1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài: Trình bày ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân trước trọng tài. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng phương thức này tại Việt Nam.

20 1,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 377,29 KB

Nội dung

Trong quan hệ thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khác biệt về pháp luật, ngôn ngữ, tập quán…và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng nên các tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan nhiều khi là điều khó tránh khỏi. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế là một trong những vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật được các nhà kinh doanh thương mại quốc tế rất quan tâm. Khi phải đương đầu với các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh luôn mong muốn làm thế nào để giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng, suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao nhất mà vấn giữ được uy tín và bí mật kinh doanh. Thực tiễn kinh doanh thương mại ở các nước trên thế giới và kinh nghiệm những năm gần đây ở Việt Nam cho thấy có nhiều phương pháp để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại là một phương pháp giải quyết tranh chấp khá hiệu quả và ngày càng được phổ biến hơn. Trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp đã có từ lâu đời và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dân sự, thương mại, kinh tế vv…Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụ việc tranh chấp cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùng trong trường hợp các bên không tự dàn xếp được với nhau bằng con đường thương lượng trực tiếp đồng thời không muốn đưa vụ tranh chấp ra xét xử tại tòa án thương mại. Để có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về phương thức giải quyết tranh chấp này, nhóm 3 K1B chúng em xin chọn đề tài: “Trình bày ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân trước trọng tài. Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng phương thức này tại Việt Nam”.

MỞ ĐẦU Trong quan hệ thương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khác biệt về pháp luật, ngôn ngữ, tập quán…và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiện hợp đồng nên các tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan nhiều khi là điều khó tránh khỏi Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế là một trong những vấn đề vừa mang tính pháp lý vừa mang tính kỹ thuật được các nhà kinh doanh thương mại quốc tế rất quan tâm Khi phải đương đầu với các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh luôn mong muốn làm thế nào để giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng, suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao nhất mà vấn giữ được uy tín và bí mật kinh doanh Thực tiễn kinh doanh thương mại ở các nước trên thế giới và kinh nghiệm những năm gần đây ở Việt Nam cho thấy có nhiều phương pháp để giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân và giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế bằng trọng tài thương mại là một phương pháp giải quyết tranh chấp khá hiệu quả và ngày càng được phổ biến hơn Trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp đã có từ lâu đời và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như dân sự, thương mại, kinh tế vv… Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụ việc tranh chấp cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyết định cuối cùng trong trường hợp các bên không tự dàn xếp được với nhau bằng con đường thương lượng trực tiếp đồng thời không muốn đưa vụ tranh chấp ra xét xử tại tòa án thương mại Để có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về phương thức giải quyết tranh chấp này, nhóm 3 K1B chúng em xin chọn đề tài: “Trình bày ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân trước trọng tài Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng phương thức này tại Việt Nam” 1 NỘI DUNG I Khái quát chung về trọng tài thương mại quốc tế 1 Trọng tài thương mại quốc tế: Trọng tài thương mại quốc tế là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ Tư pháp quốc tế, nhất là các quan hệ thương mại quốc tế mà pháp luật cho phép giải quyết được bằng trọng tài Theo phương thức này, các bên nhất trí thỏa thuận với nhau là sẽ đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại một cơ quan trọng tài nhất định nào đó 2 Thỏa thuận trọng tài: Trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ được giải quyết tranh chấp khi các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan thỏa thuận chỉ định Khi các bên thiết lập một thỏa thuận trọng tài thì nghĩa là họ đã trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho trọng tài và tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc bị hủy bỏ bởi chính các bên Như vậy, thẩm quyền của trọng tài được xác lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 định nghĩa thỏa thuận trọng tài tại Khoản 1, Điều 7 như sau: “1 “Thỏa thuận trọng tài” là thỏa thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lý xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng Thoả thuận trọng tài có thể dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng” Từ quy định trên, có thể thấy thỏa thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng bằng phương thức trọng tài Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp và có thể dưới hình thức một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt Hay như Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 có đưa ra định nghĩa tương tự: “Thỏa thuận trọng tài là một điều khoản trọng tài 2 trong hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài, hợp đồng hoặc thoả thuận trọng tài được ký kết giữa các bên, hoặc được trao đổi qua thư từ, điện tín, hoặc các hình thức liên lạc bằng điện toán khác, và trong mối quan hệ giữa các quốc gia mà pháp luật không yêu cầu rằng một thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản, bất kỳ thỏa thuận trọng tài nào cũng phải được ký kết theo đúng hình thức mà luật các nước này quy định” Luật Trọng tài thương mại Việt Nam 2010 tại Khoản 2 điều 3 đưa ra: “2 Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.” Đây là một định nghĩa tương đối đơn giản, khái quát, từ đây có thể hiểu đơn giản: thỏa thuận trọng tài là sự thỏa thuận của các bên về một phương thức giải quyết các tranh chấp, có thể có trước hoặc sau khi tranh chấp xảy ra 3 Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài: Thỏa thuận trọng tài ý nghĩa rất quan trọng: Thứ nhất, thỏa thuận trọng tài là cơ sở để tranh chấp được giải quyết bằng con đường trọng tài Thỏa thuận giữa các bên là điều kiện tiên quyết để làm phát sinh thẩm quyền trọng tài Thứ hai, thỏa thuận trọng tài cho phép loại trừ thầm quyền của Tòa án Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới ghi nhận nguyên tắc, khi các bên có thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì Tòa án không có thẩm quyền xét xử và thẩm quyền này thuộc trọng tài mà các bên đã lựa chọn Thứ ba, việc tự do thỏa thuận lựa chọn các yếu tố trong quá trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hình thành những điều kiện tốt nhất để tiến hành hoạt động trọng tài và việc thi hành phán quyết trọng tài được thuận lợi Thứ tư, thỏa thuận trọng tài là điểm chốt trong việc xác định thẩm quyền của trọng tài bởi vì không có thỏa thuận trọng tài thì không thể có việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 4 Hình thức của trọng tài thương mại 3 Trọng tài thương mại tồn tại dưới hai hình thức, đó là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực • Trọng tài vụ việc Trọng tài vụ việc là phương thức trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải quyết vụ tranh chấp giữa các bên và trọng tài vụ việc sẽ tự chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp Đây là hình thức trọng tài xuất hiện sớm nhất và được sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới Tuy nhiên quy định của pháp luật các nước về hình thức trọng tài này cũng ở mức độ sâu, rộng khác nhau Bản chất của trọng tài vụ việc được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản sau: * Trọng tài vụ việc chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi giải quyết xong tranh chấp Theo đó, trọng tài chỉ được thành lập theo thỏa thuận của các bên tranh chấp để giải quyết vụ việc tranh chấp cụ thể giữa các bên Khi giải quyết xong tranh chấp, trọng tài tự chấm dứt hoạt động * Trọng tài vụ việc không có trụ sở thường trực, không có bộ máy điều hành và không có danh sách trọng tài viên riêng Trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chỉ định có thể là người có tên hoặc ngoài danh sách trọng tài viên của bất cứ trung tâm trọng tài nào * Trọng tài vụ việc không có quy tắc tố tụng dành riêng cho mình, mà quy tắc tố tựng để giải quyết vụ tranh chấp phải được các bên thỏa thuận xây dựng Thông thường, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận lựa chọn bất kỳ một quy tắc tố tụng phổ biến nào, thường là quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài có uy tín ở trong nước và quốc tế Trọng tài vụ việc lần đầu tiên được quy định tại Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 Trước khi ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại, hình thức trọng tài vụ việc mới chỉ được ghi nhận là một phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài vụ việc Sau khi ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại thì diện mạo của trọng tài vụ việc ở Việt Nam được khắc họa rõ nét 4 Trọng tài vụ việc có một số ưu thế hơn trọng tài thường trực như: giải quyết nhanh chóng vụ việc tranh chấp, ít tốn kém; các bên có quyền lựa chọn bất kì trọng tài viên nào trong danh sách trọng tài viên của bất kì trung tâm trọng tài nào… • Trọng tài thường trực Ở Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng và có trụ sở giao dịch ổn định Các trung tâm trọng tài có một số đặc trưng cơ bản sau: * Các trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước; nhưng đồng thời vẫn nhận sự hỗ trợ của nhà nước Các trung tâm trọng tài được thành lập theo sáng kiến của trọng tài viên sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, chứ không phải được thành lập bởi nhà nước Các trung tâm trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước, cũng không thuộc hệ thống cơ quan xét xử nhà nước Hoạt động của trung tâm trọng ài theo nguyên tắc tự trang trải mà không được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh quyền lực nhà nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết Là tổ chức phi chính phủ nhưng các trung tâm trọng tài vẫn luôn đặt dưới sự quản lí và hỗ trợ của Nhà nước Nhà nước quản lí đối với các trung tâm trọng tài thông qua việc bạn hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lí cho việc tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài Ngoài ra, nhà nước còn quản lí thông qua hoạt động quản lí hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc cấp, thay đổi, bổ sung hay thu hồi giấy phép thành lập, đăng kí hoạt động của các trung tâm trọng tài * Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với nhau 5 Mỗi trung tâm trọng tài là một pháp nhân, tồn tại độc lập và bình đẳng với cac trung tâm trọng tài khác Giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc cấp trên, cấp dưới * Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ Cơ cấu của trung tâm trọng tài gồm có ban điều hành và các trọng tài viên của trung tâm Ban điều hành gồm có chủ tịch, một hoặc các phó chủ tịch trung tâm trọng tài và có thể có tổng thư ký trung tâm trọng tài do chủ tịch trung tâm trọng tài cử Các trọng tài viên trong danh sách trung tâm trọng tài có thể tham giai vào việc giải quyết tranh chấp khi được chọn hoặc chỉ định * Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy tắc tố tụng riêng Mỗi trung tâm trọng tài tự xác định về lĩnh vực hoạt động của mình tùy theo khả năng chuyên môn của đội ngũ trọng tài viên và phải ghi rõ trong điều lệ của trung tâm trọng tài Trong quá trình hoạt động, trung tâm trọng tài có quyền mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi lĩnh vực hoạt động trên cơ sở sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Mỗi trung tâm trọng tài đều có điều lệ riêng, đặc biệt là quy tắc tố tụng riêng được xây dựng căn cứ vào đặc thù về tổ chức, hoạt động của trung tâm và không trái với quy định của pháp luật về trọng tài thương mại Khi giải quyết tranh chấp, hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên duy nhất phải tuân thủ quy tắc tố tụng này Việc xây dựng quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài thường dựa trên cơ sở là một số bản quy tắc trong tài hay một số công ước quốc tế có liên quan cũng như bản quy tắc tố tụng của một số trung tâm trọng tài quốc tế có uy tín * Hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài được tiến hành bởi các trọng tài viên của trung tâm Mỗi trung tâm trọng tài đều có danh sách riêng về trọng tài viên của trung tâm Việc chọn hoặc chỉ định trọng tài viên tham gia giải quyết 6 tranh chấp chỉ được giới hạn trọng danh sách trọng tài viên của trung tâm Vì vậy, hoạt động xét xử của trung tâm trọng tài chỉ được tiến hành bởi các trọng tài viên của chính trung tâm Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp II giữa các thương nhân trước Trọng tài thương mại 1 Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân trước Trọng tài thương mại Trọng tài quốc tế đang ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực như: Dân sự, lao động, đầu tư… có yếu tố nước ngoài Đặc biệt, trọng tài đã trở thành một trong những phương thức được doanh nghiệp lưu ý khi nảy sinh các tranh chấp từ các hợp đồng thương mại quốc tế, nhất là hợp đồng mua bán ngoại thương: Thứ nhất, do hình thức này có thủ tục tiện lợi, linh hoạt và nhanh chóng Khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài các bên được tự do lựa chọn thủ tục tố tụng Thủ tục tố tụng trọng tài cũng đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng tại tòa án Giải quyết bằng trọng tài, trong một số trường hợp, các bên có thể định ra cả nguyên tắc, trình tự, thủ tục trọng tài Thứ hai, phán quyết của trọng tài thường chính xác, khách quan và có độ tin cậy cao Vì các bên được quyền tự chọn lựa trọng tài viên, nên các trọng tài viên thường là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực chuyên môn Đồng thời, quyết định của trọng tài dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị Vì thế, nó sẽ mang tính khách quan hơn phán quyết của tòa án Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài luôn có khả năng giữ bí mật rất cao Đối với các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, việc giữ bí mật các vụ kiện là rất quan trọng Bởi bí mật nghề nghiệp, uy tín trên thương thường có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Đặc biệt, là những bí mật liên quan đến bí quyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, bí quyết kinh doanh… Nếu những bí mật này bị tiết lộ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của họ Vì thế, khi tranh chấp xảy ra, mặc nhiên những bí mật đó 7 có thể bị tiết lộ, nhất là khi giải quyết tại tòa án bởi nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai Khác với nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án, trọng tài lại hoạt động theo nguyên tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không được công khai, nếu không được sự đồng ý của các bên Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài trên thực tế giữ bảo mật cao và vì vậy sẽ tránh cho các bên nguy cơ làm tổn thương đến mỗi quan hệ hợp tác làm ăn vốn có, trong khi việc xét xử tại Tòa án là xét xử công khai nên thường làm cho các bên rơi vào trạng thái đối đầu với kết cục là một bên được thừa nhận là một bên thắng cuộc, còn bên kia là bên thua cuộc Việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đã giảm đáng kể sự xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ra trong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang tính trao đổi cao để tìm ra sự thật khách quan của vụ án Đó chính là yếu tố chính tạo điều kiện cho các bên duy trì quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau Hơn nữa, sự tự nguyện thi hành của một bên sẽ làm cho bên kia tin tưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn có thể diễn ra trong tương lai Thứ tư, quyết định của trọng tài có giá trị chung thẩm Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì phán quyết đó bắt buộc có hiệu lực thi hành với các bên, các bên không có quyền kháng cáo hay kháng nghị Đây là điểm khác biệt cũng là ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tòa án Như vậy, có thể hạn chế tình trạng dây dưa kéo dài, gây tốn kém cả về thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh Ưu điểm này xuất phát từ quyền định đoạt của các bên, từ việc tự do lựa chọn phương thức trọng tài đến lựa chọn trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng Thứ năm, hoạt động của Trọng tài diễn ra liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét xử vụ kiện là do các ben thoả thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết vụ kiện, do đó các trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, vì vậy họ có điều kiện để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ, việc Chính điều này có lợi ngay cả khi các bên muốn hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thoả thuận, 8 điều mà ít khi xảy ra ở Toà án Đồng thời cũng tiết kiệm thời gian, chi phí, tiền bạc cho doanh nghiệp Kết luận: Với những ưu điểm như vậy thì việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đã ngày càng trở thành một phương thức tố tụng kinh doanh thương mại và được các bên lựa chọn bên ngoài việc lựa chọn Tòa án 2 Nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân trước Trọng tài thương mại Bên cạnh những ưu điểm, trọng tài thương mại cũng có những nhược điểm so với con đường tòa án, điều này giải thích cho hiện tượng tại sao mặc dù có sự tồn tại của trọng tài mà các bên vẫn có trường hợp đưa các tranh chấp thuộc thầm quyền của trọng tài ra tòa án giải quyết Các nhược điểm đó là: Thứ nhất, trọng tài là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, không phải cơ quan quyền lực nhà nước nên khi xét xử giải quyết các tranh chấp gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là những vụ tranh chấp phức tạp, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm đảm bảo chứng cứ, trọng tài không thể ra quyết định mang tính chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu tòa ánthi hành các phán quyết trọng tài Thứ hai, việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, uy tín của doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu do đó việc họ tự giác thực hiện các quyết định của trọng tài khá cao Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn chưa coi trọng việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý thức tự giác III Thực tiễn giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế giữa các thương nhân bằng phương thức này tại Việt Nam Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài đã phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới Ở Việt Nam, do đặc thù của nền kinh tế, chính trị, xã hội nên hình thức này phát triển muộn hơn Từ năm 1993 đến nay, trước sự đòi hỏi của thực tiễn, ngày 28/4/1993, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 204/1993/TTg về việc thành lập trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) 9 VIAC được ghi nhận là tổ chức phi chính phủ được thành lập bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ kinh tế quốc tế như các hợp đồng mua bán ngoại thương, các hợp đồng đầu tư, du lịch, vận tải và bảo hiểm quốc tế, chuyển giao công nghệ, tín dụng và thanh toán quốc tế Tại Việt Nam, trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC liên tục tăng, từ 18 vụ/năm (giai đoạn 1993 – 2003) lên 42 vụ/năm (giai đoạn 2004 – 2010) và trong giai đoạn 2011- 2015 thì số vụ đã tăng lên một cách đang kể trung bình 104 vụ/ năm Đội ngũ trọng tài viên không ngừng được mở rộng Nhằm loại bỏ các rào cản của pháp luật đối với sự phát triển của trọng tài cũng như để đáp ứng yêu cầu giải quyết tranh chấp bằng phương thức này ngày càng gia tăng, đồng thời thể hiện sự tôn trọng luật chơi chung trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngày 25/4/2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Trọng tài thương mại Tiếp đó, Luật Trọng tài thương mại, được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011, khắc phục việc phân định không rõ ràng phạm vi thẩm quyền của trọng tài đối với các tranh chấp thương mại, cho phép trọng tài viên là người nước ngoài cũng như nội luật hoá các cam kết quốc tế của Việt Nam về dịch vụ trọng tài… Với lợi thế đó, trong những năm qua, số vụ tranh chấp thương mại được giải quyết bằng trọng tài mà tiêu biểu là tại VIAC liên tục tăng, từ 18 vụ/năm (giai đoạn 1993 – 2003) lên 42 vụ/ năm (giai đoạn 2004 – 2010) và lên 104 vụ/năm (giai đoạn 2011-2015) Đội ngũ trọng tài viên cũng không ngừng được mở rộng Sáu tháng đầu năm 2012, VIAC đã kết nạp thêm 37 trọng tài viên, trong đó có 12 trọng tài viên nước ngoài, nâng tổng số trọng tài viên của Trung tâm lên 151 người, tăng gần 30% so với năm 2009 Tuy nhiên, bức tranh về trọng tài thương mại tại Việt Nam vẫn chưa thật sự khởi sắc khi phương thức này chỉ giải quyết khoảng 11% tổng số tranh chấp thương mại Số vụ tranh chấp mà VIAC thụ lý trong năm 2015 là 146, vẫn rất khiêm tốn nếu so với 188 vụ mà 10 Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SIAC) giải quyết hay như Uỷban trọng tài Bắc Kinh là 1.500 vụ Nguyên nhân là do những quy định của pháp luât hiện hành còn nhiều thiếu sót, chồng chéo, chưa rõ ràng cụ thể Luật trọng tài thương mại năm 2010 mặc dù đáp ứng phần nào yêu cầu thực tế song sau một thời gian đi vào hoạt động đã bộc lộ nhiều thiếu sót, bất hợp lý Chưa kể, thói quen, tập quán của thương nhân Việt Nam tin tưởng tòa án hơn trọng tài Hơn nữa, trình độ trọng tài viên ở Việt Nam đều là những người kiêm nhiệm trong lĩnh vực thương mại Cho nên, một số trọng tài viên còn chưa chuyên nghiệp Trong khi đó, các tranh chấp thương mại ngày càng phức tạp, nhất là tranh chấp có yếu tố nước ngoài Nhận xét: Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, luật sư về trọng tài ngày càng được cải thiện, thể hiện qua số lượng vụ tranh chấp có xu hướng tăng trong riêng năm 2015 và chuỗi ba năm 2013, 2014 và 2015 Tuy nhiên, mức tăng còn chưa cao, chưa bền vững Tình trạng hủy phán quyết trọng tài có diễn biến tích cực 2015 là năm đầu tiên không có phán quyết trọng tài nào bị hủy, trong khi số đơn yêu cầu hủy cao nhất so với các năm (13 đơn yêu cầu) Điều này cho thấy các giải pháp mà VIAC đã kiến nghị và thực hiện có phát huy tác dụng Các Tòa án có sự cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trong việc xem xét và giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài Năm 2015 khép lại với những thành tựu ấn tượng, VIAC tiếp tục ghi dấu và khẳng định vị thế của mình IV Giải pháp nâng cao giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng trọng tài Trọng tài thương mại quốc tế được các chuyên gia kinh tế đánh giá là phương thức giải quyết tranh chấp trong tương lai với nhiều ưu điểm nổi trội Do vậy, Việt Nam muốn hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách nhanh chóng và bền vững thì phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói 11 chung và pháp luật về trọng tài nói riêng cho phù hợp với xu thế phát triển chung Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cũng cần có hành động cụ thể nhằm hỗ trợ cơ chế cho hoạt động này Điển hình như như ở Trung Quốc, các Uỷban trọng tài được cung cấp trụ sở cùng phương tiện làm việc trong thời gian đầu trước khi tự hoạt động Nhiều nước châu Á khác như: Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippines cũng tương tự Ngoài ra, trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài cũng cần đến cơ chế phối hợp từ các cơ quan nhà nước, trực tiếp là hệ thống toà án, đặc biệt trong việc cưỡng chế thi hành phán quyết cũng như công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài Hiệu quả hoạt động của trọng tài còn phụ thuộc vào thái độ của các chủ thể kinh doanh Do đó, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về bản chất và ưu thế của trọng tài thương mại, từ đó tạo điều kiện cho cơ chế này ngày càng phát triển Bên cạnh đó, mỗi trung tâm trọng tài cũng phải có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ trọng tài viên, không chỉ về số lượng mà cả chất lượng Đặc biệt, công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật trọng tài là nhân tố bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mô hình Vì thế, cần bồi dưỡng năng lực cũng như định hướng cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên luật và kinh tế về những vấn đề cơ bản trong pháp luật trọng tài 12 KẾT LUẬN Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất về hình thức giải quyết tranh chấp giữa các thương nhân trước Trọng tài và ưu, nhược điểm của phương thức này Cũng giống như các phương thức giải quyết tranh chấp khác thì giải quyết tranh chấp trước Trọng tài không phải là tuyệt đối và việc lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài không những phải được lựa chọn dựa trên cơ sở ưu, nhược điểm của phương thức này mà còn phải tùy vào từng trường hợp tranh chấp để có thể phát huy được tối đa ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của phương thức này Do đây là một đề tài khó, cũng như hạn chế về thời gian là việc và trình độ thực tiễn nên bài viết của chúng tôi không thể tránh khỏi những sai sót đáng tiếc Vậy nên rất mong thầy cô và các bạn góp ý bổ sung để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình luật thương mại quốc tế - Trường Đại học Luật Hà Nội 2 Giáo trình luật thương mại quốc tế - Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội 3 Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1985 4 Công ước châu Âu về Trọng tài thương mại quốc tế năm 1961 5 Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015 6 Luật Trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010 7 https://www.wattpad.com/4266876-%C6%B0u-%C4%91i%C3%AA%CC %89m-cu%CC%89a-gi%E1%BA%A3i-quy%E1%BA%BFt-tranh-ch %E1%BA%A5p-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i 8 https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-dan-su/giai-quyet-tranh-chap- bang-trong-tai-va-co-che-ho-tro-cua-toa-an.aspx 9 http://www.luatsutuvan.com.vn/to-tung-trong-tai-/trong-tai-thuong-mai- su-uu-viet-bi-nghi-ngo.html 10 http://www.ezlawblog.com/2015/05/4-uu-iem-cua-hinh-thuc-trong-tai- e.html 11 http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-trong-tai-thuong-mai-mot-hinh-thuc- giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-33158/ 12 https://luatduonggia.vn/uu-diem-va-nhuoc-diem-khi-ap-dung-giai-quyet- trong-tai-thuong-mai 13 http://viac.vn/thong-ke/so-vu-tranh-chap-tai-viac-trong-17-nam-tu-1993- den-2015-a169.html 14 http://viac.vn/thong-ke/thong-ke-giai-quyet-tranh-chap-tai-viac-qua-cac- nam-cac-ben-lien-quan-a167.html 14 PHỤ LỤC THAM KHẢO THỐNG KẾ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRUNG TÂM TRỌNG TÀI QUỐC TẾ VIỆT NAM NĂM 2015 1 Số lượng vụ tranh chấp Tổng số vụ tranh chấp được thụ lý trong năm 2015 là 146 vụ, tăng 18% so với năm 2014 Biểu đồ số lượng vụ tranh chấp được thụ lý qua các năm Hà Nội Tp HCM Tổng cộng 2013 48 51 99 2014 45 79 124 2015 66 80 146 So năm 2014 Tăng 47 % Tăng 1,26% Tăng 18% Biểu đồ số lượng vụ tranh chấp thụ lý tại VIAC Hà Nội và VIAC Tp Hồ Chí Minh 2 Tính chất tranh chấp 15 Tính chất tranh chấp Trong nước Có yếu tố nước ngoài 2013 51.5% 48.5% 2014 55.4% 44.6% 2015 62.9% 37.1% Biểu đồ tỷ lệ tranh chấp trong nước và tranh chấp có yếu tố nước ngoài Biểu đồ so sánh tỷ lệ tính chất tranh chấp từ 1993 - 2015 16 Quốc tịch các bên tranh chấp năm 2015 3 Lĩnh vực tranh chấp Lĩnh vực tranh chấp Mua bán Xây dựng Bảo hiểm Tài chính Khác 2013 43 19 2 1 21 Bảng thống kê lĩnh vực tranh chấp Biểu đồ lĩnh vực tranh chấp 17 2014 52 26 6 5 22 2015 76 21 10 4 30 4 Trị giá tranh chấp Năm Hà Nội TP Hồ Chí Minh Tổng cộng 2013 421.710.301.961 512.099.587.229 933.809.889.190 2014 2.307.577.213.530 505.834.969.302 2.813.412.182.832 2015 998.671.608.315 259.875.332.896,63 1.258.546.941.211,63 Trị giá bình quân 1 vụ năm 2015: 8.620.184.528,85 VND 5 Thời gian giải quyết tranh chấp - Thời gian trung bình giải quyết vụ tranh chấp: 153,7 ngày - Vụ tranh chấp có thời gian giải quyết ngắn nhất: 24 ngày - Vụ tranh chấp có thời gian giải quyết dài nhất: 292 ngày Biểu đồ thời gian giải quyết tranh chấp năm 2015 18 Biểu đồ so sánh thời gian giải quyết tranh chấp trung bình các năm 2013 - 2015 VIAC trong năm 2015 Niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, luật sư về trọng tài ngày càng được cải thiện, thể hiện qua số lượng vụ tranh chấp có xu hướng tăng trong riêng năm 2015 và chuỗi ba năm 2013, 2014 và 2015 Tuy nhiên, mức tăng còn chưa cao, chưa bền vững Tình trạng hủy phán quyết trọng tài có diễn biến tích cực 2015 là năm đầu tiên không có phán quyết trọng tài nào bị hủy, trong khi số đơn yêu cầu hủy cao nhất so với các năm (13 đơn yêu cầu) Điều này cho thấy các giải pháp mà VIAC đã kiến nghị và thực hiện có phát huy tác dụng Các Tòa án có sự cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng trong việc xem xét và giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài Năm 2015 khép lại với những thành tựu ấn tượng, VIAC tiếp tục ghi dấu và khẳng định vị thế của mình 19 MỤC LỤC 20

Ngày đăng: 28/08/2016, 19:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w