1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023

82 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 139,67 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG (12)
    • 1.1 Lý do thực hiện đề tài (12)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (15)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3 Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5 Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6 Kết cấu đề tài (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN (18)
    • 2.1 Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại (18)
      • 2.1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng NHTM (18)
      • 2.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng (19)
      • 2.1.3 Vai trò tín dụng ngân hàng (20)
    • 2.2 Tăng trưởng tín dụng (22)
      • 2.2.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng (22)
      • 2.2.2 Tác động của tăng trưởng tín dụng (22)
    • 2.3 Một số lý thuyết liên quan về tín dụng (24)
      • 2.3.1 Lý thuyết về cung cầu tín dụng (24)
      • 2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory)14 (25)
      • 2.3.3 Lý thuyết “Too big to fail” Quá lớn để sụp đổ (26)
    • 2.4 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng (0)
      • 2.4.1 Các yếu tố bên trong (28)
      • 2.4.2 Các yếu tố bên ngoài (30)
    • 2.5 Tổng quan các nghiên cứu liên quan (32)
      • 2.5.1 Nghiên cứu nước ngoài (32)
      • 2.5.2 Nghiên cứu trong nước (35)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU (39)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (39)
    • 3.2 Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu (39)
      • 3.2.1 Mô hình nghiên cứu (39)
      • 3.2.2 Các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (41)
    • 3.3 Dữ liệu nghiên cứu (44)
    • 3.4 Phương pháp phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạng bảng (45)
      • 3.4.1 Giới thiệu sơ lược (45)
      • 3.4.2 Mô hình hồi quy Pool (46)
      • 3.4.3 Mô hình tác động cố định (FEM) hay hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất (LSDV) (47)
      • 3.4.4 Mô hình các thành phần sai số (Error Components Model – ECM) hay mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM) (49)
      • 3.4.5 So sánh và lựa chọn FEM và REM (50)
      • 3.4.6 Khắc phục các khuyết tật (51)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (53)
    • 4.1 Phân tích thống kê mô tả (53)
    • 4.2 Phân tích hệ số tương quan giữa các biến (55)
    • 4.3 Phân tích kết quả ước lượng (57)
      • 4.3.1 Kết quả hồi quy theo Pooled OLS (57)
      • 4.3.2 Kết quả hồi quy theo FEM (58)
      • 4.3.3 Kết quả hồi quy theo REM (58)
    • 4.4 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình (59)
    • 4.5 Kết quả kiểm định các khuyết tật (0)
      • 4.5.1 Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (60)
      • 4.5.2 Kiểm định tương quan phần dư (Woodridge test) (60)
      • 4.5.3 Kết quả ước lượng theo phương pháp FGLS (60)
    • 4.6 Kết quả phân tích và thảo luận (61)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (65)
    • 5.1 Kết luận (65)
    • 5.2 Khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu mô hình (66)
      • 5.2.1 Khuyến nghị về phía Ngân hàng thương mại (66)
      • 5.2.2 Khuyến nghị về phía NHNN (67)
      • 5.2.3 Các khuyến nghị khác (68)
    • 5.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………….......i (70)
  • PHỤ LỤC………………………………………………………………………..iv (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG

Lý do thực hiện đề tài

Cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu về vốn đang là một trong những nhu cầu vô cùng cấp thiết đối với các chủ thể của nền kinh tế cũng như góp phần chuyển dịch kinh tế xã hội Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng không chỉ là đòn bẩy kinh tế mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết sản xuất, điều chỉnh chiến lược kinh tế, phân công lao động xã hội, điều chỉnh lượng tiền phát hành vào lưu thông, sử dụng có hiệu quả dòng vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền.

Thông qua vai trò tín dụng với hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tín dụng (TCTD) theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các cá nhân có vốn sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, góp phần kiềm chế lạm phát Tuy nhiên, nếu không kiểm soát chặt chẽ, tín dụng cũng sẽ gây ra sự mất cân đối giữa tiền và hàng, tạo nên hậu quả là lạm phát tăng cao

Tại Việt Nam, trong điều kiện thị trường vốn mới hình thành, cơ sở pháp lý và công cụ của thị trường còn chưa hoàn thiện thì vốn của nền kinh tế được đáp ứng chủ yếu thông qua hệ thống ngân hàng thương mại Vì lẽ đó mà hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại đang phát triển rất mạnh mẽ và càng giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của quốc gia, giúp nền kinh tế huy động và phân bổ nguồn vốn hiệu quả với chi phí hợp lý Hơn nữa so với các nước khác trên thế giới, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào vốn ngân hàng cao hơn nhiều so với các nước khác trong nhóm thu nhập thấp và trung bình thấp Vì vậy, sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tín dụng có vai trò quan trọng trong việc tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng trưởng tín dụng cũng là chỉ báo quan trọng cho tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Mặt khác, NHNN luôn đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng ban đầu ở mức thấp, sau đó sẽ mở rộng hạn mức dựa trên tình trạng tài chính của ngân hàng và kết quả xử lý nợ xấu Cũng chính bởi việc áp trần tín dụng không phải là thông lệ quốc

2 tế trong điều hành chính sách tiền tệ, nên thận trọng khi xem hạn mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn là một dấu hiệu của việc thắt chặt chính sách tiền tệ Việc phân bổ hạn mức tín dụng thấp ban đầu với khả năng điều chỉnh sau này có thể là một công cụ phù hợp trong nỗ lực duy trì ổn định vĩ mô.

Theo nhận định của một số tổ chức quốc tế, mới đây nhất như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng Việt Nam nên dỡ bỏ dần trần tăng trưởng tín dụng đồng thời nới lỏng quy định về trần lãi suất huy động và cho vay nhằm cải thiện tính hiệu quả chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường Hãng xếp hạng Moody’s cũng đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực do NHNN kiểm soát chính sách tiền tệ thông qua đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng ngân hàng và đặt trần lãi suất cho vay và tiền gửi Còn theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, việc tạm giao chỉ tiêu tăng trưởng theo quý cho thấy sự linh hoạt phù hợp trong điều hành và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, về lâu dài việc kiểm soát bằng “room” tín dụng có thể dần bỏ đi khi cơ chế này đang dần không còn phù hợp.

Hiện tại, yêu cầu quan trọng của Chính phủ đang là ổn định vĩ mô Tuy nhiên, muốn ổn định vĩ mô thì trước hết phải ổn định thị trường tài chính tiền tệ Và hạn mức tín dụng đang là một trong những công cụ để Ngân hàng Nhà nước bình ổn thị trường tiền tệ Hạn mức tín dụng vốn được coi như một công cụ có tính chất hành chính nhưng vẫn đảm bảo được tính thị trường Qua nhiều cuộc nghiên cứu, hội thảo thì đa số ý kiến đều cho rằng việc đặt hạn mức tín dụng vẫn rất cần thiết đối với Việt Nam Bởi vì nền kinh tế Việt Nam đang dựa chủ yếu vào tín dụng (khoảng 140% GDP) Nếu thử để tín dụng tăng 1 năm tăng vài chục phần trăm mà chất lượng tín dụng không đảm bảo thì nợ xấu sẽ dâng lên không thể lường được, và bất ổn vĩ mô xuất hiện ngay Do đó, Ngân hàng Nhà nước phải có trách nhiệm vừa bảo đảm cung ứng vốn cho nền kinh tế vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát thông qua số lượng, chất lượng tín dụng tăng lên hàng ngày Trong bối cảnh kinh tế dần phục hồi và thực hiện các giải pháp tái cấu trúc, hệ thống ngân hàng đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp đối với bảo đảm chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tiếp

3 cận vốn tín dụng có hiệu quả.

Từ năm 2015 đến nay, tăng trưởng tín dụng có nhiều biến động Năm 2020, được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh tế và cuộc sống của người dân. TTTD năm 2020 mặc dù có tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 12,17% so với cuối năm 2019 TTTD của hệ thống NHTM Việt Nam thay đổi liên tục từ năm 2015 đến năm 2020, do đó, việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến TTTD của ngân hàng là vấn đề hết sức quan trọng.

Natalia T Tamirisa và Deniz O Igan (2007) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tăng trưởng tín dụng của NHTM tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi Châu Âu Kết quả nghiên cứu đã chứng minh có một số nhân tố ảnh hưởng khá rõ ràng tới tăng trưởng tín dụng như tốc độ tăng trưởng kinh tế thể hiện qua GDP, tính chất sở hữu của ngân hàng (là ngân hàng quốc gia hay không), khả năng thanh khoản của NHTM và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi Burcu Aydin (2008) đã nghiên cứu một số các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung Âu và Đông Âu, trong nghiên cứu này đã phân tích tới các nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và cùng chiều tới biến phụ thuộc bao gồm tính chất sở hữu của các ngân hàng (sở hữu nhà nước hay các ngân hàng nước ngoài), tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM tại

38 nước có nền kinh tế mới nổi trong thập kỷ vừa qua Ngoài ra, Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Các tác giả trên đã xác định các nhân tố tác động tới tăng trưởng tín dụng, Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố chưa đề cập đến như lạm phát, lãi suất, các yếu tố nội tại của ngân hàng… Đây chính là khoảng trống mà nghiên cứu này sẽ thực hiện nhằm đề xuất một số khuyến nghị liên quan.

Như vậy, về mặt lý luận hay thực tiễn vai trò của tăng trưởng tín dụng đối với nền

4 kinh tế, với doanh nghiệp và cũng như đối với các NHTM, việc đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM là hết sức cần thiết để xây dựng một mức tăng trưởng hợp lý, có tác động đến hiệu quả của nền kinh tế cũng như các NHTM.

Do vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung của luận văn là nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm tăng trưởng tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Từ mục tiêu chung ở trên tác giả đưa ra các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của NHTMVN.

Thứ hai: Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến tăng trưởng tín dụng của NHTMVN.

Từ kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề cập ở mục 2, luận văn xác định và giải quyết hai câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những yếu tố nào tác động đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố này tác động như thế nào đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam

+ Không gian: nghiên cứu các NHTM Việt Nam.

+ Thời gian: trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020

Phương pháp nghiên cứu

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, tác giả tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan để từ đó tìm ra các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Việt Nam, từ đó hình thành mô hình nghiên cứu. Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, đề tài thực hiện nghiên cứu định lượng Sau đó, tác giả sẽ sử dụng phần mềm kinh tế lượng Stata để tiến hành phân tích mối quan hệ Hồi quy với dữ liệu bảng được ước lượng bằng hai mô hình: mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn mô hình FEM hay REM.

Nguồn dữ liệu: Dựa trên dữ liệu và thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau,trong đó nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo tài chính được công bố của 23NHTMVN giai đoạn 2015-2020 (Phụ lục 1) cũng như số liệu được thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Các số liệu về kinh tế vĩ mô được tổng hợp từ Tổng cục Thống kê,Ngân hàng thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 05 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu chung Nội dung ở chương này trình bày lý do để thực hiện nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu cần đạt được và câu hỏi nghiên cứu cần trả lời Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và đóng góp từ kết quả của nghiên cứu cũng được trình bày.

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm và cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Nội dung ở chương này trình bày về các lý thuyết liên quan đến TTTD, cơ sở đo lường TTTD và các phương pháp đo lường TTTD.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu Nội dung chương gồm nguồn dữ liệu xây dựng mô hình; Phương pháp thu thập và xử lý số liệu; Kiểm định giả thuyết thống kê; Kiểm định mô hình.

Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu Nội dung chương này trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm phân tích thống kê mô tả, phân tích hệ số tương quan giữa các biến, phân tích kết quả ước lượng, kết quả kiểm định lựa chọn mô hình, kết quả kiểm định các khuyết tật và thảo luận.

Chương 5: Kết luận và đề xuất một số giải pháp nâng cao tăng trưởng tín dụng cho các NHTM tại Việt Nam Nội dung chương này sẽ tóm tắt lại các kết quả nghiên cứu và đề xuất cho hướng nghiên cứu định lượng.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Tổng quan về tín dụng ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng NHTM

Tín dụng thể hiện sự vay mượn, là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm người sử dụng tài sản có hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng lớn hơn giá trị ban đầu Như vậy, phạm trù tín dụng gắn với chuyển nhượng một lượng tài sản có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng tài sản có khả năng hoàn trả đúng hạn (Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Loan (2014) và Đinh Xuân Hạng, Nguyễn

Ngày nay, khi thừa vốn tạm thời thì ta đầu tư (cho vay) lấy lãi và khi thiếu hụt tạm thời thì ta đi vay, điều này phát sinh quan hệ tín dụng trực tiếp, như người dư thừa và thiếu hụt vốn gặp khó khăn về mặt không gian, thời gian, khối lượng, loại tiền, lãi suất và đặc biệt là độ tin cậy lẫn nhau khiến cho tín dụng trực tiếp không thể phát triển được Để chắp nối nhu cầu đầu tư và nhu cầu đi vay trong nền kinh tế, thì cần thiết phải có người thứ ba đúng ra huy động toàn bộ nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi, trên cơ sở vốn huy động được cấp tín dụng cho những người có nhu cầu vốn tạm thời Thực hiện chức năng trung gian này chính là các tổ chức tín dụng, mà trong đó chủ yếu là các NHTM.Như vậy, ngân hàng thực hiện chức năng luân chuyển vốn giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế; thực hiện chức năng này ngân hàng giữ vai trò người đi vay và vai trò là người cho vay Đây là quan hệ tín dụng gián tiếp mà người tiết kiệm, thông qua vai trò trung gian của ngân hàng, thực hiện đầu tư vốn vào các chủ thể có nhu cầu vốn trong nền kinh tế

Từ định nghĩa trên, đi đến định nghĩa: Tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Trong thực tế, chúng ta thường nhầm lẫn cho rằng hoạt động tín dụng và hoạt động cho vay là một Thực ra không phải như vậy, theo định nghĩa trên thì hoạt động tín dụng của ngân hàng phong phú và đa dạng hơn nhiều, hay nói cách khác cho vay chỉ là một hình thức của tín dụng ngân hàng Như vậy, nội dung tín dụng là rộng hơn nội dung cho vay, tuy nhiên trong hoạt động tín dụng, thì hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất tại các ngân hàng Vì vậy, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa rộng khái quát ở trên hoặc theo nghĩa hẹp là cho vay.

2.1.2 Đặc điểm tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế. Tuy nhiên trong một số hình thức tín dụng, như cho thuê tài chính thì tài sản trong giao dịch tín dụng cũng có thể là các tài sản khác như tài sản cố định Tín dụng ngân hàng có năm đặc điểm (Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012).

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin Ngân hàng chỉ cấp tín dụng khi có lòng tin vào việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ vay (gốc, lãi) đúng hạn; còn người đi vay thì tin tưởng vào khả năng kiếm được tiền trong tương lai để trả nợ gốc và lãi vay Đây là đặc điểm quan trọng nhất, từ đó tạo ra các đặc điểm tiếp theo.

Thứ hai, tín dụng là sự chuyển nhượng một tài sản có thời hạn vay hay có tính hoàn trả Ngân hàng là trung gian tài chính đi vay để cho vay, nên mọi khoảng tín dụng của ngân hàng đều phải có thời hạn, đảm bảo cho ngân hàng hoàn trả vốn huy động.

Thứ ba, tín dụng phải trên nguyên tắc không chỉ hoàn trả gốc mà phải cả lãi Nếu không có sự hoàn trả thì không coi là tín dụng Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay (giá trị gốc), nghĩa là ngoài việc hoàn trả giá trị gốc, khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản lãi đây chính là giá của quyền sử dụng vốn vay Khoản lãi bù đắp cho chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận, phản ánh bản chất của hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thứ tư, tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao cho ngân hàng Việc đánh giá độ an toàn của hồ sơ vay vốn là rất khó Vì luôn tồn tại thông tin bất cân xứng dẫn đến lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức Ngoài ra việc thu hồi tín dụng phụ thuộc không những vào bản thân khách hàng, mà còn phụ thuộc vào môi trường hoạt động, ngoài tầm kiểm soát của khách hàng như sự biến động về giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thiên tai… khi khách hàng gặp khó khăn do môi trường kinh doanh thay đổi, dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, điều này khiến cho ngân hàng gặp rủi ro tín dụng

Thứ năm, tín dụng phải dựa trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện Quá trình xin vay và cho vay diễn ra trên cơ sở những căn cứ pháp lý chặt chẽ như: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh, … trong đó bên đi vay (và bên bảo lãnh nếu có) phải cam kết hoàn trả vô điều kiện khoản vay cho ngân hàng khi đến hạn.

Từ các đặc điểm trên cho thấy, tín dụng ngân hàng phải bảo đảm được hai nguyên tắc cơ bản sau:

- Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích.

- Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng.

2.1.3 Vai trò tín dụng ngân hàng

- Đối với nền kinh tế

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm Bởi vì nó góp phần tăng lượng vốn đầu tư và hiệu quả đầu tư, luân chuyển vốn từ người có nguồn vốn thặng dư tạm thời đến những người thiếu hụt vốn. Đồng thời, phân bổ hiệu quả các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế, bởi vì người tiết kiệm thường không đồng thời là những người có cơ hội đầu tư sinh lợi cao Thông qua tín dụng ngân hàng mà vốn từ người thiếu các dự án đầu tư hiệu quả chuyển tới người có các dự án hiệu quả hơn nhưng thiếu vốn Người đi vay và ngân hàng đều nỗ lực sử dụng vốn có hiệu quả để tránh không trả được nợ dẫn đến bị phát mãi tài sản, giải thể phá sản Kết quả là nền kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và năng suất lao động cao hơn (Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc (2012)).

Thứ hai, là công cụ điều tiết kinh tế xã hội của nhà nước Thông qua việc đầu tư vốn tín dụng vào những ngành nghề, khu vực kinh tế trọng điểm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề, khu vực kinh tế đó, hình thành nên cơ cấu kinh tế hiệu quả. Trong thời kì kinh tế khó khăn, nhà nước hỗ trợ lãi suất, bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay ngân hàng Ở Việt Nam, tín dụng ngân hàng là kênh quan trọng truyền tải vốn tài trợ của nhà nước đến nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị Thông qua công cụ lãi suất, tín dụng ngân hàng góp phần lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền.

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về số lượng và chất lượng vốn cho khách hàng So với tín dụng thương mại và tín dụng cá nhân nặng lãi thì tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng với khách hàng Với các ưu điểm như không bị hạn chế về thời hạn vay, về mục đích sử dụng, nhanh chóng dễ tiếp cận và có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lớn nên tín dụng ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu đa dạng của khách hàng Qua đó, tín dụng ngân hàng giúp nhà đầu tư kịp thời tận dụng được những cơ hội kinh doanh giúp các gia đình nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp So với việc sử dụng vốn chủ sở hữu thì tín dụng ngân hàng ràng buộc trách nhiệm khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi trong thời hạn nhất định như thỏa thuận.

Do đó, buộc khách hàng phải nổ lực, tận dụng hết khả năng của mình để sử dụng vốn vay hiệu quả nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Tăng trưởng tín dụng

2.2.1 Khái niệm tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng là khái niệm đo lường sự tăng thêm về giá trị trong một khoảng thời gian nhất định Nói cách khác, tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ phần trăm (%) gia tăng lượng tiền cho các cá nhân, tổ chức vay của năm này so với năm trước (Phạm Thị Hồng Ly, (2013)).

Tăng trưởng tín dụng là việc các NHTM sử dụng các chính sách nhằm tăng nguồn vốn huy động, đáp ứng cho việc cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư vào những đối tượng là các tổ chức kinh tế, cá nhân… có nhu cầu vay vốn, từng bước nâng cao lợi nhuận, thị phần và thương hiệu trên thị trường

Tăng trưởng tín dụng tăng lên nghĩa là lượng cung tiền ra nền kinh tế tăng lên, dẫn đến các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có nhiều nguồn vốn hơn để đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế đất nước Và ngược lại, khi tăng trưởng tín dụng giảm sẽ khiến dòng tiền cung ứng cho nền kinh tế bị thu hẹp lại, khiến cho tổng cung giảm, nếu không đáp ứng được lượng cầu vốn sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế Tăng trưởng tín dụng là một hình thức mở rộng lượng tiền trong lưu thông, mà ở đây là các bút tệ do các ngân hàng thương mại tạo ra Với đặc điểm liên hệ mật thiết với mức cung tiền trong nền kinh tế như vậy, tăng trưởng tín dụng có những tác động hoặc là trực tiếp, hoặc là gián tiếp đến sự phát triển kinh tế đất nước.

2.2.2 Tác động của tăng trưởng tín dụng

Ngày nay ngân hàng đã trở thành mắc xích quan trọng trong khối vận hành của nền kinh tế, có những tác động nhất định đến hoạt động kinh tế, được biểu hiện qua tốc độ tăng trưởng tín dụng, nó có ý nghĩa khá quan trọng (Phạm Thị Hồng Ly, 2013). Tốc độ tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của lực lượng sản xuất và xã hội phát triển Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng góp phần tài trợ cho các doanh nghiệp, tố chức kinh tế bổ sung vốn thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, hay mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới tăng tính cạnh tranh. Tín dụng đã giúp các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiêu thụ Trong bối cảnh quan hệ kinh tế được toàn cầu hóa hiện nay, một quốc gia trở thành một bộ phận của kinh tế thế giới, do đó tín dụng ngân hàng trên lĩnh vực tín dụng quốc tế cũng trở nên quan trọng, giúp cho việc liên kết chuyển giao công nghệ, trao đổi giữa các nước trên thế giới được nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian phát triển Như vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng làm lượng tiền trong nền kinh tế tăng lên, nếu như nguồn vốn này được vận hành theo chiều hướng tích cực thì nó sẽ tạo ra lực lượng sản xuất.

Tăng trưởng tín dụng là biểu hiện của quá trình tích tụ và tập trung Tín dụng ngân hàng tập trung các nguồn vốn nhỏ lẻ thành các nguồn vốn lớn, đầu tư vào các công trình, dự án lớn, hiệu quả cao Đồng thời các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cũng nhờ tín dụng ngân hàng mà có khả năng mở rộng sản xuất, rút ngắn được thời gian tích lũy vốn Thông qua tín dụng ngân hàng, các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế nhận được nguồn vốn làm cơ sở để tăng quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp và tổ chức này ngày càng lớn mạnh dần lên Còn các doanh nghiệp không cạnh tranh nổi dẫn đến phá sản, từ đó liên kết với nhau, tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, cạnh tranh hơn Như vậy, tín dụng ngân hàng đã giúp cho quá trình tập trung sản xuất.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng phản ánh tình hình điều hòa nguồn vốn hiệu quả,điều hành chính sách tiền tệ, phát triển cân đối các ngành kinh tế quốc dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tín dụng ngân hàng là kênh phân phối lại vốn hiệu quả, giúp dịch chuyển vốn từ nơi thừa qua nơi thiếu giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, góp phần làm tốc độ luân chuyển hàng hóa và trao đổi tăng lên, tạo sự phát triển đồng đều trong các ngành Bên cạnh đó, thông qua các ưu đãi tín dụng và các định hướng tín dụng chung, chính phủ có những chính sách ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng, miền hay các ngành then chốt, trọng điểm theo từng thời kỳ… do vậy đã kích thích thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng, miền, ngành trọng điểm trong diện ưu tiên của chính phủ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo sự phát triển cân đối trong cả nước.

Một số lý thuyết liên quan về tín dụng

Trong quá trình đổi mới và phát triển hoạt động ngân hàng, cùng với việc thị trường hoá các quan hệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nước ta cũng đã từng bước hình thành và phát triển thị trường tiền tệ và thị trường tín dụng Thị trường tài chính, thị trường tiền tệ nói chung và thị trường tín dụng nói riêng là những tiền đề hết sức quan trọng cho việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế Trong cơ cấu thị trường tài chính, thị trường tín dụng giữ một vai trò đặc biệt quan trọng Thị trường tín dụng có ý nghĩa quyết định đối với việc huy động và phân bổ các nguồn vốn nhàn rỗi một cách tiết kiệm và hiệu quả Thị trường tín dụng phát triển và lành mạnh là một nhân tố cần thiết đảm bảo sự an toàn của các định chế tài chính, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như sự ổn định và phát triển của nền kinh tế Nền kinh tế càng phát triển, càng cần có một thị trường thị trường tín dụng hoàn chỉnh, hiện đại và an toàn

2.3.1 Lý thuyết về cung cầu tín dụng

Stiglitz và Weiss (1981) đã chỉ ra rằng vốn tín dụng là một nguồn tài nguyên khăn hiếm và khả năng tiếp cận tín dụng của người đi vay phụ thuộc rất nhiều vào cách đánh giá rủi ro và quyết định cho vay của nhà cung cấp tín dụng Cầu vốn có được từ nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp, chính phủ và cũng từ nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình. Lượng cầu vốn vay có mỗi quan hệ tỉ lệ nghịch với lãi suất, nghĩa là lãi suất càng thấp thì giá khoản vay càng rẻ, doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay nhiều hơn và ngược lại.Việc tiếp cận tín dụng được bắt đầu với lý thuyết cầu tín dụng của một cá nhân hay một hộ gia đình với mong muốn tối đa hữu dụng kỳ vọng của họ từ việc sang tiền từ các nhà cung cấp tín dụng Mỗi đơn vị tiền tệ đều có chi phí cơ hội, đó chính là lãi suất cho vay của nhà cung cấp tín dụng Do đó quyết định cung cấp tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cho vay Tuy nhiên, lý thuyết cung cầu tín dụng không thể giải thích khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của người đi vay do quyết định cung tín dụng không được điều chỉnh bởi lãi suất trên thị trường trong khi quyết định cho vay phụ thuộc vào cách mà người cho vay lựa chọn người đi vay dựa trên thông tin của người đi vay.

Deaton (1992) và Attanasio (1999) với giả thuyết thu nhập cả đời đã lập luận rằng sự khác biệt giữa thu nhập và chi tiêu (do đó tiết kiệm hoặc vay) được xác định bởi các hộ gia đình lựa chọn mức độ tiêu dùng tối ưu trong từng thời kỳ, với ràng buộc ngân sách liên thời gian Khi giá trị hiện tại của thu nhập dự kiến sẽ tăng khi giảm tiết kiệm được xem là tối ưu: các hộ gia đình sẽ giảm bớt tài sản, hoặc vay nếu tài sản không có sẵn Ngược lại, các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được nếu họ dự đoán thu nhập thấp hơn trong tương lai, ví dụ khi nghỉ hưu Deaton (1992) và Attanasio (1999) chỉ ra rằng thu nhập thường có dạng hình “bướu”: thấp ở thời kỳ đâu cũng như sau này trong cuộc sống, khi con người hoàn toàn hoặc một phần rút khỏi thị trường lao động Do đó, mô hình này dự đoán là vay mượn sẽ cao hơn đối với hộ gia đình trẻ và các hộ gia đình trung niên sẽ tiết kiệm cho lúc về hưu

2.3.2 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information Theory) Ở hầu hết các nước Đông Á khác nói chung và ở Việt Nam nói riêng, các ngân hàng chiếm tỉ trọng cao trong hệ thống tài chính Hầu hết các giao dịch đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán có một vài trò rất khiêm tốn Tuy là nghiệp vụ kinh doanh chính đem lại hơn 80% doanh thu, nhưng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dường như có trục trặc mà nó được thể hiện qua khối lượng nợ xấu tương đối cao Theo kinh nghiệm của nhiều nước và từ nhiều nghiên cứu trước, trừ những cú sốc bất ngờ như khủng hoảng kinh tế, thiên tai… nguyên nhân gây ra tình trạng nợ xấu nhiều nhất là do các ngân hàng không có đầy đủ thông tin từ phía khách hàng của mình mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác thẩm định Nói một cách đơn giản, là do cơ chế sàng lọc chưa đủ hiệu lực nên các ngân hàng đã để "lọt" những khách hàng có khả năng che đậy hành vi và thông tin của họ trong giao dịch vay vốn để thực hiện những dự án có rủi ro cao.Việc "vay mượn" giữa ngân hàng và khách hàng được lập thành hợp đồng tín dụng Cũng giống như các hợp đồng tài chính khác, hợp đồng tín dụng là một dạng hợp đồng không hoàn chỉnh (Incomplete contract) Để một hợp đồng được thực hiện đầy đủ thì các bên liên quan trong hợp đồng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình Tuy nhiên, không giống như các hợp đồng hoàn chỉnh (Complete contract), việc thực hiện các hợp đồng không hoàn chỉnh gặp nhiều khó khăn hơn vì có rất nhiều tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực thi hợp đồng mà các bên không lường trước được Cũng do chính vấn đề này mà trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu một bên có nhiều thông tin hơn có thể có những hành vi gây tổn hại đến bên có ít thông tin hơn Đây chính là vấn đề bất cân xứng về thông tin trong các hoạt động của nền kinh tế.

Trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn là người có ít thông tin về dự án, về mục đích sử dụng khoản tín dụng được cấp hơn khách hàng Thông tin bất cân xứng trong hợp đồng cho vay làm cho người cho vay không thể phân biệt và đánh giá được chính xác mức độ rủi ro cũng như mức độ cố gắng hoàn trả nợ vay của người đi vay. Vấn đề lựa chọn bất lợi lỗi do phát sinh trong quá trình lựa chọn đối tượng cho vay được phản ánh qua lãi suất cho vay Tuy nhiên việc tăng lãi suất cho vay sẽ dẫn đến việc người đi vay có khả năng trả nợ tốt sẽ không tiếp cận được với khoản vay Do đó, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình, bản thân người cho vay, các tổ chức tín dụng phải xử lý thông tin bất cân xứng để hạn chế lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại nhằm cho vay đúng người đúng đối tượng và giám sát chặt chẽ để khách hàng vay vốn có hành vi đúng đắn nhằm đảm việc thu hồi cả gốc và lãi khoản tín dụng đã cấp ra.Trong một nền kinh tế, hầu như không một ngân hàng nào có đủ khả năng tự mình xử lý được vấn đề thông tin bất cân xứng mà cần phải có một cơ sở hạ tầng và những điều kiện cần thiết cho nền kinh tế đó nhằm tránh xảy ra những vấn đề về hệ thống ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế.

Cleary (1999) cho rằng, sở dĩ thông tin bất cân xứng trên thị trường là do các nhà tài trợ vốn bên ngoài đánh giá dự án đầu tư dựa trên chất lượng và rủi ro của dự án. Điều này khiến chi phí nguồn vốn bên ngoài trở nên cao hơn chi phí nguồn vốn nội bộ, như là một khoản phí bảo hiểm bù đắp rủi ro.

2.3.3 Lý thuyết “Too big to fail” Quá lớn để sụp đổ

“Too big to fail” - “Quá lớn để sụp đổ” là thuật ngữ dùng để chỉ một trường hợp đặc biệt trong kinh tế, đó là những công ty hay tập đoàn lớn, có qui mô hoạt động rộng và liên kết với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia Một khi có sự đổ vỡ hay phá sản xảy ra dù vì lý do gì, Chính phủ nước đó sẽ không để tập đoàn đó phải sụp đổ bằng những biện pháp giải cứu như hỗ trợ vốn , trả nợ hoặc sát nhập với các tập đoàn khác hoặc là chính nhà nước sẽ mua lại tập đoàn đó nhằm đảm bảo giữ vững hoạt động của tập đoàn này, qua đó tránh một sự sụp đổ dây chuyền với các công ty có liên kết với tập đoàn này, gây ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế trước đó (Stewart MCKinney (1984))

Thực tế cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tín dụng cũng tăng theo Do đó, các định chế tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng trở thành cầu nối tín dụng chủ yếu, tạo một mạng lưới tín dụng chằng chịt, khiến một ngân hàng vỡ nợ sẽ kéo theo ngân hàng khác, làm doanh nghiệp vay tiền ngân hàng bị ách tắc tín dụng, tìm không ra vốn luân lưu và khủng hoảng tài chính biến thành khủng hoảng kinh tế Ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” không chỉ đơn thuần đề cập đến qui mô của nó mà ở cả sự liên kết, ảnh hưởng của ngân hàng này đến phần còn lại của hệ thống ngân hàng. Việc này bắt buộc Chính Phủ phải can thiệp vào những ngân hàng “quá lớn để sụp đổ” có được sự bảo trợ cũng như những chính sách đặc biệt.

Những nước để xảy ra những ầm ỹ không đáng có từ phá sản ngân hàng sẽ khó thu hút những dòng chảy tài chính quốc tế , bao gồm cả dòng vốn đầu tư mang tính tự phát từ cá nhân doanh nghiệp, cho tới những dòng chảy chính sách từ các tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, ADB Hơn nữa, điểm xếp hạng tín nhiệm của cả một quốc gia có thể bị xem xét điều chỉnh giảm Khi đó chi phí lãi vay của tất cả các khoản vay trong nước và nước ngoài sẽ bị điều chỉnh tăng lên một cách tự động, dưới danh nghĩa chi phí tăng để bù đắp rủi ro Có thể thấy, một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 tại Ai-xơ len, Hi Lạp và Ai-len, nơi đổ vỡ dây chuyền của hệ thống tài chính thực sự biến thành gánh nặng không thể kiểm soát đối với ngân sách quốc gia, kéo theo những chi phí khủng khiếp, chiếm non nữa cho đến toàn bộ sản phẩm quốc nội tại những nước này 2.4 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng

Qua một số nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tác giả tổng hợp được một số yếu tố bên trong và bên ngoài, như sau:

Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng

Phạm Xuân Quỳnh (2017) khi nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng tại các NHTM

Việt Nam đã đưa ra các yếu tố bên trong như sau:

Trong các nguồn vốn thì nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng nhất, không những về mặt tỷ trọng (khoảng 70%) mà còn về mặt chất lượng nguồn vốn như tính ổn định số dư, ổn định kỳ hạn bình quân, lãi suất huy động thường thấp hơn so với lãi suất đi vay Nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng đối với kinh doanh ngân hàng, quyết định khả năng sinh lời và mở rộng hoạt động kinh doanh Với lượng vốn dồi dào sẽ giúp ngân hàng có khả năng cho vay nhiều hơn, từ đó tăng được dư nợ, giúp ngân hàng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.

Aydin B (2008) đã thực hiện nghiên cứu trên mẫu những ngân hàng tại các quốc gia Trung và Đông Âu nhằm tìm kiếm các yếu tố góp phần dẫn đến đến hiện tượng bùng nổ tín dụng "credit booms" trong giai đoạn những năm 1988-2005 Và tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gửi với sự bùng nổ tín dụng ở các nước này Bên cạnh đó, tác động của nguồn vốn huy động có xu hướng giảm bớt trong dài hạn nhưng vai trò của nó là cực kỳ quan trọng Có thể nói, đây chính là là nguồn tài trợ vốn chính nhất cho các hoạt động cấp tín dụng, đặc biệt thể hiện rõ đối với trường hợp các NH nội địa.

Thanh khoản là khả năng ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán và các giao dịch tài chính khác, vấn đề thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý ngân hàng là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên liên tục và đầy đủ, các lý do có thể nêu ra như sau:

Thứ nhất, có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời Nếu ngân hàng ở trạng thái thặng dư thanh khoản quá mức, nghĩa là đã duy trì một lượng vốn không sinh lời Nếu ngân hàng ở trạng thái thâm hụt thanh khoan, tức không có khả năng chi trả tức thời dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Thứ hai, nếu rủi ro thanh khoản xảy ra, tùy theo mức độ mà ngân hàng có thể phải chịu

+ Chuyển hóa tài sản thanh khoản thành tiền với chi phí cao

+ Tiếp cận với thị trường tiền tệ để tăng vốn với những điều kiện khắc khe hơn + Đình truệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập.

+ Mất uy tính dẫn đến mất khách hàng, đặc biệt là khách hàng truyền thống và các cơ quan quản lý

Tất cả các biểu hiện dẫn đến làm cho ngân hàng tiến dần tới bờ vực mất khả năng thanh toán và đi đến phá sản

Thứ ba, trong trường hợp đặc biệt, rủi ro thanh khoản có thể đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khả năng thanh toán, là trạng thái bên bờ vực phá sản Việc ngân hàng bị phá sản có thể trở thành hiệu ứng lây lan cho toàn hệ thống ngân hàng, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng.

Laidroo L (2015) đã tìm thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ thanh khoản với tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các nước Trung và Đông Âu trong giai đoạn 2004-2012 Và đó là một quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê Ngoài ra, nghiên cứu trong giai đoạn

2011, Nguyễn Thuỳ Dương (2011) cũng đã tìm thấy một bằng chứng thực nghiệm rằng dòng chảy tín dụng từ các NHTM tăng xuất phát từ nguyên nhân dư thừa thanh khoản.

Nợ xấu là có khoản cấp tín dụng cho khách hàng từ nhóm 3 trở lên theo thang xếp hạng gồm 5 nhóm của NHNN Việt Nam, nợ xấu ảnh hưởng đến ngân hàng trên hai phương diện là kế hoạch sự dụng vốn và khó khăn trong quản lý thanh khoản. Trong trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợp gốc và/hoặc lãi buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ, làm tăng chi phí nợ khó đòi và chi phí giám sát, đồng thời làm giảm nguồn vốn cho vay của ngân hàng.

Nghiên cứu của Tracy M (2011) thực hiện tại Jamaica, Trinidad và Tobago đã chứng minh một tác động ngược chiều có ý nghĩa của chất lượng các khoản nợ đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng Hướng đến mục tiêu giảm thiểu tối đa rủi ro và từng bước nâng cao/ cải thiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh, những NH có tỷ lệ nợ xấu trong quá khứ cao buộc phải xem xét lại về các kế hoạch cấp tín dụng của mình trong tương lai theo hướng hạn chế Tuy nhiên, theo tác giả, mức độ tác động của nhân tố này đến tăng trưởng tín dụng là có một độ trễ thời gian nhất định.

Quy mô ngân hàng là nhân tố quyết định đặc trưng danh mục cho vay, các ngân hàng lớn thường thiên về cho vay buôn bán hơn là bán lẻ Bán buôn là việc các ngân hàng cho các doanh nghiệp lớn vay những khoảng tiền lớn Như vậy, cho vay bán buôn có đặc điểm là số món ít, nhưng mỗi món lại có giá trị cao Bán lẻ là việc ngân hàng cho các cá nhân, hộ gia đình và công ty nhỏ vay những khoản tiền nhỏ Như vậy, cho vay bán lẻ có đặc trưng là số món nhiều những giá trị mỗi nóm lại thấp Điều này cho thấy khi quy mô ngân hàng càng lớn khả năng tăng trưởng tín dụng càng cao

Nghiên cứu của Aydin B (2008) cũng đã chứng minh được sự tồn tại của một loại áp lực tăng trưởng đến hành vi của các NHTM trong giai đoạn bùng nổ Khi mà quy mô hoạt động ngày một tăng cao, các NH sẽ xuất hiện khuynh hướng cố gắng sử dụng vốn vào những mục tiêu sinh lời cao nhằm duy trì và tiếp tục pha tăng trưởng đó Tín dụng nhờ vậy mà gia tăng và trở thành hiện tượng bùng nổ tại các nước Trung và Đông Âu trong giai đoạn này.

2.4.2 Các yếu tố bên ngoài

Lê Long Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2016) khi nghiên cứu về tăng trưởng tín dụng tại các NHTM Việt Nam đã đưa ra các yếu tố bên ngoài như sau

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GDP là chỉ tiêu đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế Khi GDP tăng cao, đồng nghĩa với việc nền kinh tế phát triển mạnh, thì nhu cầu về tín dụng để đầu tư cũng tăng cao Ngược lại, khi GDP tăng trưởng thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế rơi vào suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khan khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào đình trệ hoặc phá sản khiến nợ sấu của ngân hàng tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng tín dụng Như vậy, GDP có tác động thuận chiều với tăng trưởng tín dụng.

Nghiên cứu của Aydin B (2008) cũng đã đưa ra kết luận rằng có nhiều nguyên nhân khiến bùng nổ tín dụng ở các nước khu vực Trung và Đông Âu trong những năm đầu của thế kỷ XXI, trong đó, sự tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc dân (GDP) thực (ở mức 3-5%) cũng là một nguyên nhân Tác động này, như đã nói, là một tác động cùng chiều.

Khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát cao, nếu không có chính sách lãi suất thực dương, thì người dân có su hướng chạy chốn khỏi tiền mặt, thay vào đó nắm dữ tài sản thực, điều này khiến cho tỉ lệ tiết kiểm giảm, làm giảm tiền gửi của dân cư vào ngân hàng, kết quả ngân hàng gặp khó khan trong việc huy động vốn cho vay, tăng nguy cơ rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Chứng minh cho lập luận này, Singh A và Sharma A K (2016) đã đề cập trong nghiên cứu của mình rằng lạm phát sẽ có một tác động ngược chiều đối với khả năng mở rộng quy mô cấp tín dụng của NHTM thông qua việc lạm phát sẽ tác động tiêu cực đến thanh khoản cũng như nguồn vốn huy động chảy vào NH.

Ngân hàng là một trong số những phát minh có ý nghĩa quan trọng Với chìa khóa trong tay là lãi suất, các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc huy động vốn nhàn rỗi từ các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tổ chức khác trong nền kinh tế để phân bổ đến nơi thiếu vốn, đang cần vốn để mở rộng sản xuất hoặc để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng Để hoạt động hiệu quả, các NHTM cần phải đặt ra các mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay hợp lý Lãi suất huy động không được quá thấp vì như thế sẽ không khuyến khích dân chúng gửi tiền vào ngân hàng Kết quả NHTM gặp khó khan trong việc huy động vốn để cho vay Một mức lãi suất huy động hợp lý sẽ giúp các NHTM huy động được nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng Lãi suất cho vay của NHTM phải cao hơn lãi suất huy động và phải bù đắp được những chi phí cũng như rủi ro khác Tuy nhiên lãi suất cho vay không được quá cao vì như thế các doanh nghiệp, các hộ gia đình sẽ tìm phương án khác thay vì phải vay tiền từ ngân hàng Như vậy, các NHTM sẽ gặp khó khan trong vấn đề cho vay Một mức lãi suất cho vay hợp lý đủ để bù đắp các chi phí, rủi ro nhưng vẫn đảm bảo khả năng vay vốn cho các doanh nghiệp,các hộ gia đình sẽ giúp các NHTM thu hút được nhiều khách hàng, đóng góp vào quá trình phân bổ vốn cho nền kinh tế.

Hình 2.1: Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTMVN

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Chernykh and Theodossiou (2011) đã tiến hành một nghiên cứu được áp dụng cho một mẫu các ngân hàng Nga; đã tìm thấy rằng trung bình các ngân hàng này chỉ cấp tín dụng 50% tổng tài sản của các ngân hàng đối với các khoản vay dài hạn lĩnh vực kinh doanh, một sự khác biệt đáng kể trong tỷ lệ của một ngân hàng khác Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng của các ngân hàng tăng khối lượng cho vay thương mại phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, bao gồm cả vốn, khối lượng và tính sẵn có của cái khoản nợ dài hạn, trong khi quyền sở hữu của ngân hàng không có ảnh hưởng quy mô của các khoản vay Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các ngân hàng ngần ngại trong việc cung cấp các khoản vay nhiều hơn ba năm Ngoài ra, nghiên cứu báo cáo cho rằng các ngân hàng có một mức độ thấp của vốn cho vay dài hạn ít hơn, và các ngân hàng hoạt động trong khu vực có khả năng cạnh tranh cao ngần ngại trong việc cấp các khoản vay dài hạn Nghiên cứu này đã chỉ ra một loạt các trở ngại phải đối mặt với các ngân hàng trong việc cung cấp các khoản vay dài hạn cho các công ty, bao gồm cả bảo vệ kém về các quyền của chủ nợ, và mức độ tin cậy thấp của khách hàng vay.

Olokoyo (2011) đã thảo luận về các yếu tố quyết định cho vay ngân hàng cho các ngân hàng thương mại tại Nigeria trong giai đoạn 1980- 2005, và hiệu quả của chúng trong việc ảnh hưởng đến hành vi của ngân hàng cho vay Các mẫu nghiên cứu bao gồm các khoản cho vay của các ngân hàng Nigeria cấp như là một biến phụ thuộc, trong khi các biến độc lập bao gồm kích thước của các khoản tiền gửi, kích thước của danh mục đầu tư, lãi suất cho vay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ thanh khoản Thông qua việc sử dụng phân tích hồi quy, kết quả cho thấy ý nghĩa thống kê của các mô hình nghiên cứu và các biến độc lập là như mong đợi Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tiền gửi của các ngân hàng thương mại có tác động lớn nhất trên hành vi cho vay của các ngân hàng Nigeria Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề nghị các nhu cầu mà các ngân hàng thương mại thu hút tiền gửi vì điều này sẽ cải thiện hiệu suất cho vay ngân hàng.

Guo and stepanyan (2011) đã tìm thấy sự thay đổi trong tín dụng ngân hàng trên một phạm vi rộng lớn của các nền kinh tế đang nổi lên trong thập kỷ qua Nghiên cứu sử dụng tín dụng cấp cho các khu vực tư nhân là biến phụ thuộc khi các biến độc lập bao gồm các khoản nợ nước ngoài của các ngân hàng, khối lượng tiền gửi trong nước, tỷ lệ lạm phát, GDP thực, lãi suất tiền gửi, tỷ giá hối đoái, nợ xấu, và cung tiền Các kết quả cũng chỉ ra rằng các vụ tài chính trong và ngoài nước góp phần tích cực vào việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dẫn đến sự gia tăng trong tỷ lệ tăng trưởng tín dụng và lạm phát, và rằng các chính sách tiền tệ mở rộng tại địa phương và trên toàn cầu dẫn đến sự gia tăng khối lượng tín dụng và như vậy tăng cường lĩnh vực ngân hàng

Sharma and Gounder (2012): kiểm tra sự thay đổi trong tín dụng ngân hàng cung cấp cho khu vực tư nhân trong sáu nền kinh tế ở Nam Thái Bình Dương trong giai đoạn

1982 – 2009 Nghiên cứu sử dụng tín dụng cấp cho khu vực tư nhân như là một biến phụ thuộc trong khi các biến độc lập bao gồm tỷ lệ lãi suất trung bình cho các khoản vay, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tiền gửi trên GDP, quy mô của các tài sản đầu ra của các ngân hàng, một biến giả phản ánh sự tồn tại của một thị trường tài chính, và GDP Kết quả cho thấy mức lãi suất trung bình cáo hơn các khoản cho vay và tỷ lệ lạm phát cao hơn có thể có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng, trong khi kích thước của các khoản tiền gửi và tài sản đã có một tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng Kết quả cũng cho thấy sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ dẫ đến tốc độ tăng trưởng cao hơn trong tín dụng.

Imran và Nishatm (2013) kiểm tra các yếu tố giải thích tín dụng ngân hàng cung cấp cho các công ty ở công ty ở Pakistan trong giai đoạn 1971-2008 Nghiên cứu tập trung vào việc cung (các yếu tố liên quan đến việc phục vụ của tiền của ngân hàng) thông qua sử dụng các tỷ lệ tăng trưởng trong tín dụng ngân hàng cung cấp cho khu vực tư nhân như là một biến phụ thuộc, trong khi các biến nghiên cứu độc lập bao gồm tỷ lệ tăng trưởng trong các khoản nợ nước ngoài, tăng trưởng tiền gửi trong nước, lãi suất của thị trường, nguồn cung tiền như là tỷ lệ phần trăm của GDP, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và tỷ giá Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các khoản nợ nước ngoài, tiền gửi tại địa phương, sự tăng trưởng kinh tế, tỷ giá hối đoái, và các điều kiện ở tiền tệ có tác động đáng kể về kích thước của tín dụng ngân hàng cung cấp cho khu vực tư nhân ở Pakistan, đặc biệt là trong dài hạn Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát và lãi suất của thị trường không ảnh hưởng đến tín dụng cấp cho khu vực tư nhân Trong ngắn hạn, nghiên cứu cho thấy các tín dụng cấp cho khu vực tư nhân địa phương không ảnh hưởng Hơn nữa, kết quả cho thấy sức khỏe tài chính và thanh khoản của các ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tín dụng, và các điều kiện kinh tế tốt khiến các ngân hàng phải tăng khối lượng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân.

Carlson et al (2013) hướng nghiên cứu của mình để kiểm tra mối tương quan ý nghĩa giữa tỉ lệ VCSH và TDNH bằng việc so sánh những tỉ lệ VCSH khác nhau ứng với mức tăng trưởng tín dụng khác nhau tại các nhóm NH được phân chia dựa trên khu vực địa lý cũng như qui mô và đặc tính Trên dữ liệu từ năm 2001 đến năm 2011 bởi phương pháp MSA Fixed Effects, kết quả mô hình hồi qui cho thấy tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỉ lệ VCSH và tăng trưởng tín dụng và đặc biệt chặt chẽ khi các NH đang thu hẹp tín dụng Hơn nữa, khi phân tích sâu tăng trưởng tín dụng theo từng loại, tăng trưởng tín dụng cho khu vực bất động sản thương mại và công nghiệp thương mại sẽ nhạy cảm với tỉ lệ VCSH hơn so với các loại tín dụng khác Với cách tiếp cận theo từng nhóm ngân hàng được phân chia theo các tiêu chí, nghiên cứu đã có phép so sánh hiệu quả khi cách này giúp kiểm soát nhu cầu vay tại địa phương cũng như những yếu tố môi trường khác Điểm đặc biệt của nghiên cứu là không những phân tích tác động của tỉ lệ VCSH đến tăng trưởng tín dụng nói chung mà còn nói riêng cho từng loại tín dụng, từ đó cho ta kết quả chi tiết hơn về độ nhạy cảm của từng loại tín dụng với tỉ lệVCSH.

Tehulu và cộng sự (2014), nghiên cứu được thể hiện để kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Ethiopia Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng cho nghiên cứu này với dữ liệu bảng được thu thập từ 10 NHTM nhà nước và tư nhân từ 2007 đến 2011 Phân tích sử dụng hiệu ứng ngẫu nhiên GLS hồi quy và kết quả hồi quy cho thấy tăng trưởng tín dụng và quy mô của ngân hàng có tác động ngược chiều và có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng Trong khi đó, hoạt động kém hiệu quả và tỷ lệ sở hữu có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê đế rủi ro tín dụng Cuối cùng, kết quả cho thấy lợi nhuận, an toàn vốn và thanh khoản ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều nhưng không đáng kể về mặt thống kê đối với rủi ro tín dụng

Shingjergji và Hyseni (2015) đã chỉ ra lãi suất cho vay bình quân có tác dụng tiêu cực đến sự gia tăng tín dụng Sharma và Gounder (2012) cũng đã đưa ra kết quả nghiên cứu tương tự khi chỉ ra lãi suất cho vay có tác động ngược chiều đến TTTD ở 6 nước có nền kinh tế mở cửa nhỏ Có thể thấy, chi phí vay gia tăng sẽ làm cho các chủ thể kinh tế hạn chế việc đi vay và qua đó làm giảm tín dụng ngân hàng.

Singh A và Sharma A K (2016) đã đề cập trong nghiên cứu của mình rằng lạm phát sẽ có một tác động ngược chiều đối với khả năng mở rộng quy mô cấp tín dụng của NHTM thông qua việc lạm phát sẽ tác động tiêu cực đến thanh khoản cũng như nguồn vốn huy động chảy vào NH

Nguyễn Hoàng Diệu Hiền và Đặng Văn Dân (2020) đã kiểm tra thực nghiệm các yếu tố quyết định cụ thể của từng ngân hàng đối với tăng trưởng cho vay trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2019 Tiếp cận khungCAMELS và sử dụng hồi quy bảng động để xác định tác động của từng yếu tốCAMELS về cho vay của ngân hàng Kết quả cho thấy rằng một bộ đệm vốn lớn có xu hướng thúc đẩy mở rộng cho vay của ngân hàng nhanh hơn Chất lượng tài sản cao có thể góp phần tích cực vào tăng trưởng cho vay cao; nói cách khác, các ngân hàng không khuyến khích cho vay có rủi ro tín dụng cao Các ngân hàng được quản lý kém hiệu quả hơn có nhiều khả năng áp dụng một chiến lược cho vay, nêu bật các biện pháp khuyến khích rủi ro đạo đức của các ngân hàng Việt Nam Các ngân hàng có lợi nhuận cao hơn với khả năng cạnh tranh xuất sắc lợi thế có thể mở rộng hoạt động cho vay của họ ở phạm vi rộng hơn Khả năng thanh khoản có quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng cho vay của các ngân hàng Rủi ro lãi suất được nhận thức có xu hướng kìm hãm tăng trưởng cho vay vì các ngân hàng nhạy cảm với lãi suất có thể lo ngại về những tác động bất lợi của những thay đổi bất lợi khó lường của lãi suất trong tương lai

Lê Tấn Phước (2017), Pua Tan (2012), Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến

(2011) đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến TTTD trong từng giai đoạn nền kinh tế khác nhau tại nhiều quốc gia Song, hầu hết đều tập trung vào các nhân tố có ảnh hưởng rõ ràng và ít bị thay đổi qua các giai đoạn như tốc độ tăng trưởng vốn, thanh khoản, lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi thuần với các giả thuyết rằng 3 nhân tố đầu tiên đều có sự biến động cùng chiều đối với tốc độ TTTD hàng năm của các NHTM, trong khi đó nhân tố cuối cùng lại có tác động ngược chiều.

Phan Quỳnh Linh (2017) thực hiện nghiên cứu của mình để tìm hiểu về các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của các NHTM Theo đó, bằng mô hình nghiên cứu truyền thống như mô hình hồi quy bội, mô hình FEM và REM, tác giả đã nghiên cứu hành vi đối với tín dụng của 20 NHTM cổ phần ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2016 với những biến số cơ bản như sau: quy mô tài sản, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản, tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số VN- Index Kết quả nghiên cứu cuối cùng cho thấy có 3 yếu tố gồm: tỷ lệ an toàn vốn, quy mô tài sản và ROA là có tác động đến tăng trưởng tín dụng; trong khi đó, cũng có 3 yếu tố vĩ mô có tác động đến tăng trưởng tín dụng là GDP, lạm phát và chỉ số VN-Index.

Lương Thị Nga và Đào Thị Thu Hiền (2015) nhấn mạnh rằng lạm phát tăng khiến cho lợi nhuận thực của người gửi tiền giảm xuống, từ đó làm cho vốn huy động của ngân hàng giảm xuống do khách hàng chuyển kênh đầu tư, vì vậy khả năng cho vay của các ngân hàng cũng giảm, dẫn đến quy mô TTTD giảm Tuy nhiên, trong dài hạn,nghiên cứu cũng chỉ ra khi người dân, doanh nghiệp và ngân hàng gần như đã thích nghi với lạm phát, cung cầu tín dụng sẽ trở về trạng thái cân bằng Có nhiều nghiên cứu nước ngoài cũng chỉ ra kết quả tương tự và điển hình là Sharma và Gounder (2012) trong nghiên cứu về 6 nền kinh tế mở cửa nhỏ cũng đã cho thấy lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến TTTD và đề xuất các nước nên có những chủ trương phù hợp với thực tiễn. Đối với các nghiên cứu quốc tế, tăng trưởng tín dụng đã là một đề tài phổ biến được nghiên cứu với rất nhiều mẫu dữ liệu lớn, phong phú, tại nhiều quốc gia/ nền kinh tế khác nhau Bên cạnh đó, các mô hình được đề cập cũng đã được xây dựng với rất nhiều biến độc lập đa dạng từ những biến thuộc nhóm các yếu tố nội tại bên trong của mỗi NH (các yếu tố tài chính, yếu tố quản trị), đến những biến thuộc nhóm các nhân tố vĩ mô, các biến được sử dụng bao gồm cả biến định lượng và biến định tính (biến giả). Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia/ vùng lãnh thổ lại có những quy định/ quy chuẩn không hề giống nhau cả về mặt pháp lý lẫn chính sách khiến cho việc đo lường các biến cũng sẽ rất khác nhau, đặc biệt là biến chính của mô hình: biến tăng trưởng tín dụng.

Theo đó, các mô hình được thực hiện ở nước ngoài chủ yếu đo lường biến phụ thuộc thông qua tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của biến cho vay, tức là đồng nhất hành vi cấp tín dụng với hình thức cho vay Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng ở

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

Quy trình nghiên cứu

Luận văn được tác giả thực hiện theo các bước như sau:

- Xác định vấn đề nghiên cứu: xác định các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.

- Nghiên cứu định tính: tìm hiểu trên các nghiên cứu khoa học trước đây, tìm đọc các bài viết liên quan trong các tạp chí kinh tế, tạp chí ngân hàng… đồng thời tham khảo thêm các nguồn thông tin từ các trang Web liên quan.

- Xây dựng giả thuyết: từ cơ sở lý thuyết và các bài báo cáo trước, tác giả đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá vấn đề nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu.

- Thu thập số liệu: Từ việc xác định rõ mục tiêu nghiên cứu tác giả tiến hành thu thập các số liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu thông qua các báo cáo tài chính hằng năm của các NHTMVN cụ thể là giai đoạn 2015 – 2020, trang Web của Wordbank, Tổng cục thống kê.

- Phân tích dữ liệu: sử dụng phần mềm Stata để kiểm định, xử lý, phân tích các số liệu đã thu thập được Từ đó tìm ra câu trả lời cho vấn đề đang nghiên cứu.

- Viết báo cáo: Là công đoạn sau cùng, hoàn thành quá trình nghiên cứu và trả lời cho mục tiêu nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”

Mô hình nghiên cứu và biến nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả Imran và Nishatm (2013),Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng Các nhóm yếu tố và các biến đã được chọn lọc để phát triển một mô hình chuẩn, mà qua đó có thể kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng Các biến độc lập được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm hai nhóm chính là các biến nội bộ liên quan đến các ngân hàng, và các biến kinh tế vĩ mô Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:

LGRit = β 0 + β 1 DEPTAit + β 2 NPLit + β 3 CAPit + β 4 LIQit + β 5 SIZEit + β 6 INRt + β 7 GDPt + β 8 INFt + εitit

Tăng trưởng tín dụng được đại diện bằng LGRit:

+ DEPTAit, là Tỷ lệ huy động tại ngân hàng i năm t.

+ NPLit, là Tỷ lệ nợ xấu tại ngân hàng i năm t.

+ CAPit, là Tỷ lệ vốn tại ngân hàng i năm t.

+ LIQit, là Tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng i năm t.

+ SIZEit: là Quy mô ngân hàng tại ngân hàng i năm t.

+ Các biến kinh tế vi mô năm t

+ INRt, là Lãi suất năm t

+ GDPt, là Tăng trưởng GDP năm t

+ INFt: là Tỷ lệ lạm phát năm t

+ βj (j=1,8) là các hệ số hồi quy

Hình 3.2: Mô hình các biến nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.2.2 Các biến nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Biến phụ thuộc Đã có nhiều nghiên cứu khác nhau đo lường tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách tính tốc độ tăng trưởng tín dụng dựa theo nghiên cứu của Abedifar và cộng sự (2013) để phản ánh tốc độ tăng dư nợ của NHTM. Tăng trưởng tín dụng = (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này - Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng được chia ra thành hai phần Các yếu tố nội tại ngân hàng bao gồm các biến: DEPTA, NPL, CAP, LIQ, SIZE Các biến vĩ mô bao gồm: INR, GPD, INF.

Biến nội tại ngân hàng: DEPTA, NPL, CAP, LIQ, SIZE

Tỷ lệ huy động (DEPTA): tỷ lệ huy động trên tổng tài sản được xem là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, bởi vì sự gia tăng của các khoản tiền gửi vào ngân hàng sẽ cung cấp cho ngân hàng nhiều tiền để có thể cho vay Điều này đã được khẳng định bởi nghiên cứu của Imran và

Nishatm (2013), trong đó chỉ ra rằng tỷ lệ huy động cao có tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng cung cấp cho khu vực tư nhân Bên cạnh đó, Olokyo (2011) chỉ ra rằng khối lượng tiền gửi trong các ngân hàng có tác động đáng kể đến khối lượng cho vay của ngân hàng Vì vậy, mong đợi mối quan hệ thuận giữa hai biến số này.

Giả thuyết 1: Tỷ lệ huy động tiền gửi trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu (NPL): nghiên cứu của Guo và Stepanyan (2011) chỉ ra rằng sự gia tăng trong tỷ lệ nợ xấu dẫn đến một sự suy giảm trong sức mạnh của ngành ngân hàng, tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu sẽ khiến các ngân hàng xem xét lại trong việc giảm các mục tiêu tăng trưởng tín dụng Vì vậy, mong đợi mối quan hệ nghịch giữa hai biến số này.

Giả thuyết 2: Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ vốn (CAP): nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi của vốn chủ sở hữu có một tác động đáng kể đến khối lượng cấp tín dụng của các ngân hàng và tăng trưởng tín dụng Vì các ngân hàng có tỷ lệ vốn cao sẽ có nhiều khả năng chịu được tổn thất mà không làm giảm giá trị của các tài sản Ngược lại, các ngân hàng duy trì được tỷ lệ vốn trên tài sản cao, sẽ có thể quản lý tài sản của họ một cách hiệu quả hơn, và do đó làm giảm các tổn thất do việc cấp tín dụng; điều này có thể làm giảm bớt khối lượng tín dụng và tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng (Olokoyo, 2011) Như vậy tác động của tỷ lệ vốn đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là tác động ngược chiều.

Giả thuyết 3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ): tỷ lệ tài sản thanh khoản được nắm giữ bởi ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước của ngân hàng cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng Bởi vì tỷ lệ thanh khoản cao sẽ làm giảm tỷ lệ của các khoản vay, qua đó giảm tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Olokoyo (2011) đã sử dụng tỷ lệ thanh khoản này để giải thích về việc cho vay ngân hàng ở Nigeria, nhưng kết quả của nghiên cứu cho thấy không có tác động đối với tỷ lệ thanh khoản về việc cho vay ngân hàng Trong nghiên cứu này, dự kiến có mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ thanh khoản và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

Giả thuyết 4: Tỷ lệ thanh khoản có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng

Quy mô ngân hàng (SIZE): đã có rất nhiều nghiên cứu điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng, trong đó biến quy mô ngân hàng được sử dụng vô một biến độc lập vì tầm quan trọng của nó trong việc tác động đến khối lượng tín dụng được cấp và tăng trưởng tín dụng Chernykh và Theodossiou (2011) đã chỉ ra rằng giữa các ngân hàng lớn thường có nhiều cơ hội để da dạng hơn và họ có nguồn vốn lớn, khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các khách hàng vay từ các công ty lớn và một số dư nợ tín dụng cao Ngoài ra họ có đủ nguồn lực chi cho các hệ thống tiên tiến để quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng Điều này làm cho các ngân hàng lớn có thể đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn Dự kiến có mối quan hệ thuận chiều giữa hai biến số này.

Giả thuyết 5: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.

Biến vĩ mô: INR, GDP, INF

Lãi suất danh nghĩa (INR): lãi suất có tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng từ đó tác động đến việc tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Việc tăng lãi suất dẫn tới gia tăng gánh nặng nợ, làm suy yếu khả năng trả nợ của khách hàng vay, dẫn đến việc ngân hàng sẽ không thể đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn bởi vì nguy cơ sẽ có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (Castro, 2013) Do đó, dự kiến mối quan hệ nghịch chiều giữa hai biến số này.

Giả thuyết 6: Lãi suất danh nghĩa có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng.

Tăng trưởng GDP: tăng trưởng kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc cho vay ngân hàng Bởi vì tốc độ tăng trưởng cao phản ánh tốc độ cao trong hoạt động của nền kinh tế trong nước và đi kèm với nó là sự gia tăng trong nhu cầu về kinh phí vốn Imran và Nishatm (2013), nhận thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng Như vậy, dự kiến rằng biến này có tác động tích cực đến tăng trưởng tín dụng.

Giả thuyết 7: Tăng trưởng GDP có tác động cùng chiều đến tăng trưởng tín dụng.

Tỷ lệ lạm phát (INF): một biến số vĩ mô khác được sử dụng để xem xét tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng là tỷ lệ lạm phát Một số nghiên cứu như Sharma vàGounder (2012) đã chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng tín dụng bởi vì sự tăng trưởng trong khối lượng tín dụng có thể là do tỷ lệ lạm phát cao chứ không phải vì sự gia tăng giá trị thực tế của các khoản vay Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát cao thường dẫn đến sự gia tăng các mức lãi suất danh nghĩa đòi hỏi trên các khoản cho vay, từ đó gây sự suy giảm trong nhu cầu vay vốn.

Giả thuyết 8: Tỷ lệ lạm phát có tác động ngược chiều đến tăng trưởng tín dụng.

Bảng 3.1: Cách tính các biến

T Tên biến Viết tắt Cách tính

(Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước

Biến độc lập Biến nội tại

2 Tỷ lệ huy động DEPT

A Tổng huy động/Tổng tài sản

3 Tỷ lệ nợ xấu NPL Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng

4 Tỷ lệ vốn CAP Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

5 Tỷ lệ thanh khoản LIQ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản

6 Quy mô ngân hàng SIZE Logarith Tổng tài sản

7 Lãi suất INR Lãi suất danh nghĩa hàng năm

8 Tăng trưởng GDP GDP Tăng trưởng GDP hàng năm

9 Tỷ lệ lạm phát INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp.

Dữ liệu các biến trong mô hình chủ yếu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, NHNN, Cục thống kê, Thomson Reuter, World Bank Sau đó số liệu được nhập trên Excel và được xử lý để ra mô hình hồi quy dựa trên phần mềm Stata.

Dữ liệu được thu thập trong kỳ quan sát 2015 – 2020

Dữ liệu thu thập thành dạng bảng và được nhập vào phần mềm thống kê để xử lý những điểm bất thường hay thiếu sót Việc thiếu sót hay gián đoạn dữ liệu sẽ làm giảm độ chính xác trong thống kê và giải thích kết quả nghiên cứu của mô hình Tác giả thực hiện hiệu chỉnh và mã hóa dữ liệu, làm sạch dữ liệu (data cleaning) nhằm phát hiện các sai sót, các ô trống còn thiếu thông tin và hoàn thiện ma trận dữ liệu (data matrix) Tiếp theo là kiểm tra mối tương quan giữa các biến và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến.

Phương pháp phân tích mô hình hồi quy với dữ liệu dạng bảng

Theo Damodar N Guragati (2008) các loại dữ liệu thường có cho phân tích thực nghiệm là dữ liệu chuỗi thời gian, dữ liệu chéo và dữ liệu bảng Đối với dữ liệu chuỗi thời gian, chúng ta quan sát các giá trị của một hoặc nhiều biến theo thời gian Trong dữ liệu chéo, các giá trị của một hoặc nhiều biến được thu thập cho nhiều đơn vị mẫu hoặc nhiều đại diện mẫu ở tại cùng một thời điểm Trong dữ liệu bảng, cùng một đơn vị chéo nào đó (theo không gian) được điều tra theo thời gian Nói ngắn gọn, dữ liệu bảng có quy mô về thời gian lẫn không gian. Đối với dãy số theo thời gian, chúng ta quan sát các giá trị của một hoặc nhiều biến số theo một khoảng thời gian nhất định Trong loại dữ liệu theo không gian, các giá trị của một hoặc nhiều biến được thu thập thuộc các mẫu khác nhau cho nhiều nơi (nhiều đối tượng) khác nhau tại cùng một thời điểm Còn dữ liệu ghi nhận giá trị của một hoặc nhiều biến cho nhiều đối tượng khác nhau được thu thập theo một khoảng thời gian liên tục được gọi là dữ liệu dạng bảng (Panel data).

Dữ liệu bảng còn được gọi bằng các tên khác, như là dữ liệu gộp chung (gộp chung các quan sát chéo và chuỗi thời gian), là sự kết hợp của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian, dữ liệu bảng vi mô (micropanel data), dữ liệu dọc (longitudinal data) (đó là một nghiên cứu nào đó theo thời gian về một biến hay một nhóm đối tượng), phân tích lịch sử sự kiện, phân tích theo nhóm (cohort analysis) Mặc dù có những sự thay đổi tinh tế, nhưng tất cả các tên gọi này thực chất muốn nói đến sự thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo Vì thế, chúng ta sẽ sử dụng thuật ngữ dữ liệu bảng theo nghĩa chung để bao gồm một hay nhiều hơn các thuật ngữ nói trên Và chúng ta sẽ gọi các mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu như thế là các mô hình hồi quy dữ liệu bảng.

Loại dữ liệu này ngày càng được dùng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế bởi vì nó có những ưu điểm sau:

Loại dữ liệu này liên quan đến nhiều thông tin của cùng một đối tượng nghiên cứu theo thời gian khác nhau nên nó bao hàm nhiều đặc điểm khác nhau, của nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau Do đó, việc sử dụng mô hình này cho phép ta xem xét sự khác biệt của các đặc điểm riêng của các đối tượng khác nhau một cách rõ ràng.

Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều hơn, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến hơn, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả cao hơn.

Bằng cách nghiên cứu quan sát lặp đi lặp lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này.

Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo thuần túy.

Dữ liệu bảng làm cho chúng ta có thể nghiên cứu các mô hình hành vi phức tạp hơn Thí dụ, chúng ta có thể xử lý tốt hơn bằng dữ liệu bảng các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo quy mô và thay đổi công nghệ so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian.

Bằng cách cung cấp dữ liệu đối với vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể giảm đến mức thấp nhất hiện tượng chệch có thể xảy ra nếu chúng ta gộp các cá nhân hay các doanh nghiệp theo những biến số có mức tổng hợp cao.

Nói tóm lại, dữ liệu bảng có thể làm cho phân tích thực nghiệm phong phú hơn so với cách chúng ta chỉ sử dụng dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian.

Theo Baltagi (2001) phương pháp hồi quy thông dụng với dữ liệu dạng bảng là mô hình hồi quy Pool, mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) Nghiên cứu sẽ lần lượt trình bày các mô hình.

3.4.2 Mô hình hồi quy Pool Đối với mô hình này, giả định về sự tự tương quan, phương sai thay đổi, những sự khác biệt về không gian và thời gian của từng biến quan sát đều không tác động đến Vì vậy, tung độ gốc và độ dốc của các hệ số được giả định là không thay đổi theo thời gian và cả theo từng biến Đây là trường hợp đơn giản nhất, chúng ta bỏ qua mảng thời gian và không gian của dữ liệu bảng, mà chỉ ước lượng mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS) thông thường.

Mô hình hồi quy được biễu diễn như sau:

Trong đó: i = 1, 2, 3, ….n; và t = 1, 2, 3, ….T Tuy nhiên, đối với loại mô hình này, khả năng xảy ra hiện tượng tự tương quan trong số liệu khá cao Ngoài ra, việc giả định hệ số chặn trong mô hình là giống nhau cho các đối tượng quan sát, và giả định về hệ số ước lượng của các biến quan sát là giống nhau cho các đối tượng quan sát là các giả định hết sức nghiêm khắc mà các dữ liệu khó đáp ứng được Vì vậy, dù đây là trường hợp đơn giản, nhưng mô hình hồi quy này với tất cả dữ liệu kết hợp như thế này có thể sẽ làm mất đi hình ảnh thật về mối quan hệ giữa các biến của các đối tượng quan sát.

3.4.3 Mô hình tác động cố định (FEM) hay hồi quy biến giả bình phương nhỏ nhất (LSDV)

Việc ước lượng mô hình 1 phụ thuộc vào các giả định chúng ta đưa ra về tung độ gốc, các hệ số độ dốc, và số hạng sai số uit Có nhiều khả năng xảy ra:

Giả định rằng tung độ gốc và các hệ số độ dốc không đổi theo thời gian và không gian và số hạng sai số thể hiện những khác biệt theo thời gian và các cá nhân.

Các hệ số độ dốc không đổi nhưng tung độ gốc thay đổi theo các cá nhân.

Các hệ số độ dốc không đổi nhưng tung độ gốc thay đổi theo các cá nhân và thời gian.

Tất cả các hệ số (tung độ gốc cũng như các hệ số độ dốc) thay đổi theo các cá nhân.

Tung độ gốc cũng như các hệ số độ dốc thay đổi theo các cá nhân và thời gian. Trong mỗi trường hợp này thể hiện mức độ phức tạp tăng dần (và có lẽ thực tế hơn) trong việc ước lượng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng, như mô hình 1 Dĩ nhiên, mức độ phức tạp sẽ gia tăng nếu chúng ta thêm nhiều biến hồi quy độc lập hơn vào mô hình này, do khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích thống kê mô tả

Sau khi thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 23 NHTMVN trong giai đoạn 2015 –

2020 tương ứng 138 quan sát, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả với kết quả sau:

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến

Variable Obs Mean Std.Dev Min Max

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)

Giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất với độ lệch chuẩn của các biến đề cập trong mô hình trong thời kỳ 6 năm từ 2015 đến 2020 được trình bày trong bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả cho 23 ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian từ năm 2015 đến 2020 và với tổng số quan sát là 138 Với kết quả trên ta có phân tích sơ bộ cho từng biến như sau:

- Đối với biến DEPTA có giá trị trung bình là 0,6987681, độ lệch chuẩn là 0,0929049 Như vậy giá trị DEPTA sẽ dao động trong khoảng giá trị tối thiểu 0,48 đến giá trị tối đa là 0,89 Điều này cho thấy có sự chênh lệch không lớn trong tỷ lệ tiền gửi giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu

- Đối với biến NPL có giá trị trung bình là 0,269978, giá trị dao động trong khoảng tối thiểu 0,003 đến giá trị tối đa là 1,03 và độ lệch chuẩn là 0,0890113 Mặc dù sự phân bố giữa tỷ lệ nợ xấu cao nhất và thấp nhất có sự phân biệt, tuy nhiên nhìn chung sự biến động của tỷ lệ nợ xấu trong khoảng thời gian nghiên cứu là không lớn.

- Đối với biến CAP có giá trị trung bình là 0,0788841, độ lệch chuẩn là 0,0308095. Như vậy giá trị CAP sẽ dao động trong khoảng giá trị tối thiểu 0,026 đến giá trị tối đa là 0,191 Tỷ lệ vốn của các ngân hàng dao động qua mỗi năm nhưng mức độ biến động giữa các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu nhìn chung không lớn.

- Đối với biến LIQ có giá trị trung bình là 0,0575972, độ lệch chuẩn là 0,0075 Như vậy giá trị LIQ sẽ dao động trong khoảng giá trị tối thiểu 0,0075 đến giá trị tối đa là 0,2823. Điều này cho thấy tỉ lệ thanh khoản ở các ngân hàng là cao và chưa ổn định qua các năm.

- Đối với biến SIZE có giá trị trung bình là 32,11867, độ lệch chuẩn là 4,87967 Như vậy giá trị SIZE sẽ dao động trong khoảng giá trị tối thiểu 0,312 đến giá trị tối đa là 34,96. Đối với biến INR có giá trị trung bình là 0,03375, độ lệch chuẩn là 0,0114397 Như vậy giá trị INR sẽ dao động trong khoảng giá trị tối thiểu 0,0193 đến giá trị tối đa là 0,0481. Đối với biến GDP có giá trị trung bình là 0,0611833, độ lệch chuẩn là 0,0146783. Như vậy giá trị GDP sẽ dao động trong khoảng giá trị tối thiểu 0,0291 đến giá trị tối đa là 0,0708. Đối với biến INF có giá trị trung bình là 0,0273, độ lệch chuẩn là 0,0354. Đối với biến LGR có giá trị trung bình là 0,1943696, độ lệch chuẩn là 0,110569.Như vậy giá trị LGR sẽ dao động trong khoảng giá trị tối thiểu -0,11 đến giá trị tối đa là0,65.

Phân tích hệ số tương quan giữa các biến

Phân tích hệ số tương quan được sử dụng cho dữ liệu để xem xét mối quan hệ giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Ma trận tương quan của tất cả các biến đưa vào phân tích mô hình hồi quy được trình bày trong bảng 4.2 được tính toán dựa trên dữ liệu của các NHTMVN.

Bảng 4.2: Ma trận tương quan

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)

- Mối quan hệ giữa biến DEPTA và LGR là quan hệ tương quan ngược chiều với hệ số tương quan là -0,3587.

- Mối quan hệ giữa biến NPL và LGR là quan hệ tương quan cùng chiều với hệ số tương quan là 0,1002.

- Mối quan hệ giữa biến CAP và LGR là quan hệ tương quan ngược chiều với hệ số tương quan là -0,2278.

- Mối quan hệ giữa biến LIQ và LGR là quan hệ tương quan ngược chiều với hệ số tương quan là -0,0645.

- Mối quan hệ giữa biến SIZE và LGR là quan hệ tương quan ngược chiều với hệ số tương quan là -0,0038.

- Mối quan hệ giữa biến INR và LGR là quan hệ tương quan ngược chiều với hệ số tương quan là -0,3414.

- Mối quan hệ giữa biến GDP và LGR là quan hệ tương quan cùng chiều với hệ số tương quan là 0,1648.

- Mối quan hệ giữa biến INF và LGR là quan hệ tương quan ngược chiều với hệ số tương quan là -0,2261.

Ngoài ra, qua bảng 4.2 cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các cặp biến trong mô hình nghiên cứu.

Mặt khác, ta tiến hành kiểm tra đa cộng tuyến qua hệ số VIF, nhìn chung kết quả là phù hợp, không có giá trị VIF nào lớn hơn 10, nên có thể kết luận rằng, giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.3: Hệ số phóng đại phương sai (VIF)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)

Phân tích kết quả ước lượng

Kết quả ước lượng theo các mô hình ước lượng khác nhau (Pooled OLS, FEM và REM)

4.3.1 Kết quả hồi quy theo Pooled OLS

Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)

Prob > F = 0,0000R-squared = 0,3952Adj R-squared = 0,3576Root MSE = 0,08862

4.3.2 Kết quả hồi quy theo FEM

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo FEM

R-sq: within = 0,2774 between = 0,3099 overall = 0,2911 corr(u_i, Xb) = 0,0091

GR Coef Std Err t p>ltl [95%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata) 24

4.3.3 Kết quả hồi quy theo REM

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo REM

LGR Coef Std Err z p>|z| [95% Conf Interval

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)3

Number of obs = Number of groups = 138

Obs per group: min = 6 avg = 6,0 max = 6

Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình

Có nhiều kỹ thuật ước lượng hồi quy dữ liệu bảng, nổi bật là mô hình hồi quy theo phương pháp các tác động cố định (Fixed Effect Model) và mô hình hồi quy theo phương pháp các tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) Để lựa chọn phương pháp hồi quy nào phù hợp với bộ dữ liệu nghiên cứu, tác giả đã thực hiện kiểm định Hausman khi lựa chọn mô hình hồi quy Với giả thuyết sau:

H 0 : Không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Chọn mô hình hồi quy Random Effect Model (REM).

H 1 : Có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Chọn mô hình hồi quy Fixed Effect Model (FEM).

Nếu P_value (Hausman) > 0,05 Chấp nhận giả thuyết H 0 , nghĩa là chọn REM.

Nếu P_value (Hausman) < 0,05 Chấp nhận giả thuyết H 1 , nghĩa là chọn FEM.

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình

(b) fem (B) rem (b-B) Difference sqrt(diag(V_b-

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)

Với kết quả ở bảng trên, ta thấy P-value (Prob = 0,2933) > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0, như thế mô hình REM là phù hợp.

Như vậy mô hình hồi quy như sau:

LGR = 0,7156067 + 0,0387008NPL - 0,1981974DEPTA - 1,286825CAP + 0,0738668LIQ + 0,0025795SIZE - 2,689605INR + 0,6345166GDP - 1,853404 INF 4.5 Kết quả kiểm định các khuyết tật

Kết quả kiểm định các khuyết tật

Ta có kết quả như sau:

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Stata)

Ta thấy kết quả kiểm định có P-value (Prob = 0,0130)

Ngày đăng: 28/08/2023, 22:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTMVN - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Hình 2.1 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các NHTMVN (Trang 32)
Hình 3.2: Mô hình các biến nghiên cứu - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Hình 3.2 Mô hình các biến nghiên cứu (Trang 41)
Bảng 3.1: Cách tính các biến - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 3.1 Cách tính các biến (Trang 44)
Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến (Trang 53)
Bảng 4.2: Ma trận tương quan - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.2 Ma trận tương quan (Trang 55)
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo Pooled OLS - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy theo Pooled OLS (Trang 57)
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy theo FEM - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy theo FEM (Trang 58)
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy theo REM - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy theo REM (Trang 58)
Bảng 4.7: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình (Trang 59)
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng theo phương pháp FGLS - 1462 các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại các nhtm vn 2023
Bảng 4.10 Kết quả ước lượng theo phương pháp FGLS (Trang 61)
w