1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố Ảnh hưởng Đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
Tác giả Lâm Hoàng Thiện
Người hướng dẫn Đỗ Thị Hà Thưong, TS
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 4,63 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (13)
    • 1.1. GIỚI THIỆU (13)
      • 1.1.1. Đặt vấn đề (13)
      • 1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài (14)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.5.1. Nguồn dữ liệu (16)
      • 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (17)
    • 1.7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN (17)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU (18)
    • 2.1. THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (20)
      • 2.1.1. Khái niệm về thanh khoản của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.2. Khái niệm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại (21)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN (21)
      • 2.2.1. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản dựa trên khe hở tài trợ (21)
      • 2.2.2. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản dựa trên các chỉ số thanh khoản 10 2.3. LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI (22)
  • NAM 11 2.3.1. Lý thuyết khả năng thay đổi (0)
    • 2.3.2. Lý thuyết tín hiệu (24)
    • 2.3.3. Lý thuyết ưa thích thanh khoản (24)
    • 2.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (25)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu ngước ngoài (25)
      • 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.5.1. Thảo luận các nghiên cứu đi trước (28)
      • 2.5.2. Khoảng trống của đề tài nghiên cứu (31)
  • CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (35)
      • 3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (35)
      • 3.2.2. Giải thích các biến (36)
      • 3.2.3. Giả thuyết của nghiên cứu (38)
    • 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (44)
      • 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (44)
      • 3.4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (44)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (18)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (48)
    • 4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (51)
      • 4.2.1. Phân tích tương quan mô hình (51)
      • 4.2.2. Kiểm định đa cộng tuyến (52)
      • 4.2.3. Kết quả mô hình nghiên cứu (53)
      • 4.2.4. Khắc phục các khuyết tật của mô hình (57)
    • 4.3. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (59)
      • 4.3.1. Tác động của quy mô ngân hàng (SIZE) đến RRTK (59)
      • 4.3.2. Tác động của tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đến RRTK . 48 4.3.3. Tác động của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) đến RRTK (60)
      • 4.3.4. Tác động của tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA) đến RRTK (60)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (18)
    • 5.1. KẾT LUẬN (63)
    • 5.2. HÀM Ý QUẢN TRỊ (64)
      • 5.2.1. Đối với yếu tố quy mô ngân hàng (SIZE) (64)
      • 5.2.2. Đối với yếu tố tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) (65)
      • 5.2.3. Đối với yếu tố tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) (65)
      • 5.2.4. Đối với yếu tố tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA) (66)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU (66)
    • 5.4. KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 57 (69)
  • PHỤ LỤC ........................................................................................................... 60 (72)

Nội dung

Do đó, khi nghiên cứu trong giai đoạn này sẽ thấy được những tác động rõ rệt của các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô đến RRTK của cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.. Nên tác giả sử dụng dữ

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng lớn từ những cuộc khủng hoảng như đại dịch COVID-19 và gần đây là các cuộc chiến tranh trên khắp thế giới Từ đó, dẫn đến hệ quả tiêu cực đến kinh tế thế giới, cả ở Việt Nam Việc vận hành, duy trì sự ổn định của nền kinh tế thì NHTM được các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách của Nhà nước và ngân hàng trung ương xem là một công cụ không thể thiếu, đóng vai trò quyết định để các chính sách được áp dụng đúng và có hiệu quả đến nền kinh tế Với vai trò là tổ chức tài chính trung gian, NHTM đã không ngừng nỗ lực phát triển, hoàn thiện các nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Trong quá trình hoạt động của các NHTM ngoài mục tiêu là giúp Nhà nước điều tiết nền kinh tế và tăng nguồn thu nhập cho chính mình, thì việc quản lý những rủi ro cũng được xem là nhiệm vụ bắt buộc tất cả NHTM phải tuân thủ và được giám sát bởi các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Trong những rủi ro cần quản lý thì RRTK được các nhà quản lý quan tâm đầu tiên, vì khi ngân hàng để RRTK tăng cao thì khả năng ngân hàng bị phá sản rất cao Hệ thống ngân hàng sẽ lâm vào tình huống khó khăn khi khách hàng ồ ạt vào rút tiền mà họ đang gửi tại các ngân hàng Việc duy trì ổn định RRTK ở mức theo quy định hoặc thấp hơn thì ngân hàng đó sẽ tạo được niềm tin với khách hàng và ngày càng phát triển vững mạnh hơn nữa

1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài

RRTK tiềm ẩn mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngân hàng, việc quản lý tác nhân này cần được ưu tiên hàng đầu Vì nó chứa đựng sự nguy hiểm cao và có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống ngân hàng nếu có một ngân hàng có tính thanh khoản không ổn định Có thể nói xảy ra RRTK tại ngân hàng bất kỳ thì có thể dẫn đến cả ngành ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực

Minh chứng tại Việt Nam là sự việc xảy ra gần đây tại ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) khi bà Trương Mỹ Lan bị bắt vì làm trái các quy định về ngân hàng gây thất thoát hàng ngàn tỉ đồng Điều này không những làm những khách hàng gửi tiền tại SCB hoang mang mà còn ở một số ngân hàng khác đến các chi nhánh và phòng giao dịch rút tiền, điều này mang đến rủi ro cao đối với cả hệ thống ngân hàng Từ sau sự việc này, vấn đề về RRTK càng được quan tâm hơn nữa vì khi ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt sẽ giúp ngân hàng phát triển vững mạnh và mở rộng được tệp khách hàng và quy mô của ngân hàng Ngược lại nếu ngân hàng gặp rủi ro về tính thanh khoản thì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng duy trì dòng tiền của ngân hàng dẫn đến kết quả kinh doanh của ngân hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại Mỹ vào năm 2023 việc ngân hàng Silicon Valley (SVB) bất ngờ tuyên bố phá sản đã làm cho người gửi gửi tiền tại các ngân hàng hoang mang và ồ ạt rút tiền khỏi các ngân hàng Và hệ lụy kéo theo là ngân hàng First Republic Bank là ngân hàng được xem là ngân hàng yếu nhất trong hệ thống ngân hàng Mỹ cũng đã tuyên bố phá sản khi người dân ồ ạt rút hơn 100 tỷ USD tiền gửi do hoang mang từ vụ việc xảy ra tại SVB Việc một ngân hàng phá sản hệ lụy không chỉ ngân hàng đó mà còn là cả hệ thống ngân hàng, khi người dân biết được những thông tin xấu về ngân hàng thì họ sẽ mất niềm tin về ngân hàng và việc rút tiền ồ ạt sẽ diễn ra Điều này tiềm ẩn nguy cơ phá sản vô cùng lớn với các ngân hàng không duy trì tốt về RRTK Sự việc xảy ra tại Mỹ này đã làm rõ kết quả nghiên cứu của (Trương Quang Thông 2013), (Đặng văn Dân 2015) cho rằng việc ngân hàng có TLA cao thì sẽ làm tăng cao RRTK và ngân hàng sẽ mất khả năng thanh khoản khi có những thông tin xấu về ngân hàng xảy ra khiến người dân đột ngột rút tiền

Do đó, khóa luận sẽ phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTMCP

Việt Nam” với mục đích phân tích, làm rõ mối tương quan của các yếu tố đến RRTK là vô cùng quan trọng Kết quả từ nghiên cứu này sẽ giúp các nhà quản trị duy trì và tăng cường sự ổn định về RRTK này, góp phần làm cho kinh tế Việt Nam được vận hành ổn định và phát triển bền vững.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2023 Sau đó, khuyến nghị cáchàm ý quản trị nhằm kiểm soát RRTK ở NHTMCP tại Việt Nam

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu tổng quát, khóa luận xác định các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tìm ra các yếu tố tác động đến RRTK và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến RRTK của NHTMCP tại Việt Nam

Thứ hai: Xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTK của NHTMCP tại Việt Nam

Thứ ba: Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm kiểm soát RRTK của NHTMCP tại Việt Nam.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để giải quyết các mục tiêu đã đề ra ở trên, khóa luận đã xác định và tập trung trả lời các hỏi nghiên cứu chính:

Các yếu tố nào tác động đến RRTK các NHTMCP tại Việt Nam?

Mức độ tác động các yếu tố đến RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam như thế nào?

Những đề xuất hàm ý quản trị nào để kiểm soát RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam

Về thời gian: tác giả chọn khoảng thời gian trong giai đoạn 2012-2023 là do vào giai đoạn này là những năm mà nền kinh tế phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào 2008-2009 Và vào cuối năm 2019 đầu năm 2020 thì nền kinh tế phải chịu sự tác động từ đại dịch COVID-19 gây ra Đây được xem là khoảng thời gian mà kinh tế thế giới và Việt Nam bị suy thoái Do đó, khi nghiên cứu trong giai đoạn này sẽ thấy được những tác động rõ rệt của các yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô đến RRTK của cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

Về không gian: Dựa trên thống kê của NHNN, tại 30/06/2021 có tổng 31 NHTM tại Việt Nam, nhưng vì việc công bố không đầy đủ về dữ liệu mà đề tài cần thu thập Nên tác giả sử dụng dữ liệu thứ cấp của 27 NHTMCP tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm

2012 đến năm 2023 đây là những ngân hàng có lịch sử hoạt động xuyên suốt trong giai đoạn nghiên cứu và các số liệu được công bố trên báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của ngân hàng đã qua kiểm toán đảm bảo sự tin cậy về số liệu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp với dạng bảng (Panel Data), cụ thể là:

➢ Các số liệu được thu thập từ BCTC và BCTN đã qua kiểm toán của 27 NHTMCP Việt Nam lúc 2012 đến 2023 được công bố tại các Website của các ngân hàng

➢ Các số liệu vĩ mô được tác giả thu thập từ Tổng cục thống kê, Ngân hàng Thế giới (The World Bank), v.v

Khóa luận sẽ tiến hành phân tích vừa bằng phương pháp định tính vừa bằng phương pháp định lượng

Phương pháp định tính: sử dụng thao tác liệt kê, tổng hợp, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính này, có thể giúp tác giả so sánh được các nghiên cứu có trước với các cơ sở lý thuyết có liên quan và còn để làm rõ phần cơ sở lý thuyết về tác động của các nhân tố đến RRTK

Phương pháp định lượng: thông qua phần mềm stata để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến RRTK của NHTMCP tại Việt Nam Dữ liệu sẽ được tính toán dưới dạng biến và các biến này được chạy hồi quy theo những phương pháp Pooled OLS, FEM, REM Kết quả của kiểm định và so sánh mô hình sẽ được đưa ra, tiếp theo kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi Từ đó, xác định được sự tương quan giữa những yếu tố đến RRTK của NHTMCP Việt Nam.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Bài làm này của tác giả bổ sung thêm thực nghiệm về các mối quan hệ với RRTK của NHTMCP thông qua việc nghiên cứu từ 27 NHTMCP tại Việt Nam Cùng với đó, làm rõ được mối quan hệ các yếu tố với RRTK của NHTMCP tại Việt Nam sẽ cho thấy mức độ tác động cũng như là quan hệ cùng chiều hay ngược chiều với RRTK tại NHTMCP tại Việt Nam Qua nghiên cứu này giúp các nhà quản trị, quản lý xây dựng nên các giải pháp cụ thể hơn, hiệu quả hơn để giảm RRTK.

BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam” sẽ được phân bổ thành 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Trong chương này, tác giả chủ yếu giới thiệu về lý do tác giả chọn đề tài, tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu mà bài nghiên cứu này mang lại, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài và ý nghĩa mà khóa luận đóng góp được cho thực tiễn.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU

THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1.1 Khái niệm về thanh khoản của ngân hàng thương mại

Theo Trương Quang Thông (2013) thanh khoản là thời gian luân chuyển từ tài sản mà ngân hàng đang có thành tiền mặt nhanh nhất với chi phí hợp lý nhất đối với ngân hàng Có thể xem xét 2 khía cạnh là tài sản và nguồn vốn thì thanh khoản là khả năng sử dụng các tài sản và nguồn vốn mà ngân hàng chỉ phải bỏ ra chi phí hợp lý phù hợp với ngân hàng để hoàn thành các việc kinh doanh của ngân hàng Để được xem là tài sản có tính thanh khoản cao thì phải có chi phí hoán đổi thành tiền mặt thấp và với thời gian nhanh nhất Còn nguồn vốn có thanh khoản cao thì chi phí huy động phải thấp và khoảng thời gian huy động ngắn

Theo Basel (2008) giải thích thanh khoản là việc hoàn thành tốt các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, mà không tạo nên thiệt hại vượt quá quy định trong lúc ngân hàng kinh doanh để gia tăng thêm tài sản

Theo Duttweiler (2009) cho rằng thanh khoản là việc chuyển đổi tài sản cụ thể thành tiền mặt được diễn ra một cách thuận lợi và trong lúc ngân hàng thực hiện biến đổi tài sản thành tiền mặt thì thị trường vẫn đáp ứng các giao dịch đó

Vì vậy, có thể hiểu rằng thanh khoản là sự chuyển đổi tài sản thành tiền mặt với thời gian nhanh nhất, chi phí hợp lý và các giao dịch chuyển đổi đều được thị trường chấp thuận

2.1.2 Khái niệm về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

Theo Gup và Kolari (2005) kết luận rằng “RRTK là khi các ngân hàng không đảm bảo được lượng tiền sẵn có hoặc các tài sản tương đương tiền để giải quyết các vấn đề thanh toán của ngân hàng kịp thời và ngân hàng gặp khó khăn khi chuyển đổi tài sản thành tiền mặt trong thời gian ngắn để giải quyết các vấn đề thanh khoản mà ngân hàng đang gặp phải”.

Theo Nguyễn Thành Đạt (2019) cho rằng “RRTK chỉ xuất hiện khi ngân hàng lâm vào tình trạng không đảm bảo được khả năng thanh khoản, khả năng thanh toán khi ngân hàng không chuyển đổi được các tài sản tạo ra tiền tức thời để hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khi các hợp động này đến hạn”.

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản hơn là RRTK là rủi ro do hoán đổi tài sản thành tiền mặt một cách nhanh nhất, với mức giá phù hợp nhất gặp bất lợi (Muranaga và Ohsawa, 2002).

Qua các nghiên cứu trên, RRTK là khi ngân hàng không hoàn thành được các nghĩa vụ tài chính đúng hạn hoặc không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn Cần thời gian để huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài, chuyển đổi tài sản hiện có thành tiền mặt đang gặp bất lợi Việc một ngân hàng gặp RRTK ngoài việc ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của ngân hàng đó mà mang đến hệ lụy cả hệ thống.ngân hàng và nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo.

PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN

2.2.1 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản dựa trên khe hở tài trợ

Việc sử dụng FGAP để đo lường RRTK đã được (Cornett và ctg 2006) áp dụng Và sau đó thì các nghiên cứu của (Arif và Nauman Anees 2012); (Chen và cộng sự., 2009) đã kế thừa sử dụng FGAP để đo lường RRTK Theo Vodova (2013) cho rằng, khe hở tài trợ là sự chênh lệch giữa tài sản và nguồn vốn trong hiện tại và tương lai của ngân hàng Còn theo Chen và cộng sự (2009) cho rằng, sử dụng FGAP để đo lường RRTK của ngân hàng, thì việc thu thập và tính toán các số liệu dựa trên các BCTC của ngân hàng, điều này cho thấy cái nhìn tổng quát nhất về RRTK của ngân hàng có thể xảy ra trong tương lai.

Ngoài các nghiên cứu của nước ngoài đã kế thừa phương pháp này, thì các tác giả trong nước ta đã kế thừa phương pháp sử dụng FGAP để đo lường RRTK của những tác giả như Trương Quang Thông (2013); Đặng văn Dân (2015); Nguyễn Thành Đạt (2019)

Và Theo Nguyễn Thành Đạt (2019) cho rằng “khe hở tài trợ là sự chênh lệch giữa số dư bình quân của các khoản cho vay và số dư bình quân vốn huy động”

𝐹𝐺𝐴𝑃 = (Tổng dư nợ tín dụng − Tổng nguồn vốn huy động)

Nếu FGAP lớn hơn 0 thì các tài sản của ngân hàng như lượng dự trữ tiền mặt và tài sản phải được giảm bớt đi hoặc đi vay bổ sung Nhưng việc ngân hàng đi vay trên thị trường tiền tệ sẽ làm tăng cao RRTK

Nếu FGAP nhỏ hơn 0 thì cho thấy rằng ngân hàng đang thừa vốn, ngân hàng nên xem xét mua vào thêm các tài sản có tính thanh khoản cao và dùng chúng để cho vay

2.2.2 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản dựa trên các chỉ số thanh khoản

Theo Aspachs, Nier và Tiesset (2005); Vodová (2011) đã nghiên cứu bằng cách đo lường dựa trên các chỉ số thanh khoản Các nghiên cứu tập trung vào các chỉ số thanh khoản mà đặc biệt nghiên cứu về 4 chỉ số sau:

Chỉ số L1 cho thấy tài sản thanh khoản.chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản mà ngân hàng có được, chỉ số nhà giúp các nhà phân tích ngân hàng có thanh khoản tốt hay không tốt Việc chỉ số này cao chứng minh khả năng thanh.khoản của ngân hàng tốt, nhưng việc này phản ánh ngân hàng đang nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao điều này sẽ tạo nên sự không sinh lợi cho ngân hàng

Chỉ số L2 này phản ánh sự nhạy cảm của ngân hàng đối với các khoản tiền gửi của khách hàng gửi vào ngân hàng Và cho thấy khả năng đảm bảo các nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng khi đối mặt với các trường hợp khách hàng tất toán tiền gửi trước hạn Chỉ số này càng cao cho thấy ngân hàng có tính thanh.khoản càng tốt

Chỉ số L3 cho thấy việc cho vay chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng tài sản mà ngân hàng có được, chỉ số này có thể giải thích được ngân hàng có nguy cơ bị mất RRTK hay không Khi chỉ số này cao thì thể hiện việc cho vay quá nhiều của ngân hàng, nếu kinh tế biến động xấu, các khoản vay không thu hồi được thì sẽ làm tăng RRTK của ngân hàng khiến ngân hàng không có đủ tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn

Chỉ số L4 cho thấy việc cho vay của ngân hàng có lớn hơn lượng tiền mà ngân hàng huy động được Nếu L4 cao thể hiện rằng ngân hàng đã sử dụng toàn bộ các lượng tiền dự trữ ngắn hạn để cho vay các khoản vay dài hạn Chỉ số L4 càng cao thì phản ánh RRTK mà ngân hàng gặp phải càng lớn

2.3 LÝ THUYẾT LIÊN QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 2.3.1 Lý thuyết khả năng thay đổi

Lý thuyết khả năng.thay đổi (The Shiftability theory) của (Moulton 1918) kết luận rằng việc các ngân hàng nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng có thể ngăn ngừa RRTK Cùng với đó tác giả cho rằng việc cho vay để tăng thu nhập sẽ làm cho ngân hàng không bảo đảm được thanh khoản, làm gia tăng RRTK của ngân hàng, việc bảo đảm thanh khoản phụ thuộc vào khả năng tạo ra lợi nhuận và khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng.

2.3.1 Lý thuyết khả năng thay đổi

Lý thuyết tín hiệu

Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) do (Spence 1973) cho rằng ngân hàng có quy.mô lớn sẽ có tín hiệu tốt cho công việc huy động, giúp ngân hàng có thể tiếp cận được những nguồn tiền khác nhau ngoài thị trường và làm giảm RRTK mà ngân hàng gặp phải Tuy vậy, theo lý thuyết quá lớn.để đổ vỡ (The big too fail.theory) do (Greg

2009) chỉ ra rằng ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ phải chấp nhận việc đầu tư vào các tài sản có độ rủi ro cao với mục đích tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng Điều này.làm tăng RRTK của ngân hàng Vì vậy, quy mô của ngân hàng và RRTK có ảnh hưởng cùng chiều hoặc ngược chiều với nhau Theo Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết

(2021) nghiên cứu “các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK tại 25 NHTM tại Việt Nam” có kết quả rằng quy mô ngân hàng có ảnh hưởng ngược chiều với RRTK Nghiên cứu đã cho ra kết quả giống với lý thuyết quá lớn để.đổ vỡ.

Lý thuyết ưa thích thanh khoản

Lý thuyết ưa thích thanh khoản (Keynes Liquidity Preference Theory) cho rằng tiền mặt là loại tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh, ngân hàng dự trữ lượng tiền mặt lớn sẽ làm cho RRTK được giữ ở mức ổn định nhưng lại làm cho lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm Nếu ngân hàng muốn có lợi nhuận cao thì phải tập trung vào các khoản đầu tư có khả năng thanh khoản ít hơn, rủi ro lớn hơn Vì thế, theo Berger (1995) đã nghiên cứu về các.NHTM có lợi.nhuận thấp sẽ tập trung nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản thấp có rủi ro cao với mục tiêu là nâng cao lợi nhuận của ngân hàng Từ đó, tài sản.có tính thanh khoản cao ngân hàng đang có sẽ giảm xuống dẫn đến RRTK của ngân hàng tăng cao Theo Bunda và Desquilbet (2008) cho rằng các ngân hàng đang kinh doanh có hiệu quả sẽ quan tâm việc duy trì sự an toàn, kiểm soát sự tăng tài sản.thanh khoản thông qua việc gia tăng hoạt động tín dụng.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình sẽ được thự hiện qua các bước sau:

Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bước 1: Đầu tiên, tác giả xác định đề tài mà tác giả sẽ nghiên cứu Sau đó tác giả sẽ trình bày về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của khóa luận, các vấn đề khóa luận gặp phải cần xử lý và đặt ra mục tiêu sẽ đạt được khi nghiên cứu

Bước 2: Tác giả tiến hành lược khảo các cơ sở lý thuyết, tổng quan các nghiên cứu đi trước cả ở Việt Nam và ở nước ngoài liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK tại các NHTMCP Dựa trên các nghiên cứu đi trước tác giả sẽ tìm ra các khoảng trổng của các nghiên cứu đó và từ đó sẽ xây dựng mô hình cho đề tài

Bước 3: Từ tổng quan nghiên cứu ở bước 2, tác giả sẽ dựa vào đó thiết kế và đề xuất mô hình phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, sử dụng các biến thích hợp với bài, liệt kê giả thuyết của nghiên cứu và hoàn thành các dữ liệu cần thiết để công việc nghiên cứu được diễn ra thuận lợi

Bước 4: Khi mô hình được xây dựng hoàn chỉnh và có đầy đủ bộ số liệu thứ cấp từ bước 3 Bộ số liệu sẽ được chạy thử để kiểm tra sự thích hợp của các biến được sử dụng Khi bước chạy thử được hoàn thành, thì tìm ra được biến nào phù với mục tiêu đã đề ra thì sẽ chuyển sang bước tiếp theo Và ngược lại tác giả sẽ xử lý dữ liệu để thích hợp với mô hình đã đề ra

Bước 5: Khi số liệu đã được xử lý hoàn chỉnh, kế tiếp là thao tác phân tích thống kê bằng phần mềm stata 17 Tác giả phải hoàn thành việc thống kê.mô tả, kiểm tra sự tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng Tác giả sẽ phân tích đánh giá kết quả hồi quy bằng 3 mô hình: Pooled OLS, FEM, REM

Bước 6: Trong việc xem xét, giữa chọn phương pháp nào thích hợp nhất trong ba phương pháp Thì sẽ sử dụng kiểm định F-test và kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian

Sử dụng kiểm định F-test sẽ giúp chọn được nên sử dụng Pooled OLS hay sử dụng FEM

Sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian giúp tác giả thấy được sự phù hợp giữa Pooled OLS hay REM Còn lại để chọn nên sử dụng FEM hay REM thì tác giả sẽ sử dụng kiểm định Hausman

Bước 7: Sau khi lựa chọn mô hình xong thì tiếp tục sẽ kiểm tra xem có xuất hiện khuyết tật nào trong mô hình được đã được chọn, để khắc phục khiếm khuyết thì sẽ sử dụng mô hình FGLS để khắc phục khiếm khuyết đó, để bảo đảm mô hình không bị sai lệch và kết quả đạt được hiệu quả nhất

Bước 8: Cuối cùng, thông qua kết quả phân tích mô hình hồi quy sẽ đề xuất các chính sách, hàm ý quản trị và khoảng trống mà nghiên cứu chưa thực hiện được.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào sự kế thừa từ các nghiên cứu trước được nêu ở trên về các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài NHTMCP tác động vào RRTK tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu trên khi sử dụng FGAP làm biến phụ thuộc và được sự ủng hộ từ các nghiên cứu trước của các tác giả như: Chen và cộng sự (2009), Trương Quang Thông (2013), Đặng văn Dân (2015), Bonfim và Kim (2012), Nguyễn Thành Đạt (2019)

FGAPᵢₜ = β 0 + β 1 SIZEᵢₜ + β 2 CAPᵢₜ + β 3 ROEᵢₜ + β 4 LLRᵢₜ + β 5 TLAᵢₜ + β 6 NPLᵢₜ + β 7 INFₜ + β 8 GDPₜ + εᵢ (3.1) Trong đó:

𝐹𝐺𝐴𝑃ᵢₜ: RRTK của NHTMCP thứ (i) trong năm (t)

SIZEᵢₜ: Quy mô của NHTMCP thứ (i) trong năm (t)

CAPᵢₜ: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của NHTMCP thứ (i) trong năm (t)

ROEᵢₜ: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của NHTMCP thứ (i) trong năm (t) LLRᵢₜ: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của NHTMCP thứ (i) trong năm (t)

TLAᵢₜ: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của NHTMCP thứ (i) trong năm (t)

NPLᵢₜ: Tỷ lệ nợ xấu của NHTMCP thứ (i) trong năm (t)

GDPₜ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm (t)

INFₜ: Tỷ lệ lạm phát trong năm (t)

❖ Khe hở tài trợ (FGAP)

RRTK là khi không đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của ngân hàng hoặc khi khách hàng rút tiền đột ngột các khoản gửi tiết kiệm RRTK được đo lường bằng khe hở tài trợ, FGAP được xác định bằng sự chênh lệch của tổng dư nợ tín dụng với tổng nguồn.vốn huy động trên tổng tài sản của ngân hàng

FGAP = (Tổng dư nợ tín dụng − Tổng nguồn vốn huy động)

Th ứ hai , quy mô ngân hàng (SIZE) được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng Quy mô ngân hàng là yếu tố quan trọng, giúp ngân hàng thể hiện được tiềm lực, khả năng của ngân hàng Có ảnh hưởng trực tiếp đến việc có thể tiếp cận được các khoản huy động từ khách hàng và đảm bảo hoạt động tín dụng của ngân hàng

SIZE = ln (Tổng tài sản) (3.3)

Th ứ ba , tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) được xác định bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản Chỉ số này cho thấy tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư trên tổng tài sản của ngân hàng có được Mặc khác CAP cũng phản ánh độ chịu đựng các rủi ro và khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của ngân hàng, nếu chỉ số này cao cho thấy rằng vốn chủ sở hữu góp vào các tài sản có tỉ lệ cao, từ đó cho thấy khả năng chi trả các khoản nợ và chịu đụng rủi ro tốt hơn

CAP = Vốn chủ sở hữu

Th ứ tư , tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) được tính bằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ.sở hữu Đây được xem là một chỉ số được các nhà đầu tư, các chủ sở hữu quan tâm nhất Khi nó thể hiện khả năng sinh lời được bao nhiêu dựa trên một đồng của vốn của chủ sở hữu

ROE = Lợi nhuân sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân (3.5)

Th ứ năm , dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) là dự phòng rủi ro cho vay của khách hàng trên tổng dư nợ cho.vay khách hàng Chỉ số này được xem chỉ số phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẽ gặp phải khi khách hàng không thể thanh toán được các khoản nợ của họ Việc đặt ra LLR nhằm mục đích duy trì sự cân bằng rủi ro và bảo vệ các chính sách tín.dụng của ngân hàng

LLR = Dự phòng rủi ro cho vay của khách hàng

Tổng dư nợ cho vay khách hàng (3.6)

Th ứ sáu , tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA) được tính bằng tổng dư nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản Chỉ số này phản ánh mức độ rủi ro của ngân hàng khi chỉ số này cho biết rằng tỷ lệ các khoản vay.trên tổng tài tài sản của ngân hàng Nếu TLA thì phản ánh ngân hàng đang sử dụng phần lớn tài sản của mình để cho vay, điều này làm gia tăng RRTK của ngân hàng

TLA = Tổng dư nợ cho vay khách hàng

Th ứ b ả y , tỷ lệ nợ xấu (NPL) được tính bằng tổng nợ xấu trên tổng.dư nợ Chỉ số này nói lên chất lượng các khoản vay của khách hàng tại ngân hàng Khi nợ xấu tăng cao phản ánh sự thiếu hiệu quả về chất lượng.các khoản vay, gia tăng RRTK và ảnh hưởng tiêu cực đến ngân hàng

Th ứ tám , tốc độ tăng.trưởng kinh tế (GDP) được thu thập từ các báo cáo của.Cục thống kê Việt Nam, World Bank Đây là chỉ số vĩ mô của nền kinh tế cho thấy sức mạnh phát triển của quốc gia Và cũng là chỉ số mà các nhà đầu tư quan tâm để đánh giá tiềm năng phát triển của đất nước Chính phủ sẽ dựa vào chỉ số GDP sẽ đưa ra các chính sách về kinh tế, tiền tệ phù hợp với thời điểm của nền kinh tế

GDP = GDP hiện tại −GDP năm trước

Th ứ chín , tỷ lệ lạm phát (INF) được thu thập từ các báo cáo.của Cục thống kê Việt

Nam, World Bank Đây là chỉ số vĩ mô về nền kinh tế của quốc gia cho thấy các vấn đề của nên kinh tế đang gặp phải Khi của đất nước lạm phát tăng cao có nghĩa là giá cả của hàng hóa, dịch vụ trong quốc gia tăng cao và sự sụt giảm về giá trị của tiền tệ của.quốc gia đó

3.2.3 Giả thuyết của nghiên cứu

Dựa vào các tổng quan mà tác giả tổng hợp được, các nhân tố ảnh.hưởng đến RRTK của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2011-2022 gồm:

➢ Quy mô ngân hàng (SIZE)

Nghiên cứu của những tác giả trong nước và nước ngoài đã có ý kiến rằng quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến RRTK Các bài của Đặng văn Dân (2015), Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy (2019), Nguyễn Thị Bích Thuận và Phạm Ánh Tuyết (2021) và Cucinelli (2013) cho thấy rằng quy mô của ngân hàng có tác động ngược chiều với RRTK của ngân hàng, có thể nói rằng việc một ngân hàng với quy mô lớn thì sẽ ít chịu RRTK hơn so với những ngân hàng có quy mô nhỏ hơn Nói cách khác khi quy mô của ngân hàng tăng lên thì RRTK mà ngân hàng đó gặp phải sẽ giảm xuống Trong khi đó, các tác giả Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022), Trương Quang Thông (2013) và Bonfim và Kim (2012) nói rằng quy mô ngân hàng ảnh hưởng cùng chiều đến RRTK của ngân hàng, họ đề cập rằng quy mô ngân hàng càng lớn thì họ gặp phải RRTK càng nhiều do ngân hàng có nhiều khoản đầu tư kinh doanh trên thị trường với mục tiêu mở rộng quy mô của mình Vì thế trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng tìm ra sự ảnh hưởng ngược chiều của SIZE đến RRTK

Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam

➢ Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP)

Theo Bonfim và Kim (2012), Đặng văn Dân (2015), Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022), Nguyễn Đức Trung và Trần Trọng Huy (2024) cho thấy kết quả là CAP có tác động cùng chiều với RRTK Chỉ số này là nhân tố quan trọng của ngân hàng thể hiện việc ngân hàng có đủ nguồn lực để kinh doanh cũng như là khả năng xử lý khi thị trường có những biến động tiêu cực Vì ngân hàng sẽ phải sử dụng các nguồn vốn từ chủ sở hữu, vay nợ để thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu từ Khi ngân hàng sử dụng nợ vay để kinh doanh thì phải thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, nhưng nguồn vốn từ chủ sở hữu thì được xem như quỹ tự có của ngân hàng Đây cũng là chỉ số thể hiện tiềm lực và khả năng kháng lại các rủi ro mà ngân hàng gặp phải Trong nghiên.cứu này, tác giả kỳ vọng rằng tìm ra sự ảnh hưởng cùng chiều của CAP với RRTK của ngân hàng

Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có tác động cùng chiều với RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam

➢ Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Theo Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022) cho rằng ROE có tác động nghịch biến với RRTK Cụ thể như lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng lên thì ngân hàng sẽ sử dụng phần lợi nhuận đó để chi trả các chi phí hoạt.động của ngân hàng, giải ngân các khoản vay, đáp ứng yêu cầu rút tiền từ khách hàng, điều này giúp làm giảm RRTK ngân hàng Tuy nhiên, theo các tác giả Phan Thị Mỹ Hạnh và Tống Lâm Vy

(2019), Arif và Nauman Anees (2012), Nguyễn Đức Trung và Trần Trọng Huy (2024) cho thấy ROE có tác động đồng biến với RRTK ROE cho ta thấy được hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn của ngân hàng nên ngân hàng vì muốn tăng trưởng lợi nhuận nên cho vay và đầu tư nhiều hơn điều này làm tăng cao RRTK của ngân hàng Với việc sẽ gặp rủi ro cao thì ngân hàng phải dự trữ tài sản có tính thanh khoản cao, mà tài.sản có thanh khoản cao thì sẽ không tạo ra được nhiều lợi nhuận cho ngân hàng Do đó trong khóa luận này, tác giả kỳ vọng tìm ra sự ảnh hưởng cùng chiều của ROE với RRTK

Giả thuyết H3: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam

➢ Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Theo Nguyen (2022), Bùi Đan Thanh và Nguyễn Quang Huy (2022) cho thấy rằng LLR có tác động cùng chiều đến RRTK Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cho thấy chất lượng của các khoản vay của khách hàng, việc trích lập dự phòng này tăng lên cho thấy việc cho vay của ngân hàng không hiệu quả từ đó sẽ làm tăng RRTK Rủi ro tín dụng sẽ gây ảnh.hưởng lớn đến lợi nhuận và RRTK Từ đó, trong nghiên.cứu này tác giả kỳ vọng tìm ra ảnh hưởng cùng chiều của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng với RRTK của ngân hàng

Giả thuyết H4: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều với RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam

➢ Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (TLA)

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Trong bài nghiên cứu của tác giả sử dụng bộ dữ liệu.thứ cấp được tác giả thu thập từ các BCTC đã kiểm toán của 27 NHTMCP tại Việt Nam từ năm 2012 đến năm 2023 Còn các biến GDP và INF được tác giả lấy từ các báo cáo của Tổng cục thống.kê Việt Nam, World Bank Tất cả các số liệu mà tác giả thu thập được sắp xếp dưới dạng bảng.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Kết quả thống kê mô tả của các biến được.sử dụng trong mô hình hồi quy thể hiện trong Bảng 4.1 dưới đây:

Trong bảng 4.1 kết quả thống.kê mô tả các biến được tác giả thu thập từ 27 NHTMCP Kết quả trong bảng này bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của 9 biến (1 biến phụ thuộc và 8 biến độc lập) với 324 quan sát Kết quả cụ thể như sau: Đối với FGAP (khe hở tài trợ) có giá trị trung bình là -9,03% trong giai đoạn 2012-

2023, trong đó VPB năm 2022 có giá trị lớn nhất là 19,26% và MSB năm 2014 có giá trị nhỏ nhất là -38,57% Độ lệch chuẩn FGAP trong giai đoạn nghiên cứu này là 10,66% Khi quan sát các giá trị trên tác giả thấy rằng biến phụ thuộc FGAP có sự chênh lệch tương đối lớn với từng năm và từng ngân hàng Sự chênh lệch này là do sự khác nhau của từng ngân hàng cũng như là từng thời kỳ biến động của mỗi ngân hàng

RRTK của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2023 được biểu thị trong hình sau:

Hình 4 1 Rủi ro thanh khoản của NHTMCP Việt Nam (2012 - 2023)

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

Nhìn từ hình 4.1 có thể thấy được khe hở tài trợ (FGAP) được sử dụng trong nghiên cứu là để thể hiện RRTK ngân hàng có xu hướng tăng giai đoạn 2012-2023 Từ năm

2012 đến năm 2014 FGAP có sự sụt giảm Trong năm 2012 FGAP chỉ có -11.4% và giảm đến -16.73% vào năm 2014, điều này cho ta thấy rằng các NHTMCP có RRTK cao

FGAP trong giai đoạn từ 2012 đến 2014 khi các ngân hàng không đảm bảo sự cân bằng giữa nguồn vốn huy động được và các khoản dư nợ tín dụng khi để cho các khoản dư nợ tín dụng chiếm tỉ trọng lớn trong khi ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn Tuy nhiên, từ năm 2014 đến năm 2017 FGAP của các ngân hàng có chiều hưởng cải thiện hơn khi tăng từ -16.73% vào năm 2014 lên -7.62% vào năm 2017, qua đó cho thấy rằng các NHTMCP đã kiểm soát được các khoản dư nợ tín dụng cũng như các khoản huy động của chính ngân hàng, hạn chế được sự chênh lệch của khoản dư nợ tín dụng khi chiếm tỉ trọng lớn vì thế cũng làm giảm RRTK mà các NHTMCP gặp phải Cuối cùng trong giai đoạn từ 2017 đến 2023 chỉ số FGAP dao động trong khoảng từ -7.26% vào năm 2017 đến -.468% năm 2023 và đặc biệt vào năm 2022 FGAP có -0.84% đây là năm có chỉ số phản ánh RRTK thấp nhất trong nghiên cứu, phản ánh đây là thời kì phát triển khá tốt các ngân hàng khi duy trì ổn định khoản dư nợ tín dụng.của ngân hàng và hoạt động huy động vốn của ngân hàng có sự gia tăng đáng kể Đối với quy mô ngân hàng (SIZE) cho thấy quy mô của các ngân hàng trong giai đoạn 2012-2023 có giá trị trung bình là 18,7765 Ngân hàng có quy mô.lớn nhất là BID năm 2023 là 21,5565 và quy mô nhỏ nhất là ngân hàng Bảo Việt vào năm 2012 là 16,4020 Biến quy mô ngân hàng có độ lệch chuẩn 1,1762 Đối với tỷ lệ.vốn chủ sở hữu (CAP) có giá trị trung bình là 9,26%, trong đó tỷ lệ CAP lớn nhất là ngân hàng VCB.năm 2021 90,77% và tỷ lệ CAP nhỏ nhất là ngân hàng NVB năm 2023 0,52% và độ lệch chuẩn của CAP là 5,78% Đối với tỷ lệ lợi nhuận.trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt giá trị trung bình là 9,61% Giá trị lớn nhất là VIB năm 2021 với 26,38% và giá trị nhỏ nhất là các ngân hàng LPB, MBB, NAB, PGB năm 2021 và NVB năm 2022 là 0% Độ lệch chuẩn của ROE trong giai đoạn 2012-2023 là 6,72% Việc xảy ra sự chênh lệch qua các năm giữa các ngân hàng là do ngân hàng vấp phải tình hình nền kinh tế Việt Nam bị trì trệ do đại dịch COVID-19, gặp khó khăn về lãi suất và huy động vốn Đối với tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có giá trị trung bình là 1,34% Trong đó giá.trị lớn nhất là 22,77% thuộc về BID năm 2023 và giá trị nhỏ nhất là -2,19% thuộc về SHB năm 2012 với độ lệch chuẩn của LLR giai đoạn nghiên cứu là 1,41% Đối với tỷ lệ cho vay trên.tổng tài sản (TLA) từ năm 2012-2023 có giá trị trung bình là 58,21% và có độ lệch chuẩn 12,43% Trong đó, giá trị.lớn nhất là 100,99% thuộc về ngân hàng BID năm 2017 và giá trị nhỏ nhất là 5,75% của ngân hàng NVB năm 2023 Đối với tỷ lệ nợ xấu (NPL) giai đoạn 2012-2023 có giá trị trung bình là 2,39% với độ lệch chuẩn là 2,24% Trong đó, ngân hàng có giá trị NPL lớn nhất là NVB năm 2023 với 29,75% và giá trị nhỏ nhất thuộc về ngân hàng VCB năm 2023 với 0,1% Đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong khoảng thời gian từ năm 2012-2023 đạt giá trị trung bình 5,75% và độ lệch chuẩn lả 1,57% Trong đó, năm 2022 là năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế.nhanh nhất với 8,02% và năm 2021 có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất là 2,58% Do tình hình đại dịch.COVID-19 diễn biến phức tạp đỉnh điểm vào năm 2021, cả nước phải tiến hành giãn cách xã hội Điều này làm cho chuỗi cung ứng hàng hóa bị trì trệ và phải tạm ngưng các hoạt động kinh doanh mua bán dẫn đến tốc độ tăng trưởng trong năm 2021 giảm mạnh Đối với tỷ lệ lạm phát (INF) trong giai đoạn 2012-2023 có giá trị trung bình là 3,69% và có độ lệch chuẩn là 2,1% Trong đó, năm 2012 có tỷ lệ lạm phát cao nhất 9,09% và năm 2015 có tỷ lệ lạm phát thấp nhất 0,63%.

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Phân tích tương quan mô hình

Bảng 4.2 thể hiện sự tương quan giữa các.biến độc lập với biến phụ thuộc FGAP như sau:

Ma trận tương quan được thể hiện ở bảng 4.2 cho.thấy rằng các biến SIZE, CAP, ROE, LLR, TLA, GDP có tác động cùng chiều với FGAP Các biến độc lập còn lại là NPL và INF có tác động ngược chiều với FGAP Và các biến độc lập của nghiên cứu không có tương.quan mạnh với nhau vì các giá trị tuyệt đối của các hệ số tương quan đều bé hơn 0,8

4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến

Tác giả sử dụng kiểm định chỉ số phóng đại phương sai VIF cho dữ liệu:

Dựa bảng 4.3 kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình nghiên cứu cho thấy hệ số tương quan giữa không quá lớn, số.lớn nhất thuộc về biến SIZE (2,05) Kết quả trung bình VIF ở mức 1,37 và các biến đều có VIF nhỏ hơn 10

4.2.3 Kết quả mô hình nghiên cứu

Tác giả hồi quy mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc FGAP bằng ba phương pháp lần lượt là: OLS, FEM và REM được bảng sau:

Chú thích: (*): Mức ý nghĩa 10%; (**): Mức ý nghĩa 5%; (***): Mức ý nghĩa 1%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Stata 17

Dựa vào bảng 4.4, kết quả ước lượng đối với mô hình Pool OLS cho thấy rằng có

4 biến độc lập có ý nghĩa thống kê, gồm các biến là SIZE có hệ số β -0,0201, ROE có hệ số β 0,6623, LLR có hệ số β 1,2793 và TLA có hệ số β 0,4186 đều có mức ý nghĩa thống kê 1% Còn lại các biến gồm CAP, NPL, GDP, INF đều không đạt được ý nghĩa thống kê R-squared = 0,3634 có ý nghĩa là các biến độc lập có thể giải trình được 36,34% sự biến động của dữ liệu

Kết quả hồi quy của phương pháp FEM, cho thấy rằng có 6 biến độc lập có ý nghĩa thống.kê Trong đó, có 4 biến có ý nghĩa.thống kê 1% là SIZE có hệ số β 0,0287, ROE có hệ số β 0,4927, LLR có hệ số β 1,2671, TLA có hệ số β 0,4357 và có 2 biến độc lập có ý nghĩa.thống kê 5% là CAP có hệ số β 0,1952, INF có hệ số β 0,5415 Còn lại 2 biến độc lập là NPL và GDP đều không có ý nghĩa R-squared = 0,2661 cho biết các biến độc lập có thể giải trình được 26,61% sự biến động.của dữ liệu

Kết quả hồi quy của phương pháp REM, cho thấy rằng có 4 biến độc lập có ý.nghĩa thống kê Trong đó, có 3 biến có ý nghĩa thống kê 1% là ROE có hệ số β 0,5655, LLR có hệ số β 1,3422, TLA có hệ số β 0,4447 và 1 biến độc lập có ý nghĩa.thống kê 5% là CAP có hệ số β 0,1756 Còn lại 4 biến độc lập là SIZE, NPL, GDP, INF đều không có ý nghĩa R-squared = 0,3226 cho biết các biến.độc lập có thể giải trình được 32,26% sự biến động của dữ liệu

4.2.3.2 Ki ểm đị nh mô hình phù h ợ p

Tác giả tiến hành chọn mô hình phù hợp bằng cách sử dụng lần lượt các kiểm.định F-test, Hausman test và Breusch-Pagan test Được tác giả tổng hợp thành bảng sau:

Dựa vào bảng tổng hợp các kết quả kiểm định của các mô hình của biến phụ thuộc FGAP, kết quả cho thấy rằng mô hình REM là phù hợp nhất trong số hai mô hình còn lại là Pooled OLS và FEM Tác giả sẽ áp dụng mô hình REM để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK của các NHTMCP tại Việt Nam giai đoạn 2012-2023

4.2.3.3 Ki ểm đị nh các khuy ế t t ậ t

Tác giả sẽ áp dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra có hiện tượng tự.tương quan của mô hình

Từ bảng 4.6 kết quả kiểm định khuyết tật cho thấy rằng mô hình nghiên cứu với biến phụ.thuộc là FGAP có hiện tượng tự tương quan

Từ kết quả ở bảng 4.5, đã xác định được là nghiên cứu sử dụng mô hình REM nên tác giả sẽ sử dụng kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi của mô hình với biến phụ thuộc FGAP bằng cách:

✓ Prob > Chibar2 nhỏ hơn 0,05 → Mô hình có hiện tượng phương.sai sai số thay đổi

✓ Prob > Chibar2 lớn hơn 0,05 → Mô hình không có hiện.tượng phương sai sai số thay đổi

Từ bảng 4.7 kết quả kiểm định.khuyết tật của mô hình cho thấy rằng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là FGAP có hiện tượng phương sai sai số thay đổi

4.2.4 Khắc phục các khuyết tật của mô hình

Dựa vào kết quả thu được từ bảng 4.6 và bảng 4.7 cho thấy mô hình REM có hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi Vì thế, tác giả sẽ thực hiện kiểm định FGLS với mục tiêu sửa chữa, khắc phục hai khuyết tật đang xảy ra và có kết quả sau:

Dựa vào bảng kết quả kiểm định FGLS, cho thấy rằng đã khắc phục hoàn toàn các khuyết tật đang xảy ra, đồng thời với mức.ý nghĩa 5% do Prob > chi2 = 0,0000 chứng tỏ mô hình hồi quy phù hợp Cùng với đó, tác giả thấy rằng có 4 biến độc lập là SIZE, ROE, LLR, TLA có ý nghĩa thống kê với mức 1% trong đó có 3 biến là ROE, LLR, TLA có ảnh hưởng cùng chiều với RRTK và biến SIZE có ảnh hưởng ngược chiều với RRTK Các biến còn lại gồm CAP, NPL, GDP, INF không có ý nghĩa.thống kê Từ bảng kết quả rút ra được mô hình sau:

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1. Tổng hợp các nghiên cứu trước  Ảnh   hưởng - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Bảng 2. 1. Tổng hợp các nghiên cứu trước Ảnh hưởng (Trang 29)
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu (Trang 33)
Hình 4. 1. Rủi ro thanh khoản của NHTMCP Việt Nam (2012 - 2023) - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần tại việt nam
Hình 4. 1. Rủi ro thanh khoản của NHTMCP Việt Nam (2012 - 2023) (Trang 49)