1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Khả Năng Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.pdf

85 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIẾT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

Trang 3

i

TÓM TẮT

"Khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại là những yếu tố thể hiện sự uy tín,

sức mạnh và vị thế của một ngân hàng Đây cũng là yếu tố quyết định sự an toàn hoạt động

và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng" Với đề tài: "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt " Nghiên cứu thực hiện xem xét

các yếu tố: LIQT, SIZE, CAP, ROA, NPL, CEA, LLR, GDP, INF, UNEM của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2022 Dữ liệu thứ cấp từ BCTC hợp nhất kiểm toán đã được chấp nhận và công bố trên website của 23 NHTM tại Việt Nam Tác giả sử dụng phần mềm Excel và phần mềm Stata14.0 được sử dụng trong bài nghiên cứu Bên cạnh đó, những phương pháp OLS, FEM, REM và mô hình GLS được tác giả dùng để khắc phục hiện tượng tự tương quan và phương sai số thay đổi tìm ra mô hình phù hợp nhất Kết quả cho ra rằng SIZE, CAP, CEA, INF, UNEM có tác động đến khả năng thanh khoản Nghiên cứu sẽ đóng góp cho tư liệu tham khảo sau này Ý kiến và đề xuất đưa ra sẽ góp phần cải thiện những hạn chế và giúp cho sự tăng trưởng của ngân hàng trong thời kỳ đổi mới

Từ khóa: tỷ lệ thanh khoản, NHTM, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản

Trang 4

ABSTRACT

"The liquidity of commercial banks are factors that demonstrate the prestige, strength and position of a bank This is also a factor that determines the operational safety and stability of the entire system bank" Therefore, the author decided to choose the research topic: "Factors affecting the liquidity of Vietnamese commercial banks in the period 2012 - 2022" The study examines factors including LIQT, SIZE, CAP, ROA, NPL, CEA, LLR, GDP, INF, UNEM of commercial banks in Vietnam Secondary data from audited consolidated financial statements The accounting has been accepted and is based on key principles published on the websites of 23 commercial banks in Vietnam Excel software and Stata14.0 software were used for analysis in the study Besides, OLS, FEM, REM and GLS model methods are used to overcome autocorrelation and heteroskedasticity to find the most suitable model The results show that SIZE, CAP, CEA, INF, UNEM have an impact on liquidity The research will contribute to future reference materials The opinions and suggestions provided will contribute to improving limitations and helping the bank's growth during the innovation period

Keywords: ratio of bars, commercial banks, factors affecting liquidity

Trang 5

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp với đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" là kết quả quá trình học

tập và tích lũy kiến thức tại trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh và chính tác giả thực hiện nhờ sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS Đặng Văn Dân Khóa luận là bài nghiên cứu của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khoá luận

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi

Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính ngân hàng, bên cạnh những cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Các thầy, cô trường đại học Ngân hàng đã hết lòng giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tại trường

Tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy PGS, TS Đặng Văn Dân đã hướng dẫn tận tình và có những góp ý thật chi tiết để giúp tôi hoàn thành thật tốt khoá luận

Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi cảm thấy mình đã được học tập và trải nghiệm nhiều điều mới, qua đó đúc kết và rút kinh nghiệm cho quá trình làm việc trong tương lai Bên cạnh đó, khoá luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Tôi rất mong nhận được những nhận xét và đánh giá từ thầy cô để giúp khoá luận hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 7

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG THANH KHOẢN 7

2.1.1 Khái niệm khả năng thanh khoản 7

2.1.2 Cung - cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản 8

Trang 8

2.1.3 Khả năng thanh khoản của Ngân hàng 9

2.1.3.1 Phương pháp đo lường tỉ lệ thanh khoản của Ngân hàng 9

2.1.3.2 Phương pháp đo lường khe hở thanh khoản của Ngân hàng 10

2.1.4 Các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng 11

2.1.4.1 Các yếu tố nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản 11

2.1.4.2 Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng 13

2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 14

2.2.1 Một số nghiên cứu trước có liên quan về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại 14

2.2.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước 14

2.2.1.2 Các nghiên cứu trong nước 15

2.2.2 Khoảng trống nghiên cứu của tác giả 17

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 19

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 20

3.1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 20

3.2 MÔ TẢ BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 21

3.2.1 Biến phụ thuộc 21

3.2.2 Biến độc lập 22

3.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN 28

3.4 MẪU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 29

3.4.1 Mẫu và dữ liệu nghiên cứu 29

3.5 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 30

3.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 30

3.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 30

3.5.3 Phân tích thống kê mô tả 31

3.5.4 Phân tích ma trận tương quan 31

3.5.5 Phân tích hồi quy dữ liệu bảng 31

Trang 9

vii

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 33

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

4.1 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ 34

4.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TƯƠNG QUAN NGHIÊN CỨU 37

4.2.1 Phân tích tương quan 37

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến 38

4.3 KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY VÀ MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH 39

4.3.1 Mô hình Pooled OLS và FEM 39

4.3.2 Mô hình FEM và REM 39

4.3.3 Kiểm định các khuyết tật mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM 41

4.3.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 42

5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 51

Trang 10

5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 51

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53

PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 56

PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CÁC NHTMCP VIỆT NAM 62

PHỤ LỤC 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 1

Trang 11

ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BASEL Hiệp ước basel LIQT Tính thanh khoản NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại QTNN Quản trị ngân hàng KNTK Khả năng thanh khoản

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên SIZE Quy mô ngân hàng

TMCP Thương mại cổ phần

FGLS Mô hình bình phương tối thiểu tổng quát TCTD Tổ chức tín dụng

GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế

POOLED OLS Mô hình hồi quy ước lượng bình phương INF Tỷ lệ lạm phát

FEM Mô hình tác động cố định

BCTC Báo cáo tài chính

Trang 12

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 2.1: Cung - cầu thanh khoản 8

Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng 16

Bảng 3.1: Mô tả các biến nghiên cứu và kỳ vọng……… 27

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ………34

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan của các biến độc lập trong mô hình 37

Bảng 4.3: Kết quả hệ số VIF 38

Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy theo OLS và FEM 39

Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy theo FEM và REM 39

Bảng 4.6: Kiểm định Hausman 40

Bảng 4.7: Kiểm định phương sai thay đổi 41

Bảng 4.8: Kiểm định hiện tượng tự tương quan 41

Bảng 4.9: Kết quả thực hiện phương pháp GLS 42

Bảng 4.10: Kết quả nghiên cứu so với kỳ vọng 43

Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ……….47

Trang 13

Việc cho vay dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007 đã bắt nguồn cho cuộc khủng hoảng và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế quốc gia và hệ thống tài chính toàn cầu Ủy ban giám sát ngân hàng Basel, cuộc khủng hoảng trên là hậu quả của việc các ngân hàng không chú trọng đến vấn đề thanh khoản

Quản lý thanh khoản của ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ cải cách và đạt được tiến bộ toàn diện cả về chất lượng và số lượng Theo Đặng Văn Dân (2015), mặc dù hầu hết các ngân hàng đã tăng cường quan tâm đến vấn đề thanh khoản, nhưng vẫn còn một vài ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống ngân hàng

Vấn đề về khả năng thanh khoản là rất cần thiết để giúp ngân hàng thương mại hoạt động tốt và hiệu quả hơn Thanh khoản ngân hàng tốt sẽ đảm bảo rằng các giao dịch tài chính được xử lý nhanh chóng và hiệu quả Việc quan tâm vào thanh khoản sẽ giúp ngân hàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, giúp nên kinh tế Việt Nam vận hành tốt hơn Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam được xem là cần thiết và cần cập nhật nhanh chóng, để làm nền tảng cơ bản cho các nhà quản trị ngân hàng tìm ra chiến lược và định hướng riêng nhằm cải thiện khả năng thanh khoản

Trang 14

Bởi các lí do được nêu trên, tác giả đã chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam" để làm bài luận nghiên

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để những mục tiêu trên được hoàn thành, tác giả nghiên cứu sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi sau:

Câu hỏi thứ nhất, tìm ra các yếu tố nào tác động đến tính thanh khoản các NHTM Việt Nam?

Câu hỏi thứ hai, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được đến KNTK của các NHTM Viêt Nam như thế nào ?

Câu hỏi thứ ba, những giải pháp nào giúp nâng cao KNTK ở các ngân hàng thương mại Việt Nam ?

Trang 15

Về thời gian: tổng hợp số liệu từ BCTC của từng NHTM tại Việt Nam và số liệu trong giai đoạn 2012 – 2022 Đầu năm 2012, quá trình tái cơ cấu lại hệ thố TCTD được thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 Tuy vậy, vẫn xảy ra các vấn đề đáng lo ngại nợ xấu tăng cao cung như năng lực tài chính của các NHTM vẫn ở mức thấp Từ các niến động trên, khoá luận lựa chọn mốc thời 2012-2022 để thực hiện nghiên cứu Mốc thời giản 11 năm có thể đủ phản ánh rõ các biên động liên quan đến KNTK của các NHTM Việt Nam

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng để tổng hợp dữ liệu thứ cấp từ BCTC của các ngân hàng để kiểm định mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNTK

Phương pháp nghiên cứu được hình thành từ các nghiên cứu trước đây có cùng đề tài và lựa chọn về các giả thuyết Sau đó, khi đã hình thành ra các giả thuyết, tác giả đã gộp lại các yếu tố ảnh hưởng Tác giả sử dụng mô hình để ước lượng cho dữ liệu bảng là mô hình (FEM), mô hình (REM) và mô hình (POOLED OLS) Ngoài ra còn có những tiêu chí nhằm kiểm tra và khắc phục các khiếm khuyết để thiết lập mô hình hồi quy

Trang 16

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Lý luận: Hệ thống hóa lý thuyết và vận dụng các phương pháp đo lường hiện hành và phù hợp được chọn lọc từ các nghiên cứu trước đây Trên cơ sở phân tích từng nhân tố trên sẽ giúp nâng cao khả năng ngăn ngừa rủi ro vỡ nợ và phá sản của ngân hàng cũng như là nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Từ đó, giúp những người ra quyết định tìm ra các biện pháp quản lý thanh khoản phù hợp để giữ thanh khoản ở mức an toàn

Thực tiễn: Qua đó, chọn và xây dựng các mô hình kinh tế lượng phù hợp dựa trên lý thuyết để tiến hành phân tích từng biến độc lập tìm ra sự tác động của mỗi yếu tố Bên cạnh đó, thể hiện một cách nhìn chi tiết về các yếu tố tác động đến KNTK từ đó đề xuất các khuyến nghị hợp lý với các chính sách của NHNN Kết quả này cũng bổ sung vào tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau, ý kiến và đề xuất được đưa ra sẽ góp phần cải thiện những hạn chế và sự tăng trưởng của các ngân hàng trong thời kỳ đổi mới

1.7 KẾT CẤU BÀI LUẬN

Khoá luận được thực hiện với kết cấu năm chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Trong chương 1, tác giả đã nêu ra chi tiết về các nhân tố quan trọng để xác định tính khả thi và chính xác của đề tài bao gồm: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, cân hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Trong chương 2, tác giả giới thiệu lý thuyết về KNTK của các NHTM ở Việt Nam và đưa ra các biến có ảnh hưởng, xác định khoảng trống nghiên cứu trước để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu

Chương 3 Phương pháp và mô hình nghiên cứu

Trang 17

5

Bài nghiên cứu đề xuất mô hình và các giả thuyết trên cơ sở lý thuyết Bên cạnh đó, chương này cũng cho thấy rằng cách thu thập, xử lý dữ liệu dùng trong khoá luận cũng như quy trình, các phương pháp được kiểm định, ước lượng phù hợp và ý nghĩa của các hệ số thể hiện ý nghĩa nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trình bày kết quả của việc thu thập dữ liệu bao gồm thống kê mô tả về các biến và chạy mô hình hồi quy để phân tích Dưa vào kết quả nghiên cứu và thực hiện phân tích, thảo luận để đánh giá Tiếp theo, bài nghiên cứu đưa ra các phương án phù hợp với các biến và đưa ra kết luận với giả thuyết ban đầu

Chương 5: Kết luận và hàm ý

Tổng hợp các kết quả thu được từ chương 4 Bên cạnh đó, các hàm ý chính sách được đưa ra với mục đích tăng KNTK của NHTM Việt Nam Ngoài ra, tác giả còn nêu ra một số hạn chế và hương nghiên cứu tiếp theo cho đề tài trong tương lai

Trang 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương một trình bày lý do và tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài; xác định mục tiêu nghiên cứu; câu hỏi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; đồng thời trình bày ý nghĩa của đề tài mà mình thực hiện Cuối cùng là tóm tắt bố cục dự kiến của khóa luận Đây là cơ sở trình bày các nội dung tiếp theo

Trang 19

7

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHẢ NĂNG THANH KHOẢN

2.1.1 Khái niệm khả năng thanh khoản

Theo Basel (2000) KNTK của ngân hàng hay khả năng đáp ứng nguồn vốn cho sự tăng lên của tài sản có và thanh toán các khoản nợ khi đến hạn

Cũng Theo Basel (2008) thanh khoản ngân hàng là khả năng ngân hàng có thể tài trợ việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ nợ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được

Ở những giai đoạn khác nhau, Basel cũng có các định nghĩa và khái niệm khác nhau về thanh khoản và việc sử dụng quỹ tài sản nhằm thanh toán những nghĩa vụ đến hạn với chi phí chấp nhận được

Thanh khoản là khả năng biến đổi một tài sản nào đó thành tiền mặt một cách nhanh chóng, với một chi phí thấp nhất có thể Hiểu một cách đầy đủ hơn, dựa vào cách tiếp cận tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với mức chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng theo Trương Quang Thông (2012)

Alshatti (2015) cho rằng thanh khoản của NHTM là khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính khi đến hạn

Tóm lại, khả năng thanh khoản trong NHTM đề cập đến khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng với chi phí thấp nhất Điều này liên quan đến cách tiếp cận tài sản và vốn, với mục tiêu hỗ trợ các hoạt động đa dạng của ngân hàng với chi phí hợp lý Thanh khoản chính là khả năng thực hiện các nghĩa vụ thanh toán và nghĩa vụ tài chính khi đến hạn của ngân hàng

Trang 20

2.1.2 Cung - cầu thanh khoản, trạng thái thanh khoản

Theo Peter S Rose (2001), trong lĩnh vực ngân hàng cung thanh khoản là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hang, cầu thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở những thời điểm khác nhau

Bảng 2.1: Cung - cầu thanh khoản

Nguồn cung thanh khoản Nguồn cầu thanh khoản

Vay từ thị trường tiền tệ

Doanh thu từ bán các dịch vụ phi tiền gửi Tiền gửi từ khách hàng

Thanh toán nợ từ khách hàng Bán tài sản

Cổ tức thanh toán bằng tiền

Khách hàng rút tiền từ tài khoản thanh toán

Thanh toán các khoản vay phi tiền gửi Cho vay khách hàng

Chi phí trong quá trình cung cấp dịch vụ và sản xuất

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Trạng thái thanh khoản của ngân hàng được xác định bởi các yếu tố trên từ nguồn cung- cầu thanh khoản Bảng Cung và Cầu Thanh khoản cho phép tính toán trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong mỗi thời kỳ

Trạng thái thanh khoản ròng (NPL) là hiệu số giữ tổng cung - tổng cầu thanh khoản theo công thức:

Trang 21

9

Trạng thái cân bằng thanh khoản (NPL = 0): là trường hợp cung thanh khoản bằng cầu thanh khoản, đây là trạng thái hoàn hảo mà gần như các ngân hàng đều muốn đạt được Tuy nhiên điều trong thực tế gần như khó xảy ra trạng thái này

2.1.3 Khả năng thanh khoản của Ngân hàng

2.1.3.1 Phương pháp đo lường tỉ lệ thanh khoản của Ngân hàng

Theo các nghiên cứu trên thế giới trước đây, "KNTK được đo lường bằng phương pháp chỉ số thanh toán đã được nhiều tác giả áp dụng nghiên cứu" Một số nghiên cứu như Aspachs và cộng sự (2005), Rychtárik (2009), Pra t và Herberg (2005) đã tập trung vào 4 tỷ số thanh khoản sau:

𝐋𝟏 = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨ả𝐧

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 (2.2)

Tỷ số trạng thái tiền mặt (L1): Tỷ số này càng lớn thì ngân hàng có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt nhanh chóng và dễ dàng, giúp đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động hằng ngày của ngân hàng Đồng nghĩa với việc ngân hàng có khả năng thanh khoản cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền, trả lãi suất và các yêu cầu tài chính khác của khách hàng một cách linh hoạt

𝐋𝟐 = 𝐓à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐭𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐤𝐡𝐨ả𝐧

(𝐕ố𝐧 𝐡𝐮𝐲 độ𝐧𝐠 𝐧𝐠ắ𝐧 𝐡ạ𝐧8𝐓𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢) (2.3)

Tỷ số cơ cấu tiền gửi (L2): Tỷ số này cho thấy sự ổn định của tiền gửi của một ngân hàng với chính NH đó và các TCTD khác Tuy nhiên, đây là tỷ lệ nhấn mạnh mức độ nhạy cảm của NH trong trường hợp phân loại tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính hay hộ gia đình Tương tự như L1, tỷ số này cao thì thanh khoản của ngân hàng là tốt

Trang 22

2.1.3.2 Phương pháp đo lường khe hở thanh khoản của Ngân hàng

Khoản chênh lệch giữa tổng dư nợ cho vay bình quân và tổng nguồn vốn huy động bình quân là khe hở thanh khoản Điều này báo động về rủi ro thanh khoản trong tương lai Phương pháp này đo lường sự chênh lệch giữa nguồn vốn và tài sản ở thời điểm hiện tại và tương lai (Vodová, 2011) Khe hở tài trợ (FGAP) đo lường mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông qua được tính bằng công thức:

𝐅𝐆𝐀𝐏 = (𝐃ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 − 𝐒ố 𝐝ư 𝐭𝐢ề𝐧 𝐠ử𝐢 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧)

FGAP > 0: nghĩa là khe hở tài trợ ngân hàng lớn, nguồn vốn huy động từ tiền gửi sử dụng cho các khoản cho vay là không đủ dẫn đến có thể gặp rủi ro thanh khoản Vì thế cần phải giảm tỉ lệ tiền mặt dự trữ, tài trợ của NH cho các khoản vay bằng nguồn khác như vốn tự có

FGAP < 0: cho thấy ngân hàng còn dư một khoản tiền huy động chưa sử dụng, ngân hàng có thể có thể xem xét sử dụng để đầu tư hoặc mua lại chứng khoán đã phát hành

Trang 23

11

2.1.4 Các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng

Nghiên cứu này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến KNTK của các ngân hàng tham khảo từ các nguồn trong nước và quốc tế Các nhân tố này đã được phân loại thành hai nhóm chính, gồm nhân tố nội tại và vĩ mô

2.1.4.1 Các yếu tố nội tại của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản Quy mô ngân hàng: Theo Rauch (2009), "quy mô ngân hàng là tổng tài sản mà một

ngân hàng sở hữu" Theo Comett & ctg (2011), "quy mô ngân hàng là tổng tài sản hoặc tổng tài sản rồng được dùng để diễn tả quy mô vốn của ngân hàng Quy mô ngân hàng được đo lường bằng Logarit của tổng tài sản ngân hàng Một ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn và tăng trưởng ổn định thưởng thể hiện khả năng huy động vốn, năng lực cho vay và KNTK cho khách hàng tốt" Nghiên cứu của Akhtar và cộng sự (2011), họ đã tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều mạnh mẽ giữa KNTK và quy mô của ngân hàng nên khi tổng tài sản của một ngân hàng tăng lên thì KNTK của ngân hàng đó cũng tăng theo Tức là, khi một ngân hàng có lượng lớn tổng tài sản thì khả năng của nó để chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả cũng sẽ cao hơn

Quy mô vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu, được tính bằng cách chia vốn chủ sở

hữu cho tổng tài sản Tỷ lệ này thể hiện khả năng của ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu vốn và tạo ra một môi trường tài chính ổn định và lành mạnh Nếu tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp, điều này cho thấy ngân hàng đang sử dụng đòn bẩy tài chính cao Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cao đi kèm với nhiều rủi ro và có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Hiệu quả sử dụng tài sản, được đo bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của, cho thấy hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng Một ngân hàng có chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cao và ổn định thể hiện khả năng điều hành hoạt động kinh doanh kết hợp với công tác quản trị rủi ro tại ngân hàng, trong đó có quản trị rủi ro thanh khoản Chỉ số này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước đây, như Akhtar và cộng sự (2011) và Singh và Sharma (2016), và đã tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa chỉ số này và KNTK của

Trang 24

ngân hàng Tuy nhiên, Moussa (2015) lại tìm thấy một mối quan hệ âm giữa chỉ số này và KNTK

Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân: Hiệu quả sử dụng tài sản hay suất sinh lời

trên tổng tài sản ngân hàng (ROA) thể hiện hiệu suất quản lý tài sản của ngân hàng Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản tốt cho thấy tình hình điều hành kinh doanh kết hợp quản trị ổn định Chỉ tiêu này đã được đưa vào sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm trước đây như: Akhtar và cộng sự (2011), Singh và Sharmar (2016) đều tìm thấy có mối quan hệ đồng biến của KNTK của ngân hàng và chỉ số này Tuy nhiên Moussa (2015) thì tác giả lại tìm thấy có tác động ngược chiều giữa KNTK và chỉ số này khi nghiên cứu 18 NHTM Tunisia từ năm 2000 - 2010

Hiệu quả chi phí hoạt động: Chi phí hoạt động bao gồm: chi phí hoạt động quản lý,

chi phí cho nhân viên và các chỉ phí hoạt động khác… đây là các chi phí phục vụ cho quá trình hoạt động của NH Theo Moussa (2015) có mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản ngân hàng Điều này cho thấy khi các NHTM kiểm soát về chi phí hoạt động hiệu quả, tỷ lệ này càng thấp thì KNTK càng cao

Tỷ lệ nợ xấu: nợ xấu khiến cho cả chủ nợ và ngân hàng đều có nguy cơ mất vốn Tỷ

lệ này càng cao thì cho thấy KNTK của ngân hàng càng thấp Khi ngân hàng mở rộng cho vay thì khả năng càng phát sinh nhiều khoản vay mất vốn và làm suy giảm KNTK của ngân hàng Munteanu (2012) cũng cho thấy 21 mối tương quan âm giữa tỷ lệ nợ xấu và KNTK, làm suy giảm KNTK của các ngân hàng Theo Vodová (2013) thì không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê đối với các ngân hàng Hungary

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những

tổn thất có thể xảy ra do khách hang các tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay Đa số các nghiên cứu trước của các tác giả Lucchetta (2007), Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009) thể hiện mối tương quan âm giữa tỷ lệ dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản của các ngân hàng

Trang 25

Tỷ lệ lạm phát: lạm phát được coi là một chỉ số kinh tế quan trọng Các nhà kinh tế

cho rằng lạm phát ổn định là sự cần thiết cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia Theo Vodova (2012), Chagwiza (2014), Singh và Sharmar (2016) tìm thấy có mối tương quan dương giữa tỷ lệ lạm phát và KNTK ngân hàng Sự gia tăng lạm phát, giảm giá tài sản, lãi suất cao, mở rộng tín dụng, tăng trưởng GDP thực làm ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng Moussa (2015) lại tìm thấy mỗi tương quan âm giữa lạm phát và KNTK ngân hàng Muntenu (2012) nghiên cứu KNTK được tính bằng Tài sản thanh khoản/ Tiền gửi và vốn ngắn hạn của 27 ngân hàng Romania giai đoạn 2002 - 2010, chia làm 2 giai đoạn nghiên cứu là trước khủng hoảng (2002 - 2007) và giai đoạn khủng hoảng (2008-2010) Tác giả thu được kết quả là lạm phát có tương quan âm trong giải đoạn (2002-2007) và tương quan dương trong giai đoạn khủng hoảng (2008-2010)

Tỷ lệ thất nghiệp: Tỷ lệ thất nghiệp cao khi nền kinh tế rơi vào tình trạng sản xuất

trì trệ, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ít đi và cơ hội đầu tư cũng ít hơn Theo Vodova (2012) tìm thấy mối tương quan âm khi nghiên cứu các các ngân hàng Poland Tỷ lệ thất nghiệp tăng gây tác động làm giảm KNTK ngân hàng Tuy nhiên, Vodová (2013) lại không tìm thấy mối tương quan có ý nghĩa thống kê ở các ngân hàng Hungary Singh và Sharmar (2016) thì lại tìm thấy mối tương quan dương khi nghiên cứu các ngân hàng Ấn Độ

Trang 26

2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.2.1 Một số nghiên cứu trước có liên quan về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại

Trong quá khứ, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về "Các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại " như sau:

2.2.1.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu của Vodová (2012) sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng để xác định mức độ tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của các NHTM tại nước cộng hòa Sec giai đoạn 2001- 2009 Điểm nổi bật của nghiên cứu so với các đề tài trước đây là ngoài các hệ số tài chính, tác giả còn thêm biến vĩ mô như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm vào trong nghiên cứu

Ahmad, F., & Rasool, N (2017) kết quả nghiên cứu các yếu tố quyết định tính thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Pakistan với dữ liệu của 31 ngân hàng thương mại giai đoạn từ 2005 – 2014 Qua đó thấy được các biến như CAP, GDP có sự tác động cùng chiều đến tính thanh khoản, còn SIZE, NPL có tác động ngược chiều và INF không có tác động và ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu của Bhati và ctg (2019) với dữ liệu về các ngân hàng Ấn Độ trong 21 năm, từ năm 1996 đến năm 2016 Mô hình xem xét tác động của các yếu tố quy định, tỷ lệ dự trữ tiền mặt và thanh khoản theo luật định và kết hợp với bốn tỷ lệ thanh khoản khác nhau cho ngân hàng Ấn Độ Kết quả cho thấy mối quan hệ trái chiều giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập khi được đo lường qua bốn tỷ số thanh khoản Cụ thể tỷ lệ thanh khoản quan trọng nhất là L1 (tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản) cho thấy mối quan hệ có ý nghĩa với các biến số kinh tế vĩ mô của lãi suất chiết khấu, lãi suất thu hồi, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá tiêu dùng và tổng sản phẩm quốc nội Qua đó thấy được L1 có mối quan hệ ý nghĩa giữa các biến vốn cụ thể của từng ngân hàng với tổng tài sản và quy mô ngân hàng

Trang 27

15

Theo Aspachs và cộng sự (2005) tại Anh với hơn 57 ngân hàng trong khoảng thời gian 1985 - 2003 Nghiên cứu một số yếu tố cho vay cuối cùng, lợi nhuận, thanh toán lãi ngắn hạn, GDP, tăng trưởng lãi suất và quy mô ngân hàng Mục tiêu của nghiên cứu là kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng Qua đó thấy được, tỷ suất sinh lời, quy mô và GDP tác động tích cực Nghiên cứu nhằm theo dõi sự biến động về thanh khoản của các NHTM

Theo AL-Homaidi & cộng sự (2019), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại được niêm yết tại Ấn Độ Với mẫu dữ liệu bao gồm 37 NHTM đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay ở Ấn Độ 2008-2017 Tác giả đã áp dụng các phương pháp GMM, OLS, REM và FEM để cho thấy các biến nội sinh gồm SIZE, CAR, DEP, CEA, ROA có mối tương quan dương đến khả năng thanh khoản Ngược lại các biến tỷ lệ chất lương TS (AQ), ROE, tỷ lệ lợi nhuận ròng có mối tương quan âm đến khả năng thanh khoản

Theo Morina & Qarri (2021) giai đoạn từ năm 2012 đến 2019 nghiên cứu kết luận rằng giữa các yếu tố chính có thể ảnh hưởng đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng thương mại bao gồm: tỷ lệ nợ xấu, quy mô vốn chủ sở hữu có tác động tích cực đến trạng thái thanh khoản của ngân hàng thương mại

2.2.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Vũ Thị Hồng (2015) với mẫu nghiên cứu của 37 NHTM Việt Nam giai đoạn từ năm 2006 – 2011 đã tìm thấy sự tác động của một số yếu tố là, "Tỷ lệ vốn chủ sở hữu", "Tỷ lệ nợ xấu" và "Tỷ lệ lợi nhuận" có mối tương quan cùng chiều với KNTK Trái lại "Tỷ lệ cho vay trên huy động" có mối tương quan ngược chiều với KNTK và không nhận thấy sự ảnh hưởng của "Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng", "Quy mô ngân hàng"

Theo Đoàn Thanh Hà & ctg (2021) đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến KNTK của các NHTM Việt Nam Dữ liệu quan sát được thu thập từ 28 NHTM trong giai đoạn từ 2009 đến 2020 Kết quả mô hình và hệ số hồi

Trang 28

quy cho thấy INF, ROA, CAP, LLD có tác động tiêu cực và SIZE, LDR, GDP có tác động tích cực đến thanh khoản của các NHTM Việt Nam

Lê Hoàng Vinh và Trần Phi Dũng (2020) nghiên cứu 23 NHTM Việt Nam từ năm 2009-2018 Kết quả cho thấy tỷ suất sinh lời, thu nhập cận biên và niên yết giá cổ phiếu có tác động cùng chiều đến thanh khoản, còn quy mô ngân hàng, hiệu quả hoạt động ảnh hưởng ngược chiều đến thanh khoản

Trương Quang Thông (2013), nghiên cứu này nhằm nhận diện những nguyên nhân của rủi ro thanh khoản đối với hệ thống NHTM VN Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 27 NHTM VN từ năm 2002 đến năm 2011 Rủi ro thanh khoản được sử dụng trong mô hình là “Khe hở tài trợ”; và các biến độc lập được chia thành 2 nhóm: Nhóm các nhân tố bên trong, và nhóm các nhân tố bên ngoài ngân hàng Kết quả ước lượng các mô hình cho thấy rủi ro thanh khoản ngân hàng không những phụ thuộc vào các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng như quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng, và tỉ lệ vốn chủ sở hữu mà còn chịu sự tác động của các biến kinh tế vĩ mô, tức những yếu tố bên ngoài hệ thống ngân hàng như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, đặc biệt thể hiện qua các tác động

Bảng 2 2: Tóm tắt các nghiên cứu trước về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng

Biến Tác động âm (-) Tác động dương (+) Không tác động

Tỷ suất sinh lời

Aspachs và cộng sự (2005), Đoàn Thanh

Hà và Cộng sự (2021), Lê Hoàng

Vinh và Trần Phi Dũng (2020)

Ahmad, F., & Rasool, N (2007)

Tỷ lệ lạm phát

Vodavá (2012) Morrina & Qarui (2021), Đoàn Thanh

Hà và Cộng sự (2021), Trương Quan

Thông (2013)

Ahmad, F., & Rasool, N (2007)

Trang 29

17

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Vodavá (2012), Ahmad, F., & Rasool, N (2007), Aspachs & công sự

(2005), Trương Quan Thông (2013)

Đoàn Thanh Hà và Cộng sự (2021),

Quy mô ngân hàng

Ahmad, F., & Rasool, N (2007), Đoàn Thanh Hà và

Cộng sự (2021)

Aspachs & công sự (2005), Lê Hoàng

Vinh và Trần Phi Dũng (2020)

Vũ Thị Hồng (2015)

Tỷ lệ thất nghiệp

Morrina và Qarri (2021), Đoàn Thanh

Hà và Cộng sự (2021)

Ahmad, F., & Rasool, N (2007),

Tỷ lệ nợ xấu

Ahmad, F., & Rasool, N (2007)

Vũ Thị Hồng (2015)

Dự phòng rủi ro tín dụng

Ahmad, F., &

Rasool, N (2007) Đoàn Thanh Hà và Cộng sự (2021) Vũ Thị Hồng (2015)

Quy mô vốn chủ sử hữu

Ahmad, F., & Rasool, N (2007)

Vũ Thị Hồng (2015), Morrina và Qarri

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

2.2.2 Khoảng trống nghiên cứu của tác giả

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến KNTK của các NHTM, đồng thời sử dụng nhiều mô hình để đánh giá mức độ tác động Các nghiên cứu cho thấy tại các thời điểm khác nhau, điều kiện kinh tế ở mỗi quốc gia khác nhau, các yếu tố sẽ ảnh hưởng và tác động khác nhau (cùng chiều, ngược chiều hay không tác

Trang 30

động) Từ đây, tác giả có thể kế thừa được nội dung về mặt cơ sở lý luận của các nghiên cứu trước để phát triển bài nghiên cứu của mình

Khóa luận tham khảo và kế thừa các nghiên cứu trước đây trong việc tìm hiểu các yếu tố tác động đến KNTK trong hệ thống NHTM Việt Nam Sử dụng các biến giống nhau như: biển phụ thuộc là biến đại diện cho KNTK của ngân hàng và biến độc lập là biến thể hiện nhóm nhân tố bên trong (nhóm yếu tố thuộc về bản thân ngân hàng) như: Quy mô ngân hàng Lợi nhuận trên tổng tài sản; Dự phòng rủi ro tin dụng trên tổng dư nợ; Tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động; Vốn huy động trên tổng tài sản và nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng như: Tỷ lệ lạm phát hàng năm; Tốc độ tăng trưởng kinh tế; Tỷ lệ thất nghiệp Khoá luận này dựa trên nền tảng các vấn đề được nêu trên và bài nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô tác động đến KNTK của các NHTM tại Việt Nam nhằm đưa ra các kết quả và đánh giá, kiến nghị phù hợp nhất đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của các ngân hàng Qua đó thấy được, thị trường hiện nay đang thay đổi rất nhanh khiến cho những điều kiện, giả thiết sẽ khác nhau, vì vậy cần có những nghiên cứu thường xuyên hơn để cập nhập những thông tin mới nhất

Trang 31

19

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương hai trình bày về các khái niệm và phương pháp đo lường tính thanh khoản Đồng thời trong chương này đã lược khảo các nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước về các yếu tố có ảnh hưởng đến KNTK để làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu

Trang 32

CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU

Trong chương 3, dựa trên cơ sở lý thuyết đã trình bày trong các chương trước, tác giả sẽ tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu, trình bày dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực hiên nghiên cứu Đồng thời giải thích các biến trong mô hình cũng như đưa các giả thuyết về kỳ vọng về dấu của từng biến nhằm xác định tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu tham khảo nhiều mô hình khác nhau của các tác giả Vodavá (2012), Ahmad, F., & Rarool, N (2017), và taVũ Thị Hồng (2015) như mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu bảng đồng thời thực hiện các ước lượng Pooled OLS, REM, FEM

Trên cơ sở các tác giả trình bày những các nghiên cứu ở chương 2, tác giả đã xem xét và chọn mô hình nghiên cứu của các tác giả trước và nhận thấy rằng KNTK phụ thuộc vào các yếu tố như sau: Quy mô NH, Vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ nợ xấu, Tỷ suất sinh lời, Hiệu quả chi phí hoạt động, Tỷ lệ dự phòng rủi ro, Tốc độ tăng trưởng kinh tế, Tỷ lệ lạm phát, Tỷ lệ thất nghiệp Từ đó hình thành mô hình nghiên cứu có phương trình dưới đây:

𝑳𝑰𝑸𝑻𝒊𝒕 = 𝜷𝟎+𝜷𝟏𝐒𝐈𝐙𝐄𝒊𝒕 + 𝜷𝟐𝐂𝐀𝐏𝒊𝒕 + 𝜷𝟑𝑵𝑷𝑳𝒊𝒕 + 𝜷𝟒𝑹𝑶𝑨𝒊𝒕 + 𝜷𝟓 𝑪𝑬𝑨𝒊𝒕 +𝜷𝟔𝑳𝑳𝑹𝒊𝒕𝜷𝟕𝑮𝑫𝑷𝒕+ 𝜷𝟖𝑰𝑵𝑭𝒕 + 𝜷𝟗𝑼𝑵𝑬𝑴𝒕+ 𝜺𝒊𝒕

Bao gồm:

- Biến phụ thuộc: 𝑳𝑰𝑸𝑻𝒊𝒕: Tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng i năm t - Biến độc lập:

+ 𝐒𝐈𝐙𝐄𝒊𝒕 : quy mô NHTM i trong năm t

+ 𝐂𝐀𝐏𝒊𝒕 : Quy mô vốn chủ sở hữu của NHTM i trong năm t

+ 𝑹𝑶𝑨𝒊𝒕 : Tỷ suất sinh lời trên tài sản của NHTM i trong năm t

+ 𝑵𝑷𝑳𝒊𝒕 : Tỷ lệ nợ xấu của NHTM i trong năm t

Trang 33

21

+ 𝑪𝑬𝑨𝒊𝒕 : Hiệu quả chi phí hoạt động của NHTM i trong năm t

+ 𝑳𝑳𝑹𝒊𝒕 : Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM i trong năm t

+ 𝑮𝑫𝑷𝒕 : Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t + 𝑰𝑵𝑭𝒕 : Tỷ lệ lạm phát trong năm t

+ 𝑼𝑵𝑬𝑴𝒕: Tỷ lệ thấy nghiệp trong năm t

Với β0 là hệ số chặn, β1-β9 là hệ số góc của từng biến độc lập và i,t ứng với từng ngân hàng và năm thực hiện khảo sát, ε./ là phần dư Theo mô hình nghiên cứu được đề xuất trên thì biến phụ thuộc là LIQT (tỷ lệ thanh khoản của các ngân hàng) và các biến độc lập lần lượt là SIZE (quy mô ngân hàng), CAP (vốn chủ sở hữu), ROA (tỷ suất sinh lời trên tài sản), NPL (tỷ lệ nợ xấu), CEA (hiệu quả chi phí hoạt động), LLR (tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng) và GDP (tốc độ tăng trưởng kinh tế), INF (tỷ lệ lạm phát), UNEM (tỷ lệ thất nghiệp)

3.2 MÔ TẢ BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1 Biến phụ thuộc

LIQT – Khả năng thanh khoản: là chỉ số đánh giá KNTK Trên cơ sở những lý

thuyết về thanh khoản ngân hàng đã phân tích và thuận tiện cho việc lấy dữ liệu nghiên cứu trong khóa luận này, tác giả đã chọn tỷ lệ đo lường thanh khoản ngân hàng được tính bằng công thức sau:

(3.1)

Trang 34

Tài sản thanh khoản bao gồm: tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh có thanh khoản cao Ý nghĩa của chỉ số này là tổng tài sản thanh khoản chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của ngân hàng đó Tỷ số này càng cao đồng nghĩa KNTK của ngân hàng càng tốt Có 4 chi tiêu thường được các nhà nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước sử dụng, nhưng đa phần các tác giả ưu tiên lựa chọn “tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản" làm biến phụ thuộc trong các nghiên cứu của họ có thể kể đến như: Choon và cộng sự (2013), P Vodova (2013) A Singh và A K Sharma (2016)

3.2.2 Biến độc lập

SIZE – Quy mô ngân hàng: được tính bằng hàm logarit của tổng tài sản ngân

Nếu quy mô ngân hàng với KNTK của ngân hàng có tác động cùng chiều, điều đó thể hiện quy mô ngân hàng càng mở rộng thì KNTK của ngân hàng càng tăng, mang đến cơ hội cho các ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để KNTK của ngân hàng mình được nâng cao Ngược lại, trường hợp biển SIZE tác động ngược chiều với KNTK của ngân hàng chứng tỏ nếu ngân hàng mở rộng thêm quy mô có thể dẫn đến việc phát sinh thêm nhiều chi phí Đồng thời, sự phát triển về trình độ quản lý và nguồn nhân lực không thể theo kịp sự phát triển của quy mô gây phát sinh một nhiều rủi ro cho ngân hàng, KNTK của ngân hàng cũng vì thế mà giảm đi

𝐋𝐨𝐠𝐚𝐫𝐢𝐭(𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧) (3.2)

Một số nghiên cứu trước đây đã sử dụng biến SIZE trong việc phân tích các tác động đến KNTK của ngân hàng như: theo Akhtar và ctg (2011) đã tìm thấy sự tác động tích cực giữa SIZE và KNTK Bên cạnh đó theo Kashyap, Rajan và Stein (2002) cũng thể hiện rằng quy mô ngân hang có tác động tích cực và có ý nghĩa quan trọng đối với thanh khoản Khi thiếu hụt thanh khoản, các ngân hàng có quy mô lớn có thể

Trang 35

23

tìm được nguồn vốn như trái phiếu chính phủ, giấy tờ có giá nắm giữ trong tay với tỷ lệ cao, để dễ dàng bù đắp sự thiếu hụt một cách nhanh hơn các ngân hàng nhỏ nên các ngân hàng nhỏ cần duy trì thanh khoản đầy đủ Điều này hàm ý rằng khi quy mô của ngân hàng tăng lên, thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng Từ đó, gia thuyết rằng quy mô của ngân hàng sẽ có mối quan hệ tích cực với thanh khoản

Giả thuyết (H1): Quy mô ngân hàng có mối tương quan dương đến KNTK của ngân hang thương mại

CAP – Quy mô vốn chủ sở hữu: đo lường bằng vốn góp chủ sở hữu chia cho tổng tài

sản của ngân hàng Tỷ số này phản ánh tình trạng vốn, sự lành mạnh về tài chính của ngân hàng Tỷ số này cao phản ảnh tinh hình tài chính tốt của ngân hang trong việc huy động, cho vay của ngân hàng ổn định và có thể đáp ứng khả năng chỉ trả cho khách hàng

𝐂𝐀𝐏 = 𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 (3.3)

Mặt khác, tỷ lệ này thấp cho thấy ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể làm giảm lợi nhuận của ngân hàng khi chi phí sử dụng vốn vay cao Nhiều kết quả khác nhau khi nghiên cứu tác động giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và KNTK của ngân hàng như nghiên cứu của các tác giả Dewatripont và Tirole (1993) Thakor (1996), Bunda (2003), Repullo (2003), Gorton và Huang (2004) Indriani (2004), Aspachs và ctg (2005)

Giả thuyết (H2): Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ngân hàng có mối tương quan dương với KNTK của ngân hàng

Trang 36

ROA – Tỷ suất sinh lời trên tài sản: Tỷ suất sinh lời trên tài sản bình quân cho thấy

hiệu quả quản lý tài sản của ngân hàng Khóa luận lựa chọn biến hiệu quả hoạt động trên tài sản bình quân (Return of Assets) để xem xét mức độ ảnh hưởng đến KNTK

của ngân hàng được xác định bởi công thức sau:

𝐑𝐎𝐀 = 𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐬𝐚𝐮 𝐭𝐡𝐮ế

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧 (3.4)

Khả năng sinh lời và thanh khoản cần được quan tâm và quản lý triệt để, tỷ lệ lợi nhuận càng cao thì KNTK càng thấp, nguyên nhân vì các khoản cho vay có rủi ro cao và các khoản đầu tư dài hạn sẽ có xu hưởng giúp cho các ngân hàng thu về một khoản lợi nhuận cao Nếu đặt mục tiêu theo đuổi lợi nhuận, ngân hàng cần nắm giữ và quản lý chặt chẽ lượng tài sản thanh khoản của mình như tiền mặt và các tài sản thanh khoản khác để đáp ứng được nhu cầu khi đến hạn Cùng quan điểm trên, trong nghiên cứu của nhóm tác giả Valla (2006) cho kết quả rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản tác động ngược chiều đến KNTK của ngân hàng Tuy nhiên một số nghiên cứu khác lại tìm ra tác động cùng chiều của suất sinh lời trên tài sản với KNTK như Bonfim & Kim (2011), Diamond & Dybvig (1983), Bunda & Desquilbet (2003) kỳ vọng khả năng sinh lời trên tài sản tác động cùng chiều với KNTK của các ngân hàng Thực tế này phủ hợp với ngành ngân hàng ở Việt Nam, các ngân hàng lớn có suất sinh lời cũng cao tuy nhiên các ngân hàng này sẽ gặp nguy cơ vỡ nợ do mất thanh khoản thấp hơn vì tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản của các ngân hàng này được duy trì ở mức hợp lý

Giả thuyết H3: Lợi nhuận sau thuế trên tài sản bình quân của ngân hàng có mối tương quan dương đến KNTK của ngân hàng

Trang 37

25

NPL – Tỷ lệ nợ xấu: được đo hưởng bằng cách chia tổng nợ xấu cho tổng dư nợ

Dư nợ tín dụng khách hàng của ngân hàng được chia loại từ nhóm nợ 1 đến nhóm nợ 5, tương ứng với các loại nợ sau: Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1), Nợ cần chú ý (Nhóm 2), Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3), Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) và Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) Nếu tỷ lệ này có xu hướng tăng cao cho thấy sự lỏng lẽo trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay, rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng cao Theo như nghiên cứu của Vodová (2011) cho thấy rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu với KNTK của ngân hàng Tuy nhiên, theo như kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây của các tác giả Lucchetta (2007), Vong và Chan (2009) đã cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu và KNTK có tác động tiêu cực

𝐍𝐏𝐋 = 𝐓ỷ 𝐥ệ 𝐧ợ 𝐱ấ𝐮

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲 (3.5)

Giả thuyết (H4): Tỷ lệ tổng nợ xấu / tổng cho vay có mối tương quan âm với KNTK của NHTM

CEA – Hiệu quả chi phí hoạt động: bằng chi phí hoạt động trên tổng tài sản Khi

tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng kiểm soát không hiệu quả chi phí hoạt động dẫn đến nhiều rủi ro cho KNTK của ngân hàng Theo Al- Homidi và ctg (2019) thể hiện rằng mối quan hệ cùng chiều giữa hiệu quả chi phí hoạt động và KNTK Còn đối với Moussa (2015), đã tìm thấy mối tương quan âm có ý nghĩa thống kê cao giữa hiệu

quả chi phí hoạt động và KNTK

𝐂𝐄𝐀 = 𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐡𝐨ạ𝐭 độ𝐧𝐠

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 (3.6)

Trang 38

Giả thuyết (H5): Hiệu quả chi phí hoạt động có mối tương quan âm đến KNTK của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

LLR – Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: là một khoản tiền được trích lập dự phòng cho

các tổn thất mà khách hàng hay các tổ chức tài chính không thực hiện đúng nghĩa vụ vay Nghiên cứu của Vong và Chan (2009) và Lucchetta (2007) đều cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa KNTK và dự phòng rủi ro tín dụng

𝐋𝐋𝐑 = 𝐃ự 𝐩𝐡ò𝐧𝐠 𝐫ủ𝐢 𝐫𝐨 𝐭í𝐧 𝐝ụ𝐧𝐠

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐝ư 𝐧ợ 𝐜𝐡𝐨 𝐯𝐚𝐲 (3.7)

Giả thuyết (H6): Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối tương quan âm đến KNTK của ngân hàng

GDP – Tốc độ tăng trưởng kinh tế: được đo lường dựa trên tốc độ tăng trưởng GDP

hàng năm của Việt Nam Nghiên cứu đã tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa GDP và KNTK của các ngân hàng như Moussa (2015), còn với Bunda và Desquibet (2008), Singh & Sharmar (2016) lại thể hiện tương quan âm giữa biến số này

𝐆𝐃𝐏 = 𝑮𝑫𝑷𝒕^ 𝑮𝑫𝑷𝒕"𝟏

𝑮𝑫𝑷𝒕"𝟏 (3.8)

Giả thuyết (H7): Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan dương đến KNTK của các NHTM Việt Nam

INF- Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tỷ lệ này được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng

của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Tỷ lệ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến lãi suất thực và vốn của ngân hàng, từ đó các khoản nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên, giá trị của tài sản và các khoản vay của các ngân hàng sẽ bị sụt giảm theo Herman (2005) Với tác giả Vodová (2012), Singh và Sharmar (2016) đã chỉ ra rằng lạm phát có tác động cùng chiều đến KNTK

Trang 39

UNEM-Tỷ lệ thất nghiệp: Theo Horvath và ctg (2014), Doris Madhi (2017) chỉ ra

rằng thất nghiệp có tác động âm đến thanh khoản Thất nghiệp dẫn đến làm giảm vốn và ngân hàng bị giảm KNTK

Giả thuyết H9: Tỷ lệ thất nghiệp có mối tương quan âm đến KNTK của các NHTM Việt Nam

Bảng 3.1: Mô tả các biến nghiên cứu và kỳ vọng

hiệu Tên biến Cách đo lường vọng Kỳ Tổng quan nghiên cứu

LIQT Khả năng thanh khoản

P.Vodova(2013), A.Singh và A.K.Sharma(2016),

Choon và ctg (2013)

SIZE

Quy mô ngân hàng

Logarit(Tổng tài sản) + Kashyap, Rajan và Steun Delechat et al (2012), (2002)

CAP Quy mô VCSH

Thakor (1996), Bunda (2003), Tirole (1993)

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tài

Trang 40

NPL Tỷ lệ nợ xấu 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ℎó𝑚 (3 + 4 + 5)

Tổng cho vay dư nợ -

Lucchetta (2007), Vong và Chan (2009), Vodavá

ro tín dụng

Tổng dư nợ cho vay -

Vong và Chan (2009) và Lucchetta (2007)

GDP

Tốc độ tăng trường kinh tế

Desquibet (2008), Singh & Sharmar (2016),

Moussa (2015)

INF Tỷ lệ lạm

phát 𝐶𝑃𝐼% ' 𝐶𝑃𝐼%'(CPI%'(

- Vodavá (2012), Singh và Sharmar (2016)

UNEM Tỷ lệ thất nghiệp - Horvath và ctg (2014), Doris Madhi (2017)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

3.3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của 23 NHTM trong 2012-2022 được thực hiện theo quy trình như sau:

Buớc 1: Lược khảo cơ sở lý thuyết và những đề tài nghiên cứu trước ở trong và ngoài

nước có liên quan Sau đó thảo luận, nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng thiết kế mô hình nghiên cứu cho đề tài

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w