1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề tài quy định pháp luật về đấu thầu qua mạng và thực tiễn áp dụng

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định pháp luật về đấu thầu qua mạng và thực tiễn áp dụng
Tác giả Trần Thị Phương Thái
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Thăng Long
Trường học Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp luật về đấu thầu và đấu giá tài sản
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 62,98 KB

Nội dung

Khái niệm Khái niệm đấu giá được quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật Đầu tư 2023: Đấu giá làquá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn,dịch vụ phi t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

MÔN HỌC PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU VÀ ĐẤU GIÁ

TÀI SẢN

GIẢNG VIÊN: PGS.TS TRẦN THĂNG LONG

Đề tài: Quy định pháp luật về đấu thầu qua mạng và thực tiễn áp dụng

TP Hồ Chí Minh, 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG 3 1.1 Khái niệm 3 1.2 Đặc điểm 3 1.3 Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng 3 1.4 Những nội dung cần được thực hiện tên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia 4 1.5 Quy trình tổ chức thực hiện đấu thầu qua mạng 6 CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG 8 2.1 Thực tiễn áp dụng đấu thầu qua mạng 8 2.2 Lợi ích và bất cập của đấu thầu qua mạng 10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

Đấu thầu là quy trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hoặc lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư hay dự án đầu tư có sử dụng đất Quá trình này được thực hiện trên nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế Chủ đầu tư sẽ lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu cụ thể của mình, trong khi đó bên mua tổ chức đấu thầu để các nhà thầu cạnh tranh nhau Mục tiêu của bên mua là đạt được hàng hóa và dịch vụ đáp ứng các tiêu chí về kỹ thuật, chất lượng và có chi phí thấp nhất; còn mục đích của nhà thầu là giành được hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ với giá đủ bù đắp chi phí và đảm bảo lợi nhuận cao nhất có thể

Đấu thầu mang lại nhiều lợi ích, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các chủ đầu tư Việc thiết lập một hệ thống đấu thầu thống nhất và đồng bộ trên toàn quốc là điều tất yếu và rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay Mục đích là để đảm bảo sự phân bổ hiệu quả nguồn lực có hạn của Chính phủ Đấu thầu qua mạng là một giải pháp hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân lực, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh Phương thức này đảm bảo lựa chọn được nhà thầu đáp ứng yêu cầu về năng lực và chất lượng, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thầu nhằm mục đích trúng thầu và thao túng bên mời thầu Đấu thầu qua mạng tăng cường tính công khai, minh bạch thông tin trong hoạt động đấu thầu, thể hiện quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG 1.1 Khái niệm

Khái niệm đấu giá được quy định tại Khoản 8, Điều 3, Luật Đầu tư 2023: Đấu giá là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết, thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, lựa chọn nhà đầu tư để ký kết, thực hiện hợp đồng dự án đầu tư linh doanh trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình

Đấu thầu qua mạng được quy định tại Khoản 9, Điều 4, Luật Đầu tư 2023: Đấu thầu qua mạng là việc thực hiện hoạt động đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1.2 Đặc điểm

- Hoạt động trên không gian mạng: Đấu thầu qua mạng được thực hiện hoàn toàn trên không gian mạng thông qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Hoạt động này không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, cho phép các bên tham gia từ mọi nơi, mọi lúc chỉ cần có kết nối Internet

- Ba chủ thể tham gia: Đấu thầu qua mạng yêu cầu ít nhất ba chủ thể tham gia bao gồm Bên mời thầu, Bên dự thầu và cơ quan quản lý Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Mỗi chủ thể có vai trò và trách nhiệm riêng trong quá trình đấu thầu, đảm bảo tính minh bạch và công bằng

- Hệ thống mạng đấu thầu: Đấu thầu qua mạng đòi hỏi sử dụng một hệ thống mạng đấu thầu với các chức năng quản lý hệ thống thông tin đấu thầu Hệ thống này cung cấp nền tảng để quản lý toàn bộ quy trình từ lập kế hoạch, mời thầu, nộp hồ sơ, mở thầu, đến đánh giá và công bố kết quả, giúp đơn giản hóa và tối ưu hóa quá trình đấu thầu

1.3 Hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng

Có các hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng sau: Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hạng cạnh tranh trong nước (Khoản 1, Điều 50, Luật Đấu Thầu 2023)

Trang 5

Theo điểm b khoản 1 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023: "Từ ngày 01 tháng 01 năm

2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50." Đây là điểm mới của Luật Đấu thầu 2023, Luật Đấu thầu 2013 chưa quy định điều này

1.4 Những nội dung cần được thực hiện tên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

1.4.1 Lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng:

- Từ khi Luật này có hiệu lực đến hết 31/12/2024, việc đấu thầu có thể thực hiện qua mạng hoặc không qua mạng theo quy định của Chính phủ

- Từ 01/01/2025, tất cả các gói thầu phải thực hiện đấu thầu qua mạng, trừ các trường hợp không đấu thầu qua mạng theo quy định cụ thể

Các nội dung thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

- Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

- Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

- Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án,

hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

- Mở thầu và đánh giá các loại hồ sơ

- Mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu

- Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử

- Làm rõ các nội dung trong đấu thầu

- Gửi và nhận đơn kiến nghị

- Hợp đồng điện tử và thanh toán điện tử

Giá trị pháp lý của văn bản điện tử:

- Văn bản điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có giá trị pháp lý, làm

cơ sở đối chiếu, xác thực thông tin phục vụ đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân

Trang 6

Chi phí trong đấu thầu qua mạng:

- Chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

- Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu

- Chi phí tham dự thầu, ký kết hợp đồng và các chi phí khác

Quy định của Chính phủ:

- Chính phủ quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin quốc gia và hệ thống đấu thầu quốc gia

- Kỹ thuật đấu thầu qua mạng, quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng

- Lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng và các trường hợp không đấu thầu qua mạng

1.4.2 Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

- Tính công khai và truy cập: Hệ thống phải công khai và không hạn chế truy cập đối với thông tin được đăng tải

- Thời gian hệ thống: Thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia

- Hoạt động liên tục và an toàn: Hệ thống phải hoạt động liên tục, ổn định, đảm bảo an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu

- Ghi lại thông tin và truy xuất lịch sử giao dịch: Hệ thống phải có khả năng ghi lại và truy xuất lịch sử các giao dịch

- Thời điểm đóng thầu: Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ sau thời điểm đóng thầu

- Kết nối và chia sẻ thông tin: Hệ thống phải kết nối và chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, quản lý thuế, ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác để phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu

Những quy định này nhằm đảm bảo quá trình đấu thầu được thực hiện một cách minh bạch, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành

Trang 7

1.5 Quy trình tổ chức thực hiện đấu thầu qua mạng

- Thông báo mời thầu: Thông báo mời thầu là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình đấu thầu Thông báo này được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Nội dung của thông báo mời thầu bao gồm các thông tin cơ bản như tên và địa chỉ của bên mời thầu, thông tin về gói thầu, cách thức và thời gian dự thầu, cùng với các thông tin liên quan đến quyết định phê duyệt dự án Đây là bước

để các nhà thầu biết được thông tin về dự án và chuẩn bị hồ sơ dự thầu

- Phát hành hồ sơ mời thầu: Sau khi thông báo mời thầu được đăng tải, hồ sơ mời thầu sẽ được phát hành công khai kèm theo thông báo mời thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Nội dung của hồ sơ mời thầu được thực hiện theo mẫu quy định, bao gồm các thông tin chi tiết về yêu cầu kỹ thuật, tài chính và pháp lý Hồ sơ này

có thể được sửa đổi sau khi phát hành, nếu có thay đổi hoặc bổ sung thông tin Quyết định sửa đổi và hồ sơ sửa đổi sẽ được đăng tải công khai Ngoài ra, bên mời thầu cũng có thể hủy hoặc gia hạn các thông tin đã đăng tải nếu cần thiết

- Nộp hồ sơ dự thầu: Bên dự thầu tiến hành kê khai năng lực và nộp hồ sơ dự thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Hồ sơ dự thầu bao gồm các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, đề xuất kỹ thuật, bảng giá dự thầu, và các hồ sơ khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Sau khi nộp, bên dự thầu có quyền sửa đổi, thay thế hoặc rút hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu Điều này đảm bảo rằng các nhà thầu có thể điều chỉnh và hoàn thiện hồ sơ của mình

để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của bên mời thầu

- Mở thầu: Khi đến thời điểm mở thầu, bên mời thầu sẽ tiến hành giải mã và mở các

hồ sơ dự thầu đã nộp trực tuyến trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia Quá trình

mở thầu được thực hiện công khai và minh bạch, đảm bảo tính công bằng cho tất cả các nhà thầu tham gia Biên bản mở hồ sơ dự thầu, ghi lại tất cả các thông tin quan trọng về các hồ sơ đã nộp, sẽ được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để các bên liên quan có thể theo dõi và kiểm tra

- Đánh giá hồ sơ: Hồ sơ dự thầu sau khi được mở sẽ trải qua quá trình đánh giá và

so sánh theo từng tiêu chí quy định trong hồ sơ mời thầu Các tiêu chí này bao gồm

Trang 8

năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm, giá cả và các yếu tố khác liên quan Quá trình đánh giá nhằm xác định nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của dự án Căn cứ vào kết quả đánh giá, bên mời thầu sẽ xếp hạng các nhà thầu và lựa chọn những nhà thầu phù hợp nhất để tiến hành thương thảo hợp đồng Việc đánh giá được thực hiện một cách công bằng, minh bạch và khách quan

- Thông báo kết quả: Sau khi kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu được duyệt, bên mời thầu sẽ công bố quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Quyết định này được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để đảm bảo tính minh bạch và công khai trong quá trình lựa chọn nhà thầu Thông báo kết quả bao gồm thông tin về nhà thầu trúng thầu, giá trị hợp đồng và các điều kiện kèm theo Điều này giúp các bên liên quan nắm rõ kết quả và tiến hành các bước tiếp theo trong quy trình đấu thầu

Tổng kết, quy trình đấu thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm các bước từ thông báo mời thầu, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, mở thầu, đánh giá hồ sơ cho đến thông báo kết quả, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả trong quá trình lựa chọn nhà thầu

Trang 9

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Thực tiễn áp dụng đấu thầu qua mạng

Tại Việt Nam, đấu thầu qua mạng được chính thức triển khai trên toàn quốc từ năm

2016 theo Quyết định số 1402/QĐ-TTg ngày 13/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ Quyết định này phê duyệt Kế hoạch tổng thể và lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng giai đoạn 2016 – 2025 Lộ trình áp dụng đấu thầu qua mạng được chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 2016 - 2018

Lộ trình này áp dụng theo quy định tại Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định

số 63/2014/NĐ-CP, và Thông tư liên tịch số 07/TTLT/BKHĐT-BTC Bộ Kế hoạch

và Đầu tư đã tổng kết và đánh giá tình hình áp dụng đấu thầu qua mạng trong giai đoạn này để điều chỉnh lộ trình cho các năm tiếp theo Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tỷ lệ đấu thầu qua mạng không đạt chỉ tiêu đề ra, việc triển khai còn chậm và nhiều đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu

Giai đoạn 2019 - 2025

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều chỉnh tăng tỷ lệ áp dụng cho từng năm, nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025 Các bước cụ thể trong giai đoạn này bao gồm:

Năm 2019: Ban hành Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT ngày 16/12/2019, quy định

chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và quản lý, sử dụng giá trị bảo đảm dự thầu Thông tư này đặt ra lộ trình tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng cho các năm 2020, 2021 và giai đoạn 2022-2025

Năm 2022: Ban hành Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 31/05/2022, yêu cầu

nghiêm ngặt hơn về việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia cho các năm 2022, 2023 và từ năm 2024 trở đi

Hiện nay: Việc đấu thầu qua mạng từ ngày 01/01/2024 được quy định tại Luật Đấu

thầu 2023 và Nghị định 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 Theo đó:

o Từ ngày 01/01/2024 đến 31/12/2024, đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia 100% các gói thầu thuộc dự án đầu tư, dự toán mua sắm áp dụng hình

Trang 10

thức đấu thầu rộng rãi, hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng, trừ một số trường hợp đặc biệt

o Từ ngày 01/01/2025, đấu thầu qua mạng sẽ áp dụng cho tất cả các gói thầu, trừ các trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023

Thông tư 10/2022/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin và lựa chọn nhà đầu tư trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, đồng thời đưa ra lộ trình

áp dụng lựa chọn nhà đầu tư qua mạng như sau:

Từ ngày 01/6/2023: Việc cung cấp và đăng tải thông tin đối với dự án phải đấu

thầu theo pháp luật chuyên ngành và pháp luật về xã hội hóa sẽ được thực hiện trên

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Từ ngày 15/8/2023:

o Việc phát hành E-KSQT (thông báo khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư), E-HSMST (hồ sơ mời sơ tuyển), E-YCSBNLKN (yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm dự án đầu tư có sử dụng đất) qua mạng

o Nộp E-HSQT (hồ sơ quan tâm thực hiện qua mạng), E-HSDST (hồ sơ

dự sơ tuyển qua mạng), E-HSĐKTHDA (hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư

có sử dụng đất qua mạng) đối với dự án PPP và dự án đầu tư có sử dụng đất sẽ được thực hiện trên Hệ thống

Nghị định 23/2024/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực, quy định lộ trình áp dụng lựa chọn nhà đầu

tư qua mạng như sau:

Từ ngày 01/01/2025: Thực hiện thủ tục mời quan tâm qua mạng trong nước theo

Quy trình mời quan tâm qua mạng trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Từ ngày 01/7/2025: Thực hiện lựa chọn nhà đầu tư qua mạng đối với dự án đầu tư

kinh doanh áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế trong nước theo

Trang 11

phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, một giai đoạn hai túi hồ sơ theo Quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng của Nghị định này trên Hệ thống

Điều 60 của Nghị định 23/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 quy định rõ các mốc thời gian và phương thức áp dụng, nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng

2.2 Lợi ích và bất cập của đấu thầu qua mạng

2.2.1 Lợi ích của đấu thầu qua mạng

 Tăng cường minh bạch và công bằng

Việc đấu thầu qua mạng giúp tăng cường tính minh bạch và công bằng trong quá trình đấu thầu Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động như một sàn thương mại điện tử, kết nối doanh nghiệp với chủ đầu tư một cách hiệu quả Các gói thầu được công khai trên trang web http://muasamcong.mpi.gov.vn, cho phép bên dự thầu chỉ cần đăng ký trên hệ thống và có kết nối Internet là có thể tiếp cận thông tin dự án và gói thầu bất kỳ lúc nào, từ bất cứ đâu, loại bỏ hoàn toàn các rào cản về không gian

và thời gian Tất cả giao dịch và trao đổi thông tin giữa bên dự thầu và bên mời thầu đều thực hiện trực tuyến, đảm bảo rằng các thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo mời thầu, hồ sơ mời thầu, biên bản mở thầu, báo cáo đánh giá tổng hợp

và kết quả lựa chọn nhà thầu đều được đăng tải công khai Bên dự thầu cũng có thể gửi yêu cầu làm rõ hồ sơ và kiến nghị liên quan đến gói thầu qua hệ thống, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng khi tham gia đấu thầu qua mạng

 Tiết kiệm nguồn lực: Thời gian - Nhân công - Chi phí

Đấu thầu qua mạng giúp tiết kiệm đáng kể nguồn lực, bao gồm thời gian, nhân công

và chi phí Các công việc trước đây đòi hỏi nhiều nguồn lực để thực hiện như in ấn

hồ sơ giấy, tổ chức mở thầu, đăng báo, mua/bán hồ sơ và giao/nhận hồ sơ, nay được thực hiện trực tiếp trên hệ thống mạng đấu thầu Điều này giúp các bên không cần gặp nhau, do đó không mất thời gian đi lại Bên mời thầu và bên dự thầu chỉ cần làm việc từ trụ sở cơ quan qua mạng Sau khi hồ sơ mời thầu được đưa lên mạng, bên dự thầu có thể gửi hồ sơ dự thầu bất kỳ lúc nào trước giờ đóng thầu, tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển, in ấn và lưu trú Đồng thời, việc số hóa tài liệu giúp

Ngày đăng: 09/07/2024, 10:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w