1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA KINH TE HOC

Đề tài: Tác động của độ mở thương mai đếntăng trưởng kinh tế Việt Nam

Sinh viên thực hiện +: Nguyễn Đắc HiếuMã sinh viên : 11191951

Lóp :_ Kinh tế học K61

Hệ > Chính quy

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Hoài Sơn

Hà Nội, tháng 9 năm 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Hoài Sơn là người đã tậntình giúp định hướng cũng như hướng dẫn em thực hiện đề tài Em xin gửi lời cảmơn chân thành nhất đến Công ty TNHH Công nghệ và Truyền thông IIT đã tạo điều

kiện hoàn thành kế hoạch thực tập cũng như tìm hiểu công việc tại Quý công ty Em

cũng cảm ơn các anh/chi ở công ty đã giúp đỡ em hoàn thành các nhiệm vụ được

giao một cách hiệu quả nhất Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô khoaKinh tế học nói riêng và trường Đại học Kinh tế quốc dân nói chung đã trao cho em

những kiến thức bồ ích trong thời gian học tập tại trường Em xin chúc toàn thé thay

cô có sức khỏe déi dào và thành công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp dandắt các thế hệ sinh viên.

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2022

Nguyễn Đắc Hiếu

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIET TẮT HH 5DANH MỤC HÌNH VẼ 2-2221 EEE2E21121121121121112712271111 71.11 6

DANH MỤC BANG BIEU 2-22 ©S2SS EE2EEEEEEEEEE11271 7112717117121 T1 xe 7

CHUONG I: GIỚI THIỆU CHUNG - 2 5£ <+2E£2EE+£E£EEtEEeerxerrerree 8

1.1 Lý do chọn dé tài - ¿52 2 SE E3 E1 EEEEEEE1 7121211211211 21111 1111 11c 1 ye 8

1.2 Mục tiêu nghiên cứu va các câu hỏi nghiên cứu - -«: 9

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 2+ ++EE+E++ExeExerxerxerxerxee 9

1.4 Phương pháp nghiên cứỨu 5 6 5 t9 9g gu r rh, 9

1.5 Cấu trúc chuyên đề ¿- + ©sz+x+2Ex£EEEEEEE1211711211711211 21.11 cre 9

CHƯƠNG II: TONG QUAN NGHIÊN CỨU -22-©2¿22+22szcscsceee 11

2.1 Các khái niệm liên quan - 5 2< 2E 321 * S1 SE EEESEEekrsskrekrrerekrre 11

2.1.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh T1 11

2.1.2 DO m6 00) 0: 0n Ố.Ầ 13

2.1.3 Tác động của độ mở thương mại đến tăng trướng kinh té 14

2.2 Tong quan nghiên các cứu thực nghiệm 2- 2© s+x++zz+zxezzed 18CHUONG III: THUC TRANG CUA ĐỘ MỞ THƯƠNG MẠI VÀ TANG

TRUONG KINH TE VIỆT NAM u0 ccccssccsscsssessssssessssssessseesesssessessseesssesecsssseeseee 263.1 Tinh hình xuất nhập khẩu và mở cửa thương mai của Việt Nam 263.1.1 Tình hình xuất nhập khẫu 2-2 2 2+ x+xe£Eezxezkrzrrrerrxrrxee 26

3.1.2 Thực trạng mở cửa thương mại của Việt NÑam - - ‹- 28

3.2 Tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam -5¿©5s+- 31

CHUONG IV: KET QUA THUC NGHIEM 0.0.0 0.ccccccccscssscssessessessessesssssesseeses 34

4.1 Mô hình thực nghiệm và mô tả DIgN oo esseeseeseeseeseeseesesees 34

42 Dit GU eee 36

4.3 Kết quả mô Binh ec ccccceccccsecscsvessessessessesuessessesssaessvssucsrestessesnessesneenss 36

4.3.1 Kiểm định tính dừng - 2 2 522tr re 36

4.3.2 Lựa chọn độ trễ phù hợp cho mô hình VAR - 37

4.3.4 Kiểm định nhân quả Gran§er - 2-2 + z+x+2x++zxczxeerxerrxee 40

Trang 4

4.3.5 Phân tích ham phan ứng day IRE 2-22 s2 z+£xczxeerxerrxee 40

4.3.6 Phân rã phương SaÌ - 2 S1 2332199119 1 111 11 11g 1v gi ng 42

CHUONG V: KET LUẬN VA HAM Ý CHÍNH SÁCH - 44

5.1 Kết luận Chung ooo cecccccecccsecsessccsccssesvcsscssessessessessessesssassseseessessessesseeseens 44

5.2 Ham y Chinh Sach 0n 44

5.3 Đề xuất nghiên CUU occ eccccccscesessessessesscssessessessessesscsscsvcsvessearessesnssavensens 44DANH MỤC TAI LIEU THAM KHÁO 2¿©¿22+++£x+£x++zxzcrszeee 46

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT

Hiép dinh thuong mai tu do

Đầu tu trực tiếp nước ngoài

Kiểm định tính dừng Augmented Dickey-Fuller

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 2.1 : Tác động của độ mở thương mại thông qua các kênh truyền dẫnHình 3.1: Xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1992-2020

Hình 3.2: Độ mở thương mại của Việt Nam từ 1986-2020

Hình 3.3: Độ mở thương mại của Việt Nam trong các năm gan đâyHình 3.4: Tăng trưởng Việt Nam trong các năm gan đây

Hình 4: Hàm phản ứng đẩy

Trang 7

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.2: Tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệmBảng 4.2.1: Thống kê mô tả số liệu gốc

Bảng 4.2.2: Thống kê mô tả số liệu dùng trong mô hìnhBảng 4.3.1.1: Kết quả kiểm định tính dừng

Bang 4.3.1.2: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi sai phân bậc nhất

Bang 4.3.2: Kết quả kiểm định lựa chọn độ trễ

Bảng 4.3.3.1: Kết quả kiểm định tự tương quan

Bang 4.3.4.2 : Kết quả mô hình VAR với độ trễ p=6Bảng 4.3.4: Kết quả kiểm định nhân quả GrangerBảng 4.3.6 : Kết quả phân rã phương sai

Trang 8

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

xu hướng mở rộng hơn trong tương lai (Belloumi, 2014) Chính vì vậy, việc đánh giá

vai trò của độ mở thương mại đối với tăng trưởng kinh tế có một ý nghĩa vô cùng quantrọng trong việc phát triển của đất nước cũng như nhận được nhiều sự quan tâm củacác nhà kinh tế học.

Với sự tiễn bộ của công nghệ và toàn cầu hóa nhanh chóng, các chính sáchthương mại được kiểm tra theo thời gian do sự không chắc chan liên tục trong nền

kinh tế thế giới Belloumi (2014) cũng cho rằng các nước đang phát triển được sử

dụng để tuân theo chính sách thay thế nhập khẩu nhưng sau đó đã có những thayđổi đáng ké trong chính sách thương mại liên quan đến các chiến lược xúc tiến dựatrên xuất khâu, giúp phân bồ các nguồn lực hiệu quả hơn, dẫn đến tăng trưởng kinhtế tong thé Tuy nhiên, người ta đã lập luận thêm rang các chính sách thương mạicũng là kết quả của sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, thuế và các chương trình xuấtkhẩu Bên cạnh đó, độ mở thương mại cũng được coi là nguyên nhân gây ra lạmphát và mat giá nội tệ, điều này có thé gây những ảnh hưởng không tốt đến tăngtrưởng của nền kinh tế quốc dân, Nghiên cứu sau đây tập trung vào việc kiểm tra

Trang 9

mỗi quan hệ giữa sự cởi mở thương mại và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là trong

trường hợp của Việt Nam.

Nhìn chung, các nghiên cứu trước về chủ đề độ mở thương mại và tăngtrưởng kinh tế vẫn chưa thống nhất và còn tồn tại một số mâu thuẫn nhất định và ítbằng chứng thực nghiệm cũng chưa đánh giá được tiềm năng tác động của nó tớiViệt Nam Chính vì vậy đề tài nghiên cứu: “Tác động của độ mở thương mại đếntăng trưởng kinh tế Việt Nam” được coi là cấp thiết và nó giúp ích cho việc nghiêncứu các môn phân tích kinh tế sau này cũng như cung cấp thêm bằng chứng thực

nghiệm và đề ra một số chính sách giúp tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiếp

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu này tập trung làm sáng tỏ tác động của độ mở thương mại

đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam Do đó, bài nghiên cứu này đặt ra câu hỏi nghiêncứu chính: Độ mở thương mại có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hay không ?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu này gồm độ mở thương mại vàtăng trưởng kinh tế

Không gian: Quốc gia Việt Nam

Thời gian: Từ quý I năm 2011 đến quý IV năm 2020

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy hồi quy Vector tự hồi quyVAR cùng với, kiểm định tính dừng ADF, kiểm định Granger, hàm phảm ứng đây

IRF và phân rã phương sai dé đánh giá về tác động của độ mở thương mại đến tăng

trưởng kinh tế của Việt Nam.

Dữ liệu nghiên cứu: bài nghiên cứu này sử dụng đữ liệu từ các nguồn Tổng

cục thống kê GSO, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Vietstock.1.5 Cấu trúc chuyên đề

Bài nghiên cứu nhìn chung được chia làm 5 chương lớn (không bao gồm

mục lục và danh mục tài liệu tham khảo) như sau:

9

Trang 10

Chương I: Giới thiệu chung

Chương II: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Chương III: Thực trạng độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Chương IV: Mô hình nghiên cứu

Chương V: Kết luận

10

Trang 11

CHƯƠNG II: TONG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Các khái niệm liên quan

2.1.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế

Trích “giáo trình Kinh tế phát triển — Dai học Kinh tế quốc dân (2013) ” củagiáo sư tiến si Ngô Thăng Lợi:

“Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phâm quốc nội (GDP) hoặc

tổng sản lượng quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định.

Tăng trưởng kinh tế còn được định nghĩa là sự gia tăng sản xuất mà nền kinhtế tạo ra theo thời gian.

Phương pháp đo lường tăng trưởng kinh tế:

Do bang thay đổi GDP thực tế: vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đo bang sự giatăng của mức sản xuất, là một biến thực tế nên đo lường chúng ta sử dụng GDP thực

Thứ nhất, Các yêu tô tác động đến tong cung: Y = f (L,K,R,T)

Nguồn nhân lực (L): Chất lượng đầu vào của lao động là nhân tố rất quantrọng của tăng trưởng kinh tế Chất lượng lao động được đánh giá dựa trên kỹ năng,kiến thức và kỷ luật của lực lượng lao động Các yếu tố như thiết bị máy móc, thiếtbị, nguyên vật liệu hay công nghệ chỉ có thé phát huy được tối đa hiệu quả khi có sựtham gia của một nguồn lao động có sức khỏe, trình độ và kỷ luật lao động tốt.

Vốn tu bản (K): Một trong những yếu tổ tạo tiền đề cho việc tối ưu hóa năngsuất lao động và phát triển thương mại là những cơ sở vật chất, trang thiết bị dùngtrong quá trình sản xuất Yếu tố này có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển

đài hạn.

11

Trang 12

Tài nguyên thiên nhiên (R): Nhân t6 tài nguyên thiên nhiên được sử dung délàm yếu tố nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất Những tài nguyên quan trọngnhất là đất đai, nước, khoáng sản

Tri thức công nghệ (T): Tri thức công nghệ là yếu tố giúp tăng hiệu quả sản

xuất và tạo ra sản lượng cao với mức chi phí tối ưu hơn Công nghệ đang cảng ngày

phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công

nghệ sinh học đều có những bước đột phá mạnh mẽ góp phần gia tăng hiệu quả

của sản xuất Tri thức công nghệ không chỉ thê hiện đơn thuần ở việc tìm tòi, nghiêncứu và ứng dụng công nghệ mà còn là sự duy trì các cơ chế cho phép những phát

kiên sáng tạo được bảo vệ và trả tiên một cách xứng đáng.

Yếu tố phi kinh tế

Chính sách pháp luật: Yêu tô này tác ảnh hưởng đến quá trình phát triển dat

nước theo khía cạnh xây dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà

đầu tư Thể chế được thé hiện như một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng đồng

dé điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị-xã hội theo lợi ích của cộng đồng déra Thé chế được thé hiện bằng các dự kiến mục tiêu phát triển, các nguyên tắc tôchức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống pháp luật, các công cụ, chính sách và cơ cấu tô

chức thực hiện.

Văn hóa xã hội: Đây là yêu tố quan trọng có tác động nhiều tới quá trình pháttriển của quốc gia Văn hoá-xã hội bao phủ nhiều mặt từ các tri thức phố thông đếncác tích luỹ tinh hoa của văn minh nhân loại về văn học, khoa học, công nghệ, lốisống và cách thức cư xử trong các quan hệ giao tiếp, phong tục tập quán Trình độvăn hoá cao có nghĩa rang trình độ văn minh cao và sự phát triển tốt của mỗi danước Dé xây dựng quá trình tăng trưởng và phát trién bền vững thì việc đầu tư chosự nghiệp phát triển văn hoá phải được xem là những khoản đầu tư thiết yếu

Dân tộc: Trong cộng đồng quốc gia, có các tộc người khác nhau cùng sống,các tộc người có thể khác biệt về chủng tộc, về khu vực sinh sống và khách biệt vềquy mô dân số ở trong một quốc gia Do có những điều kiện sống khác biệt về trình

độ tiến bộ văn minh, về mức sống vật chất, về mức sống vật chất, về vị trí địa lý vàđịa vị giai cấp trong xã hội Sự phát triển của tổng thể nền kinh tế có thể đem đến

12

Trang 13

những biến đổi có lợi cho tộc người này, nhưng khó dễ cho những tộc người kia.

Đây chính là các nguyên nhân gây ra xung đột giữa các dân tộc ảnh hưởng không

nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế đất nước Vì vậy phải lấy tiêu chuan bình đăng,cùng có lợi cho tất cả các dân tộc, nhưng lại bảo tồn được bản sắc riêng và cáctruyền thống quí báu của từng dân tộc, khắc phục được xung đột và bất ồn địnhchung của xã hội Nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quả trình tăng trưởng và

phát trién.

Tôn giáo: Trong một quốc gia có nhiều tôn giáo Các dân tộc ít người thườngtin tưởng và tôn thờ thần linh bởi họ ít tiếp xúc với thé giới hiện đại Trong mỗi tôngiáo còn được tiếp tục được chia ra làm các giáo phái nhỏ hơn Ngoài ra, từng dântộc lại tôn thờ nhiều loại đạo giáo riêng Từng tôn giáo lại có những triết lý, quanniệm tư tưởng riêng biệt, là nền tảng gốc rễ cho sự tồn tai trong cuộc sống của dântộc Những ý thức tôn giáo thường là cé hữu, ít thay đồi theo sự phát triển kinh tế xã

hội Nhìn chung những quan điểm của tôn giáo có sức ảnh hưởng không nhỏ tới sự

tiến bộ của xã hội tuỳ theo mức độ, tuy nhiên, đó cũng có thể là sự hoà hợp giúp ổnđịnh xã hội, nếu có chính sách đúng đắn từ Chính phủ.”

2.1.2 Độ mở thương mại

Độ mở thương mại được coi là một tiêu chí dé đánh giá mức độ hiệu quả

trong ngoại thương của một quốc gia Độ mở thương mại được tính bằng tổng kim

ngạch xuất nhập khâu chia GDP Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại các quốc gia cónền kinh tế đang phát triển thường có độ mở thương mại cao và ngược lai, các quốcgia phát triển độ mở lại thấp.

Thứ nhất, Feder (1983) cho rằng những quốc gia có nền kinh tế phát triểnthường có độ mở thương mại thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia có nền kinh tếđang phát triển, nguyên nhân là bởi vì họ có khả năng tự sản xuất được các loại hànghóa; thay vì nhập khâu về sử dụng hay là bán cho thị trường trong nước Ví dụ như

Mỹ hay Trung Quốc, quá trình thương mại diễn ra chủ yếu nội bộ giữa các bang.

Thứ hai, Merlitz (2013) lập luận răng độ mở thương mại cao lại thường xuấthiện tại các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển Điều này có thể được lý giảirằng các quốc gia đang phát triển có khu vực nông nghiệp và công nghiệp chiếm tỷ

lệ cao trong cơ câu GDP, bên cạnh đó các nước này cân nhập thêm công nghệ máy

13

Trang 14

móc và tiêp nhận các tiên bộ khoa học từ các nước đi dau nên chịu nhiêu ảnh hưởngtừ thương mại Trái ngược với các nước đang phát triên, các quôc gia có nên kinh tê

phát triên lại có khu vực dịch vụ chiêm tỷ lệ cao nhât trong cơ câu GDP nên rat ít

chịu ảnh hưởng bởi thương mại quốc tế do đó có độ mở thương mại thấp hơn.

Thứ ba, Phạm Văn Đại (2018) cho rằng các quốc gia có nền kinh tế chủ yếulà sản xuất gia công lại sản phẩm sẽ có độ mở thương mại vô cùng lớn (điển hình có

thé ké đến là Việt Nam) Vấn dé này có thé được giải thích rằng: những nền kinh tế

nhỏ nay thường nhập những sản phẩm linh kiện về gia công lại sau đó xuất khẩu chonên tong kim ngạch xuất nhập khẩu được tính lên gap đôi ở cả chiều nhập khẩu và

xuất khẩu kéo theo độ mở thương mại cao Và điều này không đồng nghĩa với mứcđộ tự do hóa thương mại bởi quá trính hội nhập kinh tế thế giới.

2.1.3 Tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế

Các lý thuyết mới, bao gồm cả lý thuyết tăng trưởng nội sinh, ủng hộ quan

điểm rằng độ mở thương mại có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế Ví dụ,

trong khuôn khổ tăng trưởng nội sinh, một trong những cách thức mà độ mở thương

mại được cho là có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là chuyển giao công nghệ(Karras, 2003) Do đó, chuyển giao công nghệ và các chuyên động của các yếu tốkhác có thé thực hiện được nhiều hơn trong nên kinh tế mở so với nền kinh tế đóng.Dựa trên lập luận từ lý thuyết tăng trưởng nội sinh, Adhikary (2011) cho rằng mởcửa thương mại có thé ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế băng cách tạo điều kiệnthuận lợi cho dong vốn quốc tế cũng như chuyền hướng các yếu tô ưu đãi sang các

lĩnh vực năng suât hơn.

Ngoài việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự dịch chuyển của các yếu tố và dòng

vốn, độ mở thương mại cũng có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua

ảnh hưởng của nó đến năng suất lao động và khả năng xuất khâu Theo quan điểm

này, một nền kinh tế có độ mở thương mại lớn thường có xu hướng tăng cường

chuyên môn hóa và phân công lao động, do đó cải thiện năng suất và khả năng xuấtkhẩu (Constant và Yaoxing, 2010) Trong một số trường hợp, mối liên hệ giữa độmở thương mại và tăng trưởng kinh tế gắn liền với tác động của độ mở thương mại

đôi với đâu tư nước ngoài Theo quan diém này, người ta tin rang mức độ mở cửa

14

Trang 15

thương mại cao hơn cho phép dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn

(Osabuohien, 2007).

Do sự phát triển của tư liệu thương mại và tăng trưởng, các kênh khác nhauliên kết độ mở thương mại với tăng trưởng kinh tế đã được xác định Ví dụ, trong

một số tình huống, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, hành động mở cửa thương

mại thông qua việc giảm bớt sự hạn chế của các chế độ thương mại đã dẫn đến tăngtrưởng kinh tế nhanh chóng Điều này là như vậy bởi vì sự tăng trưởng của các nướcđang phát triển một phần dựa vào khả năng nhập khâu của họ, đặc biệt là tư liệu sảnxuất, đầu tư và các hàng hóa và dịch vụ trung gian khác (Krueger, 1998) Tìnhhuống này có thé đưa ra lời giải thích tại sao một số nước đang phát triển trongnhững thập kỷ qua đã đưa ra các biện pháp nhằm nới lỏng các hạn chế trong các chếđộ thương mại của họ theo hướng các chế độ thương mại cởi mở hơn Một trongnhững lập luận ủng hộ mở cửa thương mại là khi một nền kinh tế mở cửa thươngmại hơn thì thu nhập bình quân đầu người của quốc gia càng có xu hướng tăng Điềunày là do mở cửa thương mại tăng cường khuyến khích đầu tư, do đó dẫn đến tăngtrưởng kinh tế trong dài hạn (Klasra, 2011).

Dé hỗ trợ bằng chứng rằng độ mở thương mại đóng một vai trò quan trọngtrong tăng trưởng kinh tế, Wacziarg và Welch (2008) đã chỉ ra rang vào năm 2000,

73% nền kinh tế thế giới đã mở cửa thương mại quốc tế so với 22% vào năm 1960.

Bằng chứng cũng cho thấy rằng độ mở thương mại không chỉ làm tăng thu nhậpbình quân đầu người mà còn hỗ trợ việc đạt được sự hội tụ ôn định trong thu nhập.

Sachs và Warner (1997) lập luận rằng các nền kinh tế cởi mở hơn với thươngmại trải qua sự hội tụ thu nhập nhanh hơn so với các nên kinh tế đóng cửa Sự khácbiệt về hội tụ thu nhập giữa nền kinh tế mở và nền kinh tế đóng phát sinh do vai tròcủa độ mở thương mại đối với sự di chuyên của các yếu tố ưu đãi, đặc biệt là vốn vàcông nghệ Quan trọng nhất, sự cởi mở thương mai tạo điều kiện cho sự luân chuyênvốn và chuyên giao công nghệ nhanh hơn (Adhikary, 2011) Do đó, nền kinh tế càngmở, khả năng thực hiện các đổi mới công nghệ từ các đối tác thương mại hiệu quảhơn càng lớn và do đó tăng trưởng kinh tế càng cao (Karras, 2003) Dòng vốn vàchuyên giao công nghệ trở thành một kênh quan trọng mà thông qua đó, độ mởthương mại tác động đến tăng trưởng kinh tế.

15

Trang 16

Một kênh quan trọng mà thông qua đó thương mại có thê dẫn đến mở rộngkinh tế là tăng năng suất Khi một quốc gia mở cửa giao thương và đầu tư vàonghiên cứu và phát triển (R&D), lợi thế so sánh của quốc gia đó có thé phát triểntheo thời gian theo hướng sản xuất các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận lớn hơn do

mức độ khác biệt hóa cao hơn được tạo ra Sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh,

Grossman và Helpman (1989) nghiên cứu sự phát triển của lợi thế so sánh thông quaviệc phân bổ nguồn lực cho R&D và thấy rằng quốc gia giàu vốn nhân lực là nướcxuất khâu ròng các sản phâm khác biệt và là nước nhập khâu ròng các sản phẩmtruyền thống thâm dụng lao động tại mọi thời điểm trong thời gian Ngoài ra, họ xácđịnh rằng nếu việc phát triển sản phẩm cần nhiều vốn nhân lực so với việc sản xuấtcác sản phẩm khác biệt hiện tại, thì khối lượng thương mại như một phần cua GNPthé giới hoặc chi tiêu thé giới sẽ tăng lên theo thời gian Dựa trên mô hình này,Romer (1990) nhận thấy rằng một nền kinh tế có tổng nguồn nhân lực lớn hơn,nguồn lực chính cho R&D, sẽ tăng trưởng nhanh hơn Do đó, tự do hóa thương maicó thê hành động đề tăng tốc độ tăng trưởng ở các nước kém phát triển với mức vốnnhân lực thấp thông qua việc tiếp cận với nguồn vốn nhân lực toàn cầu lớn hơn.

Grossman và Helpman (1991) thúc đây quan điểm này bằng cách chỉ ra rằng việc hạthấp các rào cản thương mại sẽ tạo ra tác động lan tỏa cho nền kinh tế địa phương

thông qua các cuộc tiếp xúc với các doanh nhân và thị trường nước ngoài đồng thời

tăng cường khuyến khích cho R&D địa phương Coe và Helpman (1995) và Keller

(1998) phát triển hơn nữa tác động tăng trưởng năng suất của mở cửa thương mạithông qua hiện tượng “lan tỏa R&D quốc tế”, trong đó nói rằng một quốc gia đượchưởng lợi từ R&D được thực hiện ở nơi khác thông qua việc nhập khẩu hàng hóatrung gian và vốn từ các bộ phận khác của thé giới.

Trong một số trường hợp, mở cửa thương mại được phát hiện có ảnh hưởngđến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của nó đối với chuyên môn hóa lao độngvà năng suất lao động Ví dụ, Hassan (2005) cho rằng mở cửa thương mại thúc đâytăng trưởng kinh tế bằng cách tăng mức độ chuyên môn hóa và năng suất Hơn nữa,trong các nền kinh tế mở hơn, năng suất lao động đã được chứng minh là có tácđộng nhiều hơn đến tăng trưởng kinh tế (Dar và Amirkhalkhali, 2003).

Jariya và Hassan (2018) cho rằng độ mở thương mại không có tác động đángkế đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Nguyên nhân là do độ mở cửa thương mại

16

Trang 17

khó đối với các quốc gia thiếu nhân lực cũng như công nghệ để sản xuất hàng hóa.Họ lập luận rằng những quốc gia này sẽ không thể xuất khẩu hàng hóa mà có sốlượng nhập khẩu nhiều hơn sẽ gây ra vấn đề cán cân thanh toán âm dẫn đến thâmhụt thương mại Theo cách này, đất nước có thê phải đối mặt với tôn thất lớn do bấtồn kinh tế và các khoản vay từ IMF Nhìn chung, điều này sẽ làm tăng lãi suất trongnước và cuối cùng sẽ làm tăng lạm phát Về vấn đề này, quốc gia cần xác địnhnhững lợi ích và tác động của việc mở cửa thương mại đối với nền kinh tế của đấtnước Điều này là do việc xác định tác động sẽ dẫn đến khả năng ra quyết định củaquốc gia về việc đầu tư vốn dé đảm bao tăng trưởng của đất nước (Donald, 2019).

Tuy nhiên, phân tích nhận định rằng độ mở thương mại có mối liên hệ tíchcực với tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Điều này có nghĩa là thương mại có thểtác động đến nền kinh tế của đất nước trong ngắn hạn Điều nay là do quốc gia cóthé hỗ trợ năng lực xuất khẩu và có đủ nguồn lực dé đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

trong ngắn hạn Theo cách này, xuất khâu của quốc gia có thể vượt quá nhập khâu,

dẫn đến cán cân thanh toán đương Điều này cũng đã được lập luận trong nghiên cứu

của Murindahabi, Li, Nisingizwe và Ekanayake (2019) rằng việc tăng số lượng xuất

khẩu trong nước có thé có tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước Điều nàykhiến quốc gia này cần tập trung vào việc mở cửa thương mại liên quan đến các tácđộng tích cực trong ngắn hạn đối với nền kinh tế của đất nước Ngoài ra, quốc gianày cũng có thé hỗ trợ nhu cầu xuất khâu bang cách tái đầu tư nguồn thu từ xuấtkhẩu trong ngắn hạn hoặc với việc thúc day dau tư trực tiếp nước ngoài Điều này sẽgiúp đất nước hỗ trợ nhu cầu xuất khẩu gia tăng đồng thời thu được các nguồn lựcgiúp tăng doanh thu của đất nước Doanh thu tăng cũng sẽ đảm bảo sự phát triển của

doanh nghiệp cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, Rodrk (1992) lại có nhận định rằng độ mở thương mại có thể làmmat giá đồng nội tệ, lạm phát gia tăng gây ra sự bat ồn trong nền kinh tế và thậm chí

là khủng hoảng cán cân thanh toán Bên cạnh đó, độ mở thương mại cao cũng dẫn

đến ảnh hưởng tới các khoản đầu tư trong nước Leamer (1995) cũng có quan điểmrằng độ mở thương mại cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho nềnkinh tế bị suy thoái.

Cuối cùng, cách thức khác mà độ mở thương mại ảnh hưởng đến tăng trưởngkinh tế là cho phép các quốc gia cạnh tranh quốc tế hơn trong quản trị Về vấn đề

17

Trang 18

này, nỗ lực của các quốc gia nhằm loại bỏ các rào cản đối với thương mại quốc tếkhiến các chính phủ cũng bắt buộc phải điều chỉnh các dịch vụ từ các thể chế quảntrị của họ dé tăng cường tăng trưởng kinh tế trong dai han (Skipton, 2007) Do đó,khi các quốc gia đạt được một số cạnh tranh quốc tế trong quản trị, có khả năng xảy

ra dòng vốn đầu tư gia tăng sẽ thúc đây tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Tóm lại độ mở thương mại có tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua

các kênh truyền dẫn được mô tả thông qua hình vẽ dưới đây:

Chuyên môn hóa lao động

Chuyền giao công nghệ

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tăng trưởngkinh tê

Hình 2.1 : Tác động của độ mở thương mại thông qua các kênh truyền dẫn

2.2 Tong quan nghiên các cứu thực nghiệm

Mohsen (2015) sử dụng dữ liệu của Syria từ năm 1980 đến 2010 và đưa ra kếtluận răng độ mở thương mại có tác động tích cực đến tăng trưởng của nền kinh tế.Fetahi-Vehapi (2015) sử dụng dữ liệu từ 1996-2012 của 10 quốc gia phía Đông Namcủa châu Âu cũng đưa ra kết luận rằng độ mở thương mại được coi là chìa khóa đểthúc day tăng trưởng kinh tế của 1 quốc gia Yeboeh (2012) cũng tiến hành nghiên cứusố liệu của 38 quốc gia ở châu Phi từ 1980 đến 2008 và cũng đưa ra nhận định tươngtự.

Jonsson va Subramanian (2001) đã sử dụng dữ liệu bảo hộ mau dịch từ lĩnh

vực sản xuất ở Nam Phi đề điều tra xem liệu có bất kỳ lợi ích động nào từ hoạt động

18

Trang 19

thương mai trong nước hay không Kết quả cho thay mối quan hệ tích cực trong daihan đáng kể giữa độ mở thương mại và tổng năng suất các yếu tổ ở Nam Phi Do đó,dựa trên những kết quả này, có thể kết luận rằng thương mại hỗ trợ tăng trưởng kinh

tế ở Nam Phi

Trong một nghiên cứu khác, Gries et al (2009) đã kiểm tra mối quan hệ nhânquả giữa việc đào sâu tài chính, mở cửa thương mại và phát triển kinh tế ở 16 quốc

gia châu Phi cận Sahara Sử dụng phương pháp tiếp cận quan hệ nhân quả

Hsiao-Granger, các kết quả cho thấy mối quan hệ nhân quả một chiều đáng kê chạy từ mởcửa thương mại đến tăng trưởng kinh tế Những phát hiện này cho thấy có mối liênhệ rất chặt chẽ giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Nam Phi

Menya và cộng sự (2014) đã sử dụng phương pháp tiếp cận nhân quảGranger khởi động dé điều tra tác động của mở cửa thương mại đối với tăng trưởngkinh tế ở Châu Phi cận Sahara trong giai đoạn 1965-2008 Đối với Nam Phi, kết quảcho thấy có mối quan hệ nhân quả một chiều xuất phát từ sự mở cửa thương mai đốivới tăng trưởng kinh tế, điều này cho thấy rằng độ mở thương mại trong nước tănglên có khả năng dẫn đến mức tăng trưởng kinh tế cao hơn.

Das & Paul (2011) phát hiện ra rằng độ mở thương mại có tác động tích cựcđến tăng trưởng kinh tế ở châu Á từ năm 1971 đến năm 2009, áp dụng Phương pháptổng quát về thời điểm (GMM) của dữ liệu bang động Marelli & Signorelli (2011)cũng báo cáo một phát hiện về tác động tích cực của mở cửa thương mại đối vớităng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và Ấn Độ trong suốt 1980 đến 2007 bằng cách ápdụng phân tích dữ liệu bang, và Nowbutsing (2014) đã phát hiện ra mối liên hệ tíchcực giữa mở cửa thương mại và tăng trưởng kinh tế đối với các Quốc gia Vành đaiẤn Độ Dương từ năm 1997 đến năm 2011 áp dụng Quảng trường Thông thường Ítnhất được Sửa đổi Hoàn toàn Tại Châu Phi, một nghiên cứu của Yeboah,Naanwaab, Saleem và Akuffo (2012) đã phát hiện ra rằng độ mở thương mại có mốiquan hệ tích cực với GDP ở 38 quốc gia từ năm 1980 đến 2008 Tương tự như vậy,Nduka et al (2013) nhận thấy rằng độ mở thương mại có ảnh hưởng đáng ké đếntăng trưởng kinh tế ở Nigeria.

Zahonogo (2017) đã sử dụng mô hình tăng trưởng động trong cuộc điều trathực nghiệm về tác động của mở cửa thương mại đối với tăng trưởng kinh tế ở Châu

19

Trang 20

Phi cận Sahara (SSA) Sử dụng dữ liệu bao gồm giai đoạn 1980 đến 2012 ở 42 quốcgia SSA, nghiên cứu phát hiện ra rằng tồn tại một ngưỡng thương mại dưới ngưỡngmở cửa thương mại tăng có tác động có lợi đối với tăng trưởng kinh tế và trên đó tác

động của mở cửa thương mại đôi với tăng trưởng kinh tê có xu hướng giảm.

Chang và Mendy (2012) đã điều tra mối quan hệ thực nghiệm giữa độ mở

thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Châu Phi cận Sahara bằng cách sử dụng môhình hồi quy bảng hiệu ứng cố định Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực đángkế giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế, điều này cho thấy rằng độ mở đốivới thương mại quốc tế có tác động vô cùng tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở cácnên kinh tế châu Phi cận Sahara Do đó, dựa trên các nghiên cứu đã xem xét, băngchứng thực nghiệm cho thấy răng độ mở thương mại đóng một vai trò quan trọng ởchâu Phi cận Sahara, bao gồm cả Nam Phi.

Hau hết các nghiên cứu thực nghiệm dựa trên hồi quy xuyên quốc gia chothay tác động thúc day tăng trưởng đáng ké của mở cửa thương mai, với những chỉtrích về chất lượng dữ liệu kém và kiểm soát nội sinh không đầy đủ (Edwards,

1993) Sử dụng các biện pháp khác nhau về độ mở thương mại (khối lượng thương

mại và hạn chế thương mại), Yanikkaya (2003) đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ hỗ

trợ mối quan hệ tích cực giữa thương mại và tăng trưởng thông qua các kênh nhưchuyên giao công nghệ, quy mô kinh tế và lợi thế so sánh Tuy nhiên, trong một số

trường hợp, các rào cản thương mại (thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, thuế thươngmại quốc tế) có liên quan đến tăng trưởng, đặc biệt là đối với các nước đang pháttriển Các tác giả khác cũng thừa nhận những hạn chế của các biện pháp hàng ràothương mại và thực tế là việc giải thích sự bảo hộ do thuế quan cung cấp là rất khókhăn Dollar và Kraay (2004) đã có găng đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với

tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong nội bộ quốc gia bằng cách phân tích tỷ lệ

tăng trưởng trong những năm 1980 và 1990 cho khoảng 100 quốc gia, và quan sátthấy rằng các quốc gia tự do hóa chế độ thương mại của họ sau khi Giai đoạn 1980rất khác so với phần còn lại của thế giới đang phát triển về mức độ cắt giảm thuếquan (giảm 22 điểm so với 10 điểm) và gia tăng khối lượng thương mại trong 20năm qua (tăng từ 16% lên 32% GDP, so với sự sụt giảm từ 60% GDP xuống còn49% GDP) Họ kết luận rằng sự thay đổi về khối lượng thương mại có tác động tích

cực và đáng kể đến tăng trưởng.

20

Trang 21

Khobai và cộng sự (2016) kết hợp tỷ giá hối đoái, đầu tư và lạm phát làmcác biến số bổ sung Phép thử Dickey-Fuller (ADF) mở rộng, Dickey và Fuller

(1981), Phillips & Perron (1988), và phép thử DF-GLS do Elliot, Rothenberg, &

Stock (1996) dé xuất được sử dung dé kiểm tra tính 6n định của dữ liệu Mô hìnhARDL (độ trễ phân tán tự động hồi quy) đã kiểm tra mối quan hệ lâu dài giữa cácbiến Nghiên cứu chỉ ra rằng độ mở thương mại tác động tích cực đến tăng trưởngkinh tế và có ảnh hưởng đáng kể đến 1% ở Ghana Ở Nigeria, mở cửa thương mạicó tác động tiêu cực nhưng không đáng kê đến tăng trưởng kinh tế Nghiên cứu dé

xuât môi quan hệ lâu dài giữa các biên cho cả hai quôc gia.

Wacziarg và Welch (2008) đã xây dựng một bộ dữ liệu về độ mở thươngmại dé mở rộng nghiên cứu của Sachs và Warner (1995) đánh giá mối quan hệgiữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế và bao gồm giai đoạn 1950-1998.Sử dụng mô hình hồi quy hiệu ứng cố định, họ kết luận rằng các quốc gia thực hiện

chế độ mở cửa thương mại thương mại có thê đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao

hơn 1,5 điểm phần trăm so với trước đây, mặc dù khoảng một nửa số quốc gia

không có thay đôi hoặc thay đồi tiêu cực Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác biệtnay trong tăng trưởng sau mở cửa thương mại bao gồm môi trường thé chế của cácquốc gia, mức độ bất ồn chính trị, phạm vi và chiều sâu của các cải cách kinh tẾ, vàđặc điểm của các chính sách kinh tế vĩ mô đồng thời Phát hiện này cũng đúng với

mối quan hệ giữa độ mở và tích lũy vốn vật chất, với mức độ gan nhu tuong tu Hocũng báo cáo su gia tang mức độ mở cửa thực tê sau khi mở cửa thương mai.

Bằng phương pháp hồi quy theo biến công cụ IV của Caner va Hansen(2004), Kim (2011) đã kiểm tra xem liệu đóng góp của thương mại vào tăng trưởngkinh tế dài hạn có phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế hay không và quan sát

thấy những tác động có lợi của mở cửa thương mại đối với tăng trưởng và thu nhập

thực tế đối với các nước phát triển nhưng lại có tác động tiêu cực đáng ngạc nhiênđối với các nước đang phát triển Ông cũng nhận thấy rằng mối liên hệ giữa thươngmại với hiệu suất tăng trưởng hoạt động thông qua cả kênh tích lũy vốn và tăngnăng suất, tùy thuộc vào mức độ lạm phát và phát triển tài chính.

Edward (1993) sử dụng số liệu xuyên quốc gia để đánh giá mối quan hệgiữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế, ông nhận thấy rằng các mô hình lýthuyết cơ bản thường không nắm bắt được những phức tạp mà mỗi quốc gia phải

21

Trang 22

đối mặt trong nên kinh tế thực và do đó, có thể bị hiểu lầm nghiêm trọng Ví dụ,các nước ở Đông Âu phải mở cửa thương mai và kinh tế dé tuân thủ các điều kiệncủa tư cách thành viên EU, nhưng điều này không dẫn đến tăng trưởng kinh tế chocác nước này Thay vào đó, trong ngắn hạn, các nước trở nên cởi mở hơn trong khităng trưởng kinh tế chậm lại Ngược lai, bất ôn chính trị luôn là yếu tố quan trọngđối với sự phát triển kinh tế của các nước Trung Đông va châu Phi Do đó, dé hiểuđược lý do của sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế mà không có sự sai lệch, các

quoc gia trọng tâm trong một nghiên cứu cân có sự đông nhât về co câu kinh tê.

Xem xét điểm yếu của các nhóm nghiên cứu xuyên quốc gia, một số họcgiả đã cố gắng cá nhân hóa các nghiên cứu của họ cho một quốc gia được lựa chọn,mặc dù kết quả không thay đổi nhiều Moyo và cộng sự (2017) đã nghiên cứu mốiliên hệ lâu dài giữa độ mở thương mại và tăng trưởng kinh tế ở Ghana và Nigeriatrong giai đoạn 1980-2016 Sử dụng mô hình độ trễ phân tán tự động hồi phục(ARDL) và kết hợp các biến kiểm soát bồ sung như đầu tư, tỷ giá hối đoái và lạm

phát, họ kết luận răng độ mở thương mại có lợi đối với tăng trưởng kinh tế ở

Ghana, nhưng không có tác động đến tăng trưởng kinh tế tạo Nigeria Keho (2017)đã tìm thấy một kết quả tương tự cho Cote d’Ivoire, mặc dù ông coi giai đoạn

1965-2014 trong một khuôn khô đa biến bao gồm vốn cổ phan, lao động và độ mởthương mại là những hồi quy.

Adu-Gyamfi và cộng sự (2020) xác định tác động của độ mở thương mại

và lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế của 9 quốc gia Tây Phi từ năm 1998 đếnnăm 2017 Nghiên cứu đã sử dụng các phép thử bình phương nhỏ nhất thôngthường (OLS), hiệu ứng cố định (FE) và hiệu ứng ngẫu nhiên (RE) với bảng dữ

liệu để đi đến kết quả Nghiên cứu cho thấy sự cởi mở trong thương mại có tácđộng tiêu cực đáng kê đến tăng trưởng kinh tế (GDP) bằng cách sử dung OLS tổng

hợp và tác động không đáng ké khi sử dụng các mô hình tác động cô định và ngẫu

Lê Duy Khánh (2020) sử dụng đữ liệu của 16 quốc gia đang phát triển từnăm 1998-2018 đã đưa ra kết luận rằng độ mở thương mại được coi như chìa khóatrong quá trình thúc đây tăng trưởng kinh tế Độ mở thương mại càng lớn thì quốcgia đó có tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao.

22

Trang 23

Nguyễn Phúc Cảnh (2015) sử dụng mô hình VECM cho dữ liệu theo năm

từ 1986-2014 của Việt Nam với các biến độ mở thương mại, vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài FDI và vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đã đưa ra kết luận rằng

độ mở thương mại có tác động vô cùng hiệu quả đến tăng trưởng kinh tế.

Cao Xuân Dũng (2004) sử dụng mô hình hồi quy 2 giai đoạn cho số liệu của

54 tỉnh thành từ 1997-2000 chỉ ra rằng Mở cửa thương mại đã và đang thúc đây tăng

trưởng ké từ khi thực hiện cải cách vào cuối những năm 1980 ở Việt Nam Tăng

trưởng cao hơn và nghèo đói chậm hơn ở các tỉnh mà xuất khẩu chiếm vị trí quan

trọng trong giai đoạn này Tuy nhiên, sự cởi mở (đặc biệt là xúc tiến xuất khẩu) và

tăng trưởng có thể làm tăng bất bình đăng thu nhập giữa người giàu và người nghèo.Nguyễn Ngọc Thạch và Đinh Trần Ngọc Huy (2020) sử dụng mô hìnhARDL với dữ liệu của các chỉ số độ mở thương mại, lạm phát và cung tiền củaViệt Nam trong giai đoạn 1985-2019 dé chi ra rằng độ mở thương mại không ảnhhưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn nhưng lại có tác động tích cực đếntăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Điều này được lý giải do Việt Nam đã khôngngừng nỗ lực vì mục tiêu phục hồi các chính sách và chiến lược nhằm 6n định cáchoạt động kinh tế và đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nền kinh tế chuyên hướng từnông nghiệp sang kinh tế dựa vào công nghiệp mặc dù có những khác biệt nhấtđịnh Tuy nhiên, các chính sách đã được thay đổi trong cuộc khủng hoảng tài chínhchâu Á vào những năm đầu của thế kỷ 21, sau đó người nước ngoài được phép đầu

tư vào các lĩnh vực khác nhau của Việt Nam Trên cơ sở phân tích, đưa ra nhận

định rằng mở cửa thương mại không có tác động lâu dài đến tăng trưởng kinh tếcủa đất nước Nguyên nhân là do Việt Nam không có đủ nguồn lực dé hỗ trợ xuấtkhẩu trong dài hạn.

Tóm tat một số nghiên cứu

Tác giả Mục tiêu nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Yeboeh (2012), Chang và | Sử dụng sô liệu của các

Mendy (2012) quốc gia Nam Phi dé nghiên

Độ mở thương mại có

củ tác động đên tăng trưởng

thương mại đên tăng trưởng kinh tế

kinh tế

cứu về tác động của độ mở

23

Trang 24

Wacziarg và Welch(2008)

Sử dung số liệu xuyên quốc

gia trong giai đoạn

1950-1998 để xem xét tác độngcủa độ mở thương mại đếntăng trưởng kinh tế

Dollar và Kraay (2004) Sử dụng số liệu của 100quốc gia trong giai đoạn từ1980-1990 để kiểm tra tác

động của độ mở thương mại

đến tăng trưởng kinh tế.

Moyo và cộng sự (2017)Sử dụng mô hình ARDLvới dữ liệu của Nigeria từ

1980 đến 2016 để đánh giá

tác động của độ mở thương

mại đến tăng trưởng kinh tếvới các biến bổ sung là đầutư, tỷ giá hối đoái và lạm

tăng trưởng kinh tế

Nigeria Keho (2017) Sử dung số liệu của Cote

dIvoire trong giai đoạn1965-2014, với một khuôn

khổ đa biến bao gồm vốn cổphần, lao động và độ mởthương mại là những hồiquy để đánh giá tác động

Độ mở thương mạikhông có tác động đên

tăng trưởng kinh tê

24

Ngày đăng: 20/05/2024, 00:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 : Tác động của độ mở thương mại thông qua các kênh truyền dẫn - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Hình 2.1 Tác động của độ mở thương mại thông qua các kênh truyền dẫn (Trang 18)
Bảng 4.3.1.1: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi gốc - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tác động của độ mở thương mại đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Bảng 4.3.1.1 Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi gốc (Trang 37)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w