1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.pdf

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ VÂN KIM

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ VÂN KIM Mã số sinh viên: 050608200078

Lớp sinh hoạt: HQ8-GE17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS NGUYỄN VĂN NHẬT

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT

Rủi ro thanh khoản có nguyên nhân xuất phát đến từ chính bản chất trung gian tài chính (hay cụ thể hơn là trung gian thanh khoản) của Ngân hàng Thương mại (NHTM) Nghiên cứu này được thực hiện với mục xác định các yếu tố xuất phát từ nội tại ngân hàng và vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản của 27 NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2019-2023 Từ đó, đánh giá đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhằm đề xuất những khuyến nghị hạn chế rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt động cho các NHTM Nghiên cứu sử dụng đầu vào là dữ liệu bảng, được đưa vào phần mềm xử lý nhằm tiến hành hồi quy lần lượt từng mô hình OLS, REM, FEM và FGLS để tìm ra mô hình tối ưu nhất cho nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản của NHTM bị tác động bởi hai nhóm yếu tố có nguyên nhân xuất phát từ chính nội tại ngân hàng gồm tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu (ETA), quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ thanh khoản trên tổng tài sản (LQD) và yếu tố vĩ mô là lãi suất liên ngân hàng (IB) Từ đó, đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các NHTM điều chỉnh và nâng cao khả năng thanh khoản bằng cách tiếp cận từ các nguồn như vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng cùng với các khoản vay tín dụng trong giai đoạn Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) thực hiện điều chỉnh các tính chỉ số LDR

Trang 4

ABSTRACT

Liquidity risk comes from the very nature of financial intermediation (or more specifically, liquidity intermediation) in commercial banks This study was conducted with the aim of identifying factors originating from internal banks and macroeconomic factors that impact the liquidity risk of 27 commercial banks in Vietnam in the period 2019–2023 From there, evaluate and measure the influence of factors to propose recommendations to limit liquidity risks during operations for commercial banks The research uses panel data as input, which is fed into the processing software to conduct regressions of each OLS, REM, FEM, and FGLS model in turn to find the most optimal model for the research Research results show that the liquidity risk of commercial banks is affected by two groups of factors originating from within the bank itself, including equity ratio (ETA), bank size (SIZE), liquidity ratio to total assets (LQD), and macro factor interbank interest rate (IB) From there, propose a number of recommendations to help commercial banks adjust and improve liquidity by accessing sources such as equity, bank scale, and credit loans during the State Bank period Make adjustments to LDR

index calculations

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là Nguyễn Thị Vân Kim, mã số sinh viên là 050608200078, hiện là sinh viên lớp HQ8-GE17, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng sinh viên, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoài trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận

Nội dung nghiên cứu, số liệu thu thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phân tích và nhận xét trong bài báo cáo được lấy từ các nguồn tin cậy, hợp pháp, được chú thích rõ ràng, công khai, minh bạch ở phần trích dẫn tài liệu tham khảo

Em xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan trên

TP.HCM, ngày tháng năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân Kim

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức cùng kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến TS Nguyễn Văn Nhật đã hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này một cách hoàn thiện nhất

Vì kiến thức và khả năng của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế trong quá trình thực hiện đề tài cũng như hoàn thiện khóa luận này, kính mong Quý thầy cô bỏ qua Rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp đến từ Quý thầy cổ để em có thể rút kinh nghiệm, đồng thời chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo này một cách tốt nhất

Em xin chân thành cảm ơn

TP.HCM, ngày tháng năm 2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Vân Kim

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.6 KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU 5

1.7 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 7

2.1 LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO THANH KHOẢN 7

2.1.1 Khái niệm thanh khoản và rủi ro thanh khoản 7

2.1.2 Đo lường khả năng thanh khoản 9

2.1.3 Dự trữ thanh khoản 12

2.1.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản 14

Trang 8

2.1.5 Những tác động của rủi ro thanh khoản 17

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG RỦI RO THANH KHOẢN 20

2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu 20

2.2.2 Quy mô ngân hàng 20

2.2.3 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu 21

2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 21

2.2.5 Lãi suất liên ngân hàng 22

2.2.6 Tỷ lệ tăng trưởng GDP 22

2.2.7 Tỷ lệ lạm phát 22

2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 23

2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài 23

2.3.2 Nghiên cứu trong nước 25

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 29

3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 31

3.3 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU 38

4.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 39

4.3 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 50

5.1 KẾT LUẬN 50

Trang 9

5.2 KHUYẾN NGHỊ 51

5.2.1 Ngân hàng tiếp tục mở rộng quy mô ngân hàng 51

5.2.2 Ngân hàng luôn phải kiểm soát tốt các khoản cho vay 52

5.2.3 Ngân hàng cần nâng cao chất lượng nguồn vốn tự có 53

5.3 HẠN CHẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU 53

5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu 53

5.3.2 Định hướng nghiên cứu trong tương lai 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

TMCP Stock Commercial Thương mại cổ phần FED Federal Reserve System Cục dữ trữ Liên bang Mỹ

BIS Bank for International

Settlements Ngân hàng Thanh toán quốc tế OLS Ordinary Least Squares Mô hình bình phương bé nhất REM Random Effects Model Mô hình tác động ngẫu nhiên FEM Fixed Effects Model Mô hình tác động cố định

FGLS Feasible Generalized Least Squares

Mô hình bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2 Một số biến trùng lặp trong các nghiên cứu nước ngoài 25

Bảng 2.3 Một số biến trùng lặp trong các nghiên cứu trong nước 27

Bảng 3.1 Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong mô hình 32

Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến số định lượng 38

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 39

Bảng 4.3 Kết quả kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 40

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi và tự tương quan 41

Bảng 4.5 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi và tự tương quan 44

Bảng 4.6 Sơ lược phân tích lựa chọn mô hình 45

Bảng 4.7 Bảng tổng quát mức ý nghĩa của biến trong bốn mô hình đã thực hiện 46

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu 30

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu 31

Hình 4.1 Kết quả mô hình OLS trích xuất từ phần mềm STATA 40

Hình 4.2 Kết quả mô hình FEM trích xuất từ phần mềm STATA 42

Hình 4.3 Kết quả mô hình REM trích xuất từ phần mềm STATA 43

Hình 4.4.Kết quả mô hình GLS trích xuất từ phần mềm STATA 45

Trang 13

Trong lịch sử thế giới, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính có nguyên nhân xuất phát từ vấn đề thanh khoản được ghi chép lại như cuộc đại khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản vào giai đoạn năm 1929-1933, cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Á hay cuộc khủng hoảng lớn về tài chính tiền tệ bắt đầu từ năm 2008 đã khiến cho nhiều ngân hàng bị phá sản hoặc buộc bị mua lại hay phải sáp nhập với ngân hàng khác Tiêu biểu cho rủi

Trang 14

ro này tại Việt Nam là việc đổ vỡ các hợp tác xã tín dụng vào đầu những năm 90; hiện tượng khách hàng đổ xô đến rút tiền tại Ngân hàng TMCP Á Châu vào tháng 10/2003 hay giai đoạn mới đây là việc rút tiền ồ ạt tại ngân hàng TMCP Sài Gòn vào cuối năm 2023 Tất cả sự kiện trên đều có liên quan đến vấn đề khả năng thanh khoản của ngân hàng Vì thế mà các ngân hàng TMCP tại Việt Nam đã nhận thức được cần kiểm soát rủi ro thanh khoản này Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã triển khai, định hướng các ngân hàng TMCP tại Việt Nam tuân thủ Basel II và hướng đến Basel III (từ 2025 trở đi), đây là một trong những biểu hiện tiêu biểu cho việc nhận thức, dự phòng rủi ro thanh khoản của NHNN Việt Nam trong tương lai gần nhằm nâng cao tính an toàn cho hệ thống NHTM Việt Nam Tính đến thời điểm hiện này, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập đến loại các loại yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản này tuy nhiên vẫn tồn tại các tranh luận xoay quanh kết quả nghiên cứu

Với mục đích xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng TMCP tại Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị nhằm đóng góp vào các quyết sách, kế hoạch kiểm soát rủi ro thanh khoản tại Việt Nam Từ đó giúp cho hệ thống NHTM có thể đảm bảo an toàn, ổn định trong quá trình hoạt động, giúp cho nền kinh tế Việt Nam tránh khỏi những cuộc khủng hoảng về tài chính gây ra bởi rủi ro thanh khoản

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được sinh viên lựa chọn thực hiện nghiên cứu nhằm đáp ứng

những đòi hỏi cấp thiết, mang tính quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng hiện nay

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản các ngân hàng TMCP Việt Nam Từ đó, đánh giá đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhằm đề xuất những

Trang 15

khuyến nghị để các NHTM Việt Nam nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt động kinh doanh

Mục tiêu cụ thể

- Xác định yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

- Đề xuất những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt động kinh doanh cho các NHTM tại Việt Nam

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam là gì? - Mức độ ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các yếu tố đến các NHTM Việt Nam như thế nào?

- Các khuyến nghị nào có thể hạn chế rủi ro thanh khoản trong quá trình hoạt động kinh doanh mà các NHTM Việt Nam áp dụng được?/

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu kết hợp sử dụng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Trong đó, phương pháp định lượng là phương pháp chính bởi phương pháp này được sử dụng để xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản đồng thời đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến rủi ro thanh khoản Cụ thể:

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu định tính:

Sinh viên sử dụng phương pháp định tính trong việc hệ thống lại cơ sở lý luận xoay khả năng thanh khoản và rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Thông qua các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước đã được thực hiện trước đây về đề tài liên quan đến các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản, sinh viên tiến hành tổng hợp, chọn lọc và hệ thống lại khung lý thuyết liên quan để rủi ro thanh khoản Bên

Trang 16

cạnh hệ thống cơ sở lý luận, sinh viên tham khảo và xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài, đồng thời làm cơ sở, định hướng cho quá trình thực hiện phương pháp định lượng cũng như toàn bộ đề tài

1.4.2 Phương pháp định lượng:

Với mục đích xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam, sinh viên tiến hành thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu từ mô hình nghiên cứu dự định được xây dựng tại phương pháp định tính Sau khi đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu sơ cấp, sinh viên tiến hành tính toán và hoàn thiện toàn bộ bộ dữ liệu dùng làm cơ sở để đưa vào phần mềm phân tích để tiến hành kiểm định và đo lường Đầu vào của dữ liệu là dữ liệu bảng (panel data) và phần mềm phân tích được sinh viên dự định lựa chọn tiến hành phân tích là STATA Tiến hành kiểm định các mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Square – OLS), mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model – FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model - REM) và Mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi (Feasible Generalized Least Squares – FGLS) nhằm tìm ra mô hình tối ưu nhất cho bài nghiên cứu

1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại các ngân

hàng TMCP tại Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: 27 NHTM cổ phần tại Việt Nam được niêm yết trên các sàn

giao dịch đồng thời nằm trong danh sách NHNN công bố vào ngày 31/12/2023 tương ứng với dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2019-2023 Bên cạnh đó, tác giả lựa chọn giai đoạn từ 2019-2023 bởi vì đây là giai đoạn có nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam bởi các nguyên nhân đến từ các yếu tố vĩ mô như đại dịch Covid-19, khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu trong khoảng thời gian 2021-2022 cùng với đó là chiến tranh Nga và Ukraine, tác động mạnh đến các chính sách của FED (Cục dữ trữ liên bang Mỹ)

Trang 17

Ngoài ra, đây là giai đoạn cuối để các ngân hàng hoàn thiện các chỉ tiêu Chính phủ đề ra vào thời điểm năm 2010 Từ đó là bước tiến đến chính sách áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng đồng thời triển khai thí điểm Basel II theo phương pháp nâng cao vào năm 2025

1.6 KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.7 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU Về mặt lý luận

Đưa ra cơ sở lý thuyết luận về rủi ro thanh khoản tại các NHTM thông qua việc lược khảo những nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài Đồng thời đưa ra mô hình nghiên cứu mới dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện về vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của NHTM Từ đó, xác định và đánh giá ảnh hưởng các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam khoảng thời gian 2019 – 2023

Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu cung cấp một phần minh chứng thực nghiệm giúp cho các NHTM có thể đưa ra các giải pháp, kế hoạch thích hợp nhằm giúp các ngân hàng nâng cao và kiểm soát rủi ro thanh khoản thông qua việc tác động vào các yếu tố ảnh hưởng mà nghiên cứu tìm ra được Từ đó giúp các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản, phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Trang 18

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Đặt ra vấn đề và lý do lựa chọn thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” Đồng thời khái quát toàn bộ đề tài được thực hiện bao gồm các nội dung như mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết cấu của

nghiên cứu cùng với đóng góp mà nghiên cứu mang lại về mặt thực tiễn lẫn lý luận

Trang 19

Theo Duttweiler (2009) thanh khoản tự nhiên và thanh khoản nhân tạo là hai loại thanh khoản cần chú ý Cụ thể thì bài nghiên cứu đưa ra định nghĩa rằng “thanh khoản tự nhiên là các dòng lưu chuyển xuất phát từ tài sản hoặc nợ nhưng có thời gian đáo hạn theo luật định” (Duttweiler, 2009) Trong lĩnh vực ngân hàng, các giao dịch với khách hàng thường được tái tục với cùng số tiền hoặc một lượng tiền ít hoặc nhỏ hơn Nhưng

Trang 20

đa phần thì dự đoán về số tiền khi tái tục có thể dự đoán được dựa vào việc trao đổi với khách hàng, quan sát tình hình sản xuất kinh doanh hoặc dòng tiền của khách hàng Và dự đoán này không chỉ đúng với các tài sản mà còn đúng với các khoản nợ Còn thanh khoản nhân tạo được tạo ra thông qua khả năng chuyển tài sản thành tiền mặt trước ngày đáo hạn Hầu như lúc nào người nắm giữ một loại chứng khoán cũng có thể dễ dàng chuyển chúng thành tiền mặt, đặc biệt là nếu vẫn có công ty muốn chuyển chứng khoán thành tiền mặt thì thị trường vẫn còn khả năng chấp nhận giao dịch

2.1.1.2 Các nguồn cung và cầu thanh khoản

Cung thanh khoản là số tiền có sẵn hoặc có thể có trong thời gian ngắn để ngân hàng sử dụng và được huy động từ các nguồn như: tiền gửi khách hàng, khách hàng hoàn trả tín dụng, vay mượn trên thị trường tiền tệ (thị trường liên ngân hàng), thu nhập từ việc bán hoặc thanh lý tài sản, doanh thu cung cấp dịch vụ, phát hành cổ phiếu

Cầu thanh khoản phản ánh nhu cầu rút tiền khỏi ngân hàng ở các thời điểm khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như: nhu cầu rút tiền và vay vốn từ khách hàng, hoàn trả các khoản vay mượn đến hạn, chi phí cung ứng dịch vụ, chi phí lãi vay, thanh toán cổ tức cho cổ đông, mua lại cổ phiếu

2.1.1.3 Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro thuộc lĩnh vực tài chính mà biểu hiện đặc trưng là tại các ngân hàng thương mại Bản chất của ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính đặc trưng như kinh doanh có điều kiện (về vốn pháp định, bộ máy tổ chức, phạm vi nghiệp vụ ), đối tượng kinh doanh là các tài sản tài chính và tiền tệ, mang tính chất trung gian (mệnh giá, kỳ hạn, lãi suất, thanh khoản), chịu sự chi phối mạnh của môi trường, là hoạt động kinh doanh đặc biệt và có hệ thống rủi ro cao Loại rủi ro này xuất phát từ chính tính chất trung gian về tài chính hay trung gian thanh khoản Khi một ngân hàng không đủ tiền để đáp ứng cho các nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi/vay tiền, nhu cầu thanh toán các

Trang 21

khoản nợ trên thị trường liên ngân hàng thì ngân hàng được xem gặp vấn đề về thanh khoản gọi tắt là rủi ro thanh khoản

Đối với Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (1997) thì “rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng không có khả năng gia tăng quỹ trong tài sản hoặc nghĩa vụ nợ với chi phí thấp nhất” Bên cạnh đó, Ủy ban Basel cũng bổ sung “rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc ngân hàng không có khả năng gia tăng các khoản mục nguồn vốn để tài trợ cho việc gia tăng tài sản ngân hàng Dưới góc độ quản trị thanh khoản ngân hàng, thặng dư hay thiếu hụt đều diễn tả tình trạng mất cân bằng của ngân hàng”

Dutteweiler cũng đã phát biểu thêm trong nghiên cứu của mình rằng “rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ kéo theo những hậu quả không mong muốn” (Duttweiler, 2009) Tác giả nhận định rằng rủi ro thanh khoản của NHTM là loại rủi ro khi NHTM không có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời hoặc cung ứng nhu cầu thanh toán với chi phí cao

Vậy tóm lại, có thể hiểu đơn giản rằng thanh khoản là khả năng đáp ứng nhu cầu

thanh toán và rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi mà NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó hoặc đáp ứng nhu cầu thanh toán với chi phí cao

2.1.2 Đo lường khả năng thanh khoản

2.1.2.1 LDR (Loan to Deposit)-Dư nợ cho vay khách hàng/Tổng huy huy

động vốn

Chỉ số LDR (Loan to Deposit) là tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên vốn huy động LDR là một chỉ số cơ bản nhất thể hiện khả năng thanh khoản, đặc biệt là thanh khoản kỳ hạn của ngân hàng

LDR = Dư nợ cho vay khách hàng

Tổng vốn huy động (2.1)

Trang 22

Công thức tính LDR gồm hai thành phần với tử số là tổng dư nợ cho vay (tín dụng) và mẫu số là tổng tiền gửi/tổng huy động vốn Thông thường, tín dụng được coi là được coi là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng Do đó, nếu tỷ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi tương ứng tức là LDR lên quá cao thì khả năng tự bảo vệ khỏi nguy cơ bị rút tiền gửi đột ngột kém đi Ngược lại, nếu như tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên vốn huy động này thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng có chiều hướng tốt lên, có thể thoải mái tăng trưởng quy mô về vốn hay các khoản tín dụng, dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư và cho vay hơn cũng như không khó để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi cùng lúc của nhiều khách hàng hơn

Với tầm quan trọng đó, Thông tư số 22 (2019) của NHNN yêu cầu mức LDR tối đa của các ngân hàng thương mại là 85% Tức là nếu ngân hàng huy động được 100 đồng thì chỉ được cho vay 85 đồng và dùng 15 đồng còn lại để dự trữ, làm khoản thanh khoản Trên thực tế, các ngân hàng thường dùng 15 đồng này để mua tài sản thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc Trong trường hợp xấu nhất, các ngân hàng có thể lấy khoản dự trữ bán ra, hoặc cũng có thể chiết khấu với NHNN trên thị trường mở (OMO) để lấy tiền trả các nghĩa vụ nợ khi đến hạn

Theo nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, ông Lê Xuân Nghĩa, ở các nước khác chỉ số LDR không được coi trọng vì ngân hàng huy động vào chỉ cho vay một tỷ lệ nhất định và phần còn lại được đầu tư trên thị trường vốn, mua bán trái phiếu chính phủ và các giấy tờ có giá khác Trái lại, họ xem trọng chỉ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) lại quan trọng hơn Còn ở Việt Nam, LDR được xem là một chỉ số quan trọng trong việc xem xét khả năng thanh khoản vì nhiều năm liền, cấp tín dụng dễ dãi, tín dụng tăng trưởng quá nóng Thêm vào đó, ông Nghĩa cũng phát biểu thêm rằng cho vay sân sau, cho vay đảo nợ, cho vay nợ xấu, không thu hồi được nợ cũ mà huy động thêm cho vay mới Trên thực tế, trước năm 2011, có gần 10 ngân hàng trong diện tái cơ cấu bắt buộc do bị mất thanh khoản, trong đối thanh khoản kỳ hạn mà đến nay, hậu quả vẫn chưa được giải quyết triệt để

Trang 23

Từ thực tế này, cùng với quy trình triển khai quyết định của Thủ tướng tái cơ cấu toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng qua hai giai đoạn, năm 2014, NHNN văn bản hóa chỉ số LDR bằng Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014

Vậy, nếu chỉ số LDR càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngược lại, nếu chỉ số này giảm đi thì ngân hàng đang gặp vấn đề về thanh khoản Và theo quy định của Thông tư của NHNN thì 85% là mức tối đa cho chỉ số này đối với các ngân hàng đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam

2.1.2.2 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (DR–Debt ratio) - Dư nợ cho vay/ tổng tài sản có

Tỷ số đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ trên tổng tài sản (DR – Debt ratio) là một tỷ số tài chính được sử dụng để đo lường năng lực và quản lý nợ dựa trên tổng tài sản mà ngân hàng sở hữu Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng lớn về nợ, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán hay xảy ra rủi ro về thanh khoản Cụ thể:

- DR > 1: cho thấy một phần đáng kể tài sản là các khoản nợ Nói cách khác, ngân hàng có nhiều khoản nợ hơn là tài sản, cho thấy Vốn chủ sở hữu của ngân hàng đang bị âm Đây là một tình trạng mà không một ngân hàng nào muốn gặp phải vì lỗ lũy kế qua nhiều năm đã vượt trên cả vốn góp của chủ sở hữu hay còn được gọi là “âm vốn chủ”

- DR < 1: phần tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu Công ty vẫn đang duy trì khả năng thanh toán bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình

Mặc dù các ngân hàng bị quy định nghiêm ngặt về vốn pháp định và vốn chủ sở hữu, tuy nhiên chỉ số đòn bẩy tài chính này vẫn có sự thay đổi do chịu tác động bởi quy mô tín dụng của từng ngân hàng vào từng thời điểm khác nhau Ngân hàng có chỉ số đòn bẩy tài chính lớn thì tức là ngân hàng đang có số vốn tín dụng cao hơn vốn chủ sở hữu

Trang 24

và ngược lại Chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng dễ gặp phải vấn đề về thanh khoản hơn

2.1.2.3 Chỉ số FGAP – Khe hở tài trợ

Chỉ số FGAP hay khe hở tài trợ là chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn đối với cả thời điểm hiện tại và tương lai (Vodova, 2013) Khe hở tài trợ thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong tương lai của ngân hàng

Khi ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản càng lớn thì khi đó ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản dẫn đến rủi ro thanh khoản tăng lên Hơn nữa, khi ngân hàng mở rộng tín dụng sex gia tăng rủi ro tín dụng từ đó kéo theo rủi ro thanh khoản cũng tăng theo Một khi ngân hàng có khe hở tài trợ càng lớn thì khi đó ngân hàng buộc phải giảm tiền mặt dự trữ và các tài sản thành khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ, dẫn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ tăng cao và ngược lại

FGAP = (Tổng dư nợ tín dụng−Tổng huy động vốn)

2.1.3 Dự trữ thanh khoản

Dự trữ thanh khoản bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền hiện có, tài sản tài chính như chứng khoán có tính thanh khoản cao (ví dụ như tín phiếu kho bạc, được cơ quan chính phủ bảo lãnh) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản là một loại tỷ lệ dùng để xác định khả năng chi để trả nợ của các tổ chức, khi tỷ lệ dự trữ này càng lớn thì khả năng thanh toán của các tổ chức càng cao

Theo thông tư số 22/2019/TT-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 14 về tỷ lệ dự trữ thanh khoản như sau:

“Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:

Trang 25

a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ, đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến

b) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu 10%

c) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (%) = (Tài sản có tính thanh khoản cao/ Tổng nợ phải trả)*100%.”

Bởi vì hoạt động kinh doanh đặc thù của ngành ngân hàng cùng với nguồn vốn, quy mô lớn hơn so với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác nên tỷ lệ dự trữ của một ngân hàng cần đạt mức tối thiểu 10% theo quy định trong khi tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ cần đạt mức 1% theo quy định tại thông tư 23/2020/TT-NHNN

Bên cạnh đó trong phụ lục 3 ban hành kèm theo thông tư số 22/2019/TT-NHNN đã xác định “Một số loại tài sản có tính thanh khoản cao như:

- Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hàng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

- Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hàng AA- trở lên và được niêm yết trên thị trường chứng khoán”

Trang 26

Tóm lại, việc có dự trữ bắt buộc là yêu cầu thiết yếu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, trong đó tỷ lệ dự trữ thanh khoản phải đạt từ 10% trở lên và các tài sản có tính thanh khoản cao phải thuộc phụ lục thông tư 22/2019/TT-NHNN phát hành

2.1.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

Như đã đề cấp ở phần trên thì tính chất trung gian của ngân hàng là xuất phát điểm cơ bản của rủi ro thanh khoản Ngân hàng là cầu nối giữa những người thừa tiền và người thiếu tiền, hàng hóa ngân hàng kinh doanh cũng là tiền và các tài sản tương đương tiền Bởi vì thế mà khả năng thanh toán của ngân hàng có thể bị tác động bởi một yếu tố nào đó, từ đó khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản Thực tế, có nhiều nguyên nhân cụ thể khiến cho khả năng thanh khoản của ngân hàng xuất hiện vấn đề Như một ngân hàng tồn tại những hạn chế trong quản trị (dự kiến không chính xác nhu cầu thanh khoản để có nguồn dự trữ tương ứng, duy trì không hợp lý tỷ lệ giữa tiền dự trữ và tài sản có sinh lời như tín dụng đầu tư ); cũng có thể bắt nguồn từ những tin đồn gây tổn thất niềm tin, những xáo trộn bất lợi trong nền kinh tế, trong xã hội, làm cho lòng tin của ngời gửi tiền vào hệ thống ngân hàng giảm sụt từ đó dẫn đến việc khách hàng rút một lượng tiền mặt lớn ra khỏi ngân hàng hoặc cũng có thể do hậu quả của các rủi ro khác (như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất hay rủi ro ngoại hối ) mang lại

Theo giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại của Trần Huy Hoàng (2011), nguyên nhân tạo ra rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng có thể được chia thành các nhóm dựa hệ đối tượng tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng là bản thân NHTM, khách hàng và Chính phủ thông qua các chính sách

2.1.4.1 Từ phía các ngân hàng thương mại

- Không đủ nguồn ngân quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của chính ngân hàng Thực chất thì bản chất của nguyên nhân này chính là xuất phát từ cả hai phía

nguồn vốn lẫn tài sản của ngân hàng Về phía nguồn vốn, thể hiện ở việc không đủ tiền mặt để đáp ứng việc chi trả các khoản nợ đã đến hạn mà ngân hàng đã vay mượn hoặc đáp ứng nhu cầu rút tiền của những khách hàng gửi tiền tại ngân hàng, cuối cùng dẫn

Trang 27

đến thanh khoản có vấn đề và rủi ro thanh khoản tăng cao Về phía tài sản, biểu hiện ở việc thiếu nguồn tiền để đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các khoản tín dụng, khoản bảo đảm cam kết sẽ thanh toán khi đến hạn Nhu cầu thanh khoản phát sinh khi khách hàng muốn rút tiền từ ngân hàng do nhu cầu hay theo lịch hẹn đã thỏa thuận trước đó Khi đó, ngân hàng buộc phải sử dụng lượng tiền mặt dự trữ, vay nợ tại thị trường liên ngân hàng hoặc bán các tài sản mang tính thanh khoản cao nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng

- Sử dụng nguồn vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn Ngân hàng có thể sử dụng các

khoản tiền gửi ngắn hạn được huy động bởi nhiều nguồn khác nhau như tiền gửi nhàn rỗi, phát hành chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá để tài trợ cho những khoản mục đầu tư hoặc cho vay trong thời gian dài Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân xứng giữa thời gian đáo hạn của các nguồn vốn huy động ngắn hạn cùng với các khoản đầu tư và cho vay dài hạn Thông thường, dễ nhận thấy hệ quả của tình trạng này chính là việc nguồn lợi nhuận tiền thu hồi từ các khoản mục đầu tư và cho vay trong dài hạn nhỏ hơn so với chi phí cần bỏ ra để thanh toán lãi cho khách hàng hay đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng

- Tác động bởi sự thay đổi của lãi suất thị trường Khách hàng đặc biệt chú ý lãi

suất thị trường khi lựa chọn gửi tiền hoặc vay vốn tại một ngân hàng nào đó Khi lãi suất thị trường biến động mạnh thì khách hàng sẽ rút tiền mặt từ các NHTM có lãi suất thấp và gửi vào một ngân hàng có lãi suất cao hơn Trong khi đó thì khách hàng có nhu cầu tín dụng sẽ tìm đến những ngân hàng có lãi suất cho vay thấp thay vì các ngân hàng có lãi suất cao nhằm giảm chi phí vốn vay của mình Ngược lại, một khi lãi suất thị trường ổn định thì những người có nguồn tiền nhàn rỗi sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn, khách hàng đã gửi tiền tại các ngân hàng sẽ không có nhu cầu rút tiền ra và đầu tư vào một khoản mục hay tài sản nào đó Đồng thời nhóm khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng không có nhu cầu tìm kiếm một ngân hàng có lãi suất ưu đãi hơn Có thể thấy, sự thay đổi lãi suất thị trường có tác động đến cả khách hàng gửi tiền và vay vốn, dẫn

Trang 28

đến việc ảnh hưởng trực tiếp đến dòng tiền và cụ thể hơn là lượng tiền dùng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng Hơn nữa, những biến động về lãi suất thị trường còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị của các tài sản thanh khoản mà ngân hàng nắm giữa với mục đích tăng thêm nguồn cung thanh khoản và còn tác động trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay vốn trên thị trường tiền tệ

- Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không thích hợp Những

ngân hàng có chiến lược và phương án quản trị rủi ro thanh khoản không thích hợp và kém hiệu quả thường biểu hiện việc các chứng khoán mà ngân hàng sở hữu có tính thanh khoản thấp, nguồn dự trữ không đủ cho nhu cầu chi trả các khoản nợ hay đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng Trong danh mục tài sản, các ngân hàng đều có một phần tài sản là các loại cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt tín phiếu kho bạc và trái phiếu chính phủ Hai loại giấy tờ có giá này mặc dù có lãi suất không cao nhưng nó lại là một loại tài sản có tính thanh khoản cao, có vai trò quan trọng để ngân hàng nhận chiết khấu từ NHNN khi mà khả năng thanh khoản có vấn đề Đối với các ngân hàng nhỏ có năng lực tài chính yếu kém hơn thì khó có thể cạnh tranh trong việc mua hai loại trên, vì thế các ngân hàng này có xu hướng lựa chọn những danh mục với tỷ suất sinh lời cao lại có mức rủi ro cao để đầu tư Do đó, một khi xảy ra vấn đề thì nhưng ngân hàng này khó có thể thu hồi các khoản nợ trong thời gian ngắn, dẫn đến việc thiếu thanh khoản và tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng

2.1.4.2 Từ phía khách hàng

- Niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng Khi nền kinh tế của một quốc gia

xảy ra những biến động lớn; xuất hiện tin tức tiêu cực về tình hình chính trị, xã hội hay những tin tức xấu về các ngân hàng thì khách hàng sẽ có xu hướng rút tiền đã gửi tại ngân hàng bị ảnh hưởng Trong trường hợp có quá nhiều khách hàng đổ xô đến rút tiền thì lượng tiền mặt cần dùng quá lớn khiến cho ngân hàng không thể đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu hoặc mất khả năng thanh

Trang 29

khoản Đây là nguyên nhân trọng yếu, tác động từ bên ngoài vào ngân hàng, khiến cho ngân hàng khó có thể dùng các công cụ thị trường điều tiết tình trạng thanh khoản

- Chu kỳ kinh doanh của các khách hàng là doanh nghiệp cũng là một nguyên

nhân quan trọng đã gián tiếp dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các NHTM Tùy vào đặc thù kinh doanh của từng ngành nghề khác nhau mà mỗi doanh nghiệp trong từng lĩnh vực sẽ một chu kỳ khác nhau Vào thời gian cao điểm, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, hoặc cần nguồn tiền lớn hơn thường kỳ để quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác; chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên vào những dịp đặc biệt trong năm; nhập khẩu hàng hóa và giải quyết hàng tồn kho; thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác khi đến hạn quy định trên hợp đồng, Từ những nguyên nhân đó mà tạo nên một áp lực lớn về nguồn vốn ở một số giai đoạn trong nằm, đây là cơ sở để hình thành nên một chu kỳ nguồn vốn giữa ngân hàng và mỗi khách hàng doanh nghiệp khác nhau

2.1.4.3 Chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ

NHNN chính là cơ quan mà Chính phủ dựa vào nhằm thực hiện việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô bằng việc ban hành các chính sách nhằm kiểm soát các công cụ đo lường như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các loại lãi suất như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi suất thị trường mở, lãi suất tái cấp vốn Tuy nhiên, nếu như các chính sách kinh tế vĩ mô của thay đổi quá nhiều trong một giai đoạn nhất định hoặc quá nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ khủng hoảng thanh khoản cho các NHTM Mặt khác, trong trường hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa không phối hợp chặt chẽ và phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô thì có thể sẽ làm giảm hiệu quả của chính sách điều chỉnh, đồng thời gây ra những áp lực về vấn đề thanh khoản cho hệ thống NHTM

2.1.5 Những tác động của rủi ro thanh khoản

Nhìn chung rủi ro thanh khoản không được đo lường trực tiếp bằng tổn thất tài chính cho ngân hàng, nhưng hậu quả của nó thì rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến sự phá sản của không chỉ chính ngân hàng xảy ra vấn để mà cả hàng loạt ngân hàng thông qua

Trang 30

thị trường liên ngân hàng Bởi vì trước hết nó làm xói mòn lòng tin của khách hàng, điều này rõ ràng là rất bất lợi cho hoạt động của chính ngân hàng đó cũng như toàn bộ hệ thống

Đối mặt với rủi ro thanh khoản, một tổ chức tài chính có thể bị buộc phải vay vốn khẩn cấp với chi phí quá cao để trang trải nhu cầu tiền mặt trước mắt, làm giảm thu nhập của tổ chức đó Rất ít các công ty tài chính thực sự đã từng cạn kiệt tiền mặt vì nguồn vốn thanh khoản có thể được vay từ các tổ chức khác một cách dễ dàng

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã chỉ ra rằng, “ một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 – 2009 là vấn đề thanh khoản” Cuộc khủng hoảng toàn cầu này đã cho thấy, những ngân hàng đa số dựa vào thị trường tiền tệ ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản hoạt động của họ sẽ có xu hướng rơi vào tình trạng gặp rủi ro về vấn đề thanh khoản

Có thể thấy, nguy loại rủi ro này tác động đến nhiều khía cạnh khác của thị trường tài chính chứ không chỉ tác động đến chính ngân hàng xuất hiện vấn đề

2.1.5.1 Đối với hệ thống tài chính quốc gia:

Hệ thống NHTM có vai trò quan trọng trên thị trường tài chính bởi hệ thống ngân hàng chính là mạch máu cho toàn bộ nền kinh tế vận hành, mà tiền chính là dòng máu lưu thông trong những mạch máu đó Bất kỳ loại rủi ro nào xảy ra với hệ thống ngân hàng nói chung và một ngân hàng riêng lẻ trong hệ thống đó nói riêng đều gây ra những tổn thất nhất định cho chính bản thân ngân hàng lẫn nền kinh tế Các tổn thất đó có thể là chi phí hoạt động của ngân hàng tăng lên và lợi nhuận giảm xuống, thậm chí thua lỗ dẫn đến tổn hại nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng đó, tình hình tài chính ngày một xấu đi Tình trạng tài chính của ngân hàng gặp vấn đề nghiêm trọng khiến cho niềm tin của khách hàng bị giảm khi có ý định gửi tiền dẫn đến hệ quả là khả năng thanh toán của ngân hàng suy giảm, tác động xấu đến tình hình tài chính của các ngân hàng khác, thậm chí là xuất hiện phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tài chính nói chung của quốc gia thông qua thị trường liên ngân hàng Cổ đông của ngân

Trang 31

hàng cũng đối mặt với việc mất khoản đầu tư, khách hàng gửi tiền không thể lấy lại tiền được

2.1.5.2 Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

Khi ngân hàng thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản, không thể đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả thì uy tín của ngân hàng trên thị trường chắc chắn sẽ suy giảm Khách hàng vẫn đang gửi tiền tại ngân hàng sẽ không còn niềm tin và đến ngân hàng rút tiền hàng loạt, khách hàng mới và tiềm năng cũng không quyết định hợp tác trong tương lai nên ngân hàng cũng không thể huy động thêm các khoản tiền gửi mới Từ đó, tình trạng thiếu thanh khoản của ngân hàng ngày một nghiêm trọng Khi đó, ngân hàng buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng nhằm chống đỡ tình trạng xấu đó Ngân hàng có thể rơi vào tình thế vay vốn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay khách hàng và chi phí chi trả lãi tiền gửi cũng như các khoản thanh toán khác Tình trạng thiếu hụt thanh khoản ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh khoản và có thể bị buộc mua lại hoặc sáp nhập Thực tế thì một ngân hàng nếu không đáp ứng đủ nhu cầu thanh khoản thì có thể bị phá sản cho dù theo lý thuyết thì ngân hàng vẫn còn khả năng chi trả nợ

2.1.5.3 Đối với nền kinh tế, xã hội:

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có liên hệ mật thiết đến toàn bộ nền kinh tế, bởi hệ thống ngân hàng chính là trung gian thanh toán cho tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ trong nền kinh tế một quốc gia Vì thế, một khi ngân hàng đối mặt rủi ro thanh khoản thì không chỉ ngân hàng bị thiệt hại mà quyền lợi của chính những khách hàng, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó cũng bị ảnh hưởng Khi một cá thể ngân hàng gặp phải vấn đề thì có khả năng phát sinh lây lan sang các ngân hàng khác thông qua thị trường liên ngân hàng từ đó tạo một tâm lý bất an cho người dân trong đó có khách hàng gửi tiền tại các ngân hàng Khi đó họ sẽ có xu hướng đổ xô đến ngân hàng rút tiền trước thời hạn ở mọi ngân hàng bị liên quan và hệ quả là toàn bộ hệ thống ngân hàng bị ảnh hưởng Lúc này, hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong việc

Trang 32

thực hiện chức năng trung gian tài chính (cụ thể là thanh toán, chuyển giao các khoản tiền, cung cấp vốn, ), điều này tác động đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, nền kinh tế bị ảnh hưởng, thất nghiệp tăng lên và xã hội mất ổn định

2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG RỦI RO THANH KHOẢN 2.2.1 Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu được xác định bằng cách lấy Tổng nợ xấu chia cho Tổng dư nợ của ngân hàng Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2004) thì nợ xấu là “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn hươn 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ.” Đây được xem như là một định nghĩa phổ biến được áp dụng trên thế giới

Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, từ đó có thấy nhận thấy bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay Tỷ lệ này cao hơn so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay và đối mặt với rủi ro lớn về tín dụng Ngược lại, nếu như tỷ lệ này thấp hơn thì cho thấy ngân hàng đã cải thiện được chất lượng tín dụng hoặc ngân hàng đã có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi phân loại nợ Các khoản nợ của khách hàng thuộc nhóm có nguy cơ cao không trả nợ được cho ngân hàng do nợ xấu là những loại nợ đã quá hạn trong một thời gian dài Chính vì vậy mà ngân hàng có thể bị mất vốn, suy giảm lợi nhuân và giảm khả năng thanh khoản

2.2.2 Quy mô ngân hàng

SIZE = ln (Tổng tài sản) (2.3)

Quy mô ngân hàng thể hiện dựa vào quy mô tổng tài sản của ngân hàng, được tính bằng logarit tự nhiên tổng tài sản của ngân hàng Quy mô ngân hàng là một yếu tố khá

Trang 33

quan trọng vì nó có quan hệ với đặc điểm mà ngân hàng sở hữu cùng với việc tiếp cận vốn chủ sở hữu Việc ngân hàng tiếp cận với vốn chủ sở hữu phản ánh việc nâng cao khả năng gặp phải rủi ro thanh khoản, tránh phá sản Các ngân hàng có quy mô lớn thu hút nhiều khách hàng hơn trong việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi, từ đó nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng Mặc khác, đối với ngân hàng có quy mô nhỏ hơn, độ nhận diện thấp hơn thì lượng khách hàng lựa chọn tin tưởng gửi tiền, vay vốn gặp nhiều trở ngại hơn

2.2.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Bình quân vốn chủ sở hữu (2.5)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on equity) là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi của mỗi đồng vốn mà nhà đầu tư bỏ ra để đầu từ vào doanh nghiệp Chỉ số này là một trong những thước đo để đánh giá hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng một đồng

Trang 34

vốn bỏ ra và tích lũy, tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Khi chỉ số ROE cao, tức cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao, từ đó thu hút các nhà đầu tư trong việc huy động vốn của ngân hàng Nhờ đó, lượng vốn huy động tăng lên giúp cho thanh khoản cũng được nâng cao

2.2.5 Lãi suất liên ngân hàng

Khi một ngân hàng xuất hiện tình trạng mất thanh khoản và cần một lượng tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì các ngân hàng có thể vay các NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng Nếu chi phí lãi vay thấp hơn với chi phí lãi thì tình trạng tài chính của ngân hàng hoàn toàn có thể hồi phục được tuy nhiên trong trường hợp chi phí lãi vay tăng cao hơn so với chi phí lãi, thậm chí vượt qua khả năng của ngân hàng thì ngân hàng phải chịu thêm sức ép đối với vấn đề thanh khoản do chi phí lãi vay cao hoặc không thể vay mượn từ thị trường liên ngân hàng

2.2.6 Tỷ lệ tăng trưởng GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một nền kinh tế trong một khoảng thời gian xác định

Tỷ lệ tăng trưởng GDP là một yếu tố vĩ mô quan trọng, tác động hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong xã hội, không ngoại trừ lĩnh vực tài chính ngân hàng Khi nền kinh tế của một quốc gia có xu hướng tăng trưởng tốt, thu nhập của các hộ gia đình tăng lên thì ngân hàng có thể huy động nguồn vốn một cách dễ dàng hơn và việc chuyển đổi các tài sản có tính thanh khoản cao cũng trở nên dễ dàng

2.2.7 Tỷ lệ lạm phát

Lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian đồng thời một loại giá trị tiền tệ cũng giảm xuống Lạm phát có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của các thành phần trong nền kinh tế bởi vì gây ra tình trạng tăng chi phí sử dụng vốn, tăng chi phí và tiền lương Trong đó, hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngân hàng cũng không ngoại lệ do bị ảnh hưởng đến lượng thanh khoản bị giảm sút Bên

Trang 35

cạnh đó, trong thời kỳ lạm phát, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến việc không thể trả nợ đúng hạn hay thậm chí là phá sản và mất khả năng hoàn trợ khoản nợ đúng hạn Điều đó khiến tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng lên đồng thời kéo theo đó là nguy cơ mất vốn của ngân hàng, hệ quả là khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm đi hay nói các khác là rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng lên

2.3 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài

Trong nghiên cứu mang tên “Liquidity Risk in Banking: Is there Herding?” được thực hiện tại tập trung vào các ngân hàng ở châu Âu và Bắc Mỹ của Diana Bonfim và Moshe Kim (2012) đã khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố vĩ mô trong việc đảm bảo khả năng thanh khoản Tác giả phát biểu rằng đa số các ngân hàng thương bỏ qua yếu tố bên ngoài mà không biết rằng đó là những yếu tố quan trọng và hỗ trợ cho khả năng thanh khoản của một ngân hàng Ngoài khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố vĩ mô, nghiên cứu còn tập trung vào tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trong việc giảm rủi ro thanh khoản

Trong khi đó nghiên cứu của Vodová (2007) chỉ tập trung vào một quốc gia là Séc Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản ngân hàng và tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu và lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra các mối quan hệ nghịch biến giữa khả năng thanh khoản cùng với tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện ra mối quan hệ giữa quy mô các ngân hàng và tính thanh khoản không thực sự rõ ràng Đến năm 2013, Vodová tiếp tục thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản tại hệ thống NHTM tại hai quốc gia là Hungary và Balan Theo kết quả của nghiên cứu tại Hungary (Vodová, 2013a) thì rủi ro thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều với quy mô các ngân hàng, chính sách lãi suất và lãi suất giao dịch trên hệ thống liên ngân hàng

Trang 36

Đồng thời có mối qua hệ cùng chiều với hệ số an toàn vốn của các ngân hàng, lãi suất cho vay và lợi nhuận ngân hàng Trong khi đó trong nghiên cứu còn lại trong năm 2013 lại cho kết quả rủi ro thanh khoản của các ngân hàng tại Hà Lan giai đoạn 2001-2010 biến thiên cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng, lãi suất và quy mô ngân hàng Còn các biến khác như tỷ lệ nợ xấu, an toàn vốn, lạm phát và lãi suất cho vay liên ngân hàng thì có tác động ngược chiều (Vodová, 2013b)

Nghiên cứu của Aspachs (2005) cung cấp một cái nhìn toàn diện về các yếu tố quyết định đến chính sách thanh khoản của các Ngân hàng ở Anh giai đoạn 1985-2003 Kết quả thu được của nghiên cứu là khả năng thanh khoản của ngân hàng có qua hệ thuận chiều với tỷ lệ vốn chủ sở hữu, hỗ trợ vốn từ NHNN, tỷ lệ cho vay/tổng tài sản Bên cạnh đó, các biến như lãi suất ngắn hạn, lãi suất Repo 2 tuần lại có mối quan hệ nghịch chiều Một nghiên cứu khác Lucchetta (2008) không đi nghiên cứu sâu vào các vấn đề xoay quanh hỗ trợ vốn của ngân hàng trung ương hay các chính sách vĩ mô mà tập trung đánh giá các mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường liên ngân hàng Nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề về quá trình cho vay tại thị trường này đã đáp ứng các vấn đề liên quan đến lãi suất Từ đó đưa ra khẳng định rằng lãi suất bình quân liên ngân hàng có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và khả năng thanh khoản của các NHTM Trong nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu sự thay đổi của tính thanh khoản khi bị tác động bởi các yếu tố như hành vi của ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất liên ngân hàng, lãi suất cơ bản của chính phủ, các khoản vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu và quy mô ngân hàng

Nghiên cứu của Singh A và Sharma A K (2016) được thực hiện nhằm tìm ra yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khỏan của các ngân hàng tại Ấn Độ đã cho kết quả rằng quy mô ngân hàng và tăng trưởng kinh tế có tác động ngược chiều đến khả năng thanh khoản Mặt khác, yếu tố lợi nhuận, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn và lạm phát lại có tác động cũng chiều đến khả năng thanh khoản

Trang 37

Ngoài ra, rủi ro tín dụng cũng được đánh giá là có sự biến thiên cùng chiều với rủi ro thanh khoản trong báo cáo của Viral Acharya và S Viswanathan (2011) khi nghiên cứu về vấn đề khả năng thanh khoản Đồng tình với quan điểm này còn có nghiên cứu của Zhiguo He và Wei Xiong (2012) trong bài viết “Dynamic Debt Runs”

Bảng 2.1 Một số biến trùng lặp trong các nghiên cứu nước ngoài

Lợi nhuận ngân hàng

Quy mô ngân hàng

Tăng trưởng kinh tế

Lãi suất liên ngân hàng

Lãi suất cơ bản của chính phủ

Tỷ lệ nợ xấu

An toàn vốn Lucchetta (2007) +/- +/- +/- +/-

Vodová (2013b) + + - - - Singh và Sharma

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong đó: (+) ảnh hưởng cùng chiều, (-) ảnh hưởng ngược chiều, (+/-) được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

2.3.2 Nghiên cứu trong nước

Tác giả Lê Thái Triệu Luân (2018) đã đưa ra kết luận rằng tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng cùng chiều đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM và các yếu tố có tác động ngược gồm biến đại diện cho các yếu tố như quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên VCSH, tỷ lệ các nguồn huy động trên tổng nợ và đầu tư nước ngoài

Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017) đã tiến hành nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng Tuy nhiên, hai tác giả tập trung phân tích mối liên hệ giữa sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản tại các NHTM Việt Nam

Trang 38

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài càng cao thì rủi ro thanh khoản của NHTM càng thấp và ngược lại Từ đó cung cấp thêm minh chứng về vai trò của các cổ đông nước ngoài trong việc quản trị rủi ro thanh khoản ở các NHTM Bên cạnh biến định lượng mức độ sở hữu nước ngoài, nghiên cứu cũng thực hiện xem xét các biến khác như rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, lãi suất huy động thực trung bình, lãi suất liên ngân hàng, chỉ số biến động lãi suất thị trường, tỷ lệ tăng trưởng GDP

Trong báo cáo nghiên cứu của Đặng Quốc Phong (2012) được thực hiện trong giai đoạn 2017-2012 với dữ liệu đến từ 37 NHTM Việt Nam đã công bố rằng hệ số thanh khoản (Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản) bị tác động bởi các biến nội tại (quy mô ngân hàng, tỷ lệ VCSH, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ nợ xấu, ) và hai biến vĩ mô (tỷ lệ lạm phát và tốc động tăng trưởng kinh tế)

Vũ Thị Hồng (2015) tập trung nghiên cứu và phân tích các yếu tố đến từ nội tại của ngân hàng trong giai đoạn 2006-2011 như tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ lợi nhuận, tỷ lệ cho vay trên huy động Tại đề tài này, tác giả chỉ nghiên cứu đến các yếu tố nội tác mà không quan tâm đến các yếu tố vĩ mô như các nghiên cứu khác như tỷ lệ lạm phát, lãi suất liên ngân hàng,

Trong nghiên cứu về các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống NHTM Việt Nam, Trương Quang Thông (2013) đã đưa thêm yếu tố mới vào trong các biến vĩ mô là tác động của độ trễ chính sách bên cạnh các biến vĩ mô khác như tăng trưởng kinh tế, lạm phát Đồng thời, tác giả nghiên cứu, phân tích và đánh giá khả năng thanh khoản của ngân hàng bằng các yếu tố xuất phát từ nội tại như quy mô tổng tài sản, dự trữ thanh khoản, vay liên ngân hàng và tỷ lệ vốn tự có trên nguồn vốn

Trang 39

Bảng 2.2 Một số biến trùng lặp trong các nghiên cứu trong nước

Tỷ lệ vốn chủ

sở hữu

Lợi nhuận

ngân hàng

Quy mô ngân hàng

Tăng trưởng kinh tế

Lãi suất liên ngân

hàng

Tỷ lệ nợ

xấu

Lạm phát

Trương Quang

Không ảnh hưởng Lê Thái Triệu Luân

Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017)

+/- +/- +/- +/-

Đặng Quốc Phong

(2012) +/- +/- +/- +/- +/- +/- Vũ Thị Hồng

(2015) +/- +/- +/- +/- +/-

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trong đó: (+) ảnh hưởng cùng chiều, (-) ảnh hưởng ngược chiều, (+/-) được sử dụng trong mô hình nghiên cứu

2.3.3 Khoảng trống nghiên cứu

Sau quá trình lược khảo các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước thì tác giả nhận thấy rằng các nhân tổ ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng đến khe hở tài trợ (FGAP) hoặc tỷ lệ thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản Trong khi đó chỉ

Ngày đăng: 10/07/2024, 16:58