1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược marketing quốc tế của tập đoàn orion cho sản phẩm chocopie tại thị trường việt nam

44 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (11)
    • 1.1 L Ị CH S Ử HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI Ể N (11)
      • 1.1.1 Gi ớ i thi ệ u chung (11)
      • 1.1.2 Các cột mốc lịch sử (11)
    • 1.2 T Ầ M NHÌN – S Ứ M Ệ NH (13)
      • 1.2.1 T ầ m nhìn (13)
      • 1.2.2 S ứ m ệ nh (13)
    • 1.3 ĐẠ O ĐỨ C KINH DOANH (13)
    • 1.4 THÀNH T Ự U (13)
  • CHƯƠNG 2 (15)
    • 2.1 NGHIÊN C Ứ U TH Ị TRƯỜ NG BÁNH K Ẹ O (15)
      • 2.1.1 Th ị trườ ng bánh k ẹ o qu ố c t ế (15)
      • 2.1.2 Th ị trườ ng bánh k ẹ o t ạ i Vi ệ t Nam (16)
    • 2.2 MÔI TRƯỜ NG MARKETING QU Ố C T Ế C Ủ A T Ậ P ĐOÀN (18)
      • 2.2.1 Môi trườ ng vi mô (18)
      • 2.2.2 Môi trườ ng vĩ mô (20)
    • 2.3 PHÂN TÍCH SWOT (23)
    • 2.4 S.T.P STRATEGY (24)
      • 2.4.1 Phân khúc th ị trườ ng (24)
      • 2.4.2 L ự a ch ọ n th ị trườ ng m ụ c tiêu (25)
      • 2.4.3 Đị nh v ị bánh ChocoPie trên th ị trườ ng (25)
    • 2.5 CHI Ế N LƯỢ C THÂM NH Ậ P TH Ị TRƯỜ NG VI Ệ T NAM (26)
      • 2.5.1 Ti ề n đề cho s ự thâm nh ậ p c ủ a ChocoPie vào th ị trườ ng bánh (26)
      • 2.5.2 Hình th ứ c thâm nh ậ p (27)
      • 2.5.3 Chi ế n lượ c phát tri ể n thương hi ệ u c ủ a ChocoPie t ạ i th ị trườ ng (27)
    • 2.6 HO ẠT ĐỘ NG MARKETING – MIX QU Ố C T Ế C Ủ A T Ậ P ĐOÀN ORION CHO SẢ N PH Ẩ M CHOCOPIE T Ạ I TH Ị TRƯỜ NG (29)
      • 2.6.1 Chiến lược sản phẩm quốc tế (29)
      • 2.6.2 Chi ế n lượ c giá qu ố c t ế (33)
      • 2.6.3 Chi ế n lượ c phân ph ố i qu ố c t ế (35)
      • 2.6.4 Chi ế n lượ c chiêu th ị qu ố c t ế (38)
  • CHƯƠNG 3 (41)

Nội dung

ORION là tập đoàn bánh kẹo nước ngoài đã đầu tư, thâm nhập vào thị trường Việt Nam vào những năm 90 của thế kỉ XX và đem về nhiều thành công lớn về cả thị phần lẫn doanh thu hàng năm với

L Ị CH S Ử HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRI Ể N

Tập đoàn ORION là một trong những tập đoàn bánh kẹo hàng đầu ở Hàn Quốc, sản xuất và kinh doanh các chủng loại bánh kẹo Tiền thân là một trong ba công ty thực phẩm lớn nhất tại Hàn Quốc, là một liên doanh giữa Công ty TNHH Bánh kẹo TongYang và Tập đoàn Pepsico Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1956 Tập đoàn TongYang đã mua nhà máy bánh kẹo PungGuk – một trong những nhà máy đang đứng vị trí thứ 2 trong giới kinh doanh thời kỳ đó và bắt đầu công việc kinh doanh, trở thành công ty mẹ của Tập đoàn Tong Yang Trong giai đoạn đầu, nhằm mục đích mở rộng và giới thiệu sản phẩm của công ty đến thị trường, Tập đoàn Tong Yang đã nhập các trang thiết bị sản xuất mang tính hiện đại phục vụ cho nhu cầu trên

Sau khi chính thứcđổi tên thành ORION vào tháng 7/1987, Tập đoànquản lý ba nhà máy sản xuất bánh kẹo tại Seoul, Iksan Jeollanam-do và bốn công ty con ở Trung Quốc, Việt Nam, Nga và Mỹ Không chỉ vậy, tập đoàn này cũng có hàng loạt các hoạt động kinh doanh đa dạng, bao gồm hoạt động của chuỗi cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, thể thao, phát thanh truyền hình, điện ảnh và các hình thức giải trí phổ biến khác Công ty hoạt động chủ yếu tại Hàn Quốc và bán sản phẩm của mình tại Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam, từ đó hướng ra thị trường thế giới

1.1.2 Các cột mốc lịch sử

- Những năm 1956 – Thời kỳ thành lập: Mua lại Công ty PungGuk - công ty lớn thứ hai trong lĩnhvực bánh kẹo,chiếm 60% thịphần bánh kẹotại Hàn Quốc.

- Những năm 1960 – Thời kỳ tăng trưởng: Trở thành công ty sản xuất sản phẩm chocolate đầu tiên tại Hàn Quốc, sản xuất bánh kẹo bằng dây chuyền mới và nghiên cứu để sản xuất một loại bánh mới – bánh bích quy

- Những năm 1970 – Thời kỳ chững lại: Là công ty sản xuất bánh ChocoPie đầu tiên trên thế giới, đồng thời sản phẩm kẹo cao su tham gia vào thị trường châu Âu

- Những năm 1980 – Thời kỳ mở rộng đầu tư

+ Hiện đại hóa thiết bị và tiếp thu công nghệ mới để thành lập nhà máy snack ORION Frito Lay

+ Xây dựng nhà máy Iksan thứ 2 và nhà máy Iksan thứ 3

- Nhữngnăm 1990 –Thờikỳ phát triển nhanh vượtbậc

+ 1994: Xây dựng nhà máy Chunglu đồng thời đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư + 1995: Xây dựng nhà máy ORION Food tại Trung Quốc

+ 1997: Thành lập bộ phận kinh doanh nước ngoài

- Những năm 2000 – Thời kỳ tái thành lập

+ 07/2001: Hoàn thành nhà máy sản xuất kẹo cao su “Langpang” tại Trung Quốc.

+ 01/09/2001: Công ty tách khỏi Tập đoàn Tong Yang, thành lập Tập đoàn ORION Tập đoàn ORION đã tổ chức lại hệ thống kinh doanh bánh kẹo toàn cầu và kinh doanh lĩnh vực giải trí Chủ trương, chiến lược của công ty là trở thành “Công ty sản xuất sản phẩm chủ lực” và “Công ty mang đẳng cấp thế giới” trong thị trường trong và ngoài nước

+ 08/2002: Hoàn thành xây dựng Công ty ORION Food

+ 08/2005: Khởi công xây dựng nhà máy ORION tại Trung Quốc

+ 10/2005: Thành lập công ty ORION VINA Đạt được thành công ở Trung Quốc trong giai đoạn 1, ORION tiếp tục mở rộng đầu tư vào Nga và Việt Nam Với việc thành lập các nhà máy ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga và Việt Nam, ORION đã xây dựng mạng lưới kinh doanh trên toàn cầu, tăng cường chiếm lĩnh trên thị trường nước ngoài

+ 2017: Mua lại Công ty nước khoáng dung nham Jeju Khai trương ChocoPie House

+ 2019: Ra mắt Jeju Volcanic Water Không chỉ dừng lại ở ngành bánh kẹo, định hướng từng bước chuyển mình thành công ty thực phẩm toàn cầu

1.1.3 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Thực phẩm ORION VINA

Vào thập niên 1990, Tập đoàn bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc – ORION đã thành lập văn phòng đại diện tại TP HCM và bắt đầu đưa các sản phẩm của mình vào thị trường Việt Nam Đến năm 2005, ORION chính thức mở chi nhánh tại Việt Nam, thành lập Công ty TNHH Thực phẩm ORION VINA với 100% vốn từ tập đoàn mẹ ORION

Công ty TNHH Thực phẩm ORION VINA được đánh giá là một trong những công ty sản xuất các sản phẩm bánh kẹo hàng đầu Việt Nam ORION VINA có một nhà máy ở KCN Mỹ Phước, Bình Dương và một nhà máy ở KCN Yên Phong, Bắc Ninh, cả hai nhà máy hoạt động với năng suất cao, cung cấp đủ bánh kẹo, snack cho thị trường 3 miềnBắc, Trung, Nam và xuấtkhẩu qua nhiềuquốc gia khác Theo ORION cho biết, hiện nay công ty đang chiếm tới 58% thị phần bánh chế biến công nghiệp tại Việt Nam

Hình 1.1 : Công ty TNHH Thực phẩm ORION VINA

T Ầ M NHÌN – S Ứ M Ệ NH

ORION đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất bánh kẹo số 1 Việt Nam Hơn nữa, công ty đang cố gắng chuyển mình theo hướng doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua việc minh bạch trong sảnxuất và báo cáo kinh doanh, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường bằng cách giảm màu in trên bao bì, hạn chế chi phí quảng cáo và thay vào đó, ra sức nghiên cứu cải tiến sản phẩm tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội

ORION luôn đặc biệt ghi nhớ rằng ngành công nghiệp thực phẩm là ngành công nghiệp lương tâm Bởi bánh kẹo là thứ đi vào trong cơ thể con người và khi phát triển bất kỳ sản phẩm nào, ORION luôn nhắc nhớ rằng đó là những thứ mà chính con em chúng ta sẽ ăn Sứ mệnh của ORION là sản xuất những thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng.

ĐẠ O ĐỨ C KINH DOANH

ORION Việt Nam cam kết không thỏa hiệp về chất lượng để đạt được lợi nhuận cao Triết lý kinh doanh “Only ORION” thể hiện tinh thần đề cao “sự khác biệt” trong kinh doanh, bởi khác biệt chính là năng lực cạnh tranh chính của ORION.

THÀNH T Ự U

Kể từ khi thành lập vào năm 1956, ORION đã dẫn đầu thị trường trong nước và vươn lên trở thành một thương hiệu toàn cầu Năm 1993, ORION đã mở chi nhánh tại Bắc Kinh, chỉ một năm sau khi Hàn Quốc và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao Năm 1995, công ty đã bắt đầu xuất khẩu ChocoPie sang Việt Nam Sau đó, vào năm 1997, công ty xây dựng một nhà máy sản xuất tại Lang Phường thuộctỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) Hiện tại, sản phẩmcủa ORION đã có mặt hơn 65 quốc gia khác nhau trên thế giới như Mỹ, Brazil, Iran,… Năm 2020, doanh thu tại nước ngoài của ORION đạt 1.500 tỷ won

ORION VINA đã đạt nhiều giải thưởng, chứng nhận do người tiêu dùng bình chọn và các tổ chức uy tín trao tặng như “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”,…

Cái tên ORION giờ đây đã trở nên thân thuộc với người tiêu dùng Việt, đó vừa là thành công của một chiến lược định vị hiệu quả, vừa là thách thức trong việc tìm một hướng đi mới cho thương hiệu này Dù có nhiều khiếm khuyết nhưng thực sự ORION đã trở thành một doanh nghiệp điển hình không chỉ bởi tầm nhìn rộng mà còn vì những chiến lược Marketing độc đáo Chương 2 sẽ đi vào chi tiết cách ORION thực hiện những chiến dịch Marketing của mình như thế nào để có thể đứng vững trên thị trường như ngày nay.

NGHIÊN C Ứ U TH Ị TRƯỜ NG BÁNH K Ẹ O

2.1.1 Thị trường bánh kẹ o quốc tế

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực chiếm thị phần lớn trong thị trường bánh kẹo và được dự đoán là sẽ tăng trưởng một cách đáng kể do các đặc điểm tiềm năng từ ngoại cảnh Một trong số những điều kiện thuận lợi đó là đô thị hoá ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhiều sản phẩm khác nhau một cách dễ dàng Các nhà sản xuất hàng đầu trên thị trường bánh kẹo đang tập trung tận dụng cơ hội của các thị trường mới nổi, như Trung Quốc và Ấn Độ, để mở rộng cơ sở doanh thu, do mức thu nhập tăng và sự ưa thích ngày càng tăng của họ đối với các loại sản phẩm bánh kẹo khác nhau.

Hình 2.1 : Top 5 Quốc gia có doanh thu lớn nhất thị trường bánh kẹo trên thế giới

Người dân khu vực này có xu hướng chọn sản phẩm lành mạnh, bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe Vì vậy các nước châu Á hiện đang triển khai các chiến lược sản phẩm không đường để giảm nguy cơ béo phì, tiểu đường hay một số bệnh liên quan khác Để làm socola không đường và kẹo cao su, có hai loại chất làm ngọt thường được sử dụng, đó là rượu đường và chất làm ngọt nhân tạo

Ví dụ: Hershey, Công ty sản xuất socola hàng đầu tại Hoa Kỳ có các biến thể không đường cho các thương hiệu hàng đầu, chẳng hạn như Hershey và Reese’s, sử dụng maltitol và polyglycitol thay vì đường

Với sự hiện diện rộng lớn trên toàn cầu và mạng lưới phân phối rộng khắp, các công ty chủ chốt như Mars Incorporated, Mondelez International, Ferrero Group và Nestlé nắm giữ những thị phần nổi bật trên thị trường bánh kẹo toàn cầu Các công ty này hiện đang tập trung vào các kênh phân phối trực tuyến để tiếp thị trực tuyến và xây dựng thương hiệu sản phẩm của họ, nhằm mở rộng phạm vi tiếp cận theo địa lý và đến gần hơn với khách hàng của mình.

Hình 2.2 : Các công ty chủ chốt trên thị trường bánh kẹo thế giới hiện nay

2.1.2 Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam

Theo thống kê Statista, khách hàng tiêu thụ lượng bánh kẹo cao nhất là những người có độ tuổi từ 25 đến 34 Và theo thống kê năm 2019, Việt Nam có trên 50% dân số dưới 35 tuổi, điều này cho thấy Việt Nam là một nước có dân số trẻ, là thị trường rất tiềm năng với ngành hàng bánh kẹo

Hình 2.3 : Bảng thống kê lượng khách hàng tiêu thụ bánh kẹo theo độ tuổi trong năm 2021

Hình 2.4 : Dân số Việt Nam tính theo độ tuổi

Hơn nữa, bánh kẹo là ngành hàng thứ yếu, vì vậy thu nhập và mức sống của người dân ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định tiêu dùng mặt hàng này Hợp lý thay, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam chiếm 40% tổng dân số vào năm 2021 với tốc độ tăng trưởng cao nhất ASEAN

Với nhiều tiềm năng phát triển như vậy, tất nhiên đây sẽ là thị trường cạnh tranh rất khốc liệt giữa các doanh nghiệp Theo Statista, doanh thu bánh kẹo ở Việt Nam đạt 7.81 tỷ USD vào năm 2022 Đây là số liệu cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhanh chóng của ngành hàng này Tất nhiên đây không phải doanh thu của riêng các doanh nghiệp nội địa, mà còn chia phần cho các doanh nghiệp bánh kẹo nước ngoài có sản phẩm xuất khẩu vào nước ta Và chỉ trong năm 2019, Việt Nam đã nhập khẩu 360.6 triệu USD bánh kẹo từ 11 quốc gia Đây là một con số dự báo nguy cơ các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị giành mất thị phần trong chính “sân nhà” của mình

Theo khảo sát ở các hệ thống bán lẻ như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hoá, chợ,… không quá khó khăn để tìm thấy các mặt hàng bánh kẹo nhập khẩu Các công ty bánh kẹo nước ngoài đã phủ sóng rộng lớn mặt hàng của mình tại hầu hết các kênh phân phối Với sự cải tiến về hương vị không quá ngọt, cùng với bao bì độc, lạ, sang trọng đã thu hút khách hàng và chiếm thị phần không hề nhỏ trong thị trường này.

Song, trong nhiều năm gần đây, sự ủng hộ của người dân với khẩu hiệu “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã kéo lại thị phần khá nhiều cho các doanh nghiệp nội địa Cùng với đó là đặc điểm tiêu dùng của người Việt với sản phẩm bánh kẹo được đánh giá là theo mùa vụ Từ Trung Thu đến Tết Nguyên Đán là cột mốc mà thị trường bánh kẹo Việt Nam phát triển tiềm năng nhất Với các ngày lễ lớn như Trung Thu, Tết Nguyên Đán,… người Việt có phong tục mua quà bánh đến tặng, biếu Và với những ngày lễ của dân tộc như vậy thì người Việt có xu hướng lựa chọn các doanh nghiệp Việt Nam thay vì các doanh nghiệp nước ngoài

Từ đây có thể thấy được các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những ưu thế nhất định trong thị trường mà các doanh nghiệp nước ngoài không thể cạnh tranh được

Bên cạnh đó, hiện nay người dân đang có xu hướng lựa chọn những sản phẩm tốt cho sức khỏe Vì vậy, các doanh nghiệp nội địa cần có bước tiến vượt trội trong thị trường ngách này để chiếm lại thị phần bánh kẹo Việt Nam

Một số thương hiệu nổi tiếng trong nước như Đường Quảng Ngãi, Hữu Nghị, Bibica, Hải Hà,…

Hình 2.5 : Một số thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng của Việt Nam

MÔI TRƯỜ NG MARKETING QU Ố C T Ế C Ủ A T Ậ P ĐOÀN

ORION CHO SẢN PHẨM CHOCOPIE TẠI VIỆT NAM

Thị trường bánh kẹo đang ngày càng phát triển với quy mô rộng lớn Khi kinh tế ngày một phát triển, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên tương đương với nhu cầu cho những sảnphẩm bánh kẹo chấtlượng, an toàn và có hàm lượng dinh dưỡng cao đã sâu vào tâm trí của họ

Người tiêu dùng Việt Nam được đánh giá là tương đối dễ tính, ưa rẻ và có xu hướng thích dùng đồ ngoại Đặc biệt, họ đang ngày một quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm Ngày nay, ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề tỷ lệ phụ gia thực phẩm quá cao, hóa chất nông nghiệp, ô nhiễm vi khuẩn Điều này đã dấy lên nhiều mối lo ngại trong lòng khách hàng Do đó, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở sản xuất uy tín, hợp khẩu vị và giá cả phải chăng

ORION luôn đượcngười tiêu dùng đánh giá cao và tín nhiệmbởichấtlượng luôn ổnđịnh.Tấtcảnhững nhà máy của ORION đềuđược xây dựng và vận hành theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của AIB – đây là tiêu chuẩn nghiêm ngặt, đặc biệt dành cho các sản phẩm bánh nướng Đặc biệt, sản phẩm bánh ChocoPie hợp khẩu vị, đáp ứng được tối ưu yêu cầu của người tiêu dùng Việt

Cả nước có khoảng 30 doanh nghiệp lớn và hàng trăm cơ sở sản xuất bánh kẹo nhỏ cùng một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia vào thị trường Việt Nam Hiện tượng giành giật thị phần và cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường của các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt Có thể thấy rằng, ORION là một doanh nghiệp quy mô lớn có lợi thế và tài chính, thương hiệu và sản xuất với những sản phẩm chất lượng có giá cả phải chăng Tuy nhiên, sản phẩm bánh ChocoPie của Tập đoàn vẫn phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam

Một số đối thủ lớn như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị Đặc biệt, bánh mềm phủ socola của ORION – với thương hiệu ChocoPie đang chịu sự cạnh tranh trực tiếp của các thương hiệu cùng loại sau: Longpie (Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà), Lotte Pie (Công ty Cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa – Bibica), Delipie và Peppie (Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông Á), Nice và ChocoVina (Công ty Bánh Kẹo Quảng Ngãi – Biscafun),…

Mặc dù, đứng trước nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký nhưng Việt Nam hiện là 1 trong 4 thị trường lớn nhất của ORION, cùng với Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga Riêng mảng bánh ChocoPie, ORION VINA độc tôn với 67% thị phần và bỏ xa những đối thủ khác như Bibica hay Kinh Đô

Với số lượng người tiêu dùng và nhà cung cấp lớn, Việt Nam được coi là thị trường cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực bánh kẹo với vô số hàng hóa thay thế Một số loại đồ ăn nhanh như các loại ngũ cốc (rang, chiên dầu, chiên phồng), chế phẩm từ đậu, mứt, thủy hải sản khô, các loại đồ ăn liền chế biến từ gia súc (cánh gà, chân gà ăn liền, thịt đóng túi, đóng hộp,…) là những sản phẩm thay thế cho ChocoPie được người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam rất ưa chuộng Giá thành những sản phẩm này tương đối rẻ, tiện sử dụng, hương vị hấp dẫn là những lợi thế của sản phẩm cạnh tranh mà doanh nghiệp phải đối mặt trong quá trình thâm nhập thị trường

Ngoài ra, các món ăn quen thuộc như phở, mì tôm, bánh mì,… cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam và đặc biệt phù hợp với truyền thống và văn hóa ẩm thực của người Việt Thay vì ăn bánh kẹo, người tiêu dùng có thể thưởng thức chúng để bổ sung năng lượng vào cơ thể Đó đều là những đối thủ cạnh tranh gián tiếp của bánh ChocoPie ORION

Như vậy, ORION cần phải không ngừng nỗ lực phát triển sản phẩm đồng thời thực hiện tốt chiến lược Marketing để có thể giữ chân khách hàng và ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường

Nguồn nguyên liệu chế biến các sản phẩm của ORION VINA đều được nhập khẩu chủ yếu từ nhà sản xuất sữa Murray Goulburn (Úc), Công ty KerryBio – Science B.V (Hà Lan) và công ty NutriBio (Pháp) để đảm bảo chất lượng luôn đồng nhất đối với bất kỳ sản phẩm nào

Vào năm 2008, đứng trước hàng loạt thông tin về việc hàng trăm tấn sữa có chứa chất melamine gây sỏi thận, được nhập khẩu từ Trung Quốc được tiêu thụ trong nước, ít nhiều gây hoang mang cho người dân trước việc lựa chọn những sản phẩm nào đảm bảo an toàn, sức khỏe cho bản thân và gia đình

Tất cả những sản phẩm do Công ty TNHH Thực phẩm ORION VINA sản xuất và phân phối trên thị trường Việt Nam đều không nhiễm độc tố melamine, tuyệt đối an toàn cho sứckhỏe.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh, trong khi ORION không thể tăng giá bán vì đang đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn từ các thương hiệu lâu năm trong nước như là Kinh Đô, Hải Hà, Biscafun hay kể cả các thương hiệu nước ngoài như Lotte của Hàn Quốc và Oishi của Philippines,… Điều này đã tác động tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận của ORION Doanh nghiệp cần có kế hoạch đảm bảo nguồn cung ứng phù hợp từ các nhà cung cấp Đối với các nguyên liệu khác được cung cấp từ nhà sản xuất trong nước, hiện nay số lượng các công ty sản xuất các nguyên liệu như đường, bột mì, đậu nành, bao bì,… ở Việt Nam hiện rất đa dạng với mức giá cạnh tranh Do đó, không có nhiều hạn chế về nhà cung cấp.

Hiện nay, hệ thống phân phối trên thị trường Việt Nam đã phát triển tương đối mạnh về cả số lượng lẫn quy mô bao gồm đại siêu thị, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa và các trang, app thương mại điện tử

GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020 và tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng thấp hơn tốc độtăng 7,28% và 6,98% của cùng kỳnăm 2018 và 2019

PHÂN TÍCH SWOT

Bảng 2.1 : Ma trận SWOT của ChocoPie

SWOT Có lợi Có hại

- Chất lượng sản phẩm đảm bảo.

- Là một trong những doanh nghiệp có nhà máy sản xuất bánh đầu tiên ở Điểm yếu:

- Số lượng nhà máy sản xuất tại Việt Nam còn hạn chế

SWOT Có lợi Có hại

Việt Nam, chiếm thị phần lớn và có tốc độ phát triển ổn định

- Vốn đầu tư lớn, hệ thống sản xuất luôn được cải tiến, phát triển, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng

- Chiến lược truyền thông hiệu quả cao

- Cơ cấu tổ chức và vận hành hệ thống kênh phân phối còn hạn chế

- Giá bán cao và không đồng nhất.

- Hiện nay, hầu hết các sản phẩm bánh pie trên thị trường đều có vỏ hộp, bao bì gần giống với ChocoPie của ORION

- Việt Nam có vị trí thuận lợi để đầu tư

- Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, cơ cấu dân số trẻ.

- Đa phần đối thủ c ạnh tranh trong nước yếu, nhỏ, quảng bá sản phẩm không mạnh.

- Thu nhập người dân tăng

- Khoa học - Công nghệ phát triển

- Sự cạnh tranh về giá, khủng hoảng về lạm phát trên thị trường ngày càng gia tăng

- Các đối thủ cạnh tranh, nhà sản xuất socola lớn liên tục mở rộng và chiếm lĩnh thị phần.

- ORION chịu sự cạnh tranh gián tiếp từ các đối thủ sản xuất bánh kẹo nổi tiếng trên thị trường.

S.T.P STRATEGY

Tập đoàn ORION có hai nhà máy sản xuất tại Việt Nam:

- Ở miền Nam, nhà máy sản xuất tại KCN Mỹ Phước (Bình Dương)

- Ở miền Bắc, nhà máy sản xuất tại KCN Yên Phong (Bắc Ninh)

⇒ Cả hai nhà máy đều hoạt động với năng suất cao, cung ứng đủ bánh kẹo cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường khác

❖ Theo yếutố dân số – xã hộihọc

- Lứa tuổi: Bánh ChocoPie phù hợp với hầu hết các lứa tuổi Đặc biệt trẻ em và người lớn tuổi là hai đối tượng đặc biệt yêu thích dòng bánh này

- Giới tính: Phụ nữ thường thích đồ ngọt hơn nam giới, và trên thực tế, phụ nữ là người mua chủ yếu với dòng sản phẩm bánh ngọt Bên cạnh đó, các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ Việt Nam có xu hướng trung thành với một thương hiệu sau khi cảm thấy hài lòng với lần đầu sử dụng và không dễ bị lung lay với một sản phẩm khác vượt trội hơn Vì vậy, ORION triển khai các thiết kế bao bì phù hợp cùng với thông điệp và thẩm mỹ của người phụ nữ, để qua đó đem về thành công trong việc tiếp cận và thu hút phân khúc khách hàng quan trọng này

- Nghề nghiệp: Bên cạnh khách hàng là những nhân viên văn phòng, các bà mẹ nội trợ thì hiện nay dòng sản phẩm bánh ChocoPie đang hướng đến phân khúc học sinh, sinh viên Những sự thay đổi trong chiến lược sản phẩm đang dần “trẻ trung hoá” đối tượng khách hàng của mình

❖ Phân khúc theo đặcđiểm tâm lý

Sản phẩm thể hiện lối sống nghĩa tình, mong muốn trao yêu thương chân thành của người tiêu dùng đến người một đối tượng nào đó

❖ Phân khúc theo hành vi tiêu dùng

- Khách hàng sử dụng sản phẩm cho nhu cầu ăn uống cá nhân: Bán lẻ các sản phẩm

- Khách hàng sử dụng sản phẩm làm quà tặng: Tạo các combo sản phẩm với bao bì sang trọng, hoạ tiết tỉ mỉ, ấn tượng

2.4.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu mà ChocoPie nhắm đến chủ yếu là những người yêu thích đồ ngọt trên toàn lãnh thổ Việt Nam ChocoPie được đánh giá là dòng bánh cao cấp với mức giá được xem là phù hợp với thu nhập trung bình đến cao của người Việt

Từ đây có thể kết luận được rằng thị trường mục tiêu của ChocoPie là phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình đến cao và có niềm yêu thích với bánh ngọt, đặc biệt là trẻ em, giới trẻ và phụ nữ Với thương hiệu dòng sản phẩm cao cấp, chất lượng tốt, vị ngon, bao bì đẹp mắt, đây còn là sản phẩm được nhiều người Việt dùng để làm quà tặng cho gia đình, người thân và bạn bè

2.4.3 Định vị bánh ChocoPie trên thị trường

2.4.3.1 Lợi thế cạnh tranh trong định vị

Khác biệt về sản phẩm: Khi thị trường Việt Nam đang tràn ngập các dòng bánh quy, bánh bông lan, bánh mì đóng gói thì ChocoPie xuất hiện với một “giao diện” và hương vị rất khác biệt Bên cạnh đó, những năm gần đây còn có nhiều sáng tạo trong cách ăn bánh ChocoPie Thay vì ăn trực tiếp, người ta hâm bánh trong lò vi sóng 5 - 10s, sau khi lấy ra, phần nhân phô mai của bánh sẽ tan chảy và tạo cảm giác béo ngậy hơn khi ăn Khách hàng ăn không chỉ vì hương vị bánh ngon, mà còn vì tính tò mò, hào hứng khi thử các cách chế biến khác cho loại bánh này

Khác biệt về hình ảnh: Các chiến lược nhận diện thương hiệu của ORION được triển khai rất thành công từnhiều nămtrướcđây Các quảng cáo trên truyền hình nổi bật với câu slogan “ORION là ChocoPie, ChocoPie là ORION” Câu hát có nhịp, có vần, tiết tấu hài hước đã in sâu vào tâm trí, tạo một chỗ đứng nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam

2.4.3.2 Chiến lược định vị Định vị dựa vào lợi ích sản phẩm mang đến cho khách hàng:

Với hương vị ngọt ngào, dinh dưỡng, một chiếc bánh ChocoPie có thể bổ sung năng lượng, cải thiện tinh thần mệt mỏi của bạn rất nhiều Từ đó giúp bạn gia tăng hiệu quả trong công việc, một tinh thần tích cực trong cuộc sống

Vào những ngày lễ như Tết,… người Việt Nam thường mua quà bánh để tặng, biếu Vì vậy, ChocoPie định vị sản phẩm của mình như một sản phẩm quà tặng với bao bì sang trọng, hoạ tiết bắt mắt, ấn tượng, đem đến cảm giác ấm cúng, sum vầy

Hình 2.6 : ChocoPie trong thiết kế bao bì sang trọng, phù hợp làm quà tặng trong dịp đặc biệt

CHI Ế N LƯỢ C THÂM NH Ậ P TH Ị TRƯỜ NG VI Ệ T NAM

2.5.1 Tiền đề cho sự thâm nhập của ChocoPie vào thị trường bánh kẹo tại Việt Nam

Người Việt có tâm lý chuộng hàng ngoại Khoảng 25 - 30% thị phần bánh kẹo phân khúc biếu tặng nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài Hơn nữa, khó khăn càng chồng chất khi nhiều hệ thống siêu thị hàng đầu tại Việt Nam đổi chủ, dọn đường cho bánh kẹo ngoại, điển hình là hàng có xuất xứ từ Thái Lan xâm nhập thị trường trong nước

Bên cạnh đó, cùng với việc gia nhập thị trường chung ASEAN, thuế nhập khẩu của ngành hàng bánh kẹo bằng 0, từ đó thị trường đón nhận hàng loạt các thương hiệu, sản phẩm bánh kẹo đến từ các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia,…

Trước đây, do phần lớn bánh kẹo của Việt Nam đều phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và các nước phát triển hơn Điều này đã hình thành nên tâm lý sính ngoại, chuộng hàng ngoại nhập Vì thế, bánh kẹo nhập khẩu có cơ hội xâm nhập thị trường và không ngừng gia tăng thị phần tại Việt Nam

Hơn nữa, những năm gần đây, với sự mở cửa của nền kinh tế và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, một số công ty bánh kẹo đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng tham gia vào thị trường Việt Nam Điển hình là ORION, doanh nghiệp này có lợi thế về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý và triển khai hệ thống phân phối chuyên nghiệp, xúc tiến quảng bá mạnh trên tất cả các phương tiện truyền thông Chính vì thế, doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm trọn phân khúc hàng biếu tặng tại thị trường Việt Nam và gây sức ép cạnh tranh rất mạnh với các nhà sản xuất trong nước

ChocoPie đã lựa chọn chiến lược xuất khẩu trực tiếp để thâm nhập vào thị trường Việt Nam ChocoPie được xuất khẩu lần đầu tiên sang Việt Nam vào năm 1995 với văn phòng đại diện tại TP.HCM Tháng 7/2005, tập đoàn ORION thành lập Công ty TNHH thực phẩm ORION VINA tại Việt Nam với 100% vốn đầu tư Hàn Quốc

Sở dĩ ChocoPie lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường này tại Việt Nam do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Tập đoàn ORION tại thời điểm đó đã vô cùng lớn mạnh, có đủ nguồn lực đầu tư vào đội ngũ chuyên môn để xuất khẩu trực tiếp hàng hóa sang thị trường nước ngoài Với mức tăng trưởng 100% ngay trong năm đầu tiên ra mắt (1974), ChocoPie đã giúp ORION vượt qua khủng hoảng và liên tục phát triển thêm sản phẩm, mở rộng kinh doanh Thời điểm năm 1995, ORION đã ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 10 triệu USD

Thứ hai, sản phẩm ChocoPie đã thành công xâm nhập bằng chiến lược xuất khẩu ở hai thị trường lớn trước đó là Trung Quốc và Nga (1993) Chính vì vậy mà ChocoPie có sự tin tưởng vào phương thức xâm nhập của mình và tiếp tục tiến hành tại thị trường tiềm năng khác là Việt Nam

2.5.3 Chiến lược phát triển thương hiệu của ChocoPie tại thị trường Việt Nam

2.5.3.1 Liên kết với các đối tác tại Việt Nam

Một số đối tác của ORION có thể kể đến trên thị trường Việt Nam là:

- Đối tác chiến lược mặt bằng quảng cáo:

Hình 2.7 : Đối tác chiến lược mặt bằng quảng cáo

- Đối tác chiến lược truyền thông quảng cáo:

Hình 2.8 : Đối tác chiến lược truyền thông quảng cáo

2.5.3.2 Phát triển các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với đặc trưng của Việt Nam

Sau khi thâm nhập vào Việt Nam với sản phẩm bánh ChocoPie truyền thống, tập đoàn ORION triển khai chiến lược truyền thông mang tính giáo dục về tình cảm gia đình Các TVC quảng cáo truyền thông lên truyền hình mang thông điệp “Tình” rất được lòng khán giả Việt bởi người Việt rất coi trọng tình cảm gia đình

Sau khi tiếp cận văn hoá người Việt một thời gian, ORION VINA nhận ra xu hướng mua bánh làm quà biếu, quà tặng những ngày lễ Tết, qua chơi nhà hay thăm bệnh Từ đó, ORION phát triển thêm những combo bánh với bao bì sang trọng, đẹp mắt, ấm áp để phù hợp cho những tình huống tặng quà mà không cần qua quá nhiều khâu (Mua quà ⇒ Mang đi gói quà) Tiện lợi nhưng không kém phần chỉnh chu

Là thương hiệu tiên phong đem dòng bánh ChocoPie – bánh mềm phủ socola vào Việt Nam, cùng với những chiến lược đi vào lòng người tại đây, ORION đã độc tôn chiếm 58% thịphần trong tay vào năm 2017 và thành công biếnthịtrườngViệt Nam là 1 trong 4 thị trường chính của Tập đoàn này

Song, với tiền đề xem sự thay đổi và chuyển mình là phương án tất yếu ChocoPie không “dậm chân tại chỗ” hưởng hoa vinh mà tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và đưa vào thị trường những sản phẩm ChocoPie có vị mới lạ Được biết, GenZ hiện là thế hệ năng động, được tiếp xúc với Internet khá sớm nên khả năng tiếp cận các sản phẩm truyền thông được đánh giá rất cao Cùng với đó thế hệ này được đánh giá là thế hệ tiêu dùng tương lai, ORION VINA không ngại ngần tung ra các sản phẩm mới lạ, thu hút giới trẻ sử dụng

Và đặc biệt, lần cải tiến sản phẩm khác biệt nhất là sản phẩm ChocoPie Molle hạnh nhân Thay vì là lớp nhân kem Marshmallow như dòng bánh truyền thống, công ty đã thay bằng lớp kem hạnh nhân đặc biệt Cùng với đó là đem lại sự tiện lợi bằng cách giảm trọng lượng bánh.

HO ẠT ĐỘ NG MARKETING – MIX QU Ố C T Ế C Ủ A T Ậ P ĐOÀN ORION CHO SẢ N PH Ẩ M CHOCOPIE T Ạ I TH Ị TRƯỜ NG

ORION đã có những sự thay đổi bao bì cho nhãn hiệu ChocoPie để phù hợp hơn với thị trường Việt Nam Tuy nhiên, ORION vẫn giữ lại những nét đặc trưng Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam:

- Bao bì trong có 3 lớp: Lớp bóng, lớp in và lớp bảo vệ thực phẩm

+ Bao bì được thiết kế bằng cách ghép nhiều lớp nhựa khác nhau thông thường là OPP/VMCPP, PET/VMCPP, MOOP/PE/VMCPP

+ Nhà sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ thông tin trên bao bì: tên nhãn hiệu, khối lượng, cách bảo quản, thành phần, NSX/HSD, thông tin nhà sản xuất, liên hệ, mã vạch,…

+ Bao bì kín sẽ giúp đảm bảo sản phẩm bên trong chống thấm, chống oxy hóa, đảm bảo an toàn vệ sinh

- Bao bì ngoài: Hộp đựng những gói sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm của ChocoPie vào dịp Tết được thiết kế bao bì ngoài đậm chất Tết với những họa tiết hoa mai, câu đối,… đậm chất Việt

Thiết kế bao bì là sự kết hợp giữa cấu trúc, nguyên liệu, cách trình bày, màu sắc, hình ảnh và những thành phần khác tạo ra sự thu hút thị giác, từ đó mang đến mục tiêu truyền thông và chiến lược Marketing của một sản phẩm.

Bao bì là vũ khí bí mật trong Marketing, giúp tác động và khích lệ hành vi của người tiêu dùng Nhận thức được vai trò của bao bì trong việc thu hút khách hàng, công ty đã đầu tư nhiều và rất chú trọng đến việc thiết kế bao bì, do đó, mỗi thiết kế bao bì của ChocoPie đều rất đẹp và chuyên nghiệp, kết hợp hình ảnh và màu sắc hài hòa thể hiện hương vị sản phẩm và thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải

Ví dụ: Với mặt hàng ChocoPie truyền thống, chữ “tình” luôn được in trên hộp sản phẩm, khẳng định thông điệp nhất quán đã in sâu trong tâm thức người tiêu dùng Hay với sản phẩm ChocoPie Dark, nhãn hàng sử dụng màu chủ đạo là màu nâu – đỏ, làm nổi bật điểm mới của sản phẩm là tăng thêm 70% hàm lượng cacao Và gần đây, bộ sản phẩm ChocoPie khỏe được nhãn hàng tặng cho đội ngũ cán bộ y tế ở tuyến đầu chống dịch nhằm truyền đi thông điệp đồng mong muốn đội ngũ bác sĩ, y tá và quân nhân luôn giữ sức khỏe để tiếp tục cống hiến cho cộng đồng, cho Tổ quốc và mang lại sức khỏe cho bệnh nhân Ngoài ra, mỗi hộp bánh còn mang theo lời động viên “rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp, hãy vững tin”

Hình 2.9 : Một số dòng sản phẩm của ChocoPie Điểm ăn tiền nhất của dòng bánh ChocoPie Molle chính là ở khâu bao bì sản phẩm Những ngôn ngữ, thông điệp GenZ khác nhau được in trên bao bì sản phẩm một cách hài hước, vui nhộn nghịch ngợm Sản phẩm bánh ChocoPie Molle đánh dấu rõ nét bước chuyển mình trong chiến lược “trẻ hoá khách hàng” của ORION VINA

Hình 2.10 : Bánh ChocoPie Molle với bao bì in ấn tuyển tập những câu nói trendy GenZ

Phải khẳng định rằng, nhãn hàng ChocoPie của công ty ORION VINA đã làm rất tốt trong việc tận dụng sức mạnh của bao bì trong chiến lược Marketing của mình

ChocoPie là một nhãn hiệu nổi tiếng và có chỗ đứng ở nhiều quốc gia, với những chiếc bánh ngọt, được phủ socola rất hấp dẫn Hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng lớn của nhãn hiệu đến sản phẩm, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, ngay từ khi chính thức có mặt trên thị trường ORION đã không ngừng xây dựng và phát triển thương hiệu của mình trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo nổi tiếng nhất không chỉ ở Hàn Quốc mà trên toàn thế giới

Vào cuối năm 2010, hãng ORION tung ra 2 chiến dịch quảng cáo xoay quanh thông điệp yêu thương: “Tình như ChocoPie”; đưa câu nói “ORION là ChocoPie – ChocoPie là ORION” trở thành thông điệp in sâu vào các thế hệ khách hàng người

Việt Có thể thấy rằng, cùng với chất lượng, cái tên dễ đọc, dễ nhớ đã giúp ChocoPie ORION tạo được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí người tiêu dùng.

ORION có nghĩa là chòm sao, biểu trưng cho chùm chất lượng tuyệt hảo, luôn vươn lên đỉnh cao sự thỏa mãn của khách hàng

- Hình tròn biểu trưng cho Trái Đất, cho sự toàn cầu, so sánh tầm quốc tế

- Dãy sao quanh vòng tròn và hướng lên cao vươn ra khỏi trái đất thể hiện công ty luôn cố gắng vươn chất lượng sản phẩm vang cao, vang xa và hướng tới tương lai tốt đẹp

Logo và tên thương hiệu của ChocoPie được liên kết nhất quán, gây ấn tượng Mỗi khi nhắc đến ORION VINA là mọi người nhắc đến sản phẩm ChocoPie theo như câu slogan “ORION là ChocoPie, ChocoPie là ORION”

Tiêu biểu có thể kể đến là trong thời kỳ cả nước chống dịch Covid-19, ORION VINA trao tặng 4.000 thùng bánh ChocoPie vẽ chữ “Khỏe”, 6.000 chai nước khoáng Núi Lửa Jeju và 1.600 hộp bánh dinh dưỡng ORION Custas cùng với thông điệp

“Tiếp sức Việt Nam” được sản xuất dành riêng cho những nhân vật thầm lặng giúp

Việt Nam vượt qua giai đoạn gian khó này, đem lại sức khỏe cho người dân.

ChocoPie là một món bánh quá quen thuộc với người Việt và hẳn là ai cũng có một thời treo câu “Tình như ChocoPie” trên cửa miệng Mới đây, ORION Hàn Quốc còn cho hay lượng tiêu thụ ChocoPie ở Việt Nam đã vượt qua Hàn Quốc (92 tỷ won so với 83 tỷ won ở Hàn) khiến người dân xứ này phải giật mình Tuy nhiên, dù tiêu thụ nhiều thì ta cũng không hiểu được ý nghĩa của chiếc bánh này với người Hàn Đối với chúng ta, ChocoPie là món bánh ngon, tiện và rẻ, song với người Hàn Quốc, cái bánh socola bé vừa bằng lòng bàn tay ấy đã trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng, từ khía cạnh ẩm thực đến đời sống, ngôn ngữ và lịch sử.

ĐỀ XU Ấ T CÁC GI Ả I PHÁP HOÀN THI Ệ N CHI ẾN LƯỢ C MARKETING – MIX QU Ố C T Ế C Ủ A ORION CHO S Ả N

PH Ẩ M CHOCOPIE T Ạ I TH Ị TRƯỜ NG VI Ệ T NAM

ORION là một trong những công ty tạo dựng được cho mình một vị trí vững vàng trên thị trường bánh kẹo tại Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm ChocoPie của ORION Nhờ vào khả năng PR tốt cùng với các chiến lược Marketing hiệu quả, ChocoPie phủ sóng dày đặc trên các kênh thông tin cũng như trên các tờ báo địa phương, giúp ChocoPie trở thành một trong những nhãn hàng được săn lùng tại thị trường này Trên cơ sở đó, ORION VINA cần tiếp tục áp dụng các chiến lược Marketing đã triển khai đồng thời nghiên cứu điều chỉnh các chiến lược Marketing để ứng phó trước sự tiến bộ không ngừng của thời đại và mối đe dọa rất lớn từ đối thủ cạnh tranh trong ngành

Về chiến lược sản phẩm , ORION cần tiếp tục sử dụng chiến lược vừa thích nghi vừa chuẩn hóa, chiến lược này giúp doanh nghiệp có được những sản phẩm phù hợp vớithói quen cũng như nhu cầu của thị trường Khách hàng mục tiêu tại các thị trường khác nhau sẽ có sở thích cũng như xu hướng khác nhau, hoạt động nghiên cứu để hiểu hơn về nhu cầu của họ đã được ORION thực hiện rất tốt không chỉ ở thị trường nước nhà mà hầu hết tất cả thị trường mà họ đi qua ORION luôn quan tâm đến chất lượng cao, hiệu quả, tính trung thực và sự an toàn của sản phẩm Đó chính là việc tôn trọng sự đa dạng với các thương hiệu mạnh đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng và mong muốn của con người

Về chiến lược giá , mức giá của các sản phẩm ChocoPie được ORION chuẩn hóa ở tất cả thị trường nhằm thực hiện mục tiêu phục vụ người tiêu dùng ở mọi loại thu nhập ORION vẫn định giáChocoPie ở mức cao cho một số dòng sản phẩm Còn với nhóm sản phẩm thông thường, nhóm này có giá thành rất đa dạng bởi còn tùy vào dòng sản phẩm

Về chiến lược phân phố i:

- Phát triển kênh phân phối qua trung gian: Giảm tỉ lệ phân phối qua kênh phân phối trực tiếp Tăng số lượng các đại lý trung gian Mở rộng các đại lý sang quy mô lớn, có khả năng đảm nhận phân phối cho một khu vực thị trường lớn nhất định

- Đẩy mạnh cường độ phân phối, nâng cấp các phương tiện vận chuyển, tạo hình ảnh đẹp cho ORION VINA: Phần lớn sản phẩm được vận chuyển qua các phương tiện xe tải Hình thức này chỉ phù hợp với các tỉnh thành ở gần hai nhà máy sản xuất tại Bình Dương và Bắc Ninh Còn đối với các tỉnh ở xa, công ty có thể sử dụng tàu hỏa Đồng thời công ty cần tăng cường thêm số lượng xe, luôn có xe dự trữ khi có nhu cầu phát sinh và để tối đa lượng hàng hóa lưu chuyển trên đường Bên cạnh đó phải nâng các phương tiện vận chuyển, gắn logo thương hiệu của công ty cùng với các xe vận chuyển vừa mang tính quảng bá sản phẩm vừa thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng

- Phát triển hệ thống kênh phân phối dọc: Hiện nay hệ thống kênh phân phối của công ty được tổ chức theo mô hình truyền thống Do vậy mối liên hệ giữa các thành viên trong kênh còn lỏng lẻo, sự chỉ đạo của công ty đối với các đại lý và các trung gian còn rất yếu Vì vậy để biến kênh phân phối thành lợi thế cạnh tranh, công ty cần phát triển kênh phân phối theo mô hình liên kết dọc

- Đổi mới công nghệ bán hàng: Tăng cường bán buôn tại kho của công ty, vừa tránhmất thêm chi phí vận chuyển, bảo quản, tiết kiệm nguồn nhân lực, vừa hạn chế được rủi ro trong quá trình vận chuyển Chính sách giảm giá và chiết khấu hợp lý cho khách hàng Đối với hệ thống bán lẻ cần tổ chức bán hàng trực tiếp tại các quầy bán lẻ thông qua đội ngũ tiếp thị Đẩy mạnh quảng cáo, tăng thêm chương trình khuyến mãi để thu hút sự chú ý của khách hàng

- Tập trung phân phối đồng đều và tìm kiếm thị trường mới Đối với thị trường hiện tại công ty cần củng cố vững chắc và mở rộng thị trường theo chiều sâu, cố gắng đáp ứng tốt các nhu cầu của thị trường Mở rộng thị trường trong cả nước, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các hoạt động marketing, thiết lập các hệ thống phân phối rộng và có hiệu quả hơn

Về chiến lược chiêu thị , đây là thế mạnh của ORION, chính những chiến dịch truyền thông độc đáo đã giúp ChocoPie trở thành thương hiệu có tên tuổi trên thị trường Việt Nam cũng như quốc tế Hoạt động quảng cáo của ChocoPie được thực hiện rất tốt Trong thời gian tới, các hoạt động này cần được duy trì với chất lượng và tần suất thực hiện thường xuyên để nhắc nhở, đưa hình ảnh của ChocoPie đến gần hơn nữa với người tiêu dùng, đồng thời giới thiệu các dòng sản phẩm mới đến với họ Đồng thời, cần kết hợp và tiếp tục phát huy các công cụ khác như khuyến mãi, khuyến mại, quan hệ công chúng,… để thu hút người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng

Với đề tài “Phân tích chiến lược Marketing Quốc tế của Tập đoàn ORION cho sản phẩm ChocoPie tại thị trường Việt Nam”, nhóm em tập trung phân tích các chiến lược thâm nhập thị trường cùng với chiến lược Marketing – mix quốc tế của Tập đoàn ORION nhằm đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội cũng như thách thức để đề xuất các phương án cải thiện chiến lược Marketing của Tập đoàn ORION VINA tại thị trường Việt Nam Thị trường bánh kẹo Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm Từ nghiên cứu cho thấy, với nhiều điểm mạnh như sự khác biệt về sản phẩm và dấu ấn thương hiệu khắc sâu vào tâm trí người Việt thì Tập đoàn ORION cũng đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh tại thị trường Việt Nam Hay nói cách khác, mặc dù dòng sản phẩm ChocoPie ORION đang rất thành công tại thị trường Việt Nam nhưng nếu ORION không cải tiến thêm các dòng sản phẩm mới cũng như có các chiến lược truyền thông mới mẻ, linh hoạt và thông minh thì sẽ đứng trước nguy cơ bị giành mất thị phần, cùng với đó là sự xuống cấp của thương hiệu.

Tóm lại, nhóm em mong rằng bài tiểu luận với đề tài này có thể cung cấp thêm kiến thức về các chiến lược linh hoạt, đắt giá của Tập đoàn ORION để xây dựng một thương hiệu có thị phần bánh kẹo cao nhất nhì tại tại thị trường Việt Nam.

Ngày đăng: 11/07/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w