1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thu nhập trồng lúa tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Tác giả Nguyễn Thị Thựy Linh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Diệu Hằng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế — Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 30,5 MB

Nội dung

Những tác động của biến đổi khí hậu đặc biệt là tình trạng nước biến dâng tới ngành trồng lúa tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy .... Danh mục bảng hình vẽHình 1 Biểu đồ xu thế biến đổi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA MOI TRUONG VA ĐÔ THỊ

CHUYEN DE THUC TAP

Chuyên ngành: Kinh tế — Quản lý Tài nguyên và Môi trường

Sinh viên : Nguyễn Thị Thùy Linh

Lớp : Kinh tế quản lí tài nguyên và môi trường 55

Khoá: 55

Hệ : Chính quy

Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Diệu Hằng

Hà Nội, tháng 05 năm 2017

Trang 2

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin cảm ơn cô Nguyễn Diệu Hang - giảng viên Khoa Môi trường

và Đô thị, cũng là giáo viên hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề

tốt nghiệp này Em cảm ơn cô vì sự giúp đỡ tận tình, những góp ý, sửa déi dé em thêm

hoản thiện hơn luận văn của mình Em xin cảm ơn đến những kiến thức quý báu cùngnhững bài học kinh nghiệm mà em học được trên giảng đường trong suốt 2,5 năm qua

ở khoa Môi trường — Đô thị Nhờ những kiến thức học được dé em có thé áp dụng vào

thực tẾ, hoàn thành chuyên dé của mình

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến hai chị Nguyễn Thị Thùy Dương và chị Nguyễn

Thị Yến là cán bộ hướng dan tại nơi mà em có cơ hội được thực tập — Viện Chiến

lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường đã hướng dẫn nhiệt tình, tạo điều kiện,giúp em có thêm những tài liệu hữu ích cho em để hoàn thiện dé tài nghiên cứu của

mình.

Trong quá trình làm chuyên đề, bài làm của em còn nhiều thiếu sót, chưa đượchoàn thiện Em rat mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ các thầy cô trong khoa dé

em thêm có thêm những kinh nghiệm và hoàn thiện hơn đề tài

Em xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 3

Mục lục

TÚI CAT ỦHÍ cs226x36666666<:(66166190151015659019941297914360199049630)699913901993446136349419)419999619039013993955160436 1 NMục TỤC 0G G5 6 9 999 99 9.9909 9 009.0009.000 0004.0004.009 40009400004 066094089096 2

Danh mục bảng hìnhh VẼ do 6 << 6 99 9894 9994 99 4998994.9949.9849589949889586966964 8.0 4

Damnh mu bang Dieu 00 5Lời nói GAUL oes ceeessssesscssscccnsscccnssccssssccnsecccnseccessescesssccsnecscsseccensscssnscessssesenseceenseessneessssess 6

1 Tính cấp thiết của đề tài << se se sessEseEsetsersersereesersersersesee 6

2 Mục tiêu nghiên CỨU œ6 G 5€ 699% 89 989999949 989998999689948999699966948566 6

2.1 Mục tiêu tổng quát s s << se sss£ss se EsEsessesseseesersersesse 6

Na S6 6

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên €ỨU s-s°sssssssessesessesseeseesese 7

4 Phương pháp nghién CỨU - dœ- << 5< S 5 9 99 99 0.09086089608996 00 7

5 Nguồn số liệu và dữ liệu -. -° s-s- < se se s£sesseseEsEsersessesevsersersese 7

6 Kết cấu luận văn gồm 3 chương: - s5 ssssse se sessessessesessese 7

LUỒÏ CAM GOAN G5 G G5 9 9 9 0 0.00 0 0.0004.000 0000.400009 000908000108 8

Chương I Tông quan về biến đổi khí hậu - 2-2 sssssesss=ssesses 9

1.1 Khái niệm biến đổi khí hậu -s-s- s2 s2 se sessessessese=sessesse 91⁄2 Tac động của biến đổi khí hậu 2s s°sssssesseseessessesssrs 10

1.2.1 Tac động của biến déi khí hậu trên thế giới . -s s2 101.2.2 Tac động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam -s- 5-2 12

1.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất lúa . - 14

1.2.4 Anh hướng của mưa bão, lũ lụt .s s scs<sscssessessessessesse 16Chương II Tác động của biến đổi khí hậu lên thu nhập của người trồng lúa ở xã

Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Dinh -s- << 55s ssssssssessse 17

2.1 Giới thiệu địa bàn nghiÊn CỨU -5-< 5< «<< s< << s8 5 95.95.9124 17

2.1.1 GiGi thiệu về huyện Giao Thủyy -s s-sccs<csscssessesserserses 17

2.1.2 GiGi thiệu xã Giao ThiỆn d0 6 G5 6 9 9 0.2 09 90 8894/50 20

2.2 Hiện trạng sản xuất lúa tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thúy, tinh Nam

PPT sasnasssesssassasssassensssssossssanssssansocssassoessasssassapssassosssassessssssonsssssopssasessssnsseesiesesss 21

2.2.1 Tinh hình sản xuất lúa ở huyện Giao Thủy s s ssss 21

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 4

2.2.2 Hiện trang sử dụng đất của xã Giao Thiện năm 2010 22

2.3 Những tác động của biến đổi khí hậu (đặc biệt là tình trạng nước biến

dâng) tới ngành trồng lúa tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy 242.4 Đánh giá tác động của biến đối khí hay đến thu nhập trồng lúa của người

dân tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, Nam Định s5< se ss« 31

Chương III Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho người trồng lúa tại xã

Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Dinh s- << 55s ss<ssssseesese 39

3.1 Giải pháp ứng phó với biến déi khí hay trong sản xuất nông nghiệp 393.2 Giải pháp ứng phó với biến đối khí hậu trong ngành trồng lúa ở xã Giao

Thiện, huyện giao thủy, tinh Nam Định œ5 <5 9 S5 8956956 41

3.3 Giải thích vì sao nên áp dụng các giải phấp os ss55<s «s55 ssss sssess 41

Kết luận _ -s-°sccs°cscsSseEsecseEsEEsesetsersersersessssee 43

Tài liệu tham KhA03 o5 5 <5 6 9 9 9 %9 9 99 9.9.9 0.000.000.460 809.0 44

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 5

Danh mục bảng hình vẽ

Hình 1 Biểu đồ xu thế biến đổi của mực nước biển các năm trudc(Nguén Vién khoa

học khí tượng thủy văn và môi trƯÒng) - - + + + + k + kSeErsrereesreerreerrre 25

Hình 2 Bản đồ khu vực tỉnh Nam Định có độ cao thấp hơn mực nước biển dâng Im.26Hình 3 Biéu đồ biểu diễn diện tích và sản lượng lúa từ năm 2009 — 2014 (Nguồn: Lập

ra từ bảng diện tích, sản lượng và năng suất từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn huyện Giao Thủy)

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 6

Danh mục bảng biểu

Bang 1 Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Giao Thủy năm 2010 (Nguồn: Thống kê đất

đai phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thuy năm 2010) 21

Bang 2 Diện tích các loại đất nông nghiệp tai xã Giao Thiện năm 2010 (Nguồn: Thống

kê đất đai phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy năm 2010) 23

Bảng 3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa hai mùa năm 2010 của xã Giao Thiện(Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Giao Thủy) - 23

Bảng 4 Kịch bản nước biển dâng ở Nam Định trong những năm tới (Viện Khoa học

khí tượng Thủy văn và Môi trường) - «6+ x1 9 ng nh ng nưưt 27

Bảng 5 Mức tăng nhiệt độ trung bình °c qua các thập ky của thé kỷ 21 so với thời kỳ

1980-1999 của Nam Dinh ứng với các kịch bản từ thấp đến cao(Viện Khí tượng Thủy văn

\© 8/0856: 20172757 - 28Bảng 6 Diện tích ngập lụt ứng với mực nước biển dâng ở Nam Định (Nguồn: Viện

khoa học khí tượng thủy văn va môi fTƯỜN) .- - + s + + k3 + vn 9k ng rưy 29

Bảng 7 Mức thay đổi lượng mưa (%) qua các thập kỷ của thế kỷ 21 so với năm

1980-1999 của Nam Định ứng với kịch ban phat thải từ thấp đến cao (Nguồn: Viện Khoa

học khí tượng thủy văn và môi tTƯỜIg)) - - ¿+ + xxx 9E 9 vn nưkt 30

Bang 8 Diện tích, sản lượng và năng suất lúa từ 2009-2014 (Nguồn: Phòng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giao Thủy) 2-2-2 5 sz+s£+£2£+zzs+zsez 32

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 7

Lời nói đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại

trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượngkhí hậu cực đoan như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển

dâng cao; trong đó đáng chú ý là những tác động của BDKH ngày một đáng ké và gia

tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến nên kinh tế quốc dân, thậm chí còn tác động mạnh

hơn đến sinh kế của những nhóm dân cư nghèo nhất sinh sống ở khu vực nông thôn.Việt Nam là một trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với những biểu

hiện ngày cảng gia tăng của những hiện tượng này.

Việt Nam vẫn đang là một quốc gia mà nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong

sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành trồng lúa Do đó, việc ứng phó với biến đổi khí

hậu dé làm hạn chế những tác động tiêu cực của nó tới trồng lúa rất đáng được quantâm Trong phạm vi nghiên cứu của mình tôi xin đề xuất một dia phương đang phải

hứng chịu những tác động đó đến ngành trồng lúa đó là xã Giao Thiện, huyện Giao

Thủy, tỉnh Nam Định.

Giao Thiện là một xã ven biển thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định vì vậy bị

ảnh hưởng không nhỏ do biến đổi khí hậu gây ra với những rủi ro về bão, lũ lụt, nước

biển dâng gây thiệt hại lớn tới sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng lúa ở

địa phương này.

Việc kip thời đưa ra những nhận định, đánh giá các tác động của BĐKH đối với

môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân

là vô cùng quan trọng Cùng với đó là các giải pháp tăng cường khả năng thích ứng

của công đồng dân cư dé phòng ngừa, giảm thiéu tác hại, ôn định và phát triển ngành

trồng lúa trong điều kiện biến đổi khí hậu

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu tổng quát

Xác định sự thay đổi về thu nhập của người trồng lúa do tác động của biến đổi khí

hậu tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Dinh.

2.2 Muc tiêu cụ thể

Xác định được những tác động của các yếu tố khí hậu đến ngành trồng lúa tại xã

Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 8

Diễn biến về diện tích, sản lượng, năng suất thay đổi thu nhập của người trồng lúa

tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.

Đề xuất một số giải pháp ứng phó với BDKH cho người trồng lúa nhăm cải thiện

thu nhập tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Dinh.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những ảnh hưởng của khí hậu về thời tiết:nhiệt

độ, lượng mưa, tình trạng nước biển dâng tác động tới ngành trồng lúa ra sao Qua đó

đánh giá sự thay đổi của thu nhập trồng lúa của người dân sau khi có tác động của biến

đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó

Trong phạm vi nghiên cứu cua mình tôi chọn xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh

Nam Định do đây là một xã ven biển nên phải hứng chịu nhiều tác động của biến đổi

khí hậu.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp cùng với thống kê, tổng hợp số

liệu Từ số liệu đã có tính toán, so sánh và phân tích dé phuc vu dé tai nghiên cứu

5 Nguồn số liệu và dữ liệu

Các số liệu được thu về các nhân tố ảnh hưởng tới biến đổi khí hậu như là nhiệt độ,lượng mưa và nước biển dâng được thu thập trong tài liệu của Viện khoa học khí

tượng Thủy văn và Môi trường Các số liệu về các biến thu nhập trồng lúa như điệntích, sản lượng và năng suất có được từ các tài liệu của Phòng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn của huyện

6 Kết cấu luận văn gồm 3 chương: tổng quan về biến đổi khí hậu; tác động củabiến đồi khí hậu đến thu nhập của người trồng lúa ở xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy,

tinh Nam Định; đề xuất một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho người trồng

lúa tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Dinh.

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 9

Lời cam đoan

“Tôi xin cam đoan nội dung bdo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không

sao chép, cắt ghếp các báo cáo hoặc luận văn của người khác; nếu sai phạm tối xin

chịu kỷ luật với Nhà trưởng ”

Hà Nội, ngày tháng năm

Ký tên

Họ tên: Nguyễn Thị Thùy Linh

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 10

Chương I Tổng quan về biến đổi khí hậu

1.1 Khái niệm biến đối khí hậu

- Khai niệm:

Theo IPCC (2007), biến đổi khí hậu (BDKH) là sự biến đổi trạng thái của hệthống khí hậu, có thé được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến độngcủa các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng

thập kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí

hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài

thập kỷ hoặc dai hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trangthái cân bằng khác của hệ thống khí hậu

- _ Nguyên nhân: Có 2 nhóm nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu

+ Nhóm nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự

biến đổi các hoạt động của trời, sự thay đôi quỹ đạo trai đất, sự thay đôi vị trí

và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưuchuyên trong nội bộ của khí quyền

+ Nhóm nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát phát từ

sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát

thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.

- _ Biểu hiện của biến đổi khí hậu

Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm (IPCC, 2007):

+ Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên do sự nóng lên của bầu khí quyền toàn

cầu

Dang cao mực nước biển do giãn nở vì nhiệt và băng tan

Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyền

Sự di chuyên của các đới khí hậu trên các vùng khác nhau của trái đât

+ + + + Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyên, chu trình

tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác

+ Sự thay đôi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần

của thủy quyền, sinh quyền, địa quyên

Tuy nhiên, sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu và mực nước biển dâng thường

được coi là hai biêu hiện chính của biên đôi khí hậu.

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 11

1.2 Tac động của biến đổi khí hậu

1.2.1 Tac động của biến đổi khí hậu trên thế giới

- Tinh trạng năng nóng: Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn, trong 50 nămgan đây, tần suất xảy ra nang nóng tăng từ 2 — 4 lần Khí tượng thủy văn, trong 50 năm

trở lại đây, tần suất xảy ra các đợt năng nóng đã tăng từ 2-4 lần Nhiều khả năng trong

40 năm tới, số lượng các dot nang nóng sẽ tăng 100 lần Điều này kéo theo những hệ

lụy như tình trạng cháy rừng xảy ra ngày càng nhiều, gia tăng các loại dịch bệnh, mức

nhiệt độ trung bình trên hành tinh trong tương lai cũng sẽ tăng theo

- Do nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, diện tích của các dòng sông băng trên toàn

thế giới dang dan bị thu hẹp Vùng lãnh nguyên (vùng đất cao noi cây cối không thésinh trưởng và phát triển) từng bị lớp băng vĩnh cửu bao phủ, hay dưới tác động của

nhiệt độ cao, lớp băng đã tan chảy và sự sống của các loài thực vật trên vùng đất nàycũng đã xuất hiện Nước biển dâng cao do nhiệt độ trái đất ngày càng tăng khiến cho

các tang băng tăng nhanh hơn, làm cho mực nước biên và đại dương trên toàn thế giới

tăng theo

- Bao lụt: Đi kèm với hiện tương băng tan và nước biển dâng cao thì hiện tượng

bão lụt cũng tăng Theo số liệu thống kê cho thấy, chỉ trong vòng 30 năm gần đây,những cơn bão mạnh cấp 4 và cấp 5 đã tăng lên gấp đôi Những vùng nước ấn đã làm

tăng sức mạnh cho các cơn bão kinh hoàng Trong khi một số nơi trên thế giới đang

phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển dâng và bão lũ, nhiều vùng khác trên

thế giới đang phải trải qua tình trạng hạn hán hoành hành Các chuyên gia ước tínhtình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng 4m hon Han hán xảy ra

thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản pham

nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bap bênh

- _ Hiện nay An Độ, Pakistan và vùng cận Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng

chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng Giới khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực

trên sẽ tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khíhậu tại châu Phi cho rằng, tới năm 2020, sẽ có 75 — 250 triệu dân châu Phi không có

nước sử dụng, và sản lượng nông nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%

- Dich bệnh: Bão lụt và hạn hán trở thành mối đe dọa cho toàn cầu với những tácđộng xau mà nó gây nên, đồng thời còn tạo môi trường tốt cho các loại dịch bệnh từ

các loài sinh vật như muôi, kí sinh trùng ngày càng phát triên mạnh mẽ

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 12

- Thiệt hại về kinh tế: thiệt hại về kinh tế do tác động của biến đồi khí hậu ngày

càng tăng trên thế giới Bão lụt sẽ gây tốn thất trong ngành nông nghiệp đã gây thiệt

hại hàng tỷ USD Ngoài ra, chính phủ các nước cũng phải bỏ ra một lượng tiền lớn để

xử lý và kiểm soát lây lan dịch bệnh Như năm 2005, cơn bão lịch sử đã đồ bộ vào

Louisiana, khiến mức thu nhập của người dân nơi đây giảm 15% trong những thángsau cơn bão và thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 135 tỷ USD

Trong khi người dân phải đối phó với giá lương thực và nhiên liệu tăng cao, chính

phủ các nước đang gặp phải sự giảm sút về doanh thu từng các ngành du lịch, giảm lợi

nhuận công nghiệp Trái lại, nhu cầu năng lượng, lương thực, nước sách, chi phí cho

hoạt động giải quyết sau thảm họa lại luôn tăng cao, kèm theo những bat ôn vùng biêngiới Theo dự đoán của Viện nghiên cứu Môi trường và phát triển toàn cầu tại Đại học

Tufts, Mỹ, chi phí cho cuộc chiến chống lại biến doi khí hậu tới năm 2100 sẽ đạt 20ngàn tỷ đồng USD

- _ Giảm da dang sinh học: Nhiệt độ trái đất ngày một nắng lên cũng day nhiều loài

sinh vật tới bờ vực suy giảm về số lượng hoặc tuyệt chủng Nếu mức nhiệt độ trung

bình tăng từ 1,1 — 6,4oC, 39% loài động thực vậy hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng

vào năm 2050 Nguyên nhân dẫn đến tuyệt chủng là do môi trường sống của các loại

động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các

đại dương ngày càng âm lên khiến cho nhiều loài sinh vật không thể thích ứng kịp thờivới những biến đổi trên Khi thực vật và động vật giảm dần về số lượng sẽ là mối đe

dọa đến nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng sẽ

giảm theo

- Huy diệt hệ sinh thái: Những biến đổi về khí hậu cũng có những tác động trực

tiếp đến hệ sinh thái, có thé hủy diệt hệ sinh thái Theo nghiên cứu của các chuyên gia,những thay đổi trong điều kiện khí hậu và lượng khí carbon dioxide tăng nhanh chóng

đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, nguồn cung cấp nước ngọt, không khí,nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khỏe Dưới sự tác động của nhiệt độ,

không khí, nhiên liệu, năng lượng sạch, thực phẩm và sức khoe, số lượng các rạn san

hô ngày càng có xu hướng giảm dan Điều đó cho thấy cả hệ sinh thái trên cạn và dướinước đều phải hứng chịu vói những nguy cơ như hạn hán, cháy rừng cũng như hiện

tượng axit hóa đại dương

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 13

1.2.2 Tac động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam

- Tác động của biến đổi khí hậu tới con người và tự nhiên

+ Tác động của biến đổi khí hậu tới lĩnh vực nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện tại còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết

Nhiệt độ và sự biến động thất thường của thời tiết cũng như khí hậu sẽ tác động rất

lớn tới sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt Thời tiết biến đổi thấtthường dẫn tới sự gia tăng về dịch bệnh, làm giảm năng suất mùa màng, thậm chí gây

ra các tác động nghiêm trọng khác.Những năm gần đây nhiều vùng trên cả nước phải

hứng chịu những thiệt hại không nhỏ về nông nghiệp, có thé dẫn đến mắt trang mùa

màng do thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán kéo dài.

+ Tác động của biến đổi khí hậu tới tài nguyên đa dạng sinh học rừng

Việt Nam là một nước có sự ưu đãi về đa dạng sinh học và các hệ sinh thái Tuynhiên, sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu làm giảm da dang sinh hoc của các hệ

sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng Day là hệ sinh thai có đa dạng sinh học cao

nhất bị suy thoái trầm trọng Diện tích rừng ngày càng bị suy giảm, rừng ngập mặnthậm chí bị suy thoái một cách tram trọng — giảm 80% diện tích vi trở thành các ao

đầm nuôi trồng thủy sản không có quy hoạch hợp lí Tuy rừng có xu hướng tăng lên về

diện tích trong những năm gan đây song chỉ rơi vào khoảng 8% (nhỏ hon rất nhiều sovới 50% của các nước trong khu vực) Điều này thực sự là một thách thức không nhỏ

đối với Việt Nam trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu qua các hành độngnhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh thái rừng để giảm thiểu

thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước và giảm phát thải khí nhà kính — theo mục tiêu năm

2010 của Công ước Da dạng sinh học Nhiệt độ không khí tăng làm gia tăng nguy co cháy rừng

+ Tác động của biến đồi khí hậu tới đa dang tài nguyên dat

Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp do sức ép dân số, đô thị hóa,

công nghiệp hóa và mục đích sử dụng bị chuyên đôi Các hiện tượng xói mòn dat, đất

bị rửa trôi, hoang mạc hóa cùng với ô nhiễm hóa chất trong nông nghiệp ngày một giatăng Tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng khiến nơi ở

cư dân và phần đất màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp bị mất đi, đây sẽ là một thách

thức lớn mà ngành nông nghiệp gặp phải Hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở đất ở

vùng bờ sông, bờ biển, sự bồi lắng lòng gia tăng do thiên tai, bão, lũ lụt gây ra làm ảnh

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 14

hưởng trầm trọng tới tài nguyên đất tự nhiên Trong những năm gần đây hiện tượng

nắng nóng kéo dài hoặc hạn hán xảy ra nhiều có thé dẫn tới hoang mạc hóa, đặc biệt là

các tỉnh miền Trung nước ta

+ Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người

Theo Báo cáo gần đây nhất của Ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu đã khăngđịnh: Các hậu quả của các dạnh thiên tai như song thần, bão, lũ lụt, hạn hán có thê

gây ra tử vong và bệnh tật nguy hại tới cuộc sống, sức khỏe con người Biến đổi khí

hậu tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây lan qua vật trung gian như sốt rét, sốt xuất

huyết (do muỗi truyền bệnh), viêm não (do muỗi) lây qua môi trường nước, các bệnh

đường ruột và các bệnh khác như suy dinh dưỡng, bệnh về phổi

Những vùng kém phát triển, đông dân và tỉ lệ nghèo đói cao lại càng chịu tác động

nhiều hơn từ các bệnh do biến đổi khí hậu gây ra như ở trên

Trong những năm gần đây, Việt Nam có sự xuất hiện của nhiều bệnh với diễn biến

phức tạp và bất thường gây ra các thiệt hại lớn

+ Tác động của biến đồi khí hậu tới vùng ven biển

Vùng ven biến là nơi dé chịu tác động nặng nề nhất của các thiên tai, trước tiên là

bão, song thần, lũ lụt gây ra những thiệt hại lớn về người và của Các hiện tượng ngập

lụt gây ra tình trạng mất nơi ở và diện tích sản xuất nông nghiệp (nuôi trồng thủy sản,làm muối) làm mất cân bằng sinh thái truyền thống Sự gia tăng của hiện tượng xâm

nhập mặn dẫn đến các hệ sinh thái đất ngập ven biển, đặc biệt là rừng ngập mặn, môitrường sống của các loài sinh vật biển — bức tường bảo về trước những tác động của

thiên ti song, bão, l lụt, kế sinh nhai của người dân ngày một bị thu hẹp Biến đổi khí

hậu cũng ảnh hưởng lớn tới cơ sở hạ tầng của đất nưới như là các cảng, khu công

nghiệp, hệ thông giao thông làm tăng chi phí về cải tạo, nâng cấp, thậm chí là phải di

doi Các rạn san hô biển — có giá trị lớn về đa dạng sinh học và ý nghĩa đối với tự

nhiên, con người cũng bị ảnh hưởng do tác động của nước biển dâng và sự gia tăngnhiệt độ San hộ là loài động vật rất nhạy cảm với môi trường song cua ching, dac biét

là nhiệt độ và chất lượng nước San hô có thể chết chỉ vì một sự biến động nhỏ vềnhiệt độ Nhiều nước trên thế giới hiện nay báo cáo có nguy cơ mất đi loài động vật

quý giá này.

+ Tác động của biến đổi khí hậu tới an ninh môi trường/an ninh quốc gia.

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 15

Những khía cạnh mà biến đổi khí hậu gây ra, làm ảnh hưởng tới an ninh môi trường

cũng như an ninh quốc gia là:

e Việc sử dung chung nguồn nước: Tổng lượng nước từ bên ngoài chảy vào ViệtNam là 2/3 Sử dụng nước từ thượng nguồn, xây dựng các công trình thủy lợi, thủyđiện trên thượng nguồn các con sông lớn của đất nước như sông Hong, sông Cửu Long

sẽ là một thách thức không nhỏ cho người dân trong sử dụng nguồn nước va bảo vệ

môi trường hiện nay Tài nguyên nước bị suy thoái, cạn kiệt trong khi nhu cầu sử dụng

nước của quốc gia thì ngày một tăng lên có thể gây ra các mâu thuẫn xung đột trongviệc sử dụng chung nguồn nước

e Ti nạn môi trường/khí hau (trong nước va quốc tế): biến đổi khí hậu như đã nói ởtrên có thé gây ra van đề mất đi nơi ở, nơi cư ngụ của người dân, gây ra dịch bệnh, đói

rét gia tăng nhất là những có điều kiện kinh tế khó khăn lại càng phải gsnh chịu những

tác động tiêu cực hơn Khi mất đi nơi ở người dân một số nơi sẽ phải di ti nạn không

những ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà còn ảnh hưởng tớivan đề chính trị, chiến tranh

e An ninh sinh thái: Do sự di cư của một số loài đến hệ sinh thái khác sẽ làm rối

loạn, mat cân bang sinh thái, gây ra tinh trạng xâm lấn của các sinh vật lạ hoặc biếnđổi gen các sinh vật

+ Tác động của biến đổi khí hậu tới cơ sở hạ tang.

Cở sở hạ tầng là những công trình được xây dựng trong các lĩnh vực của đời sống

xã hội như xây dựng, giao thông, năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Tuy có đặc tính lâu dài, khả năng chịu đựng liên tục của các yếu tố khí hậu song vớimức gia tăng của biến đổi khí hậu hiện nay những đặc tính đó cũng có nguy co bị dedọa, làm mất đi tính tiện nghi, hữu dụng, độ an toàn của các công trình

1.2.3 Tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất lúa

Ảnh hưởng của thời tiết lên cây lúa

+ Nhiệt độ:

Nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí là những tác nhân quan trọng liên quan đến sự

tăng trưởng cũng như năng suất của cây lúa Khoảng nhiệt độ tối ưu cho cây lúa là

20-30oc, nhiệt độ càng tăng trong khoảng này thì cây lúa càng phát triển Tuy nhiênnếu nhiệt độ tăng cao hơn trong khoảng này sẽ gây hại đến sự sinh trưởng và phát triển

của cây lúa Tương tự như vậy nhiệt độ xuống thấp cũng gây ảnh hưởng đến Khoảng

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 16

chịu đựng nhiệt độ nước và không khí của cây lúa phụ thuộc vao giống lúa, thời vụ,

giai đoạn tăng trưởng và sinh lí Cây lúa ở vùng nhiệt đới sẽ có khả năng chịu đựng

nhiệt độ cao hơn so với vùng ôn đới Với những vùng có điều kiện nhiệt độ cực đoan

như nang nóng kéo dai sẽ dẫn tới sự thiếu nước càng bat lới cho sự tăng trưởng

Như đã nói ở trên tùy thuộc vào khí hậu từng vùng mà cây lúa có thể có các khoảngtối ưu khác nhau Do vậy, không chỉ cây lúa mà các cây trồng vùng nhiệt đới và cân

nhiệt đới thường bị ảnh hưởng nặng nề khi nhiệt độ xuống khoảng 0oC đến 12oC do

hiện tượng lạnh giá tạo nên sự thiếu nước trong tế bào thực vật Khi nhiệt độ không

khí giảm từ 30oC — 15oC sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây lúa, tuy nhiên mức

độ ảnh hưởng tùy theo giống lúa và giai đoạn sinh trưởng

quá nhỏ hoặc quá lớn đều ảnh hưởng đến năng suất cây lúa Nếu lượng mưa quá ít do

hạn hán kéo dài sẽ làm cho không chỉ cây lúa hay bất kì một cây trồng nào khác không

có nước để duy trì sự sống Còn nếu lượng mưa quá lớn sẽ dẫn tới tình trạng ngập úngkhiến cây có thể bị chết hoặc tạo ra môi trường tốt cho các loại dịch bệnh ảnh hưởng

xau tới sinh trưởng của cây lúa

+ Nước biển dâng

Day là một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu, hiện tượng này đang ngày

càng trở nên lo ngại với mực nước biên trên thé giới ngày một tăng cao Hiện tượngnước biển dân làm cho diện tích đất cư trú, canh tác và đất nông nghiệp bị giảm Ảnh

hưởng tới hệ sinh thái của những vùng ven biển, làm thay đổi chất lượng đất nơi đây,làm tăng sự ngập mặn của đất Hiện tượng nước biển dâng ảnh hưởng của nhiễm mặnlên sự phát triển của cây lúa

Nhiễm mặn cũng là một yếu tố nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của câylúa như là hạn hán, đặc biệt khi có tác động ngày càng mạnh mẽ của biến đối khí hậu

như hiện nay Độ mặn cao trong đất sẽ hạn chế việc hấp thụ nước của cây, nguồn CO2được hap thụ vào tế bào lá cây sẽ bị thay đổi gây tôn hại đến tế bào thực vật Do đó,

dẫn đến thiệt hại về năng suất cây lúa là rất lớn, thậm chí có thé lên đến 70-80%

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 17

1.2.4 Anh hưởng của mưa bão, lũ lụt

Việt Nam là một nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa thường xuyên chịu ảnh

hưởng của thiên tai hang năm như bão, lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán Bão, lũ lụt thườngxảy ra ở các vùng ven biên, còn vào sâu đất liền hoặc vùng cao thường xảy ra hiện

tượng nóng, rét Thiên tai có thé gây thiệt hại một cách nhanh chóng và gần như toàn

bộ thành quả trồng lúa của người dân, gây ra thiệt hại to lớn về tài sản, ảnh hưởng đến

thu nhập và đời sống của người nông dân Việc phải chống chọi với những cơn bão

hay lũ lụt sẽ gây tốn hại lớn không chỉ đối với ngành trồng lúa mà tới rất nhiều lĩnhvực khác của cuộc sống Lũ lụt kéo dài cùng với đó là tình trạng ngập úng sẽ gây thiệthại đến sản lượng và năng suất lúa, thậm chí là mất trắng, gây sạt lở, hư hại công trình

thủy nông của bà con ảnh hưởng đên vụ mùa sau.

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 18

Chương II Tac động của biến đối khí hậu lên thu nhập của người trong lúa ở xã

Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

2.1 Giới thiệu địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Giới thiệu về huyện Giao Thủy

- — VỊ trí địa lý

Giao Thủy là một huyện đồng bằng nằm ven biển của tỉnh Nam Định, nơi sôngHồng đồ ra biển qua cửa Ba Lạt

Huyện Giao Thủy nam ở phía Đông của tỉnh Nam Định, phía Đông và Đông

Nam giáp với biển Đông Việt Nam, với chiều dài 32km bờ biển Phía Tây Bắc giáp

với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới giữa hai

huyện là con sông Sò phân lưu của sông Hồng với chiều dài 18,7 km Phía Bắc và

Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng chảy qua địaphận huyện Giao Thủy là 11,4km (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc làhuyện Tiền Hải) Cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất

Lâm.

- — Diện tích tự nhiên 232,1 km”

- Dan số toàn huyện năm 2010 là 189.660 người Nằm ở phía hạ lưu sông Hong,

hàng năm nhận được một lượng phù sa rất lớn tạo nên những vùng đất bồi mới với

hàng ngàn hecta khá bằng phẳng tiến ra biển Đông Theo dòng thời gian mỗi khi lớpđất bồi nền đã vững chắc, ông cha ta lại quai dé, lan biển

- Hanh chính: Hiện nay, huyện Giao Thuỷ có 20 xã và 2 thi tran: thị trấn Ngô

Đồng là trung tâm chính trị-hành chính, kinh tế, văn hoá; thị tran Quất Lâm là trung

tâm kinh tế, văn hoá- du lịch

- Tinh hình phát triển kinh tế

Trong những năm gan đây, dưới sự chỉ đạo của chính quyên địa phương đã cónhững hướng phát triển kinh tế tích cực dé khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh củahuyện Huyện đã đạt được những thành tựu kinh tế khá cao, xu hướng chuyển đôikinh tế sang phát triển công nghiệp và dịch vụ nhiều hơn, giảm tỷ trọng nôngnghiệp Cùng với đó sự tăng trưởng kinh tế bình quân của toàn huyện đạt mức13,01%/năm Tính đến năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của toàn ước tínhđạt 25,5 triều đồng Cơ cấu kinh tế đến năm 2015 của huyện như sau: ngành nông —

lâm — thủy sản: 38,3%, ngành công nghiệp — xây dựng: 20,1%, ngành dịch vụ:

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 19

41,6% Cơ cau kinh tế có xu hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp va dịch vụ,

giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp Đây là hướng phát triển mang lại nhiều lợi ích

kinh tế hơn đối với huyện

+ Nông nghiệp là ngành dé bị ton thương do biến đổi khí hậu do các biến động

về thời tiết như nhiệt độ, lượng mưa hay thiên tai mưa bão, lũ lụt gây ảnh hưởngđến năng suất và thu nhập của người dân tuy nhiên nhờ các biện pháp thích ứng

kịp thời và đúng đắn nên sản xuất nông nghiệp đã đạt được mức khả 6n định

Toàn huyện đạt mức sản lượng lương thực bình quân là:99.593 tắn/năm Năm

2015 giá trị sản xuất trên một ha canh tế là 97,7 triệu đồng/ha Về chăn nuôi giasúc và nuôi trồng thủy sản cũng đạt mức cao vớ sản lượng thịt hơi xuất chuồngnăm 2015 là 13.600 tan, sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy hải sản năm 2015 là

39.000 tấn Đặc biệt trong những năm gần đây chính quyền địa phương cóphương hướng tận dụng lợi thé là huyện ven biên dé phát triển tiềm năng kinh tế

biển nơi đây Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của toàn huyện đạt 5.125 trong

đó diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ là 3.940 ha; nước ngọt là 1.185ha5.2 Bãi bồi ven biển được đưa vào để nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi

ngao — có vùng diện tích nuôi ngao chiến 30% diện tích nuôi trồng thủy sản của

toàn huyện Ngoài ra người dân nơi đây còn phát triển ngành trông muối với sảnlượng muối bình quân đạt 32.000 tan/nam

+ Sản xuất công nghiệp — thủ công nghiệp có giá trị bình quan dat 767 tỷ

đồng/năm cùng với tốc độ tăng trưởng là 20,77% Các ngành cơ khí, sửa chữa,

đó,ng tàu, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, đan, thêu, chế

biến lương thực, thực phẩm đều có bước tăng trưởng khá góp phần giải quyết

việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo tăng thu cho ngân sách địa phương.

+ Về giao thông — vận tải, huyện cũng triển khai cac dự án xây dựng cơ ban dé

hoàn thiện các dự án lớn mang tính trọng điểm như: tinh lộ 489, quốc lộ 37B,

đường Tiến — Ha, đường Bình — Xuân, đường Thanh — Hương, Tiến — Long và

các công trình xây dựng nông thôn mới Binh quân một năm tổng số vốn được

đầu tư là 1.000 tỷ đồng Cùng với đó là nhiều dự án về khu đô thị, khu nghỉ

dưỡng, xây dựng hạ tầng du lịch Vường Quốc gia Xuân Thủy,

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 20

+ Về du lịch — dich vụ: Tổng lượng khách đến tham quan du lịch tại địa

phương dat 500.000 lượt nguoi/nam Tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt 185 tỷ

đồng/năm trở lên, chiếm 11,4% giá trị sản xuất kinh tế biển Tổng số lao độngtrực tiếp làm việc trong ngành du lich 1.000 người Tỷ lệ lao động qua dao tạo

đạt 60% 100% cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch được thầm định, xếp hạng Phanđấu có khách sạn được xếp hang 3 sao Giá tri tăng thêm của ngành du lịch bình

quân tăng 15- 20%/năm Các loại hình dich vụ như vận tải, điện lực, bưu chính

viễn thông, du lịch có mức tăng trưởng khá Lĩnh vực du lịch tiếp tục có bước

phát triển, khuyến khích đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật khu du lịch Quất Lâm;

xây dựng quy hoạch chỉ tiết khu du lịch nghỉ dưỡng xã Giao Phong, du lịch sinhthái Vườn Quốc gia Xuân Thủy và du lịch cộng đồng tại xã Giao Xuân Trên địa

ban có trên 200 co sở kinh doanh du lịch Tổng số lượt khách bình quân đạt280.000 lượt người/năm; doanh thu trung bình đạt 80 tỷ đồng/năm

Thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển cả về quy mô và ngành nghề kinh doanh

Tổng mức hàng hóa bán lẻ bình quân đạt 600 tỷ đồng/năm, giá trị nguyên liệuxuất khâu bình quân dat 4,62 triệu USD/nam

+ Tình hình phát triển văn hóa — xã hội

Phố cập tiểu học, trung học cơ sở được duy trì và phát triển Học sinh tốt

nghiệp THCS vào học THPT các loại hình đạt trên 70% Học sinh tốt nghiệpTHPT vào học các trường đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp đạt trên

80% 100% trường tiêu học đạt chuẩn Quốc gia mức I (trong đó 17,8% đạt chuẩnmức I); 37% trường THCS; | trường THPT; 18% trường mam non đạt chuẩnQuốc gia; 25% trường tiêu học đạt tiêu chuẩn "xanh, sạch, đẹp, an toàn” Kết quảxây dựng trường chuẩn Quốc gia cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh 160/332

xóm, tổ dan phố có nhà văn hoá; 36% số xóm (tổ dân phố) đạt tiêu chuân "Langvăn hoá"; 61 trường học, 28 cơ quan, 20 trạm y tế được công nhận có nếp sống vănhoá; số gia đình văn hoá năm 2010 chiếm 68,2% tổng số hộ gia đình toàn huyện

Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, y tế được tăng cường về số lượng và nâng caochất lượng: 18/22 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế Bệnh viện đa khoa trung tâmhuyện được đầu tư nâng cấp với số kinh phí hàng chục tỷ đồng, số giường bệnh

năm 2009 đạt 190 giường, tăng 40 giường so với năm 2005 Bình quân có 4,2

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 21

2.1.2 Giới thiệu xã Giao Thiện

Giao Thiện là xã ven biển với 9700 nhân khẩu, trong đó 75% theo đạo Thiên Chúa

Xã có diện tích 7,88 km2, Xã Giao Thiện (Giao Thủy) nằm trong vùng đệm của Vườn

Quốc gia Xuân Thủy nên có tiềm năng trong khai thác và nuôi trồng thủy hải sản cùngvới đó là nguồn lợi từ rừng ngập mặn

Giao Thiện là xã nằm ở phía Đông huyện Giao Thủy, xã có diện tích là 1180,5 ha,

tập trung ở 15 xóm dân cư Xã có cụm di tích đình, đền, chùa; 9 nhà thờ và 1 nhà xứ,

trong đó đền và chùa An Lạc được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh

Do có tiềm năng về khai thác và nuôi trồng thủy hải sản nên thu nhập của người dân

nơi đây ngày càng cao hơn Năm 2015, mức thu nhập bình quân đầu người là 20 triệu

đồng/người/năm, năm 2016 tăng lên là 33 triệu đồng và năm 2017 sẽ phấn đấu đạt 40triệu đồng/người/năm

Chính từ mức thu nhập tăng lên do vậy nhà ở dân cư phần lớn được kiên cố dam

bảo chất lượng và an toàn, cũng từ đây các công trình phúc lợi được xây dựng đáp ứngVới yêu cầu của từng ngành, từng cơ sở xóm đội Hiện nay, Trạm y tẾ, các trường học

đã và đang được nâng cấp, xây dựng Trong đó, trường THCS và 2 trường tiêu học đã

đạt chuẩn quốc gia và chuẩn xanh - sạch - đẹp, riêng trường mam non đang hoàn thiện

trường học mới dé phan dau đạt chuan năm 2017 Cùng với đó, co sở vật chất văn hóa

ở khu trung tâm xã và ở 15 xóm đã và đang được khan trưởng triển khai và thực hién

Như vậy, với sự đóng góp ủng hộ của cán bộ, nhân dân trong các xóm và được địa

phương trích nguồn ngân sách đã tạo động lực thúc đây để các xóm triển khai xây

dựng Đặc biệt, năm 2017 xã Giao Thiện được huyện giao phan dau hoan thanh

chương trình xây dựng nông thôn mới thì như một cu hich đã tao da cho xóm 19 thêm

động lực tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, trong đó có nhà văn

hóa xóm.

Nơi đây có đặc thù vê đất thịt nặng khó khăn trong việc sản xuất lúa, tuy nhiên có

tiềm năng và các giải pháp thích ứng về chuyền đổi sang mô hình nuôi trồng thủy hải

sản Do vậy Giao Thiện là xã có diện tích nuôi trông thủy hải sản lớn nhât huyện với

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Trang 22

318,8 ha, sản lượng bình quân hang năm đạt 203 ta-n Ngoài ra thành công của các mô

hình kinh tế trang trại, gia trại, kinh tế hộ đã và đang góp phần xây dựng bộ mặt

nông thôn xã Giao Thiện ngày một đổi mới, khang trang Năm 2011, tong giá trị sảnxuất của xã đạt 146,6 tỷ đồng Năm 2011, tổng thu nhập của toàn xã đạt trên 146 tỷ

đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 13,2 triệu đồng/năm

Xã Giao Thiện thuộc vùng lõi của Vườn quốc gia Xuân Thuy, có tiềm năng lớn dé

phát triển du lịch sinh thái Xã có 2 trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, Trạm y

tế đạt chuẩn quốc gia

2.2 Hiện trạng sản xuất lúa tại xã Giao Thiện, huyện Giao Thúy, tinh Nam Dinh

Theo thống kê từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Định, cả tỉnh cókhoảng 10.000 ha nhiễm man, diện tích trồng lúa mỗi năm mat khoảng 200 ha do

nhiễm mặn.

Xã Giao Thiện là một xã ven biển thuộc huyện Giao Thủy, vì vậy phải gánh chịu

nhiều tác động của thời tiết và biến đổi khí hậu, trong đó có tình trạng đất bị nhiễm

mặn Vì vậy sản xuất lúa ở đây chú trọng đến việc đưa giống lúa thích ứng trong điềukiện đất để nâng cao được năng suất và thu nhập cho người dân Hằng năm, ở huyện

Giao Thủy có hàng nghìn hecta đất bị nhiễm mặn gây tác động tiêu cực đến sản xuất

nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa tại địa phương này

2.2.1 Tình hình sản xuất lúa ở huyện Giao Thủy

Mục đích sử dụng đất Tổng diện tích (ha) | Tỉ trọng (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 23.823,8 100

1 Dat nông nghiệp 16.674,71 69,99

1.1 Dat sản xuất nông nghiệp 9.778,31 41,04

a Dat trồng cây hàng năm 8.374,96 35,15

b Đất trồng cây lâu năm 1.403,35 5,891.2 Dat lâm nghiệp 2.482,6 10,42

1.3 Dat nudi trồng thủy sản |3.875,34 16,27

14 Đấtnôngnghiệpkhác |538,46 2,26

2 Đất phi nông nghiệp 5.993,01 25,16

3 Đất chưa sử dung 1.156,08 4.85

4 Đất có mặt nước ven biển 564,18 2,37

Bang 1 Hiện trạng sử dụng dat ở huyện Giao Thủy năm 2010 (Nguồn: Thông kê dat dai

phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thuy năm 2010)

Nguyễn Thị Thùy Linh — Lớp Kinh tế quản li tài nguyên và môi trưởng 55

Ngày đăng: 25/11/2024, 23:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN