Xuất phát từ những thực trạng và vấn đề đã được đặt ra, việc tìm hiểu rõ các nhân tố tác tới nhận thức của mọi người về hoạt động ngân hàng xanh là một điều vô cùng cần thiết, đây chí
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người mà còn đe dọa đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp Những thách thức như hiệu ứng nhà kính và sự suy giảm chất lượng không khí đang đòi hỏi sự hợp tác từ tất cả các tổ chức để bảo vệ hành tinh chúng ta Đồng thời, mối quan tâm của công chúng về tình trạng môi trường cũng đang gia tăng đáng kể Các xu hướng mới đòi hỏi các tổ chức ngân hàng phải điều chỉnh hệ thống của mình, áp dụng chiến lược ngân hàng xanh, với nhận thức rằng vai trò của ngân hàng xanh là quan trọng để duy trì một môi trường ngân hàng bền vững và thân thiện với môi trường
Sau hơn 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những nền kinh tế đang phát triển thành công trên thế giới Trong lĩnh vực ngân hàng, Việt Nam đang nỗ lực điều chỉnh hoạt động của mình để tiếp cận với chuẩn mực của ngành ngân hàng toàn cầu Một thách thức khác đối với hệ thống ngân hàng là việc tập trung tài chính vào các hoạt động bảo vệ môi trường, một lĩnh vực mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng Điều này không hề dễ dàng khi phải đảm bảo cùng một lúc các mục tiêu về phát triển kinh tế
1.1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay, các hoạt động của doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không chỉ tập trung đến vấn đề lợi nhuận mà còn cả vấn đề môi trường và xã hội Công chúng hiện đang chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường vì lượng khí thải carbon tăng lên đáng kể, hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán, sóng thần,… đang là vấn đề nóng hổi trên thế giới hiện nay Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố, lượng khí thải cacbon dioxide (𝐶𝑂 2 ) trong năm 2022 là 37 tỷ tấn, mức cao nhất từ khi được đo kể từ năm
Theo báo cáo của Global Risk năm 2019, môi trường đang gặp vấn đề nghiêm trọng do chưa có kế hoạch ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính Môi trường xanh đang trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu khi mà khắp mọi nơi trên thế giới đều đang kêu gọi bảo vệ môi trường nhằm hướng đến phát triển bền vững Các quốc gia đang theo đuổi cuộc cách mạng xanh, theo đó, phát triển các ngành nghề kinh tế chỉ được khuyến khích khi không gây ra hậu quả tiêu cực đối với môi trường (World Economic Forum, 2019)
Trong đó, ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động công nghiệp Bởi vì ngành ngân hàng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở cả mặt số lượng lẫn chất lượng, đồng thời làm thay đổi cách tăng trưởng kinh tế diễn ra Bên cạnh đó, ngân hàng còn là một trong những nguồn tài trợ chính cho việc đầu tư vào các dự án thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như các dự án thương mại Chính vì lý do này, ngành ngân hàng có thể được coi là có một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các khoản đầu tư hướng tới việc thực hiện các trách nhiệm cộng đồng và phát triển môi trường bền vững Các ngân hàng có thể không phải là những kẻ gây ra ô nhiễm môi trường, nhưng bản thân họ chính là ngọn nguồn rót vốn cho các doanh nghiệp hoặc các dự án đầu tư gây thiệt hại đến môi trường (Nguyễn Hữu Huân, 2014) Để hướng tới sự phát triển bền vững các ngân hàng ở Việt Nam đã bắt đầu kết hợp các hoạt động xanh vào dịch vụ của mình Trong quá trình sản xuất, những dự án của hầu hết các doanh nghiệp đều lấy tài nguyên từ môi trường, sử dụng và thải bỏ chất thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý
Vì vậy, để giảm tác động môi trường của những dự án như vậy, các ngân hàng cố gắng áp dụng những phương pháp tiếp cận có lợi cho môi trường
Theo Shantha (2019) cùng với Khan và cộng sự (2021) có hai cách giải quyết mà các ngân hàng có thể áp dụng được để cung cấp các dịch vụ bền vững; thứ nhất là để làm cho khu vực ngân hàng trở nên xanh hơn bằng cách áp dụng các công nghệ không sử dụng nhiều năng lượng, các ngân hàng cung cấp các dịch vụ bao gồm ngân hàng không sử dụng giấy tờ, thúc đẩy ngân hàng số và giảm thiểu việc sử dụng giấy Cách tiếp cận thứ hai tập trung vào tác động gián tiếp đến môi trường, kết hợp với việc phát triển xanh thông qua tài chính và đầu tư Tài chính xanh có nghĩa là thực hiện các biện pháp cung cấp vốn vay cho các dự án thân thiện với môi trường với mục đích thúc đẩy các cơ sở xử lý ô nhiễm và dự kiến sẽ giảm phát thải khí nhà kính (Ellahi et al., 2021)
Trong trường hợp của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/08/2018 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam, cùng với Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 06/08/2015 về Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 Đây có thể coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc hướng dẫn và thúc đẩy phát triển kinh tế theo hướng bền vững, đồng thời đi theo xu hướng chung của cộng đồng quốc tế Thực hiện ngân hàng xanh không chỉ là một nhiệm vụ cấp thiết mà còn là một nguồn lực quan trọng giúp thực hiện các mục tiêu chiến lược của tăng trưởng xanh, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước
Xuất phát từ những thực trạng và vấn đề đã được đặt ra, việc tìm hiểu rõ các nhân tố tác tới nhận thức của mọi người về hoạt động ngân hàng xanh là một điều vô cùng cần thiết, đây chính là lý do tác giả đã chọn đề tài “Các nhân t ố tác độ ng t ớ i nh ậ n th ứ c v ề ho ạt độ ng ngân hàng xanh t ạ i thành ph ố H ồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận.
Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của nghiên cứu này là kiểm định mô hình thể hiện mối quan hệ giữa nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh trong thời gian tới
Từ mục tiêu nghiên cứu chung được nêu ở mục trên, đề tài chia ra 3 mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh
2) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh
3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng, phát triển, hoàn thiện hơn nữa hoạt động ngân hàng xanh trong tương lai.
Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
1) Yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh?
2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?
3) Hàm ý chính sách nào giúp tăng cường, phát triển và nâng cao nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Các nhân tố tác động tới nhận thức về hoạt động của ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ của ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Về thời gian: Dữ liệu được thu thập thông qua việc trả lời các bảng hỏi từ khách hàng đang sử dụng các dịch vụ của ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/01/2024 đến ngày 02/03/2024.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính là định tính và định lượng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh với nguồn dữ liệu được sử dụng là dữ liệu sơ cấp có được thông qua khảo sát bảng hỏi Với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn khóa luận để xác định chính xác những thông tin cần thu thập và từ đó hình thành nên bảng khảo sát Sau đó, tác giả đã tiến hành khảo sát với quy mô mẫu là 355 thông qua bảng câu hỏi được gửi qua internet Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích và xử lý số liệu bằng cách tiến hành kiểm định các biến thông qua các bước: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) Tiếp theo, thực hiện phân tích hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
Đóng góp của đề tài
Tuy đề tài này khá phổ biến ở các quốc gia khác nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam Đề tài đưa ra quan điểm mới của tác giả dựa trên sự tổng hợp, phân tích và tính toán các số liệu để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đến nhận thức của mọi người về hoạt động ngân hàng xanh Đề tài này sẽ đóng góp tích cực và tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị đối với các ngân hàng, các định chế, tổ chức và cá nhân liên quan, nhằm thúc đẩy việc xem xét và đem lại những giá trị tích cực trong thực tiễn, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, gia tăng tính cạnh tranh trong ngành ngân hàng
Ngoài ra, đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chiến lược, cũng như các giám đốc điều hành ngân hàng trong quá trình xây dựng, hoạch định, đánh giá và thực thi chiến lược Ngân hàng xanh, phát triển bền vững tại Việt Nam.
Kết cấu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo cũng như lựa chọn hình thức diễn đạt, tác giả có những cân nhắc cẩn thận và quyết định trình bày nội dung nghiên cứu của mình với kết cấu 5 chương với một trình tự phù hợp theo tác giả nhận thấy là chặt chẽ và hiệu quả nhất:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương đầu tiên trình bày về lý do chọn đề tài, cũng như trình bày các mục tiêu chung và cụ thể mà đề tài nghiên cứu hướng tới Đồng thời, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu cũng như lựa chọn phạm vi và đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu, cùng với đóng góp của đề tài Tác giả trình bày rõ bố cục dự kiến của khóa luận
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2 tác giả sẽ lý giải cơ sở lý thuyết bao gồm các khái niệm nghiên cứu liên quan về ngân hàng xanh Đồng thời, tác giả sẽ khái quát qua một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đi trước về chủ đề ngân hàng xanh để đề xuất ra những mô hình nghiên cứu phù hợp cho đề tài
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết cùng với những nghiên cứu đã lược khảo trong chương
2, tác giả sẽ xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình của những nghiên cứu trước đó trong chương 3 Trên cơ sở đó, tác giả sẽ phác thảo quy trình nghiên cứu, trình bày cách thức cũng như phương pháp nghiên cứu một cách cụ thể
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4 tác giả sẽ tiến hành phân tích dữ liệu thông qua các phương pháp kiểm định và đánh giá như phân tích thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy tuyến tính bội và kiểm định sự khác biệt Đồng thời, đưa ra kết quả nghiên cứu cũng như chiều hướng tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trong chương 5, tác giả sẽ trình bày kết luận chung về đề tài nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý chính sách cho từng biến cụ thể dựa trên kết quả nghiên cứu Ngoài ra, tác giả cũng sẽ chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại của nghiên cứu để đề xuất ra những hướng đi nghiên cứu tiếp theo trong tương lai
Trong chương 1, khóa luận đã trình bày rõ sự cần thiết và lý do chọn đề tài
“Các nhân tố tác động tới nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ
Chí Minh” cũng như xác định rõ mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Ngoài ra, khóa luận cũng đã nêu ra một số đóng góp của đề tài vào thực tiễn Trong chương tiếp theo, khóa luận sẽ trình bày các khái niệm nghiên cứu liên quan cũng như tổng quan qua một số tài liệu nghiên cứu để xây dựng mô hình nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các khái niệm nghiên cứu liên quan
2.1.1 Đầu tư có trách nhiệm xã hội Đầu tư có trách nhiệm xã hội (SRI - Socially Responsible Investing) đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong tài chính, kết hợp giữa lợi nhuận tài chính và các giá trị xã hội, môi trường, và quản trị (ESG - Environmental, Social, and Governance) Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều sự phát triển của các khái niệm liên quan đến Trách nhiệm xã hội song khái niệm về Đầu tư trách nhiệm xã hội vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh
Theo Berry & Junkus (2013), về mặt lý thuyết, không có khuôn khổ tài chính cơ bản nào để liên hệ trách nhiệm xã hội cận biên của một khoản đầu tư đối với hiệu suất của khoản đầu tư đó Nói cách khác, không có mô hình lý thuyết nào để xác định mức độ trách nhiệm xã hội là thích hợp, hoặc để định nghĩa sự đánh đổi tối ưu giữa trách nhiệm xã hội và các tiêu chí đầu tư khác, chủ yếu là rủi ro và lợi nhuận Do đó, SRI nằm ngoài khuôn khổ thị trường hiệu quả được sử dụng trong lý thuyết tài chính để quyết định về mức độ hấp dẫn của một khoản đầu tư
Các định nghĩa về Đầu tư có trách nhiệm xã hội (SRI) khác nhau nhưng cũng thể hiện những đặc điểm chung Nghiên cứu của tác giả Weigand và cộng sự (1996) cho rằng SRI là một loại hình đầu tư xem xét các yếu tố đạo đức và xã hội, ngoài các mục tiêu tài chính truyền thống
Bên cạnh đó Diễn đàn Đầu tư bền vững và Trách nhiệm xã hội (SIF) 1 lại định nghĩa SRI là một quá trình đầu tư tích hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị
(ESG) vào việc ra quyết định đầu tư nhằm tạo ra lợi nhuận tài chính cạnh tranh lâu dài và tác động tích cực đến xã hội Đây là một quá trình xác định và đầu tư vào các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR)
Cuối cùng, theo cách tiếp cận của Malkiel & Quant (1971), Rudd (1981) lập luận rằng Đầu tư có trách nhiệm xã hội (SRI) tìm cách thúc đẩy các hoạt động tạo ra ngoại tác tích cực cho xã hội và loại bỏ những hoạt động có liên quan đến ngoại tác tiêu cực Bruyn (1987) cho rằng SRI truyền thống đã gắn liền với các sản phẩm được gọi là “sạch” và tránh các hoạt động liên quan đến rượu, thuốc lá, nội dung khiêu dâm, cờ bạc, vũ khí hoặc vật liệu quân sự Mặc dù các khái niệm của các tác giả trên đã được nghiên cứu cách đây rất lâu, nhưng đây chính là tiền đề để phát triển và củng cố hoàn thiện hơn nữa khái niệm Đầu tư có trách nhiệm xã hội cho các nghiên cứu trong tương lai
2.1.2.1 Khái niệm ngân hàng xanh
Tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, Ngân hàng xanh vẫn là một khái niệm mới được biết đến trong vài năm trở lại đây Không chỉ tại Việt Nam, các quốc gia khác trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với những ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu và các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế có tác động không nhỏ đến môi trường Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tất cả các tổ chức kinh tế trên thế giới đã phải đánh giá lại cách thức quản lý và mô hình hoạt động trong hệ thống tài chính của mình, đặc biệt là các ngân hàng Từ đó, khái niệm Ngân hàng xanh đã nổi lên như một tiêu chuẩn cho các ngân hàng trong tương lai, là mục tiêu để hướng tới một thế giới với một nền kinh tế xanh phát triển bền vững
Khái niệm “ngân hàng xanh” lần đầu tiên xuất hiện ở các quốc gia phương Tây vào năm 2003 với mục đích bảo vệ môi trường (Lalon, 2015) Ngân hàng xanh có thể được hiểu trên hai khía cạnh: (1) Hoạt động ngân hàng xanh trong nội bộ, bao gồm việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động trực tiếp của ngân hàng lên môi trường như sử dụng năng lượng, giấy, nước ; (2) Hoạt động ngân hàng xanh đối với bên ngoài, thông qua các hành động gián tiếp nhằm giảm tác động môi trường từ chính sách của khách hàng Ngân hàng xanh không chỉ tác động đến ngành tài chính mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác như xã hội, giáo dục, việc làm khi cung cấp các dịch vụ cho vay kèm theo các điều kiện bảo vệ môi trường
Theo Islam & Das (2020), Ngân hàng xanh được định nghĩa là sự thúc đẩy các hoạt động thân thiện với môi trường bằng cách giảm lượng khí thải carbon từ các hoạt động của ngân hàng
Tác giả Ahuja (2015) cho rằng Ngân hàng xanh không phải là một ngành ngân hàng riêng biệt Ngân hàng xanh có nghĩa là đảm bảo các hoạt động thân thiện với môi trường trong lĩnh vực ngân hàng và từ đó giảm lượng khí thải cacbon thông qua các hoạt động của ngân hàng Lĩnh vực ngân hàng được xem là một ngành không có tác động đến ô nhiễm môi trường Nhưng ngân hàng là lĩnh vực được liên kết với các hoạt động phát triển kinh tế, vì ngân hàng là nhà tài trợ chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh
Cũng có quan điểm cho rằng, Ngân hàng xanh là một loại hình ngân hàng hoạt động như bất kỳ ngân hàng truyền thống nào khác, trong đó cung cấp các sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cùng với việc triển khai các chương trình hỗ trợ môi trường và cộng đồng
Mặc dù vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau nhưng chung quy lại Ngân hàng xanh là ngân hàng hoạt động với mục tiêu hướng đến môi trường tự nhiên và xã hội thông qua hai khía cạnh Thứ nhất, cung cấp các dịch vụ ngân hàng với mục đích phát triển bền vững của tự nhiên và xã hội Thứ hai, hoạt động ngân hàng xanh trong nội bộ ngân hàng bằng cách giảm thiểu xả thải, tiết kiệm điện, nước, giấy, tái sử dụng các rác thải trong quá trình hoạt động
2.1.2.2 Vai trò của ngân hàng xanh
Hệ thống ngân hàng đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế của mọi quốc gia Nó giữ một vai trò cốt lõi trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia và là trung tâm của thị trường tài chính quốc gia Gần đây, ngành ngân hàng trên toàn cầu đã trải qua nhiều biến đổi do việc dỡ bỏ nhiều hạn chế, sự tiến bộ công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, các yếu tố môi trường, và nhiều yếu tố khác Ngành ngân hàng tại Việt Nam đang nỗ lực điều chỉnh các hoạt động của mình để phù hợp với các tiêu chuẩn của ngân hàng quốc tế Một thách thức khác của hệ thống ngân hàng là tập trung tài chính vào các lĩnh vực bảo vệ môi trường, có lợi cho xã hội Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng vì các ngân hàng cũng chú trọng đến lợi nhuận (Trần Thị Tình, 2023)
Theo Biswas (2011), ngân hàng xanh có thể thu được lợi ích từ việc cải thiện hiệu suất hoạt động và giảm chi phí trong các hoạt động ngân hàng Việc giảm chi phí mà ngân hàng xanh đem lại bao gồm giảm chi phí văn phòng phẩm và giảm chi phí thuê thêm nhân viên để loại bỏ lãng phí và phế phẩm Tuy nhiên, mối tương quan tích cực giữa chiến lược ngân hàng xanh và lợi nhuận không phải lúc nào cũng xảy ra Trên khía cạnh xã hội, các ngân hàng thân thiện với môi trường cũng có thể đạt được thành công tài chính và thậm chí vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh truyền thống của họ
Ngân hàng xanh là việc thực hiện các hoạt động ngân hàng theo cách giảm thiểu tổng lượng phát thải cacbon ra môi trường Nó khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng khí thải cacbon từ các hoạt động ngân hàng Điều này có thể được thực hiện qua nhiều hình thức, chẳng hạn như sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến thay vì đến trực tiếp ngân hàng, thanh toán hóa đơn qua mạng thay vì gửi qua bưu điện, v.v Ngân hàng xanh giúp tạo ra hiệu quả và mở rộng khả năng tiếp cận các giải pháp thị trường để giải quyết nhiều vấn đề môi trường khác nhau, bao gồm biến đổi khí hậu, phá rừng, các vấn đề về chất lượng không khí và suy giảm đa dạng sinh học, đồng thời xác định và đảm bảo các cơ hội có lợi cho khách hàng
2.1.2.3 Những thách thức của ngân hàng xanh
Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan
2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Tác giả Ellahi và cộng sự (2021) với đề tài “Nhận thức của khách hàng về thực hành Ngân hàng xanh” Mục đích của bài nghiên cứu này là xác định sự phát triển của hoạt động ngân hàng xanh trong lĩnh vực ngân hàng Bài viết cố gắng nghiên cứu nhận thức và phản ứng của từng cá nhân đối với các hoạt động xanh được ngân hàng áp dụng Nghiên cứu này chỉ mang tính chất khám phá và tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức của mọi người về ngân hàng xanh Thông qua việc sử dụng bảng hỏi và thu được 400 câu trả lời kết hợp với việc sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng người dân ở Pakistan đã có kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ xanh của ngân hàng và họ đã tiếp cận được với các hoạt động này Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy biến Giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của mọi người về hoạt động ngân hàng xanh Mô hình nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức của mọi người về hoạt động ngân hàng xanh phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp của mỗi người và cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của hoạt động ngân hàng bền vững Tuy nhiên, nghiên cứu của Ellahi và cộng sự (2023) vẫn còn một số hạn chế như là dữ liệu thu thập chỉ tập trung chủ yếu tại Lahore (Pakistan) không thể phản ánh hết toàn bộ Pakistan Ngoài ra, số lượng phiếu trả lời thu được còn khá hạn chế, chất lượng một số câu trả lời chưa thật sự hợp lý Cuối cùng, việc khảo sát không kéo dài quá 4 tuần dẫn đến không thể tiếp cận được hết toàn bộ người dân và có nhiều người vẫn chưa biết đến các hoạt động Ngân hàng xanh tại nước này
Tác giả Koiry và cộng sự (2017) với đề tài “Nhận thức và quan điểm của khách hàng ngân hàng về ngân hàng xanh tại quận Sylhet của Bangladesh” Nghiên cứu này đã cố gắng tìm hiểu nhận thức của mọi người về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn quận Sylhet Nguồn dữ liệu chính được sử dụng là dữ liệu sơ cấp, dữ liệu này được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2017 thông qua bảng hỏi khảo sát Nhóm tác giả đã sử dụng “Kỹ thuật xếp hạng Garrett” để kiểm tra mức độ nhận thức của mọi người về các hoạt động ngân hàng xanh Ngoài ra, nhóm tác giả sử dụng kiểm định Tukey bằng Post Hoc để đánh giá sự khác biệt về mức độ nhận thức của mọi người từ các ngân hàng khác nhau Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người nhận thức được dịch vụ SMS banking là một phần của hoạt động ngân hàng xanh (xếp thứ 1 với số điểm 80.31) Tuy nhiên kết quả kiểm tra Post Hoc cho thấy rằng mọi người từ các ngân hàng khác nhau sẽ có sự khác biệt về mức độ nhận thức về các hoạt động ngân hàng xanh Vì vậy, mức độ nhận thức về các hoạt động ngân hàng xanh càng tốt sẽ càng cần thiết để bảo vệ môi trường Do đó, việc tổ chức các buổi hội thảo, phát tờ rơi, quảng cáo về ngân hàng xanh trên các phương tiện truyền thông có thể giúp nâng cao nhận thức của mọi người về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng ở Bangladesh, từ đó đẩy mạnh phát triển các hoạt động ngân hàng xanh
Tác giả Shah và cộng sự (2023) với đề tài “Nghiên cứu về Nhận thức của Khách hàng: Ngân hàng Xanh” Bài nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của mọi người về ngân hàng xanh ở Ahmedabad Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, nhóm tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả thông qua nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được bằng cách khảo sát 100 người đang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh Kết quả của nghiên cứu cho thấy mọi người đều nhận thức được các hoạt động ngân hàng xanh và Trình độ giáo dục tốt sẽ không ảnh hưởng đến nhận thức của mọi người về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng xanh Song các ngân hàng vẫn nên đẩy mạnh phát triển, nâng cao nhận thức của mọi người để mang lại lợi ích cho toàn xã hội Tuy nhiên, bài nghiên cứu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể liên quan đến phương pháp thu thập dữ liệu dựa vào việc lấy mẫu thuận tiện Cách tiếp cận này có thể gây ra những sai lệch và hạn chế khả năng tiếp cận đến nhiều người hơn Hơn nữa, nghiên cứu được thực hiện ở một địa bàn cụ thể, kết quả tính toán sẽ không phản ánh chính xác tình hình thực tế
Tác giả Vijai (2018) với đề tài “Nghiên cứu về Nhận thức của khách hàng về các sáng kiến Ngân hàng Xanh trong các ngân hàng công chúng và tư nhân đã được sàng lọc tại quận Cuddalore” Nghiên cứu này được thực hiện để nghiên cứu mức độ nhận thức của khách hàng về sáng kiến “Dịch vụ ngân hàng xanh” được thực hiện bởi nhiều ngân hàng khu vực công và tư nhân ở Ấn Độ, quận Cuddalore Dữ liệu nghiên cứu được sử dụng trong bài này là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, dữ liệu được thu thập từ 625 người bằng phương pháp trả lời bảng câu hỏi Tác giả đã đưa ra các giải thuyết sau: (i) Không có mối liên hệ giữa giới tính và trình độ nhận thức; (ii) Không có mối liên hệ giữa tuổi tác và mức độ nhận thức Sau đó, thực hiện kiểm định Chi-square, t-test và Anova để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến với nhau Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa giới tính và trình độ nhận thức của mọi người về các sản phẩm ngân hàng xanh và không có mối liên hệ giữa tuổi tác và mức độ nhận thức về các sản phẩm xanh
Tác giả Sultana & Talukder (2015) đã thực hiện nghiên cứu về “Nghiên cứu xác định các yếu tố gây trở ngại trong việc phát triển Ngân hàng Xanh tại Bangladesh” Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cản trở đối với việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Bangladesh Với 232 người (gồm khách hàng, nhân viên và các bên liên quan đến việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Bangladesh), nhóm tác giả đã phân tích và xử lý dữ liệu thông qua phần mềm SPSS Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhân tố như Điều tiết chiến lược, Hoạt động kinh doanh, Yếu tố môi trường và Yếu tố pháp lý đều có ảnh hưởng tích cực đối với việc gây cản trở trong việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh ở Bangladesh Ngoài ra, nhóm tác giả đã đưa ra một số kiến nghị nhằm giảm bớt các rào cản đối với việc phát triển ngân hàng xanh tại Bangladesh
Trong bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại tại Malaysia”, tác giả Arumugam & Chirute
(2018) nhấn mạnh rằng Ngân hàng xanh có nghĩa là vượt xa các tiêu chí để biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn mà không có bất kỳ thiệt hại nào Nó phản ánh tất cả các yếu tố xã hội và môi trường và được gọi với tên là Ngân hàng đạo đức Mục tiêu chính của Ngân hàng xanh là đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực của chính phủ có lợi cho môi trường và xã hội Nghiên cứu này tập trung vào việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại ở Malaysia Với quy mô mẫu gồm 160 nhân viên, khách hàng và các bên liên quan từ các ngân hàng ở Kuala Lumpur (Malaysia) Sau đó, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý và phân tích dữ liệu Kết quả cho thấy tất cả các yếu tố như Lợi ích môi trường, Áp lực của các bên liên quan, Hướng dẫn chính sách, Yếu tố kinh tế và nhu cầu vay vốn đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng ngân hàng xanh
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Trịnh Mai Chi và cộng sự (2020) với đề tài “Các nhân tố tác động đến nhận thức về “ngân hàng xanh” trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” Bài nghiên cứu này cố gắng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về “Green Banking” tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Tác giả thu thập số liệu bằng cách sử dụng bảng hỏi khảo sát và thông qua phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các biến (1) Chiến lược ngân hàng, (2) Sản dịch vụ của ngân hàng, (3) Ứng dụng công nghệ trong hoạt động của ngân hàng, (4) Văn hóa doanh nghiệp, và (5) Nhận thức của con người đối với “Green Banking” của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam đều ảnh hưởng tích cực đến mức độ nhận thức về “Green Banking” của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó biến Con người có ảnh hưởng lớn nhất và nhỏ nhất là biến Ứng dụng công nghệ Tuy nhiên nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như quy mô mẫu khảo sát vẫn còn thấp, các câu trả lời vẫn chưa được đồng nhất Ngoài ra, hạn chế về không gian nghiên cứu là một trong những vấn đề không hề nhỏ trong quá trình nghiên cứu
Tác giả Hà Nam Khánh Giao (2020) với đề tài “Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam (Awareness and Awareness About Green Bank in Vietnam)” Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm hiểu nhận thức của công chúng về các ứng dụng ngân hàng xanh thông qua: tiết kiệm năng lượng (energy conservation), dễ thực hiện (easy procedures), thời gian hợp lý (time feasibility), tiết kiệm chi phí (cost effective) và tính tiếp cận sản phẩm (accessibility of product), đặc biệt là khi Ngân hàng phát triển nhà TPHCM (Housing Development Bank – HDB) trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt nam được ngân hàng châu Á chứng nhận là ngân hàng thân thiện với môi trường nhất Việt Nam Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả dùng trung bình có trọng số và mode, bên cạnh đó nghiên cứu kết hợp các phương pháp phân tích khác như ANOVA, t-test và Chi-square test Kết quả cho thấy trình độ hiểu biết của công chúng về các ứng dụng ngân hàng xanh thực sự chưa sâu Dựa vào đó, các ban quản lý ngân hàng cần có một tầm nhìn sâu sát hơn, và hoạch định những chiến lược căn cơ hơn hướng về những ứng dụng ngân hàng xanh bền vững tại Việt Nam Mặc dù đã đạt được mục tiêu, nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Đầu tiên, dữ liệu được tính toán dựa trên dữ liệu sơ cấp, được chia đều cho 3 ngân hàng HDB, BIDV, VCB, với quy mô mẫu là 90, và phương pháp chọn mẫu thuận tiện, chưa thực sự bao hàm hết kết quả Ngoài ra, nghiên cứu này chỉ tập trung vào nhận thức chứ không đề cập đến việc dự đoán các tác động
Tác giả Đặng Thị Minh Nguyệt và cộng sự (2021) với đề tài “Tác động của triển khai tín dụng xanh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam” đã làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích EFA và phân tích hồi quy để đo lường mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố đến việc thực hiện chiến lược ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, gồm có: (1) Áp lực từ các bên có liên quan; (2) Lợi ích tiềm năng; (3) Sự quan tâm đến môi trường; (4) Giảm thiểu rủi ro và (5) Nâng cao thương hiệu Kết quả chỉ ra rằng chỉ có
4 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo thứ tự từ bé đến lớn như sau: Các lợi ích về kinh tế, Sự quan tâm đến môi trường, Các yếu tố về chính sách và pháp lý, Áp lực từ các bên có liên quan Tuy nhiên, nghiên cứu vẫn còn một số thiếu sót không thể tránh khỏi như thực trạng hoạt động tín dụng xanh cũng như giải pháp cụ thể để phát triển hoạt động này tại ngân hàng thương mại Việt Nam chưa được làm rõ
(năm) Đề tài nghiên cứu Kỹ thuật nghiên cứu Kết quả tìm được Các nghiên cứu nước ngoài
Nhận thức của khách hàng về thực hành Ngân hàng xanh
Mô hình cấu trúc tuyến tinh (SEM)
Các yếu tố (Ngân hàng điện tử; Đầu tư xanh; Ngân hàng bền vững) đều có mối tương quan dương với Nhận thức về ngân hàng xanh
Trình độ nhận thức tác động tới nhận thức về ngân hàng xanh
Giới tính không có mối liên hệ đến nhận thức của mọi người về ngân hàng xanh
Nhận thức và quan điểm của khách hàng ngân hàng về ngân hàng xanh tại quận Sylhet của Bangladesh
Kỹ thuật xếp hạng Garrett và
Khách hàng sử dụng dịch vụ SMS banking sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về ngân hàng xanh
Nghiên cứu về Nhận thức của Khách hàng: Ngân hàng Xanh
Phân tích thống kê mô tả và Kiểm định Chi bình phương
Việc các ngân hàng áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh không có mối quan hệ với nhận thức về ngân hàng xanh của khách hàng
Không có mối liên hệ giữa việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng với nhận thức về ngân hàng xanh
Trình độ học vấn không ảnh hưởng tới nhận thức về ngân hàng xanh
Nghiên cứu về Nhận thức của khách hàng về các sáng kiến Ngân hàng Xanh trong các ngân hàng công chúng và tư nhân đã được sàng lọc tại quận Cuddalore
Kiểm định Chi bình phương;
Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai mẫu độc lập và Kiểm định ANOVA
Giới tính và trình độ học vấn không ảnh hưởng tới nhận thức về ngân hàng xanh Độ tuổi không ảnh hưởng tới nhận thức về ngân hàng xanh
Nghiên cứu xác định các yếu tố gây trở ngại trong việc phát triển Ngân hàng Xanh tại Bangladesh
Mô hình hồi quy tuyến tính
Các yếu tố (Điều tiết chiến lược; Hoạt động kinh doanh; Yếu tố môi trường; Yếu tố pháp lý) có mối tương quan tích cực với việc gây cản trở trong việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại tại Malaysia
Phân tích thống kê mô tả và Kiểm định Chi bình phương
Các nhân tố (Lợi ích môi trường; Áp lực của các bên liên quan; Hướng dẫn chính sách; Yếu tố kinh tế và nhu cầu vay vốn) đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng ngân hàng xanh
Các nghiên cứu trong nước
Các nhân tố tác động đến nhận thức về “ngân hàng xanh” trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Phân tích thống kê mô tả và Mô hình hồi quy tuyến tính
Các nhân tố (Chiến lược ngân hàng; Sản dịch vụ của ngân hàng; Ứng dụng công nghệ trong hoạt động của ngân hàng; Văn hóa doanh nghiệp; Nhận thức của con người đối với
“Green Banking” của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam) đều ảnh hưởng tích cực đến mức độ nhận thức về “Green Banking” của các NHTM ở Việt Nam
Nhận biết và nhận thức về ngân hàng xanh tại Việt Nam (Awareness and
Phân tích thống kê mô tả; Kiểm định ANOVA;
Mức độ nhận thức của khách hàng về ngân hàng xanh phụ thuộc vào tuổi tác, trình độ học
Awareness About Green Bank in Vietnam)
Kiểm định Chi bình phương vấn, nghề nghiệp, nhưng không chịu ảnh hưởng bởi giới tính Đặng Thị
Minh Nguyệt và cộng sự
Tác động của triển khai tín dụng xanh đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam
Mô hình hồi quy tuyến tính
Khoảng trống nghiên cứu
Kế thừa từ các nghiên cứu trước đây trong việc tìm hiểu các nhân tố tác động tới nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh thông qua phương pháp phân tích chủ yếu là định lượng bằng cách hồi quy các mô hình nghiên cứu để tìm ra mối quan hệ giữa các biến Hầu hết các nghiên cứu trước đây sử dụng các biến hoàn toàn khác nhau để đánh giá các khía cạnh khác của nghiên cứu Tuy nhiên, việc đo lường các biến sẽ có những kết quả khác nhau do sự khác biệt về mặt pháp lý cũng như quy định ở mỗi quốc gia, mặc dù nghiên cứu này đã được phổ biến tại nhiều quốc gia, song vấn đề này tại Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đó cho thấy một số vấn đề và khoảng trống nghiên cứu sau:
Một là, ngân hàng xanh vẫn còn là một khái niệm khá mới và đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện, vì vậy, có rất nhiều cách tiếp cận đối với phạm trù này Mặc dù, đã có nhiều đề tài phát triển và thực trạng ngân hàng xanh tại Việt Nam trước đó, song hầu như không có nghiên cứu nào về vấn đề nhận thức hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam
Hai là, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tìm ra mối quan hệ giữa yếu tố Tuy nhiên đa số các nghiên cứu tại Việt Nam đều áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính, do đó việc thiếu bằng chứng định lượng về mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh là điều không thể tránh khỏi
Xuất phát từ những khoảng trống nghiên cứu đó, khóa luận tập trung chủ yếu vào việc làm rõ các vấn đề liên quan đến nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức về ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh; đo lường mức độ tác động của các nhân tố này đến nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Từ đó, đề ra những hàm ý chính sách phù hợp góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề này
Như đã đề cập ở trên, trong chương 2 tác giả tập trung lý giải các khái niệm liên quan đến ngân hàng xanh Đồng thời, tác giả cũng đã khái quát qua một số công trình nghiên cứu của một số tác giả đi trước Thông qua việc lược khảo các nghiên cứu trước đây trên thế giới và tại Việt Nam, mặc dù các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là khác nhau, thời gian nghiên cứu không giống nhau, các biến nghiên cứu cũng hoàn toàn khác biệt,… song tất cả các nghiên cứu được tổng quan vẫn còn tồn tại một số khoảng trống nghiên cứu như được đề cập trong chương 2 làm cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu về đề tài này trong khóa luận Ở chương 3, tác giả sẽ trình bày quá trình nghiên cứu, xây dựng thang đo, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để tìm ra phương pháp tốt nhất từ đó thu được kết quả tốt nhất cho nghiên cứu.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2024)
Lý thuyết và các nghiên cứu trước Vấn đề nghiên cứu &
Mô hình nghiên cứu & Thang đo nháp
Thang đo hoàn chỉnh (Bảng khảo sát chính thức) Hiệu chỉnh thang đo Đánh giá sơ bộ thang đo
Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha Phân tích EFA Phân tích hồi quy
Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu
Toàn bộ quá trình nghiên cứu được mô tả trong hình 3.1 và khóa luận phát triển quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Vấn đề nghiên cứu và Mục tiêu nghiên cứu: Tác giả xác định các vấn đề liên quan đến nội dung ngân hàng xanh Đây là một trong những yêu cầu then chốt trong việc nhận thức các hoạt động ngân hàng xanh đóng góp tích cực cho sự phát triển giữa kinh tế và môi trường Đây là một bước khá quan trọng để hình thành đề tài nghiên cứu Căn cứ vào vấn đề, tác giả tiếp tục xây dựng mục tiêu nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tác giả xây dựng 3 mục tiêu như sau: (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về hoạt động ngân hàng xanh, (2) Đo lường mức độ tác động của các nhân tố và (3) Đề xuất một số hàm ý chính sách
Bước 2: Nghiên cứu lý thuyết và các nghiên cứu trước: Tác giả đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu tương tự trong và ngoài nước về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về ngân hàng xanh Dựa trên các khái niệm và thang đo được đề xuất từ các nghiên cứu trước, tác giả đã phác thảo một bản nháp thang đo cho nghiên cứu của mình
Bước 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất và Thang đo nháp, Đánh giá sơ bộ thang đo: Kế thừa nghiên cứu của tác giả Ellahi, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình của tác giả Ellahi để làm bước đệm cho khóa luận Kết quả của bước này tác giả đã xây dựng được thang đo nháp Trước khi thu thập một lượng lớn dữ liệu, tác giả tiến hành khảo sát khoảng 150 người Sau đó, tác giả phân tích các dữ liệu này bằng chương trình SPSS thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA và sau đó điều chỉnh lại thang đo
Bước 4: Hiệu chỉnh thang đo và xây dựng thang đo hoàn chỉnh: Sau khi phân tích sơ bộ dữ liệu ở bước 4, tác giả tiến hành điều chỉnh lại thang đo bằng cách sắp xếp lại các câu hỏi cho phù hợp với logic, làm sơ sở để xây dựng thang đo chính thức cho nghiên cứu Kết quả của bước này là xây dựng được thang đo hoàn chỉnh và bảng khảo sát chính thức
Bước 5: Khảo sát chính thức: Sau khi hình thành thang đo hoàn chỉnh và có bản khảo sát chính thức, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng cách gửi mail đến khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh Cuộc khảo sát này kéo dài 5 tuần bắt đầu từ ngày 29 tháng 1 năm 2024 đến ngày 2 tháng 3 năm
Bước 6: Phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập xong dữ liệu, tác giả tiếp tục tổng hợp dữ liệu khảo sát, mã hóa và làm sạch dữ liệu và đưa vào phần mềm Excel và SPSS 20.0 Sau đó phân tích hệ số độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và hồi quy để kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Bước 7: Kết luận và đưa ra hàm ý chính sách: Tác giả căn cứ vào kết quả kiểm định mô hình và đưa ra kết luận cùng với hàm ý chính sách góp phần phát triển hoạt động ngân hàng xanh trong tương lai.
Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây kèm theo các tài liệu liên quan, tác giả đã tổng hợp so sánh và tìm ra nghiên cứu của Ellahi và cộng sự (2021) về mối quan hệ giữa Ngân hàng điện tử, Đầu tư xanh, Ngân hàng bền vững, Nhận thức về Ngân hàng xanh Các yếu tố đã được tổng hợp một cách hợp lý và phù hợp nhất với cơ sở lý thuyết đã đề cập trước đó Vì vậy tác giả lựa chọn mô hình nghiên cứu của Ellahi và cộng sự (2021) làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa bốn yếu tố như sau:
Hình 3 2 Mô hình nghiên cứu
Trong mô hình nghiên cứu này, các giả thuyết được đưa ra là:
𝐻 1 : Khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về Ngân hàng xanh
𝐻 2 : Khách hàng có nhận thức về Đầu tư xanh sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về Ngân hàng xanh
𝐻 3 : Khách hàng có nhận thức về Ngân hàng bền vững sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về Ngân hàng xanh
Mô hình nghiên cứu được biểu diễn dưới dạng phương trình tổng quát như sau:
• Biến phụ thuộc: GBA (Nhận thức về ngân hàng xanh)
• Biến độc lập: EB (Ngân hàng điện tử), GI (Đầu tư xanh), SB (Ngân hàng bền vững)
Nhận thức về Ngân hàng xanh Ngân hàng điện tử Đầu tư xanh
Ngân hàng bền vững
Mô tả các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu
Như được thể hiện trong mô hình nghiên cứu, có bốn biến nghiên cứu chính là (1) Nhận thức về ngân hàng xanh, (2) Ngân hàng điện tử, (3) Đầu tư xanh và (4) Ngân hàng bền vững Những nhân tố này sẽ được đo lường bằng cách sử dụng thang điểm Likert 5 điểm, từ 1 = hoàn toàn không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = bình thường, 4 = đồng ý và 5 = hoàn toàn đồng ý để xem mức độ đồng ý của khách hàng với các câu hỏi đưa ra trong bảng khảo sát
STT Mã hóa Nội dung Nguồn tham khảo
Nhận thức về ngân hàng xanh
1 GBA1 Tôi biết khái niệm về sản phẩm xanh
2 GBA2 Tôi có kiến thức về ngân hàng xanh
3 GBA3 Tôi nhận thức được các hoạt động ngân hàng xanh đang được thực hiện tại ngân hàng của tôi
4 GBA4 Tôi đã nghe qua về các sản phẩm, dịch vụ xanh mà các ngân hàng cung cấp
5 GBA5 Tôi đã sử dụng các sản phẩm, dịch vụ xanh mà ngân hàng của tôi cung cấp
Tôi đã thấy ngân hàng của tôi có những chiến dịch quảng cáo hoặc thúc đẩy các hoạt động ngân hàng xanh
7 EB1 Tôi thích ngân hàng không sử dụng giấy tờ
8 EB2 Tôi thích ngân hàng điện tử/ngân hàng trực tuyến
9 EB3 Tôi thích sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử/ngân hàng trực tuyến
10 EB4 Tôi thích sử dụng báo cáo điện tử thay vì báo cáo giấy gửi đến địa chỉ của tôi hàng tháng
11 EB5 Tôi thích sử dụng biên lai điện tử sau khi giao dịch thay vì biên lai giấy khi giao dịch trên ATM Đầu tư xanh
12 GI1 Tôi nghĩ ngân hàng điện tử ít gây tổn hại đến môi trường
Tôi thích việc giảm lãng phí giấy thông qua báo cáo và biên lai điện tử được thực hiện trong ngân hàng của tôi
14 GI3 Tôi thích ngân hàng của tôi thân thiện với môi trường hơn
Tôi muốn các chi nhánh ngân hàng của tôi trở nên xanh hơn bằng cách tái chế và bảo tồn năng lượng một cách hiệu quả
16 GI5 Tôi muốn đóng góp để khuyến khích ngân hàng của tôi thực hiện hoạt động ngân hàng xanh
Tôi sẽ không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nếu ngân hàng của tôi không phải là ngân hàng xanh
Tôi sẽ chuyển sang một ngân hàng thân thiện với môi trường hơn nếu ngân hàng của tôi không có các hoạt động ngân hàng xanh
Bảng 3 1 Mã hóa thang đo
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2024)
Phương pháp thu thập số liệu
Theo Hair & cộng sự (2008), để thực hiện phân tích EFA, một biến cần có ít nhất 5 quan sát, do đó số quan sát tối thiểu của nghiên cứu sẽ là: 18*5 = 90 (Nhận thức về ngân hàng xanh: 6 biến, Ngân hàng điện tử: 5 biến, Đầu tư xanh: 5 biến, Ngân hàng bền vững: 2 biến) Vậy kích cỡ mẫu tối thiểu để đáp ứng là 90
Nghiên cứu sẽ thực hiện lấy mẫu dựa trên dữ liệu sơ cấp thông qua việc thu thập số liệu của 400 người bằng cách trả lời bảng hỏi Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi mà nguồn thông tin và các báo cáo cũng không thể hiện rõ và đầy đủ những thông tin liên quan đến quá trình chuyển hóa ngân hàng xanh, thì nghiên cứu sẽ lấy dữ liệu sơ cấp bằng bảng hỏi
Số phiếu khảo sát được phát ra là 400 phiếu, số phiếu thu về là 355 phiếu, trong đó chỉ có 349 phiếu hợp lệ chiếm 98.31%
STT Số lần phát Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2024)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu
Số phiếu khảo sát được phát ra tại thành phố Hồ Chí Minh là 400 phiếu, thu về là 355 phiếu, sau khi sàng lọc dữ liệu, kết quả thu được từ cuộc khảo sát là 349 phiếu, tỷ lệ phù hợp là 98.31% Sau khi hoàn thành thu thập và sàng lọc phiếu khảo sát, tác giả tiến hành tổng hợp và mã hóa thông tin vào phần mềm excel
Giới tính Cỡ mẫu Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Bảng 4 1 Cơ cấu mẫu theo giới tính
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Bảng 4.1 cho thấy có 191 người tham gia khảo sát là nam chiếm tỷ lệ 54.7% và 158 đáp viên là nữ tương đương với 45.3% Nhìn chung, không có sự chênh lệch quá lớn giữa nam và nữ khi tham gia khảo sát Độ tuổi Cỡ mẫu Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Bảng 4 2 Cơ cấu mẫu theo độ tuổi
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Trong đó, phần lớn khách hàng được khảo sát ở độ tuổi từ 26 đến 35 chiếm 34.4% tương đương 120 khách hàng, nhóm khách hàng khoảng từ 36 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ ít hơn và lớn hơn 46 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất, lần lượt là 26.1% và 7.2% (tương ứng 91 và 25 khách hàng) Ngoài ra, khoảng 32.4% thuộc nhóm khách hàng từ 18 đến 25 tuổi tương đương 113 người
Trình độ học vấn Cỡ mẫu Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Bảng 4 3 Cơ cấu mẫu theo trình độ học vấn
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Về trình độ học vấn theo bảng 4.3, nhóm có trình độ trung học phổ thông có tỷ lệ cao nhất, cụ thể có 95 khách hàng chiếm 27.2% Theo sau đó là cao đẳng chiếm 26.9% với 95 khách hàng Trong đó, thấp nhất là sau đại học, chỉ có 9 đối tượng tham gia khảo sát tương ứng với 2.6% Ngoài ra, nhóm khách hàng có trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung cấp và đại học chiếm tỷ lệ lần lượt là 4.0%, 10.3%, 11.2% và 17.8%
Nghề nghiệp Cỡ mẫu Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Bảng 4 4 Cơ cấu mẫu theo nghề nghiệp
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Bảng 4.4 cho thấy có 108 khách hàng được khảo sát là làm việc toàn thời gian tương ứng với 30.9%, đây cũng là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất Ngoài ra, chỉ có
33 khách hàng được khảo sát là nội trợ, chiếm tỷ lệ 9.5% Bên cạnh đó, khoảng 21.5% tức khoảng 75 khách hàng làm công việc tự kinh doanh, và số khách hàng làm công việc bán thời gian, free lancer và sinh viên lần lượt là 58, 37 và 38 người, tương ứng với tỷ lệ 16.6%, 10.6% và 10.9%
Thu nhập hàng tháng Cỡ mẫu Phần trăm Phần trăm hợp lệ Tần suất tích lũy
Bảng 4 5 Cơ cấu mẫu theo thu nhập hàng tháng
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Về thu nhập, nhóm có thu nhập từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể có 135 người tương ứng với 38.7% Khách hàng có thu nhập nhiều hơn
30 triệu đồng/tháng chiếm 5.2%, tức có 18 người, đây là nhóm khách hàng chiếm tỷ lệ thấp nhất Ngoài ra, đáp viên có thu nhập từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng chiếm 29.8% tương ứng là 104 người Bên cạnh đó, nhóm có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng, từ
3 đến 5 triệu đồng/tháng và từ 20 đến 30 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ lần lượt là 5.4%, 8.0% và 12.9%
Biểu đồ 4 1 Cơ cấu mẫu theo số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Biểu đồ 4.1 cho thấy có 339 khách hàng hiện đã và đang sử dụng dịch vụ của các ngân hàng, tương ứng với tỷ lệ 97.10% Trong khi đó, chỉ có 2.90% tương ứng với 10 khách hàng không sử dụng dịch vụ của bất kỳ ngân hàng nào Kết quả này cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa các đáp viên khi tham gia khảo sát Bên cạnh đó, dữ liệu của 339 khách hàng trả lời có đang sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ được tiếp tục đưa vào phân tích trong các bước tiếp theo, còn dữ liệu của 10 khách hàng sẽ ngừng tại đây.
Thông số thống kê mô tả của các biến quan sát
4.2.1 Thống kê mô tả biến độc lập
Ký hiệu Biến quan sát Cỡ mẫu
EB1 Tôi thích ngân hàng không sử dụng giấy tờ 339 1 5 3.69 0.854
Tôi thích ngân hàng điện tử/ngân hàng trực tuyến
Hiện đã và đang sử dụng dịch vụ ngân hàng
Tôi thích sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử/ngân hàng trực tuyến
Tôi thích sử dụng báo cáo điện tử thay vì báo cáo giấy gửi đến địa chỉ của tôi hàng tháng
Tôi thích sử dụng biên lai điện tử sau khi giao dịch thay vì biên lai giấy khi giao dịch trên ATM
Tôi nghĩ ngân hàng điện tử ít gây tổn hại đến môi trường
Tôi thích việc giảm lãng phí giấy thông qua báo cáo và biên lai điện tử được thực hiện trong ngân hàng của tôi
Tôi thích ngân hàng của tôi thân thiện với môi trường hơn
Tôi muốn các chi nhánh ngân hàng của tôi trở nên xanh hơn bằng cách tái chế và bảo tồn năng lượng một cách hiệu quả
Tôi muốn đóng góp để khuyến khích ngân hàng của tôi thực hiện hoạt động ngân hàng xanh
Tôi sẽ không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nếu ngân hàng của tôi không phải là ngân hàng xanh
Tôi sẽ chuyển sang một ngân hàng thân thiện với môi trường hơn nếu ngân hàng của tôi không có các hoạt động ngân hàng xanh
Bảng 4 6 Thống kê mô tả các biến độc lập
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Bảng 4.6 cho thấy giá trị trung bình giữa các biến xoay quanh giá trị 3.0 và lệch nhau không tới 1.0 Độ lệch chuẩn đều xoay quanh 0.9, cho thấy không có sự khác biệt quá lớn trong câu trả lời Thang đo các biến độc lập gồm 12 biến quan sát
4.2.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Ký hiệu Biến quan sát Cỡ mẫu
Nhận thức về ngân hàng xanh
GBA1 Tôi biết khái niệm về sản phẩm xanh 339 1 5 2.91 1.095
Tôi có kiến thức về ngân hàng xanh
Tôi nhận thức được các hoạt động ngân hàng xanh đang được thực hiện tại ngân hàng của tôi
Tôi đã nghe qua về các sản phẩm, dịch vụ xanh mà các ngân hàng cung cấp
Tôi đã sử dụng các sản phẩm, dịch vụ xanh mà ngân hàng của tôi cung cấp
Tôi đã thấy ngân hàng của tôi có những chiến dịch quảng cáo hoặc thúc đẩy các hoạt động ngân hàng xanh
Bảng 4 7 Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Bảng 4.7 thể hiện giá trị thấp nhất là 1.0 và cao nhất là 5.0 Ngoài ra, giá trị trung bình giữa các biến xoay quanh giá trị 2.0 và lệch nhau không tới 1.0 Độ lệch chuẩn đều xoay quanh 1.0 và không có độ lệch nhiều giữa các biến.
Kiểm tra độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha
4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy thang đo các nhân tố tác động
4.3.1.1 Ngân hàng điện tử Để đo lường nhân tố Ngân hàng điện tử, tác giả sử dụng thang đo gồm 5 biến Kết quả kiểm định 5 biến như sau:
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Bảng 4 8 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo "Ngân hàng điện tử"
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Thang đo Ngân hàng điện tử có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.908 > 0.6 Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Trong đó, nhỏ nhất là 0.683 (EB5) và lớn nhất là 0.821 (EB3) Như vậy, các biến quan sát đều đạt yêu cầu giải thích cho nhân tố Ngân hàng điện tử Vì vậy các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
4.3.1.2 Đầu tư xanh Để đo lường nhân tố Đầu tư xanh, tác giả sử dụng thang đo gồm 5 biến Kết quả kiểm định 5 biến như sau:
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Bảng 4 9 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo "Đầu tư xanh"
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Thang đo Đầu tư xanh có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.894 > 0.6 Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Trong đó, nhỏ nhất là 0.690 (GI1) và lớn nhất là 0.797 (GI4) Như vậy, các biến quan sát đều đạt yêu cầu giải thích cho nhân tố Đầu tư xanh Vì vậy các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
4.3.1.3 Ngân hàng bền vững Để đo lường nhân tố Ngân hàng bền vững, tác giả sử dụng thang đo gồm 2 biến Kết quả kiểm định 2 biến như sau:
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Bảng 4 10 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo "Ngân hàng bền vững"
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Thang đo Ngân hàng bền vững có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.979 > 0.6 Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Trong đó, cả hai biến đều bằng 0.958 (SB1 và SB2) Như vậy, các biến quan sát đều đạt yêu cầu giải thích cho nhân tố Ngân hàng bền vững Vì vậy các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo
4.3.2 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Nhận thức về ngân hàng xanh Để đo lường nhân tố Nhận thức về ngân hàng xanh, tác giả sử dụng thang đo gồm 6 biến Kết quả kiểm định 6 biến như sau:
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Bảng 4 11 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo "Nhận thức về ngân hàng xanh"
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Thang đo Nhận thức về ngân hàng xanh có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.925
> 0.6 Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 Trong đó, nhỏ nhất là 0.689 (GBA6) và lớn nhất là 0.824 (GBA3) Như vậy, các biến quan sát đều đạt yêu cầu giải thích cho nhân tố Nhận thức về ngân hàng xanh Vì vậy các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi hoàn thành việc kiểm định độ tin cậy của các thang đo, bước tiếp theo sẽ thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định rõ hơn liệu các thang đo trên có phù hợp hay không Quá trình này sẽ cải thiện tính nhất quán của các thang đo, đồng thời loại bỏ các biến không phù hợp để đảm bảo tính nhất quán Cụ thể, EFA có ý nghĩa khi hệ số KMO có giá trị từ 0.5 trở lên, và hệ số tải nhân tố phải đạt từ 0.5 trở lên Giá trị Eigenvalues cần phải lớn hơn 1 và tổng phương sai trích phải lớn hơn mức tiêu chuẩn là 50%
4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá đối với các biến độc lập
Kiểm định Barlett’s Approx Chi-Square 3697.192 df 66
Bảng 4 12 Kết quả kiểm định KMO đối với biến độc lập
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Biến quan sát Nhân tố
Tổng phương sai trích (%) 76.722
Bảng 4 13 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến độc lập
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Dựa vào các tiêu chí khi phân tích EFA, kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập cho thấy chỉ số KMO là 0.831 > 0.5 chứng tỏ số liệu dùng để phân tích nhân tố là phù hợp, kết quả kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa Sig là 0.000 < 0.05, tổng phương sai được giải thích là 76.722% > 50% giá trị Eigenvalues của tất cả các nhân tố đều cao (> 1), hệ số tải nhân tố của tất cả các biến lớn hơn 0.5 nên không có biến nào cần phải loại bỏ Có thể coi đây là kết quả cuối cùng sau một lần phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc
Kiểm định Barlett’s Approx Chi-Square 1737.406 df 15
Bảng 4 14 Kết quả kiểm định KMO đối với biến phụ thuộc
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Biến quan sát Nhân tố
Trị số Eigenvalue 4.376 Tổng phương sai trích (%) 72.926
Bảng 4 15 Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với biến phụ thuộc
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Dựa vào bảng 4.14 và 4.15, kết quả phân tích nhân tố đối với các biến độc lập cho thấy chỉ số KMO là 0.872 > 0.5 đảm bảo cho việc phân tích nhân tố khám phá (EFA), hay nói cách khác kết quả EFA có thể sử dụng được Kết quả kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa Sig là 0.000 < 0.05, tổng phương sai được giải thích là 72.926% > 50% giá trị Eigenvalues của tất cả các nhân tố đều cao (> 1), hệ số tải nhân tố của tất cả các biến lớn hơn 0.5 nên không có biến nào cần phải loại bỏ.
Phân tích hệ số tương quan Pearson
Trước khi thực hiện phân tích tương quan, tác giả phải tính giá trị trung bình cộng của các biến độc lập và biến phụ thuộc
Ghi chú: * tương quan ở mức ý nghĩa 5%
Bảng 4 16 Ma trận hệ số tương quan Pearson
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Căn cứ vào kết quả phân tích tương quan từ bảng 4.16, ta thấy biến phụ thuộc GBA có mối tương quan dương với các biến độc lập EB, GI, SB; điều đó thể hiện qua hệ số tương quan Pearson của các mối quan hệ này đều lớn hơn 0, cụ thể, hệ số tương quan Pearson của biến phụ thuộc GBA với các biến độc lập EB, GI, SB lần lượt là 0.505, 0.371, 0.477
Cùng với đó, hệ số Sig trong mối tương quan giữa biến phụ thuộc GBA với các biến độc lập EB, GI, SB đều nhỏ hơn 0.05 (phụ lục 02, phần 5); điều này cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc GBA với biến độc lập EB, GI, SB đều có ý nghĩa thống kê.
Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính bội
Dựa trên kết quả của phân tích tương quan, tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:
• Biến phụ thuộc: GBA (Nhận thức về ngân hàng xanh)
• Biến độc lập: EB (Ngân hàng điện tử), GI (Đầu tư xanh), SB (Ngân hàng bền vững)
4.6.1 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội
Mô hình R 𝑹 𝟐 𝑹 𝟐 hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn Durbin-Watson
Bảng 4 17 Kết quả tóm tắt mô hình
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Bảng 4.17 cho chúng ta kết quả 𝑅 2 (R Square) và 𝑅 2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình Giá trị 𝑅 2 hiệu chỉnh bằng 0.382 cho thấy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 38.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại 61.8% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên
Kết quả bảng này cũng đưa ra giá trị Durbin-Watson để đánh giá hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất Giá trị Durbin-Watson = 1.791, nằm trong khoảng từ 1.5 đến 2.5 nên kết quả không vi phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất
4.6.2 Kiểm định độ phù hợp của mô hình
Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig
Bảng 4 18 Kết quả phân tích phương sai
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Bảng 4.18 thể hiện kết quả kiểm định F để đánh giá giả thuyết sự phù hợp của mô hình hồi quy Giá trị F = 70.545 và Sig kiểm định F bằng 0.000 < 0.05 (tức nhỏ hơn 5%), do đó, kết quả mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp, tức là sự kết hợp của các nhân tố độc lập có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của nhân tố phụ thuộc, hay nói cách khác có ít nhất một nhân tố độc lập ảnh hưởng đến nhân tố phụ thuộc GBA Cùng với đó, chúng ta có thể kết luận 𝑅 2 của tổng thể khác 0 Do đó, mô hình hồi quy tuyến tính có thể suy rộng và áp dụng cho tổng thể
4.6.3 Kết quả mô hình hồi quy
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa
Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig
Hệ số Sai số chuẩn Beta Tolerance VIF
Bảng 4 19 Kết quả phân tích hồi quy
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Kết quả phân tích các hệ số hồi quy tuyến tính cho thấy giá trị Sig tổng thể của các nhân tố độc lập đều nhỏ hơn 5%, điều này chứng tỏ 2 nhân tố EB (Ngân hàng điện tử) và SB (Ngân hàng bền vững) đều có ý nghĩa ở mức 1% hay nói cách khác đạt mức độ tin cậy 99% trong mô hình và đều có tác động đến nhân tố GBA Có nhân tố GI (Đầu tư xanh) có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, nói cách khác nhân tố này có mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê với nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh ở độ tin cậy 95%
Phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố:
Theo hệ số chưa chuẩn hóa:
Theo hệ số đã chuẩn hóa:
Nhận thức về ngân hàng xanh = 0.370*Ngân hàng bền vững
+ 0.319*Ngân hàng điện tử + 0.134*Đầu tư xanh
4.6.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình
Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến là một trong những vấn đề quan trọng trong việc phân tích mô hình hồi quy, nếu VIF lớn hơn 2 thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hair et al., 2008) Kết quả từ bảng 4.19 cho thấy, hệ số VIF của các nhân tố EB, GI và SB lần lượt là 1.695, 1.580 và 1.093 đều nằm trong mức cho phép (tức nhỏ hơn 2), cho thấy mô hình này không bị đa cộng tuyến, nghĩa là hiện tượng đa cộng tuyến không xảy ra
4.6.5 Kiểm định phân phối chuẩn của phần dư
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Kết quả từ biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa Histogram cho thấy giá trị trung bình (Mean) của phần dư là -9.37E-17 tức khoảng −9.37 ∗ 10 −17 = 0.0000… gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.996 gần bằng 1 Như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm Mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp
Hình 4 2 Đồ thị Normal P-P Plot
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Ngoài ra, kết quả từ đồ thị Normal P-P Plot cho thấy các điểm dữ liệu phần dư tập trung khá sát với đường chéo, như vậy, phần dư có phân phối xấp xỉ chuẩn, giả định phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm Mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp
4.6.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả mô hình hồi quy (bảng 4.19) cho thấy, nhân tố SB (Ngân hàng bền vững) tác động cùng chiều và mạnh nhất đến nhân tố GBA (Nhận thức về ngân hàng xanh), điều đó thể hiện qua hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là 0.370; tức khi nhân tố SB tăng thêm 1 đơn vị thì nhân tố GBA tăng thêm 0.370 đơn vị nếu các yếu tố khác không đổi
Mức ảnh hưởng cao thứ hai là nhân tố EB (Ngân hàng điện tử), nhân tố này tác động tích cực đến nhân tố GBA (Nhận thức về ngân hàng xanh), điều đó thể hiện qua hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là 0.319; tức khi nhân tố EB tăng thêm 1 đơn vị thì nhân tố GBA tăng thêm 0.319 đơn vị nếu các yếu tố khác không đổi
Mức ảnh hưởng cao cuối cùng là nhân tố GI (Đầu tư xanh), nhân tố này tác động cùng chiều đến nhân tố GBA (Nhận thức về ngân hàng xanh), điều đó thể hiện qua hệ số hồi quy đã chuẩn hóa là 0.134; tức khi nhân tố GI tăng thêm 1 đơn vị thì nhân tố GBA tăng thêm 0.134 đơn vị nếu các yếu tố khác không đổi
Vậy các giả thuyết 𝐻 1 , 𝐻 2 và 𝐻 3 đều được chấp nhận, có nghĩa là Khách hàng sử dụng Ngân hàng điện tử, Khách hàng có nhận thức về Đầu tư xanh và Ngân hàng bền vững đều sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về Ngân hàng xanh
Giả thuyết Nội dung Kết luận
𝐻 1 Khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về Ngân hàng xanh
𝐻 2 Khách hàng có nhận thức về Đầu tư xanh sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về Ngân hàng xanh
Khách hàng có nhận thức về Ngân hàng bền vững sẽ có khuynh hướng nhận thức tốt về Ngân hàng xanh
Bảng 4 20 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
4.6.7 Kiểm định sự khác biệt
4.6.7.1 Nhận thức về ngân hàng xanh có tác động bởi giới tính Đối với biến Giới tính, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-test) để kiểm định sự khác biệt về nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo giới tính
Kiểm định Leneve về sự bằng nhau của phương sai
Kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình (t-test for Equality of Means)
Khác biệt sai số chuẩn
Giả định phương sai bằng nhau
Giả định phương sai không bằng nhau
Bảng 4 21 Kết quả kiểm định t về giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Kết quả từ bảng 4.21 cho thấy Sig kiểm định F là 0.497 > 0.05, không có sự khác biệt phương sai giữa hai nhóm nam và nữ Ngoài ra, Sig kiểm định t (Equal variances assumed) là 0.641 > 0.05, như vậy không có sự khác biệt giữa giới tính đối với nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh
4.6.7.2 Nhận thức về ngân hàng xanh có tác động bởi độ tuổi Đối với biến Độ tuổi, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) để kiểm định sự khác biệt về nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo độ tuổi
Thống kê Leneve df1 df2 Sig
Bảng 4 22 Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo độ tuổi
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS
Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo độ tuổi cho thấy giá trị của thống kê Levene bằng 5.684 và Sig của kiểm định Leneve là 0.001 < 0.05 Như vậy có sự khác biệt phương sai giữa các độ tuổi đối với nhận thức về ngân hàng xanh tại thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa là phương sai của các nhóm giá trị là không đồng nhất
Thống kê df1 df2 Sig
Bảng 4 23 Kết quả phân tích Robust theo độ tuổi
Nguồn: Tác giả tổng hợp kết quả từ SPSS