TÓM TẮT Bài nghiên cứu thực hiện xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng TTTD tại 24 ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 201
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Ngành ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của đất nước Mặt khác, đây là lĩnh vực thường xuyên trở thành nguồn gốc của rủi ro hệ thống điển hình như cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1998 (Kaminsky và Reinhart, 1999) và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm
2008 (Nijsken và Wagner, 2011; Feldkircher, 2014) Do đó, lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực được quản lý chặt chẽ nhất ở mọi quốc gia Với môi trường hoạt động kinh doanh cạnh tranh hiện nay, các khoản vay ngân hàng được xem là nguồn tài trợ chính bên ngoài cho các doanh nghiệp ở các nước Các ngân hàng thương mại luôn có vai trò tích cực trong sự phát triển kinh tế của một quốc gia, nếu hệ thống ngân hàng trong nước hoạt động hiệu quả sẽ mang lại sự tăng trưởng nhanh chóng trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Vì vậy, cho vay là một trong những hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng thương mại Điều này được thể hiện rõ qua quy mô của các khoản vay hình thành tài sản của ngân hàng và số tiền cấp tín dụng cho người đi vay trong nước tăng lên hàng năm (Akujuobi và Nwezeaku, 2015)
Tình hình kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, lãi suất đã đạt mức thấp nhất đặc biệt ở Mỹ, Anh và các nước EU Hầu hết các nước có sự kết nối với nhau, nhiều nước đang phát triển được hưởng lợi từ lãi suất thấp, chi phí khoản vay rẻ đối với người đi vay Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (2019), tốc độ tăng trưởng tín dụng của khu vực phi tài chính ở các nước G20 là 6,3% từ năm
Trong giai đoạn 2009-2022, là giai đoạn các ngân hàng đang thực hiện các biện pháp tái cấu trúc nhằm khôi phục và cải thiện lại hoạt động kinh doanh của mình và cũng là giai đoạn kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt nhất là giai đoạn 2019-2020 khi bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 Làn sóng dịch bệnh xuất hiện và diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam Đây là khoảng thời gian kinh tế tăng trưởng chậm nhất sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính 2008-2009 Tăng trưởng tín dụng vào năm 2019 tăng 13,65% so với cuối năm 2018 (2018: 13,89%) (Ngân hàng Nhà nước, 2019) Vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế chỉ tăng 12,17% so với cuối năm 2019 (Ngân hàng Nhà nước, 2020) Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm 2020 ở mức thấp hơn nhiều lần so với 2 năm trước, chỉ đạt 1,96% so với mức tăng 5,74% và 6,16% cùng kỳ năm 2019 và 2018 (Nguyễn Thanh Tùng và Hoàng Sơn, 2020) Đến năm 2021, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế tăng 13,61% so với cuối năm 2020, nhờ điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiện tệ để kịp thời hỗ trọ và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và người dân sau đại dịch (Ngân hàng Nhà nước, 2021) Sang năm 2022, tăng trưởng tín dụng đã tăng 14,18% so với cuối năm 2021 (Ngân hàng Nhà nước, 2022) Tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng phần nào phản ánh được sự khó khăn của các doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Tuy nhiên khi bối cảnh dịch bệnh sau kết thúc cùng với sự kiểm soát và quản lý chặt chẽ của Nhà nước, nền kinh tế trong nước đã có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực
Nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của các khoản vay ngân hàng trong việc tài trợ cho hộ gia đình, doanh nghiệp và sự phát triển hoạt động kinh tế, từ đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” Khi tốc độ TTTD tăng lên thường sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng tốc độ TTTD quá nhanh sẽ làm giảm chất lượng khoản vay xuống và tăng rủi ro hệ thống, điều này sẽ gây ra những vấn đề lo ngại về rủi ro an toàn và làm suy giảm tính lành mạnh của ngân hàng Do đó, đề tài nghiên cứu này có thể được xem là tài liệu giúp cho các ngân hàng thương mại và cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đưa ra quyết định đầu tư và kế hoạch phát triển phù hợp.
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đề tài nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến TTTD tại các NHTMCP Việt Nam Từ đó, đề tài đưa ra một số đề xuất cho các NHTM Việt
Nam nói chung và một vài khuyến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước nhằm ổn định TTTD tại các NHTM Việt Nam
1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu tổng quát, tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022
Thứ hai, dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số khuyến nghị cho các NHTM Việt Nam nói chung và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả TTTD.
Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả cần sẽ lần lượt giải đáp ba câu hỏi sau để có thể giải quyết được những mục tiêu nghiên cứu cụ thể nêu trên:
Thứ nhất, những yếu tố nào tác động đến TTTD tại NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022? Mức độ tác động của chúng là như thế nào?
Thứ hai, có những khuyến nghị nào phù hợp cho các NHTM Việt Nam và cơ quan quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả TTTD?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM
Phạm vi không gian được thực hiện trong nghiên cứu là áp dụng ở các NHTMCP Việt Nam Bài nghiên cứu được tác giả lựa chọn 24 NHTMCP trong 31 NHTMCP Việt Nam vì các ngân hàng này có đầy đủ dữ liệu phù hợp với mô hình nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng hoạt động liên tục trong suốt thời gian nghiên cứu
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện dựa trên bộ dữ liệu từ năm 2010 đến năm 2022 Sở dĩ, nghiên cứu sử dụng số liệu của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 là do trong khoảng thời gian này dữ liệu đầy đủ cho các biến mà tác giả nghiên cứu và khoảng thời gian này là hậu của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và các ngân hàng đã nỗ lực phục hồi lại sau khoảng thời gian ấy Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mà nền kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều sự kiện kinh tế toàn cầu, đặc biệt sự xuất hiện một đại dịch bệnh Covid-19 và đón nhận những tín hiệu khiến cho nền kinh tế bị suy thoái Vì vậy, nghiên cứu trong giai đoạn 2010-2012 có thể là cơ hội giúp tác giả phân tích và phản ánh rõ hơn về TTTD tại các NHTM Việt Nam.
Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính: tác giả sử dụng bao gồm các phương pháp như phương pháp mô tả, so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá nhằm hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến TTTD tại NHTM, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp tại các NHTMCP Việt Nam và thảo luận kết quả nghiên cứu Cuối cùng là đề xuất cho các NHTM Việt Nam nói chung và các khuyến nghị cho Chính phủ hoặc NHNN nhằm nâng cao hiệu quả TTTD phù hợp tại các NHTM Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với phần mềm STATA 17 Sau đó, tác giả sẽ tiến hành kiểm định những khuyết tật mà mô hình được lựa chọn bị mắc phải và thực hiện khắc phục các khuyết tật đó bằng phương pháp GMM Mô hình thu được từ phương pháp GMM chính là kết quả cuối cùng của nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu nghiên cứu bao gồm dữ liệu vi mô và dữ liệu vĩ mô
Dữ liệu của các biến vi mô được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 từ website của các ngân hàng, website FiinPro: http://fiinpro.com và website Vietstock: http://vietstock.vn/
Dữ liệu của các biến vĩ mô bao gồm các loại dữ liệu tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất Trong đó tăng trưởng kinh tế và lạm phát được thu thập từ World Bank Lãi suất được lấy từ báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước.
Đóng góp của đề tài
Về mặt học thuật: Đề tài nghiên cứu góp phần làm phong phú cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến TTTD tại các NHTM
Về mặt thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 Từ đó, đề tài đưa ra một số đề xuất cho các NHTM Việt Nam nói chung và một vài khuyến nghị cho Chính phủ hoặc Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả TTTD tại các NHTM Việt Nam.
Bố cục của đề tài
Bài viết nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam ” có kết cấu gồm 05 chương:
Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương 1 sẽ giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cũng như phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, đóng góp và bố cục của đề tài
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Để cung cấp cơ sở cho các đối tượng trong nghiên cứu, tác giả trình bày tổng quát lý thuyết liên quan đến TTTD tại các NHTM Đồng thời, lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó, tác giả cũng trình bày các lý thuyết và lập luận liên quan đến mối quan hệ giữa các yếu tố và TTTD
Chương 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Từ cơ sở lý thuyết cùng với lý luận của các nghiên cứu trước đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu và đề ra giải thuyết nghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả sẽ giải thích biến phụ thuộc, biến độc lập và trình bày chi tiết về cách thức thực hiện kinh tế lượng cho nghiên cứu
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tiến hành trình bày và phân tích kết quả từ số liệu được thu thập thông qua phần mềm thống kê STATA, giải thích ý nghĩa của các hệ số và kết quả mô hình hồi quy sau khi thực hiện khắc phục các khuyết tật mà mô hình nghiên cứu mắc phải Từ đó thảo luận kết quả và giải thích mối liên hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình, đồng thời so sánh với các nghiên cứu trước và thực kiện kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tác giả đưa ra kết luận của nghiên cứu và đề xuất các hàm ý chính sách và khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả của tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung Ngoài ra, tác giả còn nêu ra những điểm yếu mà bài nghiên cứu còn tồn đọng và đưa ra các đề xuất cho các hướng nghiên cứu sau này
Tác giả trình bày khái quát về bài nghiên cứu và đưa ra cơ sở cho các chương tiếp theo Ở chương này, tác giả đã nhận thấy được ngành ngân hàng là một trong những ngành có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của một đất nước Cụ thể, hoạt động cấp tín dụng chính là nguồn tài trợ vốn giúp cho các doanh nghiệp và các chủ thể trong xã hội phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Để thấy rõ và cụ thể hơn các yếu tố tác động đến TTTD tại NHTM, tác giả sẽ tiến hành thực hiện xây dựng cơ sở lý thuyết cùng với các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài ở chương 2.
Tổng quan về tín dụng của ngân hàng thương mại
Dương Thị Hoàn (2020, trang 10) cho rằng “tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với khách hàng, trong đó ngân hàng chuyển nhượng cho khách hàng quyền sử dụng một lượng giá trị (dưới hình thức hàng hoá hoặc tiền tệ) với những điều kiện và trong một thời gian nhất định mà hai bên đã thoả thuận dựa trên nguyên tắc có hoàn trả” Ngoài ra, tín dụng là việc cung cấp tiền hoặc các yêu cầu tương đương dựa trên thỏa thuận hoặc thỏa thuận cho vay giữa ngân hàng và một bên khác yêu cầu người đi vay phải trả nợ sau một thời gian nhất định kèm theo lãi suất (Mushinski, 1999) Khi cấp tín dụng cho khách hàng cần có chính sách để tạo ra hệ thống quản lý tín dụng tốt Chính sách cung cấp tín dụng là một trong những chính sách mà các ngân hàng thường thực hiện nhằm tăng khối lượng cho vay, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận (Stiglitz và Weiss, 1981) Ngân hàng là tổ chức trung gian giữa đơn vị thặng dư và đơn vị thâm hụt Hơn nữa, phân luồng tín dụng là một nghĩa vụ đạo đức của ngân hàng, có thể nói như vậy vì nguồn vốn ngân hàng chính đến từ cộng đồng, nên việc các ngân hàng phải phân phối lại cho công chúng dưới hình thức tín dụng là điều đương nhiờn (Botello Peủaloza, 2015)
Tóm lại, tín dụng ngân hàng là một thuật ngữ có nhiều ý nghĩa trong thế giới tài chính Nói chung, nó được định nghĩa là một hợp đồng được ký kết và thỏa thuận giữa hai bên là ngân hàng và các chủ thể trong xã hội Trong đó, ngân hàng là bên cấp tín dụng, còn các chủ thể trong xã hội là bên nhận tín dụng, dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn và lãi cùng với những điều kiện được hai bên thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định
2.1.2 Đặc điểm của tín dụng
Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), hoạt động tín dụng thường có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, tín dụng được dựa trên cơ sở lòng tin, đây là yếu tố quyết định một khoản tín dụng Để ngân hàng có thể đưa ra quyết định cấp tín dụng cho người đi vay thì trước hết phải xem xét người đi vay có thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ đúng thời hạn như đã cam kết hay không Đây cũng là đặc điểm quan trọng nhất của tín dụng và là cơ sở để tạo ra các đặc điểm tiếp theo
Thứ hai, tín dụng chính là sự chuyển nhượng tài sản có thời hạn hay có tính hoàn trả Bởi vì ngân hàng đóng vai trò trung gian trong hoạt động “đi vay để cho vay” nên để đảm bảo cho các ngân hàng có thể hoàn trả được số vốn huy động thì mọi khoản tín dụng đều phải có kỳ hạn Vì vậy, ngân hàng cần xác định thời hạn cho vay hợp lý dựa trên tính chất thời hạn của nguồn vốn và quá trình luân chuyển vốn của người đi vay Nếu ngân hàng có nguồn vốn dài hạn thì có thể cấp khoản tín dụng dài hạn và ngược lại Ngoài ra, thời hạn cho vay phải phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn của người đi vay, điều này giúp người đi vay có khả năng trả nợ đúng hạn
Thứ ba, tín dụng được dựa trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị ban đầu lúc cho vay Nói cách khác là ngoài việc hoàn trả đủ giá trị gốc thì các chủ thể đi vay cần phải trả cho ngân hàng thêm một khoản lãi Để đảm bảo người đi vay có thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay thì NHTM phải cần cân nhắc và xem xét để xác định được thời hạn và kỳ hạn tín dụng hợp lý cho từng khách hàng Ngoài ra, lãi suất của khoản vay phải được đảm bảo có sự thích hợp và hài hòa giữa mục tiêu gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng và phù hợp với chính sách lãi suất do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành
Thứ tư, sự hoàn trả trong tín dụng phải dựa trên cơ sở là cam kết hoàn trả vô điều kiện khi đến thời hạn Đây là ràng buộc pháp lý mà khách hàng phải tuân theo trong quá trình sử dụng tín dụng của NHTM Những ràng buộc pháp lý này đều được thể hiện rõ trong nội dung cam kết của các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố, thế chấp, khế ước nhận nợ và các hợp đồng liên quan khác, trong đó người đi vay phải cam kết hoàn trả vô điều kiện các khoản vay cho ngân hàng
Thứ năm, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng, là tính tất yếu và không thể loại trừ hoàn toàn Rủi ro sẽ xuất hiện khi người đi vay không có thiện chí trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ theo hợp đồng đã thỏa thuận Bên cạnh đó, do trong quá trình bên đi vay sử dụng tín dụng gặp khó khăn do môi trường hoạt động kinh doanh thay đổi, điều này không lường trước được và nằm ngoài tầm kiểm soát của người đi vay Do đó, có thể ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó làm giảm đi khả năng trả nợ của người đi vay Do vậy, rủi ro tiềm ẩn trong quá trình cấp tín dụng khá cao, các NHTM chỉ có thể hạn chế đi một phần rủi ro đó chứ không thể loại bỏ triệt để
2.1.3 Vai trò của tín dụng
Tín dụng ngân hàng được coi là một trong những chức năng quan trọng được ngân hàng thực hiện, nó góp phần vào việc cung cấp kinh phí cần thiết cho tất cả các lĩnh vực trong nước, bao gồm cả các lĩnh vực hộ gia đình, kinh doanh và chính phủ Tín dụng cấp cho các lĩnh vực này được coi là quan trọng để thực hiện nhiệm vụ của họ trong kinh doanh, hoạt động và đầu tư, giúp họ đạt được mức tăng trưởng thực tế về sản lượng, điều này sẽ phản ánh tích cực đối với nền kinh tế nói chung (Acharya, 2009) Bên cạnh đó, nhu cầu tín dụng được thúc đẩy bởi mong muốn của các hộ gia đình nhằm ổn định tiêu dùng trong suốt vòng đời, các doanh nghiệp cần tài trợ cho sản lượng hiện tại và tương lai cũng như kỳ vọng về tỷ suất lợi nhuận trên khoản đầu tư mới (Iossifov và Khamis, 2009) Theo Nguyễn Văn Tiến (2013), hoạt động cấp tín dụng có những đóng góp quan trọng như sau: Đầu tiên, tín dụng là công cụ thúc đẩy việc phân bổ vốn và phát triển quá trình sản xuất kinh doanh Trong môi trường kinh doanh, luôn có sự tồn tại giữa những người có nguồn vốn dư thừa và những người thiếu vốn Quá trình huy động nguồn vốn và tín dụng có sự kết hợp với nhau giúp cho tập trung lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi và chuyển đến những nơi có nhu cầu cần vốn Các NHTM có thể tập trung lượng lớn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Việc cung ứng nguồn vốn kịp thời đến các doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, không bị đứt quãng, đồng thời đây cũng là cơ hội giúp cho các doanh nghiệp có khả năng mở rộng và phát triển quy mô hoạt động kinh doanh của mình
Thứ hai, tín dụng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại Với sự hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, thương mại quốc tế đã và đang ngày càng gia tăng Đây cũng là cơ hội giúp cho nền kinh tế Việt Nam và các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng quan hệ kinh tế và hoạt động kinh doanh ra nhiều nước trên thế giới Để có thể thực hiện được mục tiêu và chiến lược này thì cần phải có một lượng vốn rất lớn Ngoài ra, hoạt động tín dụng quốc tế và thanh toán quốc tế tín dụng ngân hàng được coi là cầu nối giúp các quốc gia dễ dàng kết nối với nhau và mở rộng quan hệ thương mại dễ dàng hơn
Thứ ba, hoạt động tạo ra lợi nhuận quan trọng nhất của các ngân hàng chính là hoạt động tín dụng Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng có thể mở rộng sang nhiều loại hình dịch vụ khác như thanh toán, tiền gửi, giao dịch ngoại tệ, … Trên cơ sở này, khi các ngân hàng gặp rủi ro tín dụng hoặc gặp khó khăn do việc thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ từ ngân hàng trung ương, họ có thể đa dạng hóa hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng lợi nhuận
Cuối cùng, tín dụng góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân Tín dụng giúp các hộ gia đình có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn nhằm đáp ứng các nhu cầu như mua xe, mua nhà, đầu tư kinh doanh, những khoản vay tiêu dùng, … Điều này đã hỗ trợ người dân cải thiện được đời sống, góp phần nâng cao thu nhập, đảm bảo đời sống và dễ dàng giải quyết được những vấn đề liên quan đến tài chính.
Tổng quan về tăng trưởng tín dụng
2.2.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng
Nguyễn Văn Tiến (2013) cho rằng, tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm gia tăng nguồn vốn huy động từ khách hàng để đáp ứng cho hoạt động cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân, … có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường Theo Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh (2023, trang 48), “TTTD là việc các ngân hàng sử dụng các chính sách và nguồn lực để gia tăng nguồn vốn huy động, từ đó mở rộng các hoạt động cấp tín dụng Tóm lại, TTTD chỉ sự gia tăng của tổng giá trị các khoản cấp tín dụng năm nay so với năm trước” Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động cấp tín dụng Do vậy, nói tới tăng trưởng tín dụng trong thực tế là nói tới tăng trưởng cho vay Theo Foos, Norden và Weber (2010), tăng trưởng cho vay được định nghĩa là sự khác biệt giữa tăng trưởng cho vay của một ngân hàng cá nhân so với tăng trưởng cho vay trung bình của các ngân hàng trong cùng một quốc gia và cùng một năm Ngoài ra, tăng trưởng cho vay là một yếu tố quan trọng trong cho vay thương mại vì nó cho thấy tham vọng và rủi ro trong việc tạo thêm nguồn thu từ hoạt động cho vay (Malimi, 2007)
Trong nghiên cứu này, tăng trưởng tín dụng được hiểu là việc ngân hàng huy động vốn từ khách hàng bằng nhiều chính sách ưu đãi khác nhau để gia tăng nguồn vốn, từ đó có thể mở rộng quy mô hoạt động cho vay nhằm đáp các nhu cầu của khách hàng và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.2.2 Cách thức đo lường tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng thể hiện sự gia tăng tổng giá trị các khoản cấp tín dụng của các ngân hàng tại năm nay so với năm trước Hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đều đo lường TTTD dựa trên tổng dư nợ tín dụng Theo các nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh và Nguyễn Lê Hoài Thương (2023); Lê Vũ Hà và Đỗ Văn Lộc (2022); Nguyễn Bá Hoàng (2019); Phạm Xuân Quỳnh (2017); Pananda và Bonnie (2021), tốc độ TTTD được đo lường như sau:
Tốc độ TTTD =Tổng dư nợ tín dụng t − Tổng dư nợ tín dụng t−1
Tổng dư nợ tín dụng t−1
Tốc độ TTTD = Tổng dư nợ tín dụng năm t
Tổng dư nợ tín dụng năm t − 1− 1
Ngoài ra, theo Sobarsyah và cộng sự (2020), mức TTTD còn được đại diện bằng tăng trưởng cho vay tổng hợp và cũng được đo lường bằng tăng trưởng cho vay hàng năm (LOANG), công thức được biểu thị như sau:
L i,t−1 Để phản ánh mức tăng trưởng cho vay hàng năm dựa trên các loại khoản vay khác nhau (LGT), có thể sử dụng cùng một công thức để xây dựng mức tăng trưởng cho vay dựa trên LOANG Nói cách khác, LGT là một trong những thước đo tăng trưởng cho vay được tính bằng công thức LOANG Nếu tính toán mức tăng trưởng khoản vay bằng công thức LOANG, sẽ xác định được một số loại khoản vay dựa trên mức độ sử dụng và quy mô người vay, trong đó L đại diện cho tổng số khoản vay cho mỗi danh mục Đối với các khoản vay dựa trên loại hình mức độ sử dụng thì sẽ có ba loại, chẳng hạn như tăng trưởng cho vay vốn lưu động, tăng trưởng cho vay đầu tư và tăng trưởng cho vay tiêu dùng Đối với các khoản vay dựa trên quy mô người vay thì sẽ có sự tăng trưởng của các khoản cho vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khoản cho vay không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ (Soedarmono và cộng sự 2022)
2.2.3 Tầm quan trọng của tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tài chính được thể hiện qua tăng trưởng tín dụng Có thể thấy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự thịnh vượng của một đất nước (ở cấp độ vĩ mô) và sự bền vững của ngân hàng (ở cấp độ vi mô) Ở cấp độ vĩ mô, theo Joseph Schumpeter, là một trong những người có sự ảnh hưởng hơn các nhà kinh tế của thế kỷ 20 (Kay, 2007), đã lập luận về tầm quan trọng của các trung gian tài chính đối với sự tăng trưởng kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng (Stiglitz, 1993) Nguồn vốn tín dụng đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn và tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp đang thiếu hụt vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư và cải tiến trang thiết bị kỹ thuật Với nền kinh tế hội nhập hiện nay, tăng trưởng tín dụng đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ thanh toán quốc tế của một đất nước, giúp mở rộng các mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, đồng thời đẩy mạnh quá trình phát triển và đổi mới của đất nước Do vậy, khi tín dụng được tăng trưởng theo chiều hướng tốt sẽ là cơ hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 xảy ra, các nhà học thuật đã đặt nghi ngờ về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng tín dụng được sử dụng như một trong những chỉ số ổn định tài chính dựa trên một biến số Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng vì dư thừa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khu vực tài chính và quá ít tín dụng sẽ tác động tiêu cực đến các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế
Xét về khía cạnh vi mô, thu nhập từ lãi vay được coi là nguồn thu nhập chính của ngân hàng Tốc độ TTTD càng lớn thì các ngân hàng sẽ có khả năng kiếm được nhiều tiền Nếu các ngân hàng cung cấp nhiều khoản vay hơn, họ sẽ kiếm được nhiều tiền thông qua lãi suất từ các khoản vay đó Từ góc độ thị trường, Kracaw và Zenner (1996); Mosebach (1999) cho thấy thị trường phản ứng tích cực khi các ngân hàng tham gia vào các giao dịch có đòn bẩy cao và cấp hạn mức tín dụng lớn hơn 1 tỷ USD Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng này cũng đem lại tích cực cho ngân hàng Jimenez và Saurina (2006) cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng cho vay quá mức và rủi ro tín dụng là thuận chiều
Như vậy, tăng trưởng tín dụng được ví như “con dao hai lưỡi” Một mặt, đó là một cách để tối đa hóa sự giàu có của các cổ đông và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác nó có thể là nguồn gốc của rủi ro (như phá sản, nợ xấu) Nói tóm lại, hiệu quả hoạt động và tính bền vững trong tương lai của một ngân hàng có thể được giải thích bằng mức tăng trưởng cho vay của ngân hàng đó (Foos, Norden và Weber, 2010; Zemel, 2018).
Lược khảo các nghiên cứu liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Tamirisi và Igan (2007) với nguồn dữ liệu được sử dụng từ 217 NHTM hoạt động ở NMS (Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Ba Lan, Cộng hòa Slovak và Slovenia) trong khoảng thời gian 1995-2004 Tác giả đã sử dụngphương pháp bình phương tối thiểu ba giai đoạn Trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng TTTD làm biến phụ thuộc và các biến độc lập là hệ số GDP bình quân đầu người, tăng trưởng GDP, lãi suất thực, phần trăm của tỷ giá hối đoái thực, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, biên lãi ròng, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư cá nhân trong nước Kết quả nghiên cứu thu được các yếu tố tác động cùng chiều với TTTD là biên lãi ròng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập và tăng trưởng GDP Ngược lại, hệ số GDP bình quân đầu người, lãi suất thực, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư cá nhân trong nước có mối quan hệ ngược chiều với TTTD
Ivanović (2016) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố đến TTTD ở Montenegro với dữ liệu hàng quý đến từ 11 ngân hàng hoạt động ở Montenegro trong giai đoạn từ 2004 đến 2014 Tăng trưởng GDP được lấy từ ngân hàng trung ương Montenegro, tỷ lệ lạm phát được cung cấp bởi cục thống kê Montenegro Tác giả đã sử dụng mô hình tuyến tính hiệu ứng cố định để xác định trong bài nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được tác giả sử dụng TTTD làm biến phụ thuộc và các biến độc lập là tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất Euribor, chênh lệch giá, tăng trưởng tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, chỉ số hiệu suất hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (VCSH) Kết quả nghiên cứu cho thấy, trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 thì tăng trưởng tiền gửi, tăng trưởng GDP, tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều với TTTD Tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều với TTTD Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng tiêu cực đến biến phụ thuộc
Tăng trưởng tiền gửi, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH và chỉ số hiệu suất hoạt động thì có tác động cùng chiều với TTTD
Awdeh (2017) nghiên cứu sự quyết định của các yếu tố đến TTTD ở Lebanon với dữ liệu nghiên cứu của 34 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2000-2015 Nguồn dữ liệu ngân hàng hàng năm được lấy là BilanBanques và các yếu tố vĩ mô được lấy từ World Bank và ngân hàng trung ương Lebanon Bài nghiên cứu đã được tác giả sử dụng phương pháp hiệu ứng cố định Mô hình nghiên cứu gồm có biến phụ thuộc là TTTD và các biến độc lập như tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tỷ lệ VCSH trên tài sản, dự phòng rủi ro cho vay theo tỷ lệ tổng khoản vay, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tổng nợ công theo phần trăm của GDP danh nghĩa, lãi suất cho vay bằng nội tệ, lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm, tốc độ tăng trưởng cung tiền hàng năm và tốc độ tăng trưởng của dòng tiền chuyển vào Kết quả của nghiên cứu này cho thấy tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tăng trưởng GDP, dự phòng tổn thất cho vay, tốc độ tăng trưởng cung tiền hằng năm có tác động cùng chiều tới TTTD Mặt khác, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, lãi suất cho vay, lãi suất tín phiếu kho bạc, tốc độ tăng trưởng của nợ công, tốc độ tăng trưởng của dòng tiền chuyển vào có tác động ngược chiều với tốc độ TTTD
Pasaribu và Mindosa (2021) đã thực hiện nghiên cứu và phân tích tác động của những yếu tố đến tăng trưởng cho vay với dữ liệu được lấy từ 86 ngân hàng Indonesia trong giai đoạn 2002-2018 Phương pháp được tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là phương pháp GMM Mô hình nghiên cứu sử dụng tăng trưởng cho vay làm biến phụ thuộc và các biến độc lập là tính thanh khoản, tăng trưởng tiền gửi, tỷ suất vốn hóa, tỷ suất sinh lời trên VCSH, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tiền gửi có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng cho vay Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến tăng trưởng cho vay Còn các biến khác như tính thanh khoản, tỷ suất vốn hóa, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu dường như không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng cho vay
Shingjergji và Hyseni (2021) đã phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố tác động đến TTTD với dữ liệu nghiên cứu được lấy theo hàng quý của 48 ngân hàng tại Albania trong giai đoạn 2002-2013 Mô hình nghiên cứu gồm có biến phụ thuộc là TTTD và các biến độc lập là tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay, tỷ lệ an toàn vốn, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu Tác giả đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS Kết quả nghiên cứu thu được là tăng trưởng GDP, tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ thuận chiều với TTTD Lãi suất cho vay, tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và quy mô ngân hàng không có tác động đáng kể đến TTTD
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Phạm Xuân Quỳnh (2017) thực hiện nghiên cứu tác động của các yếu tố đến TTTD của NHTM Việt Nam với dữ liệu được thu thập từ 25 NHTM Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế trong giai đoạn 2007-2014 Phương pháp được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp hồi quy dữ liệu bảng theo hai phương pháp FEM, REM và sau cùng là sử dụng phương pháp GMM Trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng TTTD làm biến phụ thuộc và các biến độc lập được sử dụng là tăng trưởng vốn huy động, nợ xấu, quy mô, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ lãi cận biên, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tăng trưởng vốn huy động và tăng trưởng kinh tế tác động thuận chiều với TTTD Ngược lại, nợ xấu, tỷ lệ lạm phát và quy mô hoạt động có tác động nghịch chiều đến TTTD
Nguyễn Bá Hoàng (2019) đã thực hiện nghiên cứu tác động của các yếu tố đến TTTD tại 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-2017 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính và được lấy từ ADB Indicator và Tổng cục Thống kê Nghiên cứu áp dụng 4 phương pháp hồi quy là mô hình Pooled OLS, mô hình FEM, mô hình REM và mô hình ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) Mô hình nghiên cứu gồm có biến phụ thuộc là TTTD và các biến độc lập như tỷ lệ vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ VCSH, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát Kết quả nghiên cứu cho thấy các tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP có tác động thuận chiều với TTTD Các biến có mối quan hệ nghịch chiều với TTTD như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ VCSH và tỷ lệ lạm phát
Nguyễn Văn Thuận (2021) nghiên cứu đánh giá sự tác động của các yếu tố đến TTTD của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 với dữ liệu nghiên cứu được lấy từ các báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của 16 NHTM tại Việt Nam Trong nghiên cứu này, TTTD được đo lường bằng hai chỉ tiêu là tốc độ TTTD và quy mô tín dụng Hai chỉ tiêu này cũng được sử dụng làm biến phụ thuộc trong bài nghiên cứu với mô hình 1 có biến phụ thuộc là tốc độ TTTD và mô hình 2 có biến phụ thuộc là quy mô tín dụng Các biến độc lập là tăng trưởng tín dụng năm trước, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng vốn huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản Phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu này là phương pháp hồi quy theo phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) Theo tác giả thì mô hình ước lượng FGLS sẽ khắc phục được những khuyết điểm của 3 mô hình Pooled, FEM và REM Kết quả hồi quy theo mô hình 1 chỉ có 3 biến có ý nghĩa thống kê, trong khi đó, kết quả hồi quy theo mô hình 2 cho thấy 5 biến có ý nghĩa thống kê Do đó, tác giả đã chọn mô hình 2 với biến phụ thuộc là quy mô tín dụng để phân tích tác động của các yếu đến TTTD Kết quả nghiên cứu cho thấy dư nợ cho vay năm trước, tốc độ tăng trưởng vốn huy động, quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có tác động thuận chiều với TTTD Ngược lại, tỷ lệ thanh khoản có tác động nghịch chiều đến TTTD
Lê Vũ Hà và Đỗ Văn Lộc (2022) đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến TTTD với số liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính của 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 và từ Thomson Reuters, Ngân hàng Thế giới và Tổng cục Thống kê Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu để phân tích dữ liệu và kiểm định mô hình là phương pháp hồi quy dữ liệu bảng POOL, FEM, REM và FGLS Mô hình nghiên cứu gồm có biến phụ thuộc là tăng trưởng tín dụng và các biến độc lập như tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất danh nghĩa, tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát Kết quả nghiên cứu theo phương pháp FGLS cho thấy biến tỷ lệ huy động có mối quan hệ cùng chiều với TTTD Ngược lại, tỷ lệ vốn và lãi suất danh nghĩa thì có tác động ngược chiều với TTTD
Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh và Nguyễn Lê Hoài Thương (2023) nghiên cứu các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam Với dữ liệu dùng để phân tích là báo cáo tài chính và báo cáo thu nhập của 15 NHTM hoạt động trong giai đoạn 2011-2021 Phương pháp mà tác giả sử dụng để nghiên cứu là phương pháp Pooled OLS, FEM, REM và FGLS Các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu gồm có biến phụ thuộc là TTTD và biến độc lập là tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất danh nghĩa, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu, lợi nhuận trên VCSH, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, quy mô ngân hàng và quy mô VCSH Kết quả nghiên cứu cho thấy lần lượt các biến tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng tiền gửi, lợi nhuận trên VCSH có tác động cùng chiều với TTTD; các biến như lãi suất danh nghĩa, quy mô ngân hàng thì có sự tác động ngược chiều
Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh (2023) đã thực hiện phân tích các nhân tố quyết định đến tốc độ TTTD của 29 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-
2020 Bài nghiên cứu đã sử dụng mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và hồi quy gộp (Pooled OLS) Bài viết đã lựa chọn mô hình REM là mô hình phù hợp nhất Sau đó, bài nghiên cứu đã xác định được các nhân tố tác động đến TTTD bằng phương pháp hồi quy GMM Mô hình nghiên cứu gồm có biến phụ thuộc là tốc độ TTTD và các biến độc lập là tốc độ tăng trưởng vốn huy động hằng năm, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, quy mô của ngân hàng, tỷ lệ thu nhập trên VCSH, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng, chỉ số ngành, khả năng thanh toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng cung tiền Sau khi ước lượng hồi quy GMM thì kết quả nghiên cứu thu được các biến như chỉ số thu nhập trên vốn chủ sở hữu, chỉ số ngành, tốc độ tăng cung tiền có tác động cùng chiều tới TTTD Các biến quy mô ngân hàng, tốc độ phát triển kinh tế, lạm phát thì có mối quan hệ nghịch chiều tới TTTD
2.3.3 Nhận xét chung về các nghiên cứu
Tác giả sẽ trình bày tóm tắt lại lược khảo các nghiên cứu liên quan trước đây trong Bảng 2.1 dưới:
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan
Tác giả Dữ liệu Phương pháp Mô hình nghiên cứu Kết quả nghiên cứu
217 NHTM hoạt động ở NMS (Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Lithuania và
Ba Lan) trong khoảng thời gian 1995-
Phương pháp bình phương tối thiểu ba giai đoạn
Biến độc lập: tăng trưởng GDP, hệ số GDP bình quân đầu người, lãi suất thực, phần trăm của tỷ giá hối đoái thực, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, biên lãi ròng, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư cá nhân trong nước
(+) tăng trưởng GDP, biên lãi ròng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập
(-) hệ số GDP bình quân đầu người, lãi suất thực, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư cá nhân trong nước
11 ngân hàng hoạt động ở Montenegro trong giai
Phương pháp hiệu ứng cố định
Biến độc lập: tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, Euribor, chênh lệch giá, tăng
(+) tăng trưởng tiền gửi, tỷ lệ thanh khoản, đoạn từ
2014 trưởng tiền gửi, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ thanh khoản, chỉ số hiệu suất hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH tăng trưởng GDP
(+) tăng trưởng tiền gửi, tỷ suất lợi nhuận trên VCSH và chỉ số hiệu suất hoạt động
(-) tỷ lệ nợ xấu Awdeh
34 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2000-2015
Phương pháp hiệu ứng cố định
Biến độc lập: tăng trưởng tiền gửi hàng năm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, dự phòng rủi ro cho vay theo tỷ lệ tổng khoản vay, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, quy mô ngân hàng, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tổng nợ công theo phần trăm của GDP danh nghĩa, lãi suất cho vay bằng nội tệ, lãi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm, tốc độ tăng trưởng
(+) tăng trưởng GDP, tốc độ tăng trưởng cung tiền hằng năm, tăng trưởng tiền gửi hàng năm, dự phòng tổn thất cho vay
(-) tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, lãi suất cho vay, lãi suất tín phiếu kho bạc, tốc độ tăng trưởng của nợ công, tốc độ cung tiền hàng năm và tốc độ tăng trưởng của dòng tiền chuyển vào tăng trưởng của dòng tiền chuyển vào hàng năm Pasaribu và
Biến phụ thuộc: tăng trưởng cho vay
Biến độc lập: tăng trưởng tiền gửi, tỷ suất vốn hóa, tỷ suất sinh lời trên , tính thanh khoản, tỷ lệ nợ xấu, quy mô ngân hàng
Dữ liệu bảng hàng quý của 48 ngân hàng tại Albania từ năm 2002-2013
Biến phụ thuộc: tăng trưởng tín dụng
Biến độc lập: tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay, tỷ lệ an toàn vốn, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu
(+) tăng trưởng GDP, tỷ lệ an toàn vốn
(-) tỷ lệ nợ xấu, lãi suất cho vay
25 ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2007-
Phương pháp ước lượng GMM
Biến độc lập: tăng trưởng vốn huy động, nợ xấu, quy mô, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ lãi cận biên, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát
(+) tăng trưởng vốn huy động và tăng trưởng kinh tế
(-) nợ xấu, tỷ lệ lạm phát và quy mô hoạt động
23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2010-
Phương pháp OLS, FEM, REM và phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS)
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Trình tự thực hiện kinh tế lượng cho nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng và phương pháp GMM với sự hỗ trợ của phần mềm STATA 17 Trình tự các bước thực hiện nghiên cứu được trình bày sau:
Bước 1: Thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm xác định các số liệu thống kê mô tả của các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu bao gồm số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất
Bước 2: Phân tích ma trận hệ số tương quan
Hệ số tương quan là thước đo mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến trong nghiên cứu Phân tích này nhằm mục đích để xem xét sơ bộ mối tương quan giữa một biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập hoặc giữa các biến độc lập với nhau trong mô hình nghiên cứu Giá trị hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1 đến +1 Khi hệ số tương quan lớn hơn 0, có nghĩa là hai biến có tương quan dương, ngược lại, khi hệ số tương quan nhỏ hơn 0 thì hai biến có tương quan nghịch Khi hệ số tương quan bằng 0, điều đó có nghĩa là không có mối tương quan tuyến tính giữa hai biến Bên cạnh đó, khi giá trị tuyệt đối của hệ số này càng gần 0 thì mối tương quan tuyến tính giữa hai biến càng yếu; khi giá trị tuyệt đối của hệ số càng gần 1 chứng tỏ giữa hai biến có mối quan hệ tuyến tính chặt chẽ với nhau
Bước 3: Kiểm định các khuyết tật của mô hình Để đảm bảo được tính hiệu quả và chính xác trong mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành kiểm định các khuyết tật của mô hình được lựa chọn
Kiểm định đa cộng tuyến
Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy có mối tương quan với nhau, gây khó khăn cho việc ước tính các hệ số hồi quy, dẫn đến các hệ số không ổn định và không đáng tin cậy Vì vậy, tác giả sử dụng VIF (hệ số phóng đại phương sai) để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến có xảy ra trong phân tích hồi quy hay không Hệ số VIF được đo lường như sau:
Trong đó: Tolerance là dung sai, được hiểu đơn giản là nghịch đảo của hệ số VIF Các dung sai càng thấp thì mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập càng cao Nếu giá trị của hệ số VIF =1 chỉ ra rằng các biến độc lập không có mối tương quan với nhau Nếu giá trị của VIF là 1 < VIF < 5 thì các biến có mối tương quan vừa phải với nhau Các giá trị của VIF nằm trong khoảng từ 4 đến 10 được hiểu là các biến có tương quan cao Khi giá trị VIF > 10 biểu thị hệ số hồi quy được ước lượng yếu, điều này đồng nghĩa với việc mô hình xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Shrestha, 2020)
Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Khi hiện tượng phương sai sai số thay đổi xảy ra có thể ảnh hưởng đến hiệu quả ước lượng của mô hình hồi quy Do đó, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Breusch and Pagan để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi với giả thuyết như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Nếu P-value < 5% thì chấp nhận giả thuyết H1 với mức ý nghĩa 5% Như vậy, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Nếu P-value > 5% thì chấp nhận giả thuyết H0 với mức ý nghĩa 5% Như vậy, mô hình không xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kiểm định tự tương quan
Hiện tượng tự tương quan (hay còn gọi là tương quan chuỗi) là hiện tượng lỗi tương quan trong mô hình hồi quy liên quan đến chuỗi thời gian Hiện tượng này có thể tác động đến độ chính xác của kết quả ước lượng trong nghiên cứu Do vậy, tác giả sẽ tiến hành sử dụng kiểm định Wooldridge để kiểm tra hiện tượng tự tương quan với giả thuyết như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Nếu P-value < 5% thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 với mức ý nghĩa 5% Như vậy, hiện tượng tự tương quan xuất hiện trong mô hình nghiên cứu
Nếu P-value > 5% thì chấp nhận giả thuyết H0 với mức ý nghĩa 5% Như vậy, mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan
Kiểm định hiện tượng nội sinh
Tác giả sử dụng biến trễ của biến phụ thuộc làm biến độc lập trong mô hình nghiên cứu, chính vậy đây chính là biến gây ra hiện tượng nội sinh Ngoài ra mô hình nghiên cứu được sử dụng là dạng mô hình có tính “động”:
Y it = β 0 + θY i,t−1 + β 1 X 1,it + ⋯ + β k X k,it + α i + u it Đây là dạng mô hình DPD (Dynamic Panel Data), là dạng mô hình điển hình của hiện tượng nội sinh xảy ra trên mô hình dạng bảng Trong đó, 𝛼 𝑖 là sự không đồng nhất giữa các đối tượng và không đổi theo thời gian; 𝛼 𝑖 luôn có mặt trong mô hình nếu không quan sát được nó thì 𝛼 𝑖 có thể có trong sai số u it Bản thân 𝛼 𝑖 ở trong sai số mà i, t − 1 lại chứa 𝛼 𝑖 do 𝛼 𝑖 không đổi theo thời gian nên thành phần nào, kỳ nào cũng chứa 𝛼 𝑖 Do đó, sẽ xảy ra mối tương quan giữa i, t − 1 và u it Vì vậy, gây ra hiện tượng nội sinh trên mô hình dạng bảng động Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu bảng và trong các tài liệu về tài chính và kinh tế, hầu hết các biến giải thích đều không hoàn toàn ngoại sinh, nghĩa là chúng có mối tương quan với sai sót của quá khứ và cả hiện tại Vì vậy, mô hình nghiên cứu thường sẽ xuất hiện vấn đề nội sinh (Farooq, Ahmed và Khan, 2021)
Bước 4: Khắc phục các khuyết tật của mô hình
Nếu mô hình nghiên cứu gặp phải các khuyết tật như hiện tượng phương sai sai số thay đổi hoặc hiện tượng tự tương quan hoặc có thể xảy ra hai hiện tượng này đồng thời cũng có thể xuất hiện vấn đề nội sinh thì nghiên cứu sẽ được sử dụng phương pháp hồi quy GMM nhằm khắc phục được các khuyết tật mà mô hình mắc phải Công cụ ước lượng GMM được đề xuất bởi Arellano và Bover (1995) và Blundell và Bond (1998) Trong phương pháp ước lượng GMM thì việc đánh giá yếu tố ổn định sẽ đạt được bằng cách lấy giá trị độ trễ của biến phụ thuộc cũng như các giá trị độ trễ của các biến hồi quy khác có khả năng bị ảnh hưởng bởi tính nội sinh Phương pháp này sẽ đo lường tất cả các biến hồi quy ngoại trừ những biến ngoại sinh Công cụ ước lượng GMM thường được sử dụng để hiệu chỉnh độ lệch do các biến giải thích nội sinh gây ra Bên cạnh đó, phương pháp GMM còn kiểm soát tính không đồng nhất không được quan sát và tính tồn tại của biến phụ thuộc Nói chung, công cụ ước lượng này mang lại một ước lượng nhất quán (Iftikhar và Quddus, 2019)
Trong phương pháp ước lượng GMM có một số kiểm định quan trọng như: số biến công cụ, tương quan chuỗi bậc 1 AR(1), tương quan chuỗi bậc 2 AR(2) và kiểm định Hansen test và Sargan test Các kiểm định này giúp kiểm tra sự thích hợp và hiệu quả của các biến công cụ trong mô hình Do đó, kiểm định trên phải thỏa mãn các điều kiện sau:
Số biến công cụ < số nhóm (các ngân hàng) để mô hình over-identified Khi mô hình over-identified thì giá trị P-value trong kiểm định Sargan/ Hansen test càng cao sẽ càng tốt Ngược lại, nếu biến công cụ trong mô hình lớn hơn số nhóm, nghĩa là mô hình sử dụng quá nhiều biến công cụ điều này sẽ không đảm bảo được tính vững của hệ số ước lượng
Kiểm định hệ số tương quan chuỗi AR(1 ) với giả thuyết như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tương quan bậc 1
Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tương quan bậc 1
Vì vậy, kiểm định AR(1) nên có P-value < mức ý nghĩa 5%, điều này có nghĩa là bác bỏ H0, tức là mô hình có hiện tượng tương quan bậc 1 (Lilo và Torrecillas, 2018)
Kiểm định hệ số tương quan chuỗi AR(2) với giả thuyết như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tương quan bậc 2
Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tương quan bậc 2
Kiểm định AR(2) cần có P-value > mức ý nghĩa 5%, điều này có nghĩa là bác bỏ H1 và chấp nhận H0, tức làlà mô hình không có hiện tượng tương quan bậc 2 Kết quả kiểm định này cho thấy dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là chính xác nếu mô hình không có hiện tượng tương quan bậc 2 (Lilo và Torrecillas, 2018)
Giới thiệu mô hình nghiên cứu
Dựa vào các nghiên cứu trước của Phạm Xuân Quỳnh (2017); Nguyễn Văn Thuận (2021); Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh (2023), tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này cụ thể như sau:
CG it = β 1 ∗ LCG i,t−1 +β 2 ∗ SIZE i,t + β 3 ∗ DEPG i,t + β 4 ∗ LIQ i,t + β 5 ∗ NIM i,t
+ β 6 ∗ NPL i,t + β 7 ∗ ROE i,t + β 8 ∗ GDP t + β 9 ∗ INF t + β 10 ∗ IR t + β 0 + μ it
Trong đó: β 0 : hệ số chặn β 1 , β 2 , … , β 10 : hệ số hồi quy riêng của từng biến độc lập μ it : phần dư thống kê t: thời điểm năm t trong suốt giai đoạn 2010-2022 i: đại diện cho các NHTMCP
CG: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng
Nhóm các yếu tố vi mô:
LCG: Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước của ngân hàng
SIZE: Quy mô ngân hàng
DEPG: Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của ngân hàng
LIQ: Tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng
NIM: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng
NPL: Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng
ROE: Tỷ lệ thu nhập trên VCSH của ngân hàng
Nhóm các yếu tố vĩ mô:
GDP: Tăng trưởng kinh tế
INF: Tỷ lệ lạm phát
Giải thích các biến trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Tốc độ tăng trưởng tín dụng được sử dụng làm biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu, ký hiệu là CG Có nhiều cách thức đo lường tốc độ TTTD của ngân hàng nhưng mỗi cách thức đó đều có những ưu và nhược điểm riêng, vì thế, tác giả sẽ sử dụng công thức dễ dàng lấy số liệu nhất vào bài nghiên cứu này Do vậy, tốc độ TTTD được xác định bởi công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng tín dụng (CG) = Dư nợ cho vay năm t
Dư nợ cho vay năm t − 1− 1
Tăng trưởng tín dụng mang lại lợi ích vô cùng quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam Phân bổ tín dụng hiệu quả sẽ thúc đẩy được hoạt động phát triển kinh tế Ngược lại, nếu không kiểm soát được tốc độ TTTD sẽ dễ nảy ra những vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3.3.2 Các biến độc lập vi mô
3.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước (LCG)
Tăng trưởng tín dụng năm trước có ảnh hưởng thuận chiều đến tăng trưởng tín dụng năm hiện tại Các ngân hàng hầu hết đều đưa ra chiến lược hoạt động là các chỉ tiêu phát triển kinh doanh năm sau phải có xu hướng tăng trưởng hơn năm trước Vì thế, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước có ảnh hưởng vô cùng lớn đến mục tiêu được đề ra trong chiến lược phát triển cho năm sau Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Văn Thuận (2021) cho thấy TTTD năm trước có tác động thuận chiều với TTTD năm hiện tại Từ lý giải trên, tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa TTTD năm trước và TTTD năm hiện tại
Giả thuyết H1: TTTD năm trước tác động cùng chiều đến TTTD năm hiện tại
3.3.2.2 Quy mô ngân hàng (SIZE) Đây là nhân tố quan trọng quyết định khả năng huy động vốn cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng Khi quy mô ngân hàng càng lớn thì ngân hàng càng dễ dàng trong việc tạo nên thương hiệu và sự uy tín của mình trong việc huy động nguồn vốn Từ đó, ngân hàng có thể mở rộng quy mô của hoạt động cho vay đến với khách hàng Các nghiên cứu trước của Nguyễn Bá Hoàng (2019) và Nguyễn Văn Thuận (2021) đã chứng minh quy mô ngân hàng có tác động thuận chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng Dựa vào lập luận trên, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và TTTD là cùng chiều
Giả thuyết H2: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến TTTD
3.3.2.3 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi (DEPG)
Tăng trưởng tiền gửi là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng của tiền gửi khách hàng mà mỗi ngân hàng nhận được hằng năm Khi tăng trưởng tiền gửi gia tăng thì ngân hàng có nguồn vốn dồi dào hơn sẽ giúp các ngân hàng đủ khả năng mở rộng và phát triển hoạt động cho vay Các nghiên cứu trước cũng đã chứng minh tốc độ tăng trưởng tiền gửi tác động thuận chiều với TTTD như: Awdeh (2017); Phạm Xuân Quỳnh (2017); Nguyễn Văn Thuận (2021); Pasaribu và Mindosa (2021); Lê Vũ Hà và Đỗ Văn Lộc (2022); Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh và Nguyễn Lê Hoài Thương (2023); Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh (2023) Do đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tiền gửi và TTTD là thuận chiều
Giả thuyết H3: Tốc độ tăng trưởng tiền gửi tác động cùng chiều đến TTTD
3.3.2.4 Tỷ lệ thanh khoản (LIQ)
Tỷ lệ thanh khoản của một ngân hàng được xem là thước đo dùng để đo lượng tiền mặt và tài sản mà ngân hàng có sẵn, nhằm mục đích đáp ứng kịp thời các nghĩa vụ khi đến hạn Khi tỷ thanh khoản cao thì ngân hàng sẽ đảm bảo đủ nguồn vốn hơn để đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng Vì vậy, ngân hàng sẽ dễ dàng mở rộng và phát triển hoạt động cho vay, từ đó tốc độ TTTD gia tăng lên Một số nghiên cứu trước như Ivanović (2015); Nguyễn Bá Hoàng (2019) cũng đưa ra kết quả nghiên cứu là tỷ lệ thanh khoản có tác động thuận chiều với TTTD Do đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản và TTTD là thuận chiều
Giả thuyết H4: Tỷ lệ thanh khoản tác động cùng chiều đến TTTD
3.3.2.5 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là thước đo lợi nhuận ròng từ tài sản sinh lời của ngân hàng, bao gồm chứng khoán đầu tư, các khoản cho vay và cho thuê Đây còn là một chỉ số lợi nhuận ước tính khả năng mà một ngân hàng có thể phát triển mạnh trong thời gian dài Khi tỷ lệ này tăng lên thì thu nhập từ nhóm tài sản sinh lời cũng tăng trong đó bao gồm cả thu nhập đến từ các khoản cho vay Bởi vì hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đó, khi thu nhập tăng lên thì các ngân hàng sẽ có xu hướng mở rộng quy mô và phát triển hoạt động cho vay đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn Nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2007) đã chứng minh tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tác động thuận chiều với tốc độ TTTD Do đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ lệ thu nhập lãi cận biên với TTTD là cùng chiều
Giả thuyết H5: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tác động thuận chiều đến TTTD
3.3.2.6 Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ số đại diện chất lượng của một khoản vay Tỷ lệ nợ xấu hay còn được gọi là tỷ lệ mất vốn cho vay, nợ khó đòi hoặc các khoản nợ bị quá hạn Sự gia tăng nợ xấu giúp cho các ngân hàng phải xem xét lại các chiến lược và kế hoạch kinh doanh liên quan đến tài sản của họ Tỷ lệ nợ xấu cũng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng hoạt động cho vay của các ngân hàng Khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên khiến cho hầu hết các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ lại các khoản cho vay và thu hẹp lại quy mô của hoạt động cho vay Một số nghiên cứu trước cũng chỉ ra tỷ lệ nợ xấu có tác động nghịch chiều với TTTD như Shingjergji và Hyseni (2015); Ivanović (2016); Phạm Xuân Quỳnh (2017); Nguyễn Bá Hoàng (2019); Pasaribu và Mindosa (2021) Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh (2023) Dựa vào lập luận trên, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và TTTD là nghịch chiều
Giả thuyết H6: Tỷ lệ nợ xấu tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng
3.3.2.7 Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
ROE là thước đo lợi nhuận của các ngân hàng và mức đo hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng Sự biến động của ROE sẽ liên quan đến tốc độ TTTD tại các ngân hàng Khi tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu gia tăng sẽ là động lực kích thích sự tăng trưởng tín dụng ROE tăng nghĩa là lợi nhuận của ngân hàng gia tăng, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả Từ đó, ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động cho vay đến khách hàng Một số nghiên cứu trước cũng chỉ ra ROE có tác động thuận chiều với tốc độ TTTD như Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh và Nguyễn Lê Hoài Thương (2023); Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh (2023) Từ lý giải trên, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa ROE và TTTD là cùng chiều
Giả thuyết H7: Tỷ lệ thu nhập trên VCSH tác động cùng chiều đến TTTD
3.3.3 Các biến độc lập vĩ mô
3.3.3.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
Tăng trưởng GDP là thước đo tiêu chuẩn về giá trị gia tăng được tạo ra thông qua sản xuất hàng hóa và dịch vụ ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định Tốc độ tăng trưởng GDP là một yếu tố vĩ mô tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng Các điều kiện và sự phát triển kinh tế quyết định nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, do đó còn phản ánh nhu cầu tín dụng Khi tăng trưởng GDP cao, nhiều hộ gia đình sẽ có xu hướng cao trong việc chi tiêu, mua sắm trong cuộc sống nhằm phục vụ các mục đích cá nhân khác nhau Vì hầu hết mọi người sẽ thoải mái hơn về các khoản vay và có khả năng tự chủ tài chính khi họ được đảm bảo về dòng thu nhập cao trong cả hiện tại và tương lai Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội cạnh tranh và phát triển kinh doanh nhiều hơn Từ đó, các hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn cao hơn Điều này sẽ thúc đẩy các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay nhằm có thể đáp ứng được các nhu cầu vay vốn của khách hàng Các nghiên cứu trước cũng chỉ ra tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều với
TTTD như Tamirisa và Igan (2007); Shingjergji và Hyseni (2015); Ali Awdeh (2017); Phạm Xuân Quỳnh (2017); Nguyễn Bá Hoàng (2019); Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh và Nguyễn Lê Hoài Thương (2023) Trên cơ sở đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và TTTD là cùng chiều
Giả thuyết H8: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến TTTD
3.3.3.2 Tỷ lệ lạm phát (INF)
Tỷ lệ lạm phát có mối tương quan nghịch với tăng trưởng tín dụng Khi lạm phát tăng lên đồng nghĩa với việc đồng tiền sẽ bị mất giá nhưng chi phí sinh hoạt và vay mượn lại tăng cao, từ đó có thể khiến cho khách hàng giảm đi nhu cầu vay vốn Một số nghiên cứu trước Phạm Xuân Quỳnh (2017); Nguyễn Bá Hoàng (2019); Nguyễn Đức Trung và Bùi Đan Thanh (2023) đã cho thấy lạm phát có tác động ngược chiều với tốc độ TTTD Do đó, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và TTTD là ngược chiều
Giả thuyết H9: Lạm phát tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng
Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng và quyết định đến hoạt động vay vốn của khách hàng đó chính là mức lãi suất Khi lãi suất cho vay tăng lên thì sẽ làm cho nhu cầu và khả năng vay của khách hàng giảm, khiến cho TTTD của ngân hàng bị sụt giảm Một số nghiên cứu thực nghiệm của Shingjergji và Hyseni (2015); Awdeh (2017); Lê Vũ Hà và Đỗ Văn Lộc (2022); Nguyễn Thị Thu Trang, Lương Xuân Minh và Nguyễn Lê Hoài Thương (2023) cũng đã chỉ ra lãi suất danh nghĩa có tác động ngược chiều đến TTTD Vì vậy, tác giả kỳ vọng mối quan hệ giữa lãi suất và TTTD là nghịch chiều
Giả thuyết H10: Lãi suất tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng Để tóm tắt lại cách đo lường cũng như giả thuyết nghiên cứu của các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả sẽ trình bày ở Bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1 Bảng mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Biến Ký hiệu Công thức tính Giả thuyết nghiên cứu Biến phụ thuộc
Tốc độ tăng trưởng tín dụng CG (Dư nợ cho vay năm t/ Dư nợ cho vay năm t-1) -1
Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước
LCG (Dư nợ cho vay năm t-1/ Dư nợ cho vay năm t-2) -1
Quy mô ngân hàng SIZE Ln (Tổng tài sản) +
Tốc độ tăng trưởng tiền gửi DEPG (Tiền gửi khách hàng năm t/ Tiền gửi khách hàng năm t-1) -1
Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tổng tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM Thu nhập lãi thuần/ Tổng tài sản sinh lời
Tỷ lệ nợ xấu NPL Tổng nợ xấu nhóm 3,4,5/ Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ thu nhập trên VCSH ROE Lợi nhuận sau thuế/ VCSH +
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP [(GDPt-GDPt-1)/GDPt-1] x100% +
Tỷ lệ lạm phát INF (CPIt-CPIt-1)/CPIt-1 -
Lãi suất IR Lãi suất danh nghĩa hàng năm -
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Phân tích thống kê mô tả
Tác giả tiến hành thực hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu với dữ liệu đã được thu thập từ 24 NHTMCP trong giai đoạn 2010-2022, kết quả được thể hiện qua Bảng 4.1 dưới đây:
Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến Biến Số quan sát
Trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata 17
Từ kết quả thống kê mô tả ở Bảng 4.1 cho thấy mẫu nghiên cứu gồm có 312 số quan sát từ 1 biến phụ thuộc là CG và 10 biến độc lập lần lượt là LCG, SIZE, DEPG, LIQ, NIM, NPL, ROE, GDP, INF, IR
Bảng 4.1 trên cho thấy biến tăng trưởng tín dụng (CG) có giá trị trung bình là 0,204 với độ lệch chuẩn là 0,177 Trong đó, mức tăng trưởng tín dụng nhỏ nhất là -0,233 ở ngân hàng MSB vào năm 2012 Mức tăng trưởng tín dụng lớn nhất 1,131 ở
SSB vào năm 2010 Kết quả này cho thấy vào trong năm 2012, NHNN đã thực hiện chính sách tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tỷ giá do ảnh hưởng bởi các tác động của tình hình kinh tế vĩ mô trong lẫn ngoài nước
Do vậy, tăng trưởng tín dụng năm 2012 sụt giảm hơn Bên cạnh đó, một số ngân hàng ở thời điểm này cũng có mức tăng trưởng tín dụng bị sụt giảm như ABB, NVB, SGB, SSB và VIB Đối với biến tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước (LCG) có giá trị trung bình là 0,257 với độ lệch chuẩn là 0,355 Trong đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng năm trước có giá trị nhỏ nhất là -0,233 tại ngân hàng MSB vào năm 2013 Mức tăng trưởng tín dụng năm trước có giá trị lớn nhất là 4,868 ở ngân hàng ABB và năm 2010 Đối với biến quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trị trung bình là 11,747 với độ lệch chuẩn là 1,195 Ngân hàng BVB có quy mô nhỏ nhất với mức giá trị là 9,015 vào năm 2010 Ngược lại, ngân hàng có quy mô lớn nhất với mức giá trị 14,567 là ngân hàng BIDV vào năm 2022 Với nền kinh tế đang phát triển, hầu hết các ngân hàng đều ra sức phát triển và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm tạo sự uy tín và thương hiệu đến với khách hành Đối với biến tăng trưởng tiền gửi (DEPG) có giá trị trung bình là 0,223 với độ lệch chuẩn là 0,242 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi có giá trị nhỏ nhất là -0,229 tại VAB vào năm 2011 Ngược lại, giá trị lớn nhất của tốc độ tăng trưởng tiền gửi là 1,739 tại BVB vào năm 2010 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi trong giai đoạn nghiên cứu có sự chênh lệch khá rõ rệt giữa các NHTMCP Đối với biến tỷ thanh khoản (LIQ) có giá trị trung bình là 0,284 với độ lệch chuẩn là 0,102 Ngân hàng có mức tỷ lệ thanh khoản thấp nhất ngân hàng ACB với 0,010 vào năm 2017 Mức tỷ lệ thanh khoản cao là 0,737 tại ngân hàng SSB vào năm
2011 Đối với biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) có giá trị trung bình là 0,031 với độ lệch chuẩn là 0,012 Giá trị nhỏ nhất của tỷ lệ thu nhập lãi cân biên là 0,005 tại ngân hàng HDB vào năm 2013 Ngược lại, giá trị lớn nhất là 0,087 tại ngân hàng VPB vào năm 2019 Đối với biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) có giá trị trung bình là 0,022 với độ lệch chuẩn 0,015 Trong đó, mức tỷ lệ nợ xấu nhỏ nhất là 0,003 tại ngân hàng ACB vào năm
2010 Ngược lại, mức tỷ lệ nợ xấu cao nhất thuộc ngân hàng NVB với 0,179 vào năm
2022 Đối với biến tỷ lệ thu nhập trên VCSH (ROE) có giá trị trung bình là 0,103 với độ lệch chuẩn là 0,067 Ngân hàng NVB có ROE thấp nhất là 0,000002 vào năm
2022 Trong quý 2 của năm 2022, các hoạt động chính của NVB giảm 24% so với năm 2021, nguyên nhân do thu nhập lãi tiền gửi và thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ giảm mạnh Các hoạt động sụt giảm kéo theo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng giảm đến 54%, chỉ thu về được gần 54 tỷ đồng (Hoàng Long, 2022) Ngược lại, vào năm 2011, ngân hàng ACB đạt mức tỷ lệ ROE cao nhất là 0,268 Đối với biến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) có giá trị trung bình là 0,061 với độ lệch chuẩn là 0,016 Tăng trưởng GDP đã đạt mức thấp nhất là 0,026 vào năm
2021 Đây là năm mà nền kinh tế đã bị tác động nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 với nhiều chính sách giãn cách xã hội đã khiến cho hàng loạt ngành nghề kinh doanh bị giảm sút nghiêm trọng Ngược lại đến năm 2022 tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất là 0,080 Trong năm 2022, nhiều doanh nghiệp đã dần ổn định và khôi phục lại quá trình sản xuất kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu đã góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ Đối với biến tỷ lệ lạm phát (INF) có giá trị trung bình là 0,055 với độ lệch chuẩn là 0,048 Vào năm 2011, tỷ lệ lạm phát đạt mức cao nhất là 0,187 Tuy nhiên đến năm 2015, tỷ lệ lạm phát giảm xuống mức thấp nhất là 0,006 Với mục tiêu ổn định kinh tế và kiểm soát lạm phát của Chính phủ, NHNN đã điều hành các công cụ chính sách tiền tệ chủ động và linh hoạt ở mức hợp lý hơn giai đoạn trước Do vậy, tỷ lệ lạm phát có xu hướng ổn định và giảm dần, đến năm 2015 lạm phát đạt mức thấp nhất Cùng với mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 5%, đến năm 2022 mức tỷ lạm phát là 3,16% chứng tỏ Chính phủ cùng với NHNN đã thực hiện các chính sách quản lý có hiệu quả Đối với biến lãi suất (IR) có giá trị trung bình là 0,079 với độ lệch chuẩn là 0,055 Vào năm 2010 đạt mức lãi suất thấp nhất là -0,0875 Ngược lại, vào năm 2011 mức lãi suất cao nhất là 0,150 Theo hiệu ứng Fisher, tỷ lệ lạm phát và lãi suất có mối quan hệ một – một với nhau Vì vậy, năm 2011 tỷ lệ lạm phát đạt mức cao nhất sẽ dẫn đến thường có xu hướng lãi suất danh nghĩa sẽ tăng cao.
Phân tích hệ số tương quan
Hệ số tương quan là một chỉ số thống kê dùng để phản ánh mức độ tương quan tuyến tính giữa của các biến nghiên cứu Giá trị của hệ số tương quan nằm trong khoảng từ -1 đến +1 Bên cạnh đó, theo Farrar và Glauber (1967), giá trị hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau lớn hơn 0,8 thì mô hình có dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Bảng 4.2 dưới đây sẽ thể hiện kết quả ma trận hệ số tương quan:
Bảng 4.2 Ma trận tương quan
CG LCG SIZE DEPG LIQ NIM NPL ROE GDP INF IR
Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata 17
Bảng 4.2 cho thấy có 2 chiều hướng tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc, trong đó: các biến LCG, DEPG, LIQ, ROE, GDP và INF có mối tương quan dương với biến phụ thuộc CG Ngược lại, các biến SIZE, NIM, NPL và IR tương quan âm với CG Trong đó, biến DEPG tương quan dương lớn nhất với TTTD thể hiện qua giá trị hệ số tương quan là 0,601 và SIZE tương quan âm nhỏ nhất với hệ số tương quan là -0,355
Giá trị hệ số tương gian giữa các biến độc lập trong mô hình được dao động từ -0,374 đến 0,572 Có thể thấy giá trị của các hệ số tương quan này không vượt quá 0,8 do đó không xảy hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu.
Kiểm định các khuyết tật của mô hình
4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Biến độc lập VIF 1/VIF
Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata 17
Bảng 4.3 cho thấy giá trị trung bình của hệ số VIF là 1,58 và tất cả giá trị hệ số VIF của các biến độc lập trong mô hình đều nằm trong khoảng từ 1,03 đến 2,86
Vì vậy, tất cả giá trị hệ số VIF đều nhỏ hơn 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình nghiên cứu
4.3.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kiểm định Breusch-Pagan được dùng để kiểm định hiện tượng phương sai sai số có xảy ra trong mô hình hay không
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi
Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata 17
Bảng 4.4 cho thấy P-value = 0,000 < 5% Như vậy, mô hình xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi
4.3.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Kiểm định Wooldridge dùng để kiểm định hiện tượng tự tương quan trong mô hình
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định tự tương quan
Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata 17
Dựa vào kết quả kiểm định ở Bảng 4.5 cho thấy P-value = 0,001 < 5% Như vậy, mô hình có hiện tượng tự tương quan
4.3.4 Kiểm định hiện tượng nội sinh
Dạng mô hình nghiên cứu được tác giả sử dụng là dạng mô hình DPD, nghĩa là mô hình dữ liệu bảng động Do vậy, trong mô hình nghiên cứu này có xảy ra hiện tượng nội sinh theo như nội dung đã được trình bày ở chương 3.
Khắc phục các khuyết tật của mô hình
Có thể thấy mô hình mắc phải 3 hiện tượng: phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và nội sinh Điều này có thể làm cho kết quả ước lượng không vững và các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê không đáng tin cậy
Do vậy, để khắc phục được các khuyết tật trong mô hình, tác giả đã tiến hành sử dụng hồi quy GMM Kết quả ước lượng GMM được thể hiện ở Bảng 4.6 sau đây:
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy GMM
Số biến công cụ = 21 Số nhóm (số ngân hàng) = 24
Sargan test: chi2(11) = 4,97 Prob > chi2 = 0,893
Hansen test: chi2(11) = 4,78 Prob > chi2 = 0,905
***, **, * tương ứng với các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%
Nguồn: Tác giả trích xuất từ Stata 17
Kết quả hồi quy GMM đã thỏa mãn các điều kiện như: số biến công cụ < số nhóm (21 5%, tức là mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc 2 Bên cạnh đó, kiểm định Sargan test và Hansen test có chỉ số gần bằng 1, do vậy việc dùng biến công cụ dùng để khắc phục vấn đề nội sinh trong mô hình nghiên cứu có hiệu quả
Như vậy, kết quả hồi quy GMM cho thấy số lượng các biến tác động đến tăng trưởng tín dụng là 9 biến Trong đó, có 6 biến LCG, SIZE, DEPG, LIQ, NIM, GDP tác động thuận chiều đến biến phụ thuộc CG và 3 biến ROE, INF, IR tác động ngược chiều đến biến phụ thuộc CG Riêng biến NPL không có ý nghĩa thống kê trong mô hình Tóm lại, phương pháp hồi quy GMM đã thỏa mãn đầy đủ các điều kiện ở trên nên đã khắc phục được các khuyết tật trong mô hình và đáng tin cậy Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu của phương pháp này làm kết quả cuối cùng Mô hình hồi quy được thể hiện như sau:
CG it = 0,268 ∗ LCG i,t−1 + 0,085 ∗ SIZE i,t + 0,414 ∗ DEPG i,t + 0,741 ∗ LIQ i,t
∗ GDP t − 1,920 ∗ INF t − 1,274 ∗ IR t − 0,952 Sau khi thu được kết quả cuối cùng, tác giả tiến hành thực hiện kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu ban đầu đã được trình bày trong chương 3 ở Bảng 4.7 sau:
Bảng 4.7 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Biến Giả thuyết nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
(Mức ý nghĩa thống kê 5%) Chấp nhận
(Mức ý nghĩa thống kê 5%) Chấp nhận
(Mức ý nghĩa thống kê 1%) Chấp nhận
(Mức ý nghĩa thống kê 5%) Chấp nhận
(Mức ý nghĩa thống kê 5%) Chấp nhận
Không có ý nghĩa thống kê Bác bỏ
(Mức ý nghĩa thống kê 1%) Bác bỏ
(Mức ý nghĩa thống kê 5%) Chấp nhận
(Mức ý nghĩa thống kê 5%) Chấp nhận
(Mức ý nghĩa thống kê 10%) Chấp nhận
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp