Thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam

15 0 0
Thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong phạm vi của đề tài, quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, khả năng và kinh nghiệm của bản thân cùng với sự góp ý và hỗ trợ của giáo viên hướng

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Họ và tên học viên: Trần Thị Hải Yến Người hướng dẫn: PGS, TS Nguyễn Thị Quy

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào Việc sử dụng kết quả nghiên cứu, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải trên các tạp chí và trang web được cung cấp tại danh mục tài liệu tham khảo của luận văn

này

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Thị Hải Yến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo trường đại học Ngoại thương đã đào tạo, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn

Em xin cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn là PGS, TS Nguyễn Thị Quy trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ em về công việc trong thời gian học tập và cung cấp số liệu thực tế hoạt động tại ngân hàng để em hoàn thành khóa học và thực hiện luận văn

Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã ủng hộ, động viên, hỗ trợ trong quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Trần Thị Hải Yến

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN viii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2

2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 3

2.3 Khoảng trống nghiên cứu 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu của luận văn 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Khái quát chung về ngân hàng thương mại và ngân hàng xanh 6

1.1.1 Khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại 6

1.1.2 Ngân hàng xanh trong hệ thống các ngân hàng thương mại 8

1.1.3 Điểm khác nhau giữa ngân hàng xanh và ngân hàng thương mại thông thường 16

1.1.4 Mô hình hoạt động và các giai đoạn phát triển của ngân hàng xanh

18

Trang 6

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân

hàng thương mại 20

1.2.1 Nhóm nhân tố bên ngoài: 20

1.2.2 Nhóm nhân tố bên trong: 21

1.3 Hoạt động ngân hàng xanh tại một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 22

1.3.1 Hoạt động NHX của ngân hàng HSBC ở Anh 23

1.3.2 Hoạt động NHX của ngân hàng Bank of America ở Mỹ 25

1.3.3 Hoạt động NHX của ngân hàng Mizuho ở Nhật Bản 27

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 32

2.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 32 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 33

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 34

2.2 Thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 37

2.2.1 Tình hình chung về hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 37

2.2.2 Thực trạng hoạt động ngân hàng xanh của một số dịch vụ, sản phẩm điển hình tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 38

2.3 Đánh giá chung về hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 59

2.3.1 Kết quả đạt được 59

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66

Trang 7

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 67

3.1 Xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh trong thời gian tới 67

3.1.1 Xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh trên thế giới 67

3.1.2 Xu hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam nói chung và tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam nói riêng 69

3.2 Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 74

3.2.1 Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại 74

3.2.2 Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 77

3.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam 78

3.3.1 Xây dựng khung chiến lược về hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng 78

3.3.2 Đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ xanh và phát triển hệ thống công nghệ nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động ngân hàng xanh 79

3.3.3 Xây dựng các chương trình, chính sách khuyến khích thúc đẩy hoạt động tín dụng xanh 80

3.3.4 Thành lập các đơn vị, bộ phận chịu trách nhiệm về việc triển khai hoạt động NHX và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của NHNN 81

3.3.5 Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm tăng cường nhận thức, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về ngân hàng xanh cho cán bộ nhân viên 82

3.4 Một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại 83

3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ, Nhà nước 83

3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86

KẾT LUẬN 87

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết

tắt Diễn giải tiếng nước ngoài Diễn giải tiếng Việt

ATM Automated teller machine Máy rút tiền tự động CASA Current Account Savings

CGC Coalition for Green Capital Hiệp hội vốn xanh

COP26 The 26th UN Climate Change Conference

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26

CSR Corporate Social Responsibility Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

ESG Environmental, Social,

QRCode Quick Response Code Mã phản hồi nhanh RCF Revolving Credit Facility Tín dụng quay vòng xanh ROA Return On Assets Tỉ suất sinh lời trên tổng tài sản ROE Return on equity Tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tổng giá trị thu xếp vốn của ngân hàng Mizuho giai đoạn 2016-2020 28

Bảng 2.1: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Techcombank trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022 34

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của Techcombank giai đoạn từ 2017-2022 35

Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng xanh giai đoạn 2019-2022 45

Bảng 2.4: Tỉ trọng thu nhập lãi thuần từ tín dụng xanh trong giai đoạn 2019-202246 Bảng 2.5: Phân nhóm các dự án có tác động tới MT&XH 50

Bảng 7 Bảng 2.6: Các lĩnh vực đầu tư chính của Techcombank trong hoạt động tín dụng xanh 51

Bảng 2.7: Phân loại nhóm rác thải theo khung QTRR môi trường và xã hội của Techcombank 54

DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Danh sách các chủ đề ESG chủ yếu của Techcombank vào 2022 56

Hình 2.2: Mức độ trọng yếu của các chủ đề ESG 57

Hình 3.1: Xu hướng phát triển của ngành ngân hàng 70

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ ROA của top 5 ngân hàng cao nhất năm 2022 36

Biểu đồ 2.2: Số lượng KHCN sử dụng giao dịch qua kênh điện tử giai đoạn 2017 – 2022 39

Biểu đồ 2.3: Số lượng giao dịch qua kênh điện tử giai đoạn 2017 – 2022 40

Biểu đồ 2.4: Giá trị giao dịch qua kênh điện tử giai đoạn 2017 – 2022 40

Biểu đồ 2.5: Tỉ trọng các lĩnh vực đầu tư chính của Techcombank trong tổng dư nợ cho các dự án xanh 52

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Hoạt động ngân hàng xanh theo 5 cấp độ 19

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank 33

Sơ đồ 2.2: Dự án hợp tác giữa Techcombank và IFC 47

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu quản trị ESG tại Techcombank vào năm 2022 55

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Trong phạm vi của đề tài, quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin, khả năng và kinh nghiệm của bản thân cùng với sự góp ý và hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn, học viên đã thực hiện và hoàn thành đề tài: “Thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” Luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau:

Thứ nhất, luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận về hoạt động ngân hàng xanh tại

các ngân hàng thương mại, bao gồm: khái niệm và phân loại ngân hàng thương mại; khái niệm, đặc điểm của ngân hàng xanh; một số sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng xanh; lợi ích, 5 cấp độ trong mô hình hoạt động và các giai đoạn phát triển của ngân hàng xanh; phân biệt ngân hàng thương mại thông thường với ngân hàng xanh; nêu ra một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh và một số bài học kinh nghiệm rút từ các ngân hàng xanh trên thế giới

Thứ hai, luận văn cũng giới thiệu tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam và nêu lên thực trang hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng này cùng với những kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại

Cuối cùng, thông qua các vấn đề còn tồn tại đã nêu trước đó thì tác giả đưa ra một số giải pháp và kiến nghị đối với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước để thúc đẩy phát triển hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam nói chung và tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương nói riêng

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài vẫn còn một số hạn chế sau đây: Luận văn chỉ mới nghiên cứu về việc phát triển hoạt động ngân hàng xanh từ góc độ vĩ mô, chứ chưa có cụ thể các tiêu chí vi mô hoặc định lượng khác; luận văn chưa tiến hành được các cuộc khảo sát trên phạm vi rộng với các đối tượng như nhân viên ngân hàng hoặc các khách hàng của ngân hàng để từ đó phản ánh một cách khách quan nhất về trực trạng phát triển hoạt động ngân hàng xanh và những khó khăn ngân hàng đang gặp phải

Trang 11

1 Lý do chọn đề tài

Môi trường sống của con người hiện nay đang chịu nhiều tác động nặng nề như là hệ quả của việc tập trung phát triển kinh tế nhưng không quan tâm đến môi trường Một trong những hậu quả đó là sự ô nhiễm môi trường, sự biến đổi khí hậu và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên Vấn đề này đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam Vì vậy, trong quá trình phát triển nền kinh tế, các quốc gia trên thế giới đang ngày càng quan tâm hơn đến sự phát triển bền vững, trong đó việc phát triển ngân hàng xanh là một giải pháp quan trọng, hỗ trợ ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu nghiêm trọng hiện nay và góp phần đảm bảo phát triển kinh tế bền vững Đây là một giải pháp mà nhiều quốc gia trên thế giới đang áp dụng để thực hiện bảo tồn hệ sinh thái thông qua các hoạt động CSR (Corporate Social Responsibility)

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức môi trường quan trọng trong thời gian gần đây như ô nhiễm môi trường, thiên tai và ngập lụt, hiệu ứng nhà kính, v.v Chính vì vậy, Việt Nam đang xem xét và thực hiện các chính sách và dự án nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh, bao gồm phát triển năng lượng tái tạo, bảo vệ rừng và mô hình sản xuất sạch hơn Ngân hàng không chỉ là nguồn cung cấp vốn quan trọng nhất trong nền kinh tế, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư Điều này đòi hỏi ngân hàng tập trung ưu tiên hơn cho các dự án hỗ trợ phát triển bền vững, và giảm tỉ trọng vốn đầu tư vào các dự án có ảnh hưởng xấu đến môi trường, và thúc đẩy sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và tái tạo để góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Do đó, quản lý rủi ro môi trường và xã hội không chỉ là nhiệm vụ pháp lý mà còn là một cơ hội để ngân hàng thể hiện trách nhiệm xã hội của mình và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và cộng đồng

Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề ngân hàng xanh (NHX) còn khá mới mẻ, do đó các ngân hàng còn gặp phải nhiều thách thức, trở ngại trong quá trình thúc đẩy, phát triển Nhận thức được những vấn đề nêu ra ở trên và ý nghĩa của việc thúc đẩy hoạt động ngân hàng xanh ở các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam nói chung và tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam nói riêng, đề tài “Thúc đẩy hoạt động

Trang 12

ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới, hoạt động ngân hàng xanh đã được chú trọng và được quan tâm bởi nhiều nhà nghiên cứu, góp phần khẳng định rằng ngân hàng xanh như một xu hướng tất yếu cho ngành tài chính toàn cầu như:

- Nghiên cứu “Green Finance and Sustainable Development Goals: The Case of China” của Lee, Jung Wan (2020) tập trung vào nhiệm vụ, đóng góp của hệ thống tài chính xanh trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững thông qua trường hợp của Trung Quốc, đưa ra một số giải pháp để giải quyết các vấn đề của hệ thống tài chính bền vững gắn với tài chính xanh Bài nghiên cứu còn đưa ra một số quan điểm về xu hướng phát triển mới nhất của tài chính xanh, gợi ý chính sách để phát triển tài chính xanh, vai trò của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong việc thúc đẩy tài chính xanh

- Nghiên cứu của Sadia Noureen và cộng sự (2020) về nhận thức ngân hàng xanh, thách thức và sự bền vững ở Parkistan đã khẳng định các biện pháp chính sách khả thi và sáng kiến để thúc đẩy ngân hàng xanh đã trở thành nhu cầu của thời đại Trong một nền kinh tế thị trường đang thay đổi nhanh chóng, nơi mà toàn cầu hóa thị trường đã tăng cường cạnh tranh, các ngân hàng nên đóng một vai trò tích cực trong việc thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội Từ đó, khái niệm ngân hàng xanh được nhấn mạnh hơn với những vai trò quan trọng đối với các NHTM nói riêng và nền kinh tế nói chung

- Nghiên cứu “Green Banking: Going Green” của Raad Mozib Lalon (2015) tập trung vào nghiên cứu trường hợp của các NHTM tại Bangladesh về chiến lược Green Banking của họ, giải thích lý do vì sao chính sách về ngân hàng xanh được thông qua và đưa ra sự so sánh trong việc thúc đẩy các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường của các NHTM tại quốc gia này

Trang 13

Ở Việt Nam, vấn đề thúc đẩy ngân hàng xanh vẫn chưa thực sự được quan tâm và phát triển như các quốc gia khác Một số ít các bải nghiên cứu, hội nghị hay hội thảo có liên quan đã được thực hiện tuy nhiên vẫn còn hạn chế ở mức độ khai thác và tiếp cận thông tin một cách lý thuyết, chưa đi sâu vào nghiên cứu thực tiễn áp dụng tại NHTM ở Việt Nam như thế nào Đặc biệt, hoạt động NHX của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam vẫn chưa xuất hiện tại công trình nghiên cứu nào

Sau đây là một số bài nghiên cứu, buổi hội nghị, công trình đã từng nghiên cứu về ngân hàng xanh:

- Nghiên cứu: “Phát triển ngân hàng xanh: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” của ThS Trần Hải Yến & các cộng sự (2020) đã chỉ ra tình hình hoạt động phát triển ngân hàng xanh tại một số ngân hàng trên thế giới và đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho các NHTM tại Việt Nam

- Bài viết: “Đánh giá thực tiễn ngân hàng xanh ở Việt Nam theo thông lệ quốc tế” của ThS Trần Thị Hoàng Yến và PGS TS Trần Thị Thanh Tú (2016) tập trung vào nghiên cứu vai trò của mô hình ngân hàng xanh, kinh nghiệm xây dựng mô hình này trên thế giới và đưa ra đánh giá về thực tiễn hoạt động NHX

- ThS.Nguyễn Minh Loan (2019) với nghiên cứu “Phát triển ngân hàng xanh trong bối cảnh công nghệ 4.0” đánh giá tình hình hoạt động ngân hàng xanh của các NHTM Việt Nam hiện nay, đồng thời dựa trên các nghiên cứu trước để đề xuất định hướng, con đường phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0 - Hội thảo “ Tăng trưởng tín dụng xanh tại Việt Nam: Cơ hội, thách thức và giải pháp” do Tạp chí Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước tổ chức (2019) nhằm làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn về tăng trưởng xanh, hoạt động tín dụng xanh, tăng trưởng tín dụng xanh và phát triển bền vững, nhận diện những cơ hội và khó khăn đối với tăng trưởng tín dụng xanh ở Việt Nam; phân tích và đánh giá đúng với thực trạng tăng trưởng tín dụng xanh hiện nay và từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị cùng chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng tín dụng xanh ở Việt Nam trong thời gian tới; khung chính sách về tài chính, tiêu chí xanh; khuôn khổ pháp lý về tín dụng xanh, sự phối hợp chính sách của các bộ ngành; chính sách của Nhà nước hiện nay; tăng cường phổ biến, tuyên truyền, nâng cao

Ngày đăng: 07/04/2024, 10:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan