Từ đó, có thể đưa ra khái niệm biện pháp bảo đảm THADS như sau: “Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn
Trang 1A Mở đầu
Dân sự là lĩnh vực tồn tại xung quanh cuộc sống hằng ngày
và chi phối đến đời sống của mỗi chúng ta Tranh chấp tronglĩnh vực dân sự theo đó cũng gia tăng Để trung hòa được lợi íchcủa các chủ thể trong giao dịch dân sự thì Tòa án sẽ giải quyếtcác tranh chấp đó và đưa ra một bản án, quyết định đúng phápluật Việc thi hành bản án, quyết định đó góp phần bảo đảm cácquyền và lợi ích của các chủ thể
Tuy nhiên, bản án, quyết định của Tòa án không phải lúcnào cũng được thực thi một cách tự nguyện mà các chủ thểphải thi hành án thường có hành vi trốn tránh việc thực hiệnnghĩa vụ thi hành án đối với bên được thi hành án Để đảm bảocác chủ thể thi hành án một cách nghiêm túc, đảm bảo lợi íchcủa các bên trong việc thi hành án, pháp luật đã quy định cácbiện pháp bảo đảm thi hành án trong đó có biện pháp tạm giữtài sản, giấy tờ của đương sự
Do đó, trong bài tiểu luận ngày hôm nay, tôi xin làm rõ vấn
đề: “Nêu nội dung cơ bản của thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự” Trong quá trình nghiên cứu
còn nhiều thiếu sót, mong thầy (cô) đóng góp ý kiến để tôi hoànthành tốt hơn trong bài nghiên cứu khác Tôi xin chân thànhcảm ơn!
Trang 2B Nội dung
I Khái quát chung
1 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của các biện pháp bảo
đảm thi hành án dân sự
1.1 Khái niệm biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự (THADS) nhằm mục đích đưa bản án,quyết định dân sự ra thực hiện trên thực tế bảo về quyền và lợiích của các đương sự Tuy nhiên, trên thực tế, nhằm để trốntránh nghĩa vụ về tài sản đối với người được thi hành, người bịthi hành án thường có hành vi tẩu tán tài sản nhằm không còntài sản cho việc thi hành án Do đó, trong quá trình THADS cầnphải đặt vấn để có biện pháp để bảo đảm cho việc thi hành ánmột cách hiệu quả
Những biện pháp đưa ra nhằm bảo đảm việc thi hành ándân sự được gọi là biện pháp bảo đảm THADS Từ đó, có thể đưa
ra khái niệm biện pháp bảo đảm THADS như sau:
“Biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự là biện pháp pháp lí đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc cấm sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, định đoạt tài sản trốn tránh việc thi hành án và đôn đốc họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thi hành
án của mình do chấp hành viên áp dụng trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.”.
Khi có đủ căn cứ cho rằng tài sản của người phải thi hành
án hoặc người thứ ba đang quản lí, sử dụng thuộc sở hữu của
Trang 3người phải thi hành án thì cơ quan THADS có thể áp dụng biệnpháp bảo đảm THADS Sau khi áp dụng, nếu người phải thi hành
án không tự nguyện thi hành án và nếu có căn cứ khẳng địnhtài sản đó thuộc quyền sở hữu của người phải thi hành án thì cơquan thi hành án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế THADSphù hợp
1.2 Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Biện pháp bảo đảm THADS mang một số đặc điểm như sau:
Thứ nhất, đối tượng áp dụng biện pháp bảo đảm THADS là
tài sản, tài khoản Những tài sản, tài khoản này được cho là củangười phải THADS nên bị đưa vào tình trạng hạn chế Tài sản đó
có thể đang do người phải thi hành án hoặc người khác chiếmgiữ
Thứ hai, biện pháp bảo đảm THADS được áp dụng một cách
linh hoạt, trong suốt quá trình thi hành án Biện pháp bảo đảmTHADS có thể được áp dụng ngay tại thời điểm ra quyết định thihành án, trong thời hạn tự nguyện thi hành án hoặc áp dụng tạithời điểm trước hay trong quá trình cưỡng chế thi hành án nếuxét thấy cần phải ngăn chặn ngay hành vi tẩu tán, hủy hoại tàisản hoặc trốn tránh việc thi hành án
Thứ ba, biện pháp bảo đảm THADS chưa làm thay đổi về
quyền sở hữu, quyền sử dụng của chủ sở hữu, sử dụng tài sản
mà chỉ làm hạn chế về quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó
Thứ tư, khi áp dụng biện pháp bảo đảm THADS, Chấp hành
viên không bắt buộc phải thực hiện việc xác minh và thông báotrước cho đương sự Để đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, linh
Trang 4hoạt, nhằm ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốntránh việc thi hành án
1.3 Ý nghĩa của biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự
Việc áp dụng biện pháp bảo đảm THADS nhằm bảo toàntình trạng tài sản hiện có của người phải thi hành án và đốcthúc họ tự nguyện thi hành nghĩa vụ THADS của mình Do đó,biện pháp bảo đảm THADS có ý nghĩa như sau:
Thứ nhất, ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, hủy
hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án nên bảo đảm được hiệulực của bản án, quyết định, quyền lợi ích hợp pháp của ngườiđược thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
Thứ hai, đôn đốc người phải thi hành án tự nguyện thi hành
nghĩa vụ của mình Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thì tài sảncủa người phải thi hành án đã ở trong tình trạng bị hạn chế, họkhông thể định đoạt hoặc tẩu tán tài sản của mình Cho nên,cách tốt nhất để tránh tình trạng này là họ tự nguyện thi hànhnghĩa vụ của mình theo bản án, quyết định đã đưa ra
Thứ ba, biện pháp bảo đảm THADS là tiền đề để áp dụng
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự Sau khi bị áp dụngbiện pháp bảo đảm THADS, nếu người bị thi hành án tiếp tụckhông tự nguyên thi hành thì cơ quan THADS sẽ áp dụng biệnpháp cưỡng chế THADS nhằm buộc người thi hành án phải thựchiện các nghĩa vụ Lúc này, tài sản đã được đưa ra để bảo đảm
sẽ được mang đi thi hành án
2 Biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ của
đương sự
Trang 5Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự được quyđịnh tại Điều 68 Luật THADS Theo đó, Điều này quy định có haibiện pháp bảo đảm thi hành án Trong tùy trường hợp có thể ápdụng một hoặc áp dụng đồng thời cả hai biện pháp này Có thểhiểu hai biện pháp bảo đảm này như sau:
Tạm giữ tài sản của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án được tiến hành trên các động sản của người thi hành
án, đặt những động sản này trong tình trạng bị hạn chế quyền
sử dụng, định đoạt nhằm ngăn chặn việc người phải thi hành án tẩu tán, hủy hoại tài sản để trốn tránh việc thi hành án.
Tạm giữ giấy tờ của đương sự là biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự được tiến hành trên các động sản phải đăng kí quyền sở hữu, giấy tờ có giá hoặc bất động sản của người phải thi hành án.
Cả hai biện pháp trên đều là biện pháp bảo đảm đặt tài sảncủa người phải thi hành án đang sở hữu hoặc đang sự dụng vàotình trạng hạn chế để đảm bảo cho việc thi hành án Sự khácnhau giữa hai biện pháp này ở chỗ, trong khi biện pháp tạm giữtài sản chỉ áp dụng đối với tài sản là động sản thì biện pháp tạmgiữ giấy tờ lại áp dụng đối với động sản phải đăng kí quyền sởhữu, giấy tờ có giá hoặc là bất động sản của người phải thi hành
án Do đó, khi áp dụng Chấp hành viên sẽ căn cứ vào tình loạitài sản mà áp dụng biện pháp nào sao cho phù hợp nhất
II Quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục áp
dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự
1 Cơ sở của quy định biện pháp bảo đảm tạm giữ tài
sản, giấy tờ của đương sự
Trang 61.1 Cơ sở lý luận
Việc quy định biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờcủa đương sự xuất phát từ quy định của Hiến pháp là quyền conngười, quyền công dân phải được đảm bảo trên tất cả mọi lĩnhvực trong đó có lĩnh vực về dân sự Lĩnh vực dân sự rất đa dạng,diễn ra xung quanh cuộc sống hằng ngày của mỗi người Do đóviệc đảm bảo các quyền và lợi ích dân sự của công dân phảiđược ưu tiên hành đầu
1.2 Cơ sở thực tiễn
Trong thực tiễn THADS, khi người phải thi hành án không
tự nguyện thi hành thì sẽ bị Chấp hành viên áp dụng biện phápcưỡng chế THADS Tuy nhiên, để áp dụng được biện pháp cưỡngchế THADS thì Chấp hành viên phải tuân thủ một quy trình, thủtục rất chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều cơ quan liên quan,đòi hỏi phải giải quyết nhiều về vấn đề và mất thời gian Đây làthời gian mà đương sự có thể lợi dụng để thực hiện việc tẩu tán,chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản nhằm trốn tránhnghĩa vụ thi hành án
Do đó, thực tiễn đòi hỏi khi chưa thực hiện ngay được biệnpháp cưỡng chế THADS thì pháp luật cần có quy định để Chấphành viên có cơ chế ngăn chặn việc tẩu tán, định đoạt tài sảncủa người phải thi hành án để thông qua đó có thể bảo toànđiều kiện thi hành án của đương sự Như vậy, biện pháp bảođảm tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự ra đời được xem làcần thiết, có ý nghĩa quan trọng, vừa góp phần bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của các đương sự vừa góp phần giáo dục nângcao ý thức pháp luật của họ và đảm bảo được tính nghiêm minhcủa pháp luật trong công tác THADS
Trang 72 Điều kiện áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ tài
sản, giấy tờ của đương sự
Biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sựđược áp dụng khi có đầy đủ những căn cứ sau:
Thứ nhất, phát hiện người phải thi hành án đang quản lý, sử
dụng tài sản, giấy tờ mà tài sản, giấy tờ đó có thể dùng để đảmbảo THADS theo quy định của pháp luật Tài sản quy định tạiBLDS 2015 bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.Theo đó, vật là bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại kháchquan mà con người có thể cảm nhận bằng giác quan của mình.Vật muốn trở thành tài sản trong dân sự phải thỏa mãn nhữngđiều kiện: là bộ phận của thế giới vật chất, con người chiếm hữuđược, mang lại lợi ích cho chủ thể và có thể đang tồn tại hoặc
sẽ hình thành trong tương lai
Tiền là vật ngang giá chung do ngân hàng nhà nước ViệnNam phát hành, có tính thanh khoản cao dùng để trao đổilấy hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân vàđược mọi người chấp nhận sử dụng
Trang 8Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền vàchuyển giao được trong giao lưu dân sự Giấy tờ có giá hiện naytồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu,hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái,…
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồmquyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sửdụng đất và các quyền tài sản khác
Giấy tờ là đối tượng của biện pháp bảo đảm tạm giữ giấy tờ
là các giấy tờ có liên quan đến việc thi hành án như: giấy đăng
ký xe môtô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…
Để trở thành đối tượng của biện pháp bảo đảm tạm giữ tàisản, giấy tờ thì các tài sản, giấy tờ đang được người phải thihành án sở hữu, quản lí hoặc sử dụng Chỉ cần phát hiện ngườiphải thi hành án đang quản lí tài sản thì có thể áp dụng ngaybiện pháp này mà không cần phải xem xét tài sản, giấy tờ đó cóphải là của người phải thi hành án hay không
Thứ hai, đương sự có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh việc thi hành án hoặc có dấu hiệu thực hiện hành vi đó.Hành vi trên thể hiện ở việc đương sự thực hiện việc chuyểndịch tài sản đi nơi khác, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụngtài sản cho chủ thể khác, cố ý phá hoại tài sản đó để không phảithi hành án hoặc có thể đem giấu tài sản để trốn tránh việc thihành án Khi có căn cứ cho rằng người phải THADS đang thựchiện những hành vi trên hoặc có dấu hiệu thực hiện những hành
vi đó thì cơ quan THADS tiến hành hoặc theo yêu cầu của ngườiđược thi hành án áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ củađương sự nhằm tránh tình trạng tài sản không còn để thi hànhán
Trang 93 Nội dung của biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của
Thứ nhất, là những tài sản, giấy tờ được xác định một cách
rõ ràng, cụ thể trong bản án, quyết định là đối tượng của nghĩa
vụ thi hành án, liên quan đến việc thi hành án Ví dụ, nghĩa vụtrả lại tài sản, giấy tờ đó cho người được thi hành án Trườnghợp này, khi ra bản án, quyết định, Tòa án đã xác định rõ ngườiphải thi hành án phải trả lại cho người được thi hành án nhữngtài sản hay giấy tờ cụ thể nào Từ đó, Chấp hành viên dựa trênphá quyết của Tòa án để quyết định tài sản, giấy tờ nào cầnphải tạm giữ để bảo đảm thi hành án
Thứ hai, là các tài sản, giấy tờ đã được bản án, quyết định
được thi hành tuyên kê biên để đảm bảo thi hành án Trườnghợp này, Tòa án đã xác định trước những tài sản mà người phảithi hành án có thể đem ra thi hành án để Chấp hành viên ápdụng biện pháp bảo đảm nhằm tránh tình trạng đương sự tẩután, hủy hoại tài sản đó
Thứ ba, là các tài sản, giấy tờ đó có thể là các tài sản, giấy
tờ không được tuyên, không được xác định trong bản án, quyếtđịnh được thi hành nhưng có thể kê biên, xử lý để đảm bảonghĩa vụ thanh toán Trong trường hợp Tòa án không xác định
rõ tài sản là đối tượng của nghĩa vụ thi hành án, không kê biênnhững tài sản có thể thi hành án thì Chấp hành viên có thể áp
Trang 10dụng biện pháp bảo đảm thi hành án đối với những tài sảnngười phải thi hành án đang sở hữu, đang sử dụng có thể kêbiên, xử lý để thi hành án.
3.2 Quyền yêu cầu, quyền áp dụng, thẩm quyền áp
dụng biện pháp tạm giữ tài sản giấy tờ của đương sự
Theo Điều 66 Luật THADS: “Chấp hành viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu bằng văn bản của đương sự áp dụng ngay biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án Khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự”.
Theo đó, Luật THADS cho phép Chấp hành viên tự mình ápdụng biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sựkhi có đủ các căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp này làcần thiết Việc cho phép Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảođảm tạm giữ tài sản, giấy tờ sẽ giúp cơ quan THADS chủ độnghơn trong việc thi hành bản án, quyết định mà Tòa án đã tuyên.Ngoài ra, do việc người phải thi hành án có thể tẩu tán tài sản,giấy tờ trong một thời gian ngắn cho nên khi có những dấu hiệucủa hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, giấy tờ Chấp hành viên cóthể áp dụng ngay biện pháp bảo đảm THADS tạm giữ tài sản,giấy tờ nhằm tránh thiệt hại không thể khắc phục được
Ngoài việc Chấp hành viên tự mình áp dụng thì đương sựcũng có thể yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảođảm tạm giữ tài sản, giấy tờ Đương sự trong vụ án dân sự baogồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.Việc bản án, quyết định của Tòa án có được thi hành hay không
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của họ Do đó,
Trang 11pháp luật quy định họ có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp bảođảm THADS nhằm tự bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ Mặc khác,đương sự trong vụ án dân sự thường theo dõi, chú ý tài sản,giấy tờ là đối tượng của tranh chấp hoặc tài sản, giấy tờ màngười phải thi hành án có thể đem ra thực hiện nghĩa vụ với họnên khi người phải thi hành án có hành vi hoặc có dấu hiệu thựchiện hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản thì đương sự có thể nhanhchóng yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảmTHADS Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định, trong trường hợpngười yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gâythiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc chongười thứ ba thì phải bồi thường Điều này sẽ giúp nâng caotrách nhiệm của đương sự trong việc yêu cầu áp dụng biệnpháp bảo đảm THADS.
3.3 Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản,
giấy tờ của đương sự
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờcủa đương sự được quy định tại Điều 68 Luật THADS và Điều 18Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một sốđiều của Luật Thi hành án dân sự Chấp hành viên đang thựchiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơquan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ để tạm giữ tài sản, giấy tờ màđương sự đang quản lý, sử dụng Việc tạm giữ tài sản, giấy tờphải lập biên bản có chữ kí của Chấp hành viên và đương sự.Trường hợp đương sự không kí thì phải có chữ kí của người làmchứng và phải giao biên bản lại cho đương sự Biên bản phải ghi
rõ tên người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bịtạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm kháccủa tài sản, giấy tờ bị tạm giữ Nếu tài sản bị tạm giữ là tiền