1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

tiềm năng của nguồn nguyên liệu tự nhiên và sự phát triển của ngành chế biếnnông sản, đặc biệt là loại nông sản bơ mà đất nước chúng ta có.Bài nghiên cứu sẽ đưa ra các phương pháp nghiên

Trang 1

TP HCM, 2024

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 1

1.1 Giới thiệu nhóm nghiên cứu đề tài 1

1.2 Giới thiệu đề tài nghiên cứu, sản phẩm nghiên cứu 1

1.3 Bối cảnh nghiên cứu 2

1.4 Vấn đề nghiên cứu 3

1.5 Lý do nghiên cứu 3

1.6 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.8 Phương pháp nghiên cứu 5

1.9 Kết quả nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

2.1 Tình hình nền kinh tế hiện nay 6

2.2 Diễn biến và triển vọng kinh tế 2024 8

2.3 Tiềm năng tăng trưởng của ngành nông sản 9

2.4 Tổng quan về doanh nghiệp 10

2.5 Tình hình hiện tại của doanh nghiệp (Môi trường vi mô) 12

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược định vị thương hiệu mới 17

3.1.1 Các yếu tố tác động bên ngoài phân tích theo mô hình PESTEL 17

3.1.2 Các yếu tố tác động bên trong 20

3.1.2.1 Phân tích các yếu tố tác động theo mô hình SWOT (đề xuất mô hình TOWS).203.1.2.2 Xây dựng mục tiêu marketing theo mô hình SMART 22

Trang 4

3.2 Chiến lược định vị cho thương hiệu mới 23

3.2.2.2 Mô hình Brandkey định vị thương hiệu trên thị trường 29

3.3 Định vị thương hiệu trên thị trường và định vị hình ảnh thương hiệu trongtâm trí khách hàng 31

CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING-MIX 33

4.1 Mô tả sản phẩm 33

4.2 Chiến lược phát triển thương hiệu sản phẩm mới 34

4.3 Chiến lược giá mới 35

4.3.1 Phương pháp tính giá sản phẩm Tinh dầu bơ 35

4.3.2 Chiến lược giá mới 36

CHƯƠNG 5: THIẾT KẾ BẢNG VẼ MÔ PHỎNG THƯƠNG HIỆU 38

5.1 Nền tảng của thương hiệu 38

5.2.5 Câu chuyện thương hiệu 41

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ LOGO THƯƠNG HIỆU 43

Trang 6

DANH MỤC HÌ

Hình 2 1: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 7

Hình 2 2: Dự báo GDP Việt Nam và các nền kinh tế mạnh ở Đông Nam Á năm2024 9

Hình 2 3: Mức độ tìm kiếm từ khóa trên Google Trend 15YHình 3 1: Vectơ ma trận SPACE 25

Hình 3 2: Ma trận BCG 2Hình 4 1: Minh họa tinh dầu bở trong sản phẩm 37

Hình 4 2: Bao bì sản phẩm tinh dầu bơ của HSP Farm 3Hình 6 1 Biểu tượng mặt trời 43

Hình 6 2: Biểu tượng chiếc lá 43

Hình 6 3: Biểu tượng logo thương hiệu cũ 43

Hình 6 4:Biểu tượng chiếc lá 44

Hình 6 5: Logo phát thảo 44

Hình 6 6: Logo nguyên bản 45

Hình 6 7: Logo phiên bản đứng có "Farm" 46

Hình 6 8: Logo phiên bản ngang có "Farm" 46

Hình 6 9: Logo phiên bản ngang không "Farm" 46

Hình 6 10: Tỷ lệ Logo 47

Hình 6 11: Màu chủ đạo của Logo 47Hình 6 12: Mùa chủ đạo của Logo 4

Trang 7

Hình 8 1: Website thương hiệu 50

Hình 8 2: Mockup website 51

Hình 8 3: Biển hiệu ngang 51

Hình 8 4: Biển hiệu tròn 52

Hình 8 5: Bộ ấn phẩm 53

Hình 8 6: bao bì sản phẩm tinh dầu bơ lọ 30ml 54

Hình 8 7: Bao bì sản phẩm tinh dầu bơ lọ 20ml 55

DANH MỤC BẢBảng 3 1: Các yếu tố tác động bên ngoài theo mô hình PESTEL 21

Bảng 3 2: Các yếu tố tác động bên trong theo mô hình SWOT và đề suất giảipháp theo mô hình TOWS 24

Bảng 3 3: Mục tiêu marketing theo mô hình SMART 26

Bảng 3 4: Đánh giá các yếu tố theo mô trận SPACE 28

Bảng 3 5: Phân tích khách hàng mục tiêu 31YBảng 4 1: Giá tinh dầu bơ 41

Bảng 4 2: Giá combo sản phẩm 41

Trang 8

CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP

1.1 Giới thiệu nhóm nghiên cứu đề tài

Xin chào Thầy và mọi người, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về xâydựng bộ nhận diện thương hiệu thông qua môn học “Thiết kế hệ thống nhận diệnthương hiệu” do Thầy Nguyễn Hữu Thanh giảng dạy Nhóm TRYDES tiến hành“Nghiên cứu về Rebranding - Đổi mới bộ nhận diện thương hiệu và dòng sảnphẩm Tinh dầu bơ của doanh nghiệp HSP Farm” Nhóm chúng em gồm có 3thành viên:

1.Nguyễn Thành Đạt2.Phạm Ngọc Như 3.Phan Thị Thùy Linh

Các thành viên đều có kỹ năng và chuyên môn ngành marketing, cũng nhưviệc thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu khi đang theo học ngành quản trịthương hiệu tại trường Đại học Tài chính - Marketing Đặc biệt trong lần nghiêncứu này nhóm còn được hướng dẫn và chỉ dạy từ thầy Thanh - người có nhiềunăm kinh nghiệm trong việc giảng dạy cũng như làm việc trong ngành thiết kế hệthống nhận diện thương hiệu Điều này giúp nhóm nghiên cứu có cái nhìn đachiều và chuyên sâu hơn về việc thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu và hiểurõ hơn về thực về và yêu cầu của doanh nghiệp.

1.2 Giới thiệu đề tài nghiên cứu, sản phẩm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu của nhóm tập trung vào việc cải thiện bộ nhận diện chothương hiệu và dòng sản phẩm tinh dầu bơ của "HSP Farm" Sản phẩm nàykhông chỉ là kết quả của sự kết hợp giữa nền nông nghiệp Việt Nam và côngnghệ chế biến mỹ phẩm mà còn là sự tận dụng triệt để tiềm năng của nguồnnguyên liệu tự nhiên."Dầu bơ HSP Farm" không chỉ đại diện cho sự hòa quyệngiữa nông nghiệp Việt Nam truyền thống và công nghệ hiện đại mà còn mangđến lợi ích tối ưu cho làn da, mái tóc Sự kết hợp này là sự thấu hiểu sâu sắc về

Trang 9

tiềm năng của nguồn nguyên liệu tự nhiên và sự phát triển của ngành chế biếnnông sản, đặc biệt là loại nông sản bơ mà đất nước chúng ta có.

Bài nghiên cứu sẽ đưa ra các phương pháp nghiên cứu và đề xuất giải phápđể cải thiện bộ nhận diện thương hiệu của sản phẩm, nhằm tối ưu hóa tầm nhìnvà giá trị của "Tinh dầu bơ HSP Farm" trên thị trường Mục tiêu chính là tạo ramột ấn tượng mạnh mẽ và độc đáo, từ cảm nhận về tên thương hiệu, logo, đếnbao bì sản phẩm

Nhóm nghiên cứu quyết định tập trung vào lĩnh vực này vì nó không chỉliên quan đến phần lớn ngành công nghiệp mỹ phẩm hiện nay mà còn mang lạicơ hội phát triển lớn cho ngành chế biến nông sản Việt Nam Sự kết hợp giữachất lượng sản phẩm và hình ảnh thương hiệu sẽ giúp "Tinh dầu bơ HSP Farm"vươn lên trong sự cạnh tranh trên thị trường và thu hút sự chú ý của người tiêudùng.

1.3 Bối cảnh nghiên cứu

Tại thị trường Nông sản ở Việt Nam, các sản phẩm chế từ bơ tiềm năng vớisự đa dạng của nguyên liệu và lợi ích mà bơ mang lại Việt Nam, với điều kiện tựnhiên thuận lợi cho việc trồng bơ, cung cấp một nền tảng vững chắc cho việcphát triển sản phẩm này Sản phẩm từ bơ không chỉ giàu dưỡng chất và vitamin,giúp dưỡng da, chống lão hóa mà còn có tính chất dưỡng ẩm và làm mềm da, phùhợp cho nhiều loại da khác nhau

Tuy nhiên, để tận dụng được tiềm năng của sản phẩm từ bơ, cần phải đốimặt với thách thức trong việc phát triển quy trình sản xuất hiện đại và đảm bảochất lượng, cũng như cạnh tranh từ các sản phẩm mỹ phẩm quốc tế Mặt khác, sựphát triển của thị trường mỹ phẩm tự nhiên cả trong và ngoài nước mở ra cơ hộilớn cho sản phẩm này.

Để xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp, các yếu tốcơ bản đầu tiên bao gồm: tên thương hiệu, slogan, và logo của doanh nghiệp Đâylà những yếu tố quan trọng để truyền tải phong cách và thông điệp của sản phẩm

Trang 10

tới khách hàng Ngoài ra, cần có các tài liệu quảng cáo truyền thống và các nềntảng trực tuyến như website, fanpage Facebook, và email marketing cũng đóngvai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu.

Trong ngành mỹ phẩm, yếu tố đặc thù quan trọng là thiết kế bao bì sảnphẩm Bao bì sản phẩm không chỉ là phương tiện để bảo vệ sản phẩm mà còn làmột phần quan trọng của chiến lược marketing và nhận diện thương hiệu Ngoàira còn có các biểu tượng trên sản phẩm như hộp đựng, chai lọ, thành phần vàcông dụng Vì khách hàng sử dụng trực tiếp sản phẩm, việc có các yếu tố nhậndiện chất lượng và độc đáo sẽ tạo ấn tượng mạnh mẽ và tin cậy với khách hàng.

1.4 Vấn đề nghiên cứu

Bắt đầu bằng việc phân tích tình hình cụ thể của doanh nghiệp "HSP Farm"là một bước quan trọng để hiểu rõ về bộ nhận diện thương hiệu hiện tại của côngty Đánh giá khách quan về bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp xác định các điểmmạnh và yếu, từ đó đề xuất các phương án cải thiện phù hợp.

Bộ nhận diện thương hiệu của "HSP Farm" có thể được đánh giá bằngnhiều phương diện, bao gồm tên thương hiệu, logo, mẫu bao bì sản phẩm, và trảinghiệm khách hàng Dựa trên việc phân tích về các phương diện này, chúng ta cóthể đề xuất các phương án cải thiện bộ nhận diện thương hiệu của "HSP Farm".Điều này có thể bao gồm việc điều chỉnh hệ thống nhận diện thương hiệu đểphản ánh rõ hơn về lợi ích và giá trị của sản phẩm, cũng như có thể tái thiết kếlogo để làm nổi bật và dễ nhận biết hơn, cải thiện thiết kế bao bì sản phẩm để thuhút sự chú ý của khách hàng, và tăng cường trải nghiệm khách hàng để tạo sự tincậy và tương tác tích cực hơn từ phía khách hàng.

1.5 Lý do nghiên cứu.

Nông nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đấtnước, cung cấp nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân và đóng góp vào sựphát triển bền vững của đất nước…Trong thời đại ngày nay, không chỉ đơn giảnlà việc tiêu dùng nông sản thuần túy, mà người tiêu dùng cũng đang tìm kiếm

Trang 11

những sản phẩm mới, sáng tạo, và đặc biệt là từ nguồn nguyên liệu sạch, an toàn.Việc nghiên cứu các sản phẩm nông sản Việt sẽ giúp khám phá và tận dụng tốiđa tiềm năng của đất nước, từ đó phát triển ngành nông nghiệp và nâng cao thunhập cho người dân Chính vì vậy mà trên thị trường hiện nay có nhiều doanhnghiệp đã chế biến các loại nông sản thành nhiều dòng sản phẩm khác nhau đểphục vụ nhu cầu của xã hội Khi đó khách hàng có nhiều lựa chọn để phù hợp vớinhu cầu của họ, điều đó vô tình tạo một áp lực cho các doanh nghiệp cần phảinghiên cứu ra cách vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng vừa tạo ra ấn tượng tốtđể thu hút họ đến với doanh nghiệp Thông qua việc nghiên cứu về thay đổi nhậndiện thương hiệu, doanh nghiệp chế biến các sản phẩm có liên quan đến nông sảnViệt có thể hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định củakhách hàng khi lựa chọn sản phẩm trên thị trường từ đó tối ưu hóa chiến lượcmarketing và tăng doanh thu của nhà hàng Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận diệnthương hiệu còn giúp cho nhà hàng thích nghi với xu hướng thị trường mới Việcnghiên cứu về đề tài thay đổi nhận diện thương hiệu cho các sản phẩm làm từnông sản còn mở ra cơ hội cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến và giacông ở Việt Nam, tạo ra một ấn tượng tốt với khách hàng, tăng cường sự cạnhtranh và thu hút được nhiều khách hàng hơn Vì vậy nhóm chúng em đã chọnquyết định chọn đề tài “ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI THIẾT KẾ HỆ THỐNG NHẬNDIỆN THƯƠNG HIỆU HSP FARM VÀ DÒNG SẢN PHẨM TINH DẦU BƠCỦA THƯƠNG HIỆU”.

1.6 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến các thiết kế nhận diện thương hiệu đối vớidòng sản phẩm tinh chất dầu bơ chiết xuất của HSP Farm

- Xác định rõ các vấn đề mà doanh nghiệp đang mắc phải.- Lọc, thu thập, điều chỉnh dữ liệu và tiến hành thiết kế.

- Đề xuất các giải pháp khắc phục, bộ thiết kế nhận diện thương hiệu mới.

1.7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 12

- Đối tượng nghiên cứu: Thương hiệu và dòng sản phẩm tinh dầu bơ của doanhnghiệp Hsp Farm.

- Phạm vị nghiên cứu: Toàn quốc, đặc biệt tập trung vào 2 khu vực chính là ĐắkLắk và Thành Phố Hồ Chí Minh

- Thời gian nghiên cứu: 8/1/2024 - 20/3/2024

1.8 Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu tại bàn: Sử dụng các kênh truyền thông và tài liệu từInternet và những quan sát, chọn lọc để thu thập dữ liệu và thông tin cần thiết choquá trình nghiên cứu.

Tiến hành phỏng vấn nhóm tập trung: Tham gia vào cuộc trò chuyện vớicác khách hàng đã từng trải nghiệm mua sản phẩm tại doanh nghiệp nhằm hiểurõ hơn về những yếu tố có ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu của doanhnghiệp cũng như những thách thức mà nhà hàng đang phải đối mặt.

1.9 Kết quả nghiên cứu

Sau quá trình nghiên cứu và phân tích về bộ nhận diện thương hiệu và sảnphẩm "Tinh dầu bơ HSP Farm" nhóm nhận ra rằng thương hiệu chưa có định vịrõ ràng, bộ nhận diện thương hiệu chưa thống nhất và thể hiện tính cách củathương hiệu, logo của thương hiệu không truyền tải thông điệp của thương hiệu,thiếu tính liên kết và triều sâu.

Trang 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình nền kinh tế hiện nay

Năm 2023 vừa qua, kinh tế thế giới và Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro,thách thức hơn cơ hội Lạm phát đã giảm nhưng còn ở mức cao, lãi suất cao,căng thẳng địa chính trị dai dẳng và phức tạp, rủi ro tài chính - tiền tệ tăng trongtầm kiểm soát, an ninh năng lượng và an ninh lương thực chịu nhiều áp lực…khiến thương mại, tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.

Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê ngày 5/1/2024 [ CITATION Bức24 \l 1033 ] cho thấy trong năm 2023 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5,05% Trongđó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83% đóng góp 0,46 điểm phầntrăm, cùng với đó là khu vực dịch vụ tăng cao nhất với 6,82% đóng góp 3,25điểm phần trăm Có thể thấy trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giớibiến động khó lường, không thuận lợi, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mứctăng trưởng 5,05% Mặc dù mức tăng trưởng không đạt mục tiêu 6,5% đề ra tạiKế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023 và Nghị quyết 01/NQ-CP củaChính phủ nhưng đây là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước có mức tăngtrưởng cao nhất khu vực và thế giới

Trang 14

Hình 2 1: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn thì kinh tế Việt Namvẫn đạt được các điểm sáng đáng ghi nhận trong năm 2023

Một là, kinh tế dần phục hồi, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và cả năm

đạt mức khá so với các nước trong khu vực và thế giới.

Hai là, lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp CPI bình quân năm 2023 tăng

3,25% so với năm 2022, thấp hơn mục tiêu đề ra (4-4,5%) Lạm phát cơ bản tăng4,16% so với năm trước, thấp hơn mức 4,99% năm 2022 và giảm từ mức trên 5%hồi đầu năm 2023 cho thấy lạm phát trong xu hướng giảm khá bền vững.

Ba là, thu hút vốn FDI khởi sắc, vốn giải ngân lập kỷ lục: tổng vốn FDI đăng ký

năm 2023 ước đạt 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022 nhờ một số dự ánquy mô lớn từ Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc…v.v Giải ngân vốn FDI

Trang 15

năm 2023 đạt 23,2 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022 và là mức kỷ lục mớitrong vòng 7 năm cho thấy sự tin tưởng của nhà đầu tư về chính trị ổn định vàtriển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.

2.2 Diễn biến và triển vọng kinh tế 2024

Theo báo cáo của Tổng Cục Thống Kê ngày 29/2/2024 [ CITATION Báo24\l 1033 ] cho thấy tình hình kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm tiếp tục đạt nhiều kếtquả tích cực, chuyển biến tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnhvực, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển cả năm Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng(CPI) tháng 2 tăng 3,98% so với cùng kỳ, tính chung 2 tháng tăng 3,67%; giá cácmặt hàng cơ bản ổn định, không có tình trạng khan hiếm, thiếu hàng trong dịpTết Tổng vốn FDI đăng ký 2 tháng đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 38,6% so với cùngkỳ, cao nhất cùng kỳ 5 năm liền kề, cho thấy niềm tin của doanh nghiệp FDI vàotriển vọng phục hồi tăng trưởng, sự ổn định và hấp dẫn của môi trường đầu tưViệt Nam Tính chung 2 tháng, có hơn 41.000 doanh nghiệp gia nhập và tái gianhập thị trường, tăng 8,5% so với cùng kỳ.

Năm 2024, kinh tế Việt Nam được được các tổ chức tài chính quốc tế côngbố mới đây đều nhận định kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm2024, sau một năm cố gắng vượt qua những trở ngại do kinh tế thế giới mang lại.Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% trong năm 2024 So với dựbáo tăng trưởng của các tổ chức kinh tế uy tín trên thế giới như Quỹ Tiền tệ Quốctế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thìmục tiêu của Việt Nam trong tầm tay Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khó khăn,rào cản Rào cản lớn nhất là tác động tiêu cực từ bên ngoài (nhất là đà tăngtrưởng chậm lại của Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản) và tình trạng chậm thực thicông vụ có thể vẫn diễn ra do một số nguyên nhân.

Trang 16

Hình 2 2: Dự báo GDP Việt Nam và các nền kinh tế mạnh ở Đông Nam Á năm 2024

Nguồn: IMF, WB, Worldbox Intelligence

2.3 Tiềm năng tăng trưởng của ngành nông sản

Nông nghiệp đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sựổn định và phát triển của nền kinh tế Việt Nam Trong năm ngoái, theo Tổng CụcThống Kê [CITATION Sản \l 1033 ] mặc dù xuất khẩu nông, lâm, thủy sảnkhông đạt được mục tiêu 54 tỷ USD, nhưng nông sản vẫn ghi nhận một năm tăngtrưởng ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất siêu Với mức kỷ lục 12,07 tỷUSD và tăng 43,7%, xuất siêu nông sản đã chiếm trên 42,5% tổng xuất siêu cảnước.

Sự đa dạng của ngành xuất khẩu nông sản được thể hiện qua sáu mặt hàngchủ lực, bao gồm cà phê, gạo, rau quả, hạt điều, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ, mỗimột loại có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD Điều này không chỉ là dấu hiệu củasự phồn thịnh trong ngành mà còn là kết quả của chiến lược phát triển nôngnghiệp của Việt Nam.

Chiến lược này đặt ra đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tập trungvào việc phát huy thế mạnh của trồng trọt và khai thác tối đa lợi thế cho các mặthàng nông sản chủ lực của đất nước Bằng cách tổ chức lại sản xuất và tập trungvào việc phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực, sự chiến lược này gắn

Trang 17

kết với phát triển nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ Đặc biệt, ưu tiên đượcđặt cho việc phát triển một số loại cây ăn quả có lợi thế và có thị trường tiêu thụ,như xoài, chuối, thanh long, dứa.

Những thành tựu này không chỉ là kết quả của sự chú trọng vào sản xuấtnông sản mà còn là hệ quả của việc xây dựng một chuỗi giá trị toàn diện, từ sảnxuất đến tiêu thụ Chiến lược này không chỉ làm tăng cường nguồn thu nhập từxuất khẩu mà còn góp phần quan trọng vào sự đa dạng hóa và ổn định của nềnkinh tế quốc gia.

Với sự tăng trưởng của ngành nông sản thì Bơ là loại trái cây được dự đoánsẽ tăng trưởng vượt bật trong những năm tới Theo [CITATION Phâ24 \n \l1033 ], thị trường bơ Việt Nam dự kiến sẽ đạt 36,2 tỷ USD vào năm 2028, vớitốc độ tăng trưởng CAGR là 3,79% trong giai đoạn 2023 - 2028 Tại Việt Nam,bơ là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu ở các tỉnh TâyNguyên gồm Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum với tổngdiện tích đạt gần 8.000 ha và đang được nông dân tiếp tục mở rộng vùng trồng.Năng suất cây bơ cao, theo đánh giá của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông LâmNghiệp Tây Nguyên – WASI, cây bơ đem lại nguồn thu lớn cho nông dân, trồngđến năm thứ 5 là có khả năng thu được 25-30 tấn quả/vụ/ha Ngoài ra chính phủViệt Nam đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành trồng trọt, trong đó có câybơ như Chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trongcanh tác cây bơ theo hướng an toàn sinh học tại xã Đoàn Kết” Qua đó có thểthấy thị trường bơ Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn trong những năm tới.Các doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng thị để đáp ứng nhu cầu của ngườitiêu dùng.

2.4 Tổng quan về doanh nghiệp

HSP Farm - Nông trại chăm sóc sức khỏe và làm đẹp từ thiên nhiên

HSP Farm là một hệ thống nông trại tại Việt Nam, chuyên sản xuất và cungcấp các sản phẩm làm đẹp và hạt dinh dưỡng 100% thiên nhiên Với cam kết

Trang 18

không sử dụng chất bảo quản và chất bảo vệ thực vật có thể ảnh hưởng đến sứckhỏe, Doanh nghiệp mong muốn trở thành đối tác tin cậy của khách hàng trênkhắp cả nước.

Đặc điểm nổi bật của HSP Farm:

+ Sản phẩm chất lượng cao từ thiên nhiên: HSP Farm cung cấp những sản phẩmchất lượng tốt nhất, được chiết xuất từ tinh dầu thiên nhiên, tinh dầu nguyên chấtvà các loại hạt dinh dưỡng như hạt óc chó, hạt macca, hạt hạnh nhân, …

+ Không sử dụng chất bảo quản và chất bảo vệ thực vật: Doanh nghiệp cam kếtkhông sử dụng bất kỳ chất phụ gia nào có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của ngườidùng

+ Giá thành hợp lý: Với cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng Doanhnghiệp luôn duy trì giá thành hợp lý, đảm bảo mọi người có thể trải nghiệm vàchăm sóc sức khỏe một cách dễ dàng.

Ngành nghề kinh doanh của HSP Farm:

+ Tinh dầu thiên nhiên: Sản phẩm được chiết xuất tự nhiên, giữ nguyên tất cả cácthành phần quý giá của thiên nhiên.

+ Chế biến và cung cấp hạt tiêu: Hạt tiêu chất lượng, chế biến và cung cấp chonhu cầu sử dụng rộng rãi.

+ Hạt dinh dưỡng: Bao gồm các loại hạt óc chó, hạt macca, hạt hạnh nhân, mangđến nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể.

Danh sách sản phẩm và dịch vụ:

- Hạt dinh dưỡng- Tinh dầu bơ- Tinh dầu bưởi

- Tinh dầu gấc thiên nhiên- Tinh dầu hạt nho

Trang 19

- Tinh dầu nguyên chất- Hạt tiêu

Hồ sơ công ty:

Tên công ty: HSP FARM - CÔNG TY TNHH NÔNG TRẠI KRONALoại hình kinh doanh: Công ty sản xuất, nhà phân phối - bán sỉ

Thị trường chính: Toàn QuốcMã số thuế: 6001567829Năm thành lập: 2017

Số lượng nhân viên: Từ 11 - 50 người

2.5 Tình hình hiện tại của doanh nghiệp (Môi trường vi mô)

2.5.1 Nhà cung ứng

Các sản phẩm của HSP Farm nói chung và tinh dầu bơ nói riêng đều cónguyên liệu chính được sử dụng để sản xuất các sản phẩm này được lấy từ vùngĐắk Lắk Đắk Lắk là một trong những địa điểm có điều kiện tự nhiên và khí hậulý tưởng cho việc trồng trọt và nuôi dưỡng các loại cây trồng, trong đó bơ đượcxem là loại trái cây đặc trưng của vùng đất này Việc sử dụng nguyên liệu từvùng này giúp đảm bảo chất lượng và mang đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêudùng Theo thông tin từ doanh nghiệp, nguyên liệu tươi được sử dụng trong quátrình sản xuất được thu mua từ các nông dân sau khi thu hoạch.

2.5.2 Đặc điểm khách hàng mục tiêu

HSP Farm nhắm đến những khách hàng là những người đam mê với thiênnhiên và sức khỏe, và mong muốn sử dụng các sản phẩm hoàn toàn từ thiênnhiên, không chứa hóa chất độc hại Với việc cung cấp các loại sản phẩm đượcchế biến từ nông sản giàu dinh dưỡng, doanh nghiệp hướng đến những ngườiquan tâm đến dinh dưỡng và muốn duy trì một lối sống lành mạnh, kết hợp cảviệc ăn uống cân đối và sử dụng các sản phẩm tự nhiên có nguồn gốc rõ ràng và

Trang 20

chất lượng Đặc biệt, khách hàng của HSP cũng là những người ủng hộ cho sựphát triển của các sản phẩm làm từ nông sản địa phương, thể hiện sự cam kết đốivới sự phát triển bền vững của cộng đồng.

2.5.3 Đối thủ cạnh tranh

Với đặc trưng là một trong những ngành trọng điểm trong nước, ngànhnông sản của Việt Nam nổi bật với sự lớn mạnh và đa dạng Với hơn 50,000doanh nghiệp tham gia, ngành nông sản không chỉ là một nguồn thu lớn cho nềnkinh tế quốc gia mà còn là một động lực quan trọng đẩy mạnh sự phát triển bềnvững của đất nước Vì thế, HSP Farm đối diện với một số đối thủ cạnh tranhđáng kể, bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các sản phẩm nhậpkhẩu từ nước ngoài.

Thị trường trong nước có thể kể tên 1 số doanh nghiệp như là Nut Farm,Vegetexco và Nông sản Thảo Nguyên, Pơ Lang, Bobodak Những doanh nghiệpnày có chất lượng sản phẩm ổn định và mạng lưới phân phối rộng khắp Điều nàytạo ra một thách thức đáng kể đối với Hsp Farm khi họ phải cố gắng để giữ vữngvà mở rộng thị phần của mình

Ngoài ra, HSP Farm cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩmnhập khẩu như SavonA, Olivado và Chosen Food Những thương hiệu nàythường mang lại sự đa dạng và chất lượng cao từ các thị trường nước ngoài, thuhút sự quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam Điều này đặt ra một thách thứcbổ sung cho Hsp Farm khi họ phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ngày càng đadạng và khó tính của thị trường

2.5.4 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Trong những năm gần đây, việc xuất khẩu các sản phẩm nông sản tươi từViệt Nam sang châu âu đang gặp phải nhiều chính sách nghiêm ngặt hơn từ cácquốc gia nhập khẩu Thuật ngữ "giải cứu nông sản" đã trở nên phổ biến khi mỗimùa thu hoạch, nhiều loại nông sản đối diện với sự giảm giá mạnh mẽ, thậm chíphải bị vứt bỏ do không thể tiêu thụ Điều này đã thúc đẩy nhiều doanh nghiệp

Trang 21

trong ngành nông sản chuyển sang phân khúc chế biến, biến các sản phẩm tươithành các mặt hàng chế biến sẵn Vì thế, cạnh tranh trong ngành nông sản đangtrở nên khốc liệt hơn bao giờ hết Sự gia nhập của nhiều doanh nghiệp mới vàolĩnh vực này chỉ làm tăng thêm áp lực cạnh tranh Đồng thời, việc thực hiệnchính sách mở cửa hội nhập của Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc giảm bớtrào cản nhập khẩu, mở ra cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ có tài chínhvà kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển trên thế giới Đây là thách thức lớnđối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi họ phải cải thiện không chỉ chất lượngsản phẩm mà còn cả quản lý, tiến bộ công nghệ để cạnh tranh trên thị trườngquốc tế.

2.5.5 Sản phẩm thay thế

Trong ngành chế biến nông sản của Việt Nam, sự phát triển của công nghệsản xuất là điều không thể phủ nhận Mỗi nhà máy, mỗi doanh nghiệp đều sở hữuvà sử dụng các công nghệ khác nhau để tạo ra sản phẩm cuối cùng Đối với HspFarm, việc tiếp tục tồn tại và phát triển trong thị trường này đòi hỏi họ phải liêntục đối mặt với sự cạnh tranh từ các sản phẩm được sản xuất từ các công nghệtiên tiến Trong thực tế, các sản phẩm của Hoàng Anh Gia Lai, Đông DươngFood và các doanh nghiệp khác đã tạo ra những đợt sóng mạnh mẽ trên thịtrường Các sản phẩm có hạn sử dụng lâu dài và được đóng hộp một cách chuyênnghiệp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Hiện nay, đối với dòng sản phẩm tinh dầu bơ trên thị trường mỹ phẩm có sựđa dạng về các dòng sản phẩm, từ các dòng sản phẩm chứa hóa chất và dòng sảnphẩm chứa thành phần tự nhiên và hữu cơ Các dòng mỹ phẩm này đều sử dụngcông nghệ và nguyên liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêudùng.

Các dòng mỹ phẩm chứa hóa phẩm thường được phát triển với công nghệtiên tiến giúp cung cấp hiệu quả nhanh chóng và đáng kể Tuy nhiên, việc sửdụng hóa phẩm cũng đồng nghĩa với việc đối mặt với một số nhược điểm, bao

Trang 22

Các sản phẩm chứa thành phần tự nhiên và hữu cơ thường được tạo ra từcác nguyên liệu tự nhiên như thảo mộc, dầu thực vật và các loại quả cải thiệnchăm sóc da và tóc một cách tự nhiên và nhẹ nhàng.

2.5.6 Tình hình hiện tại của thương hiệu

Có thể thấy HSP đang xây dựng hình ảnh thương hiệu là doanh nghiệpmang phong cách thiên nhiên, quy trình thủ công HSP Farm hướng đến trongtâm trí của khách hàng là hương vị của thiên nhiên - mong muốn mang đến chokhách hàng cảm giác tươi mới từ mọi ngóc ngách trên thế giới thông qua việckhám phá và trải nghiệm những sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe Do đó,HSP Farm đã xây dựng thương hiệu đơn giản, tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên.

Với những ưu điểm đó, hiện nay doanh nghiệp đã có hơn 5 năm phát triểnvà hoạt động trong ngành chế biến nông sản Điều này cho thấy khả năng duy trìvà tồn tại trong lĩnh vực này là khá cao HSP Farm cũng đã xây dựng cho mìnhmột cơ sở khách hàng ổn định và liên tục cũng như tăng cường việc tiếp cậnkhách hàng mới thông qua các nền tảng mạng xã hội như Fanpage trên Facebook,trang web,

Hình 2 3: Mức độ tìm kiếm từ khóa trên Google Trend

Tìm kiếm từ khóa “HSP Farm” trên Google Trend thấy được lượng tìmkiếm này chưa thật sự được quan tâm Có thể do đây là một doanh nghiệp kinh

Trang 23

doanh nhỏ lẻ, chưa được nhiều người biết đến và còn vì các sản phẩm hạt, tinhdầu vẫn còn kén người dùng.

Thị trường chế biến nông sản tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năngvì hiện nay có ngày càng nhiều người có nhu cầu về các sản phẩm sản xuất tạigia, các mặt hàng có nguồn gốc thiên nhiên HSP Farm hiện có 2 cơ sở tại ĐắkLắk và Thành phố Hồ Chí Minh Mặc dù doanh nghiệp sở hữu một phạm vi đadạng sản phẩm và chất lượng được khách hàng công nhận, nhưng vẫn đối mặtvới áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành vì chưa thể tạo ra một chiến dịchmarketing thực sự để truyền tải hình ảnh thương hiệu tới khách hàng Điều nàydẫn đến việc thương hiệu này trở nên nhỏ bé hơn trong cuộc đua với các đối thủđang phát triển trong ngành Do đó, cần thiết phải lập ra những kế hoạch trongtương lai để cải thiện hình ảnh của thương hiệu trong tâm trí khách hàng hiện tạivà thu hút nguồn lực tiềm năng trong tương lai.

2.6 Cốt lõi vấn đề

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về thị trường và tình hình của doanhnghiệp và thương hiệu trên thị trường cho thấy doanh nghiệp đang trong quátrình phát triển và mở rộng mạng lưới kinh doanh Tuy nhiên, để vượt qua cácthách thức và nâng cao sự nhận biết về thương hiệu và các sản phẩm của thươnghiệu trên thị trường, việc tập trung vào chất lượng sản phẩm là quan trọng, songchưa đủ Doanh nghiệp cũng cần xây dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực vàcác đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông nhằm thu hút sự quan tâm của kháchhàng.

Trang 24

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC ĐỊNH VỊ LẠI THƯƠNGHIỆU

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược định vị thương hiệu mới

3.1.1 Các yếu tố tác động bên ngoài phân tích theo mô hình PESTEL

Bảng 3 1: Các yếu tố tác động bên ngoài theo mô hình PESTELPOLITICAL LEGAL

(chính trị - pháp luật)

- Việt Nam, với nền chính trị ổn địnhvà chính sách hỗ trợ các nhà đầu tưđang thu hút sự quan tâm từ cả doanhnghiệp trong và ngoài nước Cácchính sách ưu đãi như miễn giảm thuếvà đối xử bình đẳng đã tạo ra môitrường kinh doanh tích cực Hệ thốngpháp luật ngày càng được củng cố,bao gồm luật chống độc quyền và luậtsở hữu trí tuệ, góp phần vào sự cạnhtranh lành mạnh và bền vững Điềunày đồng thời thúc đẩy sự đầu tư vàphát triển ổn định trong nền kinh tếViệt Nam.

- Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cònđưa ra những chính sách khuyến khíchphát triển nông nghiệp công nghệ cao,ưu đãi cho các doanh nghiệp khởinghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.Chính phủ đã ban hành Nghị định số210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 vềchính sách khuyến khích doanhnghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nôngthôn.

- Chính sách hỗ trợ phát triển doanhnghiệp nhỏ và vừa, tạo điều kiệnthuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

ECONOMIC (kinh tế) - Theo dự báo của NCIF, trong giaiđoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởngGDP tại Việt Nam sẽ đạt 7%/ năm.Xu hướng GDP của người Việt đangngày càng tăng cao, có thể đạt 6-6,5%

Trang 25

trong năm 2024 Đây cũng là cơ hộilớn cho các doanh nghiệp giúp giảitỏa áp lực cạnh tranh với các đối thủngoài nước.

- Nền kinh tế hiện lạm phát được kiểmsoát ở mức 3,5 - 4,5%/ năm Lạm phátbình quân năm 2023 là 3,25% thấphơn nhiều so với mức lạm phát toàncầu

- Còn Năng suất lao động đang đượccải thiện đáng kể với 6,3%/ năm Kếtquả tăng trưởng hiện tại cho thấy GDPViệt Nam trung bình đầu người có thểrơi vào khoảng 4.688 USD vào năm2025 Điều này cũng giúp đưa ViêtNam vào nhóm nước có nguồn thunhập ở mức trung bình cao.

SOCIAL(xã hội)

- Cập nhật số liệu mới nhất từ LiênHợp Quốc [ CITATION Dân24 \l1033 ] thì dân số hiện tại của ViệtNam là 99.292.073 người Trong đókhu vực thành thị chiếm 37,70% với36.727.248 người, khu vực nông thônchiếm 62,3% với 60.611.331 người.Đây là yếu tố được xem là cần thiết vàthuận lợi cho ngành chế biến và sảnxuất sản phẩm nông sản (sản phẩmchiết suất từ thiên nhiên).

- Dân số đông, tỷ lệ sinh cao, thu nhậpcũng đang dần cải thiện, vấn đề sứckhỏe và làm đẹp ngày càng được quantâm Các chiến dịch phát triển vàquảng bá sản phẩm chăm sóc sắc đẹptừ thiên nhiên được ưa chuộng, cơ hộicho ngành phát triển và mở rộng.- Việc tiếp cận thông tin dễ dàng quanền tảng internet, báo chí đã dễ dànghơn nên cũng góp phần làm tăng nhucầu của người dùng HSP Farm có thểtận dụng cơ hội này đưa ra những

Trang 26

dùng, thói quen sử dụng Điều nàygiúp cho các hoạt động quảng cáo,tiếp thị và phân phối sản phẩm đếnkhách hàng được thuận lợi hơn rấtnhiều.

TECHNOLOGICAL(công nghệ)

- Ngành chế biến nông sản Việt Namđang có xu hướng ứng dụng nhiềucông nghệ mới, hiện đại hơn so vớitrước đây Một số công nghệ tiêu biểuđược áp dụng bao gồm công nghệ bảoquản, công nghệ chế biến và côngnghệ truy xuất nguồn gốc Nhờ ứngdụng công nghệ, chất lượng sản phẩmđược nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngàycàng cao của thị trường trong nước vàquốc tế Ngoài ra, Chính phủ ViệtNam cũng đang có nhiều chính sáchhỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng côngnghệ trong sản xuất, chế biến nôngsản Các chương trình hỗ trợ nhưchương trình khuyến công quốc gia vàquỹ hỗ trợ phát triển khoa học và côngnghệ đã góp phần thúc đẩy đổi mớicông nghệ trong ngành.

- Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thểcông nghệ chế biến và chất lượng sảnphẩm, trình độ công nghệ chế biếnnông sản Việt Nam so với thế giớimới đạt mức độ trung bình đến trungbình khá, chỉ có một số ngành hànghoặc một số sản phẩm có công nghệvà thiết bị chế biến tương đối hiện đạimang tầm khu vực, thế giới như: chếbiến hạt điều, chế biến lúa gạo, chếbiến tôm và cá tra Đặc biệt, doanhnghiệp chế biến ở Việt Nam đa phầnnhỏ lẻ; 70 - 80% là chế biến thô, giátrị thấp; 83% trong khâu làm đất đượccơ giới hóa; 50 - 60% cơ giới hóakhâu thu hoạch nhưng vẫn chưa đồngbộ.

Trang 27

- HSP Farm cần chú trọng yếu tố nàyđể có thể tối đa hóa năng suất và đảmbảo về chất lượng sản phẩm tới tayngười tiêu dùng, từ đó thương hiệumới có thể tiến xa và phát triển bềnvững trên thị trường cạnh tranh tạiViệt Nam.

ENVIRONMENTAL(môi trường tự nhiên)

- Môi trường tự nhiên đóng vai tròquan trọng trong hoạt động sản xuấtvà chế biến nông sản tại Việt Nam.Các yếu tố như khí hậu, đất đai, nước,thiên tai và hệ sinh thái đều có ảnhhưởng trực tiếp đến năng suất, chấtlượng sản phẩm, chi phí sản xuất vàthị trường tiêu thụ của doanh nghiệp.- HSP Farm cần có chiến lược phùhợp để thích ứng với biến đổi khí hậu,bảo vệ môi trường, nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm Đồngthời có những kế hoạch dự phòng đểkhắc phục những rủi ro ngoài kiểmsoát mà môi trường tự nhiên có thểgây ra.

3.1.2 Các yếu tố tác động bên trong

3.1.2.1 Phân tích các yếu tố tác động theo mô hình SWOT (đề xuất môhình TOWS)

Bảng 3 2: Các yếu tố tác động bên trong theo mô hình SWOT và đề suất giải pháp theo mô hình TOWS

S1: Thương hiệu HSPFarm được xây dựng vàhoạt động hơn 5 nămkinh nghiệm, nên đã đạtđược những thành quảnhất định, có độ uy tín

W1: Công tác marketingtrên mạng xã hội vàtrang web còn kém.W2: Nhận diện thươnghiệu chưa quá nổi bật vàthu hút được khách

Trang 28

trên thị trường.

S2: Đội ngũ nhân viênchuyên nghiệp, tận tâmvà giàu kinh nghiệmtrong lĩnh vực chế biếnnông sản.

S3: Doanh nghiệp cungcấp đa dạng các mặthàng, phù hợp với nhucầu đa dạng của ngườitiêu dùng

S4: Nguồn nguyên liệuđể chế biến các loạinông sản thành các sảnphẩm đều được đảm bảovề mặt chất lượng

W2: Không làm nổi bậtđược dòng sản phẩm bánchạy nhất.

O1: Thị trường chế biến

các mặt hàng nông sảntăng cao

O2: Nhu cầu tiêu dùngcác sản phẩm được chếbiến từ thiên nhiên ngàycàng tăng

O3: Cơ hội tăng cườngnghiên cứu, ứng dụngkhoa học - kỹ thuật -công nghệ hiện đại, tiêntiến vào sản xuất, chếbiến và tiêu thụ nông sảnnhằm đảm bảo năngsuất, chất lượng và hiệuquả kinh tế

- Chiến lược thâm nhậpthị trường làm tăng thịphần bằng cách mở rộngkênh phân phối trên sànthương mại điện tử hoặccác kênh mua sắm điệnđại hoặc Hsp có thể mởthêm các cơ sở mới- Nâng cấp thiết bị, côngnghệ và tăng nhận diệnthương hiệu để giữ đượclòng trung thành từkhách hàng và có thêmsự hợp tác từ các đối táckhác

- Xây dựng các chươngtrình khuyến mãi vàocác dịp lễ lớn của năm.

- Tận dụng sự phát triểncủa công nghệ, internethiện đại để xây dựng cáchoạt động truyền thônghiệu quả

- Hợp tác với các tranghoặc những nhân vậtlàm về nội dung dinhdưỡng, làm đẹp để đưasản phẩm đến gần vớicông chúng, tăng thêmuy tín và sự tin tưởngcho khách đồng thờiđược nhiều khách hàngbiết đến hơn.

T1: Nhu cầu của conngười về các sản phẩmngày càng tăng và đa

- Mở rộng dòng sảnphẩm: Dựa trên nhu cầuđa dạng của khách hàng,

- Tăng cường chiến lượctiếp thị và quảng bá:HSP Farm có thể đầu tư

Trang 29

T2: Có sự cạnh tranhgay gắt từ các nhà sảnxuất nông sản địaphương khác

T3: Sự gia nhập của cácdoanh nghiệp nướcngoài vào thị trườngViệt Nam

HSP Farm có thể mởrộng dòng sản phẩm đểđáp ứng nhu cầu của thịtrường

- Tối ưu hóa quy trìnhsản xuất và chất lượngsản phẩm để đảm bảorằng sản phẩm của họluôn đáp ứng được sựyêu cầu và mong muốncủa khách hàng

vào các chiến lược tiếpthị sáng tạo và hiệu quảđể tăng cường nhận thứcvề thương hiệu thôngqua việc sử dụng cácchiến lược quảng cáohiệu quả, viết bài PR, tổchức sự kiện, và tạo racác chiến dịch quảng básáng tạo để thu hút sựchú ý từ khách hàng.

3.1.2.2 Xây dựng mục tiêu marketing theo mô hình SMART

Bảng 3 3: Mục tiêu marketing theo mô hình SMART

S – Specific(Tính cụ thể)

- Tăng độ nhận diện thương hiệu choHSP Farm tại 2 chi nhánh ở Đắk Lắkvà Hồ Chí Minh lên 70% trong giaiđoạn 2024 - 2025

- Tăng độ nhận diện và doanh thudòng sản phẩm tinh dầu bơ tăng 150%số lượng hiện tại, trở thành một trongnhững sản phẩm chủ chốt của doanhnghiệp

M – Measurable(Tính đo lường)

Được đo lường thông qua các chỉ sốsau:

- Brand association (liên tưởngthương hiệu): kết nối tâm trí kháchhàng khi nhắc đến sản phẩm bơ hayngành chế biến sẵn và mỹ phẩm thủcông.

- Sự hài lòng của khách hàng(Customer Satisfaction): Tăng sự hàilòng lên mức cao nhất, sự quay lạimua sản phẩm đối với tinh dầu bơ vàcác sản phẩm doanh nghiệp.

Trang 30

(Website Traffic): Lưu lượng truy cậpweb 500 - 1000 lượt / ngày và thờigian ở lại trên 2 phút cho mỗi lầnnhấp.

- Lượng tương tác trên mạng xã hội(Social Media Engagement): Tăng lên50 nghìn lượt người theo dõi và 80nghìn lượt thích Page.

- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion rate):hành động chuyển đổi từ việc thamkhảo đi đến quyết định mua hàng đạttrên 50%

- Đánh giá sản phẩm (ProductReview): Đánh giá sản phẩm trựctiếp từ khách hàng để biết thêm doanhnghiệp nên cải thiện những gì Mụctiêu khách hàng sẽ đánh giá mức 4,5sao.

A – Achievable(Tính khả thi)

Để tăng độ nhận diện thương hiệu cầnmột bộ phận marketing hoạt động liêntục và linh hoạt với nhu cầu và thịhiếu thị trường để đưa ra các chiếndịch truyền thông và những chươngtrình khuyến mãi vào các dịp lễ Cùngvới đó sẽ thường xuyên đăng bài trênFacebook và Website của HSP đểtăng độ tương tác với khách hàng.Đồng thời, đội ngũ nhân viên ở các bộphận khách cũng phải tích cực thayđổi và hỗ trợ để giúp doanh nghiệpphát triển được như mong đợi Kếtquả trong năm 2024 tái định vị phảihoàn thành 70% các mục tiêu nhỏ đãđể đạt được mục tiêu lớn trong nămsau

R – Relevant(Tính liên quan)

Tăng độ nhận diện thương hiệu vàdoanh thu của dòng sản phẩm tinh dầubơ là một mục tiêu phù hợp với chiếnlược phát triển của HSP Farm Việctăng cường nhận diện thương hiệu sẽgiúp doanh nghiệp tạo ra sự tin tưởngvà sự hứng thú từ phía khách hàng,

Trang 31

trong khi việc tăng doanh thu từ dòngsản phẩm tinh dầu bơ sẽ góp phần vàoviệc tăng trưởng kinh doanh của côngty.

T – Time-Bound

(Giới hạn thời hạn) Bộ nhận diện thương hiệu Tinh dầubơ sẽ được hoàng thành vào cuối

tháng 3/2024 và sau thử nghiệm 15ngày thì chính thức ra mắt vào giữatháng 4/2024 Thông báo sự thay đổimới này để kịp tiến độ mục tiêu sẽtăng được 70% độ nhận diện từ kháchhàng đến hết năm sau.

3.2 Chiến lược định vị cho thương hiệu mới

Bảng 3 4: Đánh giá các yếu tố theo mô trận SPACE

Yếu tố đánh giá bên trongYếu tố đánh giá bên ngoài

-2.5

Ngày đăng: 10/07/2024, 09:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 1: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 2. 1: Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2023 (Trang 14)
Hình 2. 2: Dự báo GDP Việt Nam và các nền kinh tế mạnh  ở Đông Nam Á năm 2024 - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 2. 2: Dự báo GDP Việt Nam và các nền kinh tế mạnh ở Đông Nam Á năm 2024 (Trang 16)
Hình 2. 3: Mức độ tìm kiếm từ khóa trên Google Trend - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 2. 3: Mức độ tìm kiếm từ khóa trên Google Trend (Trang 22)
Bảng 3. 2: Các yếu tố tác động bên trong theo mô hình SWOT  và đề suất giải pháp theo mô hình TOWS - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Bảng 3. 2: Các yếu tố tác động bên trong theo mô hình SWOT và đề suất giải pháp theo mô hình TOWS (Trang 27)
Bảng 3. 3: Mục tiêu marketing theo mô hình SMART - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Bảng 3. 3: Mục tiêu marketing theo mô hình SMART (Trang 29)
Bảng 3. 4: Đánh giá các yếu tố theo mô trận SPACE - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Bảng 3. 4: Đánh giá các yếu tố theo mô trận SPACE (Trang 31)
Hình 3. 1: Vectơ ma trận SPACE - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 3. 1: Vectơ ma trận SPACE (Trang 32)
Hình 3. 2: Ma trận BCG - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 3. 2: Ma trận BCG (Trang 33)
Bảng 3. 5: Phân tích khách hàng mục tiêu - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Bảng 3. 5: Phân tích khách hàng mục tiêu (Trang 35)
Hình 4. 1: Minh họa tinh dầu bở trong sản phẩm - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 4. 1: Minh họa tinh dầu bở trong sản phẩm (Trang 40)
Hình 4. 2: Bao bì sản phẩm tinh dầu bơ của HSP Farm - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 4. 2: Bao bì sản phẩm tinh dầu bơ của HSP Farm (Trang 41)
Hình 6. 2: Biểu tượng chiếc lá - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 6. 2: Biểu tượng chiếc lá (Trang 50)
Hình 6. 8: Logo phiên bản ngang có "Farm" - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 6. 8: Logo phiên bản ngang có "Farm" (Trang 53)
Hình 6. 9: Logo phiên bản ngang không "Farm" - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 6. 9: Logo phiên bản ngang không "Farm" (Trang 53)
Hình 6. 7: Logo phiên bản đứng có "Farm" - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 6. 7: Logo phiên bản đứng có "Farm" (Trang 53)
Hình 6. 11: Màu chủ đạo của Logo - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 6. 11: Màu chủ đạo của Logo (Trang 54)
Hình 6. 10: Tỷ lệ Logo - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 6. 10: Tỷ lệ Logo (Trang 54)
Hình 8. 1: Website thương hiệu - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 8. 1: Website thương hiệu (Trang 57)
Hình 8. 2: Mockup website - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 8. 2: Mockup website (Trang 58)
Hình 8. 3: Biển hiệu ngang - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 8. 3: Biển hiệu ngang (Trang 58)
Hình 8. 4: Biển hiệu tròn - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 8. 4: Biển hiệu tròn (Trang 59)
Hình 8. 5: Bộ ấn phẩm - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 8. 5: Bộ ấn phẩm (Trang 60)
Hình 8. 6: bao bì sản phẩm tinh dầu bơ lọ 30ml - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 8. 6: bao bì sản phẩm tinh dầu bơ lọ 30ml (Trang 61)
Hình 8. 7: Bao bì sản phẩm tinh dầu bơ lọ 20ml - chiến lược tái định vị và thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu mới cho hsp farm
Hình 8. 7: Bao bì sản phẩm tinh dầu bơ lọ 20ml (Trang 62)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w