ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTKHOA TOÁN KINH TẾTIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ LƯỢNGĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRON
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCMTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA TOÁN KINH TẾ
TIỂU LUẬNMÔN: KINH TẾ LƯỢNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾNHIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NGÀNHTHƯƠNG MẠI ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
GVHD: PHẠM VĂN CHỮNGLỚP HỌC PHẦN:222KT0206
Tp Hồ Chí MinhTháng 5, năm 2023
Trang 2NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 4MỤC LỤC
1.2 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp nhóm ngành thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán 9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 11
3.1 Phân tích hồi quy và kiểm định Hausman để chọn mô hình phù hợp 16
3.2 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình 20
3.2.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình FEM 20
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnhnăng suất, chất lượng sản phẩm thì nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là mục tiêuhàng đầu mà các doanh nghiệp hướng đến để duy trì, củng cố vị trí và sức ảnhhưởng của mình trên thị trường Khái niệm hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuấtkinh doanh phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh cũng như trình
độ sử dụng các nguồn lực có hạn (lao động, công nghệ,nguyên nhiên vật liệu và tiềnvốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh - tối đahóa lợi nhuận Theo học thuyết kinh tế chính trị, sự khan hiếm trong nguồn lực vàcạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường là tiền đề thúc đẩy các doanh nghiệptối đa hóa lợi nhuận bằng việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Vì thế, hiệu quả sảnxuất kinh doanh không chỉ là yếu tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp, mà còn
là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhànghiên cứu kinh tế Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập quốc tế, đồng thời tíchcực chuyển mình cùng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, môi trường hoạtđộng kinh doanh trong nước liên tục có những thay đổi tích cực Bên cạnh đó, thịtrường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây không ngừng biến động, tạo ranhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Điều này được lý giải bởi chínhyếu tố nội sinh quan trọng nhất - hiệu quả sản xuất kinh doanh Do đó, xác định vàđánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả sảnxuất của doanh nghiệp là một vấn đề cấp thiết và quan trọng để từ đó đề ra các kiếnnghị và giải pháp cần thiết nhằm giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnhtranh trên thị trường Với những lí do trên, nhóm đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứucác yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệpnhóm ngành thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoán ViệtNam.”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quảkinh doanh của của các doanh nghiệp trong ngành thương mại
Xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của chúng đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp
Đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệpthương mại
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 7Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp thương mại được niêm yết trên thị trường chứng khoánPhạm vi nghiên cứu: 25 doanh nghiệp nhóm ngành thương mại được niêmyết trên 3 sàn chứng khoán của thị trường chứng khoán Việt Nam: HOSE, HNX,UPCOM.
1.4 Cấu trúc đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu đượckết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình kinh tế lượng
Chương 3: Kết quả ước lượng và suy diễn thống kê
Chương 4: Kiến nghị - Giải pháp
Trang 8CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm và lý thuyết liên quan
xã hội
Theo quan điểm của P.J.Drake:
- Về nghĩa hẹp, tài chính phản ánh hoạt động thu, chi tiền tệ của chính phủ
- Về nghĩa rộng hơn, tài chính phản ánh các khoản vay, cho vay ảnh hưởngđến mức cung tiền trên thị trường
Còn theo quan điểm kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền tệ, ởdạng các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính
1.1.2 Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán hay sàn chứng khoán là nơi phát hành giao dịch mua bán,trao đổi các loại cổ phiếu chứng khoán và được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịchchứng khoán hoặc thông qua các công ty môi giới chứng khoán
Thị trường chứng khoán được chia thành 2 loại đó là thị trường sơ cấp và thị trườngthứ cấp Thị trường sơ cấp là nơi cổ phiếu lần đầu phát hành từ công ty để hút mộtnguồn vốn đầu tư, điều này giúp họ có thể huy động một số vốn trên thị trườngchứng khoán Phần lớn những người mua trên thị trường sơ cấp là các tổ chức lớnhay quỹ đầu tư
Với thị trường chứng khoán thứ cấp, cổ phiếu được mua bán lại sau khi phát hành
sơ cấp Người mua tại thị trường sơ cấp sẽ tiến hành mua bán đối với các nhà đầu tưchứng khoán khác trên thị trường Chính vì thế sẽ không có tiền mới được sinh ra
mà chỉ là thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và bán Đây cũng là nơicác nhà đầu tư cá nhân có thể tham gia giao dịch chứng khoán
Trang 9Ví dụ: Nếu đầu tư mua cổ phiếu VNM (Vinamilk) với giá 50.000đ/CP Cổ phiếu đótăng giá lên 70.000đ/CP Vậy bạn có lợi nhuận là 20.000đ/CP Tương tự như vậynếu bạn mua nhiều cổ phiếu hơn Ví dụ bạn mua 100 cổ phiếu, bạn sẽ có2.000.000đ lợi nhuận.
1.1.3 Công ty niêm yết
Công ty niêm yết là một công ty công cộng mà sau khi đăng kí, cổ phiếu của công
ty sẽ được mua bán công khai trên sàn giao dịch chứng khoán Khi đã trở thànhcông ty niêm yết sẽ phải chịu sự quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt của cơ quan nhànước có thẩm quyền
Do chịu sự quản lý, giám sát chặt chẽ từ cơ quan nhà nước cùng sự công khai, minhbạch các thông tin về cổ phiếu, công ty niêm yết thu hút vốn từ các nhà đầu tưtrong và ngoài nước
1.1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh (Business Efficiency) là một phạm trù có khả năng phản ánhđược cách mà doanh nghiệp đang sử dụng nguồn nhân lực Để từ đó đạt được hiệuquả cao nhất các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh được xác định
Cụ thể doanh nghiệp có thể so sánh sự chênh lệch giữa kết quả đầu ra và kết quảđầu vào, giữa chi phí đầu tư và doanh thu nhận được Chỉ các doanh nghiệp kinhdoanh mới cần bán giá chỉ số này bởi mục tiêu mà họ hướng đến chính là tối đa hóalợi nhuận
Hiệu quả kinh doanh có sự liên quan mật thiết đến quá trình cung cấp dịch vụ vàsản xuất hàng hoá Vì vậy, khi thực hiện phân tích, những lợi ích mà doanh nghiệp
sẽ nhận được bao gồm:
+ Với các nhà quản trị doanh nghiệp, việc tiếp nhận các thông tin từ phân tíchhiệu quả sẽ giúp họ có thể nhanh chóng nắm bắt và đánh giá được mức độhiệu quả trong việc sử dụng các tài sản và nguồn lực của doanh nghiệp Từ
đó, các mặt tích cực sẽ được phát huy, còn các mặt tiêu cực sẽ được hạn chế
để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tốt hơn
+ Với các nhà đầu tư, việc phân tích hiệu quả kinh doanh giúp họ nắm bắtnhanh chóng hiệu quả sử dụng vốn và mức độ lợi nhuận thu vào Từ đó, cóthể đưa ra quyết định thu hồi vốn hoặc tiếp tục đầu tư một cách chính xác.+ Với các cơ quan chức năng Nhà nước, họ có thể biết được hiệu quả của việc
sử dụng vốn ngân sách và đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệpthông qua kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động kinhdoanh
+ Với các cơ quan, tổ chức cho vay, họ có thể dựa trên kết quả phân tích hiệuquả kinh doanh để dễ dàng đưa ra quyết định cho doanh nghiệp tiếp tục vaynữa hay không để đảm bảo có thể thu hồi được cả vốn lẫn lãi
1.1.5 Công thức đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 10Theo quan điểm của Manfred Kuhn, ông cho rằng hiệu quả kinh doanh được tínhbằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh tuy nhiêncách tính này chưa phản ánh được khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp Ngàynay, chỉ số được sử dụng phổ biến và chính xác nhất trong việc đo lường hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là ROA (Return On Asset) hay lợi nhuậnthuần trên tổng tài sản.
ROA = Lợi nhuận thuần/ Tổng tài sản
Chỉ số này phản ánh với 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỉ số nàylớn hơn 0 nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có lãi và tỉ số càng lớn càng chứng tỏ doanhnghiệp càng kinh doanh hiệu quả Để tính toán được ROA, cần phải tính được lợinhuận thuần và tài sản của doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
là khoản lợi thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu nàyphản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoảng chênh lệch củadoanh thu thu được trong kỳ sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trong
kỳ, bao gồm cả giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được Còn tổng tài sản
là tất cả các nguồn lực mà một doanh nghiệp đang kiểm soát và nắm giữ Thông quaviệc sử dụng các tài sản này, một công ty có thể thu về những lợi ích kinh tế nhấtđịnh trong tương lai Tổng tài sản của một doanh nghiệp được biểu hiện dưới rấtnhiều hình thái vật chất, điển hình như: Máy móc, nhà xưởng, vật tư hàng hóa,thiết
bị Hoặc trong nhiều trường hợp, tài sản còn xuất hiện dưới các hình thái vật chấtđặc biệt như bằng sáng chế, bản quyền Chúng ta có thể tự tính toán lợi nhuận thuần
và tài sản của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính.Chỉ số ROA sẽ đóng vai trò
là biến độc lập trong nghiên cứu này bởi tính chính xác của nó Nhóm nghiên cứu
đã sử dụng ROA của 100 doanh nghiệp niêm yết trên 3 sàn chứng khoán của ViệtNam
1.2 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhóm ngành thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán
Có 4 nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong ngành thương mạiđược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1.2.1 Hiệu suất sử dụng tài sản:
Hiệu suất sử dụng tài sản là một chỉ số cho biết cứ một đồng nguyên giá bình quântài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồngdoanh thu thuần hoặc làm ra được bao nhiêu giá trị sản lượng
Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp cho thấy rõ ràng mức độ chính xác củaviệc đầu tư tài sản, trong đó, việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản chính là nâng
Trang 11cao hiệu quả sử dụng kinh phí doanh nghiệp Vì thế, bước đầu để có được nhữngquyết định đầu tư chính xác và nâng cao hiệu quả sử dụng, chúng ta cần có giảipháp đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng tài sản.
Hiệu suất sử dụng =Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân
1.2.2 Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Xét về quy mô thị trường trên HOSE, tính đến hết ngày 30/12/2022, có 515 mãchứng khoán niêm yết trong đó gồm: 402 mã cổ phiếu, 03 mã chứng chỉ quỹ đóng,
11 mã chứng chỉ quỹ ETF và 99 mã chứng quyền có bảo đảm
Tổng khối lượng cổ phiếu đang niêm yết đạt trên 141,29 tỷ cổ phiếu Giá trị vốnhóa niêm yết đạt hơn 4,01 triệu tỷ đồng, giảm gần 4,00% so với tháng trước, chiếmhơn 94% tổng giá trị vốn hóa niêm yết toàn thị trường và tương đương 42,22%GDP năm 2022 (GDP theo giá hiện hành)
Đến hết tháng 12/2022, trên HOSE có 37 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD,trong đó có 01 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại
cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB)
1.2.3 Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản doanh nghiệp (DA)
Tỷ lệ nợ trên tài sản là một tỷ lệ đòn bẩy đo lường số lượng tổng tài sản được tài trợbởi các chủ nợ thay vì các nhà đầu tư Nói cách khác, nó cho thấy tỷ lệ phần trămtài sản được tài trợ bằng cách đi vay so với phần trăm nguồn lực được tài trợ bởi cácnhà đầu tư Nó là một chỉ báo về đòn bẩy tài chính hoặc thước đo khả năng thanhtoán Nó cũng cung cấp cho các nhà quản lý tài chính cái nhìn sâu sắc về tình trạngtài chính hoặc tình trạng khó khăn của một công ty
TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản
1.2.4 Tăng trưởng doanh thu
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu là 1 chỉ số đóng vai trò rất quan trọng trong việc kinhdoanh của DN Là chỉ số giúp doanh nghiệp biết được kết quả kinh doanh trongmột thời gian nhất định, để có thể xem xét cơ hội đầu tư trong tương lai Công thức
để xác định tỷ lệ này trong một năm như sau:
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu = (Giá trị cuối – Giá trị đầu)/Giá trị đầu
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3.1 Một số nghiên cứu liên quan
Trang 12a Nghiên cứu của Weixu (2005)
Năm 2005, Weixu đã nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinhdoanh” Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1130 công ty niêm yết trên sàn giao dịchchứng khoán Thượng Hải, ngoại trừ các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnhvực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính Các biến được đưa vào
mô hình nghiên cứu như sau: Biến phụ thuộc (thể hiện hiệu quả kinh doanh) là tỷsuất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Các biến độc lập gồm có: Tỷ lệ nợ/vốn chủ
sở hữu (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty(SIZE) Weixu nghiên cứu tác động của biến tỷ lệ nợ và một số biến khác đến biếnhiệu quả kinh doanh, từ đó suy ra hiệu quả kinh doanh bị tác động rất lớn bởi biến
tỷ lệ nợ Tỷ lệ nợ có tác động dương đến hiệu quả kinh doanh khi ở mức tỷ lệ nợthấp và tác động âm khi ở mức tỷ lệ nợ cao hiệu quả kinh doanh không có tươngquan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, lý do là các công ty Trung Quốc thích sử dụng nợngắn hạn hơn là sử dụng nợ dài hạn Biến SIZE có tác động dương đến hiệu quảkinh doanh khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không
có tác động của biến GROWTH không có tác động đến hiệu quả kinh doanh ở cả 3
mô hình Nghiên cứu trên của Weixu còn thiếu sót vì đã không xét đến các doanhnghiệp trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính Điềunày có thể dẫn đến kết quả thiếu chính xác bởi đề tài nghiên cứu là về mối quan hệgiữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết
b Nghiên cứu của Dimitris Margaritis & Maria Psillaki (2007)
Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơcấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” vào năm 2007 Dữ liệunghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệptruyền thống như: ngành dệt may, dược phẩm và lĩnh vực công nghiệp phát triểnnhư máy tính, nghiên cứu và phát triển Biến được đưa vào mô hình cũng tương tựnhư nghiên cứu của Weixu nhưng có thêm các biến yếu tố tác động: tỷ trọng tài sản
cố định (TANG), tỷ trọng tài sản lưu động (INT), cấu trúc vốn sở hữu (OWN): môhình - tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh Kết quả nghiên cứucho thấy: tỷ lệ nợ tác động dương đến tỷ lệ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
c Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2015)
Đặng Ngọc Hùng đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam” được đăng trên tờ Tạp chí Khoa học và công nghệ năm 2015 Dữ liệunghiên cứu bao gồm 453 công ty niêm yết trên 3 sàn chứng chứng khoán ở ViệtNam là HOSE, HNX và UPCOM Tác giả đã nghiên cứu sự tác động của các yếu tốtài chính, bao gồm: (i) quy mô của doanh nghiệp, (ii) tốc độ tăng trưởng, (iii) hiệusuất sử dụng tài sản và (iv) cấu trúc vốn tới tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sởhữu (ROE) và tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của các doanh
Trang 13nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả cho thấy, quy môdoanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng có quan hệ thuận chiều tới hiệu quả kinh doanh;ngược lại, cấu trúc vốn có quan hệ ngược chiều tới hiệu quả kinh doanh; trong khi
đó, hiệu suất sử dụng tài sản có quan hệ ngược chiều tới ROE và ROA Đây lànghiên cứu khá đầy đủ, phản ánh khá chính xác các nhân tố tài chính tác động đếnhiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam
1.3.2 Đánh giá tổng quan các nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố tài chính như cơ cấu vốn, quyền
sở hữu và các chỉ số tài chính có tác động đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của cáccông ty Việc quản lý cơ cấu vốn, tăng tỷ lệ lợi nhuận và quản lý nợ đang là nhữngyếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty
Trang 14CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ
HÌNH KINH TẾ LƯỢNG 2.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, dạng số liệu chéo gồm 5 nhân tố
cụ thể là: ROA, SIZE, GROW, TAT, DA trong năm 4 năm từ năm 2019 đến năm
2022 Nguồn dữ liệu được lấy từ Cophieu68.vn, nền tảng hỗ trợ phân tích kỹ thuậtchứng khoán online
2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng phần mềm Excel, STATA để xử lý sơ số liệu và tính ma trận tương quangiữa các biến
2.1.3 Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
Chạy phần mềm STATA hồi quy mô hình bằng phương pháp bình phương tối thiểuthông thường (OLS) để ước lượng ra tham số của các mô hình hồi quy đa biến Vớiphần mềm STATA ta dễ dàng:
+ Dùng kiểm định RESET của Ramsey để xem mô hình có bỏ sót biến haykhông
+ Xét phân tử phóng đại phương sai VIF nhận biết khuyết tật đa cộng tuyến.+ Dùng kiểm định Breusch - Pagan để kiểm định khuyết tật phương sai sai sốthay đổi và Robust Standard Errors hồi quy mô hình theo phương pháp sai sốchuẩn mạnh
+ Dùng kiểm định Jacque - Bera để kiểm tra sai số ngẫu nhiên có tuân phânphối chuẩn hay không
+ Dùng Correlation Matrix trong phần mềm STATA để tìm ma trận tương quangiữa các biến
+ Dùng kiểm định F để nhận xét sự phù hợp của mô hình
2.2 Xây dựng mô hình
2.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Trang 15Hình: Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.2.2 Mô hình hồi quy tổng thể:
ROA =β0+ β1.TAT +β GROWit 2 it+ β3.DAit+ β4.SIZEit+ μitt
Trong đó ta có:
TATilà vòng quay tổng tại sản của công ty i tại thời điểm t
GROWilà tăng trưởng doanh thu của công ty i thời điểm t
DAilà tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty i thời điểm t
SIZEilà quy mô doanh nghiệp của công ty i thời điểm t
(i=1,2,3,4) là ước lượng của hệ số góc
β^𝑖
là phần dư, ước lượng của sai số ngẫu nhiên của tổng thể
𝑢^𝑖
2.2.4 Giải thích các biến số trong mô hình
Mô hình gồm có những biến sau
Biến phụ thuộc
Tỷ suất lợi nhuận sau
thuế trên tổng tài sản ROA Mức độ hiệu quả của việc sử dụng tàisản Các biến độc lập