1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của thu nhập đến mức độ chỉ tiêu cho thịt lợn tại Việt Nam

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hoài Sơn

Hà Nội, 2022

Trang 2

LOI CAM ON

Trước khi trình bày về dé tài nghiên cứu, em xin trân trong được gửi lờicảm ơn tới thầy Nguyễn Hoài Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ em trongquá trình thực hiện và hoàn thành báo cáo Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Thầyđã đồng hành cùng em từ những ngày đầu em chập chững làm quen với Đề ánchuyên ngành Kinh tế học Vì vậy, việc được tiếp tục học tập và nghiên cứu dướisự hướng dẫn của thầy ở Kỳ thực tập và tốt nghiệp lần này là một vinh dự lớn đốivới em Ngay từ những ngày đầu thực hiện, thầy đã không ngừng giảng dạy, chỉbảo và trả lời các thắc mắc của em liên quan đến đề tài nghiên cứu một cách nhiệt

tình và tỉ mi Em đã học hỏi được ở thầy rất nhiều điều cả về kiến thức, trình độ

chuyên môn lẫn cách làm việc và các kỹ năng khác.

Bên cạnh đó, em cũng mong muốn được gửi lời cảm ơn chân thành nhấtđến tập thể giảng viên đang công tác tại khoa Kinh tế học — Trường Đại học Kinh

tế quốc dân đã đồng hành cũng em trong suốt quá trình em học tập và lĩnh hội kiếnthức trong thời gian em theo học tại trường Tất cả những điều đó đã tạo tiền đề và

trang bị hành trang làm việc cho em sau này Chúc thầy cô luôn vững vàng trongsự nghiệp trồng người và gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin khang định đề tài “Tác động của thu nhập đến mức độ chỉ tiêu cho

thịt lợn tại Việt Nam” hoàn toàn do bản thân em nỗ lực thực hiện và hoan thành

dưới sự giám sát, hướng dẫn và đốc thúc của TS Nguyễn Hoài Sơn Những số liệuvà kết quả được trình bày trong nghiên cứu này là hoàn toan trung thực, không có

bất kỳ sự sao chép kết quả nào và chưa được công bố dưới mọi hình thức Nếu cóbat kỳ sự không trung thực nao trong dé tài nghiên cứu này, em xin hoàn toàn chịu

trách nhiệm.

Trang 4

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 3.1 Bảng mô tả số liệu - c2 2111111252111 111122555 20Bảng 3.2 Bảng mô ta dữ liệu nghiên cứu - 20

Bang 3.3 Bang dau kì vọng tác động biến -c c2 22c: 25Bảng 4.1 Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy () . - 5-2 26Bảng 4.2 Kết quả ước lượng của mô hình hôi quy (1) - -:- - 31Bảng 4.3 Kiểm định Breusch and Pagan — Kiểm định PSSS thay đổi 32Bảng 4.4 Kết quả ước lượng của mô hình hồi quy (2) - -cc5<<<<+ 32Bảng 4.5 Bang tính Hệ số phóng đại VIF ⁄c⁄ c2 222222 2222222+++ccsss 33

Bang 4.6 Bảng tính severe OufÏI€TS -.- cớ 33

Bang 4.7 Kết quả ước lượng day đủ của mô hình hồi quy -: 34

Trang 5

LỜI CẢM 0) L0 2222222211111 1111 111k k2 n2 xe 2LOI CAM ĐOAN - 2222202111111 1k vn n2 non 3

DANH MỤC BANG BIEU 2-52 ©522S<‡EE‡EE2E2EEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrrrrrree 4¡90 0 7CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU LL c2 2222011111222 2 11111111 1111111 nhàn 81.1 Ly do lựa chon chủ dé nghiÊn CỨU 5 5+ £++kE+seEeeeEeeeeskeske 8

1.2 Mut ti€u nghién CUu oo cee 91.3 Câu hỏi nghiên COU cceeceeccccscecseessesssesssesseessesssesssessesssesssecssesssssesssesseseseeees 9

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2s sc+2+z++£x+rxezxezrxsrxeree 91.4.1 Đối tượng nghiên CứU ¿5+ E+SE+EE2EE£E£EEEEEEEEEerkrrkrrerrrrkd 9

1.4.2 Phạm vi nghiÊn CỨU s5 11199 991119 1 19v vn nề 9

1.5 BO ao in gaóáaaầaỶODỪỮ 10CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU 11

QA Cơ sở lý thUYẾT - G5252 2E E21 EEEE1EE1521271111211211 1111111111110 112.1.1 Ca .ccccccsscsscessessessessessessessusssessessessusssessessssusssessessesssessessessesseesseesess 11

2.1.2 Thu nap A 12

2.1.3 Chỉ Ue eecceeccccseecsecssecssessssssecssecssessecsscssessesssecssecasessecssecssesseesees 13

2.1.4 Giả thuyết thu nhập tuyệt đối của Keynes -: 13

2.1.5 Lý thuyết đường cong Engle -¿-+s++x+zx+rxeerxesrxee 14

2.2 Tổng quan nghiên CỨu - 2-2 +£+E£+E++EE+EE£EEE£EE+EESEEtEEzEEzrkrrxerkee 15

2.2.1 Mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ chi tiêu cho thịt lợn 152.3 Kết luận về khoảng trống nghiên cứu - 2 2 2 s+x+£x+zx+zzrszes 17

CHƯƠNG 3: SO LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 19

3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2- 2-2 2 2+E£+E££Ee£Eerxerersrrezes 193.2 Phương pháp phân tích số liệu 2-2-5 ©++£+++£++£x++x++zxezxersez 193.2.1 Phương pháp thống kê mô tả - 2-2 2 2 2+E££E+£E+£++£++E+zxe2 19

Trang 6

3.2.2 Mô hình OLS thuần (Phương pháp bình phương nhỏ nhất thông

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu này hướng đến xem xem mối quan hệ giữa thu nhập và

mức độ chi tiêu cho thịt lợn của các hộ gia đình tại Việt Nam, hay nói cách khác

là xem xét thu nhập bình quân có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ tiêu dùng- chỉ

tiêu cho thịt lợn Bài nghiên cứu đã sử dụng bộ số liệu được lây từ cuộc Điều tra

khảo sát mức sông dân cư 2018 Kết qua cho thấy thu nhập bình quân đầu ngườicủa hộ gia đình có tác động thuận chiều tới mức độ chỉ tiêu cho thịt lợn Đồng thời,tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa thu nhập và mức độ chỉ tiêu cho thịt lợn, nghĩalà khi thu nhập tăng thì mức độ chỉ tiêu cho thịt lợn cũng tăng nhưng tăng với tốcđộ chậm dan Ngoài ra một số bién nhân khẩu hoc cũng được đưa vào mô hình déxem xét tác động của chúng tới mức độ tiêu dùng cho thịt lợn Từ những kết quanay, tác giả sẽ phân tích, thảo luận vào đưa ra các giải pháp phù hợp dé tối đa hóa

lợi ích của người dân khi tiêu dùng thịt lợn.

Trang 8

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do lựa chọn chủ đề nghiên cứu

Thịt lợn là một trong những loại thịt được ưa thích nhất trên toàn thế gidi.Mặc dù van tồn tại một bộ phận dân cư hoặc vùng miền nhất định không sử dụng

thịt lợn trong thực đơn hàng ngày do phong tục tập quán hoặc tôn giáo tuy nhiên

nó vẫn chiếm khoảng 50% lượng protein thịt hàng ngày trên toàn thế giới (U.S.Pork Manual, Today’s Pork Industry) Ở Việt Nam, thịt lợn cũng đóng vai trò

không nhỏ trong bữa ăn hàng ngày của các hộ gia đình.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, người dân Việt Nam tiêu dùng

trung bình khoảng 5,4 triệu tan thịt các loại (thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, thủy hải

sản) mỗi năm Trong đó chỉ tính riêng khối lượng thịt lợn đã chiếm tới 70% tổng

lượng thịt tiêu thụ của các hộ gia đình ở Việt Nam, tương ứng với khoảng 3,8 triệu

tấn Bên cạnh đó, cũng theo điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,thịt bò và thủy hải sản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong thực đơn của các hộ gia đình ởViệt Nam, thịt gia cầm thì nhiều hơn một chút (khoảng 15-20%), nhiều nhất vẫnlà thịt lợn với 65-70% Có thé thấy, thịt lợn hiện đang là thực phẩm chiếm tỷ lệ ápđảo trong giỏ tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của người dân Việt Nam.

Theo Jeremié và cộng sự (2018), nhu cầu sử dụng thịt lợn của người tiêudùng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố có thé ké đến như kinh tế, văn hóa, sức khỏe,tôn giáo, Tuy nhiên không phải yếu tố nào cũng có thê đo lường được Có một

yêu tố có thể định lượng được mà nghiên cứu này sẽ chỉ ra ngay sau đây chính làyêu tố thu nhập Lâm va cộng sự (2013) đã khang định rằng nhu cầu về thịt lợncủa người tiêu dùng bị tác động mạnh mẽ bởi thu nhập của họ Cũng phải nói thêm,

mối quan hệ giữa cầu và thu nhập là một trong những mối quan hệ được quan tâmnhiều nhất trong phân tích kinh tế (Rudeš, 2018).

Vì các lý do như trên, khi lựa chọn đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đềtiêu thụ thịt lợn, em đã quyết định nghiên cứu về tác động của thu nhập tới cầu thịtlợn, thé hiện qua mức độ chi tiêu cho thịt lợn của người dân Việt Nam; hay nói

8

Trang 9

cách khác là tác động của thu nhập đến mức độ chỉ tiêu cho thịt lợn của các hộ gia

đình ở Việt Nam Đây cũng là hai nhân tố được nhiều nhà kinh tế học quan tâm.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu mà bài nghiên cứu hướng đến chính là mối quan hệ giữa thu nhập

và mức độ chi tiêu cho thịt lợn của các hộ gia đình ở Việt Nam:

Thứ nhất, bài nghiên cứu Tổng quan lại lý thuyết và Tổng quan các nghiêncứu trước đó về mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ chi tiêu cho thịt lợn.

Thứ hai, bài nghiên cứu đi ước lượng cụ thé tác động của thu nhập tới mứcđộ chi tiêu cho thịt lợn của các hộ gia đình ở Việt Nam dé đóng góp thêm những

phát hiện mới vào môi quan hệ giữa thu nhập và chi tiêu.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Với chủ đề nghiên cứu này, tác giả đặt ra câu hỏi nghiên cứu như sau:

“Thu nhập tác động như thế nào đến mức độ chỉ tiêu cho thịt lợn của các

hộ gia đình ở Việt Nam?”

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của bài nghiên cứu này là mức độ chỉ tiêu chothịt lợn, thu nhập và mối tương quan giữa chúng.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng bộ số liệu Khảo sát mức sống dân cư được điều tra2 năm một lần Mặc dù thời điểm điều tra gần nhất là 2020 tuy nhiên nghiên cứunày sẽ sử dụng bộ số liệu thứ cấp Vietnam Households Living Standard Survey -VHLSS năm 2018 dé phục vụ cho nghiên cứu với lý do năm 2018 mức độ chi tiêu

cho thịt lợn, thu nhập hay bat kỳ các yếu tố nào khác đều chưa bị ảnh hưởng bởi

tác động của dịch COVID-19.

Trang 10

1.5 Bố cục của đề tài

Bài nghiên cứu được chia làm 5 chương (không bao gồm mục lục, tài liệu

tham khảo và phụ lục) như sau:Chương 1 Mở dau

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và Tổng quan nghiên cứuChương 3 Số liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4 Kết quả và thảo luận

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

10

Trang 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LY THUYÉT VA TONG QUANNGHIÊN CỨU

Có rất nhiều yếu tổ tác động đến quyết định mua bao nhiêu hang hóa dich

vụ của người tiêu dùng Có thé kê đến như thu nhập, giá của hàng hóa hoặc dịch

vụ đó, giá của các hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan (hàng hóa bố sung hoặc hànghóa thay thé), thị hiểu của người tiêu dùng hay thông tin và các chính sách củachính phủ Chính vì vậy, khái niệm “Cầu” đã ra đời để mô tả về hành vi của ngườitiêu dùng Thuật ngữ này là một thuật ngữ cơ bản được sử dụng rất nhiều trongphân tích kinh tế.

Vậy cầu là gì? Theo Giáo trình Kinh tế học tập I của tác giả Nguyễn VănCông - Đại học Kinh tế Quốc dân, cầu được định nghĩa là “số lượng hàng hoá hoặcdich vụ mà người tiêu ding muốn mua và có kha năng mua ở các mức giá khác

nhau trong một khoảng thời gian nhất định” Như vậy, có thể hiểu ý muốn mua va

khả năng mua của người tiêu dùng chính là hai yếu tố cấu thành nên cầu Tức là,khi người tiêu dùng vừa mong muốn mua hàng hoá hoặc dịch vụ đó đó và sẵn sàngtrả tiền cho hàng hoá hoặc dịch vụ đó thì cầu đối với hàng hóa và dịch vụ đó sẽ

xuât hiện.

11

Trang 12

2.1.2 Thu nhập

Như đã nói ở trên, thu nhập là một trong những nhân tố tác động đến quyết

định mua bao nhiêu hàng hóa hoặc dịch vụ của người tiêu dùng Từ đó tác động

gián tiếp đến mức độ chỉ tiêu cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Theo tác giả Dương Tan Diệp như đã viết trong giáo trình “Kinh tế vĩ mô”,

thu nhập được chia làm 2 loại như sau:

Thứ nhất, thu nhập cá nhân (Personal Income): là tổng hợp của tất cả cáckhoản thu nhập thực nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình trong một quốc

gia Lượng thu nhập do công dân một nước tạo ra chưa được gọi là thu nhập cánhân vì sau đó các doanh nghiệp còn phải trích một phan lợi nhuận dé nộp cho

chính phủ hoặc đối với một số cá nhân thì nhận được trợ cấp từ chính phủ Cho

nên, thu nhập cá nhân (PI) được tính như sau:

PI = NI — Pr” + TrTrong đó:

NI: thu nhập quốc dân

Pr”: lợi nhuận không chia và nộp cho chính phủ

Tr: trợ cấp từ chính phủ

Theo Investopedia, thu nhập cá nhân có ảnh hưởng lớn đến tiêu dùng Vìchỉ tiêu tiêu dùng thúc day phan lớn nền kinh tế, các tô chức thống kê quốc gia,nhà kinh tế và nhà phân tích theo dõi thu nhập cá nhân trên cơ sở hàng quí hoặc

hàng năm.

Thứ hai, thu nhập khả dụng (Disposable Income): các khoản thu nhập thực

nhận bởi các cá nhân hoặc hộ gia đình (PI) chưa phải là lượng thu nhập cuối cùng

mà các cá nhân hoặc hộ gia đình có thé sử dụng Vì sau khi nhận được phan thu

nhập cá nhân (PI), chúng ta còn phải trích nộp các khoản thuế, phí, lệ phí (đượctính vào thuế thu nhập cá nhân) hay là đóng các loại bảo hiểm xã hội Sau khi trừ

12

Trang 13

đi loại thuế này, phần còn lại của thu nhập cá nhân (PI) chính là thu nhập khả dụng

DI = PI — thuê thu nhập cá nhân — bao hiém xã hội

Thu nhập khả dụng trong dân cư tăng lên dẫn đến cầu tiêu dùng sẽ tăng.

Tóm lại, phải nói rằng thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng nhấtcó ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định mua gì và mua bao nhiêu của người tiêudùng vì thu nhập quyết định khả năng chỉ tiêu cho hàng hóa và dịch vụ của người

tiêu dùng.

2.1.3 Chỉ tiêu

Để phục vụ cho nhu câu của bản thân, mỗi cá nhân sẽ sử dụng một lượng

tiên nhât định đê chi mua các loại hang hóa và dich vụ phù hợp với mục đích của

mình Việc sử dụng khoản tiền đó được gọi là chi tiêu hay tiêu dùng.

Một ví dụ cụ thể, mỗi tháng, mỗi hộ gia đình hay cá nhân sẽ phải bỏ ra một

khoản tiên dé chi trả cho một sô nhu câu như ăn uông, y tê, giáo dục, Đó đượcgọi là chi tiêu.

2.1.4 Giả thuyết thu nhập tuyệt đối của Keynes

Theo Từ điển Kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Ngọc - Đại học Kinh tếQuốc dân thì Giả thuyết thu nhập tuyệt đối (Absolute Income Hypothesis) là giảthuyết cho rằng mức chi cho tiêu dùng (C) chỉ phụ thuộc vào thu nhập cá nhân sử

Trang 14

= Yd là thu nhập cá nhân sử dụng hay còn được gọi là thu nhập kha

Với AC là biến động của mức tiêu dùng trong kỳ, con AY là biến

động của thu nhập trong kỳ.

Hàm tiêu dùng phản ánh sự phụ thuộc của lượng chi tiêu dự kiến vào

lượng thu nhập, mô tả tác động của thu nhập đối với lượng chỉ tiêu; nói cách

khác, hàm tiêu dùng phản ánh mối quan hệ giữa mức chỉ tiêu tiêu dùng với mức

thu nhập khả dụng.

2.1.5 Lý thuyết đường cong Engle

Nghiên cứu về cơ cấu chỉ tiêu của các hộ gia đình, Nhà thống kê người Đức

Emst Engle đã hình thành nên quy luật Engle Quy luật này đã chỉ ra một cách khái

quát mối quan hệ giữa thu nhập và cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ Đây là một

trong những quy luật kinh tế quan trọng đã được các nhà kinh tế học khác thừa

nhận Vậy nội dung của quy luật này là gì?

Theo Giáo trình Kinh tế học tập I của tác giả Vũ Kim Dũng - Đại học Kinhtế Quốc dân, quy luật Engle nói rằng hàng hóa và dịch vụ được chia làm 2 loại

chính dựa trên tác động của thu nhập đối với cầu về hàng hóa dịch vụ, đó là hàng

hóa thông thường và hàng hóa cấp thấp Cụ thể như sau:

Thứ nhất, hàng hóa thông thường là những hàng hóa và dịch vụ mà khi thunhập tăng lên thì cầu đối với chúng cũng tăng lên và ngược lại Trong thực tế, hầuhết các hàng hóa đều là hàng hóa thông thường Hàng hóa thông thường lại được

chia thành hai loại Đó là hàng hoá thiết yếu và hàng hoá xa xi.

Hàng hóa thiết yếu là những hàng hóa và dịch vụ được cầu nhiều hơn khithu nhập tăng lên nhưng sự tăng lên của cầu không lớn hơn sự tăng lên của thu

14

Trang 15

nhập, nghĩa là sự tăng lên của cầu là tương đối nhỏ hoặc chỉ xap xi bằng sự tăng

lên của thu nhập Một ví dụ cho hàng hóa thiết yếu chính là lương thực thực phẩm.

Chang hạn, khi thu nhập của bạn tăng lên gấp đôi thì chi tiêu cho lương thực thực

phẩm của bạn cũng sẽ tăng lên nhưng chắc chắn một điều sẽ không tăng nhiều nhưsự tăng lên của thu nhập.

Cũng giống như hàng hóa thiết yếu, hàng hóa xa xỉ cũng được cầu nhiềuhơn khi thu nhập tăng lên nhưng sự tăng lên của cầu lớn hơn so với mức độ tănglên của thu nhập Một vài ví dụ cho hàng hóa xa xỉ có thé kế đến như mua bảohiểm, mua bat động san, đi du lịch,

Thứ hai, hàng hóa cấp thấp là những hàng hóa hoặc dịch vụ mà khi thu nhập

của người tiêu dùng tăng lên, họ sẽ mua ít hàng hóa hoặc dịch vụ đó đi và ngược

lại Một ví dụ cho hàng hóa cấp thấp chính là mỳ tôm Đối với sinh viên, nhữngngày cuối tháng thường phải chỉ tiêu tiết kiệm do đó nhu cầu sử dụng mỳ tôm sẽtăng Những ngày đầu tháng, ngân sách dùng cho sinh hoạt vẫn còn nhiều nên việc

tiêu dùng mì tôm sẽ giảm xuống Thêm một ví dụ khác, ngày nay khi đời sống đã

được nâng cao, mọi người thường thích ăn ngon mặc đẹp, thay vì chỉ ăn no mặc

âm như thời bao câp, cho nên việc tiêu dùng ngô, khoai sẽ giảm xuông.

2.2 Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và mức độ chi

tiêu cho thịt lợn

Thu nhập là một trong những nhân tố tác động đến quyết định chi tiêu baonhiêu cho thịt lợn của người tiêu dùng Quyết định chi tiêu còn phụ thuộc vào cầu

tiêu dùng thịt lợn (Stanton, 1961) sử dụng dữ liệu hàng quý của Hoa Kỳ với mô

hình Cobb-Douglas đưa ra kết luận rang theo thời gian cầu chắc chắn sẽ thay đổikhi thu nhập thay đổi Vì vậy ở phần tông quan nghiên cứu này, em sẽ tổng quanlại kết quả từ các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa thu nhập và cầu thịt

15

Trang 16

Nghiên cứu về tác động của thu nhập đến mức độ chỉ tiêu, trước đây cácnghiên cứu phân thành 3 nhóm Nhóm thứ nhất tìm thấy thu nhập có tác động

dương đến chi tiêu Phần lớn các nghiên cứu trong quá khứ tim thay mối tươngquan thuận chiều giữa thu nhập và cầu thịt lợn, khi đó thịt lợn được coi là hàng

hóa bình thường — hàng hóa thông thường (Peter 2008, Marick 2012) Tức là khi

thu nhập tăng thì cầu về thịt lợn tăng do đó mức độ chi tiêu cho thịt lợn cũng sẽ

Chantylew & Belete (1997) sử dụng dữ liệu hàng năm từ 1961-1991 của

Kenya cùng với mô hình logarit kép với biến phụ thuộc là mức tiêu thụ thịt lợnbình quân đầu người; biến độc lập bao gồm thu nhập bình quân đầu người đượctính bằng cách lay Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chia cho dân số ước tính Kết

quả cho thấy cầu về thịt lợn ở Kenya là tương đối kém co giãn do thịt lợn không

phải là một phần trong chế độ ăn hàng ngày của người dân Kenya, phần lớn thịt

lợn chỉ được tiêu thụ vào các dịp đặc biệt Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thu nhập

và câu thịt lợn trong nghiên cứu này được xác định là môi quan hệ thuận chiêu.

Một nghiên cứu nữa phải ké đến là nghiên cứu của (Melicharová, 2012) vềquá trình ra quyết định của các hộ gia đình trong vấn đề tiêu thụ thực phẩm Bằngcách sử dụng lý thuyết hậu Keynes làm tiền đề cho cơ sở lý thuyết và sử dụng

phương pháp phân bồ tần suất của dữ liệu điều tra làm phương pháp nghiên cứu,

(Melicharová, 2012) đã chỉ ra rằng các hộ gia đình có mức thu nhập cao hơn sẽ chỉ

tiêu cho thực phâm nhiều hơn các hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn.

Nhóm thứ hai tìm thấy thu nhập có tác động âm đến chỉ tiêu (Braschler,

1983) đã ước tính nhu cau về thịt lợn ở Hoa Ky bằng cách sử dụng dạng hàm

Cobb-Douglas với số liệu chuỗi thời gian và đưa ra kết luận rằng tổng thu nhập bình quâncủa người tiêu dùng, giá thịt lợn, thịt bò, gà thịt va dé chính là các yêu tố ảnh hưởngtới cầu thịt lợn Trong đó thu nhập bình quân đầu người và giá thịt lợn là hai yếutố chính có tác động mạnh mẽ tới cầu tiêu dùng thịt lợn, trong khi đó các yêu tố

như giá thịt bò, gà thịt và dé lại không có ảnh hưởng rõ ràng tới cầu sử dụng thịt

lợn Cụ thé, khi thu nhập tăng thi chi tiêu giảm và ngược lại.

16

Trang 17

Nhóm thứ ba phát hiện ra bằng chứng thực tế cho răng tồn tại điểm uốn

trong tác động, nghĩa là ban đầu cầu về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó sẽ

tăng lên cùng với sự tăng lên của thu nhập Tuy nhiên khi đã chạm tới một mức

thu nhập cụ thể nào đó và vượt qua nó thì cầu về hàng hóa và dịch vụ đó lúc này

chắc chắn giảm (Jha 2006; Chris 2019).

Với việc sử dụng số liệu chuỗi thời gian không liên tục theo năm từ năm

1960-2003 và phương pháp thống kê mô tả phân loại, Davis & Lin, n.d.) cũng đãđưa ra các kết luận liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đối với thịtlợn ở Hoa Ky Cu thé, nghiên cứu này chỉ ra răng các yếu tố như: thu nhập của

các hộ gia đình, trình độ học van, chủng tộc, noi mua thịt lợn, tuôi tác, giới tính và

khu vực sinh sống (nông thôn hay thành thị) là những yếu tố có tác động đến cầu

đối với thịt lợn ở Hoa Kỳ Người tiêu dùng trong các hộ gia đình có thu nhập cao

tiêu thụ thịt lợn trên đầu người là ít hơn Ngoài ra, mức độ tiêu dùng thịt lợn banđầu tăng theo độ tuổi và sau đó giảm ở những người cao tuổi Nhóm tudi 40-59 lànhóm tuổi tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người cao nhất và sau đó giảm dan theođộ tuổi Người Mỹ lớn tuổi thường ăn ít thức ăn hơn những người trẻ tuổi do mứcđộ hoạt động và nhu cầu năng lượng thấp hơn Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra

rằng người tiêu dùng nông thôn ăn nhiều thịt lợn hơn so với người tiêu dùng thànhthị.

Cũng theo (Hupková et al., 2018), cơ cau về cầu tiêu dùng lương thực ở các

nước đang phát triển chắc chan sẽ thay đổi khi thu nhập dự kiến tăng.

2.3 Kết luận về khoảng trống nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra răng cầu thịt lợn bị tác động bởi thunhập và một số yếu tố nhân khâu học khác như: quy mô hộ gia đình, khu vực sinh

sông, tỷ lệ phụ thuộc già, tỷ lệ phụ thuộc trẻ, chủng tộc, tuôi tác, giới tính, Tuy

nhiên, đa số các nghiên cứu trước đây đều sử dụng số liệu chuỗi thời gian để đánh

giá và phân tích nhu cầu đối với thịt lợn ở một số quốc gia như Serbia, Kenya hoặc

17

Trang 18

Hoa Kỳ Ở nghiên cứu này, em sẽ tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chủ đề nghiên cứu

bằng cách xem xét cầu đối với thịt lợn thông qua mức độ chỉ tiêu cho thịt lợn củacác hộ gia đình ở Việt Nam và xem xét mối quan hệ của nó với thu nhập bình quâncủa hộ gia đình để đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp với bối cảnh tiêu thụ thịtlợn ở Việt Nam.

18

Trang 19

CHƯƠNG 3: SO LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

3.1 Số liệu

Đề đánh giá tác động của thu nhập bình quân đến mức độ chỉ tiêu cho thịtlợn trên đầu người của các hộ gia đình ở Việt Nam, nghiên cứu này sử dụng số liệu

được xử lý từ cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (Vietnam Households

Living Standard Survey) năm 2018, gọi tắt là VHLSS 2018 do Tổng cục Thống kê

thực hiện.

Đây là cuộc khảo sát được tién hành nhằm tìm hiểu về tình hình của các hộ

gia đình thé hiện qua các tiêu chí như: một số đặc điểm nhân khẩu học liên quan

đến mức sống; giáo dục; y tế; việc làm và thu nhập; chi tiêu; nhà ở, điện, nước, đồdùng lâu bên; giảm nghẻo, Với mẫu điều tra (số hộ gia đình) là khá lớn nên bộ

số liệu điều tra mức sống dân cư được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy và cóthể được sử dụng cho nhiều mục tiêu nghiên cứu khác nhau.

Lý do lựa chọn dữ liệu năm 2018 để phục vụ cho nghiên cứu này đó là mứcđộ chi tiêu cho thịt lợn, thu nhập hay bat kỳ các yếu tô nào khác ở thời điểm nàyđều chưa bị ảnh hưởng bởi tác động của dịch COVID-19.

Bộ số liệu thứ cấp này có quy mô mẫu bao gồm 46.995 hộ tính trong 3.133

xã phường Sau khi xử lý và lọc dữ liệu bằng cách xóa đi các quan sát thừa và thiếu,bỏ đi hoàn toàn các quan sát trội, cùng với đó chỉ giữ lai các dữ liệu liên quan déphục vụ cho đề tài nghiên cứu, số liệu còn lại bao gồm 5311 quan sát, tương ứngvới 5311 hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam tính riêng trong năm 2018.

3.2 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô ta (Descriptive Statistics) là tập hợp các phương pháp đượcsử dụng để tóm tắt, trình bay, đo lường hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫu

nghiên cứu dưới dạng số liệu bằng các phép tinh hay biểu đồ trực quan Nghiêncứu này lựa chọn mô tả số liệu bằng các chỉ số thông thường như: số trung bình

19

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN