Đối với các nhàhoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu này là kim chỉ nam giúp họ có được sựlựa chọn tối ưu nhất khi muốn tác động vào nền kinh tế theo đúng mục đích; còn đốivới các nh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA TOAN KINH TE
CHUYEN DE THUC TAP
Trang 2Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIET TAT VÀ THUẬT NGỮ ANH-VIỆT 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH 2 2 SE E2 EEEE1211271211211 211.11 1x xe 6 DANH MỤC BẢNG - 2 5c S212 12712112112111211211 11211211 111kg 7 LỜI MỞ ĐẦU - 2-52-5222 2 12712211211271121121121121111111 21111111 | 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Set E14 E1 T11 T1 HH HH Hà ng rêu 1 2 Mục tiêu nghiên cứỨu - S11 ng HH HH HH Hit 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 5 ©+2+EEt2EECEEEEEEEEEErEEkerkrrkrrrkrrrrerrree 2 4 Phuong phap nghiém iru 000100 4 2
5 Bồ cục đề tabi cece ecccccccecsecssesscesscssesssesssessesssessvessesssessecssessessesssesssesseesssessteseesseessteseeens 2 6 Ý nghĩa đề tab ccccccccceesssessseesssecsseesssscssvcsssesssecsseessuecssvesseesssesssnesssessscsseesssessssesssesess 3 Chương 1 TONG QUAN LY THUYET VÀ NGHIÊN CỨU THUC NGHIEM VE ANH HUONG CUA CAC YEU TO Vi MO DEN CHi SO GIA CHUNG KHOÁN 22522 SEEEEEE122112711211211 21171111 cre 4 1.1 THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CHỈ SỐ GIÁ CHỨNG KHOÁN4 1.1.1 Thị trường chứng KhOAaN o- 5< 5< S9 9 0006088 0850856 4 1.1.2 Chí số giá chứng khoán << 2< s£©+s£Ess£Ese©+evssersetxsersserssre 10 1.2 CƠ SỞ LÝ THUYET CUA CÁC YEU TO KINH TE TÁC DONG DEN CHÍ SO GIÁ CHUNG KHOÁN 252-2222 2222 22211222111221112111127111211121111.1111 1111.111 2111 14
1.2.1 Ảnh hướng của lạm phát tới chỉ số giá chứng khoán 15
1.2.2 Ảnh hưởng của lãi suất tới chỉ số giá chứng khoán « s 17 1.2.3 Ảnh hướng của tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá chứng khoán 18
1.2.4 Ảnh hưởng của cung tiền đến chỉ số giá chứng khoán - 19
1.2.5 Ảnh hưởng của giá vàng trong nước đến chỉ số giá chứng khoán 20
1.2.6 Ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến chi số giá chứng khoán 21
1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CUA CÁC YEU TO KINH TE TÁC
ĐỘNG DEN CHI SỐ GIÁ CHUNG KHOÁN, :-22-©25cScxtSExerErkrerkerrrrrrrkrerrrree 22
1.3.1 Những nghiên cứu nước 'ØOàÌ << 5< <5 Ss£eS.eEseeseseeseee 22
1.3.2 Những nghiên cứu trong HƯỚCC c5 «2< + 5x45 45954952229 23
TONG KET CHƯNG l 2-22 5S2E2£EE£EE2EECEEEEEEEEEEEEEEErkrrrkrrrkee 25
11181005 - Nguyễn Trung Đức
Trang 3Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Chương 2 THUC TRANG ANH HUONG CUA CÁC YEU TO KINH
TE DEN CHÍ SO GIA CHUNG KHOAN VN-INDEX 26
2.1 KHÁI QUAT VE CHÍ SO GIA CHUNG KHOAN VN-INDEX 26
2.1.1 Chỉ số VN-Index là gì? «-ss<©cves+crxseErxestrrxsttrksstrressrrksserkesrre 26 2.1.2 Sự phát triển của chỉ số VIN-IInđex -cs<csseceseerssersserrssersssrrse 27
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CUU ANH HUONG CUA CÁC YEU TO KINH TE TỚI CHỈ
SO GTA VN-INDEX G0 -‹‹‹-3+4 29
2.2.1 Phương pháp nghién €ỨU << «<< «S991 45 5 5905, 29
2.2.2 Dữ liệu nghiên € ỨU 2 5 G6 S9 4 93 9.4.9.0 9494998 9ø 32
(/9)065.945⁄/9:10/9) c 35
Chương 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU 2 2+£2£+£+Ex+Ezrxezes 36
3.1 Phan tích thống kê mô tả dữ liệu 2¿©2<©2E£+EESEEEE2EECEELEEEECEEErrrrrrrrrre 36
3.2 Kiểm định tính dừng - ¿2° 2s+2+<SEk 2 32711271211 7152111111111 xe rre 36 3.3 Xác định độ trễ 5- 2s 2s TT TH 12112 1 11 1 11111211 1 egrgerey
DEN CHỈ SO GIA CHUNG KHOAN VN-INDEX c5ccce¿ 46
4.1 ANH HUONG YEU TO Vi MÔ TU KET QUA MÔ HINH 5-52 46
4.1.1 Phân tích kết qua từ mô hình nghiên cứu 4.1.2 Phân tích phản ứng đấy -.
4.2 UOC LƯỢNG PHAN RA PHƯƠNG SAI (FEDV)
4.3 ANH HUONG CUA CAC YEU TO Vi MÔ TRONG THUC TẾ 50
4.3.1 Chi số giá tiêu ding csecssessssecssecsssscssecssescssecssecessssenecenessenssenecesesseneeaseesseeees 50
4.3.2 ằ
4.3.3.
4.3.4.
4.3.5.
4.4 MỘT SO QUAN DIEM VÀ ĐỊNH HUONG PHAT TRIEN THỊ TRƯỜNG
CHUNG KHOAN VIET NAM 2021-203 - 22 22+2E++SEEEEEEEEECE221222212 27112221 52
4.4.1 MOT SO QUAN DIEM VE 'T'TCÍKK s°s<ssssessecssexssessezsevsee 52 4.4.2 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ
11181005 - Nguyễn Trung Đức
Trang 4Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
TONG KẾT CHUONG 4 -22-25c2222 222 222E22EEEEEEEErrrkrrrrrrrrrrree 55 MOT SO HAN CHE VE DE TÀI 22-22 2S22EEc2EEc2EEcEEErrreerkerree 55 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2: 22©5z£xz2cvzze 56
Tài liệu tham khảo tiếng Viét c.cccccccccsccsssessssecssessssecssscsssecssecsssssssecsssesssscssecssscessecssecssssesseesses 56
Tai li@u tiéing AM 8n ẽ 14 ĐĐD 56
I ì0i 0ì 1 58
PHU LUC 02a 1B1B1B15A 60
1 Kiém tra phương sai thay d6i 0 ccccccssscsssescsssecssseecsssecsssecssssccssuecesscessnecssseeessnesees 60
2 Phân phối chuẩn cho phan dw c.ccccccccscssscsssesssessesssesssesseessesssessssssecssessssssecssecsessseceess 60
11181005 — Nguyén Trung Dire
Trang 5Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
DANH MỤC CHU VIET TAT VA THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
Chữ viết tắt Nội dung
ADF Kiểm định Dickey-Fuller mở rộng (Augmented Dickey-Fuller test)
APT Arbitrage Pricing Theory
AIC Akaike information criterion
DN Doanh nghiệp
FPE Final prediction error
GMM Generalized Method of Moments
HOSE Sở Giao dich Chứng khoán Thành phố Hồ Chi Minh
HQ Hannan-Quinn information criterion
IRF Impulse Response Function
LR sequential modified LR test statistics
OLS Ordinary Least Squares
OTC Over the counter
PP Kiém dinh Phillip-Perron (Phillip-Perron test)
SC Schwarz information criterion
TTCK Thi trường chứng khoán
11181005 - Nguyễn Trung Đức
Trang 6Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Đồ thị biến động chi số giá VN-Index từ 2012 đến 2022 (đơn vị: VNĐ) 29Hình 2: Đồ thị thé hiện các biến nghiên cứu dừng ở sai phân bậc l 37
Hình 3: Xác định độ trễ của mô hình dựa vào VALR -¿- 5 +c+x+x+Ezzerxzxexee 38
Hình 4: Kiểm định Trace :- -Ss+E+ESE+EEEE+EEEE+EEEESEEEESEEEESEEEESEEEESEEEESEEEESErrrerrer 39Hình 5: Kiểm định Max — eigen - ¿52-512 SE EEE2E121121121171 1121.111 xe 39Hình 6: Kiểm định nhân quả dựa vào VECM -¿- 2 2© 2ESEEzEkerkerxee 42Hình 7: Đồ thị phần dư của các chuỗi -2 2¿©+¿22+2+£E£+2EE+2EEtzzxrzrxrsrkeee 43Hinh 8: Vong tron 00ï¡0 201000 “4a 43
Hình 9: Kiểm định tự tương quan phan dur cececcccccsccsscssssessessessessesssssessessesseeseeaee 44
Hình 10: Kiểm định tự tương quan phan dư 2-2 2 s+s£+E++E++£++£xerxerxerxee 44Hình 11: Đồ thị hàm phan ứng của TTCK đối với các biến 2-5-5: 48
Hình 12: Phương trình phân rã của LNI -. c5 S23 Ssireeirsssrsree 49
Hình 13: Ảnh hưởng của lạm phát đến TTCK -2-2¿©+¿2+++2x+2x++zxzex 50Hình 14: Ảnh hưởng của giá dầu tới TTCK - 2-22 2+E++EE+£E2EEtEerxerrxeee 50Hình 15: Ảnh hưởng của giá vàng đến TTCKC 2 2 s+x+£Ee£E2E+zEzrxerxers 51Hình 16: Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới TICK oo cececceceescesessesseeseestestesesseesees 51Hình 17: Ảnh hưởng của lãi suất tới TTCK -¿- 2 ©+¿2+22++2£x++zx+zzxeerred 52
11181005 - Nguyễn Trung Đức
Trang 7Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
DANH MỤC BANG
Bảng 1: Các biến trong mô hình và nguồn dữ liệu -¿- ¿©2222 34Bảng 2: Kỳ vọng tương quan giữa các yếu tố vĩ mô với chỉ số VN-Index 34Bảng 3: Thống kê mô tả các biến trong mô hình -. 2: ¿2s¿2+z+zxz+zsze2 36Bang 4: Thống kê mô tả các biến sau khi lấy logarit -5-sz+s++++x++£szrxez 36Bang 5: Kiểm định ADF và Phillips-Perron 2-2: 2 S£2S£+E2E2EeEEerxerxerreee 37Bang 6: Phương trình đồng liên KẾT - 2 2+2 EEEEEEEEEE2EE2E1221212122ce 40Bảng 7: Kết quả chạy mô hình VECM 2-22: ©22¿22+2EE22EE22EE2E2EE222EtEExrzrkrer 40
11181005 - Nguyễn Trung Đức
Trang 8Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường tài chính đóng một vai trò thiết yếu trong nền tảng của một hệthong tài chính ồn định và hiệu quả của một nền kinh tế Nhiều yếu tố vĩ mô trong
nước cũng như quốc tế thúc day trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của Thị
trường chứng khoán (TTCK) Mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô và TTCK
đã được ghi chép lại trong nhiều tài liệu Phần lớn mọi người đều nhận định răngchỉ số giá chứng khoán chịu tác động bởi các nhân tố vĩ mô cơ bản như cung tiền,lạm phát, tỷ giá hối đoái, nhưng điều đặc biệt là, kết quả của sự ảnh hưởng đó cóthể khác nhau giữa các quốc gia Thậm chí, đối với một quốc gia nhưng ở từng giaiđoạn nghiên cứu khác nhau, ta lại có thê thu về kết quả khác nhau
Vì vậy, việc sử dụng kết quả của các nghiên cứu nước ngoài dé áp dụng chothị trường chứng khoán Việt Nam là điều không thể Do đó, nghiên cứu thựcnghiệm tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán khi sử dụngchuỗi đữ liệu thời gian tại Việt Nam là điều vô cùng cần thiết Đối với các nhàhoạch định chính sách, kết quả nghiên cứu này là kim chỉ nam giúp họ có được sựlựa chọn tối ưu nhất khi muốn tác động vào nền kinh tế theo đúng mục đích; còn đốivới các nhà đầu tư, việc nắm rõ mối quan hệ giữa giá chứng khoán với các biếnkinh tế vi mô giúp họ có thé dự đoán được thị trường và đưa ra các quyết định hợp
lý Chính vì lý do đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tác động của yếu tốkinh tế vĩ mô tới thị trường chứng khoán Việt Nam.”
Tác động đến thị trường chứng khoán nói chung và chỉ số giá chứng khoánnói riêng bao gồm các yếu tố nội sinh, các yêu tô ngoại sinh và những yếu tố khác
nữa Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng ta chỉ quan tâm đến sự ảnh hưởng của
các nhân tổ kinh tế vĩ mô (nhân tố ngoại sinh) đến chỉ số giá chứng khoán Vn-Index
Cho đến nay đã tồn tại cơ số các nghiên cứu về tác động của các yếu tố vĩ
mô đến TTCK hoặc giá chứng khoán như nghiên cứu của Akbar và cộng sự (2019);Singhal, Choudhary, và Biswal (2019); Gonzalez và cộng sự (2018); Tại ViệtNam, đã có một vài nghiên cứu phân tích chủ đề này như Nguyen và Nguyen(2013); Truong (2014); Dinh và Nguyen (2008) Mặc dù vậy, các nghiên cứu này
chủ yêu tập trung vào việc đo lường ảnh hưởng của các yêu tô vĩ mô đên giá của cô
11181005 - Nguyễn Trung Đức 1
Trang 9Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
phiếu, hoặc nếu nghiên cứu về chỉ số giá chứng khoán VN-Index thì chỉ dừng lại
một số chỉ tiêu cơ bản như lạm phát, tỷ giá, cung tiền, giá vàng mà chưa có nghiêncứu tong thể về các nhân tô vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index
tại nước ta.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu kiểm tra tác động của cả 6yếu tố vĩ mô đến TTCK Việt Nam (thông qua giá chứng khoán VN-Index) Từ kếtquả của nghiên cứu, cho các nhà đầu tư sự tham khảo và có cái nhìn tổng quát hơnkhi tìm hiểu đầu tư chứng khoán Các nhà dau tư có thêm cơ sở dé dau tu, dé dàng
ra quyết định hơn khi vào TTCK và đưa thêm các bằng chứng thực nghiệm dé đưa
ra chính sách hợp lý giúp phát triển thêm TTCK Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tô kinh tế
vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán VN-Index Gồm những mục tiêu cụ thê sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh
hưởng của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán
- Xác định và phân tích ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá
chứng khoán Vn-Index.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đến chỉ số
giá chứng khoán tại Việt Nam cu thé là chỉ số giá VN-Index
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô đếnchỉ số giá chứng khoán VN-Index trong khoảng thời gian từ tháng 1/2001 đến tháng
12/2021.
4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng theo mô hình
Vector hiệu chỉnh sai số (VECM) kết hợp với các kiểm định tinh dừng ADF va PP,kiểm định đồng tích hợp Johansen, kiếm định nhân quả Granger, Ngoài ra,nghiên cứu còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả (phân tích biểu đồ, hình ảnh,các chỉ số, ) dé phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá
chứng khoán VN Index.
5 Bo cục đề tài
11181005 - Nguyễn Trung Đức 2
Trang 10Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Chương 1: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các
yếu tố vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến chỉ số giá chứng khoánVN-Index.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Phân tích ảnh hưởng của các yêu tố vĩ mô đến chỉ số giả chứng khoán
VN-Index
6 Y nghia dé tai
Thông qua kết qua thực nghiệm, nghiên cứu đã chỉ ra mức độ và chiềuhướng tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến chỉ số giá chứng khoán Vn-Indextrong giai đoạn từ 1/2001 đến 12/2021 Giúp các nhà đầu tư trong và ngoài nươcgiảm thiểu được rủi ro khi đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam
11181005 - Nguyễn Trung Đức 3
Trang 11Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Chương 1 TONG QUAN LÝ THUYET VÀ NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIEM VE ANH HUONG CUA CÁC YEU TO Vi MO DEN CHỈ
SO GIA CHUNG KHOAN
1.1 THỊ TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM VA CHI SO GIÁ
CHUNG KHOAN
1.1.1 Thi trường chứng khoán
1.1.1.1 Khai niệm
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một tập hợp bao gồm những người mua
và người bán cô phiếu (hay chứng khoán), thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đốivới một doanh nghiệp; chúng có thể bao gồm các cô phiếu được niêm yết trên sàn
giao dịch chứng khoán đại chúng, hoặc những cô phiếu được giao dịch một cách
không công khai, ví dụ như cổ phan của một công ty tư nhân được bán cho các nhà
đầu tư thông qua các nền tảng gọi vốn cộng đồng Những khoản đầu tư trên thị
trường chứng khoán hầu hết được thực hiện thông qua môi giới chứng khoán và nền
tảng giao dịch điện tử.
Xét về khía cạnh kinh tế học hiện đại, TTCK là địa điểm diễn ra các nghiệp
vụ mua bán chứng khoán trung và dài hạn Các giao dịch này diễn ra trên thị trường
sơ cấp, khi người mua mua chứng khoán trực tiếp từ tổ chức phát hành và trên thị
trường thứ cấp, khi các chứng khoán đã được phát hành trước đó trên TTCK ở thị
trường sơ cấp Như vậy, về hình thức, TTCK chỉ đơn giản là một địa điểm nơi các
chứng khoán được trao đổi, mua bán và chuyển nhượng, từ đó thay đôi người nắm
giữ chứng khoán.
Tại Việt Nam, theo Khoản 14 Điều 4 Luật Chứng khoán quy định: “Hoạtđộng về chứng khoán và thị trường chứng khoán bao gồm các hoạt động chào bán,
niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, cung cấp dịch vụ về chứng
khoán, công bố thông tin, quản trị công ty đại chúng và các hoạt động khác đượcquy định tại Luật này.”
11181005 - Nguyễn Trung Đức 4
Trang 12Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
1.1.1.2 Phân loại thị trường chứng khoán
Phân loại theo sự luân chuyển nguồn vốnThị trường sơ cấp (Primary Market) là thị trường mua bán các chứng khoánmới phát hành, còn được gọi là thị trường cấp một hoặc thị trường phát hành Thông
thường, trên một san giao dich, đó là nơi các công ty, chính phủ và các nhóm khác
tìm kiếm nguồn tài chính thông qua chứng khoán dựa trên nợ hoặc dựa trên vốn chủ
sở hữu Thị trường sơ cấp được tạo điều kiện thuận lợi bởi các nhóm bảo lãnh pháthành bao gồm các ngân hàng đầu tư đặt mức giá khởi điểm cho một chứng khoán
nhất định và giám sát việc bán nó cho các nhà đầu tư Ta có thể hình dung một cách
đơn giản răng, trên thị trường sơ cấp, phần lớn số tiền thu được từ việc bán chứngkhoán sẽ được chuyền lại cho công ty phát hành Ngược lại, chứng khoán từ chủ théphát hành, thông qua tô chức bảo lãnh, được phân phối đến tay của nhiều nhà đầu tư
Thị trường thứ cấp (Secondary Market) là nơi giao dich các chứng khoán đã
được phát hành trên thị trường trường sơ cấp Thị trường thứ cấp còn được gọi là thịtrường hậu mãi, nơi mà các công ty có thể giao dịch chứng khoán của họ Thịtrường thứ cấp cho phép các nhà đầu tư mua và bán cô phiếu một cách tự do makhông cần sự can thiệp của công ty phát hành, định giá cổ phiếu dựa trên hiệu suất
trong các giao dịch này Do đó, việc bán cô phiếu giữa người mua và người bán côphiếu tạo ra thu nhập Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch nhộn nhịp của nhiều loại
chứng khoán.
Phân loại theo phương thức hoạt động thị trường
* Thị trường tập trung — Sở giao dịch
TTCK tập trung là thị trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoán được
thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch
Đặc điểm của TTCK tập trung:
« TTCK tập trung có địa điểm giao dịch cố định
e Cac chứng khoán được giao dịch tại TTCK tập trung phải thỏa mãn những
điều kiện nhất định và hoàn tất thủ tục niêm yết, thường là chứng khoán củanhững công ty lớn, có danh tiếng, đã qua thử thách của thị trường
« Phuong thức giao dịch chủ yếu là đấu giá hoặc ghép lệnh dé hình thành giá
cả cạnh tranh tốt nhất trong các phiên giao dịch
11181005 - Nguyễn Trung Đức 5
Trang 13Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Thành viên giao dịch có giới hạn, thường chi bao gồm những tô chức vàhoặc cá nhân có đủ điều kiện, đã được cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vựcchứng khoán và TTCK cấp phép thành viên
Nhà nước quản lý thị trường thông qua các pháp luật chuyên ngành vềChứng khoán và TTCK.
* Thi trường phi tập trung (còn gọi là thị trường OTC — Over The Counter)
Thị trường OTC là thị trường ở đó việc giao dịch mua bán chứng khoán
không diễn ra tại một địa điểm tập trung mà thông qua hệ thống máy vi tính và điện
thoại kết nối giữa các thành viên của thị trường
Đặc điểm của TTCK OTC:
TTCK OTC không có địa điểm giao dịch cố định Các giao dịch được tiễnhành qua mạng lưới các CTCK phân tán trên khắp quốc
Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC là những chứng khoán chưa
được niêm yết trên bất kỳ thị trường tập trung nào và thường bao gồm cácchứng khoán có tiêu chuan thấp hơn chứng khoán được niêm yết trên thị
trường tập trung — chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ.
Giá chứng khoán trên thị trường OTC được xác định chủ yếu theo phương
thức thỏa thuận.
Nhà nước quản lý đối với thị trường OTC thông qua các pháp luật chuyênngành về Chứng khoán và TTCK
Phân loại theo hàng hóa trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thê được phân thành các thị trường: thịtrường cô phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh
Thị trường cô phiếu: là thị trường giao dich và mua bán các loại cổ phiếu,
bao gồm cô phiếu thường, cô phiếu ưu đãi
Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại trái phiếu
đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái
phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành vàmua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như quyền mua cô phiếu, chứngquyên, hợp đồng quyền chon,
11181005 - Nguyễn Trung Đức 6
Trang 14Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
1.1.1.3 Chức năng và vai trò của thị trường chứng khoán
Chức nang của TTCK
Huy động vốn cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhànrỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mởrộng sản xuất xã hội Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, thị trườngchứng khoán đã có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tếquốc dân
Thông qua thị trường chứng khoán, chính phủ và chính quyền ở các địaphương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư pháttriển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
Thị trường chứng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tưlành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường
rất khác nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà dau tư có thé lựa
chọn cho loại hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu va sở thích của mình Chính
vì vậy, thị trường chứng khoán góp phần đáng ké làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.Phản ánh tình trạng nền kinh tế
Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế
một cách nhạy bén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tưđang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng: và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ chothấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế
Vai trò của TTCK
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn
rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mởrộng sản xuất xã hội Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã
có những tác động quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Thôngqua TTCK, chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các
nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các
nhu câu chung của xã hội.
11181005 - Nguyễn Trung Đức 7
Trang 15Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các
cơ hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau vềtính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thé lựa chọn cho loại
hàng hóa phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình Chính vì vậy,
TTCK góp phan đáng kê làm tăng mức tiết kiệm quốc gia
Tao tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nha dau tư có thể chuyển đồi các chứng khoán họ sở hữu
thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn Khả năng thanh khoản
(khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tinh hấp dẫn củachứng khoán đối với người đầu tư Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn củavốn đầu tư TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả năng
nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ảnhmột cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của
các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi
trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích ápdụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm
Tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện chính sách vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạybén và chính xác Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nềnkinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu
tiêu cực của nền kinh tế
Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụquan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô Thông quaTTCK, chính phủ có thé mua và bán trái phiếu chính phủ dé tạo ra nguồn thu bù đắp
thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát.
Ngoài ra, chính phủ cũng có thé sử dung một số chính sách, biện pháp tácđộng vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nềnkinh tế
11181005 - Nguyễn Trung Đức §
Trang 16Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
1.1.1.4 Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Là đơn vị thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Tài chính quản lý thị trường chứng khoán Ủy ban Chứng khoántrực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, đồng
thời quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
Sở Giao dịch Chứng khoán: Tổ chức này thực hiện vận hành thị trường,
qua đó cho phép người mua và người ban gặp nhau Ngoài ra, sở cũng ban hành
những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán phù hợp với quyđịnh của luật pháp và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
Công ty chứng khoán: Là trung gian đứng giữa tổ chức phát hành và cácnhà đầu tư, giúp nhà đầu tư mở tài khoản, lưu ký chứng khoán, cung cấp các công
cụ giao dịch thuận tiện trong việc mua bán cô phiếu Các công ty chứng khoán có
những nghiệp vụ cơ bản như môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, lưu ký,
ngân hàng đầu tư, cho vay ký quỹ
Theo Quyết định số 04/1998/QD-UBCK3 ngày 13/10/1998 của Uy ban
chứng khoán Nhà nước, các công ty chứng khoán được thành lập dưới hình thứcpháp lý là công ty cô phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn Do là những tổ chứckinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập
Nhà đầu tư cá nhân: Là những cá nhân đơn lẻ, tham gia mua bán trên thị
trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận Các nhà đầu tư cá nhân được coi là nhà đầu tư
“không chuyên” Trong khi đó, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhữngchuyên gia có năng lực tài chính hoặc có trình độ chuyên môn về chứng khoán Họthường có chứng chỉ hành nghề chứng khoán hoặc nắm giữ danh mục đầu tư ítnhất 2 tỷ đồng
Nhà đầu tư tổ chức: Thường là những công ty đầu tư hoặc quỹ đầu tư (có
thé là doanh nghiệp có lượng vốn nhàn rỗi đầu tư) mua hoặc bán chứng khoán trênthị trường Các nhà đầu tư doanh nghiệp thường sở hữu lượng vốn lớn cùng đội ngũ
chuyên viên tải chính giàu kinh nghiệm, thường xuyên thực hiện các giao dịch
chứng khoán nhằm đem lại lợi nhuận hoặc phục vụ mục đích dự phòng cho hoạt
động kinh doanh chính (công cụ phái sinh).
11181005 - Nguyễn Trung Đức 9
Trang 17Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Tổ chức phát hành chứng khoán: Là các bên thực hiện huy động vốnthông qua thị trường chứng khoán So sánh đơn giản, các tổ chức phát hành chứng
khoán là đơn vị bán ra cô phiếu (hàng hóa) dé đôi lay vốn (tiền) từ nhà dau tư trongthị trường Nhà phát hành chứng khoán có thé là Chính phủ (phát hành trái phiếu),công ty (cô phiếu, trái phiếu) hoặc tổ chức tài chính (công cụ tài chính như tráiphiếu, chứng chỉ thụ hưởng, )
Theo các văn bản pháp lý hiện hành, các tô chức được phép phát hành chứngkhoán ở Việt Nam bao gồm:
- Chính phủ: phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu
- Chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu dé tài trợ cho các dự án và
các nhu cầu chỉ tiêu của chính quyền địa phương
- Các công ty cô phan (bao gồm cả doanh nghiệp cô phần hóa và công ty cô
phan mới thành lập): phát hành cô phiếu (cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi biểu
quyết, cổ phiếu ưu đãi cô tức và cô phiếu ưu đãi hoàn lại) và trái phiếu doanh
nghiệp.
- Các doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn: phát hành trái
phiếu doanh nghiệp
- Các quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng chỉ
quỹ đầu tư
Các tổ chức phụ trợ khác: Ngoài các thành viên nêu trên, tham gia thịtrường chứng khoán Việt Nam còn có các tô chức phụ trợ khác như: các t6 chức lưu
ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán
Thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng khoán bao gồm các công
ty chứng khoán, ngân hàng thương mại đủ điều kiện được Uỷ ban chứng khoán Nhànước cấp giấy phép hoạt động lưu ký chứng khoán Hiện nay, Ngân hàng đầu tư vàphát triển Việt Nam được chọn là ngân hàng chỉ định thanh toán
1.1.2 Chỉ số giá chứng khoán
1.1.2.1 Khai niệm
11181005 — Nguyễn Trung Đức 10
Trang 18Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia: Chi số thị trường chứng
khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu Nó đượctổng hợp từ danh mục các cô phiếu theo phương pháp tính nhất định Thông thường,danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tạimột sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường Cácchỉ số chứng khoán này có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra, cũng có thể dohãng thông tin hay một thê chế tài chính nào đó định ra
Theo Từ điển dau tư và tài chính, chỉ số giá cô phiếu là chi phí mua một cô
phiếu trên thị trường, chỉ số giá này có thé bi ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau
như biến động trên thị trường, điều kiện kinh tế và uy tín của công ty
Chỉ số chứng khoán được sử dụng bởi các nhà giao dịch và nhà kinh tế dé sosánh lợi nhuận trên các tài sản khác nhau Dé theo dõi nền kinh tế tổng thé hoặcxem nó như một cách để xem xét đầu tư
Ý nghĩa chỉ số giá chứng khoán: Phản ánh xu hướng phát triển của thị trường
chứng khoán mà nó đại diện Khi chi số chứng khoán tăng, điều đó đồng nghĩa vớiviệc thi trường đang lên và ngược lại.
Chỉ số giá chứng khoán hoạt động giống như một phong vũ biéu thể hiện các
điều kiện chung của thị trường Chúng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tưtrong việc xác định mô hình chung của thị trường Các nhà đầu tư coi TTCK như
một tham chiếu dé quyết định xem nên đầu tư vào cổ phiếu nao
1.1.2.2 Cách tính chỉ số giá
Chỉ số giá Paasche
Đây là loại chi số giá cổ phiếu thông dụng nhất va đây là chỉ số giá bình
quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tínhtoán Nó cho ta thấy giỏ hàng mà người tiêu dùng mua trong kỳ hiện tại sẽ có giá
bao nhiêu trong kỳ gốc Vì vậy, nó cũng được định nghĩa là chỉ số có tỷ trọng cốđịnh, hay giỏ cố định, bởi vì nó sử dụng giỏ hang hóa và dịch vụ và quyền số củachúng từ thời kỳ hiện tại Do đó, nó còn được gọi là "chỉ SỐ CÓ trọng số hiện tại"
3.q:XP, 3.q:XPo
Trong đó: Ip: chỉ số giá Paasche
lp=
11181005 — Nguyễn Trung Đức 11
Trang 19Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Pc Giá thời kit
Po: Giá thời kì gốc
qt: khối lượng cổ phiếu niêm yết thời kì báo cáo
Chỉ số giá Paascher là chỉ số giá thông dụng nhất, được nhiều nước áp dụngchỉ số này cho thị trường cổ phiếu như các chỉ số: KOSPI (Hàn Quốc), S&P500(Mỹ), FT-SE100 (Anh), TOPIX (Nhật Bản), TSE (Đài Loan), HANGSENG (Hồng
Kông).
Chỉ số giá Laspeyres
Đây là chỉ số giá do nhà kinh tế học người Đức tên là Laspeyres đề xuất năm
1864 nên được gọi là chỉ số giá cả của Laspeyres
Chỉ số giá cổ phiếu áp dụng phương pháp bình quân gia quyền với khốilượng cô phiếu niêm yết thời kỳ gốc Nó còn được định nghĩa là chi số có trọng số
cố định, hoặc rô có định, sử dụng rỗ hàng hóa và dịch vụ và quyền s6 của chúng từ
thời kỳ gôc Nó còn được gọi là "chỉ sô trọng sô cơ so".
=~ qoXPt
3.qoXPo
Trong đó: I: chỉ số giá Laspeyres
qo: Khối lượng cô phiếu niêm yết thời kì gốc
Pi: giá thời kì tPo: giá thời kì gốc
Có khá ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số FAZ, DAX của Đức
Phương pháp chỉ số giá bình quân Fisher
Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số
giá Paascher và chỉ số giá Laspayres Chỉ số này có ưu điểm là loại trừ được phần
nào hai nhược điểm của hai phương pháp Paascher và Laspeyre mắc phải
lr=Vlp X I,
Trong do: Ir: Chi số gia Fisher
Ip: Chỉ số giá PaascheIL: Chỉ số giá Laspeyres
11181005 — Nguyễn Trung Đức 12
Trang 20Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê chúng tác giả
không thấy nó áp dụng ở bat kỳ một quốc giá nào
Phương pháp bình quân đơn giản
Đây là chỉ số bình quân số học giản đơn, không có sự tham gia của quyên số:Chỉ số này tính toán rất đơn giản vì không phải theo dõi sự biến động của quyền số.Nhưng chỉ số này chứa đựng tính chất của số bình quân giản đơn, bởi vậy, chỉ nênứng dụng khi tổng thể (hay giá các loại hàng hoá đưa vào tính toán) là khá đồng đều,hay phương sai của chúng không qua lớn.
I= 5.P
Po
Trong dé: I: Chi số giá bình quân đơn giản
P,: Giá thời kì t
Po: Giá thời kì gốc
Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá
đồng đều hay độ lệch chuẩn o của nó thấp
Phương pháp bình quân nhân đơn giản
_ rmự
Ip=] Ï; P i
Trong đó: I;: Chi số bình quân nhân đơn giản
Pi: Giá cổ phiếu iChúng ta chỉ nên sử dụng loại chỉ sỐ này khi độ lệch chuẩn o cao
Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thé tính theo phương pháp bình quâncộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết
Quyền số thương được dùng trong tính toán chỉ số giá cô phiếu là số chứngkhoán niêm yết
Chọn rỗ đại diện
Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng
khoán là việc chọn rồ đại diện Ở Sở giao dich chứng khoán New York có trên 3000
cô phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hop Dow Jone chỉ bao gồm 65 cô phiếu.Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ bao gồm 30 cổ phiếu, Dow
Jones vận tai (DITA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm
11181005 — Nguyễn Trung Đức 13
Trang 21Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
chỉ 15 cổ phiếu Tuy chỉ bao gồm một số lượng cô phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy
trong tông thé nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nóphan ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả R6 đại điện này
là tiểu biểu, đại điện được cho tổng thé vì thường xuyên thay những cô phiếu khôngcòn tiểu biểu nữa bằng cô phiếu tiêu biểu hơn Vi dụ tháng 11/1999 họ đã thay 4 côphiếu trong rô đại điện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi r6 đại diện khi thịtrường PC nói chung phát triển va lan at
Ba tiêu thức quan trọng dé xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu dé chọn vào rồđại diện là số phượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dich, mua bánchứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giáo dịch)
Đối với Việt Nam, hay bat kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổphiếu niêm yết chưa nhiều, thì rỗổ đại diện nên bao gồm tất cả các cô phiếu Tuynhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giáo dịch Nếu một cô phiếu nào đótrong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng ké thì nêntạm loại khỏi phạm vi tính toán Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánhđược động thái vận động thực sự của giá cả thị trường.
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYET CUA CÁC YEU TO KINH TE TÁC DONG DEN
CHI SO GIA CHUNG KHOAN
TTCK là một chủ thé chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm các yếu tốkinh tế vĩ mô và vi mô Mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô với chỉ số chứngkhoán - đại diện cho tình hình của TTCK - đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thếgiới quan tam Stephen A Ross (1976) đã phát triển Lý thuyết kinh doanh chênhlệch giá (APT — Arbitrage Pricing Theory) dé giải thích tỉ suất sinh lợi của chứngkhoán trên thị trường Lý thuyết APT cho rằng tỉ suất sinh lời kỳ vọng của chứng
khoán được xác định bằng phương trình k nhân tố:
n= 4 + Bj1ƒi + Bj2ƒ› + + Bjkƒk + uyTrong đó: g¡: hăng số đại diện cho tài sản j
fo: yếu tổ hệ thống Bin: độ nhạy cảm của tải sản thứ j đến nhân tố n, còn gọi là hệ sỐ tải
nhân tố
Uj: sai sO ngau nhiên của tai sản rủi ro với trung bình bang 0
11181005 — Nguyễn Trung Đức 14
Trang 22Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Các nhân tố trong mô hình APT có thé là các nhân tổ kinh tế vĩ mô hoặc cácnhân tố kinh tế vi mô Nhiều nhà khoa học đã chứng minh băng thực nghiệm tácđộng của các nhân tố vĩ mô như sản lượng công nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, cungtiền, GDP, tỉ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, rủi ro chính trị, giá dầu, khu vực mậudịch, và các chỉ số chứng khoán thị trường khu vực đến TTCK như Merton(1973); Nelson (1976), Jaffe & M&elker (1976), Fama & Schwert (1977) Ross
(1976); Chen, Roll, & Ross (1986); Jorion (1991); Ely & Robinson (1997); Ferson
& Harvey (1994); Mukherjee & Naka (1995); Humpe & Macmillan (2007); Wong Cheung & Kon S.Lai (1998).
Yin-Dựa vào khung lý thuyết trên, nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích ảnhhưởng của các yếu tố: lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cung tiền, giá vàng ViệtNam, giá dầu thế giới đến chỉ số giá chứng khoán dựa trên các lý thuyết có liên
quan.
1.2.1 Ảnh hưởng của lạm phát tới chỉ số giá chứng khoán
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch
vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó Khi mức giá chung
tăng cao, một đơn vi tiền tệ sẽ mua được it hàng hóa và dịch vụ hơn so với trướcđây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ
Đối với TTCK, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng theo đểđảm bảo lãi suất thực đương và kênh TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn các kênh đầu
tư khác chăng hạn như gửi tiền tiết kiệm từ đó làm lượng cung lớn hơn lượng cầu
cô phiếu và gây ra tinh trạng giảm giá cô phiếu Thêm vào đó, khi lạm phát gia tăng
sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công ty va ảnh hưởng đến lợi nhuận của công tycũng gián tiếp khiến cô phiếu bị giảm giá
Vào năm 1977 Fama và Schwert đã tìm thay mối quan hệ giữa lạm phát và
TTCK Tác giả đã sử dụng lạm phát dự kiến và lạm phát không dự kiến được déxem xét sự tác động của lạm phát đến chỉ số giá cô phiếu và kết qua cho thấy là có
sự tác động tiêu cực của lạm phát đến giá cô phiếu; Mohammed Omran và JohnPointon (2001) cũng tìm thấy sự tác động tiêu cực của lạm phát đến TTCK của AiCập trong ngắn hạn lẫn dài hạn Đến năm 2011, Adel AI Sharkas và MarwanAlzoybi đã thực hiện nghiên cứu với chủ đề “Giá cổ phiếu và lạm phát; bằng chứng
11181005 — Nguyễn Trung Đức 15
Trang 23Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
thực nghiệm ở các nước như Jordan, Saudi Arabia, Kuwait, Morocco” Thông qua
việc sử dụng mô hình VAR, tác giả đã ủng hộ giả thuyết về sự tác động trong dài
hạn giữa lam phát và giá cô phiếu
Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian.Mối quan hệ nghịch chiều giữa lạm phát và chỉ số giá chứng khoán được minh
chứng thông qua các nghiên cứu của Jamaludin và cộng sự (2017), Prieto và Lee (2019).
Mối tương quan giữa lạm phát và thị trường chứng khoán qua thống kê tại
Việt Nam: Lạm phát tăng có mức độ cộng với việc cung tiền tăng mạnh và mở rộng
chi tiêu của chính phủ, hệ quả sẽ giúp cho thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng.Nếu lạm phát tăng qua cao, vượt qua tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệthì hệ quả đó là thị trường chứng khoán suy giảm nhanh Nếu lạm phát giảm cộngvới thực chi chính sách tiền tệ và tài khóa noi lỏng thì hệ qua là thị trường chứngkhoán sẽ tăng trở lại Và một điều chúng ta rút ra nữa là ở trạng thái trung tính, khi
lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao, cộng với chính sách thu
hẹp tiền tệ thì thị trường chứng khoán sẽ sideway — khi giá chứng khoán đi ngangtrong một biên độ tương đối ôn định Qua đây, chúng ta có thé rút ra được mối liên
hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán Việt Nam qua thống kê tại Việt Nam
như sau:
« Trường hợp 1: Nếu như lạm phát tăng có mức độ cộng với việc cung tiền
tăng mạnh và mở rộng chi tiêu của chính phủ, thì hệ quả sẽ rút ra được đó là thị trường chứng khoán sẽ tăng trưởng nóng.
« Truong hợp 2: Lam phát nếu tăng quá cao vượt quá tầm kiểm soát cộng với
việc thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước, thì hệ quả là thị trường chứngkhoán sẽ suy giảm mạnh.
« _ Trường hợp 3: Khi lạm phát giảm, thực thi chính sách tiền tệ va tài khóa noi
lỏng của chính phủ thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại.
« Truong hợp 4: Ở trạng thái trung tính, khi lam phát tăng có mức độ nhưng
không đến mức quá cao, cộng với việc chính phủ thu hẹp tiền tệ, thì sẽ dẫnđến một hệ quả đó là thị trường chứng khoán sideway down - thị trường năm
trong xu hướng vừa giảm vừa tích lũy.
11181005 — Nguyễn Trung Đức 16
Trang 24Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
1.2.2 Anh hưởng của lãi suất tới chỉ số giá chứng khoán
Lãi suất là chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn củangười cho vay Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sựtăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế
Lãi suất (Interest) có ảnh hưởng trực tiếp đến giá chứng khoán theo côngthức định giá cô phiếu theo chiết khẩu dong tiền như sau:
FV
PV=———
(1+r)
Trong đó: r: lãi suất, còn n là số năm đầu tư
PV: Present Value, gia tri thực tai của cổ phiếu
FV: Future Value, giá trị tương lai dòng tiền
Từ biểu thức này, ta có thể thấy răng có mối quan hệ ngược chiều giữa lãisuất và giá chứng khoán Khi lãi suất tang thì giá chứng khoán sẽ giảm và ngược lạigiá chứng khoán sẽ tăng khi lãi suất giảm
Khi lãi suất giảm sẽ có tác động tích cực đến chỉ số giá cô phiếu Bởi vì khi
giá vốn rẻ hon so với trước sẽ giúp các công ty dé huy động nguồn vốn dé thực hiện
các dự án dau tư, cũng như giảm chi phí cho các công ty sử dung đòn bay tài chínhlớn từ đó sẽ làm cải thiện lợi nhuận của công ty và làm tăng giá cổ phiếu của công
ty Ngược lại, khi lãi suất tăng sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động chung của nềnkinh tế Khi lãi suất tăng lên sẽ làm gia tăng lãi suất cho vay đối với khách hàng,làm giảm nhu cầu cho các hoạt động chỉ tiêu, mua săm của người tiêu dùng Từ đóảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của công ty và các chứngkhoán đó trở nên kém hấp dẫn hơn trên thị trường
Mahmudul và Salah Uddin (2009) với nghiên cứu về mỗi quan hệ giữa lãi
suất và giá cỗ phiếu ở các nước phát triển và các nước đang phát triển Kết quả của
nghiên cứu cho thấy lãi suất có tác động tiêu cực đến giá cô phiếu ở 14 nước (Úc,
Bangladesh, Canada, Chile, Colombia, Đức, Y, Jamaica, Nhat, Malaysia, Mexico,
Nam Phi, Tây Ban Nha va Venezuela) trong nghiên cứu ngoại trừ trường hop của
Philippines Một số nghiên cứu khác cũng có cùng kết quả nghiên cứu về tác động
tiêu cực của lãi suất đến giá cô phiếu như: Fama (1981); Mohammad và cộng sự
11181005 — Nguyễn Trung Đức 17
Trang 25Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
(2009); Christopher Gan (2006); Rahman, Sidek và Tafri (2009); Nadeem Sohil and
zakir Hussain (2009).
Lãi suất tương quan âm với TTCK (-) Lãi suất cho vay tại VN thường tăngkhi xảy ra lạm phát do chính phủ thắt chặt tín dụng nhằm kiểm soát lạm phát Cóthê thấy lãi suất tăng cũng là một tín hiệu cho biết lạm phát đang có chiều hướng giatăng Tín hiệu này là dễ nhận biết Ngoài ra, hiện tượng tâm lý đầu tư theo bầy đàn
và tâm lý chi phối hành vi của nha đầu tư trên TTCK khá mạnh mẽ càng khiến chochỉ số giá chứng khoán sụt giảm khi có các tín hiệu về bat 6n kinh tế vĩ mô như lãi
suất tăng Do đó, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi lãi suất cho vay
tăng 1% thì chỉ số VN-Index giảm 35,205 điểm Kết luận này tương đồng với các
nghiên cứu trước.
1.2.3 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái tới chỉ số giá chứng khoán
Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽđổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định Có 2 cách yết giá là yết giá trực
tiếp và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách yết giá phù hợp đối
với từng loại ngoại tệ.
Theo các lý thuyết kinh tế thì tỷ giá hối đoái có thé tác động lên giá cô phiếutheo hai hướng khác nhau Khi tỷ giá hối đoái tăng lên theo cách yết giá trực tiếp thì
đồng nội tệ sẽ bị mất giá cộng thêm môi trường đầu tư én định sẽ thu hút được
nhiều lượng vốn từ nước ngoài đầu tư vào trong nước dé tìm kiếm lợi nhuận vàhưởng chênh lệch giá Tuy nhiên, theo một khía cạnh khác việc tăng tỷ giá hối đoáilại có tác động tiêu cực lên TTCK Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ tácđộng đến các hoạt động xuất khẩu, gián tiếp tác động đến mức tăng trưởng kinh tế
cũng như các hoạt động sản xuất của công ty từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuậncủa công ty, và giảm giá cổ phiếu
Theo Dornbusch và Fisher (1980), tỷ giá hối đoái tác động cùng chiều đếngiá cô phiếu, trong khi Brason (1983) lại chứng minh rằng tỷ giá hối đoái tác độngngược chiều đến giá cô phiếu Phạm Dinh Long và Ngô Thị Thu Hạnh (2019) đolường tác động trong ngắn hạn và dài hạn của tỷ giá hối đoái đến TTCK Việt Nambăng áp dụng kiểm định đồng tích hợp Johansen và mô hình VECM, kiểm định
11181005 — Nguyễn Trung Đức 18
Trang 26Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
nhân quả Granger Từ đó phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến
thị trường chứng khoán.
Tác giả Noel Dilrukshan Richards và John Simpson đã thực hiện nghiên cứu
về sự tương tác giữa giá cô phiếu và tỷ giá hối đoái ở Úc Tác giả thông qua việc
kiểm định về sự đồng liên kết và mô hình Granger đã thấy được mức độ tương táccủa tỷ giá hối đoái lên giá cổ phiếu Với quan sát trong giai đoạn 2003- 2006, thìnghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn thì việc gia tăng tỷ giá hối đoái có tác động tích
cực đến giá cô phiếu của TTCK Úc Hơn thé nữa, khi tiễn hành kiểm định đồng liênkết thì kết quả cũng cho thấy có sự tác động trong dài hạn của tỷ giá hối đoái đến
giá cô phiếu Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu khác thì lại cho kết quả trái ngượcnhư Rahman và Uddin (2009) đã nghiên cứu về sự tác động của tỷ giá hối đoái đến
chỉ số giá cô phiếu ở một số nước dang phát triển như Bangladesh, An Độ và
Pakistan Kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa ty giá hối đoái và giá cổphiếu ở các nước nay trong dài hạn
Ti giá hối đoái có tương quan âm với TTCK (-): VN thường xuyên là một
quốc gia nhập siêu, kỹ thuật khoa học cũng chưa thực sự phát triển nên chủ yếu phải
nhập máy móc, nguyên vật liệu, từ nước ngoài USD là một ngoại té có giá trị
mạnh so với VND, giá cả nhiều sản phẩm căn cứ trên USD dé định giá, doanhnghiệp ưa chuộng loại hình vay băng USD, ngưởi dân có tâm lý nắm giữ USD như
là hình thức trú ân tránh rủi ro Những điều trên đã dẫn đến khi tỉ giá tăng, VNDmất giá đã tạo ra tâm lý bất an cho nhà đầu tư Có thê xem đó cũng là một tín hiệurằng nhiều bat ôn kinh tế vĩ mô sẽ đến, do đó, TTCK sẽ sụt giảm
1.2.4 Ảnh hưởng của cung tiền đến chỉ số giá chứng khoán
Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế dé đáp ứng các nhu cầu
như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thê trong nền kinh tế Các
thước đo lượng cung tiền gồm có:
e© Mo: Bao gồm tiền mặt, là bộ phận tiền giấy do ngân hàng trung ương phát
hành lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng
e_ M¡: Bao gồm Mp và tiền gửi không kỳ hạn, những khoản tiền gửi này có thé
rút ra bất cứ lúc nào theo yêu cầu, có thể tồn tại đưới tài khoản phát séc hoặc
không phát séc.
11181005 — Nguyễn Trung Đức 19
Trang 27Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
e_ Mb: Bao gồm MỊ, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng
e_M:: Bao gồm Mz», các loại tiền gửi ở các định chế tài chính khác ngoài ngân
hàng.
e L: Là thước đo rộng nhất, bao gồm Mạ, các chứng khoán có giá như tín phiếu
kho bạc, thương phiếu, chấp phiếu ngân hàng,
Tại TTCK Pakistan, Mohammed và các cộng sự (2009) đã nghiên cứu dữ
liệu chứng khoán Karachi giai đoạn từ năm 1986 — 2008 đã cho thấy kết quả cungtiền và giá chứng khoán có mối tương quan dương
Còn tại Đài Loan, kết quả nghiên cứu do Singh và các cộng sự (2011) chỉ rarằng có mối quan hệ nghịch biến giữa cung tiền và chỉ số giá chứng khoán với cáccông ty có quy mô lớn và trung bình.
Tại Singapore, Maysami và Koh (2000) nghiên cứu di liệu từ nam 1996 đếnnăm 2000 và tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa cung tiền và chỉ số giá chứngkhoán Đến năm 2004, Maysami và các cộng sự mở rộng nghiên cứu, thu thập dữ
liệu từ năm 1989 đến năm 2001 và một lần nữa chứng mình được mỗi quan hệ này.
Tac giả Maxwell Ogbulu và Peter Chinyer đã thực hiện nghiên cứu vao năm
2011 và đã tìm ra sự tác động trong dài hạn của chính sách tiền tệ bao gồm cungtiền, lãi suất, ty giá hối đoái và lạm phát đối với giá cổ phiếu tại Nigeria Trước đómột số tác giả khác cũng tìm ra được sự tác động của cung tiền đến giá cô phiếunhư Chen Shaoping (2008), tác giả cho rằng cung tiền có tác động tích cực đến giá
cô phiếu khi cung tiền trên thị trường tăng lên thì giá cổ phiếu cũng tăng lên tương
ứng Kết quả của mô hình ECM cho biết thêm, trong ngắn hạn mức cung tiền Mi có
tác động mạnh nhất đến giá cô phiếu, M2 thì có một số tác động đến giá cổ phiếu
còn mức cung tiền Mo có ít tac động đến giá cô phiếu
Cung tiền tương quan dương với TTCK (+): Kết quả này tương đồng với cácnghiên cứu trước đây về mối tương quan giữa cung tiền và TTCK Cung tiền tăng làđiều kiện tạo ra dư thừa tổng phương tiện thanh toán Đây cũng chính là điều kiện
dé dòng tiền chảy vào TTCK, làm tăng chỉ số giá chứng khoán
1.2.5 Anh hướng của giá vàng trong nước đến chỉ số giá chứng khoán
Vang là một phương tiện “dự trữ giá trị”, phương tiện trao đổi cũng như mộtđơn vị thanh toán Trong lịch sử, vàng là một trong những phương tiện trao đổi phổ
11181005 — Nguyễn Trung Đức 20
Trang 28Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
biến nhất, cực kỳ hiệu quả như một tài sản lưu trữ giá trị Trong thế giới hiện đại,
người ta ít thấy vàng hơn nhiều so với tiền giấy và tiền xu Tuy nhiên, vàng vẫnđược các nhà đầu tư và phân tích tài chính coi trọng
Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách nhanhchóng, đại đa sỐ người Việt Nam vẫn sử dụng vàng như một công cụ chống lạmphát vì vàng luôn được coi là “kênh trú ấn an toàn nhất”, dẫn đến lượng tiêu thụvàng trong nước ngày càng tăng Với suy nghĩ “Vàng vẫn là kênh đầu tư ít rủi ronhất hiện nay” thì khi thị trường vàng giảm, các nhà đầu tư sẽ nhanh chóng rút vốn
bang cách bán tháo cô phiêu trước khi đóng cửa các phiên giao dịch dé dé sang tích
trữ vàng, dẫn đến tình trạng giá cô phiếu biến động mạnh mỗi khi giá vàng giảm sâu
Vì vậy, mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số giá chứng khoán được cho là ngược
chiều
Theo Lộc (2014), tỷ suất sinh lợi nhuận của cô phiếu có tương quan ngượcchiều với sự biến động của giá vàng Nhìn theo hướng định lượng, khi giá vàng tanghoặc giảm 1% thì tỷ suất sinh lời của cổ phiếu giảm hoặc tăng 0,72% Ap dụng môhình VAR, Akbar và cộng sự (2019), cũng chỉ ra răng mối quan hệ giữa giá vàng vàgiá chứng khoán là ngược chiều nhau
1.2.6 Ảnh hưởng của giá dầu thế giới đến chỉ số giá chứng khoán
Dầu mỏ là một trong những nguyên liệu đầu vào rất quan trọng của hầu hếtcác ngành công nghiệp trong nền kinh tế và tác động trực tiếp đến nền kinh tế cũngnhư TTCK ở các quốc gia Dầu đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp phụthuộc nhiều vào nhiên liệu, chăng hạn như hãng hàng không, nhà sản xuất nhựa vàdoanh nghiệp nông nghiệp Là một nguồn năng lượng quan trọng như vậy, dầu thô
là mặt hàng xuất nhập khẩu chính của nhiều quốc gia Tam quan trọng của hàng hóa
này tạo ra một thị trường giao dịch tải chính rộng lớn cho dầu mỏ và các phái sinh
từ dầu mỏ như hợp đồng tương lai, kỳ hạn và quyền chọn
Giá dầu có thể ảnh hưởng cả về trực tiếp lẫn gián tiếp đến sự biến động củaTTCK Biến động của giá dầu tạo ra sự không chắc chăn trên thị trường tai chính, từ
đó dẫn đến sự sụt giảm trong giá cả của các loại chứng khoán Bên cạnh đó, giá dầugián tiếp làm sụt giảm trong sản lượng sản xuất và sự gia tăng tỷ lệ lạm phát khi giá
dầu tăng cao Trong đó, sự biến động của giá dầu tác động làm giảm dòng tiền thực
11181005 — Nguyễn Trung Đức 21
Trang 29Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
của doanh nghiệp do các chi phí đầu vào tăng cao và khó khăn trong việc tiêu thụsản phẩm đầu ra Qua đó, ta có thể thấy được tác động tiêu cực của giá dầu đến
TTCK Nghiên cứu của Mohan và Singh (2011) xem xét mức độ nhạy cảm với giádầu của TTCK Trung Quốc giai đoạn 1994 — 2009, với cách tiếp cận GMM chothấy tồn tại mối quan hệ tích cực giữa giá dầu và TTCK
Các nước càng gia tăng tốc độ phát triển thì giá dầu lại càng được theo dõisát sao, vì nó liên quan đến chi phí đầu vào của nền kinh tế Về lý thuyết, giá dầuthé giới tăng dẫn đến chi phí đầu vào tăng làm cho hoạt động đầu tư mở rộng củadoanh nghiệp (DN) bị ảnh hưởng, lợi nhuận kỳ vọng của DN và niềm tin của nhàđầu tư về giá trị DN trong tương lai sụt giảm dẫn đến giá chứng khoán giảm Mốiquan hệ nghịch chiều giữa giá dầu thế giới và chỉ số giá chứng khoán được minh
chứng thông qua các nghiên cứu của GIRI A K, JOSHI Pooja (2017).
Giá dầu thế giới có tương quan dương với TTCK: Theo lý thuyết, mối tương
quan giữa giá dầu với TTCK có thể là đương hoặc âm, sẽ có mối tương quan thuận
(+) giữa giá dầu với giá chứng khoán trong các nước xuất khâu dầu mỏ nhưng lại có
mối tương quan nghịch (-) đối với những nước nhập khẩu dầu mỏ VN không phải
là một quốc gia xuất khẩu dầu mỏ mà lại thể hiện tương quan dương giữa giá dầuvới TTCK là vì thực chất biến động giá xăng dầu khi thé hiện ra trên thị trường VN
chịu nhiều sự can thiệp từ phía Nhà nước, nên tín hiệu phát ra từ nhân tố này đã bị
bóp méo.
1.3 NHUNG NGHIÊN CUU THUC NGHIEM CUA CÁC YEU TO KINH
TE TAC DONG DEN CHi SO GIA CHUNG KHOAN
1.3.1 Những nghiên cứu nước ngoài
Nền tảng của việc định giá chứng khoán là dựa vào dòng tiền chiết khấu kỳ
vọng Do đó, nhân tố quyết định giá chứng khoán chính là tỷ suất sinh lợi và dong
tiền kỳ vọng (Elton & Gruber, 1991) Các biến kinh tế vĩ mô sẽ tác động lên tỷ suấtsinh lợi và dòng tiền kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp, từ đó sẽ ảnh hưởng
đến giá chứng khoán
Fama & Gibbon (1982) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát, tỷ suấtsinh lợi và vốn đầu tư Kết quả này ủng hộ cho các nghiên cứu 5 của Mundell (1963)
11181005 — Nguyễn Trung Đức 22
Trang 30Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
và Tobin (1965) cho thấy rằng lợi nhuận kỳ vọng và tỷ lệ lạm phát có tương quan
âm.
Chen, Roll va Ross (1986) với nghiên cứu nổi tiếng về mô hình đa nhân tố
dé đánh giá ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô lên TTCK Mỹ Các biến kinh tế
vĩ mô mà nghiên cứu đã xem xét bao gồm: chỉ số sản xuất công nghiệp (IndustrialProduction), lạm phát (Inflation), phan bù rủi ro (Risk Premia), cấu trúc kỳ hạn (TheTerm Structure), chỉ số thị trường (Market Indices), mức chi tiêu thực tế(Consumption) và giá dầu (Oil Prices) giai đoạn từ tháng 1/1953 đến tháng 11/1984
Kết quả cho thấy có một vài biến được chứng minh là có ý nghĩa trong việc giải
thích tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của cổ phiếu, đặc biệt là biến sản lượng công nghiệp,biến động trong phần bù rủi ro và đường cong lãi suất; những biến còn lại có tácđộng yếu hơn Tác giả cũng kiểm định sự ảnh hưởng của những thay đổi trong tiêu
dùng bình quân đầu người thực và thay đổi giá dau trong việc định giá chứng khoán,
nhưng kết quả cho thay không có một tác động toàn diện nao
Ibrahim & Yusoff (2001) khi nghiên cứu tại Malaysia đã chỉ ra rằng giáchứng khoán đường như chịu nhiều tác động hơn từ những thay đổi của các nhân tốmang tính nội địa, điển hình là cung tiền Đặc biệt, cung tiền mang lại một hiệu ứng
dương cho giá chứng khoán trong ngắn hạn, nhưng lại tác động ngược chiều néu xéttrong dài hạn Tỉ giá hối đoái tác động nghịch chiều tới giá chứng khoán ở dài hạn;
còn sản lượng công nghiệp và lạm phát thì mang tới hiệu ứng dương trong dài hạn.Cũng cùng quan điểm này, Rahman và cộng sự (2009) cho rằng trong dài hạn thì dựtrữ ngoại hối và sản lượng công nghiệp tác động thuận chiều tới giá chứng khoán,còn cung tiền, lãi suất và tỉ giá thì lại dẫn tới một ảnh hưởng ngược chiều tới thịtrường chứng khoán Malaysia.
1.3.2 Những nghiên cứu trong nước
Nguyệt và Thảo (2013) chọn dữ liệu theo tháng trong giai đoạn từ tháng7/2000 đến tháng 9/2011 (135 quan sát) của chỉ số VN Index dé thé hiện tình hìnhcủa TTCK Tác giả đã lựa chọn sáu nhân tố vĩ mô là: cung tiền, lạm phát, sản lượngcông nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá dầu làm biến độc lập Nghiên cứu chothấy cung tiền, lạm phát, sản lượng công nghiệp và giá dầu có mối tương quan
11181005 — Nguyễn Trung Đức 23
Trang 31Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
dương với TTCK với điều kiện khác không đổi Ngược lại, lãi suất và tỷ giá hối
đoái có tương quan âm với TTCK.
Yến & Sơn (2014) đã sử dụng các nhân t6 vĩ mô gồm: lạm phát, lãi suất, tỷgiá và cung tiền dé phân tích tác động của nó đến chi số giá chứng khoán VN Indextrong giai đoạn từ tháng 1/2007 đến tháng 12/2012 Từ kết quả của nghiên cứu, tácgiả đưa ra kết luận rằng các biến lạm phát và lãi suất có tác động âm đến chỉ số giáchứng khoán, các biến còn lại là tỷ giá và cung tiền thì có tác động dương Trong đó,các hệ số đều có ý nghĩa ở mức 5% trừ tác động của biến cung tiền là không đáng
tin cậy ở mức ý nghĩa 5% Mặc dù vậy, các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở một số
chỉ tiêu cơ bản như lạm phát, tỷ giá, cung tiền mà chưa có nghiên cứu tong thé vềcác nhân tô vĩ mô tác động đến chỉ số giá chứng khoán VN Index tại Việt Nam
11181005 — Nguyễn Trung Đức 24
Trang 32Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
TONG KET CHUONG I
Két quả nghiên cứu cho thấy các chỉ số giá cổ phiếu chịu sự tác động của các
nhân tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, cung tiền, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá trị sảnlượng công nghiệp Tuy nhiên, sự tác động này là khác nhau đối với từng chỉ số giá
cô phiếu Trên cơ sở này, nghiên cứu gợi ý một số chính sách nhằm gia tăng sự tácđộng tích cực và hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố kinh tế vĩ mô đến cácchỉ số giá cô phiếu tại HOSE
Dựa vào cơ sở lý luận đã trình bày, đặc biệt là nghiên cứu của Chen, Roll và
Ross (1986), tác giả đã lựa chọn một số biến kinh tế vĩ mô phù hợp với điều kiện
kinh tế và thông tin tại Việt Nam dé thực hiện phân tích Ngoài ra, qua tham khảo
các nghiên cứu nước ngoài đã cho thay sự hữu hiệu của phương pháp hồi quy theo
mô hình VECM khi dữ liệu đều là các chuỗi thời gian không dừng; đồng thời, thực
tế cho thấy răng các nghiên cứu trong nước bằng mô hình VECM cũng đưa ranhững kết quả khả quan nên bài nghiên cứu sẽ thực hiện theo mô hình VECM nhằmkhắc phục những hạn chế cũng như nâng cao hơn nữa ý nghĩa thực tiễn của mô hình
11181005 — Nguyễn Trung Đức 25
Trang 33Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế
Chương 2 THỰC TRANG ANH HUONG CUA CÁC YEU TO
KINH TE DEN CHi SO GIA CHUNG KHOAN VN-INDEX
2.1 KHÁI QUÁT VE CHỈ SO GIA CHUNG KHOAN VN-INDEX
2.1.1 Chỉ số VN-Index là gi?
VN-Index được định nghĩa là chỉ số thé hiện sự biến động giá cổ phiếu tạiTrung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) Công thức tính chỉ số VN-Index được áp dụng cho tat cả cô phiếu niêm yết tại HOSE dé thê hiện xu hướng giá
cô phiếu hằng ngày
Chỉ số VN-Index có giá trị cơ sở ban đầu là 100 điểm vào ngày đầu tiên thị
trường di vào hoạt động 28/7/2000.
Ý nghĩa của chỉ số VN-Index
e Biến động giá cổ phiếu: VN-Index được tính dựa trên sự biến động giá cô
phiếu Vì thế, chỉ số này sẽ thé hiện một cách chính xác những sự thay đôitrong giá cô phiếu so với ngày cơ sở, lưu ý đây là giá trị của toàn sàn HOSE
° Tam lý dau tw: Xu hướng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến
giá cô phiếu từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số VN-Index Nói cách khác,càng có nhiều nhà dau tư tham gia, thị trường càng sôi nổi, giá cổ phiếu càng
cao thì VN-Index cảng tăng và ngược lại.
© Tăng trưởng kinh tế Từ lâu, VN-Index đã được xem là thước đo cho các
doanh nghiệp đang niêm yết Hơn thế nữa, nó còn được dùng để đánh giátình hình phát triển chung của từng nhóm ngành và rộng hon là cả nền kinh
tế Cụ thể, những hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cảngphát triển thì VN-Index càng tăng
11181005 — Nguyễn Trung Đức 26