội địa tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.Thuế thời vụ: Là loại thuế với mức thuế suất khác nhau cho cùng một loại sản phẩm Thôngthường được áp dụng cho mặt hàng nông sản, khi vào thời vụ thu hoạch trong nước thì áp dụng mứcthuế suất cao nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khi hết thời vụ thì trở lại mức thuế bình thường.Thuế bổ sung: Là một loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự vệ trong trường hợpkhẩn cấp Các Chính phủ có thể áp dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nếu như khốilượng hàng nhập khẩu của sản phẩm đó tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy
cơ làm mất đi một ngành sản xuất nào đó trong nước
Thuế leo thang (escalated tariff): Nghĩa là hàng càng chế biến sâu thì thuế suất nhập khẩu càngcao Loại thuế này có tác dụng khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế hơn là hàngthành phẩm Ví dụ, mức thuế MFN của Hoa Kỳ đối với cá tươi sống hoặc ở dạng philê đông lạnh là0%, trong khi đó mức thuế đối với cá khô và xông khói là từ 4% đến 6%
Các mức thuế được áp dụng hiện nay trong thông lệ quốc tế bao gồm:
Thuế phi tối huệ quốc (non Most Favored- Nation) hay còn gọi là thuế suất thông thường: Đây
là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với những nước chưa phải là thành viên của WTO vàchưa ký hiệp định thương mại song phương với nhau Thuế này nhằm trong khoảng từ 20-110%.Thuế tối huệ quốc (MFN: Most Favored -Nation): là loại thuế mà các nước thành viên WTO
áp dụng cho những nước thành viên khác hoặc theo các hiệp định song phương về ưu đãi thuế quan.Đây là loại thuế có mức thuế suất thấp hơn nhiều so với thuế suất thông thường
Thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP:Generalized System of Preferences): là loại thuế ưu đãi chomột số hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển được các nước công nghiệp phát triển chohưởng GSP Mức thuế này thấp hơn mức thuế tối huệ quốc
Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do: Đây là loại thuế có mức thuế suất thấpnhất hoặc có thể bằng không đối với nhiều mặt hàng
Các loại thuế quan ưu đãi khác: Một số nước tham gia ký kết các Hiệp định chuyên ngành nhưHiệp định thương mại máy bay dân dụng, Hiệp định thương mại các sản phẩm dược, sản phẩm ô
Câu hỏi ôn tập môn học Cstmqt
chính sách kinh tế quốc… None
1
Trang 91.3 Vai trò của biện pháp thuế quan
Thứ nhất, góp phần tạo nguồn thu ngân sách
Nguồn thu về thuế là nguồn thu chủ yếu và lâu dài của Nhà nước nhằm huy động tập trungmột phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước Ngân sách có thể huy động bằngnhiều cách khác nhau như đi vay, bán tài nguyên thiên nhiên, nhận viện trợ… nhưng không cónguồn thu nào mang tính chất bền vững như thuế Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trựctiếp của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí vì mục đích chung Mộtnền tài chính lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân.Việc cácchủ thể nộp thuế – thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đã tạo ra nguồn tài chínhquan trọng, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước, từ đó mới đáp ứng được nhucầu chi ngày càng tăng Doanh thu từ thuế được sử dụng để trang trải cho các hoạt động đầu vào cầnthiết để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ công của chính phủ, ngoài ra còn có một phần được dành
để chi đầu tư phát triển kinh tế
Thứ hai, Công cụ điều chỉnh mục tiêu kinh tế vĩ mô
Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chứcnăng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thôngđối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cựcvào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân
Thứ ba, Công cụ điều tiết hoạt động thương mại quốc tế
Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chỉnh các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhấtđịnh, nhằm tác động vào cung - cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế - một đặc trưng vốn có của nềnkinh tế thị trường
Thứ tư, Công cụ để phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế
Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại và gây áp lực đối với các bạnhàng phải nhượng bộ trong đàm phán
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM 2.1 Xu hướng áp dụng thuế quan trên thế giới
Do tác động khách quan của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và khu vực hóa kinh tế mà cácnước trên thế giới hiện nay đa phần có xu hướng cắt giảm dần mức thuế quan theo yêu cầu của quátrình hội nhập
Trang 10Nguồn: economicshelp.org
Nguồn: World BankBiểu đồ trên cho thấy trong vài thập kỷ qua (1988-2017), thuế quan trung bình toàn cầu đã tiếptục giảm xuống dưới 3%, năm 2017 thuế quan trung bình toàn cầu là 2,59% và đỉnh điểm cao nhất
là năm 1994 là 8,57%.Có thể nói, thuế quan giảm dần là do tác động của các cam kết tự do hóa vềhàng hóa trong WTO và các hiệp định thương mại giữa các quốc gia Cùng với đó nhiều quốc gia đãgia tăng các biện pháp phi thuế quan và coi đó là các biện pháp tự vệ để kiểm soát xuất khẩu và bảo
vệ các ngành sản xuất trong nước
Trang 11Dựa vào hình trên có thể thấy, các biện pháp phi thuế quan đang dần thay thế thuế quan, trởthành rào cản đáng kể nhất với thương mại hàng hóa Số lượng biện pháp thuế quan được áp dụngchỉ chiếm 23% trong khi đó biện pháp phi thuế quan chiếm đến 77%.
Quan điểm của WTO: Thuế nhập khẩu là công cụ bảo hộ hợp pháp Tuy nhiên, các thành viênWTO phải cam kết giảm dần thuế nhập khẩu Bên cạnh đó, WTO cho phép các thành viên áp thuếxuất khẩu, nhằm kiểm soát xuất khẩu hoặc bất cứ mục tiêu chính sách nào khác (như: thu ngân sách,bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái )
Ví dụ: Trong biểu thuế xuất khẩu năm 2017, ban hành kèm theo Nghị định số
122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quanthì đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có mức thuế là 0%, nhưng một số loại hàng hóa cónguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên được áp thuế xuất khẩu, như: Thuế xuất khẩu đối với thạch cao10%, đất sét chịu lửa 10%, đá hoa (thô hoặc đã đẽo thô) 17%, quặng sắt (cả chưa nung kết và đãnung kết) 40%
2.2 Tình hình áp dụng thuế quan trên thế giới
Về cơ bản, thuế quan vẫn ổn định từ năm 2010 đến năm 2019 Đáng chú ý hơn cả là việc tăngthuế trong năm 2019 và 2020 của các quốc gia phát triển Điều này chủ yếu là do chiến tranh thươngmại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Sự gia tăng thuế quan trong vài năm gần đây mà hàng xuất khẩuĐông Á phải đối mặt phần lớn là do Hoa Kỳ áp thuế đối với Trung Quốc
Trang 12Biểu đồ: Chỉ số hạn chế nhập khẩu (TTRI) theo khu vực
Nguồn: Tính toán của ban thư ký UNCTAD dựa trên dữ liệu COMTRADE và dữ liệu UNCTAD
TRAINS.Biểu đồ trên đo lường mức độ hạn chế thuế quan trung bình áp dụng đối với hàng nhập khẩu.Chỉ số này được cân nhắc để kiểm soát các giá trị nhập khẩu khác nhau và độ co giãn của cầu nhậpkhẩu Nhìn một cách tổng quan, có thể thấy các nước phát triển như EU, Mỹ, có xu hướng ít sửdụng thuế quan như rào cản thương mại Các nước này có chỉ số hạn chế nhập khẩu không đến 2%.Theo tính toán của ban thư ký UNCTAD, hạn chế nhập khẩu vẫn còn khá cao ở các nước đang pháttriển, đặc biệt là ở Nam Á và châu Phi
Trang 13Biểu đồ: Chỉ số hạn chế xuất khẩu (MA-TTRI)
Nguồn: Tính toán của ban thư ký UNCTAD dựa trên dữ liệu COMTRADE và dữ liệu UNCTAD
TRAINS
Ở biểu đồ trên đã tóm tắt các hạn chế thuế quan mà hàng xuất khẩu phải đối mặt Cả hai chỉ sốđều được tính toán trên cơ sở thuế quan áp dụng (giá trị phụ và biểu thuế cụ thể), bao gồm cả các ưuđãi thuế quan Việc tự do hóa đa phương và đơn phương đã góp phần làm giảm các hạn chế thuếquan trong thập kỷ qua Tuy nhiên, bất chấp xu hướng tiếp tục giảm, quá trình tự do hóa thuế quanphần lớn đã bị đình trệ, tiêu biểu là trong hai năm 2019 và 2020, thuế quan đã tăng lên trong một sốtrường hợp nhưng phần lớn là do các mức thuế trả đũa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc Cũng trong
2020, mức độ hạn chế thuế quan vẫn cao hơn đáng kể ở các nước đang phát triển so với các nướcphát triển Các nước châu Phi phải đối mặt với nhiều điều kiện tiếp cận thị trường tự do nhất vớimức hạn chế xuất khẩu là khoảng 2% vào năm 2020 Điều này phần lớn là do các ưu đãi đơn phươngcủa các nước phát triển và thành phần xuất khẩu nghiêng về tài nguyên thiên nhiên thường phải chịumức thuế thấp Ngược lại, xuất khẩu từ Nam Á phải đối mặt với mức độ hạn chế trung bình cao hơn,khoảng 4% Việc gia tăng hạn chế xuất khẩu gần đây đối với hàng xuất khẩu Đông Á phần lớn cũng
là do các mức thuế trả đũa của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc
Kể từ năm 2010, thuế quan có phần giảm xuống, nhưng chủ yếu là trên cơ sở ưu đãi Các mứcthuế áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp vẫn cao hơn mà không có thay đổi đáng kể về thuếsuất MFN, nhưng đã giảm khoảng 2 điểm theo các hiệp định thương mại ưu đãi Tương tự, thuế ưuđãi đối với sản xuất giảm với tốc độ nhanh hơn so với thuế MFN Trong một số trường hợp, thuếtrung bình có trọng số đã tăng lên, tuy nhiên điều này phần lớn là do thuế quan trả đũa giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc
Trang 14Thêm nữa, các nước đang phát triển cũng thường sử dụng thuế quan để bảo vệ các mặt hàng,thị trường có ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực, quốc phòng Các ngành công nghiệp nàythường được sở hữu hoặc định hướng bởi các cá nhân hoặc tổ chức có ảnh hưởng lớn về mặt chínhtrị Các cá nhân, tổ chức này thường sẽ thúc đẩy việc sử dụng hàng rào thuế quan để tránh việc cạnhtranh với các công ty quốc tế Trong khi đó các nước phát triển thường không hoặc ít bị ảnh hưởng
về mặt chính trị bởi các bên hơn vì vậy thường sẽ sẵn sàng tham gia vào các hiệp định song và đaphương hơn để giảm thiểu thuế quan
Tổng quan áp dụng biện pháp thuế quan theo nhóm hàng
Hai hình ảnh bên dưới biểu hiện thuế tối huệ quốc (MFN-Most favoured nation) và thuế suất ưu đãicủa ba nhóm hàng chính đó là: Nông nghiệp, Sản xuất, Tài nguyên thiên nhiên từ năm 2010 đến năm
2021 Số liệu này được UNCTAD tính toán dựa trên dữ liệu được cung cấp của COMTRADE vàUNCTAD TRAINS
Biểu đồ: Tự do hóa thuế quan đa phương Biểu đồ: Tự do hóa thuế quan ưu đãi Nguồn: Tính toán của ban thư ký UNCTAD dựa trên dữ liệu COMTRADE và dữ liệu
UNCTAD TRAINS
Sự sụt giảm thuế quan diễn ra từ năm 2010 phần lớn là kết quả của quá trình tự do hóa ưu đãi.Thuế MFN hầu như không đổi ở mức khoảng 17% đối với nông nghiệp, 7% đối với sản xuất và 3%đối với tài nguyên thiên nhiên Thuế MFN nông nghiệp đã giảm trung bình khoảng 2 % Tự do hóa
ưu đãi đã đóng góp khoảng 1,5% vào việc giảm thuế quan nông nghiệp đơn giản liên quan đến sảnxuất, sự phổ biến của các chương trình ưu đãi đã dẫn đến sự sụt giảm trong lĩnh vực này lên tớikhoảng 1% trên cơ sở trung bình đơn giản Sự gia tăng trong tỷ giá trung bình có trọng số thươngmại phần lớn là kết quả về mức thuế trả đũa mà Hoa Kỳ và Trung Quốc áp đặt lên nhau
Đối với lĩnh vực sản xuất, sự gia tăng của các chương trình ưu đãi đã dẫn đến mức giảm trungbình trong lĩnh vực này khoảng 1% Ảnh hưởng của thuế quan trả đũa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Trang 15cũng được phản ánh trong việc gia tăng tổng thể thuế quan thương mại đối với sản xuất Về tàinguyên thiên nhiên, sự tự do hóa cả về MFN và các điều khoản ưu đãi cũng đã diễn ra và tiếp tụcgiảm các mức thuế quan vốn đã thấp trong lĩnh vực này.
Thương mại quốc tế phần lớn được miễn thuế do thuế MFN bằng 0 và do tiếp cận ưu đãi miễnthuế Tuy nhiên, thuế quan được áp dụng cho phần còn lại của thương mại quốc tế có thể cao Việctiếp cận ưu đãi tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với việc tiếp cận thị trường nông sản, nhưng cũng
có ý nghĩa quan trọng đối với các sản phẩm sản xuất
Biểu đồ: Thuế quan trung bình theo khu vực
và các lĩnh vực kinh tế Nhìn chung, thương mại quốc tế trong nông nghiệp (Agriculture) bị đánhthuế ở mức cao hơn nhiều so với thương mại trong lĩnh vực sản xuất (Manufacturing) và tài nguyênthiên nhiên (Natural Resources)
Ngay cả khi xem xét tất cả các chính sách nhượng bộ và ưu đãi, thương mại quốc tế vẫn phảichịu mức thuế cao không chỉ đối với các sản phẩm nông nghiệp mà còn các sản phẩm đóng vai tròquan trọng đối với các nước đang phát triển như dệt và may mặc (khoảng 6%) Cuối cùng, việc tăngmức thuế trung bình trong nhiều lĩnh vực và đáng chú ý là máy móc văn phòng phần lớn là do thuếquan trả đũa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại
Thuế sản xuất (Manufacturing) chỉ duy trì ở mức cao ở khu vực Nam Á (trung bình khoảng8%) và ở châu Phi (trung bình khoảng 8%) Mức thuế trung bình rất khác nhau giữa các lĩnh vực sản
Trang 16phẩm, dao động từ khoảng 8% đối với các sản phẩm rau quả và thuốc lá, đồ uống và gần như bằng0% đối với nhiên liệu và quặng kim loại.
Ngay cả trong lĩnh vực nông nghiệp, thuế quan cũng khác nhau rất nhiều giữa các vùng địa lý.Các nước Nam Á và Đông Á có xu hướng áp dụng mức thuế tương đối cao trong nông nghiệp, trongkhi mức thuế này trung bình thấp hơn nhiều ở các nước Mỹ Latinh và các nước phát triển Hàngnông sản vốn là nhóm mặt hàng nhạy cảm trong thương mại quốc tế Vì vậy, không dễ đạt được thỏathuận về mở cửa thị trường và cắt giảm các hình thức trợ cấp cho loại hàng hoá này
Nam Á là các nước thường có mức độ phát triển kinh tế thấp hơn lại có xu hướng sử dụng cácbiện pháp thuế quan như một cách chính để bảo vệ nền kinh tế nội địa Các nước này thường sửdụng thuế quan để bảo vệ các mặt hàng, thị trường có ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực Cácngành này thường được sở hữu hoặc định hướng bởi các cá nhân hoặc tổ chức có ảnh hưởng lớn.Các cá nhân, tổ chức này thường sẽ thúc đẩy việc sử dụng hàng rào thuế quan để tránh việc cạnhtranh với các công ty quốc tế Trong khi đó các nước phát triển thường không hoặc ít bị ảnh hưởng
về mặt chính trị bởi các bên hơn vì vậy thường sẽ sẵn sàng tham gia vào các hiệp định song và đaphương hơn để giảm thiểu thuế quan
Các khu vực có nguồn thu nhập thấp như Nam Á thường có trình độ phát triển kinh tế, chínhtrị thấp Vì vậy, các quốc gia này sẽ thường xuyên gặp khó khăn khi phải thu thuế nội địa Trong khi
đó, các dòng thương mại quốc tế thường dễ dàng để kiểm soát hơn Do đó, các nước có nền kinh tếthu nhập thấp như Nam Á thường đặt mức thuế quan cao với mục đích sử dụng nguồn thuế từthương mại quốc tế là nguồn tiền chính cho ngân sách quốc gia
Đối với chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong nước, nhiều nước, nhất là EU, Nhật Bản,Hàn Quốc đã bảo vệ quan điểm của mình mà theo đó, các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nhằm tạodựng một nền nông nghiệp đa chức năng không chỉ sản xuất ra của cải vật chất mà còn góp phần vàoviệc tăng việc làm, gìn giữ nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, gìn giữ văn hoá
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đều đang có xu hướng sử dụng thuế quan để bảo hộ chonền nông nghiệp nội địa Biện pháp này nhằm bảo vệ an ninh lương thực cho đất nước Ngoài ra, nócòn có mục đích bảo vệ và hỗ trợ lao động trong ngành nông nghiệp, ngành mà vốn được coi là cónhiều rủi ro không kiểm soát được và đặc biệt quan trọng đối với một quốc gia
Trang 17
Nguồn: The Hinrich FoundationHình ảnh này của The Hinrich Foundation, là phần thứ hai trong loạt bài gồm năm phần vềtính bền vững của thương mại, tìm hiểu xem nền kinh tế nào có mức thuế cao nhất và ít nhất, lấy dữliệu từ Chỉ số Thương mại Bền vững năm 2022 do Quỹ Hinrich phối hợp với Trung tâm Cạnh tranhThế giới IMD thực hiện
Thuế quan có hại là bất kỳ thuế quan nào phân biệt đối xử với lợi ích thương mại nước ngoài
Nó loại trừ những hành vi được thực hiện vì động cơ cao hơn không thể tranh cãi, chẳng hạn nhưcác biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Trang 18Cho đến nay, Hoa Kỳ có nhiều mức thuế nhất, một phần do chiến tranh thương mại Mỹ Trung bắt đầu vào năm 2018 Một số sản phẩm của Trung Quốc phải chịu mức thuế 25%, bao gồmphụ tùng ô tô, đồ nội thất và chất bán dẫn Kể từ tháng 8 năm 2022, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ TrungQuốc đối với các sản phẩm bị đánh thuế nặng này thấp hơn 22% so với mức trước chiến tranhthương mại Mặt khác, nhập khẩu các sản phẩm Trung Quốc không phải chịu thuế của Hoa Kỳ caohơn 50% Trong khi đó, Trung Quốc cũng đánh thuế quan của riêng mình đối với các sản phẩm củaHoa Kỳ Tuy nhiên, số lượng thuế quan của Trung Quốc chỉ bằng 1/6 mức thuế có hại mà Hoa Kỳ
-có hiệu lực Nhưng trong vài thập kỷ qua, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và giảm thuế suất đã góp phần đưa nước này trở thành đối tác thương mại lớn nhất thế giới.Mặt khác, Hồng Kông có chính sách thương mại tự do Đây là nền kinh tế duy nhất không cóthuế quan Nền kinh tế Hồng Kông phụ thuộc nhiều vào thương mại và là thực thể thương mại hànghóa lớn thứ sáu vào năm 2021
2.3 Tình hình áp dụng thuế quan tại Việt Nam
2.3.1 Các biện pháp thuế quan chủ yếu đang được áp dụng ở Việt Nam
Tính đến 2022 các biểu thuế liên quan đến hàng hóa XK, NK: Tổng cộng 25 biểu thuế (gồm:Biểu thuế XK, Biểu thuế NK thông thường, Biểu thuế NK ưu đãi, Biểu thuế GTGT, Biểu thuếTTĐB, Biểu thuế BVMT & 16 Biểu thuế NK ưu đãi đặc biệt, 03 biểu thuế XK ưu đãi của VN thamgia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương)
Thuế xuất khẩu
Thuế suất xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào loại hàng hóa được xuất khẩu và quốc giađích đến Đối với hàng hóa có mức thuế xuất khẩu hiện tại tương đối cao, Việt Nam cam kết mứcthuế xuất khẩu tối đa là 20% trong thời gian tối đa 5 năm (chỉ quặng mangan có mức thuế tối đa là10%) Hầu hết hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được miễn thuế, chỉ một số mặt hàng mới phải chịuthuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu (dao động từ 0% - 45% và được tính theo giá giao hàng tự do(FOB)) chỉ được tính trên một số mặt hàng, chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, lâmsản và kim loại phế liệu
Thuế nhập khẩu
Thuế suất thuế NK bao gồm thuế suất thông thường được quy định trong Biểu thuế và thuếsuất ưu đãi do Chính phủ quy định để áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ từ những nước có ký kếtcác điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt Nam Đặc biệt, biểu thuế NK được xây dựngdựa trên Danh mục mô tả và mã hàng hoá của Tổ chức Hải quan thế giới thay thế cho Danh mụchàng hoá theo Hội đồng Tương trợ Kinh tế (Khối SEV) trước đây Thuế suất thuế nhập khẩu đượcchia thành 3 loại:
- Thuế suất thông thường: đối với hàng hóa không chịu thuế suất ưu đãi hoặc ưu đãi đặc biệt
Trang 19Mức ưu đãi: đối với hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quy chế tối huệ quốc (MFN) vớiViệt Nam Hiện tại, có trên 172 nước có thỏa thuận MFN với Việt Nam, tham khảo danhsách các nước có MFN tại Công văn 8678/TCHQ-TXNK ngày 09/9/2016)
- Mức ưu đãi đặc biệt: đối với hàng hóa từ các nước đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA)với Việt Nam Ví dụ: ACFTA (ASEAN - TRUNG QUỐC); ATIGA (ASEAN – VIỆT NAM);AANZFTA (ASEAN - ÚC – NIUDILÂN); AIFTA (ASEAN - ẤN ĐỘ); VJEPA (VIỆT NAM
- NHẬT BẢN); AJCEP (ASEAN - NHẬT BẢN); AKFTA (ASEAN - HÀN QUỐC); VKFTA(VIỆT NAM - HÀN QUỐC); VCFTA (VIỆT NAM - CHI LÊ)
Biểu thuế xuất khẩu Việt Nam 2023 của một số mặt hàng XNK
Nguồn: Tổng cục hải quan
Biểu thuế xuất khẩu Việt Nam 2023 của một số mặt hàng XNK
Nguồn: Tổng cục hải quan
Trang 20Nội dung biểu thuế XNK 2023 bao gồm danh mục hàng hóa XNK Việt Nam, Các biểu thuếliên quan, Các quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, Các chínhsách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ, Ngành (Tổng cộng 82 loại chính sáchquản lý đối với hàng hóa XK, NK.) Ví dụ về thuế suất một vài mặt hàng nông sản tại Việt Namtrong biểu thuế XNK Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng thông qua việc thamgia vào các tổ chức thương mại lớn trên thế giới và khu vực, ký kết các hiệp định tự do hóa thươngmại cùng với các cam kết về cắt giảm thuế quan Điển hình như Hiệp định của WTO, Hiệp địnhRCEP, Hiệp định EVFTA.
Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định WTO
Sau khi trở thành thành viên của WTO, ngày 8-11 Bộ Tài chính đã công bố Biểu cam kết vềhàng hóa của Việt Nam trong WTO Theo Biểu này thì Việt Nam cam kết ràng buộc với toàn bộBiểu thuế nhập khẩu hiện hành gồm 10.600 dòng thuế; thuế suất cam kết cuối cùng có mức bìnhquân giảm đi 23% so với mức thuế bình quân hiện hành của biểu thuế (từ 17,4% xuống còn 13,4%),thời gian thực hiện sau 5- 7 năm; Một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ trên 20%, 30% sẽ đượccắt giảm thuế ngay khi gia nhập Những nhóm mặt hàng có cam kết cắt giảm thuế nhiều nhất baogồm: Dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc thiết bị điện- điện tử; đốivới lĩnh vực nông nghiệp, mức cam kết bình quân là 25,2% vào thời điểm gia nhập và 21% sẽ làmức cắt giảm cuối cùng; đối với lĩnh vực công nghiệp, mức cam kết bình quân vào thời điểm gianhập là 16,1% và mức cắt giảm cuối cùng là 12,6% Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối vớinềnkinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ôtô – xe máy… vẫn duy trì được mứcbảo hộ nhất định
Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuếxuống 0% hoặc mức thấp, loại bỏ các hạn chế định lượng và xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu đối với hàngđộng sản cũng như rất nhiều khoản trợ cấp trong nước khác
Trang 21Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định RCEP
Hiệp định RCEP tạo ra thị trường lớn đầy tiềm năng cho xuất khẩu khi tiến tới loại bỏ ít nhất92% dòng thuế nhập khẩu, ngoài ra còn gắn doanh nghiệp Việt Nam với mạng lưới sản xuất vàchuỗi cung ứng lớn trong khu vực
Lộ trình cắt giảm thuế quan nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác trong RCEP
Trang 22Theo cam kết của Việt Nam tại Hiệp định, Việt Nam có 06 biểu lộ trình cam kết thuế quan đốivới 06 nước/nhóm nước, bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Trung Quốc và HànQuốc.
Hiện tại, các Hiệp định thương mại tự do ASEAN Cộng hiện hành (mà Việt Nam là thànhviên) đã và đang đưa ra những ưu đãi về tự do hóa thuế quan ở mức tương đối cao Hiệp định RCEPđược xây dựng dựa trên các cam kết cắt giảm thuế quan đã có và sẽ xóa bỏ khoảng 90% thuế nhậpkhẩu trong vòng 20 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực Lộ trình cam kết về thuế quan của ViệtNam cũng như của các nước trong Hiệp định RCEP có thời hạn dài nhất là 25 năm
Hầu hết các bên sẽ thực hiện xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định RCEP có hiệu lực đối vớilượng lớn số dòng thuế (từ 64%-82% số dòng thuế) Hầu hết các mặt hàng đã được xóa bỏ thuế quan(mức thuế quan bằng 0%) chỉ còn một số mặt hàng vẫn đánh thuế như thuốc lá và các nguyên liệuvật phẩm liên quan, xăng dầu nguyên nhiên liệu, sắt thép cao su, đồ uống có cồn, Dưới đây là ví
dụ về % thuế quan của mặt hàng đồ uống và các nguyên liệu liên quan, có thể thấy các mặt hàng đồuống có cồn, có hương liệu vẫn bị đánh thuế vì không tốt cho sức khỏe
Asean xtrây-lia
Ốt-TrungQuốc
Nhậtbản
NiuDi-lân
HànQuốc
Chương 22
Đồ uống, rượu và giấm
2201 Nước, kể cả nước khoáng tự nhiên hoặc nhân
tạo và nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc
chất tạo ngọt khác hoặc hương liệu; nước đá
Trang 2322019090 - - Loại khác 0 0 0 0 0
2202 Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã
pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hoặc
hương liệu, và đồ uống không chứa cồn khác,
không bao gồm nước quả ép, nước ép từ quả
hạch (nut) hoặc nước rau ép thuộc nhóm
20.09
220210 - Nước, kể cả nước khoáng và nước có ga, đã
pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hoặc
hương liệu:
22021020 - - Nước tăng lực có hoă «c không có ga:
2202102010 - - - Có ga, có hương liệu 28 28 28 28,6 28 28
22021030 - - Nước khoáng xô đa hoă «c nước có ga, loại
khác, có hương liê «u
22029910 - - - Đồ uống chứa sữa tiệt trùng có hương liệu 24 24 24 24,5 24 24
22029920 - - - Đồ uống sữa đậu nành 24 24 24 24,5 24 24
22029930 - - - Đồ uống từ nước dừa 24 24 24 24,5 24 24
22029940 - - - Đồ uống có chứa cà phê hoặc đồ uống có
hương liệu cà phê
16 16 16 16,4 16 16
22029950 - - - Đồ uống không có ga khác dùng ngay 24 24 24 24,5 24 24
Trang 24được không cần pha loãng
Biểu thuế một số loại đồ uống xuất khẩu của Việt Nam theo hiệp định RCEP, cập nhập năm 2023
Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA
Đối với thuế nhập khẩu :
EVFTA có cam kết mạnh về ưu đãi thuế nhập khẩu, cụ thể là loại bỏ thuế nhập khẩu đối vớiphần lớn hàng hóa từ một bên nhập khẩu vào bên kia (từ EU nhập khẩu vào Việt Nam và ngược lại),đối với Việt Nam cam kết ưu đãi thuế quan cho hàng hóa EU nhập khẩu theo lộ trình như sau: (1)Xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5%kim ngạch xuất khẩu hiện tại của EU sang Việt Nam; (2) Sau 7 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối vớitổng cộng 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam; (3)Sau 10 năm, sẽ xóa bỏ thuế quan đối với tổng cộng 98,3% số dòng thuế, tương đương 99,8% kimngạch xuất khẩu của EU sang Việt Nam; (4) Khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại Việt Nam cam kếtdành hạn ngạch thuế quan như cam kết WTO, hoặc áp dụng lộ trình xóa bỏ đặc biệt (như thuốc lá,xăng dầu, bia, linh kiện ô tô, xe máy)
Đối với thuế xuất khẩu:
Việt Nam và EU cam kết không áp dụng bất kỳ loại thuế, phí xuất khẩu nào trừ các trường hợpđược bảo lưu rõ (theo đó, chỉ Việt Nam có bảo lưu về vấn đề này, EU không có bảo lưu nào) Theonguyên tắc này, trừ các trường hợp có bảo lưu (của Việt Nam), Việt Nam và EU sẽ không áp dụngloại thuế, phí nào riêng đối với hàng xuất khẩu mà không áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa, không
áp dụng mức thuế, phí đối với hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng cho hàng tiêu thụ nội địa Bảolưu của Việt Nam về áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU với các nội dung chủyếu về việc Việt Nam duy trì đánh thuế xuất khẩu đối với 57 dòng thuế, gồm các sản phẩm như cát,
đá phiến, đá granit, một số loại quặng và tinh quặng, dầu thô, than đá, than cốc, vàng,
EVFTA 2023 (%)
2601 Quặng sắt và tinh quặng sắt, kể cả pirit sắt đã nung.
- Quặng sắt và tinh quặng sắt, trừ pirit sắt đã nung:
260111 - - Chưa nung kết:
26011110 - - - Hematite và tinh quặng hematite 26,6
Trang 2526020000 Quặng mangan và tinh quặng mangan, kể cả quặng mangan
chứa sắt và tinh quặng mangan chứa sắt với hàm lượng mangan
từ 20% trở lên, tính theo trọng lượng khô. 20
26040000 Quặng niken và tinh quặng niken:
Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện EVFTA năm 2022
Trang 26hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ,người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.Tính đến 2020, Việt Nam đã điều tra 9 mặt hàng và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với 8mặt hàng Các mặt hàng chủ yếu có nguồn gốc xuất xứ từ các nước châu Á, đặc biệt là từ TrungQuốc Đa số các mặt hàng chịu thuế chống bán phá giá là các mặt hàng nhóm kim loại Bên cạnhthuế chống bán phá giá, thuế tự vệ cũng đang được áp dụng trong quản lý thuế ở Việt Nam Tính đếnnăm 2020 Việt Nam áp dụng thuế tự vệ đối với 4 mặt hàng.
Trong năm nay, Cục Phòng vệ thương mại cho biết Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định
số 235/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩmbàn, ghế từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và chấm dứt điều tra áp dụng biện phápchống bán phá giá đối với một số sản phẩm bàn ghế từ Malaysia
Trang 27Theo đó, mức thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từTrung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn Quyết định có hiệu lực
từ ngày 13/02/2023
2.3.2 Đối tượng áp dụng biện pháp thuế quan của Việt Nam
Ở Việt Nam, thuế quan đánh vào mặt hàng nông nghiệp khá cao và có những mặt hàng phảichịu thuế 100% như trà, cà phê, đồ uống, thuốc lá, và quần áo Chỉ duy nhất mặt hàng bông là đượcmiễn thuế 100% Các sản phẩm về công nghiệp được ưu đãi nhiều hơn so với các mặt hàng nôngnghiệp như máy móc chạy bằng điện với ưu đãi là 77,4%; chế tạo là 76,7% Do mặt, các ngành liênquan đến công nghiệp trong nước ta vẫn chưa phát triển mạnh nên phải nhập một số lượng lớn linhkiện, máy móc từ các đối tác nước ngoài
Thuế quan theo nhóm sản phẩm năm 2021 (Nguồn: Theo World Tariff Profiles)Theo số liệu năm 2021 về thuế MFN ở Việt Nam, một số sản phẩm được cắt giảm thuế caođiển hình là các loại máy móc, hóa chất và duy nhất bông là mặt hàng được miễn thuế 100% Do cácngành liên quan đến công nghiệp trong nước ta vẫn chưa phát triển mạnh nên phải nhập một sốlượng lớn linh kiện, máy móc từ các đối tác nước ngoài
Các sản phẩm nông nghiệp bị đánh thuế khá cao, một số sản phẩm không được miễn thuế baogồm: cà phê và trà, nước giải khát và thuốc lá, quần áo Điều này có thể lý giải do Nhà nước muốnbảo hộ ngành dệt may trong nước cũng như ngành cà phê Mặt khác không giảm thuế nước giải khát
và thuốc lá nhập khẩu nhằm hạn chế sự tiêu dùng trong nước
Trang 28Tổng MFN bình quân của Việt Nam được áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp và phi
nông nghiệp từ năm 2017-2021 (Nguồn: Theo World Tariff Profiles)Qua biểu đồ ta nhận thấy rằng đối với các sản phẩm nông nghiệp được Việt Nam đánh khácao, mức thuế suất MFN bình quân áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp luôn ở mức trên 16% trong 4năm gần đây nhất Còn đối với các sản phẩm phi nông nghiệp, MFN bình quân áp dụng luôn cânbằng giữ ở mức xấp xỉ 10%
Hiện nay, Việt Nam đang ra sức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm nông nghiệp đểgiúp nông dân được bảo vệ khi có sự cố, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn Có thể thấy, dù có lợi thế
và tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, số lượng sản phẩm nông sản đã xây dựng đượcthương hiệu và được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cả trong nước và quốc tế còn hạn chế.Việc này cũng đã được các ngành chức năng nhìn nhận
Tính đến đầu tháng 8 năm 2022, cả nước đã có 141 đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý các mặthàng nông lâm thủy sản, trong đó cấp chứng nhận cho 116 sản phẩm và 1.682 chứng nhận tập thể.Con số này vẫn còn thấp so với tiềm năng nông sản ở nước ta Nhiều chuyên gia cho rằng, việc chưa
có các quy định chi tiết về quản lý với đối tượng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể khiến xây dựng vàphát triển, bảo hộ nhãn hiệu nông sản còn khó khăn
Theo Cục sở hữu trí tuệ, tính đến tháng 3/2023, có 128 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại ViệtNam, trong đó có 13 chỉ dẫn địa lý của nước ngoài và 115 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam Có thể thấy,chưa có nhiều sản phẩm chế biến được bảo hộ chỉ dẫn địa lý Chủ yếu là sản phẩm hoa quả, chiếm35% tổng số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, thủy sản 14%, dược liệu 10%, sản phẩm từ cây công nghiệp10%, gạo 9% Hiện nay, số lượng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không ngừng tăng nhanh nhưng tậptrung chủ yếu vào các sản phẩm nông nghiệp
Trang 292.3.3 Xu hướng sử dụng biện pháp thuế quan tại Việt Nam và những tác động tới nền kinh tế
(Nguồn: ourworldindata.org)
Từ biểu đồ trên về mức thuế quan trung bình Việt Nam áp dụng đối với các sản phẩm nhậpkhẩu có thể dễ dàng nhận thấy mức thuế quan có xu hướng giảm dần qua từng năm trong giai đoạn1994-2020 Từ những năm 2005 ở mức trên 10% đến năm 2020 giảm xuống còn dưới 2% Nguyênnhân chính xuất phát từ việc Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế, tổ chức thương mại lớn trên thếgiới và trong khu vực cùng với việc ký kết hàng loạt các hiệp định thương mại nhằm cắt giảm thuếquan, tạo điều kiện mở cửa thị trường Các biện pháp thuế quan mà Việt Nam áp dụng đang ngàycàng
được giảm thiểu và dự kiến sẽ đạt đến mức 0% nhờ các Hiệp định Thương mại Tự do với các nước,khu vực khác nhau trên thế giới Tuy vậy, Việt Nam vẫn giữ thuế quan ở các lĩnh vực như thép, ôtô, để đảm bảo sự phát triển tích cực và ổn định trong thị trường nội địa Đây cũng là cơ hội để cácdoanh nghiệp trong nước chủ động, phát triển hơn trong tương lai khi không còn các biện pháp thuếquan để bảo hộ cho họ từ Nhà nước nữa nên các doanh nghiệp này cần phải không ngừng đổi mớicải tiến về mọi mặt từ năng suất đến chất lượng
Tác động tới nền kinh tế
Trang 30(Nguồn: onlinelibrary.wiley.com)Thuế suất MFN của Việt Nam cũng có xu hướng giảm đồng thời thương mại Việt Nam pháttriển, GDP tăng qua các năm cũng cho thấy việc giảm thuế quan, mở cửa thị trường đem lại hiệu quảtích cực cho nền kinh tế.
Giảm thuế suất thuế nhập khẩu tác động đến nhập khẩu, xuất khẩu
Thuế quan được cắt giảm làm gia tăng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu ViệtNam Khi áp dụng cắt giảm thuế quan khi thực thi EVFTA Tổng giá trị xuất khẩu tăng thêm của cácngành này khoảng 115,83 triệu USD đối với kịch bản thuế giảm ngay về 0% hoặc khoảng 13,90triệu USD đối với kịch bản thuế giảm theo lộ trình Tổng giá trị nhập khẩu tăng thêm của 6 nhómsản phẩm gồm xe cơ giới; đồng cơ, máy phát; nhựa; dược phẩm; các thiết bị quang học là khoảng243,77 triệu USD khi cắt giảm ngay về 0% và 29,26 triệu USD khi thực hiện cắt giảm theo lộ trình.Chênh lệch về giá trị nhập khẩu tăng thêm ở 2 kịch bản khá lớn, cho thấy khi dỡ bỏ hoàn toàn ràocản thuế quan thì hàng nhập khẩu đổ vào thị trường Việt Nam sẽ tăng mạnh
Giảm thuế suất thuế nhập khẩu tác động đến nguồn thu ngân sách Nhà nước
Thuế quan ở nước ta luôn đóng vai trò quan trọng trong việc thu ngân sách quốc gia (chiếmkhoảng 30% tổng thu ngân sách) Theo Tổng cục Hải quan, tổng thu tăng ngân sách cao là do một sốmặt hàng có giá nhập khẩu mạnh, như dầu thô, xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, sắt thép, quặng sắt, chấtdẻo nguyên liệu Số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng dù tình hình dịch bệnhkéo dài trong năm 2020
Ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất:
Thuế nhập khẩu có vai trò quan trọng trong việc bảo hộ thị trường nội địa, đặc biệt là bảo hộcác ngành công nghiệp non trẻ Thuế quan nhập khẩu sẽ làm tăng giá hàng hóa, do vậy sẽ khuyếnkhích các nhà sản xuất trong nước, góp phần ổn định thị trường nội địa, tạo tâm lý an tâm cho DN
Trang 31sản xuất trong nước, tăng thu cho NSNN Tuy nhiên, điều đó cũng sẽ làm giảm khả năng cạnh tranhcủa hàng hóa sản xuất trong nước, tạo ra sự ỷ lại vào Nhà nước bảo hộ của các doanh nghiệp sảnxuất trong nước
Ví dụ khi thực hiện EVFTA, Nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu, người tiêu dùng tại Việt Nam đượctiêu dùng hàng nhập khẩu với giá rẻ hơn Tổng thặng dư tiêu dùng từ các ngành khi thuế suất đượccắt giảm về 0% là khoảng 14,04 triệu USD và 2,04 triệu USD khi cắt giảm theo lộ trình Giá trịthặng dư tiêu dùng lớn nhất là sản phẩm ô tô nguyên chiếc (HS 87), chiếm khoảng 90% tổng giá trịthặng dư tiêu dùng của các ngành Ngành dược phẩm cũng đem lại giá trị thặng dư tiêu dùng caocho Việt Nam Ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành vốnkhông có lợi thế cạnh tranh (Ô tô nguyên chiếc và Dược phẩm) sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ EU.Trong đó, giá trị thặng dư sản xuất mất đi lớn nhất thuộc về ngành dược phẩm (240,90 ngàn USD).2.3.4 Luật về thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam
LUẬT THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU 107/2016/QH13
Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam gồm 5 chương và 22 điều, trong đó:
Chương I: Những quy định chung, gồm 4 điều:
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Điều 2 Đối tượng chịu thuế
Điều 3 Người nộp thuế
Điều 4 Giải thích từ ngữ
Chương II: Căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế và biểu thuế, gồm 7 điều:
Điều 5 Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuếtheo tỷ lệ phần trăm
Điều 6 Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuếtuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp
Điều 7 Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan
Điều 8 Trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế
Điều 9 Thời hạn nộp thuế
Điều 10 Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất
Điều 11 Thẩm quyền ban hành biểu thuế, thuế suất
Chương III THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ, THUẾ CHỐNG TRỢ CẤP, THUẾ TỰ VỆ Điều 12 Thuế chống bán phá giá
Trang 321 Điều kiện áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Hàng hóa nhập khẩu bán phá giá tại Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;b) Việc bán phá giá hàng hóa là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngànhsản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
2 Nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá:
a) Thuế chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạnchế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải căn cứ vàokết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam;
d) Việc áp dụng thuế chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trongnước
3 Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có
hiệu lực Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn
Điều 13 Thuế chống trợ cấp
1 Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp:
a) Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sảnxuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
Trang 33a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặctương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranhtrực tiếp được sản xuất trong nước;
b) Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại điểm a khoản nàygây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hànghóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
2 Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
a) Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệthại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khảnăng cạnh tranh;
b) Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạmthời;
c) Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hànghóa
3 Thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với điều kiện vẫn cònthiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và
có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnhtranh
Điều 15 Áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
1 Việc áp dụng, thay đổi, bãi bỏ thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ được thựchiện theo quy định của Luật này và pháp luật về chống bán phá giá, pháp luật về chống trợ cấp, phápluật về tự vệ
2 Căn cứ mức thuế, số lượng hoặc trị giá hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế chống bán phá giá,thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, người khai hải quan có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo quyđịnh của pháp luật về quản lý thuế
3 Bộ Công thương quyết định việc áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ
4 Bộ Tài chính quy định việc kê khai, thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp,thuế tự vệ
5 Trường hợp lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vàocác Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệkhác phù hợp
Chương IV: Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gồm 4 điều:
Điều 16 Miễn thuế