Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Có thể hiểu, “giải quyết tranh chấp thương mại là giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên với nhau do không thực hiện hoặc thực hiện kh
Trang 1Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức thương lượng, trung gian, hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế Nêu ví
dụ cụ thể để minh họa.
A Mở đầu
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển phong phú đa dạng Điều đó
có nghĩa là tranh chấp trong hợp đồng thương mại quốc tế tất yếu nảy sinh và cần phải có cơ chế giải quyết các tranh chấp đó một cách phù hợp và có hiệu quả
Khi giải quyết các tranh chấp trong thương mại quốc tế, các bên thường có xu hướng tìm đến các cơ quan hoặc các tổ chức giải quyết tranh chấp để giải quyết một cách triệt để các tranh chấp Tuy nhiên, việc giải quyết tại các cơ quan và tổ chức này thường mang đến thiệt hại hoặc bất lợi lớn so với một số bên Khi đó, mục đích của việc kinh doanh là lợi nhuận sẽ không còn được đảm bảo
Do đó, việc tìm kiếm những biện pháp giải quyết tranh chấp khác, nắm được ưu điểm, nhược điểm của việc áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp là cần thiết Trong bài tiểu luận hôm
nay, tôi xin chọn đề tài: “Phân tích ưu và nhược điểm của phương thức thương lượng, trung gian, hòa giải trong giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế” Do kiến thức còn hạn hẹp, trong quá trình nghiên cứu còn nhiều thiết
xót mong thầy (cô) góp ý để tôi hoàn thành tốt hơn trong những bài nghiên cứu khác Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 2B Nội dung
I Một số vấn đề chung
1 Tranh chấp thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế (TMQT) là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa TMQT là một lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc
tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước TMQT ngày nay càng phát triển kéo theo đó là không ít các tranh chấp giữa các bên với nhau trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ
Những tranh chấp TMQT với những đặc trưng là tính pháp lí phức tạm, quá trình giải quyết kéo dài và chi phí rất tốn kém, nếu xảy ra thì thường đem đến những khó khăn to lớn cho các bên tranh chấp Những tranh chấp này thường xuất phát từ việc các bên không tuân thủ theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Từ đó, có thể hiểu:
“Tranh chấp thương mại quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột
về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong việc thực hiện các hợp đồng thương mại quốc tế.”
Từ khái niệm trên có thể đưa ra được những đặc điểm cơ bản của tranh chấp TMQT như sau:
Thứ nhất, tranh chấp TMQT là những mâu thuẫn, bất đồng
hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ TMQT Mâu thuẫn được hiểu là trạng thái xung đột, đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp Tức
là, bên này thực hiện nghĩa vụ của mình để đáp ứng được quyền của bên kia và ngược lại Quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong tranh chấp TMQT là đối xứng với nhau Các bên vừa hợp tác đồng thời vừa cạnh tranh nhau để đạt được những mục đích đề
Trang 3ra Do đó, việc phát sinh những mâu thuẫn, bất đồng trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên là điều tất yếu
Thứ hai, những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền
và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động TMQT Căn cứ phát sinh tranh chấp là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc
vi phạm pháp luật Tranh chấp TMQT phải là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi mà những hoạt động với mục đích sinh lời này phải mang tính chất quốc tế
Thứ ba, các tranh chấp thương mại quốc tế chủ yếu là
những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp khi trong các giao dịch có một bên không có mục đích sinh lợi
2 Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế
Có thể hiểu, “giải quyết tranh chấp thương mại là giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên với nhau do không thực hiện hoặc thực hiện khong đúng hợp đồng đã kí kết.”
Trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ quốc tế không thể tránh khỏi một số tranh chấp và những tranh chấp này sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên việc giải quyết tranh chấp TMQT có ý nghĩa:
Thứ nhất, giúp các bên giải tỏa những xung đột, mẫu thuẫn,
tìm được tiếng nói chung và lập lại sự cân bằng về lợi ích của các bên
Trang 4Thứ hai, mục đích trong quan hệ TMQT chủ yếu là tìm kiếm được lợi
nhuận, do vậy khi tranh chấp phát sinh thì sẽ có những thiệt hại về mặt lợi ích nhất định cho một hoặc là các bên, do vậy giải quyết được tranh chấp thì sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, thiết lập được sự cân bằng trong quan hệ thương mại và bảo đảm công bằng được thực thi
Thứ ba, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp đúng sẽ giúp giải
quyết nhanh chóng, thuận tiện, ít chi phí và không mất thời gian đạt được mục đích đề ra trong kinh doanh
II Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thương lượng, trung gian, hòa giải
1 Thương lượng
1.1 Khái quát về phương thức thương lượng
Có thể hiểu, thương lượng là việc trao đổi, bàn bạc giữa các bên với nhau nhằm đi đến thoả thuận giải quyết một vấn đề nào đó thường liên quan đến lợi ích của các bên Đó là việc các bên đương sự cùng đưa ra những thông tin, cùng trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp Kết quả của cuộc thương lượng là tranh chấp có thể giải quyết hoặc không được giải quyết Trong giải quyết tranh chấp TMQT, thương lượng là biện pháp đầu tiên được các bên ưu tiên lựa chọn khi nảy sinh những mâu thuẫn
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm thương lượng trong giải
quyết tranh chấp TMQT như sau: “Thương lượng là sự trao đổi qua lại nhằm đạt được thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, chia
sẻ một số lợi ích chung khi có xung đột, hoặc đơn giản là khi bất đồng về một số lợi ích khác.”.
Thương lượng là phương thức cơ bản nhất trong giải quyết tranh chấp TMQT bởi ở đó các bên có thể trao đổi với nhau để đi đến một thỏa thuận mà các bên đều nhất trí Thương lượng có
Trang 5thể dưới dạng ngôn ngữ hoặc ngầm hiểu, công khai hoặc không công khai, trực tiếp hoặc thông qua trung gian, bằng lời nói hoặc văn bản, thư từ
Phương thức giải quyết tranh chấp thương lượng được tiếp cận dưới bốn cách như sau:
Thứ nhất, tiếp cận theo cách mặc cả quan điểm Với cách
tiếp cận này, một bên sẽ đưa ra quan điểm của mình có thể cao hoặc thấp về việc giải quyết xung đột để mở đầu Bên kia sẽ đáp lại bằng một yêu câu có thể thấp hoặc cao hơn Các bên thỏa hiệp lần lượt đưa ra những yêu cầu cầu cho đến khi đạt được một thỏa thuận để giải quyết xung đột hoặc không đạt được thỏa thuận nào cả Với cách tiếp cận này, các bên thường đưa ra những yêu cầu cao để đảm bảo tối đa hóa được lợi ích của mình mà không có sự nhượng bộ Do đó, khi kết thúc phương thức này các bên thường đi đến việc tìm một phương thức khác để giải quyết tranh chấp
Thứ hai, tiếp cận theo cách xin đặc ân trước và ghi nợ Theo
cách tiếp cận này, một bên chấp nhận nhượng bộ cho bên kia những lợi ích sẵn có để đạt được những lợi ích khác trong tương
lai Mô hình này như việc “tôi cho anh vay nợ và tôi sẽ đòi lại nó trong tương lai” Do có sự nhượng bộ ngay từ ban đầu nên cách
tiếp cận này thường mang đến hiệu quả cao trong việc giải quyết tranh chấp
Thứ ba, cách tiếp cận theo kiểu “con gà” Đặc trưng của
cách tiếp cận này là ở chỗ một bên sẽ có yêu thế vượt trội hơn
so với bên kia trong việc giải quyết tranh chấp và buộc bên kia phải thương lượng để chịu những bất lợi về phía mình Nếu như không thương lượng thì bên yếu thế sẽ bị chịu thiệt hại nhiều hơn so với việc thương lượng để giải quyết
Trang 6Thứ tư, cách tiếp cận theo vòng tuần hoàn của giá trị dựa trên cơ chế “giải quyết vấn đề” Cách tiếp cận này xuất phát từ
việc các bên đều bình đẳng với nhau trong tranh chấp và cùng mong muốn đạt được lợi ích tốt ưu trong tranh chấp Do đó, các bên không tranh giành với nhau từng lợi ích nhỏ mà cùng ngồi với nhau để trao đổi, thỏa thuận để tìm ra một giải pháp hợp lí giúp cân bằng giá trị đạt được giữa các bên
1.2 Ưu điểm
Thứ nhất, bản chất của thương lượng là việc các bên cùng
trao đổi, thỏa thuận với nhau để đi đến việc giải quyết tranh chấp nên các bên dễ dàng tiếp xúc với nhau, hiểu được những tâm tư, tình cảm và mong muốn của nhau về việc giải quyết vấn đề Từ đó, các bên đi đến được những quan điểm thống nhất đảm bảo lợi ích của nhau
Thứ hai, trong tranh chấp TMQT các bên thường mong
muốn giữ bí mật để mình không bị mất uy tín trong kinh doanh Phương thức giải quyết tranh chấp thương lượng chỉ có sự tham gia của các bên là chủ thể của tranh chấp cho nên, những thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh hoặc là uy tín của công ty
sẽ được đảm bảo không bị tiết lộ ra bên ngoài
Thứ ba, phương thức lượng đơn giản, không phức tạp về thủ
tục, trình tự hay bất kì quy định bắt buộc nào mà các bên phải tuân theo Khi trình tự, thủ tục thương lượng đơn giản sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức mà các bên phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp Hơn nữa, việc giải quyết tranh chấp TMQT bằng phương thức thương lượng sẽ giúp các bên tiết kiệm một khoản tiền để đạt được lợi ích tối đa trong việc giải quyết tranh chấp
Trang 7Thứ tư, phương thức thương lượng không bị áp lực về mặc
thời gian, các bên thoải mái đưa ra quan điểm của mình về giải quyết tranh chấp Qua đó, các bên sẽ tăng cường mối quan hệ hữu nghị với nhau, hạn chế những bất đồng về quan điểm tăng cường sự hợp tác với nhau trong tương lai
1.3 Nhược điểm
Thứ nhất, thương lượng thường không giải quyết được dứt
điểm những bất đồng trong tranh chấp TMQT Do trong quá trình thương lượng các bên thường mong muốn lợi ích của mình
là tối ưu nhất và không có sự nhượng bộ đối với bên kia nên việc giải quyết xung đột thường không dứt điểm Các bên có thể đạt được sự đồng thuận về một số vấn đề trong tranh chấp nhưng lại không đạt thỏa thuận về các vấn đề khác Khi đó, thương lượng thường đi đến kết quả không như mong muốn
Thứ hai, phương thức thương lượng thường không có chế tài
cưỡng chế nên khó được thực thi trên thực tế Xuất phát từ sự thỏa thuận trong thương lượng, sau khi các bên đã đạt được sự thống nhất trong việc giải quyết tranh chấp đến giai đoạn thi hành thì một bên hoặc các bên phủ nhận những thỏa thuận đó
và cho rằng lợi ích của mình là không thỏa đáng Khi đó, sẽ không có chế tài nào ép buộc các bên phải thực thi những gì mà mình thỏa thuận Do đó, hiệu quả mang lại sẽ không cao
Thứ ba, các bên thương lượng luôn mong muốn lợi ích của
mình đạt được phải là tối ưu Trong trường hợp các bên thỏa thuận không đạt được lợi ích của mình như mong muốn thì tất yếu sẽ dẫn đến xung đột ngày càng gia tăng, các bên tìm các biện pháp để đối đầu với nhau Khi đó, thiệt hại của các bên có thể lớn hơn so với mâu thuẫn ban đầu
Trang 82 Hòa giải
2.1 Khái quát về phương thức hòa giải
Hòa giải có thể hiểu là hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thỏa, giúp giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên tranh chấp bằng việc các bên dàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba (không phải là bên tranh chấp) Hòa giải còn được hiểu ở góc độ rộng hơn là một quá trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ
Trong giải quyết tranh chấp TMQT, hòa giải được hiểu “là quá trình trong
đó bên thứ ba, do các bên tranh chấp chỉ định, dàn xếp giữa các bên tranh chấp trước hoặc sau khi họ khởi kiện hoặc sử dụng phương thức trọng tài” Dựa vào
khái niệm trên có thể thấy được hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp TMQT độc lập so với các phương thức khác như khởi kiện để giải quyết hoặc sử dụng phương thức trong tài Điều này giúp chúng ta phân biệt được phương thức hòa giải với giai đoạn tiến hành hòa giải thuộc giai đoạn giải quyết tranh chấp của các phương thức khác
Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp hòa giải có sự tham dự của
bên thứ ba Xuất phát từ bản chất của phương thức hòa giải là có sự thuyết phục đưa ra để các bên trong tranh chấp từ bỏ những bất đồng để đi đến giải quyết những vấn đề mâu thuẫn Sự thuyết phục đó không thể xuất phát từ một hoặc các bên trong tranh chấp vì giữa họ có những lợi ích trái ngược nhau Cho nên phải có một bên thứ ba không liên quan đến tranh chấp đứng ra để dàn xếp cuộc hòa giải, hỗ trợ, thuyết phục, đưa ra ý kiến các bên trong việc tìm các cách giải quyết xung đột
Thứ hai, quá trình hòa giải không chịu sự chi phối bởi các quy định có
khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải Trong quá trình hòa giải các bên tự do đưa ra quan điểm của mình về việc giải quyết tranh chấp mà không phải phụ thuộc vào bất cứ một quy định nào về trình tự, thủ tục giải quyết cũng như về thời hạn giải quyết Sự tự do thỏa thuận còn thể hiện ở chỗ các bên
Trang 9không phải chịu sự cho phối, ràng buộc bởi những cam kết đã đưa ra trong quá trình hòa giải
Thứ ba, kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hòa giải Do sự thỏa thuận trong quá trình hòa giải và các bên không chịu sự phục thuộc vào quy định của pháp luật nên những cam kết về giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận không có cơ chế đảm bảo sẽ thi hành Việc thi hành cam kết đã thỏa thuận hoàn toàn phụ thuộc vào sự thiện chí của các bên trong tranh chấp
Về cách thức hòa giải, các bên tranh chấp đều phải đồng ý tham gia hòa giải và có quyền lựa chọn hòa giải viên Sau đó hòa giải viên sẽ đứng ra tổ chức buổi gặp mặt hòa giải để các bên gặp gỡ lẫn nhau Các bên sẽ tự trình bày quan điểm, lí lẽ của mình về nội dung vụ việc, sau đó các bên trao đổi bằng chứng, tài liệu để chứng minh cho quan điểm của mình là có căn cứ vào hợp pháp Nếu các bên vẫn chưa thể làm rõ được quan điểm của nhau, hòa giải viên sẽ gặp gỡ riêng từng bên, và xác định những vấn đề cụ thể Trên cơ sở đó, hòa giải viên sẽ đưa
ra định hướng giải quyết sao cho phù hợp nhất với các bên
2.2 Ưu điểm
Thứ nhất, Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn không gò bó và tiết
kiệm được thời gian Phương pháp hòa giải đạt được hiệu quả cao hơn so với việc khởi kiện hoặc giải quyết tại Trọng tài do tính chất gọn nhẹ về thủ tục, tự
do về thỏa thuận và sự tiết kiệm về thời gian giải quyết một tranh chấp
Thứ hai, mục đích chủ yếu trong TMQT là lợi nhuận nên khi áp dụng
phương thức này, các bên không phải bỏ ra quá nhiều chi phí cho các thủ tục tại các cơ quan hoặc các tổ chức giải quyết tranh chấp thương mại Thay vào đó các bên phải bỏ ra một chi phí thấp hơn để sau quá trình giải quyết tranh chấp lợi nhuận mang lại sẽ là tối ưu nhất
Thứ ba, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm
trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải do đó có thể tìm một
Trang 10trung gian hòa giải có hiểu biết chuyên môn về vấn đề đang tranh chấp Khi đã tìm được người có chuyên môn về vấn đề tranh chấp thì những mâu thuẫn trong tranh chấp sẽ được gõ bỏ một cách dễ dàng Hơn nữa, người đứng ra làm trung gian hòa giải do các bên thỏa thuận chọn ra nên những người này được sự tôn trọng và tin tưởng nhất định nên có thể dễ dàng thuyết phục các bên trong việc giải quyết tranh chấp
Thứ tư, cũng giống như phương thức thương lượng, hòa giải mang tính
thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên Sau khi hòa giải thành các bên thấu hiểu, tin tưởng lẫn nhau sẽ giúp quan
hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp, thúc đẩy sự phát triển của các bên
Thứ năm, có thể giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề tranh chấp Tuy
nhiên, việc giữ bí mật chỉ mang tính chất tương đối do có sự xuất hiện của người trung gian hòa giải nên phụ thuộc vào việc người này có tiết lộ thông tin của tranh chấp ra bên ngoài hay không
2.3 Nhược điểm
Thứ nhất, xuất phát từ việc không có sự ràng buộc bởi những quy định của
pháp luật nên kết quả của cuộc hòa giải phụ thuộc vào việc các bên có thi hành những cam kết mà mình đã đưa ra trong quá trình hòa giải mà không có cơ chế đảm bảo thi hành Khi có một bên không tự nguyện thì hành cam kết thì kết quả của cuộc hòa giải không đạt được, các bên lại tiếp tục tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp khác
Thứ hai, do có sự tham gia của hòa giải viên nên sự tích cực, thân thiện của
các bên cũng giảm bớt Thay vì trực tiếp bày tỏ quan điểm của mình để bên kia hiểu được thì các bên bày tỏa quan điểm của mình cho hòa giải viên nên việc thể hiện thái độ, mong muốn đôi khi không đúng
Thứ ba, ý kiến của hòa giải viên thường được tôn trọng và các bên thường
nghe theo nên khi xuất hiện những tiêu cực từ phí hòa giải viên thì việc giải