1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động

86 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

VŨ THỊ PHƯƠNG LOAN

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VE

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

Hà Nội - 2023

Trang 2

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC:

TS DO THI DUNG

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu của riêng tôi,

các kết luận, số liệu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực,

dam bao độ tin cay./.

Xác nhận cua Tác giả khóa luận tốt nghiệpgiảng viên hướng dân (Ký và ghi rõ họ tên)

TS Đỗ Thị Dung

Trang 4

MỤC LỤC

9800071007577 1

1 Ly do chọn đề tai.c.cccccccscsscssescsescssescssescssesesscsessesesssstsassssassssasstsssstsasseeateees |2 Tình hình nghiên cứu dé tài -¿- ¿+ Sk+SSE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrerkrrees 25 Mo Ce ái FT WL HP HH, BU uassssusÐinti6022802.600318.0862.1003303434481.3408016ã364.3u6.g5Á 44 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu -¿- - 2 + x+£EE+E£EE+E£EE+EeEE+kerxrxerered 45 Phương pháp nghién CỨU - - 6 + 3332211333 2 EEE+EEEEEEEEEEEEreerrerreerre 56 Két cau 804/0 1 6

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BOI THUONG THIETHAI TAI SAN CUA NGƯỜI SỬ DUNG LAO ĐỘNG VA DIEU CHỈNHPHAP 00 và 7

1.1 Một số van dé lý luận về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLDP 7

1.1.2 ¥ nghia cua viéc bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLTĐ) 12

1.2 Điều chỉnh pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ 13

1.2.1 Khái niệm pháp luật về bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ I31.2.2 Căn cứ xử lý bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ - 141.2.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của

KET LUẬN CHƯNG < << s2 S£S£S£ESsESsEssEssEseEsesersesserssee 26CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆNHANH VE BOI THUONG THIET HAI TÀI SAN CUA NGƯỜI SỬ DUNGLAO DONG VA THỰC TIEN THỰC HIỆN - 2-2 s2 sssses 272.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thường thiệt hại tài sản

Gee BA h2), cm: canh canh tình ee rc tee ts ea SE Zi

2.1.1 Thực trạng quy định về xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ2.1.2 Thực trạng quy định mức bồi thường và cách thức bôi thường thiệt hại

Thi BAUR POUL EMS Dị TD ; ng: tạng tia: sos ni ses wane wens HUẾ so HE HH NGHỊ S5 ems HN ee TS 30

Trang 5

2.1.3 Thực trạng quy định thẩm quyên, thời hiệu bôi thường thiệt hại tài sản

7280) P2ERERERERRERRR aAaăăăăăă 34

2.1.4 Thực trạng quy định trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại tài sản của2.1.5 Thực trạng quy định về xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nạivà giải quyết tranh chấp bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ 392.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường thiệt hại

Bïi gốm aes NI cc cs se cscs tN 501: G01 g0 S616 S8 44

2.2.1 Những kết quả dat ẩưỢC c5 tt EEEEEE11112112121111211111tkrrd 442.2.2 Một số vấn dé tôn tại và nguyên nhÂN - + 5s St+E‡EkEE2EEEerered 51KET LUẬN CHƯNG 2 c.ccssssssssssssssessssssssessssscsoessssssesosssccasesecorsseescsseeseseesees 60CHUONG 3: MOT SO KIEN NGHI HOAN THIEN PHAP LUAT VANANG CAO HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT VE BOI THUONGTHIET HAI TAI SAN CUA NGUOI SU DUNG LAO DONG O VIET NAM3.1 Yéu cau hoan thién pháp luật va nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật vềbồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ 5-5 St nck tEEEeErkerrrerkrree 613.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường

thiệt hại tài sản của NSDLĐ) - c2 2200101111 11g 3111 1 khen re 63

3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bôi

thường thiệt hại tai sản của NSDLD ở Việt Nam 755cc s<css+ 65

.$%1000/.99:1019)166.20177 69KET 10/0077 7 ÔỎ 70DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Vấn đề thiệt hại nói chung và thiệt hại về tài sản nói riêng trong quan hệlao động là những van dé hết sức nhạy cảm vi nó liên quan trực tiếp đến lợi íchcủa các bên, nhất là đối với những thiệt hại về tài sản của người sử dụng laođộng (NSDLD) Bởi, đối với NSDLD thi tài sản của họ là đại điện cho nguồn lựckinh tế Trong đó, nguồn lực trên lại có tiềm năng tạo ra lợi ích kinh té trongtương lai Vì vậy, dé đảm bảo cho lợi ich và su phát triển của mình thì khi cóthiệt hại xảy ra, NSDLĐ sẽ có những yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với ngườilao động Mà trên thực tẾ, cùng với đặc điểm của quan hệ lao động tại Việt Namlà cung lao động luôn nhiều hơn cầu lao động, dẫn tới vị thế của người lao động(NLĐ) luôn ở “thế yếu” hơn so với NSDLĐ nên NSDLĐ đa phần đều đưa ranhững yêu cầu bồi thường thiệt hại nhằm tối đa hóa lợi ích của mình Từ đó,những yêu cau bồi thường nay có thể xâm phạm vào những lợi ích hợp pháp củaNLĐ Mặt khác, trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vu, NLD không tránhkhỏi những vấn đề sơ suất mà gây thiệt hại đối với tài sản của NSDLĐ như hưhỏng hoặc mất tài sản.

Dé dam bảo giữa quyền, lợi ích hợp pháp của NLD và NSDLĐ khi thựchiện các biện pháp bồi thường thiệt hại tai sản của NSDLD, đồng thời, có théđịnh hướng quan hệ lao động phù hợp với chính sách phát triển kinh tế của đấtnước trong từng giai đoạn, Nhà nước ta đã xây dựng khung pháp lý điều chỉnhquan hệ lao động nói chung và những chế định điều chỉnh về việc bồi thường

thiệt hại tài sản của NSDLĐ nói riêng Với sự hoàn thiện của Bộ luật lao động

năm 2019 và các văn bản hướng dẫn kèm theo thì có thé nói hệ thống các vănbản pháp luật liên quan đến van đề bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD đãtương đối hoàn chỉnh Tuy nhiên, qua thực hiện trên thực tế, một số quy định dầnbộc lộ những điểm chưa phù hợp Ví dụ như việc NSDLĐ không xử lý bồi

thường thiệt hại tài san của NSDLD theo đúng trình tự, thủ tục như pháp luật lao

động đã quy định hay việc NSDLĐ xác định mức bồi thường thiệt hại dựa trên

suy đoán và không chứng minh được lỗi của NLĐ, Như vậy, cùng với những

Trang 7

chuyền biến kinh tế và sự thay đổi không ngừng của đời sông xã hội thì việcthực thi pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ sẽ không tránh

khỏi tồn đọng những hạn chế, vướng mắc và cần phải hoàn thiện dé bảo vệ tối đa

quyên và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động cũng như dé phùhợp hơn với quá trình phát triển của quan hệ lao động trong nước và quá trìnhhội nhập quốc tế.

Chính vì vậy, với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những kiếnnghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nước ta

hiện nay trong việc bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ, em đã chọn vấn đề:

“Pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường thiệt hại tài sản của người sửdụng lao động” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động không còn là mộtvan dé quá mới mẻ trong các nghiên cứu hiện nay Tuy nhiên, việc nghiên cứuvan đề bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ lại khá ít Đa SỐ các công trìnhnghiên cứu thường lồng ghép van đề này khi nghiên cứu một cách tổng thé vềbồi thường thiệt hai trong quan hệ lao động hoặc khi nghiên cứu về ky luật laođộng và trách nhiệm vật chất, mà rất ít những nghiên cứu chuyên sâu và trựctiếp Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến bồi thường thiệt hại

tài san của NSDLD là:

Sách “Bình luận khoa học Bộ luật Lao động năm 2019” (2022) của tác

giả Nguyễn Hữu Chí và Nguyễn Văn Bình là đồng chủ biên, Nxb Tư pháp; đãphân tích, bình luận các điều luật của Bộ luật Lao động năm 2019, bao gồm cảnhững điều luật liên quan đến bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

Sách chuyên khảo “Chế độ bôi thường trong Luật lao động Việt Nam”của tác giả Nguyễn Hữu Chí và Đỗ Gia Thắng, Nxb Tư pháp (2006); đã lý giảimột số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động, thực trạng

pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật lao động Việt Nam ở ba nội dung cơ bản

của bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động là bồi thường thiệt hại tính

mạng, sức khỏe cua NLD; bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng và bồi

thường thiệt hại về tài sản theo quy định của Bộ luật lao động năm 1994 sửa đôi

Trang 8

bồ sung một số điều năm 2002.

Cũng tương tự như Sách chuyên khảo “Chế độ bồi thường trong Luật laođộng Việt Nam”, Luận án tiễn sĩ “Pháp luật về bôi thường thiệt hại trong quan

hệ lao động ở Việt Nam” (2020) của tac giả Lê Van Duc, Dai học Luật Hà Nội

và luận văn thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại theo pháp luật lao động Việt Nam”(2015) của tác giả Nguyễn Thị Lan Phương, Đại học Quốc gia Hà Nội đều cónhững nghiên cứu dé làm rõ ba nội dung cơ bản của bồi thường thiệt hại trong

quan hệ lao động Việt Nam nhưng trên cơ sở của Bộ luật lao động năm 2012.

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bôi thường thiệt hại trong quan hệ laođộng và thực tiên thực hiện tại các doanh nghiệp ở thành phố Hà Nội” (2021)

của tác giả Trịnh Minh Hang, Đại học Luật Ha Nội, là công trình nghiên cứu mới

nhất liên quan đến nội dung bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD theo quy

định của Bộ luật lao động năm 2019 Công trình nghiên cứu này tập trung vào

phân tích các nội dung về bồi thường thiệt trong quan hệ lao động và thực tiễn

thực hiện pháp luật trong phạm vi các doanh nghiệp ở Hà Nội.

Luận văn thạc sĩ “Trach nhiệm vật chat trong luật lao động Việt Nam —

Thực trạng và phương hướng hoàn thiện ” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Hường

luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, làm rõ các vấn đề lý luậncũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm vật chất, từ đó đưa ranhững đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chat.

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thực tiễn áp dụng dưới góc nhìn doanh nghiệp xử lý nợ của tổ chức tín dụng”(2020) của tác giả Nguyễn Thảo Ly, Đại học Luật Hà Nội, nghiên cứu về nội

-dung cơ bản của chế độ pháp lý về xử lý kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất

và đánh giá thực tiễn xử lý kỷ luật, áp dụng trách nhiệm vật chất tại Công tytrách nhiệm hữu hạn Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng Thương mại Cổphan Quân đội, qua đó đưa kiến nghị hoàn thiện pháp luật về van đề này.

Tại mỗi công trình nghiên cứu trên đều đã phân tích và tìm hiểu một hoặcnhiều nội dung về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ Vì vậy các công trìnhnghiên cứu này đã cung cấp một số kiến thức lý luận về bồi thường thiệt hại tàisản của NSDLĐ, pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ cũng như

Trang 9

thực trạng pháp luật và việc thực thi pháp luật về vẫn đề này tại thời điểm nghiên

cứu của mỗi công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trước đây liên

quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ đa số vẫn đánh giá các

thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật lao động trên cơ sở của Bộ luật laođộng năm 1994 hay Bộ luật lao động năm 2012 mà chưa có công trình nghiên

cứu về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ ở bậc khóa luận nào căn cứ trêncơ sở là Bộ luật lao động năm 2019 Vậy nên, khóa luận sẽ có sự tiếp thu và kếthừa những giá trị của các công trình nghiên cứu trước đây về bôi thường thiệthại tài sản của NSDLĐ, đồng thời tiếp tục nghiên cứu về bồi thường thiệt hại tài

sản của NSDLD trên cơ sở Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản pháp luậtlao động hiện hành.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhăm nghiên cứu những vấn đề lý luận vềbồi thường thiệt hai tài sản của NSDLĐ và pháp luật về bồi thường thiệt hại tàisản của NSDLĐ; thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về bồi thường thiệt hạitài sản của NSDLĐ và thực tiễn thực hiện, trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi

thường thiệt hại tài sản của NSDLD ở nước ta hiện nay.

Từ mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của khoá luận như sau:

Một là, nghiên cứu một số van đề lý luận về bồi thường thiệt hại tài sảncủa NSDLD và pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ như kháiniệm, đặc điểm, ý nghĩa của bồi thường thiệt hai tai sản của NSDLD và kháiniệm, nội dung pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi

thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

Ba là, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthực hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD ở Việt Nam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là quy định pháp luật lao động ViệtNam hiện hành về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ Cụ thể là Bộ luật laođộng năm 2019; Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của

Trang 10

Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật laođộng về điều kiện lao động và quan hệ lao động; Nghị định số 12/2022/NĐ-CP

ngày 17 thang 01 năm 2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làmviệc ở nước ngoài theo hợp đồng: Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng02 năm 2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnhvực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi

làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động; và các

văn bản pháp luật khác có liên quan.

Để làm sâu sắc vấn đề nghiên cứu, bên cạnh những quy định của việc

nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam, khóa luận còn nghiên cứu quy

định của pháp luật một số quốc gia về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

- Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi vê nội dung: Khóa luận nghiên cứu các nội dung của pháp luậtViệt Nam hiện hành về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ, bao gồm:nguyên tắc bồi thường: mức bồi thường và cách thức bồi thường thiệt hại tài sản

của NSDLĐ; thẩm quyên, thời hiệu; trình tự, thủ tục bồi thường thiệt hại tài sản

của NSDLĐ; xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại và giải quyết tranhchấp bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

Pham vi thời gian: Khóa luận nghiên cứu các quy định và thực tiễn thực

hiện pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ từ khi Bộ luật lao độngnăm 2019 được ban hành cho đến nay.

Phạm vi không gian: khóa luận nghiên cứu thực trạng pháp luật lao động

Việt Nam về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD và thực tiễn thực hiện phápluật lao động về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ từ các số liệu, vụ việc

trong phạm vi cả nước.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp nghiêncứu như: phương pháp tông hợp, phương pháp phân tích, phương pháp chứng minh,phương pháp so sánh, phương pháp lich sử, phương pháp thông kê số liệu, phươngpháp nghiên cứu thực tiễn, phương pháp dự báo khoa học Cụ thể:

Trang 11

Phương pháp tong hợp được sử dụng dé tông hợp các quan điểm của cánhân, tổ chức; các căn cứ lý luận trong xuyên suốt bài khóa luận, đặc biệt là ởcác phần kết chương, kết luận.

Phương pháp phân tích dé sử dụng một cách có hiệu quả những tai liệuem đã sử dụng phương pháp này trong toàn bộ bài khóa luận nhằm làm rõ cácquy định của pháp luật, các nội dung đưa ra liên quan đến bồi thường thiệt hại tài

sản của NSDLĐ.

Phương pháp chứng minh được sử dụng nhiều tại chương 1 và chương 2của bài khóa luận Em đã thông qua việc đưa ra những nhận xét, ban án dé chứngminh cho các luận điểm, các quy định của pháp luật đã đặt ra.

Phương pháp so sánh dùng dé đối chiếu các quy định khác nhau giữa các

nhà khoa học trong các công trình nghiên cứu hay giữa các quy định pháp luậtlao động hiện hành với các quy định của pháp luật lao động trước đây, Qua đó,

làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài.

Phương pháp lịch sử được sử dụng dé nghiên cứu về sự vận động, pháttriển trong việc xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ để thấy được tínhliên tục, từ đó rút ra các tính chất, đặc điểm, xu hướng của van dé đó.

Phuong pháp thông kê số liệu và phương pháp nghiên cứu thực tiễn đượcsử dụng nhiều nhất vào việc tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường

thiệt hại của NSDLD.

Phương pháp dự báo khoa học được sử dụng chủ yếu ở chương 3 nhằmđưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi phápluật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chínhcủa khóa luận được kết cấu gồm ba chương:

Chương 1 Một số van dé lý luận về bồi thường thiệt hại tài sản của người sửdụng lao động và điều chỉnh pháp luật.

Chương 2 Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về bồi thường

thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động và thực tiễn thực hiện.

Chương 3 Một số kiến nghị hoản thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiệnpháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động ở Việt Nam.

Trang 12

CHUONG 1:

MOT SO VAN DE LY LUAN VE BOI THUONG THIET HAI TAI SANCUA NGUOI SU DUNG LAO DONG VA DIEU CHINH PHAP LUAT1.1 Một số van dé lý luận về bồi thường thiệt hại tài san của NSDLD1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ

1.1.1.1 Khái niệm

Tài sản, tư liệu sản xuất, kinh doanh là một trong những van đề được quantâm mật thiết nhất của NSDLĐ Tuy nhiên, khi tham gia vào quan hệ lao độngnhững tài sản này đều có thé sẽ gặp phải những rủi ro, thiệt hai từ những nguyên

nhân khách quan hay chu quan khác nhau Ma trong trường hop NLD gây ra

những thiệt hại về tài sản của NSDLD thi van đề về bồi thường thiệt hại đối vớinhững tài sản đó sẽ được đặt ra Vì vậy, van đề bồi thường thiệt hại về tài sản của

NSDLD luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của những nhà lập pháp nói riêng

và toàn thể xã hội nói chung.

Theo Từ điển tiếng Việt thì thiệt hại được giải thích là “bị mat mát về củacải, vật chất hoặc tinh thần”! còn bồi thường được hiểu là “trả lại cho người kháccái có giá trị (thường bằng tiền) tương ứng với những thiệt hại mà minh gây ra”.Như vậy, theo nghĩa chung nhất thì bôi thường thiệt hại được hiểu là việc ngườigây thiệt hại trả lại cho người bị thiệt hại một vật có giá trị (thường bằng tiền)tương ứng với những mất mát về của cải, vật chất hoặc tinh thần mà người đógây ra cho người bị thiệt hại Từ đó nhằm ngăn ngừa việc vi phạm hay tái diễngây thiệt hại cho người khác, dé điều hòa và giải quyết các mỗi quan hệ trong xãhội, củng có sự phát triển hài hòa của cộng đồng.

Dưới góc độ pháp lý, bồi thường thiệt hại được hiểu là sự đền bù bằng vậtchất đối với những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà chủ thê gây thiệt hại phảichịu trách nhiệm nhăm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé bị thiệt hai.Trong đó, những quyên và lợi ich hợp pháp có thé bao gồm quyền sở hữu về tư

' Viện Ngôn ngữ hoc, Từ điền tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng — Trung tâm từ điển học, Hà Nội — Da Nẵng, 2006 tr

943.

Trang 13

liệu sản xuất, vốn góp trong doanh nghiệp, thu nhập hợp pháp hay quyên bất khảxâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe,

thiệt hại là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên trong quan hệ lao

động có hành vi vi phạm pháp luật lao động, gây thiệt hại cho bên kia nhằm khôiphục tinh trạng tài sản, bù đắp ton thất về tinh than, sức khỏe cho người bị thiệthại "” Dựa theo các khái niệm trên có thé thay, van đề bồi thường thiệt hại trongquan hệ lao động được đặt ra nhằm “khôi phục tình trạng tài sản, bù đắp ton thatvề tỉnh thân, sức khỏe” cho bên bị thiệt hại khi một bên có “hành vi vỉ phạmnghĩa vụ gây thiệt hại cho bên kia” Như vậy, có thê hiểu bồi thường thiệt hại làtrách nhiệm pháp lý phát sinh khi một bên chủ thé trong quan hệ lao động cóhành vi trực tiếp hay gián tiếp gây thiệt hại cho chủ thể bên kia, nhằm bù đắpnhững tốn thất về vật chất, sức khỏe, tinh thần cho bên bị thiệt hại Theo đó,trong lĩnh vực lao động van đề bồi thường thiệt hại được quy định khá đa dạng.Đó có thé là bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho người lao động haybồi thường thiệt hại do đơn phương cham dứt hop đồng trái pháp luật Và bồithường thiệt hại tài sản của NSDLĐ cũng là một trường hợp của bồi thường thiệthại trong quan hệ lao động mà chủ thê bị thiệt hại là NSDLĐ.

Hiện nay chưa có khái niệm về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ

nhưng tại Giáo trình luật Lao động Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nộiđã đưa ra khái niệm vê “Trách nhiệm vật chát trong luật lao động được hiếu là

* Nguyễn Hữu Chi (chủ biên), Đỗ Gia Thắng (2006), Chế độ bồi thường trong luật lao động Việt Nam, Nxb

Tư pháp, tr.45.

> Nguyễn Thị Bích Nga (2014), Bồi thường thiệt hại trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp dungtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trang 16, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật — Dai hoc Quốc gia Hà

Nội.

Trang 14

trách nhiệm pháp lý do NSDLĐ áp dung doi với NLD bằng cách bắt họ phải bôithường những thiệt hại về tai sản do hành vi vi phạm kỉ luật gây ra ”' Theo cáchhiểu này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về “vật chất”, “tài sản” là của “NLĐ”

do có hành vi vi phạm “kỉ luật lao động” gây thiệt hai cho NSDLD trong quá

trình lao động Mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD không

chỉ là trách nhiệm của NLD có hành vi vi phạm kỉ luật lao động gây thiệt hại tàisản của NSDLD trong quá trình thực hiện nghĩa vu lao động cua mình mà còn có

thê phát sinh khi NLD làm thiệt hại tài sản của NSDLD khi thực hiện đình côngbất hợp pháp Do đó, trách nhiệm vật chất chỉ là một trường hợp trong bồithường thiệt hại tài sản của NSDLD nên khái niệm về trách nhiệm vật chất chưakhái quát hết được những nghĩa vụ của bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

Từ những phân tích ở trên có thé hiểu: Bồi thường thiệt hai tài sản củaNSDLD là trách nhiệm pháp lý do NSDLD áp dụng đối với NLD bang cách bắthọ phải bồi thường những thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ do hành vi vi phạm kỷluật lao động gây ra trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động nhằmkhôi phục lại giá tri tài sản đã ton thất của NSDLD.

Như vậy, bồi thường thiệt hại tài san của NSDLD là một loại trách nhiệm

pháp lý được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước Trongđó, “tài sản của NSDLĐ” bao gồm tài sản hữu hình như vật liệu, công cụ, máymóc, và tài sản vô hình như quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, bí mật kinhdoanh của doanh nghiệp Khi gây thiệt hại đối với những tài sản này trong quá

trình thực hiện quyền, nghĩa vụ lao động cua minh, NLD sẽ phải khắc phục

những thiệt hại nhằm bảo đảm quyền sở hữu tài sản của NSDLD Tuy nhiên,mức bồi thường mà NLD phải chịu được căn cứ trên rất nhiều những yếu tô khác

nhau Bởi nhìn từ một góc độ nào đó, khi NLD gây thiệt hại tai san của NSDLD

thì cũng có một phan lỗi đến từ NSDLD Vì việc xảy ra sai sót gây thiệt hại vềtài sản của NSDLD có thé bắt nguồn từ việc NSDLD không đánh giá được đúngnăng lực của NLD, phân công lao động bắt hợp lý.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb: Công an Nhân dân, tr337.

Trang 15

1.1.1.2 Đặc điểm

Là một nội dung của bồi thường thiệt hại, bồi thường thiệt hại tài sản củaNSDLĐ mang day đủ các đặc điểm của bồi thường thiệt hại trong quan hệ laođộng va mang một số những dấu hiệu riêng, cụ thé:

Thứ: nhất, chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản củaNSDLD là NLD làm công ăn lương theo thỏa thuận hợp đồng lao động và chịusự quản lý, điều hành, giám sát của NSDLĐ Trong quá trình thực hiện quyền và

nghĩa vụ trong quá trình lao động của mình, NLD phải thường xuyên sử dụng

các thiết bị, máy móc, tài sản của NSDLD đề phục vụ cho việc hoàn thành nghĩavụ lao động của mình Do đó, việc sơ suất gây thiệt hại cho những tài sản đó củaNSDLD là điều mà NLD khó có thé tránh khỏi Mà những tài sản hợp pháp củaNSDLD là khách thé được pháp luật bảo vệ Nên khi có hành vi xâm hại đến nóthi van dé tất yếu phải xảy ra là NLD phải có trách nhiệm bồi thường cho nhữngthiệt hại mà mình gây ra đối với tài sản của NSDLĐ Đồng thời, vì vừa là chủ sởhữu của những tai sản bị gây thiệt hại vừa có trách nhiệm quan lý trực tiếp NLD

nên chủ thê được áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD

đối với NLĐ là NSDLĐ.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ được phátsinh trên cơ sở tồn tại một quan hệ lao động, dưới hình thức một hợp đồng laođộng Hay nói cách khác, NSDLD bị thiệt hại về tài sản và chủ thé gây thiệt hạitài sản của NSDLD phải là chủ thé của một mối quan hệ lao động Nếu chủ thégây thiệt hại không phải là NLD và chủ thé bị thiệt hại không phải là NSDLD thìsẽ không phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ theopháp luật lao động mà sẽ giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản theo

pháp luật dân sự.

Thư ba, van đề bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD chỉ có thể đượcđặt ra nếu NLD gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ khi họ thực hiện quyền vànghĩa vụ lao động trong quá trình tham gia quan hệ lao động Do đó, nếu NLDgây thiệt hại tài sản cho NSDLĐ nhưng không trong quá trình thực hiện quyềnvà nghĩa vụ lao động thì việc bồi thường thiệt hại không được áp dụng các chế

Trang 16

tài bồi thường thiệt hại của pháp luật lao động.

Th tu, phạm vi ap dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hai tai sản của

NSDLD là khi NLD có hành vi vi phạm nghĩa vụ lao động gây thiệt hại tai sản

của NSDLĐ Đây là sự khác biệt so với việc bồi thường thiệt hại trong quan hệlao động Theo các quy định của luật lao động, trách nhiệm bồi thường thiệt hạitập trung chủ yếu vào ba nội dung chính, đó là trách nhiệm bồi thường do viphạm hợp đồng, trách nhiệm bồi thường tính mạng sức khỏe và trách nhiệm bồithường thiệt hại về tài sản Mà trong các quy định trách nhiệm bồi thường thiệthại về tài sản lại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NLD, tráchnhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ, Như vậy, bồi thường thiệt hạitài sản của NSDLĐ chỉ là một nội dung trong bồi thường thiệt hại nên phạm viáp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ sẽ hẹp hơn so với

phạm vi áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại Bồi thường thiệt hại tài sản

của NSDLD được áp dung trong trường hợp, khi NLD thực hiện quyền, nghĩa vucủa mình trên cơ sở hợp đồng lao động, thỏa ước lao động có những sơ suất gâythiệt hại về tài sản của NSDLĐ Nhưng bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao

động không chỉ xem xét những thiệt hai ở khía cạnh tai sản của NSDLD mà còn

xem xét cả những tôn thất về tài sản của NLD và sức khỏe, tinh thần của các chủthê trong quan hệ lao động.

Thứ năm, mức bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ căn cứ vào rấtnhiều yếu tố như mức độ lỗi, hoàn cảnh nhân thân của NLĐ, mức độ thiệt hạithực tế, mà NLĐ có thể bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại thực tế xảyra Các quy định này nhăm không tao quá nhiều áp lực đối với NLD dé ho vẫncó thể chịu trách nhiệm với những thiệt hại mà mình đã gây ra trong quá trìnhthực hiện nghĩa vụ lao động mà van có thé đảm bảo sự 6n định trong cuộc sốngcá nhân Trong khi đó, bồi thường thiệt hại trong quan hệ lao động thì nếu chủthé chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là NSDLD thì thường mức bồi thườngsẽ được xác định là toàn bộ thiệt hại và cách thức bồi thường theo cơ chế một

II

Trang 17

L12.Ý nghĩa của việc bồi thường thiệt hại tài san của NSDLĐ)- Doi với người sử dụng lao động

NSDLD là một bên trong quan hệ lao động, là người bỏ ra các chi phí đầutư trang thiết bị, máy móc dé hình thành và duy trì quan hệ lao động Vì vậy,

những tài sản này của NSDLD sẽ luôn được NSDLD cũng như pháp luật bảo vệ.

Và việc bồi thường thiệt hai tài sản của NSDLD là một biện pháp dé bảo vệ tàisản của NSDLĐ nói riêng và bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ nóichung Ngoài ra, việc quy định NLD trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vulao động nếu làm thiệt hại tài sản của NSDLD thì phải chịu trách nhiệm bồi

thường những thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra không chỉ là biện

pháp đề bù đắp những thiệt hại mà NSDLĐ phải gánh chịu mà còn là biện phápmang tinh ran đe nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của NLD, từ đó giúp công

tác quản lí của NSDLĐ giảm bớt gánh nặng.

- _ Đối với người lao động

Mỗi NLĐ khi tham gia vào quan hệ lao động có thể sẽ có nhiều nhữngmục đích khác nhau nhưng họ đều sẽ có một mục đích chung nhất là có mộtcông việc dé tạo nguồn thu nhập đáp ứng nhu cầu cuộc sống của bản thân va giađình Do đó, khi NLD gây thiệt hại tài sản của NSDLD thì việc bồi thường thiệthại sẽ giúp NLD van có thé duy trì công việc, duy trì thu nhập và sự 6n định củaNLD Nếu không có sự bồi thường đối với những thiệt hại đã gây ra, rất có théNSDLD sẽ chọn sa thai NLD va tìm người khác thay thé Boi NSDLĐ có théđánh giá rang việc không thực hiện bồi thường là NLD không có trách nhiệm với

hành vi của minh va không dang được tin tưởng Vì vậy, việc NLD chịu trách

nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ nếu gây ra thiệt hại giúp bảo vệdanh dự và uy tin cá nhân của NLD Điều này cho thấy tính trung thực và đạo

đức trong công việc, tạo dựng một hình ảnh chuyên nghiệp và đáng tin cậy cho

NLD trong mắt NSDLD và cả trong cộng đồng lao động.- _ Đối với quan hệ lao động

Việc NLD nghiêm túc chấp hành các quy định bồi thường khi gây tốn thấtvề tài sản của NSDLĐ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo nền tảng xây

Trang 18

dựng những mối quan hệ lành mạnh mà ở trong đó mỗi chủ thé đều nhận thức rõvề vai trò, vị trí, nghĩa vụ, quyền lợi của mình Bang VIỆC chấp hành quy địnhbồi thường tải sản, người lao động đã thể hiện được tinh thần trách nhiệm và đạođức công việc Họ nhận thức rõ rằng hành động của mình gây tốn thất choNSDLD và chịu trách nhiệm đối với hậu quả mà mình gây ra Song song với đó,NSDLD thông qua cách tuân thủ các quy định bồi thường thiệt hại của NLD,cũng đã phan nào trao sự tin tưởng của mình cho NLD Mà trong bat kì mỗiquan hệ nào, bao gồm cả quan hệ lao động thì lòng tin đóng vai trò là yếu tô cốt

lõi tạo động lực cho sự phát triển bền vững của mối quan hệ Qua đó, tạo điều

kiện cho việc xây dựng một môi trường lao động chuyên nghiệp, ôn định Bêncạnh đó, tài sản của NSDLĐ là yếu tô dé hình thành và duy trì quan hệ lao độngnhưng nếu tài sản đó liên tục bị gây thiệt hại mà không có sự bù dap thì mốiquan hệ chắc chắn sẽ không thể tiếp tục Bởi vậy, việc bù đắp những tổn that gâyra đối với tài sản của NSDLĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì vàphát triển quan hệ lao động lành mạnh.

1.2 Điều chỉnh pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ1.2.1 Khải niệm pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD

Khi gây thiệt hại đối với tài sản thì việc bồi thường là một chân lý tất yếu.Do vậy, bồi thường thiệt hại tài sản là một trong những chế định pháp lý xuấthiện sớm trong lịch sử pháp luật Tuy nhiên, xuất phát từ những nền kinh tế khácnhau với chế độ sở hữu, cơ chế quản lý, quan điểm khác nhau nên ở mỗi quốcgia thì pháp luật lại có quy định khác nhau về van dé này Thông thường việc bôithường thiệt hại tài sản sẽ được pháp luật dân sự điều chỉnh nhưng nếu những tàisan đó là của NSDLĐ và người gây thiệt hại đối với những tài sản đó là NLD thìsẽ do luật lao động điều chỉnh.

Mỗi chủ thể khi tham gia vào quan hệ lao động đều có những mục tiêuriêng của mình và dé đảm bảo thỏa mãn được những mục tiêu đó, giữa các chủthé trong quan hệ lao động có thé xảy ra những hành vi xâm phạm đến quyên vàlợi ích của nhau Do đó, một trong những biện pháp để ngăn chặn và khắc phục

hậu quả của những hành vi vi phạm gây thiệt hai của Nhà nước là các quy định

13

Trang 19

pháp luật về bôi thường thiệt hại Đối với việc NLD trong quá trình thực hiện

nghĩa vụ lao động cua mình mà gây thiệt hại tai sản của NSDLD thi NLD phải

chịu trách nhiệm về mặt tài chính dé đền bù cho sự tốn thất của NSDLĐ Điềunày có thé ảnh hưởng đến thu nhập va khả năng chi tiêu của NLD, gây khó khăncho cuộc sống hàng ngày và ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân của họ Mà nếuNSDLD không được đền bù thỏa đáng cho những thiệt hại ma họ đã phải gánhchịu tức là quyền tài sản của họ sẽ không được bảo đảm Bởi vậy, pháp luật được

coi là một công cụ hữu hiệu dé bảo vệ quyên, lợi ích của các chủ thê tham gia

quan hệ cũng như đảm bảo sự công bằng và bền vững trong quan hệ lao động,trong đó, pháp luật quy định hàng loạt các quy tắc xác định mức bồi thường thiệt

hại tài sản, cách thức bồi thường thiệt hại tài sản, căn cứ bồi thường thiệt hại tài

sản, thời hiệu, trình tự thủ tục bồi thường thiệt hại

Như vậy có thé hiểu, pháp luật về bồi thường thiệt hại tài san của NSDLDlà tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh cácquan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐnhăm buộc NLD phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù những thiệt hại về tàisản của NSDLĐ mà mình đã gây ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho NSDLĐ.

1.2.2 Căn cứ xử lý bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLD

Mục đích của việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hai tài san là đểđảm bảo về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động Nên việc ápdụng trách nhiệm bồi thường thiệt hai tài sản của NSDLĐ đối với NLD phải căncứ trên các dấu hiệu có tính điều kiện Những căn cứ này vừa là điều kiện cần vàđủ dé NSDLĐ xác định trách nhiệm bồi thường đối với NLD nếu có thiệt hại xảyra, vừa là cơ sở để cơ quan có thâm quyên giải quyết khiếu nại khi có khiếu nạisau đó Và cũng như một số trách nhiệm pháp lý khác, trách nhiệm bồi thườngthiệt hại tài sản của NSDLD phat sinh khi có đủ bốn căn cứ cơ bản:

- NLD có hành vi vi phạm kỉ luật lao động

Hanh vi vi phạm kỉ luật được hiểu là sự vi phạm các nghĩa vụ, tráchnhiệm lao động Các nghĩa vụ này được quy định chủ yếu trong nội quy lao độnghoặc quyền điều hành, quản lí của NSDLD và trong các quy định của pháp luật.

Trang 20

Tuy nhiên, khi xác định hành vi vi phạm kỉ luật NSDLD cần lưu ý xác định cụthé hành vi vi phạm nghĩa vu cua NLD có thuộc phạm vi nghĩa vụ ma NLD cótrách nhiệm phải thực hiện hay không Vì trên thực tế, nghĩa vụ lao động của

mỗi NLĐ là khác nhau, việc xác định nghĩa vụ của từng NLĐ phụ thuộc vàocông việc ma NLD phải thực hiện, vào sự phân công công tác của NSDLĐ, vi trí

cua NLD trong quá trình tô chức lao động Do đó, nếu NLD thực hiện hành vi vi

phạm nghĩa vụ lao động nhưng nghĩa vụ đó không thuộc phạm vi chịu tráchnhiệm cua NLD thì NLD không bi coi là vi phạm kỉ luật lao động.

Những hành vi vi phạm kỉ luật lao động được thé hiện cả dưới dạng hànhđộng hoặc không hành động Ở hình thức hành động, hành vi vi phạm kỉ luật gâythiệt hại tài sản cho NSDLD thé hiện ở việc NLD thực hiện nghĩa vụ được giaokhông đúng, không đầy đủ hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến gây thiệt hạivề tài sản của NSDLĐ Còn hình thức không hành động được hiểu là do NLD

không thực hiện các nghĩa vụ lao động mà đáng lẽ họ phải thực hiện nên tài sảncủa NSDLĐ mới bị thiệt hại.

- Có thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ

Đây là căn cứ có tính quyết định trong việc xác định trách nhiệm bồithường thiệt hai tài sản của NSDLD Đề thực hiện được nghĩa vụ lao động, NLDcó thê được giao su dụng, bảo quản, lưu giữ những tài sản của NSDLD nhưngnếu NLD gây thiệt hại đối với những tài sản đó thì trách nhiệm bồi thường thiệt

hại tài sản của NSDLD sẽ được đặt ra Trong đó, thiệt hai tài sản của NSDLD

chính là việc mất mát, giảm sút hay hư hỏng về số lượng, chất lượng của tài sản.

Tuy nhiên theo pháp luật lao động, không phải là toàn bộ những tài sản của

NSDLD bi NLD thiệt hại đều sẽ được đền bù ma NLD chỉ chịu trách nhiệm bôithường những tài sản trực tiếp bị thiệt hai phát sinh từ hành vi vi phạm của mình,mà không phải bồi thường những tài sản gián tiếp bị thiệt hại.

- Có moi quan hệ giữa hành vi vi phạm kỉ luật lao động và thiệt hai tài

sản của NSDLĐ)

Không phải hành vi vi phạm kỉ luật nào NLĐ cũng phải bồi thường thiệthại tài sản cho NSDLĐ mà chỉ có những hành vi vi phạm kỉ luật gây tốn thất về

15

Trang 21

tài sản của NSDLD mới được xem xét dé áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại

tài sản của NSDLD Hay nói cách khác hành vi vi phạm kỉ luật lao động phải có

mối liên hệ nhân quả với tài san bị thiệt hai của NSDLD Trong đó, hành vi viphạm kỉ luật của NLD là nguyên nhân còn thiệt hại về tài sản của NSDLĐ là kếtquả tất yếu của nguyên nhân đó.

Vì trên thực tế, một hành vi vi phạm kỉ luật lao động có thé gay ra nhiéuthiệt hai khác nhau hay một thiệt hai có thé do nhiều hành vi vi phạm ki luậtkhác nhau gây ra Việc xác định mối quan hệ nhân quản giữa hành vi vi phạm kỉluật lao động và thiệt hại tài sản vừa là căn cứ cho việc áp dụng trách nhiệm bồithường thiệt hại vừa là căn cứ quan trong trong việc xác định mức bồi thườngthiệt hại về tài sản của NSDLĐ.

Đề xác định đúng trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ, cóthể căn cứ những khía cạnh như sau: hành vi vi phạm kỷ luật lao động phải xảyra trước hậu quả thiệt hại tài sản về mặt thời gian; hành vi vi phạm kỉ luật laođộng độc lập trong mối liên hệ với các sự kiện, hiện tượng khác, phải chứa đựngkhả năng thực hiện thực tế làm phát sinh hậu quả thiệt hại tài sản; đối với hậu

quả thiệt hại tài sản đã xảy ra phải chắc chắn rằng, đó là sự hiện thực hóa khả

năng thực tế làm phát sinh hành vi vi phạm kỷ luật lao động.- NLD có lỗi

Lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ được hiểulà trang thái tâm lý của NLD có hành vi vi phạm kỉ luật dẫn đến gây thiệt hại vềtài sản của NSDLĐ Yếu tố lỗi được biểu hiện ra bên ngoài thông qua hành vi.Mà một hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là yếu tố lỗi nếu hành vi đó là kết

quả của sự tự lựa chọn và quyết định của một chủ thé, trong khi họ có đủ điều

kiện khách quan và chủ quan dé lựa chọn một xử sự khác phù hợp hơn với yêucầu xã hội Do đó, nếu NLD đã lựa chọn và thực hiện hành vi gây thiệt hại taisản của NSDLĐ khi có đủ điều kiện dé lựa chọn một cách xử sự khác phù hợphơn với yêu cầu của quá trình lao động thì hành vi đó sẽ bị coi là hành vi có lỗi.Vì vậy, yếu tô lỗi được xem như là thước đo của trách nhiệm pháp lý NLD chiphải bồi thường nếu họ có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về tài sản cho NSDLĐ.

Trang 22

Còn trong trường hợp họ gây ra thiệt hại về tài sản của NSDLĐ nhưng không cóyếu tố lỗi thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản cho

NSDLĐ Tức là khi NLD thực hiện hành vi vi phạm kỉ luật gây thiệt hại tài sản

của NSDLĐ trong trường hợp bất khả kháng thì họ không có trách nhiệm phảibồi thường cho những thiệt hại mà họ đã gây ra đối với tài sản của NSDLĐ.

Tóm lại, khi NSDLĐ áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với tàisản của NSDLĐ phải chứng minh được day đủ các căn cứ kể trên Tuy nhiêntrên thực tế, trong một vài trường hợp nhất định trách nhiệm bồi thường thiệt hạitài sản của NSDLD van phát sinh ngay cả khi không có đủ các căn cứ ké trênnhư trong trường hợp NLĐ và NSDLĐ đã kí hợp đồng trách nhiệm có điều

khoản bảo quản tài sản của NSDLĐ Mặt khác, cũng có những trường hợp, khi

áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD, ngoài bốn căn cứkế trên NSDLĐ cũng cần phải xem xét đến những căn cứ khác như khả năng,kinh nghiệm làm việc, hoàn cảnh gia dinh, dé có thé cân bằng giữa lợi ích củacác chủ thể trong quan hệ lao động.

1.2.3 Nội dung điều chỉnh pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLDHầu hết các nước có nên kinh tế thị trường phát triển không có quy địnhcụ thé trách nhiệm bồi thường của NLD khi họ gây ra thiệt hại đối với tài sản củaNSDLD trong luật lao động của mình Thay vào đó, họ cho rằng trách nhiệm bồi

thường thiệt hại tài sản cua NLD cũng chính là trách nhiệm bồi thường thiệt hại

tài sản theo luật dân sự Nếu NLD gây thiệt hại về tài sản cho NSDLD thi phảibồi thường theo quy định của pháp luật dân sự, bất ké hành vi đó có vi phạm kỷluật lao động hay không Nhưng một số nước vẫn có những quy định khá rõ vềtrách nhiệm của NLD về việc bồi thường thiệt hai tai sản cho NSDLD trong luậtlao động Bởi, họ cho rằng việc NLD gây thiệt hai về tài sản của NSDLD là việckhó tránh khỏi khi tham gia quan hệ lao động Nhưng xem xét vẫn đề này trênphương diện nao đó, cũng có một phan lỗi của NSDLD NSDLĐ tham gia vào

quan hệ lao động với tư cách là người quản lí lao động, phân công công việccũng như giao tài sản cho NLD sử dụng, nên nguyên nhân của việc NLD gây

thiệt hại có thé đến từ NSDLD, vì đã không đánh giá đúng năng lực của NLD,

17

Trang 23

không phân công lao động hợp lý Vậy nên, việc có quy định riêng về bdi thườngthiệt hại tài sản là cần thiết để đảm bảo cả quyền lợi của NLĐ.

- _ Xử ly bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ

Mục đích của việc đặt ra quy định về xử lý bồi thường thiệt hại tài sản củaNSDLD là buộc chủ thé có hành vi vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bấtlợi về tài sản nhằm bù đắp vào những tổn thất đã gây ra đối với tài sản củaNSDLD Tuy nhiên, xuất phát từ tính xã hội của quan hệ lao động, việc xử lý bôithường không chỉ hướng tới mục tiêu là bù đắp ton thất cho NSDLD mà còn

hướng tới mục đích giáo dục, giúp nâng cao ý thức và trách nhiệm cho NLD.

Nếu việc xử lý bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ mang tính “trừng phạt”sẽ không tạo được điều kiện cho sự đồng cảm, chia sẻ để các bên trong quan hệbồi thường có thé duy trì và cải thiện mối quan hệ, đồng thời NLD có cơ hội sửasai Vì vậy, thông thường pháp luật lao động điều chỉnh về xử lý bồi thường thiệthại tài sản của NSDLĐ của một số nước đều quy định về các căn cứ dé xác địnhmức bồi thường Tại Điều 127 Bộ luật lao động Campuchia năm 1997 quy định:“Bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vat chat phải căn cứ vào lỗi và mức độthiệt hại thực té và mức bồi thường phải tinh theo thời gid thị trường ” Theo đó,

khi xử lý bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào mức thiệt hại thực tế và lỗi của

NLD Tức là nếu như do sơ suất gây thiệt hại tài sản của NSDLD thì sẽ có mứcbồi thường thấp hơn so với việc NLD cố ý gây thiệt hại Bên cạnh việc quy địnhxử lý bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào mức thiệt hại thực tế của tài sản và lỗicủa NLĐ thì pháp luật một số nước quy định phải căn cứ vào “hoàn cảnh giađình, nhân thân và tài sản của NLD”.

- Mức bôi thường và cách thức bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLDMức bồi thường cho những thiệt hại tài sản của NSDLĐ mà NLĐ gâythiệt hại phải chịu trách nhiệm theo pháp luật lao động là yếu tô phân biệt cơ bảngiữa bôi thường thiệt hại tài sản trong luật lao động và bồi thường thiệt hai tàisản trong luật dân sự Nếu như trong luật dân sự khi gây thiệt hại phải bồithường cả thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp thì trong luật lao động NLÐ chỉ

Ÿ Điều 130 Bộ luật lao động năm 2019

Trang 24

phải bồi thường thiệt hại trực tiếp, trong một số trường hợp NLĐ chỉ phải bồithường một phần trong số những thiệt hại mà họ gây ra Ngoài ra, để đảm bảocho việc ôn định trong cuộc song của NLD, việc bồi thường thiệt hại tài sản choNSDLD sẽ được khẩu trừ theo phan trăm tiền lương nhất định hàng thang củaNLĐ do pháp luật lao động quy định Mức bồi thường thiệt hại tài sản của

NSDLD theo pháp luật lao động được xác định theo hình thức của sự thiệt hại và

tùy thuộc vào quy định cụ thể của pháp luật lao động mỗi quốc gia.

Pháp luật lao động của Cộng hòa Séc quy định: “NLD có trách nhiệm bồi

thường thiệt hại cho NSÙLĐ do vi phạm trong công việc hoặc có liên quan trực

tiếp đến công việc của mình Trường hợp thiệt hại có một phần trách nhiệm củaNSDLĐ thì NLD được giảm mức bôi thường”; “NLD có nghĩa vụ bồi thườngthiệt hại theo Điều 250 có nghĩa vu bồi thường thiệt hại cho NSDLĐ bằng tiềnmặt, trừ khi NLP bôi thường thiệt hại bằng cách khôi phục lại trạng thải banđâu SỐ tiễn yêu cẩu bồi thường thiệt hại do sơ suất của NLĐ không được vượtquá bốn lan rưỡi mức lương trung bình hàng tháng của NLD đó trước khi viphạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại Hạn chế này không áp dụng nếu thiệt hạiđược gây ra một cách cô ÿ, khi say rượu hoặc sau khi lạm dụng chất gây nghiệnkhác ”” Như vậy, theo luật lao động của Cộng hòa Séc, NLD khi gây thiệt hại taisản của NSDLĐ có thé thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho NSDLĐbăng phương thức khôi phục lại trạng thái ban đầu của tài sản hoặc băng tiền.Trong đó, nếu áp dung cách thức bồi thường bằng tiền thì mức bồi thường thiệthại tài sản cho NSDLĐ được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế mà hành vi viphạm của NLĐ gây ra và không quá bốn lần rưỡi mức lương trung bình củaNLD đó nếu hành vi gây thiệt hai là lỗi vô ý.

Luật lao động của Liên bang Nga quy định: “NLD phải bôi thường cácthiệt hại thực tế mà họ gây ra cho NSDLĐ NLĐ không phải bôi thường cáckhoản lợi nhuận giảm sút do hành vi vi phạm gáy ra Thiệt hại thực tế là các chỉphí NSDLĐ phải bỏ ra để sử chữa, phục hồi hoặc mua lại khi tài sản bị mắt

6 Điều 250 Luật lao động Cộng hòa Séc (2006), Labour Code No.262/2006.7 Điều 257 Luật lao động Cộng hòa Séc (2006), Labour Code No.262/2006.

19

Trang 25

hoặc làm hư hỏng ”Š; “NLP có nghĩa vụ bôi thường thiệt hại trong phạm vi mứclương trung bình hàng tháng ”” Cũng tương tự như quy định của luật lao độngCộng hòa Séc, luật lao động của Nga cũng xác định mức bồi thường thiệt hại tàisản của NSDLD mà NLD phải chịu trách nhiệm trên cơ sở các thiệt hại thực tế.Tuy nhiên, luật lao động Nga quy định chi tiết hơn về những thiệt hại thực tế màNLD phải chịu trách nhiệm cũng như những trường hop cụ thé ma NLD khôngphải chiu trách nhiệm bồi thường ngay cả khi có hành vi vi phạm gây thiệt hại tàisản của NSDLĐ như “trong trường hợp bắt kha kháng, trong trường hợp gặp

rủi ro về kinh tế, khẩn cấp, hoặc do lỗi của NSDLĐ không tạo diéu kiện thích

hợp để lưu trữ tài sản trước khi giao cho NLD’””.

Không chỉ xác định mức bồi thường thiệt hại tài sản ma NLD phải chịutrách nhiệm đối với NSDLĐ trên cơ sở những thiệt hại thực tế đã gây ra mà phápluật lao động Thụy Điển còn xác định mức bồi thường trên cơ sở ý thức chấphành pháp luật của chủ thé gây thiệt hai: “trong quá trình đánh giá mức độ thiệthại của chủ thể, cần cân nhắc đến sự tuân thủ các quy định của pháp luật hoặccác quy định của thỏa ưóc lao động tập thể của chủ thé đó và các yếu tô khácngoài những yếu tô thuần túy quan trọng vé mặt kinh té”."'

Pháp luật lao động của Trung Quốc quy định: “#ường hop gây thiệt haivề kinh tế do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm quy định thao tác mà làm hư hỏngdụng cụ, thiết bị, lam ra phế phẩm thi bị xử phat bồi thường theo tình tiết tăngnặng, nhẹ và tiền bôi thường được tính trừ vào tiền lương của mỗi thang nhưngkhông quá 20% tiên lương ”'” Day là một quy định tương đối nghiêm khắc vì

mức độ bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ không chỉ căn cứ vào tài sản

thiệt hại thực tế từ hành vi thiếu trách nhiệm hoặc hành vi vi phạm quy định củaNLD mà có thé còn yêu cầu bồi phạt thường cả các khoản lợi nhuận bị giảm sút.Và tương tự như quy định lao động của các nước ké trên, NLD sẽ không phải bồithường thiệt hai tài sản của NSDLD theo cơ chế 1 lần mà sẽ được áp dụng biện

Š Điều 238 Luật lao động Liên bang Nga (2001).? Điều 241 Luật lao động Liên bang Nga (2001).'° Điều 240 Luật lao động Liên bang Nga (2001).!! Luật hợp tác lao động Thụy Điền sửa đổi (2000).!? Bộ luật lao động Trung Quốc (2007).

Trang 26

pháp khấu trừ vào lương của NLD.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hai tài sản của NSDLD không chilà cơ chế bảo đảm quyền lợi của NSDLĐ mà còn là cơ chế bảo vệ NLD mộtcách chặt chẽ Tuy rằng là mỗi quốc gia đều có những quy định về bồi thườngthiệt hại tài sản của NSDLĐ khác nhau nhưng những quy định đó đều có nhữngyếu tố nhằm giúp NLD đảm bảo cuộc sống trong thời gian thực hiện trách nhiệmbồi thường như việc xác định mức bồi thường phải căn cứ vào thiệt hại thực tếtrực tiếp của NSDLD, không xem xét yêu cầu bồi thường đối với những thiệt haivề lợi nhuận giảm sút hay cho phép bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ dướihình thức khấu trừ vào lương theo tỷ lệ phần trăm nhất dinh, Ngoài ra, dé đảmbảo quyền tự do định đoạt của các bên, pháp luật các nước còn ghi nhận sự thỏa

thuận của họ trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ.

- Tham quyên, thời hiệu bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ

Thâm quyền xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ là tổng hợpcác quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định đối với NSDLĐ trong việc xử lýbồi thường thiệt hai Quy định NSDLĐ có thâm quyền xử lý bồi thường thiệt hạicó thé xuất phát từ rất nhiều những nguyên do khác nhau nhưng chủ yếu là đểNSDLD có thé thực hiện được quyền quản ly lao động được hiệu quả hơn, đồngthời, họ là những người năm rõ nhất tình hình thực hiện, quy trình đặc thù của

doanh nghiệp thì họ sẽ là người có khả năng xác định lỗi của NLD một cách dễ

dàng nhất Về đối tượng có thâm quyền ra quyết định xử lý bồi thường thiệt hạitài sản của NSDLĐ thường là người giao kết hợp đồng lao động bên phíaNSDLD hoặc là người được quy định cu thê trong nội quy lao động.

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ đóng một vai tròquan trọng trong việc ôn định quan hệ lao động, trật tự sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, tránh kéo dài công tác xử lý làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cácbên trong quan hệ lao động Trong đó, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tài sảncủa NSDLĐ được hiểu là khoảng thời gian pháp luật cho phép NSDLĐ đượcphép tiễn hành xử lý bồi thường và sau khoảng thời gian kế trên, NSDLD khôngđược đặt ra yêu cầu bồi thường đối với NLĐ Đây là khoảng thời gian được cân

Zl

Trang 27

nhac là hợp lý dé NSDLD có thé tìm hiểu và xác minh các tình tiết liên quan đến

hành vi vi phạm kỉ luật lao động gây thiệt hại tài sản của NLD Từ đó, NSDLD

có thé thu thập các căn cứ chứng minh lỗi của NLD trong việc gây thiệt hại tàisản của NSDLĐ và xem xét đưa ra phương án xử lý cuối cùng.

Điều quan trọng nhất dé xác định được thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hạitài sản của NSDLĐ là cần phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu Thờiđiểm này thông thường là khi NLD phát hiện ra hành vi vi phạm ky luật lao độnggây thiệt hại tài sản của NSDLĐ Và thời hiệu sẽ kéo dài từ thời điểm trên và kếtthúc vào một khoảng thời gian nhất định được quy định trong luật Ngoài ra,pháp luật cũng sẽ dự liệu trong những trường hợp mà các tình tiết liên quan đếnhành vi vi phạm gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ tương đối phức tạp, khó xácđịnh, thậm chí còn phải điều tra xác minh và cần có khoảng thời gian tương đốidài thì thời hiệu sẽ có thé được kéo dài Mặc dù, đa số các quốc gia đều cho rằng

việc xử lý bồi thường thiệt hai tài sản của NSDLD cần được thực hiện trong một

khoảng thời gian nhất định, cần phải có thời hiệu xử lý nhưng thời hiệu xử lý lạikhông được quy định giống nhau giữa các quốc gia Có quốc gia quy định thờihiệu rất ngắn chỉ 01 tuần kế từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm như Thổ NhĩKỳ Hay có quốc gia quy định thời hiệu tương đối dài như pháp luật lao độngCộng hòa Séc: “không quá 1 tháng kể từ ngày xác định đã xảy ra thiệt hại”?pháp luật lao động của Pháp quy định “ 02 tháng ké từ khi NSDLĐ biết được

hành vi vi phạm cua NLD ” '’; pháp luật lao động Việt Nam quy định “ 06

tháng kể từ ngày NLD có hành vi làm hư hỏng, mat dụng cụ ”"Š,- Trinh tự, thủ tục bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ

Trình tự thủ tục bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ được thiết lậpnhằm giới hạn quyền của NSDLD va tạo điều kiện cho NLD có cơ hội trình bàychỉ tiết về hành vi vi phạm của mình Qua đó, hạn chế tình trạng lạm quyền củaNSDLD và đảm bao tính chính xác trong công tác xử lý bồi thường thiệt hại tài

sản của NSDLĐ Cụ thé trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại tài sản

'3 Điều 263 Luật lao động Cộng hòa Séc (2006), Labour Code No.262/2006.'4 Điều 122-44 Bộ luật lao động Pháp.

'S Điều 72 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính Phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Trang 28

của NSDLD thường được quy định theo hướng như sau:

Khi phát hiện NLD có hành vi gây thiệt hại đến tài sản của mình, NSDLĐphải yêu cầu NLD tường trình bằng văn bản về vụ việc Sau đó, tiến hành phiênhọp xử lý bồi thường Phiên họp này NSDLĐ phải chứng minh được lỗi củaNLD và những thiệt hại về tài sản đã xảy ra do hành vi vi phạm của NLD CònNLD có quyền được bào chữa hoặc nhờ người bào chữa cho mình Nội dungcuộc họp phải được lập thành biên bản, quyết định xử lý bồi thường phải đượcgửi cho NLĐ và công đoàn cơ sở nếu có.

Là một nước có quy định khá rõ ràng về trách nhiệm bồi thường thiệt hạitài sản của NSDLĐ, pháp luật Cộng hòa Séc quy định về trình tự thủ tục xử lýbồi thường thiệt hại tài sản: “NSDLD có nghĩa vụ thảo luận về mức bồi thườngthiệt hại can thiết với NLD và thông bdo cho NLD bang văn bản, theo quy địnhkhông quá 1 tháng kể từ ngày xác định đã xảy ra thiệt hai và NLD có nghĩa vubồi thường [ ] NSDLĐ có nghĩa vụ thảo luận với tổ chức công đoàn về số tiênmức bôi thường thiệt hại cân thiết và nội dung của thỏa thuận về phương thứcbôi thường thiệt hại bôi thường, ngoại trừ khoản bồi thường không vượt quá1.000 Kẽ.1“” Theo đó, NSDLĐ phải xử lý bồi thường thiệt hại theo thủ tục mà

pháp luật quy định, không được xử lý kỉ luật theo hoàn toàn ý chí cá nhân.

- Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại và giải quyết tranh chấp vềbôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ

Vi phạm pháp luật lao động là việc sai, trái pháp luật lao động do chủ thécủa quan hệ lao động thực hiện một cách cô ý hoặc vô ý, dưới hình thức khôngthực hiện, thực hiện không đúng các quy định có tính chất bắt buộc của pháp luậtlao động, thực hiện những điều mà pháp luật lao động cấm Dé giảm thiểunhững hành vi vi phạm pháp luật về bồi thường thiệt hai tài sản của NSDLD,đảm bảo tối đa hơn quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động và duy trì sựthống nhất, ồn định trong quan hệ sản xuất kinh doanh thì với vai trò quản lý nhànước, pháp luật sẽ xây dựng những chế tài xử phạt đối với những hành vi viphạm khi xử lý bôi thường thiệt hại Nếu các chủ thé trong quan hệ lao động

'© Điều 263 Luật lao động Cộng hòa Séc (2006), Labour Code No.262/2006.

25

Trang 29

những hành vi vi phạm pháp luật về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD thìsẽ luôn phải gánh chịu các trách nhiệm bao gồm cả những khoản phạt cũng nhưcác biện pháp khắc phục hậu quả mà pháp luật quy định.

Có thé thay NSDLD là chủ thé có quyền áp dụng trách nhiệm bồi thườngđối với NLD khi tài sản của NSDLD bị thiệt hại nhưng NLD lại có quyền khiếunại với NSDLĐ hay với cơ quan có thâm quyền hoặc yêu cầu giải quyết tranhchấp lao động theo trình tự luật định về những quyết định yêu cầu bồi thườngthiệt hại tai san của NSDLĐ Khi NLD bị xử lý bồi thường thiệt hại tài sản màcó căn cứ cho rằng việc xử lý bồi thường của NSDLD là trái pháp luật, xâmphạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, NLD có quyền yêu cầu cơ quan cóthâm quyền xem xét lại quy trình xử lý bồi thường của NSDLĐ Mỗi quốc giađều có những quy định nhăm giải quyết những xung đột của các bên trong quanhệ bồi thường nhưng pháp luật của mỗi quốc gia lại có những quy định về trìnhtự, cách thức giải quyết những xung đột đó khác nhau như tại pháp luật lao độngNga quy định “ường hợp NSDLD không tuân thủ quy định bôi thường thiệt haithì NLD có quyên khởi kiện hành vi vi phạm của NSDLĐ tại Tòa án” nhưng

trong pháp luật lao động của Việt Nam quy định “Người bị xứ lý kỷ luật lao

động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệmvật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyên khiếu nại với người sử dụng laođộng, với cơ quan có thẩm quyên theo quy định của pháp luật hoặc yêu cẩu giảiquyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định"'Š.

Việc giải quyết khiếu nại về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ làviệc xem xét, xác minh, đưa ra kết luận cuối cùng sau khi nhận được khiếu nạicủa NLD Bởi vậy, khi NSDLD hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyếtkhiếu nại nhận được đơn khiếu nại về xử lý bồi thường thiệt hại tài sản thì phảicó trách nhiệm xem xét lại cả quá trình xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của

NSDLD có phù hợp với quy định của pháp luật cũng như nội quy doanh nghiệp

hay không, đồng thời, phải có trách nhiệm phản hồi lại cho NLD kế cả quá trìnhxử lý bồi thường không có bất kì sai sót gì Nếu có sai sót gì trong quá trình xử

’ Điều 248 Luật lao động Liên bang Nga (2001).! Điều 131 Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2019.

Trang 30

lý bồi thường, NSDLD hoặc co quan nhà nước có thấm quyền giải quyết khiếunại cần hủy quyết định yêu cầu bồi thường thiệt hại và khôi phục danh dự, quyềnlợi cho NLĐ Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại bắtbuộc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyếtkhiếu nai.

Trường hợp những xung đột không thể giải quyết thông qua khiếu nại vàxảy ra tranh chấp về bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLD thì các bên tranhchấp có thé yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp laođộng Vì tranh chấp về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ cũng là một nộidung cụ thể của tranh chấp lao động nên được giải quyết theo trình tự thủ tụcgiải quyết tranh chấp lao động nói chung Đồng thời, về cơ bản là cơ quan, tổchức có thâm quyền giải quyết tranh chấp sẽ bao gồm: Hòa giải viên lao động,Hội đồng trọng tài lao động hoặc hệ thống Toa án nhân dân các cấp Khi cótranh chấp về bồi thường thiệt hại xảy ra thì các bên trong quan hệ bồi thường cóthé thỏa thuận lựa chọn một trong số những cơ quan có tham quyên dé giải quyếttranh chấp sao cho phù hợp với hoàn cảnh của các bên Trong đó, lựa chọn giảiquyết tranh chấp thông qua phương thức hòa giải sẽ là sự lựa chọn tốt nhất đểcác bên có thể giải quyết tranh chấp một cách tiết kiệm thời gian, chi phí vàkhông làm ảnh hưởng quá nhiều đến hòa khí, mối quan hệ các bên Còn phươngthức giải quyết được cho là phức tạp, tốn nhiều thời gian nhất là giải quyết tranh

chap tai toà án.

Pas]

Trang 31

KET LUẬN CHUONG 1

Bồi thường thiệt hai tài san của NSDLĐ nhằm bù đắp cho những tổn thấtvề sô lượng, chất lượng tài sản của NSDLĐ Ngoài việc bảo vệ quyên lợi hợppháp của NSDLĐ, việc bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD còn góp phầnnâng cao ý thức pháp luật của NLĐ, qua đó góp phần đây mạnh sự phát triển của

quan hệ lao động.

Mỗi quốc gia sẽ có hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật khác nhauđể điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ, có quốc gia quyđịnh bồi thường cả tai sản thiệt hại trực tiếp và tài sản thiệt hại gián tiếp theopháp luật dân sự nhưng cũng có quốc gia quy định chỉ được yêu cầu NLD bồithường những tài sản thiệt hại trực tiếp, thiệt hại thực tế theo pháp luật lao động.Như vậy, cũng có thể nhận thấy quy định bồi thường thiệt hại tài sản củaNSDLĐ được pháp luật lao động điều chỉnh sẽ đảm bảo hài hòa được quyền,nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động và bảo vệ tối ưu quyên lợi của NLD

Những van đề lý luận đã đặt ra tại chương 1 là tiền đề quan trọng xâydựng cái nhìn khái quát về bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ dé từ đó làmcơ sở trình bày và phân tích trực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về

vân dé này.

Trang 32

CHƯƠNG 2:

THUC TRANG PHÁP LUẬT LAO DONG VIET NAM HIỆN HANH VEBOI THUONG THIET HAI TAI SAN CUA NGUOI SU DUNG LAO

DONG VA THUC TIEN THUC HIEN

Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Nhànước bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của NLD, NSDLĐ và tạo diéu kiện xâydựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và 6n định ”” Như vay, pháp luật nướcta sẽ luôn bảo vệ những quyền và lợi ich hợp pháp, bất ké đó là của NLD hayNSDLĐ Do đó, đối với những tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của NSDLĐ sẽluôn được Hiến pháp cũng như pháp luật lao động ghi nhận và bảo vệ.

Các văn bản pháp luật lao động hiện hành tại Việt Nam điều chỉnh vẫn vềbồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ bao gồm: Bộ luật lao động năm 2019;Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính Phủ quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiệnlao động và quan hệ lao động; Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17 thang |

năm 2022 của Chính phủ quy định xử phat vi phạm hành chính trong lĩnh vực

lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoaitheo hợp đồng: Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2018 củaChính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tổ cáo trong lĩnh vực lao động, giáodục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam di làm việc ở nước

ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.

2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bồi thường thiệt hại tài

sản của NSDLĐ

2.1.1 Thực trạng quy định về xử lý bôi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐTrong khi việc xử lý bồi thường thiệt hại tài sản theo quy định của luậtdân sự dựa trên nguyên tắc bồi thường toàn bộ, kịp thời nhằm khôi phục tìnhtrạng ban đầu trước khi xảy ra thiệt hại, thì việc xử lý bồi thường thiệt hại theopháp luật lao động sẽ phải căn cứ vào rất nhiều những yêu tổ khác nhau Theo

' Khoản 2 Điều 57 Hiến pháp năm 2013.

Trang 33

Khoản 1 Điều 130 Bộ luật lao động năm 2019 thì việc xem xét, quyết định mứcbồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hạithực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tai sản của NLD.

Căn cứ đầu tiên dé NSDLĐ xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại

tài sản của NSDLĐ là lỗi của NLĐ đối với những thiệt hại đã gây ra Khoản 2Điều 129 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “ / 7 /rường hợp có hợp đồngtrách nhiệm thì phải bôi thường theo hợp đông trách nhiệm; trường hợp do thiêntai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra kháchquan không thé lường trước được và không thể khắc phục được mặc dit đã ápdụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bôi thường”.Theo đó, NLĐ sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi có hành vi viphạm kỉ luật gây thiệt hại về tài sản của NSDLĐ nếu không có lỗi.

Bên cạnh đó, trong trường hợp gây thiệt hại tài sản cho NSDLĐ khi tiếnhành đình công bắt hợp pháp, yêu tố lỗi được xác định căn cứ vào hành vi thamgia đình công bất hợp pháp của NLĐ Trong đó, việc NLĐ tham gia đình côngbat hợp pháp được hiểu như sau:

Nếu NLD không ngừng đình công, không trở lại làm việc sau khi đã cóquyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại choNSDLD thì tổ chức đại diện NLD tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường

thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong trường hợp “»gười lợi dụng đình công gây mat trật tự, antoàn công cộng, làm ton hai may, thiết bi, tai sản của người sử dụng lao động;người có hành vi cản trở thực hiện quyên đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc

người lao động đình công; người có hành vi trù dap, trả thù người tham gia đìnhcông, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phat

vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gáy thiệt hại thì phảibôi thường theo quy định của pháp luật°.””" Quy định này có mục dich ran de,

phòng ngừa và đảm bảo quá trình đình công diễn ra đúng pháp luật, không ảnh

hưởng đến lợi ích chung của xã hội, lợi ích chính đáng của NSDLD va NLD.

? Khoản 3 Điều 217 Bộ luật lao động năm 2019.

Trang 34

Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ phảicăn cứ vào thiệt hại thực tế Những thiệt hại thực tế được xác định trên cơ sở là

tài sản thiệt hai, giá tri tài sản theo thị trường, mức độ tiêu hao và tính ra được

băng tiền Trong đó, vì pháp luật lao động không có quy định nhằm xác định tàisản của NSDLD cụ thé là những tài sản nào mà tại Điểm đ Khoản 2 Điều 69Nghị định 145/2020/NĐ-CP lại có quy định về những yêu cau đối với nội dung

khi xây dựng nội quy lao động là “bảo vệ tai sản va bi mật kinh doanh, bí mậtcông nghệ, sở hữu trí tuệ của NSDLD: quy định danh mục tài sản, tài liệu, bimat công nghệ, bí mat kinh doanh, sở hữu trí tuệ; trách nhiệm, biện pháp được

ap dụng dé bảo vệ tài sản, bi mật; hành vi xâm phạm tài sản và bí mật” Do đó,

có thê hiểu rằng, dưới góc độ pháp luật lao động, tài sản của NSDLĐ, có thể

được xác định căn cứ vào danh mục các tài sản thuộc phạm vi trách nhiệm được

giao của NLĐ được liệt kê trong nội quy lao động doanh nghiệp Về mặt hìnhthức, tài sản thực tế có thể bị thiệt hại dưới dang tai sản bi hư hong, bi mat mathoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép Vi vậy, khi xác định thiệt hại về tàisản dé làm căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại, NSDLD cần phải xác địnhmột cách cụ thé tài sản bị thiệt hại là tài sản gì, hình thức thiệt hai ra sao, gia trithiệt hại là bao nhiêu và hơn hết NSDLĐ cần chứng minh được rằng những tàisản bị thiệt hại đó có mỗi quan hệ nhân quả với hành vi vi phạm kỉ luật lao động

của NLD.

Cuối cùng, việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại tài sản của

NSDLĐ phải căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, nhân thân va tai sản của NLD.

Hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động là những yếu tố mậtthiết ảnh hưởng đến sự ổn định trong đời sống của NLĐ Mà nghĩa vụ bồithường có thé được coi là rủi ro lao động nên ví dụ như NLD có người phụ thuộcnhư con cái hoặc cha mẹ, việc mat đi một khoản quá lớn có thé gây khó khăn vềmặt tài chính và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của gia đình Bằng cách căncứ vào hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tai sản của NLD, NSDLD có thể đánhgiá một cách toàn diện tình hình và khả năng tái tổ chức cuộc sông của NLD saukhi thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với NSDLD, từ đó đưa ra mức bồi thường

29

Trang 35

hợp lý Như vậy, việc phải căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản

của NLĐ khi quyết định mức bồi thường thể hiện sự thiện chí, chia sẻ củaNSDLD với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của NLD Tuy nhiên, việc đưa ra mứcbồi thường căn cứ vào hoàn cảnh gia đình, nhân thân va tài sản của NLD cũngcần được điều chỉnh va cân nhắc cân thận Cần đảm bảo rằng quyết định bồi

thường không gây thiệt hại cho NSDLD và tuân thủ các quy định pháp luật liên

quan đến việc bôi thường lao động Đồng thời, quyết định này cũng cần đượccăn cứ vào cơ sở chính xác và khách quan để đảm bảo sự công băng và đồngnhất trong quá trình xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD.

Có thé thấy, các quy định xác định mức bồi thường ké trên tương đối hợplý và phù hợp với tính chất xã hội của quan hệ lao động Bởi, việc bồi thường

thiệt hại tài sản của NSDLĐ trong quan hệ lao động không hướng tới mục đích

là bù đắp toàn bộ thiệt hại xảy ra như trong quan hệ dân sự mà phần nhiều mangý nghĩa răn đe, giáo dục đối với NLĐ, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệmcho NLD, góp phan giúp cả NSDLD va NLD vẫn có thể duy trì được cuộc sông

cá nhân cũng như quan hệ lao động.

2.1.2 Thực trạng quy định mức bôi thường và cách thức bôi thường thiệt hại tài

san cua NSDLD

Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động năm 2012, Bộ luật laođộng năm 2019 quy định mức bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD mà NLDphải bồi thường nếu gây thiệt hại bao gồm là những thiệt hại trực tiếp từ hành vigây thiệt hại Tuy nhiên, trong từng trường hợp nhất định mức bồi thường thiệthại sẽ có thé có thé được xác định là toàn bộ hoặc một phần thiệt hại trực tiếpxuất phát từ hành vi vi phạm của NLD Cụ thê Điều 129 và Điều 102 Bộ luật laođộng năm 2019 đã quy định mức bồi thường, cách thức bồi thường thiệt hại tài

sản của NSDLĐ được xác định như sau:

Trường hợp 1: “NLP làm hu hỏng dung cụ, thiết bị hoặc có hành vi khácgây thiệt hại tài sản của NSDLĐ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

hoặc nội quy lao động của NSDLĐ Trường hop NLP gáy thiệt hại không

nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương toi thiểu vùng do

Trang 36

Chính phủ công bố được áp dụng tại noi NLD làm việc thì NLD phải bồi thườngnhiễu nhất là 03 tháng tiền lương và bị khẩu trừ hằng tháng vào lương, mỗi

tháng không quá 30% lương thực trả hang thang cua NLD sau khi trích nộp các

khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thunhập cá nhân” Theo đó, nêu NLD do vô ý gây thiệt hại từ 10 tháng lương tốithiểu vùng trở xuống thì mức bồi thường được pháp luật lao động giới hạn trongphạm vi 03 tháng tiền lương thực tế của NLD (mặc dù thiệt hại thực tế có thênhiều hơn) và cách thức bôi thường cũng rất “ưu ái” là trừ dần vào lương hàngtháng ở mức độ khấu trừ nhất định”' Mức lương tối thiểu được xác lập theo

vùng, ấn định theo tháng, giờ” Hiện nay, việc xác định mức lương tối thiểu căn

cứ theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP ngày 12/06/2022 của Chính phủ về mứclương tối thiêu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như sau:Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng; vùng 2 là 4.160.000 đồng/ tháng; vùng 3 là3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng Vậy nên nếu nhưNLD làm việc tại Hà Nội (thuộc vùng 1”) do sơ suất gây thiệt hại dưới46.800.000 đồng thì chỉ phải bồi thường tối đa 3 tháng tiền lương thực tế củaNLD Và khoản bồi thường sẽ được khấu trừ tối đa 30% vào lương hang thángcủa NLD Quy định xác định mức bồi thường trong trường hợp vô ý gây thiệt haikhông đáng ké được xem là quy định mang tính chất xã hội của pháp luật laođộng Đây là quy định được xây dựng phù hợp với công ước của Tổ chức laođộng quốc tế (ILO) Cụ thé là tại khoản 2 Điều 10 Công ước 95 (1949) về bảo vệtiền lương của ILO quy định: “Tiền lương được bảo vệ khỏi tích biên, chuyểnnhượng trong những trường thiết dé đảm bảo nuôi dưỡng người lao động và giađình họ””“; Khuyến nghị 59 (1949) của ILO cũng đặt ra yêu cầu về cách thức,giới hạn khẩu trừ tiền lương trong trường hợp mat mát, hư hại về vật dung, dụngcụ và thiết bi mà NSDLD giao cho NLD Tuy nhiên, quy định giới han mức bồi

thường thiệt hại lại là một trong những nguyên nhân gây gánh nặng tài chính cho

?! PGS.TS Nguyễn Hữu Chí - TS Nguyễn Văn Bình (Đồng chủ biên) (2022), Bình luận khoa học Bộ luật Lao động năm

Trang 37

NSDLD, nhất là đối với những đơn vi sử dụng lao động có quy mô nhỏ và quyđịnh trên cũng chưa thê hiện được tinh ran de thực sự đối với NLD.

Còn nếu NLD vô ý làm hư hỏng, gây thiệt hại tài sản của NSDLĐ với giátrị thiệt hại lớn hơn 10 tháng lương tối thiểu vùng hoặc cố ý làm hư hỏng, thiệthại tài sản của NSDLD thì NLD sẽ không được xác định mức bồi thường dựatrên mức bồi thường thiệt hại giới hạn trong 3 tháng tiền lương của NLD nhưtrong trường hợp vô ý gây thiệt hại không nghiên trọng NSDLĐ sẽ được quyềnyêu cầu NLĐ bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại thực tế phát sinh từ

hành vi vi phạm của NLD.

Trường hợp 2: “Người lao động làm mat dung cụ, thiết bị, tài sản của

NSDLĐ hoặc tài sản khác do NSDLĐ giao hoặc tiêu hao vật tu quá định mức

cho phép thì phải bôi thường thiệt hại một phân hoặc toàn bộ theo thời giá thịtrường hoặc nội quy lao động; trường hop có hợp dong trách nhiệm thì phải bôithường theo hop dong trách nhiệm; trường hop do thiên tai, hoa hoạn, dich hoa,dich bệnh nguy hiểm, thảm hoa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lườngtrước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp canthiết và khả năng cho phép thì không phải bôi throng” Nhu vay, đỗi với trườnghợp này, pháp luật không quy định cụ thê mức bồi thường và cách thức thực hiệnbồi thường như tại trường hợp 1 mà trao quyền cho NSDLD tự quyết định việcbồi thường toàn bộ hay một phan thiệt hại theo thời giá thị trường hoặc theo quyđịnh của nội quy lao động Bởi vậy, trong nội quy lao động cần quy định cụ thécác nguyên tắc bồi thường, các trường hợp bồi thường, đó là bồi thường toàn bộhay một phan theo thời giá thị trường Tuy nhiên, những quy định về bồi thườngthiệt hại tài sản của NSDLD trong nội quy lao động phải phù hợp với nguyên tắcchung về bồi thường quy định tại khoản 1 Điều 130 Bộ luật lao động năm 2019.Đó là phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế, hoàn cảnh thực tế gia đình,nhân thân và tài sản của NLD Trong đó, nếu vì lý do bat khả kháng như thiêntai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra kháchquan không thé lường trước được và không thé khắc phục được mặc dù đã ápdụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thi NLD không có lỗi va

Trang 38

không phải bồi thường Đồng thời, mức bồi thường áp dụng cho trách nhiệm bồithường tài sản của NSDLD không được vượt quá mức thiệt hại thực tế mà NLĐdo có hành vi vi phạm kỉ luật lao động gây ra Ngoài ra, dé đảm bảo quyên tự do

định đoạt của mỗi bên trong quan hệ lao động, pháp luật lao động đã thừa nhận

những trường hợp NLĐ phải bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ theo hợpđồng trách nhiệm Hợp đồng trách nhiệm nhằm đảm bảo nghĩa vụ tài sản đượcgiao Do đó, thông thường, hợp đồng này được kí kết khi NSDLD giao cho NLDquản lý những tài sản có giá trị lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất màviệc mất mát, hư hỏng sẽ xảy ra những hậu quả rất lớn, lâu dài và ảnh hưởngnghiêm trọng đến NSDLĐ Khi NLD vi phạm hợp dong trách nhiệm đã kí kếtgây thiệt hại tài sản cho NSDLĐ thì mức bồi thường sẽ được xác định theo mứcbồi thường của hợp đồng trách nhiệm đó mà không cần xem xét thêm về nhữngyêu cầu của pháp luật khi quyết định mức bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 3: Đối với những thiệt hại tài sản do cuộc đình công bat hợppháp gây ra, NSDLĐ xác định mức bồi thường thiệt hại tài sản căn cứ vào giá trịthiệt hại bao gồm: thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bánthành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế(nếu có); chi phí khắc phục hậu quả do đình công bat hợp pháp gây ra gồm: vậnhành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc,thiết bi bị hư hỏng: tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành pham bịhư hỏng; bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trongthời gian diễn ra đình công; vệ sinh môi trường: bồi thường khách hàng hoặcphat vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra Theo đó, các yêu cầu bôi thườngnày bao gồm cả những thiệt hại trực tiếp về tài sản của NSDLĐ và một số những

thiệt hại gián tiếp từ việc đình công bất hợp pháp như bồi thường khách hàng,

phạt vi phạm hợp dong.

Bên cạnh đó, vì đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tôchức của người lao, được tổ chức và lãnh đạo bởi tổ chức đại diện người laođộng có quyên thương lượng tập thé là một bên tranh chấp lao động tập thé nêntại Điều 217 Bộ luật lao động năm 2019 quy định tô chức đại diện NLD phải

33

Trang 39

thực hiện bôi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật lao động khi cuộcđình công bất hợp pháp do họ tổ chức và lãnh đạo gây thiệt hại tài sản choNSDLĐ Việc bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLĐ được lay từ nguồn tàichính đóng góp của các thành viên của tô chức đại điện NLĐ đã lãnh đạo đìnhcông bat hợp pháp gây thiệt hại tài sản của NSDLD Day là quy định phù hợp,phản ánh đúng vai trò đại diện của tổ chức công đoàn và trách nhiệm vật chất màtổ chức công đoàn phải thực hiện đối với trường hợp đã lãnh đạo đình công bấthợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động Nhưng nếu trong trường hợp

cá nhân NLD gây ra thiệt hai cho NSDLD trong thời gian đình công mà không

có sự chỉ đạo của tô chức đại điện NLD, cũng không phải do đình công, thì NLDphải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho hành vi của mình.

2.1.3 Thực trạng quy định thẩm quyên, thời hiệu bôi thường thiệt hại tài sản của

Pháp luật lao động quy định NSDLD có thâm quyền xử lý bồi thường khiNLD gây thiệt hại đến tài sản của NSDLD Ngoài ra, pháp luật lao động khôngquy định cụ thể người có thâm quyền ra quyết định xử lý bồi thường thiệt hại màtrao cho NSDLĐ được phép chủ động quy định người có thâm quyền xử lý bồithường thiệt hại tài sản trong nội quy lao động Cụ thé, tại Điểm h Khoản 2 Điều

69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy

định trong nội quy lao động phải quy định “»gười có thẩm quyển xử ly bồi

thường thiệt hai’ Trong trường hợp NSDLD không ban hành nội quy lao động

hoặc ban hành nhưng không quy định người có thâm quyền xử lý bồi thườngthiệt hai thì thâm quyên xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD được xácđịnh căn cứ vào người có thâm quyền giao kết hợp đồng lao động được quy định

tại khoản 3 Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 bao gồm: 1) Người đại diện theo

pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyên theo quy định của phápluật; ii) Người đứng đầu cơ quan, tô chức có tư cách pháp nhân theo quy địnhcủa pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; iii) Ngườiđại diện của hộ gia đình, tô hợp tác, tô chức khác không có tư cách pháp nhânhoặc người được ủy quyên theo quy định của pháp luật; iv) Cá nhân trực tiếp sử

Trang 40

dụng lao động.

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tài sản của NSDLD là khoảng thờigian pháp luật cho phép NSDLĐ được quyền áp dụng trách nhiệm trách nhiệmbồi thường thiệt hại tài sản đối với NLĐ Trước đây, tại Bộ luật Lao động năm2012 quy định thời hiệu xử ly là tối đa 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi viphạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết

lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của NSDLĐ thì thời hiệu xử lý kỉ luật

lao động tối đa là 12 tháng Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 72 Nghị định 145/2020/

ND-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn Bộ luật Lao động

về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định: “Thoi hiệu xử lý bôi thườngthiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, lam matdụng cụ, thiết bị hoặc làm mắt tài sản của người su dụng lao động hoặc tài san

khác do người su dung lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sancủa người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư qua định mức cho phép” Co

thé thấy, khi có quy định riêng về bồi thường thiệt hại, pháp luật đã thống nhấtthời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng ké từ ngày NLD có hành vi vi

phạm gây thiệt hại tài sản của NSDLD, chứ không còn quy định phân tách trong

những trường hợp liên quan đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, tài chínhthì thời hiểu xử lý bồi thường sẽ dài hơn như quy định trước đây Quy định trênlà tương đối phù hợp, tránh kéo dai trong việc xử lý bồi thường của NSDLD gâyảnh hưởng tâm lý, cuộc sông ôn định của NLD.

Mặc dù không quy định thời hiệu riêng cho những trường hợp liên quan

đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ nhưng pháp luật lao động hiện hànhvẫn quy định có thé kéo dai thời hạn xử lý bồi thường thiệt hại tài sản choNSDLD trong một số trường hợp nhất định Cụ thé:

Theo Khoản 2 Điều 72 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020của Chính phủ và Khoản 4 Điều 122 Bộ luật lao động số năm 2019, có 04 trườnghợp NLD không bị xử lý bồi thường thiệt hai:

Một là, NLD đang nghỉ ôm đau, điều dưỡng: nghỉ việc được sự đồng ýcủa NSDLĐ Đây là trường hợp NLĐ đang trong thời gian cần tập trung vào

35

Ngày đăng: 11/07/2024, 15:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN