1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực tiễn áp dụng và khó khăn khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ

6 126 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 261,38 KB

Nội dung

Cụ thể tại khoản 2 điều 68, Luật thi hành án dân sự đã quy định rất rõ: “ Việc tạm giữ tài sản giấy tờ, Chấp hành viên phải lập thành biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự..

Trang 1

1

Page | 1

NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠM GIỮ TÀI SẢN, GIẤY TỜ THEO LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ

VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Ths Lê Thị Hương Giang - Khoa ĐT CHV

Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ là một trong những biện pháp bảo đảm thi hành

án lần đầu tiên được quy định tại Luật thi hành án dân sự Thực tiễn khi áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự Chấp hành viên và Thừa phát lại có rất nhiều thuận lợi nhưng gặp phải không ít những khó khăn Vì vậy, sau hơn một năm triển khai áp dụng Luật thi hành án dân sự, các Chấp hành viên và Thừa phát lại rất “e ngại” khi áp dụng biện pháp bảo đảm này nếu như không có yêu cầu từ đương sự Những thuận lợi mà Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành dành cho Chấp hành viên và Thừa phát lại khi áp dụng biện pháp bảo đảm này đã không được thực thi một cách có hiệu quả

1 Những khó khăn trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ, tài sản giấy tờ theo Luật thi hành án dân sự và những văn bản hướng dẫn thi hành

Có thể nói những khó khăn trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ, tài sản giấy

tờ là do những quy định của Luật thi hành án dân sự và những văn bản hướng dẫn thi hành

về biện pháp bảo đảm này còn khó thi hành trên thực tế, thủ tục thi hành tạm giữ vẫn còn

có những bất cập, chưa thống nhất, thiếu những chế tài, những quy định cụ thể để triển

khai tổ chức thi hành Cụ thể:

Một là, Chấp hành viên và Thừa phát lại lập biên bản tạm giữ tài sản giấy tờ hay

ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ

Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay đang có sự không thống nhất về thủ tục tạm giữ tài sản giấy tờ Căn cứ vào điều 68, Luật thi hành án dân sự và điều 9 của Nghị định số 58/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2009 hướng dẫn chi tiết

thi hành Luật thi hành án dân sự thì khi tạm giữ tài sản, giấy tờ Chấp hành viên chỉ cần lập biên tạm giữ giấy tờ và giao cho người bị tạm giữ Cụ thể tại khoản 2 điều 68, Luật thi

hành án dân sự đã quy định rất rõ: “ Việc tạm giữ tài sản giấy tờ, Chấp hành viên phải lập thành biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự Trường hợp đương sự không

ký thì phải có chữ ký của người làm chứng Biên bản tạm giữ tài sản giấy tờ phải được giao cho đương sự.” Và tại điều 9 của Nghị định số 58/NĐ- CP ngày 13 tháng 7 năm 2009 hướng dẫn thi hành Luật thi hành án dân sự quy định: “Biên bản tạm giữ tài sản, giấy tờ phải ghi rõ tên của người bị tạm giữ tài sản giấy tờ; loại tài sản, giấy tờ bị tạm giữ; số lượng, khối lượng, kích thước và các đặc điểm khác của tài sản, giấy tờ bị tạm giữ ”

Nhưng căn cứ vàoThông tư số 03/2009/TT-BTP ngày 29 tháng 09 năm 2009 hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh lại quy định khi tạm giữ, tài sản giấy tờ thì Thừa phát lại phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ (phụ lục số 03, mẫu số 06/QĐ.ADBPBĐ/TPL)

Thực tiễn thi hành:

Sự thiếu thống nhất của của Luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành đã dẫn đến các cơ quan thi hành án dân sự trong thời gian qua áp dụng không thống nhất trong thủ tục tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

Để thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 100/2009/QĐST - ST ngày 08 tháng 07 năm 2009 của Tòa án nhân dân thành phố P, tỉnh

G giữa người phải thi hành án là bà: Trương Thị Ngọc T, ông Trần Thanh S, địa chỉ tổ 8, phường T, thành phố P, tỉnh K và người được thi hành án là bà Lê Thị Ái V, địa chỉ: 26

Trang 2

2

Page | 2

Đinh Tiên Hoàng, thành phố P, tỉnh G với số tiền phải thi hành án là 2.026.511.000 đồng, căn cứ vào đơn yêu cầu thi hành án hợp lệ của bà V, Chi cục thi hành án dân sự thành phố

V đã ra quyết định thi hành án Ngày 04 tháng 09 năm 2009, bà V đã có đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm là tạm giữ 02 chiếc xe ô tô hiệu Hyundai biển kiểm soát số 81K5191 và biển kiểm soát số 81K9638 , ngày 09 tháng 09 năm 2009, Chi cục thi hành án dân sự thành phố P đã ra quyết định tạm giữ tài sản số 03/QĐ-THA, thông báo số 138/TB.THA về việc tạm giữ tài sản và tiến hành lập biên bản tạm giữ 02 chiếc xe ô tô nêu trên với các thành phần tham gia là Chấp hành viên, thư ký ghi biên bản, đại diện Sở Giao thông vận tải tỉnh G, đại diện Đội cảnh sát giao thông thành phố P, đại diện Ủy ban nhân dân phường T, đại diện tổ dân phố phường T Hay tại Cục thi hành án dân sự thành phố H thì khi tạm giữ chiếc xe ô tô Lexus biển kiểm soát 29Y 3498 để thi hành án theo đơn đề nghị của người được thi hành án thì lại ra Quyết định tạm giữ tài sản, sau đó lập biên bản tạm giữ Tuy nhiên, nhiều Chi cục thi hành án dân sự, Cục thi hành án dân sự khác khi tiến hành tạm giữ tài sản chỉ tiến hành lập biên bản tạm giữ tài sản Chẳng hạn: Chi cục thi hành án dân sự huyện H, tỉnh Y khi thi hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự số 43/2007/QĐ-ST của Tòa án nhân dân huyện H tuyên: “Vợ chồng ông Lê Thanh Tùng, bà Nguyễn Thị Thủy phải trả cho bà Nguyễn Bích Liên 32.000.000 đồng”, sau khi có quyết định thi hành án, căn cứ vào đơn đề nghị áp dụng biện pháp bảo đảm của

bà Liên đề nghị tạm giữ chiếc xe ôtô biển kiểm soát 78K- 6990, nhãn hiệu Cửu Long , Chấp hành viên Nguyễn Văn M, Chi cục thi hành án dân sự huyện H đã lập biên bản tạm giữ chiếc xe ô tô nêu trên để bảo đảm thi hành án Hay Cục thi hành án dân sự tỉnh M khi tạm giữ chiếc xe máy Drem II biển kiểm soát 53F6-5091 cũng chỉ lập biên bản tạm giữ chiếc xe máy nêu trên…

Thứ hai: Những căn cứ để trả lại tài sản, giấy tờ chưa chặt chẽ

Căn cứ vào khoản 3 điều 68, Luật thi hành án dân sự năm 2008 : “Trong thời hạn

15 ngày kể từ ngày tạm giữ tài sản, giấy tờ, Chấp hành viên ra một trong những quyết định sau đây:

a Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án nếu xác định được tài sản giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu của người phải thi hành án

b.Trả lại tài sản giấy tờ tạm giữ cho đương sự trong trường hợp đương sự chứng minh tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc sở hữu của người phải thi hành án Việc trả lại tài sản, giấy tờ phải lập thành biên bản có chữ ký của các bên”

Thực tiễn thi hành:

02 ngày sau khi lập biên bản tạm giữ chiếc ô tô xe ôtô biển kiểm soát 78K- 6990, nhãn hiệu Cửu Long nêu trên, vợ chồng ông Lê Thanh Tùng và bà Nguyễn Thị Thủy đã mang tiền đến Chi cục thi hành án dân sự huyện H xin nộp toàn bộ nghĩa vụ thi hành án và các chi phí phát sinh và xin được nhận lại chiếc xe ô tô Câu hỏi đặt ra là, Chấp hành viên phụ trách hồ sơ căn cứ vào quy định nào để trả chiếc xe ô tô nêu trên cho người phải thi hành án vì Luật thi hành án chỉ quy định duy nhất một trường hợp được trả lại tài sản cho đương sự khi đương sự chứng minh tài sản không thuộc sở hữu của người phải thi hành án? Cũng không thể căn cứ vào quy định tại điểm b, khoản1, điều 105 về giải tỏa tài sản

kê biên để trả lại tài sản cho ông Tùng và bà Thủy vì Chấp hành viên chưa tiến hành kê

biên chiếc ô tô này?

Thứ ba Luật thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có

cơ chế bảo đảm cho việc bồi thường khi người yêu cầu tạm giữ, tài sản giấy tờ không đúng gây thiệt hại cho người phải thi hành án hoặc người thứ ba?

Trang 3

3

Page | 3

Căn cứ vào khoản 2 điều 66, Luật thi hành án dân sự thì: “Người yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc người thứ ba thì phải bồi thường” Tuy

nhiên, trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng phải bồi thường như thế nào, hình thức bồi thường ra sao thì chưa có một văn bản nào quy định về vấn đề này Chính vì vậy, mà nhiều Chấp hành viên đã không dám áp dụng “ngay” biện pháp tạm giữ tài sản khi đương sự có yêu cầu mà “chưa tiến hành xác minh chính xác về chủ sở hữu tài sản” Và như vậy những thuận lợi mà pháp luật dành cho Chấp hành viên và Thừa phát lại không thể sử dụng được vì nỗi lo thiệt hại xảy ra, ai bồi thường? Tất cả các đơn đề nghị

áp dụng biện pháp tạm giữ trong thời gian qua của người yêu cầu áp dụng chỉ dừng lại ở

“cam kết sẽ bồi thường” nhưng pháp luật chưa có một cơ chế nào đảm bảo cho việc bồi thường của họ sau này khi có thiệt hại xảy ra Mặt khác, người yêu cầu tạm giữ tài sản lại không phải chịu chi phí cho việc tạm giữ tài sản vì tại điểm d khoản 1 điều 73, Luật thi hành án quy định “Người phải thi hành án phải chịu chi phí cho việc tạm giữ, tài sản giấy tờ” nên họ cứ yêu cầu mà không cần phải lo lắng!

Thứ tư: Có được tạm giữ tài sản giấy tờ khi đương sự không có mặt vào thời điểm tạm giữ tài sản không?

Căn cứ vào khoản 2 điều 68, Luật thi hành án dân sự thì: “Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải lập vào biên bản có chữ ký của Chấp hành viên và đương sự Trường hợp đương sự không ký thì phải có chữ ký của người làm chứng Biên bản tạm giữ tài sản phải được giao cho đương sự.” Với quy định này, các Chấp hành viên đã thấy rất khó khăn

trong việc áp dụng tạm giữ tài sản vì Luật đã quy định cứng việc tạm giữ tài sản phải có mặt của đương sự, trong trường hợp đương sự có mặt tại địa điểm tạm giữ tài sản nhưng không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng trong việc tạm giữ tài sản Vấn đề đặt ra là trong thực tiễn thi hành án, người được thi hành án phát hiện được tài sản của người phải thi hành án đang được gửi giữ, bảo quản tại một địa điểm xác định nhưng người phải thi hành án không có mặt tại địa điểm đó, Chấp hành viên có quyền tiến hành tạm giữ không? Có trường hợp người phải thi hành án đã được thông báo hợp lệ về việc Chấp hành viên sẽ áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản tại nơi gửi giữ nhưng người phải thi hành án cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên có quyền tạm giữ tài sản tại nơi gửi giữ hay không?

Thứ năm: Chưa có những quy định cụ thể về việc lực lượng nào hỗ trợ Chấp hành viên trong việc tạm giữ, tài sản giấy tờ

Cho đến hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc hỗ trợ Chấp hành viên, Thừa phát lại trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ Đây chính là vấn đề mà Chấp hành viên, Thừa phát lại gặp rất nhiều khó khăn khi đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp việc tạm giữ tài sản Thực tế, cơ quan thi hành án dân sự đã có công văn đề nghị Phòng cảnh sát giao thông phối hợp việc tạm giữ các phương tiện giao thông để bảo đảm thi hành án nhưng đã không nhận được sự phối hợp vì không có văn bản nào quy định Phòng cảnh sát giao thông phải tạm giữ các phương tiện giao thông để thi hành án Chính quyền địa phương và cơ quan công an ở cấp xã phường, thị trấn rất ngại khi phải phối hợp tạm giữ tài sản vì chỉ có quy định về việc chính quyền địa phương phối hợp trong việc cưỡng chế thi hành án mà chưa có quy định về phối hợp tạm giữ tài sản

Thứ sáu: Việc tạm giữ tài sản, giấy tờ đối với người thứ ba có vi phạm Luật thi hành án dân sự hay không?

Trang 4

4

Page | 4

Căn cứ vào khoản 1 điều 68 Luật thi hành án dân sự: “Chấp hành viên đang thực hiện nhiệm vụ thi hành án có quyền tạm giữ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân hỗ trợ

để tạm giữ tàu sản giấy tờ, tài sản mà đương sự đang quản lý, sử dụng” Căn cứ vào

khoản 1 điều 3 Luật thi hành án dân sự: “Đương sự gồm người được thi hành án và người phải thi hành án” Như vậy là Luật thi hành án dân sự chỉ cho phép được tạm giữ tài sản

với người được thi hành án,người phải thi hành án mà không cho phép được tạm giữ tài sản đối với người thứ ba Trong thực tiễn thi hành án có rất nhiều trường hợp tài sản đứng tên quyền sở hữu của người phải thi hành án nhưng lại do người khác đang quản lý sử dụng

Ví dụ: A phải thi hành án 20 triệu đồng, xác minh tài sản A có 01 xe máy có giá trị khoảng 20 triệu đồng, hiện đang do con gái quản lý, sử dụng Như vậy Chấp hành viên

không được tạm giữ chiếc xe máy nêu trên đối với con gái của A

2 Một số kiến nghị đối với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự

Để nâng cao hiệu quả của việc tạm giữ tài sản, giấy tờ theo Luật thi hành án dân sự

và các văn bản hướng dẫn thi hành tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị sau đây:

Một là, cần thống nhất thủ tục tạm giữ, tài sản giấy tờ là chỉ cần lập biên bản tạm

giữ tài sản giấy tờ hay phải ra quyết định tạm giữ tài sản giấy tờ?

Có thể nói khi áp dụng biện pháp tạm giữ, tài sản giấy tờ Chấp hành viên chỉ cần lập biên bản tạm giữ là một trong những thuận lợi trong quá trình thi hành án Về nguyên tắc, Chấp hành viên, Thừa phát lại không phải tiến hành xác minh trước nên khi tạm giữ tài sản “tài sản”chưa chắc là tài sản của người phải thi hành án Nếu ra quyết định tạm giữ tài sản rồi nhưng người phải thi hành án chứng minh được tài sản đã tạm giữ không phải là của người phải thi hành án thì cơ quan thi hành án giải quyết như thế nào đối với quyết định tạm giữ tài sản đã ban hành? Chấp hành viên, Thừa phát lại sẽ thu hồi hay hủy bỏ quyết định tạm giữ này? Thiết nghĩ trong trường hợp này cơ quan thi hành án dân sự mà cụ thể là Chấp hành viên không nên ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ bởi khi ra quyết định phải trên cơ sở xác minh kỹ càng, chứ không thể cứ ra quyết định tạm giữ tài sản nếu không phải thì lại thu hồi quyết định tạm giữ hoặc hủy bỏ quyết định tạm giữ, hoặc giải tỏa

Có quan điểm cho rằng trong khi tạm giữ tài sản, giấy tờ cơ quan thi hành án dân sự cần phải ra quyết định tạm giữ làm cơ sở để người bị tạm giữ khiếu nại Theo quan điểm của cá nhân tác giả, đây là việc làm không cần thiết Căn cứ vào khoản 1 điều 140 về

quyền khiếu nại về thi hành án quy định: “Đương sự, người có quyền lợi liên quan có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của mình” Như vậy, căn cứ để khiếu nại không chỉ là “quyết định”

của Chấp hành viên mà còn là “hành vi” của Chấp hành viên Người bị tạm giữ tài sản, giấy tờ hoàn toàn vẫn khiếu nại được hành vi tạm giữ tài sản giấy tờ của Chấp hành viên là trái pháp luật Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 140, người bị tạm giữ tài sản giấy tờ có

quyền khiếu nại “đối với quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp bảo đảm khác là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hoặc biết được hành vi đó”

Tuy nhiên, trong thực tiễn thi hành thì rất nhiều Chấp hành viên đã áp dụng biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản cho rằng cần phải ra quyết định tạm giữ tài sản, giấy tờ Việc hạn chế quyền về tài sản (quyền quản lý, sử dụng) đối với đương sự, đặc biệt là việc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ phải có quyết định, có dấu đỏ của cơ quan thi hành án dân sự để xác định trách nhiệm

Trang 5

5

Page | 5

Hai là, có một cơ chế bảo đảm cụ thể khi Chấp hành viên, Thừa Phát lại áp dụng

biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ như áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (có một khoản tiền đặt trước ngay từ khi nộp đơn yêu cầu) Bổ sung quy định về việc người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản phải chịu chi phí tạm giữ tài sản trong trường hợp yêu cầu tạm giữ trong thời gian chưa hết thời gian tự nguyện thi hành án và trong trường hợp yêu cầu áp dụng sai gây thiệt hại

Nếu không có quy định cụ thể về trách nhiệm của người yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thì trong thực tế Chấp hành viên rất e ngại áp dụng biện pháp này

Ba là, cần có một văn bản pháp luật liên ngành trong vấn đề phối hợp tạm giữ, tài

sản giấy tờ với cơ quan công an

Biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ là biện pháp bảo đảm không phải là biện pháp cưỡng chế Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp này có hiệu quả trên thực tế thì việc phối hợp của cơ quan công an trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ là rất quan trọng và phải chặt chẽ như việc tổ chức cưỡng chế Thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự đã có rất nhiều Chấp hành viên thất bại, không “giữ được tài sản” vì đương sự chống đối quyết liệt và lực lượng công an hỗ trợ không đủ mạnh Việc hỗ trợ của lực lượng công an trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự phải rất nhanh chóng, linh hoạt, khi nào “cần” là phải “sẵn sàng” mới đảm bảo cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm này thành công Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay chưa có một văn bản nào quy định việc phối hợp của cơ quan công an như thế nào, trách nhiệm của cơ quan công an đến đâu,

cơ quan công an có thẩm quyền gì trong việc tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự? Chẳng hạn, cảnh sát giao thông được tạm giữ các phương tiện giao thông của người phải thi hành

án trong thời hạn 03 ngày nếu có công văn đề nghị của cơ quan thi hành án về việc người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ thi hành án

Bốn là, cần cho phép Chấp hành viên được tạm giữ, tài sản, giấy tờ khi đương sự

vắng mặt và đối với người thứ ba đang quản lý, sử dụng tài sản của người phải thi hành án nếu đã xác minh được tài sản đó là tài sản của người phải thi hành án

Cần có quy định đối với việc tạm giữ tài sản giấy tờ đối với người thứ ba và kể cả trong trường hợp người phải thi hành án vắng mặt tại thời điểm tạm giữ tài sản (tài sản đang được gửi giữ) nếu chứng minh tài sản đó là của người phải thi hành án mới nâng cao được hiệu quả của hoạt động thi hành án Thực tiễn thi hành cho thấy, các tài sản của người phải thi hành án rất nhiều trường hợp đang do người thứ ba quản lý, sử dụng hoặc đang được gửi giữ tại một địa điểm Nếu khi tạm giữ tài sản phải nhất thiết phải có mặt của đương sự thì rất khó cho Chấp hành viên và Thừa phát lại khi áp dụng biện pháp bảo đảm này Thực tế cho thấy, đa số trường hợp khi cưỡng chế thi hành án người phải thi hành án

đã cố tình vắng mặt mặc dù đã được thông báo hợp lệ Tương tự như vậy nếu người phải thi hành án cứ cố tình vắng mặt thì Chấp hành viên, Thừa phát lại sẽ không tạm giữ được tài sản, dù biết đó là tài sản của người phải thi hành án nếu thời gian tự nguyện thi hành án chưa hết Ý nghĩa của việc tạm giữ ngay tài sản nhằm ngăn chặn việc tẩu tán hủy hoại tài sản kể cả chưa hết thời gian tự nguyện thi hành án sẽ không được thực hiện trên thực tế

Năm là, cần cho phép Chấp hành viên phối hợp với các cơ quan công an được tạm

giữ tài sản giấy tờ của đương sự trong cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ hành chính nếu Chấp hành viên và Thừa phát lại xét thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của đương sự Có như

vậy mới đảm bảo được mục đích của việc áp dụng biện pháp bảo đảm này là “áp dụng ngay nhằm ngăn chặn việc tẩu tán hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án”

Sáu là, bổ sung quy định về việc trả lại tài sản giấy tờ trong trường hợp người phải

thi hành án đã nộp đủ tiền thi hành án và các chi phí phát sinh khác

Trang 6

6 Page | 6

Ngày đăng: 19/07/2019, 22:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w