1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam.pdf

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn TS. Hồ Công Hưởng
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa luận Tốt nghiệp Đại Học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 3,47 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Thị Thanh Huyền, xin đảm bảo đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam" là nghiên cứu tìm hiểu của riêng c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7 34 02 01

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 7 34 02 01

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN Mã số sinh viên: 050608200070

Lớp sinh hoạt: HQ8-GE07

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS HỒ CÔNG HƯỞNG

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT

1 Tiêu đề: Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại

tại Việt Nam

2 Tóm tắt: Rủi ro thanh khoản là một trong những vấn đề quan trọng nhất mà các nhà

quản lý ngân hàng thương mại phải quan tâm Thanh khoản tốt là nhân tố cốt yếu đảm bảo

sự an toàn và ổn định trong hoạt động tài chính của ngân hàng Ngược lại, rủi ro thanh khoản có thể là tác nhân chính dẫn đến phá sản của các tổ chức tín dụng Do đó, việc nghiên cứu các biến số có thể ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng là vô cùng cần thiết, nghiên cứu không chỉ được phân tích ở mức độ vi mô mà còn ở tầm vĩ mô

Khóa luận nhằm đề cập đến các thành tố tác động đến mất an toàn thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam Sau khi chạy mô hình, tác giả đã lựa chọn được mô hình FEM, tuy nhiên vì vi phạm kiểm định phương sai sai số thay đổi được khắc phục bằng phương pháp ước lượng GLS Đề tài phân tích số liệu thu được gồm 296 quan sát từ 27 NHTM Việt Nam giai đoạn 2014 – 2023 thông qua chỉ số khe hở thanh khoản (FGAP) để xem xét rủi

ro thanh khoản của các NHTM tại Việt Nam Kết quả chỉ ra rằng các biến tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR), tăng trưởng kinh tế hàng năm (GDP) và tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP)

có mối tác động thuận chiều đến rủi ro thanh khoản Trái lại, quy mô ngân hàng (SZ) đem lại ảnh hưởng nghịch chiều đến rủi ro thanh khoản Ngoài ra, kết quả không xác định được mối liên hệ giữa khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) và tỷ lệ nợ xấu (NPL) Dựa trên kết quả thực hiện, tác giả bắt đầu đưa ra một vài chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro thanh khoản cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Từ khóa: rủi ro thanh khoản, Ngân hàng Thương mại Việt Nam, nguồn vốn

ABSTRACT

1 Title: Factors affecting liquidity risk of commercial banks in Viet Nam

Trang 4

2 Abstract: Liquidity risk is one of the most important issues that commercial bank

managers must pay attention to Good liquidity is a key factor to ensure safety and stability

in a bank's financial operations On the contrary, liquidity risk can be the main factor leading to bankruptcy of credit institutions Therefore, it is extremely necessary to research variables that can affect banks' liquidity risks The research is not only analyzed at the micro level but also at the macro level

The thesis aims to identify factors that affect the liquidity risk of commercial banks

in Viet Nam After running the model, the author chose the FEM model, however, because

it violated the heteroskedasticity test, it was overcome by the GLS estimation method The topic analyzes collected data including 296 observations from 27 Vietnamese commercial banks in the period 2014 – 2023 through the liquidity gap index (FGAP) to consider the liquidity risk of commercial banks in Vietnam The results show that the variables loan-to-deposit ratio (LDR), annual economic growth rate (GDP) and equity ratio (CAP) have a positive impact on liquidity risk On the contrary, bank size (SZ) has a negative influence

on liquidity risk In addition, the results do not determine the relationship between return

on equity (ROE), credit risk reserve ratio (LLR) and bad debt ratio (NPL) Based on the implementation results, the author begins to propose a few strategies to minimize liquidity risks for commercial banks in Viet Nam

Keywords: liquidity risk, Vietnam Commercial Bank, capital sources

LỜI CAM ĐOAN

Em là Nguyễn Thị Thanh Huyền, xin đảm bảo đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi

ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam" là nghiên cứu tìm hiểu của riêng cá nhân em Đây là kết quả từ sự nỗ lực làm việc bản thân dưới sự hướng dẫn của TS

Trang 5

Hồ Công Hưởng Em khẳng định đây là một đề tài mới, khác biệt so với các công trình đã được công bố trước đây, ngoại trừ tài liệu tham khảo được dẫn nguồn đầy đủ trong nội dung Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2024

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và tiếp thu kiến thức tại trường Em cũng gửi lời cảm ơn toàn thể Thầy Cô khoa Tài chính và các Thầy cô giảng dạy tại Trường đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức và giúp em phát triển đam mê trong suốt quá trình học lớp cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng Ngoài ra, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy

Hồ Công Hưởng, người đã cung cấp những lời hướng dẫn hữu ích và dìu dắt em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế, đề tài của em không tránh khỏi việc tồn tại một số sai sót Em hy vọng sẽ nhận được những góp ý quý báu từ phía các Thầy Cô Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến toàn thể Quý Thầy Cô, và kính chúc các Thầy Cô luôn tràn đầy nhiệt huyết và gặt hái nhiều thành công trong sự nghiệp Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trang 7

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO 6

CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 6

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6

2.1.1 Thanh khoản 6

2.1.2 Rủi ro thanh khoản 7

2.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản 8

2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn 8

2.2.4.2 Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản 9

2.2.4.3.Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn 10

2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 11

2.2.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế 11

2.2.2 Công trình nghiên cứu trong nước 14

2.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 16

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 17

Trang 8

3.2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.3 CÁC BIẾN 20

3.3 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 23

3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 23

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

4.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 25

4.2 PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON 27

4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY 28

4.3.1 Kết quả hồi quy mô hình bình phương nhỏ nhất - Pooled OLS 28

4.3.1.1 Kiểm định đa cộng tuyến 29

4.3.1.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 30

4.3.2 Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định – FEM 31

4.3.3 Kết quả hồi quy mô hình các yếu tố ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM 32

4.3.3 Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp 33

4.4 KHẮC PHỤC MÔ HÌNH 34

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 38

5.1 KẾT LUẬN 38

5.2 KHUYẾN NGHỊ 38

5.2.1 Yếu tố tăng trưởng kinh tế 38

5.2.2 Yếu tố quy mô ngân hàng 39

5.2.3 Yếu tố tỷ lệ cho vay trên tổng huy động 39

5.2.4 Yếu tố vốn chủ sở hữu 40

5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 40

5.3.1 Hạn chế của đề tài 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

PHỤ LỤC 47

Phụ lục 01 Danh sách các Ngân hàng thương mại được thu thập 47

Phụ lục 02: Thống kê mô tả 48

Phụ lục 03: Tương quan Pearson 49

Trang 9

Phụ lục 04: Đa cộng tuyến 50

Phụ lục 05: Kết quả hồi quy mô hình 50

Phụ lục 09: Kiểm định Hausman 53

Phụ lục 10: Kiểm định phương sai thay đổi 53

Phụ lục 11: Kiểm định hiện tượng tự tương quan 54

Phụ lục 12: Khắc phục mô hình 54

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

RRTK Rủi ro thanh khoản NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

TCTD Tổ chức tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu FGAP Khe hở thanh khoản LDR Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động LLR Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng GDP Tăng trưởng kinh tế hàng năm

SZ Quy mô ngân hàng NPL Tỷ lệ nợ xấu

CAP Tỷ lệ vốn chủ sở hữu ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu TGNH Tiền gửi ngân hàng

Pooled OLS Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường FEM Phương pháp mô hình tác động cố định

REM Phương pháp mô hình tác động ngẫu nhiên GLS Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát

Trang 11

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Tổng hợp dấu kỳ vọng của nghiên cứu 26

Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS 32 Bảng 4.4: Tổng hợp hiện tượng đa cộng tuyến 34

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình FEM 35 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình REM 36

Bảng 4.9: Kiểm định Modified Wald 38

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy GLS 39

Trang 12

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trước ảnh hưởng của các thảm hoạ kinh tế và công cộng, các ngân hàng đã đối diện nhiều thách thức mà đặc biệt là những bất cập về bất ổn tài chính, rủi ro thanh khoản và các vấn đề pháp lý Khi cả thế giới đang đối mặt với những biến động tiêu cực trên lĩnh vực tài chính thì Chính phủ và nhấn mạnh là NHNN Việt Nam đã phải nỗ lực thanh lọc,

rà soát chặt chẽ mạng lưới ngân hàng để thúc đẩy nền kinh tế nước nhà được bền vững Bản thân các ngân hàng cũng có những biện pháp tích cực để đưa hệ thống phát triển hơn, thích ứng với sự thay đổi trong vai trò luân chuyển vốn tới các nhà đầu tư, đảm bảo

ổn định kinh tế vĩ mô dưới sự điều hành của cơ quan ban ngành Công tác nhận diện rủi

ro, mà hơn cả là RRTK từ đó càng được chú ý quan tâm

Kết quả đề tài của Ghenimi và cộng sự (2017) đã chiêm nghiệm được rằng sự ổn định tài chính của các NHTM có sự liên kết chặt chẽ với việc tiềm ẩn không an toàn của ngân hàng Và mặc dù có nhiều loại rủi ro liên quan đến các nghiệp vụ ngân hàng, đề tài đã chỉ ra một trong hai rủi ro lớn nhất là RRTK – rủi ro liên quan trực tiếp đến sự bất

ổn định tài chính của ngân hàng Theo đó, RRTK bao gồm việc rút tiền nhanh chóng, ồ

ạt của khách hàng, hay việc làn sóng thất nghiệp và lạm phát tăng cao đều dẫn đến nguy

cơ mất khả năng thanh toán Theo Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Thị Minh Thảo (2022), nếu ngân hàng thiếu hụt tài chính sẽ làm cho tình hình kinh doanh bị đình trệ, giảm lợi nhuận và có nguy cơ phá sản Những điều này sẽ gây ra hậu quả xấu đến toàn

bộ lĩnh vực ngân hàng và nền kinh tế quốc gia Valla, Escorbiac và cộng sự Tiesset (2006) kết luận rằng RRTK tăng cao làm giảm tìnhh trạng đáp ứng yêu cầu của các khách hàng có nhu cầu chi tiêu bằng tiền gửi, làm giảm sút niềm tin của họ và buộc ngân hàng phải huy động thêm nguồn vốn và bán tài sản của mình Cũng chính từ đó mà hiệu quả kinh doanh bị giảm sút và tệ hơn là dẫn đến nguy cơ phá sản Do đó, đảm bảo sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của NHNN

Nhiều tác giả khắp nơi trên thế giới đã quan tâm đến các phần tử tác động đến rủi ro thanh khoản nhưng chưa có sự thống nhất về ảnh hưởng của rủi ro này và các biến kiểm soát liên quan khác Đồng thời, các nghiên cứu trước cũng đã cho thấy nếu RRTK gia tăng thì các Ngân hàng TMCP cũng trở nên bất ổn về tài chính hơn Mà trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang phải đối mặt với cả hiểm hoạ tài chính cũng như hiểm hoạ công, thị trường tài chính tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì thế, tác giả lựa chọn “Các yếu tố

Trang 13

ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam” để phân tích và kiểm định thêm Thông qua bài viết, tác giả sẽ đi tìm giải đáp về sự tác động của RRTK đến ổn định tài chính

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của NHTM tại Việt Nam,

từ đó đưa ra hàm ý chính sách nhằm hạn chế việc thiếu hoặc mất thanh khoản của ngân hàng một cách có tác dụng nhất

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1: Những yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM Việt Nam là gì?

Câu hỏi 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM Việt Nam như thế nào? Câu hỏi 3: Những đề xuất, kiến nghị nào có thể đưa ra để nâng cao khả năng kiểm soát

rủi ro nhằm tối đa hoá lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam?

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Bài khóa luận thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM

ở Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: dựa trên báo cáo tài chính của 27 NHTM tại Việt Nam Theo thống kê,

hiện nay Việt Nam có 31 ngân hàng TMCP, tuy nhiên do có những hạn chế trong quá trình thu thập dữ liệu cũng như là độ tin tưởng của các dữ liệu của ngân hàng Vì thế bài nghiên cứu chỉ ưu tiên hướng đến 27 ngân hàng TMCP tại Việt Nam

- Về thời gian: trong 10 năm từ năm 2014 đến 2023, đây là giai đoạn nền kinh tế Việt

Nam được phục hồi và đang trên đà phát triển sau cuộc thảm hoạ tài chính thế giới

Trang 14

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài khóa luận sử dụng nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau: thống kê mô tả, thống kê biến độc lập và biến phụ thuộc trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2023 Sau khi tập hợp được số liệu, tác giả sẽ xử lý chúng và đưa bộ số liệu vào phần mềm Stata rồi triển khai phân tích Bên cạnh việc phân tích thực nghiệm, tác giả cũng đã so sánh kết quả với các nghiên cứu trước đây Từ đó, tác giả đưa ra những nhận xét và giải thích

về các kết quả thu được

Trong đề án này, tác giả sử dụng dữ liệu bảng cân đối để phân tích hồi quy đa biến nhằm phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến RRTK của các ngân hàng thương mại trong mẫu số liệu Tác giả sử dụng Pooled OLS, FEM và REM, sau đó lựa chọn mô hình tốt nhất để kiểm định Việc kiểm định là để phát hiện và

xử lý các vấn đề như đa cộng tuyến, sai số thay đổi và tự tương quan Để cải thiện tính tối ưu của ước lượng, khóa luận đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát FGLS để khắc phục các vi phạm giả định Cuối cùng, tác giả đã so sánh và làm rõ kết quả từ các mô hình khác nhau nhằm có những kết luận và khuyến nghị phù hợp

1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Về mặt khoa học: Khóa luận bổ sung các bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm về các

nhân tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTM Việt Nam

Về mặt thực tiễn: Bài khóa luận thiết lập một cách có hệ thống và toàn diện về các

phương pháp để nhận biết những biến số có ảnh hưởng đến mức độ đảm bảo vốn (RRTK) của các NHTM ở Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2023 Đây là thời gian quan trọng khi các ngân hàng Việt Nam đang thực hiện Basel II với sự ra đời của Thông tư 41/2016/TT-NHNN về mức độ đảm bảo vốn và Thông tư 22/2019/TT-NHNN về ngưỡng, mức độ đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng Nghiên cứu này sẽ cung cấp nhận định cụ thể và toàn diện hơn về sự ảnh hưởng của các biến này đến RRTK của các NHTM Việt Nam trong thời gian trên

1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam bao gồm 5 chương nội dung như sau:

Chương 1: Giới thiệu Chương 1 của nghiên cứu này sẽ tập trung vào giới thiệu về tính

cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, bao gồm những lý do, động lực thúc đẩy việc tiến hành

đề tài này Xác định rõ ràng mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể mà nghiên cứu hướng

Trang 15

tới, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn về không gian, thời gian, đối tượng, nội dung được nghiên cứu Đưa ra các câu hỏi nghiên cứu chính, những vấn đề cốt lõi cần được giải quyết thông qua nghiên cứu Cuối cùng là trình bày những đóng góp, giá trị

mà kết quả nghiên cứu có thể mang lại, về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu có liên quan Chương này sẽ

trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan, tóm lược các nghiên cứu trong nước và ngoài nước và mô hình nghiên cứu đề xuất

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 trình bày về phương pháp luận của

nghiên cứu Quy trình nghiên cứu để mô tả các bước tiến hành nghiên cứu, từ xác định vấn đề, thu thập dữ liệu, phân tích và đưa ra kết luận Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài Phương pháp phân tích dữ liệu nhằm mô tả các kỹ thuật phân tích, xử

lý dữ liệu được sử dụng, như thống kê mô tả, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết…

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương này trình bày các phân tích thống

kê mô tả và đánh giá mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình Cụ thể, thực hiện mô

tả thống kê về từng biến số trong mô hình, cung cấp thông tin về độ lệch chuẩn, giá trị trung bình, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của các biến Phân tích tương quan giữa các biến

số nhằm xác định mối liên hệ tuyến tính giữa chúng Ước lượng mô hình hồi quy để xác định tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng và yếu tố vĩ mô đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tiến hành kiểm tra các vấn đề như tự tương quan, phương sai thay đổi và đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy, từ đó lựa chọn phương pháp ước lượng thích hợp

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Chương 5 của nghiên cứu tập trung vào đánh giá

tổng quan kết quả của toàn bộ quá trình nghiên cứu, bao gồm những phát hiện, kết luận chính mà đề tài đã đạt được Phân tích và thảo luận về những hạn chế, giới hạn trong phạm vi nghiên cứu, những vấn đề còn tồn tại và chưa được giải quyết triệt để Trên cơ

sở đó, đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo, các vấn đề cần được tập trung nghiên cứu sâu hơn để hoàn thiện và mở rộng kết quả của đề tài Đồng thời, chương cũng đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cụ thể nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng một cách hiệu quả, dựa trên những phát hiện và kết luận chính của nghiên cứu

Trang 17

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO

CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Thanh khoản

Thanh khoản là từ ngữ chuyên ngành được Keynes (1930) và Fisher (1930) đề cập đến Theo lý thuyết này, tiền là tài sản có sự linh hoạt trong thanh toán cao nhất nên việc nắm giữ nhiều tiền sẽ làm tăng tính thanh khoản nhưng lại làm mất đi cơ hội đầu

tư sinh lời Theo đó, các ngân hàng thương mại có mức sinh lời thấp khi chú trọng vào mục tiêu tăng lãi sẽ tăng cường tài trợ vào danh mục có biến động cao, dẫn đến giảm tỷ suất tài sản lưu động và giảm thanh khoản (Nguyễn, 2016) Trái ngược, các ngân hàng

có suất sinh lời cao sẽ chú ý đến sự an toàn và tối ưu thế tăng cường tín dụng quá mức cũng như nâng cao các tài sản có thanh khoản cao hơn để tránh rủi ro sụp đổ (Bunda & Desquilbet, 2008; Chatterjee & Eyigungor, 2009; Rychtarsik, 2009)

Duttweiler (2011) định nghĩa: “Thanh khoản là sự chuyển đổi một cách dễ dàng một tài sản cụ thể thành tiền mặt và khi ngân hàng muốn chuyển tài sản đó thành tiền mặt thì thị trường vẫn còn khả năng chấp nhận các giao dịch” Thanh khoản đối với NHTM là tình trạng có thể đáp ứng nhu cầu dùng nguồn vốn sẵn có cho các hoạt động thương mại bất cứ lúc nào như thanh toán tiền gửi, cho vay, thanh toán và cơ cấu vốn (BIS, 2009; Praet & Herzberg, 2008)

NHNN Việt Nam có nêu rõ định nghĩa RRTK tại khoản 14 Điều 3 Thông tư 27/VBHN-NHNN: “RRTK là rủi ro xảy ra ở các NHTM, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc có khả năng thực hiên nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả với chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của NHTM”

Ủy ban Basel (2010) đã ban hành khuôn khổ đo lường và kiểm soát thanh khoản, trong đó đưa ra các quy định về đánh giá và giám sát thanh khoản trong ngân hàng Nhằm kiểm soát thanh khoản ngắn hạn, Uỷ ban đã đề xuất tỷ lệ đảm bảo thanh khoản

và để kiểm soát thanh khoản dài hạn, nó đề xuất mức độ tài trợ ròng ổn định Ngoài chiến lược quản lý nội bộ và định hướng kiểm soát thanh khoản, BIS (2010) nhấn mạnh nhiệm vụ của cơ quan thanh tra trong việc kiểm tra chiến lược thanh khoản của từng ngân hàng Nhiều cơ quan quản lý, bao gồm cả Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, đã áp dụng

Trang 18

các quy định BCSB cho các ngân hàng ở nước họ để theo dõi thanh khoản Ấn phẩm của RBI về “Khuôn khổ Basel III về tiêu chuẩn thanh khoản” nêu bật cách tiếp cận pháp

lý đối với việc quản lý thanh khoản của các ngân hàng ở Ấn Độ (RBI, 2014)

2.1.2 Rủi ro thanh khoản

Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BIS) (2009) nhận định: “rủi ro thanh khoản xuất phát từ việc ngân hàng không thể chi trả thanh toán cho người gửi tiền rút tiền khỏi ngân hàng” Từ đó sẽ tạo ra bẫy thanh khoản cho ngân hàng (Jeanne & Svensson, 2007) dẫn đến việc ngân hàng không thể tăng nguồn vốn hoặc khả năng tài trợ mà phải vay từ ngân hàng trung ương hoặc hệ thống liên ngân hàng với chi phí cao (Diamond & Rajan, 2005) Thật vậy, Bonfim và Kim (2014) cho rằng các NHTM thường gặp mất cân bằng thanh khoản vì vai trò của trung gian tài chính tạo ra rủi ro thanh khoản khi ngân hàng thương mại phải huy động tiền gửi để đáp ứng yêu cầu tín dụng Một số ngân hàng thương mại sử dụng cơ cấu vốn ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay dài hạn nhằm tăng lợi nhuận nhưng đó cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng (Diamond & Dybvig, 1983) Nhiều ngân hàng tập trung vào cho vay bán buôn (Akhtar, 2007) hoặc cho vay dài hạn, điều này ảnh hưởng đến việc duy trì vị thế thanh khoản của ngân hàng (Kashyap

và cộng sự, 2002)

RRTK có thể được phân thành hai dạng tài chính và thị trường (Decker, 2000; Pham, 2019; Gomes & Khan, 2011) Rủi ro thanh khoản là khi ngân hàng gặp ngăn trở trong việc quy đổi tài sản của mình thành tiền mặt một cách nhanh chóng và hiệu quả Việc này có thể xảy ra khi thị trường không có nhu cầu đủ lớn để hấp thụ các tài sản mà ngân hàng cần bán, hoặc khi chi phí bán tài sản là quá lớn so với giá trị thu được Tình huống này có thể dẫn đến ngân hàng không thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ khi chúng đến hạn Rủi ro tài trợ thanh khoản đề cập đến khả năng ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động hoặc tiếp cận các nguồn vốn cần thiết để thanh toán các khoản nợ của mình Điều này có thể xảy ra khi ngân hàng không có đủ tài sản để dùng làm tài sản đảm bảo, hoặc khi thị trường tín dụng bị thu hẹp và các nhà đầu tư giảm mất tin tưởng vào khả năng tiền tệ của ngân hàng Cả hai dạng rủi ro này đều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và sự tồn tại của một ngân hàng nếu không được quản lý hiệu quả Hai loại rủi ro này thường tương tác với nhau thông qua hiệu ứng lan truyền trên hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính (Diamond & Rajan, 2005) Ngoài ra, rủi ro thanh

Trang 19

khoản cũng có thể xuất phát từ các nhân tố vĩ mô và chiến lược tài chính, điều hành, quản lý của ngân hàng (Ali, 2004)

Nhìn về khía cạnh quản lý thanh khoản ngân hàng, thặng dư hay thâm hụt đều thể hiện sự mất cân bằng của ngân hàng Thặng dư xuất hiện khi nền kinh tế bước vào hiện trạng các dự án đầu tư trì trệ, vốn không giải ngân được do năng lực thẩm định tín dụng hoặc vốn phát triển quá nhanh Ngược lại, khi các ngân hàng không đủ vốn để hoạt động thì sẽ tạo nên thâm hụt thanh khoản, điều này khiến ngân hàng mất tiềm năng kinh doanh, bỏ lỡ khách hàng, mất lợi thế canh tranh trên thị trường và giảm niềm tin từ khách hàng (Trương Quang Thông, 2012; Brunnermeier & Yogo, 2009; Falconer, 2001; Plochan, 2007; Ahmed & Duellman, 2012; Goodhart, 2008; Goddard & Wilson, 2009)

2.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản

Theo Trương Quang Thông (2010): “Có thể dùng những phương pháp khác nhau

để đo lường RRTK của ngân hàng như phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản, tiếp cận cấu trúc vốn và tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn Mỗi phương pháp đều được xây dựng trên một số giả định Ngoài ra, tại một thời điểm nhất định, ngân hàng chỉ có thể ước lượng gần đúng mức cầu thanh khoản thực tế.” Những nghiên cứu thực tiễn trước đây của ông đã cho thấy điều đó Trong nghiên cứu, tác giả trình bày một số phương pháp để đo lường RRTK tại các ngân hàng như sau:

2.1.3.1 Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn

Đối với cách tiếp cận này, đầu tiên ngân hàng phải chia nhóm vốn và tài sản theo tính ổn định, đặc biệt là những biến động lãi suất Nghĩa là, các lượng tiền và các nguồn vốn khác thành nhiều loại dựa vào xác suất rút tiền ra khỏi ngân hàng của khách gửi tiền Chẳng hạn có thể phân chia tiền và các khoản phi tiền gửi của ngân hàng thành 3 loại ổn định thấp, vừa phải và cao Nguồn vốn ổn định thấp gồm những nguồn vốn đi vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính sẽ bị rút ra khỏi ngân hàng trong

kỳ kế hoạch Nguồn vốn ổn định vừa phải gồm các khoản tiền gửi trong đó có một phần đáng kể (trong khoảng từ 25% -30%) có thể bị rút khỏi ngân hàng Nguồn vốn ổn định cao gồm khoản mục vốn mà các nhà quản lý ngân hàng nhận định ít có khả năng bị chuyển khỏi ngân hàng

Tiếp theo, thông qua việc ấn định một tỷ lệ bảo đảm phù hợp với trạng thái của từng nhóm vốn, chúng ta xác định mức bảo đảm thanh toán cho lượng tiền gửi và các khoản huy động tiền gửi như sau:

Trang 20

Bảo đảm thanh khoản vốn = ∑% bảo đảm thanh khoản nhóm x (Vốn TGNH và

phi tiền gửi – Bảo đảm bắt buộc) (2.1) Ngân hàng phải đáp ứng được nguồn vốn cho vay khi khách hàng có nhu cầu tài chính và đạt chuẩn các quy định cấp tín dụng theo yêu cầu Sau khi được chấp thuận, ngưỡng cho vay có thể ra khỏi ngân hàng bất cứ lúc nào khi khách hàng có nhu cầu

Yêu cầu thanh khoản = Bảo đảm thanh khoản vốn + Yêu cầu tiền vay (2.2)

2.2.4.2 Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Trong những năm gần đây, các nhà học thuật đã mở rộng nhiều phương pháp để ước lượng độ linh động tài chính trong ngân hàng Trong đó, nhiều tác giả của các bài nghiên cứu liên quan đã chọn phương pháp ước lượng theo chỉ số thanh khoản để xem xét Hệ số khác nhau được lấy số liệu từ bảng cân đối kế toán ngân hàng, sau đó được tính toán để có hệ số thanh khoản dùng để dự báo biến động của thanh khoản Chỉ số thanh khoản này được điều tra là khác nhau giữa các đề tài Tuy nhiên, có bốn chỉ số thanh khoản thường được sử dụng như trong nghiên cứu của Aspachs và cộng sự (2005), Praet và Herzberg (2008) và Vodová (2011) là:

% tài sản thanh khoản trên tổng tài sản

LIQ1 = Tài sản thanh khoản

Tỷ lệ LIQ1 giới thiệu tư liệu chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng Tỷ

lệ tiền mặt càng cao sẽ dẫn đến RRTK (Tỷ lệ dự trữ) càng thấp Điều này do việc dự trữ nhiều tiền mặt sẽ giúp ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời Với tỷ lệ tiền mặt cao, ngân hàng sẽ có khả năng chịu đựng các cú sốc thanh khoản tốt hơn Tuy nhiên, việc duy trì tỷ lệ tiền mặt quá cao cũng không phải là điều tốt Nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, vì ngân hàng đang nắm giữ quá nhiều tài sản dưới dạng dự trữ không sinh lời Do đó, ngân hàng cần cân bằng giữa việc duy trì đủ thanh khoản và tối đa hóa suất sinh lời

% tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi và huy động vốn ngắn hạn

LIQ2 = Tài sản thanh khoản

Trang 21

hàng với nguồn vốn huy động được Nguồn vốn huy động này bao gồm tiền gửi của các

hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác Cụ thể, tiền gửi khách hàng và vốn huy động ngắn hạn gồm các khoản nợ Chính phủ và NHNN, tiền gửi và vay của các TCTD khác, cũng như tiền gửi của khách hàng

% tổng cho vay trên tổng tài sản

LIQ3 = ∑ cho vay

% tổng cho vay trên tổng tiền gửi và vốn huy động ngắn hạn

TGNH + Vốn huy động ngắn hạn (2.6)

Tỷ lệ LIQ4 biểu thị mối liên hệ giữa các khoản cho vay và nợ có tính thanh khoản của ngân hàng, đo lường khả năng các tài sản của ngân hàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đặc biệt là các tài sản có tính quy đổi thành tiền cao như tiền gửi và vốn ngắn hạn Tỷ trọng này cho thấy số tiền cho vay lớn gấp bao nhiêu lần số tiền ngân hàng huy động được Vì vậy, khi tỷ lệ này càng cao, thì RRTK cũng sẽ tăng

2.2.4.3.Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn

Thời gian gần đây trong lĩnh vực ngân hàng, không chỉ riêng nước ta mà các nhà học thuật trên thế giới chọn sử dụng khe hở thanh khoản để nghiên cứu cũng như đưa ra những dự báo về RRTK của ngân hàng Arif & Anees (2012) nói rằng: “Ngân hàng phải đối mặt với khe hở thanh khoản khi phần lớn tài sản được tài trợ từ các khoản tiền ký thác, trong đó chiếm đa số là các khoản tiền gửi có thể rút ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào, từ đó tạo ra RRTK” Ngoài ra, lượng tiền cho vay phổ biến có tính thanh khoản yếu, do vậy, lượng tiền rút quá lớn và không được thông báo trước có thể dẫn đến RRTK của ngân hàng (Bonin & cộng sự, 2008)

Trang 22

Khe hở thanh khoản được đánh giá bằng hiệu giữa trung bình các khoản tín dụng

và trung bình vốn huy động trên tổng tài sản Theo Đặng Văn Dân (2015): “Khe hở tài trợ thể hiện dấu hiệu cảnh báo về RRTK trong tương lai của ngân hàng Đây là phương pháp thích hợp nhất trong phân tích định lượng, chỉ số khe hở thanh khoản phản ánh được cơ bản nhất về khả năng thanh khoản của ngân hàng” Trong trường hợp nguồn thanh khoản của ngân hàng vượt quá nhu cầu sử dụng thanh khoản, điều này sẽ tạo ra khoản dư thừa về thanh khoản Khi đó, ngân hàng sẽ có nguồn vốn huy động lớn hơn so với mức cần thiết Để quản lý hiệu quả nguồn vốn này, ngân hàng có thể tăng cường dự trữ thanh khoản bằng cách đầu tư vào các tài sản có mức độ thanh khoản cao Thay vào

đó, ngân hàng cũng có thể sử dụng nguồn vốn dư thừa này để cho vay trên thị trường liên ngân hàng hoặc đầu tư vào các công cụ tài chính khác Ngược lại, khi đối mặt với khe hở dương, ngân hàng phải giảm tiền mặt dự trữ và các tài sản thanh khoản hoặc đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ để bù đắp thanh khoản

Trong bài nghiên cứu này, tác giả lựa chọn sử dụng phương pháp khe hở tài trợ

để đo lường RRTK của các ngân hàng Chung-Hua Shen và cộng sự (2009) cũng phân tích những điểm mạnh của việc sử dụng khe hở tài trợvà đề xuất phương pháp này để

đo lường RRTK so với hệ số thanh khoản Vodová (2013) cho rằng: “Hệ số thanh khoản thường được sử dụng để dự đoán xu hướng diễn biến của thanh khoản thì khe hở tài trợ được tính bằng chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn đối với thời điểm hiện tại và cả tương lai” Những nghiên cứu của các tác giả Việt Nam như Trương Quang Thông (2013), Đặng Văn Dân (2015), Phan Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2019) cũng thừa kế những nghiên cứu trước và đề xuất sử dụng khe hở thanh khoản để đo lường RRTK Dựa trên những cơ sở lý thuyết trước, tác giả quyết định sử dụng phương pháp khe hở tài trợ để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2014 –2023

2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

2.2.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế

Lucchetta (2007) đánh giá sự tác động của các khía cạnh vĩ mô, mục tiêu của lĩnh vực liên ngân hàng và mối liên kết giữa các ngân hàng nghiên cứu tại các ngân hàng thương mại ở các nước châu Âu Nghiên cứu dùng dữ liệu bảng trong thời gian 1998 –

2004 để xem xét mối liên hệ giữa tài trợ và cho vay trên hệ thống liên ngân hàng trong tiêu chí biến động lãi suất Kết quả nghiên cứu cho thấy GDP, chính sách tiền tệ (thể

Trang 23

hiện bằng lãi suất ngắn hạn) ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng Delechat và cộng

sự (2012) cho rằng: “Việc nắm giữ nhiều hay ít tài sản thanh khoản của ngân hàng tùy thuộc vào tổng tài sản và tổng vốn huy động trong kỳ có tốc độ tăng trưởng GDP mạnh hay yếu và do đó các ngân hàng thường xây dựng bộ đệm thanh khoản trong thời kỳ suy thoái kinh tế Điều này cho thấy, để kích thích phát triển kinh tế, NHNN đã sử dụng chính sách cắt giảm lãi suất và tăng lượng tiền cơ sở tương ứng, từ đó làm tăng cung thanh khoản của các ngân hàng.”

Nghiên cứu của Bunda và Desquilbet (2008) đã sử dụng các mức độ đa dạng để đánh giá trên 36 quốc gia về tính thanh khoản của các ngân hàng thuộc nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 1995 – 2004 Kết quả phân tích cho thấy, SZ và CAP có tác động tích cực đến rủi ro thanh khoản Nghiên cứu cũng xác định một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng, bao gồm: việc tuân thủ các nguyên tắc của Basel về dự trữ thanh khoản, lãi suất cho vay, tỷ lệ tiêu dùng chính phủ trên GDP, và tỷ lệ lạm phát Ngoài ra, nghiên cứu thực tiễn còn phát hiện rằng thảm kịch kinh tế có tác động khác nhau đến rủi ro thanh khoản trong trường hợp cơ chế tỷ giá hối đoái cố định và tỷ giá thả nổi

Trong nghiên cứu của Aspach và các cộng sự (2005), đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của 57 ngân hàng thương mại ở Anh từ năm 1985 đến 2003

Họ sử dụng tỷ lệ tổng tài sản lưu động trên tổng tài sản và tỷ lệ tổng tài sản lưu động trên vốn huy động để đo lường tính thanh khoản Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng được chia thành hai nhóm: yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài Một yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến tính thanh khoản là tỷ suất lợi nhuận, vì nó phản ánh chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản lưu động và khả năng sinh lời, cũng như tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng Nghiên cứu cho thấy, lợi nhuận có mối quan hệ nghịch với tính thanh khoản - càng có lợi nhuận cao thì tính thanh khoản càng thấp Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi tăng trưởng tín dụng càng cao thì tài sản ngân hàng nắm giữ càng kém thanh khoản

Moussa (2015) đã xem xét yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản với phạm vi sử dụng số liệu từ 18 ngân hàng ở Tunasia trong thời gian 2000 – 2010 Thông qua nghiên cứu tác giả đã cho ra kết luận là các yếu tố như ROE, tăng trưởng GDP, chi phí hoạt động trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát là có ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng, còn các yếu tố như quy mô tài sản, tỷ lệ nợ cho vay (TLA) Nghiên cứu đã sử dụng các yếu

Trang 24

tố như CAP, chi phí hoạt động trên tổng tài sản, GDP, INF, ROE, ROA, SZ, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tài sản (TLA), tỷ lệ lãi vay trên tổng tài sản, tổng tài sản lưu động trên tổng tài sản, chi phí tài chính so với tổng dư nợ(CFC), tổng dư nợ trên tổng huy động, tổng các khoản huy động so với tổng tài sản (Tdeposit)

Nghiên cứu của Munteanu (2012) đã khảo sát rủi ro thanh khoản của 27 NHTM

ở Romania trong hai kỳ: 2002 – 2007 và 2008 – 2010, trước và sau cuộc khủng hoảng kinh tế Kết quả cho thấy các yếu tố bền vững trong hệ thống ngân hàng thương mại góp phần vào vị trí cần thiết trong việc tác động đến RRTK Một nghiên cứu khác của Aspach

và cộng sự (2005) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản (đo bằng

tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản) của 57 ngân hàng thương mại tại Mỹ trong thời

kỳ 1985 – 2003 Kết quả cho thấy việc nắm giữ tài sản thanh khoản và lợi nhuận kỳ vọng của các ngân hàng thương mại có mối quan hệ tích cực với rủi ro thanh khoản Gomes và Khan (2011) cũng lưu ý rằng sự tương tác giữa hai loại rủi ro thanh khoản - rủi ro thanh khoản tài chính và rủi ro thanh khoản thị trường - có thể đưa đến một kết quả đáng lo ngại, khi rủi ro thanh khoản tài chính tăng lên thì thanh khoản thị trường kém đi và ngược lại

Trong nghiên cứu của Brunnermeier và Pedersen (2009), các tác giả lưu ý rằng khi nhiều ngân hàng cùng tìm cách thanh lý tài sản trên hệ thống tài chính, điều này tạo

ra mất an toàn cho thanh khoản thị trường Việc bán tài sản sẽ khiến lãi suất tăng và giá tài sản đảm bảo giảm xuống Thậm chí, các ngân hàng thương mại khi vượt mức thanh khoản cũng rất đáng ngại vì hiệu ứng truyền lan, nên không sẵn sàng cung cấp thanh khoản dù lãi suất liên ngân hàng tăng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng thị trường tài sản

bị đóng băng

Berger và Bourman (2017) đã xem xét mối tương tác giữa chính sách tiền tệ, việc tạo thanh khoản ngân hàng và khủng hoảng tài chính tại các ngân hàng thương mại và thẻ tín dụng Hoa Kỳ (Berger & Bourman, 2017, trang 139) Nghiên cứu cho thấy “việc các ngân hàng tạo ra tính thanh khoản cao thường kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính Điều này được thúc đẩy bởi việc các ngân hàng tạo ra thanh khoản ngoại bảng” (Berger & Bourman, 2017, trang 152) Khi nói đến việc tạo ra tính thanh khoản của ngân hàng, quy mô ngân hàng là cực kì cần thiết Trong chu kỳ kinh doanh bình thường, chính sách tiền tệ ảnh hưởng đáng kể đến việc tạo thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, trong khi tác động của nó đến việc tạo thanh khoản của các ngân hàng vừa và lớn là yếu

Trang 25

và lẫn lộn Tuy nhiên, tác dụng của chính sách tiền tệ được cho là yếu hơn trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng “bất chấp việc các cơ quan quản lý cân nhắc việc giám sát việc tạo ra thanh khoản để ngăn chặn khủng hoảng tài chính, chính sách tiền tệ dường như không phải là một công cụ hiệu quả để quản lý thanh khoản” (Berger & Bourman, 2017, trang 153) Nghiên cứu đề xuất khám phá các công cụ khác, chẳng hạn như yêu cầu về vốn, và nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển nâng cao phạm vi nghiên cứu tới các quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ và các nghiên cứu xuyên quốc gia để hiểu hiện tượng tạo thanh khoản

2.2.2 Công trình nghiên cứu trong nước

Trương Quang Thông (2013) đã thực hiện nghiên cứu của mình bằng phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng (Pooled, FEM

và REM), đánh giá hệ số R2, thống kê Durbin-Watson, kiểm định Hausman, phân tích tương quan giữa thành phần sai số chuyên biệt chéo hay cá nhân (ɛi) và các phần tử độc lập để quyết định mô hình phù hợp Thực hiện nghiên cứu dựa trên 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2002 –2011 Kết quả đề tài đã nhận biết các nhân tố ảnh hưởng cùng chiều đến RRTK bao gồm các yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng như: SZ, vay liên ngân hàng, CAP và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Trong khi đó, bảo đảm thanh khoản và các biến về mặt vĩ mô như: tăng trưởng kinh tế, lạm phát và đặc biệt là độ trễ của chính sách đều có liên hệ ngược chiều với RRTK

Đặng Văn Dân (2015) đã thực hiện nghiên cứu dựa trên 15 NHTM Việt Nam trong giai đoạn năm 2007 –2014 Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng: phân tích hồi quy dữ liệu bảng với 3 mô hình: Pooled OLS, FEM và REM và sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tối ưu, tác giả đã đưa ra được kết quả của nghiên cứu là RRTK có liên kết ngược chiều với SZ và cùng chiều với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Kết quả trên được chứng minh là vì khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì ngân hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường và càng giảm RRTK Ngoài ra, ngân hàng có tỷ

lệ cho vay trên tổng tài sản cao thì khi đó ngân hàng sẽ giảm đảm bảo thanh khoản dẫn đến RRTK cao lên Hơn nữa, khi ngân hàng phát triển tín dụng sẽ làm tăng mất an toàn tín dụng dẫn đến RRTK tăng

Chung (2022) đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của 26 ngân hàng TMCP tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Nghiên cứu sử dụng phương pháp FEM, REM, FGLS, SGMM Bài nghiên cứu chọn biến tác động là khe hở thanh khoản và các

Trang 26

biến độc lập: tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên tài sản, tính thanh khoản, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tài trợ bên ngoài và dự phòng rủi ro tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có tác động ngược chiều đến RRTK Ngoài ra, các biến còn lại hầu hết đều có tác động cùng chiều đến RRTK Kết quả nghiên cứu tập trung vào các yếu tố bên trong của NHTM và không có bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy các biến vĩ mô ảnh hưởng đến RRTK

Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy và Nguyễn Ngọc Huyền (2022) đã tìm hiểu về các biến ảnh hưởng đến RRTK của các NHTM tại Việt Nam Để làm điều này,

họ đã sử dụng ba phương pháp phân tích dữ liệu là OLS (Least Squares Ordinary), REM (Random Effects Model) và FEM (Fixed Effects Model) trên dữ liệu từ 26 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2021 Trong nghiên cứu của họ, các tác giả đã xác định biến phụ thuộc chính là FGAP, đại diện cho khe hở thanh khoản của ngân hàng, cùng với 8 biến độc lập khác bao gồm: SZ, ROE, tỷ

lệ VCSH, tỷ lệ nợ xấu, LLR, LDR, INF và GDP Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các biến độc lập đều có ảnh hưởng tích cực đến RRTK của ngân hàng, tức là khi các giá trị của các biến này tăng, RRTK của ngân hàng cũng tăng theo Tuy nhiên, có

ba biến là khả năng sinh lợi trên VCSH, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lạm phát lại có tác động tiêu cực đến RRTK của ngân hàng, tức là khi các giá trị của các biến này tăng, RRTK lại giảm Điều này cho thấy sự phức tạp và đa chiều của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trâm Thị Xuân Hương, Trần Thị Thanh Nga và Trần Thị Kim Oanh (2021) đã

sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ Bankscope từ 171 ngân hàng tại 9 quốc gia ở Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 – 2016 và Phương pháp mô hình tổng quát (SGMM)

để nhận xét ảnh hưởng qua lại giữa rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ở các quốc gia Đông Nam Á Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng hoặc hầu hết các ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt đều có rủi ro thanh khoản cao trong điều kiện bình thường Tuy nhiên, nếu xảy

ra thảm hoạ tài chính, liên hệ giữa rủi ro thanh khoản đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là xấu Điều này có nghĩa là trong thời kỳ bất trắc, các ngân hàng sẽ tìm cách tăng tài sản có tính thanh khoản, cải thiện khả năng sinh lời, điều này sẽ đẩy cao chi phí tài chính và tình trạng kinh doanh của ngân hàng bị giảm sút Cùng với đó, hiệu quả hoạt động ngân hàng ở các nước Đông Nam Á còn bị chi phối bởi các yếu tố sau: tác động

Trang 27

của biến trễ của kết quả phát triển ngân hàng, chất lượng tài sản lưu động, SZ, vốn ngân hàng, LLR, tăng trưởng GDP, cung tiền và lạm phát

2.3 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Sau quá trình lược khảo các nghiên cứu liên quan thì tác giả nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, các nghiên cứu đa phần sử dụng các công thức liên quan đến khả năng thanh khoản hay tỷ lệ thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản Trong khi đó, khe

hở thanh khoản sẽ mang dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong tương lai của ngân hàng Khi ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản càng lớn thì khi đó ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản dẫn đến rủi ro thanh khoản tăng lên Do đó, vào thời điểm hiện nay khi các ngân hàng đều muốn đẩy mạnh dư nợ tín dụng nhằm gia tăng lợi nhuận và thị phần thì khe hở thanh khoản thực sự rất quan trọng để đánh giá

Thứ hai, đa phần các nghiên cứu khi phân tích các yếu tố đều không chú trọng vào dư nợ tín dụng hay tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Trong khi, yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thanh khoản ngân hàng hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng có thể quản lý lỏng lẻo để tham vọng gia tăng dư nợ tín dụng Do đó, đây được xem là khoảng trống nghiên cứu thứ hai mà tác giả xác định có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này đã thực hiện khảo lược đề tài thực tiễn ở nước ngoài và nghiên cứu thực tế tại Việt Nam Từ đó, chương này đã thảo luận nhằm khẳng định khoảng trống nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam Ngoài ra, tác giả đã nêu lên cơ sở lý thuyết liên quan đề tài nghiên cứu: ngân hàng thương mại, thanh khoản, rủi ro thanh khoản

Trang 28

Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu

Diễn giải trình tự thực hiện quy trình nghiên cứu:

Bước 1: Thống kê mô tả và tương quan pearson

Thống kê mô tả và tương

quan Pearson

Lựa chọn mô hình hồi quy

OLS, FEM hoặc REM

Chọn mô hình FEM và REM

Thực hiện kiểm định

Hausman

Chọn mô hình FEM

Thực hiện F-test để chọn giữa

Pooled OLS, FEM hoặc REM

Chọn

mô hình GLS

Trang 29

Tác giả thực hiện đưa dữ liệu file excel vào phần mềm Stata và thực hiện thống

kê mô tả các biến trong mô hình và phân tích tương quan pearson giữa các và xuất ra kết quả

Bước 2: Mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM và REM

- Cú pháp chạy mô hình hồi quy tuyến tính Pooled OLS: [reg <FGAP> <các biến độc lập>]

- Cú pháp chạy mô hình quy tuyến tính FEM: xtreg <FGAP> <các biến độc lập>,

fe

- Cú pháp chạy mô hình quy tuyến tính REM: xtreg <FGAP> <các biến độc lập>,

re

Bước 3: F-test lựa chọn giữa 3 mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì lựa chọn mô hình FEM và REM, sau đó tiếp tục thực hiện bước 4 Ngược lại thì chọn mô hình Pooled OLS và thực hiện bước 5

Bước 4: Kiểm định Hausman

Tác giả thực hiện chạy mô hình theo phương pháp FEM và REM, sau đó sẽ tiến hành thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa 2 mô hình

- Cú pháp thực hiện kiểm định Hausman: hausman <tên lưu mô hình FEM> <tên lưu

mô hình REM>

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì lựa chọn mô hình FEM, ngược lại thì chọn mô hình REM và tiếp tục thực hiện bước 5

Bước 5: Kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi

Trước khi đi kiểm định thì tác giả sẽ chạy lại mô hình hồi quy tuyến tính, tiếp theo mới nhập cú pháp như sau để thực hiện kiểm định:

- Cú pháp thực hiện kiểm tra đa cộng tuyến: vif

Trường hợp VIF < 10 thì mô hình hình mô hình không xảy ra đa cộng tuyến

- Cú pháp thực hiện kiểm định tự tương quan: xtserial <FGAP> <biến độc lập>

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì mô hình có hiện tượng tự tương quan và chuyển sang bước 6, ngược lại thì không xảy ra hiện tượng tự tương quan sẽ chọn mô hình trước khi kiểm định

- Cú pháp thực hiện kiểm định phương sai của sai số thay đổi:

+ Đối với phương pháp Pooled OLS: imtest,white

Trang 30

+ Đối với phương pháp FEM: xttest3

+ Đối với phương pháp REM: xttest0

Với mức ý nghĩa 5%, nếu P_value < 0.05 thì mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và chuyển sang bước 6, ngược lại thì mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai của sai số thay đổi sẽ chọn mô hình trước khi kiểm định và kết thúc

Bước 6: Khắc phục mô hình khuyết tật bằng mô hình hồi quy tuyến tính GLS

- Cú pháp chạy mô hình GLS: xtgls <FGAP> <biến độc lập>, panels(h), corr(ar1)

Dùng panels(h) cho mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi và corr(ar1) cho

mô hình có hiện tượng tự tương quan Nếu mô hình cần khắc phục cả 2 hiện tượng thì dùng cả hai Ngoài GLS, còn có nhiều phương pháp thống kê khác có thể được sử dụng

để khắc phục các khuyết tật trong mô hình hồi quy tuyến tính Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của dữ liệu và mô hình đề xuất trong khóa luận

3.2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong mô hình nghiên cứu, các biến của dữ liệu sơ cấp từ năm 2014 đến năm

2023 Các yếu tố khác nhau tác động ở đây có thể được nhóm thành hai loại chính: vi

mô và vĩ mô Các yếu tố vi mô được lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - đơn vị đã trải qua kiểm toán công về tính minh bạch Các tài liệu này thường được công bố công khai trên các trang web chính thức của ngân hàng hoặc thông qua các cổng tài chính cụ thể, chẳng hạn như Vietstock.vn Các chỉ số

cụ thể thu được từ các nguồn này bao gồm các chi tiết như tổng tài sản hoặc lợi nhuận sau thuế có thể được sử dụng làm đại diện cho các khía cạnh khác nhau của hoạt động ngân hàng

Mặt khác, các yếu tố vĩ mô (cung cấp bối cảnh kinh tế rộng hơn) bao gồm số liệu thống kê về lạm phát và tăng trưởng kinh tế được thu thập từ cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm về những dữ liệu đó - trong trường hợp này là Tổng cục Thống kê Cách tiếp cận theo hai hướng này đảm bảo rằng việc phân tích bắt nguồn từ cả động lực của từng ngân hàng cũng như các xu hướng kinh tế tổng thể mà các tổ chức này hoạt động trong đó

Tại Việt Nam có tổng cộng 31 NHTMCP Tuy nhiên, chỉ có 27 NHTMCP Việt Nam được chọn làm mẫu nghiên cứu vì các ngân hàng khác có những hạn chế nhất định nên loại trừ họ Như vậy, trong khoảng thời gian 10 năm từ 2014 đến 2023 với sự tham

Trang 31

gia của 27 ngân hàng thương mại cổ phần này, đã có tổng cộng 260 quan sát được đưa vào mẫu nghiên cứu

Trong xử lý dữ liệu, bước đầu tiên là nhập các biến của mô hình nghiên cứu và thực hiện tính toán bằng phần mềm Excel Bước tiếp theo là cấu trúc dữ liệu thành dữ liệu bảng cân bằng bao gồm cả dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian Điều này cho phép phân tích các thực thể theo cả hai chiều không gian và thời gian vì dữ liệu cắt ngang trên mỗi thực thể sẽ được quan sát lặp đi lặp lại ở các thời điểm khác nhau Để tiến hành phân tích dữ liệu bảng, thống kê mô tả và phân tích thống kê hồi quy được thực hiện thông qua phần mềm Stata MP 14.0 như một phần của nghiên cứu này

Dữ liệu sử dụng được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán và báo cáo kết

quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại mẫu giai đoạn 2014 – 2023 ở trên trang

web uy tín là Vietstock Trong nghiên cứu này, cả thống kê mô tả, phân tích tương quan Pearson, phân tích tự tương quan và tính không đồng nhất đều được sử dụng để nghiên cứu dữ liệu Phân tích dữ liệu được sử dụng để xác định tác nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản của 27 ngân hàng thương mại hàng hóa khác nhau tại Việt Nam

3.3 CÁC BIẾN

Biến phụ thuộc

Khe hở thanh khoản

Đặng Văn Dân (2015) nói rằng: “Khe hở thanh khoản là chỉ báo quan trọng cho rủi ro thanh khoản của ngân hàng Chênh lệch giữa cho vay và tiền gửi lớn, khiến lợi nhuận tăng, dẫn đến việc giảm dự trữ tiền mặt và phải vay nhiều hơn trên thị trường tiền

tệ, tăng RRTK Khe hở thanh khoản là dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong tương lai Nếu khe hở thanh khoản lớn, ngân hàng sẽ phải giảm dự trữ tiền mặt, tài sản lưu động hoặc vay thêm tiền, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản” Nghĩa là, nếu FGAP cao, nhu cầu vay vốn trên thị trường tiền tệ tăng, rủi ro thanh khoản do phụ thuộc vào khoản vay này cũng tăng

FGAP = Tổng dư nợ tín dụng − Tổng huy động vốn

Biến độc lập

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Trang 32

Tỷ số này phản ánh hiệu quả quản lý của ngân hàng trong việc sử dụng vốn tự

có Aspachs và cộng sư (2005) khẳng định: “Lợi nhuận của ngân hàng chủ yếu được tạo

ra từ hoạt động kinh doanh truyền thống, chẳng hạn như chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động vốn Do đó, ngân hàng càng nắm giữ nhiều tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thì khả năng tạo ra lợi nhuận càng thấp và ngược lại” Thực tế tại ngân hàng thương mại tạiViệt Nam, lợi nhuận chủ yếu đến từ chủ yếu hoạt động tín dụng sẽ tạo ra lợi nhuận, như nó được tính bằng chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động vốn Vì vậy, lợi nhuận càng cao thì dự trữ tài sản lưu động của ngân hàng càng thấp

ROE = Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân (3.2)

Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR)

LDR cho thấy khả năng vỡ nợ cũng như mất thanh toán do hạn mức vay vượt xa vốn huy động của ngân hàng Tăng trưởng tín dụng sẽ làm tăng tài sản kém thanh khoản, làm giảm tính thanh khoản Trong nghiên cứu của Aspachs et al (2005), Vũ Thị Hồng (2015) cho thấy kết quả tiêu cực giữa tỷ lệ này và khả năng thanh khoản

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cũng được sử dụng để kiểm định tác động đến rủi ro thanh khoản Dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện mức độ an toàn tín dụng của ngân hàng (Chung Hua Shen & cộng sự, 2009) Rủi ro tín dụng đến lượt nó sẽ tác động đến lợi nhuận và RRTK Ngân hàng chi phí càng cao sẽ làm gia tăng dự phòng rủi ro tín dụng kéo theo sự trỗi dậy của rủi ro thanh khoản Do đó, tác giả kì vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa LLR và rủi ro thanh khoản

LLR = Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Tổng dư nợ (3.4)

Tăng trưởng kinh tế hàng năm (GDP)

Chỉ số tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những nhân tố vĩ mô chi phối đến mọi hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế tốt hơn Vì vậy, đẩy mạnh hoạt động cho vay cao làm tăng dư nợ tín dụng và hiệu quả thu hồi vốn vay, giảm rủi ro

Trang 33

tín dụng Nghiên cứu của Vodova Pavla (2011)cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và rủi ro thanh khoản ngân hàng

Quy mô ngân hàng (SZ)

Tác giả sẽ sử dụng SZ để đo lường quy mô ngân hàng Về mặt học thuật, muốn ngân hàng gặp phải ít rủi ro thanh toán hơn thì cần có tổng tài sản càng lớn Ngân hàng lớn có thể dựa vào hệ thống nhiều ngân hàng, hay từ trợ giúp thanh khoản từ phía người cho vay cuối cùng (Vodavá, 2013b) Mặc dù vậy, những lập luận gần đây kiểu như “quá lớn nên khó sụp đổ” (“Too big to fail”) lại xác minh rằng ngân hàng lớn, do hưởng dụng những đảm bảo và lợi thế mang tính ngầm định, nên các ngân hàng lớn có thể giảm chi phí huy động vốn và đầu tư vào tài sản nhiều rủi ro hơn Do đó, ngân hàng lớn có khả năng đầu tư nhiều hơn vào cho vay, tăng khe hở tài trợ Tóm lại, liên hệ giữa tài sản và

rủi ro thanh khoản (khe hở tài trợ) được kì vọng có mối liên hệ thuận chiều nhau

SZ = Ln(Tổng tài sản) (3.5)

Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu cho thấy tỷ lệ phần trăm của tổng nhóm nợ xấu (nhóm 3,4,5) chia

cho tổng nợ cho vay khách hàng Vì nợ xấu trong ngân hàng phản ánh chất lượng tài sản trong ngân hàng, các khoản cho vay là tài sản kém thanh khoản, tỷ trọng nợ xấu cao cho thấy chất lượng tài sản thanh khoản mà ngân hàng đi xuốngvà ngân hàng dễ gặp

độ đảm bảo vốn của ngân hàng Tỷ trọng CAP cho thấy ngân hàng có đáp ứng được vốn

để thanh khoản hay không Hầu hết Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đều cho kết quả khả quan, như Vodová (2011), Vũ Thị Hồng (2015), và Aspachs et al (2005), điều này có nghĩa là tỷ lệ cao này sẽ chắc chắn an ninh cho ngân hàng và tránh được mất an toàn thanh khoản

CAP = ∑ Vốn chủ sở hữu

Ngày đăng: 02/10/2024, 15:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy Và Nguyễn Ngọc Huyền (2022), Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á, số 198 (tháng 09/2022), trang 23- 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và Ngân hàng châu Á
Tác giả: Bùi Đan Thanh, Nghiêm Hoàng Thảo Vy Và Nguyễn Ngọc Huyền
Năm: 2022
2. Đặng Văn Dân 2015, Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính, số tháng 11/2015, trang 60-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Tài chính
3. Nguyễn Thị Minh Ngọc và Nguyễn Thị Minh Thảo, 2022, "Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và ổn định tài chính của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam", Tạp chí Tài Chính, số 02 (tháng 04/2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng và ổn định tài chính của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam
6. Trương Quang Thông 2013. Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển kinh tế, 50-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển kinh tế
7. Vũ Thị Hồng 2015. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp Chí Phát Triển &amp; Hội Nhập, Số 23 (33).Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp Chí Phát Triển & Hội Nhập
1. Ahmed, A. S., &amp; Duellman, S. (2012). Managerial overconfidence and accounting conservatism. Journal of Accounting Research, 51(1), 1–30.https://doi.org/10.1111/j.1475-679X. 2012.00467.x Link
2. Akhtar, S. (2007). Pakistan – changing risk management paradigm – a perspective of the regulator. https://www.bis.org/review/ r070423c.pdf Link
3. Ali, I. (2004). Historical impacts on political economy in Pakistan. Asian Journal of Management Cases, 54, 191. https://doi.org/10.1177/097282010400100203 Link
5. Aspachs, O., &amp; Nier, E., &amp; Tiesset, M. (2005). Liquidity, banking regulation, and macroeconomics. Proof of shares, bank liquidity from a panel the bank’s UK resident. SSRN Journal, 11, 140. https://doi.org/10.2139/ssrn.673883 Link
9. Brunnermeier, M. K., &amp; Yogo, M. (2009). A note on liquidity risk management. American Economic Review, 99(2), 578–83. https://doi.org/10.1257/aer.99.2.578 Link
10. Bunda, I., &amp; Desquilbet, J. B. (2008). The bank liquidity smile across exchange rate regimes. International Economic Journal, 22(3), 361–386.https://doi.org/10.1080/10168730802287952 Link
11. Chatterjee, S., &amp; Eyigungor, B. (2009). Maturity, indebtedness, and default risk. The American Economic Review, 102(6), 2674–2699.https://doi.org/10.1257/aer.102.6.2674 Link
15. Diamond, D.W., &amp; Dybvig, P. H. (1983). Bank runs, deposit insurance, and liquidity. Journal of Political Economy, 91(3), 401–419.https://doi.org/10.1086/261155 Link
17. Falconer, B. 2001. Structural liquidity: the worry beneath the surface. Balance Sheet 9(3), 13–19. https://doi.org/10.1108/ 09657960110695998 Link
21. Goodhart, C. (2008). Liquidity risk management. Financial Stability Review, 11(6), 39–44. https://publications.banque-france.fr/sites/default/files/medias/documents/financial- stability-review- 11_2008-02.pdf Link
27. Munteanu, I. (2012). Bank liquidity and its determinants in Romania. Procedia Economics and Finance, 3, 993–998. https://doi.org/10.1016/S2212- 5671(12)00263-8 Link
31. Praet, P., &amp; Herzberg, V. (2008). Market liquidity and banking liquidity: linkages, vulnerabilities and the role of disclosure, Financial Stability Review, 11, 95–109.https://ideas.repec. org/s/bfr/fisrev.html Link
4. Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy 2019, Các yếu tố ảnh hưởng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Khác
5. Trâm Thị Xuân Hương, Trần Thị Thanh Nga, Trần Thị Kim Oanh. Liquidity risk and bank performance in Southeast Asian countries: a dynamic panel approach[J]. Quantitative Finance and Economics, 2021, 5(1): 111-133. doi:10.3934/QFE.2021006 Khác
4. Arif, A., &amp; Anees, A. (2012). Liquidity risk and performance of banking system. Journal of Financial Regulation and Compliance, 182-195 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN