1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013

62 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Tác giả Bùi Việt Nhật
Người hướng dẫn PGS.TS Đinh Thiện Đức
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Học
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 24,49 MB

Nội dung

Sự ồn định đóđược biểu hiện: giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn...Có thê nói đây là mức lạm phát mà nền

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA KINH TE HOC

KINH TE HOC

DE TAI: DANH GIA TAC DONG CUA LAM PHAT DEN

TANG TRUONG KINH TE VIET NAM GIAI DOAN 2007-2013

Khoa : Kinh té hoc Chuyén nganh : Kinh té hocSinh viên thực hiện : Bùi Việt Nhật

Mã sinh viên : 11153305

Lớp : Kinh tế học 57

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Dinh Thiện Đức

Hà Nội — 2019

Trang 2

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

LỜI CẢM ƠNQua 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân, được quýthầy, cô tận tình hướng dẫn, em đã tiếp thu được nhiều kiến thức thiết thực và bổ ích

phục vụ cho cuộc sống cũng như trong công việc của mình Bản thân luôn trân trọng

những tình cảm, sự nhiệt tình mà quý thầy, cô đã giành cho bản thân em và cho lớp kinh

tế học K57

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thay, cô trong khoa Kinh tế học

-trường Đại học Kinh tế quốc dân đã cung cấp những kiến thức quý báu cho em trongsuốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn

PGS.TS Đinh Thiện Đức — thầy đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ em trong suốt thời gian

thực hiện nghiên cứu này.

Tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp Kinh tế học K57 đã thường xuyên

giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong thời gian học tập tại trường và trong quá trình thực hiện nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 1

Trang 3

CHƯƠNG I: LÝ THUYET CHUNG VE LAM P HÁT VA MOI QUAN HE

VỚI TANG TRƯỞNG KINH TẾ -s°°esssevxsseesrrerseeiee 7

1.1 Khái niệm và đo lường lạm phat << «55s «5< s5 599 659995 7

1.1.1 Khái nie LAM JD HLỐÍÍ << << < << Họ me 7

1.1.2 Các chỉ số liên quan đến lam phát -. -° 5< scscss©sscsecscss 7

1.2 Phân loại lạm phat <2 << << S< %9 99 99 9 40 4 0 5084 56 8 1.3 Nguyên nhân của lam phất << 5< «<< s95 95 95 9E 294 9

1.3.1 Lam phát do cẩu kéO - 2-22 s< s£ s£ssEes+te+eexeexsessreerrrsrsscee 9 1.3.2 Lam phát do chỉ phí dAY ccccscssssssessssssssssessesssssssssssssesssssssssssssessesessess 9 1.3.3 Lam phát do cung tiền tệ tăng cao và liên fỊC -s « 9

1.3.4 Các nguyên NNAN KNGAC o ecscseccsscsscescescesssscsessssccessssessesssesseseseseeees 10

1.4 Hậu quả va những biện pháp khắc phục . -scsssscss 11

1.4.1 Tác dụng CUd lam JDÏLÓÍ- c- << << << S9 Y9 9 1 1 91 6 Il 1.4.2 Hậu qual của 1AM pÏLát co <5 << <3 1 109 0 12

1.4.3 Những biện pháp khắc PRuc . 5- sccsccscsscsecseesessessrscree 13

1.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát . -° << 13

1.5.1 Tác động của lam phát đến tăng trưởng kinh tế - 13 1.5.2 Sự đánh đổi giữa mục tiêu kiềm chế lam phát và tốc độ tăng

///11/1-84//17,85/72 0080808006006 e 141.5.3 Mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng và lạm phát 15

1.6 Mô hình đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trướng kinh tế 16

1.6.1 Đặt vấn đỀ - << ©cs©ce©ceE+EkekeEke+ktkeEktrrrrrrrkrrerrkerrerreee 16

I 6.2 Cơ sở lý thuyết về mỗi quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh

ÍẪ 0 KHI HH HO KH KH TH TH TH TH TH TT ii 6 1 1.0.3 Phương pháp Nghién CÚP - << << < << 41v 20

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 2

Trang 4

Chuyên Đề Thực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

1.6.4 Kết quả HghiÊH CPU 2252 ©5ẻ e£e£EsEteEtsEtsEesEkerrerrsrrerrere 23

1.6.4.1 Kết quả thống kê mô tả (Bảng 2) -©5<©c>cs+c+cscsd 23 1.6.4.2 Kết quả phân tích mô hình hồi quy -52©52©52csecs2 23 1.6.4.3 Thảo luận kết quả hi quy đối với trường hop VN 28 1.6.5 Ket Tp san nạ 30

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

0km - 32

2.1 Thực trạng lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007-2013 - 32

2.1.1 Thực trạng lạm phát từ năm 20007-2(0)9 - « «<< s«ssses 32

2.1.1.1 Diễn biến của lạm phái - + + ©s+Ss+E+E+EeEkeEerzrrkerkees 32

2.1.1.2 Nguyên nhân của lạm phát cssSsks+ssekeeeereseeereeeerrs 33

2.1.2 Thực trạng lạm phát từ năm 20)10-2()12 -ssssse+s 37

2.1.2.1.Diễn biến lạm phát từ năm 2010-2012 -2- 2 2+: 37

2.1.2.2 Nguyên nhân lạm phát từ năm 2010-2012 - -« + 4]

2.1.3 Thực trang lam phát 10 tháng đầu năm 2013 - 43 2.2 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn

Trang 5

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

DANH MỤC BIEU DO - HÌNH

Hình 1.1: Diễn biến một số biến số kinh tế vĩ mô ở VN (1999-2009) - 30Bảng 1.1: Mô phỏng các biến độc lập trong hai mô hình nghiên cứu 21Bang 1.2: Thong kê mô ta mau nghiên CUU eceeceesesssesseesessessessessessessessessesseeseeseess 23Bang 1.3:Két quả kiểm định ngưỡng lạm phat c.cecceccesessesseesessessessesseseeseeseeseesesseeees 24Bang 1.4: Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lam phát 11% 25Bang 1.5: Kết quả kiểm định ngưỡng lạm phát 2- 2 2 25£2S£+E££Ee£xe£xerxsrxee 27Bang 1.6: Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lạm phát 12% 27

Bang 2.1: Tăng trưởng GDP và lạm phất - cece << *E + E£*kEEsEseEesrrsereee 48

Biểu đồ 2.1: CPI qua 12 tháng năm 2008 -2- 2 2 E+EE£2E£2EE+EEtEEtEEEzEEerxerrres 32

Biểu đồ 2.2: Biéu đồ CPI theo tháng từ năm 2007 đến năm 2009 - 5+: 33

Biểu đồ 2.3: biểu đồ chi số CPI của một số mặt hàng từ năm 2007 — 2009 34Biêu đồ 2.4: Mức tăng trưởng cung tiền qua các năm : ¿©+cs++cxzcxz+: 36Biểu đồ 2.5: Biểu đồ tăng trưởng tín dụng, cung tiền và CPI - ¿5c 5555: 37Biểu đồ 2.6: Biéu đồ CPI các tháng trong năm 2010 222 +2++2E+£+zxsrxczes 38Biểu đồ 2.7: Lam phát ở Việt Nam năm 2010 và năm 201 l -¿- 2 s=sz5s2 38Biểu đồ 2.8: CPI của một số mặt hàng chủ yếu năm 2012 -¿- 2 ¿s2 s2 +2 40Biểu đồ 2.9: CPI tông thé, CPI loại trừ yếu tổ mùa vụ, CPI cơ bản -.: 44

SVTH: Bui Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 4

Trang 6

Đối với nước ta, trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, có sự điều tiết của nhà nước, cơ chế mới sẽ là môi trường thúc đây sự pháttriển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, phát huy, thừa kế những thành tựu và khắc

phục những ton tại đã qua Trong đó, lạm phát nổi lên là một van đề vô cùng nghiêmtrọng Vì vậy, việc nghiên cứu về tác động, nguyên nhân, diễn biến nham tìm ra các biệnpháp dé duy trì lam phát ở mức vừa phải là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn góp

phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Dé hiểu rõ hơn về vai trò cũng như tác động của lạm phát đến nền kinh tế em

quyết định chọn đề tài: “Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ViệtNam giai đoạn 2007-2013” dé làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích: Tìm hiểu về thực trạng nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến lạm phát ởViệt Nam giai đoạn 2007-2013 Từ đó tìm ra các giải pháp để duy trì lạm phát ở mứcvừa phải góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước

Mục tiêu: Giúp cho bản thân em có cái nhìn rõ hơn về tác động của lạm phát đến

tăng trưởng và phát triển kinh tế

3 Câu hỏi nghiên cứu:

- Lam phat là gì?

- Nguyén nhan cua lam phat?

- Mối quan hệ giữa lam phat và tăng trưởng kinh tế?

- Lạm phát và tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013?

- Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013

+ Tích cực, tiêu cực, nguyên nhân?

- Một số kiến nghị?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Tác động của Lạm Phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 5

Trang 7

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp chuyên khảo: tham khảo các lý thuyết, các bài viết, sách vở có liênquan đến lạm phát

Phương pháp chuẩn tắc: phân tích vấn đề dựa trên chính kiến và đưa ra những

giải pháp mang tính chủ quan.

Phân tích và tổng hợp kết hợp tư duy logic, suy luận, lý luận, so sánh

Phương pháp định tính, định lượng,

6 Kết cấu của đề tài:

CHUONG I: LÝ THUYET CHUNG VE LAM PHÁT VA MOI QUAN HE VỚITANG TRUONG KINH TE

CHUONG II: THUC TRANG LAM PHAT O VIET NAM GIAI DOAN 2007-2013

CHUONG III: MOT SO KIEN NGHI

SVTH: Bui Việt Nhật — Lớp KTH K57 Trang 6

Trang 8

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

CHƯƠNG I:

LÝ THUYET CHUNG VE LAM P HÁT VA MOI QUAN HỆ VỚI

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

1.1 Khái niệm và đo lường lạm phát

1.1.1 Khái niệm lạm phát

Trong nền kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chungcủa nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mat giá trị hay giảm sức mua củađồng tiền Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát lá sự phá giá tiền tệ của một

loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta

hiểu là lạm phát của đơn vi tiền tệ trong phạm vi nên kinh tế của một quốc gia, còn theonghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lam phát của một loại tiền té trong phạm vi thị trườngtoàn cầu Pham vi ảnh hưởng của hai thành phan này là một van dé gây tranh cãi giữa

các nhà kinh tế học vĩ mô

Có thé hiểu theo một cách khác rằng: “Lam phát là một hiện tượng cung cầu tiền

tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá cả chung tăng nhanh và kéo dài trong một thời gian đài”.

Nếu thu nhập bang tiền không theo kịp tốc độ trượt giá, thì thu nhập thực tế, tức

là sức mua của thu nhập bằng tiền sẽ giảm Một điều quan trọng mà chúng ta cần nhậnthức là lạm phát không chỉ đơn thuần là sự gia tăng của mức giá mà đó phải là sự giatăng liên tục trong mức giá Nếu như chỉ có một cú sốc xuất hiện làm tăng mức giá, thìdường như giá cả chỉ đột ngột bùng lên rồi lại giảm trở lại mức ban đầu ngay sau đó

Hiện tượng tăng giá tạm thời như vậy không được gọi là lạm phát.

1.1.2 Các chỉ số liên quan đến lạm phát

- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Chỉ số giá tiêu dùng( Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phan trăm dé

phan ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian Sở di chỉ là thayđổi tương đối tại vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng

tiêu dùng.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất dé đo lường mức giá và sự thay đổi

của mức giá chính là lạm phát( một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là chỉ sốgiảm phát tổng sản phẩm trong nước hay chỉ số điều chỉnh GDP)

- _ Chỉ số giá sản xuất(PPI)

Chỉ số giá sản xuất( Producer Price Index) đo lường mức độ lạm phát trải qua bởicác nhà sản xuất Số liệu này mô tả thay đổi giá cả trung bình trong ré hàng hóa cố địnhđược mua bởi nhà sản xuất Một cách tông thé, lạm phát cao dẫn đến lãi suất cao

PPI còn được gọi là chỉ số giá thương phẩm

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 7

Trang 9

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

- _ Chỉ số giảm phát GDP

Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tình toán ủa ông sản phẩm quốc nội Nó là

tỷ lệ của tong giá trị GDP giá thực tế với tổng GDP của năm gốc, từ đó có thé xác định

GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực Nó cho phép đo mức giá cả được

sử dụng rộng rãi nhất Các phép khử lạm phát cũng tình toán từ các phần của GDP như

chi phí tiêu dùng cá nhân.

1.2 Phân loại lạm phát

- _ Căn cứ vào định lượng:

Lạm phát vừa phải: là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% mộtnăm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối Trong thời kì này nền kinh

tế hoạt động một cách bình thường, đời sống của người lao động ồn định Sự ồn định đóđược biểu hiện: giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng

mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn Có thê nói đây là mức lạm phát mà nền

kinh tế chấp nhận được, những tác động của nó là không đáng kể

Lạm phát phi mã: là lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2con số 1 năm Ở mức 2 con số thấp thì các tác động tiêu cực không đáng kể và nền kinh

tế van có thé chấp nhận được Nhưng khi tăng đến hai chữ số cao thi lạm phát sẽ làm

cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về nền kinh tế, các hợp đồngđược chỉ số hóa Lúc này, người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bat động sản và khôngbao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Như vậy, lạm phát sẽ ảnh hưởng xấuđến sản xuất và thu nhập Bên cạnh đó lạm phát phi mã còn là mối de doa đối với sự ônđịnh của nền kinh tế

Siêu lạm phát: là lạm phát 3 con số 1 năm, xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên

với tốc độ rất nhanh, tỷ lệ lạm phát cao Tốc độ và tỷ lệ siêu lạm phát vượt xa lạm phát

phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không 6n định,

tiền lương thực tế của người lao động bị giảm mạnh, tiền tệ mat giá nhanh chóng, thôngtin không còn chính xác, các yếu té thị trường bị biến dang và hoạt động sản xuất kinh

doanh lâm vào tình trạng rối loạn, mất phương hướng Tóm lại, siêu lạm phát làm cho

đời sống và nền kinh tế suy sụp một cách nhanh chóng Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít

xảy Ta.

- _ Căn cử vào định tính:

Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng:

Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động,tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Do đó, khônggây ảnh hưởng đến đời sống của người lao động và đến nền kinh tế nói chung

Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 8

Trang 10

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

động Trên thực tế, loại lạm phát này cũng hay xảy ra

Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường:

Lạm phát dự đoán trước được: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời

kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ôn định đều đặn Về mặt tâm lý, người dân đã quenvới tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước Do đó, không gây ảnh hưởng đến

đời sống, kinh tế

Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện Loạilạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi Từ

đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế

1.3 Nguyên nhân của lạm phát

1.3.1 Lạm phát do cầu kéo

Đây chính là sự mat cân đối trong quan hệ cung-cầu Nguyên nhân chính là do

tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng hoặc tăng không kịp, hay nóicách khác là do nền kinh tế đã vượt qua mức sản lượng tiềm năng của nó Lúc này thìđồng tiền cầu sẽ vượt mức cung hàng hóa có giới hạn và làm cho chúng tăng giá Trong

nền kinh tế thị trường thì lao động cũng là một dịch vụ, trong thời gian đó thị trường laođộng trở nên khan hiếm nên tăng lượng cung là một phần của quá trình lạm phát

Khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt qua mức sản lượng tiềm năng, việc tang muccầu dẫn tới lạm phát do cầu kéo Vì tổng mức chỉ tiêu tăng lên trong khi có một mứccung hạn chế về sản lượng thưc tế, phần lớn tổng mức chỉ cao hơn dẫn đến giá cả caohơn Do đó mức cầu cao hơn kéo giá lên cao, đó là lạm phát do cầu kéo

1.3.2 Lam phát do chỉ phí day

Hình thức của lạm phát do chi phí day là phát sinh từ phía cung, do chi phí sản

xuất cao hơn đã chuyên sang người tiêu dùng Điều này chỉ có thé dat trong giai đoạn

tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả giá cao hơn Ví dụ: Nếu tiền lươngchiếm một phan đáng ké trong chi phí sản xuất, dịch vụ và nếu tiền lương tăng nhanh

hon năng suất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên Nếu nhà sản xuất có thé

chuyền việc tăng chi phí nay cho người tiêu dùng thì dẫn đến giá bán sẽ tăng lên, công

nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương cao hơn trước dé phù hợp chi phí sinh hoạttăng lên điều đó tạo vòng xoáy lượng giá

Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên vật liệu tăng do tỷ giá tăng hoặc kha

năng khai thác hạn chế.

Bên cạnh đó giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyền người tiêu dùng nội địa cũng

là một yếu tố gây nên lạm phát Nhập khẩu càng trở nên đắc đỏ khi đồng nội tệ yếu đihoặc mất giá so với đồng tiền khác

1.3.3 Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 9

Trang 11

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ, khi cung tiền tệ tănglên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm phát Có thể thấy ngưỡngtăng cung tiền tệ để gây lạm phát là nền kinh tế toàn dụng Khi nền kinh tế chưa toàndụng thì nguồn nguyên nhiên vật liệu còn nhiều chưa khai thác nhiều Có nhiều nhà máy

xí nghiệp bị đóng cửa chưa đi vào hoạt động Do đó nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ lệ thấtnghiệp cao Trong trường hợp này, khi tăng cung tiền thì dẫn đến lãi suất giảm đến một

mức nao đó, các nhà dau tư thay rằng có thé có lãi và đầu tư tăng nhiều từ đó các nhà

máy, xí nghiệp mở cửa để sản xuất, kinh doanh Lúc này nguyên nhiên vật liệu bắt đầu

được khai thác, người lao động có việc làm và sản lượng tăng lên.

Ở nền kinh tế toàn dụng, các nhà máy, xí nghiệp được hoạt động hết công suất,nguồn nguyên nhiên vật liệu được khai thác tối đa Khi đó lực lượng lao dộng được sửdụng một cách triệt để và làm sản lượng tăng lên rất nhiều Tuy nhiên tình hình này sẽ

dẫn đến một vài kênh tắc nghẽn trong lưu thông Chăng hạn khi các nhà máy, xí nghiệphoạt động hết công suất sẽ dẫn đến thiếu năng lượng, thiếu lao động, nguyên nhiên vậtliệu dần bị khan hiếm Vai trò của chính phủ và các nhà quản lý phải xã định được

kênh lưu thông nào bị tắc nghẽn và tìm cách khơi thông nó Nếu không sẽ gây ra lạmphát Lúc đó sản lượng không tăng mà giá cả tăng nhiều thì lạm phát tất yêu sẽ xảy ra.Trong việc chống lạm phát ngân hàng trung ương luôn giảm sút việc cung tiền

Trường hợp tăng cung tiền có thê đạt được bằng hai cách:

Ngân hàng trung ương in nhiều tiền hơn (khi lãi suất thấp và điều kiện kinh doanhtốt) hoặc các ngân hàng thương mại có thê tăng tín dụng Trong cả hai trường hợp sẵn

có lượng tiền nhiều hon cho dân cư và chi phí Về mặt trung và dài hạn, điều đó dẫn đếncầu về hàng hóa dịch vụ tăng Nếu cung không tăng tương ứng với cầu sẽ được bù đắp

bởi việc tăng giá Tuy nhiên giá cả sẽ không tăng ngay nhưng nó sẽ tăng sau đó 2-3 năm.

In tiền để trợ cấp cho chỉ tiêu công cộng sẽ dẫn đến lạm phát nghiêm trọng Ví dụ năm

1966-1967, chính phủ Mỹ đã sử dụng việc tăng tiền (dé trả cho các chi phí leo thang của

cuộc chiến tranh tại Việt Nam, lạm phát ) và tăng từ 3%(năm 1967) lên 6% (năm 1970)

Xét trong dài hạn lãi suất thực tế (i) va sản lượng thực tế (Y) đạt mức cân bằng, nghĩa

là (i) và (Y) ôn định Mức cầu tiền thực tế không đổi nên M/P cũng không đổi Suy rathì lượng tiền danh nghĩa (M) tăng lên thì giá cả cũng tăng lên với tỷ lệ tương ứng Vậylạm phát là một hiện tượng tiền tệ Day cũng chính là lý do tại sao ngân hàng Trungương rất chú trọng đến nguyên nhân này

1.3.4 Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân chủ yêu đã đề cập ở trên, một số nguyên nhân khác cũnggây ra lạm phát Thứ nhất có thé kê đến là tâm lý của dân cư Khi người dân không tin

tưởng vào đồng tiên của nhà nước, ho sẽ không g1ữ tiên mà đây vao lưu thông băng việc

SVTH: Bui Việt Nhật - Lớp KTH K57 Trang 10

Trang 12

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

mua hàng hóa dự trữ hoặc đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó Như thế cầu sẽtăng lên mà cung cấp không đáp ứng được, cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóakhông còn nữa và tiếp tục day giá lên cao, từ đó lạm phát sẽ xảy ra Có thé thấy cả cảtăng lên làm tiêu dùng tăng, cứ như vậy sẽ gây ra xoáy ốc lạm phát Thứ hai thâm hụtngân sách cũng có thê là một nguyên nhân dẫn đến tăng cung ứng tiền tệ và gây ra lạm

phát cao.

Khi chính phủ lâm vào tình trạng thâm hụt ngân sách thì có thé khắc phục bằng

cách phát hành trái phiêu chính phủ dé vay vốn từ người dân nhằm bù đắp phan thiếu

hụt Biện pháp này không làm ảnh hưởng đến cơ số tiền do vậy mà không làm tăng mứccung ứng tiền và không gây ra lạm phát Tuy nhiên khi sự thâm hụt trầm trọng và kéodài thì chính phủ phải áp dụng biện pháp in tiền Việc phát hành tiền sẽ làm ảnh hưởngđến cơ số tiền tệ, làm tăng mức cung ứng tiền, day tong cầu lên cao và làm tăng thên tỷ

lệ lạm phát Tuy nhiên, đối với các nước dang phát triển, việc phát hành trái phiếu chínhphủ gặp nhiều khó khăn vì nguồn vốn trên thị trường còn hạn chế Biện pháp in tiềnđược coi là hiệu quả nhất Vì thé khi thâm hụt ngân sách càng nhiều và càng kéo dai thì

tiền tệ sẽ tăng theo và tỷ lệ lạm phát càng lớn

Còn đối với những quốc gia có nền kinh tế phát triển thì việc phát hành trái phiếu

có lợi hơn Nhưng việc phát hành này dài sẽ làm cầu về vốn tăng và lãi suất tăng caohơn Lúc này dé giảm lãi suất trên thị trường Ngân hàng Trung ương lại phải mua vàocái trái phiêu đó Như thế mức cung tiền sẽ tăng lên và đễ gây ra lạm phát

Tóm lại, nếu như thâm hụt ngân sách kéo dài thì trong mọi trường hợp vẫn làmtăng cung tiền và lạm phát xảy ra là một điều chắc chắn Một nguyên nhân nữa có thểgây ra lạm phát là tỷ giá hối đoái Khi ty giá tăng đồng bản tệ sẽ mat giá, khi đó tâm lýnhững nhà sản xuất trong nước muốn đây giá hàng lên tương ứng với mức tăng tỷ giáhối đoái Mặt khác khi tỷ giá hối đoái tăng, chi phí cho các nguyên vật liệu, hàng hóa

nhập khẩu sẽ tăng lên Do đó giá cả của các hàng hóa này tăng lên cao Đây chính là lạmphat do chi phí day

Bên cạnh đó các nguyên nhân liên quan đến chính sách của nha nước, chính sách

thuế, chính sách cơ câu không hợp lý, mất cân đối cung xảy ra lạm phát

1.4 Hậu quả và những biện pháp khắc phục

1.4.1 Tác dụng của lạm phát:

Lạm phát không phải lúc nào cũng xấu cả Một số nhà kinh tế lập luận rằng lạm

phát có thể thúc đây phát triển kinh tế theo những cách sau:

- Việc tài trợ lạm phát cho phép chính phủ quan lý phan tiền lớn hơn bang cáchthu hút các nguồn lực từ những lĩnh vực kém ưu tiên

- Chính phủ có thé sử dụng tín dụng dành cho lạm phát dé phân phối lại thu nhập,

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 11

Trang 13

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

từ người ăn lương để tiết kiệm ít đến nhà tư bản có tỷ lệ hình thành vốn sản xuất cao

- Các nhà kinh doanh thường được lợi từ lạm phát vì giá sản phẩm có xu hướngtăng nhanh hơn giá nguyên liệu đầu vào

- Lạm phát làm giảm lãi xuất thực tế và gánh nặng nợ nan thực tế đối với việc

mở rộng kinh doanh.

- Áp lực lạm phát đây nền kinh tế theo hướng đủ việc làm và sử dụng đầy đủ hơn

lao động và các nguồn lực khác

1.4.2 Hậu quả của lạm phát

Trong lĩnh vực kinh doanh: Trong điều kiện lạm phát ở mức độ cao, giá cả hànghóa bị tăng liên tục, điều này làm cho sản xuất gặp khó khăn Quy mô sản xuất khôngtăng hoặc bị giảm sút do nhu cau phải bồ sung vốn đầu tư liên tục Cơ cấu nền kinh tế

dé bị mat cân đối vì sẽ có xu hướng phát triển những ngành sản xuất ngắn hạn, thời gianthu hồi vốn nhanh Còn những ngành sản xuất có chu kì dài, thời gian thu hồi vốn chậm

sẽ có xu hương bị đình đốn, phá sản Vì vậy trong điều kiện có lạm phát, lĩnh vực thương

nghiệp thường phát triển mạnh Bên cạnh đó, việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

không còn chính xác vì thước đo của đồng tiền bị thu hẹp, công tác hạch toán chỉ còn là

hình thức.

Trong lĩnh vực thương mại: Người ta từ chối tiền giấy trong vai trò trung giantrao đổi đồng thời chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng, hàng hóa Day khỏi tay mình nhữngđồng tiền mắt giá Điều này càng làm cho lưu thông tiền tệ bị rối loạn Lạm phát xảy racòn là môi trường tốt dé những hiện tượng tiêu cực trong đời sống phát sinh như dau cơ,tích trữ gây cung- cầu hàng hóa giả tạo

Trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng: tín dụng cũng bị rơi vào khủng hoảng khi người

dân không an tâm đầu tư trong tình trạng lạm phát gia tăng Lạm phát làm sức mua của

đồng tiền bị giảm, lưu thông của tiền tệ diễn biến khác thường, tốc độ lưu thông của thị

trường tăng lên một cách đột biến hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạngkhủng hoảng do nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng

bị phá sản do mat khả năng thanh toán và thua lỗ trong kinh doanh dẫn đến hệ thống

tiền tệ bị rối loạn không thé kiểm soát nỗi

Trong lĩnh vực tài chính nhà nước: tuy mới đầu lạm phát mang lại thu nhập choNSNN qua cơ chế phân phối lại sản phẩm và thu nhập quốc dân nhưng do ảnh hưởng

nặng né của lạm phát mà những nguồn NSNN( chủ yếu là thuế) ngày càng bị giảm do

sản xuất bị sút kém, nhiều công ty, xí nghiệp bị phá sản, giải thé

Trong lĩnh vực đời sống xã hội: đại bộ phận tầng lớp sẽ rất khó khăn và chật vật

do phải chịu áp lực từ sự gia tăng của giá cả Giá trị thực tế của tiền lương giảm sút

nghiêm trọng dẫn đến trật tự an toàn xã hội bị phá hoại nặng nề

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 12

Trang 14

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

Như vậy lạm phát đã ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế xã hội vànhà nước phải cân bằng giữa nhu cầu khuyến khích tăng trưởng kinh tế và sự đòi hỏiphải kiểm soát được lạm phát

1.4.3 Những biện pháp khắc phục

Thời kì các nươc còn áp dụng ché độ lưu thông tiền kim loại tùy theo mức độ

mắt giá của tiền giấy mà sẽ áp một trong ba biện pháp:

> Biện pháp loại bỏ tiền giấy không bồi hoàn (Annulation)

> Biện pháp khôi phục ( Rest Ration).

> Biện pháp phá giá tiền tệ ( Devaluation)

Ngày nay trong thời đại lưu thông bất khả hoán, căn bênh lạm phát hầu như là

hiện tượng tất yếu ở các nước chỉ khác nhau ở mức độ cao, thấp Trải qua lịch sử lạm

phát hầu như chưa có ở nước nào có thể dập tắt hoàn toàn lạm phát mà vấn đề cần duy

trì lạm phát ở mức độ vừa phải Tuy nhiên, khi lạm phát tăng ở mức độ phi mã hoặc siêu

lạm phát thì lạm phát không còn được xem là công cụ điều tiết kinh tế nữa mà nhà nướccần áp dụng những biện pháp nhằm kiềm chế và đây lùi lạm phát sao cho thích ứngtrong từng giai đoạn, tình huống của nền kinh tế Nhìn chung, trong cơ chế thị trườngnhững giải pháp chống lạm phát là rất đa dạng, chúng ta có thể nêu lên một số giải pháp

cơ bản sau:

Biên pháp cơ bản chiến lược:

Nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn nham tạo độnglực cho sản xuất và lưu thông hang hóa phát triển Đây là tiền đề vững chắc dé ồn địnhlưu thông tiền tệ góp phần đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và suy thoái

Nhà nước cần xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý Phát triển ngành mũi nhọn xuất khẩu

Điều chỉnh cơ cấu kinh tế nhằm thúc đây các nhu cầu cơ bản của đời sống kinh tế xã hội

và việc làm của nhân dân lao động.

Nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước băng các công cụ vốn có như luật pháp,các công cụ tài chính, tiền tệ, giá ca dé tác động đến mọi mặt hoạt động của nền kinh

tế xã hội, do đó việc nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước được coi là biện pháp mang

tính chất chiến lược dé 6n định tiền tệ, tinh giảm biên chế và cải cách hành chính

1.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát

1.5.1 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế

Trong quan niệm của nhiều người, lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng

trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động Lạm phát bóp méo mức độ khan hiếmtương đối (phản ánh qua giá cả) của các nguồn lực sản xuất và do đó bóp méo các quyếtđịnh đầu tư và sự phân bố các nguồn lực khan hiếm nay Lam phát còn làm giảm mứckhấu trừ thực tế cho phép trong thuế doanh nghiệp đối với khấu hao tài sản có định và

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 13

Trang 15

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

làm tăng giá thuê tư bản, do đó làm giảm tích lũy vốn, dẫn đến giảm năng suất Hàmlượng thông tin liên quan đến biến động giá cả giảm đi kể cả trong thời kỳ lạm phát ônđịnh Như vậy, các nhà đầu tư thường có xu hướng mắc lỗi trong quyết định của mình

và chọn những “gói” yếu tố sản xuất không phải là tối ưu, làm giảm hiệu quả kinh tế và,

do đó, giảm năng suất

Tuy nhiên, không ít người lại lập luận rằng lạm phát ở một mức nhẹ lại có tác

dụng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Chang hạn, nhà kinh tế học nồi tiếng Tobin cho

rang lạm phat làm cho nhà đầu tư tái phân bổ danh mục dau tư của mình từ tiền sang

chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế và do đó làm tăng đầu tư và nâng cao năng suất

lao động Ông lập luận thêm răng “một chút lạm phát giúp bôi trơn nền kinh tế” vì nógiúp thị trường lao động điều chỉnh cho phù hợp Một số khác cũng chỉ ra rằng nhu cầutăng lên ồn định sẽ gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà thực ra lại làm tăng, chứ không

phải giảm, năng suất lao động và, do đó, tăng tốc độ tăng trưởng Vì thế, động thái nhằmđạt mức lạm phát băng 0 chắng qua là chính sách trả trước ngay bây giờ cho nhiều thiệt

hại hơn sau này.

Từ một khía cạnh khác, một số người cho rằng lạm phát có ảnh hưởng tiêu cựcđến tăng trưởng kinh tế nếu xét đến mối quan hệ giữa tính bat trac của lạm phát trongtương lai với tăng trưởng sản lượng Họ cho rằng tính bắt trắc của lạm phát càng cao thìtăng trưởng sản lượng càng thấp Sở di có điều này bởi vì nhà sản xuất khai thác triệt détính bat đối xứng về thông tin trên thị trường — thông tin có được của người tiêu dùng bịhạn chế so với nha sản xuất — dé tăng biên độ lợi nhuận, do đó làm tăng doanh thu kê cảcho những nhà sản xuất không that sự hiệu quả Việc phân bé các nguồn lực sản xuấttới những nhà sản xuất không hiệu quả như vậy sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng Nhưngngược lại với dòng lập luận này, một số nhà kinh tế chỉ ra rằng tính bắt trắc của lạm phátlại có tác động tích cực đến tăng trưởng, nhờ vào động thái tăng tiết kiệm đề phòng ngừalạm phát Họ cũng chỉ ra thêm rằng trên thực tế, quan hệ nhân quả giữa hai biến số này

là không nhất quán ở từng trường hợp nghiên cứu quốc gia

1.5.2 Sự đánh doi giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng và lạm phát là hai đỉnh có tầm quan trọng hàng đầu của tứ giác mụctiêu thuộc mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanhtoán có số dư) Nhưng đó là mục tiêu lý tưởng, rất khó có nước nào đạt được cùng mộtlúc, nên cần có sự lựa chọn ưu tiên, tuỳ hoàn cảnh của từng nước, trong từng giai đoạn,thậm chí trong từng thời gian ngắn Dé có thé hạn chế tới mức thấp nhất những tác hại

của lạm phát thì ta phải chấp nhận đánh đổi Trong những lĩnh vực phải chịu sự trả giá

và đánh đổi, thì trước hết và quan trọng nhất là phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế bịchậm lại so với mục tiêu đã đề ra Tăng trưởng kinh tế chậm lại dé tập trung ưu tiên

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 14

Trang 16

Kiềm chế lạm phát thì phải thắt chặt tiền tệ Nhưng đối với những lĩnh vực sản

xuất hàng hoá cho thị trường trong nước đề tăng cung hàng hoá cũng như sản xuất hàng

xuất khẩu thì không những không được that chặt, mà còn phải được bảo dam đủ vốn,

thậm chí còn được ưu tiên, vừa dé bảo đảm cho sự bền vững của tín dụng, vừa duy trìđược tốc độ tăng trưởng kinh tế

Vốn dau tư là yếu tô vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế Khi

kiềm chế lạm phát được ưu tiên thì phải cắt giảm đầu tư công (từ ngân sách nhà nước),kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước Muốn vậy, một mặt cần

chuyền dịch cơ cấu đầu tư, mặt khác cần nâng cao hiệu quả đầu tư

Chuyén dich cơ cấu dau tư trong điều kiện hiện nay là chuyền dịch trên các mặt:tăng nguồn vốn dau tư của khu vực ngồi nhà nước, nguồn vốn dau tư nước ngoài dé bù

cho phan cắt giảm nguồn vốn dau tư của khu vực nhà nước; tập trung đầu tư cho nhữngngành, lĩnh vực tạo ra sản phâm đang có giá nóng hoặc trong nước có lợi thế sản xuất,nhưng đã phải nhập khâu; đầu tư cho thiết bị kỹ thuật công nghệ tiêu hao ít nguyên nhiên

vật liệu.

Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng việc tập trung cho những công trình hoàn thànhsớm đưa vào hoạt động, giảm thiêu chi phí và thời gian giải phóng mặt bằng, giảm thiểulãng phí, thất thoát

1.5.3 Mối quan hệ phi tuyến tính giữa tăng trưởng và lạm phát

Tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư là một

tứ giác đẹp, tứ giác lý tưởng của mọi quốc gia Giữa các "đỉnh" của tứ giác này có mối

quan hệ khá chặt chẽ, đặc biệt là giữa tăng trưởng và lạm phát Tăng trưởng kinh tế cao

thì lạm phát thấp; khi thiểu phát hoặc lạm phát cao quá lại làm cho kinh tế tăng trưởng

thấp

Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định Tuy nhiênmức độ gắn kết như thé nào vẫn là van đề tranh cãi Một số nghiên cứu theo lỗi kinhnghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượtqua một ngưỡng nhất định Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phi

tuyến tính

Fischer (1993) là người đầu tiên nhiên cứu vấn đề này với kết luận, khi lạm pháttăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tôn tại , hoặc thậm trí mang tính đồng

biên, và lạm phát ở mức cao môi quan hệ này là nghịch biên Một sô các nhà Nhiên cứu

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 15

Trang 17

lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước công nghiệp khoảng 1-3%.Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan(2005) đã tập trung nghiên cứu xác địnhmức lạm phát tối ưu Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước

vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3.2%

Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng

tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng Thực tế 2005-2006 lạm phát thé giới gia tăng, ngoàinguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng

Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử

dụng lạm phát cao dé thúc day tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứukinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đây tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền

vững Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng “ bong bóng”.

Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là

dựa trên cơ sở giá cả ôn định ở mức thấp Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trongnên kinh tế thi trường, lạm phát ồn định thì tình dự báo được nâng cao Điều đó giup cácnhà đầu tư có thé xây dựng được các phương án dau tư hiệu quả Đối với người tiêudùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác dé thay thé dogiá tăng Tất cả điều đó đã góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế thưc chất Hiện naycác nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng Tuy nhiêncũng phải hiểu rằng, lạm phát ôn định chi là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, cònđiều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồnlực, vốn và công nghệ kỹ thuat

1.6 Mô hình đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trướng kinh tế

1.6.1 Đặt vấn đề

Lam phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng đến cácmặt kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh tế Vì

“lạm phát là một căn bệnh mãn tính, những lúc ngớt cơn chỉ là thời kỳ ủ bệnh và khi

phát cơn thì như một ngọn lửa bùng” (Maurice Flamant, 1992) nên việc 6n định và kiểm

soát lạm phát luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc điều

hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia

Trong những thập kỷ vừa qua, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là các

cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm tụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và khiến

SVTH: Bui Việt Nhật - Lớp KTH K57 Trang 16

Trang 18

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

lạm phát tăng cao ở nhiều nước Trong đó ở VN xuất hiện chu kỳ vòng xoáy “tăngtrưởng thấp - lạm phát cao” Do chính sách kỳ vọng quá mức về tăng trưởng cao mà lạmdụng yếu tổ tiền tệ đã khiến lạm phát hình thành ở mức cao, gây tác động ngược đối vớităng trưởng kinh tế Trong bối cảnh lạm phát liên tục biến động và ảnh hưởng đáng kếđến định hướng chính sách kinh tế vĩ mô như vậy, từ năm 2011, Chính phủ VN đã quantâm đến một chính sách tiền tệ mới - chính sách lạm phát mục tiêu mà theo đó duy trìmức lạm phát hợp lí và ôn định trở thành mục tiêu hàng dau của chính sách tiền tệ Chiến

lược thực hiện mục tiêu lạm phát là một quy trình phức tạp Trước hết, Ngân hàng Trung

ương phải xây dựng cho mình một điểm hoặc một khoảng mục tiêu lạm phát Trên thếgiới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh cho sự tổn tại của ngưỡng lạm phát đối với các

mẫu các nước khác nhau như Sarel (1996), Khan và Senhadji (2001), Drukker và cộng

sự (2005), Riêng ở VN chưa có nhiều tác gia thực hiện các nghiên cứu định lượng déxác định ngưỡng lạm phát, chính vì thế, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp địnhlượng nhằm tìm ra ngưỡng hiệu quả cho lạm phát, từ đó đề ra các chính sách kiểm soát

lạm phát và phát huy tính tương hỗ trong mối quan hệ này, không đề lạm phát trở thành

yêu tố bat lợi cho nền kinh tế

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp tự hồi quy với bảng số liệu của 17 nước

Albania, Armenia, Brazil, Chile, Colombia, Ghana, Guatemala, Hungary, Indonesia,

Israel, Mexico, Peru, Philippines, Romania, Thailand, Turkey va VN tir năm 2000 dén

2012 được thu thập từ nguồn số liệu của World Bank từ năm 2000 đến 2012 nhằm tìm

ra môi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát Với kỹ thuật sử dụng biến gia chomỗi quốc gia, em áp dụng kết quả hồi quy thu được giải thích cho trường hop VN

1.6.2 Cơ sở lý thuyết về mỗi quan hệ giữa lam phát va tăng trưởng kinh tế

- Các tác động tích cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế

Thứ nhất, lạm phát có thê tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua

kênh tiết kiệm và đầu tư Sidrauski (1967) nhắn mạnh lạm phát thấp ở mức hợp lí sẽ làmđầu tư trở nên hấp dẫn hơn là nắm giữ tiền mặt vì việc nắm giữ tiền mặt làm giảm giátrị của nó nhanh hơn so với đầu tư Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát luôn có độ trễ thời

gian giữa tăng giá sản phẩm đầu ra và tăng giá chỉ phí đầu vào biểu hiện ở độ trễ về tăngtiền lương Tobin (1972) nhận định lạm phát vừa phải như là chất bôi trơn của nền kinh

tế (grease effect), lam phát giúp các nhà sản xuất có thé giảm chi phí thực sự dé muađầu vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích họ mở rộng quy mô

sản xuất

Thứ hai, lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng thông qua tác động

kích cầu Lạm phát tạo ra tâm lý giá tăng nên mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiềuhơn hoặc mua hàng hóa tích trữ, do đó làm gia tăng tong cầu Bên cạnh đó, lạm phát

Trang 19

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

thường kéo theo việc phá giá của đồng nội tệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

và có xu hướng lam tăng xuất khâu ròng Cầu xuất khẩu tăng kích thích tăng cầu hànghóa, dịch vụ trong nước - nguôn cho xuất khẩu Trong lý thuyết tổng cầu của Keynes,một nền kinh tế chịu tác động của cả hai nhân tố tong cung và tổng cầu Song, nhân tốquyết định trực tiếp đến sản lượng và việc làm là tong cầu Tuy nhiên, tổng cầu thường

thấp hơn tổng cung do khuynh hướng tiết kiệm trong sử dụng thu nhập, đó là nguyên

nhân của khủng hoảng kinh tế Để đảm bảo tăng trưởng cần có sự can thiệp của Nhà

nước thông qua các chính sách như mở rộng chính sách tài khóa, tiền tệ nham nâng caotổng cầu, trong đó việc giảm lãi suất sẽ tạo ra lạm phát, từ đó kích thích mọi người sử

dụng tiền mặt dé tiêu dùng, đầu tư kinh doanh

Thứ ba, nhà nước có thé thông qua việc gia tăng cung tiền dé tăng cường pháttriển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, Việc đầu tư

xây dựng thêm trường học, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, tăng lương cho cán bộ nhân

viên, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,trình độ khoa học - công nghệ, đáp ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các yêucau phát triển kinh tế

- Các tác động tiêu cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế

Thứ nhất, lạm phát làm biến đổi giá tương đối và phân bổ sai các nguồn lực.Fischer (1993) cho rằng lạm phát làm sai lệch trong việc phân phối các nguồn tài nguyên

do những thay đổi bat lợi đối với giá cả tương quan Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát,giá của các hàng hóa thay đồi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay đồi,các quyết định của người tiêu dùng bị biến dang và thị trường mat kha năng phân bổnguồn lực hiệu quả

Thứ hai, lạm phát làm suy giảm đầu tư - hoạt động nguồn, đầu vào của nền kinh

tế Tính không chắc chắn trong sự biến động của lạm phát chính là nguyên nhân làm suy

giảm đầu tư trong dai hạn Vì các nhà đầu tư không thé tính toán chính xác lãi suất thựcthu được từ hoạt động đầu tư nên họ không dám liều lĩnh đầu tư nhiều, đặc biệt vào các

dự án dài hạn Fischer (1993) xây dựng lược đồ nhằm xác định “kênh truyền tải” từ thực

thi chính sách kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng như sau: lạm phát tăng — đầu tư suy giảm

— tỷ lệ tăng năng suất suy giảm —> tăng trưởng kinh tế suy giảm Theo Choi và đồng

sự (1996), Azariadas và Smith (1996), nếu lạm phát tăng cao sẽ làm giảm mức lãi suấtthực tế mà người đi vay phải trả cho người cho vay, thậm chí âm Tình huống đó dẫn tới

có nhiều người muốn trở thành người di vay hơn là người tiết kiệm, do đó tạo ra sự mat

cân bằng trong thị trường vốn và tín dụng Bên cạnh đó, lạm phát cao còn làm biến dạngthuế (Romer, 2001) làm suy giảm động cơ tiết kiệm của các chủ thể gửi tiền mà tiếtkiệm lại là nguồn của dau tư Lam phát cao còn gây ra “chi phí mòn giày”, “chi phí thực

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 18

Trang 20

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

99 66.

đơn”, “nhằm lẫn va bat tiện”

Thứ ba, lạm phát có thé tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông quanhững thay đổi trong chính sách tỷ giá Bởi lạm phát thường kéo theo việc nâng tỷ giálàm tăng chi phí nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và Chính phủ

có nợ vay nước ngoài, từ đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp và Chính phủ.

Đối với một số nền kinh tế mở nhưng tỷ giá hối đoái không hoàn toàn linh hoạt, lạm

phát có thé làm thâm hut cán cân thương mai Khả năng cạnh tranh của một quốc gia cólạm phát cao sẽ bị xóa mòn bởi sự tuân thủ tỷ giá danh nghĩa cố định (Hossain và

Chowhury, 1996).

- Nghiên cứu của Sarel năm 1996 về “Tác động phi tuyến tính của lạm phát đốivới tăng trưởng kinh tế”

Thu tục ước tính ngưỡng lạm phát của Sarel, về cơ bản là chạy một loạt các hồi

quy OLS với các giá trị ngưỡng * khác nhau và tìm kiếm giá trị ngưỡng của lạm pháttại lần hồi quy tối đa hóa hệ số xác định R2 (R-squared) hoặc tối thiểu chỉ số sai số bình

phương trung bình (Root Mean Square Error - RMSE) Phương trình Sarel được xác định như sau:

Ay=ơ+BI1.x+0.X +€ nếu ø< m*

Ay=œ+1.x+ B2.(m— x*) + 0.X + € nếu x> ø* (1)Trong đó: Ay là tăng trưởng kinh tế, z là tỷ lệ lạm phát, x* là ngưỡng lạm phát,

X là véc-tơ của tat cả các biến giải thích khác và 0 là véc-tơ tham số tương ứng, € là sai

số ngẫu nhiên, với E[C]=0 và var[C]=ø2 Hệ số j2 chỉ ra sự khác biệt trong các tác độngcủa lạm phát đối với tăng trưởng giữa hai phía ngưỡng Sarel sử dụng kiểm định t kiếmđịnh j2 dé kiểm tra xem ngưỡng tìm được có ý nghĩa thống kê hay không Khi lạm phát

nhỏ hơn hoặc bằng với ngưỡng thì tác động của lạm phát đến tăng trưởng được thể hiện

qua hệ số B1 Khi lam phát cao hơn ngưỡng thì tổng B1+⁄2 sẽ đại diện cho các tác động

của lạm phát lên tăng trưởng.

Sử dụng dữ liệu của 87 quốc gia, Sarel thấy rằng 8% là ngưỡng thích hợp của

lạm phát Dưới ngưỡng này lạm phát ảnh hưởng không đáng ké, thậm chí là tích cực,trong khi đó, nếu lạm phát trên ngưỡng này, nó có ảnh hưởng tiêu cực đáng kê đến tăngtrưởng kinh tế

- Nghiên cứu của Khan và Senhadji năm 2001 “Tác động của ngưỡng lạm phát

trong mối quan hệ giữa lạm phát va tăng trưởng kinh tế”

Đề kiểm định sự tồn tại của tác động ngưỡng lạm phát đến tăng trưởng, Khan vàSenhadji (2001) sử dụng phương pháp kinh tế lượng để ước tính ngưỡng mà trước đó đã

được phát triển bởi Chan và Tsay (1998) và E Hansen (1999) Mô hình cụ thé nhu sau:

dlog(yit) = y0 + wi + pt + y1.(1 — dit) {log(ait) — log(a*)} + y2.dit {log(ait) —

SVTH: Bùi Việt Nhật — Lép KTH K57 Trang 19

Trang 21

Chuyên Đề T, hực Tập GVHD: PGS.TS Đỉnh Thiện Đức

log(x*)} + B.X + eit (dùng cho quốc gia i trong thời giant) (2)

Trong đó: dlog(yit) là tốc độ tăng trưởng GDP thực, pi là tác động có định, ut làtác động thời gian, zit là tỷ lệ lạm phát, x* là ngưỡng lạm phát, dit là biến giả (nhận giátrị 1 khi xit >x* và nhận giá trị 0 khi it<x*), X là véc-tơ các biến giải thích gồm tôngvốn đầu tư trên GDP (igdp), tốc độ tăng trưởng dân số (dlog(pop)), logarit của thu nhập

bình quân đầu người ban đầu (log(ly0)), tốc độ tăng trưởng của tỷ giá thương mai(dlog(tot)) và độ lệch chuẩn của tỷ giá thương mại (otot), eit là sai số ngẫu nhiên

Theo mô hình (2), ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng GDP được biéu thịbởi y1 trong thời gian mà lạm phát là thấp hơn hoặc bằng ngưỡng và y2 trong thời gian

tỷ lệ lam phát cao hơn ngưỡng Tuy nhiên, việc sử dụng biến đổi dạng logarit yêu cầu

loại bỏ những quan sát có giá tri lạm phát âm Với mô hình được lựa chọn, phương trình

cơ bản (2) được ước lượng lặp lại với các giá trị khác nhau của m* Chan (1993) và

Hansen (1999) đề xuất ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, ngưỡnglạm phát được chọn sẽ là giá trị x* tương ứng với ước lượng cho ra giá tri RSS nhỏ nhất.Sau khi tìm được giá trị của ngưỡng thì tiến hành kiểm định ngưỡng với các giả thiết:

HO: yI= y2 và HI: y1zy2.

Khan và Senhadji (2001) phân tích ngưỡng tác động giữa lạm phat và tăng trưởng

bằng việc sử dụng tập hop dữ liệu bao gồm 140 quốc gia từ giai đoạn 1960-1998 Kếtquả thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại của một ngưỡng mà ngoài mức này, lạm phátgây ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng Ngược lại, đưới ngưỡng lạm phát không cótác động hoặc tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Kết quả cũng chỉ ra rằng ngưỡngnày thì nhỏ cho các nước phát triển (1%-3%), được so sánh với các nước đang phát triển

(tương ứng 11%-12%)

1.6.3 Phương pháp nghiên cứu

Dé ước lượng mô hình xác định mối quan hệ phụ thuộc của tăng trưởng kinh tế

vào lạm phát, bài nghiên cứu sử dụng bảng dữ liệu cân bằng của 17 quốc gia đang pháttriển từ năm 2000 đến 2012 với tổng số 221 quan sát Nhóm nghiên cứu chon 17 nước

này dé nghiên cứu và áp dụng cho trường hợp VN vì những lý do sau: Thứ nhất, các

quốc gia này đều đang theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu (Hammond, Roger, IMF,

2011) Đề thực hiện tốt chính sách lạm phát mục tiêu, Ngân hàng Trung ương phải xácđịnh một mức lạm phát mục tiêu cụ thể trong giai đoạn trước mắt (ví dụ 7% hay 8%)bằng cách đưa ra những công thức, mô hình tính toán cụ thể Bài nghiên cứu này nhằmmục đích góp phần xác định ngưỡng lạm phát làm cơ sở cho việc đưa ra mức lạm phát

mục tiêu cho các nước đang theo đuôi chính sách này Thứ hai, so với nhóm nước phát

triển, ngưỡng lạm phát tối ưu đối với nhóm nước đang phát triển ở mức cao hơn Do

vậy, trong tổng số 28 quốc gia đang áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu, nhóm nghiên

SVTH: Bui Việt Nhật - Lớp KTH K57 Trang 20

Trang 22

tiềm năng chưa khai thắc hết Hơn nữa, do lịch sử lâu đài của lạm phát khiến các nước

dang phát triển chấp nhận hệ thống chỉ số hóa rộng rãi dé phủ nhận phan nào tác động

tiêu cực của lạm phát Thứ ba, lạm phát ở 17 quốc gia này có sự tương đồng với nhau

Theo xếp hạng “Highest Inflation: Countries” của Bloomberg năm 2012, 17 các quốcgia trên đều nam trong danh sách các nước có lạm phát cao nhất

Trong nghiên cứu này, em sẽ xem xét “đặc điểm riêng biệt” của từng quốc gia theokhông gian, tức là dé cho tung độ gốc thay đổi theo từng quốc gia nhưng vẫn giả định rằng

các hệ số độ dốc là hằng số đối với các quốc gia Dựa trên hai nghiên cứu của Sarel (1996)

và nghiên cứu cua Khan và Senhadji (2001), em sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu

bảng theo các mô hình các ảnh hưởng cố định với biến phụ thuộc là tốc độ tăng trưởng GDP

thực (GDP) trong cả hai mô hình sau:

Mô hình hồi quy tổng quát 1:

GDP = C + BI.INF + B2.D.(TNF — INF*) + B3.IGDP + B4.INV + B5.POP +

ÿ6.TOT + B7.AL + B8.AR + B9.BR + B10.CH + B11.CO + B12 GH + B13.GU + B14.HU + B15.IN + B16.IS + B17.ME + B18.PE + B19.PH + B20.RO + B21.TH +

B22.TU + € (3)

Mô hình hôi quy tông quát 2:

GDP = C + B1.(1 - D).{fINE) — In(INF*)} + B2.D.{fINF) — InqNF*)} + ÿ3.IGDP + B4.INV + BS.POP + B6.TOT + B7.AL + B8.AR + B9.BR + B10 CH + B11.CO + B12.GH + B13.GU + B14.HU + B15.IN + B16.1S + B17.ME + B18.PE +

B19.PH + B20.RO + B21 TH + B22.TU +e (4)

Với fINF)=INF — 1 nếu INF<I và bằng In(INF) nếu INF>1

D là biến giả, nhận giá trị bằng 0 nếu INF< INF* và bang 1 nếu INF>INF*

C: tiêu biểu cho tung độ gốc của VN và các Bi với i=7,8,9, , 22 là các hệ số

tung độ gốc khác biệt cho ta biết các tung độ sốc của Albania, Armenia, Brazil, Chile,

Colombia, Ghana, Guatemala, Hungary, Indonesia, Israel, Mexico, Peru, Philippines,

Romania, Thailand, Turkey khác biệt như thé nào so với tung độ gốc của VN

Bảng 1.1: Mô phỏng các biến độc lập trong hai mô hình nghiên cứu

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 21

Trang 23

Chuyên Dé Thực Tập GVHD: PGS.TS Dinh Thiện Đức

= Ý nghĩ Kỳ vọng

INF Ty lệ lam phat INF +/- khi

J INF 4>

INF* Ngudng lạm phat INF*

GDP binh quan dau người ban đầu được biểu thị dưới dạng

IGDP : oe

logarit tự nhiễn

INV Tỗng vỗn dau tư trên GDP + POP Tốc độ tang trưởng dan số = TOT Tốc độ tang trưởng của tỷ giả thương mại +

AL AL=1 néu quan sat thuộc về Albania, ngược lại bằng 0

AR AR=1 nếu quan sắt thuộc về Armenia, ngược lai bằng 0

BR BR=1 nếu quan sắt thuộc về Brazil, ngược lại bang 0 GH_ CH=1 nếu quan sat thudc về Chile, ngược lại bằng 0

co CO=1 nếu quan sắt thuộc vẽ Colombia, ngược lại bang 0

GH GH=1 nếu quan sắt thuộc về Ghana, ngược lại bang 0

GU GU=1 nếu quan sắt thuộc về Guatemala, ngược lại bằng ũ

HU HU=1 nếu quan sat thuộc vẽ Hungary, ngược lại bằng 0

IN IN=1 nếu quan sắt thuộc về Indonesia, ngược lại bang 0

IS I5=1 néu quan sat thuộc về Israel, ngược lại bằng 0

ME ME=1 néu quan sat thuộc về Mexico, ngược lai bang 0

PE PE=1 néu quan sat thuộc về Peru, ngược lại bang 0

PH PH=1 néu quan sat thuộc về Philippines, ngược lại bang 0

RO RO=1 nếu quan sắt thuộc vẽ Romania, ngược lại bang 0

TH TH=1 néu quan sat thuộc về Thailand, ngược lại bang 0

TU TU=1 néu quan sat thuộc về Turkey, ngược lại bằng ũ

INE: Lạm phát là một yêu tô có cả tác động tích cực lần tiêu cực đên nên kinh tê.

Khi ở mức độ vừa phải hợp lí, lạm phát thê hiện các tác động tích cực đên tăng trưởng

và khi lên đên những mức độ cao, nó trở thành nhân tô gây nguy hại cho nên kinh tê.

Nhiêu mô hình hôi quy tăng trưởng trước đây đã sử dụng lạm phát như một biên giải thích quan trọng như Katsushi S Imai va đông sự (2012), Grigor R Sargsyan (2005),

IGDP: GDP bình quân dau người ban dau được tính toán băng cách lây logarit

cơ sô tự nhiên giá trị GDP quá khứ Được Katsushi S Imai và cộng sự (2012), Khan và Senhadji (2001), sử dụng trong nghiên cứu của minh GDP bình quân dau người đạt được trong quá khứ là cơ sở tài chính cho các hoạt động tiêu dùng, dau tu, chi tiêu Chính

phủ, xuât - nhập khâu, đặt nên tảng cho sự tăng trưởng kinh tê trong hiện tại.

INV: Tông vôn đâu tư trên GDP được tính toán băng cách chia tông vôn đâu tư cho GDP Đây là nhân tô mà Anderson, Dennis (1990), Muhammad S Anwer và R.K Sampath (1999) đã từng sử dung trong nghiên cứu liên quan Như Sala-i-Martin (2002)

dé cập, những quôc gia mà đâu tư nhiêu hơn có xu hướng phát trên nhanh hơn các nước

mà tiêt kiệm và đâu tư ít hơn Đâu tư có hai tác động quan trọng đên nên kinh tê Trong ngăn hạn, những thay đôi lớn trong dau tư ảnh hưởng đên tông câu, qua đó tác động đên sản lượng và việc làm Trong dài hạn, dau tư tạo ra tích lũy von, phát triên khoa học,

công nghệ, làm tăng sản lượng tiêm năng và tăng trưởng kinh tê.

POP: Được sử dụng trong nghiên cứu của Minh Quang Dao (2012), Drukker và

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 22

Trang 24

Chuyên Dé Thực Tập GVHD: PGS.TS Dinh Thiện Đức

cộng sự (2005) Tốc độ tăng trưởng dân số cao có thé gây khó khăn cho các nước dénâng cao mức sống bởi, đồng thời đặt ra thách thức cho các quốc gia phải tiêu dùngnguồn lực để quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, tệ nạn xã hội, thay vì dùngcho các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất Trong mô hình tăng trưởng của Harrod -Domar, tăng trưởng dân số gây áp lực cho nền kinh tế sử dụng nguồn tiết kiệm khan

hiếm để mở rộng đầu tư hơn là tập trung đầu tư theo chiều sâu Kinh nghiệm gần đâycho thấy rằng sự sụt giảm tỷ lệ sinh ở các nước đang phát triển khu vực châu Á và Mỹ -

Latinh làm tăng tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh tế cao hơn do tăng tiết kiệm và đầu

tư vào cả vốn vật chất và con người

TOT: Tỷ giá thương mại là nhân tố được sử dụng trong nhiều mô hình nghiên

cứu trước đây như Drukker và cộng sự (2005), Pypko Sergii (2009), Ty giá thương

mại biéu thị mối quan hệ tỷ lệ giữa giá hàng xuất khâu với giá hàng nhập khẩu của quốc

gia Biến động của tỷ giá thương mai phan ánh thay đối thu nhập của quốc gia tính theo

hàng hóa nhập khâu Khi tỷ giá thương mại giảm, đồng nghĩa với thu nhập quốc gia

giảm, nghĩa là cùng một đơn vị hàng xuất khâu như trước chỉ mua được một lượng hàng

nhập khâu ít hơn Hans Singer (1950) cho rằng ở các nước đang phát triển, thu nhập

thường phụ thuộc vào doanh thu xuất khẩu và tới lượt đầu tư lại phụ thuộc vào nguồn

thu nhập này.

16.4 Kết quả nghiên cứu

1.6.4.1 Kết quả thống kê mô tả (Bảng 2)

Bảng 1.2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Bién S5ốquansáảt Nhỏ nhất Lớn nhất Bỉnhquẫn Độ lễch chuẩn

GDP 221 -0.141500 0.374849 0.046998 4.073267

INF 221 0.017103 0.549154 0.068869 7.859348

IGDP 221 6.087401 10.011138 8.044808 0.960786

INV 221 0.130529 0.408711 0.232152 5.127528POP 221 0.014970 0.026423 0.070629 0.925767TOT 274 0.338781 0.432904 0.011364 7.574105

1.6.4.2 Kết qua phân tích mô hình hồi quy

- Theo mô hình hồi quy tổng quát 1

Bài nghiên cứu được sử dụng phần mềm Eviews7 dé chạy mô hình hồi quy tổngquát 1 Bước đầu tiên là kiểm tra sự tồn tại của tác động ngưỡng trong mối quan hệ giữa

tăng trưởng GDP thực va lạm phát Bài nghiên cứu ước lượng mô hình 1 và tính toán

các hệ số xác định R2 tương ứng với các giá trị INF* chạy từ 1 đến 54% vì lạm phát củacác quốc gia nghiên cứu biến động trong khoảng này Kết quả được thể hiện tóm tắt

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 23

Trang 25

Chuyên Dé Thực Tập GVHD: PGS.TS Dinh Thiện Đức

D(INF-INF*) -0.18 0.16 -1.09 0.27

INF 0.15 0.11 1.35 0.17 10% 0.395702

D(INF-INF*) = -0.26 0.13 -1.96 0.05 INF 0.14 0.11 1.33 0.18

11% 0.395943

D(INFINF*) -0.25 0.13 -1.98 0.04

INF 0.13 0.10 1.28 0.20 12% 0.395663

D(INF-INF*) -0.22 0.12 -1.70 0.09

INF 0.03 0.07 0.49 0.61 21% 0.390009

D(INFANF*) -0.18 0.13 ~1.41 ñ15

INF -0.00 0.06 -0.10 ũ.81

27% 0.356461

D(INFANF*) = -0.13 0.14 -1.31 0.36 INF -0.02 0.06 -0.42 0.67

33% 0.365321

D(INFANF*) -0.12 0.17 -0.68 0.49 INF -0.02 0.05 -0.40 0.68

39% 0.366000

D(INFANF*) -0.19 0.24 -0.82 0.40 INF -0.03 0.04 -0.66 0.50 46% 0.356936

D(INFANF*) = -0.37 0.37 -0.99 0.32 INF -0.05 0.04 -1.27 0.20

54% 0.383878

D(INFANF*) = -0.15 4.36 -103 0.97

Qua các kết qua hồi quy theo các giá trị ngưỡng INF* khác nhau, ta thấy hệ số

xác định R2 đạt giá trị lớn nhất tại INF*=11% và có ý nghĩa thống kê do p-value[D.(INF-INF*]<0.05 Thực hiện hồi quy tăng trưởng GDP thực theo tat cả các biến tạimức ngưỡng INF*=11%, kết quả cho thấy tăng trưởng GDP thực có mối tương quanmật thiết với biến D.(INF-INE*), IGDP và INV với các giá trị p<0.05 đảm bảo độ tincậy của các hệ số Bên cạnh đó, các trị số t >2 càng củng cô thêm ý nghĩa của các kếtquả ước lượng được Các hệ số hồi quy của các biến còn lại gồm INF, POP, TOT có giá

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 24

Trang 26

Chuyên Dé Thực Tập GVHD: PGS.TS Dinh Thiện Đức

trị p>0.05 nên đều không có ý nghĩa thống kê Dé tiếp tục làm vững chắc thêm cho kếtquả hồi quy, nhóm nghiên cứu tiễn hành kiểm tra sự cần thiết của các bién xem các biếnINF, POP, TOT Các giá trị p của các kiểm định thừa biến đều >0.05, cho thay các biếntrên đều là biến thừa Do vậy, nhóm nghiên cứu loại INF, POP, TOT khỏi mô hình và

chạy lại mô hình với các biên còn lại, kêt quả ở bảng 4.

Bảng 1.4: Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lạm phát 11%

25.7 9766

7.665525

35.7262 23.3ã445 18.38755 10.16423 19.47391 13.56134 2724639

" a i

Sai sũ chuan 9.516149 0.044617 1.595673 0.079172 2.729501 2.008322 4013752 4.499535 3.391661 1.446916 2.904321

4.903410 1.827401 6.070941

4.509395

3.114640 2.083058 3.604923 2.746369 4.529415

Giả trị †

5.192689 -2.060635 -5.623170 6.613910 5200007 6.735471 5.709431 5.703700 5.660488 1.442365 5.317852

5.261170

4.194769

5.894082 a.318773 5.906417 4.879475 5.402033 4.937020 6.015870

Gia tri p

0.0000 0.0406 0.0000 0.0000 0.0002 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.1508 0.0000

0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

Dé dam bảo tinh dung dan của các két quả ước lượng, nhóm nghiên cứu tiên hành

các kiêm định sau hôi quy Trong kiêm tra đa cộng tuyên, các trỊ sô tương quan giữa các

biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 nên kết luận không có hiện tượng đa cộng tuyến Mặt khác,

đồ thị biến thiên của phan dư cho thấy biến đổi của phan dư không có tính hệ thống,

phương pháp này giúp ta có thé nhận định phương sai nhiễu không thay đổi Sử dụng

kiểm định Durbin - Watson theo kinh nghiệm với 1<d=2.204924<3, do đó không có tự

tương quan của nhiêu.

Trang 27

- Theo mô hình hồi quy tổng quát 2

Sử dụng cùng bộ dữ liệu đã chạy hồi quy theo mô hình 1, em sử dụng phần mềmEviews7 dé chạy mô hình hồi quy tổng quát 2 Vi Hansen (1999) đề xuất giá trị ngưỡng

phù hợp được chọn tương ứng với mô hình có RSS nhỏ nhất, giới hạn phạm vi khảo sát

tìm ngưỡng không xem xét giá trị ngưỡng mà tại đó có quá ít quan sát Thêm vào đó,

Hansen (2000) đề nghị tìm ngưỡng lạm phát mục tiêu trong phạm vi mà chúng ta kỳ

vọng, do vậy nhóm nghiên cứu sẽ ước lượng mô hình 2 và tính toán các trị số RSS tươngứng với các giá trị INF* khác nhau trong phạm vi kỳ vọng của INF* từ 1% đến 15%

Hồi quy mô hình 2 theo các giá trị INF* khác nhau tìm được RSS đạt giá trị nhỏnhất tại INF*=12% Dé đảm bảo ngưỡng tìm được này có ý nghĩa thống kê, trước khiđưa ra kết luận ngưỡng lạm phát là 12%, nhóm nghiên cứu tiễn hành kiểm định sự tồntại của ngưỡng với giả thiết: HO: BI=B2 và HI: B1Z2 Kết quả kiêm định Wald chothay các giá tri p đều <0.05 nên ta bác bỏ giả thiết Ho: B1=B2 Như vậy, thực hiện hồiquy theo mô hình 2, nhóm nghiên cứu tìm được ngưỡng lạm phát là 12% Kết quả hồiquy tăng trưởng GDP thực với đầy đủ các biến độc lập tại ngưỡng 12% cho thấy cácbiến D.{f(INF)-In(INF*)}, IGDP va INV có ý nghĩa thống kê với các giá tri p đều <0.05,đồng thời các trị số t đều >2 Các biến còn lại do giá trị p>0.05 nên không có ý nghĩa

thống kê Dé đảm bao độ tin cậy cao cho các kết quả hồi quy, nhóm nghiên cứu tiến

hành kiểm tra sự cần thiết của các biến (1-D).{f(INF)-In(INF*)}, POP, TOT Kết qua

các kiểm định biến thừa cho thấy các trị số p của kiểm định thừa biến đều>0.05, do vậy

nhóm nghiên cứu loại các biến trên khỏi mô hình

Trước khi kết luận mô hình tông quát cuối cùng, em kiểm tra xem giữa các biến

độc lập trên có quan hệ tuyến tính với nhau hay không Kết quả cho thấy các trị số giữa

các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 nên không xảy ra sự tương quan giữa các biến độc lập

Sử dụng phương pháp đồ thị dé kiểm định phương sai nhiễu thay đôi, đồ thị biến thiêncủa phần dư cho thấy các giá trị của phần dư dao động trong một khoảng xác định, do

vậy theo nhóm nghiên cứu mô hình không có phương sai nhiễu thay đổi Sử dụng

Durbin-Watson kinh nghiệm với 1<d=2.206215<3 nên kết luận không có hiện tượng tự

tương quan của nhiễu.

Như vậy, tiễn hành các thủ tục xác định ngưỡng lạm phát theo mô hình hồi quy

SVTH: Bui Việt Nhật - Lớp KTH K57 Trang 26

Trang 28

Chuyên Dé Thực Tập GVHD: PGS.TS Dinh Thiện Đức

tổng quát 2, em tìm được ngưỡng lạm phát có ý nghĩa thống kê tại mức 12% Khi lạmphát dưới ngưỡng 12%, tác động của lam phát đến tăng trưởng kinh tế là không đáng ké

do

p-value [ (1-D).{f(INF)In(INF*) }]=0.2900>0.05 Với các giá tri lạm phát trên

ngưỡng 12%, hệ số góc của D.{f(INF)-In(INF*)} đạt -2.234077 và giá trị

p=0.0488<0.05 chứng tỏ khi lạm phát cao hơn ngưỡng sẽ gây tác động tiêu cực đáng kéđến tăng trưởng kinh tế

Bang 1.5: Kết quả kiểm định ngưỡng lạm phát

ae pin Hệsế Saigo GIÁ Giá nọ

nhát : chuẩn trit trịp

(1-D){fNFHn[NF*} 132 086 137 016 1% 260.804

D.ff[INF}-In(INF*]} O56 D47 -117 023

(LD)ffNFHnINF} 037 052 071 047 3% 2275.338

D.ffINF}In(INF*ÿ 312 133 -233 0.02 tey (FDMHUNEHnIN) 034 035 097 033 „20

D.ff(INF}In(INF*)} -333 142 -233 0.02

Bảng 1.6: Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lạm phát 12%

Trang 29

Chuyên Dé Thực Tập

Biến+

D.{f{INF)Hn(INF*]}

IGDP

INV

AL AR

BR

CH co

GH

GU

HU IN

IS ME

PE

PH RO

TH

TU

Hệ số4165507

-2.234077 -8.271040

0.538730 14.11071

13.45670

22.2248

25.21462 19.13246

2.166505

15.35758

25.B8207

7.569385 35.64992 23.07456

16.30871

10.09396 19.40984

13.4786

2705684

GVHD: PGS.TS Dinh Thiện Đức

Sai số chuẩn9.595146

1.127219

1.597318

0.079251

2.726302 2.007490

4013467

4 438041 3.390730

1.450916

2.903605

4 802544 1.826876

6.071025

4 508634 3.113851 2.053823 3.607047

6.797749 5.171975

6.703248

5.686474

5.660195 5.642580

1.493195

2.260777

5.230198 4154285

5.672142 5.295298 5.679763 4.643962 5.361088

4.908950

5.985719

1.6.4.3 Thao luận kết quả hồi quy đổi với trường hợp VN

Theo mô hình hồi quy tổng quát 1:

Giả trị p0.0000

0.0488 0.0000

0.0000

0.0000 0.0000

0.0000

0.0000 0.0000

0.1370

0.0000

0.0000

0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

0.0000

0.0000

GDP = 49.72597 — 0.091939D(INE-INE*) — 9.293041IGDP + 0.539471INV + 14.19342AL + 13.52699AR + 22.91624BR + 25.32348CH + 19.2255CO +

2.086982GH + 15.44504GU + 25.79768HU + 7.665525IN + 35.78262IS +

23.98445ME + 18.39755PE + 10.16423PH + 19.47391RO + 13.56134TH +

27.24839TU + e (5)

với INF*=11%, D=1 nếu INF>11% và bằng 0 trong các trường hợp còn lại.

Theo mô hình hồi quy tổng quát 2:

Trang 30

với INF*=12%, D=1 nếu INF>12% va bằng 0 trong các trường hợp còn lại.

So sánh kết quả hôi quy sau cùng theo hai mô hình 1 và 2, ta nhận thay ngưỡnglạm phát, hệ số chặn và các hệ số góc của các biến giải thích không có sự chênh lệchnhiều Khi lạm phát trên ngưỡng tối ưu thì tác động tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng

Ngược lại, khi lạm phát dưới ngưỡng thì tác động này là không rõ ràng Trong cả hai

mô hình 1 và 2, giá trị tung độ gốc của VN đều nhỏ hơn hau hết các nước do hệ số hồiquy của các biến giả đại diện cho các quốc gia khác đều dương Điều này có nghĩa làtrong điều kiện các yếu tố khác không đối, với cùng một mức lạm phát, tăng trưởng kinh

tế của VN yếu hơn các nước khác Lí do có thê là bởi các “đặc điểm riêng biệt” của mỗiquốc gia

Thứ nhất, do chính sách quản lý của mỗi quốc gia khác nhau, trong đó có chínhsách tỷ giá hối đoái Ở VN, việc theo dudi chính sách 6n định tỷ giá đồng tiền trong bốicảnh lạm phát làm thâm hụt cán cân thương mại Tuy Ngân hàng Nhà nước vẫn công bố

VN theo đuôi chế độ ty giá thả nổi có quản lý nhưng chế độ tỷ giá thực tế lại là chế độ

neo tỷ giá với đồng đô la Mỹ với mức độ biến động khá nhỏ (Phạm Thị Hoàng Anh,2013) Vì vậy, khi đòng vốn nước ngoài chuyên về VN nhiều gây áp lực tăng giá nội tệ

so với ngoại tệ thì Ngân hàng Nhà nước sẽ mua vào ngoại tệ, từ đó tăng nội tệ vào lưu

thông, gây nguy cơ lạm phát cho nền kinh tế Hạn chế của việc neo tỷ giá với đô la Mỹ

thể hiện ở hình 1, khi mà tỷ giá thực biến động mạnh (đặc biệt là từ năm 2003 đến năm2009) thì ty giá danh nghĩa ít biến động qua các năm, làm giảm sức cạnh tranh của cácdoanh nghiệp xuất khâu của VN và tăng cầu hàng nhập khẩu Các nước khác nhưTurkey, Albania lại áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi tự do, Indonesia áp dụng chế độ tỷ giáthả nồi có quản lý

Thứ hai, do hiệu quả kinh tế ở mỗi nước khác nhau, trong đó em đề cập đến hiệuqua của tiền vốn đầu tư “Tăng trưởng của chúng ta cho đến nay chủ yếu vẫn dựa vào

mở rộng đầu tư, nhưng đầu tư nhìn chung lại kém hiệu quả, nhất là đầu tư nhà nước”,trong khi nguồn vốn trong nước lại hạn chế, thu ngân sách có hạn đã gây sức ép gia tănglạm phát tiền tệ Tính chung mười năm 2001-2010, đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm42.5% trong tông vốn đầu tư toàn xã hội và ngân sách nhà nước thường xuyên bội chỉvới mức bội chi hàng năm trên dưới 5% GDP Song trên thực tế, những nguồn vốn đó

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 29

Trang 31

Chuyên Dé Thực Tập GVHD: PGS.TS Dinh Thiện Đức

đã không được sử dụng hiệu quả do đầu tư công dàn trải, trình độ quản lý điều hành hạnchế, sự thiên lệch trong phân bổ các nguồn lực, hơn nữa còn xảy ra thất thoát, thamnhũng Nhiều dự án kéo dài tiễn độ, làm tồn đọng vốn đầu tư, không tạo ra giá tri tangthêm cho nên kinh tế, nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, lãng phí mà điểnhình như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tổng công ty hàng hải VN

(Vinalines), Hệ số ICOR của VN ở mức cao trong tương quan so sánh với các nướckhác Cụ thé trong năm 2004, trong khi ICOR cua Thailand chỉ 4.9, của Philippines 5.2,Colombia 5.4, Chile 6.8 thì ICOR của VN đến 6.9 (Ib Larsen, Huong Lan Pham, Martin

Rama, 2004).

Thứ ba, trình độ phát triển khoa hoc - công nghệ và chat lượng nguồn nhân lựccủa mỗi quốc gia khác nhau Lực lượng lao động tri thức là động lực cho sự phát triểnkinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Tuy nhiên, trong cơ cau chỉ ngân

sách qua các năm, các khoản chi cho giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ còn hạn

chế, phân bổ ngân sách chưa hợp li, do đó chưa đáp ứng day đủ yêu cầu phát triển

kinh tế Trong đánh giá xếp hang Chỉ số đổi mới/sáng tạo toàn cầu của Tổ chức sở hữutrí tuệ toàn cầu phối hợp với một số đại công ty, tổ chức phi chính phủ năm 2013, VN

tụt sâu xuống nửa dưới của thé giới, xếp thứ 76/141 quốc gia (INSEAD và WIPO, 2012)

Hình 1.1: Diễn bién một số bién số kinh té vĩ mô ở VN (1999-2009)

L—®- Thám hụt thương mại /GDP_ —— Biển độngtỷ gá tực _|

1.6.5 Kết luận

Kết luận từ các kết quả được tính toán ở chương 4 cho thấy: đối với 17 nước

SVTH: Bùi Việt Nhật - Lóp KTH K57 Trang 30

Ngày đăng: 11/07/2024, 10:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu - Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Bảng 1.2 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (Trang 24)
Bảng 1.3: Kết qua kiém định ngưỡng lạm phát - Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Bảng 1.3 Kết qua kiém định ngưỡng lạm phát (Trang 25)
Bảng 1.4: Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lạm phát 11% - Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Bảng 1.4 Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lạm phát 11% (Trang 26)
Bảng 1.6: Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lạm phát 12% - Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Bảng 1.6 Kết quả hồi quy theo các biến độc lập tại ngưỡng lạm phát 12% (Trang 28)
Hình 1.1: Diễn bién một số bién số kinh té vĩ mô ở VN (1999-2009) - Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Hình 1.1 Diễn bién một số bién số kinh té vĩ mô ở VN (1999-2009) (Trang 31)
Bảng 2.1: Tăng trưởng GDP và lạm phát - Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007-2013
Bảng 2.1 Tăng trưởng GDP và lạm phát (Trang 49)
w