1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đến việt nam cơ hội và thách thức đối với việt nam trong cuộc hội nhập cuộc cách mạng 4 0

48 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Tác Động Của Cuộc Cách Mạng Công Nghệ Lần Thứ 4 Đến Việt Nam. Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Việt Nam Trong Cuộc Hội Nhập Cuộc Cách Mạng 4.0
Tác giả Phạm Thu Trang, Vũ Quỳnh Trang, Lê Thị Trà, Lê Ngọc Trâm, Hoàng Ngọc Trường, Nguyễn Thanh Tuyến, Lê Thị Tuyết, Ngô Thanh Vân, Lê Thảo Vi, Mỗ Thị Yến, Nguyễn Thị Yến, Trịnh Kim Yến, Phạm Thị Thoa, Phạm Quỳnh Nhi
Người hướng dẫn Giảng Viên: Hoàng Thị Thúy
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 5,44 MB

Nội dung

Nhƣ một xu thế tất yếu không thể đảo ngƣợc, sự phát triển thần kỳ nhƣ vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng của nó làm nên cuộc cách mạng trong công nghiệp đã và đan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

NAM TRONG CUỘC HỘI NHẬP CUỘC CÁCH MẠNG 4.0

Giảng viên: Hoàng Thị Thúy Nhóm thực hiện: Nhóm 9

Mã lớp học phần: 231_HCMI0131_04

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1 Sơ lược về cách mạng công nghiệp (CMCN) 5

1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp 5

1.2 Sơ lược về lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp 5

2 Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 7

2.1 Khái niệm và sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0 7

2.2 Đặc điểm và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 7

2.3 Các lĩnh vực chịu sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 8

2.4 Xu hướng phát triển công nghệ 4.0 trên thế giới 10

2.5 Đánh giá sự sẵn sàng của Việt Nam cho CMCN 4.0 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA CMCN 4.0 ĐẾN VIỆT NAM 12

1 Thực trạng Việt Nam với CMCN 4.0 12

1.1 Thực trạng Việt Nam trong cuộc i nhập CMCN 4.0 hộ 12

1.2 Định hướng của nhà nước về hội nhập CMCN 4.0 14

2 Tác động của CMCN 4.0 đến Việt Nam 15

2.1 Tác động tới kinh tế 15

2.2 Tác động tới xã hội 17

2.3 Tác động đến các ngành và lĩnh vực 19

2.4 Tác động đến môi trường 24

2.5 Ảnh hưởng đến v n hóa 26

2.6 Tác động tới an ninh chính trị- 28

3 Thành tựu, cơ hội phát triển của Việt Nam với CMCN 4.0 28

3.1 Thành tựu của Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 28

3.2 Cơ hội phát triển của Việt Nam trong cuộc CMCN 4.0 29

4 Một số thách thức đối với Việt Nam với CMCN 4.0 34

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ KHAI THÁC CÁC CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA THÁCH THỨC CỦA VIỆT NAM TỪ CMCN 4.0 37

1 Xác định các mục tiêu phát triển của Việt Nam với CMCN 4.0 37

2 Một số kiến nghị để khai thác cơ hội 39

3 Giải pháp vượt qua thách thức 40

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

4

LỜI MỞ ĐẦU

ba Nhân loại đã trải qua cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật và hiện nay đang trong thời đại cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư một cuộc cách mạng chưa - từng có trong lịch sử với sự kết hợp kỳ diệu của công nghệ khiến cho lĩnh vực tưởng chừng như xa rời nhau dần trở nên hòa nhập đưa nhân loại lên một tầm cao mới của nền , văn minh Nếu như các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây diễn ra với tốc độ theo cấp số cộng th tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư này là theo cấp số ì nhân Như một xu thế tất yếu không thể đảo ngược, sự phát triển thần kỳ như vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và những ứng dụng của nó làm nên cuộc cách mạng trong công nghiệp đã và đang mang lại một diện mạo hết sức mới mẻ cho các quốc gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay có thể thấy đã và đang có những tác động nhất định đến Việt Nam trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực Do đó, việc làm rõ những tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến Việt Nam hiện nay để thấy được, đánh giá được một cách đúng đắn những cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này mang đến, để thấy được thực trạng chúng ta đang ở đâu và những giải pháp nào mà chúng ta cần thực hiện nhằm biến những thách thức thành cơ hội là một việc làm cần thiết Vì vậy nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Phân tích tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 đến Việt Nam Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong cuộc hội nhập cuộc cách mạng 4.0.”

Trang 5

C HƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Sơ lược về cách mạng công nghiệp (CMCN)

1.1 Khái niệm cách mạng công nghiệp

Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội

1.2 Sơ lược về lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp

: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế

kỷ XIX, mở đầu từ ngành dệt ở Anh, sau đó lan tỏa sang nhiều ngành sản xuất khác và tới nhiều nước khác, trước hết là Mỹ, các nước châu Âu và Nhật Bản Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất Cuộc cách mạng được chia thành 3 sự kiện chính là: Ngành dệt may: Vào năm 1784, Giêm Oát sáng chế máy hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt Ngành luyện kim: Henry Cort vào năm 1784 đã tạo ra cách luyện sắt đời đầu, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao dùng để luyện gang thành thép

Ngành giao thông vận tải: Năm 1804, William Murdoch đã chế tạo ra chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên dựa bằng hơi nước Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước và thay thế cho những mái chèo, cánh buồm Cuộc Cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại –

kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa, giúp thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp kéo dài 17 thế kỷ

Trang 6

6

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra từ khoảng năm 1870 và kết thúc vào năm 1914, khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra Cuộc Cách mạng diễn ra sôi nổi nhất tại Anh, Đức, Mỹ và một số quốc gia khác như Pháp, Ý, Nhật Bản

Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt Giai đoạn này được gọi

là giai đoạn của những phát minh, điển hình có thể kể đến như: điện thoại, đèn điện, máy đánh chữ vào những năm 1870; thép thay thế trong xây dựng vào những năm 1880; những năm 1990 là máy quay đĩa, động cơ đốt trong giúp tạo ra xe ô tô và chiếc máy bay đầu tiên Cuộc cách mạng lần thứ hai đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 hay còn gọi là cuộc cách mạng kỹ thuật số bắt đầu xuất hiện không lâu sau Thế chiến thứ 2, vào nửa sau thế kỷ XX, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa

sản xuất

Trọng tâm của cuộc Cách mạng này là sản xuất hàng loạt và sử dụng logic kỹ thuật số, MOSFET và chip mạch tích hợp, các công nghệ dẫn xuất bao gồm: máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980), điện thoại di động kỹ thuật số và Internet (thập niên 1990) Những phát minh từ cuộc Cách mạng này dần len lỏi và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Cuộc Cách mạng hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc Cách mạng này Nảy nở từ cuộc Cách mạng lần ba, cũng chính là tiền đề cho cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện

Trang 7

Đề cương

Lịch sử Đản… None

80

KIỂM TRA LỊCH SỬ ĐẢNG LẦN 1

5

Trang 8

7

2 Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0

2.1 Khái niệm và sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0

Trong hơn 75 năm qua, Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011 Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người

Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,

2.2. Đặc điểm và xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

về tốc độ: Trái ngược với các cuộc cách mạng công nghiệp trước, cuộc cách mạng này có gia tốc ngày càng lớn chứ không đều đặn về tốc độ CMCN 4.0 diễn ra theo cấp số nhân Những đột phá công nghệ diễn ra trong nhiều lĩnh vực với tốc độ rất nhanh và tương tác thúc đẩy nhau đang tạo ra một thế giới được số hóa, tự động hóa và ngày càng trở nên hiệu quả và thông minh hơn

về bề rộng và chiều sâu: Không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh mà còn có phạm vi rộng lớn, làn sóng ứng dụng công nghệ mới trong tất cả các lĩnh vực trải rộng từ vật lý đến lĩnh vực kỹ thuật số và công nghệ sinh học

sự tác động mang tính hệ thống: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư dẫn đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các quốc gia, doanh nghiệp, ngành công nghiệp và toàn xã hội

đề cương lịch sử đảng - ĐC

Đề cươngLịch sử Đản… None

30

Trang 9

tính tự động hóa cao độ là một trong những đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

hàm lượng công nghệ trong mỗi sản phẩm ngày càng cao, kinh tế tri thức trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp Mỗi sản phẩm ra đời đều là kết quả của những cải tiến, đổi mới không ngừng về công nghệ, hàm chứa trong đó là tri thức

Theo Klaus Schwab, có thể kể đến các xu hướng chính của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, được chia thành 3 nhóm vật chất, kỹ thuật số, sinh học

Nhóm vật chất: gồm xe tự hành, in 3D, robot tiên tiến và vật liệu mới;

Nhóm kỹ thuật số có biểu hiện chính là internet kết nối vạn vật;

Nhóm sinh học điển hình là công nghệ gen

2.3 Các lĩnh vực chịu sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những tác động to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường ở tất cả các cấp – toàn cầu, khu vực và trong từng quốc gia Các tác động này mang tính rất tích cực trong dài hạn, song cũng tạo ra nhiều thách thức điều chỉnh trong ngắn đến trung hạn

, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động đến tiêu dùng, sản xuất và giá cả Từ góc độ tiêu dùng và giá cả, mọi người dân đều được hưởng lợi nhờ tiếp cận được với nhiều sản phẩm và dịch vụ mới có chất lượng với chi phí thấp hơn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động tích cực đến lạm phát toàn cầu Nhờ những đột phá về công nghệ trong các lĩnh vực năng lượng (cả sản xuất cũng như sử dụng), vật liệu, Internet vạn vật, người máy, ứng dụng công nghệ in 3D (hay còn được gọi là công nghệ chế tạo đắp dần, có ưu việt là giúp tiết kiệm nguyên vật liệu và chi phí lưu kho hơn nhiều so với công nghệ chế tạo cắt gọt truyền thống v.v… đã giúp giảm mạnh áp lực chi phí đẩy đến lạm phát toàn cầu nhờ chuyển đổi sang một thế giới hiệu quả, thông minh và sử dụng nguồn lực tiết kiệm hơn

Từ góc độ sản xuất, trong dài hạn, cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ tác động hết sức tích cực Kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn tăng trưởng chủ yếu dựa

Trang 10

sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, với sự xuất hiện và tăng trưởng nhanh của nhiều doanh nghiệp tạo ra những công nghệ mới và sự thu hẹp, kể cả đào thải của các doanh nghiệp lạc nhịp về công nghệ

Chính vì vậy mà Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang vẽ lại bản đồ kinh

tế trên thế giới, với sự suy giảm quyền lực của các quốc gia dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên và sự gia tăng sức mạnh của các quốc gia dựa chủ yếu vào công nghệ và đổi mới sáng tạo

là tích cực trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường Các công nghệ giám sát môi trường cũng đang phát triển nhanh, đồng thời còn được hỗ trợ bởi Internet kết nối vạn vật, giúp thu thập và xử lý thông tin liên tục 24/7 theo thời gian thực

thông qua kênh việc làm trong trung hạn là điều đáng quan ngại nhất hiện nay Trong những thập niên gần đây, bất bình đẳng về thu nhập đã có xu hướng tăng nhanh, nổi bật là 1% số người giàu nhất nắm tài sản tương đương với 99% số người còn lại Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra lại càng làm khuếch đại thêm xu hướng này do lợi suất của ý tưởng tăng mạnh Lợi suất của kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng thúc đẩy hay bổ trợ cho quá trình số hóa, tự động hóa (bằng người máy hay bằng phần mềm – tức là trí tuệ nhân tạo có khả năng tự học) cũng tăng mạnh Nhóm lao động chịu tác động mạnh nhất là lao động giản đơn, ít kỹ năng do rất dễ bị thay thế bởi người máy và do vậy có giá đang giảm nhanh Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng trên toàn cầu, làm doãng chênh lệch về thu nhập

và tài sản giữa một bên là lao động ít kỹ năng hay có kỹ năng dễ bị người máy thay thế

Trang 11

chiếm tuyệt đại bộ phận người lao động, và bên kia là những người có ý tưởng hay kỹ năng bổ trợ cho quá trình tự động hóa và số hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh

2.4 Xu hướng phát triển công nghệ 4.0 trên thế giới

Công nghiệp 4.0 bao gồm nhiều công nghệ và mô hình liên quan Một số mô hình mới nổi này là Nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), Lập kế hoạch tài nguyên doanh nghiệp, Internet vạn vật (IoT), Internet vạn vật công nghiệp (IIoT) , trí tuệ nhân tạo (AI),

in 3D, Hệ thống vật lý điện tử, sản xuất dựa vào đám mây, nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh, dữ liệu lớn, v.v Những tính năng này không chỉ tương quan cao với các công nghệ internet và thuật toán tiên tiến Song cũng chỉ ra rằng đó là một quá trình

xử lý thông tin giá trị gia tăng và giá trị gia tăng công nghiệp

Trong Công nghiệp 4.0, những nơi quan trọng mà các đối tượng giao tiếp với nhau là các nhà máy thông minh Chúng được trang bị những công nghệ thông minh, gọi

là Dark Factory nhà máy thông minh có khả năng sản xuất, vận hành tự động hóa hoàn - toàn và hoạt động 24/7 Từ Dark tối ở đây ý chỉ không cần sự xuất hiện của con người - nhưng việc sản xuất vẫn diễn ra xuyên suốt và được vận hành một cách thông minh Nhà máy tối đầu tiên của Trung Quốc, sản xuất các mô đun điện thoại di động, giảm 90%, -trong khi tỷ lệ tạo thành sản phẩm bị lỗi giảm từ 25% xuống 5%

2.5 Đánh giá sự sẵn sàng của Việt Nam cho CMCN 4.0

Việt Nam đã có các chính sách phát triển kinh tế tri thức, công nghệ cao, mặc dù các chính sách đó có thể chưa trực tiếp liên quan nhiều đến CMCN 4.0 Theo đó, các Đề

án “Thanh toán không dùng tiền mặt” của Ngân hàng Nhà nước; “Số hóa” của Bộ Thông tin và Truyền thông; “Đổi mới công nghệ” của Bộ Khoa học & Công nghệ… và các chỉ thị của các cấp cao hơn

Theo giới phân tích, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là trong các lĩnh vực: Công nghệ gốc, công nghệ nguồn, nhân lực chất lượng cao; chính sách và

hạ tầng kỹ thuật số; quyền lực mềm, biên giới mềm, an ninh không gian mạng, tội phạm công nghệ cao, xuyên quốc gia…

Trang 12

11

Về công nghệ, do trình độ công nghệ của Việt Nam ở mức vừa phải và không đồng đều, nên khi tiếp cận với CMCN 4.0 sẽ rất khó khăn Tuy nhiên, đây cũng lại là thuận lợi, vì chúng ta không phải chi phí quá tốn kém để phá hủy cái cũ thay thế cái mới.Công nghệ năng lượng, vật liệu mới, in 3D sẽ ảnh hưởng lớn đến việc khai thác và

sử dụng tài nguyên, khi thế giới không còn phụ thuộc quá nhiều vào các hoạt động như khai thác, quặng, than, dầu khí… Theo dự báo, 20 năm tới, sẽ có từ 70 - 75% những công việc đơn giản, thủ công sẽ bị thay thế, khiến hàng chục triệu lao động truyền thống bị thất nghiệp, đòi hỏi Nhà nước ta cần có sự chủ động ứng phó và kiểm soát tốt nhất để bảo đảm an ninh cho người dân và chủ quyền của đất nước

Trang 13

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA CMCN 4.0 ĐẾN VIỆT NAM

1 Thực trạng Việt Nam với CMCN 4.0

1.1 Thực trạng Việt Nam trong cuộc i nhập CMCN 4.0 hộ

Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu to lớn, từ một nước nghèo, kém phát triển đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp Trong 30 năm, tốc độ tăng trưởng kinh

tế luôn ở mức cao, trung bình 6% 7% năm Quy mô, trình độ công nghệ chung của nền kinh tế, của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, của hệ thống kết cấu hạ tầng đều tăng lên; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng hoàn thiện, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế Việt Nam đã thu hút được những nguồn vốn lớn từ trong và ngoài nước, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới

-Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam còn chưa hoàn thiện Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, dựa nhiều vào khai thác tự nhiên và lao động phổ thông giá rẻ, chuyển đổi chậm Các nguồn lực vốn, lao động, đất đai, tài nguyên khoa học công nghệ còn chưa được - huy động, phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả Năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của nhiều sản phẩm của Việt Nam còn thấp Nền công nghiệp có bước phát triển, nhưng quy mô còn nhỏ, trình độ còn thấp Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; trình độ công nghệ còn lạc hậu, phần lớn là của thời kỳ cách mạng công nghệ 2.0, chậm được đổi mới; năng suất lao động của Việt Nam chưa bằng 1/5 của Xin-ga-po, 1/3 của Thái Lan, 1/2 của Phi-líp-pin; Nội lực của nền công nghiệp yếu, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển; chưa có những ngành công nghiệp mũi nhọn có vai trò dẫn dắt nền kinh tế; nhiều ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển nhưng không đạt được mục tiêu đề ra Công nghiệp phần mềm khá phát triển cũng chỉ chủ yếu là gia công cho nước ngoài

Trang 14

13

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tháng 4-2017, Việt Nam tiếp cận với Cuộc CMCN 4.0 ở mức trung bình thấp, chỉ đạt 4,9/10 điểm về mức độ sẵn sàng với cách mạng 4.0 Điều này được đánh giá dựa trên những khía cạnh sau:

Trong khi nguồn nhân lực Việt Nam được đánh giá có ưu thế về các môn học STEM (Science Technology Engineering Math -

là môn học mà học sinh được học các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp), nhưng theo đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)

và Trường Đại học Cornell năm 2017, các chỉ số đánh giá của Việt Nam còn thấp Chẳng hạn, năm 2017 chỉ số về đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 47/127, mặc dù đã tăng 12 bậc so với năm 2016; về năng lực sáng tạo, Việt Nam xếp hạng 77/100; về đổi mới công nghệ, Việt Nam chỉ đứng ở vị trí 90/100

Trình độ công nghệ của Việt Nam thấp Điều này có thể thấy qua tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghệ trung bình và cao cấp của Việt Nam chỉ chiếm 30% trong tổng giá trị xuất khẩu, trong khi các nước trong khu vực là 80%, thấp như Philippines cũng chiếm 50% Với trình độ công nghệ ở mức thấp, năng suất lao động của Việt Nam không cao, chỉ bằng 4,4% Singapore, 17,4% Malaysia, 35,2% Thái Lan, 48,5% Philippines (năm 2015) Vì vậy, nguy cơ mất việc làm do áp dụng những tiến bộ của tự động hóa ở Việt Nam sẽ rất cao khía cạnh này, Việt Nam chỉ có ưu điểm duy nhất là mật độ thuê bao di động vượt xa các nước có mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN Năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam tăng lên 64 triệu, chiếm xấp xỉ 67% dân số

Chỉ số về công nghệ và đổi mới của Việt Nam ở mức thấp nhất với 3,1/10 điểm, đứng thứ 90/100

về công nghệ và đổi mới (Technology & Innovation); xếp thứ 92/100 về công nghệ nền (Technology Platform); xếp thứ 77/100 về năng lực sáng tạo; xếp hạng 70/100 về nguồn lực con người, xếp thứ 81/100 về lao động chuyên môn cao; xếp hạng 75/100 về chất lượng đào tạo đại học; đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chỉ chiếm 0,2% GDP, xếp hạng 82/100 nền kinh tế Tỷ lệ lao động có trình độ kỹ thuật cao trong ngành chế biến, chế tạo chỉ chiếm trung bình 9% (trình độ từ cao đẳng trở lên), trong khi với các

Trang 15

nước phát triển, tỷ lệ này là 40% 60% Dự đoán sẽ có 74% trong tổng số lao động - ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam có mức độ rủi ro cao, bị thay thế do tự động hóa Con số này cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực, như Phillipines (54%), Thái Lan (58%) và Indonesia (67%)

1.2 Định hướng của nhà nước về hội nhập CMCN 4.0

Theo Chiến lược, để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 50/NQ CP và Quyết định số -749/QĐ-TTg; cần đi theo các định hướng trọng tâm sau:

Xây dựng thể chế mới cho các công nghệ mới, mô hình, thực tiễn kinh doanh mới; Chính phủ số và

an toàn an ninh mạng

Phát triển internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu lớn; Xây dựng, nâng cấp hệ thống kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng

Mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo đại học, sau đại học và đào tạo nghề Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục phổ ; thông theo hướng tăng hoạt động thực hành, nhất là giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM)

Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực; đầu tư, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước (GovTech) và cung cấp dịch vụ công…

ia Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, cơ sở giáo dục đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu

để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ rô bốt, vật liệu tiên tiến, năng -

Trang 16

„thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay „thâm dụng” lao động

Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp chế tạo thâm dụng lao động

có định hướng xuất khẩu đang có tác động đáng kể đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Quá trình này giúp Việt Nam rút lao động ra khỏi nông nghiệp để chuyển sang làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ với năng suất và thu nhập cao hơn, qua

đó mở ra nhiều cơ hội để đất nước thực hiện hiệu quả quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng nhanh và bền vững hơn

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam Nhờ tiềm năng to lớn của chuyển đổi số và sự cải thiện đáng kể của các trụ cột chính để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và thể chế thời gian qua chính là điều kiện để Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo Thực tiễn cho thấy, các cuộc cách mạng khoa học công nghệ trước đều góp phần quan trọng vào thúc -

Trang 17

đẩy tăng trưởng kinh tế Theo nghiên cứu của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Pricewaterhousecoopers (PwC), công nghệ AI có thể làm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tăng 14% (tương đương 15,7 nghìn tỷ USD) vào năm 2030

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, quy mô lớn và chất lượng cao, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu Việt Nam (EVFTA), sẽ tạo điều kiện - tiếp cận thành tựu công nghệ sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, tạo cơ sở để Việt Nam có thể đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới Theo dự báo, tới năm 2030, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

có thể thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam từ 28,5 tỷ USD 62,1 tỷ USD, tương - đương 7% - 16% GDP

Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ cũng làm gia tăng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, kéo theo tăng thu nhập và dẫn đến sự gia tăng tiêu dùng dân cư, tăng đầu tư cho

cả nền kinh tế và tăng năng suất lao động Cùng với đó, nhờ ứng dụng công nghệ, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt Tất cả những yếu tố trên góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu

Tuy nhiên “cửa sổ cơ hội của cách mạng công nghệ thứ tư ” đó của Việt Nam đang bị thu hẹp lại dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ đang tăng tốc Trong trung đến dài hạn, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, bắt đầu phá vỡ nhiều phương thức sản xuất truyền thống trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, tạo ra những cơ hội và thách thức mới tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng và bất bình đẳng cũng như giảm nghèo ở nhiều quốc gia trên thế giới

Những công nghệ phá vỡ cũng đang làm thay đổi tương quan sức mạnh giữa các nhóm nền kinh tế trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, với vai trò của

Trang 18

17

các nền kinh tế “thâm dụng công nghệ” gia tăng trong tương quan so sánh với các nền kinh tế “thâm dụng tài nguyên” Các nền kinh tế “thâm dụng lao động” – cạnh tranh chủ yếu dựa trên lợi thế về lao động giá rẻ, trong đó có Việt Nam, cũng có xu hướng chịu ảnh hưởng bất lợi do quá trình số hóa và tự động hóa đang tăng tốc làm giảm đáng kể lợi thế này trong trung đến dài hạn

Ngoài ra, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tạo ra sức ép lớn đối với một số ngành, nhóm ngành, như năng lượng, công nghiệp chế tạo, dệt may, điện tử trong trung hạn Một số chuyên gia kinh tế nhận định, trong khi thế giới đang tiến vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tương ứng với trình độ cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ hai với công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động và chủ yếu tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở một số khâu đơn giản, giá trị gia tăng thấp như gia công, lắp ráp Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là các MSME phải đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số Trong báo cáo của Tập đoàn Cisco năm 2018 về chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á Thái Bình Dương cho thấy, các rào cản của MSME Việt - Nam bao gồm thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%)

2.2 Tác động tới xã hội

Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đã tạo ra những xáo trộn và thay đổi về mặt xã hội trên quy mô toàn cầu, nhưng kết quả đều làm gia tăng năng suất lao động, của cải vật chất, cải thiện sức khỏe

và đời sống tinh thần của mọi người dân, hay nói cách khác, các cuộc cách mạng công nghiệp đều góp phần phát triển phúc lợi xã hội cho nhân loại

Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tạo ra hàng loạt cải cách, điều chỉnh lớn về chính trị cũng như thể chế xã hội, như cách mạng dân chủ, quyền lợi công đoàn hay những thay đổi về luật thuế, an sinh xã hội Đặc biệt, với những tiến bộ đột phá gần đây, thế giới đã có thể ứng phó tốt hơn với các thách thức toàn cầu, như trong

Trang 19

lĩnh vực môi trường, công nghệ sinh học được ứng dụng vào xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường

Trong lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học cũng được ứng dụng để nghiên cứu, phát triển sản xuất các vắc xin thiết yếu, vắc xin thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và - -thuốc chữa bệnh Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID 19, việc sản xuất nhanh -chóng các loại vắc xin phòng, chống dịch bệnh cho thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của -ngành công nghệ sinh học Ngoài ra, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi về việc làm, cả về cơ cấu lẫn bản chất công việc với sự xuất hiện ngày càng đông đảo các tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thiết kế, văn hóa, nghệ thuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, y tế

Cuộc CMCN 4.0 sẽ giúp các quốc gia có cơ hội phát triển thịnh vượng hơn, kết nối và hội nhập nhanh chóng, đồng thời cũng phải đối diện với những thách thức về thất nghiệp, việc làm, bất bình đẳng, sự gia tăng tính dễ bị tổn thương cho các nhóm đối tượng trong xã hội Trong khi đó lực lượng lao động Việt Nam đang tăng lên nhanh chóng Vì thế yêu cầu về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của người lao động Việt Nam ngày càng cần được cải thiện là một tác động tích cực đối với người lao động giúp cho người lao đông luôn có đông lực và định hướng chính xác ,để không bị thụt lùi trước làn sóng của CNCM 4.0

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là vấn đề bất bình đẳng và chênh lệch phát triển, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang thúc đẩy phân công lao động theo hướng các ngành, nghề đòi hỏi khả năng đổi mới sáng tạo cùng với đó, giảm thiểu các công việc chân tay có thu nhập thấp và các công việc có tính chất lặp đi, lặp lại Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa cao, như chế tạo, điện thoại viên, người khai thuế, giám định bảo hiểm và một số ngành, nghề khác đã được thay thế một phần hoặc hoàn toàn Hệ quả là, một bộ phận người lao động đang làm các công việc này sẽ phải nghỉ việc hoặc tìm một công việc khác thay thế, có thể thất nghiệp trong một thời gian dài

Trang 20

do vậy chịu sự chi phối của giả thế giới, trong khi đó điện năng cơ bản là không

Từ 2006 đến nay, bên cạnh những bước phát triển mạnh mẽ, ngành Dầu khí còn tồn tại một số vấn đề trong quá trình phát triển, đặc biệt là việc ứng dụng khoa học công nghệ để gia tăng các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí Hiện Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp thành viên đang từng bước nỗ lực làm tốt quá trình chuyển đổi “số” để nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động Đây là nền tảng quan trọng để có thể ứng dụng được các thành tựu của CMCN 4.0 Trong đó, toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển tự động vào hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp như: Triển khai hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP); cải tiến nâng cấp các phần mềm, các ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý; triển khai Internet of Things (kết nối vạn vật); nghiên cứu ứng dụng robot trong các hoạt động vận hành, bảo dưỡng sửa chữa và dịch vụ đặc biệt khác có yếu tố nguy hiểm độc hại mà con người gặp khó khăn tiếp cận hoặc hiệu quả thấp…Đặc biệt quan trọng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã quan tâm đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao, có tư duy và

kỹ năng số để có thể tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Việt Nam, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời đã có những đột phá rõ rệt Tuy hiện nay công suất của các dự án đang hoạt động trong các lĩnh vực điện gió và điện mặt trời còn khá khiêm tốn song số lượng và công suất của các dự án đăng ký tăng vọt Về mặt địa lý, một số địa phương có nhiều nắng và gió ở miễn Trung và Tây

Trang 21

Nguyên như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Khánh Hòa hay ở miền Nam như Tây Ninh đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển các loại hình năng lượng này

Nhóm ngành công nghiệp chế tạo

Đây là nhóm ngành mà Việt Nam sẽ phải chịu tác động mạnh nhất Cụ thể, những tiến bộ vượt bậc trong quá trình tự động hóa và số hóa đã và đang giúp giảm mạnh chi phí chế tạo và vận hành người máy và do vậy làm tăng khả năng công nghiệp chế tạo , quay trở lại các nước phát triển để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn và các trung tâm R&D ở các nước này Tác động đến một số phân ngành cụ thể như sau:

Có một số đột phá công nghệ quan trọng đang vẽ lại bức tranh của ngành này trên phạm vi toàn cầu: công nghệ chế tạo đắp dần, máy chụp thân thể, thiết kế bằng máy tính giúp có thể sản xuất các sản phẩm hàng loạt các sản phẩm phù hợp với những thông số đơn lẻ của từng khách hàng; công nghệ nano giúp các sản phẩm dệt may, giày dép có thể tích hợp các chức năng theo dõi sức khỏe (đo nhịp tim, lượng calo giải phóng liên tục

…); tự động hóa khâu cắt và khâu may (sử dụng robots, trong khâu may còn được gọi là sewbots)

Việt Nam, ngành dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, một phần lớn nhờ đơn hàng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc theo chiến lược “Trung Quốc + 1” của các tập đoàn đa quốc gia do chi phí lao động ở quốc gia này tăng mạnh Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi nhanh chóng với đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh, và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể Công nhân trong các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam đang bị kẹt ở giữa trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn cầu, với một bên là nhân công rẻ hơn từ các nước Campuchia, Bangladesh, Myanmar v.v…, và bên kia là người máy đang được ứng dụng ngày một rộng rãi ở các nước phát triển và cả ở Trung Quốc Triển vọng của ngành dệt may hiện nay hết sức bấp bênh, dẫn đến việc các doanh nghiệp hiện đang hoạt động kêu gọi không đầu tư thêm vào ngành này nữa

Trang 22

21

Ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam hiện nay có khoảng 510.000 lao động đang làm việc trong ngành, với khoảng 66% là lao động nữ, và khoảng 6,7% có trình độ chỉ ở mức tiểu học, và chỉ khoảng 13,5% từ 36 tuổi trở lên Ngành điện tử trong những năm gần đây có những tiến bộ vượt bậc nhờ sự hiện diện của các tập đoàn đa công nghệ

đa quốc gia dẫn dắt các chuỗi giá trị toàn cầu Các tập đoàn này đã thực hiện chiến lược

“Trung Quốc + 1” – chuyển dịch các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc (để tránh chi phí lao động đang tăng nhanh tại quốc gia này) để đến những địa điểm gần với Trung Quốc (để hướng vào thị trường tiêu thụ khổng lồ với tầng lớp trung lưu có quy mô lớn nhất nhì thế giới) Với lợi thế tương đối về lao động giá rẻ, và vị trí địa kinh tế rất thuận lợi, Việt Nam đã hưởng lợi nhiều từ quá trình này, là ngôi sao đang lên trong con mắt các nhà bình luận quốc tế nhờ xuất khẩu điện tử tăng mạnh

Nhóm ngành dịch vụ

- Việt Nam, theo số liệu của Điều tra Lao động việc làm, số lượng nhân viên của các ngân hàng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm vừa qua, tuy có phần chậm lại Điều này hoàn toàn đi ngược lại xu hướng của thế giới Tuy một số ngân hàng

đã phải cắt giảm nhân lực, nhưng số người nghỉ việc vẫn chưa đáng kể Tuy các sản phẩm ngân hàng kết hợp với kỹ thuật mới đã và đang được đầu tư triển khai, và dịch vụ ngân hàng điện tử được triển khai ở tất cả các ngân hàng, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế Lượng khách hàng sử dụng các sản phẩm này vẫn chiếm phần nhỏ Thói quen dùng tiền mặt cũng như tâm lý e ngại việc bảo mật thông tin cá nhân, và lo sợ bị mất cắp thông tin tài khoản khi sử dụng dịch vụ Internet banking của người dân khiến các loại hình dịch vụ này chưa phát triển mạnh

Tuy nhiên, tình hình có thể sẽ thay đổi trong thời gian tới Một số ngân hàng thương mại lớn như Vietinbank, VPBank v.v… đang khuyến khích sử dụng các dịch vụ của Internet banking bằng việc thưởng thêm lãi suất cho những người gửi tiết kiệm sử dụng dịch vụ này Sự nhập cuộc của các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và những người trẻ tuổi dễ dàng tiếp thu sử dụng công nghệ mới cũng thúc đẩy quá trình này

Trang 23

Đây là ngành có nhiều triển vọng, có nhiều tiềm năng đóng vai trò ngày một to lớn hơn ở Việt Nam vì một số lý do Thứ nhất, mặc dù thương mại toàn cầu có xu hướng suy giảm rõ nét kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngành du lịch toàn cầu lại

có xu hướng tăng trưởng tốt, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục được duy trì trong tương lai Thứ hai, ngành này ít chịu ảnh hưởng của quá trình tự động hóa Thứ ba, các sản phẩm du lịch cũng mang tính chuyên biệt, gắn với giá trị văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, bởi vậy nên ít chịu áp lực cạnh tranh quốc tế hơn so với nhiều ngành khác Thách thức đối với ngành lại là: làm thế nào có thể sử dụng hiệu quả nhất những công nghệ hiện đại để giúp đẩy mạnh tiếp thị, khuếch trương hình ảnh ở trong nước cũng như ra quốc tế, giảm bớt chi phí v.v… để tiếp tục thúc đẩy ngành này phát triển, cũng như nâng giá trị gia tăng của các sản phẩm du lịch

Ngành giáo dục đào tạo không chỉ chịu sự ảnh hưởng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư nói riêng và tiến bộ công nghệ nói chung mà còn có tác động ngược lại Tuy nhiên, trong bối cảnh của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam còn có nhiều bất cập so với yêu cầu

, trong một thế giới hiện đại do công nghệ dẫn dắt, chính phủ của nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước có nền công nghệ tiên tiến nhất như Mỹ và Nhật, đã

có chính sách ưu tiên rõ rệt cho các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (Science, Technology, Engineering and Mathematics, viết tắt là STEM) Kết quả là những sinh viên mới, đặc biệt là sinh viên nước ngoài chuyển hướng mạnh sang học các ngành STEM để tìm kiếm cơ hội ở lại làm việc ở Mỹ Trong khi đó ở Việt Nam không có những định hướng rõ nét, dẫn đến tình trạng những sinh viên giỏi nhất thường lựa chọn các ngành kinh tế, ngoại thương, tài chính, ngân hàng v.v…, làm điểm chuẩn vào các trường đào tạo các chuyên ngành này cao hơn hẳn so với vào các trường công nghệ và kỹ thuật, trong đó có những trường đầu đàn truyền thống như Bách Khoa v.v… Bản thân số trường đào tạo các ngành công nghệ và kỹ thuật cũng không nhiều Đây là một trong

Trang 24

là tạo ra các bằng phát minh sáng chế và để lôi cuốn sinh viên các năm trên hay sinh , viên cao học vào trong các hoạt động này Thực tập tại công ty để có các kinh nghiệm thực tiễn phù hợp càng quan trọng hơn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư: các công việc đơn giản mà sinh viên mới ra trường trước đây làm trong những năm đầu sự nghiệp đã bị tự động hóa và do vậy sinh viên mới ra trường phải làm những việc phức tạp hơn

, trong thế giới ngày nay, công nghệ thay đổi rất nhanh với tốc độ cấp số nhân Bởi vậy, các kỹ năng đặc thù ngành hay công nghệ cụ thể bị khấu hao rất nhanh Điều này có hai hàm ý: cần chú trọng đào tạo các kỹ năng nhận thức cấp cao như giải quyết vấn đề, suy luận logic, làm việc theo nhóm, kỹ năng thích nghi nhanh; cần tạo động lực và khả năng học tập suốt đời và học tập liên tục cho mọi người Trong bối cảnh

đó, học qua Internet, với sự gia tăng của các nguồn tư liệu mở và các khóa học trực tuyến đại chúng quan trọng hơn nhiều so với học từ các giáo viên đại học Tuy nhiên, đây là là yếu điểm của hệ thống giáo dục đào tạo hiện nay, với một trong những minh chứng rõ nét nhất là trình độ tiếng Anh của sinh viên rất hạn chế làm lộ rõ nhiều bất cập Điều này không những làm lộ rõ những bất cập lớn của hệ thống giáo dục ở Việt Nam sau 30 năm

mở cửa và hội nhập, mà còn cho thấy thêm về sự thiếu sẵn sàng của hệ thống này đối với Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xét về cả hai góc độ năng lực “đứng trên vai - người khổng lồ” nhờ vào các công nghệ dựa trên Internet và tiếng Anh cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu về học suốt đời và học liên tục

Ngày đăng: 30/01/2024, 05:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w