1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài đo lường rủi ro tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán và danh mục đầu tư

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đo lường rủi ro, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán và danh mục đầu tư
Tác giả Lê Thị Huyền Trâm, Lê Đặng Nhật Uyên, Lê Thị Thương Thương, Đoàn Phương Ly, Trương Thị Thu Ngân
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Minh Ngọc
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Đề Cương Nghiên Cứu
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU Đề tài: Đo lường rủi ro, tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán và danh

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: Đo lường rủi ro, tỷ suất sinh lời kỳ vọng

của chứng khoán và danh mục đầu tư

GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Minh Ngọc

Lớp học phần: ( 420300363605– DHTN18C)

Nhóm: 14

Trang 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

Trang 5

MỤC LỤC

1 Tính toán rủi ro, TSSL kỳ vọng của chứng khoán và danh mục đầu tư dựa trên

mô hình CAPM 1

2 Phân tích kết quả tính toán ở Phần 1 2

2.1.Các bước tiến hành 2

2.2.Phân tích các mã chứng khoán 2

2.2.1 Mã chứng khoán EIB 2

2.2.2 Mã chứng khoán BCG 5

2.2.3 Mã chứng khoán VMD 7

2.2.4 Mã chứng khoán FIT 8

2.2.5 Mã chứng khoán PPS 10

2.3.So sánh với mô hình lý thuyết CAPM 2.3.1.Tổng quan mô hình lý thuyết CAPM 2.3.2.Những giả định của CAPM 3 Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm 15

MỤC LỤC BIỂU ĐỒ: Hình 1 : Biểu đồ giá cổ phiếu EIB trong 5 năm giai đoạn 2018 - 2022 3

Hình 2 : Biểu đồ giá cổ phiếu BCG giai đoạn 2018 - 2022 6

Hình 3 : Biểu đồ giá cổ phiếu VMD giai đoạn 2018 - 2022 8

Hình 4 : Biều đồ giá cổ phiếu FIT giai đoạn 2018 - 2022 9

Hình 5 : Biểu đồ giá cổ phiếu PPS giai đoạn 2018 - 2022 11

Trang 6

1 Tính toán rủi ro, TSSL kỳ vọng của chứng khoán và danh mục đầu tư dựa trên mô hình CAPM

* Khái niệm về rủi ro: Rủi ro (risk) là sự không chắc chắn (uncertainly) một tình trạng có

thể xảy ra hoặc không xảy ra

- Rủi ro của các mã chứng khoán

+ Rủi ro của mã chứng khoán EIB: σ= 0.02

+ rủi ro của mã chứng khoán BCG: σ= 0.03

+ Rủi ro của mã chứng khoán VMD: σ= 0.05

+ Rủi ro của mã chứng khoán FIT: σ= 0.05

+ Rủi ro của mã chứng khoán PPS: σ= 0.28

* Tỷ suất sinh lợi: là tỷ phần trăm giữa lợi nhuận kiếm được so với vốn đầu tư

- TSSL của các mã chứng khoán:

+ TSSL của mã chứng khoán EIB: E(R)= 4.226%

+ TSSL của mã chứng khoán BCG: E(R)= 3.525%

+ TSSL của mã chứng khoán VMD: E(R)= 4.466%

+ TSSL của mã chứng khoán FIT: E(R)= 3.656%

+ TSSL của mã chứng khoán PPS: E(R)= 4.067%

* Tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư: là giá trị trung bình có trọng số của các TSSL kỳ

vọng từng chứng khoán hay tài sản có trong danh mục đầu tư

- TSSL của danh mục đầu tư:

Ep(R) = ∑

i=1

n

WiEi (R)

= (30% * 4.226%) + (15% * 3.525%) + (15% * 4.466%) + (15% * 3.656%) + (25% * 4.067%)

= 4.03158%

- Beta của danh mục đầu tư:

ꞵp =∑

i=1

n

Wiꞵi

= (30% * 0.48140) + (15% * 1.07030) + (15% * 0.28065) + (15% * 0.95958) + (25% * 0.61528)

= 0.644819285

- Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư:

Rp = Rf + (Rm – Rf) * ꞵp

= 4,8% + (0,03608 – 4,8%) * 0.644819285

= 4.032%

Trang 7

2.Phân tích kết quả tính toán ở Phần 1

2.1.Các bước tiến hành

Chọn mã chứng khoán: EIB, BCG, VMD, FIT, PPS

Thu những dữ liệu: giá đóng cửa có điều chỉnh của 5 chứng khoán, VN-Index trong

5 năm (2018-2022)

Cần tính những số liệu:

TSSL của từng chứng khoán: TSSL - tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận kiếm được so với vốn đầu tư TSSL càng cao thì số tiền nhận được sau khi đầu tư càng lớn và ngược lại

TSLN trung bình (Ri/Rm)%/ngày

TSSL trung bình %/năm

Độ lệch chuẩn (σ): độ lệch chuẩn càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.): độ lệch chuẩn càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại

Phương sai (σ): độ lệch chuẩn càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.^2)

Tỷ trọng đầu tư (W)

Beta (z): hệ số beta đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường Chứng khoán có beta càng lớn thì rủi ro càng cao

Lãi suất phi rủi ro (Rf)

TSSL kỳ vọng E(R)

2.2.Phân tích các mã chứng khoán

2.2.1 Mã chứng khoán EIB

* Tổng quan: Thành lập ngày 24/05/1989 và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Ngày 06/04/1992, được Thống Đốc NHNN Việt Nam cấp giấy phép hoạt động cho phép EIB hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ VND và có tên gọi mới là NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Eximbank) Sau hơn 19 năm hoạt động và phát triển, hiện nay vốn điều lệ của EIB là 8,800.080 tỷ đồng

* Lý do chọn :

Trang 8

−EIB được thành lập sớm nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam với quy mô không ngừng mở rộng và tốc độ tăng trưởng cao từ những năm đầu thành lập cho đến nay

−EIB thuộc nhóm những NHTMCP hàng đầu tại Việt Nam xét về quy mô hoạt động, tài sản và vốn điều lệ

−Là một trong các ngân hàng hàng đầu cung cấp các dịch vụ dành cho doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu

−Với mức lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2009 là 811 tỷ đồng, EIB giữ vị trí thứ 5 trong khối các NHTMCP về chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động (không tính VCB

và CTG)

−Đặc biệt có thế mạnh so với các NHTMCP khác ở các hoạt động phi tín dụng như thanh toán và kinh doanh ngoại tệ

* Quá trình hoạt động trong 5 năm (2018 - 2022)

Hình 1: Biểu đồ giá cổ phiếu EIB trong 5 năm giai đoạn 2018 - 2022

−Ngày 4/4/2018, cổ phiếu EIB của Eximbank được đưa ra khỏi diện cảnh báo nhờ hoạt động xử lý nợ xấu đã được đẩy nhanh hơn, sau khi trừ đi các chi phí, Eximbank đạt

823 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giúp Ngân hàng thoát khỏi lỗ lũy kế kể từ năm 2015

Trang 9

đã mang lại nhiều niềm vui cho nhà đầu tư Tuy nhiên vẫn tiếp tục phải tập trung giải quyết những gia tăng thị phần Năm 2018 lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 1.731 tỉ đồng, huy động vốn đạt 118.694 tỉ đồng, dư nợ cho vay đạt 104.118 tỉ đồng và tổng tài sản 152.652 tỉ đồng Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 827 tỉ đồng Theo Eximbank, do lợi nhuận trước thuế của năm 2018 không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro tiền gửi, đồng thời khi lập kế hoạch ngân hàng chưa có cơ sở pháp lý (phán quyết của Tòa án về vụ mất tiền của bà Chu Thị Bình), để đưa vào kế hoạch chi phí của năm và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng bổ sung đối với các khoản

nợ đã bán cho VAMC Vì vậy, Eximbank đã trích lập dự phòng cho trái phiếu VAMC và rủi ro tài chính 904 tỉ đồng, điều chỉnh lợi nhuận trước thuế từ 1.731 tỉ đồng xuống còn 827 tỉ đồng

−Năm 2019, Mua bán chứng khoán đầu tư đạt 229 tỷ đồng, cải thiện so với khoản lỗ

116 tỷ đồng năm 2018 Lãi từ góp vốn, mua cổ phần lại giảm mạnh còn gần 5 tỷ đồng, trong khi năm 2018 đạt 519 tỷ đồng Chi phí hoạt động trong năm giảm 7% còn 2.701 tỷ đồng

−EIB đã nhiều lần hoãn Đại hội thường niên 2020 Trước thời gian dự kiến diễn ra Đại hội cổ đông thường niên lần 3, chiều ngày 7/12, Eximbank nhận được công văn của

cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC) yêu cầu HĐQT

bổ sung nội dung vào ĐHCĐ thường niên lần 3 việc thanh lọc HĐQT thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với từng thành viên, nhằm giảm số lượng thành viên HĐQT

từ 9 người hiện nay xuống còn từ 5- 7 người Có thể nói, sự thiếu đồng thuận giữa các nhóm cổ đông đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Ngân hàng, với kế hoạch kinh doanh năm không được thông qua, không đưa ra được chiến lược kinh doanh mới Chính những lùm xùm nội bộ nói trên là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu EIB luôn trong tình trạng "khát" dòng tiền Tính đến phiên giao dịch ngày 18/12/2020, cổ phiếu EIB vẫn giao dịch quanh 17.000 đồng/cổ phiếu, chỉ tương đương thị giá 2 năm trước

−Năm 2021, EIB (Eximbank) vẫn giữ phong độ “siêu sao” Mã này đã tăng trần 6,9%, lên mức 33.350 đồng, tiệm cận mức đỉnh cao nhất kể từ khi niêm yết là 33.400 đồng/cp được xác lập vào ngày 4/6 EIB cũng “gánh team” cho nhóm ngân hàng khi liên tục tăng giá trong toàn bộ 5 phiên giao dịch với tỷ suất sinh lời lên tới 20% Lợi nhuận chưa phân phối lũy kế tính đến năm 2021 sau khi trích lập các quỹ là gần

Trang 10

2.937 tỷ đồng, dự kiến chia cổ tức gần 2.459 tỷ đồng Lợi nhuận chưa phân phối còn lại sau khi chia cổ tức dự kiến là gần 478 tỷ đồng, được giữ lại để củng cố và nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng

−Trong phiên giao dịch sáng 28/12/2021, cổ phiếu Eximbank tiếp tục tăng gần 1.000 đồng/cp lên 34.200 đồng/cp với giao dịch ở mức khá cao Trong 3 phiên trước đó,

cổ phiếu này ghi nhận mức tăng trần với dư mua hàng trăm nghìn đơn vị Với mức giá hiện nay, cổ phiếu EIB đã vượt qua mức cao lịch sử 33.400 đồng/cp được xác lập vào ngày 4/6 Cổ phiếu Eximbank tăng mạnh trong bối cảnh ngân hàng này chuẩn bị bầu nhân sự HĐQT và giới đầu tư kỳ vọng trong cuộc họp lần này có thể giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông sau gần 10 năm bất ổn Trước đó, Eximbank cũng đã có một đợt tăng mạnh hồi tháng 11 với tin đồn DOJI

sẽ mua lại 15% vốn Eximbank từ cổ đông ngoại SMBC DOJI sau đó đã lên tiếng đã bác bỏ thông tin này Tuy nhiên, khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông có thể thành công trong lần này

−Năm 2022, cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tăng rực rỡ hết biên độ Đây là mã “công thần” của thị trường khi mang lại cho VN-Index hơn 0,7 điểm Chốt phiên, EIB tăng 6,96% giá trị lên mốc 33.050 đồng/cổ phiếu Điều đáng nói, toàn phiên có tới hơn 2,6 triệu cổ phiếu được khớp lệnh, đến hết phiên vẫn còn dư mua hơn 236 nghìn cổ phiếu trong khi không hề có

dư bán Phiên giao dịch ngày 14/9/2022 là phiên giao dịch với thanh khoản tăng đột biến của EIB Trung bình mỗi phiên thường chỉ khoảng 300 nghìn cổ phiếu được giao dịch Hiện EIB đã tăng mạnh khi tính chung qua 1 tháng giữ được đà tăng 10,35% Tuy nhiên, năm 2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội nên các khoản thu nhập đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh của Ngân hàng đều giảm so cùng kỳ Riêng hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư thu về khoản lãi hơn 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ thu 7 tỷ đồng Tổng tài sản tính đến cuối quý

3 ghi nhận 162,526 tỷ đồng, xấp xỉ đầu năm

2.2.2 Mã chứng khoán BCG

* Tổng quan: Cổ phiếu Bamboo Capital được giao dịch trên sàn HOSE từ ngày 16/7/2015 với mã chứng khoán là BCG Cố phiếu BCG đã niêm yết từ ngày 8/7/2015

Trang 11

Tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 406 tỷ đồng Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.000/cp với biên độ dao động là +/-20% so với giá tham chiếu

* Lý do chọn:

−Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, đội ngũ lãnh đạo của BCG có tầm nhìn xa, thấy được tiềm năng phát triển của công ty con nên có các giải pháp tái cơ cấu phù hợp

−Công ty đi đúng hướng trong cả phương pháp và mục tiêu đầu tư

−Doanh thu liên tục tăng trưởng từ 2018 đến nay từ 1,113,321 (năm 2018) lên đến 2,589,459 (năm 2021) Tăng trưởng 232%, tương đương mức tặng trung bình gần 62% trong 3 năm

−Lợi nhuận gộp tăng trưởng tốt từ 2018 đến nay từ 231,374 tỷ (năm 2018) lên 938,992

tỷ năm (2021)

*Quá trình hoạt động trong 5 năm (2018 - 2022)

Hình 2: Biểu đồ giá cổ phiếu BCG giai đoạn 2018 - 2022

−Năm 2019, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng 2.688% so với cùng kỳ năm 2018, công ty đã thực hiện chuyển nhượng một số khoản đầu tư tài chính mang lại hiệu

Trang 12

quả kinh tế cao, từ đó ghi nhận nguồn doanh thu tài chính tăng đột biến Đồng thời doanh nghiệp cũng cơ cấu lại một số khoản vay do vậy nên chi phí lãi vay được vốn hóa trực tiếp vào dự án, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng, mang lại hiệu quả lợi nhuận cho BCG năm 2019

−Năm 2020, trên thị trường, phiên 16/11, cổ phiếu BCG bật tăng 6,6% so với phiên liền trước, lên mức 5.200 đồng/cổ phiếu Tuy nhiên, trong 8 phiên trước đó, cổ phiếu BCG có tới 7 phiên giảm sàn và ghi nhận mức giảm gần 36% kể từ đầu tháng

11, đồng thời giảm tới 80% so với đỉnh đạt được hồi tháng 3 Lý giải về đà giảm của giá cổ phiếu, Bamboo Capital cho rằng giá cổ phiếu hiện nay do ảnh hưởng bởi xu hướng của thị trường, không phản ánh đúng giá trị và tiềm năng doanh nghiệp

−Năm 2021, BCG ghi nhận DT 2600 tỷ và lợi nhuận sau thuế 1000 tỷ- tăng lần lượt 40%, 276% so với năm 2020 Chỉ riêng quý 1/2022, DT đã đạt 1.263 tỷ, lợi nhuận sau thuế 522 tỷ tăng lần lượt 98% và 221% so với cùng kỳ năm 2021

−Lợi nhuận sau thuế năm 2022 của công ty đạt 540,7 tỷ đồng, giảm 45,9% so với năm

2021 do tình hình kinh tế vĩ mô có nhiều biến động, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thấp đã có tác động tiêu cực đến các mảng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất cũng làm cho chi phí tài chính tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021

2.2.3 Mã chứng khoán VMD

* Tổng quan: Ngày 20/7/2012, Sở giao dịch chứng khoán TP HCM có thông báo về việc niêm yết và giao dịch cổ phiếu phát hành thêm của VMD, đưa tổng số lượng cổ phiếu lưu hành lên 8.440.268 cổ phiếu

* Lý do chọn: Là Doanh nghiệp nhà nước và cũng là Công ty Xuất nhập khẩu đầu tiên của Bộ Y tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Công ty trực thuộc Liên hiệp các

Xí Nghiệp Dược Việt Nam

* Quá trình hoạt động trong 5 năm (2018 - 2022)

Trang 13

Hình 3: Biểu đồ giá cổ phiếu VMD giai đoạn 2018 - 2022

−Về tình hình kinh doanh, trong năm 2020, công ty ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 18.142 tỷ đồng – mức cao nhất trong các doanh nghiệp dược đang giao dịch trên sàn Tuy nhiên, mức lợi nhuận ròng chỉ đạt 37 tỷ đồng

−Năm 2021, cổ phiếu VMD chính thức giảm kịch biên độ -6,92% xuống mức giá 43.050 đồng, trong khi 4 phiên trước liên tục tăng trần Diễn biến trên được cho là

có liên quan đến việc bà Nguyễn Thị Loan, chủ tịch HĐQT Vimedimex, cùng 7 người khác bị cơ quan điều tra bắt tạm giam với cáo buộc có nhiều sai phạm trong hoạt động bán đấu giá tài sản gây thiệt hại hơn 200 tỉ đồng

−Năm 2022, Vimedimex ghi nhận tổng doanh thu đạt hơn 7.133 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 47,4 tỷ đồng

2.2.4 Mã chứng khoán FIT.

* Tổng quan: Được thành lập ngày 08/03/2007,với vốn điều lệ 35 tỷ đồng, con số này nâng lên thành 150 tỷ đồng trong năm 2012 hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, tư vấn đầu

tư và dịch vụ tài chính Niêm yết 15 triệu cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã cổ phiếu FIT từ ngày 26/07/2013, F.I.T luôn thu hút được nhiều sự

Trang 14

quan tâm của các nhà đầu tư, các cổ đông, đối tác và khách hàng Tháng 10/2014, cổ phiếu FIT chính thức lọt vào rổ HNX 30.Ngày 19/08/2015, cổ phiếu FIT chính thức niêm yết mới trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSX)

* Lý do chọn:

−FIT là mã chứng khoán có lực cầu tốt, mỗi phiên giao dịch trên sàn đều khoảng vài triệu đơn vị

−Mặc dù giá biến động lên xuống nhanh chóng thế nhưng doanh nghiệp đã chứng minh được sự ổn định về tăng trưởng bền vững

−Sở hữu tệp doanh nghiệp thành viên đồ sộ nên quy mô tài sản, nguồn vốn của FIT cũng liên tục được nới rộng sau một loạt động thái chào bán cổ phần huy động vốn

−Đến cuối tháng 6/2023, tổng tài sản đạt 7.847 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đạt 6.461 tỷ đồng.Cùng với đó, FIT cũng tích cực gia tăng vốn điều lệ, riêng giai đoạn

2021-2022, công ty này đã tăng vốn điều lệ từ 2.547 tỷ đồng lên 3.399 tỷ đồng, thông qua phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động trước; phát hành cổ phiếu trả cổ tức; phát hành cổ phiếu chào bán cho nhà đầu tư

* Quá trình hoạt động trong 5 năm (2018 - 2022)

Hình 4: Biều đồ giá cổ phiếu FIT giai đoạn 2018 - 2022

Trang 15

−Từ khi lên sàn thì giá cổ phiếu FIT có diễn biến là trồi sụt Vào cuối tháng 11/2020 thì giá cổ phiếu FIT bắt đầu tăng mạnh và chạm đỉnh chỉ trong vòng 2 tháng Sau đó thì đã nhanh chóng đi xuống vào tháng 02/2021 trước khi chu kỳ đó được lặp lại vào tháng 05 năm 2021

−Giá cổ phiếu FIT vẫn giữ được xu hướng tăng mạnh từ tháng 10 năm 2021

− Ngày 19/01/2021 thì giá cổ phiếu FIT thấp nhất là 2.400 đồng/cổ phiếu

− Ngày 04/01/2019 thì giá cổ phiếu FIT cao nhất là 21.750 đồng/cổ phiếu

−Ngày 12/7/2022 Sở giao dịch chứng khoán tp Hồ Chí Minh quyết định chấp thuận cho công ty Cp tập đoàn F.I.T được thay đổi niêm yết với mệnh giá 10.000 đồng/CP với lý do chào bán thêm ra công chúng

2.2.5 Mã chứng khoán PPS

* Tổng quan: Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Điện lực Dầu khí Việt Nam(PPS) được thành lập vào cuối 2007 Hoạt động chính của công ty là sửa chữa, cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy điện Hiện nay Công ty là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, bảo trì duy nhất cho các nhà máy điện của PNV và PV power Công ty cũng đã cung cấp nhiều loại dịch vụ cho đơn vị ngoài ngành như nhà máy điện Phú Mỹ 3, Công ty ký hợp đồng dài hạn với nhà thầu phụ OEM và hoạt động với vai trò là tổng thầu Ngày 7/11/2011, PPS chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)

* Lý do chọn: PPS là doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, rủi ro hoạt động thấp Tiềm năng tăng trưởng trong các năm tới của công ty được đánh giá khả quan nhờ:

− Vị thế độc quyền trong hoạt động bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện thuộc PVPower

− Các nhà máy điện mới của PVPower tiếp tục đi vào hoạt động trong các năm tới, tăng khối lượng công việc cho PPS;

− Tăng cường tỷ lệ nội địa hóa, giảm chi phí thuê chuyên gia nước ngoài trong công tác bảo dưỡng sửa chữa Tỷ suất cổ tức bằng tiền mặt cao cũng là điểm nhấn đáng

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w