1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều kiện ly hôn theo quy định của luật hôn nhân gia đình lý luận và thực tiễn

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều kiện ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình- Lý luận và thực tiễn
Tác giả Lê Thành Nhân, Trương Nhật Minh
Người hướng dẫn Th.S Võ Thị Mỹ Hương
Trường học Khoa Chính Trị Và Luật
Chuyên ngành Luật Hôn Nhân Gia Đình
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 471,73 KB

Nội dung

Với các quy định về căn cứ ly hôn, Nhà nước hướng tới việc bảo vệ lợi ích của gia đình, xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hê ̣hôn nhân trước pháp luật.. Mục tiêu

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

-

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

***

ĐIỀU KIỆN LY HÔN THEO QUY ĐỊNH CỦA

LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

MÃ MÔN HỌC: GELA220405

LỚP: 19 (THỨ 6 TIẾT 10-11)

GVHD: TH.S VÕ THỊ MỸ HƯƠNG

Tp Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Tên đề tài: Điều kiện ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình- Lý luận và

thực tiễn

STT Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên Tỉ lệ phần trăm hoàn thành

1 Lê Thành Nhân 21128199 100%

2 Trương Nhật Minh 20151514 100%

Nhận xét của giáo viên:

Ngày 27 tháng 5 năm 2022

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Kết cấu đề tài 2

B PHẦN NỘI DUNG 3

Chương 1: Lý luận chung về ly hôn và điều kiện ly hôn 3

1.1 Khái niệm ly hôn 3

1.2 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn 3

1.3 Căn cứ ly hôn 3

1.3.1 Cơ sở quy định căn cứ ly hôn 3

1.3.2 Điều kiện ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam 3

1.3.2.1 Khi thuận tình ly hôn 4

1.3.2.2 Khi ly hôn theo yêu cầu của một bên 5

1.3.2.3 Ly hôn theo yêu cầu của bên thứ ba 7

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các điều kiện ly hôn và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về căn cứ ly hôn 9

2.1 Áp dụng căn cứ ly hôn cho một số trường hợp cụ thể 9

2.1.1 Trường hợp thuận tình ly hôn 9

2.1.3 Trường hợp ly hôn theo yêu cầu của bên thứ ba 10

2.2 Một số kiến nghị nhầm nâng cao hiệu quả pháp luật về căn cứ ly hôn 11

2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn 11

2.2.2 Nâng cao nhận thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Tòa án 11

2.2.3 Nâng cao trình độ hiểu biết cho người dân về căn cứ ly hôn và pháp luật về ly hôn 12

C KẾT LUẬN 14

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

1

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Luật hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam Nó được tạo thành bởi nhiều chế định khác nhau như chế định kết hôn, chế định ly hôn nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Tuy nhiên,

so với các quan hệ trong các lĩnh vực pháp luật khác thì quan hệ pháp luật trong hôn nhân gia đình đặc biệt hơn cả Trong đó, chế định ly hôn được coi là chế định quan trọng, thiết yếu của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam bởi vì đời sống hôn nhân, gia đình luôn là một vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng

có xu hướng tăng cao Trong thời gian qua, số lượng vụ án ly hôn đã xảy ra rất nhiều và

có xu hướng tăng mạnh Trong đó có rất nhiều vụ án chưa được xử lý, giải quyết thỏa đáng, chưa tuân thủ đúng căn cứ lý hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Do đó, nhóm viết bài tiểu luận này nhằm mong muốn cung cấp những kiến thức

đúng đắn về căn cứ ly hôn đến với mọi người

Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là giải pháp tốt nhất cho

cả đôi bên vợ chồng Ly hôn được coi là điểm cuối của hôn nhân khi mối quan hệ ̣tình cảm của hai vợ chồng đã thực sự tan rã Ly hôn giải thoát cho các cặp vợ chồng và những thành viên trong gia đình khỏi sự ràng buộc, xung đột, mâu thuẫn và những bế tắc trong cuộc sống Dù cho mối quan hệ gia đình có đổ vỡ thì sự bình đẳng về quyền

và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời đã bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong gia đình, hướng tới sự bình đẳng, công bằng Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là căn cứ để tòa án giải quyết các vụ việc về hôn nhân gia đình một cách thấu tình đạt lý Với các quy định về căn cứ ly hôn, Nhà nước hướng tới việc bảo vệ lợi ích của gia đình, xã hội khi xác định những điều kiện cho phép chấm dứt quan hê ̣hôn nhân trước pháp luật Tuy nhiên, căn cứ ly hôn hiện nay rất chung chung, khó xác định, ảnh hưởng đến công tác xét xử ly hôn Các căn cứ ly hôn được quy định tại điều 55 và 56 của luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn chưa cụ thể, và chưa có nghị định hướng dẫn về việc áp dụng các căn cứ ly hôn đó Do đó, nhóm quyết định chọn đề tài “điều kiện ly hôn của luật hôn nhân và gia đình năm 2014” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn về các căn cứ ly hôn và phân tích làm rõ nội dung của vấn đề căn cứ ly hôn để nâng cao sự hiểu biết của mọi người về luật hôn nhân và gia

Trang 5

2

đình Đồng thời, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các quy định của pháp luật

Từ đó, nâng cao sự hiểu biết cho bản thân và mọi người về các căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam Ngoài ra, bài tiển luận còn góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung và hoạt động giải quyết

các vụ án ly hôn nói riêng trên cả nước

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là dựa trên cơ sở các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về ly hôn để:

• Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn như: khái niệm ly hôn, điều kiện ly hôn, căn cứ ly hôn, tìm hiểu một cách đầy đủ có hệ thống về chế định ly hôn trong pháp luật Việt Nam

• Nghiên cứu phân tích thực trạng về việc thực hiện các căn cứ ly hôn của các quy định của pháp luật thông qua một số vụ án điển hình, đồng thời đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về căn cứ ly hôn

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được viết trên cơ sở pháp luật của Nhà nước Việt Nam về hôn nhân và gia đình

Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá

Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn

4 Kết cấu đề tài

Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:

Chương 1: Lý luận chung về ly hôn và điều kiện ly hôn

Chương 2: Thực tiễn áp dụng các điều kiện ly hôn và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về căn cứ ly hôn

Trang 6

3

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Lý luận chung về ly hôn và điều kiện ly hôn

1.1 Khái niệm ly hôn

Theo điều 3, khoản 14 trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.” [5]

1.2 Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51, luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định rõ: [5]

• Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn

• Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình

do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ

• Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

1.3 Căn cứ ly hôn

1.3.1 Cơ sở quy định căn cứ ly hôn

Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng

và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết",

sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (Điều 55 và Điều 56) đã quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có sự lồng ghép quy định về căn cứ ly hôn vào quy định về thuận tình ly hôn cũng như ly hôn theo yêu cầu của một bên Như vậy, căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, có cơ

sở khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm trong mấy chục năm qua

1.3.2 Điều kiện ly hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trang 7

4

1.3.2.1 Khi thuận tình ly hôn

Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn: “Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn

và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.” [5]

Thuận tình ly hôn là trường hợp cả hai vợ chồng cùng yêu cầu chấm dứt hôn nhân

Nó được thể hiện bằng đơn thuận tình ly hôn của hai vợ chồng Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014: Trong trường hợp cả hai vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn thì sự tự nguyện ly hôn của hai vợ chồng chính là căn cứ quyết định cho việc chấm dứt hôn nhân Tự nguyện ly hôn là cả hai vợ chồng đều được tự do trình bày ý chí, nguyện vọng của bản thân mà không bị cưỡng ép, không bị lừa dối Người vợ và người chồng khi thuận tình ly hôn phải thể hiện rõ ý chí, ý nguyện của các bên về việc giải quyết mối quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng Khi bản thân hai vợ chồng xét thấy cuộc sống gia đình không thật sự hạnh phúc, giữa hai người có nhiều khúc mắc mà không thể hóa giải được, hai người không còn tiếng nói chung trong cuộc sống, cuộc sống hôn nhân không đạt được mục đích và họ nhận thấy được việc ly hôn là cần thiết thì hai vợ chồng đồng tình cùng nhau yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn Ý chí tự nguyện của đôi bên, sự nghiêm túc, chính chắn, không bị cưỡng ép và không bị lừa dối chính là căn cứ để tòa

án quyết định cho vợ chồng ly hôn

Ngoài ý chí tự nguyện khi thuận tình ly hôn của cả hai vợ chồng thì trong Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 còn đòi hỏi hai vợ chồng phải có sự thoả thuận về việc phân chia tài sản, nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc và giáo dục con cái trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ và con Hai vợ chồng phải thống nhất trong tất cả các quan điểm về: “tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ

sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con” Thỏa mãn được những điều kiện trên

mà thật sự đảm bảo được quyền lợi chính đáng cho người vợ và con thì Tòa án nhất trí giải quyết cho vợ chồng ly hôn

Trong trường hợp những vấn đề trên mà không đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ, người con thì Tòa án sẽ xem xét lại việc thuận tình ly hôn của hai bên Không

Trang 8

5

bảo đảm được quyền lợi chính đáng của vợ và con tức là việc thỏa thuận về phân chia tài sản, nhân thân, con cái của hai bên đã làm ảnh hưởng hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu của vợ và con Với quy định này, ta có thể thấy rõ được pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam luôn bảo vệ phụ nữ và trẻ em

1.3.2.2 Khi ly hôn theo yêu cầu của một bên

Ly hôn đơn phương hay ly hôn theo yêu cầu của một bên là trường hợp chỉ có một trong hai vợ chồng, hoặc cha, mẹ, người thân thích của một trong hai bên yêu cầu được chấm dứt quan hệ hôn nhân Theo điều 56 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định

về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau: [5]

1 Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc

vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

2 Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu

ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn

3 Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia Theo khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về các hành vi bạo lực gia đình như sau: [6]

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

Trang 9

6

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

Khi vợ hoặc chồng có một trong các hành vi kể trên đều được coi là bạo lực gia đình

và vợ, chồng đều có thể yêu cầu đơn phương ly hôn Những hành vi đó đã tác động không nhỏ tới thể lực, trí lực, tâm tư tình cảm của vợ hoặc chồng, làm rạn nứt quan hệ tình cảm trong thời kỳ hôn nhân Vì vậy, quy định về việc đơn phương ly hôn khi xảy

ra tình trạng bạo lực gia đình trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là vô cùng phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay Bởi có rất nhiều vụ ly hôn có liên quan hành vi đánh đập, ngược đãi, bạo lực gia đình và đa phần các nạn nhân là phụ nữ

Khi vợ hoặc chồng có những hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ chồng trong hôn nhân thì một trong hai vẫn được yêu cầu đơn phương ly hôn Vợ chồng phải

có nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, quan tâm, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau Hôn nhân là do cả hai vợ chồng cùng xây dựng, vun đắp nên nhưng khi các bên không thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình thì hôn nhân sẽ dần lâm vào bế tắc và làm cho cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng hơn

Việc vợ, chồng không chung thuỷ với nhau, có quan hệ ngoại tình dẫn đến cãi nhau, tra tấn vẫn nhau về mặt tinh thần cũng là một nguyên nhân làm cho đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng Theo quy định tại điều 182 Bộ luật hình sự năm 2018 quy định: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù

từ 03 tháng đến 01 năm” [4] Như vậy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận quan hệ ngoại tình là một trong những căn cứ ly hôn Điều này đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho Tòa

án khi giải quyết việc ly hôn theo yêu cầu của một bên

Theo khoản 1 điều 68 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Trang 10

7

“Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích

Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng

có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm

có tin tức cuối cùng” [3] Trong trường hợp người vợ hoặc người chồng mất tích thì người còn lại vẫn có thể yêu cầu đơn phương ly hôn

Sự mất tích của người vợ hoặc chồng đã làm cho tình trạng hôn nhân và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình trở nên phức tạp và rơi vào tình trạng bế tắc Như vậy, quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án đối với một bên vợ hoặc chồng được coi

là căn cứ ly hôn Nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho họ được ly hôn

1.3.2.3 Ly hôn theo yêu cầu của bên thứ ba

Tại khoản 2, điều 51 trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng

do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành

vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.” [5]

Tại khoản 3, điều 56 luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định:

“Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia” [5] Căn cứ theo những quy định trên thì cha, mẹ, người thân cũng có quyền yêu cầu tòa

án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình hoặc là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình hiện nay, cha mẹ của cả hai bên vợ hoặc chồng đều

Ngày đăng: 07/05/2024, 12:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w