1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ MARKETING - HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG MARKETING TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

67 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt Động Truyền Thông Marketing Tại Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh: Thực Trạng Và Giải Pháp
Tác giả Nguyễn Văn A, Nguyễn Văn B, Nguyễn Văn C
Người hướng dẫn GVHT: Trần Thị B
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Tài Chính Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Marketing
Thể loại thực tập cuối khóa
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,71 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 (11)
    • 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (11)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN (14)
    • 1.7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI (14)
  • Chương 2 (15)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG (15)
      • 2.1.1. Khái niệm truyền thông (15)
      • 2.1.2. Vai trò truyền thông (15)
      • 2.1.3. Chức năng truyền thông (16)
    • 2.2. CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP (16)
      • 2.2.1. Quảng cáo (16)
      • 2.2.2. Marketing trực tiếp (17)
      • 2.2.3. Khuyến mãi (18)
      • 2.2.4. Quan hệ công chúng (18)
      • 2.2.5. Tài trợ (19)
      • 2.2.6. Bán hàng cá nhân (19)
    • 2.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG (20)
      • 2.3.1. Xác định công chúng mục tiêu (20)
      • 2.3.2. Xác định mục tiêu truyền thông (20)
      • 2.3.3. Thông điệp (21)
      • 2.3.4. Lựa chọn kênh truyền thông (21)
      • 2.3.5. Ngân sách dự kiến (22)
      • 2.3.6. Đánh giá và đo lường (23)
  • Chương 3 (0)
    • 3.1. GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH (24)
      • 3.1.1. Tổng quan về trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (24)
      • 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (25)
      • 3.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi (26)
      • 3.1.4. Cơ cấu tổ chức (26)
      • 3.1.5. Chính sách sản phẩm - Chương trình đào tạo (27)
      • 3.1.6. Đối tượng khách hàng mục tiêu (28)
      • 3.1.7. Mục tiêu năm 2024 (28)
    • 3.2. CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH (29)
      • 3.2.1. Yếu tố nội vi (29)
      • 3.2.2. Yếu tố ngoại vi (29)
        • 3.2.2.1. Khách hàng (29)
        • 3.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh (30)
        • 3.2.2.3. Đối tác (32)
    • 3.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG (33)
      • 3.3.1. Xác định công chúng mục tiêu (33)
      • 3.3.2. Xác định mục tiêu truyền thông năm 2023 (33)
      • 3.3.3. Thông điệp (33)
      • 3.3.4. Lựa chọn kênh truyền thông (34)
      • 3.3.5. Ngân sách truyền thông (34)
      • 3.3.6. Đánh giá (34)
      • 3.4.1. Quảng cáo (35)
        • 3.4.1.1. Video trên các nền tảng mạng xã hội (35)
        • 3.4.1.2. Quảng cáo ngoài trời (36)
        • 3.4.1.3. Vật phẩm dành cho sinh viên trường UEF (37)
        • 3.4.1.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động quảng cáo (38)
      • 3.4.2. Marketing trực tiếp (38)
        • 3.4.2.1. E-mail marketing (38)
        • 3.4.2.2. Website (39)
        • 3.4.2.3. Fanpage Facebook (40)
        • 3.4.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing trực tiếp (41)
      • 3.4.3. Khuyến mãi (41)
        • 3.4.3.1. Chính sách học bổng năm 2023 của trường UEF (41)
        • 3.4.3.2. Các hoạt động marketing học bổng (41)
        • 3.4.3.3. Đánh giá hiệu quả khuyến mãi bằng chính sách học bổng (42)
      • 3.4.4. Quan hệ công chúng (42)
        • 3.4.4.1. Một số hoạt động đối nội gần đây của trường UEF (42)
        • 3.4.4.2. Một số hoạt động đối ngoại gần đây của trường UEF (44)
        • 3.4.4.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng (45)
      • 3.4.5. Tài trợ (45)
        • 3.4.5.1. Một số hoạt động tài trợ gần đây của trường UEF (45)
        • 3.4.5.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ (46)
      • 3.4.6. Bán hàng cá nhân thông qua tư vấn tuyển sinh (47)
        • 3.4.6.1. Hệ thống tư vấn tuyển sinh (47)
        • 3.4.6.2. Các hoạt động marketing tuyển sinh (47)
        • 3.4.6.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động tư vấn tuyển sinh (48)
  • Chương 4 (0)
    • 3.1. CĂN CỨ VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC (49)
      • 3.1.1. Căn cứ (49)
      • 3.1.2. Mục tiêu (49)
    • 4.2. ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM (50)
      • 4.2.1. Ưu điểm (50)
      • 4.2.2. Hạn chế (50)
      • 4.2.3. Cơ hội (50)
      • 4.2.4. Thách thức (51)
    • 4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM NĂM 2024 (51)
      • 4.3.1. Lập kế hoạch truyền thông marketing (51)
      • 4.3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xác định công chúng mục tiêu (51)
      • 4.3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu truyền thông (52)
      • 4.3.4. Giải pháp hoàn thiện thông điệp truyền thông Marketing (52)
      • 4.3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả xác định ngân sách truyền thông (52)
      • 4.3.6. Giải pháp hoàn thiện công cụ truyền thông (53)
      • 4.3.7. Giải pháp nâng cao công tác kiểm soát và đánh giá hiệu quả truyền thông (53)
      • 4.3.8. Nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn cho đội ngũ truyền thông 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 (53)
  • Chương 5 (0)
    • 5.1. KẾT LUẬN (55)
    • 5.2. KIẾN NGHỊ (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)

Nội dung

Kể từ sau những biến động của đại dịch COVID-19, tất cả các lĩnh vực đều bị tác động đáng kể, trong đó có giáo dục, vì vậy hoạt động marketing truyền thông của trường Đại học UEF cũng c

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Thực tế, việc học đại học mang lại những giá trị to lớn có thể giúp thay đổi cuộc sống của chúng ta Sinh viên được đào tạo qua chương trình đại học sẽ có nhiều cơ hội hơn để được ứng tuyển làm những công việc có thu nhập tốt, cơ hội thăng tiến cao Trong môi trường đại học, sinh viên có thể khám phá ra nhiều khả năng của bản thân, giúp định hướng mình trong tương lai và rèn luyện được các kỹ năng cần thiết giúp ích cho quá trình làm việc sau này nói riêng, và cho đời sống nói chung.

Ngày nay, đời sống của người dân Việt Nam càng hiện đại và phát triển không ngừng, các bậc phụ huynh và giới trẻ đều hiểu được tầm quan trọng của đại học, khiến cho nhu cầu về chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất tại các trường đại học tăng cao Theo Số liệu thống kê giáo dục đại học của Chính phủ năm học 2021 - 2022, Việt Nam có 242 trường đại học, trong đó có 175 trường hệ công lập và 67 trường ngoài công lập Đây là số liệu có thể chứng minh sự cạnh tranh giữa các trường đại học hiện nay là vô cùng khốc liệt, thâm chí các trường đại học công lập nổi tiếng cũng không còn đứng yên đợi học viên tự đến đăng ký Rất nhiều trường hiện nay đầu tư với chi phí cao mỗi năm cho công tác tuyển sinh, tuy nhiên không phải trường nào cũng nhận được kết quả như mong đợi Bên cạnh đảm bảo về chương trình đào tạo, giảng viên giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, các trường đại học cần có những chiến lược truyền thông marketing hiệu quả để thu hút tân sinh viên, theo kịp xu hướng giáo dục 4.0.

Marketing ngành giáo dục giúp quảng bá nội dung giáo dục có giá trị Đồng thời, nó giúp các tổ chức, cá nhân tận dụng lợi thế của mình để thu hút học viên Kể từ sau những biến động của đại dịch COVID-19, tất cả các lĩnh vực đều bị tác động đáng kể, trong đó có giáo dục, vì vậy hoạt động marketing truyền thông của trường Đại học UEF cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp để tiếp thị an toàn và hiệu quả hơn.

Bên cạnh việc duy trì, nâng cấp những công cụ marketing truyền thống, trường Đại học Kinh tế - Tài chính (UEF) cũng cần đổi mới những hoạt động truyền thông qua mạng xã hội Nhận thấy được tính cấp thiết này, tác giả quyết định chọn đề tài bài Thực tập cuối khóa “Hoạt động truyền thông marketing tại trường Đại học Kinh tế - Tài

4 chính Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp" để nghiên cứu và đánh giá thực trạng marketing truyền thông tại trường UEF, từ đó đề xuất giải pháp chiến lược góp phần hoàn thiện giúp trường tiếp cận phụ huynh, tân sinh viên hiệu quả hơn.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

✓ Hệ thống lại kiến thức đã được học để vận dụng vào thực tế, hiểu rõ và vận dụng lý thuyết về hoạt động truyền thông của trường UEF

✓ Áp dụng các cơ sở lý thuyết để xây dựng chiến lược truyền thông cho trường Từ đó, nhìn ra được các mặt hạn chế và đề xuất giải pháp để hoàn thiện chiến lược truyền thông nhằm tăng cường hiệu quả và thúc đẩy phát triển hệ thống tuyển sinh, xây dựng hình ảnh của trường UEF

✓ Tìm hiểu thông tin về trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh: Tổng quan về trường, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

✓ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông của trường Từ đó, hoàn thiện giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động truyền thông

✓ Tìm hiểu và xây dựng chiến lược truyền thông cho trường UEF: chiến lược STP, đối tượng mục tiêu, thông điệp truyền thông và đánh giá hiệu quả hoạt động trên quan điểm cá nhân.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động marketing của trường UEF trong 2 năm trở lại đây dựa trên quan điểm marketing truyền thông, nhằm đẩy mạnh hoạt động marketing, giải quyết một phần áp lực của nhà trường, góp ý tưởng vào việc xây dựng và phát triển

- Giới hạn về không gian: Hoạt động nghiên cứu được diễn ra tại các cơ sở UEF

- Giới hạn về tài liệu: Bao gồm tài liệu truyền thông công khai và tài liệu nội bộ của trường UEF từ năm 2022 đến tháng 11/2023.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

▪ Hệ thống kiến thức về truyền thông Marketing và các bước quy trình xây dựng một chiến lược truyền thông

▪ Tìm hiểu về trường UEF: Tổng quan, sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

▪ Phân tích thực trạng hoạt động truyền thông Marketing và xây dựng chiến lược truyền thông cho trường UEF: Đối tượng, mục tiêu, thông điệp truyền thông

▪ Đánh giá kết quả hoạt động truyền thông của trường và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động truyền thông của thương hiệu trường UEF

▪ Xác định được điểm mạnh điểm yếu trong các hoạt động truyền thông, từ đó đưa ra các giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động truyền thông cho trường UEF.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

• Phương pháp thu thập dữ liệu:

Cơ sở lý luận được rút ra từ các giáo trình, các sách tham khảo chuyên ngành, các báo cáo tổng hợp từ các tổ chức liên quan có uy tín và chuyên môn và các thông tin từ Internet Đồng thời, thu thập các thông tin, số liệu được cung cấp từ tài liệu của trường UEF để hoàn thành phần nội dung về hệ thống hoá kiến thức, tổng quan thị trường, tổng quan về trường và các hoạt đồng truyền thông.

Phương pháp quan sát thực tiễn: Quan sát hành vi của sinh viên và hoạt động truyền thông của trường trong quá trình thực tập.

Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Hỏi ý kiến từ thầy cô, các anh chị làm việc tại phòng ban marketing truyền thông để tìm hiểu, xem xét, đánh giá về ưu khuyết điểm của trường, của thương hiệu trường và của đối thủ cạnh tranh để định hướng chiến lược truyền thông marketing năm 2024.

Sau đó, tác giả sẽ tiến hành sàng lọc các thông tin chính xác, tổng hợp những dữ liệu liên quan đến nghiên cứu đang thực hiện để đưa ra báo cáo chính xác nhất.

• Phương pháp phân tích dữ liệu:

- Phương pháp so sánh, đánh giá: So sánh ưu khuyết điểm của trường UEF với các trường khác, đánh giá thị trường và hoạt động truyền thông

- Phương pháp phân tích theo nhóm: Tác giả sẽ sử dụng dữ liệu lịch sử để kiểm tra và đối chiếu một phân khúc xác định về hành vi của khách hàng, sau đó nhóm chúng lại với những phân khúc khác có đặc điểm tương tự.

Ý NGHĨA THỰC TIỄN

- Đối với trường Đại học UEF: Phân tích được hiệu quả của các hoạt động truyền thông mà trường đã thực hiện Từ đó, thấy được những điểm yếu và đưa ra giải pháp đề xuấtđể hoàn thiện chiến lược truyền thông của trường

- Đối với sinh viên: Thống kê được những kiến thức về marketing cũng như về marketing truyền thông đã được học và áp dụng vào thực tiễn, từ đó có thêm kinh nghiệm giúp cho công việc sau này.

BỐ CỤC ĐỀ TÀI

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về truyền thông Marketing

Chương 3: Thực trạng hoạt động truyền thông Marketing tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện hoạt động truyền thông Marketing tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về tính cấp thiết của đề tài, nêu lên tầm quan trọng của marketing truyền thông trong giáo dục Đại học Từ đó đưa ra mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu hoạt động truyền thông tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM Bên cạnh đó, chương 1 đã khái quát mục tiêu từng nội dung của bài báo cáo, bố cục từng chương, các phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.

TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN THÔNG

Truyền thông Marketing (Marketing Communications) là một phần cơ bản trong hoạt động marketing của doanh nghiệp, bao gồm tất cả những thông điệp và phương tiện truyền thông được sử dụng để tương tác với người tiêu dùng thông qua mạng xã hội, truyền hình, quảng cáo, Hay nói cách khác, phương tiện mà công ty áp dụng để giáo dục, thông báo, thuyết phục một cách trực tiếp hoặc gián tiếp sản phẩm của họ tới khách hàng được gọi là Truyền thông Marketing.

Theo Philip Kotler (1997), truyền thông marketing là các hoạt động truyền thông tin một cách gián tiếp hay trực tiếp về sản phẩm và bản thân doanh nghiệp tới khách hàng nhằm thuyết phục họ tin tưởng vào doanh nghiệp cũng như sản phẩm và mua sản phẩm của doanh nghiệp - “Marketing communications are the means by which firms attempt to inform, persuade, and remind consumers, directly or indirectly, about the products and brands they sell - Philip Kotler (1997)”.

Truyền thông đại diện cho “tiếng nói” của thương hiệu, là phương tiện thiết lập đối thoại và xây dựng mối quan hệ với người tiêu dùng Bao gồm các thông điệp của công ty được thiết kế để truyền cảm hứng cho nhận thức, sự quan tâm và quyết định mua hàng của khách hàng đối với nhiều loại sản phẩm và thương hiệu.

Thông qua chiến lược truyền thông marketing, doanh nghiệp thông tin cho khách hàng tiềm năng biết được những lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mang lại cho người tiêu dùng, từ đó tạo nhận thức về thương hiệu (brand awareness) cải thiện giao tiếp với khách hàng và tăng trưởng lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp, truyền thông marketing sẽ giúp cho ban quản trị tận dụng tốt các cơ hội và nền tảng tiếp thị, đưa ra những những ý tưởng sáng tạo, thúc đẩy lợi thế cạnh tranh Khi thực hiện các chiến dịch truyền thông một cách liên tục, khía cạnh niềm tin

8 sẽ in sâu vào tâm trí khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng, từ đó nuôi dưỡng thiện chí, thu hút nhóm khách hàng mới và các nhà đầu tư.

Truyền thông marketing có chức năng cơ bản:

- Chức năng thông tin: Giới thiệu, mô tả cho thị trường, khách hàng biết về sản phẩm hoặc dịch vụ, thông báo về hình ảnh của thương hiệu và xây dựng sự nhận biết cho khách hàng tiềm năng

- Chức năng kích thích: Truyền thông thay đổi nhận thức và điều chỉnh thái độ, hành vi của khách hàng đối với sản phẩm, kích thích nhu cầu, thuyết phục khách hàng tiềm năng đón nhận thông tin và tạo cơ hội dẫn đến việc mua hoặc sử dụng sản phẩm

- Chức năng liên kết: Truyền thông đảm bảo thông tin được truyền tải một cách xuyên suốt, nhất quán Từ đó tạo nên sự gắn kết ràng buộc giữa các chủ thể liên quan trong quá trình sản phẩm từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.

CÁC CÔNG CỤ TRUYỀN THÔNG MARKETING TÍCH HỢP

Theo Karyn Corrigan (2019), quảng cáo là một hoạt động quảng bá nhằm bán sản phẩm hoặc dịch vụ cho đối tượng mục tiêu và là một trong những công cụ truyền thông nổi bật, được sử dụng rộng rãi nhất trong marketing vì tác động chính của nó là tăng cường sự nhận thức về thương hiệu và sản phẩm.

Quảng cáo bao gồm các hình thức tuyên truyền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng; quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin Hiện nay có một số phương tiện quảng cáo phổ biến có thể được phân loại như sau:

- Quảng cáo ngoài trời: bao gồm quảng cáo billboard hoặc pano; quảng cáo ngoài trời kỹ thuật số màn hình LED; tờ rơi, tờ gấp, băng rôn; quảng cáo trên các phương tiện giao thông; quảng cáo Roadshow; quảng cáo trên bầu trời như thả

9 bóng, khinh khí cầu Mục đích chung của loại hình này là truyền tải thông điệp ngắn gọn, súc tích đến người xem hoặc khách hàng, giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, sản phẩm của họ mọi lúc mọi nơi

- Quảng cáo nghe nhìn: bao gồm quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, internet, mạng xã hội và điện thoại di động Đây được xem là phương tiện quảng cáo hiện đại nhất, mức độ lan tỏa cao nhất, thông qua những kênh phát sóng, doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối với nhiều tệp khách hàng hơn

- Quảng cáo in ấn: thông qua báo chí, tạp chí, ấn phẩm, catalogue hoặc gửi thư trực tiếp Những hình thức truyền thông này đã được sử dụng từ rất lâu đời, là loại hình mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nghĩ đến đầu tiên khi dự định quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu

- Quảng cáo trên bao bì nhãn mác: cung cấp nội dung quảng cáo trực tiếp trên sản phẩm Điều này không chỉ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về nguồn gốc, tính chất và câu chuyện của sản phẩm, mà còn giúp nhận diện được hình ảnh thương hiệu riêng cho doanh nghiệp Đây được đánh giá là hình thức quảng cáo cơ bản nhất, ít tốn kém nhất đối với mỗi sản phẩm trên thị trường

Marketing trực tiếp (Direct Marketing) là một công cụ được doanh nghiệp sử dụng trong các hoạt động có thể giao tiếp với khách hàng mục tiêu nhằm tạo ra sự phản hồi hay giao dịch của khách hàng ở mọi thời điểm Bản chất của Marketing trực tiếp là nỗ lực truyền tải thông điệp tới công chúng mà không sử dụng phương tiện truyền thông phi trực tiếp, mà sử dụng hình thức truyền thông thương mại; trực tiếp nhấn mạnh vào phản hồi tích có thể theo dõi và đo lường được từ khách hàng Dưới đây là các hình thức Marketing trực tiếp được các doanh nghiệp sử dụng hiện nay:

- Sử dụng phiếu khảo sát, thăm dò khách hàng

- Tiếp thị từ xa, Marketing qua mạng xã hội

- Bản tin, postcard, brochure, catalogue

- Marketing qua thư trực tiếp, email, điện thoại

- Marketing tại điểm bán, Marketing tận nhà

Khuyến mãi là chiến lược kinh điển nhất trong các công cụ marketing truyền thông, hướng đến việc tăng doanh số, nâng cao sức bán hàng của doanh nghiệp Về cơ bản, các chương trình khuyến mãi bán hàng giúp thương hiệu có thể xây dựng được niềm tin và quyền hạn với khách hàng mới, đồng thời duy trì lòng trung thành và tri ân đối với khách hàng cũ Hoạt động khuyến mãi có thể được sử dụng dưới rất nhiều hình thức, bao gồm:

- Giá dùng thử (Trial price)

- Sản phẩm dùng thử (Trial size)

- Cơ hội trúng thưởng (Chance to win)

- Chiết khấu trực tiếp (Discount)

- Chiết khấu theo số lượng (Multipack)

- Chiết khấu theo gói sản phẩm (Multibuy)

- Giảm giá trực tiếp (Sale)

- Chương trình khách hàng thân thiết (Membership)

Quan hệ công chúng (PR - Public Relations) được định nghĩa là chức năng quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng của một doanh nghiệp, tổ chức để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình Mục đích của quan hệ công chúng là thông báo cho công chúng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác, và cuối cùng thuyết phục họ duy trì quan điểm tích cực hoặc thuận lợi cho tổ chức, lãnh đạo, sản phẩm hoặc dịch vụ.

PR được xem là một chức năng marketing quan trọng Không chỉ khai thác được tiềm năng từ các khách hàng, PR còn giúp doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ xã hội đến các đối tượng như tổ chức xã hội, giới truyền thông, địa phương, Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của doanh nghiệp Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm/dịch vụ dễ đi vào nhận thức của khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương hiệu.

Quan hệ công chúng còn có khả năng thu hút và giữ chân được những người có tài làm việc cho doanh nghiệp qua việc quan hệ tốt với nội bộ PR thường có mục tiêu nhằm thiết lập và duy trì ấn tượng tích cực của các nhóm công chúng về công ty Hình thức quan hệ công chúng thường sử dụng là họp báo, tổ chức sự kiện, cung cấp thông tin để báo chí đưa tin về sản phẩm hoặc công ty, tham gia vào hoạt động cộng đồng như: trợ cấp, đóng góp quỹ xã hội, tài trợ cho sự kiện đặc biệt để tăng cường hình ảnh công ty.

Sponsor (Nhà tài trợ) là hình thức tài trợ, đóng góp với mục đích truyền thông, quảng bá thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp Sponsor xuất hiện từ lâu tuy nhiên hiện nay vẫn đang rất phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn thông thường hình thức như góp mặt tại các chương trình, sự kiện, gameshow, phim ảnh,… Đây là hình thức tiếp thị, trao đổi giữa các doanh nghiệp và các dự án, chương trình được tổ chức Trong đó doanh nghiệp sẽ tài trợ cho chương trình một khoản phí nhất định, có thể là hiện vật, nhân lực hoặc cũng có thể là tiền mặt,… Ngược lại, các chương trình tổ chức sẽ để thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được xuất hiện trong chương trình Có thể là trên banner, áp phích, xuất hiện trong quảng cáo hay thông báo trong chương trình,…

2.2.6 Bán hàng cá nhân Đây là phương pháp truyền thông tiếp thị truyền thống trong đó người bán tiếp cận trực tiếp khách hàng tiềm năng và thông báo cho họ về hàng hóa và dịch vụ họ đang kinh doanh Đây được coi là một trong những phương thức giao tiếp đáng tin cậy nhất vì nó được thực hiện trực tiếp bằng miệng, tức là mặt đối mặt với khách hàng, giúp sản phẩm có thể đến trực tiếp tới người dùng.

Bán hàng cá nhân thu hút sự chú ý của mỗi cá nhân khách hàng và giúp cho giữa người bán và người mua có một sự tương tác linh hoạt, thích ứng chuyên biệt để có thể dẫn đến hành vi mua Đây là việc mà quảng cáo không thể làm được Nhân viên bán hàng cũng có thể thuyết phục và giải quyết thắc mắc của khách hàng Từ đó, có thể thiết lập và phát triển những mối quan hệ bán hàng

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG

2.3.1 Xác định công chúng mục tiêu

Công chúng mục tiêu là một bộ phận công chúng được sàng lọc, phân chia ra để đáp ứng một mục tiêu cụ thể phục vụ cho mục tiêu phát triển nhất định của doanh nghiệp Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của chiến dịch truyền thông chính là xác định công chúng mục tiêu là gì và cách nào hiệu quả nhất để tiếp cận và khai thác công chúng mục tiêu mang lại doanh số cao và nâng tầm độ phủ sóng doanh nghiệp. Để đảm bảo việc phân khúc chính xác, doanh nghiệp phải hiểu được khách hàng ưa chuộng sản phẩm của mình nằm trong tầm tuổi nào, giới tính gì, trình độ học vấn như thế nào, thu nhập và lối sống của họ; biết được đối tượng nào có nhu cầu lớn nhất và tập trung vào đối tượng đó đầu tiên.

Việc đi tham khảo thị trường thực tế thông qua các hoạt động cụ thể như: khảo sát hành vi người dùng, theo dõi phản hồi của họ về những sản phẩm đã có mặt trên thị trường và nguyện vọng thay đổi về mẫu mã và chất lượng như thế nào,… cũng là một con đường để xác định công chúng mục tiêu.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể học hỏi đối thủ của mình về dữ liệu công chúng mục tiêu Đây là phương án nhanh nhất vì doanh nghiệp chỉ cần nghiên cứu trên số liệu có sẵn mà đối thủ trong ngành đã áp dụng và phản hồi từ công chúng của họ Từ đó, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch để tác chiến và hướng vào lượng công chúng để lại phản hồi nhiều nhất, hay tỉ lệ quan tâm nhiều nhất.

2.3.2 Xác định mục tiêu truyền thông

Mục tiêu của chiến lược truyền thông thường là những mục tiêu dài hạn và hướng đến việc xây dựng thương hiệu trong tương lai Mục tiêu truyền thông có thể là:

▪ Tăng độ nhận biết của khách hàng: thông qua quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên các trang mạng xã hội nhằm lặp đi lặp lại tên thương hiệu tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng

▪ Tác động đến ý định mua hàng: thông qua quảng cáo thuyết phục bao gồm nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm đối với khách hàng, tác động vào nhu cầu tìm ẩn, từ đó thúc đẩy khách hàng mua nhiều hơn

▪ Thúc đẩy mua hàng dùng thử: gia tăng trải nghiệm khách hàng thuyết phục khách hàng dùng thử sản phẩm từ đó thúc đẩy hoạt động mua hàng lặp lại

▪ Thay đổi thái độ: thay đổi nhận thức về công ty hoặc thương hiệu trong các giai đoạn nhất định

▪ Chuyển đổi thương hiệu: thu hút khách hàng mua sản phẩm cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh để chuyển sang sản phẩm thương hiệu của doanh nghiệp

Thông điệp truyền thông (Media Message) là những thông điệp, những lời giải đáp mà các nhà chiến lược, tiếp thị hay quảng cáo mà doanh nghiệp mong muốn đem tới cho công chúng của họ Thông điệp truyền thông gắn liền với sứ mệnh, tên gọi của doanh nghiệp Mục đích của truyền thông chính là việc truyền tải được thông điệp truyền thông, khiến người tiếp nhận thông điệp có ý thức hơn hoặc mạnh hơn nữa là hành động theo mong muốn có chủ đích của người làm truyền thông.

Sau khi đã thu thập đủ thông tin liên quan tới đối tượng và mục tiêu truyền thông, doanh nghiệp cần nhóm chúng lại để đưa ra một Insight tổng quan của người dùng về thương hiệu để có thể thấy được các khía cạnh của người dùng mà họ đã đạt được và các khía cạnh cần sự thay đổi để tối ưu giá trị cung cấp cho khách hàng mục tiêu.

Những thông tin sau khi được xử lý và phân tích sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những ý tưởng sáng tạo, được phác thảo dưới hình thức các mẫu kịch bản, slogan hoặc quảng bá Ngoài việc hình dung được một cách rõ nét ý tưởng và đánh giá được mức độ khả thi, thông điệp truyền thông cũng cần phải được đảm bảo tính hiệu quả.

2.3.4 Lựa chọn kênh truyền thông

Việc lựa chọn phương tiện truyền thông rất quan trọng bởi cho dù nội dung truyền thông có được thiết kế tốt đến đâu nhưng không được đặt đúng nơi công chúng mục tiêu hướng đến thì cũng không đem lại nhiều giá trị Doanh nghiệp có thể tích hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau trong chiến dịch truyền thông của mình.

- Kênh trực tiếp (Cá nhân hoá): các kênh có tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mục tiêu như nhân viên bán hàng, kênh truyền thông xã hội, truyền miệng,

- Kênh gián tiếp (Phi cá nhân): là kênh không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người gửi và người nhận Các phương tiện truyền thông đại chúng là các kênh gián tiếp

14 vì thông điệp được gửi đến nhiều người cùng một lúc Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm những phương tiện truyền thông dưới dạng ấn phẩm (thư trực tiếp, báo và tạp chí), những phương tiện truyền thông quảng bá,…

Xác định ngân sách cho hoạt động truyền thông là một quyết định marketing khó khăn và nó chi phối lớn đến sự thành công, hiệu quả của hoạt động truyền thông Các doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp sau để xác định ngân sách dành cho xúc tiến:

Bảng 2.1: Các phương pháp xác định ngân sách truyền thông

Phương pháp xác định ngân sách Ưu điểm Nhược điểm

Phương pháp xác định theo phần trăm trên doanh thu

GIỚI THIỆU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

- Tên đầy đủ: Trường Đại học Kinh Tế - Tài chính TP.HCM (tên Tiếng Anh: University of Economics and Finance)

(1) Số 276 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

(2) Số 141 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Loại hình đào tạo: Đại học tư thục.

- Khẩu hiệu: Chất lượng – Hiệu quả - Hội nhập.

- Ngày thành lập: Ngày 24 Tháng 9 Năm 2007.

- Trang website chính thức: www.uef.edu.vn.

Nguồn: www.uef.edu.vn, năm 2015

Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) được trao sứ mạng là một trường ĐH Việt Nam chất lượng cao, hướng vào chuẩn mực đào tạo quốc tế, hướng thành một trường ĐH hàng đầu Việt Nam và không ngừng phát triển bền vững cùng tiến trình hội nhập toàn cầu.

- Triết lý giáo dục: Giáo dục toàn diện - Học tập suốt đời.

Hình 3.1: Logo Trường Đại học Kinh tế - Tài chính

• Trường giáo dục người học phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, có tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế, có khả năng thích nghi với sự biến đổi của thế giới

• Trường ứng dụng các phương pháp, công nghệ giảng dạy hiện đại, tiên tiến; xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu đa dạng nhằm hình thành, rèn luyện và thúc đẩy năng lực tự học và học tập suốt đời cho người học

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

• Trường Đại học Kinh tế – Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 2007 theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Đây là môi trường giáo dục chuyên sâu về đào tạo nhân sự trong ngành kinh tế, kinh doanh và tài chính của Việt Nam

• Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục được thành lập theo Quyết định số 190/QĐ-ĐHKTTC ngày 12 tháng 11 năm 2008 do Hiệu trưởng ký ban hành

• Thành lập Phòng Quản lý khoa học – Sau Đại học – Đảm bảo chất lượng trên cơ sở tách ra từ Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục theo Quyết định số 08/QĐ-HĐQT ngày 15 tháng 9 năm 2014 do Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký ban hành

• Năm 2014, sau 8 năm gắng gượng, trường đã được bán cho Công ty cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục HUTECH với giá gần 200 tỉ đồng Trước thời điểm bán lại, Trường Đại học Kinh tế – Tài chính hầu như năm nào việc tuyển sinh cũng chưa đạt 50% chỉ tiêu

• Chuyển mảng Đảm bảo chất lượng về Phòng Đào tạo – Khảo thí theo Quyết định số 17/QĐ- HĐQT ngày 28 tháng 5 năm 2016 do Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký ban hành

• Ngày 29 tháng 8 năm 2017, Chủ tịch Hội đồng quản trị ký Quyết định số 04/QĐ- HĐQT thành lập Phòng Hành chính - Đảm bảo Chất lượng, trên cơ sở tách từ Phòng Tổ chức – Hành chính và Phòng Đào tạo - Khảo thí

• Ngày 01 tháng 9 năm 2018, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ký Quyết định số 14/QĐ-HĐQT thành lập Trung tâm Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance Center)

3.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

UEF sẽ trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực, là cái nôi đào tạo ra những công dân toàn cầu thành đạt và sẵn sàng cống hiến cho xã hội Trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM luôn hướng tới xây dựng một trường đại học tiên tiến về chất lượng đào tạo và chuyển giao các thành quả nghiên cứu khoa học cơ bản ứng dụng vào các hoạt động thực tiễn.

UEF có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập toàn cầu; xây dựng môi trường tự do học thuật và nghiên cứu giúp người học phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo; phát triển năng lực làm việc thực tế, tính chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm với xã hội thông qua việc kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp và cộng đồng.

Xuất sắc - Sáng tạo - Hội nhập - Phát triển

- Xuất sắc: Cung cấp chương trình và dịch vụ đào tạo xuất sắc

- Sáng tạo: Khuyến khích đổi mới sáng tạo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng, phát triển ý tưởng khởi nghiệp

- Hội nhập: Hợp tác và hội nhập quốc tế toàn diện

- Phát triển: Không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng mọi hoạt động

Tại UEF, một hệ thống tổ chức hiện đại được bố trí hợp lý và chuẩn mực với mục tiêu phục vụ tốt nhất cho sinh viên.Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý; người lao động, người học; nguyên tắc làm việc và các mối quan hệ công tác; hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp tác quốc tế; tài chính và tài sản; thanh tra, kiểm tra, thi đua, khen thưởng và xử lý vi phạm; qua đó triển khai đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả mọi mặt.

Nguồn: www.uef.edu.vn, năm 2022

3.1.5 Chính sách sản phẩm - Chương trình đào tạo

• Viện đào tạo sau đại học:

- Hợp tác quốc tế: Chuyển tiếp du học, Song bằng, Thực tập quốc tế

- Đào tạo Cử nhân Anh Quốc ĐH Gloucestershire

Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Kinh tế - Tài chính

- Đào tạo Cử nhân Anh Quốc ĐH Leeds Trinity

- Đào tạo Cử nhân Hoa Kỳ ĐH Keuka

• Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ:

- Đào tạo Địa phương: Nâng cao năng lực Ngoại ngữ, Nâng cao năng lực Sư phạm, Bồi dưỡng Kỹ năng - Nghiệp vụ, Bồi dưỡng Nhận thức về chuyển đổi số

- Đào tạo Doanh nghiệp: Khoá Tiếng Anh, Khóa Quản trị cho doanh nghiệp, Khóa

Kỹ năng (theo cấp bậc), Khoá Chuyên sâu, Khóa Nghiệp vụ

3.1.6 Đối tượng khách hàng mục tiêu

- Học sinh lớp 11, 12 và các thí sinh đang ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thuộc nhóm từ 16 đến 18 tuổi

- Phụ huynh có con em đang chuẩn bị bước vào đại học, sinh sống tại TPHCM

- Sinh viên ngoài trường có định hướng học nâng cấp Thạc sĩ, Tiến sĩ

- Sinh viên có nhu cầu du học tại chỗ

- Sinh viên ngoại quốc sinh sống tại TPHCM

- Các giảng viên, doanh nghiệp cần đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ

Với mục tiêu nhất quán, UEF hướng tới tiêu chuẩn giáo dục đại học kết hợp tinh hoa giáo dục đại học quốc tế cùng chuyển biến kinh tế trong bối cảnh hội nhập, đào tạo chuyên sâu về Kinh tế Tài chính đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao của xã hội.

✓ Trở thành Trường Đại học tư thục hàng đầu khu vực TPHCM

✓ Tăng cường kết nối và hội nhập quốc tế

✓ Mở rộng thị trường mục tiêu, tăng mức độ nhận biết thương hiệu của trường đến sinh viên toàn quốc nói chung, và sinh viên TPHCM nói riêng

✓ Xây dựng giá trị thương hiệu trường ĐH UEF được công chúng biết đến như một lựa chọn tốt nhất để đặt niềm tin và yên tâm theo học tập, rèn luyện; là một trong những nơi giáo dục hệ ĐH có đa dạng chuyên ngành nhất cả nước

✓ Cập nhật hệ thống ngành đào tạo liên tục, phù hợp theo xu hướng xã hội

✓ Tối ưu hoá chất lượng hoạt động giảng dạy, chất lượng đầu ra, cơ sở vật chất

✓ Cam kết thực hiện được sứ mệnh đối với sinh viên, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên được phát triển toàn diện

✓ Do nhu cầu sinh viên theo học tại trường ngày càng tăng cao, UEF cần có chính sách chọn lọc đầu vào chặt chẽ hơn, đồng thời nâng cấp cơ sở vật chất, phòng học, giúp nhiều sinh viên có cơ hội được học tập tại trường hơn.

CÁC YẾU TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH

Tổ chức các hoạt động truyền thông cho UEF có chức năng xây dựng, quảng bá và phát triển thương hiệu UEF, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhà trường và xã hội.

- Chủ trì và phối hợp tổ chức các sự kiện trong Trường để xây dựng và quảng bá hình ảnh, thương hiệu UEF: Tổ chức các hội thảo, tư vấn tuyển sinh, giới thiệu ngành học cho các trường Trung học để quảng bá chất lượng các khóa học

- Tổ chức các hoạt động xã hội, tư vấn hướng nghiệp, nhân đạo, trực tiếp tại các vùng thị trường mục tiêu để thu hút sự quan tâm của công chúng truyền thông

- Thiết lập quan hệ và kết nối thông tin PR, Marketing với các cơ quan truyền thông, trường học, tổ chức giáo dục

- Tìm giải pháp thu hút lượng truy cập website của Trường ngày càng nhiều, góp phần quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu Trường

- Viết bài PR, làm phim giới thiệu, phóng sự, tổ chức các cuộc thi trên website cho sinh viên hiện tại và học sinh cuối cấp phổ thông

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về công tác truyền thông do Ban Giám hiệu giao

Mỗi nhóm khách hàng mục tiêu mà trường UEF đang tập trung hiện nay đều có những yếu tố riêng tác động chính đến quyết định lựa chọn dịch vụ giáo dục tại trường. Đối với nhóm học sinh lớp 11, 12 và các thí sinh đang ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, độ tuổi từ 16 đến 18, thường là những học sinh đang sinh sống tại

TPHCM, gia đình có mức thu nhập từ trung bình khá trở lên Nhóm này bao gồm những học sinh thế hệ Gen Z ( mong muốn tìm được một cơ sở đào tạo chương trình đại học có chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập quốc tế hoá Trên cơ sở nghiên cứu về nhóm đối tượng này, có thể nhận thấy mối quan tâm lớn hiện nay ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn như chất lượng dịch vụ giáo dục, uy tín của thương hiệu cơ sở đào tạo, khuyến mãi học bổng, ảnh hưởng từ những cựu sinh viên khóa trước Cách tiếp cận nhóm đối tượng này nhanh chóng nhất chính là marketing thông qua các trang mạng xã hội, mượn hình ảnh của những nhân vật có sức ảnh hưởng trong giới trẻ để quảng bá cho nhà trường. Đối với nhóm phụ huynh có con em đang chuẩn bị bước vào đại học, thường là những bậc cha mẹ sinh sống tại TPHCM, độ tuổi từ 38 đến 48, có mức thu nhập từ trung bình khá trở lên Những vị phụ huynh này có yêu cầu cao về chất lượng trường học để họ có thể tin tưởng gửi gắm con em vào và bắt đầu hành trình đại học Tuy ở độ tuổi trung niên nhưng họ cũng có hiểu biết và có sử dụng mạng xã hội, thông qua những kênh này họ có thể tìm hiểu về những ngôi trường có uy tín, so sánh và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho con em của họ Nhóm này thường bị ảnh hưởng bởi tuổi đời hoạt động của trường, tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên, công việc tiềm năng mà những sinh viên theo học trường đó có thể được nhận sau khi ra trường.

Có thể nói ngành giáo dục bậc đại học tại Việt Nam nói chung, và tại TPHCM nói riêng, đang là một lĩnh vực có sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt Số lượng trường đại học ngày càng tăng, song song với việc nâng cấp, cập nhật xu hướng để phù hợp với thời đại công nghệ hoá, quốc tế hoá Có rất nhiều trường đại học, cao đẳng chất lượng cao tại TPHCM đều là đối thủ của trường UEF, nổi bật trong số đó có thể kể đến như:

• Trường Đại học Công Nghệ TPHCM - HUTECH

HUTECH được thành lập vào năm 1995, hiện trường đang sở hữu 4 khu học xá tọa lạc tại TPHCM Các khu học xá được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại theo chuẩn quốc tế với tổng diện tích trên 100.000m2 Trong đó có 2 trụ sở tại khu vực quận Bình Thạnh TPHCM, có nhóm sinh viên mục tiêu khá tương đồng với UEF.

Nguồn: www.hutech.edu.vn, năm 2021

Trường HUTECH đào tạo từ trình độ Đại học, Thạc sĩ đến Tiến sĩ với trên 60 ngành nghề thuộc các lĩnh vực: Kỹ thuật - Công nghệ, Kinh tế - Quản trị, Kiến trúc - Mỹ thuật, Khoa học Sức khỏe, Khoa học xã hội - Nhân văn, Ngoại ngữ và Nghệ thuật.

• Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nguồn: www.ntt.edu.vn, năm 2021

Hình 3.3: Trụ sở chính Sai Gon Campus

Hình 3.4: Trung tâm Phát triển công nghệ cao Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

Tuy thành lập năm 2005, trước UEF 2 năm, nhưng trường Đại học Nguyễn Tất Thành được đánh giá là một trong số những trường đại học danh giá và uy tín nhất tại TPHCM, với 8 cơ sở đào tạo tọa lạc tại quận 4, quận 7, quận 12, quận 9 Theo số liệu từ trang web chính thức của trường Nguyễn Tất Thành, đến nay đã có 30.000 học viên theo học tại trường và 1.179 giảng viên cơ hữu.

Trường Nguyễn Tất Thành có 52 chương trình đào tạo bậc đại học, 10 ngành trình độ Thạc sĩ, 4 ngành trình độ Tiến sĩ và 1 chương trình đào tạo liên kết quốc tế tập trung vào

16 lĩnh vực mũi nhọn như Sức khỏe, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, Sản xuất và Chế biến, Báo chí và thông tin, Kiến trúc và xây dựng, Du lịch, Khoa học giáo dục và Đào tạo giảng viên.

Hiện UEF đã kết nối, hợp tác với hơn 500 doanh nghiệp, tổ chức trên nhiều lĩnh vực.

Nguồn: www.uef.edu.vn, năm 2019

Quan hệ tương hỗ được xây dựng trên tiêu chí:

- Doanh nghiệp/tổ chức thiết lập yêu cầu với UEF trong việc cung cấp nhân lực

- Các yêu cầu này giúp trường định hướng đào tạo cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng phù hợp đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp/tổ chức

Hình 3.5: Đối tác đào tạo chiến lược của UEF

- Sinh viên đã được trang bị kiến thức và kỹ năng sẽ trở thành ứng viên sáng giá cho các vị trí mà doanh nghiệp/tổ chức tuyển dụng

- Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp/tổ chức tìm kiếm cho mình những ứng viên phù hợp và giỏi nhất.

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG

3.3.1 Xác định công chúng mục tiêu

Thứ nhất, đối tượng thí sinh chủ yếu là các học sinh lớp 12 và các thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, đang có nhu cầu tìm hiểu và lựa chọn các trường đại học Đối với nhóm này, cần chú trọng truyền tải thông điệp rõ ràng, cụ thể về ngành học, chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, vị trí việc làm, nhằm giúp các em nhận thức được và định hướng tốt cho việc chọn ngành, chọn trường.

Thứ hai, các phụ huynh có con em đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa đại học Đối tượng này thường có nhu cầu quan tâm, tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề đào tạo, chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất và môi trường học tập của trường.

Thứ ba, đối tượng nhận tin còn có thể là đối tượng công chúng trong xã hội nói chung nhằm mục tiêu xây dựng hình ảnh đẹp về trường, về dịch vụ đào tạo, sẽ có tác động tích cực tới công tác tuyển sinh của trường.

3.3.2 Xác định mục tiêu truyền thông năm 2023

✓ Cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho công chúng mục tiêu

✓ Thuyết phục họ đánh giá tốt và lựa chọn dịch vụ giáo dục tại trường UEF

✓ Nâng cao giá trị, thương hiệu của trường UEF

✓ Xây dựng và phát triển quan hệ tốt đẹp giữa trường và công chúng mục tiêu

✓ Hỗ trợ cho công tác tuyển sinh

✓ Tăng cường hợp tác với các trường đại học khác, các doanh nghiệp, tổ chức,…

Luôn đồng hành, trợ lực cho các bạn trẻ trên hành trình chinh phục các ngành học xu hướng trong kỷ nguyên số, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh (UEF) đã và đang triển khai nhiều gói học bổng ưu đãi “khủng”, không giới hạn, tạo niềm tin cho quý phụ huynh và các bạn thí sinh.

Thông điệp: “Cùng UEF hướng nghiệp”

Với tất cả các ngành học tại UEF, các bạn sinh viên sẽ được trang bị chương trình tiếng Anh ưu việt nhất để đảm bảo về cơ hội khởi nghiệp của sinh viên từ môi trường quốc tế với chương trình đào tạo song ngữ.

3.3.4 Lựa chọn kênh truyền thông

Trường UEF tổ chức các hoạt động truyền thông qua cả hai kênh trực tiếp và gián tiếp.

- Kênh trực tiếp bao gồm hệ thống công tác tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp; email tuyển sinh giới thiệu chương trình đào tạo; các hoạt động ngoại khóa như hội thảo, workshop, cuộc thi; sự giới thiệu trong cộng đồng sinh viên

- UEF đặc biệt tập trung vào xây dựng các kênh truyền thông gián tiếp như website được thiết kế đẹp mắt, thân thiện với người dùng, cung cấp đầy đủ thông tin về trường, thông tin tuyển sinh, chương trình đào tạo, cơ sở vật chất; fanpage Facebook luôn cập nhật thông tin, tổ chức các hoạt động, tương tác với thí sinh và phụ huynh; xây dựng danh sách phát “Cùng UEF hướng nghiệp” trên kênh Youtube chính thức với hơn 30 video giải đáp về nhiều ngành nghề

Ngân sách dự kiến được căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ mà đội ngũ tổ chức các hoạt động truyền thông cần triển khai Đây là phương pháp có cơ sở khoa học, phòng marketing sẽ thiết lập các hoạt động truyền thông được đề cập và mức chi phí dành cho hoạt động đó có thể đảm bảo cho mục tiêu dài hạn.

Hiệu quả truyền thông được đánh giá dựa trên mức độ đạt được các mục tiêu truyền thông đã đề ra cho năm 2023:

▪ Tỷ lệ tuyển sinh đầu vào dao động so với năm trước

▪ Tỷ lệ giải đáp thắc mắc và mức độ hài lòng của câu trả lời từ trường UEF có thể đánh giá được những thông tin trường cung cấp cho công chúng là đầy đủ

▪ Số lượng phản hồi tốt từ sinh viên theo học tại trường, đánh giá tốt từ phụ huynh lựa chọn dịch vụ giáo dục tại trường UEF cho con em của họ

▪ Dựa trên số liệu nghiên cứu khán giả và số liệu theo dõi chi phí của chiến dịch truyền thông, UEF sẽ phân tích về độ rộng tiếp cận, tần suất nhìn thấy, đánh giá quá trình thực hiện đạt được bao nhiêu % so với kế hoạch, các thông số CPM (chi phí trên 1000 người) hoặc CPP (chi phí trên 1% khán giả mục tiêu)

▪ Các nội dung nghiên cứu có thể kể đến như mức độ nhận biết thương hiệu trường UEF, mức độ nhận biết của chiến dịch “Cùng UEF hướng nghiệp” , mức độ nhớ và hiểu về thông điệp truyền thông, sự tác động của chiến dịch về nhận thức và tình cảm của công chúng đối với trường UEF

3.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM

3.4.1.1 Video trên các nền tảng mạng xã hội

Khi nhận được nhiệm vụ truyền thông từ Ban giám hiệu, bên bộ phận Marketing sẽ bắt đầu lên ý tưởng cho các video, mọi ý tưởng đều phải được chọn lọc và thông qua sự xác nhận của trưởng phòng Marketing Quy trình thực hiện video bao gồm:

- Bộ phận Content Marketing: phụ trách kịch bản, nội dung, bối cảnh video

- Bộ phận Ekip: chịu trách nhiệm dựng video cho tất cả content

- Nhân viên Designer: chỉnh sửa video

- Nhân viên Hậu cần: phụ trách hậu kỳ, đẩy tiến độ và có nhiệm vụ liên lạc, kết nối với những nhân vật được mời góp mặt trong video

- Bộ phận Social Media: hoạch định thời gian biểu đăng tải và kênh truyền thông Đây cũng là bộ phận phụ trách việc theo dõi hiệu quả, viết báo cáo thống kê hiệu suất hoạt động truyền thông sau mỗi chu kỳ

UEF Channel là kênh Youtube chính thức của trường UEF được thành lập từ ngày 1 tháng 8 năm 2012, với tổng lượt xem 1.687.767 (tính đến tháng 11/2023) Hiện UEF Channel đã thu hút gần 10 ngàn lượt đăng ký, với hơn 400 video và 15 danh sách phát Nội dung video xoanh quanh chủ đề hướng nghiệp, vlog trường học, bí kíp học thi, hoạt động của các câu lạc bộ UEF, tư vấn tuyển sinh, văn nghệ và sự kiện.

Nguồn: https://www.youtube.com/@daihocuef, năm 2023

Trong năm 2023, UEF đã hoàn thiện danh sách phát “Cùng UEF hướng nghiệp” với

37 video hướng nghiệp, tương ứng với hơn 30 ngành học đang lưu hành tại trường.

UEF UNIVERSITY là kênh TikTok chính thức trường UEF, với hơn 257 nghìn lượt theo dõi, 1.7 triệu lượt thích Tính đến tháng 11/2023, UEF UNIVERSITY đã đăng tải

CĂN CỨ VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC

▪ Căn cứ bài học kinh nghiệm từ hướng đi và cách thức truyền thông của các trường đại học đối thủ cạnh tranh đang hoạt động tại TPHCM

▪ Căn cứ vào khả năng và nguồn lực của trường ĐH UEF

▪ Căn cứ định hướng và kế hoạch phát triển đến năm 2023 mà trường đã đề ra

▪ Căn cứ vào thực trạng hoạt động truyền thông Marketing tích hợp của trường UEF được phân tích, mô tả, nghiên cứu ở chương 3

✓ Phát triển UEF trở thành thương hiệu ngôi trường ĐH uy tín, chất lượng tại Việt Nam nói chung, và tại TPHCM nói riêng

✓ Gia tăng độ nhận biết về hình ảnh trường ĐH UEF trong cộng đồng học sinh sinh viên, phụ huynh có con em trong lứa tuổi Trung học Phổ thông và ĐH

✓ Phát huy những lợi thế đã tích lũy được, kết hợp với hình thức truyền thông mới để đem lại cho khách hàng những nguồn thông tin mới mẻ, hiện đại

✓ Nâng cao chất lượng công tác truyền thông của UEF trong thị trường giáo dục - đào tạo bậc ĐH

✓ Mở rộng truyền thông bao phủ cả nước

✓ Tối đa hoá sự thoả mãn của khách hàng tiềm năng và hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng

✓ Tạo cơ hội tăng trưởng doanh thu

✓ Duy trì ổn định việc làm, đảm bảo thu nhập và đời sống của các cán bộ, công nhân viên đang hoạt động tại trường ĐH UEF

ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM

- Ngân sách cho các hoạt động Marketing của trường UEF tương đối lớn và được xây dựng, triển khai theo kế hoạch

- Nhà trường có định hướng về mục tiêu phát triển rõ ràng theo từng giai đoạn

- Đội ngũ Marketing của nhà trường có chuyên môn cao

- Các hoạt động Marketing kỹ thuật số trên mạng xã hội, PR và khuyến mãi qua các chính sách học bổng được đầu tư và khai thác mạnh mẽ

- Thông điệp rõ ràng, phù hợp và gần gũi với đối tượng truyền thông mục tiêu

- Tỷ lệ phản hồi tốt cao

- Các hoạt động Marketing kỹ thuật số chưa được chú trọng đầu tư và đa dạng chiến lược nội dung ở website và landing page, hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO, quảng cáo, và các kênh còn chưa được triển khai dàn trải

- Các video trên một số nền tảng tuy được cập nhật đều đặn nhưng lượt tương tác chưa cao, chất lượng edit khá chênh lệch giữa các kênh

- Do thị hiếu của học sinh Trung học Phổ thông ngày càng nhiều nên một số thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, khiến một số ít học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngành hoặc chương trình đào tạo

- Tỉ lệ đối tượng mục tiêu sử dụng mạng xã hội và tiếp cận của Internet ở Việt Nam cao với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng đi kèm

- Xu hướng nội dung và phương tiện truyền thông thay đổi liên tục Tạo ra cơ hội gia tăng tiếp cận thương hiệu với khách hàng và lắng nghe họ hiệu quả hơn

- Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ truyền thông, khéo léo chọn lựa giữa kênh truyền thông trực tiếp và kênh truyền thông gián tiếp

- Internet là một thách thức trong việc kiểm soát nội dung, đánh giá và nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu với khả năng lan truyền nhanh chóng.

- Các đối thủ cạnh tranh đang thích nghi và phát triển trong môi trường chuyển đổi và tạo ra những thách thức trong việc truyền thông và xây dựng nhận biết.

- Cùng với nhận thức về vai trò ngày càng quan trọng của truyền thông Marketing trong tuyển sinh đại học chính quy, các trường đại học đều tăng cường ngân sách đầu tư cho hoạt động này để thu hút tối đa người quan tâm xét tuyển vào trường.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TPHCM NĂM 2024

4.3.1 Lập kế hoạch truyền thông marketing

Kế hoạch truyền thông Marketing đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo các nhiệm vụ truyền thông được triển khai đạt được mục tiêu đề ra Do đó, việc xây dựng kế hoạch truyền thông Marketing phải được quan tâm hàng đầu.

Nhà trường cần xác định rõ thời gian thực hiện kế hoạch truyền thông Marketing, căn cứ theo đề án tuyển sinh của trường cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo Từ đó, Ban Giám hiệu chỉ đạo, cùng các đơn vị chức năng triển khai theo từng giai đoạn phù hợp với tiến trình tuyển sinh.

4.3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác xác định công chúng mục tiêu Đối tượng mục tiêu mà UEF muốn hướng tới là học sinh lớp 12 và phụ huynh Tuy nhiên, đối tượng này sẽ có sự phân loại khác nhau về mặt địa lý, vùng miền, điều kiện cũng như sự hiểu biết Do đó, nhà trường cần phải thiết kế các thông điệp truyền thông thật sự dễ hiểu, gần gũi, hình ảnh trực quan sinh động để công chúng mục tiêu hiểu và cảm nhận một cách chính xác nhất.

Bên cạnh đó, nhà trường cần có sự nghiên cứu, thống kê nhu cầu ngành học, nguồn nhân lực thực tế hiện tại xã hội cần để xây dựng ngành học mới, tập trung đào tạo theo nhu cầu xã hội Hiện nay, nhiều trường đang định hướng phát triển theo hướng đa dạng ngành học nhằm thu hút thí sinh cũng như các bậc phụ huynh cân nhắc và lựa chọn theo học tại trường.

4.3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác xác định mục tiêu truyền thông Marketing

Nhà trường nên xác định mục tiêu truyền thông Marketing cho từng giai đoạn tương ứng với các giai đoạn khác nhau của quá trình tuyển sinh Căn cứ vào mục tiêu từng giai đoạn, có thể dễ dàng theo dõi, kiểm soát việc đạt được mục tiêu đặt ra.

Cần chú trọng hơn nữa mục tiêu phát triển, nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà trường Nhận thức rõ về vai trò, hình ảnh, sứ mệnh của trường UEF đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho đất nước, đồng thời, khẳng định đây là môi trường tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, cơ hội thực hành đối với người học.

4.3.4 Giải pháp hoàn thiện thông điệp truyền thông Marketing

Thứ nhất, đa dạng hơn nguồn thông điệp để tạo dựng được niềm tin tích cực với công chúng mục tiêu như: Tăng cường mời chuyên gia, người có tầm ảnh hưởng đưa thông tin; Mở rộng sang nguồn sẵn có là chính các sinh viên tiêu biểu của trường với những thành tích nổi bật trong cả học tập cũng như hoạt động xã hội khác và phụ huynh của họ; Tận dụng phát biểu của các đối tác khi ký kết thỏa thuận hợp tác với trường để nhấn mạnh đến chất lượng đào tạo của trường;…

Thứ hai, tập trung hơn nữa vào xây dựng thông tin, hình ảnh nhằm đáp ứng tốt hơn sự quan tâm từ công chúng mục tiêu Nhà trường có thể cân nhắc xây dựng thông điệp truyền thông riêng cho từng khối ngành, từng ngành đào tạo, tạo được sự khác biệt giữa các ngành học, có đối chiếu với nhu cầu xã hội để thí sinh dễ dàng cân nhắc và lựa chọn; Nhấn mạnh về những cơ hội, lợi ích của thí sinh khi theo học tại trường để thu hút hơn nữa sự quan tâm của thí sinh và phụ huynh.

Thứ ba, về hình thức thông điệp Thông điệp truyền thông cần được thiết kế đa dạng về hình thức, bao gồm hình ảnh, video, âm thanh, Những thông tin học thuật có thể xen kẽ với những thông tin, hình ảnh về hoạt động ngoại khóa, cuộc thi, tạo sân chơi cho sinh viên Ngoài ra, đối với mỗi phương tiện truyền thông, trường nên lựa chọn hình ảnh, video cho phù hợp.

4.3.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả xác định ngân sách truyền thông Marketing

Phương pháp xác định ngân sách căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ là một phương pháp có tính khoa học, khả thi, đảm bảo ngân sách cho từng mục tiêu, nhiệm vụ truyền thông

Các phương pháp khác cũng nên được trường cân nhắc lựa chọn để phát huy lợi thế của mỗi phương pháp.

4.3.6 Giải pháp hoàn thiện công cụ truyền thông

Thứ nhất, tùy theo thực tế, nhà trường cần cân nhắc lựa chọn một công cụ hay phối hợp nhiều công cụ truyền thông trong số ba công cụ thường được sử dụng là quảng cáo, PR và marketing trực tiếp.

Thứ hai, quảng cáo trên truyền hình cần linh hoạt trong khung giờ phát sóng trên truyền hình để tiếp cận nhiều hơn với thí sinh Hiện nay, hầu hết các trường có quảng cáo tập trung trong khung giờ vàng phát sóng như thời sự 19 giờ, 12 giờ.

Thứ ba, nhà trường cần có sự đầu tư cải tiến, đổi mới, cập nhật thường xuyên để tăng sự hấp dẫn của website, Fanpage và Youtube, tận dụng kênh Tiktok để tiếp cận dễ dàng hơn đến với đối tượng học sinh Trung học Phổ thông.

Thứ tư, huy động và tận dụng chính đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường để tư vấn tuyển sinh, đặc biệt là những thầy cô am hiểu các thông tin về các chuyên ngành.

4.3.7 Giải pháp nâng cao công tác kiểm soát và đánh giá hiệu quả truyền thông

Thứ nhất, số hóa dữ liệu thí sinh thu được qua từng kênh, từng công cụ để dễ dàng theo dõi kết quả, có số liệu báo cáo hàng tháng về số người truy cập, số thí sinh đăng ký trong gian thực hiện truyền thông.

KẾT LUẬN

Marketing nói chung và hoạt động truyền thông nói riêng là một hoạt động đóng vai trò quan trọng, nó giúp doanh nghiệp có những quyết định, định hướng đúng đắn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển Đây là công việc hết sức khó khăn và đòi hỏi vận dụng những lý luận về Marketing.Vì vậy, trong ngành giáo dục bậc đại học, muốn hoạt động truyền thông của trường thông suốt và hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh trong tương lai thì nhà trường cần có một chiến lược truyền thông hiệu quả.

Giáo dục – đào tạo tại các trường đại học hiện nay không còn thuần túy là phúc lợi công, mà dần thay đổi thành dịch vụ giáo dục Trước xu thế cạnh tranh cao giữa các trường đại học trong bối cảnh thế giới với thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, thì truyền thông Marketing là lựa chọn tối ưu của các trường đại học để thu hút tuyển sinh và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khẳng định vị thế.

Nhằm hoàn thiện hoạt động truyền thông tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TPHCM trong năm 2024, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoạt động truyền thông Marketing tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” Đề tài đã mang đến một cách nhìn chân thực hơn về bối cảnh thị trường ngành dịch vụ giáo dục bậc Đại học tại Việt Nam hiện tại Đồng thời, nêu ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như cả cơ hội và thách thức mà thương hiệu trường UEF đang đối mặt Đây chính là cơ sở để xây dựng nên những giải pháp truyền thông cho nhà trường năm 2024 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông thương hiệu và tăng độ nhận biết thương hiệu.

Nghiên cứu này đã tổng hợp lại thông tin về trường ĐH UEF, quy trình triển khai các hoạt động truyền thông Marketing trong năm 2023, tập trung làm rõ sự quan trọng và những thách thức trong việc ứng dụng Marketing mạng xã hội vào công tác truyền thông cho trường ĐH UEF, từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp.

Những vấn đề trình bày trong bài báo cáo này được đúc kết qua những nghiên cứu về lý luận và quan sát của cá nhân tác giả Tuy nhiên, thời gian thực tập ngắn và kiến thức

48 chuyên ngành cùng kinh nghiệm thực tiễn của tác giả còn giới hạn nên một số phân tích, đánh giá, nhận xét và giải pháp đưa ra còn mang tính chất chủ quan Chính vì thế, tác giả rất mong quý Thầy, Cô, và các anh chị đang công tác tại khối hành chính Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc trường UEF thông cảm và góp ý để bài báo cáo được hoàn thiện hơn và có tính ứng dụng cao vào thực tế.

Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn cô Huỳnh Trị An đã giúp đỡ rất nhiều để tác giả hoàn thành tốt bài báo cáo này.

KIẾN NGHỊ

Trong bối cảnh cạnh tranh để tuyển sinh, phát triển truyền thông Marketing là một giải pháp hiệu quả để đạt hiệu quả tuyển sinh vào các chương trình đào tạo của trường ĐH UEF Trong phạm vi bài viết này, tác giả mong muốn được cung cấp một góc nhìn rõ hơn về thực trạng triển khai hoạt động truyền thông Marketing phục vụ cho công tác tuyển sinh tại trường ĐH UEF thời gian qua, làm cơ sở cho việc đề xuất tám nhóm giải pháp hoàn thiện, làm tài liệu để nhà trường tham khảo, xem xét và áp dụng để phát triển hoạt động truyền thông Marketing trong năm 2024.

Nghiên cứu đã xác định được những thiếu sót trong hoạt động truyền thông của trường UEF như các hoạt động Marketing kỹ thuật số chưa được chú trọng đầu tư và đa dạng chiến lược nội dung ở website và landing page, do thị hiếu của học sinh ngày càng nhiều nên một số thông tin chưa được cập nhật đầy đủ, khiến một số ít học sinh gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngành hoặc chương trình đào tạo.

Từ kết quả của nghiên cứu cho thấy các trường cần phải quan tâm hơn đến chất lượng của thông tin trên các trang mạng xã hội và cần tìm cách để quảng bá về nội dung khoa học nhiều hơn qua kênh truyền thông này, sử dụng các công cụ của Marketing kỹ thuật số để truyền thông đến nhóm người học tiềm năng.

Ngoài ra, giao tiếp trực tuyến thông qua những kênh online cũng có thể được sử dụng để duy trì giao tiếp đối thoại với đối tượng mục tiêu của trường, cần đa dạng hoá các kênh giao tiếp khác nhau để đáp ứng đa dạng đối tượng mục tiêu khác nhau

Ngày đăng: 21/02/2024, 14:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w