1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận thạc sỹ - Quản trị tài chính phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Minh Intrnational thực trạng và giải pháp

21 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Minh International - thực trạng và giải pháp
Tác giả Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học XXX
Chuyên ngành Quản trị tài chính
Thể loại Tiểu luận thạc sỹ
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 352,76 KB

Nội dung

Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.. Việc thường xuyên tiến hành phân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XXX

-

MÔN HỌC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2

1.1 Các khái niệm về phân tích tài chính 2

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính 2

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính 2

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 3

1.2.1 Phương pháp so sánh 3

1.2.2 Phương pháp tỷ số 3

1.3 Nội dung phân tích tài chính 4

1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 4

1.3.2 Phân tích kết cấu tài sản và vốn 4

1.3.3 Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính 4

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MINH INTERNATIONAL 5

2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Minh International 5

2.2 Thực trạng tài chính của công ty từ năm 2015 - 2017 5

2.2.1 Phân tích các tỷ số tài chính 5

2.2.1.1 Tỷ số khả năng thanh toán 5

2.2.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty (QR) 6

2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động 7

2.2.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho 7

2.2.2.2 Thực trạng vòng quay tài sản lưu động 7

2.2.2.3 Thực trạng vòng quay tài sản cố định 8

2.2.2.4 Thực trạng vòng quay tổng tài sản 9

2.2.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính 9

2.2.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 9

2.2.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu 10

Trang 3

2.2.3.3 Tỷ số khả năng trả lãi 11

2.2.4 Thực trạng khả năng sinh lời 12

2.2.4.1 Thực trạng lợi nhuận biên 12

2.2.4.2 Thực trạng suất sinh lời trên tài sản (ROA) 12

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MINH INTERNATIONAL 14

3.1 Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý 14

3.2 quản lý dự trữ và quay vòng vốn 15

3.3 sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu 15

3.4 Đầu tư đổi mới công nghệ 16

KẾT LUẬN 17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trước sự canh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường đã gây ra những khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp Trong bối cảnh đó, để có thể khẳng định được mình, mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp phải luôn quan tâm tình hình tài chính vì nó có quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính

sẽ giúp cho các doanh nghiệp xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin để họ có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn vốn, tài sản, các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp giữa kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, tác giả đã

chọn “Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Minh International – thực trạng

và giải pháp” làm đề tài cho tiểu luận kết thúc môn học Tác giả mong rằng, bài tiểu

luận này góp một phần nhỏ vào sự phát triển của công ty

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO

CÁO TÀI CHÍNH

1.1 Các khái niệm về phân tích tài chính

1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính

Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro và tiềm năng trong tương lai nhằm phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác

1.1.2 Mục đích, ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính

Mục đích

Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu để phát huy cũng cố, khắc phục, cải tiến quản lý Phát huy mọi tiềm lực thị trường, khai thác tối đa nguồn lực (bên trong và bên ngoài) để đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh Đưa ra các quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn Dự báo đề phòng và hạn chế rủi ro bất định về tài chính trong kinh doanh

Ý nghĩa

Hoạt động tài chính có mối quan hệ với hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởn đến tình hình tài chính của công ty Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hay kiềm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh

Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm vào các mục tiêu khác nhau

Đối với người quản lý doanh nghiệp: đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và việc thực hiện các biện pháp tài chính của doanh nghiệp, từ đó tạo cơ sở đưa ra các quyết định quản lý thích hợp; xác định các tiềm năng phát triển của doanh nghiệp; xác định các điểm yếu cần khắc phục, cải thiện

Trang 6

Đối với nhà đầu tư: các nhà đầu tư quan tâm đến việc tính toán giá trị của doanh nghiệp, dựa vào báo cáo tài chính để phân tích khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh

Đối với người cho vay: khi cho vay các chủ nợ phải biết được khả năng hoàn trả tiền vay của doanh nghiệp, do đó các chủ nợ cần thẩm định khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua tình hình tài chính của doanh nghiệp

1.2 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh Để áp dụng được phương pháp so sánh thì phải đảm bảo điều kiện là các chỉ tiêu phải được sử dụng đồng nhất Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về không gian lẫn thời gian

Về thời gian các chỉ tiêu cùng tính toán trong cùng một khoảng thời gian hoạch toán phải thống nhất trên cả ba mặt sau:

- Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu

- Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu

Dựa vào cách thức sữ dụng số liệu để xác định, tỷ số tài chính có thể chia thành ba loại: tỷ số tài chính xác định trên bảng cân đối kế toán, tỷ số tài chính xác

Trang 7

định trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tỷ số tài chính xác định trên cả hai báo cáo

1.3 Nội dung phân tích tài chính

1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Đánh giá khái quát tình hình tài chính là phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính Phân tích khái quát tình hình tài chính gồm: phân tích tổng số nguồn vốn, tỷ số tự tài trợ tài sản dài hạn, hệ số khả năng thanh toán tổng quát và tỷ suất đầu tư

1.3.2 Phân tích kết cấu tài sản và vốn

Đánh giá được khái quát kết cấu tài sản và vốn qua các tỷ số sau: về kết cấu tài sản, kết cấu nguồn vốn,

1.3.3 Hệ thống các nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính

Ngày nay mục tiêu kinh doanh được các nhà kinh tế nhìn nhận lại một cách trực tiếp hơn, đó là trả được công nợ và có lợi nhuận Vì vậy, khả năng thanh toán được coi là một trong những chỉ tiêu tài chính được quan tâm hàng đầu và được đặc trưng bằng các tỷ suất sau: hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán vốn bằng tiền, hệ số nợ, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, hệ số thanh toán lãi vay, các tỷ số hoạt động, các tỷ số về doanh thu ROA, ROS

Trang 8

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG

TY TNHH MINH INTERNATIONAL 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Minh International

Công ty TNHH Minh International

Tên giao dịch:TNHH Minh International (Minh International Co.,ldt)

Tên viết tắt: MINH INTERNATIONAL

Trụ sở chính: Số 6 Hòa Bình - Quận Bình Tân- TP HCM - Việt Nam

Ngân hàng giao dịch: - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bình Tân

2.2 Thực trạng tài chính của công ty từ năm 2015 - 2017

2.2.1 Phân tích các tỷ số tài chính

2.2.1.1 Tỷ số khả năng thanh toán

Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (CR)

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: Khả năng thanh toán hiện thời của công ty TNHH Minh International là 1.61 có nghĩa là mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1.61 đồng tài sản lưu động

Năm 2017: Khả năng thanh toán hiện thời giảm so với năm 2015 0.08 lần, tương đương 4,5% xuống mức chỉ còn 1.53đ tài sản lưu động đảm bảo cho mỗi

Trang 9

đồng nợ ngắn hạn Nhưng ta có thể thấy là lượng sụt giảm là rất nhỏ và không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty

Năm 2018: Khả năng thanh khoản của công ty thấp hơn năm 2016 là 0.33 lần (21.8%) chỉ còn 1.2 lần Lý do là tài sản lưu động của công ty năm 2017 tăng 134 tỷ (21.8%) so với năm 2016 nhưng tổng nợ ngắn hạn của năm 2017 cũng tăng đến 224

tỷ (55.7%), ta có thể thấy rằng công ty đang tận dụng nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh

2.2.1.2 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty (QR)

QR = (Tiền + Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn+ Phải thu) / Nợ ngắn hạn

Bảng 2.2 Khả năng thanh toán nhanh

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2015: Tỷ số thanh khoản nhanh của Công ty TNHH Minh International

là 0.99 cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của công ty có 0.99 đồng tài sản lưu động có khả năng huy động ngay để thanh toán

Năm 2016: Tỷ số thanh khoản nhanh của công ty là 0.78, giảm 0.21 lần (21.2%) so với năm 2015, nguyên nhân là năm 2016 số nợ ngắn hạn của công ty tăng 72 tỷ (21.6% ) trong khi giá trị tài sản lưu động có tính thanh khoản cao giảm

14 tỷ (4.2%)

Năm 2017: Tốc độ tăng trưởng của tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh

là 31.8% tương đương với 99.8 tỷ trong khi tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn

là 55.7% tương đương 224 tỷ

Trang 10

2.2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động

2.2.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu/ Bình quân giá trị tồn kho

Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm/ Số vòng quay tồn kho

Bảng 2.3 Vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: Vòng quay hàng tồn kho của công ty là 6.5 vòng có nghĩa là hàng tồn kho luân chuyển 6.5 lần 1 năm để tạo ra doanh thu, tương đương mất 55 ngày 1 lần

Năm 2017: Vòng quay hàng tồn kho năm 2016 là 8.02 vòng, tăng 1.48 vòng (23.4%) so với năm 2016, tương ứng với số ngày tồn kho là 45 ngày Điều này là do doanh thu năm 2017 tăng 816 tỷ (65.5%) trong khi bình quân giá trị hàng tồn kho của công ty chỉ tăng 67 tỷ (36.5) so với năm 2016

2.2.2.2 Thực trạng vòng quay tài sản lưu động

Vòng quay tài sản lưu động = Doanh thu / Bình quân tài sản lưu động

Bảng 2.5: Vòng quay tài sản lưu động

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Doanh thu 1,191 2,008 2,566 816 68.5 558 27.8

Trang 11

lưu động

Vòng quay tài sản

lưu động (vòng) 2.9 3.5 3.7 0.6 18.7 0.2 7.3

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: Vòng quay tài sản lưu động của MINH INTERNATIONAL là 2.9

có nghĩa là với 1 đồng tài sản lưu động công ty tạo ra được 2.9 đồng doanh thu Năm 2017: vòng quay tài sản lưu động tăng 0.6 vòng so với năm 2015 lên mức 3.5 vòng, tương ứng tăng 18.7%

Năm 2018: vòng quay tài sản lưu động tiếp tục tăng 0.2 vòng (7.3%) so với năm 2016 lên mức 3.7 vòng, tương ứng với mỗi đồng tài sản lưu động công ty tạo

ra được 3.7 đồng doanh thu

Vòng quay tài sản

cố định (vòng) 4.4 7.4 7.5 3.0 69.9 0.1 1.1

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: vòng quay tài sản cố định của Công ty TNHH Minh International

là 4.4, có nghĩa là với 1 đồng tài sản cố định công ty tạo ra 4.4 đồng doanh thu Năm 2017: tỷ số này là 7.4 vòng, tăng 69.6% tương đương với 3 vòng so với năm 2015 Nguyên nhân tăng nhiều như vậy là do năm 2016 tổng doanh thu của công ty tăng đến 816 tỷ (68.5%) trong khi tài sản cố định lại giảm 2 tỷ (0.8%) Năm 2018: vòng quay tài sản cố định của MINH INTERNATIONAL không

Trang 12

số vốn rất lớn vào giá trị tài sản cố định và hầu hết đều chưa hoàn thành nên chưa thể tạo ra doanh thu tương ứng

Vòng quay tổng tài

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: Vòng quay tổng tài sản của Công ty TNHH Minh International là 1.6, có nghĩa là với mỗi đồng tài sản thì công ty có thể tạo ra được 1.6 đồng doanh thu

Năm 2017: Vòng quay tổng tài sản của công ty tăng 0.5 vòng (31.6%) so với năm 2015 Điều này là do tổng doanh thu năm 2017 của công ty tăng 816 tỷ (68.5%) so với năm 2016 trong khi tổng giá trị tài sản của công ty chỉ tăng 208 tỷ (28.1%)

Năm 2018: Vòng quay tổng tài sản của công ty là 2.2, tăng 0.1 vòng (5.7%) so với năm 2017 sự ổn định này cũng là do các khoản đầu tư của công ty chưa vào các khoản mục tài sản cố định chưa hoàn thành, chưa thể tạo ra doanh thu cho công ty

2.2.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính

2.2.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng nợ/ Tổng tài sản

Trang 13

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của MINH INTERNATIONAL ở mức 51.5% , có nghĩa là 51.5% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ và nợ chiếm 51.5% trong tổng nguồn vốn năm 2017: tỷ lệ này khá ổn định, chỉ giảm 0.9% so với năm 2015 và ở mức 51% Tổng nợ năm 2017 tăng 13.7% tương ứng 62

tỷ và tổng tài sản của công ty cũng tăng 14.7% tương ứng 130 tỷ

Năm 2018 tỷ lệ nợ trên tổng tài sản 12% so với năm 2017 lên mức 57.2% cho thấy 57.2% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ Tổng nợ của công ty tăng 214 tỷ (41.4%) trong khi tổng tài sản tăng 266 tỷ (26.3%) cho thấy lượng tài sản đầu tư để mở rộng sản xuất trong năm 2018 của công ty chủ yếu được huy động bằng nguồn vốn vay

Trang 14

Năm 2016: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của MINH INTERNATIONAL là 1.06 có nghĩa là công ty đang sử dụng lượng nợ gấp 1.06 lần vốn chủ sở hữu, hay nói khác đi là tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu thì công ty sử dụng 1.06 đồng nợ

Năm 2017: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm 0.02 lần (1.9%) so với năm

2015 xuống mức 1.04 lần

Năm 2018: Tỷ lệ này của công ty là 1.3 lần, tăng 0.26 lần (28%) so với năm

2016 Tổng nợ của công ty tăng 214 tỷ (41.4%) trong khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng 51 tỷ (10.4%) cho thấy công ty đã phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn đi vay

Lợi nhuận trước

thuế và lãi vay 128 166 149 38 29.4 (16) (9.9)

Khả năng trả lãi

(lần) 7.18 3.89 2.07 (3.29) (45.8) (1.82) (46.9)

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: Khả năng trả lãi của MINH INTERNATIONAL là 7.18 lần, có nghĩa là công ty tạo rađược lợi nhuận trước thuế gấp 7.18 lần lãi vay và công ty đủ khả năng thanh toán lãi

Năm 2017: Khả năng trả lãi của công ty là 3.89 lần, giảm 3.29 lần (45.8%) so với năm 2016 Ta có thể thấy nguyên nhân của sự sụt giảm này là do chi phí lãi vay của công ty năm 2017 tăng quá lớn, cụ thể là 25 tỷ (139%) so với năm 2015 trong khi lợi nhuận trước thuế và lãi của công ty chỉ tăng 38 tỷ ( 29.4%)

Trang 15

2.2.4 Thực trạng khả năng sinh lời

2.2.4.1 Thực trạng lợi nhuận biên

ROS = (Lợi nhuận ròng/ Doanh thu) * 100

Bảng 2.12 : Lợi nhuận biên

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Doanh thu 1,189 2,005 2,565 815 68.5 560 27.9 Lợi nhuận ròng 120 146 147 26 21.5 1 0.9 ROS (%) 10.1 7.3 5.7 (2.8) (27.9) (1.6) (21.1)

Nguồn: tác giả phân tích

Năm 2016: Tỷ số lợi nhuận biên của MINH INTERNATIONAL là 10.1% có nghĩa là cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 10.1 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông

Năm 2017: ROS của công ty giảm 2.8% (tương ứng 27.9% của năm 2015 ) và

ở mức 7.3% Sự sụt giảm này cho thấy công ty hoạt động kém hiểu quả so với năm

2015 mặc dù doanh thu của công ty tăng 815 tỷ (68.5%)và lợi nhuận ròng tăng 26 tỷ (21.5%)

Năm 2018: Lợi nhuận biên của MINH INTERNATIONAL tiếp tục giảm 1.6% ( tương ứng 21.1% của năm 2016) xuống còn 5.7% Điều này là do doanh thu của công ty tăng 560 tỷ (27.9%) trong khi lợi nhuận ròng hầu như không tăng so với năm 2017

2.2.4.2 Thực trạng suất sinh lời trên tài sản (ROA)

ROA = (Thu nhập ròng / Bình quân tổng tài sản) * 100

Ngày đăng: 09/07/2024, 13:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Minh Kiều, 2012, Tài chính doanh nghiệp căn bản – Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghiệp căn bản
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội
3. Nguyễn Thanh Ngọc, 2015, Các giải pháp hoàn thiện công tác tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Kha An, luận văn thạc sĩ QTKD, Đại học Đà Nẳng 4. Nguyễn Trung Trực, 2017, giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp hoàn thiện công tác tài chính tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Kha An
Nhà XB: NXB kinh tế TP. HCM
5. Nguyễn Văn Thuận, 1995, Quản trị tài chính – Nhà xuất bản TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản TP.HCM
6. Phạm Văn Được, 2000, Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh - Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
7. Thái Hoàng Phương, 2014, Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính tại công ty cổ phần Bình Tiên, Luận văn thạc sĩ QTKD, Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính tại công ty cổ phần Bình Tiên
1. Martin Fridson and Fernando Anvarez, 2017, phân tích báo cáo tài chính – hướng dẫn thực hành, NXB kinh tế TP. HCM Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w