TÓM TẮT Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố tác động đến quyết định khởi nghiệp QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP.. Trong bài viết này khái niệm khởi nghiệp đượ
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh kinh tế sôi động của Việt Nam, DNKN đã nổi lên như một động lực mới thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời mang lại giá trị mới cho xã hội DNKN thường có tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng và cần một lực lượng lao động linh hoạt và sáng tạo, do đó đã tạo ra cơ hội việc làm mới và giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của DNKN sẽ kích thích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, dẫn đến việc tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực mới và tạo ra một vòng quay tích cực cho nền kinh tế Cụ thể, các DNKN ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SEMs), chiếm trên 97% số doanh nghiệp cả nước, giải quyết 36% việc làm của tổng số lao động, thu hút khoảng 32% tổng nguồn vốn và chiếm khoảng 26% tổng doanh thu thuần của khối doanh nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2023) Số liệu thống kế của APEC năm 2023, SEMs còn đóng góp khoảng 40% vào GDP ở hầu hết các nền kinh tế APEC Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã phát biểu trong Đại hội đại biểu toàn quốc VCCI lần thứ VII tổ chức ngày 31/12/2021 rằng: “Trong vòng 10 năm qua, dù nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động và đại dịch COVID-19, các từ khóa như “Khởi nghiệp”,
“Sáng tạo khởi nghiệp”, và “Tinh thần kinh doanh” vẫn tiếp tục là xu hướng phổ biến trong truyền thông chính thống và xã hội tại Việt Nam Đặc biệt, giai đoạn từ 2017 -
2025 được xem là thời kỳ vàng của khởi nghiệp với sự ra đời hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp” Chính vì vậy, có thể thấy khởi nghiệp đang là một xu hướng ngày càng phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm
Theo thống kê của bộ GDĐT năm 2023, lĩnh vực Kinh doanh và Quản lý chiếm tỉ lệ sinh viên nhập học cao nhất (với 23,57% trong 25 lĩnh vực) Tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh, số lượng sinh viên đang học tại trường là 13.093 sinh viên (2023 - 2024), trong đó có 3.077 sinh viên năm 3 và 2.900 sinh viên năm 4 Một lợi thế khác của sinh viên tại các trường ĐH trên địa bàn TP Hồ Chí Minh là nằm trong trung tâm kinh tế và thương mại lớn nhất của quốc gia, đồng thời cũng là nơi phát triển mạnh về lĩnh vực khoa học và công nghệ Điều này mang lại tiềm năng trong việc tìm kiếm cơ hội và phát triển việc làm Tuy nhiên, số lượng thanh niên tại Thành thị không có việc làm vẫn chiếm rất cao Cụ thể, trong tổng số 41,3% thanh niên thất nghiệp năm 2023 có đến 9,91% là tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực Thành thị (Tổng cục thống kê về tình hình thị trường lao động Việt Nam, 2023) Hơn nữa, từ sau đại dịch COVID-19, tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, dẫn đến tỉ lệ doanh nghiệp sa thải nhân viên ngày càng nhiều Theo khảo sát của Navigos Search về tình hình thị trường lao động năm 2023, gần 70% doanh nghiệp chọn sa thải lao động khi gặp khó khăn và tạm dừng các kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới (Hồng Chiêu, 2023) Vì vậy, một giải pháp cấp thiết hiện nay để giảm tình trạng thất nghiệp ở sinh viên đã ra trường hoặc có bằng cấp đào tạo là thúc đẩy việc xây dựng doanh nghiệp tự thân
Trong báo cáo nghiên cứu thế hệ trẻ Việt Nam của British Council năm 2020, có đến 37% ứng viên khảo sát cho biết rằng họ có kế hoạch bắt đầu kinh doanh, trong đó 20% dự định thực hiện kế hoạch trong 5 năm tới Nguyên nhân độ tuổi khởi nghiệp của giới trẻ là từ 18 - 35 tuổi, bởi đây đều là những người luôn dám nghĩ dám làm, họ có tính năng động và sáng tạo, được học tập nhiều kiến thức và kỹ năng làm việc từ rất sớm, có tư duy phát triển, tiếp cận các nền tảng công nghệ hiện đại Ngoài ra, Chính phủ ban hành các chính sách và đề án nhằm khuyến khích sinh viên và thanh niên khởi nghiệp ở nhiều lĩnh vực như: Nghị định số 13/2019/NĐ-CP về Doanh nghiệp khoa học và công nghệ; Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 18/2/2020; Quyết định số 897/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022
- 2030 (Phạm Thị Kim Ngọc và Đoàn Thị Thu Trang, 2023) Theo thủ tướng Phạm Minh Chính, trong gần 5 năm thực hiện Đề án 1665 “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” đã thu hút gần 2.600 dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trên 4.000 ý tưởng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (Phúc Đạt, 2023) Bên cạnh đó, để khuyến khích tin thần sáng tạo và hình thành tư duy nền tảng, nhiều trường ĐH đã tích hợp môn khởi nghiệp vào chương trình đào tạo, một số nơi chuyển thành một ngành hay chuyên ngành đào tạo riêng Theo báo cáo của
Bộ GDĐT năm 2023, có 75% cơ sở đào tạo đã tổ chức được các hoạt động đào tạo ngắn hạn cho sinh viên thông qua các lớp kỹ năng khởi nghiệp, 100% các cơ sở đào tạo xây dựng các chương trình truyền để cảm hứng cho sinh viên khởi nghiệp Nhiều cơ sở đào tạo còn xây dựng Quỹ hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp hay Vườn ươm khởi nghiệp trong trường học Tại trường ĐH Ngân Hàng cũng thường xuyên tổ chức các cuộc thi về kinh doanh để sinh viên thỏa sức sáng tạo, rèn luyện và trau dồi, có thể kể đến như “Cuộc thi Sinh viên HUB với ý tưởng khởi nghiệp”, hay “Dự án tài trợ tư vấn 1.000 Thanh niên khởi nghiệp theo mô hình BGS Global” Điều này đã góp phần mang đến trải nghiệm thực tế cho sinh viên, phát triển tiềm năng và khai phá những ý tưởng sáng tạo Thêm vào đó, các hoạt động này còn giúp họ nhận ra những khuyết điểm cần cải thiện và đánh giá những vẫn đề còn thiếu sót trong dự án của họ Từ đó, sinh viên được trau dồi thêm kinh nghiệm và kỹ năng từ các chuyên gia và tạo động lực khởi nghiệp ngay sau khi đã đủ nguồn lực cần thiết
Từ sau đại dịch COVID-19 nền kinh tế số tại Việt Nam ngày càng phát triển một cách rõ rệt, hơn 90% SMEs quan tâm đến chuyển đổi số, trong khi trước đại dịch chỉ 30 - 40% Kinh tế số có thể được chia thành nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại điện tử (TMĐT), truyền thông số, quảng cáo trực tuyến, phần mềm, dịch vụ và viễn thông,… Dễ thấy từ sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT, bán hàng đa kênh đã tạo ra cơ hội cho các bạn trẻ tự kinh doanh, kể cả khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường
Cụ thể, thông qua các sàn TMĐT như Shopee, Tiki, Lazada,… họ tạo cửa hàng trực tuyến và bán sản phẩm của mình mà không cần một cửa hàng Việc này giúp họ tiếp cận được lượng khách hàng rộng lớn nhưng vẫn tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Instagram, Facebook và TikTok để xây dựng thương hiệu cá nhân và quảng bá sản phẩm Tóm lại, với xu hướng chuyển đổi số ngày càng phát triển, tạo ra nhiều công cụ hỗ trợ cho các bạn trẻ trong quá trình xây dựng doanh nghiệp cá nhân ở đa dạng lĩnh vực như y tế, logistic, dịch vụ,… Chính vì vậy, cần tìm ra giải pháp thúc đẩy tinh thần cho sinh viên khởi nghiệp với lợi thế công nghệ 4.0 Trên thực tế, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đào sâu về tác động của nền kinh tế số hóa và công nghệ kỹ thuật vào QĐKN của sinh viên Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số hóa” nhằm đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh triển khai khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp hoặc khi đã đủ nguồn lực cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở ý tưởng, trong bối cảnh nền kinh tế số hóa Thông qua đó, đề xuất giải pháp nhằm khuyến khích và tăng cường việc đưa ra QĐKN của sinh viên ngay sau khi ra trường một cách mạnh mẽ hơn Ngoài ra, nghiên cứu còn kiểm tra vai trò của xu hướng chuyển đổi số tác động đến QĐKN của sinh viên
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
− Xác định các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng
TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số
− Phân tích mức độ tác động của từng nhân tố đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số
− Đề xuất hàm ý quản trị nhằm tăng cường việc ra QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số.
Câu hỏi nghiên cứu
− Các nhân tố nào tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP
Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số hóa?
− Mức độ tác động của các nhân tố đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng
TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh kinh tế số là như thế nào?
− Hàm ý quản trị nào giúp tăng cường việc ra QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong nền kinh tế?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
− Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH
Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở ý tưởng, trong bối cảnh nền kinh tế số hóa
− Đối tượng khảo sát: Sinh viên năm 3 - 4 tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí
1.4.2 Phạm vi thực hiện nghiên cứu
− Phạm vi không gian: Trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
− Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được triển khai từ ngày 25/01/2024 đến ngày
17/04/2024 (10 tuần) Dữ liệu nghiên cứu sẽ được thu thập từ ngày 07/03/2024 đến ngày 28/03/2024.
Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Dữ liệu dùng trong nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng nguồn dữ liệu, bao gồm:
Dữ liệu sơ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ khảo sát sinh viên năm 3 - 4 của trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa vào bảng câu hỏi sẵn có
Dữ liệu thứ cấp: Tham khảo công trình nghiên cứu, bài báo, sách, tạp chí chuyên ngành, luận văn có liên quan đến các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên trong và ngoài nước
Nghiên cứu triển khai với 02 phương pháp nghiên cứu bao gồm định tính và định lượng Trong đó:
Nghiên cứu định tính: Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra tính khả thi của mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số Dựa vào CSLT được thiết lập qua lược khảo các nghiên cứu đi trước, tác giả đề xuất mô hình và thang đo riêng Cuối cùng, tiến hành trao đổi với Giảng viên ĐH để hiệu chỉnh thang đo, thuật ngữ liên quan cho phù hợp với mô hình và bối cảnh sinh viên khởi nghiệp
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sơ bộ triển khai với phương pháp thu thập mẫu thuận tiện Dữ liệu sau khi thu thập sẽ tiến hành làm sạch và đưa vào xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Đầu tiên, tiến hành đánh giá sơ bộ thang đo, độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến xấu không phù hợp với mô hình Tiếp theo, phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến độc lập là các nhân tố tác động đến biến phụ thuộc là QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số hóa Cuối cùng, kiểm tra sự khác biệt giữa biến định tính và biến độc lập qua 2 kiểm định là Independent Sample T-Test hoặc One-way ANOVA.
Những đóng góp của đề tài
1.6.1 Về phương diện lý thuyết
Nghiên cứu của tác giả đóng góp vào phương diện lý thuyết bằng cách đề xuất mô hình liên kết QĐKN và bối cảnh nền kinh tế số Đối tượng nghiên cứu nhằm khai thác QĐKN sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh dựa trên cơ sở ý tưởng Điểm mới lạ ở bài nghiên cứu này là bổ sung thêm nhân tố mới là “Xu hướng chuyển đổi số” tác động đến QĐKN, điều này chưa được phân tích trong các nghiên cứu trước đó Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất mô hình QĐKN cho nhóm đối tượng sinh viên, điều này có thể hỗ trợ các cơ sở đào tạo đưa ra các chính sách phù hợp để khuyến khích sinh viên khởi nghiệp Đồng thời, thiết lập mô hình có giá trị tham khảo cho các nghiên cứu tương lai
1.6.2 Về phương diện thực tiễn
Nghiên cứu đã xác định các nhân tố đến QĐKN của sinh viên ĐH Ngân Hàng
TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số hóa, dựa trên cơ sở ý tưởng Từ những phân tích kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất giải pháp để tăng cường và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp không chỉ riêng sinh viên tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh, mà còn ở các trường ĐH khác và các trung tâm đào tạo nghề nghiệp Các chính sách này có thể được tham khảo và xem xét để đưa ra giải pháp phù hợp khuyến khích sinh viên khởi nghiệp Theo Farashah (2013), giáo dục và đào tạo khởi nghiệp làm giảm bớt lo lắng về nỗi sợ thất bại và tăng cường nhận thức về cơ hội trên thị trường Bên cạnh đó, giáo dục và đào tạo khởi nghiệp, hỗ trợ nâng cao năng lực và kỹ năng của bản thân, từ đó tăng cường khả năng thực hiện các dự án khởi nghiệp thành công Chính vì vậy, sinh viên khi được tiếp nhận chương trình giáo dục khởi nghiệp tốt sẽ có được kiến thức chuyên ngành, từ nền tảng đó hình thành nên tư duy và ý tưởng xây dựng doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Về phía sinh viên, các bạn trẻ có thể tham khảo nghiên cứu ngày để đưa QĐKN đúng đắn, rút ra được phương hướng phát triển cho các doanh nghiệp trẻ trong nền kinh tế số đang ngày càng phát triển mạnh tại Việt Nam.
Kết cấu của bài nghiên cứu
Chương 1 - Tổng quan đề tài nghiên cứu : Trình bày về lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và kết cấu bài nghiên cứu
Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu : Chương 2 bao gồm tổng hợp lý thuyết nền tảng, các khái niệm có liên quan đến bài nghiên cứu Dựa vào lược khảo các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây có liên quan đến đề tài để so sánh, nhận xét, đề xuất mô hình và giả thuyết phù hợp cho nghiên cứu
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: Chương này sẽ trình bày quy trình thực hiện nghiên cứu bao gồm: xây dựng thang đo, phương pháp chọn mẫu, điều chỉnh các biến trong mô hình, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
Chương 4 - Phân tích kết quả nghiên cứu: Thực hiện các quy trình gồm: kết quả thống kê mô tả về mẫu nghiên cứu, kiểm định độ tin cậy của số liệu thang đo, kiểm định nhân tố khám phá, kiểm định mức độ phù hợp, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính và thảo luận các kết quả
Chương 5 - Kết luận và hàm ý quản trị: Trong chương cuối này sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp áp dụng vào thực tiễn Ngoài ra, nêu mặt hạn chế và hướng phát triển cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
Trong Chương 1 bao gồm các nội dung khái quát về đề tài nghiên cứu là: lí do chọn đề tài, mục tiêu và các câu hỏi để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu Đồng thời, trong chương này cũng thể hiện phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp của định tính và định lượng Ngoài ra, tác giả còn nêu lên ý nghĩa và đóng góp của đề tài ở phương diện lý thuyết và phương diện thực tiễn Ở cuối chương là sơ lược về kết cấu trong bài nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm về Khởi nghiệp
Có rất nhiều quan điểm và định nghĩa khác nhau về khởi nghiệp, tuy nhiên tác giả sẽ chọn ra các khái niệm gần với nghiên cứu nhất Quan điểm dễ hình dung nhất của Richard (1734) về khởi nghiệp là sự tự làm chủ doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào Theo MacMillan (1993) định nghĩa đây là hành vi một cá nhân dám đương đầu với mọi khó khăn để thành lập công ty mới hay mở một cửa hàng kinh doanh với mục đích làm giàu Shapero và Sokol (1982) cũng đã nhấn mạnh rằng khởi nghiệp là quá trình một cá nhân nhận ra cơ hội kinh doanh trên thị trường, sau đó phát triển ý tưởng để thành lập DNKN Điều này cũng tương đồng với quan điểm của Oviatt & McDougall (2005), khởi nghiệp là sự khám phá, đánh giá, thực hiện và khai thác những cơ hội để tạo nên những sản phẩm và dịch vụ trong tương lai Có thể nói, khởi nghiệp chính là quá trình chấp nhận rủi ro để xây dựng một doanh nghiệp mới vì mục đích mang lại giá trị cho cộng đồng và lợi nhuận cho cá nhân Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể nắm bắt cơ hội và tính khả thi để tạo ra lợi ích
Với việc phát triển không ngừng của nền kinh tế hiện nay, dần xuất hiện thêm các mô hình kinh doanh áp dụng công nghệ kỹ thuật số hay khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Các doanh nghiệp này vẫn dụng công nghệ vào quá trình thành lập doanh nghiệp, hoạt động và sản xuất để tạo ra những sản phẩm mới, phân khúc khách hàng mới và cách tiếp cận thị trường mới Ngoài ra, sử dụng công nghệ để khởi nghiệp giúp họ giảm bớt gánh nặng về tài chính, rủi ro và mở rộng mạng lưới thị trường
Trong bài viết này khái niệm khởi nghiệp được hiểu là quá trình của một cá nhân xây dựng một doanh nghiệp mới, bao gồm việc hình thành ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu, lập kế hoạch, nguồn vốn và triển khai các hoạt động kinh doanh, kết hợp với việc áp dụng những tiến bộ của công nghệ hiện đại để thành lập doanh nghiệp
2.1.2 Khái niệm về Quyết định khởi nghiệp
Quyết định khởi nghiệp là hành vi khởi sự kinh doanh bằng cách tạo lập doanh nghiệp mới (Krueger, 1993) Quan điểm này được mở rộng bởi Krueger & Brazeal
(1994), họ cho rằng khi một cá nhân có QĐKN, họ sẽ chấp nhận rủi ro và chuẩn bị các hoạt động cần thiết khi họ nhận thấy tín hiệu kinh doanh Shapero & Sokol (1982) nhận định rằng những người đưa ra QĐKN là những người tiên phong trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh trong tầm tay Bên cạnh đó, QĐKN của một cá nhân cũng bắt nguồn từ việc sử dụng các nguồn lực sẵn có và những hỗ trợ của môi trường xung quanh để tạo lập doanh nghiệp riêng của bản thân (Kuckertz và Wagner, 2010) Ngoài ra, Timmons & Spinelli (1994) cũng cho rằng một loạt các hành động trong đó một kế hoạch được thực hiện để tạo ra một doanh nghiệp và những nỗ lực của cá nhân để thực hiện những hành động kinh doanh này được gọi là QĐKN
Dựa vào cơ sở trên, tác giả tổng hợp và cho ra kết luận về QĐKN của sinh viên là quá trình hình thành ý tưởng và dự định, lập kế hoạch, xác định các nhân tố khả thi, trước khi tiến hành tạo lập một doanh nghiệp riêng trong tương lai Như vậy, QĐKN không phải là quyết định bất chợt mà là kết quả của một quá trình nghiên cứu và tính toán kỹ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cần thiết để tiến hành hoạt động tạo lập một doanh nghiệp Đôi khi, việc thực hiện quyết định có thể đòi hỏi sự tự tin, kiên nhẫn và khả năng thích ứng với biến động và thất bại trong quá trình khởi nghiệp
2.1.3 Khái niệm Người khởi nghiệp Đầu tiên, cụm từ “Người khởi nghiệp” được hiểu theo nghĩa cơ bản là người đứng ra khởi sự một doanh nghiệp, công ty mới nhằm cung cấp dịch vụ hay sản phẩm cho thị trường, mang lại lợi ích và lợi nhuận cho bản thân, điều này cũng tương đồng với quan điểm của Bird (1988) Theo MacMillan và Katz (1992), người kiếm tiền bằng cách quản lý các hoạt động kinh doanh có tính rủi ro là người khởi nghiệp Họ còn được nhận định là những người làm chủ có khả năng nắm bắt cơ hội có giá trị tiềm năng và thực hiện hành động nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường có hiệu quả hơn (Kirzner, 1985) Theo nghiên cứu của Léo-Paul Dana (2021), có sáu thành phần chính để xác định một người khởi nghiệp: (1) đổi mới, (2) nhận biết cơ hội, (3) quản lý rủi ro, (4) hành động, (5) sử dụng nguồn lực và (6) đóng góp giá trị gia tăng Người khởi nghiệp có khả năng chịu đựng được sự mơ hồ cao hơn so với các nhà quản lý (Amit và cộng sự, 1993) Chính vì vậy, Người khởi nghiệp thường phải đối mặt với các thách thức mới và không ngừng thích nghi với những thay đổi, họ thường phải tìm ra giải pháp cho những vấn đề mơ hồ hoặc không rõ ràng
Nhìn chung, có rất nhiều khái niệm khác nhau về người khởi nghiệp, nhưng chung quy họ là người có khả năng biến suy nghĩ thành hành động, họ là những người có ước mơ, suy nghĩ và thực hiện Người khởi nghiệp thường mang những đặc điểm như: sáng tạo, khả năng lãnh đạo, chấp nhận rủi ro, nắm bắt cơ hội, tính tự chủ và tự lập cao Tuy nhiên, đặc điểm của một người khởi nghiệp (dù thành công hay thất bại) có thể khác nhau tùy vào kiến thức và kinh nghiệm của họ (Peterman & Kennedy, 2003) Trên thực tế, người trẻ ở Việt Nam khi mới bắt đầu khởi nghiệp vẫn còn thiếu kỹ năng mềm và kinh nghiệm để thành công Tóm lại, “Người khởi nghiệp” là một người dám đương đầu với mọi khó khăn, sẵn sàng thực hiện hóa ý tưởng kinh doanh và có khả năng lãnh đạo để chèo lái còn thuyền sự nghiệp Tuy nhiên, để đánh giá sự thành công của một người khởi nghiệp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác
2.1.4 Lý thuyết về Đầu tư mạo hiểm
Theo TS Tạ Doãn Trịnh và cộng sự (2014) cho rằng “Đầu tư mạo hiểm là một hình thức đầu tư đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành công của các DNKN, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào công nghệ cao, công nghệ mới ở nhiều quốc gia trên thế giới” Các quỹ đầu tư mạo hiểm hàng đầu tại Việt Nam hiện nay gồm: Mekong capital, CyberAgent Ventures (CAV), IDG Venture, ESP Capital, FPT Venture,… Hiện nay tại Việt Nam không có nhiều DNKN nhận được sự đầu tư từ các quỹ mạo hiễm, mặc dù có nhiều lực lượng có trình độ cao, nhiều ý tưởng đổi mới sáng tạo độc đáo và hoài bão cống hiến cho xã hội lớn Hầu hết dòng vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hiện nay chủ yếu xuất phát từ các quỹ đầu tư nước ngoài
2.1.4.2 Nhà đầu tư mạo hiểm
Nhà đầu tư mạo hiểm là nhà đầu tư cung cấp vốn, quỹ đầu tư cho các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao để đổi lấy cổ phần Họ có thể tài trợ cho các dự án khởi nghiệp hoặc hỗ trợ các công ty nhỏ muốn mở rộng nhưng không tham gia được vào thị trường chứng khoán Theo Vance và cộng sự (1995), ngoài việc cung cấp vốn, các quỹ đầu tư mạo hiểm còn có nhiều loại đầu tư khác: dịch vụ vận hành, mạng lưới và hỗ trợ về mặt tinh thần Giá trị của từng khoản đầu tư sẽ khác nhau tùy theo từng công ty
Các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chịu rủi ro như vậy vì họ có thể kiếm được lợi nhuận lớn từ khoản đầu tư của mình nếu các công ty này thành công Nhà đầu tư mạo hiểm có tỉ lệ thất bại cao do sự không chắc chắn về các công ty mới Các nhà đầu tư mạo hiểm thường tập trung tại các công ty hợp danh hữu hạn, họ có thể tham gia vào các công ty đó dưới nhiều vai trò hoặc vị trí quan trọng theo dài hạn Thông thường, các nhà đầu tư mạo hiểm thường không tài trợ cho các công ty khởi nghiệp ngay khi chúng bắt đầu Thay vào đó, họ nhắm vào các công ty đang ở giai đoạn đang tìm cách thương mại hóa ý tưởng của mình
2.1.5 Lý thuyết về Hệ sinh thái của khởi nghiệp
2.1.5.1 Hệ sinh thái của khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một thuật ngữ bao hàm nhiều yếu tố liên quan đến khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp và phát triển các doanh nghiệp mới Theo Mason
& Brown (2013) định nghĩa đây là tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) Tất cả đều tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp trong hệ sinh thái
2.1.5.2 Hệ sinh thái của khởi nghiệp của Việt Nam
Sau 7 năm triển khai Đề án Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn quan trọng: Kích hoạt, Toàn cầu hóa, Thu hút, và hiện đang bước vào giai đoạn Hội nhập Cụ thể:
Giai đoạn Kích hoạt (2013-2016): Trong giai đoạn này, Chính phủ đã hình thành hành lang pháp lý về phát triển thị trường khoa học và công nghệ nhằm tạo điều kiện cho thế hệ các doanh nghiệp mới Đồng thời, triển khai thí điểm mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo các nước phát triển Năm 2013, Chính phủ cũng thí điểm một mô hình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo theo kinh nghiệm của Thung lũng Sillicon (Mỹ), mà kết quả hình thành nên tổ chức Vietnam Sillicon Valley đang hoạt động tích cực ngày nay Bên cạnh đó, Việt Nam đào tạo ra các “hạt giống” hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo ban đầu, điển hình thông qua Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP2) Năm 2016, Chính phủ ban hành Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam đến năm 2025” để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước
Giai đoạn Toàn cầu hóa (2017-2020): Trong giai đoạn này, Chính phủ đã thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp với sự hỗ trợ tài chính, thông qua Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp nhanh, cung cấp vốn rủi ro cho các doanh nghiệp mới thành lập Bên cạnh đó, cũng có những chương trình hỗ trợ tập trung vào từng mức độ phát triển khác nhau như: giai đoạn đưa từ ý tưởng thành sản phẩm mẫu, giai đoạn từ phát triển sản phẩm mẫu hay giai đoạn bán sản phẩm ra thị trường Năm 2019, Việt Nam vươn lên đứng thứ 3 trong số các quốc gia ASEAN về tốc độ tăng trưởng của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, lượng vốn đầu tư mạo hiểm tăng từ 5% năm 2018 lên 17% trong tổng vốn đầu tư cho startup ở khu vực
Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (SEE)
Lý thuyết sự kiện khởi sự kinh doanh (SEE) của Shapero và Sokol (1982) đã phân tích rằng QĐKD phụ thuộc vào ba yếu tố chính bao gồm “Hoàn cảnh cá nhân”,
“Cảm nhận sự khát khao”, và “Cảm nhận tính khả thi” Đối với nhân tố “Hoàn cảnh cá nhân” bao gồm ba khía cạnh là tích cực, tiêu cực và trung gian Đầu tiên là khía cạnh tích cực bao gồm: hỗ trợ tài chính, có được đối tác Tiếp theo là khía cạnh tiêu cực như: thất nghiệp hay không hài lòng với công việc hiện tại Cuối cùng là, khía cạnh trung gian như: tốt nghiệp ĐH, truyền thống kinh doanh của gia đình,… cũng được xem xét Đối với nhân tố “Cảm nhận sự khát khao” được đánh giá bằng mức độ hứng thú và phấn khích của cá nhân về công việc hoặc hành động sắp thực hiện Nhân tố “Cảm nhận tính khả thi” bao gồm các yếu tố như: năng lực, kỹ năng, rủi ro, nguồn lực, nguồn tài chính,… đều có chi phối đến nhận thức của cá nhân về tính khả thi và khả năng triển khai hoạt động
Từ các lý thuyết trên có thể kết luận rằng, QĐKN của sinh viên thường xuất phát từ việc họ nhận ra một cơ hội khả thi và có khao khát nắm bắt cơ hội đó Hoàn cảnh cá nhân cũng là một yếu tố thúc đẩy đến QĐKN của sinh viên Sinh viên bắt đầu nghiên cứu và phát hiện ra cơ hội kinh doanh trên thị trường Sau đó, tiến hành quá trình lập kế hoạch, khảo sát và tìm kiếm nguồn lực Nhờ sự hỗ trợ tài chính của gia đình và vay mượn từ các tổ chức tài chính khác, sinh viên có đủ nguồn vốn cần thiết Sau quá trình chuẩn bị hoàn chỉnh, họ tiến hành khởi nghiệp kinh doanh Tóm lại, để đưa ra một QĐKN hợp lý và khả thi, sinh viên cần nghiêm túc nhìn nhận lại mong muốn của bản thân, xem xét kỹ lưỡng các yếu tố bên trong và bên ngoài, sau đó đánh giá mức độ khả thi của kế hoạch
Các công trình nghiên cứu liên quan
2.3.1 Các công trình nước ngoài
❖ Nghiên cứu của Erick và cộng sự (2007)
Trong mô hình của Erick và cộng sự (2007) đã sử dụng các nhân tố gồm “Nền tảng kiến thức”, “Hỗ trợ từ gia đình”, “Hỗ trợ bên ngoài”, “Sự chuẩn bị cho khởi nghiệp” để đo lường mức độ ảnh hưởng đến QĐKN Mẫu khảo sát được lấy từ 85 doanh nhân mới khởi nghiệp Kết quả cho thấy “Nền tảng kiến thức”, “Hỗ trợ từ gia
Hình 2-1: Lý thuyết Sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol đình” và “Hỗ trợ bên ngoài” ảnh hưởng đến mức độ “Sự chuẩn bị cho khởi nghiệp” của các doanh nhân tương lai Bên cạnh đó, chỉ có hai yếu tố “Hỗ trợ từ gia đình” và
“Sự chuẩn bị cho việc khởi nghiệp” có tác động tích cực đến QĐKN Nền tảng kiến thức liên quan trực tiếp đến sự chuẩn bị khởi nghiệp nhưng không tác động đến QĐKN, điều này ngụ ý rằng kiến thức của một doanh nhân được sử dụng trong toàn bộ quá trình lập kế hoạch, nghiên cứu và chuẩn bị trước khi khởi nghiệp Kết quả cũng cho thấy “Hỗ trợ từ gia đình” đóng vai trò quan trọng trong thiết lập doanh nghiệp mới, từ những hỗ trợ của gia đình cho doanh nhân khiến họ tự tin hơn trong quá trình chuẩn bị khởi nghiệp
(Nguồn: Chang và cộng sự, 2007)
❖ Nghiên cứu của Chin Tee Suan và cộng sự (2011)
Chin Tee Suan và cộng sự (2011) đã vận dụng lý thuyết sự kiện khởi nghiệp của Shapero & Sokol (1982) và bổ sung thêm các nhân tố mới để phân tích các nhân tố tác động đến QĐKN của 200 sinh viên ĐH Malaysia Trong mô hình của Chin Tee Suan và cộng sự (2011) sử dụng các biến quan sát gồm: “Tính cách (Điểm kiểm soát tâm lý - Nhu cầu thành tựu)”, “Trình độ học vấn”, “Kinh nghiệm”, “Nhận thức mong muốn”, “Nền tảng gia đình và cá nhân” Kết quả đã chứng minh rằng ngoại trừ “Nền tảng gia đình và cá nhân”, còn lại các nhân tố là “Tính cách (Điểm kiểm soát tâm lý
- Nhu cầu thành tựu)”, “Trình độ học vấn”, “Kinh nghiệm” và “Nhận thức mong
Hình 2-2: Mô hình của Erick và cộng sự (2007) muốn” đều thể hiện sự tác động tích cực đến QĐKN Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển các chính sách phù hợp (ví dụ: mời các doanh nhân thành công chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của họ nhằm tạo ra hình ảnh tích cực hơn về khởi nghiệp trong tiềm thức của sinh viên) Về mặt hạn chế, nghiên cứu đã bỏ qua việc đánh giá nhân tố khác cũng có ảnh hưởng đến QĐKN của sinh viên
❖ Nghiên cứu của Vimolwan Yukongdi và cộng sự (2020)
Vimolwan Yukongdi và cộng sự (2020) phân tích mức độ ảnh hưởng của “Nền tảng gia đình”, “Vốn nhân lực”, “Vốn xã hội “và “Các dịch vụ hỗ trợ của Chính phủ” đối với QĐKN của phụ nữ ở Bukidnon, Philippines Dữ liệu được lấy thông qua phỏng vấn 27 doanh nhân nữ Kết quả cho thấy “Nền tảng gia đình” là cân nhắc hàng đầu của phụ nữ khi đưa ra QĐKN Về nhân tố “Vốn nhân lực”, nghiên cứu cho thấy
“kinh nghiệm làm việc trong quá khứ” được đánh giá cao hơn so với “trình độ học vấn” của phụ nữ Về “Vốn xã hội”, biến quan sát “mạng lưới cá nhân và doanh nghiệp” ít được quan tâm hơn, trong khi “người thân và bạn bè” có ảnh hưởng nhiều hơn đến QĐKN Tuy nhiên, yếu tố “Các dịch vụ hỗ trợ của Chính phủ” không có ảnh hưởng đến QĐKN của các nữ doanh nhân do thiếu nhận thức về tầm quan trọng, nhưng lại có lợi cho họ sau khi bắt đầu kinh doanh
(Nguồn: Vimolwan Yukongdi và cộng sự, 2020) Hình 2-3: Mô hình QĐKN của Vimolwan Yukongdi và cộng sự (2020)
❖ Nghiên cứu của Adel và cộng sự (2020)
Adel và cộng sự (2020) sử dụng mô hình hành vi có kế hoạch (TPB) và kết hợp xem xét vai trò của nền kinh tế số để nghiên cứu về ý định khởi nghiệp của 310 sinh viên đến từ hai trường gồm ĐH Pristina và ĐH Khoa học ứng dụng Ferizaj Trong mô hình giả định rằng “Thái độ cá nhân” và “Nhận thức kiểm soát hành vi” đóng vai trò là biến trung gian cho mối quan hệ giữa các yếu tố “Hỗ trợ (Hỗ trợ quan hệ, Hỗ trợ cơ cấu và Hỗ trợ giáo dục)” và “Ý định kinh doanh” Kết quả cho thấy yếu tố “Hỗ trợ giáo dục” có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích cả hai nhân tố trung gian Tuy nhiên, yếu tố này ảnh hưởng đến Nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0,53) nhiều hơn so với Thái độ cá nhân (β = 0,26) Hỗ trợ quan hệ có tác động tích cực đến Thái độ cá nhân (β = 0,69) và Hỗ trợ cơ cấu tác động đáng kể đối với Nhận thức kiểm soát hành vi (β = 0,31) Hạn chế của mô hình là chưa tách biệt yếu tố “Hỗ trợ Công nghệ thông tin để làm rõ tầm quan trọng của yếu tố đó đến QĐKN của sinh viên
(Nguồn: Adel và cộng sự, 2020)
2.3.2 Các công trình trong nước
❖ Nghiên cứu của Hoàng Hà (2020)
Hoàng Hà (2020) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Đà Nẵng bằng cách đề xuất một mô hình liên kết quyết định kinh doanh của sinh viên và quá trình chuyển đổi số Đây là hướng nghiên cứu mới về QĐKN của sinh viên bằng cách kiểm tra vai trò cụ thể của công nghệ kỹ thuật số đến trải nghiệm học tập, kết quả học tập của sinh viên Hoàng Hà (2020) sử dụng phiên bản sửa đổi của mô hình TPB và tập trung vào yếu tố ngữ cảnh (“Hỗ trợ từ giáo dục”, “Hỗ trợ từ mối quan hệ”, “Hỗ trợ từ cấu trúc” và “Công nghệ thông tin và truyền
Hình 2-4: Mô hình của Adel và cộng sự (2020) thông (ICT)”) tác động đến QĐKN của sinh viên thông qua các biến trung gian là
“Thái độ cá nhân” và “Nhận thức về kiểm soát hành vi” Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ tập trung vào yếu tố giáo dục ảnh hưởng đến QĐKN của sinh viên, bỏ qua các yếu tố khác như “Nguồn vốn”, “Kinh nghiệm thực tế”,…
❖ Nghiên cứu của Võ Văn Hiền và cộng sự (2020)
Võ Văn Hiền và cộng sự (2020) đã khám phá các yếu tố tác động đến QĐKN của 270 sinh viên tại trường ĐH Tiền Giang Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1991) và bổ sung thêm 4 nhân tố khác là: “Giáo dục khởi nghiệp”, “Kinh nghiệm”, “Đặc điểm tính cách”, “Nguồn vốn” Mô hình của nhóm tác giả trên giải thích được 55,1% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 44,9% là các nhân tố khác chưa được đề cập đến Hai yếu tố “Nguồn vốn” và
“Thái độ đối với hành vi” không có ý nghĩa thống kê với giá trị Sig lần lượt là 0,866 và 0,265 > 0,05, các yếu tố còn lại đều có ý nghĩa thống kê Về mặt hạn chế, nghiên cứu chỉ tiến hành ở nhóm sinh viên năm cuối, do đó chưa có sự so sánh và đánh giá về QĐKN của sinh viên ở các năm học khác
Hình 2-5: Mô hình của Hoàng Hà (2020)
(Nguồn: Võ Văn Hiền và cộng sự, 2020)
❖ Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019)
Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự đã thiết lập mô hình nghiên cứu về QĐKN của sinh viên năm cuối thuộc các ngành Kinh tế của 10 trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, các yếu tố tác động đến QĐKN của sinh viên theo mức độ thấp dần là “Chuẩn chủ quan”, “Giáo dục kinh doanh”, “Đặc điểm tính cách”, “Môi trường khởi nghiệp” và “Nhận thức tính khả thi” Kết quả nghiên cứu giải thích được 60,6% biến thiên, nên vẫn còn những yếu tố khác cũng tham gia giải thích QĐKN nhưng chưa được sử dụng trong mô hình của nghiên cứu này Về mặt hạn chế, mẫu nghiên cứu nhỏ (430 sinh viên năm cuối ngành kinh tế của 10 trường ĐH tại TP Hồ Chí Minh) không đại diện cho tất cả sinh viên trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, dẫn đến không phản ánh một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến QĐKN
❖ Nghiên cứu Lê Ngọc Anh Vũ và cộng sự (2023)
Lê Ngọc Anh Vũ và cộng sự (2023) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của 245 sinh viên ngành kinh tế tại trường ĐH Huế Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 04 yếu tố “Cơ hội khởi nghiệp từ CMCN 4.0”, “Nhận thức tính khả thi”,
Hình 2-6: Mô hình Võ Văn Hiền và cộng sự (2020)
“Môi trường giáo dục” và “Chuyển đổi số” có tác động tích cực đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐH Huế Mô hình của nhóm tác giả chỉ giải thích được 59,8% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 40,2% có thể là do các yếu tố ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Mô hình nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố mới là Cơ hội khởi nghiệp từ CMCN 4.0 ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
(Nguồn: Lê Ngọc Anh Vũ và cộng sự, 2023)
❖ Nghiên cứu của Lê Trần Phương Uyên và cộng sự (2015)
Khoảng trống trong nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đây hầu hết chỉ tập trung làm rõ các tác nhân ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (ý chí, mong muốn của sinh viên khi họ bắt đầu suy nghĩ về việc khởi nghiệp), chứ chưa đi sâu vào phân tích nhân tố thúc đẩy sinh viên đưa ra QĐKN (chuyển từ ý định thành hành động cụ thể) Hướng nghiên cứu của tác giả xác định tìm ra những nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên dựa trên cơ sở ý định
Bên cạnh đó, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu phân tích QĐKN của sinh viên trong bối cảnh nền kinh tế số hóa Cũng như chưa đào sâu phân tích các tác động tiềm năng của xu hướng chuyển đổi số đến QĐKN của sinh viên Đặc biệt, nền kinh tế số ngày càng phát triển mạnh mẽ và có tác động đáng kể đến sự phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai Dân số trẻ tại Việt Nam dễ dàng làm quen với khoa học và kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh doanh trong nền kinh tế số Sự phổ biến và sử dụng rộng rãi các công nghệ kỹ thuật số đang tạo ra những nhu cầu mới (dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa và thông tin) và đòi hỏi các công ty mới cần một loại hình kinh doanh mới (Adel và cộng sự, 2020)
Các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên ở Việt Nam được tiến hành chủ yếu ở các trường ĐH thuộc TP Hồ Chí Minh - nơi được kỳ vọng có môi trường và điều kiện thuận lợi để sinh viên triển khai khởi nghiệp kinh doanh Tuy nhiên, vẫn còn ít nghiên cứu phân tích về QĐKN của sinh viên tại trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Chính vì vậy, đây sẽ là một khoảng trống mới để tác giả có thể khai thác nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số hóa Nghiên cứu sử dụng môi trường nghiên cứu và cơ sở dữ liệu mới nhất.
Đề xuất giả thuyết và mô hình
2.5.1 Đề xuất các nhân tố tác động
Tác giả đề xuất các nhân tố tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số hóa như sau:
Bảng 2-2: Tổng hợp các nhân tố cho mô hình nghiên cứu
Các nhân tố Nguồn tham khảo
Kinh nghiệm Chin Tee Suan và cộng sự (2011), Võ Văn Hiền và cộng sự (2020)
Hỗ trợ từ trường Đại học
Erick và cộng sự (2007), Adel và cộng sự (2020), Hoàng Hà (2020), Võ Văn Hiền và cộng sự (2020), Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019), Lê Ngọc Anh Vũ và cộng sự (2023)
Nguồn vốn Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019), Lê Trần Phương Uyên và cộng sự (2015)
Xu hướng chuyển đổi số
Hoàng Hà (2020), Lê Ngọc Anh Vũ và cộng sự (2023)
Hỗ trợ từ bên ngoài
Erick và cộng sự (2007), Vimolwan Yukongdi và cộng sự (2020), Hoàng Hà (2020), Trần Văn Trang và cộng sự (2022)
Hỗ trợ từ gia đình
Chin Tee Suan và cộng sự (2011), Erick và cộng sự (2007), Vimolwan Yukongdi và cộng sự (2020), Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019), Trần Văn Trang và cộng sự (2022)
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)
“Kinh nghiệm” được hiểu đơn giản là những kiến thức, am hiểu của một cá nhân về một vấn đề mà họ đã từng trải qua hoặc đối mặt trực tiếp với nó Kinh nghiệm còn là quá trình trải nghiệm và học hỏi của sinh viên từ công việc làm thêm bán thời gian, tình nguyện, sự kiện tại CLB,… (Obschonka và cộng sự, 2010) Võ Văn Hiền và cộng sự (2020) bổ sung thêm thì kinh nghiệm còn là quá trình sinh viên đảm nhiệm vị trí quản lý (quản lý lớp, cấp đoàn thể, CLB,…) Ngoài ra, kinh nghiệm của sinh viên còn có được thông qua quá trình tham gia các cuộc thi tại trường ĐH (kiến thức và kỹ năng đúc kết thông qua trao đổi và chia sẻ với những chuyên gia); hay kinh nghiệm từ công việc của gia đình và người thân (quá trình tiếp xúc và hỗ trợ) Thêm vào đó, các hoạt động bán hàng, kinh doanh tự thân cũng ảnh hưởng đến QĐKN của cá nhân đó (Devonish và cộng sự, 2010) Tóm lại, kinh nghiệm là những kiến thức và kỹ năng tích lũy từ các hoạt động như: làm thêm, tham gia vào dự án nhóm, thực tập,… quá trình này giúp sinh viên hiểu rõ hơn về thế giới khởi nghiệp và giúp họ tự tin hơn để bắt đầu sự nghiệp của mình Trong nghiên cứu của Suan và cộng sự (2011) cũng đã khẳng định kinh nghiệm của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến quá trình QĐKN Từ cơ sở trên, tác giả đưa ra giả thuyết H1 sau đây:
• Giả thuyết H1: Kinh nghiệm có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
2.5.2.2 Hỗ trợ từ trường Đại học
“Hỗ trợ từ trường Đại học” là chương trình đào tạo, các khóa học, các cuộc thi, các sự kiện hay hoạt động ngoại khóa, được xây dựng nhằm cung cấp kiến thức chuyên môn cần thiết cho sinh viên Theo Turker và Selcuk (2009), nếu chương trình giảng dạy của trường ĐH cung cấp kiến thức dồi dào, đặc biệt là chuyên ngành về khởi nghiệp và tạo nhiều nguồn cảm hứng mới cho sinh viên, thì khả năng sinh viên đưa ra QĐKN sau khi ra trường sẽ tăng lên Hay Turker và Sonmez Selcuk (2009) cũng nhận định rằng giáo dục ĐH là một cách hiệu quả để có được kiến thức cần thiết để trở thành doanh nhân Chính vì vậy, có rất nhiều trường ĐH và cơ sở đào tạo đang đẩy mạnh triển khai các nội dung liên quan đến khởi nghiệp và sáng tạo, mở ra nhiều ngành mới để bồi dưỡng kiến thức cho các bạn trẻ Một số trường ĐH còn có các dịch vụ tư vấn và hướng dẫn, giúp họ phát triển kế hoạch kinh doanh và tìm kiếm nguồn tài trợ Tóm lại, “Hỗ trợ từ trường Đại học” cung cấp cho sinh viên những nguồn lực, kiến thức và mạng lưới cần thiết để họ tự tin hơn khi bắt đầu sự nghiệp khởi nghiệp của mình Nhân tố này được chọn trong các nghiên cứu của nhiều tác giả khác như Yushun Su và cộng sự (2021) hay Phan Anh Tú và cộng sự (2015) Dựa trên những dữ liệu trên, tác giả đưa ra giả thuyết H2 như sau:
• Giả thuyết H2: Hỗ trợ từ trường Đại học có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
Trong nghiên cứu của Phan Anh Tú và cộng sự (2015) đã xác định “Nguồn vốn” có tác động đến việc đưa ra QĐKN của sinh viên, mặc dù mức độ ảnh hưởng không quá cao Theo Fatoki (2010) hay Perera và cộng sự (2011) nhận định nguồn vốn không phải là nhân tố chính để cá nhân QĐKN, nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình biến từ ý định đến hành vi khởi nghiệp Thông thường, sinh viên sẽ có nguồn vốn từ sự trợ giúp của gia đình, người thân, hoặc từ vay mượn tại các tổ chức tài chính và nguồn tiền tự thân tiết kiệm Nếu sinh viên có đủ nguồn vốn thì sẽ đẩy mạnh việc đưa ra QĐKN, bởi nguồn vốn sẽ giúp giảm bớt áp lực tài chính ban đầu Còn nếu họ chưa có đủ nguồn vốn cần thiết sẽ khiến họ cảm thấy áp lực về tài chính, thiếu tự tin, dẫn đến QĐKN sẽ bị trì hoãn Nhân tố “Nguồn vốn” cũng được sử dụng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Bình và cộng sự (2020); Võ Văn Hiền và cộng sự (2020); Nguyễn Trung Tiến và cộng sự (2021) Từ những cơ sở trên, giả thuyết H3 là:
• Giả thuyết H3: Nguồn vốn có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
2.5.2.4 Xu hướng chuyển đổi số
Theo nhận định của Kraus và cộng sự (2019) hay Nambisan (2017) những tiến bộ trong công nghệ kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tinh thần kinh doanh Broom và Ohlsson (2018) cũng cho rằng các công nghệ hiện nay đang có tác động đột phá đến kinh doanh, thay đổi các mô hình truyền thống và mở ra những giới hạn mới để các doanh nhân khám phá Với những tiến bộ về công nghệ và thông tin cho phép sinh viên có thể khởi nghiệp ngay khi còn đang ngồi trên ghế giảng đường (Hoàng Hà, 2020) Xu hướng chuyển đổi số mở ra cơ hội kinh doanh mới cho sinh viên khởi nghiệp trong các lĩnh vực như dịch vụ, giao thông vận tải, công nghệ thông tin,… Đối với sinh viên là những người trẻ dễ dàng tiếp thu những phát triển và thay đổi của xu hướng chuyển đổi số, họ có thể nhận ra những cơ hội kinh doanh tiềm năng thông qua áp dụng công nghệ, sáng tạo sản phẩm hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ Chính vì vậy, khả năng tiếp nhận xu hướng chuyển đổi số cũng có ảnh hưởng đến QĐKN của sinh viên Dựa vào CSLT trên, tác giả đề xuất giả thuyết H4 như sau:
• Giả thuyết H4: Xu hướng chuyển đổi số có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
2.5.2.5 Hỗ trợ từ bên ngoài
“Hỗ trợ từ bên ngoài” là các nguồn lực từ xã hội và môi trường như: khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, nhận thức về thị trường và tiếp cận thông tin, hỗ trợ của Chính phủ và hỗ trợ về cơ sở vật chất (Basu, 1998) Nguồn vốn đầu của nhà đầu tư, khoản vay ngân hàng, hoặc các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp có tác động tích cực đến QĐKN của sinh viên Có thể lý giải như sau, khi sinh viên có được sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ hoặc cộng đồng (ví dụ “Dự án tài trợ tư vấn 1000 thanh niên khởi nghiệp theo mô hình BGS GLOBAL”); hay được sự hướng dẫn, trao đổi và thu thập ý tưởng mới từ những chuyên gia tư vấn trong các buổi workshop (ví dụ như “H4TF Project: Sustainable Leadership in FMCG”) sẽ thúc đẩy QĐKN của họ Việc sử dụng các mạng lưới hỗ trợ bên ngoài giúp giảm thiểu rủi ro và nâng cao khả năng khởi nghiệp (Chang và cộng sự, 2007) Trần Văn Trang và cộng sự (2022) cũng nhận định sự hỗ trợ của chính phủ cho doanh nhân là một trong những nhân tố quan trọng trong khởi nghiệp Chính phủ Việt Nam đang ngày càng thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp bằng cách đưa ra những hỗ trợ khác nhau như hỗ trợ kỹ thuật, cơ hội đào tạo, tiếp cận tài chính,… để sinh viên có thể QĐKN trong bối cảnh nền kinh tế số tại Việt Nam Dựa theo cơ sở trên, ta có giả thuyết H5 sau đây:
• Giả thuyết H5: Hỗ trợ từ bên ngoài có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
2.5.2.6 Hỗ trợ từ gia đình
“Hỗ trợ từ gia đình” đề cập đến sự ủng hộ và cung cấp các nguồn lực từ phía gia đình của một cá nhân Điều này có thể bao gồm: tài chính, nguồn lực, kinh nghiệm, ý kiến,… tác động đến quá trình hình thành QĐKN của sinh viên Theo Dyer (2003); Karra, Tracey, & Phillips (2006); Teixeira (2001) rằng các thành viên trong gia đình tạo thành nguồn lao động và hỗ trợ có thể được sử dụng trước, trong và sau khi khởi nghiệp Trong nghiên cứu của Dunn và Holtz-Eakin (2000), Arum và Mueller (2009), Sorensen (2007) và một số tác giả khác, họ đã phát hiện ra rằng khả năng trở thành doanh nhân tăng lên nếu có một doanh nhân trong gia đình Nghĩa là khi gia đình bạn có truyền thống kinh doanh, điều này sẽ khuyến khích thế hệ sau tiếp tục nối bước truyền thống đó “Hỗ trợ từ gia đình” có thể cung cấp nguồn vốn ban đầu để sinh viên bắt đầu kinh doanh mà không phải lo lắng về việc tìm kiếm vốn từ nguồn bên ngoài Gia đình có thể cung cấp một mạng lưới quan hệ và tài nguyên khởi nghiệp quý báu, bao gồm cả kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức và mối quan hệ Điều này đúng với nhận định của Aldrich & Cliff (2003), Minniti & Bygrave, (1999), Shapero & Sokol (1982) rằng nếu trong gia đình có nền tảng về khởi nghiệp, bởi vì những thành viên đó trở thành hình mẫu và người hướng dẫn cho các doanh nhân trong quá trình chuẩn bị cho dự án và quá trình tạo ra doanh nghiệp Từ những cơ sở trên, có thể đưa ra giả thuyết H6 sau đây:
• Giả thuyết H6: Hỗ trợ từ gia đình có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên
2.5.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào các CSLT trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 06 nhân tố: Kinh nghiệm, Hỗ trợ từ trường Đại học, Nguồn vốn, Xu hướng chuyển đổi số, Hỗ trợ từ bên ngoài, Hỗ trợ từ gia đình tác động đến QĐKN như sau:
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)
Chương 2 trình bày các lý thuyết nền tảng và các mô hình lý thuyết QĐKN Trong chương này tác giả trình bày một số lý thuyết cơ sở được ứng dụng để xây dựng mô hình liên quan đến QĐKN Bên cạnh đó, tác giả lược khảo một số nghiên cứu đi trước trong và ngoài nước; trình bày về khoảng trống của nghiên cứu Dựa vào đó, xây dựng giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 06 nhân tố: (1) Kinh nghiệm, (2) Hỗ trợ từ trường Đại học, (3) Nguồn vốn, (4) Xu hướng chuyển đổi số, (5) Hỗ trợ từ bên ngoài, (6) Hỗ trợ từ gia đình tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh trong bối cảnh nền kinh tế số hóa
Hình 2-8: Mô hình nghiên cứu QĐKN của tác giả
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Giới thiệu quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tiến hành qua các bước sau đây:
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)
Phương pháp nghiên cứu sơ bộ
3.2.1 Thiết lập thang đo nháp
Hình 3-1: Quy trình thực hiện nghiên cứu
Bảng 3-1: Tổng hợp các phát biểu của thang đo nháp
STT Ký hiệu Biến quan sát Nguồn tham khảo Kinh nghiệm (H1)
Chin Tee Suan và cộng sự (2011),
Võ Văn Hiền và cộng sự (2020)
1 KN1 Kinh nghiệm là một nhân tố quan trọng dẫn đến quyết định khởi nghiệp
Bạn nghĩ rằng kinh nghiệm từ công việc làm thêm và thực tập giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
Bạn thấy rằng kinh nghiệm từ các cuộc thi khởi nghiệp giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
Bạn nhận thấy rằng kinh nghiệm từ việc quản lý lớp, đoàn trường, CLB có thể giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình
Hỗ trợ từ trường Đại học (H2)
Erick và cộng sự (2007), Adel và cộng sự (2020), Hoàng Hà (2020),
Võ Văn Hiền và cộng sự (2020), Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019), Lê Ngọc Anh Vũ và cộng sự (2023)
5 DH1 Bạn có được những kiến thức cần thiết tại trường ĐH để quyết định khởi nghiệp
6 DH2 Các cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên tại trường ĐH đã thúc đẩy quyết định khởi nghiệp
Việc khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo cho sinh viên giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
8 DH4 Bạn tin rằng mình được trang bị kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo trong quá trình học tập
Sự góp ý và hỗ trợ từ giảng viên và chuyên gia có ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi nghiệp của bạn
Hiệp và cộng sự (2019), Lê Trần
10 NV1 Có được hỗ trợ nguồn vốn cần thiết từ gia đình bạn sẽ quyết định khởi nghiệp
Vay tiền từ các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ tín dụng) thuận lợi thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Phương Uyên và cộng sự (2015)
12 NV3 Bạn có được vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm trước đó để quyết định khởi nghiệp
13 NV4 Nguồn vốn từ các chính sách dành riêng cho sinh viên sẽ thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Xu hướng chuyển đổi số (H4)
Lê Ngọc Anh Vũ và cộng sự (2023)
14 CDS1 Xu hướng chuyển đổi số mang lại nhiều thuận lợi để doanh nghiệp của bạn thành công
15 CHS2 Sự thuận tiện của chuyển đổi số trong kinh doanh thúc đẩy quyết định khởi nghiệp của bạn
16 CHS3 Bạn tự tin có đủ kiến thức về các công nghệ mới như Trí tuệ nhân tạo, IoT, Blockchain,…
17 CDS4 Bạn nhanh chóng tiếp thu và áp dụng công nghệ để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp của bạn
18 CDS5 Bạn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi của xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh
Hỗ trợ từ bên ngoài (H5)
Erick và cộng sự (2007), Vimolwan Yukongdi và cộng sự (2020), Hoàng
Hà (2020), Trần Văn Trang và cộng sự (2022)
Sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài (như nhà đầu tư, ngân hàng, hoặc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp) thúc đẩy quyết định khởi nghiệp của bạn
20 BN2 Chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của chính phủ thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Sự hỗ trợ tư vấn, chia sẻ kiến thức, kỹ năng của chuyên gia trong các sự kiện, workshop hoặc cộng đồng thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (không gian làm việc, công nghệ,…) từ các tổ chức hoặc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Hỗ trợ từ gia đình (H2)
23 GD1 Truyền thống kinh doanh của gia đình thúc đẩy bạn khởi nghiệp
Chin Tee Suan và cộng sự (2011), Erick và cộng sự (2007), Vimolwan Yukongdi và cộng sự (2020), Nguyễn Xuân Hiệp và cộng sự (2019), Trần Văn Trang và cộng sự (2022)
24 GD2 Bạn được gia đình khích lệ và ủng hộ khi quyết định khởi nghiệp
25 GD3 Bạn được gia đình hỗ trợ nguồn vốn khi quyết định khởi nghiệp
26 GD4 Bạn được gia đình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh khi khởi nghiệp
27 GD5 Bạn được gia đình hỗ trợ xây dựng mạng lưới và kết nối trong lĩnh vực kinh doanh
28 QD1 Bạn không muốn làm nhân viên và đã sẵn sàng xây dựng một doanh nghiệp riêng
Nguyễn Thị Hải Bình và cộng sự (2020), Adel và cộng sự (2020), Wongnaa và Seyram (2014), Nguyễn Văn Định và cộng sự 2022),
Võ Văn Hiền và cộng sự (2020)
29 QD2 Quyết định khởi nghiệp là lựa chọn đầu tiên của bạn ngay khi tốt nghiệp
30 QD3 Khởi nghiệp đối với bạn không chỉ là nghề nghiệp mà còn là tâm huyết và đam mê
31 QD4 Bạn tin rằng khởi nghiệp sẽ mang lại thành công và cơ hội phát triển trong tương lai
32 QD5 Bạn đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính
Kết quả nghiên cứu định tính được thu thập và tổng hợp từ cuộc trao đổi và tham khảo ý kiến của 02 Giảng viên thuộc trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
Cả hai giảng viên tham gia đánh giá đều thống nhất cả 06 nhân tố gồm: KN, DH, NV, CDS, BN, GD tác động đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Giảng viên hướng dẫn cũng đồng tình với đối tượng khảo sát là sinh viên năm
3 - 4 tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Theo ý kiến của Giảng viên, mô hình và thang đo đã phù hợp với yêu cầu mục tiêu nghiên cứu nên vẫn giữ nguyên Tuy nhiên, có một vài phát biểu chưa phù hợp cần điều chỉnh một số câu từ, ngữ nghĩa Cụ thể điều chỉnh trong Bảng 3-2 như sau:
Bảng 3-2: Tổng hợp điều chỉnh phát biểu trong thang đo
Phát biểu ban đầu Phát biểu sau khi chỉnh sửa
Bạn nghĩ rằng kinh nghiệm từ công việc làm thêm và thực tập giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
Kinh nghiệm từ công việc làm thêm và thực tập giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
Bạn thấy rằng kinh nghiệm từ các cuộc thi khởi nghiệp giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
Kinh nghiệm từ các cuộc thi khởi nghiệp giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
Bạn nhận thấy rằng kinh nghiệm từ việc quản lý lớp, đoàn trường, CLB có thể giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình
Kinh nghiệm từ việc quản lý lớp, đoàn trường, CLB,… giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình
Bạn có được những kiến thức cần thiết tại trường ĐH để quyết định khởi nghiệp
Kiến thức tại trường Đại học cần thiết để khởi nghiệp
Bạn có được vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm trước đó để quyết định khởi nghiệp
Vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm trước đó hỗ trợ bạn quyết định khởi nghiệp
Gia đình bạn có truyền thống kinh doanh Truyền thống kinh doanh của gia đình thúc đẩy bạn khởi nghiệp
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)
Diễn đạt và mã hóa thang đo chính thức
3.3.1 Thiết kế bảng câu hỏi Để tiến hành thực hiện nghiên cứu định lượng, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi dựa trên tham khảo các tiêu chí của những nghiên cứu liên quan trước đây, gồm
− Phần I: Câu hỏi sàng lọc về các sinh viên đã từng hoặc chưa có kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây (bán hàng online, bán các mặt hàng nhỏ lẻ, bán đồ ăn vặt, ) trước đây Điều này nhằm mục đích so sánh xem có sự khác biệt giữa sinh viên chưa có và đã có kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây có sự khác biệt hay không khi đưa ra QĐKN
− Phần II: Thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát bao gồm: Giới tính, Năm học của sinh viên, Chuyên ngành
− Phần III: Các câu hỏi khảo sát
Các thang đo của nghiên cứu trong mô hình sử dụng thang đo Likert thang điểm đánh giá từ 1 đến 5, trong đó “1 = Hoàn toàn không đồng ý”, “2 = Không đồng ý”, “3 = Bình thường”, “4 = Đồng ý”, “5 = Hoàn toàn đồng ý” Phương pháp này được sử dụng phổ biến để thu thập dữ liệu khi tác giả đã biết chính xác điều cần hỏi và phương pháp đo lường
Thang đo được sử dụng trong phiếu khảo sát để đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Bảng 3-3: Thang đo chính thức của mô hình
STT Ký hiệu Biến quan sát
1 KN1 Kinh nghiệm là một nhân tố quan trọng dẫn đến quyết định khởi nghiệp
2 KN2 Kinh nghiệm từ công việc làm thêm và thực tập giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
3 KN3 Kinh nghiệm từ các cuộc thi khởi nghiệp giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
4 KN4 Kinh nghiệm từ việc quản lý lớp, đoàn trường, CLB,… giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình
Hỗ trợ từ trường Đại học (H2)
5 DH1 Kiến thức tại trường Đại học cần thiết để khởi nghiệp
6 DH2 Các cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên tại trường ĐH đã thúc đẩy quyết định khởi nghiệp
7 DH3 Việc khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo cho sinh viên giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
8 DH4 Bạn tin rằng mình được trang bị kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo trong quá trình học tập
9 DH5 Sự góp ý và hỗ trợ từ giảng viên và chuyên gia có ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi nghiệp của bạn
10 NV1 Có được hỗ trợ nguồn vốn cần thiết từ gia đình bạn sẽ quyết định khởi nghiệp
11 NV2 Vay tiền từ các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ tín dụng) thuận lợi thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
12 NV3 Vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm trước đó hỗ trợ bạn quyết định khởi nghiệp
13 NV4 Nguồn vốn từ các chính sách dành riêng cho sinh viên sẽ thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Xu hướng chuyển đổi số (H4)
14 CDS1 Xu hướng chuyển đổi số mang lại nhiều thuận lợi để doanh nghiệp của bạn thành công
15 CHS2 Sự thuận tiện của chuyển đổi số trong kinh doanh thúc đẩy quyết định khởi nghiệp của bạn
16 CHS3 Bạn tự tin có đủ kiến thức về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo,
17 CDS4 Bạn nhanh chóng tiếp thu và áp dụng công nghệ để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp của bạn
18 CDS5 Bạn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi của xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh
Hỗ trợ từ bên ngoài (H5)
Sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài (như nhà đầu tư, ngân hàng, hoặc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp) thúc đẩy quyết định khởi nghiệp của bạn
20 BN2 Chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của chính phủ thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Sự hỗ trợ tư vấn, chia sẻ kiến thức, kỹ năng của chuyên gia trong các sự kiện, workshop hoặc cộng đồng thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (không gian làm việc, công nghệ,…) từ các tổ chức hoặc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Hỗ trợ từ gia đình (H6)
23 GD1 Truyền thống kinh doanh của gia đình thúc đẩy bạn khởi nghiệp
24 GD2 Bạn được gia đình khích lệ và ủng hộ khi quyết định khởi nghiệp
25 GD3 Bạn được gia đình hỗ trợ nguồn vốn khi quyết định khởi nghiệp
26 GD4 Bạn được gia đình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh khi khởi nghiệp
27 GD5 Bạn được gia đình hỗ trợ xây dựng mạng lưới và kết nối trong lĩnh vực kinh doanh
28 QD1 Bạn không muốn làm nhân viên và đã sẵn sàng xây dựng một doanh nghiệp riêng
29 QD2 Quyết định khởi nghiệp là lựa chọn đầu tiên của bạn ngay khi tốt nghiệp
30 QD3 Khởi nghiệp đối với bạn không chỉ là nghề nghiệp mà còn là tâm huyết và đam mê
31 QD4 Bạn tin rằng khởi nghiệp sẽ mang lại thành công và cơ hội phát triển trong tương lai
32 QD5 Bạn đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)
Phương pháp chọn mẫu và kích thước mẫu
3.4.1 Lựa chọn kích thước mẫu
Hair và cộng sự (2009) xác định rằng “số lượng mẫu tối thiểu sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA là 50 tốt hơn là 100 và tỉ lệ giữa quan sát và biến đo lường là 5:1, nghĩa là cần ít nhất là 5 quan sát (tốt nhất là 10:1 trở lên)” Ta có công thức tính mẫu như sau: n = 5k (trong đó, n là số mẫu cần khảo sát, k là số biến quan sát) Theo công thức trên, nghiên cứu sẽ có 32 biến quan sát sẽ có số lượng mẫu là 32*5
= 160 (32*10 = 320 là tốt nhất) Đồng thời, Nguyễn Đình Thọ (2013) cũng xác định quy mô mẫu dùng để phân tích hồi quy tuyến tính được chọn theo công thức sau: n ≥
50 + 8p, (trong đó, n là số mẫu cần khảo sát, p là biến độc lập) Trong nghiên cứu này, mô hình có 06 biến độc lập, do đó cỡ mẫu tối thiểu là 50+8*6 = 98 Để thu được cỡ mẫu tối thiểu là 320, tác giả sẽ gửi đi 350 phiếu khảo sát nhằm loại ra các mẫu không đạt tiêu chuẩn Vì vậy, số lượng mẫu khảo sát được chọn trong nghiên cứu là
Dựa trên CSLT, tác giả lựa chọn đối tượng nghiên cứu cho là sinh viên năm 3
- 4 tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Lý do không chọn đối tượng sinh viên năm 1 - 2 vì sinh viên trong giai đoạn này vừa mới tiếp cận đến chương trình ĐH, chưa có nhiều kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực tế Đa phần các bạn sinh viên năm 3 - 4 đã học qua các kiến thức chuyên ngành, tham gia nhiều cuộc thi do nhà trường tổ chức hoặc đã và đang thực tập để nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng Đặc biệt, giai đoạn này sinh viên năm 3 - 4 sẽ chú trọng nhiều hơn tới việc định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường
Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, nghĩa là nghiên cứu sẽ chọn bất kì phần tử có thể tiếp cận được để lấy mẫu Phương pháp này mang lại sự thuận tiện và đảm bảo tiến độ cho quá trình nghiên cứu Nói cách khác, tác giả sẽ nhận toàn bộ câu trả lời từ sinh viên nào có thể tiếp cận được, không phân biệt theo giới tính, ngành học, hoặc bất kỳ yếu tố nào Điều này giúp đơn giản hóa quá trình lấy mẫu và tăng cơ hội thu thập đủ dữ liệu cho nghiên cứu
3.4.4 Phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát
Tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông qua công cụ khảo sát trực tuyến (Google Forms) Cụ thể, một bảng khảo sát sẽ gửi đến email cho sinh viên năm 3 - 4 tại trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện khảo sát sẽ kéo dài 3 tuần (bắt đầu từ ngày 07/03/2024 đến hết ngày 28/03/2024).
Phương pháp phân tích số liệu
3.5.1 Phân tích thống kê mô tả
Theo Huysamen (1990), thống kê mô tả được sử dụng để trình bày dữ liệu dưới dạng cơ cấu và tổng kết Mai Văn Nam (2008), cũng nhận định rằng phân tích thống kê mô tả bao gồm các phần tóm tắt, trình bày và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu Cụ thể:
− Đối với các biến định tính (gồm các nhân tố như “Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây”, “Giới tính”, “Năm học”, “Chuyên ngành”), sẽ được diễn giải bằng tần suất và tỉ lệ %
− Đối với các biến định lượng: sẽ được mô tả thông qua giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất
3.5.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Theo Hoàng Trọng và cộng sự (2008), kiểm định độ tin cậy của thang đo từ 3 biến quan sát trở lên sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha Quan điểm trên cũng trùng với ý kiến của Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2013), sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp
Theo Nunnally và cộng sự (1978) cũng như Hair và cộng sự (2009), thang đo nghiên cứu tốt nên có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha > 0,7 Tuy nhiên, với tính chất là nghiên cứu khám phá sơ bộ, hệ số Cronbach’s Alpha 0,6 là có thể chấp nhận được Trong kiểm định này, có một chỉ số quan trọng khác là “Tương quan biến tổng” (Corrected Item - Total Correlation), biểu thị mối quan hệ giữa từng biến quan sát với các biến còn lại trong thang đo một thang đo tốt khi các biến quan sát có giá trị tương quan biến tổng 0,3 (Cristobal và cộng sự, 2007)
3.5.3 Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được được sử dụng nhằm rút gọn một tập biến quan sát có các nhân tố ý nghĩa hơn và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy Theo Hair và cộng sự (2009), các thống kê cần đáp ứng các yêu cầu sau:
− Hệ số tải nhân tố (Factor Loadings): Đây là hệ số tương quan đơn giữa các biến và nhân tố Hệ số này phải đạt giá trị tối thiểu ở mức 0,3 để biến được giữ lại Tuy nhiên, hệ số càng lớn thì các nhân tố càng có quan hệ chặt chẽ với nhau Vì vậy, trong mô hình cần có hệ tải nhân tố cần > 0,5
− Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test): Kiểm định Bartlett sử dụng để xem xét mối tương quan giữa các biến quan sát trong nhân tố Khi giá trị Sig.< 0,05, thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể
− Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): KMO là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Chỉ số KMO phải đạt giá trị 0,5 trở lên (0,5 ≤ KMO ≤ 1), thì phân tích nhân tố là phù hợp
− Trị số Eigenvalue: Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue > 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích
− Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) : là trị số thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát Nếu coi biến thiên là 100%, thì phân tích các nhân tố sẽ giải thích được bao nhiêu % của các biến quan sát Mô hình EFA phải
3.5.4 Phân tích hồi quy tuyến tính
Phân tích tương quan Pearson được thực hiện trước khi phân tích hồi quy để kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc QD với các biến độc lập gồm KN, DH, NV, CDS, BN, GD Nếu một trong hai hoặc cả hai biến không phải là biến định lượng (biến định tính, biến nhị phân,…) chúng ta sẽ không thực hiện phân tích tương quan Pearson cho các biến này Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1, trong đó:
• Khi hệ số r tiến gần đến 1 hoặc -1, thì tương quan tuyến tính giữa hai biến càng mạnh mẽ Nếu r tiến về 1 là tương quan dương, còn r tiến về -1 là tương quan âm
• Khi hệ số r tiến gần đến 0, thì tương quan tuyến tính giữa hai biến càng yếu
3.5.4.2 Kiểm định sự phù hợp với mô hình
Hệ số xác định R 2 và R 2 hiệu chỉnh được dùng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội Nghĩa là các biến độc lập giải thích được bao nhiêu phần trăm % sự biến thiên của biến phụ thuộc Hệ số R 2 đã được chứng minh là hàm không giảm theo số biến độc lập, càng đưa thêm biến độc lập vào mô hình thì R 2 càng tăng Còn hệ số R 2 hiệu chỉnh được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy đa biến R 2 hiệu chỉnh không nhất thiết tăng lên khi phương trình được đưa thêm nhiều biến độc lập Vì vậy, dùng R 2 hiệu chỉnh đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn Thông thường các nghiên cứu thường chọn mức trung gian là 0,5 để phân ra 2 nhánh ý nghĩa mạnh - ý nghĩa yếu và kỳ vọng từ 0,5 đến 1 thì mô hình là tốt, bé hơn 0,5 là mô hình chưa tốt
Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai (ANOVA) được dùng để kiểm định về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể (Hoàng Trọng và cộng sự, 2008) Đặt giả thuyết 𝐻 0 : R 2 = 0, kết quả kiểm định F được sử dụng để kiểm định giả thuyết Nếu Sig < 0.05 thì bác bỏ giả thuyết 𝐻 0 , mô hình hồi quy là phù hợp Nếu Sig > 0,05: Chấp nhận giả thuyết H 0 , mô hình hồi quy không phù hợp
3.5.4.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy
Kiểm định t (student) được dùng để xác định xem từng biến độc lập riêng có ý nghĩa hay không Với giả thuyết H 0 : β 0 = β 1 = ⋯ = β i = 0, kết quả kiểm định t được sử dụng để kiểm định giả thuyết Nếu Sig < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H 0 , biến độc lập có tác động lên biến phụ thuộc Nếu Sig > 0,05: Chấp nhận giả thuyết H 0 , biến độc lập không tác động lên biến phụ thuộc
3.5.4.4 Dò tìm các vi phạm của giả thuyết cần thiết
Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), khi quyết định sử dụng mô hình hồi quy bội, cần kiểm tra xem kết quả có bị vi phạm các giả định hồi quy hay không Nếu các giả thuyết bị vi phạm thì kết quả tính toán ra sẽ không đáng tin cậy Cụ thể như sau:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu
Dựa theo quá trình thu thập câu trả lời từ bảng khảo sát được gửi đến sinh viên năm 3 - 4, tác giả đã thu thập được 350 mẫu Dữ liệu sau khi làm sạch và mã hóa thu về 337 mẫu hợp lệ, được tiến hành xử lý và phân tích
4.1.1 Thống kê các biến định tính
Các nhân tố như “Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây”, “Giới tính”, “Năm học”, “Chuyên ngành” được phân tích thống kê mô tả với các tiêu chí gồm: tần suất và tỉ lệ % Kết quả hiển thị trong Bảng 4-1 sau đây:
Bảng 4-1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
N = 337 Biến quan sát Tần suất Tỉ lệ %
Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây
Hệ thống thông tin quản lý 23 6,8%
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Về “Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây”: Từ kết quả khảo sát cho thấy có 38,9% (131 sinh viên) đã có kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây (bán hàng online, bán các mặt hàng nhỏ lẻ, bán đồ ăn vặt, ) Trong khi đó số lượng sinh viên chưa có kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây chiếm 61,1% (206 sinh viên)
Về “Giới tính”: Trong tổng số 337 phiếu khảo sát có thể thấy số lượng sinh viên nữ chiếm nhiều hơn với 67,1% (226 sinh viên) Còn sinh viên nam chiếm 32,9% (111 sinh viên)
Về “Năm học”: Sinh viên năm 4 chiếm 52,8% (178 sinh viên) trong tổng số
337 phiếu trả lời hợp lệ Trong khi đó sinh viên năm 3 chiếm 47,2% (159 sinh viên)
Về “Chuyên ngành”: Số đối tượng khảo sát là sinh viên đang học ngành Quản trị kinh doanh chiếm tỉ lệ cao nhất với 32,9% (111 sinh viên) Thấp dần lần lượt là Tài chính - Ngân hàng với 30,9% (104 sinh viên), ngành Kế toán - Kiểm toán có tỉ lệ là 11,3% (38 sinh viên), ngành Kinh tế quốc tế có 8,9% (30 sinh viên), ngành Hệ thống thông tin quản lý chiếm 6,8% (23 sinh viên) và ngành Ngôn ngữ Anh có 6,5% (22 sinh viên) Ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất là Luật Kinh tế có 2,7% tương đương với 9 sinh viên tham gia khảo sát
4.1.2 Thống kê mô tả thang đo
Bảng 4-2 là kết quả thống kê của thang đo với các tiêu chí gồm: Giá trị trung bình và Độ lệch chuẩn được thể hiện như sau:
Bảng 4-2: Thống kê mô tả thang đo
Ký hiệu Biến quan sát GTTB Độ lệch chuẩn Kinh nghiệm
KN1 Kinh nghiệm là một nhân tố quan trọng dẫn đến quyết định khởi nghiệp 3,23 1,197
KN2 Kinh nghiệm từ công việc làm thêm và thực tập giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp 3,30 1,248
KN3 Kinh nghiệm từ các cuộc thi khởi nghiệp giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp 3,33 1,254
KN4 Kinh nghiệm từ việc quản lý lớp, đoàn trường, CLB,… giúp bạn quản lý doanh nghiệp của mình 3,43 1,280
Hỗ trợ từ trường Đại học
DH1 Kiến thức tại trường Đại học cần thiết để khởi nghiệp 3,27 1,190
DH2 Các cuộc thi khởi nghiệp cho sinh viên tại trường ĐH đã thúc đẩy quyết định khởi nghiệp 3,58 1,124
Việc khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo cho sinh viên giúp bạn tự tin hơn khi quyết định khởi nghiệp
DH4 Bạn tin rằng mình được trang bị kỹ năng xã hội và khả năng lãnh đạo trong quá trình học tập 3,65 1,153
DH5 Sự góp ý và hỗ trợ từ giảng viên và chuyên gia có ảnh hưởng tích cực đến quyết định khởi nghiệp của bạn 3,61 1,129
NV1 Có được hỗ trợ nguồn vốn cần thiết từ gia đình bạn sẽ quyết định khởi nghiệp 3,13 1,255
NV2 Vay tiền từ các tổ chức tài chính (ngân hàng, quỹ tín dụng) thuận lợi thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp 3,05 1,285
NV3 Vốn từ việc làm thêm hoặc tiết kiệm trước đó hỗ trợ bạn quyết định khởi nghiệp 3,14 1,298
NV4 Nguồn vốn từ các chính sách dành riêng cho sinh viên sẽ thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp 3,18 1,299
NV1 Có được hỗ trợ nguồn vốn cần thiết từ gia đình bạn sẽ quyết định khởi nghiệp 3,13 1,255
Xu hướng chuyển đổi số
CDS1 Xu hướng chuyển đổi số mang lại nhiều thuận lợi để doanh nghiệp của bạn thành công 3,50 1,163
CHS2 Sự thuận tiện của chuyển đổi số trong kinh doanh thúc đẩy quyết định khởi nghiệp của bạn 3,36 1,198
CHS3 Bạn tự tin có đủ kiến thức về các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, IoT, blockchain,… 3,34 1,159
CDS4 Bạn nhanh chóng tiếp thu và áp dụng công nghệ để tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp của bạn 3,50 1,160
CDS5 Bạn sẵn sàng đối mặt với những thay đổi của xu hướng chuyển đổi số trong kinh doanh 3,50 1,163
Hỗ trợ từ bên ngoài
Sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài (như nhà đầu tư, ngân hàng, hoặc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp) thúc đẩy quyết định khởi nghiệp của bạn
BN2 Chính sách hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của chính phủ thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp 3,25 1,250
Sự hỗ trợ tư vấn, chia sẻ kiến thức, kỹ năng của chuyên gia trong các sự kiện, workshop hoặc cộng đồng thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng (không gian làm việc, công nghệ,…) từ các tổ chức hoặc chương trình hỗ trợ khởi nghiệp thúc đẩy bạn quyết định khởi nghiệp
Hỗ trợ từ gia đình
GD1 Truyền thống kinh doanh của gia đình thúc đẩy bạn khởi nghiệp 3,58 1,121
GD2 Bạn được gia đình khích lệ và ủng hộ khi quyết định khởi nghiệp 3,51 1,150
GD3 Bạn được gia đình hỗ trợ nguồn vốn khi quyết định khởi nghiệp 3,48 1,150
GD4 Bạn được gia đình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về kinh doanh khi khởi nghiệp 3,52 1,173
GD5 Bạn được gia đình hỗ trợ xây dựng mạng lưới và kết nối trong lĩnh vực kinh doanh 3,57 1,171
QD1 Bạn không muốn làm nhân viên và đã sẵn sàng xây dựng một doanh nghiệp riêng 2,77 1,355
QD2 Quyết định khởi nghiệp là lựa chọn đầu tiên của bạn ngay khi tốt nghiệp 2,70 1,359
QD3 Khởi nghiệp đối với bạn không chỉ là nghề nghiệp mà còn là tâm huyết và đam mê 2,67 1,396
QD4 Bạn tin rằng khởi nghiệp sẽ mang lại thành công và cơ hội phát triển trong tương lai 2,88 1,348
QD5 Bạn đã tích lũy đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu khởi nghiệp 2,96 1,385
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Bảng 4-3: Kết quả Cronbach’s Alpha của các biến quan sát
Trung bình thang nếu loại bỏ biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến Thang đo “Kinh nghiệm” với Cronbach's Alpha = 0,820
Thang đo “Hỗ trợ từ trường Đại học” với Cronbach's Alpha = 0,740
Thang đo “Nguồn vốn” với Cronbach's Alpha = 0,850
Thang đo “Xu hướng chuyển đổi số” với Cronbach's Alpha = 0,664
Thang đo “Hỗ trợ từ bên ngoài” với Cronbach's Alpha = 0,868
Thang đo “Hỗ trợ từ gia đình” với Cronbach's Alpha = 0,664
Thang đo “Quyết định khởi nghiệp” với Cronbach's Alpha = 0,893
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Dựa vào Bảng 4-3 có thể rút ra một số nhận xét sau:
Kinh nghiệm (KN): Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhân tố KN là 0,820
> 0,6 Không có biến quan sát nào có Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung (hệ số lớn nhất là 0,784) Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, thang đo KN gồm KN1, KN2, KN3, KN4 đáp ứng độ tin cậy và phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu
Hỗ trợ từ trường Đại học (DH): Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhân tố
DH là 0,740 > 0,6 Không có biến quan sát nào có Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung (hệ số lớn nhất là 0,715) Các hệ số tương quan biến tổng của biến đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, thang đo DH gồm DH1, DH2, DH3, DH4, DH5 đáp ứng độ tin cậy và phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu
Nguồn vốn (NV): Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhân tố NV là 0,850 >
0,6 Không có biến quan sát nào có Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung (hệ số lớn nhất là 0,818) Các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, thang đo NV gồm NV1, NV2, NV3, NV4 đáp ứng độ tin cậy và phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu
Xu hướng chuyển đổi số (CDS): Có hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhân tố CDS là 0,664 > 0,6 Tuy nhiên, biến quan sát CDS1 có hệ số tương quan với tổng bằng 0,298 < 0,3 Như vậy, biến CDS1 giải thích ý nghĩa rất yếu cho nhân tố CDS nên sẽ được loại bỏ khỏi thang đo và tiến hành kiểm định lần 2 cho nhân tố CDS
Kết quả lần 2 thu được trong Bảng 4-4 cho thấy rằng hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhân tố CDS vẫn là 0,664 > 0,6 Không có biến quan sát nào có Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung Các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, thang đo CDS gồm CDS2, CDS3, CDS4, CDS5 đều đáp ứng độ tin cậy
Bảng 4-4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến CDS lần 2
Trung bình thang đo nếu loại bỏ biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến Thang đo “Xu hướng chuyển đổi số” với Cronbach's Alpha = 0,664
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Hỗ trợ từ bên ngoài (BN): Kết quả từ 4-3 cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhân tố BN là 0,868 > 0,6, tương đối cao Không có biến quan sát nào có
Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung (hệ số lớn nhất là 0,848) Các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0,3
Vì vậy, thang đo BN gồm BN1, BN2, BN3, BN4 đáp ứng độ tin cậy và có thể đưa vào mô hình nghiên cứu
Hỗ trợ từ gia đình (GD): Kết quả từ Bảng 4-3 cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha chung của nhân tố GD là 0,664 > 0,6 Không có biến quan sát nào có Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung (hệ số lớn nhất là 0,631) Các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, thang đo GD gồm GD1, GD2, GD3, GD4, GD5 đáp ứng độ tin cậy và phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu
Quyết định khởi nghiệp (QD): Kết quả từ 4-3 cho thấy Hệ số Cronbach’s
Alpha chung của QD là 0,893 > 0,6 Không có biến quan sát nào có Hệ số Cronbach's
Alpha nếu loại biến lớn hơn hệ số Cronbach’s Alpha chung (hệ số lớn nhất là 0,882) Các hệ số tương quan biến tổng của biến quan sát đều lớn hơn 0,3 Vì vậy, thang đo
QD gồm QD1, QD2, QD3, QD4, QD5 đáp ứng độ tin cậy và phù hợp đưa vào mô hình nghiên cứu
Kết luận: Từ những phân tích trên, các biến của thang đo KN, DH, NV, CDS,
BN, GD đều được chấp nhận, tiếp tục đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kiểm định nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi kiểm tra thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, mô hình nghiên cứu đã xác định được 06 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là QĐKN và 31 biến quan sát đáp ứng điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.1 Kiểm định nhân tố khám phá với biến độc lập
❖ Kết quả phân tích EFA lần đầu tiên :
Bảng 4-5: Tổng hợp kết quả kiểm định EFA của biến độc lập lần 1
Phương sai trích 58,126% sig Barlett’s Test 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả) Bảng 4-5 cho thấy hệ số KMO = 0,904 > 0,5 và hệ số sig Bartlett’s Test 0,000 (< 0,05) ở độ tin cậy 95%, là đạt yêu cầu Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp Có 06 nhân tố được trích với Hệ số Eigenvalues lớn hơn 1 với tổng phương sai trích là 58,126% Ma trận xoay nhân tố với phép xoay Varimax có ba biến xấu là DH4, GD2 và CDS4 cần xem xét loại bỏ Cụ thể:
• Biến DH4 tải lên ở cả hai nhân tố là nhân tố 4 với hệ số tải là 0,529 và nhân tố 5 với hệ số tải là 0,462 Mức chênh lệch hệ số tải bằng 0,529 - 0,462 = 0,067
< 0,2 Theo Matt C Howard (2015), nếu một biến quan sát tải lên ở hai nhân tố có độ chênh lệch nhỏ hơn 0,2, thì nên được xem xét loại bỏ
• Biến GD2 và CDS4 có hệ số tải lần lượt là 0,451 và 0,498 đều nhỏ hơn 0,5, không đáp ứng điều kiện hệ số tải nhân tố cần lớn hơn 0,5
❖ Kết quả phân tích EFA lần hai:
Tiến hành loại bỏ các biến xấu DH4, GD2 và CDS4 trong phân tích EFA tiếp theo Ở phân tích thứ nhất có 26 biến quan sát, còn lại 23 biến cho phân tích lần hai
Bảng 4-6: Tổng hợp kết quả kiểm định EFA của biến độc lập lần 2
Phương sai trích 61,613% sig Barlett’s Test 0,000
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Kết quả kiểm định lần 2 tại Bảng 4-6 cho thấy: hệ số KMO = 0,895 > 0,5 và hệ số sig Bartlett’s Test = 0,000 (< 0,05) ở độ tin cậy 95%, là đạt yêu cầu Có 06 nhân tố được trích với hệ số Eigenvalues lớn hơn 1 và tổng phương sai trích là 61,613% > 50% Như vậy, 06 nhân tố giải thích được 61,613% biến thiên của 23 biến quan sát tham gia vào EFA Kết quả ma trận xoay với phép xoay Varimax cho thấy 23 biến quan sát được phân thành 06 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và không còn các biến xấu, vì vậy đạt yêu cầu
Dựa vào kết quả của ma trận xoay nhân tố như được biểu diễn tại Bảng 4-6 với các biến quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 được chia làm 06 nhóm nhân tố, cụ thể như sau:
Nhân tố thứ 1: gồm 4 biến quan sát BN1, BN2, BN3, BN4 Các biến này dùng để đo mức độ tác động của Hỗ trợ từ bên ngoài đến QĐKN, do đó nhân tố vẫn giữ tên “Hỗ trợ từ bên ngoài” ký hiệu là BN
Nhân tố thứ 2: gồm 4 biến quan sát NV1, NV2, NV3, NV4 Các biến này dùng để đo mức độ tác động của Nguồn vốn đến QĐKN, do đó nhân tố vẫn giữ tên
“Nguồn vốn” ký hiệu là NV
Nhân tố thứ 3: gồm 4 biến quan sát KN1, KN2, KN3, KN4 Các biến này dùng để đo mức độ tác động của Kinh nghiệm đến QĐKN, do đó nhân tố vẫn giữ tên
“Kinh nghiệm” ký hiệu là KN
Nhân tố thứ 4: gồm 4 biến quan sát DH1, DN2, DH3, DH5 Các biến này dùng để đo mức độ tác động của Hỗ trợ từ trường Đại học đến QĐKN, do đó nhân tố vẫn giữ tên “Hỗ trợ từ trường Đại học” ký hiệu là DH
Nhân tố thứ 5: gồm 4 biến quan sát GD1, GD3, GD4, GD5 Các biến này dùng để đo mức độ tác động của Hỗ trợ từ gia đình đến QĐKN, do đó nhân tố vẫn giữ tên “Hỗ trợ từ gia đình” ký hiệu là GD
Nhân tố thứ 6: gồm 4 biến quan sát CDS2, CDS3, CDS5 Các biến này dùng để đo mức độ tác động của Xu hướng chuyển đổi số đến QĐKN, do đó nhân tố vẫn giữ tên “Xu hướng chuyển đổi số” ký hiệu là CDS
4.3.2 Kiểm định nhân tố khám phá với biến phụ thuộc
Bảng 4-7: Tổng hợp kết quả kiểm định EFA của biến phụ thuộc
Phương sai trích 70,112% sig Barlett’s Test 0,000
Biến quan sát Nhân tố
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Kết quả phân tích EFA của biến phụ thuộc trong Bảng 4-7 chỉ ra rằng: Hệ số KMO = 0,884 thỏa mãn yêu cầu 0,5 ≤ KMO ≤ 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế Hệ số sig Bartlett’s Test = 0,000 < 0,05, nên ở độ tin cậy 95% các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhau trong tổng thể Kết quả phân tích biến phụ thuộc có Eigenvalue = 3,506 và phương sai trích là 70,112% > 50%, có nghĩa là nhân tố đại diện cho QĐKN của giải thích được 70,112% mức độ biến động của 5 biến quan sát Hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn 0,5 Do đó, giữ lại đầy đủ cả 05 biến quan sát gồm QD1, QD2, QD3, QD4, QD5.
Phân tích hồi quy tuyến tính
4.4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính
Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để loại bỏ các biến xấu không phù hợp với mô hình Tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính giữa biến phụ thuộc QD với các biến độc lập gồm: KN, DH, NV, CDS, BN, GD Ta có phương trình hồi quy tuyến tính sau:
• DH, GD, BN, KN, NV, CDS: Biến độc lập
• β 0 : Hằng số hồi quy hay còn được gọi là hệ số chặn
• β 1 , β 2 , β i : Hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc
4.4.2 Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4-8: Ma trận tương quan Pearson
** Tương quan tuyến tính ở mức 1%
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
QD DH GD BN KN NV CDS
Bảng 4-8 thể hiện kết quả phân tích tương quan Pearson có mức ý nghĩa giữa các biến độc lập DH, GD, BN, KN, CDS, NV với biến phụ thuộc QD đều < 0,05 Trong đó, biến KN có tương quan mạnh nhất với hệ số tương quan là 0,560 Các biến có tương quan thấp dần lần lượt là NV với hệ số là 0,524; DH với hệ số là 0,514; CDS với hệ số là 0,478; BN với hệ số là 0,477 Biến GD có tương quan yếu nhất với hệ số là 0,414 Như vậy, các biến DH, GD, BN, KN, CDS, NV có sự tương quan với biến phụ thuộc QD
4.4.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình
Bảng 4-9: Đánh giá độ phù hợp của mô hình
R R 2 R 2 hiệu chỉnh Sai số chuẩn của ước lượng
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Kết quả hồi quy tại Bảng 4-9 cho thấy giá trị R 2 hiệu chỉnh = 0,515 > 0,5, có nghĩa là mô hình này giải thích được 51,5% sự biến thiên của biến phụ thuộc QD của sinh viên được giải thích bởi các biến độc lập DH, GD, BN, KN, CDS, NV có trong mô hình, còn lại 48,5% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Mô hình có sự phù hợp với tập dữ liệu
Mô.hình Tổng bình phương df Trung bình
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Kết quả phân tích ANOVA tại Bảng 4-10 cho ra giá trị F là 60,465 với mức ý nghĩa là 0,000 nhỏ hơn 0,05 Hay nói cách khác, các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc ở mức độ tin cậy 99% Bác bỏ giả thuyết H 0 , nghĩa là R 2 ≠ 0 một cách có ý nghĩa thống kê Như vậy, mô hình hồi quy phù hợp với tổng thể
4.4.4 Dò tìm các vi phạm của giả thuyết cần thiết
Bảng 4-11: Kết quả phân tích hồi quy
Giá trị chưa chuẩn hóa
Giá trị đã chuẩn hóa t Sig VIF
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả) 4.4.4.1 Kiểm định t (student)
Kết quả phân tích hồi quy trong Bảng 4-11 cho thấy biến GD có giá trị sig kiểm định t = 0,259 > 0,05 Vì vậy, biến GD không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy Các biến còn lại gồm KN, DH, NV, CDS, BN đều có sig kiểm định t < 0,05 nên các biến này đều có ý nghĩa thống kê Như vậy, KN, DH, NV, CDS, BN đều tác động lên biến phụ thuộc QD, còn biến GD không tác động lên biến phụ thuộc QD Bên cạnh đó, các biến độc lập có hệ số hồi quy (B và β) đều mang dấu dương, như vậy các biến độc lập có tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc QD
4.4.4.2 Kiểm tra tự tương quan và đa cộng tuyến
Dựa vào Bảng 4-9 , giá trị Durbin-Watson là 1,674 Khi đem so sánh với điều kiện đề ra, ta có 1,5 < 1,674 < 2,5, đạt yêu cầu Vì vậy, có thể kết luận rằng không có hiện tượng tự tương quan xảy ra trong mô hình
Tại Bảng 4-11 cho thấy Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 Cụ thể VIF của KN là 1,478; NV là 1,460; DH là 1,448; GD là 1,423;
BN là 1,396 và CDS là 1,359 Vì vậy, các biến độc lập không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến
4.4.5 Đánh giá giả định hồi quy
4.4.5.1 Giả định phân phối chuẩn của phần dư
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Trong biểu đồ ở Hình 4-1 , có giá trị trung bình của phần dư rất nhỏ gần bằng
0 (Mean = 1.10E-16) và độ lệch chuẩn là 0,991 gần bằng 1 Như vậy, có thể kết luận rằng phần dư có phân phối chuẩn và giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả) Hình 4-1: Biểu đồ tần số Histogram
Hình 4-2: Biểu đồ phân phối tích lũy P-P Plot
Kết quả tương đồng đối với Biểu đồ phối tích lũy P-P Plot ở Hình 4-2 , có các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm
4.4.5.2 Kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Biểu đồ phân tán Scatter Plot tại Hình 4-3 , cho thấy phần dư chuẩn hóa không thay đổi theo một trật tự nào đó đối với giá trị dự đoán Hay các điểm dữ liệu phân tán ngẫu nhiên trong vùng xung quanh đường tung độ 0 Nói cách khác, không có quan hệ giữa các giá trị dự đoán và phần dư Vì vậy, giá trị dự đoán và phần dư độc lập nhau và phương sai của phần dư không đổi Giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm và mô hình hồi quy là phù hợp
4.4.6 Kiểm định các giả thuyết hồi quy
Kiểm định các giả thuyết hồi quy được tổng hợp trong Bảng 4-12 như sau:
Bảng 4-12: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Sig Kết luận H1: Kinh nghiệm có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên 0,000 < 0,05 Chấp nhận
Hình 4-3: Biểu đồ phân tán Scatter Plot
H2: Hỗ trợ từ trường Đại học có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên 0,000 < 0,05 Chấp nhận
H3: Nguồn vốn có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên 0,000 < 0,05 Chấp nhận
H4: Xu hướng chuyển đổi số có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên 0,000 < 0,05 Chấp nhận
H5: Hỗ trợ từ gia đình có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên 0,000 < 0,05 Chấp nhận
H6: Hỗ trợ từ gia đình có tác động cùng chiều đến quyết định khởi nghiệp của sinh viên 0,259 > 0,05 Bác bỏ
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp)
Kết quả kiểm định giả thuyết hồi quy cho thấy biến GD không có ý nghĩa về mặt thống kê, nên sẽ bị loại khỏi mô hình hồi quy Vậy nên, so với ban đầu mô hình có 06 nhân tố, hiện tại còn lại 05 nhân tố là KN, DH, NV, CDS, BN có ý nghĩa và tác động cùng chiều đến biến phụ thuộc QD Phương trình hồi quy tuyến tính đã chuẩn hóa là:
QD = 0,256*KN + 0,205*DH + 0,193*NV + 0,175*CDS + 0,144*BN
Trong mô hình trên, nhân tố có tác động mạnh nhất đến QD là KN (β = 0,256) Thấp dần lần lượt là DH (β = 0,205); NV (β = 0,196); CDS (β = 0,175) và BN (β 0,144) Nhìn chung thì tất cả 05 biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 05 biến độc lập trên đều có thể gây ra sự biến đổi cho QĐKN của sinh viên.
Kiểm định sự khác biệt trung bình
Nghiên cứu nhắm đến đối tượng là là sinh viên năm 3 - 4 tại Trường Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Do đó, có sự khác biệt về Giới tính, Năm học và Chuyên ngành học giữa các mẫu quan sát trong việc đưa ra QĐKN Vì vậy, tiến hành kiểm định sự khác biệt trung bình, để đánh giá sự khác biệt của các biến định lượng đối với các biến định tính
4.5.1 Kiểm định giữa Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây và QĐKN
Bảng 4-13: Kiểm định sự khác biệt của QĐKN theo Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây
Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây
Kiểm định Independent-Samples T - Test Kiểm định Leneve Kiểm định T-test
F Mức ý nghĩa t df Mức ý nghĩa (2 đuôi)
Giả định phương sai bằng nhau 0,153 0,696 0,205 335 0,838
Giả định phương sai khác nhau 0,205 278,236 0,838
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Tại Thống kê nhóm của Bảng 4-13 , giá trị trung bình biến QD của hai nhóm Chưa có/ Đã có Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây lần lượt là 2,8049 và 2,7786; không có sự chênh lệch đáng kể
Kết quả kiểm định Levene tại Bảng 4-13 thể hiện mức ý nghĩa sig = 0,696 > 0,05 chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây là không có sự khác biệt Tiếp theo, xét kiểm định t có mức ý nghĩa sig = 0,838 > 0,05 Điều này có nghĩa là, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, QĐKN giữa những sinh viên tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh đã có và chưa có kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây không có sự khác biệt Lý giải cho điều này, sinh viên đều được trang bị kiến thức nền tảng về kinh doanh, quản lý, marketing, tài chính, thông qua chương trình đào tạo Kiến thức này là nền tảng quan trọng để bắt đầu kinh doanh, bất kể đã có kinh nghiệm thực tế hay chưa Ngoài ra, sinh viên thường có khả năng thích nghi cao, sẵn sàng học hỏi và tiếp thu những điều mới Điều này giúp họ dễ dàng thích nghi với môi trường kinh doanh và những thay đổi của thị trường
4.5.2 Kiểm định giữa Giới tính và QĐKN
Bảng 4-14: Kiểm định sự khác biệt của QĐKN theo Giới tính
Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn
Sai số chuẩn của giá trị trung bình
Kiểm định Independent-Samples T - Test Kiểm định Leneve Kiểm định T-test
F Mức ý nghĩa t df Mức ý nghĩa (2 đuôi)
Giả định phương sai bằng nhau 1,391 0,239 1,541 335 0,124
Giả định phương sai khác nhau 1,526 213,522 0,128
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Tại phần Thống kê nhóm của Bảng 4-14 , giá trị trung bình biến QD của hai nhóm Nam/ Nữ lần lượt là 2,9315 và 2,7274; không có sự chênh lệch đáng kể
Kết quả kiểm định Levene tại Bảng 4-14 thể hiện mức ý nghĩa sig = 0,239 > 0,05 chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm Giới tính là không có sự khác biệt Tiếp theo, tiến hành kiểm định t trong trường hợp phương sai bằng nhau, mức ý nghĩa sig 0,124 > 0,05 Có nghĩa là, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, QĐKN giữa sinh viên Nam và sinh viên Nữ tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh không có sự khác biệt Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Phan Anh Tú và cộng sự (2017)
Có thể lý giải cho việc này, hiện nay xã hội ngày càng khuyến khích phụ nữ tham gia vào công việc kinh doanh để tạo ra bình đẳng giới Hơn nữa, sinh viên nam và sinh viên nữ đều được học tập và tìm hiểu về các lĩnh vực giống nhau như: công nghệ, thương mại điện tử, hay dịch vụ,… mà không bị hạn chế bởi giới tính Theo ông Trần Anh Tuấn - Chuyên gia tư vấn chiến lược và thương hiệu Pathfinder cũng cho rằng
“Khởi nghiệp không có phân biệt giới tính”
4.5.3 Kiểm định giữa Năm học của sinh viên và QĐKN
Bảng 4-15: Kiểm định sự khác biệt của QĐKN theo Năm học của sinh viên
N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA
Levene Statistic Mức ý nghĩa F Mức ý nghĩa
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Từ Bảng 4-15 cho thấy rằng kiểm định Levene có Sig = 0,491 > 0,05, nên phương sai các nhóm giá trị không có sự khác biệt Kiểm tra ở bảng ANOVA, giá trị Sig = 0,027 < 0,05, nghĩa là có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa Năm học của sinh viên và QĐKN Điều này có nghĩa là, có sự khác biệt về QĐKN giữa sinh viên Năm 3 và Năm 4 tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh ở mức ý nghĩa thống kê 5% Lý giải cho điều này rằng sinh năm 4 thường đã tích luỹ được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn so với sinh viên năm 3, giai đoạn này sinh viên năm 4 đã và đang đi thực tập, rèn luyện thực tế Sinh viên năm 3 còn phải tập trung vào việc hoàn thành chương trình học và chuẩn bị cho kỳ thi hoặc bảo vệ luận văn vào cuối năm Trong khi đó, sinh viên năm 4 có thể đã có nhiều thời gian và nguồn lực hơn để tập trung vào việc nghiên cứu và lên kế hoạch cho dự án khởi nghiệp của mình Ngoài ra, sinh viên năm 4 thường phải đối mặt với áp lực và kỳ vọng cao hơn từ gia đình, bạn bè và xã hội về việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp Điều này có thể tạo ra động lực mạnh mẽ hơn để họ đưa ra QĐKN
4.5.4 Kiểm định giữa Chuyên ngành và QĐKN
Bảng 4-16: Kiểm định sự khác biệt của QĐKN theo Chuyên ngành
N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
Ngôn ngữ Anh 22 2,6636 1,18946 0,25359 Tài chính - Ngân hàng 104 2,7538 1,13932 0,11172
Hệ thống thông tin quản lý 23 2,9130 1,21480 0,25330
Kiểm định Levene Kiểm định ANOVA
(Nguồn: Kết quả phân tích bằng SPSS của tác giả)
Từ Bảng 4-16 cho thấy rằng kiểm định Levene có Sig = 0,384 > 0,05, nên phương sai các nhóm giá trị không có sự khác biệt Kiểm tra ở bảng ANOVA, giá trị Sig = 0,526 > 0,05, nghĩa là không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê giữa Chuyên ngành và QĐKN Hay nói cách khác, QĐKN của sinh viên giữa các Chuyên ngành không có sự khác biệt Lý giải cho điều này rằng sự phát triển của khởi nghiệp sáng tạo đã tạo ra cơ hội cho sinh viên từ mọi chuyên ngành Khởi nghiệp không chỉ liên quan đến sản xuất, quảng cáo, cung cấp, vận chuyển,… mà còn liên quan đến các vấn đề xã hội - môi trường, từ đó thu hút sự quan tâm của sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Dựa vào phân tích thống kê của các biến định tính cho thấy có 67,1% sinh viên tham gia khảo sát là nữ, trong khi tỉ lệ nam là 32,9% Đối với Năm học, có 52,8% sinh viên năm 4 và 47,2% sinh viên năm 3 tham gia khảo sát Ngoài ra, số lượng sinh viên tham gia khảo sát ở ngành Quản trị Kinh doanh là cao nhất với 32,9%, trong khi ngành Luật Kinh tế có số lượng thấp nhất với 2,7%
Từ kết quả phân tích độ tin cậy, mô hình có 7 thang đo và 31 biến quan sát đáp ứng độ tin cậy Phân tích nhân tố khám phá EFA đã rút trích được 28 biến quan sát Phương trình hồi quy tuyến tính ở mục 4.4.7 , có 5 nhân tố ảnh hưởng đến QĐKN của sinh viên trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh Các nhân tố tác động từ cao tới thấp lần lượt là Kinh nghiệm (β = 0,256), Hỗ trợ từ trường Đại học (β = 0,205), Nguồn vốn (β = 0,196), Xu hướng chuyển đổi số (β = 0,175) và Hỗ trợ từ bên ngoài (β 0,144) Kết quả kiểm định sự khác biệt trung bình của các nhân tố định tính gồm Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây, Giới tính, Chuyên ngành không có sự khác biệt về QĐKN của sinh viên ĐH Ngân Hàng Tuy nhiên, có sự khác biệt về nhân tố Năm học của sinh viên, tức là sẽ có sự khác nhau về QĐKN của sinh viên Năm 3 và sinh viên Năm 4 tại trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
Chương 4 trình bày kết quả thống kê và phân tích xử lý số liệu Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha với 7 thang đo và 31 biến quan sát đáp ứng độ tin cậy (loại bỏ
1 biến quan sát) Kết quả kiểm định EFA đã rút trích được 28 biến quan sát đạt yêu cầu (loại bỏ 3 biến quan sát) Phân tích hồi quy tuyến tính chỉ ra rằng có 5 nhân tố gồm Kinh nghiệm, Hỗ trợ từ trường Đại học, Nguồn vốn, Xu hướng chuyển đổi số,
Hỗ trợ từ bên ngoài có ý nghĩa và tác động cùng chiều đến QĐKN Kiểm định sự khác biệt trung bình cho thấy có sự khác nhau về QĐKN của sinh viên Năm 3 và Năm 4 Còn lại các nhân tố định tính gồm Kinh nghiệm tự kinh doanh trước đây, Giới tính, Chuyên ngành thì không có sự khác biệt về QĐKN của sinh viên ĐH Ngân Hàng