1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích chiến lược dòng sản phẩm sữa tươi và sữa dinh dưỡng của thương hiệu vinamilk thuộc công ty cổ phần sữa việt nam

63 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do vậy, để có thể tồn tạitrong thị trường này, các doanh nghiệp cần phải có đủ tiềm lực về tài chính cũng nhưnguồn lực thì mới có thể chiếm giữ thị trường.Vinamilk được biết đến như là t

Trang 1

Nhóm sinh viên thực hiện:

Nguyễn Ngọc Trâm Anh – 2021006480Nguyễn Đông Bảo Châu – 2021006465Nguyễn Thị Thúy Duy – 2021000123Huỳnh Thị Yến Nhi – 2021001763Trần Xuân Thống – 2021001509

TP Hồ Chí Minh, 2022

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤCỦA TỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

CHỮ KÝ

Trang 3

A PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Theo thống kê của Hiệp Hội Sữa Việt Nam (VDA), mức tiêu thụ sữa bình quânđầu người tại Việt Nam là 27 lít/người/năm Dự báo mức tiêu thụ sữa bình quân đầungười hàng năm sẽ tiếp tục tăng 7-8% Bên cạnh đó, theo Kantar Worldpanel cũng chorằng nhu cầu tiêu thụ sữa tại Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực do cơ cấudân số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng các sản phẩm bổ sung dinhdưỡng, tăng cường miễn dịch; xu hướng tiêu thụ các sản phẩm tiện lợi, có thươnghiệu, đảm bảo vệ sinh tăng cao sau đại dịch Đặc biệt, sản lượng sữa tươi của ViệtNam đạt 1,2 tỷ lít vào năm 2021 và sẽ tăng lên 2 tỷ lít vào năm 2030 Tuy vậy, sảnphẩm sữa tươi từ các nhãn hàng nội địa chỉ đáp ứng được 40-50% nhu cầu.

Với dự báo nhu cầu về thị trường sữa đang có những dấu hiệu tích cực và tăngcao từ năm 2022-2031 Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng cơ hộinày để đầu tư vào thị trường sữa Việt Nam Mặc khác,các thương hiệu cũng sẽ cố gắngtranh giành và chiếm giữ một vị trí nhất định như trong thị trường sữa tươi và sữa bộtVinamilk hiện đang dẫn đầu với khoảng 45% thị phần, kế tiếp là Dutch Lady với15,8% thị phần, còn lại các thương hiệu khác như Nutifood, TH true Milk, v.v chiếmgiữ dưới khoảng 10% thị phần (Theo Research Center MBS) Do vậy, để có thể tồn tạitrong thị trường này, các doanh nghiệp cần phải có đủ tiềm lực về tài chính cũng nhưnguồn lực thì mới có thể chiếm giữ thị trường.

Vinamilk được biết đến như là thương hiệu Quốc gia, thuộc “Top 10 thươnghiệu sữa giá trị nhất toàn cầu” và “Top 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu”.Suốt 45 năm hoạt động, với những tâm huyết mà công ty đặt vào từng sản phẩm củamình, Vinamilk đã nỗ lực tiến hành và áp dụng những chiến lược sản phẩm, nhằm đápứng sự biến đổi của nhu cầu khách hàng, sự thay đổi thị trường trong sản phẩm Từ đóđem lại sự thành công như ngày hôm nay của thương hiệu.

Bằng những hệ thống kiến thức đã học, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài

“Phân tích chiến lược dòng sản phẩm sữa tươi và sữa dinh dưỡng của thươnghiệu Vinamilk thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam” cho bài báo cáo cuối kỳ môn Quản

trị sản phẩm Nhằm tìm hiểu rõ hơn về các chiến lược sản phẩm của công ty và đưa ramột số giải pháp mang tính thực tế có thể áp dụng được cho công ty.

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nắm được tổng quan thị trường sữa hiện nay ở Việt Nam.- Hiểu được quy trình thiết kế chiến lược sản phẩm của Vinamilk- Phân tích, đánh giá chiến lược sản phẩm của công ty.

- Đưa ra đề xuất và giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của Vinamilk.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đề tài được thực hiện tại thị trường Việt Nam.

- Thời gian: Số liệu được thu thập trong giai đoạn từ năm 2019- 2022.

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Chiến lược dòng sản phẩm sữa tươi và sữadinh dưỡng của thương hiệu Vinamilk thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam.

4 Nội dung nghiên cứu

- Phân tích thực trạng về thị trường sữa ở Việt Nam và chiến lược sản phẩm củathương hiệu Vinamilk thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam.

- Tìm hiểu tổng quan về thị trường sữa.

- Nhận xét, đánh giá các điểm mạnh, yếu trong chiến lược sản phẩm của công ty.Đưa ra đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và phát triển hiệu quả các sản phẩm.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: quan sát hiện tượng thực tế, kế hoạch triển khai chiếnlược sản phẩm của công ty để đưa ra nhận định và đề xuất chiến lược sản phẩm.- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: tìm hiểu về tình hình thị trường sữa, về côngty thông qua các dữ liệu thứ cấp từ nguồn của công ty, mạng Internet, sách, báo.- Phương pháp thống kê và tổng hợp: Các nguồn thông tin thứ cấp từ 2019 – nay.

6 Kết cấu đề tài

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sản phẩm và chiến lược sản phẩm- Chương 2: Giới thiệu chung về thương hiệu Vinamilk

- Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh

- Chương 4: Phân tích thực trạng chiến lược sản phẩm dòng sữa tươi và sữa dinhdưỡng của Vinamilk

- Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 5

● Sản phẩm cốt lõi: mức độ cơ bản nhất của sản phẩm như lợi ích cốt lõi của xe

máy là “sự di chuyển”, của chai nước uống là “giải khát”.

● Sản phẩm chung: là dạng cơ bản của sản phẩm.

● Sản phẩm mong đợi: Là các thuộc tính và điều kiện mà người mua mong đợi

và chấp nhận mua.

● Sản phẩm hoàn thiện: Là các dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm tăng giá trị của

sản phẩm, giúp cạnh tranh với các đối thủ khác Cạnh tranh hiện nay chủ yếudiễn ra ở cấp độ sản phẩm hoàn thiện Doanh nghiệp cố gắng tạo ra các giá trịcộng thêm cho sản phẩm và truyền thông giá trị đó đến với khách hàng.

● Sản phẩm tiềm năng: Là sự hoàn thiện và biến đổi mà doanh nghiệp có thể tạo

ra trong tương lai.

Ta có thể rút ra một số kết luận như sau:

● Sản phẩm chính là lời giải đáp vật chất của doanh nghiệp cho những nhu cầuđược xác định trên thị trường.

● Sản phẩm là một tập hợp đặc trưng vật chất, đặc trưng chức năng và những đặctrưng tâm lý.

Việc phân biệt giữa thương hiệu và loại sản phẩm rất quan trọng:

● Xác định loại sản phẩm rộng hay hẹp sẽ ảnh hưởng đến chiến lược của thươnghiệu, giúp doanh nghiệp xác định đúng đối thủ cạnh tranh của mình.

● Phân loại giữa thương hiệu và loại sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp xem xétchiến lược dòng sản phẩm của mình trong một loại sản phẩm nào đó.

● Việc phân biệt loại và thương hiệu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội thúc đẩynhu cầu cho một loại sản phẩm mà họ quan tâm.

Trang 6

1.1.2 Chiến lược sản phẩm

Chiến lược sản phẩm là một lộ trình phát triển một sản phẩm hoặc tính năngbao gồm tất cả các nhiệm vụ cần hoàn thành do các cấp quản lý đưa ra để đạt đượcmục tiêu mong muốn Giúp mô tả vấn đề mà nó giải quyết và tác động của nó đối vớikhách hàng và công ty Chiến lược sản phẩm đóng vai trò là nền tảng để đo lường sựthành công của sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất.

1.2 NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM1.2.1 Quyết định về tập hợp sản phẩm

a) Quyết định liên quan đến dòng sản phẩm (product line, product family)

Một dòng sản phẩm hoặc dãy sản phẩm là một tập hợp các sản phẩm có liênquan chặt chẽ với nhau: chúng giống nhau về đặc điểm sản phẩm, hướng tới nhữngkhách hàng có nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng giống nhau, hoặc có đặc điểm kinhdoanh tiêu thụ sản phẩm tương tự nhau, v.v Khi kinh doanh một dòng sản phẩm nàođó, doanh nghiệp sẽ xem xét lựa chọn chiến lược dòng sản phẩm dựa trên mối quan hệgiữa mức độ thay đổi và sự đa dạng của dòng sản phẩm.

Hình … : Các quyết định liên quan đến dòng sản phẩm

Hãy xem xét các khái niệm khác biệt/đa dạng và thay đổi.

● Thay đổi chủng loại là sự khác biệt của một chủng loại sản phẩm trong nhữngthời gian khác nhau, thay đổi chủng loại liên quan đến công tác cải tiến sảnphẩm để đưa ra thị trường sản phẩm mới thay cho những sản phẩm cũ.

● Khác biệt/đa dạng về chủng loại là số lượng các chủng loại khác nhau trongmột dòng sản phẩm, xét ở một thời điểm nhất định Có lúc doanh nghiệp thựchiện những thay đổi nhưng sản phẩm cũ vẫn còn duy trì, trong trường hợp nàysự thay đổi tạo ra sự khác biệt/đa dạng về chủng loại sản phẩm.

Trang 7

Việc lựa chọn chiến lược liên quan đến dòng sản phẩm chịu ảnh hưởng rất lớnbởi nhu cầu của khách hàng.

● Chiến lược đa dạng chuyên sâu: Các công ty chọn đa dạng hóa dòng sản

phẩm chuyên sâu khi yêu cầu của khách hàng đối với cùng một sản phẩm rấtkhác nhau nhưng tương đối ổn định trong dài hạn Đây là những khách hàngtiềm năng, tương đối trung thành với thương hiệu Do đó doanh nghiệp đa dạngvề chủng loại và ít có những cải tiến thay đổi sản phẩm theo thời gian.

● Chiến lược linh hoạt: Nó được chọn khi khách hàng yêu cầu các loại sản

phẩm rất khác nhau và luôn thay đổi, và sự cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranhlà mối đe dọa thường xuyên đối với công ty.

● Chiến lược chủng loại đơn giản: Tính đa dạng chủng loại sản phẩm thấp, ít

thay đổi, cải tiến sản phẩm Chiến lược này được xem xét khi nhu cầu củakhách hàng tương tự nhau và ổn định theo thời gian Khách hàng rất nhạy cảmvề giá và có lòng trung thành thương hiệu giá thấp.

● Chiến lược thay đổi chuyên sâu: Nếu khách hàng của bạn là những người

hiểu biết, họ chỉ muốn những sản phẩm mới nhất và tốt nhất, trong khi các đốithủ cạnh tranh thường đưa sản phẩm mới ra thị trường, khiến sản phẩm củacông ty bạn trở nên lỗi thời trừ khi bạn thay đổi nhanh chóng.

b) Quyết định về hỗn hợp sản phẩm (Product Mix)

Một hỗn hợp sản phẩm là một tập hợp các dòng sản phẩm mà một công ty bán.Trong hoạt động kinh doanh, các công ty phân tích và quyết định sản xuất kinh doanhdòng sản phẩm nào, kinh doanh trong một hay nhiều lĩnh vực nào Tùy thuộc vào địnhhướng chiến lược, chuyên môn hoặc đa dạng hóa sản phẩm của công ty Có hai kháiniệm chính trong hỗn hợp sản phẩm:

● Độ rộng hỗn hợp sản phẩm: đề cập đến mức độ đa dạng hóa dòng sản phẩm màcông ty cung cấp trên thị trường.

● Độ sâu hỗn hợp sản phẩm: Thể hiện sự khác biệt về chủng loại trong mỗi dòngsản phẩm.

Trang 8

1.2.2 Chiến lược theo chu kỳ sống của sản phẩm

Chiến lược sản phẩm trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm: là giai đoạn rất

quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà quản trị có thểlựa chọn áp dụng chiến lược hớt váng hoặc chiến lược thâm nhập.

● Chiến lược hớt váng được sử dụng khi chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ cao trongcấu trúc chi phí Thị trường có nhiều rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh tiềmnăng và giá cao khiến sản phẩm trở nên hấp dẫn đối với các đối thủ cạnh tranh.● Chiến lược thâm nhập phù hợp trong trường hợp với chi phí cố định cao và thị

trường tiềm năng tương đối lớn, các nhà quản lý sản phẩm đang chịu áp lực rấtlớn để làm sao mở rộng thị trường càng nhiều càng tốt.

Chiến lược sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng

Có thể xuất hiện hai xu hướng tăng trưởng nhanh và tăng trưởng chậm Tronggiai đoạn này có một số đặc điểm: doanh số bán hàng tăng, số lượng các đối thủ cạnhtranh bắt đầu tăng lên, khách hàng hiểu biết nhiều về sản phẩm và xem xét lựa chọn kỹhơn, điều này tạo ra một áp lực lớn đối với nhà quản trị, phân khúc thị trường là yếu tốquan trọng đối với nhà quản trị sản phẩm Nhà quản trị cần xem xét vị trí của sảnphẩm trên thị trường để đưa ra các quyết định chiến lược về định vị sản phẩm trên thịtrường (người dẫn đầu hoặc người theo sau).

● Người dẫn đầu có thể chọn một chiến lược nhượng bộ và nhường vị trí dẫn

đầu cho các sản phẩm khác hoặc họ có thể chọn một chiến lược tích cực để duytrì vị trí dẫn đầu.

● Vị trí theo sau, doanh nghiệp đưa ra nhiều quyết định dựa trên khả năng quản

lý, kỹ năng kinh doanh và điều kiện thị trường Tập trung vào tiềm năng sảnxuất dài hạn hoặc chấp nhận vị trí hiện tại với những sản phẩm thế mạnh đangkinh doanh.

Chiến lược sản phẩm trong giai đoạn chín muồi

Trong giai đoạn này, khi doanh số tăng trưởng mạnh nhất, bạn có thể nhận đượcnhững lợi thế lớn hình ảnh thương hiệu, mở rộng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ Chiếnlược chung cũng tương tự ở các thị trường mới nổi, tùy thuộc vào vị trí tương đối củasản phẩm trên thị trường Tuy nhiên nhà quản trị cần xem xét giới hạn thời gian để cóthể đưa ra quyết định phù hợp.

Trang 9

Chiến lược sản phẩm trong giai đoạn suy thoái

Thị trường sản phẩm tiến đến giai đoạn suy thoái do nhiều nguyên nhân: kỹthuật sản xuất sản phẩm trở nên lạc hậu, sở thích của người tiêu dùng thay đổi, cónhững sản phẩm thay thế khác thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, v.v Chiến lượcphổ biến trong giai đoạn này là cố gắng “tận thu” trong giai đoạn cuối của thị trường.

Như vậy trong từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm doanh nghiệp cóthể đưa ra những quyết định như trong bảng

Hình … : Các quyết định của doanh nghiệp theo chu kỳ sống của sản phẩm

1.2.3 Thiết kế thương hiệu và quản trị giá trị thương hiệu

Một thương hiệu bao gồm các thành phần như tên, biểu tượng, khẩu hiệu củathương hiệu Những thành phần này được tính đến khi thiết kế thương hiệu công ty.Trong chiến lược thương hiệu, các nhà quản trị sản phẩm thường đề cập đến thuật ngữgiá trị thương hiệu (brand equity) Đây là giá trị thương hiệu dựa trên danh tiếng.Quản trị tài sản thương hiệu là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhấtvì nó được coi là một trong những tài sản tiềm năng có giá trị cao Tuy nhiên một sốdoanh nghiệp đã nhận thấy cách duy nhất để có thể chống lại các đối thủ cạnh tranhvới mức giá thấp là tập trung vào việc gia tăng uy tín của thương hiệu.

Tài sản thương hiệu có thể được định nghĩa là: Một nhóm tài sản (hoặc nợ phảitrả) gắn với tên thương hiệu hoặc biểu tượng làm tăng (hoặc giảm) giá trị thương hiệumà công ty cung cấp cho khách hàng của mình Tài sản thương hiệu bao gồm các danhmục như lòng trung thành với thương hiệu, nhận thức về thương hiệu, liên tưởngthương hiệu, các tài sản thương hiệu khác như bằng sáng chế, thương hiệu độc quyền,v.v rất có giá trị đối với sản phẩm.

Trang 10

1.2.4 Thiết kế bao bì cho sản phẩm

Bao bì có tác động rất lớn đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng sảnphẩm Bao bì có nhiều chức năng như bảo vệ sản phẩm, cung cấp thông tin về sảnphẩm cho khách hàng, kích thích tiêu dùng thông qua thiết kế và hình dáng của bao bì,tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm Tùy vào từng loại sản phẩm, đốitượng sử dụng hay cách thức tiêu dùng của sản phẩm mà doanh nghiệp quyết định lựachọn bao bì phù hợp.

1.2.5 Quyết định chất lượng và dịch vụ hỗ trợ cho sản phẩm.

Nhà quản trị nên đánh giá chất lượng sản phẩm từ quan điểm của người mua.Chất lượng sản phẩm là tiêu chuẩn của sản phẩm mà người mua tin tưởng hoặc cảmnhận được Thường dựa trên sự so sánh với các sản phẩm cùng loại khác và uy tín củacông ty để đánh giá chất lượng sản phẩm Do đó, các công ty nên lựa chọn mức chấtlượng phù hợp, kiểm soát chất lượng sản phẩm của mình và nâng cao uy tín của sảnphẩm thông qua danh tiếng của công ty.

Dịch vụ hỗ trợ cũng là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng sản phẩmtrong nhận thức của khách hàng, là thành phần thứ ba trong khái niệm sản phẩm Tùytheo loại sản phẩm, yêu cầu của khách hàng và mức độ cạnh tranh của thị trường màcông ty lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ phù hợp.

1.2.6 Chiến lược phát triển sản phẩm mới

Khi sở thích của khách hàng thay đổi, sự phát triển của khoa học kỹ thuật vàcông nghệ mới áp dụng vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm tăng nhanh buộc doanhnghiệp phải nghiên cứu và cung cấp sản phẩm mới cho khách hàng Quá trình thiết kếsản phẩm mới trải qua nhiều giai đoạn: hình thành ý tưởng sản phẩm mới → thiết kếkỹ thuật sản phẩm → phân tích và lập kế hoạch kinh doanh → tạo mẫu → thương mạihóa sản phẩm mới.

1.2.7 Định vị sản phẩm

Là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, giúp cho khách hàng thấy đượcsự khác biệt giữa sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.Việc định vị giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế nhất định do tạo được sự khác biệt.Có hai cách tiếp gồm: Chọn thị trường mục tiêu sau đó tiến hành định vị sản phẩm,

Trang 11

hoặc chọn chiến lược định vị trước khi chọn thị trường mục tiêu Định vị gắn với bayếu tổ cơ bản:

● Nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp● Chiến lược sản phẩm và các công cụ marketing đạt mục tiêu chiến lược định vị.● Chiến lược định vị của đối thủ cạnh tranh.

Ngoài ra, định vị còn bao gồm các vấn đề chiến lược như lợi thế cạnh tranh vàlợi thế khác biệt hóa, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân khúc Khi làm như vậy,các công ty nên xem xét một số điểm Các yếu tố dùng để định vị đủ quan trọng đểlàm cơ sở phân biệt khách hàng mục tiêu với các thương hiệu khác, để có thể phân tíchchính xác các đặc điểm của khách hàng và có những điều chỉnh phù hợp Sản phẩmphải có khả năng đáp ứng nhiệm vụ định vị và hình ảnh được sử dụng trong nhiệm vụđịnh vị phải đủ tin cậy, điều này phụ thuộc vào cả yếu tố vật lý và tâm lý.

1.2.8 Chiến lược sản phẩm quốc tế

Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm: Là chiến lược mà sản phẩm kinh doanh

ở thị trường nước ngoài không có bất kỳ thay đổi nào Các công ty cần hiểu đầy đủ vềkhách hàng của mình (liệu họ có cần sản phẩm này không, họ sử dụng nó như thế nào,v.v.) để đưa ra các quyết định kinh doanh sản phẩm đúng đắn.

Chiến lược sản phẩm thích nghi: Doanh nghiệp sửa đổi sản phẩm của họ cho

phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng thị trường địa phương.

Sản phẩm mới cho thị trường nước ngoài: Doanh nghiệp có hai lựa chọn:

Giữ nguyên các yếu tố kinh doanh ban đầu hoặc mở rộng và sửa đổi chúng theo thờigian để tăng thị phần của bạn trên thị trường này.

Trang 12

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAMVÀ DÒNG SẢN PHẨM SỮA TƯƠI VÀ SỮA DINH DƯỠNG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM2.1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, thường được biết đến với thương hiệuVinamilk, là công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiếtbị máy móc liên quan tại Việt Nam Được ra đời từ ngày 20/08/1976 Đây là công tyđược thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ để lại Từ đó tớinay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao Động, Danh hiệuAnh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới Vinamilk đã thành lập các trang trại bò sữatrên khắp cả nước Vinamilk không chỉ lớn mạnh ở thị trường trong nước mà còn mởrộng thương hiệu ra hơn 20 quốc gia, trong đó có New Zealand và Mỹ Ngoài ra,Vinamilk là sản phẩm sữa tươi đạt tiêu chuẩn USDA Hoa Kỳ và cũng là thương hiệutiên phong mở đường cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp Việt Nam.

Lịch sử phát triển

20/08/1976, Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa cũ để lại:

nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ, nhà máy sữa Bột Dielac.

Năm 2016:

- Hành trình 40 năm hình thành và phát triển của Vinamilk (1976 – 2016) để hiệnthực hóa "Giấc mơ sữa Việt” và khẳng định vị thế của sữa Việt trên bản đồngành sữa thế giới.

- Tiên phong mở lối cho thị trường thực phẩm Organic cao cấp tại Việt Nam.- Đầu tư sở hữu 100% công ty con là Driftwood - chuyên cung cấp sữa cho hệ

thống trường học tại Nam California, Mỹ.

- Khánh thành nhà máy sữa Angkormilk được đầu tư bởi Vinamilk.- Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan.

Năm 2017: Đi đầu trong xu hướng dinh dưỡng tiên tiến – Organic, Vinamilk đầu tư và

khánh thành trang trại bò sữa Organic chuẩn Châu Âu đầu tiên tại Đà Lạt, Việt Nam.

Năm 2018: Tiên phong ra mắt sản phẩm Sữa tươi 100% A2 tại Việt Nam.

Năm 2019: Top 200 công ty doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương.

Trang 13

Năm 2020: Vinamilk chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần

GTNfoods, đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu chính thứctrở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.

Năm 2021: Kỷ niệm 45 năm thành lập, là công ty dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam,

mang vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu.❖ Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm

dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.

Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và

chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệmcao của mình với cuộc sống con người và xã hội”.

Giá trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm

dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.

Triết lý kinh doanh: Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người

bạn đồng hành của công công ty Xem khách hàng là trung tâm và cam kết đápứng mọi nhu cầu của khách hàng.

2.1.2 Giới thiệu về thương hiệu Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu thuộc công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk luônmang đến những giải pháp dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu cho mọiđối tượng tiêu dùng với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe gắn liềnvới các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường.

2.2 GIỚI THIỆU VỀ DANH MỤC SẢN PHẨM CỦA VINAMILK2.2.1 Danh mục sản phẩm của doanh nghiệp

Hình : Danh mục sản phẩm của Vinamilk

Trang 14

2.2.2 Các sản phẩm và dòng sản phẩm của doanh nghiệp

Hình : Thống kê chi tiết dòng sản phẩm sữa tươi và sữa dinh dưỡng của Vinamilk

2.3 BỐI CẢNH VÀ KỲ VỌNG VỀ THỊ TRƯỜNG SỮA TƯƠI TẠI VIỆT NAM2.3.1 Tình hình thị trường sữa tươi tại Việt Nam

Quy mô thị trường

Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam đạt giá trị 135.000 tỷ đồng vàonăm 2020, tăng hơn 8% so với năm 2019, nhờ sự tăng trưởng nhanh chóng của phânkhúc sữa chua và sữa uống Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê, quy mô thị trường sữa

Trang 15

nước đạt mức doanh thu 64,4 nghìn tỷ VND, tương đương tốc độ tăng trưởng 10% vàonăm 2020 Sản lượng bán lẻ đạt 1,6 triệu tấn, tấn tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.Các ngành hàng ghi nhận mức tăng trưởng cao bao gồm sữa nước (+10%), sữa chua(+12%), pho mát (+11%), bơ (10%) và các sản phẩm từ sữa khác 8% Sữa nước làphân khúc đóng góp giá trị lớn nhất trong ngành sữa Việt Nam.

Theo như số liệu thống kê, có khoảng hơn 200 nhà sản xuất sữa tại Việt Namtính đến cuối năm 2021 Hiện nay, thị trường sữa Việt Nam chủ yếu đang được thốnglĩnh bởi các ông lớn như Vinamilk, Nestle Việt Nam, Nutifood, Frieslandcampina vàTH Group Số lượng bò sữa ở Việt Nam dự báo sẽ tăng lên từ 330,000 con trong năm2019 đến 700,000 năm 2030 Có thể nói các doanh nghiệp hoạt động lâu năm trongngành sữa đã phải cố gắng nỗ lực để có thể hoàn thiện và ngày càng nâng cao chấtlượng sản phẩm để giữ vững được lòng trung thành của những khách hàng khó tính.Sản lượng sữa tươi của Việt Nam đạt 1,2 tỷ lít vào năm 2021 và sẽ tăng lên 2 tỷ lít vàonăm 2030 Mặc dù sản lượng tăng nhưng lượng sữa tươi trong nước chỉ đáp ứng được40-50% nhu cầu nội địa, còn lại chủ yếu phải nhập khẩu.

Năm 2021, mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người của Việt Nam chỉ đạt 28 lít,thấp hơn Thái Lan (35 lít) và Singapore (45 lít), tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn.Theo như các nhà phân tích dự đoán mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở ViệtNam sẽ đạt 40 lít vào năm 2030 Mức tiêu thụ đang tăng dần nhờ cơ cấu dân số lớn vàphần lớn người dân nằm trong độ tuổi trẻ Với sự tăng nhanh về mật độ dân số sẽ kéotheo nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng cao.

Phân khúc thị trường

Trong thị trường sữa nước được chia làm 3 phân khúc phổ biến bao gồm sữa bò(sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng), sữa thay thế khác (sữa đậu nành, sữa hạt), sữa nhậpkhẩu Theo số liệu tổng hợp như đã phân tích ở trên ta có thể thấy hiện nay người dânvẫn đang ưa chuộng sử dụng sữa bò nhiều hơn đặc biệt là sữa từ các hãng nổi tiếngnhư Vinamilk hay TH True Milk Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ sữa hạt vẫn đang giatăng mạnh mẽ trong những năm qua Hơn thế nữa sức ép từ các thương hiệu sữa nướcngoài cũng đang gây ra những thách thức không nhỏ đối với các thương hiệu nội địa.

Xu hướng người tiêu dùng

● Xu hướng lựa chọn các sản phẩm sữa thực vật hoặc sữa organic cao cấp

Trang 16

Người tiêu dùng dần có xu hướng quan tâm đến các sản phẩm chất lượng, lànhtính và đặc biệt mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng cơ thểkhỏe mạnh Chính vì vậy, khi sữa tươi đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản màngười tiêu dùng tìm kiếm, họ sẽ dần chuyển sang chi tiêu cho các sản phẩm cao cấphơn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ Cụ thể hơn, bên cạnh các yếu tố sứckhỏe theo mặt lý tính, người tiêu dùng dần bắt đầu quan tâm đến những yếu tố cảmtính như bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi của động vật Một số khác dần chuyểnsang ưa chuộng các loại sữa thực vật, organic từ các loại hạt vì nhờ có hàm lượngprotein cao nhiều hơn sữa bò hoặc họ lo sợ về việc sử dụng những chất kháng sinh,tăng trưởng có trong sữa bò sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ Với nhu cầu thay đổi liên tụcnhư vậy, các doanh nghiệp đã không thể bỏ qua, Vinamilk và TH True Milk đã nghiêncứu và cho ra mắt các dòng sữa hạt từ năm 2018, đến nay nhu cầu này vẫn chưa “hạnhiệt” và tiếp tục gia tăng mạnh mẽ vì nhu cầu tìm kiếm sản phẩm tự nhiên, tốt chosức khỏe, thân thiện môi trường và có hoạt động truyền thông mang tính tương tác caođang ngày càng được chú trọng.

● Xu hướng lựa chọn các sản phẩm xanh, sạch và bền vững

Hiện nay, thế hệ trẻ (Gen Z) chính là là thế hệ quyết định xu hướng tiêu dùngtrong tương lai với đặc điểm được giáo dục, học tập từ sớm và đầy đủ, do vậy, đây lànhóm có sự nhận thức tốt về các vấn đề xã hội và đề cao lối sống xanh, tích cực tươngtác xã hội trên nền tảng công nghệ cao Vì vậy đây là nhóm khách hàng sẽ thay đổi xuhướng tiêu dùng xanh trong vài năm tới Họ sẽ chọn mua những sản phẩm có yếu tố“xanh”, dễ tái sử dụng, gần gũi với môi trường và sẵn sàng chi trả cho những sảnphẩm có yếu tố “bền vững” Do đó, đây là xu hướng tiêu dùng được nhiều doanhnghiệp nắm bắt, theo nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam cho thấy các thươnghiệu có cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm.Trong khi đó, các thương hiệu cam kết coi tính bền vững là ưu tiên hàng đầu đã tănggấp bốn lần doanh số bán hàng của họ so với các thương hiệu không cam kết Điềunày cho thấy sự ủng hộ và lựa chọn dành cho các sản phẩm này đang dần tăng lênmạnh mẽ Không ngoại lệ, Vinamilk cũng là một trong những thương hiệu nhanhchóng đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng cách xây dựng trang trại sinh thái và vàra mắt sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm, họ thực hiện và tham gia các hoạt

Trang 17

động tuyên truyền và lan tỏa về lối sống xanh, xây dựng ý thức và thói quen bảo vệmôi trường đến cộng đồng.

● Tăng chú trọng an toàn khi lựa chọn sản phẩm sữa

Theo khảo sát của Kantar, trong bối cảnh dịch Covid-19, người tiêu dùng đã bắtđầu tích cực tăng cường mua sắm và dự trữ hàng FMCG Xe hàng của người tiêu dùngchuyển hướng khỏi các sản phẩm dự tiệc và tăng mua các sản phẩm dinh dưỡng, tăngcường hệ miễn dịch cho trẻ em và người cao tuổi như sữa bột và sữa chua uống, trongđó sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 10,3% Đồng thời, họ cũng ưu tiên những sảnphẩm có thương hiệu uy tín, đạt tiêu chuẩn an toàn châu Âu, bởi đây là những sảnphẩm có chất lượng đồng đều, uy tín và luôn cam kết dinh dưỡng toàn diện để trẻ pháttriển khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, kháng bệnh mạnh Do đó, các doanh nghiệpcũng cần nắm bắt xu hướng này để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như sự uy tíncủa thương hiệu mình.

Các doanh nghiệp tham gia cung ứng cho thị trường

Trong số các mặt hàng tiêu dùng nhanh, sữa luôn là sản phẩm thiết yếu, luôn cósức hấp dẫn và đầy tiềm năng phát triển do đó có ngày càng nhiều rất nhiều doanhnghiệp tham gia vào ngành hàng này nhằm tiếp tục củng cố và phát triển sản phẩmmạnh hơn nữa Hiện nay, có không ít doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng sảnphẩm cho thị trường sữa Việt Nam, nổi bật trong số đó là một số thương hiệu nhưVinamilk, Dutch Lady, NutiFood, TH True Milk, Abbott, Vinasoy, v.v

2.3.2 Các hoạt động của doanh nghiệp trong thị trường sữa● Môi trường và năng lượng

- Nâng cao chất lượng quản lý: Các nhà máy của Vinamilk đã được triển khai và vận

hành hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 5001:2011.

- Chương trình thay thế các nguồn năng lượng cũ bằng năng lượng sạch, nănglượng tái tạo: Vinamilk chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch, có thể tái tạo là

khí CNG và BIOMASS để thay thế cho năng lượng truyền thống như dầu FO, DO.

- Quản lý môi trường & kiểm soát chất thải: Đưa hệ thống kiểm soát chất thải mới

nhất vào hoạt động tại Nhà máy Sữa Việt Nam và Nhà máy Sữa bột Việt Nam trongnăm 2013 Ngay khi nhà máy khai trương hoạt động, Vinamilk đã đưa vào vận hànhcác hệ thống xử lý nước thải hiện đại có khả năng xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn

Trang 18

QCVN 40:2011 về nước thải công nghiệp với tổng ngân sách đầu tư hơn 50 tỷ đồng vàcác hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

- Hoạt động vì môi trường: Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam là hoạt

động phối hợp giữa Tổng cục Môi trường (VEA) và nhãn hàng Vfresh.

● Trách nhiệm với sản phẩm

+ Tăng nguồn sữa nguyên liệu từ các trang trại của chính Vinamilk: Sữa tươi

là nguyên liệu chính trong việc sản xuất sữa chất lượng cao, vì vậy Vinamilktiếp tục đẩy mạnh phát triển hệ thống trang trại bò quy mô lớn và công nghệhiện đại nhằm thúc đẩy nguồn cung ứng sữa tươi an toàn và dinh dưỡng cao.

Cùng với sự tăng trưởng về quy mô, trang trại của Vinamilk cũng đẩymạnh nâng cao chất lượng hoạt động Trong năm 2014, 5 trang trại củaVinamilk đạt chứng chỉ ISO 9001:2008 và 03 trang trại đạt chứng chỉ GlobalGAP.

+ Sản xuất an toàn: Quản lý sản xuất an toàn: Vinamilk đã đạt được chứng nhận

hệ thống HACCP, giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận tiêu chuẩnFSSC 22000 Các tiêu chuẩn này là minh chứng cho thấy các sản phẩm củaVinamilk đã đạt được các tiêu chuẩn khắt khe của các châu lục trên thế giới.

Công nghệ và thiết bị sản xuất chế biến tiên tiến: Vinamilk đưa Nhà máySữa bột trẻ em Việt Nam và Nhà máy Sữa Việt Nam vào hoạt động Hệ thốngdây chuyền có mức độ tự động hóa cao và các sản phẩm được tạo ra trong mộtchu trình khép kín, hạn chế tối đa các sai sót và ảnh hưởng bên ngoài tác độngđến chất lượng sản phẩm Tiêu chuẩn hóa phương pháp và thiết bị kiểm nghiệmchất lượng: Tất cả phòng thí nghiệm của các nhà máy Vinamilk đã đạt giấychứng nhận tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO 17025, đảm bảo hoàn toàn côngđoạn kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các phòng thí nghiệm của Vinamilk.

+ Nâng cao giá trị sản phẩm đối với sức khỏe con người: Vinamilk không

ngừng nghiên cứu, phát triển và tung ra thị trường, không ngừng nâng cao chấtlượng, áp dụng các nghiên cứu khoa học dinh dưỡng mới nhất trên thế giới, chora đời nhiều sản phẩm tốt cho sức khỏe, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mọiđối tượng người tiêu dùng.

● Hỗ trợ phát triển cộng đồng

Trang 19

- Quỹ sữa vươn cao việt nam

- Quỹ học bổng "Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ việt nam”

- Hoạt động hỗ trợ cộng đồng như: Trao học bổng cho học sinh nghèo ở Bến Tre; Hỗtrợ cho đồng bào Miền Trung bị bão lụt; Tham gia chương trình "Giọt máu hồng”

2.3.3 Các dự định trong tương lai của doanh nghiệp

● Tập trung vào tăng trưởng và bền vững

Năm 2022 dự kiến tăng 5-10% trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng37-40% ảnh hưởng đến giá xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm Thậm chí, giá đường trongnước đã tăng tới 40% Về kênh phân phối, Vinamilk hiện có kênh truyền thống (đại lý,250.000 điểm bán lẻ), kênh hiện đại và kênh thương mại điện tử.

● Phát triển tiềm năng ở các dòng sản phẩm cao cấp

Vì thu nhập càng cao, người tiêu dùng càng có nhu cầu sử dụng những sảnphẩm cao cấp, độc đáo Điển hình là sữa Organic đến nay đã xây dựng được mộtlượng khách hàng thân thiết và trung thành với sản phẩm Mặc dù được biết đến làmột sản phẩm có giá thành cao, xu hướng tiêu dùng sản phẩm hữu cơ là tất yếu ở cácnước đang phát triển trên toàn cầu Dựa trên xu hướng thị trường hiện tại, các sảnphẩm này sẽ tiếp tục phát triển và gia tăng đóng góp vào doanh thu của Vinamilk.

Trang 20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH3.1 MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

3.1.1 Yếu tố Chính trị - Pháp luật

Một số quy định cơ bản về các lĩnh vực liên quan đến ngành hàng:

● Lĩnh vực Thương mại

Luật thương mại: Luật thương mại năm 2005 hiện là Luật thương mại mới nhất 2022

đang có giá trị hiệu lực Theo đó luật quy định:

Trong trường hợp bất khả kháng, các bên quan hệ thương mại có thể thỏa thuậnkéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết Nếu các bên không thỏa thuậnđược thì thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ được thêm một khoản thời gian cụ thể để khắcphục hậu quả.

Luật quảng cáo:

- Căn cứ Điều 7 Luật Quảng cáo 2012, cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thếsữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùngcho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.

- Căn cứ Điều 8 Nghị định 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về quảng cáo sảnphẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ:

+ Nội dung quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng chotrẻ phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhậncông bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

+ Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ phải cócác nội dung sau đây:

a) Tên sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ;

b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thịtrường.

Luật cạnh tranh: Theo Luật Cạnh tranh 2018, pháp luật cạnh tranh đưa ra các quy

định về các hành vi nghiêm cấm thực hiện đối với các doanh nghiệp thống lĩnh thịtrường như: a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặccó khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh; b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa,dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu hoặc có khả năng gây ra thiệt hạicho khách hàng; c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường,

Trang 21

cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ có khả năng gây ra thiệt hại cho kháchhàng;

● Lĩnh vực Y tế

Chính sách an toàn thực phẩm: Doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thực phẩm

phải có Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp sau theo quy định tạiNghị định số 15/2018/NĐ-CP Tại điều 12 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm2010 quy định về “Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụtrong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng” Trong đó,quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 liên quan đến trách nhiệm của thương nhân tronglĩnh vực ATVSTP, đó là trách nhiệm “Ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật”và “Cảnh báo khả năng hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng,tài sản của người tiêu dùng và các biện pháp phòng ngừa”

● Lĩnh vực thuế

Chính sách thuế:Khi nhập khẩu Sữa tươi về Việt Nam, người nhập khẩu cầnnộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT) Thuế VAT của Sữa tươi là 8%(Được giảm thuế GTGT theo ND 15/2022/ND-CP nếu không thuộc 66 dòng hàng theomô tả tại PL4) Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của Sữa tươi hiện hành là :

- Nhóm có mã HS 0401: 15%- Nhóm có mã HS 0402: 2 – 5%- Nhóm có mã HS 2202: 20 – 30%

Chính sách lao động: Dựa theo Bộ Luật Lao Động năm 2019 mà nhà nước đã

đưa ra những chính sách về lao động áp dụng cho các doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp ngành hàng tiêu dùng nói riêng Pháp nhân sử dụng lao động phải cónghĩa vụ điều hành quản lý, giám sát hoạt động của công nhân viên Thực hiện hợpđồng lao động, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ thuật của công nhân viên.

3.1.2 Yếu tố Kinh tế

Chu kỳ kinh tế

Hiện tại, chu kỳ nền kinh tế nước ta trong giai đoạn đầu năm 2022 vẫn đangtrong giai đoạn phục hồi, mức GDP tăng trở lại, lạm phát đang được kiểm soát tốt Cóthể thấy theo Tổng cục thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ướctính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước do quý III/2021 là thời

Trang 22

điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sảnxuất kinh doanh Sự phục hồi mạnh mẽ này đạt được chủ yếu nhờ tăng trưởng vữngchắc của xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến sang các thị trường xuất khẩu nhưHoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc và sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầusử dụng dịch vụ trong nước Tuy nhiên, những tác động từ các yếu tố bên ngoài đã tiếptục tác động đến nền kinh tế quốc gia.Theo như dự đoán kinh tế thế giới, 2022 - 2023sẽ là thời gian của giai đoạn suy thoái nền kinh tế Lúc này, các hoạt động kinh tế như(đầu tư, sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu của người dân, v.v.) đều giảm Điều nàysẽ ảnh hưởng trực tiếp đến GDP của quốc gia, có chiều hướng giảm mạnh Các doanhnghiệp cũng phải chú ý hơn về các hoạt động đầu tư và kinh doanh Hầu hết các tổchức quốc tế đều dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại vào năm 2023, khảnăng suy thoái ngắn hạn gia tăng; nhiều nước tiếp tục lạm phát cao; cạnh tranh chiếnlược, địa chính trị của các nước lớn, xung đột giữa Nga và Ukraine, chính sách sự điềuchỉnh của các nước lớn sẽ ảnh hưởng đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, an ninhnăng lượng, an ninh lương thực; các vấn đề địa chính trị khu vực và toàn cầu tiềm ẩnrủi ro, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu v.v thường phức tạp, khó lường hơn.

Với những dự báo ảnh hưởng suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp nói chung vàdoanh nghiệp ngành sữa nói riêng đều sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đầu tư vàonhững dự án kinh doanh như mở rộng thị trường, mở rộng kênh phân phối hay đầu tưvào xuất khẩu nước ngoài.

Tốc độ phát triển, lạm phát

Tính chung 6 tháng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 6,42%,cao hơn tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 Nguyên nhân dẫn đến sự thấphơn là do tác động của dịch bệnh Covid-19 đã khiến tình hình kinh tế suy giảm so vớinhững năm thịnh vượng trước đó.

Tuy nhiên, tình hình phát triển kinh tế Việt Nam dần được phục hồi và nhanhchóng tăng trưởng từ 5,2% trong Q4/2021 lên 7,7% trong Q2/2022, khi người tiêudùng thỏa mãn những nhu cầu dồn nén trước đó và số lượt du khách quốc tế gia tăng.Bên cạnh đó tổng chi tiêu bình quân của người Việt Nam năm 2020 là 2,89 triệuđồng/người/tháng Do đây là một năm người dân chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịchCovid-19 nên mức tăng chi tiêu bình quân chậm hơn so với giai đoạn trước Đồng

Trang 23

thời, chi phí sinh hoạt chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí trung bình Năm 2020, mứcchi bình quân đầu người là 2,7 triệu đồng/người/tháng, chiếm 93% tổng chi Trong đó,chi cho ăn uống bình quân khoảng 1,35 triệu đồng/người/tháng và không phải ăn uốnglà khoảng 1,37 triệu đồng/người/tháng Từ đó, ta có thể thấy sau đại dịch, người dânđã có những thay đổi về xu hướng tiêu dùng Cụ thể, họ bắt đầu quan tâm đến vấn đềsức khỏe, đời sống của mình, do vậy mà họ đã dành phần lớn chi tiêu cho cuộc sốngcá nhân Đối với ngành hàng sữa thì đây vẫn là một mặt hàng thiết yếu, cần để bổ sungdưỡng chất và sức khoẻ cho cơ thể mỗi ngày Do vậy, nắm bắt được tâm lý quan tâmđến sức khoẻ, đây là cơ hội để Vinamilk tiếp tục thoả mãn nhu cầu của khách hàng vớicác sản phẩm sữa được chiết xuất từ thiên nhiên, nguyên chất bằng những công nghệhiện đại của hãng.

Trong 8 tháng của năm 2022, tỷ lệ lạm phát đã tăng mạnh 1,64% gây sức ép đốivới chính phủ Nguyên nhân gây ra chủ yếu là do giá xăng dầu và giá lương thực tăngkhi bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Ukraine-Nga Điều này đồng nghĩa với việc cácnguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng sẽ bị ảnh hưởng và tăng giá, dẫn tới các mặt hàngtiêu dùng cũng tăng giá Từ đó, sẽ khiến khách hàng sẽ hạn chế tiêu dùng phung phívà có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, lành mạnh nhiều hơn.

Mức độ đầu tư

Từ đầu năm 2022, Việt Nam thu hút gần 5 tỷ USD vốn FDI, dù con số này bằng91,5% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng cho thấy tín hiệu tích cực sau đại dịch Ngoàira, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 ướctính đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức vốn thực hiệncao nhất của 5 tháng đầu năm các năm 2018-2022 và cũng góp phần tạo động lực quantrọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022 Với những dấu hiệu tích cực, phục hồi kinhtế sau đại dịch, đã khiến cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài có niềm tinvà mạnh dạn đầu tư, sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn Đây là cơ hội để ngành hàngsữa có thể tận dụng và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để cung cấp một dâychuyền sản xuất chuyên nghiệp và các sản phẩm vượt trội hơn nhằm phục vụ nhu cầucủa người tiêu dùng.

Tỷ lệ thất nghiệp

Trang 24

Thất nghiệp vẫn luôn là vấn đề nan giải kéo dài (kể cả ở các nước phát triển),tuy nhiên chính phủ vẫn luôn giữ tỉ lệ này ở mức ổn định và kiểm soát được Cụ thể,trong bối cảnh phục hồi kinh tế và thị trường lao động, việc làm sau đại dịch Covid-19năm 2022, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2022 đã có nhiềuthay đổi tích cực, số người thất nghiệp trong khoảng thời gian này là gần 1,1 triệungười, giảm 41,6 nghìn người so với quý trước và giảm 112,0 nghìn người so với cùngkỳ năm trước Cùng với đó, số người lao động có việc làm trong ngành dịch vụ là 19,8triệu người, tăng 429,8 nghìn người so với quý trước Không những vậy, thu nhập bìnhquân tháng của người lao động 6 tháng đầu năm 2022 là 6,5 triệu đồng, tăng 5,3% sovới cùng kỳ năm 2021 Khái quát chung, số lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đạidịch Covid-19 đã giảm mạnh, số người gia nhập lực lượng lao động tiếp tục tăng, laođộng có việc làm và thu nhập bình quân tăng mạnh Đây là một điểm sáng để ngànhhàng sữa nói chung và Vinamilk nói riêng phục vụ nhu cầu của người dân, bởi lẽ nhờthu nhập bình quân tăng trở lại, người dân dần tiêu dùng nhiều hơn trong đời sống, chitiêu của bản thân Từ đó, những nhu cầu cơ bản của họ cũng được nâng cao hơn, cáckhách hàng sẽ tìm kiếm các nhu cầu tốt hơn, sữa không còn chỉ để cung cấp và bổsung các dưỡng chất cho cơ thể, mà còn phải là nguồn sữa sạch, an toàn, được chiếtxuất tinh khiết nhất, tự nhiên nhất và phải có yếu tố nhân đạo và bảo vệ môi trường.

3.1.3 Yếu tố Văn hóa - Xã hội

Nhân khẩu học- Độ tuổi:

Tính đến đầu năm 2022 Việt Nam có phân bố các độ tuổi như sau: 23.942.527thanh thiếu niên dưới 15 tuổi - chiếm 25.2% Từ 15 đến 64 tuổi - chiếm 69.3% và trên64 tuổi - chiếm 5.5% Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 33,3 tuổi và tỷ lệ trẻ em phụthuộc ở Việt Nam là 33,6%.

→ Tỷ lệ trẻ em hiện nay tại Việt Nam chiếm hơn 30% và tăng dần qua từng năm Đâylà cơ hội cho Vinamilk vì trẻ em là đối tượng mục tiêu mà Vinamilk nhắm tới,Vinamilk cần nắm bắt điều này để phát triển hơn các sản phẩm về sữa và nâng caochất lượng sữa đáp ứng các nhu cầu đa dạng của trẻ em.

- Thu nhập bình quân tháng của người lao động

Trang 25

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý II năm 2022 là 6,6 triệuđồng, tăng 206 nghìn đồng so với quý trước và tăng 542 nghìn đồng so với cùng kỳnăm trước Trong đó, thu nhập bình quân khu vực thành thị cao gấp 1,38 lần nông thôn(8,0 triệu đồng so với 5,8 triệu đồng) Quý II năm nay, thu nhập bình quân của ngườilao động tăng so với quý trước và cùng kỳ năm trước Đây là dấu hiệu cho thấy nềnkinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ So với cùng kỳ năm 2021, khi dịchCovid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, thu nhập bình quân của người lao động quýII năm nay tăng khá 8,9%, đạt khoảng 542.000 đồng; so với cùng kỳ năm 2020, thunhập bình quân của người lao động tăng 19,7%, tương ứng tăng gần 1,1 triệu đồng.Cuộc sống của người lao động đang dần trở lại bình thường như trước.

Trải qua đợt dịch khó khăn gây ảnh hưởng xấu về mặt sức khỏe, tinh thần lẫntài chính thì người tiêu dùng hiện tại ngày càng chú trọng, cân nhắc hơn trong chi tiêucho các nhu cầu cá nhân, ăn uống sao cho hợp lý và luôn đề cao sức khỏe Đối với thịtrường sữa, do thu nhập của người dân tăng và sự phát triển của các chuỗi bán hànghiện đại, lượng tiêu thụ sữa sẽ tiếp tục tăng trong vài năm tới Nhu cầu đối với các sảnphẩm sữa giá trị cao dự báo sẽ tăng mạnh do dân số trẻ và tầng lớp trung lưu ở thànhthị ngày càng tăng.

Phong cách sống

Sự gia tăng đột biến của thương mại điện tử và thương mại mạng xã hội chothấy người tiêu dùng trẻ Việt Nam ngày càng coi trọng sự tiện lợi Có 52% người từ15 - 19 tuổi, 70% người từ 20-24 tuổi và 83% người từ 25-30 tuổi sử dụng thương mạiđiện tử Các trang thương mại điện tử như Tiki, Lazada cho phép những người trẻ bậnrộn mua bất cứ thứ gì họ muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng Đây cũng là nơi họcó thể kiểm tra đánh giá của người dùng khác trước khi mua Tỷ lệ thâm nhập thươngmại điện tử hiện ở mức 68%.

Một số địa điểm và phương thức mua sắm khác được giới trẻ ưa chuộng baogồm: Cửa hàng tiện lợi 24h – tỷ lệ bao phủ thị trường là 74% Với chủng loại đầy đủ,độ phủ rộng và tính tiện dụng cao, cửa hàng tiện ích 24h đã trở thành địa điểm lui tớicủa giới trẻ, giúp họ tiết kiệm thời gian trong cuộc sống bận rộn.

=> Như vậy, các doanh nghiệp có thể tận dụng các sàn thương mại điện tử, các trangmạng xã hội để đăng tải các mặt hàng, cung cấp các thông tin vừa giúp khách hàng

Trang 26

hiểu rõ hơn về sản phẩm, có thể đặt mua và nhận sản phẩm một cách tiện lợi nhất, vừagiúp doanh nghiệp và khách hàng tiếp cận nhau dễ dàng hơn Và bên cạnh đó cácdoanh nghiệp có thể phân phối các mặt hàng vào các cửa hàng tiện lợi giúp kháchhàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm và phủ rộng độ nhận biết của khách hàng hơn.

Dân trí

Theo điều tra dân số quốc gia năm 2019, khoảng 91,7% dân số trong độ tuổitrung học phổ thông của Việt Nam hiện đang đi học Tỷ lệ này của nữ cao hơn nam,92,5% so với 90,8% Trong vòng 20 năm qua, tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổthông hiện không đi học giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm2009 và còn 8,3% năm 2019 Tỷ lệ đi học chung của bậc tiểu học là 101%, bậc trunghọc cơ sở là 92,8%, bậc trung học phổ thông là 72,3% Ở cấp tiểu học, không có sựkhác biệt giữa thành thị và nông thôn về tỷ lệ đi học chung (100,9% so với 101%).Theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của Tạp chí USNEWS (Hoa Kỳ), thì Việt Nam xếp thứ 59/78 quốc gia được xếp hạng, tăng 5 bậc sovới năm 2020 Điều này cho thấy chuyển biến tích cực của ngành giáo dục Việt Namđược tổ chức quốc tế công nhận và xếp hạng.

Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát của We Are Social và Hootsuite, tỷ lệ sửdụng internet ở Việt Nam là 66% (khoảng 64 triệu người), cao hơn trung bình khu vựcĐông Nam Á (63%) Việt Nam vẫn là quốc gia có số lượng người dùng internet đứngthứ 12 thế giới và đứng thứ 6 ở châu Á.

Như vậy, trình độ dân trí hiểu biết của người dân ngày càng tăng cao cộng thêmviệc họ được tiếp cận với nhiều phương tiện Internet nên các doanh nghiệp toànngành, kể cả ngành sữa có thể tận dụng các lợi thế này để cung cấp thêm nhiều thôngtin bổ ích đến khách hàng, theo dõi và đưa ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầucủa họ.

Thái độ, thói quen tiêu dùng

Trong tương lai, người tiêu dùng thành thị sẽ ngày càng ưa chuộng các sảnphẩm từ trung cấp đến cao cấp (sữa hữu cơ) Thói quen của người tiêu dùng đã thayđổi trong những năm gần đây, chẳng hạn như ăn ngoài và uống sữa hạt Trên kệ sữacủa các siêu thị lớn tại Việt Nam, không khó để bắt gặp rất nhiều sản phẩm sữa thựcvật mới Có nhiều lý do giải thích cho sự phổ biến ngày càng tăng của các sản phẩm

Trang 27

thay thế sữa, chẳng hạn như niềm tin ngày càng giảm về tác dụng của sữa, sự quantâm ngày càng tăng đối với động vật hoặc điều kiện môi trường nguy hiểm của quátrình sản xuất sữa Tuy nhiên, hiện tại, sữa từ thực vật vẫn chưa thể thay thế sữa bò.

Vì người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên tính tiện lợi cho nên trong ngành sữađã có sữa công thức pha sẵn dành cho trẻ nhỏ ngày càng lấn dần sữa bột công thức vớisự tăng trưởng đột phá Nói cách khác, theo các viện nghiên cứu thị trường, thế hệ trẻ(Gen Z) với những đặc điểm như có trình độ học vấn, lối sống xanh hơn, tích cựctương tác xã hội trên các nền tảng công nghệ chính là người tiêu dùng hiện tại vàtương lai Bởi thế các doanh nghiệp trong ngành sữa cần quan tâm nhiều các đánh giácủa các đối tượng này trên nhiều phương diện để có thể sản xuất, phát triển ngày mộttốt hơn các mặt hàng sữa và liên quan đến sữa.

Hành vi và khuôn mẫu hành vi

Nghiên cứu của Kantar cho thấy người tiêu dùng đã bắt đầu tích cực tăngcường mua sắm và dự trữ các sản phẩm FMCG trước sự bùng phát của dịch Covid-19.Người tiêu dùng ngày càng tìm mua các sản phẩm như sữa công thức, sữa chua uốngv.v để bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ em và người lớn tuổi Trong đó, tiêuthụ sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 10,3% Giỏ hàng của người tiêu dùng phản ánhbốn nhu cầu chính: nhu yếu phẩm, thực phẩm tiện lợi, sản phẩm tăng cường sức khỏevà sản phẩm vệ sinh Đặc biệt, sữa được ghi nhận là một trong những nhóm hàng quantrọng nhất khiến người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm Người tiêudùng hiện thích mua sắm từ các thương hiệu có uy tín với mức độ nhận biết thươnghiệu mạnh được hiển thị trên các kênh mua sắm đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, trong đời sống hiện nay và nhất là sau đại dịch, hành vi tiêu dùngxanh, tiêu dùng bền vững ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn Người tiêu dùngcững dần từ chối và “giới hạn” việc sử dụng các sản phẩm của các công ty gây ônhiễm, lãng phí tài nguyên hoặc có tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng.Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, Vinamilk đã cho ra mắt sữa tươi Vinamilk GreenFarm ngay trong đỉnh dịch Covid-19, nhưng sản phẩm này vẫn nhận được sự đón nhậntích cực, được yêu thích và đánh giá cao từ người tiêu dùng nhờ hương vị thiên nhiên,thuần khiết và đặc biệt là thân thiện môi trường.

Trang 28

Vì thế các doanh nghiệp trong ngành sữa đã và đang mạnh tay đầu tư, nghiêncứu cho ra mắt các sản phẩm sữa phù hợp hành vi, xu hướng thị trường, giúp ngườitiêu dùng có thêm nhiều lợi ích vì có nhiều sự lựa chọn hơn, dễ dàng tìm được sảnphẩm phù hợp nhu cầu của họ.

3.1.4 Yếu tố Công nghệ

Mức độ và lĩnh vực đầu tư vào R&D của nhà nước và ngành

Mặc dù chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến lớn và cải thiện việc phânbổ nguồn lực cho R&D, nhưng mức đầu tư trung bình cho R&D hiện nay vẫn còn kháthấp Tỉ lệ nhân lực làm R&D trên dân số của Việt Nam tương đối thấp so với cácquốc gia khác, tỉ lệ này chỉ tương đương 20% so với tỷ lệ trung bình của khu vực EU,tương đương 7,6% của Hàn Quốc, tương đương 29,8% của Malaysia, tương đương58% của Thái Lan Vì vậy, các doanh nghiệp đang từng bước chú trọng tăng cườngđầu tư cho R&D và tích cực tham gia R&D để nội địa hóa công nghệ nước ngoài, thúcđẩy đổi mới sáng tạo.

Xu hướng và tốc độ chuyển giao công nghệ

Đối với xã hội hiện nay việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh đang diễn ra vô cùng sôi nổi Trong đó, ta có thể kể đến mộtsố xu hướng công nghệ trong ngành như:

- Tính bền vững: Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề

bảo vệ môi trường Vậy nên, theo xu hướng hiện nay, các doanh nghiệp cần ápdụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại vào quy trình sản xuất để cho ra nhữngsản phẩm không những chất lượng tốt mà còn thân thiện với môi trường.

- Thương mại điện tử: Trong những năm qua số lượng người tiêu dùng truy cập

vào các trang thương mại điện tử không ngừng tăng lên, Doanh nghiệp có thểtận dụng cơ hội này để gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Internet vạn vật: Số hóa các quy trình công nghiệp cho phép doanh nghiệp

thiết lập một hệ sinh thái kết nối từ khâu tìm nguồn cung ứng đến khâu phânphối Bên cạnh đó, yêu cầu cải thiện tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tính minhbạch đang thúc đẩy quá trình tích hợp IoT vào lĩnh vực thực phẩm và đồ uống.Các doanh nghiệp tiến hành chuyển giao công nghệ đều thực hiện một cách dầndần, từng bước, lần lượt từng dây chuyền, từng sản phẩm hoặc một số giai đoạn trong

Trang 29

toàn bộ dây chuyền, sau đó triển khai tiếp Ở các dự án chuyển giao công nghệ đượckhảo sát trong thời gian qua, đều có chia thành các giai đoạn nhỏ, mà kết quả của từnggiai đoạn là những thiết bị và giai đoạn công nghệ có thể sử dụng ngay vào sản xuấtthậm chí có tính khép kín tương đối cao.

Chuyển đổi công nghệ

Với sự phát triển nhanh chóng và không ngừng nâng cao của các công nghệtiên tiến như hiện nay đòi hỏi các chủ doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và ứng dụngnhững thành tựu công nghệ vào trong hoạt động sản xuất và kinh doanh để không chỉlàm tăng hiệu quả kinh doanh cho chính doanh nghiệp của mình mà còn tăng khả năngcạnh tranh với các đối thủ trong nước Không những thế, đặc biệt đối với các doanhnghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường trong nước, họ sẽ có những công nghệ ưu việtvà phát triển hơn Nhận thức được tầm quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ hiệnđại vào quy trình sản xuất nên nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sảnxuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu.

Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâmtách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 oC và chuyển đến bồn chứa sẵnsàng cho chế biến tiệt trùng UHT Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn cóhại và bào tử vi Tiệt trùng UHT: Hệ thống tiệt trùng tiên tiến gia nhiệt sữa lên tới 140oC, sau đó sữa được làm lạnh nhanh xuống 25 oC, giữ được hương vị tự nhiên và cácthành phần dinh dưỡng, vitamin & khoáng chất của sản phẩm Sữa được chuyển đếnchứa trong bồn tiệt trùng chờ chiết rót vô trùng vào bao gói tiệt trùng Nhờ sự kết hợpcủa các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệchiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6tháng mà không cần chất bảo quản.

Trang 30

Hình …: Phân tích khách hàng của thương hiệu Vinamilk

● Khách hàng mục tiêu

Thị trường khách hàng mục tiêu chính của công ty là nhóm trẻ em (từ 5 -14tuổi) Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu về sữa cao và mức tiêu thụ các sản phẩm từsữa là lớn nhất Đồng thời, nhóm này còn nhỏ tuổi nên phần lớn quyết định đều phụthuộc vào gia đình, cụ thể là các bà mẹ Họ luôn cố gắng tìm kiếm các sản phẩm sữagiúp bổ sung canxi, sức đề kháng, hỗ trợ phát triển về vóc dáng và trí nhớ cho con trẻ.Và phần lớn các khách hàng đều quan tâm đến việc lựa chọn các thương hiệu uy tín vànổi tiếng cho con và thường bị ảnh hưởng bởi các nhóm tham khảo khác.

Doanh nghiệp Vinamilk tập trung vào chiến lược Marketing phân biệt Công tyđã có các chiến lược Marketing tích cực trong các phân khúc đã chọn Cụ thể, doanhnghiệp đã đưa ra các danh mục sản phẩm sữa phong phú về chất lượng, kiểu dáng, đặctính để phù hợp với từng nhu cầu của từng nhóm khách hàng Nhờ đó, Vinamilk đãthành công trong việc đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, đa dạng hóa các lựa chọnsản phẩm, cung cấp nhiều loại sản phẩm phù hợp với từng khách hàng.

3.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Theo phạm vi ngành

Trong phạm vi ngành hàng sữa, vì danh mục sản phẩm của Vinamilk rất đadạng nên mỗi phân khúc của thương hiệu đều có ít nhất một đối thủ cạnh tranh nhấtđịnh Vinamilk có các đối thủ cạnh tranh mạnh như Dutch Lady, TH true Milk,Nutifood, v.v Đây là các đối thủ chính cạnh tranh trong dòng sản phẩm sữa tươi và

Trang 31

sữa dinh dưỡng Ngoài ra việc đối mặt với các đối thủ cạnh tranh ngoài phạm vị ngànhsữa vì lý do Vinamilk mở rộng sang phân khúc đường, nước trái cây và người uống cóthể sử dụng các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao thay thế sữa vì các lý do dịứng, sở thích cá nhân, không dung nạp lactose từ sữa bò là điều không thể tránh khỏi.Vì vậy một số thương hiệu sản phẩm ngoài phạm vi ngành mà Vinamilk có thể đối mặtnhư TH True Juice, Cocoxim, Fami, v.v.

Theo thời gian

Trong quá khứ, người uống chỉ dùng các sản phẩm đến từ các thương hiệu cómặt từ rất lâu tại Việt Nam Theo kết quả điều tra từ “Báo cáo điều tra thị hiếu tiêudùng sữa năm 2009”, các thương hiệu được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất gồmVinamilk, Nestle, Dutch Lady, Mộc Châu và Hanoimilk Trong đó số người tiêu dùngcho biết sẽ dùng sản phẩm sữa tươi của Vinamilk là cao nhất - 26.5%, Dutch Ladyđứng nhì với 15.3% số người trả lời sẽ sử dụng sản phẩm.

Ở hiện tại, Vinamilk vẫn là một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng vớidòng sản phẩm sữa tươi và sữa dinh dưỡng Gần đây Vinamilk lại tiên phong với sữatươi 100% Organic, là sản phẩm Organic chuẩn châu Âu đầu tiên tại Việt Nam Sựthành công của Vinamilk cũng đã dẫn đến sự xuất hiện của các thương hiệu khác trongcùng dòng sản phẩm với sữa tươi và sữa Organic của thương hiệu như TH True Milkvà Dutch Lady Tuy nhiên chiến lược định giá bán của Vinamilk thấp hơn so vớinhững thương hiệu còn lại, vì vậy vẫn thu hút được khách hàng.

Tuy vẫn luôn giữ được vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam, Vinamilkvẫn sẽ gặp nhiều thách thức mới khi các doanh nghiệp lớn như Coca - Cola, Masan,v.v có cơ hội tham gia vào thị trường này Hiện tại, Coca-Cola đã cho ra mắt 3 dòngsản phẩm sữa kết hợp nước trái cây Nutriboost đáp ứng từng nhu cầu của người dùngvà sắp tới doanh nghiệp cũng đang có kế hoạch mở rộng sang phân khúc sữa tươi đểcạnh tranh với Vinamilk Ngoài ra Việt Nam đã ký kết thành công hiệp định EVFTAvới Châu Âu, điều này sẽ tạo nên một làn sóng sữa từ EU tràn vào Việt Nam Và việcchuyển hướng sang tiêu dùng sữa hạt được cho là xu hướng của tương lai khi ngàycàng có đông đảo lượng khách hàng quan tâm và lựa chọn như Fami, Sahmyook,Almond Breeze, v.v Từ đó Vinamilk phải nắm bắt xu hướng và nghiên cứu phát triểnsản phẩm trước sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm theo từng thời gian.

Ngày đăng: 08/07/2024, 18:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w