Có những người vợ, chồng có thể thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản chung, thì lúc này, hai bên chỉ yêu cầu tòa án công nhân việc thuận tình ly hôn mà không cần đề cập đến vấn
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI
LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM, THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
HÀ NỘI - 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản khóa luận là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các
số liệu được thống kê và tổng hợp được thể hiện trong khóa luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Diễm Kiều
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy, cô trong khoảng thời gian làm khóa luận tốt nghiệp vừa qua, bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ,
sự chỉ bảo tận tình và những sự đóng góp ý kiến từ thầy, cô và bạn bè
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Vũ Văn Tính, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này
Tôi gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong học viện và đặc biệt là các thầy, cô thuộc khoa Nhà nước và pháp luật đã tận tình dạy cho tôi những kiến thức, những bài học quý báu để tôi có nền tảng kiến thức để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp
Trong khóa luận, do còn những thiếu sót về kiến thức cũng như kinh nghiệp, nên bài khó tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thầy, cô để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Thống kê các bản án, quyết định được thụ lý, giải quyết
trên địa bàn Thành phố Hà Nội
22
Bảng 2.2 Thống kê các bản án tranh chấp về chia tài sản khi ly hôn
tại Thành phố Hà Nội
25
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện công tác về giải quyết các vụ việc hôn
nhân và gia đình của các tòa án cấp huyện và cấp tỉnh tại Hà Nội
35
Trang 6MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.1 Mục đích nghiên cứu 4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Kết cấu của khóa luận 5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7
1.1 Khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 7
1.2 Nội dung nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 7
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 9
1.3.1 Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng 10
1.3.2 Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung 10
1.3.3 Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập 11
1.3.4 Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng 11
1.4 Vai trò của nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 13
1.5 Khái quát về tài sản của vợ chồng 14
Trang 71.5.1 Tài sản chung của vợ chồng 14
1.5.1.1 Khái niệm tài sản chung 14
1.5.1.2 Xác định tài sản chung 16
1.5.2 Tài sản riêng của vợ chồng 17
1.5.2.1 Khái niệm tài sản riêng 17
1.5.2.2 Xác định tài sản riêng 18
1.5.3 Tài sản liên quan đến người thứ ba 19
1.5.4 Khái niệm ly hôn 19
1.6 Đặc điểm và hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 20
1.6.1 Đặc điểm của phân chia tài sản khi ly hôn 20
1.6.2 Hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 21
Tiểu kết 22
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 23 2.1 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 23
2.1.1 Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án về tranh chấp tài sản khi ly hôn tại Hà Nội 23
2.1.2 Tình hình xét xử các vụ án ly hôn 28
2.2 Kết quả công tác thụ lý, giải quyết vụ án 36
2.3 Những hạn chế và thiếu sót trong công tác giải quyết các vụ án 38
2.3.1 Công tác thụ lý, giải quyết vụ án của các tòa án 38
2.3.2 Áp dụng các nguyên tắc về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn 40
2.3.3 Xác định tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn 42
2.4 Nguyên nhân 47
Tiểu kết 49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 50
3.1 Giải pháp về công tác thụ lý và giải quyết vụ án của tòa án 50
Trang 83.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng nguyên tắc giải quyết tài
sản của vợ chồng khi ly hôn 51
3.2.1 Giải pháp về mâu thuẫn của vợ, chồng 52
3.2.2 Giải pháp về nguyên tắc giải quyết tài sản theo thỏa thuận 52
3.2.3 Giải pháp về phân chia tài sản bằng hiện vật và giá trị 53
3.2.4 Giải pháp về yếu tố lỗi 54
3.3 Phương hướng, giải pháp về xác định tài sản của vợ, chồng 54
3.3.1 Phương hướng, giải pháp về xác định tài sản chung, tài sản riêng 54
3.3.2 Phương hướng, giải pháp về xác định tài sản chung, tài sản riêng là bất động sản 56
3.3.3 Phương hướng, giải pháp về mức công sức đóng góp của vợ, chồng 57
3.3.4 Phương hướng, giải pháp về người thứ ba 58
3.4 Việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật 59
Tiểu kết 60
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 9Trong hôn nhân, người vợ và người chồng đều có nghĩa vụ tạo lập nên tài sản chung, tài sản này được sử dụng trong cuộc sống, phục vụ các nhu cầu thiết yếu của gia đình, chăm lo đời sống vợ chồng, con cái và phục vụ những nhu cầu khác khi vợ, chồng có nhu cầu
Khi người vợ và người chồng có mâu thuẫn hay xung đột xảy ra trong thời
kỳ hôn nhân mà không đạt được tiếng nói chung, không thống nhất được ý kiến thì lúc này, ly hôn có thể xảy ra
Ly hôn xảy ra khi mà quan hệ hôn nhân trên mặt pháp lý và trên mặt tình nghĩa giữa vợ và chồng không còn đồng thuận, thống nhất, khi mà mục đích của hôn nhân không đạt được Trong quá trình ly hôn giữa vợ và chồng thường xảy
ra các tranh chấp khác nhau, trong đó điển hình là tranh chấp về tài sản trong hôn nhân mà hai bên đã tạo ra trong thời kỳ hôn nhân trước đó
Để ly hôn và chia tài sản khi ly hôn là một quá trình dài Có những người
vợ, chồng có thể thỏa thuận được với nhau về phân chia tài sản chung, thì lúc này, hai bên chỉ yêu cầu tòa án công nhân việc thuận tình ly hôn mà không cần
đề cập đến vấn đề giải quyết tài sản chung Nếu trong trường hợp mà mâu thuẫn gay gắt, không thể có tiếng nói chung, không thể thỏa thuận được thì hai bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết tài sản chung kết hợp với việc ly hôn Lúc này, tòa
án sẽ là bên thứ ba tiến hành hòa giải, nếu không hòa giải được sẽ thụ lý và giải quyết ly hôn và chia tài sản khi ly hôn của hai bên
Trang 102
Việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được tòa án giải quyết dựa trên các quy định của pháp luật, trong đó chủ yếu căn cứ theo các nguyên tắc được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các luật khác
Trong đề tài này, tác giả chọn vấn đề liên quan đến việc giải quyết tài sản khi vợ, chồng ly hôn để làm sáng tỏ được về vấn đề lý luận việc phân chia và thực tế xảy ra tranh chấp và giải quyết tài sản theo nguyên tắc sẽ diễn ra như thế nào Và trong thực tiễn áp dụng, những vướng mắc, bất cập sẽ được nêu và sẽ đề
ra được phương hướng giải quyết các vấn đề đó
2 Tình hình nghiên cứu
Từ vai trò quan trọng của gia đình mà có các học giả, nhà nghiên cứu về vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau, khi quan hệ hôn nhân kết thúc thì chia tài sản khi ly hôn cũng là vấn đề đáng quan tâm Trong đó có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề hôn nhân cũng như ly hôn Có thể chia các công trình nghiên cứu về vấn đề này thành ba nhóm như sau:
Trong các sách chuyên khảo như: “Giáo trình luật hôn nhân và gia đình
Việt Nam” của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Hồng Đức; “Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Hôn nhân và gia đình
Việt nam” của tác giả nguyễn Văn Cừ, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2008; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc
Điện, Nhà xuất bản trẻ năm 2004; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000” của tác giả Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội năm 2002,… Trong các cuốn sách trên, vấn đề về giải quyết tài sản trong quá trình ly hôn được phân tích chung chung,
có tính tổng quát và thuộc một nội dung nhỏ trong hôn nhân và gia đình, chưa
được phân tích cụ thể, chuyên sâu
Trong các bài báo, tạp chí: “Pháp luật về chia tài sản chung của vợ, chồng
khi ly hôn – một số bất cập và giải pháp hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Tùng
Trang 113
năm 2022, được đăng tại tạp chí tòa án; “Nguyên tắc giải quyết tài sản vợ, chồng
trong các vụ án ly hôn” của tác giả Hà Thị Khuyên năm 2022; “Xác định, phân chia tài sản khi ly hôn: Một số bất cập và kiến nghị” của tác giả Lê Hồng Hiển
năm 2020 được đăng tại tạp chí luật sư; “Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ
chồng khi ly hôn” của tác giả Nguyễn Xuân Bình và Lê Vân Anh năm 2019
được đăng tại tạp chí tòa án Ở các văn bản trên các bài báo, tạp chí đều có quy định và phân tích về các quy định về giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ chồng trên phạm vi cả nước, đều đưa ra được những hạn chế và có thể có một số kiến nghị để giải quyết Tuy nhiên những bài báo này đều phân tích và nêu ra những hạn chế về tài sản khi ly hôn của vợ, chồng nhưng chưa đề cập về được những hạn chế hay kiến nghị về phía tòa án
Trong các luận văn, luận án: “Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung
của vợ chồng khi ly hôn” của tác giả Đinh Thị Minh Mẫn, luận văn thạc sĩ luật
học của trường Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014; “Giải quyết tranh chấp tài
sản trong các vụ án ly hôn theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Long,
luận văn thạc sĩ luật học của Học viện Khoa học Xã hội năm 2017; “Chia tài sản
chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tại Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Lan, luận văn thạc sĩ năm 2017;…Trong các công
trình nghiên cứu các tác giả cũng nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về hôn nhân cũng như giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ chồng theo quy định của pháp luật Các công trình nghiên cứu này chưa đi sâu vào nghiên cứu về nguyên tắc giải quyết tài sản khi ly hôn
Trong tình hình nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu được đề cập ở trên đều có những lý luận, nguyên tắc về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, tác giả khóa luận đồng tình theo những quan điểm được đề cập đến tại các công trình nghiên cứu này Đồng thời tác giả khóa luận có nghiên cứu về khía cạnh nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, thực tiễn và giải
Trang 12Khóa luận nghiên cứu và làm rõ được các vấn đề lý luận và cơ sở pháp lý
về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản để từ đó phát hiện những vấn đề còn tồn tại, hạn chế về phía các đương sự và phía công tác thụ lý và xét xử của các tòa án Từ những tồn tại, hạn chế đã đưa ra, khóa luận đề xuất những phương hướng, giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo được quyền lợi, nghĩa vụ của các đương sự trong giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ, chồng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp là:
Phân tích và khái quát được các vấn đề về nguyên tắc giải quyết tài sản của
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu sử dụng chủ yếu là các quy định và nguyên tắc của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản khác có liên quan về giải quyết tài sản khi ly hôn của vợ chồng
Các vụ án về giải quyết tài sản khi ly hôn thuộc thẩm quyền của tòa án cấp
Trang 13Nội dung: Khóa luận nghiên cứu và khái quát về những vấn đề nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, từ những điều đã phân tích được đưa
ra những vấn đề còn tồn tại và phương hướng, giải pháp khắc phục
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, khóa luận sử dụng chủ yếu là tư tưởng Hồ Chí Minh
về nhà nước và pháp luật, đường lối của Đảng và Nhà nước trong pháp luật Trên các cơ sở lý luận đổi mới này để đảm bảo được các quyền, các lợi ích hợp pháp của nhân dân mà Đảng và Nhà nước quan tâm Từ đó đạt được sự ổn định, sử dụng những quy định, đường lối mới để củng cố và phát triển xã hội một cách tiên tiến, ổn định
Về phương pháp nghiên cứu trong khóa luận, sử dụng phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, thống kê, hệ thống để làm sáng tỏ được những mục đích nghiên cứu của đề tài Tổng hợp, phân tích các quy định của pháp luật và các văn bản liên quan về các vấn đề hôn nhân, ly hôn, tài sản trong hôn nhân, giải quyết tài sản khi ly hôn Dùng phương pháp phân tích, bình luận, tổng hợp để nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật, đồng thời đề ra được phương hướng, giải pháp giải quyết vấn đề
6 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề cơ bản về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ
Trang 146
chồng khi ly hôn tại Thành phố Hà Nội
Chương 2 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Thành phố Hà Nội
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn tại Thành phố Hà Nội
Trang 157
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGUYÊN TẮC GIẢI
QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN
TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1 Khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn được quy định tại các Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và được hướng dẫn thi hành tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình
Trong các văn bản pháp luật trên không có quy định về khái niệm nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, trong quá trình tìm hiểu và phân tích các quy định pháp luật về nguyên tắc này, tác giả đưa ra khái niệm về
nguyên tắc: “Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là hệ thống
các nguyên tắc quy định đòi hỏi việc phải tuân thủ theo đúng trình tự trong việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn Khi áp dụng các nguyên tắc cần phải thực hiện theo đúng các trình tự và cần tuân thủ theo các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các nguyên tắc này”
1.2 Nội dung nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Một là, giải quyết theo chế độ tài sản của vợ chồng Khi giải quyết tài sản
của vợ chồng khi ly hôn thì bao giờ tài sản cũng được giải quyết theo thỏa thuận của vợ chồng trước, sau đó mới giải quyết tài sản theo luật định Điều này được quy định tại khản 1 của Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và khản 1 của Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016, hai quy định này thể hiện việc tôn trọng quyền lựa chọn của các đương sự trong vấn đề giải quyết tài sản khi ly hôn Khi mà văn bản thỏa thuận của vợ chồng có quy định về việc chia tài sản chung mà thỏa thuận này hợp pháp thì đương nhiên, việc giải quyết tài sản sẽ được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng
Trang 168
Nếu trong trường hợp văn bản thỏa thuận không nêu đầy đủ, nêu không rõ thì tài sản được giải quyết theo thỏa thuận đã quy định trước đó, còn về phần tài sản không được thỏa thuận thì sẽ được giải quyết theo luật định
Trong trường hợp mà vợ chồng không có văn bản thỏa thuận hoặc có văn bản thỏa thuận mà văn bản này bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì giải quyết tài sản
sẽ không được giải quyết theo thỏa thuận nữa mà sẽ được giải quyết theo luận định
Hai là, chia tài sản bằng hiện vật Khi mà việc giải quyết tài sản theo thỏa
thuận không thành thì việc giải quyết tài sản sẽ được thực hiện theo luật định Về nguyên tắc việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi và được chia bằng hiện vật
Trong quá trình xét xử, tòa án sẽ tiến hành chia tài sản chung bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì sẽ chia theo giá trị của tài sản Trước khi tiến hành chia tài sản tòa án sẽ thẩm định, đánh giá giá trị của tài sản bằng hiện vật theo giá trị của thị trường tại thời điểm giải quyết tài sản để xác định tổng giá trị tài sản cần giải quyết và sự chêch lệch giữa giá trị tài sản bằng hiện vật so với giá trị tài sản khác Khi một bên nhận được hiện vật có giá trị lớn hơn phần giá trị tài sản còn lại thì sẽ tiến hành việc thanh toán giá trị chêch lệch cho bên còn lại nhằm đảm bảo tính công bằng khi giải quyết tài sản
Ba là, không chia tài sản riêng Đối với tài sản riêng của vợ chồng khi tiến
hành giải quyết tài sản khi ly hôn thì phần tài sản riêng này thuộc quyền sở hữu của ai vẫn sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó mà không tiến hành chia Trong trường hợp mà tài sản riêng được nhập vào tài sản chung theo thỏa thuận của vợ chồng thì khi giải quyết tài sản, tài sản riêng này đã là tài sản chung, tòa án tiến hành việc giải quyết tài sản theo quy định Nếu trong trường hợp tài sản riêng bị trộn lẫn với tài sản chung mà không có thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung thì khi giải quyết tài sản mà vợ chồng có yêu cầu tách tài sản riêng
và tài sản chung ra thì sẽ được giải quyết phần tài sản riêng đã trọn lẫn với tài
Trang 179
sản chung Nếu vợ chồng có thỏa thuận vẫn giữ nguyên tài sản và coi tài sản riêng trộn lẫn đó là tài sản chung thì tòa án chia tài sản chung theo quy định mà không tách tài sản riêng với tài sản chung
Bốn là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp phá của các đối tượng khác Khi tiến
hành giải quyết tài sản của vợ chồng, tòa án cần xem xét về việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng khác có liên quan đến vụ án, ở đây là đối tượng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc những người phụ thuộc khác mà không có khả năng tạo ra thu nhập
Trong thời kỳ hôn nhân, đương nhiên việc chăm sóc và đảm bảo đời sống của những đối tượng này thuộc nghĩa vụ của vợ, chồng Hai người sẽ cùng chăm sóc, bảo đảm đời sống cho những đối tượng này, tuy nhiên, khi ly hôn, tòa sẽ tiến hành việc giải quyết con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cho vợ hoặc chồng là người trực tiến nuôi dưỡng Khi tiến hành việc giải quyết tài sản, tòa án cần căn cứ theo việc vợ hoặc chồng là người nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên trực tiếp mà chia tài sản là bất động sản (nếu có) cho người đó để đảm bảo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự Nếu không có tài sản là bất động sản thì tòa án cần giải quyết tài sản khác sao cho đảm bảo được nhu cầu cơ bản về chăm sóc và nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, đồng thời bên vợ hoặc không không trực tiếp nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cần thực hiện việc cấp dưỡng để bảo đảm điều kiện
cơ bản về nuôi dưỡng
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Trong quá trình giải quyết tài sản khi ly hôn, tòa án sẽ cần cân nhắc đến các yếu tố khác để đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích của mỗi bên Trong đó có các yếu tố về hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lợi ích chính đáng và lỗi
Trang 1810
của mỗi bên khi giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1.3.1 Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng
Về hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng là tình trạng về điều kiện kinh
tế, năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự, sức khỏe, khả năng lao động của mỗi bên và các thành viên khác trong gia đình mà vợ, chồng có quyền và nghĩa
vụ về nhân thân và về tài sản
Vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân có sức khỏe, khả năng lao động, khả năng kinh tế khác nhau Sau khi ly hôn, cuộc sống của họ có sự thay đổi nhất định Vợ và chồng có khả năng tạo ra thu nhập để phục vụ nhu cầu cơ bản của đời sống không? Vợ, chồng có sức khỏe đảm bảo duy trì, ổn định được cuộc sống sau khi ly hôn không? Khả năng kinh tế sau khi ly hôn có đáp ứng được nhu cầu cuộc sống không? Năng lực pháp luật và năng lực hành vi có bị ảnh hưởng sau khi ly hôn không? Những yếu tố này đều gây ảnh hưởng tới quyết định của tòa án
Khi giải quyết tài sản tòa án cần cân nhắc được đúng, đầy đủ và phù hợp với với hoàn cảnh của mỗi bên để tiến hành phân chia tài sản theo tỷ lệ hợp lý Bên có hoàn cảnh khó khăn hơn sẽ được chia phần tài sản lớn hơn bên còn lại,
để đảm bảo cuộc sống sau khi ly hôn của họ được ổn định
1.3.2 Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung
Về công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung là sự đóng góp về công sức lao động, mức thu nhập của vợ và chồng Trong mỗi quan hệ hôn nhân thì mức độ, tỷ lệ đóng góp của vợ, chồng vào tài sản chung là khác nhau Điều này phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe, khả năng, năng lực, trình độ của vợ, chồng Đối với đóng góp về mức thu nhập được thể hiện bằng hình thức tiền thì việc xác định mức độ đóng góp vào tài sản chung là rất dễ, từ bảng lương, khoản tiền khác mà tòa án có thể căn cứ vào đó
Trang 1911
để xác định được công sức đóng góp là nhiều hay ít Đối với đóng góp là công sức được thể hiện bằng việc chăm lo nhà của, con cái, chăm lo cho đời sống của gia đình thì việc tòa án xác định mức đóng góp vào tài sản chung sẽ gặp khó khăn nhất định Khi xét xử, tòa án cần xác định rõ ràng, chính xác về mức độ của công sức đóng góp trong thời kỳ hôn nhân của vợ và chồng vào tài sản chung, để
từ đó xác định được việc chia tài sản chung như thế nào cho phù hợp Tất nhiên người nào có mức độ đóng góp nhiều nhất sẽ được chia tài sản chung nhiều hơn
để đảm bảo được quyền lợi của mỗi bên khi giải quyết tài sản
1.3.3 Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập
Về việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh
và nghề nghiệp là việc sau khi ly hôn và đã tiến hành việc chia tài sản chung thì cần đảm bảo vấn đề về hoạt động nghề nghiệp của vợ, chồng vẫn được diễn ra, vẫn được tiếp tục hành nghề; về hoạt động kinh doanh thì vợ, chồng vẫn được kinh doanh, vẫn được hoạt động đảm bảo mức thu nhập phục vụ nhu cầu cuộc sống và việc đảm bảo thanh toán phần giá trị tài sản chênh lệch của vợ, chồng (nếu có) Khi tiến hành việc giải quyết tài sản khi ly hôn, tòa án cần đảm bảo bảo
vệ được lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp, không gây ảnh hưởng tới điều kiện sống tối thiểu của vợ chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự sau khi ly hôn
1.3.4 Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
Về lỗi của vợ, chồng khi ly hôn là khi người vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình, ngoại tình, phá hoại tài sản, không đóng góp công sức vào tài sản chung Khi vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân mà có một trong các yếu tố lỗi này thì khi ly hôn, tòa án sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi để tiến hành việc giải quyết tài sản, đảm bảo cho bên không vi phạm lỗi nhận được phần tài sản nhiều hơn, đảm bảo
Trang 2012
cho quyền và lợi ích của bên không vi phạm, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự Tuy nhiên, trong quy định của điểm g, khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 có quy định việc phá hoại tài sản chung hay riêng thuộc hành vi bạo lực gia đình, điều này gây mâu thuẫn khi điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 quy định hành vi phá hoại tài sản là hành vi không thuộc hành vi bạo lực gia đình, tức là hai hành vi này là hành vi riêng biệt nhằm xác định yếu tố lỗi của mỗi bên khi giải quyết tài sản đồng thời với sự kiện ly hôn Khi xét xử, tòa án cần cân nhắc
kỹ lưỡng, xác định chính xác đối với yếu tố lỗi để đảm bảo được quyền và lợi ích của mõi bên không bị xâm phạm, đảm bảo tính công lý, công bằng, bình đẳng của pháp luật
Giải quyết tài sản khi có sự tham gia của người thứ ba Trong thời kỳ hôn nhân mà tài sản của vợ, chồng có sự tham gia của người thứ ba trong việc thực hiện vay nợ, sự tham gia góp vốn tài sản của người thứ ba Người thứ ba có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan này được bảo vệ bởi Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản pháp luật khác
Khi tiến hành ly hôn, vợ chồng có nghĩa vụ thông báo có người thứ ba biết
về sự kiện ly hôn và chia tài sản để người thứ ba có thể bảo vệ được quyền lợi của mình Về phía người thứ ba có thể lựa chọn việc yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề tài sản của họ đồng thời với việc giải quyết tài sản của vợ chồng hoặc có thể yêu cầu giải quyết tài sản trong một vụ án khác để có thể đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của người thứ ba
Về phía tòa án, khi tiến hành việc xét xử cần cân nhắc và xác định có người thứ ba liên quan đến tài sản chung của vợ chồng cần giải quyết không đồng thời xem xét đưa người thứ ba tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên việc này chỉ là xem xét do cần cân nhắc đến nhu cầu của người thứ ba như đã phân tích ở trên
Trang 2113
1.4 Vai trò của nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Theo các quy định của pháp luật về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, khi các nhà làm luật và khi tòa án áp dụng, thực hiện các nguyên tắc này thì các nguyên tắc có vai trò nhất định trong việc quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Thứ nhất, nguyên tắc có tác dụng xác định thứ tự cần giải quyết tài sản của
vợ chồng khi ly hôn Vài trò này có vị trí quan trọng trong việc giải quyết tài sản, trong quá trình ly hôn, ngoài việc xác định các loại tài sản cần giải quyết của vợ chồng thì cần xác định việc giải quyết tài sản như thế nào, giải quyết tài sản sao cho phù hợp với các nhu cầu của các đương sự Trước hết cần quan tâm, tôn trọng nguyện vọng và nhu cầu của vợ, chồng khi giải quyết tài sản Theo đó, trình tự giải quyết tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trước (nếu có), sau đó mới giải quyết theo các quy định của pháp luật
Thứ hai, nguyên tắc cần đảm bảo cơ bản cuộc sống của các bên sau khi ly
hôn Khi giải quyết tài sản, tòa án cần đảm bảo việc ổn định mức sống cơ bản của các bên sau khi giải quyết tài sản Theo đó, về nguyên tắc là chia đôi tài sản khi ly hôn của vợ chồng, điều này cũng thể hiện sự quan tâm của các nhà làm luật đối với hoàn cảnh cuộc sống của các bên Tuy nhiên việc chia đôi tài sản này không cứng nhắc mà có sự mềm dẻo khi có tính đến các yếu tố khác, nhằm đảm bảo việc giải quyết tài sản không có ảnh hưởng tới cuộc sống sau khi ly hôn của các bên
Thứ ba, nguyên tắc có vai trò bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của các đối tượng
Trong quá trình giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn, cần đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của các đối tượng khi tham gia giải quyết tài sản không bị xâm phạm Những điều này được quy định rõ trong các yếu tố ảnh hưởng đến nguyên tắc: hoàn cảnh gia đình của các bên; công sức đóng góp của vợ, chồng; lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh; lỗi của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; bảo vệ
Trang 2214
quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự
1.5 Khái quát về tài sản của vợ chồng
Trước hết, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 105 “Tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” [1] trong đó, tài sản bao gồm hai
loại tài sản là bất động sản và động sản, hai loại tài sản này có thể là tài sản ở hiện tại và tài sản hình thành trong tương lai
Cũng theo Bộ luật dân sự năm 2015, căn cứ chương VII, những tài sản là bất động sản là những loại tài sản không thể di dời được bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản khác theo quy định của pháp luật Còn những tài sản thuộc về động sản là những tài sản có thể di dời được mà không phải là bất động sản Tiêu chí để phân loại động sản và bất động sản dựa trên tiêu chí vật lý, đó là có di dời được hay không Đối với loại tài sản ở hiện tại là loại tài sản đã hình thành và đang hiện hữu tại thời điểm hiện tại, đồng thời tài sản này đã xác lập quyền sở hữu, các quyền khác đối với tài sản ở trong quá khứ hoặc tại thời điểm cần xác lập giao dịch (thời điểm ly hôn) Còn phần tài sản còn lại là tài sản hình thành trong tương lai
là phần tài sản chưa hình thành và tài sản đã hình thành nhưng chủ thể của tài sản xác lập quyền sở hữu của tài sản đó sau thời điểm xác lập giao dịch (sau khi
đã ly hôn)
1.5.1 Tài sản chung của vợ chồng
1.5.1.1 Khái niệm tài sản chung
Trong các quy định của pháp luật không có quy định về khái niệm tài sản chung là gì? Mà có quy định tài sản chung gồm những loại tài sản nào được quy định tại Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Theo quy định đó, ta có thể hiểu tài sản chung của vợ chồng là tài sản được
Trang 2315
hình thành trong thời kỳ hôn nhân và thuộc sự sở hữu chung của người vợ và người chồng Trong hôn nhân, vợ, chồng đều có nghĩa vụ trong việc tạo lập và xây dựng khối tài sản chung Hai người cùng đóng góp sức lao động của mình theo khả năng, trình độ, năng lực nên số lượng tài sản chung được đóng góp giữa hai người là khác nhau
Trong tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung, vợ, chồng có quyền
và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sở hữu, định đoạt, sử dụng phần tài sản chung
mà không liên quan đến việc ai làm ra nhiều tài sản thì được quyền sử dụng định đoạt, còn người kia thì không Phần tài sản chung là thống nhất, nhưng có thể phân chia tùy theo chế độ tài sản mà vợ chồng lựa chọn là theo thỏa thuận hay theo pháp luật
Từ những phân tích trên, tác giả rút ra được khái niệm về tài sản chung của
vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân: “Tài sản chung của vợ chồng là tài sản được
hình thành trong thời kỳ hôn nhân dưới công sức đóng góp của vợ và chồng, tài sản này có thể là bất động sản hoặc động sản hoặc là cả hai loại tài sản Khối tài sản chung của hai vợ, chồng là thống nhất, nhưng có thể phân chia và thỏa thuận góp phần tài sản riêng vào khối tài sản chung”
Theo các Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015, khối tài sản chung của vợ chồng là sự sở hữu chung hợp nhất, tuy nhiên khối tài sản chung này có thể phân chia Trong khối tài sản chung, người vợ và người chồng đều có nghĩa vụ bảo đảm khối tài sản này đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình, đồng thời có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về việc tạo lập, đóng góp, sử dụng, định đoạt, chiếm hữu khối tài sản chung Trong việc sử dụng, chiếm hữu, định đoạt phần tài sản chung, vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau trong một số trường hợp Nếu như trong trường hợp mà khối tài sản chung không thể nào đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của gia đình thì hai người vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp phần tài sản riêng (nếu có) vào phần tài sản chung để đảm bảo khối tài sản chung đáp ứng được nhu cầu thiếu yếu của gia đình Trong trường hợp,
Trang 2416
người vợ và người chồng nguyện ý và có thỏa thuận đóng góp phần tài sản riêng vào khối tài sản chung của hai người (phần thỏa thuận không vi phạm quy định của pháp luật), thì phần tài sản này sẽ được hợp nhất vào phần tài sản chung
1.5.1.2 Xác định tài sản chung
Trong giáo trình luật hôn nhân và gia đình có ghi “Khối tài sản chung của
vợ chồng có thể được tạo từ ba nguồn: do người vợ tạo ra; do người chồng tạo ra; do cả hai vợ chồng cùng tạo ra” [9] Theo đó, nguồn gốc của tài sản chung
được tạo ra chủ yếu từ công sức của người vợ và người chồng cùng nhau tạo dựng, số lượng tài sản chung của mỗi bên đóng góp vào là khác nhau tùy theo sức khỏe, trình độ, năng lực, trách nhiệm của mỗi bên
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung của vợ chồng tại Điều 33 và Điều 9 Nghị định 126/2014 NĐ-CP bao gồm những loại tài sản sau:
Những khoản tiền lương, khoản thu nhập do công sức lao động của vợ, chồng tạo ra Nếu trong trường hợp một trong hai người ở nhà làm nội trợ, và không tham gia bất kỳ hoạt động nào tạo ra tài sản thì người đó được coi là đóng góp công sức trong việc xây dựng và phát triển khối tài sản chung
Khi mà người vợ và người chồng, được người thân, bạn bè cho chung, tặng chung, thừa kế tài sản chung thì những phần tài sản được cho, tặng, thừa kế chung đó sẽ là phần tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Trong cuộc sống hôn nhân, nếu một trong hai vợ, chồng hoặc cả hai có những khoản tiền thưởng, hay trúng thưởng xổ số, hay những khoản tiền trợ cấp được nhận, thì những khoản tiền này đều góp phần tài sản chung của vợ, chồng khi mà nó được hình thành trong quá trình hôn nhân Tuy nhiên, trong trường hợp những khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng nhận được theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng hay quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng thì không được coi là tài sản chung
Trang 2517
Đối với loại tài sản mà theo quy định của điểm d, đ khoản 1 Điều 165 của
Bộ luật dân sự năm 2015 là tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ
sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc và người vợ, chồng xác lập được quyền sở hữu theo quy định của pháp luật thì những tài sản này thuộc về tài sản chung
Khi người vợ, chồng có thỏa thuận phân chia một phần tài sản chung thành tài sản riêng, thì phần tài sản còn lại sau khi bị chia là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai người Trong trường hợp mà vợ, chồng có thỏa thuận một phần hoặc tất cả phần tài sản riêng của một trong hai người hay của cả hai người hoặc phần tài sản khác mà không phải là tài sản chung gộp vào làm tài sản chung, phần tài sản được gộp vào làm tài sản chung là tài sản chung của vợ, chồng Trong thời kỳ hôn nhân, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng được xác lập trong thời kỳ này sẽ là tài sản chung của vợ, chồng Tuy nhiên, trong trường hợp
mà quyền sử dụng đất được tặng, cho, thừa kế riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng thì phần tài sản này không thuộc tài sản chung của
vợ, chồng
Trong trường hợp mà vợ, chồng có phần tài sản mà không chứng minh được đó là tài sản riêng thì phần tài sản này sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng
1.5.2 Tài sản riêng của vợ chồng
1.5.2.1 Khái niệm tài sản riêng
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có quy định
về khái niệm tài sản riêng của vợ, chồng mà chỉ nêu những tài sản nào thuộc tài sản riêng của vợ chồng theo hình thức liệt kê
Theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản riêng của vợ, chồng là những tài sản có được trước thời kỳ hôn nhân là những tài sản về bất
Trang 2618
động sản và động sản Ngoài phần tài sản có được trước thời kỳ hôn nhân thì trong thời kỳ hôn có thể vợ, chồng sẽ nhận được phần tài sản riêng khác là tài sản được tặng, cho, thừa kế riêng, những tài sản trên thuộc tài sản riêng của vợ hoặc chồng, thuộc quyền sở hữu, quyền định đoạt, quyền sử dụng riêng của cá nhân sở hữu tài sản đó
Đương nhiên phần tài sản riêng có thể được gộp vào tài sản chung hoặc có thể được tách ra từ tài sản chung theo thỏa thuận về tài sản của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân Cũng như tài sản chung, vợ, chồng sở hữu tài sản riêng
có quyền và nghĩa vụ đối với phần tài sản riêng của mình, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cá nhân trước và trong thời kỳ hôn nhân
Từ những phân tích trên, tác giả rút ra khái niệm về tài sản riêng của vợ,
chồng: “Tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng được hình thành và sở hữu
trên thực tế trước thời kỳ hôn nhân, trong thời kỳ hôn nhân mà xác lập quyền sở hữu tài sản riêng đối với tài sản đó Người sở hữu tài sản có các quyền và nghĩa
vụ đối với tài sản riêng được xác lập”
1.5.2.2 Xác định tài sản riêng
Pháp luật quy định tài sản riêng của vợ, chồng trước khi kết hôn và sau khi kết hôn tại Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 10 và 11 Nghị định 126/2014 NĐ-CP Tài sản riêng được xác định như sau:
Phần tài sản mà mọi người có trước khi kết hôn bao gồm cả bất động sản và động sản Khi được thừa kế, tặng, cho riêng tài sản vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc tài sản riêng của vợ, chồng
Khi vợ, chồng có thỏa thuận chia tài sản chung, thỏa thuận hoa lợi, lợi tức phát sinh là tài sản riêng thì những tài sản này được coi là tài sản riêng trong thời
kỳ hôn nhân
Có các phần tài sản riêng khác mà theo quy định thuộc tài sản riêng của vợ, chồng như quyền tài sản về pháp luật sở hữu trí tuệ, tài sản mà được xác lập
Trang 2719
quyền sở hữu riêng theo quyết định, bản án của tòa án, những khoản trợ cấp, ưu đãi được nhận theo quy định về người có công với cách mạng, quyền tài sản gắn liền với nhân thân của vợ, chồng, tài sản mà được hình thành từ tài sản riêng là tài sản riêng của vợ, chồng
1.5.3 Tài sản liên quan đến người thứ ba
Căn cứ theo Điều 32 và 60 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Điều
8 và 16 của Nghị định 126/NĐ-CP ngày 31/12/2014 thì trong trường hợp mà giao dịch tài sản của vợ, chồng được thực hiện với người thứ ba, khi tài sản chung của vợ, chồng được hình thành mà có sự tham gia giao dịch của người thứ
ba ngay tình thì người thứ ba này vẫn có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến phần tài sản đó Khi mà vợ, chồng thực hiện việc xác lập, thực hiện việc giao dịch với phần tài sản mà có sự tham gia của người thứ ba thì có nghĩa vụ phải cung cấp những thông tin cần thiết cho người thứ ba biết Trong trường hợp vợ, chồng ly hôn mà có tranh chấp về tài sản chung thì người thứ ba có tham gia giao dịch cần phải tham gia để thực hiện đầy đủ quyền lợi, và nghĩa vụ của mình đối với phần tài sản có liên quan
1.5.4 Khái niệm ly hôn
Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 “Ly
hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”[2]
Theo đó có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương, một bên là việc dân sự, một bên là vụ án dân sự Hai trường hợp ly hôn này đều cần tới tòa án để công nhận việc ly hôn và xét xử vụ án ly hôn Khi mà tòa án ra quyết định, bản án ly hôn và có hiệu lực pháp luật, thì thời điểm chấm dứt hôn nhân là thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án
Trong cả hai hình thức ly hôn, nếu một hoặc hai bên có yêu cầu chia tài sản khi ly hôn thì đều được tòa án thụ lý và giải quyết vấn đề phân chia tài sản khi ly
Trang 2820
hôn Trong quá trình xét xử ly hôn dù là thuận tình hay đơn phương thì tòa có thể giải quyết thêm tranh chấp về con cái, nợ chung, phân chia tài sản chung giữa hai bên nếu có yêu cầu giải quyết
1.6 Đặc điểm và hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
1.6.1 Đặc điểm của phân chia tài sản khi ly hôn
Đặc điểm của phân chia tài sản khi ly hôn gồm những đặc điểm sau:
Thứ nhất, lựa chọn hình thức phân chia tài sản chung khi ly hôn Khi ly
hôn, vợ chồng có thể lực chọn hình thức phân chia tài sản chung theo thỏa thuận hoặc phân chia tài sản chung theo luật định với sự tham gia xét xử của tòa án Đối với hình thức phân chia theo thỏa thuận, vợ chồng có quan điểm thống nhất
và thỏa thuận được với nhau khi phân chia tài sản chung Phân chia theo đúng được ý muốn, nhu cầu của mỗi bên, đạt thành được thống nhất chia tài sản chung theo thỏa thuận và mỗi bên cần đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận đã ký Còn trong trường hợp mà vợ, chồng không thể thỏa thuận với nhau được, không đạt thành việc thỏa thuận phân chia tài sản thì khi ly hôn có thể lựa chọn phân chia tài sản theo luật định là dựa trên những nguyên tắc, quy định của pháp luật và có sự tham gia xét xử của tòa án
Thứ hai, phân chia tài sản thuộc tài sản chung của vợ, chồng Khi có tranh
chấp về tài sản khi ly hôn thì thường là tranh chấp về tài sản chung của vợ, chồng, lúc này hai bên sẽ có tranh chấp về tài sản và cần phải xác định chia tài sản như nào để đáp ứng được yêu cầu của hai bên Tài sản riêng của ai thì đương nhiên sẽ thuộc sở hữu riêng của người đó và về phần tài sản riêng này sẽ không
có tranh chấp khi ly hôn Khi này, giải quyết tài sản là giải quyết tài sản chung của vợ, chồng, xác lập lại quyền sở hữu tài sản thuộc về một trong hai người
Thứ ba, phân chia tài sản khi ly hôn là việc xác định lại quyền sở hữu tài
sản Quyền sở hữu tài sản chuyển dời từ việc sở hữu chung của hai người thành
Trang 2921
sở hữu riêng của một người Trước đó, quyền sở hữu tài sản được xác lập khi tài sản được hình thành trong quá trình chung sống của vợ, chồng và thuộc quyền sở hữu và có thể được đăng ký quyền sở hữu chung của vợ, chồng Nếu trong thời
kỳ hôn nhân, hai bên không có thỏa thuận về việc chia tài sản thì quyền sở hữu vẫn được giữ nguyên là thuộc sở hữu của vợ, chồng
Nhưng khi ly hôn, quyền sở hữu tài sản sẽ được xác lập lại, và được chuyển dời từ sở hữu chung của hai bên thành sở hữu riêng của một bên Khi này, tài sản thuộc quyền sở hữu của ai thì người đó sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với phần tài sản riêng mới được xác lập Về phía bên còn lại sẽ chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến phần tài sản này
1.6.2 Hình thức phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ có hai hình thức chính
đó là hình thức giải quyết theo thỏa thuận và hình thức giải quyết theo luật định Hai hình thức này có mối quan hệ chặt chẽ với chế độ tài sản của vợ chồng, bởi
lẽ, vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản nào sẽ quyết định hình thức giải quyết tài sản chung theo chế độ đó
Đối với hình thức giải quyết tài sản theo thỏa thuận được quy định và thực hiện theo Điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Theo đó vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn có thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc xác nhận tài sản chung của vợ chồng, việc nhập, chia tài sản riêng thành tài sản chung và ngược lại Đến khi giải quyết tài sản chung khi
ly hôn mà vợ chồng không có sự phản đối và vẫn công nhận văn bản thỏa thuận này thì việc chia tài sản chung sẽ tuân theo thỏa thuận hợp pháp của vợ chồng Đối với hình thức giải quyết tài sản theo luật định được quy định và thực hiện tại Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 Việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn sẽ căn
cứ theo nguyên tắc giải quyết tài sản chung và các quy định pháp luật có liên
Trang 3022
quan Giải quyết tài sản chung theo luật định về cơ bản là chia đôi theo hiện vật, tuy nhiên khi giải quyết cần cân nhắc đến các vấn đề khác như hoàn cảnh gia đình, nuôi con chưa thành niên, lỗi của mỗi bên, quyền lợi hợp pháp của mỗi bên,…
Tiểu kết
Trong phần trình bày của chương 1, tác giả đã khái quát, tổng hợp và phân tích về các khái niệm cơ bản về tài sản của vợ chồng, ly hôn và vấn đề lý luận cơ bản, các quy định của pháp luật về tài sản chung, tài sản riêng, ly hôn, nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn và các vấn đề khác liên quan được thể hiện trong chương 1 của khóa luận
Trang 3123
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG KHI LY HÔN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thực tiễn áp dụng các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
2.1.1 Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án về tranh chấp tài sản khi
ly hôn tại Hà Nội
Bảng 2.1 Thống kê các bản án, quyết định được thụ lý, giải quyết trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trang 32Hôn nhân và gia đình 01/01/2018 – 01/01/2024 1090
TAND huyện Hôn nhân và gia đình 01/01/2018 – 01/01/2024 1448
Trang 33Hôn nhân và gia đình 01/01/2018 – 01/01/2024 1327
Nguồn: Tổng hợp từ trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết
định của TAND Tối cao [18]
Trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2015 đến ngày 01/0/2024 trên địa bàn Thành phố Hà Nội, trung bình mỗi tòa án cấp huyện và tòa án cấp tỉnh có
1959 vụ án, quyết định về hôn nhân và gia đình Là tổng hợp về các vụ án, quyết định về lĩnh vực hôn nhân và gia đình bao gồm các trường hợp dẫn đến ly hôn và các tranh chấp liên quan đến hôn nhân và gia đình như tranh chấp nuôi con, mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn về kinh tế, mâu thuẫn về cấp dưỡng, ly hôn do bạo lực gia đình, hôn nhân tan vỡ do ngoại tình, do nghiện cờ, bạc, ma túy,… trong đó
Trang 3426
có tranh chấp về giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Theo số liệu, tại tòa Thành phố Hà Nội các bản án và quyết định về chia tài sản khi ly hôn được thụ lý và giải quyết là 728 bản án, quyết định sơ thẩm và 599 bản án, quyết định phúc thẩm Theo đó tỷ lệ vụ án sơ thẩm là 54.9% và phúc thẩm
Trang 3527
Nguồn: Tổng hợp từ trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết
định của TAND Tối cao [18]