1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác Động Của Vốn Trí Tuệ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam.pdf

97 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ THỊ MỸ LỤA

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ MỸ LỤA Mã số sinh viên: 050608200433

Lớp sinh hoạt: HQ8-GE15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS, TS LÊ PHAN THỊ DIỆU THẢO

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 3

TÓM TẮT

Đề tài thực hiện với mục tiêu nghiên cứu là tác động của vốn trí tuệ cũng như các thành phần của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam Mẫu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính 26 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2012-2022 Phân tích thông qua phương pháp S-GMM dưới sự hỗ trợ phần mềm Stata 17.0 Nghiên cứu sử dụng biến đại diện cho hiệu quả hoạt động là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE), giá trị thị trường trên tổng giá trị tài sản (TOBINQ)

Kết quả cho thấy rằng, vốn trí tuệ cũng như các thành phần của vốn trí tuệ: Hiệu quả vốn con người (HCE), Hiệu quả vốn quan hệ (RCE) tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Hiệu quả vốn cấu trúc (SCE) lại tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, các biến kiểm soát như Thị phần (MKS), Sở hữu nước ngoài, Chỉ số DE (DE tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Tuy nhên các biến như Quy mô ngân hàng (SIZE), Nợ xấu (NPLR), Lạm Phát (INF), Tăng trưởng kinh tế (GDP) lại không ghi nhận ý nghĩa thống kê trong mô hình đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2012-2022

Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả gợi ý các hàm ý chính sách về vốn trí tuệ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, đồng thời rà soát điểm hạn chế và định hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai

Từ khóa: Vốn trí tuệ, hiệu quả hoạt động, ngân hàng, S-GMM

Trang 4

ABSTRACT

This study examines the influence of intellectual capital components on the operational efficiency of commercial banks in Vietnam The research utilizes data collected from financial reports of 26 commercial banks in Vietnam during the period 2012-2022 The analysis employs the System Generalized Method of Moments (S-GMM) method with the support of Stata 17.0 software Operational efficiency is represented by the return on average assets (ROA), return on average equity (ROE), and market value to total assets ratio (TOBINQ)

The findings reveal that intellectual capital and its components, namely Human Capital Efficiency (HCE) and Relational Capital Efficiency (RCE), positively impact the operational efficiency of banks, while Structural Capital Efficiency (SCE) has a negative effect Additionally, control variables such as Market share (MKS), Foreign ownership (FOWN), and Leverage (DE ratio) also positively influence bank efficiency However, variables such as Bank size (SIZE), Non-performing loans ratio (NPLR), Inflation (INF), and Economic growth (GDP) do not exhibit statistical significance in the model representing bank operational efficiency from 2012 to 2022

Based on the research findings, the study suggests policy implications regarding intellectual capital to enhance bank operational efficiency, while also identifying limitations and suggesting directions for future research

Keywords: Intellectual Capital, Operational Efficiency, Banks, S-GMM

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

“Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận.”

TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 04 năm 2024

Tác giả

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài nghiên cứu này em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy cô trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo cơ hội và điều kiện để em có thể trang bị những kiến thức của mình trên hành trình 4 năm đại học Cảm ơn sự đồng hành và giúp đỡ của những người bạn luôn luôn bên cạnh, động viên trong suốt khoảng thời gian học tập và nghiên cứu khóa luận này

Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến hướng dẫn tận tình, sâu sắc đến cô Lê Phan Thị Diệu Thảo - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và định hướng nghiên cứu trong quá trình em thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện, dù đã cố gắng hoàn thiện một cách tốt nhất từ những kiến thức bản thân có được cũng như sự hỗ trợ của mọi người, song bài nghiên cứu cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được góp ý của thầy cô và mọi người để bài khóa luận này hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

MỤC LỤC

TÓM TẮT i

ABSTRACT ii

LỜI CẢM ƠN iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

2.1.2 Đo lường vốn trí tuệ 8

2.2 Hiệu quả hoạt động 14

Trang 8

2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm 24

2.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài 24

2.5.2 Các nghiên cứu trong nước 27

2.6 Xác định khoảng trống nghiên cứu 33

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 34

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.1 Quy trình nghiên cứu 35

3.2 Gỉa thuyết nghiên cứu 36

3.3 Mô hình nghiên cứu 42

3.4 Dữ liệu nghiên cứu 42

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 45

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 46

4.1 Thống kê mô tả 46

4.2 Phân tích tương quan 48

4.3 Kiểm tra đa cộng tuyến 51

4.4 Kết quả nghiên cứu 51

4.4.1 Kết quả phân tích hồi quy OLS, FEM, REM của biến phụ thuộc ROA 51

4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy OLS, FEM, REM của biến phụ thuộc ROE 50

4.4.3 Kết quả phân tích hồi quy OLS, FEM, REM của biến phụ thuộc

TOBINQ 51

4.5 Lựa chọn mô hình 53

4.6 Kiểm định khuyết tật mô hình 54

4.6.1 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi 54

4.6.2 Kiểm tra hiện tượng tự tương quan 55

4.7 Kết quả ước lượng với phương pháp S-GMM 56

4.8 Thảo luận kết quả nghiên cứu 58

Trang 9

PHỤ LỤC 1: CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NGHIÊN CỨU 74

PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN 75

PHỤ LỤC 3: MA TRẬN HỆ SỐ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN 76

PHỤ LỤC 4 : KIỂM TRA ĐA CỘNG TUYẾN 76

PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ HỒI QUY OLS, FEM,REM 77

PHỤ LỤC 6: KIỂM ĐỊNH BREUCH AND PAGAN LAGRANGIAN 80

PHỤ LỤC 7: KIỂM ĐỊNH HAUSMAN 81

PHỤ LỤC 8: KIỂMM ĐỊNH PHƯƠNG SAI SAI SỐ THAY ĐỔI 82

PHỤ LỤC 9: KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN 83

PHỤ LỤC 10: KẾT QUẢ HỒI QUY S-GMM 84

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Từ bằng Tiếng Anh Từ bằng Tiếng Việt

Pooled OLS

Bình phương nhỏ nhất

ICE Intellectual Capital Efficiency Hiệu quả vốn trí tuệ

hữu

S-GMM System Generalised Method

TOBINQ Tobin's Q Giá trị thị trường trên tổng tài sản

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm……… 31

Bảng 3.1 Tóm tắt các biến……… 41

Bảng 4 1 Thống kê mô tả 46

Bảng 4 2 Ma trận thông qua tương quan 50

Bảng 4 3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến 51

Bảng 4 4 Kết quả hồi quy mô hình ROA 52

Bảng 4 5 Kết quả hồi quy mô hình ROE 50

Bảng 4 6 Kết quả hồi quy mô hình TOBINQ 52

Bảng 4 13 Kết quả hồi quy S-GMM 57

Bảng 4 14 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 58

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Trong chương 1 sẽ được trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, gồm lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp đề tài trong nghiên cứu và cấu trúc của đề tài

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng biến động và sự cạnh tranh ngân hàng nên khốc liệt, dòng chảy không ngừng của sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ, lựa chọn xây dựng và phát triển của nền kinh tế tri thức Theo tạp chí Tài chính (2022), xu hướng này ngày càng đem lại nhiều thành tựu đáng kể dựa vào tỷ lệ đóng góp cho GDP của ngành công nghiệp tri thức ở Mỹ; Nhật Bản; Singapore lần lượt là 55,3%; 53%; 57% Để theo kịp và nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, nền kinh tế Việt Nam từ lâu đã trải qua những thay đổi trong việc tiếp cận và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, thông tin và như một cụm từ phổ biến trong thập kỷ qua được gọi là sự khôn ngoan Ngoài các tài sản hữu hình đang được đầu tư phát triển, “vốn trí tuệ” cũng đang là danh mục đầu tư phổ biến trong các lĩnh vực sản xuất, công nghệ, công nghiệp, thương mại, dịch vụ

Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đã thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu chuyển sang các lĩnh vực đòi hỏi tri thức cao và nguồn nhân lực chất lượng Sự thay đổi này đã dẫn đến một cách nhìn mới trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Giá trị của doanh nghiệp ngày càng được đánh giá dựa trên các tài sản vô hình như nguồn nhân lực, quan hệ khách hàng và quản trị tri thức Trong đó, vốn trí tuệ - tức nguồn nhân lực của một tổ chức - đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao giá trị doanh nghiệp

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp hiện nay không chỉ dựa trên tài sản hữu hình mà còn tập trung vào giá trị của các tài sản vô hình Nguồn nhân lực chất lượng và quản lý hiệu quả vốn trí tuệ đã trở thành những yếu tố quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh và gia tăng giá trị tổng thể Bằng cách tận dụng tri thức hiện có trong tổ chức, ngân hàng có thể nâng cao hệ thống quản lý rủi

Trang 13

ro cũng như khả năng kiểm soát tình hình tài chính và rút ngắn quá trình hoạt động Để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, các nhà quản lý và nhà đầu tư không chỉ dựa vào các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo mà còn xem xét các yếu tố khác như chất lượng nguồn nhân lực và mức độ hài lòng của khách hàng (Ghicajanu, Irimie và các cộng sự, 2015) Trong bối cảnh vốn trí tuệ được coi là chìa khóa quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Ling, 2013; Gogan, Artene và các cộng sự, 2016), nhiều nghiên cứu đã tập trung vào ảnh hưởng của vốn trí tuệ đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các nghiên cứu này đưa ra những đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng nguồn vốn trí tuệ một cách hiệu quả

Các nghiên cứu trước đây như của Bontis (1998), Seleim, Ashour và các cộng sự (2004), O'Connor, Roos và các cộng sự (2007), Kamukama, Ahiauzu và các cộng sự (2010), Sharabati, Naji Jawad và các cộng sự (2010) đều khẳng định rằng vốn trí tuệ có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư và quản lý tốt vốn trí tuệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Vì vậy, để có thể xây dựng một cái nhìn khách quan của vốn trí tuệ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam bằng những tỷ số hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tác giả thực hiện khóa luận tốt nghiệp thông

qua chủ đề nghiên cứu là Tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của

ngân hàng thương mại Việt Nam

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện đánh giá mức độ tác động của các thành phần vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam Trên cơ sở đó gợi ý một số khuyến nghị cho việc sử dụng và quản lý vốn trí tuệ để nâng cao hiệu quả hoạt động cho NHTM Việt Nam Từ đó, tác giả đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định các thành phần của vốn trí tuệ có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam

Trang 14

- Đo lường mức độ tác động của thành phần vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam

- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động của NHTM Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, khóa luận sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Các thành phần của vốn trí tuệ có tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam không?

- Mức độ tác động của các thành phần vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam như thế nào?

- Gợi ý nào cho việc sử dụng và quản lý vốn trí tuệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài là các thành phần có thể đo lường của vốn trí tuệ tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu thực hiện lựa chọn mẫu nghiên cứu với tiêu chí là các ngân hàng hoạt động liên tục trong khoảng thời gian nghiên cứu, các số liệu lấy dựa trên báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán và công bố trên các nguồn uy tín, minh bạch để tiếp cận nguồn dữ liệu phù hợp và khách quan nhất Do đó, nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu thông qua BCTC đã được kiểm toán tại 26 NHTM Việt Nam Ngoài ra, thu thập dữ liệu về các chỉ số vĩ mô từ World bank

Những dữ liệu trên được thu thập từ 2012-2022 Đây là giai đoạn ghi nhận những biến động của thị trường kinh tế Việt Nam Trong suốt giai đoạn từ 2012 đến 2022, vốn trí tuệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam Vốn trí tuệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ngành ngân hàng Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tạo ra nhiều cơ hội mới

Trang 15

và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành này trong tương lai Do đó, trong giai đoạn nghiên cứu mà tác giả đưa ra phản ảnh những biến động của toàn ngành Ngân hàng mang đến cái nhìn cụ thể và khách quan về tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động ngân hàng

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng Trong đó phương pháp trọng tâm là phương pháp định lượng nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố của vốn trí tuệ tác động đến hiệu quả của NHTM Việt Nam chính xác và khách quan nhất

Phương pháp định tính: Lược khảo các nghiên cứu liên quan được công bố bằng những nguồn tin cậy để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp từ việc đưa ra các biến cơ bản mô tả đặc tính của dữ liệu tổng hợp và thu thập được thông qua thống kê các biến trong giai đoạn 2012-2022 của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Phương pháp định lượng: Qua sự hỗ trợ của phần mềm Stata 17.0 kết hợp với số liệu thu thập được tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu với dữ liệu bảng cân bằng nhằm đánh giá mức độ tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam thông qua các mô hình thống kê phổ biến được áp dụng là Pooled OLS, mô hình cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Để lựa chọn giữa Pooled OLS và REM, ta thường sử dụng kiểm định Breusch-Pagan Lagrangian multiplier (LM) và tiến hành kiểm định F-test để lựa chọn giữa Pooled OLS và FEM Sau đó, để xác định mô hình phù hợp hơn giữa FEM và REM, ta tiến hành kiểm định Hausman Test Tiếp theo đó, các khuyết tật của mô hình được kiểm định bằng cách sử dụng các hiện tượng như đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan Nếu phát hiện ra các khuyết tật, tác giả sẽ sử dụng phương pháp hồi quy ước lượng moment hai bước (S-GMM) để khắc phục chúng và đo lường lại các hệ số ước lượng của các biến độc lập

1.6 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận

Trang 16

Khóa luận đã tổng hợp cơ sở lý luận của các công trình khoa học, các nghiên cứu trước liên quan đến vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của các NHTM Từ đó làm cơ sở lý thuyết về tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam

Về mặt thực tiễn

Dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt Nam Tác giả sẽ đưa ra một số quan điểm, hàm ý quản trị để hoạch định chiến lược, kế hoạch thực hiện nhằm sử dụng tối ưu vốn trí tuệ từ đó tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM trong nước sau khi cho thấy tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động tại các NHTM Việt Nam

1.7 Bố cục đề tài nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện gồm 05 chương :

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Trong chương 1, Tác giả cung cấp lý do lựa chọn chủ đề, cung cấp tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, tổng quan các vấn đề nghiên cứu Từ đó, xác định về mục tiêu nghiên cứu, cung cấp câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đưa ra phương pháp nghiên cứu phù hợp và bố cục của đề tài nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết & Nghiên cứu liên quan

Chương này cung cấp một bản tóm tắt về lý thuyết về vốn trí tuệ, lý thuyết hiệu quả hoạt động , các chỉ tiêu đo lường vốn trí tuệ cũng như mối quan hệ giữa vốn trí tuệ cùng hiệu quả hoạt động của ngân hàng; ngoài ra trình bày các nghiên cứu liên quan trước đây từ đó đưa ra mô hình phù hợp nghiên cứu thực nghiệm

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã trình bày ở chương 2, chương này tác giả nói về phương pháp nghiên cứu, mô tả mô hình và các biến của nó Tác giả cung cấp các giả định của của các biến cùng kỹ thuật hồi quy và ước lượng được dùng trong nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 17

Trong chương này, sẽ trình bày các kết quả định lượng thu được từ nghiên cứu Các kết quả này đã được phân tích và xử lý bằng phần mềm Stata 17.0, bao gồm các thống kê mô tả, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết, Chương này cũng sẽ đưa ra mô hình thích hợp để giải thích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

Trong chương này, tác giả sẽ cung cấp một tổng kết về kết quả đã nghiên cứu được để đưa các kiến nghị phù hợp và thảo luận về hạn chế của chủ đề nghiên cứu để đưa ra các đề xuất nghiên cứu thích hợp trong tương lai

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, đề tài nghiên cứu được tác giả chỉ ra tầm quan trọng của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam, cùng với việc giới thiệu đem đến một cái nhìn tổng quát cho người đọc, việc nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam Trên cơ sở này, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp với bài nghiên cứu, khảo lược các nghiên cứu trước và đưa ra các khoảng trống nghiên cứu ở chương 2 Ngoài ra, việc mô tả về phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày ở chương 3 Chương 4 và 5 là phần bàn luận sâu về kết quả của mô hình nghiên cứu và trình bày các gợi ý, khuyến nghị với các cơ quan ban ngành liên quan và các NHTM

Trang 18

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Trong chương này, tác giả đã trình bày các khái niệm về vốn trí tuệ, hiệu quả hoạt động và lý thuyết về vốn trí tuệ, cũng như mối quan hệ giữa vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngoài ra, tác giả cũng đã đề cập đến một số nghiên cứu trước đó, phân tích tác động của các yếu tố trong vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

2.1 Vốn trí tuệ 2.1.1 Khái niệm

Với sự bùng nổ và phát triển của tri thức đã làm cho vốn trí tuệ trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp Đồng thời giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách họ có thể tối ưu hóa và quản lý vốn trí tuệ của mình để đạt được sự cạnh tranh và bền vững trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và đổi mới

Tài nguyên tự nhiên được xem như một điều cần thiết để phát triển kinh tế, nhưng đó không phải tất cả để tạo động lực cho kinh tế phát triển Trên diễn đàn các nghiên cứu khoa học về quản lý doanh nghiệp hiện nay, vốn trí tuệ đang được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế và thu hút nhiều sự chú ý từ các tổ chức, công ty Tuy nhiên, chưa có sự đồng nhất về định nghĩa của vốn trí tuệ do vẫn đang trong quá trình nghiên cứu và phát triển Do đó các nhà nghiên cứu khác nhau đã định nghĩa thuật ngữ vốn trí tuệ theo nhiều cách

Kim, Yoo và Lee (2011) đưa ra một khái niệm mới nhấn mạnh vào sự quan trọng của vốn trí tuệ như một loại tài sản phi tài chính, tức là không phải là tài sản vật chất như máy móc, nhà xưởng, mà là các yếu tố vô hình như kiến thức, kỹ năng, mối quan hệ và thương hiệu Tài sản này có khả năng tạo ra giá trị và mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp thông qua việc tăng cường sức cạnh tranh, tạo ra sản phẩm và dịch vụ mới, thu hút và giữ chân khách hàng, cũng như xây dựng một hình ảnh tích cực với cộng đồng và các bên liên quan

Trang 19

Muhammad Nadeem (2016) đã chỉ ra vốn trí tuệ là tổng tài sản vô hình duy nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng của nhân viên, quy trình không thể bắt chước và mối quan hệ với khách hàng, góp phần đáng kể vào sự giàu có của doanh nghiệp

Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng vốn trí tuệ có một số đặc điểm chung Đầu tiên, vốn trí tuệ được xem như một loại tài sản vô hình, tức là nó không thể nhìn thấy hoặc chạm vào được, nhưng vẫn có giá trị Thứ hai, nó là một tổng hợp của các nguồn lực dựa trên kiến thức, có thể được chuyển đổi thành giá trị trong các hoạt động kinh doanh Cuối cùng, vốn trí tuệ bao gồm ba thành phần cơ bản: vốn con người, vốn cấu trúc, và vốn quan hệ

Vốn con người là kỹ năng, kiến thức và phẩm chất của mỗi con người trong tổ chức (McGregor, Tweed & Pech, 2004) Theo Bontis (1999), vốn con người thể hiện giá trị của doanh nghiệp bằng sự thể hiện kiến thức của cá nhân trong doanh nghiệp, tận dụng kiến thức từ các cá nhân để dẫn ra những giải pháp tốt nhất, nguồn lực quan trọng cho sự đổi mới của doanh nghiệp

Vốn cấu trúc bao gồm cơ sở hạ tầng như triết lý quản lý, văn hóa doanh nghiệp, quy trình về hệ thống tổ chức và tài sản trí tuệ như bí mật thương mại, bản quyền, nhãn hiệu, bằng sáng chế của tổ chức Bên cạnh đó, vốn cấu trúc còn là tập hợp của văn hóa doanh nghiệp, chiến lược, cơ sở dữ liệu và sổ tay tổ chức (Boisot, 2002; Ordonez de Pablos, 2004; Walsh & Ungson, 1991) Vốn cấu trúc còn liên quan đến hệ thống thông tin và cơ cấu tổ chức ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và vốn trí tuệ của doanh nghiệp Vốn cấu trúc được tạo ra bởi vốn nhân lực nhưng có sự tồn tại độc lập (Chen, Zhu & Xie, 2004) và được sở hữu bởi doanh nghiệp

Vốn quan hệ là tập hợp lớn của các mối quan hệ bên trong lẫn ngoài doanh nghiệp bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ và hiệp hội thương mại để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ (Bontis, 1999; Marti, 2001)

2.1.2 Đo lường vốn trí tuệ

Trang 20

Trong hai thập kỷ qua, các học giả đã đạt được sự đồng thuận rằng hiệu quả vốn quan hệ (Relational capital efficiency - RCE), hiệu quả vốn cấu trúc (Structural capital efficiency - SCE) và hiệu quả vốn nhân lực (Human capital efficiency – HCE) là các thành phần chính của vốn trí tuệ và đo lường vốn trí tuệ thông qua hiệu quả vốn trí tuệ (Intellectual capital efficiency - ICE) (Aslam, Rehman và cộng sự (2021)

Nhằm làm rõ rằng hiệu quả vốn trí tuệ là kết quả của sự tương tác và cộng hưởng giữa kiến thức, kinh nghiệm và năng lực từ cả bên trong và bên ngoài tổ chức Điều này có nghĩa là hiệu suất của một nguồn lực có thể được nâng cao thông qua sự tương tác với các nguồn lực khác

• Hiệu quả vốn con người

Theo Aslam & Haron (2020); Rochmadhona và cộng sự (2018), hiệu quả vốn con người được đo lường theo công thức sau:

Năng lực và tiềm năng của nhân sự là một phần quan trọng trong vốn trí tuệ này, bao gồm học vấn, kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và thái độ làm việc Điều

Trang 21

này còn kết hợp với mối quan hệ cá nhân, giá trị cá nhân và khả năng phát triển, tạo nên một hệ thống nhân sự đa dạng và phong phú

Động lực và cam kết của nhân viên cũng đóng vai trò quan trọng, bởi chúng liên quan đến sự hài lòng và cam kết của họ đối với tổ chức Sự cam kết này thể hiện trong việc nhân viên cảm nhận được sự phù hợp giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của doanh nghiệp, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động viên

Cuối cùng, sự đổi mới và học hỏi là một phần không thể thiếu trong vốn trí tuệ của một tổ chức Khả năng thích nghi và sẵn sàng thay đổi của nhân viên, cùng với sự đổi mới sáng tạo trong công việc, là những yếu tố quan trọng định hình giá trị và thành công của tổ chức Điều này thể hiện tinh thần học hỏi và khao khát tiến bộ của mỗi cá nhân trong tổ chức, từ đó tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt và năng động

Roos (1997) cho rằng con người hay nhân lực có thể tạo ra giá trị của tài sản trí tuệ thông qua năng lực (kỹ năng và trình độ học vấn), thái độ (cách nhìn của nhân viên với công việc) và sự linh hoạt (sự đổi mới và mức độ tiếp nhận sự thay đổi)

Cheng (2010) cho rằng kiến thức và chuyên môn của vốn con người thuộc sở hữu của nhân viên và nếu doanh nghiệp không thể tận dụng được năng lực của các nhân viên thì thật là lãng phí khi không thể chuyển hóa thành giá trị Bộ máy hệ thống quản lý, tài sản hữu hình, mạng lưới mối quan hệ, sản phẩm và dịch vụ mới,… của doanh nghiệp đều xuất phát từ tri thức của nhân sự và khi họ rời đi doanh nghiệp không thể lưu lại

Theo Bontis (1999), hiệu quả vốn con người thể hiện giá trị của doanh nghiệp bằng sự thể hiện kiến thức của cá nhân trong doanh nghiệp, tận dụng kiến thức từ các cá nhân để dẫn ra những giải pháp tốt nhất, nguồn lực quan trọng cho sự đổi mới của doanh nghiệp Hơn hết vì đó là nguồn lực cho sự sáng tạo và đổi mới mang tính chiến lược, cho dù nó có thể đến từ những ý tưởng điên rồ trong phòng nghiên cứu hay những ảo tưởng , mơ mộng nơi văn phòng( Bontis, 1996) Và bởi việc không giới hạn trong việc nâng cao năng lực thông qua sự trau dồi kiến thức,

Trang 22

vốn con người của các doanh nghiệp không giống nhau, không thể sao chép và tạo ra giá trị độc đáo cho từng tổ chức, doanh nghiệp

Public (2000) khẳng định vai trò và tầm quan trọng của các nhân viên tri thức và đồng thời cũng tin rằng chi phí cho nhân viên là một khoản đầu tư tạo nên giá trị doanh nghiệp và phát triển trong dài hạn Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lực đóng một vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong sự thành công của các doanh nghiệp Yếu tố của một nhân viên từ kỹ năng, năng lực đến kỹ năng chuyên môn hay thái độ đều sẽ tạo nên phần lớn giá trị cho doanh nghiệp Public (2000) không đưa ra các chỉ số đo lường thành quả hoạt động của nguồn nhân lực công ty mà thay vào đó, tập trung vào cách công ty quan tâm và mức độ đầu tư vào nguồn nhân lực của họ

Vì vậy, hiệu quả vốn con người được nhận định là tài sản quan trọng nhất trong doanh nghiệp, đồng thời công tác quản lý và sử dụng hợp lý kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm là cần thiết để đạt được các mục đích của doanh nghiệp Công tác nâng cao giá trị của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng trong lợi nhuận chịu sự chi phối của kiến thức nguồn nhân lực Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần đánh giá và thừa nhận hiệu quả vốn con người trong doanh nghiệp là một phần không thể thiếu thuộc vốn trí tuệ để có thể kích thích hiệu suất cũng như khả năng cạnh tranh (Kasoga, 2020)

• Hiệu quả vốn cấu trúc

Theo Rochmadhona và cộng sự (2018), hiệu quả vốn cấu trúc được đo lường theo công thức sau:

SCE= 𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒈𝒊𝒂 𝒕ă𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖

𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝑹&𝑫

Trong đó, giá trị gia tăng doanh thu được tính bằng chênh lệch giữa tổng thu nhập và chi phí hoạt động; Chi phí R&D: Tổng chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển

Hiệu quả vốn cấu trúc được xem là kiến thức vẫn còn lại với doanh nghiệp dù nhân viên đã nghỉ việc ở doanh nghiệp; là kết quả mà vốn con người đã tạo ra trong quá khứ (Aslam & Haron, 2020c) Hiệu quả vốn cấu trúc không chỉ là một khung

Trang 23

nhìn mà còn liên quan chặt chẽ đến các khía cạnh như quan niệm quản lý, văn hóa tổ chức, quá trình quản lý, hệ thống mạng, quản lý thông tin, và các mối liên kết tài chính Nó đại diện cho một kho tri thức không thuộc về riêng các nhân viên trong tổ chức Từ khi thành lập, loại hình tổ chức và văn hóa doanh nghiệp đã định hình môi trường và chiến lược kinh doanh cũng như hành vi của tổ chức Sự phù hợp giữa văn hóa và chiến lược kinh doanh, cùng với cấu trúc tổ chức, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa doanh nghiệp đến thành công Một chiến lược kinh doanh phù hợp kết hợp với quy trình làm việc và cấu trúc tổ chức hợp lý giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả trong môi trường kinh doanh Văn hóa doanh nghiệp, mặc dù thường bị bỏ qua, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển tổ chức, chi phối hành vi của nhân viên và tạo ra ưu thế cạnh tranh thông qua sự sáng tạo và đổi mới cấu trúc tổ chức Hiệu quả vốn cấu trúc không chỉ xác định khả năng của tổ chức trong việc đáp ứng hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ tối ưu hiệu suất của nhân viên và hoạt động kinh doanh tổng thể Một cá nhân có thể có trình độ tri thức cao, nhưng nếu không có sự hỗ trợ vốn trí tuệ từ hệ thống và quy trình của tổ chức thì không thể đạt được sự tối ưu của hiệu suất và tiềm năng không được phát huy hiệu quả (Sawarjuwono & Kadir, 2003)

Theo Public (2000), vốn cấu trúc của một doanh nghiệp bao gồm tất cả các nguồn lực vô hình, trừ nguồn nhân lực Loại vốn này đại diện cho các yếu tố và điều kiện quan trọng hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh Nó cung cấp nền tảng cho các hoạt động của nhân viên thông qua văn hóa doanh nghiệp, thực tiễn và quy trình làm việc, cùng sở hữu trí tuệ Văn hóa doanh nghiệp định hình cách nhân viên làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung Trong khi đó, thực tiễn và quy trình làm việc phản ánh quá trình chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong tổ chức

Roos (2005) cho rằng hiệu quả vốn cấu trúc bao gồm thương hiệu, vốn đổi mới, dữ liệu, bằng sáng chế, quy trình, cơ cấu, sơ đồ tổ chức, chiến lược kinh doanh và các nguồn lực khác đem lại giá trị cao hơn giá trị vật chất; tồn tại trong doanh nghiệp ngay cả khi nhân viên rời đi Vốn cấu trúc là kho tri thức mà không thuộc về riêng các nhân viên trong doanh nghiệp Các thông tin thuộc doanh nghiệp như phát

Trang 24

minh, dữ liệu, ấn phẩm, chiến lược và văn hóa, cấu trúc và hệ thống, công nghệ, hành vi tổ chức và quy trình được liên kết như tổng thể của vốn cấu trúc (Riahi-Belkaoui, 2003)

• Hiệu quả vốn quan hệ

Theo nghiên cứu Nawaz (2019) ; Rochmadhona và cộng sự (2018), hiệu quả vốn quan hệ được đo lường theo công thức sau:

nghiệp phát triển mạnh mẽ (Bontis, 1999; Marti, 2001)

Việc duy trì và phát triển các mối quan hệ này, đặc biệt là với các bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng, được coi là rất quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (Cohen và Kaimenakis, 2007; Daum, 2005; Husnah, 2013) Hiệu quả vốn quan hệ bao gồm một phần vốn nhân lực và một phần vốn cấu trúc tham gia vào các mối quan hệ của các doanh nghiệp với các chủ thể bên ngoài góp phần tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Bằng cách xây dựng và duy trì mối liên hệ chặt chẽ với các đối tác và nhà cung cấp, doanh nghiệp có thể tăng cường giá trị và hiệu suất của mình, đồng thời cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường (Daum, 2005; Husnah, 2013) Với việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của các bên liên quan, doanh nghiệp có thể phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả và tối ưu hóa các quan hệ để tạo ra giá trị lâu dài (Husnah, 2013) Đồng thời, vốn quan hệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với các cộng đồng lớn hơn như nhà đầu tư, chính phủ, và các đối tác cung cấp và khách hàng (Daum, 2005) Qua đó, hiệu quả vốn quan hệ là tổng hợp các giá trị được chia sẻ, các liên minh chiến lược và mối quan hệ với tất cả các bên liên quan, dẫn đến luồng kiến thức giúp hiểu rõ hơn

Trang 25

về nhu cầu của thị trường Nhờ đó, tài sản của doanh nghiệp được tối đa hóa và phát triển mạnh mẽ

2.2 Hiệu quả hoạt động 2.2.1 Khái niệm

Hiện nay, hiệu quả là một khái niệm được nghiên cứu rộng rãi trên toàn cầu và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, kỹ thuật và xã hội Hiểu đơn giản nhất hiệu quả chính là các lợi ích đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp mang lại Theo Coelli, O' Donnell, và Battese (2005), hiệu quả là khả năng của một tổ chức hoặc một đơn vị hoạt động để đạt được mức sản lượng tối đa với số lượng tài nguyên đầu vào cố định

Trong lĩnh vực ngân hàng, Rose (2008) cho rằng, Ngân hàng thương mại có thể được xem là một tập đoàn với hoạt động kinh doanh vì mục tiêu của nó là tối đa hóa lợi nhuận ở mức độ rủi ro cho phép Tuy nhiên, các ngân hàng quan tâm đến khả năng sinh lời nhiều hơn vì thu nhập cao giúp chúng bảo toàn được vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần và thu hút nhiều đầu tư Như vậy, có thể hiểu hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại là một phạm trù kinh tế phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực để đạt được lợi nhuận cao nhất có thể với chi phí thấp nhất có thể

Tóm lại, hiệu quả hoạt động là khả năng chuyển đổi đầu vào có tính chất khan hiếm thành lợi ích hoặc giảm thiểu chi phí (Daft, 2008) Nó phản ánh mối quan hệ giữa giá trị đạt được và chi phí để đạt được nó Hiệu quả hoạt động thực chất là một chỉ số của chất lượng trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện cách sử dụng nguồn lực như nguyên vật liệu, thiết bị, lao động và vốn để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động

Theo Rehman, Aslam và Iqbal (2021), cho rằng hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ba chỉ số phổ biến được tác giả sử dụng gồm: ROA (Return on Assets) – tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản; ROE (Return on Equity) – tỷ suất sinh lợi trên vốn

chủ sở hữu và TobinQ (Q Ratio) - giá trị thị trường trên tổng tài sản

Trang 26

• Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

ROA= Lợi nhuận sau thuếTổng tài sản bình quân

ROA là chỉ số thể hiện hiệu quả của đồng vốn được đầu tư vào tài sản mang đến lợi nhuận cho ngân hàng Hay nói cách khác, ROA cho thấy mỗi đồng tài sản có thể tạo ra đồng lợi nhuận nhất định, phản ánh khả năng quản lý để tận dụng nguồn tài chính để sinh lời của ngân hàng ROA vốn được xem là chỉ số phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng và biến động từ các nhân tố kinh tế nằm ngoài kiểm soát của ngân hàng và các quy định của chính phủ (Isayas, 2022; Sufian, 2009) Một công cụ quan trọng để đánh giá hiệu quả vận hành của một ngân hàng hoặc doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để sinh lời Bằng cách tính tỷ lệ lợi nhuận ròng so với tổng số tài sản, ROA cung cấp cái nhìn chi tiết về khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đồng đầu tư vào tài sản Trong ngành ngân hàng, ROA từ 1% đến 2% thường được xem là mức độ hiệu quả Tuy nhiên, giá trị này có thể biến đổi tùy thuộc vào đặc điểm của thị trường và quốc gia

Chỉ tiêu ROA giúp nhà quản trị ngân hàng quan sát tổng quát việc quản trị ngân hàng trong việc tạo ra lợi nhuận từ tài sản có Một ROA cao hơn thể hiện rằng ngân hàng đang sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả hơn để tạo ra lợi nhuận Việc theo dõi ROA không chỉ giúp nhà đầu tư đánh giá mức độ sinh lời của ngân hàng, mà còn cho phép họ so sánh hiệu suất giữa các ngân hàng khác nhau và theo dõi xu hướng về hiệu quả sử dụng tài sản trong thời gian Điều này cung cấp thông tin quan trọng để đưa ra quyết định đầu tư và định hình chiến lược tài chính

ROA cao cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả và có cơ cấu tài sản vững chắc, có khả năng điều chỉnh linh hoạt giữa các loại tài sản để phản ứng với biến động của nền kinh tế Nó cũng phản ánh khả năng của ban lãnh đạo trong việc đối phó với biến động của thị trường Tuy nhiên, để tăng ROA, ngân hàng cần tập trung vào việc tăng cường các khoản tài sản sinh lợi nhuận, đặc biệt là trong mảng cho vay, mà cũng mang theo nhiều rủi ro Do đó, mặc dù ROA cao có thể tượng trưng cho hiệu quả kinh doanh, nhưng nó cũng đồng nghĩa với mức độ rủi ro cao từ tổng số tài sản của ngân hàng

Trang 27

• Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE= 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑉ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Theo Rivard & Thomas (1997) cho rằng đo lường khả năng sinh lợi sẽ tốt hơn thông qua sử dụng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ, ROE cho biết từ mỗi đồng VCSH tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ROE là một chỉ số liên quan đến đo lường hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu còn được hiểu là lợi nhuận từ quan điểm của cổ đông và đại diện cho lợi nhuận mà chủ sở hữu vốn nhận được từ hoạt động của ngân hàng Các cổ đông thường ưu thích ROE cao do nó thể hiện được khả năng ngân hàng tạo ra lợi nhuận từ hiệu quả sử dụng đồng vốn của họ ROE thể hiện khả năng quản lý của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc sử dụng tiền của cổ đông, nhằm giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận (Koroleva, 2021)

Một chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tài chính, phản ánh tỷ lệ lợi nhuận mà một doanh nghiệp tạo ra so với vốn cổ phần mà cổ đông đã đầu tư ROE cung cấp cái nhìn chi tiết về khả năng sinh lời của mỗi đồng vốn cổ phần và khả năng tích lũy lợi nhuận trong doanh nghiệp Tỷ lệ ROE nhằm mục tiêu đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu, từ đó cũng đo lường khả năng hoạt động của ngân hàng Thông qua tỷ lệ ROE ta có thể biết được lợi nhuận nhận được từ một đơn vị vốn chủ sở hữu là bao nhiêu Vốn chủ sở hữu ngân hàng gồm nhiều nguồn trong đó có vốn của ngân hàng và các quỹ dự trữ, qua đó tỷ lệ này cho biết khả năng sử dụng vốn cổ phần của ngân hàng nên ROE có ý nghĩa quan trọng đối với cổ đông Việc hệ số ROE càng tăng trưởng cho thấy hoạt động trên vốn cổ phần của ngân hàng là có hiệu quả

Đối với nhà đầu tư, ROE là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu suất của một doanh nghiệp Một ROE cao thường cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn cổ phần của cổ đông một cách hiệu quả Điều này thường đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có khả năng tạo ra lợi nhuận cao từ mỗi đồng vốn cổ phần đầu tư và có tiềm năng sinh lời tốt trong tương lai Nhìn chung, ROE thường được so sánh giữa các

Trang 28

công ty cùng ngành để đánh giá hiệu suất tài chính Đối với doanh nghiệp, việc duy trì một ROE cao thường đi kèm với việc cân đối giữa vốn cổ phần và vốn vay để tận dụng lợi thế cạnh tranh và mở rộng quy mô kinh doanh một cách bền vững

• Giá trị thị trường trên tổng tài sản (TobinQ)

TOBINQ = Gía trị thị trường Tổng giá trị tài sản

= 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎị 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 𝑣ố𝑛 𝑐ổ 𝑝ℎầ𝑛+ 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑣ố𝑛 𝑐ℎủ 𝑠ở ℎữ𝑢+ 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑠ổ 𝑠á𝑐ℎ 𝑛ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả

Hệ số Q được phổ biến bởi James Tobin, người đoạt giải Nobel và được phát minh vào năm 1966 bởi Nicholas Kaldor Tobin’s Q là một chỉ số được sử dụng để đo lường mức độ hiệu quả của việc đầu tư vào tài sản cố định của một doanh nghiệp Nó được tính bằng cách chia giá thị trường của doanh nghiệp cho tổng giá trị thị trường của tài sản cố định của nó

Chỉ số Tobin's Q cao là một dấu hiệu của sự thành công trong việc tài trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp Điều này đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp cao hơn so với giá trị sổ sách (Kapopoulos & Lazaretou, 2007) Khi giá trị thị trường của doanh nghiệp vượt qua chỉ số Tobin's Q, đó là một minh chứng cho việc doanh nghiệp đã đạt được thành công trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch đã đề ra" (Nuryanah và cộng sự, 2011) Tuy nhiên, nếu giá trị thị trường thấp hơn chỉ số Tobin's Q, điều này đề xuất rằng doanh nghiệp cần phải thay đổi kế hoạch kinh doanh để tăng cường hoạt động trong ngắn hạn (Nuryanah và cộng sự, 2011) Trong khi đó, ROA (Return on Assets) và ROE (Return on Equity) thường chỉ phản ánh hiệu suất của doanh nghiệp dựa trên kết quả đã đạt được trong quá khứ, mà không thể nắm bắt được mức độ kỳ vọng của thị trường đối với tương lai

Chính vì vậy, hệ số Tobin's Q có thể giúp được nhà quản trị đánh giá được năng lực thực của các ngân hàng thương mại thông qua việc định giá thị trường vốn hoá của ngân hàng đó Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động thực sự của các ngân hàng thị trường hiện nay theo quy luật cung cầu

2.3 Các lý thuyết

Trang 29

Về mặt lý thuyết, các nhà nghiên cứu nổi tiếng đã đưa ra nhận định rằng vốn trí tuệ là một thành phần không thể thiếu có tác động đến quá trình thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả với mục đích tạo ra lợi nhuận Vì vậy, tác giả thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu về lý thuyết của vốn trí tuệ thông qua các lý thuyết nói về ảnh hưởng của hiệu quả vốn trí tuệ (hiệu quả vốn con người, hiệu quả vốn cấu trúc, hiệu quả vốn quan hệ ) đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp

• Lý thuyết tăng trưởng kinh tế mới

Lí thuyết tăng trưởng mới cho rằng sự cách tân và công nghệ mới không chỉ đơn thuần xảy ra nhờ cơ hội ngẫu nhiên Lí thuyết tăng trưởng mới cho rằng sự tiến bộ và sự phát triển công nghệ không chỉ là kết quả của sự ngẫu nhiên mà còn phụ thuộc vào sự nỗ lực của con người trong việc tìm kiếm và áp dụng các cải tiến Mọi người có quyền kiểm soát vốn tri thức của họ thông qua việc lựa chọn học hỏi và phát triển, đặc biệt khi có kích thích từ lợi nhuận Xem xét vốn con người là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự phát triển kinh tế, được đưa ra trong thập niên 80 và 90 của thế kỷ XX, với các nghiên cứu tiên phong của Romer (1986), Lucas (1988), Jones và Manuelli (1990), Mankiw và đồng nghiệp (1992) Vốn con người có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo hai cách: Thứ nhất, vốn con người có thể tăng cao năng suất lao động nhờ kỹ năng chuyên môn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế; thứ hai, vốn con người có thể thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạọ trong doanh nghiệp qua việc áp dụng công nghệ mới (Romer, 1990; Teixeira & Fortuna, 2004), tạo động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp và kinh tế

• Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Lý thuyết dựa trên nguồn lực (Resource-based view - Barney, 1991) được coi là một trong những lý thuyết tiên phong, tập trung vào sự quan trọng của tài sản vô hình đối với doanh nghiệp Theo lý thuyết này, một nguồn lực chỉ được xem là một lợi thế cạnh tranh khi nó thỏa mãn bốn điều kiện: có giá trị, hiếm, khó bắt chước và không thể thay thế được (Barney, 1991) Do đó, các tác giả cho rằng tài sản vô hình hoặc tri thức tổ chức mới đóng góp nhiều hơn vào việc xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững cho các doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường kinh tế tri thức Chính vì

Trang 30

vậy, lý thuyết này cũng được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa tri thức tổ chức, hiệu suất tài chính của các công ty ở Việt Nam và nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa quản trị doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và vốn trí tuệ Lý thuyết nguồn lực này được xây dựng dựa trên hai giả định cơ bản Thứ nhất, các doanh nghiệp trong cùng một ngành công nghiệp (hoặc nhóm) sở hữu các nguồn lực chiến lược khác nhau Thứ hai, những nguồn lực này không thể chuyển giao hoàn toàn giữa các doanh nghiệp, dẫn đến sự tồn tại lâu dài của sự khác biệt về nguồn lực

• Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực

Các nhà ủng hộ của lý thuyết này, Pfeffer và Salancik (2003), lập luận rằng mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều bên liên quan như các doanh nghiệp khác nắm giữ các nguồn lực chiến lược cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp Họ cho rằng mỗi doanh nghiệp không thể nắm giữ tất cả các nguồn lực chiến lược, vì vậy họ phải xây dựng mối quan hệ lâu dài với những bên liên quan có thể hỗ trợ doanh nghiệp về nguồn lực cần thiết Sự cần thiết này thực sự thúc đẩy các doanh nghiệp tương tác với môi trường bên ngoài, tạo nền tảng cho vốn xã hội và quan hệ của các doanh nghiệp Liên kết lý thuyết này với nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, Abeysekera (2010) lập luận rằng việc tương tác hiệu quả của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài chỉ có thể thực hiện khi doanh nghiệp sở hữu các nguồn lực nội bộ hiệu quả như vốn nhân lực và môi trường học tập Luận điểm này cũng tương thích với Williams (2000) người lập luận rằng các doanh nghiệp nên sử dụng vốn nhân lực hiện có tăng khả năng tạo ra giá trị của doanh nghiệp)

2.4 Tác động vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt động của NHTM

Trong hơn hai thập kỷ, để chứng minh vốn trí tuệ tồn tại cũng như hiệu quả của hoạt động của doanh nghiệp được tạo ra từ vốn trí tuệ nên đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu Ngoài ra, ngân hàng được phân loại là doanh nghiệp dịch vụ hoạt động chủ yếu dựa vào tri thức theo một số nghiên cứu (Branco, Delgado, Sousa và Sa, 2011) và sự liên kết của tri thức với ngân hàng đã được chứng minh trong một số nghiên cứu (Edvinsson & Malone, 1997; Firer & Mitchell Williams,

Trang 31

2003) Ngân hàng thế giới (1999) đã đưa ra tuyên bố “ Tri thức là động cơ sản xuất mạnh mẽ nhất của chúng tôi” Điều này thừa nhận rằng tài sản vô hình tương đương vốn trí tuệ có tầm quan trọng trong hoạt động điều hành ngân hàng Các ngân hàng tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường nhờ vào sự sáng tạo để ra mắt những sản phẩm tiên tiến cùng các gói dịch vụ hấp dẫn Theo đó, hiệu quả nguồn nhân lực (Human capital efficiency - HCE), hiệu quả vốn cấu trúc (Structural capital efficiency - SCE) và hiệu quả vốn quan hệ (Relational capital efficiency - RCE) là ba thành phần của vốn trí tuệ cũng như từng thành phần sẽ tương tác với nhau tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng (Rehman, Aslam và Iqbal (2021) Hoạt động với mục tiêu tạo ra lợi nhuận dựa trên tài sản và nguồn vốn, ngân hàng cũng là một tổ chức như doanh nghiệp Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình, và nguồn vốn bao gồm vốn huy động và vốn chủ sở hữu Như vậy, ngân hàng cũng có cấu trúc vốn trí tuệ bao gồm: vốn con người, vốn cấu trúc và vốn quan hệ tương tự như một doanh nghiệp Theo Mondal và cộng sự (2015), sự tác động của các thành phần trong vốn trí tuệ và sự tác động lẫn nhau của chúng trong quá trình hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu

quả hoạt động của ngân hàng Nghiên cứu sâu hơn về tác động của từng thành phần

vốn trí tuệ với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, khóa luận tổng hợp một số kết

quả như sau:

• Tác động hiệu quả vốn con người đến hiệu quả hoạt động

Nghiên cứu của Chen Goh (2005) đã khẳng định và dự báo rằng hiệu quả trong việc sử dụng vốn con người cần phải cao hơn so với việc sử dụng vốn vật chất và cấu trúc Mối quan hệ giữa Human Capital Efficiency (HCE) và Return on Assets (ROA) là tích cực, điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực con người của họ thường có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn so với những doanh nghiệp có hiệu quả sử dụng nguồn lực con người kém phát triển hơn

Nghiên cứu của Joshi (2013) tại Úc về tài chính đã chỉ ra mối liên hệ đáng kể giữa Vốn Trí tuệ và chi phí nhân lực cũng như hiệu quả hoạt động của các tổ chức

Trang 32

tài chính như ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm và các doanh nghiệp tài chính khác trong giai đoạn 2006-2008 Tổng cộng 33 doanh nghiệp đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng, trong lĩnh vực tài chính của Úc, hiệu quả của Vốn Trí tuệ chủ yếu phụ thuộc vào nguồn lực con người Điều này được xác nhận bởi các nghiên cứu trước đó của Pek (2005), Mavridis (2004), và Joshi (2010), trong đó nguồn lực con người được xem là yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào việc tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và đạt được lợi nhuận cao hơn trên thị trường (Pantzalis & Park, 2009)

Mondal & Ghosh (2012) đã thu thập dữ liệu từ 65 ngân hàng Ấn Độ cho nghiên cứu của họ Khi IC được chia thành các thành phần cốt lõi, hiệu quả sử dụng vốn con người sẽ làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Điều này cho thấy rằng đầu tư nhiều hơn vào nguồn nhân lực sẽ dẫn đến thành công lớn hơn cho ngân hàng Việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp tài chính để đáp ứng mong đợi của các bên liên quan và cuối cùng là tăng cường lợi nhuận Bằng cách tập trung vào việc nuôi dưỡng và trao quyền cho lực lượng lao động của mình, các công ty có thể thúc đẩy sự đổi mới, nâng cao năng suất và sự hài lòng của khách hàng, dẫn đến lợi thế cạnh tranh bền vững và thành công tài chính

Tuy nhiên, nghiên cứu của Weqar (2019) lại đưa ra kết quả trái ngược khi chỉ ra rằng HCE (Human Capital Efficiency) không đóng vai trò quan trọng đối với năng suất Điều này có thể được giải thích bởi việc các hệ thống kế toán truyền thống không đánh giá một cách đầy đủ giá trị mà nguồn nhân lực mang lại Mối liên hệ không quan trọng giữa HCE và ROE (Return on Equity) cũng như ATO (Asset Turnover) có thể do các doanh nghiệp không có đủ khả năng tận dụng hết tiềm năng của nhân viên Có vẻ như nguồn nhân lực không được đào tạo, phát triển và quản lý một cách hiệu quả

• Tác động hiệu quả vốn cấu trúc đến hiệu quả hoạt động

Trang 33

Một cách để tăng cường nguồn lực dựa trên kiến thức là hiểu được nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp Điều này cho phép doanh nghiệp đi theo đường cong học tập để đổi mới sản phẩm của mình, như Leslie (2006) đã chỉ ra Ví dụ, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển có thể giúp doanh nghiệp tạo ra kiến thức mới để tích hợp vào quy trình hoạt động của mình, như Nonaka & Takeuchi (1997) đã đề cập Quy trình hoạt động cũng có ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và tính chuyên nghiệp của nhân viên, giúp họ xử lý các tác vụ một cách hiệu quả Kết quả từ các nghiên cứu của Afroz (2018), Chan (2009a, b), Steven Firer và Mitchell Williams (2003), và Ginesti (2018) đã chỉ ra rằng SCE có thể nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Do đó, việc quản lý vốn cấu trúc, bao gồm sở hữu trí tuệ, văn hóa tổ chức, và quy trình, là rất quan trọng đối với doanh nghiệp Các nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống để chuyển đổi tri thức cá nhân thành tài sản của tổ chức là chìa khóa để đạt được ưu thế cạnh tranh bền vững trong tương lai Định nghĩa khả năng của một doanh nghiệp có thể đáp ứng các hoạt động của doanh nghiệp và cấu trúc có thể hỗ trợ tối ưu hiệu suất của nhân viên cũng như hiệu quả kinh doanh là vốn cấu trúc Có thể nói, nguồn nhân lực chưa nhận sự hỗ trợ đầy đủ bởi hệ thống và các thủ tục trong hệ thống thích hợp thì không thể cung cấp không gian để nhân viên phát huy năng lực Daou (2014) cho rằng các nhà quản lý doanh nghiệp nên chú ý đến tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ, văn hóa và quy trình của doanh nghiệp, công nghệ cũng như nỗ lực hơn nữa trong công tác thiết lập hệ thống cho phép ngầm chuyển đổi tri thức của nhân viên thành tri thức mà doanh nghiệp sở hữu Sự ngầm chuyển đổi này giúp cho các doanh nghiệp có tầm nhìn ngắn hạn và phụ thuộc vào tầm nhìn cá nhân thay đổi thành tầm nhìn dài hạn cho lợi thế cạnh tranh bền vững Vì vậy, vốn cấu trúc là cơ sở hạ tầng giúp tối ưu hiệu suất trí tuệ cho nhân viên và hiệu quả hoạt động tổng thể của doanh nghiệp

Tuy nhiên, nghiên cứu của Bharathi Kamath (2008), Nuryaman (2015), Ozkan (2017), và Weqar (2019) chỉ ra rằng không có mối liên hệ đáng kể giữa SCE và Lợi nhuận trên Tài sản (ROA), Lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu (ROE), và Tốc độ Xoay

Trang 34

vòng Tài sản (ATO) trong các doanh nghiệp tài chính Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số nguyên nhân như: thiếu hoặc ít đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên, chiến lược quảng cáo và tiếp thị không phù hợp, sự thiếu hiểu biết về giá trị của vốn trí tuệ và vai trò quan trọng của nó trong cạnh tranh cũng như sự thiếu rõ ràng trong việc xây dựng và tính toán vốn cấu trúc, như mô hình VAIC, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính (Ståhle, 2011)

• Tác động hiệu quả vốn quan hệ đến hiệu quả hoạt động

Rochmadhona và cộng sự (2018) cho rằng ngành ngân hàng có thể duy trì dựa vào mối quan hệ ổn định và lâu dài với khách hàng, và điều này là nhờ có một lực lượng nhân viên ở ngân hàng RCE được hiểu là mối quan hệ với các hiệp hội thương mại, các nhà cung cấp, các bên liên quan và các cổ đông, có tác động gián tiếp và gián tiếp đến giá trị của tổ chức trên thị trường (Oppong & Pattanayak, 2019)

Theo Daum (2005), doanh nghiệp có khả năng chi phối toàn bộ kênh cung cấp cho khách hàng và đạt được giá trị được tạo ra ở trong điều kiện hiệu quả của kênh cung cấp Bước đầu tiên để xây dựng nguồn vốn quan hệ với khách hàng là chọn đúng kênh khách hàng Thông qua việc tạo dựng mối liên hệ với các bên, có thể giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp sẽ được tối ưu

Husnah (2013) cho rằng trong công tác điều hành và quản trị tổ chức thì việc xây dựng sự liên kết với chính phủ, nhà cung cấp và khách hàng rất cần thiết nên nếu không thể tối ưu hóa nó thì sẽ làm giảm hiệu quả tài chính Bên cạnh tận dụng triệt để nguồn vốn của các bên liên quan để nâng cao hiệu quả tài chính, thì việc chọn lọc nhà cung cấp và khách hàng, cập nhật thông tin chính phủ nhanh chóng và cách nhà đầu tư nhìn nhận từng chính sách sẽ ban hành có thể làm tăng doanh thu doanh nghiệp Việc nắm bắt nhu cầu của các đối tác, nhà cung cấp cũng như khách hàng rất cần thiết khi giúp cho các chiến lược kinh doanh thích hợp cho doanh nghiệp cùng các sản phẩm và dịch vụ được xây dựng và phát triển Vốn quan hệ là cách kết hợp thành công liên kết quan hệ với cộng đồng như nhà đầu tư, chính phủ, đối tác hoặc nhà cung cấp và khách hàng Ngah (2009) cho rằng định hướng nhóm

Trang 35

khách hàng, chính phủ thực hiện hỗ trợ và đầu tư rất quan trọng với doanh nghiệp Do đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ được nâng cao thông qua những mối quan hệ cộng đồng tốt đẹp

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng đều chịu tác động bởi các thành phần của vốn trí tuệ Khi sử dụng tối ưu ba nguồn vốn thuộc IC trong tổ chức, nguồn vốn trí tuệ vượt trội sẽ được hình thành Vốn trí tuệ tạo nền tảng để doanh nghiệp thực hiện tốt nhất có thể như mong muốn và tối đa hóa lợi nhuận của các đối tác bao gồm nhà đầu tư Theo Nuryaman (2015), vốn trí tuệ của tổ chức nào nhận được đánh giá cao thì sẽ nhận được niềm tin và với niềm tin càng cao thì vốn các nhà đầu tư đổ vào các nhiều, điều này đem lại tín hiệu tích cực cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, với tính chất tồn tại trong cấu trúc doanh nghiệp nói chung và trong mỗi nhân sự nói riêng cũng như được thu thập trong thời gian dài, vốn trí tuệ là thành phần không thể thiếu để tham gia cạnh tranh trong thị trường của doanh nghiệp (Steward, 1997)

2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm

Trong hai thập kỷ qua, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để xem xét liệu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có chịu sự ảnh hưởng của vốn trí tuệ Các bài nghiên cứu được thực hiện với đa dạng phương pháp nghiên cứu, loại tổ chức tài chính, khu vực cũng như quốc gia và vùng lãnh thổ Một vài nghiên cứu ở trước đây có liên hệ đến chủ đề nghiên cứu được tác giả tóm tắt dưới đây và các nghiên cứu đều cho thấy hiệu quả tài chính hay hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhận được sự tác động tích cực từ vốn trí tuệ

2.5.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Ousama và cộng sự (2019) đã thực hiện điều tra tác động của vốn trí tuệ đến

hiệu quả hoạt động tài chính với dữ liệu tài chính của 37 ngân hàng Hồi giáo hoạt động tại Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh trong giai đoạn 2011 – 2013 Kết quả nghiên cứu chỉ ra hiệu quả tài chính (tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - ROA) của các ngân hàng Hồi giáo có nhận tác động dương từ vốn trí tuệ tuy nhiên chỉ số tác động trung bình thấp hơn các nghiên cứu

Trang 36

khác Cụ thể, vốn con người có tác dụng trong việc tăng giá trị cho ngân hàng, mặt khác, vốn cấu trúc kém hiệu quả trong việc giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả tài chính

Mohapatra và cộng sự (2019) đã nghiên cứu để kiểm tra hiệu quả hoạt động

của các ngân hàng có chịu tác động của vốn trí tuệ với dữ liệu được trích xuất từ báo cáo tài chính thường niên của 40 ngân hàng Ấn Độ trong khoảng 5 năm từ 2011 – 2015 Phương pháp phân tích thống kê và phân tích mô hình hồi quy được tác giả sử dụng lần lượt để xem xét sự liên kết giữa vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động ngân hàng Kết quả của mô hình hồi quy cho thấy, vốn trí tuệ bao gồm các thành phần: vốn con người, vốn cấu trúc và vốn quan hệ đem đến tín hiệu tích cực cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng, thể hiện được tầm quan trọng trong các ngân hàng tại Ấn Độ khi thúc đẩy hiệu quả hoạt động của nó

S Alrafadi (2020) đã thực hiện nghiên cứu xem xét về tác động của hiệu quả

vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính (ROA – tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, ROE – tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu) với dữ liệu mẫu cả các ngân hàng ở Libya trong giai đoạn từ 2004 – 2010 Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy cho ra kết quả hiệu quả tài chính nhận được tác động tích cực từ hiệu quả vốn cấu trúc và hiệu quả nguồn nhân lực, cụ thể tác động cao ở các ngân hàng tư nhân, và thấp nhất là các ngân hàng thương mại

Nghiên cứu của Aziz (2020) dùng phương pháp 2SYS-GMM để phân tích số

liệu từ 129 ngân hàng Hồi giáo tại 29 quốc gia trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2017 Kết quả cho thấy hoạt động của các ngân hàng này chủ yếu được thúc đẩy bởi việc đầu tư vào hiệu quả sử dụng vốn trí tuệ Điều này chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn cấu trúc và hiệu quả sử dụng vốn quan hệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho các ngân hàng Hồi giáo, trong khi hiệu quả sử dụng vốn con người lại có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của chúng Quy mô của ngân hàng và tỷ lệ sở hữu nước ngoài cũng được xác định là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi giáo

Trang 37

Rahmood và cộng sự (2021) đã sử dụng phương pháp hồi quy để thực hiện

xem xét hiệu quả tài chính trong các ngân hàng Hồi giáo ở Pakistan có chịu tác động bởi vốn trí tuệ với dữ liệu được thu thập từ năm 2010 – 2019 Kết quả của mô hình hồi quy cho rằng trong vốn trí tuệ chỉ có hiệu quả vốn con người đem đến tác động tích cực tới hiệu quả tài chính của ngân hàng (ROA – tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản), tuy nhiên hiệu quả hoạt động của ngân hàng Hồi giáo thì nhận tác động tiêu cực đến từ hai thành phần còn lại của vốn trí tuệ: hiệu quả vốn cấu trúc và hiệu quả sử dụng vốn

Saruultugs và cộng sự (2022) xem xét tác động của vốn trí tuệ đối với hiệu suất tài chính của các ngân hàng thương mại tại Mongolia bằng cách sử dụng dữ liệu tài chính từ năm 2011 đến 2021 Tác động của vốn trí tuệ đối với kết quả kinh doanh được đo lường bằng phương pháp hệ số trí tuệ gia tăng (VAIC), được sử dụng để phân tích dữ liệu trong các mô hình ngẫu nhiên và cố định Phân tích thống kê cho thấy rằng vốn con người và vốn sử dụng có tác động tích cực đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Vốn cấu trúc và vốn sử dụng có tác động tích cực đối với lợi nhuận trên tổng tài sản Vốn con người có tác động tích cực đối với biên lãi ròng trong khi vốn sử dụng có tác động tiêu cực đối với biên lãi ròng

Lalon và Saika (2022) đã thực hiện nghiên cứu xem xét lợi nhuận của các

ngân hàng của Bangladesh có chịu ảnh hưởng từ vốn trí tuệ với dữ liệu báo cáo thứ cấp là báo 13 cáo thường niên của 10 ngân hàng thương mại tư nhân của Bangladesh trong giai đoạn 2008 – 2022 Sử dụng phương pháp hồi quy 2SYS-GMM, bài nghiên cứu cho kết quả lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tư nhân được chọn có chịu tác động từ hiệu quả của vốn trí tuệ, cụ thể hiệu quả vốn con người, hiệu quả vốn cấu trúc đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng được đại diện bằng tỷ suất thu nhập lãi cận biên - NIM, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu – ROE, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản – ROA

Kondoy & Soewignyo (2023) đã dùng bộ dữ liệu gồm các ngân hàng ở

Indonesia trong khoảng từ năm 2018 – 2021 cùng phương pháp chọn mẫu dựa theo một số điều kiện cho trước để đánh giá tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt

Trang 38

động của ngân hàng Bài nghiên cứu cho ra kết luận, vốn trí tuệ có tác động đáng kể khoảng 84% đến ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) biến đại diện cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể hiệu quả vốn con người có tác động dương đến hiệu quả hoạt động, nhưng hiệu quả vốn cấu trúc thì ngược lại

Một số nghiên cứu không công nhận mối quan hệ tích cực giữa vốn trí tuệ và hiệu quả hoạt động của công ty, các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng vốn trí tuệ có thể có tác động ngược chiều đối với kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Nghiên cứu về các công ty ở Anh, Zeghal và Maaloul (2010) không thể xác định mối liên hệ giữa hiệu quả sử dụng tài sản và khả năng sinh lời của công ty với hiệu quả sử dụng vốn trí tuệ Đồng thời, các tác động của từng thành phần vốn trí tuệ đến kết quả tài chính cũng thường khác nhau trong các nghiên cứu Các nghiên cứu của Firer và Williams (2003), Shiu (2006), và Chan (2009) cho thấy hiệu quả vốn có người (HCE) có tác động ngược chiều đối với ROA và MROB, chỉ ra rằng hiệu quả sử dụng vốn con người không luôn cải thiện hiệu suất hoạt động của công ty Hiệu quả vốn cấu trúc thường không có tác động đáng kể đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Tuy nhiên, Firer và William (2003) và Chan (2009) đã ghi nhận mối liên hệ tích cực với ROA Hiệu quả vốn sử dụng thường có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến ít nhất một chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp

2.5.2 Các nghiên cứu trong nước

Phan Anh và Nguyễn Nhật Minh (2023), đã sử dụng mẫu nghiên cứu 26 ngân

hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2021 để thực hiện nghiên cứu tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thông qua phương pháp POLS, FEM và REM Bài nghiên cứu đưa ra kết luận tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản trung bình (ROAA) nhận được tác động tích cực từ hiệu quả vốn con người và hiệu quả vốn cấu trúc, đồng thời tác động dương với hiệu quả

tài chính với lãi và lợi nhuận thu được được tăng của ngân hàng

Lê Hồng Nga và Nguyễn Thành Đạt (2021), sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 30

ngân hàng thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2019 cùng phương phápGMM, thực 15 hiện nghiên cứu ảnh hưởng của vốn trí tuệ đến hiệu quả hoạt

Trang 39

động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Bài nghiên cứu cho ra kết luận cơ cấu vốn và hiệu quả nguồn nhân lực tạo ảnh hưởng tích cực đến ROA (tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản) và ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) cũng như hiệu quả hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Trần Thị Khánh Linh (2022), sử dụng mẫu nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 27

ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2021, đã sử dụng phương pháp VAIC để đánh giá các khía cạnh không rõ ràng của hiệu suất của chúng Kết quả cho thấy rằng VAIC có mối liên hệ mạnh mẽ với ROA và ROE, đồng thời các thành phần như HCE, CEE và RCE đều đóng vai trò tích cực đối với hiệu suất tài chính Tuy nhiên, có một điểm đáng chú ý, đó là SCE lại có ảnh hưởng tiêu cực đến ROA và ROE Điều này cho thấy rằng mặc dù một số khía cạnh của ngân hàng có thể cải thiện hiệu suất, nhưng cũng có những khía cạnh có thể gây hạn chế Đáng chú ý là, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể trong tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của ngân hàng trong cả thời kỳ ổn định và giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 Điều này có thể chỉ ra rằng vốn trí tuệ đóng vai trò quan trọng và ổn định trong việc duy trì hiệu suất của ngân hàng trong mọi tình huống kinh tế

Trang 40

Bảng 2.1 Tổng hợp nghiên cứu thực nghiệm

Ousama và các cộng sự (2019)

Dữ liệu tài chính của 37 ngân hàng Hồi giáo hoạt động tại Hội đồng Hợp tác vùng

Vịnh trong giai đoạn 2011 – 2013

OLS, FEM, REM

HCE CEE

ROA ROE

+

SCE

ROA ROE

-

Mohapatra và các cộng sự (2019)

Dữ liệu được trích xuất từ báo cáo tài chính thường niên của 40 ngân hàng

Ấn Độ trong khoảng 5 năm từ 2011 – 2015

FGLS

HCE SCE RCE

ROA

S Alrafadi (2020) ở Libya trong giai đoạn từ 2004 – 2010 Với dữ liệu mẫu cả các ngân hàng FGLS

HCE SCE CEE

ROA

Rahmood và các cộng sự (2021)

Ngân hàng Hồi giáo ở Pakistan với dữ liệu được thu thập từ năm 2010 –

Ngân hàng thương mại tại Mongolia bằng cách sử dụng dữ liệu tài

Ngày đăng: 10/07/2024, 16:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w