PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)

125 9 0
PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang được đánh giá là một nền kinh tế mới nổi trong khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới. Nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước phát triển vượt bậc không những phát triển kinh tế nội địa mà còn thực sự quan tâm đến giao lưu, phát triển kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP luôn ở mức cao, tuy nhiên trong những năm gần đây đại dịch Covid19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua 80. Do đó, để trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam cần thực hiện Chương trình phục hồi kinh tế bền vững vừa đủ liều lượng, vừa trúng mục tiêu và với thể chế thực thi hiệu quả. Thực trạng hiện nay cho thấy, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi nhưng tăng trưởng không đồng đều giữa các khu vực; lạm phát toàn cầu tiếp tục gây ra nhiều rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế và khu vực doanh nghiệp bị tác động nặng nề do đại dịch Covid19. Hệ thống ngân hàng được coi là trong những trụ cột của nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đại dịch Covid19. Hàng loạt các chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát cũng như bình ổn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng được Chính phủ đưa ra. Tuy nhiên, trước ảnh hưởng của đại dịch làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn mà không thể thanh toán được các khoản vay tại các ngân hàng thương mại. Điều này dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu trong các Ngân hàng thương mại cũng đang gia tăng một cách đáng kể trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Trong toàn bộ hệ thống các hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) nói riêng thì bên cạnh những hoạt động truyền thống như hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản… thì hoạt động xử lý nợ xấu được cũng là một trong những hoạt động luôn được quan tâm do nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Có thể nói trong những năm qua, pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực ngân hàng nói chung và pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu nói riêng đã và đang được cải thiện tạo một khung pháp lý quan trọng, để từ đó góp phần tạo đà phát triển cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn sau đại dịch Covid – 19, hàng hoạt các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và ổn định nền kinh tế vĩ mô được đưa gia nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại không ít những bất cập trong quá trình áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)” làm Luận văn thạc sĩ của mình. Đề tài làm sáng tỏ hơn nữa một số vấn đề về lý luận và thực tiễn việc xử lý nợ xấu, cụ thể là ở thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hơn trong thực tiễn áp dụng các quy định này về xử lý nợ xấu ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Có thể khái quát các công trình nghiên cứu về pháp luật xử lý nợ xấu như: Vũ Ngọc Anh (2021), “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu của NHTM đặc biệt đưa ra những đánh giá cơ bản dựa trên lĩnh vực kinh tế tài chính và khoa học pháp lý đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý nợ xấu của Techcombank. Nguyễn Thị Kim Quỳnh (2020), “Nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của công ty quản lý tài sản đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân hàng. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đặc biệt là các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC đồng thời đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu của VAMC. Hoàng Thu Uyên (2019), “Những vấn đề pháp lý đặt ra từ thực tiễn thực hiện Nghị quyết số 422017QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu theo quy định của Nghị quyết số 422017QH14. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích các quy định tại Nghị quyết số 422017QH14 mà chưa có sự gắn kết với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác. Trên cơ sở đó đánh giá hiệu quả thi hành và những vướng mắc khi thi hành trên thực tế đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Nghị quyết số 422017QH14. Đỗ Thị Xuân Phương (2016), “So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các Ngân hàng TCMP”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu trên cơ sở so sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ. Tìm ra những điểm khác biệt giữa hệ thống pháp luật của hai nước từ đó đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xử lý nợ xấu tại các NHTM. Hoàng Văn Thành, Nguyễn Hải Yến (2018), “Thực trạng pháp luật về xử lí nợ xấu của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Luật học, Số 72018. Bài viết đã nêu được khái quát một số vấn đề về mặt lý luận trong xử lý nợ xấu tại các TCTD theo pháp luật Việt Nam, đồng thời kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Trần Thị Ngọc Thúy (2015), “Xử lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Tài chính, số 3 (605). Bài viết đã đánh giá được thực trạng về nợ xấu tại các TCTD hiện nay, đưa ra những điểm bất cập của pháp luật về xử lý nợ xấu hiện nay, đồng thời đề xuất kiến nghị một số giải pháp nâng có hiệu quả xử lý nợ của các TCTD. Qua nghiên cứu các đề tài trên tôi nhận thấy các công trình này đã đề cập đến những nội dung sau: Thứ nhất, các công trình đã đưa ra được khái niệm về hoạt động của NHTM, nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM theo pháp luật Việt Nam. Ở một khía cạnh nào đó cũng đã nêu và phân tích được các đặc điểm, tính chất của hoạt động xử lý nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam và so sánh với một số mô hình xử lý nợ xấu của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, các công trình đã phần nào phân tích làm rõ được các quy định pháp luật về xử lý nợ xấu của các NHTM. Qua thực tiễn tại các NHTM cũng đưa ra những đánh giá về pháp luật Việt Nam trong hoạt động xử lý nợ xấu tại NHTM. Thứ ba, các công trình này đã hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về nợ xấu, hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM và các Công ty Quản lý tài sản; đồng thời đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu của các NHTM và Công ty Quản lý tài sản. Từ đó đưa ra được kinh nghiệm về xử lý nợ xấu thông qua các NHTM và Công ty Quản lý tài sản của một số nước trên thế giới. Thứ tư, các công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định cũng phân tích về pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng, qua thực tiễn tại các NHTM tại Việt Nam, qua đó chỉ ra thực trạng và đề xuất giải pháp để giải quyết nợ xấu tại Việt Nam hiện nay. Với kết quả nghiên cứu của các công trình trên, tác giả sẽ có sự tiếp thu, kế thừa những thành quả, các giá trị mà các nghiên cứu đã nêu ra làm nền móng cho việc tiếp tục nghiên cứu đề tài của mình cả về lý luận cũng như thực tiễn. Ở một góc độ khác, các công trình nghiên cứu này chưa đánh giá được các quy định mới của pháp luật Việt Nam hiện nay đặc biệt trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau Covid19 và điều đó là một trong những khoảng trống của các công trình nghiên cứu. Chính vì vậy, ở đề tài “Pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại và thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)” mà tôi lựa chọn làm Luận văn thạc sỹ Luật học sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về việc xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại từ những vụ việc thực tiễn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và các số liệu được đưa ra thông qua các Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Từ đó, đưa ra những kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này cho các Ngân hàng thương mại mà cụ thể ở đây là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại và đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Trên cơ sở đó tìm ra những khó khó khăn vướng mắc trong quá trình thi hành và bất cập của pháp luật về xử lý nợ xấu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM cũng như nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Techcombank. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cũng như làm rõ một số khái niệm, đặc điểm về nợ xấu tại NHTM cũng như các biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM, nội dung của pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM. Thứ hai, nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về xử lý nợ xấu tại các NHTM và phân tích đánh giá việc thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng thông qua các số liệu và vụ việc thực tiễn tại Techcombank theo pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở đó làm rõ những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật và thực tiễn khi thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại Techcombank. Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại và biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại Techcombank. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật Việt Nam về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại và thực tiễn thi hành các quy định này tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trong giai đoạn 20152022. 3.4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam, qua thực tiễn thi hành tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trong giai đoạn 20152022. Đặc biệt, luận văn tập trung vào các biện pháp xử lý nợ xấu như mua bán nợ xấu của AMC, xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, cơ cấu các khoản nợ xấu, các quy định pháp luật về hỗ trợ xử lý nợ xấu trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau Covid19. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp luận. Luận văn sử dụng phương pháp luận khoa học: duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin để đảm bảo việc nhận thức về việc xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng thương mại và đặc biệt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) theo pháp luật Việt Nam. Luận văn cũng kết hợp phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật và những quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới để luôn đảm bảo tính logic giữa nhận thức trực quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với các quy luật vận động vốn có của nó. 4.2. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau bao gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các số liệu,... Phương pháp so sánh: Được sử dụng trong luận văn để so sánh một số quy định của pháp luật trong các văn bản khác nhau, tập trung chủ yếu ở chương 1 và chương 2 của luận văn. Ở chương 1, phương pháp được áp dụng để so sánh giữa pháp luật Việt Nam và một số quy định của pháp luật nước ngoài về xử lý nợ xấu từ đó nêu lên những vấn đề thuộc về cơ sở lý luận của đề tài. Còn ở chương 2, phương pháp được áp dụng thông qua việc thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu các báo cáo tài chính của Techcombank, từ đó đánh giá phân tích thực trạng xử lý nợ xấu tại Techcombank giai đoạn 2015 – 2022. Phương pháp thống kê: Thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp liên quan đến xử lý nợ xấu tại Techcombank theo chuỗi thời gian từ các báo cáo nội bộ, báo cáo của các cơ quan quản lý Nhà nước và số liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văn. Phương pháp diễn giải quy nạp: Được sử dụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung phân tích và được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn. Phương pháp suy luận logic: Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đặc biệt những khó khăn, vướng mắc tại Techcombank về xử lý nợ xấu, phương pháp suy luận logic để đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý nợ xấu tại Techcombank. 5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn. Về mặt lý luận: Đề tài đã hệ thống hóa những lý luận về xử lý nợ xấu của các NHTM bao gồm các nội dung về khái niệm nợ xấu, phân loại nợ xấu, các phương thức xử lý nợ xấu và pháp luật về xử lý nợ xấu tại NHTM theo pháp luật Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng so sánh pháp luật của một quốc gia trên thế giới cũng như các tiêu chí đánh giá và xử lý nợ xấu của các quốc gia, tổ chức có uy tín khác. Trên cơ sở đó đánh giá kết quả thực thi pháp luật về xử lý nợ xấu tại NHTM nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) nói riêng. Về thực tiễn: Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thông qua những vụ việc thực tiễn tại Techcombank và các số liệu được đưa ra thông qua các Báo cáo tài chính đã kiểm toán của Techcombank. Đồng thời, Luận văn cũng sẽ nghiên cứu, đánh giá pháp luật về xử lý nợ xấu tại NHTM tại Việt Nam và cụ thể là Techcombank. Qua đó, luận văn đề xuất một số định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu gắn với thực tiễn tại NHTM nói chung và Techcombank nói riêng. Các giải pháp được đưa ra tập trung vào nhóm vấn đề: chủ thể xử lý nợ xấu, định giá các khoản nợ xấu, mua bán nợ xấu của AMC, xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Thông qua các định hướng, giải pháp này, đề tài mong muốn phần nào đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động xử lý nợ xấu cho các NHTM hiện nay mà cụ thể ở đây là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). 6. Kết cấu luận văn Ngoài mục lục, danh mục các từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu và pháp luật về xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Các quy định pháp luật Việt Nam về xử lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại và thực tiễn thi hành tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Chương 3: Định hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lý nợ xấu ở Việt Nam và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).  CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế đặc biệt trong sự phát triển của kinh tế hàng hóa dịch vụ. Như một quy luật tất yếu, hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và hoạt động cho vay, cấp tín dụng nói riêng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định. Rủi ro đó chính là nợ xấu của NHTM và thực trạng này đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu của NHTM nhằm đạt được mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Để làm rõ hơn về bản chất của nợ xấu và xử lý nợ xấu tại NHTM, trước hết cần làm rõ một số vấn đề lý luận về xử lý nợ xấu và pháp luật về xử lý nợ xấu của NHTM. 1.1. Những vấn đề lý luận về nợ xấu của ngân hàng thương mại. 1.1.1. Khái niệm nợ xấu của ngân hàng thương mại. Trong khoa học kinh tế cũng như khoa học pháp lý, khái niệm nợ xấu của Ngân hàng thương mại đã được đề cập đến trong nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án … Tuy nhiên, với nhiều mức độ đề cập và nghiên cứu khác nhau cũng chưa làm rõ tạo cơ sở lý luận giải quyết vấn đề nợ xấu tại các NHTM hiện nay ở Việt Nam. Thực tiễn hiện nay cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu nói chung và nợ xấu tại NHTM nói riêng. Bản chất của sự khác biệt này là do cách tiếp cận, góc nhìn khác nhau. Để làm rõ khái niệm trên, trước hết cần hiểu rõ khái niệm “nợ xấu” là gì? Nợ xấu thường được nhắc đến với các thuật ngữ “bad debt”, “nonperforming loans” (NPL), “doubtful del debt” chỉ các khoản nợ khó đòi hoặc các khoản vay có vấn đề hoặc khoản nợ không trả được (defaulted loans) mà ngân hàng không thể thu lợi từ nó hay các khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên 1. Dưới góc độ kinh tế học thì nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn có thể quá hạn hoặc bị nghi ngờ về khả năng thanh toán của người vay cũng như khả năng thu hồi vốn của người cho vay. Đây là khoản nợ mà người đi vay (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân) không thể trả cho người cho vay khi đến hạn thanh toán đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hay cũng có thể nói nợ xấu là khoản nợ phát sinh từ các giao dịch mà con nợ (tổ chức, cá nhân) không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên chủ nợ tại một thời điểm nhất định theo thỏa thuận được xác lập trong hợp đồng giữa các bên hoặc do pháp luật quy định và con nợ bị nghi ngờ về khả năng trả nợ. Theo quan điểm của Ngân hàng thế giới (World Bank) thì “nợ xấu” là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản. Theo quan điểm này, các khoản nợ được coi là dưới chuẩn bao gồm các khoản nợ đã thỏa thuận lại như cơ cấu nợ, gia hạn nợ… hoặc bị quá hạn từ 90 đến 180 ngày và các khoản nợ bị nghi ngờ khi không chắc chắn thu hồi được toàn bộ khoản nợ dựa trên các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng, có khả năng thất thoát và đã quá hạn từ 180 đến 360 ngày 1. Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc thì: “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi vàhoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS), trong các hướng dẫn về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động gì để cố gắng thu hồi 5. Theo quan điểm này, BCBS không đưa ra thời gian quá hạn chi trả mà có thể là 31 89 ngày, 90 179 ngày, hoặc trên 180 ngày như một số quốc gia trên thế giới hiện nay. Nguyên nhân mà BCBS đưa ra khi coi các khoản nợ quá hạn từ 3189 ngày được coi là nợ xấu do một số quốc gia tuy nhiên các khoản nợ quá hạn 90 ngày trở lên được coi là nợ xấu vẫn được coi là tiêu chí phổ biến nhất ở nhiều quốc gia. Dựa trên hướng dẫn này, nợ xấu sẽ bao gồm toàn bộ các khoản cho vay mà người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ trong tương lai hoặc các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ 1. Theo quan điểm của Ngân Hàng Thương Mại trung ương Châu Âu (European Central Bank ECB): Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi hoặc có thể không được thu hồi đầy đủ cho NHTM. Cụ thể: (i) Những khoản cho vay không có khả năng thu hồi như: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ; người mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích; không còn tài sản để thanh toán nợ; những khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc được với người mắc nợ hoặc không thể tìm được người mắc nợ; những khoản nợ mà khách nợ châm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. (ii) Những khoản cho vay có thể không được thu hồi đầy đủ cho ngân hàng: Đây là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản đưa ra để thế chấp không đủ để trả nợ cho chủ nợ. Như vậy, theo quan điểm của NHTM Trung ương Châu Âu ECB, thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: khoản vay không có khả năng được thu hồi, và mặc dù được thu hồi nhưng giá trị thu hồi là không đầy đủ. Quan điểm này được tiếp cận dựa trên kết quả thu hồi nợ của NHTM. Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa về nợ xấu thì “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi vàhoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ (người vay phá sản)” 13. Với quan điểm này, nợ xấu được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng ở đây có thể là toàn bộ số gốc và lãi hoặc một phần gốc và lãi. Định nghĩa này của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới và được coi là tiêu chí phổ biến hiện nay. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, khái niệm nợ xấu của Ngân hàng thương mại đã được quy định tại Nghị quyết 422017QH14 ngày 2162017 của Quốc hội và Thông tư số 112021TTNHNN ngày 3072021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Theo đó: Nợ nhóm 3: thời gian quá hạn từ 90 – 180 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Nợ nhóm 4: thời gian quá hạn từ 181 – 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Nợ nhóm 5: thời gian quá hạn trên 360 ngày; các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại 36. Từ những tiêu chí trên, nợ xấu theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xác định dựa trên hai yếu tố: đã quá hạn trên 90 ngày hoặc các khoản nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ mà khách hàng vẫn bị nghi ngờ về khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc các NHTM tiếp cận theo yếu tố nào là phụ thuộc vào khả năng và điều kiện tiến hành phân loại nợ. Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm sau: Nợ xấu của ngân hàng thương mại là những khoản nợ khó đòi bao gồm cả nợ gốc và lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc các khoản nợ lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập vào nợ gốc, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hay gia hạn nợ hoặc các khoản nợ chưa trả dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ việc trả nợ được thực hiện đầy đủ và đúng hạn dựa trên cơ sở hợp đồng giữa TCTD và khách hàng. 1.1.2. Đặc điểm của nợ xấu của ngân hàng thương mại. Xuất phát từ bản chất của nợ xấu là các khoản tiền mà NHTM cho khách hàng vay nhưng khi đến kỳ hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do các yếu tố chủ quan từ chính phía KH hoặc do các nguyên nhân khách quan bên ngoài tác động vào. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì mức độ rủi ro của NHTM càng lớn và hiện nay các NHTM đang áp dụng nhiều biện pháp để giảm tỷ lệ này xuống. Mục đích của giảm tỷ lệ nợ xấu nhằm tránh thất thoát nguồn vốn và đảm bảo hoạt động kinh doanh của NHTM do ảnh hưởng đến mức trích lập dự phòng của các NHTM. Đặc điểm của nợ xấu của NHTM bao gồm: Thứ nhất, nợ xấu của NHTM thường phát sinh trong hoạt động tín dụng của NHTM, trên cơ sở hợp đồng mà ở đây là hợp đồng cấp tín dụng, một số hình thức và loại hợp đồng phổ biến như là hợp đồng đồng tín dụng, hợp đồng chiết khấu, hợp đồng bao thanh toán... Các hợp đồng này được giao kết giữa một bên là các NHTM và một bên là các tổ chức cá nhân khác. Để phân biệt với các khoản nợ khác phát sinh trong giao dịch dân sự khác thì một bên chủ thể phải có sự tham gia của NHTM và các khoản vay này thường được bảo đảm bằng tài sản là động sản, bất động sản. Thứ hai, nợ xấu ảnh hưởng nặng nề đến quyền và lợi ích hợp pháp các TCTD mà ở đây là kết quả kinh doanh của các TCTD. Nợ xấu lớn có thể làm cho các ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đứng trước nguy cơ mất vốn, thậm chí dẫn đến phá sản do nợ xấu. Đồng thời, nợ xấu cũng gián tiếp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bởi lẽ ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ tiền gửi để cho vay do bản chất ngân hàng là trung gian tài chính trong nền kinh tế, có chức năng điều hòa vốn giữa những người thừa vốn và cần vốn. Nếu người đi vay không trả được nợ dẫn đến nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay và ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hệ thống ngân hàng cũng như sự tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, nợ xấu là những khoản nợ dưới chuẩn. Theo quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới thì nợ dưới chuẩn được hiểu là nợ đã quá hạn trên 90 ngày mà con nợ vẫn không có dấu hiệu trả được nợ. Các khoản nợ bao gồm cả nợ gốc và lãi quá hạn từ 90 ngày trở lên có thể coi là dấu hiệu đầu tiên, cũng có thể gọi là phổ biến nhất để nhận biết nợ xấu. Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không thanh toán theo như đúng với cam kết, thường xuyên khất nợ, trốn nợ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến khách nợ đưa ra để chần chừ không trả nợ. Nhưng sau đó chính là sự hứa hẹn thanh toán đầy đủ và cứ như thêm những hành động này lặp đi lặp lại nhưng con nợ vẫn không có dấu hiệu thanh toán nợ dẫn tới khả năng thu hồi của món nợ này không cao. Những khoản nợ quá hạn đến 90 ngày trở thành một dấu hiệu nhận biết nợ xấu4. Thứ tư, nợ xấu phải là những khoản nợ có bằng chứng nghi ngờ khả năng trả nợ của con nợ. Các dấu hiệu để làm cơ sở để nghi ngờ khả năng trả nợ của con nợ có thể nói đến như là con nợ bỏ trốn hoặc tẩu tán tài sản, con nợ thua lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản, con nợ chấm dứt tồn tại trong khi tài sản còn lại không đủ thanh toán nợ cho chủ nợ là NHTM. Chính là tình hình tài chính không ổn định của con nợ đã tạo nên nợ xấu. Con nợ bị yếu hoặc dần mất đi khả năng chi trả nợ bởi tài chính không đủ cũng như có những biến chuyển thay đổi trong các hoạt động, khả năng kinh doanh theo hướng bất lợi dành cho các khoản nợ. Thứ năm, trong hoạt động tín dụng của các TCTD tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nợ xấu, bởi lẽ hoạt động cho vay của TCTD được thực hiện hiệu quả hay không phần lớn phụ thuộc vào khách hàng vay, chứ không phải phụ thuộc vào các TCTD 15. Mặc dù mức độ rủi ro của từng khoản vay, từng khách hàng cụ thể là có thể dự đoán được, tuy nhiên nợ xấu vẫn có thể xảy ra ngoài mong muốn. Điều này đã được minh chứng bởi các cuộc khủng hoảng tài chính, ngân hàng trên thế giới và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng ở Hoa Kỳ năm 2008. Thứ sáu, nợ xấu ngân hàng đe dọa sự an toàn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng và Nhà nước. Nếu nợ xấu ngân hàng không được xử lý kịp thời, có thể sẽ gây ra sự đổ vỡ của một số ngân hàng yếu kém, khi đó, nó có thể gây tác động lan truyền đến cả hệ thống ngân hàng, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, của các tổ chức quốc tế. Do đó, Nhà nước và các ngân hàng cần phải phải áp dụng các biện pháp kịp thời để kiểm soát, xử lý nợ xấu. Thực tiễn cho thấy, các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng trên thế giới đã chứng minh nợ xấu tăng cao là gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong xử lý nợ xấu bởi lẽ các ngân hàng không thể đứng ra tự xử lý, nên việc xử lý có thể phải dựa vào ngân sách nhà nước. Trong khi nguồn vốn ngân sách nhà nước có giới hạn, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng. Về lâu dài, nếu việc xử lý nợ xấu dựa vào ngân sách nhà nước sẽ dẫn đến tình trạng bội chi ngân sách, lạm phát trong nền kinh tế. Như vậy, việc vi phạm thời hạn trả nợ cũng như tình trạng của con nợ là hai yếu tố cơ bản xác định khoản nợ có phải là nợ xấu ngân hàng hay không. Hai yếu tố trên cũng cho thấy nợ xấu là những khoản nợ khó có khả năng thu hồi hơn so với các khoản nợ phát sinh từ các giao dịch khác do đó cần áp dụng nhiều áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hồi. 1.1.3. Phân loại nợ xấu của ngân hàng thương mại. Theo khoa học kinh tế và khoa học pháp lý hiện nay có thể nói đến có 03 phương pháp phân loại nợ xấu của NHTM bao gồm: phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng, phân loại nợ xấu theo đảm bảo tiền vay, phân loại nợ xấu theo nguyên tắc hạch toán kế toán. 1.1.3.1. Phân loại nợ xấu theo phương pháp định tính và phương pháp định lượng. Theo cách phân loại của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) có thể nhận diện nợ xấu thông qua một trong hai dấu hiệu sau: Khoản nợ đó quá hạn ít nhất 90 ngày hoặc có dấu hiệu rõ rệt cho thấy khả năng tài chính của khách hàng đang bị giảm sút gây nguy hại đến việc trả nợ ngân hàng. Như vậy, mặc dù mỗi khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng nhưng chúng đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng vấn đề rắc rối đã bắt đầu nảy sinh. Và cơ sở để nhận diện nợ xấu là dựa vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ là đáng nghi ngờ. Phân loại nợ theo Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS, như sau: Nợ dưới chuẩn: Những khoản cho vay mà tiền lãi hoặc gốc thanh toán đã quá hạn 90 ngày và ngân hàng sẽ trích tỷ lệ 10% dự phòng cho các khoản vay bị xếp vào loại dưới chuẩn. Nợ nghi ngờ: Là những khoản vay có nghi ngờ trong việc thanh toán và được xác định là sẽ gây ra tổn thất và ngân hàng trích tỷ lệ dự phòng là 50% cho các khoản cho vay có nghi ngờ. Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo luật phá sản và các ngân hàng sẽ trích tỷ lệ dự phòng là 100% cho các khoản vay này. Với cách phân loại nợ của BIS, thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối và chúng sẽ được đánh giá theo mức độ khó khăn khi thu hồi. Cũng tương tự như cách phân loại nợ của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) theo Ngân hàng thế giới (WB) cũng phân loại nợ theo hai phương thức dựa trên tiêu chí: thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ. Các khoản nợ được coi là nợ xấu thuộc 03 nhóm đó là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Việc phân loại nợ của Ngân hàng thế giới (WB) như sau: Khoản vay dưới tiêu chuẩn: là khoản vay quá hạn từ 90180 ngày, có các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ và những khoản nợ đã được thỏa thuận lại. Khoản vay đáng ngờ: là khoản vay quá hạn từ 180360 ngày hoặc khoản vay không chắc thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện tại và có khả năng thất thoát. Khoản vay mất vốn: là khoản vay quá hạn hơn 360 ngày hoặc các khoản vay không thu hồi được. Một cách phân loại khác của Nhật Bản thì theo Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ), phân loại dựa trên số ngày khất nợ và các nhân tố khác thì dư nợ tín dụng chỉ được phân thành ba nhóm: Nợ tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn trong đó hai nhóm nợ sau là nợ xấu. Như vậy, nợ xấu được xếp vào hai nhóm cuối: Nợ nghi ngờ và nợ mất vốn. Tại Việt Nam, việc phân loại nợ đã được ghi nhận từ năm 2000 theo Quyết định 1492001QĐTTg theo đó nợ xấu gắn liền với nợ tồn đọng. Mặc dù nội dung Quyết định 1492001QĐTTg không quy định cụ thể về nợ xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước 31122000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu hồi được nợ 74. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đưa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưa quá hạn trước 31122000 nhưng có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ. Như vậy, việc phân loại các khoản nợ xấu không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có TSBĐ hoặc không có TSBĐ) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 3 nhóm nợ với các cơ chế xử lý khác nhau, bao gồm: Nợ tồn đọng có TSBĐ (nợ tồn đọng nhóm 1); Nợ tồn đọng không có TSBĐ và không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2); Nợ tồn đọng có TSBĐ nhưng con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3). Hiện nay theo quy định của Thông tư số 112021TTNHNN ngày 3072021 thì nợ xấu của các TCTD được xác định theo sát thông lệ quốc tế dựa trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của con nợ kết hợp cùng gian quá hạn của khoản cấp tín dụng. Việc xác định nợ xấu dựa trên hai phương pháp đó là phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Theo cơ sở phân loại, nợ xấu bao gồm: nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Cụ thể như sau: Phân loại nợ xấu theo phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng xem xét nợ xấu dựa vào tình trạng khoản nợ. Theo đó, nợ xấu được xác định như sau: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3): (i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn; (iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận; (iv) Khoản nợ vi phạm quy định của Luật các tổ chức tín dụng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra; (vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của TCTD do khách hàng vi phạm thỏa thuận với TCTD chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vii) Nợ được xếp vào nợ dưới tiêu chuẩn bằng các chỉ tiêu định lượng theo quy định. Nợ nghi ngờ (Nhóm 4): (i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn; (iv) Khoản nợ vi phạm quy định của Luật các tổ chức tín dụng chưa thu hồi chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được; (vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của TCTD do khách hàng vi phạm thỏa thuận với TCTD chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vii) Nợ được xếp vào nợ nghi ngờ bằng các chỉ tiêu định lượng theo quy định. Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5): (i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên; (v) Khoản nợ vi phạm quy định của Luật các tổ chức tín dụng chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được; (vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ TCTD do khách hàng vi phạm thỏa thuận với TCTD chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi; (viii) Khoản nợ của khách hàng mà TCTD đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản; (ix) Nợ được xếp vào nợ có khả năng mất vốn bằng các chỉ tiêu định lượng theo quy định. Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính: TCTD phân loại nợ, cam kết ngoại bảng (nợ xấu) theo 03 nhóm (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn) như sau. Theo đó, nợ xấu được xác định như sau: Nợ dưới tiêu chuẩn (Nhóm 3) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoại bảng được TCTD đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết. Nợ nghi ngờ (Nhóm 4) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là có khả năng tổn thất cao. Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao. Nợ có khả năng mất vốn (Nhóm 5) bao gồm: Các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. So sánh với phương pháp phân loại nợ theo thông lệ quốc tế dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards) – IAS thì phương pháp phân loại của Việt Nam dựa trên Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Vietnam Accounting Standars) – VAS có một sự khác biệt rất quan trọng đó là hiện tại chỉ có phần vốn đã đến hạn thanh toán (trong một khoản vay nào đó) mà không có khả năng thu hồi lại được thì các TCTD Việt Nam mới phân loại vốn thất thu này, chứ không phải toàn bộ khoản vay đó thành nợ xấu 88. Bên cạnh đó, thực tế phân loại nợ xấu: theo quy định của Hệ thống CIC (Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia Việt Nam) thì người vay nợ sẽ được phân loại và nợ xấu như sau: Nhóm 3 Nợ dưới tiêu chuẩn: (i) các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày; (ii) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; (iii) khách hàng được miễn trả hoặc được giảm lãi suất do không đủ khả năng chi trả như hợp đồng tín dụng đã ký kết. Nhóm 4 Khoản nợ nghi ngờ có thể mất vốn: (i) các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày; (ii) những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; (iii) những khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5 Khoản nợ có khả năng mất vốn: (i) các khoản nợ quá hạn trả nợ 180 ngày; (ii) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại; (iii) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn thì vẫn được xem là có khả năng bị mất. 1.1.3.2. Phân loại nợ xấu theo đảm bảo tiền vay. Theo phương thức phân loại này nợ xấu được chia thành nợ xấu có tài sản đảm bảo và nợ xấu không có tài sản đảm bảo. Nợ xấu có tài sản đảm bảo: là những khoản nợ xấu mà TCTD đã thực hiện giải ngân với điều kiện khách hàng vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Nợ xấu không có tài sản đảm bảo: là những khoản nợ xấu mà TCTD đã thực hiện giải ngân không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng hoặc cho vay theo chỉ định của Chính phủ. 1.1.3.3. Phân loại nợ xấu theo nguyên tắc hạch toán kế toán. Nợ xấu được phân chia thành 2 loại là nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng: Nợ xấu nội bảng: là những khoản nợ xấu vẫn đang được theo dõi trong nội bảng cân đối kế toán của NHTM. Nợ xấu này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của ngân hàng do các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản nợ này theo tỷ lệ do mà NHNN quy định từng thời kỳ 1. Nợ xấu ngoại bảng: là những khoản nợ xấu đã được sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý được theo dõi ngoại bảng để tiếp tục áp dụng các biện pháp thu hồi. Việc thu hồi được các khoản nợ này sẽ làm tăng lợi nhuận bất thường của các NHTM 1. 1.2. Khái niệm, đặc điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. 1.2.1. Khái niệm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Xử lý nợ xấu trong hoạt động của NHTM là việc NHTM sử dụng những biện pháp nghiệp vụ tài chính cũng như các công cụ pháp lý nhằm giảm tỷ lệ các khoản nợ được coi là nợ xấu của NHTM từ đó góp phần bảo đảm cho hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như làm lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong nền kinh tế. Từ những yếu tố trên có thể hiểu khái niệm xử lý nợ xấu như sau: Xử lý nợ xấu là việc áp dụng các biện pháp đối với khoản nợ xấu nhằm thu hồi nợ của NHTM để giảm tỷ lệ nợ xấu cũng như tổn thất của nợ xấu gây ra cho các NHTM. 1.2.2. Đặc điểm xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Xử lý nợ xấu mang một số đặc điểm cơ bản, như: bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý nợ xấu; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật để xảy ra nợ xấu và trong quá trình xử lý nợ xấu phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Từ đó, có thể đưa ra một số đặc điểm của xử lý nợ xấu của NHTM như sau: Thứ nhất, chủ thể tham gia xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại: Có thể thấy NHTM là chủ thể liên quan trực tiếp cũng như bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nợ xấu. Một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, NHTM chính là chủ thể đầu tiên trực tiếp tiến hành xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, các NHTM có thể bán các khoản nợ xấu cho AMC là công ty quản lý và khai thác tài sản trực thuộc NHTM hoặc NHTM bán cho Công ty TNHH một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Vietnam Asset Management Company VAMC), Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (Vietnam Debt and Asset Trading Corporation – DATC) hoặc các công ty mua bán nợ khác được thành lập một cách hợp pháp cũng trực tiếp tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó cùng các chủ thể thứ cấp khác là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như: Tòa án, Cơ quan thi hành án, Trọng tài thương mại, Cơ quan công an ... cũng tham gia vào hoạt động xử lý nợ xấu. Các cơ quan này tham gia xử lý nợ xấu thông qua các hoạt động trong tố tụng dân sự, tố tụng trọng tài hay thi hành án bảo đảm thi hành giải quyết nợ xấu theo Bản án, Quyết định của Tòa án, Quyết định của Trọng tài thương mại. Thứ hai, đối tượng trong hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM chính là các khoản nợ xấu của NHTM mà các khách hàng nợ không có khả năng thanh toán trong tương lai. Các khoản nợ xấu này phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của NHTM mà ở đây là hoạt động cấp tín dụng. Các hoạt động phát sinh nợ xấu tại NHTM ngày càng đa dạng hơn mà không chỉ dừng lại ở hoạt động cho vay của ngân hàng mặc dù hoạt động cho vay vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong nợ xấu của các NHTM. Thứ ba, mục đích xử lý nợ xấu nhằm thu hồi các khoản nợ đã đến hạn theo thỏa thuận giữa NHTM (chủ nợ) và khách hàng (con nợ). Các thỏa thuận này trước hết được thể hiện trong hợp đồng cấp tín dụng giữa NHTM và khách hàng, sau đó có thể là các thỏa thuận khác về phương án trả nợ giữa NHTM và khách hàng. Việc xử lý nợ xấu nhằm mục đích sau: Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong các NHTM: Đây là mục tiêu cơ bản đầu tiên của xử lý nợ xấu. Nợ xấu cũng như mức độ rủi ro phải được kiểm soát trong giới hạn cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý cũng như theo thông lệ quốc tế. Mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tốc độ gia tăng nợ xấu với tốc độ tăng trưởng tín dụng, mức giảm tỷ lệ nợ xấu… Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của NHTM: Xử lý nợ xấu có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động tài chính ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Việc xử lý nợ xấu nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định về giới hạn rủi ro, tỷ lệ an toàn về vốn, an toàn hoạt động như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; hạn chế, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn… theo quy định của pháp luật hiện hành cũng như quy định nội bộ của riêng ngân hàng. Đảm bảo khả năng sinh lời: Song song với mục tiêu kiểm soát nợ xấu và đảm bảo an toàn, hoạt động xử lý nợ xấu cũng quan tâm đến khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng. Điều này không chỉ bao gồm vấn đề về thu nhập và lợi nhuận đem lại từ hoạt động tín dụng mà còn hàm ý cả việc hạn chế chi phí phát sinh từ công tác xử lý nợ xấu. Thứ tư, các biện pháp xử lý nợ xấu tại các ngân hàng rất đa dạng đó là sự kết hợp giữa các công cụ tài chính và công cụ pháp lý. Nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu và thu hồi nợ tối đa các ngân hàng phải áp dụng nhiều các biện pháp thu hồi nợ. Các biện pháp đó có thể là biện pháp được thực hiện bởi chính NHTM (chủ nợ), gọi là biện pháp tự xử lý như trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; cơ cấu, gia hạn thời hạn trả nợ xấu; miễn, giảm lãi; xử lý, phát mại tài sản bảo đảm thu hồi nợ; mua bán nợ; chuyển khoản nợ xấu thành vốn góp đối với khách hàng vay là doanh nghiệp; chứng khoán hóa các khoản nợ xấu; chuyển quyền yêu cầu khoản nợ; khởi kiện ra cơ quan tài phán như Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc Trung tâm trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài hợp pháp để giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng trọng tài thông qua các phán quyết của Tòa án, Trọng tài để thi hành xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó, các biện pháp xử lý nợ xấu cũng được áp dụng bởi các cơ quan Nhà nước hoặc bên thứ ba như tái cấu trúc các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao. Mỗi biện pháp xử lý nợ đều có những ưu điểm nhất định. Để đảm bảo việc xử lý nợ xấu có hiệu quả đòi hỏi chủ thể xử lý phải kết hợp giữa các biện pháp nghiệp vụ kinh tế tài chính với các công cụ pháp lý, giữa biện pháp có tính phòng ngừa với biện pháp khắc phục rủi ro. Thứ năm, quan hệ xử lý nợ xấu của NHTM được điều chỉnh theo phương pháp bình đẳng thỏa thuận. Trong quan hệ này có sự tham gia của ít nhất hai chủ thể: ngân hàng cấp tín dụng có khoản nợ xấu và con nợ. Ngoài ra trong quan hệ xử lý nợ xấu thường có sự tham gia của bên thứ ba như các công ty AMC, công ty mua bán nợ trên thị trường và cả công ty mua bán nợ quốc gia. Xử lý nợ xấu chủ yếu được thể hiện thông qua giao dịch mua bán giao dịch dân sự trong đó, quyền tự do thỏa thuận, thể hiện ý chí của các bên luôn được pháp luật tôn trọng và bảo vệ (ví dụ, thỏa thuận về khoản nợ xấu được mua bán, giá cả, phương thức, thời hạn thanh toán...). Đây là quan hệ kinh tế bình đẳng giữa các chủ thể, là sự cam kết, thỏa thuận được thể hiện qua các điều khoản được ghi nhận trong các hợp đồng mua bán nợ xấu (trừ trường hợp pháp luật quy định khác). Thứ sáu, xử lý nợ xấu được quy định bởi rất nhiều văn bản khác nhau bao gồm cả pháp luật chuyên ngành về ngân hàng và các quy định pháp luật chung. Do đặc thù của hoạt động xử lý nợ xấu ngân hàng nên cần thiết phải có một hệ thống pháp luật với các quy phạm pháp luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động xử lý nợ xấu như chủ thể, nguyên tắc xử lý nợ xấu ngân hàng, các biện pháp xử lý, trình tự, thủ tục xử lý nợ xấu,... Bên cạnh đó, xử lý nợ xấu cũng được điều chỉnh bởi các qui phạm pháp luật chung như pháp luật dân sự, pháp luật về doanh nghiệp, phá sản... Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và các NHTM cũng ban hành quy định, trình nghiệp vụ để xử lý nợ xấu. Xử lý nợ xấu là một thủ tục đặc biệt do đó sẽ không có một quy định cứng nào để áp dụng cho mọi trường hợp. Các biện pháp sẽ được ngân hàng xây dựng và quyết định áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Quá trình xử lý nợ xấu phải bảo đảm trật tự an toàn xã hội nói chung và an toàn tín dụng nói riêng cũng như bảo đảm tỷ lệ nợ xấu tại NHTM luôn dưới mức 03% 25. Thứ bảy, xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại bảo đảm thực hiện theo những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này được pháp luật quy định và các bên trong quá trình xử lý nợ xấu bắt buộc phải tuân thủ như nguyên tắc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, bảo đảm sự an toàn của ngân hàng và hệ thống ngân hàng, nguyên tắc công khai, minh bạch, nguyên tắc thị trường và đúng pháp luật, nguyên tắc giao dịch công bằng. 1.2.3. Nguyên tắc xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Việc xử lý nợ xấu của NHTM dựa trên những nguyên tắc nhất định và một số nguyên tắc chung về xử lý nợ xấu tại NHTM có thể nói đến như sau: Thứ nhất, nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận: Nguyên tắc này cũng được ghi nhận tại Khoản 2 Điều 3 BLDS. Khi xử lý nợ xấu dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận được đưa ra như một điều cốt lõi theo đó khách hàng (con nợ) và ngân hàng (chủ nợ) có thể thỏa thuận với nhau về các phương án xử lý nợ x

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN QUỐC NGHIỆP PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2023 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN QUỐC NGHIỆP PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 3830101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ THU THỦY Hà Nội - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan Luận văn cơng trình nghiên cứu riêng hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Thu Thủy Các số liệu, ví dụ trích dẫn Luận văn đảm bảo tính xác, tin cậy trung thực Các kết nêu Luận văn chưa công bố cơng trình khác Tơi hồn thành tất mơn học tốn tất nghĩa vụ tài theo quy định Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Vậy viết Lời cam đoan đề nghị Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tơi bảo vệ Luận văn Tơi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phan Quốc Nghiệp MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng phạm vi nghiên cứu luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3.3 Đối tượng nghiên cứu 3.4 Phạm vi nghiên cứu Phương pháp luận phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận 4.2 Phương pháp nghiên cứu 5 Những điểm đóng góp luận văn 6 Kết cấu luận văn CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề lý luận nợ xấu ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm nợ xấu ngân hàng thương mại 1.1.2 Đặc điểm nợ xấu ngân hàng thương mại 11 1.1.3 Phân loại nợ xấu ngân hàng thương mại 13 1.2 Khái niệm, đặc điểm xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 18 1.2.1 Khái niệm xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 18 1.2.2 Đặc điểm xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 18 1.2.3 Nguyên tắc xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 21 1.3 Các biện pháp xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 24 1.3.1 Nhóm biện pháp khai thác nợ 24 1.3.2 Nhóm biện pháp lý nợ 26 1.4 Những vấn đề lý luận pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 34 1.4.1 Khái niệm pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 34 1.4.2 Nội dung pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 36 CHƯƠNG 2: CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) 37 2.1 Các quy định pháp luật Việt Nam xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 37 2.1.1 Chủ thể xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 37 2.1.2 Hoạt động mua bán nợ xấu 39 2.1.3 Xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu 46 2.1.4 Cơ cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay 56 2.1.5 Chuyển nợ xấu thành vốn góp 59 2.1.6 Khởi kiện Tòa án nhân dân thủ tục thi hành án dân 60 2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật xử lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 67 2.2.1 Khái lược Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) thực trạng nợ xấu Techcombank 67 2.2.2 Những quy định Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) xử lý nợ xấu 70 2.2.3 Thực tiễn thực thi pháp luật xử lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 75 KẾT LUẬN CHƯƠNG 79 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU Ở VIỆT NAM VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK) 80 3.1 Định hướng hoàn thiện quy định pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam 80 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam 82 3.2.1 Về chủ thể xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại 82 3.2.2 Về hoạt động mua bán nợ xấu 84 3.2.3 Về xử lý tài sản bảo đảm để xử lý nợ xấu 89 3.2.4 Về cấu lại khoản nợ xấu, hỗ trợ khách hàng vay 95 3.2.5 Về chuyển nợ xấu thành vốn góp doanh nghiệp 96 3.2.6 Về thủ tục khởi kiện Tòa án nhân dân thủ tục thi hành án dân 98 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu thực thi pháp luật xử lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 104 KẾT LUẬN CHƯƠNG 109 KẾT LUẬN 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT GIẢI NGHĨA VIẾT TẮT Công ty quản lý tài sản ngân hàng thương mại AMC Bộ luật Dân BLDS Bộ luật Tố tụng dân BLTTDS Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam DATC Ngân hàng thương mại NHTM Hợp đồng tín dụng HĐTD Hợp đồng bảo đảm HĐBĐ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNN Ngân hàng thương mại NHTM Tòa án nhân dân TAND Thương mại cổ phần TMCP Thi hành án dân THADS Tài sản bảo đảm TSBĐ Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài VAMC sản Tổ chức tín dụng Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tổng tài sản Techcombank giai đoạn 2015-2022 (Trang 68) Bảng 2.2 Tình trạng xử lý nợ xấu Techcombank giai đoạn 2015 – 2022 (Trang 69-70) MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam đánh giá kinh tế khu vực Đông Nam Á toàn giới Nền kinh tế Việt Nam có nhiều bước phát triển vượt bậc khơng phát triển kinh tế nội địa mà thực quan tâm đến giao lưu, phát triển kinh tế với nước khu vực giới Tốc độ tăng trưởng GDP mức cao, nhiên năm gần đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp toàn cầu với biến thể mới, cản trở đà phục hồi kinh tế giới có Việt Nam Việt Nam quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 mức 2,58%, thấp vòng 30 năm qua [80] Do đó, để trở lại quỹ đạo tăng trưởng, Việt Nam cần thực Chương trình phục hồi kinh tế bền vững vừa đủ liều lượng, vừa trúng mục tiêu với thể chế thực thi hiệu Thực trạng cho thấy, kinh tế giới đà phục hồi tăng trưởng không đồng khu vực; lạm phát toàn cầu tiếp tục gây nhiều rủi ro tiềm ẩn cho kinh tế khu vực doanh nghiệp bị tác động nặng nề đại dịch Covid-19 Hệ thống ngân hàng coi trụ cột kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp đại dịch Covid-19 Hàng loạt sách để ổn định kinh tế vĩ mô kiềm chế lạm phát bình ổn hoạt động kinh doanh doanh nghiệp Chính phủ đưa Tuy nhiên, trước ảnh hưởng đại dịch làm cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn mà khơng thể tốn khoản vay ngân hàng thương mại Điều dẫn đến việc tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng thương mại gia tăng cách đáng kể có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Trong toàn hệ thống hoạt động ngân hàng thương mại nói chung Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) nói riêng bên cạnh hoạt động truyền thống hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ toán qua tài khoản… hoạt động xử lý nợ xấu hoạt động quan tâm ảnh hưởng trực tiếp đến kết kinh doanh ngân hàng Có thể nói năm qua, pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngân hàng nói chung pháp luật hoạt động xử lý nợ xấu nói riêng cải thiện tạo khung pháp lý quan trọng, để từ góp phần tạo đà phát triển cho hoạt động ngân hàng thương mại, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đặc biệt giai đoạn sau đại dịch Covid – 19, hàng hoạt sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ổn định kinh tế vĩ mô đưa gia nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu Tuy nhiên, cịn tồn khơng bất cập trình áp dụng quy định pháp luật vào thực tiễn xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại có Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Vì lý trên, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)” làm Luận văn thạc sĩ Đề tài làm sáng tỏ số vấn đề lý luận thực tiễn việc xử lý nợ xấu, cụ thể thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam để từ đưa kiến nghị nhằm nâng cao hiệu thực tiễn áp dụng quy định xử lý nợ xấu Việt Nam Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có thể khái qt cơng trình nghiên cứu pháp luật xử lý nợ xấu như: - Vũ Ngọc Anh (2021), “Quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài Luận án hệ thống hóa vấn đề nợ xấu quản lý nợ xấu NHTM đặc biệt đưa đánh giá dựa lĩnh vực kinh tế tài khoa học pháp lý đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quản lý xử lý nợ xấu Techcombank - Nguyễn Thị Kim Quỳnh (2020), “Nâng cao hiệu xử lý nợ xấu công ty quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân hàng Luận án hệ thống hóa vấn đề nợ xấu, hiệu xử lý nợ xấu VAMC đặc biệt tiêu chí đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến hiệu xử lý nợ xấu VAMC đồng thời đề xuất số giải pháp nâng cao hiệu xử lý nợ xấu VAMC - Hoàng Thu Uyên (2019), “Những vấn đề pháp lý đặt từ thực tiễn thực Nghị số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu tổ chức tín dụng Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội Luận văn hệ thống hóa lý luận nợ xấu xử lý nợ xấu theo quy định Nghị số 42/2017/QH14 Tuy nhiên, đề tài dừng lại việc phân tích quy định Nghị số 42/2017/QH14 mà chưa có gắn kết với văn pháp luật chuyên ngành khác Trên sở đánh giá hiệu thi hành Đối với Tổng cục THADS: Cần tiếp tục đạo quan THADS nghiêm túc thực văn quy phạm pháp luật văn hướng dẫn, đạo Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tư pháp Tổng cục THADS; tập trung, liệt giải dứt điểm vụ việc thi hành án liên quan đến tín dụng, ngân hàng Bên cạnh đó, phối hợp với quan liên quan giải khó khăn, vướng mắc để kịp thời đạo hướng dẫn quan THADS giải kịp thời, đảm bảo án, định có hiệu lực Tịa án phải tổ chức thi hành theo quy định pháp luật như: Tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Tư pháp trao đổi, thống với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quan hữu quan trường hợp pháp luật quy định chưa rõ, nhiều quan điểm áp dụng khác nhau; Phối hợp với Bộ Tài việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến khoản thuế, phí cịn nợ bên bảo đảm việc chuyển nhượng tài sản áp dụng Nghị số 42/2017/QH14 hay phối hợp với Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Hội sở Ngân hàng lớn để tổ chức đoàn kiểm tra, phúc tra việc thi hành án liên quan đến TDNH địa phương có lượng án TDNH lớn, khó khăn, vướng mắc cần thiết để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc thi hành Đối với Thủ trưởng quan THADS: Tiếp tục đạo Chấp hành viên, quan THADS bám sát hồ sơ, xây dựng kế hoạch chi tiết để giải vụ việc, vụ việc tồn đọng, kéo dài Mặt khác, chủ động phối hợp với tổ chức tín dụng, ngân hàng, ban, ngành có liên quan địa phương, báo cáo Ban đạo THADS để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải dứt điểm vụ việc Đối với Chấp hành viên: Để hồ sơ thi hành án tín dụng, ngân hàng giải triệt để chặt chẽ, Chấp hành viên cần phải nghiên cứu hồ sơ, quy định pháp luật; xây dựng Kế hoạch chi tiết từ khâu xác minh điều kiện thi hành án, đến việc lựa chọn ký hợp đồng dịch vụ thẩm định giá, bán đấu giá tài sản,…Đồng thời, phối hợp với quyền địa phương, tổ chức tín dụng việc kê biên, xử lý tài sản bảo đảm đảm bảo hiệu Kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc trình tổ chức thi hành án để lãnh đạo đơn vị biết đạo giải Đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng: Phát huy vai trị trách nhiệm việc phối hợp với quan THADS việc xác minh tài sản, điều kiện thi hành án người phải thi hành án; hỗ trợ quan THADS việc tiếp nhận trông coi, bảo quản tài sản sau kê biên, tìm giới thiệu khách hàng mua tài 103 sản để đẩy nhanh tiến độ bán đấu giá; chủ động phối hợp quan THADS Chấp hành viên tìm biện pháp giải cụ thể hồ sơ thi hành án Đối với trường hợp đương thi hành phần lớn nghĩa vụ thi hành án theo án tun, cần có sách miễn, giảm phần lãi suất để có hướng giải xong vụ việc 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu thực thi pháp luật xử lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cố gắng áp dụng nhiều biện pháp nhằm xử lý nợ xấu, hiệu đạt chưa thực mong đợi Một phần chủ yếu thiếu chiến lược kế hoạch xử lý nợ xấu cụ thể thiếu phân tích xác đáng việc lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp Để tăng cường công tác xử lý nợ xấu, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam quan tâm đến số vấn đề sau: Thứ nhất, xây dựng hoàn thiện chiến lược hạn chế nợ xấu: Để hạn chế nợ xấu Techcombank, giải pháp đề cần xây dựng hoàn thiện chiến lược quản lý nợ xấu ngân hàng Theo yêu cầu Ủy ban Basel, cấu tổ chức NHTM cần có thay đổi nhằm thực tốt hoạt động quản lý nợ xấu Thứ hai, xây dựng chiến lược khách hàng: Chiến lược lựa chọn khách hàng phù hợp công cụ cần thiết để giảm thiểu nợ xấu Việc xây dựng chiến lược khách hàng giúp Techcombank thực phân loại khách hàng, lựa chọn khách hàng kinh doanh hiệu quả, tình hình tài lành mạnh, có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi, làm ăn có uy tín sẵn lịng trả nợ ngân hàng Thứ ba, nâng cao chất lượng thẩm định: Nợ xấu bắt nguồn từ phân tích thẩm định tín dụng khơng cẩn trọng thiếu xác khả trả nợ dẫn đến định cho vay sai lầm Đây bước quan trọng quy trình cấp tín dụng, chất lượng thẩm định tốt hạn chế nợ xấu đảm bảo an toàn hoạt động cho vay Giải pháp tổ chức, điều hành cơng tác thẩm định tín dụng tổ chức bố trí cán thẩm định phải hợp lý, tránh sựchồng chéo, đảm bảo xếp cán có đủ trình độ, lực, chun mơn trách nhiệm Phân công cán thẩm định phải vào trình độ, kinh nghiệm, lực cán Thứ tư, định giá sử dụng hiệu tài sản bảo đảm: Techcombank cần phải tách phận đề xuất tín dụng với phận định giá TSBĐ phận thẩm định rủi ro Bởi vì, nay, cán khởi tạo đề xuất tín dụng đồng thời cán 104 thẩm định giá TSBĐ, hoạt động thẩm định giá tài sản phân tán xảy trường hợp số cán không chuyên sâu, không nắm bắt giá trị thị trường tài sản xác định giá cao giá trị thị trường; số cán áp lực tiêu kinh doanh giao, vay chấp nhận định giá cao giá trị thực tế, tất điều gây rủi ro tổn thất khách hàng không trả nợ cho ngân hàng Thứ năm, trọng đa dạng hóa biện pháp xử lý nợ xấu sở đánh giá, phân tích hiệu biện pháp nhằm tìm biện pháp phù hợp Trong hầu hết khoản nợ xấu trước Techcombank, chủ yếu Ngân hàng lựa chọn biện pháp truyền thống phát TSBĐ hay xử lý nợ xấu có khả vốn quỹ dự phịng rủi ro tín dụng Các biện pháp trực tiếp làm tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng Ngân hàng chi phí cho q trình tố tụng dân thi hành án Bên cạnh đó, nguồn thu hồi thực tế biện pháp xử lý nợ xấu lúc đạt kết mong muốn Để xử lý nợ xấu từ doanh nghiệp, đặc biệt khủng hoảng, việc mà Ngân hàng cần làm đánh giá khả hồi phục doanh nghiệp kịch cụ thể mà Ngân hàng xây dựng, đồng thời đánh giá sức chịu đựng khoản, tỷ lệ an toàn vốn Ngân hàng kịch Tiếp đến, dựa vào phân tích cụ thể, Ngân hàng lựa chọn đối tượng khách hàng hồi phục khả trả nợ nhằm đưa biện pháp hỗ trợ phù hợp như: - Cơ cấu lại nợ cho khách hàng: Cơ cấu lại nợ cho khách hàng việc gia hạn nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Dù điều kiện bình thường biện pháp Ngân hàng sử dụng, song trước tình hình bất ngờ kinh tế, lời giải cho khách hàng Ngân hàng Yêu cầu áp dụng biện pháp Ngân hàng cần đảm bảo hai nội dung là: Đánh giá khả trả nợ khách hàng theo phương án cấu lại nợ tuân thủ quy định quan quản lý Theo đó, Ngân hàng cần kiểm tra tính xác thực nguyên nhân khách hàng đưa cho việc khơng hồn thành nghĩa vụ trả nợ cam kết Trên sở tài liệu mà khách hàng cung cấp, Ngân hàng tiến hành thu thập thêm tài liệu tin cậy nhằm đánh giá tình hình tài khách hàng, xem xét khả trả nợ kỳ thời gian định sau thời gian cho vay, yếu tố khách quan tác động đến khả trả nợ khách hàng… - Miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng Đây thực chất biện pháp nhằm hỗ trợ khách hàng, đặc biệt tình hình dịch bệnh Miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng biện pháp 105 hiệu việc hỗ trợ doanh nghiệp vừa nhỏ, đặc biệt khách hàng vừa tham gia khởi nghiệp Biện pháp hỗ trợ khách hàng tránh tình trạng phá sản đưa hoạt động kinh doanh vào ổn định, vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu tiếp cận thị trường, tạo nguồn trả nợ cho Ngân hàng - Thực nghiêm túc việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng Đây địi hỏi bắt buộc với Ngân hàng nhằm xử lý nợ xấu tình nợ khơng cịn khả thu hồi vốn Việc Ngân hàng cần làm lúc rà soát, kiểm tra lại việc thực trích lập dự phịng xem quy định Ngân hàng theo hướng dẫn NHNN hay chưa - Phát mại tài sản bảo đảm Để đảm bảo nguồn tài cho Ngân hàng, đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức kiểm soát củng cố thêm nguồn lực nhằm hỗ trợ khách hàng tiềm xử lý nợ xấu, Ngân hàng dựa vào việc phát mại TSBĐ có giá trị khoản vay khơng cịn khả thu hồi vốn, đặc biệt khoản vay lĩnh vực bất động sản vay mua nhà dự án Đây lĩnh vực cho vay chiếm tỷ trọng lớn tổng dư nợ cho vay Ngân hàng Biện pháp muốn thực phải trải qua trình tố tụng dân thi hành án, với hầu hết lợi pháp lý thuộc Ngân hàng - Chuyển nợ thành vốn góp Mặc dù khơng sử dụng nhiều thời gian qua song tình hình nợ xấu doanh nghiệp ngày tăng nguyên nhân khách quan, chủ yếu ảnh hưởng dịch bệnh, Ngân hàng nên xem xét, cân nhắc áp dụng biện pháp xử lý nợ xấu Với doanh nghiệp có tiềm năng, việc hỗ trợ nguồn lực tài giải pháp cứu cánh giúp doanh nghiệp chống chọi qua giai đoạn khó khăn có bước tiến trở tương lai Đồng thời hội cho Ngân hàng vừa giải vấn đề nợ xấu, vừa tìm kiếm hội đầu tư hiệu thực kiểm soát chặt chẽ tình hình tài doanh nghiệp Thứ sáu, nghiên cứu xây dựng áp dụng phương thức xử lý nợ tiên tiến Ngoài việc áp dụng phương pháp xử lý nợ truyền thống, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng biện pháp xử lý nợ tiên tiến giới chứng khốn hóa nợ Thơng qua hoạt động chứng khốn hóa, tài sản chấp đưa từ bảng cân đối kế toán Ngân hàng sang thị trường thứ cấp để giao dịch Theo đó, giúp đa dạng hóa nguồn tài trợ khả tiếp cận thị trường vốn, tạo 106 tính khoản cho khoản vay, nâng cao hiệu quản lý tài sản NHTM, phương pháp áp dụng để cải thiện tình hình nợ xấu Ngân hàng Phương pháp chứng khốn hóa áp dụng với khoản nợ xấu bộc lộ nhiều ưu điểm xử lý nợ xấu nhiên để ứng dụng thành công, Ngân hàng TMCP Kỹthương Việt Nam cần xem xét nhiều yếu tố tác động rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng… Ngồi ra, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam cần tích cực phối hợp với đơn vị, tổ chức VAMC, Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) công ty mua bán nợ (AMC) NHTM việc nghiên cứu phát triển thị trường mua bán nợ cạnh tranh, phối hợp với VAMC việc định giá khoản nợ xấu để xử lý Thứ bảy, nâng cao lực hoạt động Công ty Quản lý nợ Khai thác tài sản - Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank AMC) Techcombank AMC đời với mục tiêu ban đầu xử lý nợ quản lý tài sản chấp Techcombank cần làm rõ nhiệm vụ Công ty Quản lý nợ Khai thác tài sản, tránh để tình trạng AMC phải khoác thêm ngày nhiều hoạt động kinh doanh khác Tuy cần xác định rõ rằng, AMC khơng có chức làm bảng cân đối kế tốn cho Ngân hàng mà cịn đóng vai trò quan trọng việc phục hồi giá trị, nâng cao chất lượng của tài sản chấp, khoản nợ khách hàng để bán, xử lý tài sản chấp cho Ngân hàng Để nâng cao lực hoạt động AMC, Techcombank cần trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán thu hồi nợ, tối ưu hóa phần mềm xử lý nợ để hỗ trợ tốt cho cán nhân viên, giảm thời gian, nâng cao hiệu công việc, phân quyền cụ thể cho AMC hạn mức nguồn ngân sách cụ thể nhằm tăng tính chủ động, linh hoạt cho đơn vị việc phát tài sản, thu hồi khoản nợ xấu nợ bán cho doanh nghiệp khác Thứ tám, kiểm sốt có hiệu sau giải ngân: Kiểm tra trước vay từ việc thẩm định, tái thẩm định dự án sau cho vay nợ xấu xuất Thời điểm sau cho vay, nợ xấu không đến từ phương án kinh doanh hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, mà cịn ngân hàng khơng kiểm sốt dịng tiền sau kết thúc phương án kinh doanh, dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng nguồn tiền từ phương án kinh doanh vào mục đích khơng minh bạch, hiệu Thứ chín, tăng cường kiểm tra, giám sát tín dụng: Techcombank cần tăng cường theo dõi, giám sát, kiểm tra sau cấp tín dụng thực biện pháp 107 hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng, phịng ngừa rủi ro Đồng thời nâng cao nghiệp vụ thẩm định, đánh giá hiệu quả, cấp tín dụng thu hồi nợ khách hàng, khách hàng người có liên quan theo quy định pháp luật, đặc biệt trường hợp cấp tín dụng 15% 25% vốn tự có Thứ mười, tăng cường cơng cụ nhận biết, đo lường, ngăn ngừa xử lý nợ xấu Hoạt động - Nhận biết nợ xấu: ban hành nhiều quy trình, quy định cấp tín dụng đối tượng khách hàng, bao gồm quy định, hướng dẫn thẩm định khách hàng, góp phần hỗ trợ cán tín dụng công tác tiếp cận, thẩm định khách hàng nhận biết nợ xấu Hoạt động - Đo lường nợ xấu: hệ thống xếp hạng tín dụng nội Ngân hàng phải đáp ứng điều kiện xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội Đây bước mới, nhằm tiếp cận bước với việc đo lường tính tốn rủi ro theo Hiệp ước Basel II (theo phương pháp tiếp cận xếp hạng nội bộ) từ đó, sử dụng kết chấm điểm tiêu chí hàng đầu để thẩm định, đánh giá khách hàng để làm xác định mức cấp tín dụng khách hàng Đồng thời, mức cấp tín dụng tỷ lệ cấp tín dụng tối đa so với TSBĐ khách hàng xác định dựa hạng tín dụng khách hàng Hoạt động - Ngăn ngừa nợ xấu: xây dựng mơi trường rủi ro tín dụng thích hợp quy trình cấp tín dụng lành mạnh Từ mơ hình cấp tín dụng phân tán sở ủy quyền phán tín dụng cho chi nhánh mức cao, Ngân hàng chuyển đổi mô hình tổ chức máy tín dụng tồn hệ thống theo mơ hình cấp tín dụng tập trung, đảm bảo nguyên tắc phân tách độc lập phận quan hệ khách hàng với phận thẩm định phận phê duyệt, định cấp tín dụng; quản lý thống từ cấp trụ sở xuống chi nhánh, giảm thấp mức ủy quyền phán chi nhánh Thành lập phát huy vai trị phận kiểm tra, kiểm sốt nội Thực tế cho thấy, hoạt động phận kiểm tra thời gian qua hiệu quả, phát nhiều trường hợp vi phạm đơn vị, vi phạm có khả vốn, rủi ro tiềm ẩn, để từ có biện pháp cảnh báo xử lý tín dụng kịp thời để hạn chế RRTD, hạn chế nợ xấu Hoạt động - Xử lý nợ xấu: xác định biện pháp khách hàng phải thực khẩn trương, đồng bộ, phù hợp với đối tượng khách hàng, xây dựng biện pháp thu nợ xấu cụ thể đơn vị Giao tiêu thu nợ 108 xấu cho thành viên Ban lãnh đạo Chi nhánh, phịng, tổ, cán tín dụng theo thời gian cụ thể (tháng, quý, năm), cụ thể: - Chủ động tăng mức trích lập dự phịng khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận trước mắt để tăng khả tự chủ tài - Thực cấu lại nợ khách hàng có khả phục hồi phát triển ổn định lâu dài gặp khó khăn tạm thời Bám sát khách hàng, đặc biệt đơn vị cấu để đôn đốc thu nợ nhằm giảm dần nợ xấu - Phối hợp tìm biện pháp tháo gỡ để khách hàng khắc phục khó khăn phục hồi Tìm biện pháp động viên khuyến khích khách hàng tích cực phối hợp giải nợ xấu Thực sách khen thưởng thu hồi - Thu hồi tích cực xử lý TSBĐ để thu nợ thông qua giải pháp cụ thể cho đơn vị có nợ nhóm 2, nợ xấu nợ xử lý rủi ro - Bán nợ cho VAMC, DATC phối hợp nghiên cứu phương án thu hồi nợ xấu hiệu Ngoài ra, để hạn chế nợ xấu tiếp tục phát sinh thông qua biện pháp: Đánh giá lại chất lượng khả thu hồi khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, thực cấu lại nợ doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời có khả phục hồi tương lại; Tăng cường nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá hiệu sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, sử dụng vốn vay khách hàng để kịp thời thu hồi nợ Thứ mười một, nâng cao chất lượng chuyên nghiệp cán tín dụng, đào tạo cán chuyên môn, nghiệp vụ mức độ am hiểu ngành nghề kinh doanh KẾT LUẬN CHƯƠNG Như vậy, từ phân tích vấn đề lý luận xử lý nợ xấu pháp luật xử lý nợ xấu NHTM Chương I phân tích quy định pháp luật xử lý nợ xấu NHTM thực tiễn thi hành Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Chương II nêu bất cập, khó khăn, vướng mắc pháp luật hành xử lý nợ xấu NHTM Từ đó, Chương III đưa định hướng để hoàn thiện pháp luật xử lý nợ xấu NHTM đưa kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật hành Đồng thời đưa giải pháp để nâng cao hiệu xử lý nợ xấu Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 109 KẾT LUẬN Trong bối cảnh nước ta bước vào giai đoạn hội nhập với kinh tế giới, NHTM nước ta hoạt động môi trường kinh doanh ngày cạnh tranh khốc liệt, hệ thống NHTM Việt Nam ngày hồn thiện phát triển, đóng vai trò quan trọng việc phát triển kinh tế Bên cạnh thành tựu đạt cịn nhiều hạn chế thách thức Nguy nợ xấu NHTM có chiều hướng tăng cao Mặc dù, nợ xấu yếu tố tất yếu NHTM hoạt động kinh tế thị trường Như vậy, khơng có giải pháp cơ, phù hợp để giải nợ xấu gây hệ lụy xấu cho NHTM cho kinh tế Xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa tài NHTM trọng tâm lớn tiến trình tái cấu hệ thống NHTM Vấn đề giải nợ xấu, làm lành mạnh tình hình tài NHTM nhân tố quan trọng tiến trình tái cấu hệ thống Ngân hàng yếu hệ thống NHTM có tác động tiêu cực tới lĩnh vực khác kinh tế thời gian tới, nước ta lộ trình hội nhập quốc tế Mặc dù Việt Nam ban hành nhiều văn pháp luật lĩnh vực này, nhiên vấn đề thực thi pháp luật cịn nhiều khó khăn, vướng mắc Vì vậy, luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận nợ xấu xử lý nợ xấu NHTM, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam vấn đề thực tiễn thực thi Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) Trên sở đó, luận văn đưa giải pháp định hướng, hoàn thiện pháp luật Luận văn bước đầu nghiên cứu, đánh giá pháp luật xử lý nợ xấu NHTM Việt Nam cụ thể Techcombank Qua đó, luận văn đề xuất số giải pháp hoàn thiện pháp luật xử lý nợ xấu gắn với thực tiễn NHTM nói chung Techcombank nói riêng Các giải pháp đưa tập trung vào nhóm vấn đề: giải pháp phịng ngừa nợ xấu; giải pháp xử lý nợ xấu; hoàn thiện quy định áp dụng thực thi quy định xử lý nợ xấu; giải pháp công ty quản lý khai thác tài sản VAMC, Techcombank AMC; giải pháp vấn đề pháp luật xử lý tài sản bảo đảm ….Thông qua định hướng, giải pháp này, đề tài mong muốn phần đóng góp vào hồn thiện hoạt động xử lý nợ xấu diễn nước ta thực tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Ngọc Anh (2021), “Quản lý nợ xấu Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài Vũ Việt Anh (2020), “Xử lý nợ xấu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB)”, Luận án thạc sỹ, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Trần Thị Vân Anh (2019), Chứng khốn hóa khoản vay: Những vấn đề cần cân nhắc, Tạp chí Ngân hàng số 17/2019 Trịnh Quang Anh (2018), “Vấn đề nợ xấu hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại NHTM Việt Nam”, Luận án thạc sỹ quản lý hành cơng, Học viện hành quốc gia Hà Nội Basel Committee on Banking Suoervision 2002 CIEM (2013), Giải nợ xấu – vấn đề mấu chốt tái cấu hệ thống ngân hàng, Trung tâm thông tin tư liệu số 01/2013 Chính phủ (2013), Nghị định số 53/2013/NĐ-CP 18 tháng 05 năm 2013 quy định thành lập, tổ chức hoạt động Công ty quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) Chính phủ (2016), Nghị định số 18/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng năm 2016 sửa đổi, bổ sung số điều Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng năm 2013 Chính phủ thành lập, tổ chức hoạt động Công ty quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam Chính phủ (2021), Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng năm 2021 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Luật Đầu tư 10 Nguyễn Tiến Đông (2019) - Chủ tịch hội đồng thành viên VAMC, Đặc sản toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2019 11 Nguyễn Tiến Đông (2019), “Đề án phát triển thị trường mua bán nợ xấu Việt Nam – Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển thị trường mua bán nợ xấu Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 10 tháng 5/2019 12 Nguyễn Thị Thu Đông (2012), “Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 13 IMF’s Complilation Guide on Financal Soundness Indicators 2004 (Guide), Pr4.84-4.85 14 KPMG (2018), Báo cáo nghiên cứu thị trường tài chính, năm 2018 111 15 Vũ Thị Phương Hoa, Lê Phương Ninh (2012), “Cơ chế xử lý nợ xấu: Nhìn từ u cầu thực tế”, Tạp chí Tài chính, số tháng 11/2012 16 Trần Cơng Hịa Đỗ Thị Trà Linh (2012), Xử lý rủi ro biện pháp huyển đổi vốn vay ngân hàng thành vốn góp cổ phần – Đơi điều bàn luận khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng số 24, Tháng 12/2012 17 Lê Thanh Huyền (2018), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu ngân hàng số nước Đông Nam Á học cho Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam 18 Mạnh Thị Thu Hiền – Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2020), Trao đổi số vấn đề quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại, https://htpldn.moj.gov.vn/SMPT_Publishing_UC/TinTuc/PrintTL.aspx?idb=2&I temID=1867&l=/noidung/tintuc/Lists/Nghiencuutraodoi 19 Nguyễn Thường Lạng (2013), Công ty AMC- Bước ngoặt xử lý nợ xấu, Trường Đại học Kinh tế quốc dân https://tapchitaichinh.vn/cong-ty-amc-buocngoat-xu-ly-no-xau.html 20 Phan Linh (2023), Gần 38.000 tỷ đồng nợ xấu rao “chợ” VAMC, câu chuyện thị trường mua bán nợ nên mở theo hướng nào?, Tạp chí Tài tháng 02-2023 https://vneconomy.vn/gan-38-000-ty-dong-no-xau-rao-tren-cho-vamccau-chuyen-thi-truong-mua-ban-no-nen-mo-theo-huong-nao.htm 21 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định số 1390/2001/QĐNHNN ngày 07/11/2001 ban hành điều lệ mẫu tổ chức hoạt động Công ty quản lý nợ khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại 22 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Nâng cao lực quản trị rủi ro Ngân hàng thương mại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo Khoa học), Nhà xuất Phương Đông, Hà Nội 23 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21 tháng 01 năm 2013 phân loại nợ, trích lập sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng 24 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18 tháng 03 năm 2014 sửa đổi, bổ sung số điều thông tư số 02/2013/TTNHNN ngày 21/01/2013 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 25 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng năm 2014 sửa đổi, bổ sung số điều Quy định phân 112 loại nợ, trích lập sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng hoạt động ngân hàng tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 22 tháng năm 2014 26 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi 27 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 07 năm 2015 quy định hoạt động mua, bán nợ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 28 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định hoạt động cho vay tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước khách hàng 29 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14 tháng năm 2017 quy định việc mua bán xử lý nợ xấu VAMC 30 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2017 sửa đổi, bổ sung số điều Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an tồn hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 31 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Công văn số 1576/NHNN-CSTT ngày 14/3/2017 Ngân hàng Nhà nước việc “Giải đáp câu hỏi liên quan đến quy định Thông tư số 39/2016/TT-NHNN” 32 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Chỉ thị số 07/CT-NHNN ngày 11 tháng 10 năm 2017 tăng cường phòng, chống ngăn ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ ngân hàng 33 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư số 51/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục chấp thuận việc góp vốn, mua cổ phần tổ chức tín dụng 34 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư số 32/2019/TT-NHNN 31 tháng 12 năm 2019 sửa đổi, bổ sung số điều Thông tư số 19/2013/TTNHNN ngày 06 tháng 09 năm 2013 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán xử lý nợ xấu công ty quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam 113 35 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2020), Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13 tháng năm 2020 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch Covid-19 36 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng năm 2021 quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoạt động tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước 37 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2023), Thông tư số 02/2023/TT-NHNN ngày 24 tháng năm 2023 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn 38 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), Chuyển nợ xấu thành vốn góp Việt Nam – trạng kiến nghị https://phamlaw.com/chuyen-no-xau-thanhvon-gop-tai-viet-nam-hien-trang-va-kien-nghi.html 39 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2014), Báo cáo kết kinh doanh 2014 kế hoạch kinh doanh 2015 40 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2015), Báo cáo kết kinh doanh 2015 kế hoạch kinh doanh 2016 41 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2016), Báo cáo kết kinh doanh 2016 kế hoạch kinh doanh 2017 42 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2017), Báo cáo kết kinh doanh 2017 kế hoạch kinh doanh 2018 43 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2018), Báo cáo kết kinh doanh 2018 kế hoạch kinh doanh 2019 44 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt kinh doanh 2019 kế hoạch kinh doanh 2020 45 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt kinh doanh 2020 kế hoạch kinh doanh 2021 46 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt kinh doanh 2021 kế hoạch kinh doanh 2022 47 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt kinh doanh 2022 kế hoạch kinh doanh 2023 Nam (2019), Báo cáo kết Nam (2020), Báo cáo kết Nam (2021), Báo cáo kết Nam (2022), Báo cáo kết 48 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2016), Báo cáo Thường niên 114 49 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2022), Báo cáo Công bố thơng tin Tỷ lệ an tồn vốn 50 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2014), Quyết định 0022/2014/QĐ1 quy định tỷ lệ cho vay tối đa giá trị tài sản đảm bảo 51 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2015), Quyết định số 0013/2015/QĐ-TGĐ-TCB ban hành quy định xử lý tài sản bảo đảm 52 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2014), Quyết định số 0015/2014/QĐ1 ngày 31/10/2014 Quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro hoạt động NHTMCP Kỹ thương Việt Nam 53 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2016), Quyết định số 0024/2016/QĐ-TGĐ-TCB ngày 01/11/2016 quy định trình tự, thủ tục, quy trình phát mại tài sản thu hồi nợ thơng qua hình thức đấu giá tài sản 54 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2018), Quyết định số 0070/2018/QĐ1 ngày 29/12/2018 quy định Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng 55 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2018), Quyết định số 506/2014/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 27/05/2014 quy định giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động Ngân hàng 56 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (2023), Sổ tay tín dụng 57 Đỗ Thị Xuân Phương (2016), “So sánh pháp luật Việt Nam Hoa Kỳ xử lý nợ hạn Ngân hàng TCMP”, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội 58 Nguyễn Thị Kim Quỳnh (2020), “Nâng cao hiệu xử lý nợ xấu công ty quản lý tài sản tổ chức tín dụng Việt Nam”, Luận án tiến sỹ, Học viện Ngân hàng 59 Nguyễn Thị Kim Nhung (2017), “Một số vấn đề rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại”, Tạp chí Tài chính, https://tapchitaichinh.vn/mot-so-van-deve-rui-ro-tin-dung-cua-ngan-hang-thuong-mai.html 60 Phạm Thị Phương (2016), “Xử lý nợ xấu hoạt động cho vay Ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội 61 Quốc hội (2015), Bộ luật Dân 62 Quốc hội (2015), Bộ luật Tố tụng dân 63 Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân 115 64 Quốc hội (2014), Luật sửa đổi, bổ sung số điều luật thi hành án dân 65 Quốc hội (2010), Luật Khoảng sản 66 Quốc hội (2014), Luật Nhà 67 Quốc hội (2014), Luật Kinh doanh bất động sản 68 Quốc hội (2010), Luật tổ chức tín dụng 69 Quốc hội (2017), Luật sửa đổi, bổ sung số điều luật tổ chức tín dụng 70 Quốc hội (2017), Nghị số 42/2017/QH14 ngày 21 tháng năm 2017 thí điểm xử lý nợ xấu tổ chức tín dụng 71 Quốc hội (2020), Luật Đầu tư 72 Quốc hội (2022), Nghị số 63/2022/QH15 Quốc hội ban hành ngày 16 tháng năm 2022 Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV 73 Nguyễn Thị Kim Thanh (2016); Chuyển nợ xấu thành vốn góp, nên chăng?; https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tbnh/tbnh_chitiet?lef tWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV2452 92&rightWidth=0%25¢erWidth=80%25&_afrLoop=15326219069676034 #%40%3F_afrLoop%3D15326219069676034%26centerWidth%3D80%2525% 26dDocName%3DSBV245292%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0 %2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrlstate%3Do0t707ktd_9 74 Thủ tướng Chính phủ (2001), Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2001 việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng Ngân hàng thương mại 75 Thủ tướng Chính phủ (2022), Quyết định số 689/QĐ-TTg Thủ tướng phủ ban hành ngày 08 tháng năm 2022 việc Phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025” 76 Lê Thị Thu Thủy (2016), Bảo đảm thuận lợi, công hợp lý việc xử lý TSBĐ vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 32, số (2016) 77 Lê Thị Thu Thủy (2017), Nợ xấu hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại NHTM Việt Nam cần giải pháp xử lý đồng bộ, Tạp chí Thị trường Tài tiền tệ, số 10, 2017 78 Lê Thị Thu Thủy (2020), Nợ xấu biện pháp bảo vệ quyền lợi ngân hàng thường mại cho vay Việt Nam, Nhà xuất Đại học Quốc Gia Hà Nội 116 79 Đỗ Thị Hà Thương, Trần Nguyễn Cẩm Lai (2014); Công ty quản lý tài sản Việt Nam – từ lý thuyết đến thực tiễn; Tạp chí Ngân hàng số 14/2014 80 Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc (2022), Kinh tế Việt Nam năm 2021 triển vọng năm 2022, Tạp chí Cộng sản ngày 11-02-2022 81 Tùng Thư (2023), Từ doanh số mua bán nợ VAMC nghĩ "chợ nợ xấu" Việt Nam, Tạp chí Tài tháng 6-2023 https://vneconomy.vn/tu-doanh-somua-ban-no-cua-vamc-nghi-ve-cho-no-xau-o-viet-nam.htm 82 Tổng cục thi hành án dân - Bộ tư pháp (2021), Báo cáo kết công tác tháng đầu năm 2021 83 Tổng cục Địa chất Khoáng sản Việt Nam – Bộ Tài nguyên Môi trường (2017), Công văn số 551/ĐCKS-KTĐCKS ngày 09/3/2017 hướng dẫn Sở Tài nguyên Môi trường địa phương theo nội dung Công văn từ chối thực thủ tục sang tên quyền khai thác khoáng sản theo đề nghị TCTD 84 Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển bách khoa & NXB Tư pháp 85 VAMC (2022), Xử lý nợ xấu theo Nghị 42/2017/QH14 – 05 năm nhìn lại kiến nghị thời gian tới https://sbvamc.vn/bai-viet/xu-ly-noxau-theo-nghi-quyet-422017qh14-05-5721 86 VAMC (2023), Sàn giao dịch nợ VAMC – kết ban đầu sau 01 năm vào hoạt động, https://sbvamc.vn/bai-viet/san-giao-dich-no-vamc-nhungket-qua-ban-5817 87 VAMC (2023), Sàn giao dịch nợ VAMC – mơ hình hướng tới hiệu tạo lập thị trường mua bán nợ tập trung Việt Nam, https://sbvamc.vn/baiviet/san-giao-dich-no-vamc-mo-hinh-huong-toi-5844 88 Hoàng Thu Uyên (2019), “Những vấn đề pháp lý đặt từ thực tiễn thực Nghị số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu tổ chức tín dụng Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội 117

Ngày đăng: 01/09/2023, 22:16

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan