1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuầnđến khả năng sinh lợi của các công ty ngành viễn thông niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Tính cấấp thiếất c a đếề tài nghiến c u ủ ứ (0)
  • 2. M c tếu nghiến c u ụ ứ (0)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
  • 4. Cấu h i nghiến c u ỏ ứ (0)
  • 5. Quy trình nghiên cứu (11)
  • 6. Kết cấu đề tài (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1 Tổng quan các nghiên cứu (12)
      • 1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài (12)
      • 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước (15)
    • 1.2 Nghiên cứu về vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần (18)
      • 1.2.1 Lý thuyết về vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần (18)
      • 1.2.2 Bản chất về vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần (20)
    • 1.3 Nghiến c u vếề kh năng sinh l i và các nhấn tốấ nh h ứ ả ờ ả ưở ng (0)
      • 1.3.1 Lý thuyếất vếề kh năng sinh l i ả ờ (0)
      • 1.3.2 B n chấất và n i dung kh năng sinh l i ả ộ ả ờ (0)
      • 1.3.3 Nhấn tốấ nh h ả ưở ng đếấn kh năng sinh l i ả ờ (0)
    • 1.4. Nghiên cứu về tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến khả năng sinh lợi (29)
      • 1.4.1. Tác đ ng c a chu kỳ chuy n hóa tếền ộ ủ ể (0)
      • 1.4.2. Tác đ ng c a các kho n ph i thu ộ ủ ả ả (0)
      • 1.4.3. Tác đ ng c a các kho n ph i tr ộ ủ ả ả ả (0)
      • 1.4.4. Tác động của số ngày lưu kho bình quân của hàng tồn kho (34)
      • 1.4.5. Tác động của tỷ suất vốn hoạt động thuần (34)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Mô hình giả thiết nghiên cứu (36)
      • 2.1.1. Mô hình nghiên cứu (36)
      • 2.1.2. Các giả thuyết nghiên cứu (38)
    • 2.2 Dữ liệu nghiên cứu (39)
      • 2.2.1 Mẫu nghiên cứu (39)
      • 2.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu (42)
      • 2.2.3 Phân tích dữ liệu (43)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1 Tổng quan về các công ty kinh doanh viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam (49)
      • 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (49)
      • 3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động (54)
    • 3.2 Kết quả nghiên cứu (60)
      • 3.2.1 Kết quả thống kê mô tả (60)
      • 3.2.2 Kết quả phân tích tương quan (70)
      • 3.2.3 Kết quả phân tích hồi quy (73)
      • 3.2.4 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình (79)
    • 3.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu (81)
      • 3.3.1 Về khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh viễn thông niêm yết (81)
      • 3.3.2 Về mức độ tác động của các nhân tố quản trị vốn hoạt động thuần (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (85)

Nội dung

Để giải quyết được vấn đề đó, các mục tiêu cụ thể nhưsau:- Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý luận khoa học về quản trị vốn hoạt động thuần và khả năngsinh lời của các doanh nghiệp bao gồm các

Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Xây dựng cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động thuần và khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Bước 2 trong quá trình nghiên cứu là xây dựng phương pháp luận khoa học, mô hình nghiên cứu phù hợp và tiến hành thu thập, xử lý dữ liệu Sau đó, ở Bước 3 sẽ tiến hành thực trạng quản trị VLĐT và phân tích khả năng sinh lời của các công ty viễn thông niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2009-2020.

Bước 4: Đưa ra kết quả của mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị VLĐT và Khả năng sinh lời của các DN viễn thông niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2009- 2020

Bước 5: Triển vọng của ngành viễn thông và một số giải pháp

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, Báo cáo bao gồm 3 chương sau đây:

CHƯƠNG 1: Tổng quan nghiên cứu CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu CHƯƠNG 3: Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tổng quan các nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

- Deloof (2003) tìm thấy mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của các công ty phi tài chính lớn của Bỉ gồm 1.009 công ty trong giai đoạn 1992-1996 Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tương quan Peason, từ kết quả phân tích ông đề xuất rằng các nhà quản trị có thể tăng khả năng sinh lợi của công ty bằng cách giảm kỳ thu tiền, kỳ phải trả người bán và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho.

- Samiloglu và Demirgunes (2008), cho rằng tác động của quản trị vốn luân chuyển lên khả năng sinh lợi của công ty đã là chủ đề chính của rất nhiều nghiên cứu lý thuyết lẫn thực nghiệm trong nhiều năm qua ở nhiều nước khác nhau Phương thức nghiên cứu truyền thống đối với mối tương quan giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi cho thấy rằng chu kỳ luân chuyển tiền khá dài sẽ có xu hướng làm giảm khả năng sinh lợi Điều đó có nghĩa là giảm đầu tư vào vốn luân chuyển sẽ ảnh hưởng tích cực lên khả năng sinh lợi của công ty thông qua việc giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy rằng các công ty có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách r甃Āt ngắn chu kỳ luân chuyển tiền bởi vì họ đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến mạnh mẽ giữa hai biến số này Ở châu Âu và Mỹ, Shin và Soenen - 1998 sử dụng chu kỳ thương mại thuần – Net Trade Cycle (NTC) trong nghiên cứu của mình đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ kinh doanh thuần của công ty và khả năng sinh lợi

- Mumtaz et al (2011) cho rằng có tồn tại mối quan hệ ngược 4 chiều giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi (ROA) khi nghiên cứu dữ liệu của 22 doanh nghiệp ngành hóa học cho giai đoạn từ năm 2005-2010 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kỳ luân chuyển hàng tồn kho và kỳ thu tiền bình quân có tác động ngược chiều với khả năng sinh lợi (ROA).

- Nyabwanga Robert Nyamao, et al (2012) Đã tiến hành nghiên cứu nhằm để đánh giá hiệu quả của các hoạt động quản lý vốn lưu động đối với hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp quy mô nhỏ ( SSEs) ở Quận Kisii South Nghiên cứu đã thông qua một thiết kế nghiên cứu khảo sát cắt ngang cho phép thu thập dữ liệu định lượng chính thông qua bảng câu hỏi có cấu tr甃Āc Kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên được phân tầng đã được sử dụng để lấy mẫu 113 SSEs bao gồm 72 doanh nghiệp thương mại và 41 doanh nghiệp sản xuất kết quả của nghiên cứu thực tiễn quản lý vốn lưu động ở mức thấp trong số cácSSEs vì đa số không áp dụng các quy trình quản lý vốn lưu động chính thức và hiệu quả tài chính của họ ở mức trung bình thấp Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng hiệu quả tài chính của SSE có liên quan tích cực đến hiệu quả quản lý tiền mặt (ECM), hiệu quả quản lý khoản phải thu (ERM) và hiệu quả quản lý hàng tồn kho (EIM) Nghiên cứu kết luận rằng thực tiễn quản lý vốn lưu động có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SSE Từ kết quả nghiên cứu nhóm tác giả kiến nghị các nhà quản lý SSE cần phải áp dụng các biện pháp quản lý vốn lưu động hiệu quả như một chiến lược để cải thiện hiệu quả tài chính và tồn tại trong môi trường kinh doanh không chắc chắn.

Ani, Wilson Uchenna Okwo, Ifeoma Mary Ugwunta, David Okelue (2012 ) đã nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động đối với lợi nhuận của các công ty sản xuất nhằm làm sáng tỏ hơn về quản lý vốn lưu động được đo bằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) và cách các thành phần riêng lẻ của CCC ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty sản xuất bia hàng đầu thế giới (AnheuserBusch InBev, SABMiller, Heineken và Carlsberg), các dữ liệu cho nhiên cứu là 12 năm (2000 - 2011) Nhiều phương trình hồi quy đã được áp dụng cho dữ liệu chuỗi thời gian cắt ngang của năm công ty sản xuất bia hàng đầu thế giới sau khi đảm bảo rằng dữ liệu là ổn định và đồng tích hợp Kết quả của phân tích xác định rõ ràng rằng quản lý vốn lưu động được thể hiện bằng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, tăng trưởng doanh thu và các nợ phải thu tác động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất bia.

- Sabo Muhammad, Rabi’U Saminu Jibril, Usman Sani K/Wambai, Fatima Bello Ibrahim and Tjjani Habibu (2015) Nghiên cứu xem xét tác động của quản lý vốn lưu động đối với lợi nhuận của các công ty gồm bảy công ty niêm yết trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán Nigeria trong giai đoạn 2008 đến 2012 Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được tạo từ các báo cáo hàng năm của các công ty và dữ liệu từ sở giao dịch chứng khoánNigeria Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quyGLS với công cụ phân tích là STATA 11 Kết quả nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa Thời gian thu tiền trung bình (ACP), Tỷ lệ thanh toán hiện hành (CR) và quy mô của công ty (LOGSIZE) với Lợi nhuận và mối quan hệ ngược chiều với thời gian quay vòng hàng tồn kho (ITP), Thời gian thanh toán trung bình (APP) Từ kết quả nghiên cứu của mình nhóm tác giả khuyến nghị rằng tiền mặt thu được nên được tái đầu tư vào đầu tư ngắn hạn để tạo ra lợi nhuận và dự trự quỹ tiền mặt quá cao là tốn kém và không mang lại lợi nhuận.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Trong nước đã có một số nghiên cứu liên quan đến quản trị vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận đối với các ngành như ngành thực phẩm - đồ uống, xây dựng, dược phẩm một số nghiên cứu nổi bật được trình bày dưới đây:

- Bùi Thu Hiền và Nguyễn Hoài Nam (2015), nghiên cứu: tác giả đã nghiên cứu dựa trên phương pháp hồi quy tương quan, với dữ liệu thu thập từ 27 doanh nghiệp lớn trong ngành thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2013 cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê giữa hoạt động quản trị vốn lưu động, được đo lường thông qua các biến số kỳ thu tiền bình quân, kỳ trả tiền bình quân, số ngày tồn kho bình quân, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động của các công ty thực phẩm - đồ uống niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm, Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt; Áp dụng những hệ thống kiểm soát hàng tồn kho tiên tiến, hiện đại; Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp và áp dụng những biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả.

- Huynh Phuong Dong, Jyh-tay Su (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản lý vốn lưu động và khả năng sinh lời đối với trường hợp Việt Nam Nghiên cứu này dựa trên dữ liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan hệ ngược chiều mạnh mẽ giữa lợi nhuận, được đo lường thông qua lợi nhuận hoạt động gộp và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt Điều này có nghĩa là khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tăng lên, nó sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận của công ty Do đó, các nhà quản lý có thể tạo ra một giá trị tích cực cho các cổ đông bằng cách quản lý chu kỳ chuyển đổi tiền một cách tối ưu

Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng An Nhiên (2017) sử dụng dữ liệu của 31 doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2008-2016, áp dụng hồi quy Pooled OLS, FEM và REM, kiểm định F hạn chế và Hausman để xác định mô hình phù hợp nhất Kết quả mô hình REM cho thấy quản trị vốn lưu động có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bất động sản, thể hiện qua các chỉ tiêu ROA, ROE, EPS Chu kỳ luân chuyển tiền có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi, trong khi biên kỳ thanh toán bình quân có tác động ngược chiều nhưng không có ý nghĩa thống kê Quy mô doanh nghiệp cũng là biến kiểm soát tốt, ảnh hưởng rõ ràng đến khả năng sinh lợi Doanh nghiệp nên gia tăng thời gian luân chuyển tiền và quy mô doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh cơ hội tăng trưởng để nâng cao khả năng sinh lợi.

- Bùi Thu Hiền (2017) đã điều tra mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam giai đoạn 2010- 2015 Mẫu khảo sát bao gồm 14 doanh nghiêp niêm yết với số liệu tổng hợp theo quý Kết quả hồi quy OLS cho thấy rằng, thời gian tồn kho (INV), thời gian thu tiền, thời gian trả tiền, Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt có ảnh hưởng ngược chiều với hiệu quả kinh doanh Ở chiều ngược lại kết quả nghiên cứu cũng khẳng định hiệu quả kinh doanh của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam không ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển hóa tiền mặt Từ kết quả nghiên cứu đó tác giả đề xuất một số giải pháp liên quan đến hoạt động quản trị hàng tồn kho như sử dụng mô hình Just- in- time một cách hiệu quả, Xây dựng vùng trồng nguyên liệu riêng, áp dụng mô hình 5S cho doanh nghiệp dược phẩm trong hoạt động quản trị hàng tồn kho Các giải pháp liên quan đến quản trị khoản phải thu như xây dựng chính sách tín dụng phù hợp, Áp dụng các biện pháp thu hồi nợ có hiệu quả, tạo cơ chế thích hợp để tạo động lực đối với các nhân viên thu hồi công nợ Các giải pháp liên quan đến quản trị khoản phải trả Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu trong doanh nghiệp Xây dựng quy trình và hệ thống các chỉ số phân tích hiệu quả quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh trong nội bộ các doanh nghiệp dược phẩm, Đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên sâu về quản trị vốn lưu động nói riêng và quản trị tài chính nói chung, thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài đối với hoạt động quản trị vốn lưu động nói riêng và hoạt động quản trị tài chính nói chung

- Hoang-Lan Le, Kieu-Trang Vu, Thi-Bich-Ngoc Le, Ngoc-Khanh Du and Manh Dung Tran, (2018) đã điều tra tác động của quản lý vốn lưu động đến hiệu quả tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) Mẫu bao gồm 69 công ty đại ch甃Āng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và sản xuất lâm nghiệp, Xây dựng, Thực phẩm - Đồ uống - Thuốc lá, Vận tải và Kho bãi, Bán sỉ và Bán lẻ trong khoảng thời gian 3 năm từ 2014 đến 2016 Sử dụng chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC) để đo lường cho Quản lý vốn lưu động, nghiên cứu cũng đưa ra các biến sau đây để xem xét: Tăng trưởng, dòng tiền, thanh khoản, Rủi ro và Đòn bẩy được chứng minh là có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp bên cạnh quản lý vốn lưu động Liên quan đến các phép đo hiệu suất tài chính, các biến số bao gồm Lợi nhuận trên Tài sản (ROA), Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE) và Lợi nhuận trên Doanh thu (ROS) Kết quả nghiên cứu cho thấy Quản lý vốn lưu động tác động tích cực đến hiệu quả tài chính của các công ty trong mẫu Do đó, nghiên cứu cung cấp một cái nhìn sâu sắc mới cho các nhà quản lý về cách cải thiện hiệu quả tài chính với quản lý vốn lưu động.

- Huỳnh Thục Bảo Ngân (2018) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các DN thuộc lĩnh vực dịch vụ phục vụ nhà hàng và ăn uống (F&B), mẫu nghiên cứu gồm 36 DN giai đoạn 2011-2016 Bài viết nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và các yếu tố nội sinh như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, vòng quay khoản phải trả, vòng quay hàng tồn kho, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ/tổng tài sản, giá vốn hàng bán/doanh thu thuần Qua nghiên cứu bài viết đã cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời, giá vốn hàng bán/doanh thu thuần tác động ngược chiều Bên cạnh đó, các yêu tố khác có tác động đến khả năng sinh lời nhưng không có ý nghĩa thống kê như vòng quay khoản phải trả (-), vòng quay hàng tồn kho (+), khả năng thanh toán (+), hàng tồn kho/tài sản bình quân (-).

- Ngô Nguyễn Thùy Trinh (2018), vận dụng các cơ sở lý thuyết về cấu tr甃Āc vốn và các nghiên cứu trước, tác giả đã đề xuất một mô hình nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu tr甃Āc vốn đến khả năng sinh lợi với một biến phụ thuộc có hai đại diện là ROA, ROE, một biến độc lập với hai đại diện là SDA và LDA và bốn biến kiểm soát Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 95 doanh nghiệp ngành xây dựng bất động sản niên yết trên sàn HOSE giai đoạn từ 2012-2016 với 431 quan sát sau đó kết quả được xử lý trên phần mềm Stata 13.

Kết quả sau khi phân tích dữ liệu cho thấy không có sự tương quan giữa các biến và hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình

Tổng quan các nghiên cứu trên cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về sự tác động của quản trị vốn lưu động đến khả năng sinh lời trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tuy nhiên hiện tại chỉ có ít nghiên cứu xem xét, phân tích trong một ngành nghề cụ thể Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu về ngành công nghệ viễn thông – một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh hiện nay và có tiềm năng lớn trong tương lai Bài viết nghiên cứu phân tích tác động của quản trị vốn của hoạt động thuần đến khả năng sinh lời của các công ty trong ngành công nghệ viễn thông niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2020.

Nghiên cứu về vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần

- Vốn lưu động (working capital) đề cập tới các tài sản trong ngắn hạn của doanh nghiệp như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu và các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả nhà cung cấp

- Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động ròng (net working capital) là giá trị chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn:

Công thức tính vốn hoạt động thuần:

Vốn hoạt động thuần phản ánh tình trạng khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, giúp đánh giá khả năng đáp ứng các nghĩa vụ hiện tại bằng tài sản lưu động Khi vốn hoạt động thuần âm, doanh nghiệp đang đối mặt với tình trạng thiếu vốn lưu động, không đủ khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn Doanh nghiệp cần cẩn trọng quản lý vốn hoạt động thuần để đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và hoạt động ổn định.

TSNH=Tiền mặt + Các khoản phải thu + Hàng tồn kho + TSNH hạn khác Tài sản ngắn hạn thường sẽ được kê khai trong bảng cân đối kế toán của Công ty Trong đó có chi tiết các tài sản ngắn hạn và tổng tài sản ngắn hạn.

Nợ ngắn hạn chính là các khoản cần phải thanh toán trong thời hạn 1 năm hoặc sớm hơn.

Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn phải trả.

NNH = Nợ phải trả + Nợ dồn tích + Vay ngắn hạn + Các khoản vay ngắn hạn khác.

Thường trong bảng cân đối kế toán cũng sẽ kê khai các khoản trong nợ ngắn hạn và cuối cùng là tổng nợ ngắn hạn.

Sau khi đã có tổng tài sản ngắn hạn và tổng nợ ngắn hạn, ta sử dụng công thức (1) để tính vốn hoạt động thuần

Chỉ tiêu vốn lưu động thuần (VLĐT) là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện cách thức mà doanh nghiệp tài trợ cho các tài sản của mình, qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp Vốn lưu động thuần có thể dương hoặc âm.

- Nếu VLĐT > 0, nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và còn thừa ra một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn; l甃Āc này doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt, tài sản được tài trợ một các ổn định.

- Nếu VLĐT < 0, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của mình để tài trợ cho các tài sản dài hạn, điều này là rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

- Nếu VLĐT = 0, trong trường hợp này, chỉ có tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, đồng thời không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.

 Quản trị vốn hoạt động thuần:

Quản trị vốn lưu động thuần là thiết lập và thực thi các chính sách liên quan đến tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ thanh khoản để duy trì liên tục hoạt động kinh doanh Bằng cách quyết định mức hợp lý của các khoản mục này, doanh nghiệp có thể cân bằng giữa nhu cầu thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn và nhu cầu duy trì sự linh hoạt tài chính để nắm bắt các cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Công tác quản trị vốn lưu động đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp Trong đó, chính sách đầu tư tài sản lưu động và chính sách tài trợ vốn lưu động được xem như là các định hướng ban đầu cho việc thực hiện quản trị vốn lưu động Vốn lưu động trong doanh nghiệp bao gồm các loại vốn bằng tiền hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả,…

1.2.2 Bản chất về vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần

Bản chất của vốn hoạt động thuần là khoản trợ cấp cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp.

Vốn hoạt động thuần là thước đo tính thanh khoản và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn, cũng như quỹ hoạt động của doanh nghiệp Quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng trong lợi nhuận và rủi ro của Công ty Vốn lưu động là các tài sản ngắn hạn để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, và tùy thuộc vào hoạt động của mỗi doanh Mỗi một doanh nghiệp tùy vào đặc điểm sản xuất kinh doanh mà có công tác quản trị vốn lưu động khác nhau, kéo theo đó hiệu quả hoạt động mang lại cho mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau Khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu động cao nhưng việc luân chuyển hàng tồn kho nhanh, thời gian thu hồi nợ khách hàng r甃Āt ngắn, thời gian trả nợ người bán càng lâu sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp xoay vòng vốn nhanh, gia tăng sản xuất làm tăng doanh thu, lợi nhuận tăng Ngược lại, khi doanh nghiệp quyết định mức đầu tư vào tài sản lưu động thấp, thời gian luân chuyển hàng tồn kho kéo dài, khách hàng chậm trả tiền trong khi doanh nghiệp phải thanh toán sớm cho người bán; doanh nghiệp sẽ mất nhiều chi phí cho việc bảo quản hàng tồn kho, chi phí thu hồi nợ hơn nữa cơ hội xoay vòng vốn nhanh, gia tăng doanh thu không có dẫn đến giảm lợi nhuận Việc quyết định tài trợ cho tài sản bằng nguồn vốn ngắn hạn hay dài hạn là công việc tiếp theo của nhà quản trị sau khi quyết định mức đầu tư tài sản lưu động Doanh nghiệp áp dụng mức tài trợ vốn lưu động với nợ ngắn hạn nhiều hay ít thì cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do ảnh hưởng của chi phí vốn.

Như vậy, có thể nói rằng công tác quản trị vốn lưu động mang tính định hướng gồm mức đầu tư tài sản lưu động (chính sách đầu tư tài sản lưu động) và mức tài trợ vốn lưu động (chính sách tài trợ vốn lưu động) hay hiệu quả công tác quản trị vốn lưu động thể hiện qua chỉ tiêu đo lường kỳ luân chuyển hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, kỳ thanh toán bình quân đều ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn lưu động thuần là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của công ty Một công ty có lượng vốn lưu động thuần đáng kể sẽ có cơ hội tiềm năng để đầu tư và phát triển.

Ngược lại, trong trường hợp tài sản hiện tại của công ty không vượt quá các khoản nợ hiện tại, thì công ty đó có thể gặp khó khăn do không đảm bảo khả năng thanh toán, thậm chí phá sản. Ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu vốn lưu động thuần là để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.3 Nghiên cứu về khả năng sinh lời và các nhân tố ảnh hưởng 1.3.1 Lý thuyết về khả năng sinh lời

Theo Nguyễn Thị Xuân Liễu (2010), phân tích khả năng sinh lời là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác Từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Các yếu tố đo lường khả năng sinh lời bao gồm:

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) là tỷ số tài chính đo lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp Được tính bằng cách chia lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) cho tổng giá trị tài sản cùng kỳ, ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận Dữ liệu lợi nhuận ròng có trong báo cáo kết quả kinh doanh, còn giá trị tài sản được lấy từ bảng cân đối kế toán.

Nghiên cứu về tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến khả năng sinh lợi

Chu trình chuyển hóa tiền mặt (CCC) được xác định bằng thời gian chuyển hóa hàng tồn kho cộng với thời gian thu hồi nợ trừ đi thời gian trì hoãn thanh toán nợ cho nhà cung cấp Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả quản trị vốn.

Mối quan hệ đáng kể giữa khả năng sinh lời, được đo lường thông qualợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt cũngnhư các thành phần của nó (khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho Khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tăng lên sẽ kéo theo sự giảm s甃Āt của khả năng sinh lời và nhà quản trị có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thông qua việc giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt xuống mức nhỏ nhất có thể.

Việc r甃Āt ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt sẽ gi甃Āp tăng khả năng sinh lời cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có thể r甃Āt ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của doanh nghiệp bằng cách r甃Āt ngắn kỳ thu tiền bình quân và số ngày tồn kho bình quân cũng như tăng kỳ trả tiền bình quân, trì hoãn thanh toán các khoản nợ cho các nhà cung cấp thì sẽ gi甃Āp doanh nghiệp tăng khả năng sinh lợi.

Mối quan hệ nghịch biến giữa thời gian thu tiền, thời gian tồn kho, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lợi, mốiquan hệ đồng biến giữa thời gian trả tiền và khả năng sinh lợi.

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (cash conversion cycle) CCC = Số ngày một vòng quay HTK + Số ngày một vòng quay khoản phải thu – Số ngày một vòng quay khoản phải trả Thời gian để DN chuyển hóa nguyên vật liệu, khoản phải thu và khoản phải trả thành tiền mặt.

Khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt càng ngắn thì hiệu quả kinh doanh của DN sẽ càng cao.

Rõ ràng, khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của DN ngắn thì thời gian tồn kho và thời gian thu tiền sẽ giảm đi, hoặc thời giantrả tiền sẽ dài hơn, tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

1.4.2 Tác động của các khoản phải thu Đối với quản trị các khoản phải thu “cần xem xét đến các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách bán chịu, chính sách khuyến khích khách hàng nộp tiền sớm để được hưởng chiết khấu…”

Trong kinh doanh, để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải thực hiện một số chính sách khuyến khích khách hàng như bán chịu, chiết khấu… Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một số vốn nhất định làm tăng thêm nhu cầu về vốn, tăng thêm chi phí quản lý, chi phí dự phòng, chi phí thu hồi nợ và tăng thêm những yếu tố rủi ro tài chính… Một trong những yếu tố quan trọng cần xác định trong việc bán chịu là thời gian bán chịu Từ đó, xác định nhu cầu vốn về các khoản phải thu bằng công thức sau:

Nhu cầu vốn Thời hạn Doanh thu bán hàng về các khoản = Trung bình x Bình quân một ngày phải thu cho khách hàng nợ kỳ kế hoạch

*Đối với các khoản phải thu:

- Xác định chính sách bán chịu hợp lý đối với từng khách hàng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất vốn bị chiếm dụng trong khâu thanh toán.

- Thực hiện quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả thu hồi nợ Theo dõi kỳ thu tiền bình quân và phân tích những thay đổi về kỳ thu tiền bình quân theo thời gian, so sánh, tìm nguyên nhân của những thay đổi giữa kỳ này và kỳ trước để có biện pháp tốt cho việc thu hồi nợ Đồng thời, sử dụng các biện pháp khác nhau để tiến hành thu nợ kịp thời như gửi thư đòi nợ, cử cán bộ của doanh nghiệp đến tận cơ quan của khách hàng để đối chiếu thường xuyên về tình hình nợ… Ngoài ra, cần chủ động trong công tác phòng ngừa rủi ro bằng cách lập quỹ dự phòng phải thu khó đòi.

Để đánh giá hiệu quả quản lý các khoản nợ phải thu, tránh rủi ro do bán chịu quá mức và tình trạng ứ đọng vốn, doanh nghiệp sử dụng hệ số nợ phải thu Hệ số này được tính bằng cách lấy nợ phải thu của khách hàng chia cho doanh thu bán hàng.

Vòng quay các khoản phải thu: Xem xét chỉ tiêu số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp thu hồi nợ của khách hàng được xác định bằng công thức sau: Vòng quay các khoản phải thu=𝐷𝐷𝐷𝐷ℎ𝐷ℎ𝐷 𝐷á𝐷 àℎ𝐷𝐷Nợ phải thu ngắn hạn bình quân trong kỳ

Chỉ số vòng quay các khoản phải thu là con số cho biết số lần doanh nghiệp thu hồi được các khoản nợ trung bình trong một năm Chỉ số này càng cao thì khả năng thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp càng nhanh, dẫn đến việc vốn của doanh nghiệp ít bị chiếm dụng Ngược lại, chỉ số này thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp chậm, dẫn đến vốn thường xuyên bị chiếm dụng Chính sách bán chịu của doanh nghiệp là yếu tố chính ảnh hưởng đến chỉ số này.

Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh độ dài thời gian trung bình thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ l甃Āc xuất bán hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng Chỉ tiêu nàyđược xác định theo công thức sau: Kỳ thu tiền trung bình60Vòng quay các khoản phải thu

Khi quản trị tốt các khoản phải thu, có chính sách thu hồi nhanh các khoản phải thu sẽ làm cho kỳ thu tiền trung bình được r甃Āt ngắn, vòng quay các khoản phải thu tăng cao, dẫn đến việc sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho khả năng sinh lời cao hơn Ngược lại, khi việc quản trị theo dõi đôn đốc thu hồi các khoản phải thu không được thực hiện tốt sẽ làm cho kỳ thu tiền trung bình kéo dài, vòng quay các khoản phải thu thấp, vốn ứ đọng trong khâu thanh toán,ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

1.4.3 Tác động của các khoản phải trả

Các khoản phải trả được định nghĩa là các khoản vốn mà doanh nghiệp phải thanh toán cho khách hàng theo các hợp đồng cung cấp, các khoản phải trả cho người bán, các khoản thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước hoặc thanh toán tiền công cho người lao động (Võ Văn Nhị, 2005).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình giả thiết nghiên cứu

2.1.1 Mô hình nghiên cứu Để nghiên cứu điều tra tác động của quản trị vốn hoạt động đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp ngành thực phẩm - đồ uống cũng như mối quan hệ giữa quản trị vốn hoạt động với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2009- 2022.

Ngoài các phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hơp, còn sử dụng phương pháp định tính và định lượng Trong phương pháp định tính, tiến hành phỏng vấn chuyên gia và khảo sát các doanh nghiệp về thực trạng quản trị vốn hoạt động Trong phương pháp định lượng, xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định mối quan hệ của quản trị vốn hoạt động với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông niêm yết trên TTCKViệt Nam giai đoạn 2009- 2020 Dựa trên các số liệu của BCTC, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên các nghiên cứu của các học giả, tổng hợp lý thuyết từ nhiều nguồn tài liệu trong nước và trên thế giới đưa ra các khái niệm, vai trò, nội dung cũng như các tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản trị vốn hoạt động trong doanh nghiệp Các phương pháp quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu và quản trị khoản phải trả Tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau về ảnh hưởng của quản trị vốn tới hiệu quả kinh doanh và ngược lại, ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới quản trị vốn hoạt động thuần Để phân tích mối quan hệ hai chiều giữa quản trị vốn hoạt động và hiệu quả kinh doanh sử dụng phần mềm Sata để chạy các mô hình hồi quy đo lường ảnh hưởng của quản trị vốn hoạt động tới hiệu quả kinh doanh và ngược lại, ảnh hưởng của tới hiệu quả kinh doanh tới hoạt động quản trị vốn hoạt động thuần.

Các biến trong mô hình: Các chỉ số liên quan đến tác động của quản trị vốn hoạt động thuần như: Tài sản lưu động (Tiền và các khoản tương đương tiền, Khoản phải thu, hàng tồn kho), Nợ ngắn hạn (Phải trả nhà cung cấp), Tỷ số thanh toán (Bằng tiền, nhanh, ngắn hạn), ROA, ROE, ROS, CR, QR, DIO, DSO, DPO, CCC, SIZ, LEV, GRO.

- Các mô hình nghiên cứu:

ROAit = α + β1ACPit + β2FCTit + β3DRit+ β4SIZEit + β5GROWTHit + β6CRit + εit + Mô hình 2:

ROAit = α + β1ICPit+ β2FCTit + + β3DRit+ β4SIZEit + β5GROWTHit + β6CRit + εit + Mô hình 3:

ROAit = α + β1APPit + β2FCTit + β3DRit+ β4SIZEit + β5GROWTHit + β6CRit + εit + Mô hình 4:

ROAit = α + β1CCCit+ β2FCTit + β3DRit+ β4SIZEit + β5GROWTHit + β6CRit + εit Trong đó:

- ROAit: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp i trong năm t, chỉ tiêu đại diện cho khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

- ACPit: Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp i trong năm t.

- ICPit: Kỳ luân chuyển vốn tồn kho của doanh nghiệp i trong năm t.

- APPit: Kỳ trả tiền trung bình của doanh nghiệp i trong năm t, là số ngày một vòng quay khoản phải trả (thời gian trả tiền), được đo lường bằng (Khoản phải trả bình quân trong kỳ/ giá vốn hàng bán trong kỳ)*số ngày trong kỳ.

- FCTit: Chỉ tiêu Hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp i trong năm t.

- DRit: Hệ số nợ của doanh nghiệp i trong năm t.

- SIZEit: Logarit tự nhiên của tổng tài sản của doanh nghiệp i trong năm t đo lường quy mô của DN, được tính bằng logarit của doanh thu trong kỳ.

- GROWTHit: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần của doanh nghiệp i trong năm t. εit: Sai số của doanh nghiệp i trong năm t. α: Hệ số chặn β: Hệ số độ dốc của các biến độc lập LEVERAGE: đo lường đòn bẩy tài chính của DN, được tính bằng (Tổng nợ trong kỳ/ tổng tài sản trong kỳ).

CR: đo lường khả năng thanh khoản của DN, được tính bằng (Tài sản ngắn hạn trong kỳ/ nợ ngắn hạn trong kỳ).

CCC là chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, cho biết hiệu quả quản trị vốn lưu động trong DN, được đo lường bằng (INV + AR – AP).

INV là số ngày một vòng quay hàng tồn kho (thời gian tồn kho), cho biết việc quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, được đo lường bằng (Hàng tồn kho bình quân trong kỳ/ giá vốn hàng bán) * số ngày trong kỳ.

+ Biến phụ thuộc: ROA + Biến kiểm soát: Hệ số nợ, Quy mô doanh nghiệp, Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần, Hệ số khả năng thanh toán hiện thời, Tuổi công ty.

+ Biến độc lập: khả năng thanh toán, số vòng quay khoản phải thu, Chỉ tiêu Kỳ luân chuyển tiền CCC, Kỳ thu tiền trung bình, Kỳ trả tiền trung bình và Kỳ luân chuyển vốn tồn kho, Hiệu suất sử dụng vốn.

2.1.2 Các giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết 1: Không có mối quan hệ giữa kỳ thu tiền trung bình và khả năng sinh lời

Kỳ thu tiền trung bình (APP) tác động ngược chiều đến ROA và có ý nghĩa thống kê với mức 1% Điều này cho thấy rằng, doanh nghiệp càng r甃Āt ngắn được kỳ thu tiền trung bình thì càng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời, có khả năng làm tăng ROA Khi doanh nghiệp càng thu được tiền sớm từ khách hàng, DN càng có nhiều tiền để tái đầu tư, từ đó tăng doanh số và nâng cao được khả năng sinh lời.

- Giả thuyết 2: Không có mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển vốn tồn kho và khả năng sinh lời.

Kỳ luân chuyển vốn tồn kho càng ngắn thì càng hiệu quả, khả năng sinh lời và kết quả kinh doanh càng cao Theo kết quả hồi quy, biến Kỳ luân chuyển vốn tồn kho (ICP) có tác động ngược chiều lên ROA.

- Giả thuyết 3: Không có mối quan hệ giữa kỳ trả tiền trung bình với khả năng sinh lời.

Kỳ trả tiền trung bình (APP) càng dài thì càng có lợi cho DN, bởi khi kéo dài được thời gian trả tiền cho nhà cung cấp, DN sẽ tận dụng được nguồn vốn tạm thời cho hoạt động của mình, chiếm dụng được vốn của người bán các DN thường trì hoãn việc thanh toán trong khoảng thời gian lâu nhất có thể, tuy nhiên không quá lâu đủ để ảnh hưởng đến mối quan hệ với nhà cung cấp và uy tín của DN Theo kết quả hồi quy, thấy rằng biến APP có tác động ngược chiều đến ROA với mức ý nghĩa 5%.

Giả thuyết 4: Không có mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lời.

Kỳ luân chuyển tiền (CCC) có tác động tiêu cực đến ROA Doanh nghiệp cần phải rút ngắn kỳ luân chuyển tiền để cải thiện ROA Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.

Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này điều tra tác động của quản trị vốn hoạt động đến khả năng sinh lợi doanh nghiệp ngành viễn thông Việt Nam trong thời gian 11 năm từ năm 2009 đến năm 2020, cỡ mẫu thu về là 33 công ty Các chỉ số liên quan đến tác động của quản trị vốn hoạt động thuần như: Tài sản lưu động (Tiền và các khoản tương đương tiền, Khoản phải thu, hàng tồn kho), Nợ ngắn hạn(Phải trả nhà cung cấp), Tỷ số thanh toán (Bằng tiền,nhanh, ngắn hạn), ROA, ROE, ROS, CR, QR, DIO, DSO, DPO, CCC, SIZ, LEV, GRO.

Dữ liệu thu thập trên internet, trong trang : Cafef.vn/ cophieu68.vn Mẫu nghiên cứu gồm các công ty:

1 Công ty Cổ phần FPT, Mã chứng khoán: FPT, sàn niêm yết: HOSE, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

2 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT, Mã chứng khoán: FOX, sàn niêm yết:

UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2020.

3 Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Mã chứng khoán: CMG, sàn niêm yết: HOSE, loại số liệu vì chưa công bố số liệu từ năm 2009 – 2018 chưa kiểm toán làm ảnh hưởng đến việc tính giá trị trung bình.

4 Công ty Cổ phần SAM Holdings, Mã chứng khoán: SAM, sàn niêm yết:

HOSE, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

5 Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn, Mã chứng khoán: SGT, sàn niêm yết: HOSE, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2020.

6 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghệ Điện tử Viễn thông, Mã chứng khoán: ELC, sàn niêm yết: HOSE, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

7 Tổng Công ty cổ phần Điện tử và Tin học Việt Nam, Mã chứng khoán: VEC, sàn niêm yết: UPCOM, loại số liệu vì 2009, 2010, 2012, 2015 chưa kiểm toán làm ảnh hưởng đến việc tính giá trị trung bình.

8 CTCP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam, Mã chứng khoán: TTN, sàn niêm yết: UPCOM, loại số liệu vì công ty thành lập năm 2016 (4 năm) làm thu thập số liệu không đủ 5 năm liên tục.

9 CTCP Công nghệ Cao Traphaco, Mã chứng khoán: CNC, sàn niêm yết:

UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2014 – 2020

10 CTCP Siêu Thanh, Mã chứng khoán: ST8, sàn niêm yết: HOSE, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2020.

11 CTCP Thiết bị Bưu điện, Mã chứng khoán: POT, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2020.

12 CTCP Truyền thông VMG, Mã chứng khoán: ABC, sàn niêm yết: UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

13 CTCP Truyền thông VMG, Mã chứng khoán: ITD, sàn niêm yết: HOSE, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2017.

14 Công ty Cổ phần Sara Việt Nam, Mã chứng khoán: SRA, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

15 Công ty Cổ phần Viễn Liên, Mã chứng khoán: UNI, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

16 Công ty Cổ phần Công nghệ Sài Gòn Viễn Đông, Mã chứng khoán: SVT, sàn niêm yết: HOSE, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2019.

17 Công ty cổ phần Tư vấn công nghệ thiết bị và kiểm định xây dựng – CONINCO, Mã chứng khoán: CNN, sàn niêm yết: UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2013 – 2020 (công ty thành lập năm 2012).

18 Công ty Cổ phần Công nghệ Mạng và Truyền thông, Mã chứng khoán: CMT, sàn niêm yết: UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2012 –2020 (2010 chưa kiểm toán).

19 Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT, Mã chứng khoán: HPT, sàn niêm yết: UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2019.

20 Công ty Cổ phần Mĩ thuật và Truyền thông, Mã chứng khoán: ADC, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

21 Công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn, Mã chứng khoán: IFC, sàn niêm yết: UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2020.

22 Công ty cổ phần KASATI, Mã chứng khoán: KST, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

23 Công ty Cổ phần COKYVINA, Mã chứng khoán: CKV, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2020.

24 Công ty Cổ phần Viễn thông VTC, Mã chứng khoán: VTC, sàn niêm yết:

HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2011 – 2020.

25 Công ty Cổ phần Truyền thông số 1, Mã chứng khoán: ONE, sàn niêm yết:

HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

26 Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông, Mã chứng khoán: TST, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

27 Công ty cổ phần SAMETEL, Mã chứng khoán: SMT, sàn niêm yết: HNX, loại số liệu vì có 2009,2010,2015 chưa kiểm toán làm số liệu thu thập không liên tục 5 năm

28 Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Công nghệ Tiến Trung, Mã chứng khoán:

TTZ, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2010 – 2020.

29 Công ty Cổ phần Tập đoàn Sara, Mã chứng khoán: SRB, sàn niêm yết:

UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020.

30 Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang, Mã chứng khoán:

VLA, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2011 – 2020.

31 Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO, Mã chứng khoán: VTE, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2020 (2010 chưa kiểm toán).

32 Công ty Cổ phần VT Vạn Xuân, Mã chứng khoán: VAT, sàn niêm yết: HNX, thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2018 (2010, 2019, 2020 chưa kiểm toán).

33 CTCP Điện nhẹ Viễn Thông, Mã chứng khoán: LTC, sàn niêm yết: UPCOM, thu thập dữ liệu từ năm 2011 – 2018.

2.2.2 Thu thập và xử lý dữ liệu

Trình tự thu thập dữ liệu:

- Truy cập vào trang cophieu68.vn lấy thông tin về mã cổ phiếu của các công ty viễn thông.

- Truy cập vào trang Cafef.vn, nhập mã cổ phiếu, xem và lấy các dữ liệu về Tài sản lưu động (Tiền và các khoản tương đương tiền, Khoản phải thu, hàng tồn kho), Nợ ngắn hạn(Phải trả nhà cung cấp),… từ năm 2009 đến năm 2020 Nếu gặp trường hợp một số công ty không hiện lên các thông tin cần thu thập, truy cập vào các báo cáo tài chính của công ty để truy xuất dữ liệu.

- Thu thập các dữ liệu rồi ghi vào file Excel theo mẫu giáo viên cung cấp.

Trình tự xử lí dữ liệu:

- Sau khi thu thập các dữ liệu thô, bắt đầu xử lí dữ liệu điều chỉnh các công thức tính ROA, ROE, ROS, CR, QR, DIO, DSO, DPO, CCC, SIZ, LEV, GRO

Bước xử lý dữ liệu đầu tiên bao gồm loại bỏ tên công ty, các dữ liệu về Tài sản lưu động (Tiền và các khoản tương đương tiền, Khoản phải thu, hàng tồn kho), Nợ ngắn hạn (Phải trả nhà cung cấp), và dữ liệu năm 2009 Bên cạnh đó, các công thức tính toán cũng được điều chỉnh và loại bỏ.

- Xử lí dữ liệu lần 2: Điều chỉnh các công thức, tính ra số liệu ROA, ROE, ROS, CR, QR, DIO, DSO, DPO, CCC, SIZ, LEV, GRO chính xác.

- Xử lí lần 3: Bỏ cột San, năm công ty hoạt động,… giữ lại cột STT, MACK, NAM, ROA, ROE, ROS, CR, QR, DIO, DSO, DPO, CCC, SIZ, LEV, GRO Điều chỉnh chính xác các cột giữ lại.

- Xử lí lần 4: Kiểm tra lại tất cả công thức tính, thông tin toàn bộ dữ liệu.

- Hoàn thành xử lí dữ liệu.

2.2.3 Phân tích dữ liệu 2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể.

Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình,trung vịvàyếu vị, trong khi các đo lường biến động gồmđộ lệch chuẩn,phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.

- Thống kê mô tả gi甃Āp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu Loại thống kê mô tả phổ biến nhất là cácthông số xu hướng tập trung gồm: giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, các thông số này được sử dụng ở hầu hết các cấp độ toán học và thống kê.

- Giá trị trung bình được tính bằng cách cộng tất cả các số liệu trong tập dữ liệu sau đó chia cho số lượng dữ liệu trong tập.

- Thống kê mô tả được sử dụng để cung cấp những thông tin định lượng phức tạp của một bộ dữ liệu lớn thành các mô tả đơn giản.

 Các thông số trong thống kê mô tả

Tất cả các số liệu thống kê đều thuộc một trong hai loại: thông số đo lường xu hướng tập trung hoặc thông số đo lường sự phân tán (biến động) Thông số đo lường xu hướng tập trung cho biết "giá trị trung bình" hoặc "giá trị nằm giữa" của một tập dữ liệu.

- Các thông số đo lường xu hướng tập trung mô tả vị trí trung tâm của phân phối tập dữ liệu Để phân tích tần số của từng điểm dữ liệu trong phân phối và mô tả nó nhà phân tích sử dụng giá trị trung bình, trung vị hoặc yếu vị để đo các giá trị xuất hiện nhiều nhất của tập dữ liệu được phân tích.

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp theo nhóm ngành - tiểu luận phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuầnđến khả năng sinh lợi của các công ty ngành viễn thông niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam
Hình 1.1 Tỷ suất lợi nhuận gộp theo nhóm ngành (Trang 5)
Đồ thị trong hình trên có thể được mô tả bằng một phương trình tuyến tính có dạng: - tiểu luận phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuầnđến khả năng sinh lợi của các công ty ngành viễn thông niêm yết trên sàn chứng khoán việt nam
th ị trong hình trên có thể được mô tả bằng một phương trình tuyến tính có dạng: (Trang 46)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w